1.1 Thực trạng công tác GDTC của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ còn nhiều tồn tại như sau: Giáo viên còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn. CSVC phục vụ cho công tác giảng dạy học tập còn nhiều thiếu thốn chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của sinh viên. Nội dung chương trình giảng dạy bị cắt giảm và chưa phù hợp với thực tế để nâng cao hiệu quả công tác GDTC. Cấu trúc giảng dạy còn chưa hợp lý, phương pháp tổ chức giờ học chính khoá còn nhiều bất cập nên kết quả học tập của sinh viên còn thấp
1.2. Từ kết quả nghiêm cứu đề tà đã xác định được 5 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác GDTC của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ như sau:
- Bổ sung, tăng cường cán bộ giáo viên thể dục.
- Đầu tư, mua sắm CSVC, trang thiết bị phục vụ cho việc học và dạy môn thể dục.
- Đảm bảo chế độ, chính sách tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên thể dục.
- Cải tiến nội dung chương trình môn học
- Cải tiến phương pháp tổ chức giờ học thể dục nội khoá .
1.3. Kết quả bước đầu thực nghiệm giải pháp 5 đã mang lại hiệu quả phản ánh qua kết quả học tập ở nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn nhóm đối chứng và cao hơn hẳn so với kết quả học tập các năm về trước
2. Kiến nghị.
Do trình độ nghiên cứu còn hạn chế, điều kiện thực nghiệm còn khó khăn nên chúng tôi mới chỉ tiến hành 1 trong 5 giải pháp, điều đó chắc chắn không tránh khỏi những sai sót song từ kết quả nghiên cứu của đề tài đã phần nào cung cấp những thông tin cần thiết cho công tác GDTC của trường Cao đẳng Kỹ thuật Mỏ
40 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3049 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu lựa chọn một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường Cao đẳng kỹ thuật mỏ Đông Triều - Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hú trọng phát triển các ngành kinh tế công nghiệp, xây dựng nhiều khu công nghệ cao, trung tâm đào tạo nghề, chú trọng đầu tư đổi mới các trường đào tạo nghề nhằm đào tạo những cán bộ, công nhân viên, kỹ Thuật viên có tay nghề cao, có lương tâm nghề nghiệp và có sức khoẻ phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
Thực trạng nguồn nhân lực nước ta trong những năm qua còn nhiều vấn đề đáng được quan tâm. Cơ cấu ngành học, bậc học nước ta còn chưa hợp lý. Quy mô đào tạo Đại học tăng quá nhanh, vượt quá khả năng của nền kinh tế, CSVC và đội ngũ cán bộ giảng viên, trong khi đó tốc độ phát triển quy mô của các trường dạy nghề là không nhiều. Năm 1998 nhờ việc thành lập Tổng cục dạy nghề trong Bộ Lao động thương binh và xã hội mà từ đó quy mô đào tạo nghề đã tăng nên đáng kể[7].
Trong lĩnh vực dạy nghề hiện nay có khoảng 175 trường dạy nghề, 190 trường Đại học, Cao đẳng tham gia dạy nghề, 168 trung tâm xúc tiến việc làm và dịch vụ việc làm. Từ năm 1991 đến năm 2000 số trường dạy nghề trong cả nước có xu hướng giảm, quy mô đào tạo dài hạn giảm, quy mô đào tạo ngắn hạn tăng nên[7]. Từ năm 2003 theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ thì ở các tỉnh thành trong cả nước đều thành lập một trường dạy nghề có quy mô khác nhau trực thuộc Sở Lao động, thương binh và xã hội, đây là tín hiệu đáng mừng để giảm sự mất cân đối về cơ cấu bậc học, đáp ứng yêu cầu thực tế của xã hội.
Về thực trạng CSVC, các điều kiện kỹ Thuật phục vụ công tác GDTC trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp còn nghèo nàn lạc hậu. Kinh phí đầu tư cho công tác GDTC còn khiêm tốn.
Để GD - ĐT giữ vai trò nền tảng của sự phát triển xã hội thì đào tạo nghề cả các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp phải bám sát vào cơ cấu lao động, bám sát vào sự dịch chuyển của cơ chế thị trường. Đào tạo gắn liền với yêu cầu của thực tế xã hội.
Nói tóm lại chiến lược đào tạo nguồn nhân lực của chúng ta phải đáp ứng được yêu cầu của ba nền kinh tế: Nền kinh tế lao động sức người, nền kinh tế tài nguyên và nền kinh tế tri thức. Phải đổi mới Giáo dục và đào tạo nghề các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước trong thời đại thông tin toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.
