Đề tài Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giáo dục bậc tiểu học

Những chỉ tiêu này phải có khả năng nêu được mối quan hệ giữa các bộ phận cũng như giữa các mặt của đối tượng nghiên cứu và giữa đối tượng nghiên cứu với hiện tượng có liên quan. Những chỉ tiêu này nêu lên mối quan hệ giữa học sinh với chất lượng giảng dạy, học sinh với cơ sở vật chất. Nhóm chỉ tiêu về giáo viên và cán bộ công chức: Giữ nguyên các chỉ tiêu ban đầu. Đồng thời bổ sung một số chỉ tiêu mới như: - Số giáo viên đạt trình độ trên chuẩn: Giáo viên có trình độ cao hơn chuẩn là giáo viên có bằng cao đẳng, đại học sư phạm. - Số giáo viên đạt trình độ đào tạo dưới chuẩn: Giáo viên đạt trình độ dưới chuẩn là giáo viên chưa có bằng trung học sư phạm 12 +2 theo quy định của nhà nước. Nhóm chỉ tiêu về cơ sở vật chất: Ngoài các chỉ tiêu đã có sẽ bổ sung thêm một số chỉ tiêu - Tổng diện tích phòng học: Là tổng số diện tích xây dựng của phòng học và các công trình phục vụ học tập như ( thư viện, thí nghiệm, TDTT ) - Tổng diện tích sàn phòng học: Là diện tích sử dụng của mỗi phòng học.

doc76 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1662 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giáo dục bậc tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m thu thập theo hệ thống biểu mẫu quy định, xử lí tổng hợp, lưu trữ và phổ biến số liệu thống kê giáo dục (từ mầm non, phổ thông các cấp, bổ túc văn hoá, các trường trung học chuyên nghiệp do trung ương và địa phương quản lí) của địa phương, từ các báo cáo thống kê tổng hợp của tất cả các Phòng Giáo dục, các trường trực thuộc Sở. Đồng thời thu thập, xử lí tổng hợp báo cáo thống kê của các trường trung học chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh trên thành phố. Đến thời hạn quy định, Sở gửi báo cáo thống kê tổng hợp về bộ theo 3 kì (đầu năm, giữa năm và cuối năm với mầm non, phổ thông) và báo cáo một kì ( đối với trung học chuyên nghiệp) Cấp huyện: Phòng Giáo dục chịu trách nhiệm thu thập theo hệ thống biểu mẫu quy định, xử lí tổng hợp, lưu trữ và phổ biến số liệu thống kê giáo dục trên địa bàn huyện, từ các báo cáo thống kê cơ sở tất cả các trường từ mầm non và phổ thông. Đến thời hạn quy định, Phòng gửi báo cáo thống kê tổng hợp về Sở theo 3 kì (đầu năm, giữa năm và cuối năm) Cấp trường: Các đại học, học viện, trường đại học và cao đẳng chịu trách nhiệm thu thập các báo cáo thống kê của nhà trường. Đến thời hạn, các trường gửi báo cáo thống kê cơ sở về Bộ theo một kì báo cáo. Các trường trung học chuyên nghiệp chịu trách nhiệm thu thập các báo cáo thống kê của nhà trường theo hệ thống biểu mẫu quy định. Đến thời hạn, các trường gửi báo cáo thống kê cơ sở về Sở và gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo theo một kì báo cáo (hai kênh báo cáo) Các trường mầm non và phổ thông các cấp chịu trách nhiệm thu thập các báo cáo thống kê của nhà trường theo hệ thống biểu mẫu quy định. Đến thời hạn, các trường gửi báo cáo thống kê cơ sở về Phòng Giáo dục theo 3 kì báo cáo (đầu năm, giữa năm và cuối năm) Ngoài ra còn có các cơ quan khác liên quan tới việc lập ra số liệu về giáo dục Tổng cục Thống kê. Tổng cục có các phòng ban ở cấp tỉnh cũng như cấp huyện đảm nhận việc thu thập số liệu từ phòng giáo dục cùng cấp và báo cáo lên Tổng cục. Không chỉ biên soạn số liệu thống kê quốc gia, tổng cục Thống kê cũng là cơ quan chủ đạo trong việc tiến hành khảo sát và điều tra. Đó là cơ quan chịu trách nhiệm điều tra dân số quốc gia và khảo sát hộ gia đình. Một số cuộc khảo sát chứa những biến số về giáo dục và là nguồn số liệu giáo dục hữu ích để bổ sung các số liệu hành chính do các cơ quan phát triển và chính phủ đưa ra. Số liệu do các cuộc khảo sát thu thập được bao gồm thông tin không thể thu được thông qua các số liệu hành chính, ví dụ; Số liệu về tình trạng kinh tế-xã hội, về đặc điểm của số người thất học, về kết quả của giáo dục được đo bằng tỷ lệ biết chữ… 2.2. Phương pháp thu thập thông tin và xử lí số liệu thống kê. Điều tra trường học thường xuyên là nguồn chính của các số liệu thống kê giáo dục. Đôi lúc các phòng ban hữu quan khác cũng thu thập số liệu từ trường học vì các mục đích khác nhau. Điều này gây ra sự thu thập trùng lặp số liệu giữa các phòng ban . Những số liệu thu được này được sử dụng chủ yếu cho mục đích lập kế hoạch nội bộ . Hầu hết báo cáo hàng năm của các phòng ban hữu quan và các văn phòng cấp tỉnh bao gồm các số liệu thống kê trong lĩnh vực của riêng mình. Dù vậy các báo cáo chỉ chứa các số liệu thống kê cơ bản và ít nói về việc phân tích và các chỉ số giáo dục khác . Một phân tích ngắn gọn về việc thu thập và lập ra số liệu thống kê giáo dục ở các cấp giáo dục khác nhau được trình bày ở các mục tiếp theo . Để lập ra được số liệu thống kê của tỉnh hoặc của toàn quốc, số liệu thường xuất phát từ các cuộc điều tra trường học do Vụ Kế hoạch và Tài chính ở cấp trương ương thực hiện. Các cuộc điều tra này được thực hiện ba lần trong năm; tuy nhiên, các số liệu thu được thì khác nhau. Thông thường phạm vi của số liệu bao trùm cấp tiểu học Các biểu mẫu thu thập số liệu được tạo ra và phân phát từ cấp trung ương. Thông thường là cấp trung ương gửi một bộ phiếu điều tra đến các huyện thông qua các phòng ban tỉnh và sau đó các phòn giáo dục huyện làm thành nhiều bộ để phân phát tới các trường. Trong các biểu mẫu có giải thích sẵn cách điền. Đôi khi, một buổi ngắn (nửa ngày) được dành để giải thích rõ những thay đổi và chỉnh sửa trong các phiếu điều tra. ở cấp trường, thông thường các phiếu điều tra được hoàn tất bởi hiệu trưởng hoặc giáo viên được chỉ định. Trong một số trường hợp, cán bộ giáo dục huyện đến từng trường hoặc triệu tập các lãnh đạo trường đến một nơi và giúp họ điền các biểu mẫu theo yêu cầu. Đối với những trường lớn hơn như trường tiểu học lớn ở thành phố hoặc trường trung học, mỗi giáo viên cung cấp thông tin về lớp của mình và một cán bộ tổng hợp lại để hoàn tất biểu mẫu. Một khi các trường hoàn tất các biểu mẫu, bộ biểu mẫu ban đầu được trả lại cho phòng giáo dục huyện. Các phòng giáo dục huyện tổng kết thành bản tóm tắt của huyện từ các phiếu điều tra thu được. Trường giữ lại bản sao phiếu điều tra để tham khảo và sử dụng. Tuy nhiên, quy định này không được chấp hành nghiêm ngặt, một số trường nhất là ở nông thôn không giữ lại các phiếu điều tra. Theo quy định, các trường phải trả lại những phiếu điều tra này cho các cán bộ giáo dục huyện trong vòng hai tuần Một khi các trường trả lại những phiếu điều tra đã điền cho các cán bộ giáo dục