Qua nghiên cứu ban đầu về khả năng áp dụng của công ty cho thấy vấn đề
nhân sự thực hiện áp dụng là vấn đề nan nhất. Cách giải quyết những khó khăn
về nhân sự là khuyến khích, tăng cường, mời chuyên gia về lĩnh vực ISO 14001
về tư vấn và hướng dẫn cán bộ công nhân viên cách thực hiện và duy trì áp dụng.
Hoặc có thể đào tạo hẳn một đội ngũ có hiểu biết sâu sắc về tiêu chuẩn ISO
14001.
Công ty cần phải đào tạo nguồn nhân lực từ bay giờ vì theo yêu cầu mới
của bộ tiêu chuẩn phải có sẵn nguồn lực khi áp dụng chứ không chỉ đơn thuần là
đào tạo nguồn lực (theo phiên bản 1996)
Các công nghệ phục vụ cho sản xuất nên hạn chế không gây ảnh hưởng
lớn về mặt môi trường trong điều kiện của nước ta hiện nay. Công tác bảo trì sửa
chữa, duy tu nên thường xuyên hơn để tăng cường năng suất và giảm tác động
đến môi trường.
Tuy nhiên, xây dựng một hệ thống không khó bằng việc duy trì và cải tiến
liên tục hệ thống đó. Điều này đòi hỏi công ty phải đưa bộ phận quản lý môi
trường ngang bằng với các bộ phận hiện có của nhà máy và phải có sự đầu tư
đúng mức cho công tác bảo vệ môi trường trong những năm sau. Ngoài ra, trong
kế hoạch công ty phải có những khoản cố định dành riêng cho công việc liên
quan đến quản lý và duy trì hệ thống môi trường
78 trang |
Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 782 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu khả năng áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 : 2004 cho công ty TNHH Nhựa Đạt Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ït động chính thức tại Việt
Nam như một công ty độc lập
6
Việc thanh toán dễ dàng và bằng đồng
Việt Nam
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : TS. CHẾ ĐÌNH LÝ
SVTH : NGUYỄN THỊ HẠNH PHƯƠNG Trang 54
7
Khả năng dùng các ngôn ngữ khác
nhau và sự hợp tác từ các văn phòng
trên toàn thế giới
8 Chi phí cho việc chứng nhận
9
4.2.10. Đăng ký chứng nhận
4.2.10.1. Quy trình chứng nhận
Khi đăng ký chứng nhận HTQLMT, thông thường các TCCN sẽ gởi đến
một bản gồm các câu hỏi chi tiết về tổ chức công ty TNHH nhựa Đạt Hòa để
qua đó họ có thể nắm bắt được bản chất, quy mô cũng như mức độ phức tạp
trong các hoạt động của công ty TNHH nhựa Đạt Hòa. Điều này cho phép họ
quyết định được kỹ năng cũng như thời điểm cần thiết để tiến hành cuộc
kiểm tra toàn diện và có hiệu quả HTQLMT. Một bảng báo giá sau đó sẽ
được cung cấp cho công ty TNHH nhựa Đạt Hòa trên cuộc kiểm tra này. Tất
cả các thông tin về công ty TNHH nhựa Đạt Hòa sẽ được bảo mật tuyệt đối.
Một cuộc kiểm tra đánh giá HTQLMT được thực hiện bao gồm hai giai
đoạn tại cùng một thời điểm. Yêu cầu này được đặt ra bởi các tổ chức công
nhận qua những kinh nghiệm có được từ những chương trình thí điểm.
Cuộc đánh giá ban đầu liên quan đến việc xem xét sổ tay để kiểm tra rằng
những thành phần tiêu chuẩn phải được đề cập, một cuộc kiểm tra về phương
pháp luận được sử dụng để xem xét tài liệu về những khía cạnh môi trường
và những luật lệ cũng như một cuộc điều tra về phương pháp đánh giá ban
đầu. Mục đích là để đảm bảo rằng HTQLMT là dựa trên sự đánh giá về các
ảnh hưởng đến môi trường, tập trung vào việc kiểm soát và cải tiến sự thực
hiện về môi trường, có thể kiểm tra và hoàn thiện.
Trong trường hợp có những điểm không phù hợp phát sinh, chúng phải
được báo cáo đầy đủ và những biện pháp khắc phục sẽ được thảo luận. Nếu
có điểm không phù hợp nào tồn tại trong các khía cạnh của môi trường, trong
việc phân tích các tác động môi trường hay trong sự kiểm tra đánh giá nội bộ,
hoặc nếu có sự vi phạm pháp luật nào được tìm ra, hoặc hệ thống không đề
cập đến tất cả các yếu tố của tiêu chuẩn, thì TCCN buộc phải hoãn lại đợt
đánh giá giai đoạn hai cho đến khi những điểm không phù hợp này được giải
quyết và từ đó hệ thống được xem xét lại. Việc đánh giá chứng nhận sẽ được
thực hiện khi chuyên gia đánh giá tin tưởng rằng hệ thống của công ty TNHH
nhựa Đạt Hòa là dựa trên sự đánh giá sâu sắc các tác động của môi trường.
Trong quá trình đánh giá, những điểm không phù hợp được tìm ra sẽ được
thảo luận khắc phục. Việc chứng nhận sẽ được tiến hành khi công ty TNHH
nhựa Đạt Hòa đã khắc phục nhũng điểm không phù hợp đó. Việc chứng nhận
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : TS. CHẾ ĐÌNH LÝ
SVTH : NGUYỄN THỊ HẠNH PHƯƠNG Trang 55
phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 14001:2004 có hiệu lực trong ba năm, tùy theo
kết quả của nhũng đợt kiểm tra đánh giá định kỳ, thường là sáu tháng một
lần. công ty TNHH nhựa Đạt Hòa có thể đăng ký chứng nhận lại một lần nữa
với điều kiện quá trình đánh giá này đã hoàn tất (tối đa là ba năm).
Quy trình chứng nhận TCVN ISO 14001:2004 tại công ty TNHH nhựa Đạt
Hòa được tiến hành theo hình 4.6
Hình 4.2 : Quy trình chứng nhận TCVN ISO 14001:2004
`
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : TS. CHẾ ĐÌNH LÝ
SVTH : NGUYỄN THỊ HẠNH PHƯƠNG Trang 56
4.2.10.2. Một số vấn đề liên quan đến việc đăng ký
• Thời hạn có giá trị (hiệu lực) của việc đăng ký chứng nhận.
Giấy chứng nhận thường có giá trị trong 3 năm, mặc dù điều này có thể
thay đổi. Một số cơ quan chứng nhận cấp giấy chứng nhận không xác định
thời hạn và thời gian có hiệu lực tùy thuộc kết quả những lần giám sát về
sau. Khi giấy chứng nhận hết hạn, cơ quan chứng nhận tiến hành hoặc
đánh giá lại hoàn toàn hoặc đánh giá giữa lần giám sát và lần đánh giá lại
toàn diện.
• Chi phí cho việc đăng ký.
Chi phí cho việc đăng ký gồm hai loại : các chi phí thực hiện nội bộ và các
chi phí ngoại lai như thuê tư vấn và chi phí cho việc đánh giá đăng ký thực
tế. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các tổ chức đã chứng nhận TCVN ISO
14001:1998 thì chi phí này thường khá cao và tùy theo quy mô của từng
doanh nghiệp. Công ty cũng cần phải quan tâm đến vấn đề này.