1.3. GDTC một nhiệm vụ quan trọng trong đào tạo nghề.
GDTC trong các trường dạy nghề có ý nghĩa rất quan trọng về nhiều mặt đối với việc đào tạo đội ngũ công nhân trẻ có tay nghề cao. Thực hiện đầy đủ giờ học chính khoá và tích cực tham gia tập luyện ngoại khoá là điều kiện hết sức cần thiết để HS - SV được phát triển cơ thể một cách hài hoà, bảo vệ và củng cố sức khoẻ, nhanh chóng thích nghi với những điều kiện hoạt động học tập và nâng cao tay nghề. Trong các giờ học thể dục và các hoạt động thể thao, những phẩm chất ý chí như lòng dũng cảm, đoàn kết, quyết đoán, kiên trì … sẽ được hình thành và hoàn thiện, GDTC và hoạt động TDTT trong nhà trường có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục đạo đức, lòng tự hào dân tộc, sự thẳng thắn trung thực là những phẩm chất quý giá và cần thiết của người công nhân công nghiệp.
Mục đích ý nghĩa của công tác GDTC trong việc GD - ĐT nghề cho sinh viên không chỉ nhằm giáo dục con người phát triển toàn diện, nâng cao thể lực chung mà còn phát triển thể lực chuyên môn, đáp ứng nhu cầu đào tạo của từng ngành nghề cụ thể. Nội dung cơ bản của giáo dục những năng lực thể chất theo yêu cầu chuyên môn và truyền thụ những kỹ năng kỹ xảo vận động cơ bản cần thiết cho mỗi ngành nghề, là một trong những nhân tố trực tiếp nâng cao chất lượng GD - ĐT công nhân các nghề cho tương lai, góp phần rút ngắn chương trình đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ công nhân trẻ.
Công tác GDTC trong các trường đào tạo nghề là một bộ phận không thể tách rời của quá trình giáo dục trong nhà trường. GDTC đang cùng với hoạt động TDTT ngoại khoá góp phần tích cực tạo nên cuộc sống vui tươi, lành mạnh, hình thành nhân cách toàn diện góp phần đào tạo nguồn lao động trẻ phục vụ tốt trong công cuộc CNH - HĐH đất nước.
Nhiệm vụ cơ bản của GDTC cho HS - SV các trường dạy nghề bao gồm:
+ Một là: Củng cố sức khoẻ cho HS - SV phát triển hài hoà và cân đối tất cả các hệ thống chức năng trong cơ thể đạt tới khả năng làm việc cao nhất và sự hoàn thiện về thể lực, hình thành những kỹ năng kỹ xảo vận động cần thiết.
+ Hai là: Nâng cao mức độ thích nghi nghề nghiệp của HS - SV bằng các bài tập thể dục ứng dụng nghề nghiệp, hoàn thiện và nâng cao kiến thức, những kỹ năng kỹ xảo chuyên môn, tạo điều kiện để nắm vững và nhanh chóng thích ứng nghề nghiệp.
+ Ba là: Giáo dục đạo đức và nhân cách phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức Cộng sản chủ nghĩa, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
+ Bốn là: Tổ chức các hoạt động thể thao đáp ứng nhu cầu vận động và vui chơi giải trí ngoài giờ học cho HS - SV.
Để nâng cao các tố chất thể lực và năng lực vận động cho HS - SV, giáo viên phải sử dụng đa dạng các bài tập thể chất với những hình thức và phương pháp khác nhau, sử dụng tất cả những tác động sư phạm, tâm lý, xã hội có liên quan đến việc tổ chức các giờ học thể dục, các trận thi đấu thể thao và các hình thức tập luyện khác.
Nội dung GDTC thực dụng nghề nghiệp cho HS - SV được xây dựng trên cơ sở các tiêu chuẩn thể lực chung và đặc điểm nghề nghiệp mà học sinh sẽ làm việc khi ra trường do vậy việc xác định đúng đặc điểm của từng ngành nghề ( thí dụ: Luyện kim, đóng tàu, khai thác mỏ…) những loại hình tố chất thể lực ( sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo…) đáp ứng cho từng ngành nghề đó là hết sức quan trọng đối với các cán bộ quản lý. Giáo viên thể dục phải biết xây dựng chương trình GDTC một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm HS - SV và ngành nghề đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo nghề..