huyện, họ sẽ kiểm tra lại mức độ hoàn tất và tính chính xác của thông tin và sau đó tổng hợp để đưa ra tóm tắt của huyện theo định dạng Excel. Mặc dù các cán bộ giáo dục hữu quan của huyện có nhiệm vụ phải kiểm tra và xác thực các phiếu điều tra được trả lại , nhưng trong nhiều trường hợp không phải như vậy. Đó là nhân viên cấp huyện thiếu kinh nghiệm hoặc không đủ năng lực hoàn thành công việc được giao hoặc không đủ thời gian làm việc đó. Thêm vào đó, quy trình xác thực số liệu không hệ thống và cấp huyện không được chỉ đạo nguyên tắc cũng như chỉ dẫn. Một quan niệm sai sửa nữa là nếu phiếu điều tra được lãnh đạo trường ký có dấu chính thức, điều đó hàm ý là bản chính thức và mọi người chỉ việc chấp nhận không cần kiểm tra độ chính xác và độ tin cậy của số liệu. Có thể có cách chuyển số liệu bằng con đường điện tử, tuy nhiên vì yêu cầu phải có chữ ký chính thức nên nhiều người vẫn dùng cách truyền thống là gửi phiếu điều tra được in ra giấy. Các số liệu tóm tắt của huyện được chuyển tới các ban phòng giáo dục tỉnh. Tại các phòng ban này, số liệu được tóm tắt thành số liệu của cấp tỉnh và gửi lên trung ương. ở cấp quốc gia, các số liệu của tỉnh tổng hợp thành cơ sở dữ liệu quốc gia và làm thành ấn phẩm hàng năm về số liệu thống kê giáo dục quốc gia (niên giám). Niêm giám hàng năm bao gồm các số liệu tổng hợp về giáo dục (tóm tắt của các tỉnh được phân nhóm theo khu vực ) cho tới cấp trung học. Mặc dù những ấn phẩm này nhằm sử dụng cho việc lập kế hoạch năm học tiếp theo, đôi khi mục tiêu không đạt được do nhiều nguyên nhân khác nhau; một số nguyên nhân chính là-số liệu từ một số huyện không đến theo lịch trình, chậm trễ hoặc thiếu vốn xuất bản, các cơ quan hữu trách cấp cao hơn chậm trễ cho phép đăng số liệu. Trung bình, phải mất 3 đến 4 tháng các số liệu mới đến được cấp trung ương để tổng kết . Như đã nêu trước đây, nguồn chính cho số liệu thống kê giáo dục đặc biệt là các số liệu liên quan đến dân số cũng như khảo sát là Tổng cụ Thống kê. Cơ quan này soạn thảo số liệu từ các nguồn phụ khác và thông tin thu được có trong niên giám thống kê hàng năm và các ấn phẩm khác do Tổng cục Thông kê xuất bản Sau đây là liệt kê danh sách các biểu mẫu được gửi tới các loại trường học khác nhau để thu thập thông tin và hạn định phải gửi lại cho các đơn vị có trách nhiệm cao hơn sau khi đã điền đầy đủ thông tin. Mã mẫu biểu Mô tả Kì báo cáo Hạn định Số liệu báo cáo tới Huyện Tỉnh Vụ KH&TC Bộ GD&ĐT 5C1Đ Mẫu biểu thu thập số liệu cho các trường tiểu học. Đầu năm 20/09 01/10 10/10 6C1G Mẫu biểu thu thập số liệu cho các trường tiểu học. Giữa năm 10/01 20/01 30/01 Báo cáo thống kê tiểu học Trường gửi Phòng Phòng gửi Sở. Sở gửi Bộ, cục TK:10/10 Đầu năm học 200….- 200.... Loại hình(1) ….. Đơn vị gửi (2) …….. Đơn vị nhận (3) ……. Đơn vị Tổng số Chia ra Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 1. Trường Trường x x X x x Trong tổng số Đạt chuẩn quốc gia ,, x x X x x Dạy 2 buổi? Ngày ,, x x X x x Điểm trường Điểm x x X x x 2. Lớp Lớp 3.Học sinh Người Trong tổng số - HS khuyết tật (4) ,, - Nữ ,, - Dân tộc ,, - Con thương binh liệt sĩ ,, - Mới tuyển(5) (T.số) ,, Trong tổng số: -Nữ ,, - Dân tộc ,, - Lưu ban (T. số) ,, Trong tổng số: - Nữ ,, - Dân tộc ,, Đơn vị Tổng số Trong tổng số 4. Cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên(T. số) = a+b+c+d+đ Người Nữ Hợp đồng Trong đó: Đảng viên ,, Chia ra a. Giáo viên ,, b. Hiệu trưởng ,, c. Phó hiệu trưởng ,, d. Cán bộ chuyên trách Đội ,, đ. Nhân viên phục vụ ,, Đơn vị Tổng số Trong đó làm mới (6) 5. Cơ sở vật chất a. Tổng số phòng học Phòng Trong T.số: - Phòng học kiên cố(7) ,, - Phòng học bán kiên cố(8) ,, - Phòng học tạm (tranh tre) ,, - Phòng học 3 ca ,, b. Chỗ ngồi(9) ,, Ghi chú: (1) Ghi rõ công lập ( trong đó có trường Dân tộc nội trú,…), Bán công lập (2) Ghi rõ tên trường, phòng, sở- Đơn vị gửi báo cáo (3) Ghi rõ tên Phòng, Sở, Cục Thống Kê - Đơn vị nhận báo cáo. (4) Học sinh có những khuyến khuyết về vật chất hay tinh thần. (5) Tất cả học sinh bắt đầu vào học ở lớp đầu cấp và số học sinh đã bỏ học ở các lớp nay trở lại trường vào kì khai giảng (6) Số mới làm đưa vào sử dụng trong năm học và báo cáo lần đầu (7) Từ cấp 3 trở lên (8) Phòng học cấp 4 (9) Một chỗ ngồi: Đủ bàn, ghế cho một học sinh trong lớp Người lập biểu (Ký) Họ và tên …………………. …. Ngày tháng năm 200… Thủ trưởng đơn vị (Kí, đóng dấu) Họ và tên:…………….. Báo cáo thống kê tiểu học Trường gửi Phòng Phòng gửi Sở. Sở gửi Bộ, cục TK:10/10 Giữa năm học 200….- 200.... Loại hình(1) ….. Đơn vị gửi (2) …….. Đơn vị nhận (3) ……. Đơn vị Tổng số Chia ra Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 1.Trường Trường x x x x x 2.Lớp Lớp Trong tổng số - Ghép(4) ,, - Nga văn ,, - Anh văn ,, - Pháp văn ,, - Trung văn ,, 3.Học sinh Người Trong tổng số - Chia ra(11):-Đô thị ,, +Đồng bằng ,, +Núi thấp, vùng sâu ,, + Núi cao, hải đảo ,, - Nữ ,, - Dân tộc ,, - Đội viên TNTP ,, - Lớp ghép ,, - Nga văn ,, - Anh văn ,, - Pháp văn ,, - Trung văn ,, *Tổng số học sinh theo độ tuổi (6) ,, Chia ra + Dưới 6 tuổi ,, +6 tuổi ,, +7 tuổi ,, +8 tuổi ,, +9 tuổi ,, +10 tuổi ,, +11 tuổi ,, +12 tuổi ,, +13 tuổi ,, +14 tuổi ,, +15 tuổi ,, +16 tuổi ,, Đơn vị Tổng số Trong tổng số Nữ Dân tộc Tổng số Nữ 4. Cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên (T.số) = a+b+c+d+đ+e+f Người Chia ra a. Giáo viên (tính cả hợp đồng) - Chia ra: + Trình độ trên chuẩn (7) + Trình độ chuẩn + Chưa đạt chuẩn - Thể dục - Hát nhạc - Mỹ thuật - Giáo dục công dân - Nga văn - Anh văn - Pháp văn - Trung văn b. Hiệu trưởng c.Phó hiệu trưởng d.Cán bộ chuyên trách đội đ. Nhân viên thư viện e.Nhân viên thí nghiệm f.Nhân viên phục vụ (còn lại) Đơn vị Tổng số Trong đó làm mới(9) 5.Cơ sở vật chất a) Tổng số phòng học Phòng Trong đó - Phòng học văn hoá - Phòng chức năng (Bộ môn) - Phòng thư viện - Phòng thí nghiệm - Phòng tập thể dục thể thao b) Tổng số diện tích khuôn viên nhà trường m2 c) Tổng số diện tích phòng học văn hoá d) Tổng số diện tích các phòng thư viện đ) Tổng số diện tích các phòng thí nghiệm e) Tổng số diện tích các phòng TDTH f) Tổng số diện tích khối hành chính quản trị g) Chỗ ngồi (1) Chỗ Người lập biểu (Ký) Họ và tên …………………. …. Ngày tháng năm 200… Thủ trưởng đơn vị (Kí, đóng dấu) Họ và tên:…………….. Ghi chú: (1) Ghi rõ công lập ( trong đó có trường Dân tộc nội trú,…), Bán công lập (2) Ghi rõ tên trường, phòng, sở- Đơn vị gửi báo cáo (3) Ghi rõ tên Phòng, Sở, Cục Thống Kê - Đơn vị nhận báo cáo. (4) Lớp ghép: Lớp nào có học sinh nhiều nhất thì ghi vào lớp đó (5) Học sinh lớp