• Sử dụng giấy chứng nhận.
Khi có giấy chứng nhận đăng ký TCVN ISO 14001:2004 công ty có thể
được sử dụng trong quảng cáo. Nó không phải là giấy chứng nhận cho sản
phẩm - dịch vụ ở công ty TNHH nhựa Đạt Hòa không bị ô nhiễm và cũng
không phải là nhãn môi trường. Tổ chức ISO đã có ban hành các điều lệ sử
dụng hợp lý giấy chứng nhận đăng ký, do đó công ty TNHH nhựa Đạt Hòa
cần xem xét để sử dụng hợp lý.
4.3 CÁÙC YÊÂU CẦÀU KỸÕ THUẬÄT
Ngoài việc xây dựng HTQLMT bằng văn bản (phần mềm) hướng theo TCVN
ISO 14001:2004 đã trình bày ở trên, công ty TNHH nhựa Đạt Hòa cũng cần xây
dựng một số yêu cầu kỹ thuật (phần cứng) nhằm khống chế ô nhiễm như : các
quy trình công nghệ xử lý khí thải, nước thải, các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật
cho các chất thải, nhà xưởng thiết bị, năng lượng viễn thông Với việc kết hợp
các yếu tố phần mềm và phần cứng thì vần đề môi trường ở công ty TNHH nhựa
Đạt Hòa mới được giải quyết có hiệu quả.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : TS. CHẾ ĐÌNH LÝ
SVTH : NGUYỄN THỊ HẠNH PHƯƠNG Trang 57
Trong chương 4 đã trình bày khả năng đảm bảo về nguồn lực để áp dụng hệ
thống quản lý môi trường theo TC ISO 14001 tại công ty , cáùc bướùc triểån khai áp
dụng HTQLMT theo TC ISO 14001 tại công ty TNHH nhựa Đạt Hòa và cáùc yêâu
cầàu kỹõ thuậät. Trêân cơ cởû phâân tích đóù, trong chương 5 trình bàøy Giải pháp cho việc
thực hiện các công việc cần thiết theo yêu cầu của tiêu chuẩn gồm phân tích công
việc và hoạch định nguồn nhân lực ; đưa ra các kiến nghị HTQLM theo tiêu chuẩn
ISO 14001 cho công ty TNHH nhựa Đạt Hòa gồm tổ chức hệ thống quản lý môi
trường và mô hình chương trình xây dựng HTQLMT cho công ty TNHH nhựa Đạt
Hòa.
5.1 GIẢI PHÁP CHO VIỆC THỰC HIỆN CÁC CÔNG VIỆC CẦN
THIẾT THEO YÊU CẦU CỦA TIÊU CHUẨN
5.1.1 Phân tích công việc
5.1.1.1 Các khái niệm cơ bản
Công việc : bao gồm một số nhiệm vụ cụ thể phải được hoàn thành để một
tổ chức đạt được các mục tiêu của mình
Phân tích công việc: là những công việc, thủ tục xác định quyền hạn, trách
nhiệm, kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc. Cần xác định rõ mục đích là
làm cái gì, làm như thế nào, ai sẽ được tiến hành, ai quản lý, khi nào tiến hành và
tiến hành ở đâu
5.1.1.2 Tác dụng của phân tích công việc
5.1.1.2.1 Mục tiêu phân tích công việc
Tại sao công việc tồn đọng?
9 Nhà máy cần xác định nguyên nhân phải thưc thực hiện một công việc nào
đó, nếu công việc đó không được tiến hành sẽ có những vấn đề nào cảy ra
ảnh hưởng xấu đến hoạt động của nhà máy
9 Những công việc cần thiết để áp dụnghệ thống quản lý môi trường tại nhà
máy như: Soạn ra quy trình và hướng dẫn công việc, áp dụng quy trình và
hướng dẫn công việc
Khi nào công việc được thực hiện?
9 Các công việc trên cần phải bắt đầu thực hiện vào thời gian nào cụ thể
theo tiến độ của kế hoạch áp dụng hệ thống quản lí môi trường tại nhà
máy.
9 Các công việc cần phải hoàn thành trong thời điểm nào
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : TS. CHẾ ĐÌNH LÝ
SVTH : NGUYỄN THỊ HẠNH PHƯƠNG Trang 58
Công việc được thực hiện ở đâu?
9 Các công việc được thực hiện tại nhà, ngoài giờ làm việc: viết các quy
trình, bảng hướng dẫn công việc, yêu cầu của pháp luật, chính sách môi
trường
9 Các công việc trên được tiến hành tại nhà máy, trong bộ phận công tác của
người được phân công thực hiện: áp dụng quy trình, hướng dẫn công việc,
kiểm tra giám sát một bộ phận, công đoạn trong dây chuyền sản xuất
Người lao động thực hiện công việc như thế nào?
9 Tham khảo tài liệu và viết:quy trình hướng dẫn công việc
9 Quan sát theo dõi, kiểm tra, thực hiện một công việc cụ thể như:vận hành
máy, áp dụng quy trình, áp dụng hướng dẫn công việc
Những phẩm chất cần có nòa để hoàn thành công việc?
9 Tính kiên nhẫn
9 Tinh thần trách nhiệm
Những điều kiện làm việc nào cần có?
9 Yên tĩnh : các công việc cần phải suy nghĩ
9 Môi trường cần thiết để thực hiện công việc cụ thể
Những đặc trưng chủ yếu nào cần có để thực hiện thành công công việc?
9 Kinh nghiệm: đã từng thực hiện các công việc tương tự
9 Có trình độ, kiến thức hơn những người khác trong nhà máy trong lĩnh vực
này
5.1.1.2.2 Tác dụng của phân tích công việc
9 Mô tả khái quát công việc
9 Mô tả chi tiết công việc
9 Thiết kế công việc
9 Thiết kế cơ cấu tổ chức
9 Hoạch định nguồn nhân lực
9 Đánh giá việc thực hiện
9 Đào tạo phát triển
9 Sức khỏe và an toàn
9 Những mối liên hệ công nghiệp khác
Phân tích
công
Thông tin về
đặc điểm
9Bảng mô tả công việc
9Bảng tiêu chuẩn công việc
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : TS. CHẾ ĐÌNH LÝ
SVTH : NGUYỄN THỊ HẠNH PHƯƠNG Trang 59
5.1.1.3 Quy trình phân tích công việc
Bước 1: xác định mục đích của việc sử dụng kết quả phân tích công việc,
lựa chọn phương pháp, quy mô thực hiện phân tích công việc.
Bước 2: thu nhập một số thông tin liên quan:
¾ Sơ đồ tổ chức
¾ Trách nhiệm và quyền hạn, chức năng của từng cá nhân trong nhà máy
¾ Quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy
`Bước 3: xử lí các thông tin, tìm hiểu về:
¾ Nhiệm vụ phải hoàn thành
¾ Trình tự các nhiệm vụ, chức năng các nhiệm vụ
¾ Mối quan hệ giữa các nhiệm vụ
¾ Trách nhiệm và quyền hạn của mỗi vị trí
¾ Các yêu cầu công viêc
¾ Thời gian thực hiện nhiệm vụ
¾ Các yêu cầu về trang thiết bị
Bước 4: chọn lựa các điểm then chốt cần phân tích. Việc này nhằm tập trung
sức lực thời gian và những việc quan trọng nhất, giảm thời gian và tiết kiệm
Bước 5: tiến hành khảo sát trực tiếp, thu thập thông tin sơ cấp. Tùy theo yêu
cầu mức độ chính xác và chi tiết của thông tin thu thập; tùy theo dạng hoạt động,
khả năng về thời gian và tài chính cho phép mà sử dụng các phương pháp quan
sát, chụp ảnh
Bước 6: kiểm tra xác minh tính chính xác của thông tin. Những thông tin thu
thập tử bước 3 cần kiểm tra về mức độ đầy đủ, chính xác bằng những người trực
tiếp tham gia giám sát thực hiện công việc.