Đối với mỗi ngành nghề khác nhau đều có những hệ thống các bài tập chuyên biệt phù hợp với đặc điểm và tính chất ngành nghề để nhằm hoàn thiện kỹ xảo vận động và các phẩm chất chuyên môn của ngành nghề đó như hoạt động trong điều kiện yếm khí, khả năng giữ thăng bằng, sự ổn định thần kinh, khả năng phản ứng nhanh trong những điều kiện thay đổi bất ngờ…
Từ những dẫn liệu vừa phân tích có thể khẳng định rằng công tác GDTC cho HS - SV các trường đào tạo nghề là nội dung quan trọng có tính chất quyết định đến chất lượng đào tạo nghề trong trường học cũng như quyết định hiệu qủa của năng xuất lao động sau này. Nội dung của GDTC trong các trường dạy nghề phải được xây dựng trên cơ sở các bài tập phát triển chung với các bài tập phát triển chuyên môn, các bài tập thực dụng nghề nghiệp phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng nghề. Nhiệm vụ của giáo viên thể dục là cần phải nắm bắt được đặc điểm của từng ngành nghề đào tạo để từ đó nghiên cứu các bài tập thể chất phù hợp với các giờ thể dục bắt buộc và tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khoá đáp ứng nhu cầu vận động, vui chơi giải trí cho HS - SV.
1.4. Đặc điểm tâm - sinh lý tuổi sinh viên.
1.4.1. Đặc điểm tuổi sinh viên.
Trong đời người không có thời kỳ nào lại có tầm quan trọng đối với suốt quãng đời còn lại như thời thanh niên. Bác Hồ đã nói: “ Một năm bắt đầu từ mùa xuân, một đời bắt đầu từ tuổi trẻ”. Đứng về mặt sinh học thì tuổi thanh niên nói chung, HS - SV nói riêng là thời kỳ mà sự phát triển của cơ thể đạt đến mức độ hoàn thiện, các tổ chức cơ thể và các chức năng căn bản đã được hình thành. Vào thời kỳ này con người có một cơ thể cân đối và có một sức lực dồi dào. Về mặt xã hội học thì tuổi sinh viên được coi là một hiện tượng của xã hội, trong đấu tranh sinh viên là lực lượng cách mạng hùng hậu. Về mặt tâm lý học thì tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển đầy đủ các chức năng tâm lý, là thời kỳ mà nhân cách con người căn bản được hình thành và có tính độc lập cao.
1.4.2. Đặc điểm hoạt động học tập.
Nội dung và tính chất học tập của sinh viên khác rất nhiều so với hoạt động học tập của học sinh phổ thông trung học. Sự khác nhau cơ bản không phải ở nội dung học tập ngày một sâu hơn mà là ở hoạt động học tập của sinh viên đòi hỏi tính năng động và tính độc lập ở mức độ cao hơn nhiều. Đồng thời cũng đòi hỏi muốn nắm bắt được chương trình một cách sâu sắc thì cần phải phát triển tư duy lý luận ở mức độ cao hơn. Sinh viên là những người đang trưởng thành, kinh nghiệm sống còn hạn chế, các em bước đầu ý thức rằng mình đang sống trước ngưỡng cửa của cuộc đời do vậy thái độ có ý thức học tập của các em ngày càng cao, ở các em đã hình thành hứng thú học tập bởi các em hiểu được rằng việc học tập hiên tại có liên quan đến khuynh hướng nghề nghiệp của bản thân trong tương lai.
1.4.3. Đặc điểm trí tuệ.
ở sinh viên, tính chủ định được phát triển mạnh mẽ ở tất cả các quá trình nhận thức, tri giác có mục đích đã phát triển ở mức cao, quan sát trở nên tập trung, có hệ thống và toàn diện hơn. Quá trình quan sát chịu sự điều khiển của hệ thống tín hiệu thứ hai nhiều hơn và không tách khỏi phòng tư duy ngôn ngữ. Do cấu trúc của não phức tạp và chức năng của não phát triển, do sự phát triển của các quá trình nhận thức nói chung và do ảnh hưởng của hoạt động học tập mà hoạt động tư duy của học sinh có những biến đổi quan trọng. Các em có khả năng tư duy lý luận tư duy trìu tượng một cách độc lập, sáng tạo với những đối tượng đã biết thông qua học tập hay qua những kiến thức xã hội. Tư duy của các em chặt chẽ hơn, logic hơn, có căn cứ và có sự nhất quán hơn đồng thời biết chú ý phát huy năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân.
1.4.4. Đặc điểm nhân cách chủ yếu.
Sự phát triển ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của thanh niên nói chung, HS - SV nói riêng. Sự hình thành tự ý thức là một quá trình lâu dài trải qua các mức độ khác nhau. ở thanh niên quá trình tự ý thức diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi và có tính chất đặc thù riêng. Thanh niên có nhu cầu tìm hiểu, đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo quan điểm về mục đích cuộc sống và hoài bão của mình. Chính điều này khiến các em quan tâm sâu sắc đến đời sống tâm lý, phẩm chất nhân cách và năng lực riêng của mình.