ghép: Học sinh lớp nào thì ghi vào lớp đó (6) Cách tính: Lấy năm khai giảng trừ đi năm sinh. Ví dụ: Một học sinh năm 1997 thì năm 2003-2004 có độ tuổi là 2003-1997=6 (7) Giáo viên đạt trình độ CĐSP trở lên (8) Giáo viên đạt trình độ từ hệ THSP 12+2. Đối với các vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn giáo viên đạt trình độ từ hệ THSP 9+3 (9) Số mới làm đưa vào đưa vào sử dụng trong năm học và báo cáo lần đầu (10) Một chỗ ngồi đủ bàn, ghế cho 1 học sinh ngồi trong lớp (11) Chia theo quyết định 139/2003/QĐ-TTg về định mức phân bổ dự toán chi ngân sách NN năm 2004 Thu thập thông tin là rất cần thiết cho lập kế hoạch và kế hoạch hóa chính sách. Tuy nhiên, các thông tin thu thập này chưa từng bao giờ được sử dụng hết bởi vì không có khả năng chuyển đổi chúng thành các mẫu biểu có ích và có thể in ấn được. Dẫn đến phát hành không kịp thời. Như đề cập trong phần trước, thu nhập được tiến hành ba lần trong một năm. Có 45 mẫu biểu cho việc thu thập số liệu từ các đơn vị khác nhau tại các thời điểm khác nhau. Đối với thống kê giáo dục bậc tiểu học thì gồm 2 loại biểu mẫu. Một mục giải thích và hướng dẫn ngắn gọn cho một số khoản mục số liệu dễ nhầm lẫn được đính kèm như một phần của phiếu điều tra. 3. Nhận xét về hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê giáo dục bậc tiểu học hiện nay. a) Nhận xét chung Hệ thống chỉ tiêu thống kê giáo dục và đào tạo bậc tiểu học hiện nay đã phản ánh được khá đầy đủ bức tranh toàn cảnh nền giáo dục Việt Nam bậc tiểu học. Tuy nhiên vẫn tồn tại những mặt chưa làm được của công tác thống kê. Bộ Giáo dục-Đào tạo thấy rằng đến thời kì này cần được bổ sung thêm các chỉ tiêu để có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê một cách toàn diện cho các nhà quản lí. Đối với các nhà nghiên cứu lĩnh vực chuyên sâu về giáo dục cần bổ sung thêm số liệu qua số liệu điều tra thống kê. Yêu cầu chính xác: Vẫn còn một số báo cáo chưa làm theo biểu mẫu thống nhất làm cho việc tổng hợp ở các cấp còn gặp những khó khăn nhất định. Số liệu ghi ở biểu mẫu trường gửi Bộ không đúng với số liệu sở tổng hợp. Chưa xây dựng công cụ làm sạch số liệu và phương pháp kiểm tra số liệu. Công tác thống kê giáo dục mới chỉ dừng lại ở việc thu thập, xử lí tổng hợp và phổ biến chưa tiến hành được việc phân tích, đánh giá. Còn loay hoay trong việc thu thập báo cáo thống kê đầy đủ (đủ đơn vị, đủ biểu mẫu, đủ chỉ tiêu), kịp thời của các đơn vị cơ sở. Lưu trữ số liệu thống kê giáo dục chủ yếu trên giấy. Công tác dự báo phát triển giáo dục chưa làm được. b) Hệ thống chỉ tiêu. Do xu thế phát triển của thời đại, hệ thống chỉ tiêu thống kê giáo dục và đào tạo bậc tiểu học được ban hành từ năm 1992 đến nay hệ thống chỉ tiêu thống kê giáo dục và đào tạo bậc tiểu học đã xuất hiện một số hạn chế. - Nhóm chỉ tiêu về trường lớp: Các chỉ tiêu thống kê chung về trường học được xây dựng khá đẩy đủ. Mô tả chi tiết hình thức tổ chức, hình thức đào tạo của các trường. Tuy nhiên mục phổ biến chính đang rất được quan tâm hiện nay là liệu trường đã đáp ứng được chuẩn quốc gia và trường có học hai ca không? Đây là những chỉ tiêu hết sức quan trọng; là căn cứ để tính toán các chỉ số đáp ứng yêu cầu quốc gia và so sánh quốc tế. - Nhóm chỉ tiêu về học sinh: Các thông tin cơ bản cần thiết để tính các chỉ số về môn học; ví dụ ngoại ngữ, đầu ra và hiệu suất được thu thập. Chúng thường được phân loại theo giới tính cũng như theo lớp. Mẫu biểu đầu năm học cũng thu thập số liệu về những học sinh mới vào học và những học sinh lưu ban. Số liệu theo độ tuổi được thu thập trong mẫu biểu giữa năm học. Thêm vào đó, các thông tin học sinh cũng được thu thập theo các loại nhóm đặc thù ví dụ như thành thị, đồng bằng, vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số - Mặc dù số lượng các lớp học cũng như các thông tin trường học hai ca đã được thu thập. Nhưng không có các thông tin nào về học sinh đối với từng nhóm sư phạm được thu thập. Thông tin chỉ được tổng hợp cho từng khối, lớp. - Nhóm chỉ tiêu về giáo viên-cán bộ công nhân viên: Số liệu tổng hợp của các thông tin nhân viên được thu thập theo giới tính cũng như các tiêu thức khác nhau. Đảng viên, chức vụ, môn giảng dạy, biên chế, hợp đồng … Tuy nhiên dường như các thông tin như số năm kinh nghiệm, trình độ bằng cấp, đào tạo là nhân tố quan trong hóp phần vào việc đánh giá chất lượng giáo dục lại khộng được thu thập. Thêm vào đó, cấu trúc của phiếu điều tra không đưa ra được mối liện hệ giữa giáo viên và học sinh của họ. Điều này có thể đưa ra được nếu các thông tin thu thập sử dụng khái niệm nhóm “sư phạm”, trong đó mối quan hệ giữa giáo viên và nhóm sư phạm mà họ dạy được thu nhập. Không có thông tin này, khả năng phân tích định tính sẽ giảm đi rất nhiều. - Nhóm chỉ tiêu về cơ sở vật chất: Số liệu thu thập được về trang thiết bị kỹ thuật bao gồm số lượng phòng học cũng như trang thiết bị khác như thư viện, sân chơi thể thao… Tuy nhiên không có thông tin nào về diện tích sàn phòng học được thu thập, điều này gây khó khăn cho việc kiểm tra độ gắn kết với các tiêu chuẩn xây dựng trường học. Số liệu về các loại vật liệu xây dựng các giảng đường là còn quá chung chung, về bản chất không hỗ trợ cho việc soạn thảo thống kê có cơ sở cho mục tiêu kế hoạch háo. Ví dụ kế hoạch hoá xây dựng trường học. - Không có các thông tin về tài liệu dạy và học, sự tham gia của cộng đồng và giám sát trường học được biên soạn một cách có hệ thống. - Không có các chỉ tiêu về tài chính: Để đánh giá đẩy đủ về chi tiêu của ngành tại các cấp chính quyền (bao gồm xu hướng tổng chi tiêu cho ngành Giáo duc - Đào tạo, xu hướng phân bố chi tiêu trong nội bộ ngành, sự công bằng trong chi tiêu nội bộ ngành và các chỉ số về tác động của chi tiêu như hiệu quả giáo dục, lợi ích cá nhân và xã hội từ giáo dục trên cơ sở phân tích lợi ích). Nhằm thực hiện tốt những mục đích trên về quản lí tình hình tài chính hay đánh giá chi tiêu công của các cấp quản lí có thẩm quyền đòi hỏi phải có nhóm chỉ tiêu thống kê đánh giá tình hình tài chính. Tuy nhiên hiện nay chưa thực hiện thống kê tài chính trong nhà trường. - Không có nhóm chỉ tiêu về môi trường-điều kiện học tập trong nhà trường: Điều 15 luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: “ Trẻ em có quyền được chăm sóc bảo vệ sức khoẻ.” Vì thế yêu cầu về vệ sinh môi trường trong trường học là rất quan trọng. Giúp cho các nhà quản lí đánh giá đúng thực trạng vệ sinh môi trường từng khu vực, vùng miền, từng trường nhằm mục đích tăng cường, xây dựng công trình vệ sinh-nước