Bước 7: xây dựng các tài liệu theo yêu cầu, mục đích phân tích công việc đã
xác định ở Bước 1.
5.1.1.4 Bảng mô tả sơ bộ công việc và bảng mô tả tiêu chuẩn công việc
5.1.1.4.1 Bảng mô tả sơ bộ công việc
Bảng mô tả sơ bộ công việc là một tài liệu cung cấp thông tin liên quan
đến các công tác cụ thể, các nhiệm vụ và trách nhiệm của công việc
Bảng mô tả sơ bộ công việc thường bao gồm các điểm sau:
¾ Các nhiệm vụ chủ yếu phải hoàn thành
¾ Tỉ lệ thời gian cho mỗi nhiệm vụ
¾ Các tiêu chuẩn hoàn thành công tác
¾ Số người làm việc đối với từng công việc và các mối quan hệ tường
trình báo cáo
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : TS. CHẾ ĐÌNH LÝ
SVTH : NGUYỄN THỊ HẠNH PHƯƠNG Trang 60
¾ Các thiết bị hỗ trợ công việc
5.1.1.4.2 Bảng mô tả tiêu chuẩn công việc
Bảng mô tả tiêu chuẩn công việc là văn bản trình bày các điều kiện, tiêu
chuẩn tối thiểu có thể chấp nhận được mà một người cần phải có để hoàn thành
một công việc nhất định.
Bảng mô tả tiêu chuẩn công việc phải bao gồm các tiêu chuẩn của nhân
viênm thường bao gồm:
¾ Trình độ học vấn
¾ Kinh nghiệm
¾ Óc sáng tạo và khéo léo
¾ Nhu cầu về thể lực
¾ Nhu cầu về tinh thần hoặc thị giác
¾ Trách nhiệm vể trang thiết bị hoặc tiến trình
¾ Trách nhiệm về sự an toàn đối với người khác
Ngoài ra còn có bảng đánh giá công việc dự kiến cơ bản gồm:
¾ Tính phức tạp của công việc
¾ Mức độ kiểm tra
¾ Những lỗi sai
¾ Khả năng giao tiếp
¾ Yêu cầu về tâm lý
5.1.2 Hoạch định nguồn nhân lực
Quy trình hoạch định nguồn nhân lực
Bước 1: phân tích môi trường, xác định mục tiêu lựa chọn chiến lược:
¾ Việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường tại nhà máy được thực hiện
dài hạn. Vì vậy, nguồn nhân lực cần thiết cho quá trình áp dụng này
phải được duy trì liên tục và dài hạn, có sự chuẩn bị thay thế khi có nhu
cầu.
Bước 2 : Phân tích hiện trạng quản lý nguồn nhân lực
¾ Ưu nhược điểm : nhân lực nhà máy sẵn sàng chấp hành mọi nhiệm vụ
phân công, nhưng chưa đủ khả năng để đáp ứng với nhu cầu công việc.
¾ Năng lực hiện nay của nhà máy đủ về số lượng, thiếu về chất lượng
Bước 3 : Dự báo phân tích
Bước 4 : Dự báo, xác định nhu cầu của nguồn nhân lực.
Bước 5 : Phân tích quan hệ cung cầu của nguồn nhân lực, khả năng điều
chỉnh hệ thống quản trị nguồn nhân lực và đề ra chính sách, kế hoạch, chương
trình thực hiện.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : TS. CHẾ ĐÌNH LÝ
SVTH : NGUYỄN THỊ HẠNH PHƯƠNG Trang 61
Bước 6 : Thực hiện các chính sách, kế hoạch chương trình quản lý nguồn
nhân lực đã đề ra
Bước 7 : Kiểm tra đánh giá tình trạng thực hiện
Hình 5.1 : Sơ đồ hoạch định nguồn nhân lực
Quản trị nguồn
nhân lực
Hệ thống :
9 Nguồn nhân lực : số lượng và
phẩm chất của mỗi cá nhân
9 Cơ cấu tổ chức : lọai hình tổ
chức, chức năng quyền hạn của các
bộ phận
9 Chính sách
Quá trình : tổng hợp các quá
trình nhằm Thu hút – Đào tạo –
Phát triển – Duy trì nguồn nhân
lực
Kết quả được thể hiện
Hiệu quả làm việc của một tổ
chức
Năng suất lao động
Chi phí lao động
Hiệu quả sử dụng công suất máy
Hiệu quả làm việc của cá
nhân:
Tai nạn lao động
Tỉ lệ nghỉ việc
Mức độ vắng mặt
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : TS. CHẾ ĐÌNH LÝ
SVTH : NGUYỄN THỊ HẠNH PHƯƠNG Trang 62
5.2 KIẾN NGHỊ HTQLM THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001 CHO CÔNG
TY TNHH NHỰA ĐẠT HÒA
5.2.1 Tổ chức hệ thống quản lý môi trường
5.2.1.1 Sơ đồ tổ chức hệ thống quản lý môi trường
Hình 5.2: Sơ đồ tổ chức hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004
5.2.1.2 Sơ đồ quản lý môi trường cho toàn bộ công ty
Liên tục nâng cao
Xem xét lại quá trình
quản lý
Chính sách môi trường
Kế hoạch :
Những nhân tố thuộc phạm vi
môi trường
Những yêu cầu
Nhiệm vụ và mục đích chương
trình quản lý môi trường
Quản lý
môi trường
Kiểm tra và điều chỉnh:
9 Giám sát và đánh giá
9 Đánh giá sự tuân thủ
9 Hiệu chỉnh và ngăn chặn
những việc sai nguyên tắc
9 Ghi lại
9 Giám sát HTQLMT
Điều hành và hoạt động :
9 Xác định trách nhiệm khả
năng
9 Huấn luyện nhận thức
9 Soạn tài liệu về hệ thống
9 Quản lý môi trường
9 Quản lý tài liệu
9 Quản lý hoạt động
9 Chuẩn bị xử lý những tình
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : TS. CHẾ ĐÌNH LÝ
SVTH : NGUYỄN THỊ HẠNH PHƯƠNG Trang 63
Bảng 5.3 : Sơ đồ quản lý môi trường cho toàn bộ công ty
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : TS. CHẾ ĐÌNH LÝ
SVTH : NGUYỄN THỊ HẠNH PHƯƠNG Trang 64
5.2.1.3 Sơ đồ quản lý môi trường cho một bộ phận
Hình 5.4 : Sơ đồ quản lý môi trường cho một bộ phận
Thông báo thúc đẩy hoạt đông trong bộ phận
Kiểm tra tiến trình mỗi tháng
Xác nhận
Chuẩn bị thiết lập nhiệm vụ và mục tiêu của bộ phận cho phù
Lên chương trình quản lý môi trường dựa vào bảng điều khiển
mục tiêu và nhiệm vụ (theo thứ tự ưu tiên và không ưu tiên)
Kiểm tra :
1. Bộ phận chịu trách nhiệm
2. Phương tiện và phương pháp
3. Mục tiêu đạt được
4. Sự phân bố và thời gian kiểm tra tiến
trình
Xác nhận
Gởi bản photo đến bộ phận QLMT và các bộ phận khác
1. Đang hoàn thành từng bước
2. Tiếp tục kế hoạch
3. Chương trình có thích hợp
Hiệu chỉnh
No
yes
yes
yes
yes
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : TS. CHẾ ĐÌNH LÝ
SVTH : NGUYỄN THỊ HẠNH PHƯƠNG Trang 65
5.2.2 Mô hình chương trình xây dựng HTQLMT cho công ty TNHH nhựa
Đạt Hòa
Hình 5.5 : sơ đồ chương trình xây dựng HTQLMT cho công ty
TNHH nhựa Đạt Hòa
Lãnh đạo đưa ra cam kết thực hiện
Lập nhóm chuyên trách ISO
Tìm hiểu yêu cầu tiêu chuẩn
Tiến hành đánh giá môi trường sơ bộ (EIA, ISO 14031)
Xác định các khía cạnh môi trường, mục tiêu, chỉ tiêu,