Sinh viên không chỉ đánh giá những cử chỉ riêng lẻ, từng thuộc tính riêng biệt mà biết đánh giá nhân cách mình nói chung trong tổng thể cá nhân. Khi nhân cách phát triển ở mức tương đối cao các em xây dựng cho mình một hệ thống quan điểm riêng mà khi đó sinh viên không chỉ hiểu về thế giới khách quan mà còn cả những mối quan hệ với những người đồng trang lứa, mối quan hệ với những người hơn tuổi hay kém tuổi mình. Tình bạn trong lứa tuổi này rất bền vững và có thể kéo dài suốt cả cuộc đời. Trong quan hệ nam nữ: Tình cảm của sinh viên được tích cực hoá rõ rệt. Nhu cầu về bạn bè khác giới được tăng cường và xuất hiện tình yêu đôi lứa khá mạnh mẽ ở phần lớn trong sinh viên. Tình yêu cũng là nguồn động viên trong học tập và rèn luyện cho sinh viên nhưng đôi khi tình yêu chiếm quá nhiều thời gian của họ và mang lại những hiệu quả tiêu cực đến qúa trình học tập của sinh viên.
1.4.5. Đặc điểm về thể chất.
Lứu tuổi sinh viên cơ thể đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, các bộ phận trong cơ thể vẫn đang tiếp tục phát triển và hoàn thiện nhưng với tốc độ chậm dần, chức năng sinh lý đã tương đối ổn định, khả năng hoạt động của các hệ thống, các cơ quan trong cơ thể cũng được phát triển cao hơn. ở lứu tuổi này sự phát triển diễn ra chủ yếu theo chiều ngang, chiều cao cũng phát triển nhưng ở mức độ rất thấp. Sự phát triển giới tính nam và nữ đã hoàn thiện ở mức độ cao. Trong giai đoạn này các cơ quan phân tích vận động phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển năng lực, khả năng phối hợp vận động đảm bảo cho sự phát triển toàn diện các tố chất thể lực ở mức độ cao.
1.5. Một số nghiên cứu khoa học về lĩnh vực GDTC trong các trường Đại học và Cao đẳng.
Vấn đề đào tạo con người mới phục vụ nền kinh tế tri thức đã và đang là nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội. Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu cải tiến chương trình GDTC nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu để nâng cao chất lượng công tác này cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp, đó là các đề tài:
- “Nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất ở học viện Kỹ Thuật quân sự”. Luận văn thạc sỹ giáo dục học của tác giả Đỗ Nghĩa Quân.
Đề tài đã đánh giá một cách khái quát về thực trạng công tác GDTC của học viện Kỹ Thuật quân sự: Nội dung giảng dạy, phương pháp tổ chức quá trình GDTC, thực trạng công tác cán bộ, tổ chức quản lý, thực trạng phong trào thể thao ngoại khoá … đề tài đã đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng công tác GDTC của học viện kỹ Thuật quân sự:
+ Nâng cao nhận thức về lợi ích, tác dụng của công tác GDTC và TDTT trong đội ngũ học viên.
+ Củng cố và kiện toàn công tác cán bộ, giáo viên TDTT.
+ Khai thác tối đa CSVC, dụng cụ sân bãi tập luyện sẵn có của nhà trường
- “ Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho học sinh trường Trung học Giao thông vận tải TW I”. Luận văn thạc sỹ giáo dục học của tác giả Nguyễn Duy Linh.
Đề tài cũng đã khái quát được những khó khăn trong công tác GDTC của trường trung học giao thông vận tải TW I và đề ra những biện pháp mang lại hiệu quả cao cho công tác GDTC của nhà trường như:
+ Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thể dục
+ Cải tiến chương trình học tập
+ Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác học tập cho sinh viên.
- “ Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Bắc Ninh” luận văn tốt nghiệp đại học Thể dục thể thao của tác giả Đỗ Thị Hoa.
Đề tài cũng nêu ra những vấn đề về thực trạng CSVC, thực trạng đội ngũ cán bộ giáo viên thể dục, công tác giảng dạy của nhà trường, các hoạt động ngoại khoá từ đó xác định các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng công tác GDTC của trường Cao đẳng sư phạm Bắc Ninh và đề ra một số giải pháp như:
+ Tổ chức tuyên truyền động viên nhận thức về vai trò công tác GDTC trong nhà trường.
+ Cải tiến phương pháp GDTC cho phù hợp với đặc điểm của sinh viên
+ Cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý TDTT trong nhà trường.