sạch cho từng vùng theo điều kiện địa lí, nâng cao nhận thức về vệ sinh môi trường cho học sinh, giáo viên, cộng đồng. Mở rộng diện giáo dục Sức khoẻ-Môi trường trong trường tiểu học. c) Nguồn thông tin, chất lượng số liệu. Dây chuyền thu thập thông tin như hiện nay đã đảm bảo được nguyên tắc cơ bản và đáp ứng được phần nào nhu cầu mục đích của việc thu thập thông tin thống kê của nhà nước và những nhà nghiên cứu. Tuy nhiên thực tế hiện nay đang còn nhiều vấn đề còn tồn tại. Đó là tính chính xác của số liệu thu thập. Trong thực tế, khi cấp dưới gửi số liệu lên cấp trên theo đúng thời gian quy định thì cấp trên hoàn toàn không có phương pháp cũng như công cụ nào có thể kiểm tra tính chính xác minh bạch của số liệu. Cấp trên không có công cụ giám sát quá trình thu thập thông tin của cấp dưới. Cấp trên thu thập số liệu qua các báo cáo của cấp dưới như đã trình bày ở phần trên. Tuy nhiên biểu mẫu hiện nay cũng còn nhiều bất cập bởi vì nhiều chỉ tiêu còn chồng chéo. Có thể làm giảm được số lượng mẫu phiếu điều tra bằng cách xác định những nội dung có phần chính giống nhau và gắn riêng vào những đặc điểm cụ thể của các mảng giáo dục khác nhau nhằm tối ưu hoá thiết kế phiếu điều tra. II. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê giáo dục bậc tiểu học Hướng hoàn thiện 1.1. Thêm một số nhóm chỉ tiêu. Hệ thống chỉ tiêu thống kê giáo dục bậc tiểu học hiện hành đã mô tả được phần nào thực trạng hệ thống giáo dục đào tạo bậc tiểu học. Tuy nhiên do xu hướng phát triển của thời đại, do đặc điểm của giáo dục bậc tiểu học nên cần bổ sung thêm một số nhóm chỉ tiêu mới để phù hợp với thực tiễn. Cụ thể là: Thứ nhất là nhóm chỉ tiêu về tài chính: Đây là nhóm chỉ tiêu rất quan trọng. Vì khi nghiên cứu kĩ nhóm chỉ tiêu này sẽ biết được ảnh hưởng của tài chính đến chất lượng giáo dục. Nhóm chỉ tiêu này phân tích tình hình tài chính trong trường học theo từng mục cụ thể. Theo mục - đích, theo nguồn – chi phí từ đó nghiên cứu dự toán được cho các năm sau để có thể phân bổ nguồn chi phí một cách hợp lí mang lại hiệu quả cao nhất. Thứ hai là nhóm chỉ tiêu về vệ sinh môi trường: Vệ sinh môi trường nhằm bảo vệ sức khoẻ, biểu hiện chất lượng về mặt vật chất đảm bảo phát triển sức khoẻ, tâm sinh lí của trẻ. Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của xã hội cho việc chăm sóc sức khoẻ cho mọi người. Đồng thời nó đánh giá được tình hình thực tế trong việc xây dựng cơ sở vật chất bảo vệ chăm sóc sức khoẻ của học sinh tiểu học để từ đó có phương hướng giải quyết cho các năm tiếp theo nhằm phát triển trường tiểu học đạt chất lượng quốc tế. Thứ ba nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện học tập: Nhóm chỉ tiêu này phản ánh số lượng, số học sinh bình quân trên một giáo viên, số học sinh bình quân trên một lớp học, một phòng học. Nhóm chỉ tiêu này đóng vai trò đánh giá chất lượng dạy học ở trường, đánh giá thực trạng giảng dạy, đánh giá được điều kiện học tập của học sinh… Để từ đo có chính sách thích hợp để đảm bảo điều kiện học tập của học sinh, đảm bảo sự bình đằng về giáo dục giữa các vùng trong toàn quốc. 1.2. Trong từng nhóm đã có Nhóm chỉ tiêu về trường lớp: Những chỉ tiêu đã có. Những chỉ tiêu này đã phản ánh được khá đầy đủ thực trạng về trường lớp của giáo dục bậc tiểu học. Tuy nhiên cần bổ sung thêm một số chỉ tiêu về trường phân tổ theo chất lượng như: Số trường đạt chuẩn quốc gia Số lớp học 2 ca Để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhà quản lí. Đặc biệt là để các nhà tài trợ nước ngoài có thông tin chính xác đánh giá thực trạng trường lớp, có thông tin đẻ quản lí giám sát công tác đầu tư vào giáo dục. Nhóm chỉ tiêu về học sinh: Nhóm chỉ tiêu về học sinh hiện nay chưa thể hiện được đầy đủ thông tin phản ánh thực trạng học sinh tiểu học. Ngoài các chỉ tiêu hiện có cần bổ sung thêm các chỉ tiêu về chất lượng học tập của học sinh. Bổ sung thêm các chỉ tiêu tỷ lệ để từ đó có thể phân tích đánh giá chính xác thực trạng học sinh tiểu học hiện nay. - Tỷ lệ học sinh dân tộc: - Tỷ lệ vào học của học sinh học lớp 1: Là tỷ số giữa tổng số học sinh lớp 1 so với dân số độ tuổi 6 năm đó. - Tỷ lệ nhập học vào lớp 1: Là tỷ số giữa tổng số học sinh mới tuyển so với dân số độ tuổi 6 năm đó. - Tỷ lệ nhập học độ tuổi 6 vào lớp 1: Là tỷ số giữa tổng số học sinh độ tuổi 6 lớp 1 so với dân số độ tuổi 6 năm đó. - Tỷ lệ đi học của học sinh tiểu học: Là tỷ số giữa tổng số học sinh tiểu học so với dân số độ tuổi 6-10 năm đó. - Tỷ lệ đi học đúng tuổi của học sinh tiểu học: Là tỷ số giữa tổng số học sinh tiểu học độ tuổi (6-10) so với dân số độ tuổi (6-10) năm đó. - Tỷ lệ học sinh lưu ban - Tỷ lệ học sinh lên lớp - Tỷ lệ học sinh bỏ học - Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp - Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp so với số dự thi: - Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp so với học sinh lớp 5 - Tỷ lệ học sinh học 2 buổi một ngày Những chỉ tiêu này phải có khả năng nêu được mối quan hệ giữa các bộ phận cũng như giữa các mặt của đối tượng nghiên cứu và giữa đối tượng nghiên cứu với hiện tượng có liên quan. Những chỉ tiêu này nêu lên mối quan hệ giữa học sinh với chất lượng giảng dạy, học sinh với cơ sở vật chất. Nhóm chỉ tiêu về giáo viên và cán bộ công chức: Giữ nguyên các chỉ tiêu ban đầu. Đồng thời bổ sung một số chỉ tiêu mới như: - Số giáo viên đạt trình độ trên chuẩn: Giáo viên có trình độ cao hơn chuẩn là giáo viên có bằng cao đẳng, đại học sư phạm.. - Số giáo viên đạt trình độ đào tạo dưới chuẩn: Giáo viên đạt trình độ dưới chuẩn là giáo viên chưa có bằng trung học sư phạm 12 +2 theo quy định của nhà nước. Nhóm chỉ tiêu về cơ sở vật chất: Ngoài các chỉ tiêu đã có sẽ bổ sung thêm một số chỉ tiêu - Tổng diện tích phòng học: Là tổng số diện tích xây dựng của phòng học và các công trình phục vụ học tập như ( thư viện, thí nghiệm, TDTT ) - Tổng diện tích sàn phòng học: Là diện tích sử dụng của mỗi phòng học. 2. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê giáo dục bậc tiểu học. 1..Số giờ dạy trung bình của giáo viên: 2.Số học sinh bình quân trên một lớp học 3.Số học sinh bình quân trên một lớp học tính riêng cho từng lớp học: 4.Số giáo viên bình quân trên một lớp học 5.Số học sinh bình quân trên 1 giáo viên của cấp học: 6..Số học sinh bình quân trên 1 chỗ ngồi của cấp học: 7.Số lớp học bình quân trên một phòng học của cấp học: 8..Tỷ trọng giáo viên được đào tạo chuẩn 9.Tỷ lệ giáo viên đạt trình độ tối thiểu 1. Tổng số trường có tủ thuốc cấp cứu. (Đơn vị tính: Trường) 2. Số tủ thuốc cấp cứu của nhà trường 3.Tổng số trường có nước phục vụ học sinh uống 4.Tổng số trường có khu công trình vệ sinh 5. Tổng số trường có hệ thống nước sử dụng: (Đơn vị tính: Trường) Tổng số trường có hệ thống nước sử dụng được phân tổ theo chất lượng nước 6. Tổng số trường có xử lí chất thải Tổng số trường có xử lí chất thải được phân tổ theo phương pháp xử lí chất thải đó là đem đốt; chôn; do nhân viên môi trường thu dọn về nơi quy định. 7. Tổng số phòng học đủ ánh sáng: 8. Tổng số phòng học thoáng mát: 9. Tổng số trường có tiêm Vacxin phòng bệnh cho học sinh. 10. Tỷ lệ học sinh được tiêm Vacxin phòng bệnh 1. Nguồn từ ngân sách giáo dục: Nguồn ngân sách giáo dục được phân tổ theo Ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương và ngân sách địa phương hàng năm. 4. Nguồn từ đóng góp tự nguyện hàng năm 5. Nguồn từ đóng góp xây dựng trường 6. Tổng chi tiêu: Tổng chi tiêu trong nhà trường được phân tổ theo mục đích chi thành chi thường xuyên và chi xây dựng cơ bản. Chi thường xuyên phân tổ thành chi lương và chi ngoài lương. Chi đầu tư xây dựng cơ bản phân tổ theo mục đích chi thành: 17.Chi tiêu đơn vị Chi tiêu đơn vị cũng phân tổ theo mục đích chi. 20. Lương bình quân/ giáo viên: 1. Tổng số giáo viên, cán bộ công chức trong nhà trường Tổng số giáo viên được phân tổ theo giới tính trình độ, chất lượng, công việc, quản lí. 2. Tổng số giáo viên, cán bộ công chức là người dân tộc: 1. Tổng diện tích khuôn viên nhà trường: 2. Tổng diện tích phòng học: 3. Tổng diện tích sàn phòng học: 4.Tổng số phòng học: 5.Phòng học được xây mới: Là số phòng học được xây dựng mới trong năm. Phòng học được phân tổ theo chất lượng, mục đích sử dụng, mức độ sử dụng. 1. Tổng số học sinh: Tổng số học sinh được phân tổ theo giới tính, lớp học, chất lượng. 2.Tổng số học sinh khuyết tật: 3. Số học sinh dân tộc 4. Số học sinh lớp ghép 5. Học sinh mới tuyển 6. Học sinh lưu ban 7. Tỷ lệ học sinh dân tộc: 8. Tỷ lệ vào học của học sinh học lớp 1 9. Tỷ lệ nhập học vào lớp1 10. Tỷ lệ nhập học độ tuổi 6 vào lớp 1 11. Tỷ lệ đi học của học sinh tiểu học 12. Tỷ lệ đi học đúng tuổi của học sinh tiểu học 13. Tỷ lệ học sinh lưu ban 14. Tỷ lệ học sinh lên lớp 15. Tỷ lệ học sinh bỏ học: 16. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp: 17. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp so với số dự thi: 18.Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp so với học sinh lớp 5 19. Tỷ lệ học sinh học 2 buổi một ngày Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giáo dục bậc tiểu học Nhóm chỉ tiêu về học sinh Nhóm chỉ tiêu về giáo viên, cán bộ công chức Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện học tập Nhóm chỉ tiêu tài chính Nhóm chỉ tiêu vệ sinh môi tường Nhóm chỉ tiêu cơ sở vật chất 1. Tổng số trường học. 2. Số trường học 1-23: 3. Tổng số điểm trường 4. Số trường dạy hai ca: Trường học được phân tổ theo hình thức sở hữu ,theo vùng địa lí, chất lượng, theo mục đích sử dụng để từ đó nghiên cứu cơ cấu, chất lượng trường học. Phân theo hình thức sở hữu, phân loại theo chất lượng, phân theo địa phương, vùng 5. Tổng số lớp học: 6. Số lớp ghép: Lớp học phân được phân tổ theo từng lớp học (Lớp 1,2,3,4,5),theo thời gian học Nhóm chỉ tiêu về trường lớp A. Nhóm chỉ tiêu về trường lớp Nhóm chỉ tiêu về trường: (Đơn vị: Trường) 1. Tổng số trường học. 2. Số trường học 1-2-3: Trường học 1-2-3 là trường học bao gồm cả 3 cấp. Tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông 3. Tổng số điểm trường: Điểm trường là một bộ phận chính của trường chính, ở điểm trường thường có một hoặc một số lớp học. Địa điểm thường cách xa trường chính ( vì lí do nào đó chưa đủ điều kiện thành một trường riêng). Một trường chính có thể có nhiều điểm trường. Điểm trường thường xuất hiện ở vùng 4. Số trường dạy hai ca: Trường dạy hai ca là trường đảm bảo ngày dạy hai buổi cho toàn thể học sinh của nhà trường, Trường học được phân tổ theo hình thức sở hữu ,theo vùng địa lí, chất lượng, theo mục đích sử dụng để từ đó nghiên cứu cơ cấu, chất lượng trường học. Phân theo hình thức sở hữu trường học được chia thành trường công lập và trường ngoài công lập 5. Số trường công lập. Trong đó trường công lập bao gồm cả trường Dân tộc nội trú, chuyên, năng khiếu. 6. Số trường ngoài công lập: Trường ngoài công lập bao gồm: Trường bán công, trường dân lập, trường tư thục. Ta có các chỉ tiêu sau 7. Số trường bán công 8. Số trường dân lập 9. Số trường tư thục Trường được phân loại theo chất lượng ta có trường đạt chuẩn quốc gia, trường không đạt chuẩn quốc gia. Ta có 6. Số trường đạt chuẩn quốc gia: là trường đạt tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định. Trường được phân theo địa phương, vùng ta có tổng số trường phân theo từng vùng, từng địa phương. Ta có 7.Tổng số trường phân theo địa phương, vùng. Nhóm chỉ tiêu về lớp: (Đơn vị:Lớp) 8. Tổng số lớp học: 9. Số lớp ghép: Lớp ghép là lớp học có 1 giáo viên cùng một lúc phải dạy 2 hoặc nhiều chương trình khác nhau cho một số học sinh cùng ngồi học trong một phòng học, lớp học ( tiêu thức này thường có ở các địa bàn vùng núi cao và vùng sâu) Lớp học phân được phân tổ theo từng lớp học (Lớp 1,2,3,4,5) ta có. 10. Số lớp học phân theo từng lớp học. Lớp học được phân tổ theo thời gian học 11. Số lớp học 2 ca B. Nhóm chỉ tiêu về học sinh Các chỉ tiêu về số lượng học sinh: (Đơn vị tính: Người) 1. Tổng số học sinh: 2. Tổng số học sinh khuyết tật: Học sinh có khuyết điểm về thể chất và tinh thần học cùng với học sinh bình thường trong một trường học (Chung hoặc tổ chức một lớp học riêng) 3. Số học sinh dân tộc: Là học sinh trong nhà trường là con em các dân tộc trừ dân tộc Kinh. 4. Số học sinh lớp ghép: Học sinh trong các lớp ghép có nhiều trình độ. Ví dụ lớp 1 và 2, lớp 3 và 4. 5. Học sinh mới tuyển: Học sinh bắt đầu vào học ở lớp đầu bậc học (lớp 1) hoặc số học sinh mới chuyển đến hoặc số học sinh đã bỏ ở các lớp nay trở lại học tại trường. 