chính sách môi trường
Xây dựng chương trình quản lý môi trường
Xác định cơ cấu trách nhiệm
Xây dựng hệ thống văn bản về hệ thống về hệ thống quản
lý môi trường
Thực hiện chương trình quản lý môi trường
Nâng cao nhận thức về môi trường cho công nhân
Đánh giá nôi bộ
Đánh giá của bên thứ 3
Nhận chứng chỉ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : TS. CHẾ ĐÌNH LÝ
SVTH : NGUYỄN THỊ HẠNH PHƯƠNG Trang 66
5.2.2.1 Diễn giải các bước thực hiện
5.2.2.1.1 Lãnh đạo cam kết thực hiện
Một hệ thống quản lý môi trường tốt phải dựa trên một chính sách môi
trường vững mạnh do người lãnh đạo cao nhất cảu tổ chức đưa ra và tiêu chuẩn
ISO 14001 đã quy định người lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm viết chính sách
môi trường cho nhà máy như một lời cam kết.
Lãnh đạo ở đây đã hiểu là lãnh đạo cao nhất của nhà máy. Tuy nhiên lãnh
đạo cao nhất phải là người hoặc những người có thẩm quyền về tài chính vá các
nguồn lực hỗ trợ để đạt được các mục tiêu của chính sách.
Chính sách môi trường nhà máy phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
1. Phù hợp với điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh tác động môi trường của các hoạt
động, sản phẩm và dịch vụ của một tổ chức.
2. Có cam kết cải tiến liên tục và ngăn ngừa ô nhiễm
3. Cam kết tuân thủ các quy định và luật môi trường và các yêu cầu khác mà nhà
máy mô tả
4. Đưa ra một cơ cấu để thiết lập và xem xét các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường
5. Được lập thành văn bản, thực hiện và duy trì
6. Được phổ biến cho toàn bộ công nhân viên
7. Có giá trị đối với cộng đồng xung quanh công ty
5.2.2.1.2 Thành lập các nhóm chuyên trách ISO
Để có nhân lực thực hiện việc xây dựng hệ thống, công ty phải thành lập
nhóm môi trường EST (Environment Steering Team) là những người sẽ trực tiếp
làm việc nhằm thúc nay quá trình xây dựng và thực hiện hệ thống qủn lý môi
trường. Nhóm này sẽ là đầu mối hoạt động, có trách nhiệm thúc nay các thành
viên khác trong công ty, hướng dẫn và giúp đỡ họ trong quá trình thực hiện.
Thông thường, thành viên của nhóm là trưởng các phòng ban của các lĩnh
vực hoạt động khác nhau trong nhà máy nhưng số lượng không nên quá lớn. Đối
với công ty thì chỉ cần 5 – 8 người, trong đó cần một trưởng được gọi là đại diện
môi trường (Environment Management Representative – EMR) có trách nhiệm
theo dõi, kiểm soát việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường của công ty để kịp
thời đưa ra các giải pháp phù hợp.
5.2.2.1.3 Tìm hiểu yêu cầu tiêu chuẩn ISO 14001
Cán bộ và nhân viên của tổ chức sẽ được đào tạo về “ nhận thức về các
hệ thống quản lý môi trường và ISO 14001” với một số nội dung như sau :
1. Giới thiệu hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000
2. Sự giống nhau cơ bản giữa ISO 9001:2000 và ISO 14001:2004
3. Nội dung và yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : TS. CHẾ ĐÌNH LÝ
SVTH : NGUYỄN THỊ HẠNH PHƯƠNG Trang 67
4. Hệ thống văn bản theo ISO 14001:2004
5. Hướng dẫn xây dựng chương trình cải thiện môi trường cho nhà máy
5.2.2.1.4 Tiến hành đánh giá môi trường sơ bộ
Sau khi đã thành lập nhóm chuyên trách các công việc quản lý môi trường
và có được sự nhận thức về tiêu chuẩn ISO 14001, công việc đầu tiên của nhóm
là tiến hành đánh giá môi trường sơ bộ cùng với chuyên gia tư vấn công việc
đánh giá môi trường gồm 2 nội dung chính :
1. Đánh giá hiện trạng môi trường
2. Đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý môi trường
Công việc này bao gồm một số hoạt động như :
¾ Xác định dòng chất thải
¾ Xác định các khía cạnh môi trường
¾ Xác định luật pháp về môi trường và các yêu cầu khác cần tuân thủ
¾ Xác định phương thức quản lý môi trường hiện tại
Tất cả các công việc trên nhằm mục đích xác định hiện trạng môi trường
cũng như hiện trạng quản lý hệ thống môi trường của công ty, từ đó đề ra những
việc làm tiếp theo để xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo yêu cầu của
tiêu chuẩn ISO 14001.
5.2.2.1.5 Mục tiêu và chỉ tiêu môi trường, chính sách môi trường
Xác định mục tiêu và chỉ tiêu
Bước quan trọng tiếp theo là chuyển chính sách môi trường và các khía
cạnh môi trường thành các chỉ tiêu và các mục tiêu riêng biệt
Mục tiêu và chỉ tiêu môi trường được đặt ra nhằm biến định hướng thành
hành động cụ thể. Mục tiêu và chỉ tiêu được đưa vào kế hoạch hoạt động của
công ty, tạo thuận lợi cho sự kết hợp việc quản lý môi trường với các hoạt động
sản xuất kinh doanh khác. Việc xác định các mục tiêu và chỉ tiêu thường đòi hỏi
phải đánh giá thông tin. Ví dụ trong việc tiết giảm năng lượng, sau đó mới có thể
đưa ra các hành động cụ thể để thực hiện
Trong việc xác định các mục tiêu và chỉ tiêu, công ty cần chú trọng tới các
yếu tố sau :
¾ Các yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác công ty cần tuân thủ
¾ Các khía cạnh môi trường có ý nghĩa như thế nào tới các hoạt động, sản
phẩm, dịch vụ và tổ chức của công ty
¾ Các giải pháp công nghệ phù hợp
¾ Khả năng tài chánh, hoạt động kinh doanh của công ty
Đặc biệt, cần lưu ý các mục tiêu và chỉ tiêu phải phản ánh được hoạt động
thực tế của nhà máy và chỉ rõ kết quả đạt được sẽ là gì. Mục tiêu là mục đích
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : TS. CHẾ ĐÌNH LÝ
SVTH : NGUYỄN THỊ HẠNH PHƯƠNG Trang 68
chung về môi trường, xuất phát từ chính sách môi trường mà công ty tự đặt ra cho
mình để đạt được. Chỉ tiêu là yêu cầu thực hiện chi tiết, có thể được lượng hóa,
xuất phát từ các mục tiêu và cần phải được đặt ra và đạt được để hoàn thành mục
tiêu đó.