Nhìn chung các đề tài đã thực hiện khá tốt các nhiệm vụ mà đề tài đặt ra trong việc nâng cao chất lượng công tác GDTC song đặc thù của mỗi ngành nghề mà sinh viên ra trường làm việc là hoàn toàn khác nhau. Những công trình ấy chỉ có ý nghĩa với một vài trường nhất định vì vậy mà các đề tài chỉ có ý nghĩa tương đối với nhau. Không có một đề tài nào có thể áp dụng vào nhiều trường do có những điều kiện cụ thể của từng trường là khác nhau. Trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ là một trong những trường đào tạo ra đội ngũ cán bộ, kỹ Thuật viên cho nghành khai thác mỏ ở nước ta, và việc tăng cường rèn luyện sức khoẻ cho sinh viên trường là một yếu tố hết sức cần thiết và quan trọng. Từ thực tế trên, trong điều kiện cho phép chúng tôi muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác GDTC cho sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ
Chương 2
Mục đích, nhiệm vụ, phương pháp và tổ chức nghiên cứu.
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài tiến hành giải quyết ba nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng công tác Giáo dục thể chất của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ.
Nhiệm vụ 2: Đề xuất và lựa chọn một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục thể chất trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ.
Nhiệm vụ 3: ứng dụng biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giờ học thể dục của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ.
2.2. Phương pháp nghiên cứu.
Để giải quyết các nhiệm vụ trên trong quá trình nghiên cứu đề tài đã sử dụng các phương pháp sau:
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng trong suốt quá trình làm đề tài trên cơ sở khảo sát những tài liệu khoa học lý luận chung: Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, một số văn kiện chỉ thị của đảng và nhà nước về công tác TDTT trong nhà trường, các luận án thạc sỹ khoa học, các tạp chí sách báo… nhằm mục đích làm rõ sự quan tâm của đẩng và nhà nước đối với công tác TDTT trong các nhà trường hiện nay cùng nhiều vấn đề có liên quan.
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn.
Chúng tôi sử dụng phiếu phỏng vấn ( phụ lục 1) với 45 giáo viên và cán bộ TDTT có chuyên môn trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ nhằm lựa chọn một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục thể chất cho sinh viên trường.
Kết quả phỏng vấn sẽ là cơ sở để từ đó lựa chọn ra những biện pháp phù hợp nhất nhằm nâng cao chất lượng công tác GDTC trong nhà trường.
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm.
Để kết quả nghiên cứu được tốt hơn, chúng tôi sử dụng phương pháp Quan sát sư phạm, quan sát thực tế 12 giờ học của sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ, Quá trình quan sát nhằm tiếp cận đối tượng nghiên cứu là nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, quan sát phương pháp giảng dạy của giáo viên, tình trạng CSVC phục vụ công tác GDTC nhằm rút ra những thông tin thực tế, chính xác và cần thiết trong việc đánh giá qua đó lựa chọn một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ.
2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm.
Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm đánh giá một cách chính xác chất lượng Giáo dục thể chất và các biện pháp mà chúng tôi đưa ra nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục thể chất cho sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ thông qua các Test đã được lựa chọn.
Quá trình kiểm tra sư phạm được ứng dụng trên cả hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Kết quả kiểm tra sẽ là số liệu nhằm đánh giá hiệu quả các biện pháp mà đề tài đã đề xuất.
2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Chúng tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả các biện pháp đã đưa ra nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục thể chất cho sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ.
Thực nghiệm được tiến hành trong thời gian 4 tháng từ tháng 10/ 2007 đến tháng 02/ 2008 tại trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ:
Nội dung thực nghiệm: Nhóm đối chứng thực hiện theo phương pháp học của nhà trường đang áp dụng. Nhóm thực nghiệm được thực hiện theo các biện pháp mà đề tài đã đề xuất. Thực nghiệm được tiến hành theo hình thức thực nghiệm song song với mục đính chứng minh lợi ích, hiệu quả của các biện pháp mà đề tài đề xuất
2.2.6. Phương pháp toán học thống kê.
Trong nghiên cứu khoa học luôn có những nguồn thông tin bằng số liệu. Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm sử lý nguồn số liệu thu được trong quá trình làm đề tài. Tham số được sử dụng trong đề tài:
- Số trung bình:
Trong đó ∑ : Ký hiệu tổng
xi : Giá trị của từng cá thể
n : Số lượng quan sát
: Số trung bình cộng
2.3. Tổ chức nghiên cứu.
2.3.1. Thời gian nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu từ tháng 12/ 2006 đến tháng 04/ 2008 và chia làm 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Bắt đầu từ tháng 12/ 2006 đến tháng 01/ 2007: Xác định tên đề tài, hoàn chỉnh và bảo vệ đề cương.