6. Học sinh lưu ban: Học sinh sau một năm học, không đạt chất lượng ở lớp đang học phải học lại lớp đó trong năm tiếp theo. Tổng số học sinh được phân tổ theo giới tính, lớp học, chất lượng. Ta có Tổng số học sinh phân tổ theo giới tính 7. Tổng số học sinh phân theo giới tính. Tổng số học sinh phân tổ theo lớp học 8. Tổng số học sinh phân theo lớp học. (Lớp 1,2,3,4,5) Tổng số học sinh được phân tổ theo chất lượng ta có các chỉ tiêu sau. 13. Tổng số học sinh giỏi 14. Tổng số học sinh khá. 15. Tổng số học sinh trung bình. Tổng số học sinh phân theo thời gian học ta có. 16. Số học sinh học 2 buổi một ngày: Là tổng số học sinh học hai buổi một ngày. Các chỉ tiêu tỉ lệ (Đơn vị tính: %) 17. Tỷ lệ học sinh dân tộc: Là tỷ số giữa tổng số học sinh dân tộc so với tổng số học sinh. 18. Tỷ lệ vào học của học sinh học lớp 1: Là tỷ số giữa tổng số học sinh lớp 1 so với dân số độ tuổi 6 năm đó. 19. Tỷ lệ nhập học vào lớp 1: Là tỷ số giữa tổng số học sinh mới tuyển so với dân số độ tuổi 6 năm đó. 20. Tỷ lệ nhập học độ tuổi 6 vào lớp 1: Là tỷ số giữa tổng số học sinh độ tuổi 6 lớp 1 so với dân số độ tuổi 6 năm đó. 21. Tỷ lệ đi học của học sinh tiểu học: Là tỷ số giữa tổng số học sinh tiểu học so với dân số độ tuổi 6-10 năm đó. 22. Tỷ lệ đi học đúng tuổi của học sinh tiểu học: Là tỷ số giữa tổng số học sinh tiểu học độ tuổi (6-10) so với dân số độ tuổi (6-10) năm đó. 23. Tỷ lệ học sinh lưu ban: Là tỷ số giữa tổng số học sinh lưu ban lớp i năm học t+1 so với tổng số học sinh lớp i năm t. 24. Tỷ lệ học sinh lên lớp: Là tỷ số giữa tổng số học sinh lên lớp i+1 năm học t+1 so với tổng số học sinh lớp i năm t. 25. Tỷ lệ học sinh bỏ học: 100%- (% Học sinh lên lớp+%Học sinh lưu ban) 26. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp bao gồm tỷ lệ học sinh tôt nghiệp tính theo tổng số học sinh dự thi và Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tính theo số học sinh lớp 5. Từ đó ta có chỉ tiêu sau. 27. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp so với số dự thi: Là tỷ số giữa tổng số học sinh tốt nghiệp so với tổng số học sinh dự thi. 28. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp so với học sinh lớp 5: Là tỷ số giữa tổng số học sinh tốt nghiệp so với tổng số học sinh lớp 5 năm học đó. 29. Tỷ lệ học sinh học 2 buổi một ngày: Là tỷ số giữa tổng số học sinh học 2 buổi một ngàyso với tổng số học sinh. C. Nhóm chỉ tiêu về giáo viên, cán bộ công chức. Nhóm chỉ tiêu về số giáo viên, cán bộ công chức: (Đơn vị tính: người) 1. Tổng số giáo viên, cán bộ công chức trong nhà trường: Bao gồm toàn bộ cán bộ quản lí, giáo viên, công nhân viên phục vụ trong nhà trường. 2. Tổng số giáo viên, cán bộ công chức là người dân tộc: Giáo viên, cán bộ công chức người dân tộc là người thuộc các dân tộc trừ dân tộc Kinh. Tổng số giáo viên được phân tổ theo giới tính trình độ, chất lượng, công việc, quản lí. Ta có Tổng số giáo viên phân theo trình độ 3. Số giáo viên đạt trình độ trên chuẩn: Giáo viên có trình độ cao hơn chuẩn là giáo viên có bằng cao đẳng, đại học sư phạm.. 4. Số giáo viên đạt trình độ đào tạo chuẩn: Giáo viên có bằng trung học sư phạm 12+2. 5. Số giáo viên đạt trình độ đào tạo dưới chuẩn: Giáo viên đạt trình độ dưới chuẩn là giáo viên chưa có bằng trung học sư phạm 12 +2 theo quy định của nhà nước. Tổng số giáo viên phân theo công việc có 6. Số giáo viên trực tiếp giảng dạy: Là người hiện đang giảng dạy trong một trường học (còn gọi là giáo viên đứng lớp) 7. Cán bộ Đoàn, Đội: Người chuyên trách làm công tác Đoàn, công tác Đội trong nhà trường (trong đó không bao gồm giáo viên kiêm nhiệm công tác Đoàn, Đội) 8. Số nhân viên phòng thí nghiệm: 9, Số nhân viên thư viện. 10. Số nhân viên vệ sinh, bảo vệ. 11. Số cán bộ làm công tác quản lí, công nhân viên phục vụ khác trong nhà trường, Phân theo quản lí nhà nước. 12. Giáo viên biên chế: Là giáo viên được chính thức sắp xếp dạy học trong các trường học (nằm trong quỹ lương ngân sách sự nghiệp) 13. Giáo viên hợp đồng: Giáo viên không được chính thức sắp xếp dạy học trong trường học mà nhà trường phải đi hợp đồng (thuê) thêm giáo viên thì mới có đủ giáo viên dạy cho các lớp. Tổng số gío viên phân theo giới tính 14. Giáo viên, cán bộ công chức phân theo giới tính: D. Nhóm chỉ tiêu về cơ sở vật chất. Nhóm chỉ tiêu về diện tích (Đơn vị tính: m2) 1. Tổng diện tích khuôn viên nhà trường: Là tổng số diện tích đất trong phạm vi nhà trường quản lí và sử dụng. Ghi tổng số diện tích đất theo quyết định cấp đất của cấp có thẩm quyền. 2. Tổng diện tích phòng học: Là tổng số diện tích xây dựng của phòng học và các công trình phục vụ học tập như ( thư viện, thí nghiệm, TDTT ) 3. Tổng diện tích sàn phòng học: Là diện tích sử dụng của mỗi phòng học. Nhóm chỉ tiêu về phòng học.(Đơn vị tính: phòng) 4. Tổng số phòng học: 5. Phòng học được xây mới: Là số phòng học được xây dựng mới trong năm. Phòng học được phân tổ theo chất lượng, mục đích sử dụng, mức độ sử dụng. Ta có Phân theo mức độ sử dụng 6. Số phòng học 3 ca: Phòng học 3 ca là phòng học được dùng cho 3 lớp học khác nhau trở lên học tập trong một ngày. Phân theo chất lượng 7. Số phòng học kiên cố: Phòng học kiên cố là phòng học có niên hạn sử dụng tử 20 năm trở lên (Nhà xây dựng từ cấp III trở lên). 8. Số phòng học bán kiên cố: Phòng học bán kiên cố là phòng học có niên hạn sử dụng dưới 20 năm (Cấp IV). Có thể xác định phòng học bán kiên cố như sau: Phòng học có tường xây bằng gạch (kể cả gạch đất không nung) hoặc ván. Kết cấu mái bằng gỗ loại trung bình, lợp bằng ngói, phi-brô xi măng. Nền nhà lát gạch hoặc láng xi măng; trần bằng nhựa, ván hoặc không có trần. Phân theo mục đính sử dụng có 9. Số phòng học văn hoá: Là phòng học thông thường, có bảng và bàn, ghế cho giáo viên và học sinh. 10. Số phòng chức năng (bộ môn): Số phòng chức năng là phòng học máy tính, học ngoại ngữ, học nhạc, học vẽ. 11. Số phòng thư viện: Số phòng thư viện là phòng dành cho học sinh đến đọc và mượn sách của nhà trường. 12. Số phòng thí nghiệm: Số phòng thí nghiệm là phòng được dùng cho học sinh trong trường thực hành những bài tập thí nghiệm trong các bộ môn. 13. Số phòng tập thể dục thể thao: Số phòng tập thể dục thể thao là phòng được dùng cho học sinh trong trường tập thể dục thể thao E. Nhóm chỉ tiêu về tài chính. Các chỉ tiêu nguồn kinh phí: (Đơn vị tính: VNĐ) 1. Nguồn từ ngân sách giáo dục: Nguồn từ ngân sách giáo dục là khoản kinh phí nhà nước cấp cho đơn vị. Nguồn ngân sách giáo dục được phân tổ theo Ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương và ngân sách địa phương hàng năm. Ta có. 2. Nguồn từ ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương. 3. Nguồn từ ngân sách địa phương hàng năm. 4. Nguồn từ đóng góp tự nguyện hàng năm: Bằng nhiều hình thức của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức quốc tế, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước. 5. Nguồn từ đóng góp xây dựng trường: Là khoản đóng góp hàng năm của phụ huynh học sinh nhằm xây dựng cơ sở vật chất trường học. Nhóm chỉ tiêu chi phí (Đơn vị tính: VNĐ) 6. Tổng chi tiêu: Là tổng số tiền của nhà trường bỏ ra chi tiêu trong kì. Tổng chi tiêu trong nhà trường được phân tổ theo mục đích chi thành chi thường xuyên và chi xây dựng cơ bản. 7. Tổng chi thường xuyên: Chi thường xuyên bao gồm các khoản chi lương và chi ngoài lương. 