5.2.2.1.6 Xây dựng chương trình quản lý môi trường
Nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đề ra, công ty cần đề ra
chương trình quản lý môi trường cụ thể đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đó.
Chương trình quản lý môi trường cần liên quan trực tiếp đến các mục tiêu, chỉ
tiêu của công ty. Bởi vậy, nó phải mô tả cách thức biến đổi mong muốn này
thành hành động cụ thể để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đã đề ra :
Để đảm bảo chương trình quản lý môi trường cần :
¾ Chỉ định trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phần, cá nhân trong việc tiến
hành các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đề ra.
¾ Xác định các phương tiện, công cụ, nguồn nhân lực cần thiết cũng như
thời gian cụ thể để đạt được chúng.
¾ Định rõ thời gian mà trong đó các mục tiêu, chỉ tiêu sẽ thực hiện theo kế
hoạch
¾ Chương trình quản lý môi trường không phải là chương trình cố định mà
luôn thay đổi. Chương trình này sẽ phải thay đổi khi có sự điều chỉnh
của các mục tiêu, chỉ tiêu môi trường hay đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu
mới, khi có sự thay đổi về sản phẩm, công nghệ sản xuất, nguyên vật
liệu sử dụng
Chương trình quản lý môi trường cần được kết hợp với các kế hoạch kinh
doanh, chiến lược phát triển và ngân sách hiện có, khi thay đổi dây chuyền sản
xuất, nhà máy cần lưu tâm tới các vấn đề môi trường liên quan.
5.2.2.1.7 Xác định cơ cấu trách nhiệm
Để tiến hành công việc đã đề ra theo chương trình quản lý môi trường,
công ty cần xác định và đề ra cơ cấu, trách nhiệm cụ thể cho từng người liên quan
trong công ty.
Việc chỉ đại diện môi trường (EMR) là một trong những yêu cầu đầu tiên
của tiêu chuẩn mà công ty bắt buộc phải tuân thủ. Đại diện môi trường có trách
nhiệm giúp lãnh đạo công ty trong việc xây dựng và thực thi hệ thống quản lý
môi trường có hiệu quả, thông báo với lãnh đạo về tình hình hoạt động và cùng
với người khác trong công ty để điều chỉnh hệ thống quản lý môi trường nếu cần
thiết. Thức tế cho thấy người có kiến thức về quản lý môi trường là phải hiểu
được việc quản lý dựa trên cách tiếp cận một hệ thống và có khả năng làm việc
với nhiều phòng ban chức năng trong công ty.
Để cho hệ thống quản lý môi trường có hiệu quả, vai trò và trách nhiệm
của từng người trong công ty, sự cam kết của mọi người lại rất cần thiết.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : TS. CHẾ ĐÌNH LÝ
SVTH : NGUYỄN THỊ HẠNH PHƯƠNG Trang 69
Không có định nghĩa cụ thể về cơ cấu trách nhiệm. Khái niệm này tùy
thuộc vào tình hình của từng công ty cụ thể. Các yêu cầu liên quan đến cơ cấu và
trách nhiệm trong ISO 14001:
¾ Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn phải được xác định rõ, lập thành tài
liệu và được phổ biến trong toàn bộ tổ chức
¾ Ban giám đốc phải hỗ trợ các nguồn lực cần thiết để thực hiện và kiểm
soát hệ thống quản lý môi trường
¾ Các nguồn lực bao gồm nhân lực, các kĩ năng đặc biệt, kĩ thuật và các
nguồn tài chính
¾ Lãnh đạo cao nhất phải chỉ định người đại diện, đứng đầu ban môi
trường để thiết lập, thực hiện duy trì hệ thống quản lý môi trường
Để xác định cơ cấu hợp lý cho việc quản lý môi trường, công ty cần xem
xét một số vấn đề sau :
¾ Xem xét phạm vi của chương trình quản lý môi trường nhằm xác định
9 Năng lực để vận hành chương trình quản lý môi trường
9 Xác định người cần tham gia để hệ thống hoạt động hiệu quả
9 Xác định các nguồn lực cần thiết
¾ Xem xét các tác động môi trường đáng kể của công ty để các quá trình
hoạt động cần thiết kiểm soát
¾ Xem xét các hệ thống quản lý khác để biết vai trò và trách nhiệm của
từng người trong các hệ thống đó và có thể kết hợp với hệ thống quản lý
môi trường đuợc không, nếu được thì như thế nào ?
5.2.2.1.8 Xây dựng hệ thống văn bản về hệ thống quản lý môi trường
Nhằm đảm bảo hệ thống quản lý môi trường được hiểu đầy đủ và được
thực hiện như đã đề ra, mọi người phải nắm được những thông tin cần thiết trong
quá trình làm việc. Hơn nữa, không chỉ đối với công ty mà còn nhiều bên liên
quan cần tìm hiểu hoạt động của hệ thống quản lý môi trường của công ty như
khách hàng, cơ quan luật pháp, cộng đồng xung quanh
Hệ thống văn bản, tài liệu của hệ thống quản lý môi trường được xem xét
những tài liệu giải thích về hoạt động của hệ thống quản lý môi trường. Nó cũng
có thể được coi như những sơ đồ chỉ dẫn tới toàn bộ hệ thống quản lý môi trường.
Các tài liệu này có thể được duy trì ở dạng điện tử hoặc giấy tờ, tùy thuộc vào
công ty. Duy trì với dạng điện tử có thể đem lại dễ cập nhật, kiểm tra được việc
truy cập, tránh được việc sử dụng tài liệu đã lỗi thời.
¾ Tài liệu cấp 1 – Sổ tay môi trường
Sổ tay môi trường được coi như là xương sống của hệ thống quản lý môi
trường của công ty. Nó kiểm soát tất cả tài liệu khác và giúp chỉ ra các bên liên
quan thấy rõ các công ty quản lý vấn đề môi trường của mình như thế nào? Sổ tay
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : TS. CHẾ ĐÌNH LÝ
SVTH : NGUYỄN THỊ HẠNH PHƯƠNG Trang 70
môi trường bao gồm chính sách môi trường, các mục tiêu và cơ cấu tổ chức, chỉ ra
các yêu cầu về tiêu chuẩn
¾ Tài liệu cấp 2 – Tài liệu về các thủ tục hoạt động của các phòng ban
9 Tài liệu thủ tục hoạt động về môi trường bao gồm các thủ tục bắt
buộc phải có được nêu ra tại các yêu cầu khác nhau của tiêu chuẩn
ISO 14001
9 Tài liệu về kiểm soát các quá trình hoạt động nhằm kiểm soát các
khía cạnh môi trường, các hoạt động gây nên tác động đáng kể. Các
nguồn tài liệu này chỉ rõ phải làm cái gì ? Tại sao ? Ai làm và làm
khi nào ? Ở đâu và làm như thế nào ? Đối với các hoạt động cần
kiểm soát.