- Giai đoạn 2: Bắt đầu từ tháng 01/ 2007 đến tháng 10/ 2007: Giải quyết nhiệm vụ một của đề tài
- Giai đoạn 3: Bắt đầu từ tháng 10/ 2007 đến tháng 04/ 2008: Giải quyết nhiệm vụ 2 và nhiệm vụ 3 của đề tài, chỉnh sửa và hoàn tất luận văn.
2.3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Là các biện pháp mà đề tài nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng công tác GDTC và chất lượng giờ học thể dục của Trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ.
2.3.3. Địa điểm nghiên cứu:
Địa điểm nghiên cứu được tiến hành tại:
- Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
- Trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ - Đông Triều - Quảng Ninh.
Chương 3
Kết quả và phân tích kết quả nghiên cứu.
3.1. Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng công tác Giáo dục thể chất của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ
Trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ là một trong những trường đào tạo ra đội ngũ cán bộ, kỹ Thuật viên cho ngành khai thác mỏ ở nước ta. Tuy còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ giáo viên nhưng được quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh, sự nỗ lực của cán bộ các cấp nhà trường nên nhà trường đã có sự phát triển đáng kể. Số lượng và chất lượng công tác đào tạo được tăng nên. Mặc dù chất lượng đào tạo chuyên môn của trường đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn xã hội song chất lượng GDTC của nhà trường lại là vấn đề cần phải được quan tâm nhiều hơn. Chủ yếu ở đây là điều kiện CSVC, trang thiết bị dụng cụ chưa đáp ứng đủ, trình độ của giáo viên thể dục của trường còn nhiều hạn chế, chính những điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng công tác GDTC của nhà trường.
Để đánh giá thực trạng công tác GDTC của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ trước hết phải xác định các yếu tố chính chi phối hiệu quả công tác GDTC và đánh giá thực trạng các yếu tố này để tìm ra các ưu điểm và tồn tại từ đó có cơ sở nghiên cứu và ứng dụng những biện pháp mới vào nhằm nâng cao chất lượng công tác GDTC cho sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ
Qua phân tích tổng hợp tư liệu lý luận và phương pháp GDTC cùng các tài liệu khác và đánh giá thực trạng công tác GDTC của nhà trường đề tài đã xác định được một số yếu tố cơ bản chi phối tới công tác GDTC của sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ như sau:
- Đội ngũ cán bộ giáo viên.
- Trang thiết bị CSVC phục vụ cho công tác GDTC .
- Công tác tiến hành giảng dạy nội khoá TDTT trong nhà trường.
Ngoài những yếu tố kể trên còn có những yếu tố khác chi phối tới hiệu quả công tác GDTC của sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ song vì điều kiện thời gian có hạn nên ở đề tài này không đề cập đến.
3.1.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên.
Trong sự nghiệp đào tạo con người nói chung và trong công tác GDTC nói riêng, giáo viên luôn giữ vai trò hết sức quan trọng. Chất lượng giảng dạy tốt hay xấu, học sinh có thể tiếp thu kiến thức hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực và kinh nghiệm của người giáo viên, người thầy không chỉ giáo dục tri thức cho học sinh mà còn phải biết giáo dục cả nhân cách, đạo đức và tư duy cho học sinh để học sinh có thể hiểu một cách toàn diện và trở thành con người mới có ích cho xã hội.
Qua nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên TDTT trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ chúng tôi thu được kết qủa thể hiện ở bảng 3.1 như sau:
Bảng 3.1: Thực trạng đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ.
Tổng số GV
Tỷ lệ GV/SV
Trình độ
Tuổi trung bình
Giới tính
Thâm niên
()(năm)
Tải trọng ()
(Giờ/Tuần)
Trên ĐH
ĐH chính quy
ĐH tại chức
CĐ
Nam
Nữ
04
1/ 628
0
01
01
02
36
03
01
15
27
Tỷ lệ%
0
25
25
50
75
25
Qua bảng 3.1 cho thấy tổng số giáo viên dạy thể dục của trường là 04 và tỷ lệ GV/ SV là 1/ 628. Trong số 04 GV không có giáo viên nào có trình độ trên đại học, có 01 giáo viên tốt nghiệp đại học chính quy, 01 giáo viên có trình độ đại học tại chức và 02 giáo viên có trình độ cao đẳng. Đội ngũ GV của trường có những kiến thức lý luận và thực tiễn nhất định về TDTT do vậy học có thể truyền thụ cho sinh viên những kiến thức về TDTT. Tuy nhiên do trình độ còn hạn chế( 75% có trình độ cao đẳng và tại chức) đồng thời tải trọng của giáo viên trường còn ở mức cao( trung bình là 27 giờ/ tuần, chưa tính các giờ học lại và thi lại của sinh viên) do vậy ảnh hưởng chất lượng GDTC.