8. Chi đầu tư xây dựng cơ bản: Chi đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm chi phí xây dựng trường mới, Nâng cấp trường hiện tại và chi phí xây dựng nhà ở cho giáo viên vùng sâu. Phân tổ chi thường xuyên theo chi lương và chi ngoài lương. 9. Tổng chi lương: Tổng số tiền dùng để trả lương cho giáo viên cán bộ công chức trong kì. 10. Tổng chi ngoài lương: Tổng số tiền dùng để chi mua sắm thiết bị đồ dùng học tập, dịch vụ bảo dưỡng, chi hành chính. Chi ngoài lương được phân tổ theo mục đích chi: Chi hành chính, Chi mua tài liệu dụng cụ học tập, chi dịch vụ và bảo dưỡng. Ta có 11. Tổng chi hành chính 12. Tổng chi mua tài liệu, dụng cụ học tập 13. Tổng chi dịch vụ và bảo dưỡng. Phân tổ chi đầu tư xây dựng cơ bản theo mục đích thành: Chi phí xây dựng trường mới, nâng cấp trường hiện đại; Chi phí xây dựng nhà ở cho giáo viên vùng sâu. Ta có 14. Tổng chi phí xây dựng trường mới 15. Tổng chi phí nâng cấp trường hiện tại 16. Tổng chi phí xây dựng nhà ở cho giáo viên vùng sâu. Các chỉ tiêu bình quân 17.Chi tiêu đơn vị: Chi tiêu đơn vị là chi tiêu ngân sách bình quân trên một học sinh. (Đơn vị tính: VNĐ/học sinh) Chi tiêu đơn vị cũng phân tổ theo mục đích chi. 18. Chi thường xuyên bình quân trên một học sinh: (Đơn vị tính: VNĐ/học sinh) 19.Chi xây dựng cơ bản bình quân trên một học sinh: (Đơn vị tính: VNĐ/học sinh) 20. Lương bình quân/ giáo viên: (Đơn vị tính: VNĐ/giáo viên) Được tính : Swf / Sf W :Là lương của giáo viên j trong trường f :là số năm kinh nghiệm của giáo viên j E. Nhóm chỉ tiêu về vệ sinh môi trường 1. Tổng số trường có tủ thuốc cấp cứu. ( Đơn vị tính: Trường) 2. Số tủ thuốc cấp cứu của nhà trường. Tủ thuốc cấp cứu là tủ thuốc dùng trong nhà trường để sử dụng phục vụ học sinh-giáo viên. (Đơn vị tính: Cái) 3. Tổng số trường có nước phục vụ học sinh uống: Là nước được nhà trường cung cấp cho học sinh uống 4.Tổng số trường có khu công trình vệ sinh: Trường được coi là có khu vệ sinh riêng là trường có khu vệ sinh riêng có đảm bảo hệ thống tự hoại. 5. Tổng số trường có hệ thống nước sử dụng: (Đơn vị tính: Trường) Tổng số trường có hệ thống nước sử dụng được phân tổ theo chất lượng nước bao gồm. Trường sử dụng hệ thống nước máy; trường sử dụng hệ thống nước giếng khoan qua xử lí thô; trường sử dụng hệ thống nước giếng; nước suối, trường sử dụng nước mưa. Ta có các chỉ tiêu. 6. Tổng số trường sử dụng hệ thống nước máy. ( Đơn vị tính: Trường) 7. Tổng số trường sử dụng hệ thống nước giếng khoan qua xử lí thô. ( Đơn vị tính: Trường) 8. Tổng số trường sử dụng hệ thống nước giếng, nước suối. ( Đơn vị tính: Trường) 9. Tổng số trường sử dụng nước mưa. ( Đơn vị tính: Trường) Nhóm chỉ tiêu về bảo vệ chăm sóc sức khoẻ (Đơn vị tính: Trường) 10. Tổng số trường có xử lí chất thải trong nhà trường Tổng số trường có xử lí chất thải được phân tổ theo phương pháp xử lí chất thải đó là đem đốt; chôn; do nhân viên môi trường thu dọn về nơi quy định. 11. Tổng số trường xử lí chất thải trong nhà trường bằng phương pháp đốt. 12. Tổng số trường xử lí chất thải trong nhà trường bằng phương pháp đem chôn 13. Tổng số trường xử lí chất thải trong nhà trường bằng cách do nhân viên vệ sinh môi trường thu dọn về nơi xử lí theo quy định. 14. Tổng số phòng học đủ ánh sáng: Phòng học đủ ánh sáng là phòng học có đủ ánh sáng trong các buổi học theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo. 15. Tổng số phòng học thoáng mát: Phòng học thoáng mát là phòng học có không gian học tập thoáng mát theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo. 16. Tổng số trường có tiêm Vacxin phòng bệnh cho học sinh. 17. Tỷ lệ học sinh được tiêm Vacxin phòng bệnh. Là tỷ lệ giữa tổng số học sinh được tiêm Vacxin phòng bệnh với tổng số học sinh trong nhà trường. F. Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện học tập. 1. Số giờ dạy trung bình của giáo viên: Là tỷ số giữa tổng số giờ dạy của giáo viên trên tổng số giáo viên. 2. Số học sinh bình quân trên một lớp học: Là tỷ số giữa tổng số học sinh và tổng số lớp của cấp học. 3. Số học sinh bình quân trên một lớp học tính riêng cho từng lớp học: Là tỉ số giữa tổng số học sinh của một lớp và tổng số lớp học. 4. Số giáo viên bình quân trên một lớp học: Là tỷ số giữa tổng số giáo viên và tổng số lớp của cấp học. 5. Số học sinh bình quân trên 1 giáo viên của cấp học: Là tỷ số giữa số học sinh và số giáo viên giảng dạy của cấp học. Chỗ ngồi: Một chỗ ngồi của học sinh là đủ bàn và ghế cho học sinh ngồi học ở lớp. 6. Số học sinh bình quân trên 1 chỗ ngồi của cấp học: Là tỷ số giữa số học sinh và số chỗ ngồi được sử dụng của cấp học. 7. Số lớp học bình quân trên một phòng học của cấp học: Là tỷ số giữa số tổng số lớp và tổng số phòng học được sử dụng của cấp học. 8. Tỷ trọng giáo viên được đào tạo chuẩn: Là số phần trăm giữa số giáo viên được đào tạo qua các trường sư phạm theo quy định của bậc dạy học với tổng số giáo viên của bậc học đó. 9. Tỷ lệ giáo viên đạt trình độ tối thiểu: Là số phần trăm giữa số giáo viên đạt trình độ tối thiểu năm học t với tổng số giáo viên của năm học t Chương III Một số kiến nghị để thực hiện hệ thống chỉ tiêu giáo dục bậc tiểu học hoàn thiện I. Kiến nghị về thể chế hoá và phối hợp giữa các ban ngành hữu quan. 1. đảm bảo đủ quyền hạn, năng lực thống kê cũng như đủ về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cho bộ phận thống kê thuộc vụ Kế hoạch-Tài chính thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo nên thiết lập một cơ chế giữa các phòng ban liên quan để phối hợp với nhau trong việc thu thập số liệu thống kê ở các cấp khác nhau. Điều này cũng dẫn tới việc chia sẻ các nguồn lực và chuyên môn giữa các phòng ban giáo dục để phát triển một số hoạt động chung. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tổng cục Thống kê nên thành lập một ban kỹ thuật nhặm lập ra và phát hành dự báo dân số trong độ tuổi đi học dựa trên những phương pháp đã thống nhất. Cũng cần đảm bảo rằng bộ phận Hệ thống thông tin quản lí giáo dục được giao quyền hạn, nhân lực và đào tạo cần thiết để hợp nhất số liệu từ các cuộc điều tra hộ gia đình vào việc phân tích các vấn đề giáo dục, nhằm bổ sung thông tin sẵn có từ điều tra hộ gia đình, và để củng cố mối quan hệ với cơ quan có trách nhiệm ở trung ương về thống kê trong việc đạt được mục tiêu này. II. Một số kiến nghị trong quá trình thu thập thông tin 1. Đưa ra một khái niệm và cách tiếp cận thích hợp đối với quản lý thông tin để đáp ứng các yêu cầu của thực tế do trong quá trình cải cách giáo dục theo hướng phi tập trung hoá, nhu cầu số liệu về tất cả các hoạt động giáo dục ngày nay không chỉ ở cấp trung ương mà còn ở cấp địa phương. 