9 Tài liệu hướng dẫn công việc bao gồm các hướng dẫn cần thiết
trong quá trình hoạt động liên quan đến vần đề môi trường. Nó chia
các thủ tục, quy trình ra các phần riêng biệt và chỉ dẫn từng bước cụ
thể để tiến hành các quy trình đó.
¾ Tài liệu cấp 3 – Hồ sơ môi trường
Lưu giữ các kết quả, bảng biểu phát sinh trong quá trình vận hành của hệ
thống quản lý môi trường như hồ sơ về quan trace dòng thải, hồ sơ đo đạt phát tán
khí, hồ sơ đào tạo
Để xây dựng hệ thống tài liệu, trước hết coi tài liệu là hệ thống của hệ
thống quản lý môi trường là một sơ đồ toàn cảnh về toàn bộ hệ thống được thực
hiện, bởi vậy nên bắt đầu hình dung ra các khuôn khổ chung của hệ thống. Công
ty có thể bắt đầu cách xây dựng mục lục của sổ tay hệ thống quản lý môi trường.
Sau đó mô tả chi tiết hơn về các thành phần khác nhau liên quan đến tiêu chuẩn
ISO 14001.
Bên cạnh việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường bằng văn bản công
ty cần tiến hành kiểm soát tài liệu đó. Ví dụ cách thức kiểm soát tài liệu :
Sổ tay môi trường:
1. Các bản sao của sổ tay môi trường cần phải được đánh số. Phân phối
các bản sao đã được phê duyệt là trách nhiệm của người đại diện quản
lý môi trường hoặc là người được ủy nhiệm.
2. Các bản sao đã được phê duyệt phải dán tem “ đã kiểm soát” với ngày
phân phối.
3. Các bản sao chưa được duyệt có thể được ban hành để được tham khảo
nếu có sự đồng ý của người địa diện quản lý môi trường (người được
ủy nhiệm) và pahỉ dán nhãn “ chưa kiểm tra chỉ để tham khao”.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : TS. CHẾ ĐÌNH LÝ
SVTH : NGUYỄN THỊ HẠNH PHƯƠNG Trang 71
4. Danh sách phân phối các tài liệu đã được kiểm soát do người đại diện
quản lý môi trường ( hoặc người được ủy nhiệm) lưu giữ. Từng người
nhận được phải điền tên ký nhận vào danh sách phân phối.
5. Mỗi cá nhân được phát bản sao đã được kiểm soát của sổ tay môi
trường có trách nhiệm bảo quản no.
6. Các bản sao sổ tay môi trường chưa được phê duyệt có thể phân phối
ra ngoài tổ chức (cho khách hàng). Các bản sao chưa được phê duyệt
phải gắn nhãn “ chưa kiểm soát – chỉ dùng để tham khảo”.
Thủ tục :
1. Quá trình phê duyệt thủ tục được kiểm soát theo từng thủ tục và trách
nhiệm của người đại diện quản lý môi trường ( hoặc là người được Ban
môi trường ủy nhiệm).
2. Những người được phân phối thủ tục phải ghi rõ trong danh sách phân
phối.
3. Đại diện quản lý môi trường (hoặc người được ủy nhiệm) có trách
nhiệm phân phối những thủ tục mới được phê duyệt. Bản sao danh sách
phân phối phải có chữ ký của người đại diện quản lý môi trường ( hoặc
là người được ủy nhiệm) và kèm theo ngày tháng. Bản sao này được
lưu giữ ít nhất một năm.
4. Khi có nhân sự mới thêm vào danh sách phân phối thủ tục, người yêu
cầu được phân phối phải khai báo với người đại diện quản lý môi
trường. Đại diện quản lý môi trường có trách nhiệm cập nhật danh sách
phân phối.
5. Người đại diện quản lý môi trường chịu trách nhiệm quản lý và chấp
hành thực hiện thủ tục cũng như chuyển hóa thành tài liệu. Kết quả
đào tạo được lưu giữ trong hồ sơ đào tạo nhân viên.
5.2.2.1.9 Nâng cao nhận thức và đào tạo về môi trường cho công nhân
Tiêu chuẩn ISO 14001 yêu cầu công ty phải có phương pháp đào tạo thích
hợp cho nhân viên của mình, những người mà công việc của họ có thể gây ra các
tác động đáng kể đến môi trường. Việc đào tạo nhằm giúp đỡ mọi người nhận
thức được tầm quan trọng của việc tuân thủ với chính sách môi trường, các quy
trình và với hệ thống môi trường. Người công nhân cũng phải hiểu rõ công việc
của mình có thể tạo ra tác động đến môi trường như thế nào và trách nhiệm cụ
thể của họ là gì ?
Mọi người tại mọi phòng ban chức năng đều có vai trò nhất định trong việc
quản lý môi trường của công ty. Bởi vậy, chương trình đào tạo phải rất đa dạng.
Mọi người trong công ty cần được đào tạo về chính sách môi trường, các tác động
môi trường đáng kể của công việc của họ Muốn vậy, công ty phải xác định các
phòng ban có liên quan có thể gây ra các tác động môi trường đáng kể, từ đó xây
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : TS. CHẾ ĐÌNH LÝ
SVTH : NGUYỄN THỊ HẠNH PHƯƠNG Trang 72
dựng một kế hoạch về nhu cầu đào tạo cho các phòng ban nhằm xác định được
yêu cầu cụ thể đối với từng cá nhân, phòng ban.
Ví dụ về các yêu cầu đào tạo và nhận thức đối với một nhà máy chung
nhất :
Nhu cầu đào tạo :
9 Đào tạo theo thủ tục quản lý chất thải độc hại và không độc hại
9 Đào tạo theo thủ tục đáp ứng tình trạng khẩn cấp
9 Đào tạo theo các thủ tục họat động như thao tác xử lý nước thải, duy trì
vận hành máy móc thiết bị.
9 Đào tạo phương pháp giám sát và đo lường
9 Đào tạo kiểm định, kế hoạch giám sát và đo lường thiết bị
9 Đào tạo đánh giá viên đánh giá hệ thống quản lý môi trường
9 Nhu cầu nhận thức:
9 Chính sách môi trường, các khía cạnh môi trường có ý nghĩa, các hoạt
động sản xuất dịch vụ cảu tổ chức và các yêu cầu khác của hệ thống
quản lý môi trường
9 Các tài liệu cốt lõi của một tổ chức và các phương pháp truy cập chúng
9 Cách thức truy cập với các yêu cầu pháp luật
9 Những nổ lực ngăn ngừa ô nhiễm
Trách nhiệm công việc của các nhân viên liên quan đến mục tiêu và chi
tiêu, chương trình quản lý môi trường và sự cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi
trường.
5.2.2.1.10 Đánh giá nôi bộ
Một số hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý môi trường:
¾ Lựa chọn đánh giá nội bộ: doanh nghiệp phải tiến hành đào tạo các
chuyên gia đánh giá cho riêng mình. Như vây, công ty có thể cử cán bộ
của mình đi đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ từ bên ngoài hoặc nhờ
sự giúp đỡ của các hiệp hội. Nếu từ 2 người trở lên thì phải lập thành
nhóm trưởng. Nhóm trưởng có trách nhiệm hướng dẫn cho toàn nhóm
điều hành quá trình đánh giá và quản lý kết quả đánh giá.