3.1.2. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDTC ở trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ.
CSVC phục vụ tập luyện giữ một vai trò rất quan trọng, nó không thể thiếu được trong việc nâng cao chất lượng công tác GDTC, là điều kiện trực tiếp phục vụ cho công tác giảng dạy, tập luyện của giáo viên và học sinh. CSVC đầy đủ thì công tác GDTC mới đảm bảo chất lượng, cụ thể sân bãi dụng cụ tập luyện có chất lượng sẽ gây hứng thú cao cho cả sinh viên tập luyện và người giáo viên giảng dạy. Quá trình đánh giá thực trạng CSVC phục vụ cho công tác GDTC được thể hiện ở bảng 3.2 như sau:
Bảng 3.2: Thực trạng CSVC phục vụ công tác GDTC của
trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ.
TT
CSVC
Số lượng
Chất lượng
1
Sân bóng đá
01
Sân đất
2
Sân bóng chuyền
02
Sân đất
3
Sân cầu lông
04
Xi măng
4
Bàn bóng bàn
04
Sử dụng 7 năm (của Trung Quốc)
5
Đường chạy
01
Xi măng
6
Xà đơn, Xà kép
02
Sử dụng 7 năm (của Việt Nam)
Kết quả bảng 3.2 cho thấy CSVC sân bãi dụng cụ tập luyện của nhà trường còn rất nhiều thiếu thốn về số lượng và kém về chất lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của sinh viên.
Mặc dù đã được Tỉnh uỷ, Ban giám hiệu nhà trường quan tâm đầu tư nâng cấp nhưng với số lượng sinh viên ngày càng đông như hiện nay nhà trường con thiếu thốn rất nhiều, sân bãi dụng cụ không đảm bảm, diện tích sân còn nhỏ, xà tập hoen gỉ, đường chạy là đường đi lại trong nhà trường, hố nhảy xa nhỏ hẹp và nông, lượng cát ít…
Tóm lại qua khảo sát cho thấy chất lượng CSVC phục vụ cho công tác GDTC của nhà trường còn rất nhiều hạn chế nên phần nào đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng công tác GDTC chung của nhà trường
3.1.3. Thực trạng công tác giảng dạy môn thể dục.
Để đánh giá được chính xác và khách quan về công tác giảng dạy nội khoá của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ, chúng tôi đã tiến hành quan sát 12 giờ học kết hợp với phỏng vấn đã rút ra được một số vấn đề sau.
3.1.3.1. Kế hoạch giảng dạy môn TDTT của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ.
Kế hoạch giảng dạy môn TDTT của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ gồm hai phần: Lý thuyết và thực hành với tổng là 90 tiết được chia làm ba học kỳ. Mỗi học kỳ là 30 tiết tương ứng với 3 kỳ học là: Kỳ I, kỳ II và kỳ III. Số tiết học này được phân đều cho các tuần của mỗi kỳ và ở mỗi tuần có hai tiết học.
- Chương trình GDTC cho sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ ở:
+ Học kỳ I: Gồm 15 tiết giành cho nội dung là chạy ngắn, và 15 tiết chạy cự ly trung bình.
+ Học kỳ II: Có 30 tiết với nội dung học tập bắt buộc là bóng bàn.
+ Học kỳ III: Có 30 tiết giành cho các nội dung tự chọn là cầu lông và bóng chuyền.
Bảng 3.3: Chương trình giảng dạy môn thể dục cho sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật mỏ.
TT
Nội dung giảng dạy
Học kỳ
đối tượng
Thời gian
1
Chạy 100m
I
Nam, nữ
15 tiết
2
Chạy 500m
I
Nữ
15 tiết
3
Chạy 1000m
I
Nam
15 tiết
4
Bóng bàn
II
Nam, nữ
30 tiết
5
Môn lựa chọn: Bóng chuyền; cầu lông
III
Nam, nữ
30 tiết
Theo Nghị định số 904/ĐH ngày 17/ 02/ 1994 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội dung chương trình GDTC trong các trường Đại học, Cao đẳng bao gồm 2 phần: Lý luận và thực hành. Tổng thời gian là 150 tiết, gồm 5 đơn vị học trình và được chia thành 2 giai đoạn cụ thể như sau:
Bảng 3.4. Chương trình giảng dạy môn thể dục trong các trường Đại học và Cao đẳng của Bộ GD - ĐT.