2. Cần phải phát triển một cơ sở dữ liệu toàn diện ở cấp địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin của các nhà lập kế hoạch và quản lí ở những cấp đó. Đặc biệt cấp huyện đang trở thành trung tâm của dịch vụ giáo dục trên các phương diện kế hoạch hoá, thực hiện giám sát, đánh giá, điều này yêu cầu các loại số liệu giáo dục cũng như kinh tế xã hội. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo nên chuân bị một cuốn cẩm nang và bản đối chiếu để xác thực và kiểm tra tính tin cậy của các số liệu thu thập được từ trường học. Tài liệu này nên được phát đồng thời cần đào tạo thích hợp cho nhân viên giáo dục tỉnh và huyện về xác thực số liệu. Cần phải lập các quy trình và biện pháp bắt buộc nhằm thiết lập và duy trì thông lệ này. Việc này sẽ cải thiện đáng kể chất lượng các số liệu trường trình lên. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo nên rà soát lại hệ thống lưu giữ sổ sách trường học tiến hành và phát triển một hệ thống mới được chuẩn hoá có khả năng phản ánh và đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu Kế hoạch hoá và giám sát giáo dục hiện nay. 5. Ngoài các mẫu biểu dưới dạng giấy, thì phương thức lưu chuyển số liệu theo phương thức điện tử cũng nên được khuyến khích với quy trình kiểm soát chất lượng thích hợp 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo nên tổ chức hội thảo tư vấn kỹ thuật với các thành phần tham gia liên quan khác nhau nhằm chỉnh sửa và hoàn thiện những công cụ thu thập số liệu. Để có được số liệu chuẩn và có thể đối chiếu được cũng như phản ánh được nhu cầu của lập kế hoạch và quản lí chính sách ở cả cấp địa phương và quốc gia. Từ đó sẽ rút ra được lịch và phương pháp thu thập thông nhất với nhảu tránh các công việc chồng chéo không cần thiết. III. Một số đề xuất để giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong việc xử lí thông tin. 1.Nên thiết lập phần mềm số liệu để gộp vào các quy định và kĩ thuật xác thực số liệu khác nhau cũng như đưa vào mô hình báo cáo toàn diện có cả chức năng kiểm tra sai sót để có thể tiết kiệm được sức lực và nhân lực cũng như cải thiện tính chính xác của số liệu. 2. Nên phân bổ kinh phí thường xuyên và đầy đủ trích từ ngân sách giáo dục tỉnh và huyện và nên cử ra cán bộ chuyên trách để vận hành các hoạt động Hệ thống thông tin giáo dục, đặc biệt là cấp huyện nơi mà hầu hết các hoạt động này được thực hiện. 3. Cần lập ra các khoản kinh phí bổ sung để thực hiện các chương trình phát triển nhân sự cũng như duy trì bảo dưỡng các thiết bị công nghệ thông tin. 4. Xây dựng năng lực cán bộ ở tất cả các cấp (từ trung ương đến địa phương) thông qua các hoạt động đào tạo là một trong những cấu phần cơ bản của xây dựng năng lực. Cần phát triển một chiến lược để đáp ứng các nhu cầu khác nhau ở các cấp khác nhau. Điều này sẽ liên quan đến một loạt các hoạt động đào tạo trọng tâm bao gồm. - Phát triển tài liệu đào tạo để tiến hành các hoạt động hệ thống thông tin quản lí giáo dục. - Các khoá đào tạo giành cho các cán bộ đào tạo cấp trung ương và cấp địa phương về: Phương pháp và cách sử dụng chỉ số và số liệu thống kê giáo dục. Phân tích số liệu thống kê giáo dục cho việc lập, thực hiện và giám sát kế hoạch. Các hoạt động liên quan đến hệ thống thông tin quản lí giáo dục khác. (xác thực số liệu, lưu trữ sổ sách, ghi chép, điều tra và lấy mẫu) - Đào tạo các cán bộ công nghệ thông tin. Quản lí dữ liệu, lập trình và duy trì hệ thống Sử dụng phần mềm thống kê và hệ thống thông tin địa lí Cách duy tu, bảo dưỡng và vận hành các thiết bị công nghệ thông tin hiệu quả và hiệu suất. 5. Nên thực hiện các hoạt động xây dựng năng lực theo yêu cầu và tập trung vào các nhóm còn yếu để giải quyết các vấn đề cụ thể thay vì cung cấp các khoá đào tạo chung chung vốn có rât ít hoặc không có tác dụng. Kết luận Ngành giáo dục và đào tạo đã có nhiều nỗ lực để thực hiện nhiệm vụ chiến lược. Với tốc độ phát triển như hiện nay, có thể khẳng định việc thực hiện các mục tiêu phát triển đặt ra trong Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 là hoàn toàn thực tế. Tuy nhiên việc đảm bảo chất lượng cần được quan tâm hơn nữa, có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng giáo dục bền vững. So với yêu cầu hiện đại thì giáo dục Việt Nam còn phải phấn đấu nhiều về chương trình, phòng học và trang thiết bị cùng với công tác quản lí; nguy cơ tụt hậu về giáo dục so với quốc tế và khu vực đang đặt ra trước nhà nước Việt Nam. Thống kê là một trong những công cụ quan trọng để nhà nước quản lí mọi yếu tố kinh tế xã hội. Thống kê giáo dục bậc tiểu học mặc dù đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh tuy nhiên trước sự đổi mới của xã hội về xu hướng hội nhập với quốc tế thì sẽ cần thêm nhiều thông tin trong việc quản lí thiếu và đồng thời một số thông tin sẽ trở nên lạc hậu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả giáo dục tiểu học. Nhận thức rõ được điều đó, trong chuyên đề này em cố gắng làm rõ được 3 vấn đề sau. Nêu lên thực trạng công tác thống kê giáo dục bậc tiểu học. Bổ sung hoàn thiện một số chỉ tiêu thống kê mới trong hệ thống chỉ tiêu thống kê giáo dục bậc tiểu học. Kiến nghị để có thể thực hiện tốt thông tin thống kê. Trong quá trình thực hiện chuyên đề, em xin chân thành cảm ơn cô Trần Kim Thu giáo viên trực tiếp hướng dẫn, các cô chú công tác tại vụ kế hoạch & Tài chính Bộ Giáo dục & Đào tạo đã tạo điều kiện giúp đỡ, tận tình chỉ bảo em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập của mình. Danh mục tài liệu tham khảo. 1. Giáo trình thống kê xã hội – Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân. 2. Thực trạng và những giải pháp xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở Tây Ninh – Luận án tiến sĩ giáo dục – Nguyễn Ngọc Dũng. 3. Báo cáo đánh giá chi tiêu công 2004 ngành giáo dục và đào tạo. – Bộ Giáo dục & Đào tạo. 4. Sổ tay cán bộ thống kê - Vụ Kế hoạch tài chính Bộ Giáo dục & Đào tạo. 5.Hệ thống chỉ số giáo dục. 6. Giáo dục cho mọi người – Vụ kế hoạch tài chính Bộ Giáo dục & Đào tạo. 7. Báo cáo thực trạng thống kê giáo dục – Unicef 8. Chuẩn giáo viên tiểu học. Quan niệm và quá trình xây dựng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29454.doc
Tài liệu liên quan