¾ Kết quả đánh giá : chuẩn bị đầy đủ các thủ tục, chính sách thích hợp,
quy định và báo cáo đánh giá. Đội trưởng có trách nhiệm lập một kế
hoạch đánh giá được sử dụng như một hướng dẫn trong quá trình đánh
giá.
¾ Thông báo trước : Bộ phận nào của tổ chức phải đánh giá đều được
thông báo trước một thời gian trước khi đánh giá.
¾ Hướng dẫn đánh giá
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : TS. CHẾ ĐÌNH LÝ
SVTH : NGUYỄN THỊ HẠNH PHƯƠNG Trang 73
9 Một cuộc họp đánh giá nội bộ được tổ chức với những người có liên
quan để xem xét lại phạm vi, kế hoạch và thời gian đánh giá.
9 Đánh giá viên được sửa đổi phạm vi và kế hoạch đánh giá trong
điều kiện cho phép
9 Các kết quả đánh giá phải được lưu trữ thành tài liệu
9 Chú ý đến các hành động khắc phục/phòng ngừa của những lần
đánh giá trước.
¾ Báo cáo đánh giá
9 Đưa ra kết quả đánh giá, làm sáng tỏ các vấn đề cần giải quyết và
tổng kết đánh giá
9 Các kết quả cần có hành đông khắc phục/ phòng ngừa được đưa vào
dữ liệu hành động khắc phục.
¾ Sau khi đánh giá : đại diện môi trường chịu trách nhiệm theo dõi việc
hoàn thành và tính hiệu quả của hành động khắc phục
¾ Lưu giữ hồ sơ : báo cáo đánh giá phải được lưu lại ít nhất 2 năm từ ngày
kết thúc đánh giá.
Theo yêu cầu của tiêu chuẩn, một bộ phận, yếu tố của hệ thống quản lý
môi trường cần được định kỳ giám sát. Lúc đó ta có thể đánh giá toàn bộ hệ
thống ngay một lúc hoặc chia nhỏ hệ thống ra và đánh giá tại các khoảng thời
gian khác nhau. Để tiến hành đánh giá một cách khách quan và đầy đủ tại mọi
phòng ban trong công ty, một phương pháp được áp dụng là đánh giá chéo, nghĩa
là cán bộ của phòng ban này sang đánh giá tại phòng ban khác và ngược lại tạo
thành một vòng tròn khép kín.
5.2.2.11 Đánh giá của bên thứ 3
Sau khi đã tiến hành đánh giá nội bộ và hoàn thành việc sửa chữa điểm
còn thiếu sót, nhà máy có thể đăng ký để tiến hành đánh giá. Việc lựa chọn cơ
quan để đăng ký chứng nhận còn tùy thuộc vào nhà máy. Thông thường quá trình
đánh giá gồm các giai đoạn :
¾ Đơn xin dăng ký chứng nhận
¾ Kiểm tra sơ bộ các tài liệu như : sổ tay môi trường và các tài liệu khác
chứng minh cho sự áp dụng hệ thống quản lý môi trường của công ty
¾ Đánh giá sơ bộ : giúp công ty chứng nhận kế hoạch đánh giá toàn diện
¾ Đánh giá : công việc này cần một nhóm chuyên gia đánh giá làm việc
trong ngày. Có thể tiến hành đánh giá cùng lúc cả hệ thống quản lý môi
trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 và hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO 9001
¾ Chứng nhận : kiểm tra lại tất cả công việc thực hiện ở trên nếu đầy đủ
sẽ tiến hành cấp giấy phép cho công ty
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : TS. CHẾ ĐÌNH LÝ
SVTH : NGUYỄN THỊ HẠNH PHƯƠNG Trang 74
¾ Giám sát : giấy chứng nhận có giá trị trong vòng ba năm. Sau 3 năm
công ty sẽ phải tiến hành đánh giá lại.
5.3 KẾ HOẠCH DỰ KIẾN ÁP DỤNG ISO 14001 TẠI CÔNG TY TNHH
NHỰA ĐẠT HÒA
STT Thời gian Công việc
1 03/2008 Trình bày kế hoạch thực hiện và nội dung
2 03/2008 Đánh giá thực trạng công ty
3 04/2008 Hướng dẫn cách viết tài liệu môi trường
4 04 – 08/2008 Viết hướng dẫn công việc
5 05 – 11/2008 Aùp dụng hướng dẫn công việc
6 06 – 11/2008 Đào tạo đánh giá viên nội bộ
7 06/2008 Đánh giá hướng dẫn công việc
8 06 – 09/2008 Viết qui trình
9 06 – 11/2008 Aùp dụng qui trình
10 06 – 11/2008 Đánh giá qui trình
11 07 – 10/2008 Viết sổ tay môi trường
12 08 – 11/2008 Aùp dụng sổ tay môi trường
13 09 – 11/2008 Đánh giá sổ tay môi trường
14 11/2008 Đánh giá thử
15 12/2008 Đánh giá chứng nhận
Bảng 5.1 : Kế hoạch dự kiến áp dụng ISO 14001
tại công ty TNHH Nhựa Đạt Hòa
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : TS. CHẾ ĐÌNH LÝ
SVTH : NGUYỄN THỊ HẠNH PHƯƠNG Trang 75
5.4 CHI PHÍ CỦA VIỆC ÁP DỤNG HTQLMT THEO TC ISO 14001
TẠI CÔNG TY TNHH NHỰA ĐẠT HÒA
5.4.1 Chi phí tư vấn
Công việc Chi phí Thời gian dẫn giải
Lệ phí tư vấn 9 50– 80 triệu Trong suốt quá trình áp dụng
hệ thống để đi đến chứng
nhận. Bao gồm :
9 Viết chính sách môi trường
9 Lập kế hoạch
9 Xác định mục tiêu và chỉ
tiêu
9 Xây dựng chương trình
quản lý môi trường
9 Đào tạo nguồn nhận thức
và nguồn lực và các vấn
đề liên quan
Các chi phí đi
lại
9 10 triệu Cố vấn trong nước
Đánh giá hiện
trạng MT của
công ty và khả
năng áp dụng
9 Đánh giá khả năng áp dụng
: 5 triệu
9 Đánh giá tác động môi
trường : 10 – 20 triệu
9 Đánh giá hiện trạng quản
lý : 5 – 10 triệu
Chưa tính tiền đi lại và ăn
uống
Tổng cộng 80 – 125 triệu
Bảng 5.2 : Chi phí của việc áp dụng HTQLMT theo TC ISO 14001
tại công ty TNHH nhựa Đạt Hòa
5.4.2 Chi phí đào tạo
¾ Đào tạo cấp quản lý
¾ Đào tạo công nhân
¾ Quá trình và kinh phí đào tạo tùy thuộc vào số lượng nhân viên. Tổng kinh
phí của quá trình là 10 – 15 triệu
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : TS. CHẾ ĐÌNH LÝ
SVTH : NGUYỄN THỊ HẠNH PHƯƠNG Trang 76
5.4.3 Chi phí đăng ký
Lệ phí đăng ký
Xem xét đơn từ cẩm nang chất lượng
Xem xét kế hoạch hành động sữa đổi
Công tác phí để đánh giá nội bộ
Kiểm toán đăng ký
Báo cáo kế thúc
Tổ chức có từ 150 – 450 người : 55 00
USD
Bảng 5.3 : Chi phí đăng ký
5.4.4 Chi phí duy trì HTQLMT theo TC ISO 14001
9 Lệ phí duy trì
9 Kiểm toán giám sát
9 Uûy nhiệm công việc sữa chữa
50 – 80 triệu
Bảng 5.4 : Chi phí duy trì HTQLMT theo TC ISO 14001
5.4.5 Kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng
Lắp đặt hệ thống hút bụi tại khâu pha trộng nguyên liệu
200.000.000/HT * 1 = 200.000.000 triệu VNĐ
Tổng cộng tất cả chi phí dự kiến : khoảng 422.500.000 VNĐ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : TS. CHẾ ĐÌNH LÝ
SVTH : NGUYỄN THỊ HẠNH PHƯƠNG Trang 77
6.1 KẾT LUẬN
Vào ngày 7.11.2006 vừa qua Việt Nam chính thức trở thành trở thành viên
thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Yêu cầu quản lý bảo vệ môi
trường môi trường trong sản xuất sẽ là đòi hỏi trong thương mại quốc tế. Chính vì
vậy việc xây dựng và duy trì thực hiện HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004 có hiệu quả mà các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang thực hiện là
rất cần thiết đồng thời cũng mang lại lợi ích tối đa cho các doanh nghiệp. Nghiên
cứu khả năng áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cho công ty
TNHH nhựa Đạt Hòa là rất cần thiết cho công ty nhựa Đạt Hòa nhằm chuẩn bị
điều kiện cho Công ty tham gia thị trường thế giới.
Mục tiêu của đề tài là bước đầu định hướng những bước đi căn bản cho
công ty trong việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cho công ty nhựa Đạt Hòa.
Phương pháp để hoàn thành đồ án tốt nghiệp chủ yếu là các phương pháp
thu thập - phân tích - tổng hợp. Các kết quả của luận văn có thể tóm tắt như sau :
1) Luận văn đã trình bày tổng quan về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004, trong đó đã giới thiệu sơ lược về bộ tiêu chuẩn ISO 14000, quá trình
thực hiện HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001, những điểm cải tiến của ISO
14001 phiên bản 2004 so với phiên bản 1996 và khả năng áp dụng TC ISO 14001
trong ngành nhựa
2) Để khái quát về đối tượng nghiên cứu, đồ án đã giới thiệu vị trí địa lý; lịch sử
hình thành và phát triển của công ty; quy trình công nghệ sản xuất và máy móc
thiết bị; tình hình sản xuất và kinh doanh; cơ cấu nhân sư . Bên cạnh đó, đã đánh
giá hiện trạng môi trường tại công ty TNHH Nhựa ĐẠT HÒA, phân tích những
nguồn gây ô nhiễm chính; đưa ra các kết quả đo các chỉ số vi khí hậu, nhiệt độ,
độ ẩm, vận tốc, ánh sáng, tiếng ồn, bụi, hơi khí độc ; Phân tích và đánh giá tình
hình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 tại công ty,
đánh giá thực trạng công ty dựa theo TC ISO 14001 và phân tích qui trình xác
định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa tại công ty làm cơ sở xác định các bước
đi thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001;
3) Để xem xét phân tích khả năng áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2004, luận văn
đã đưa ra đánh giá sự đảm bảo về nguồn lực để áp dụng hệ thống quản lý môi
trường theo TC ISO 14001 tại công ty, đề xuất cáùc bướùc triểån khai áp dụng
HTQLMT theo TC ISO 14001 tại công ty TNHH nhựa Đạt Hòa và cáùc yêâu cầàu
kỹõ thuậät.
4) Trên cơ sở các phân tích khả năng áp dụng, đã đưa ra các giải pháp cho việc
thực hiện các công việc cần thiết theo yêu cầu của tiêu chuẩn gồm phân tích
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : TS. CHẾ ĐÌNH LÝ
SVTH : NGUYỄN THỊ HẠNH PHƯƠNG Trang 78
công việc và hoạch định nguồn nhân lực ; đưa ra các kiến nghị HTQLM theo tiêu
chuẩn ISO 14001 cho công ty TNHH nhựa Đạt Hòa gồm tổ chức hệ thống quản
lý môi trường và mô hình chương trình xây dựng HTQLMT cho công ty TNHH
nhựa Đạt Hòa.
Với việc nghiên cứu khả năng, giải pháp áp dụng HTQLMT theo tiêu
chuẩn ISO 14001:2004 cho công ty TNHH nhựa Đạt Hòa, tác giả hi vọng cung
cấp một tài liệu tư vấn cho Ban lãnh đạo Công ty nhằm chuẩn bị cho việc áp dụng
trong tương lai. Tác giả mong rằng, kết quả luận văn sẽ được áp dụng, góp phần
bảo vệ hữu hiệu môi trường sản xuất, giúp bảo vệ sức khỏe người lao động trong
công ty, và môi trường khỏi các tác động tiềm ẩn với những hoạt động, sản
phẩm, dịch vụ của công ty TNHH nhựa Đạt Hòa và giúp cho việc duy trì và cải
thiện chất lượng môi trường của Thành Phố Hồ Chí Minh.
6.2 KIẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu ban đầu về khả năng áp dụng của công ty cho thấy vấn đề
nhân sự thực hiện áp dụng là vấn đề nan nhất. Cách giải quyết những khó khăn
về nhân sự là khuyến khích, tăng cường, mời chuyên gia về lĩnh vực ISO 14001
về tư vấn và hướng dẫn cán bộ công nhân viên cách thực hiện và duy trì áp dụng.
Hoặc có thể đào tạo hẳn một đội ngũ có hiểu biết sâu sắc về tiêu chuẩn ISO
14001.
Công ty cần phải đào tạo nguồn nhân lực từ bay giờ vì theo yêu cầu mới
của bộ tiêu chuẩn phải có sẵn nguồn lực khi áp dụng chứ không chỉ đơn thuần là
đào tạo nguồn lực (theo phiên bản 1996)
Các công nghệ phục vụ cho sản xuất nên hạn chế không gây ảnh hưởng
lớn về mặt môi trường trong điều kiện của nước ta hiện nay. Công tác bảo trì sửa
chữa, duy tu nên thường xuyên hơn để tăng cường năng suất và giảm tác động
đến môi trường.
Tuy nhiên, xây dựng một hệ thống không khó bằng việc duy trì và cải tiến
liên tục hệ thống đó. Điều này đòi hỏi công ty phải đưa bộ phận quản lý môi
trường ngang bằng với các bộ phận hiện có của nhà máy và phải có sự đầu tư
đúng mức cho công tác bảo vệ môi trường trong những năm sau. Ngoài ra, trong
kế hoạch công ty phải có những khoản cố định dành riêng cho công việc liên
quan đến quản lý và duy trì hệ thống môi trường.
Thời gian thực hiện đề tài còn hạn chế. Do quá trình nghiên cứu có những
thông tin thu thập từ các buổi phỏng vấn, trao đổi, quan sát trực tiếp và các văn
bản chưa được công ty công bố nên không thể trích dẫn cụ thể vào bài làm cũng
như phụ lục để phục vụ cho đề tài.