TT
Nội dung
Đối tượng
Số tiết
Giai đoạn 1: Nội dung bắt buộc
90
Học kỳ I
30
1
Lý thuyết chung
Nam, Nữ
6
2
Điền kinh: Chạy 50m; 100m…
Nam, Nữ
10
3
Thể dục: Đội hình đội ngũ; thể dục tay không
Nam, Nữ
14
Học kỳ II
30
1
Lý thuyết chung
Nam, Nữ
6
2
Điền kinh: Nhảy cao, đẩy tạ
Nam, Nữ
10
3
Thể dục: Xà đơn; xà kép…
Nam, Nữ
14
Học kỳ III
30
1
Lý thuyết chung
Nam, Nữ
4
2
Điền kinh: Nhảy xa; nhảy cao.
Nam, Nữ
12
3
Thể dục: Thể dục tự do…
Nam, Nữ
10
4
Kiểm tra
Nam, Nữ
4
Giai đoạn 2: Nội dung tự chọn
60
1
Bóng bàn
Nam, Nữ
2
Bóng đá
Nam, Nữ
3
Bóng rổ
Nam, Nữ
4
Bóng ném
Nam, Nữ
5
Bóng chuyền
Nam, Nữ
6
Cầu lông
Nam, Nữ
Như vậy có thể thấy rõ sự khác biệt trong chương tình giảng dạy của nhà trường với chương trình giảng dạy của Bộ GD - ĐT đã ban hành, số giờ học bị cắt giảm, nội dung không phù hợp, điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng công tác GDTC và chất lượng giờ học thể dục của nhà trường
3.1.3.2. Cấu trúc giờ học TDTT của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ.
Qua nghiêm cứu các giáo án giảng dạy của giáo viên TDTT ở trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ kết hợp với quan sát giảng dạy thực tế trên lớp chúng tôi thu được kết quả về cấu trúc giờ học của nhà trường như sau:
Bảng 3.5: Cấu trúc giờ học TDTT của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ.
TT
Phần
Thời gian( phút)
%
1
Chuẩn bị
20
22.22
2
Cơ bản
55
61.11
3
Kết thúc
15
16.67
Tổng cộng
90
100
Từ bảng 3.4 cho thấy cấu trúc giờ học TDTT của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ đã thực hiện đầy đủ theo cấu trúc giờ học sư phạm gồm 3 phần: Chuẩn bị, cơ bản và kết thúc. Tuy nhiên việc bố trí thời gian cho từng phần còn chưa hợp lý. Cụ thể là: Phần chuẩn bị và phần kết thúc còn chiếm quá nhiều thời gian của buổi học trong khi đó thời gian cho phần cơ bản là ngắn cho việc hoàn tất các nhiệm vụ của giáo án đề ra.
3.1.3.3. Phương pháp tổ chức giờ học
Giờ học TDTT của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ được tổ chức theo cấu trúc giờ học sư phạm gồm 3 phần:
- Phần chuẩn bị:
Giáo viên cho sinh viên chạy khởi động 2 vòng sân tập( mỗi vòng khoảng 450m) sau đó sinh viên đứng thành 4 hàng ngang và thực hiện 4 lần 8 nhịp các bài tập phát triển chung ( Tay cao, tay ngực, lườn, vặn mình…) các động tác xoay khớp và ép cơ sau đó là phần khởi động chuyên môn. ở phần chuẩn bị giáo viên cho sinh viên thực hiện theo hình thức tập thể là hợp lý song việc đứng thành 4 hang ngang đã khiến cho sinh viên có những khoảng tối nhất định và thường là ở các sinh viên cuối hàng có hiện tượng trốn khởi động cùng với đó khối lượng các động tác là 4 lần 8 nhịp là hơi nhiều nên đã chiếm nhiều thời gian của buổi học đồng thời việc khởi động chuyên môn cho môn điền kinh như bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, đạp sau được thực hiện trong thời gian tương đối ngắn hay thời gian khởi động chuyên môn cho các môn bóng: Bóng chuyền, bóng bàn hay cầu lông có thời gian rất ít. Điều đó không đảm bảo cho một buổi học đạt hiệu qủa cao.
- Phần cơ bản:
Theo tiến trình giảng dạy đã được nêu ở mục 3.1.3.1, qua khảo sát những buổi dạy thực tế của giáo viên TDTT ở trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ chúng tôi thấy ở phần cơ bản trong các tiết học chạy ngắn và chạy trung bình giáo viên thường sử dụng phương pháp cho học sinh chạy tập thể đã gây ra tình trạng lộn xộn trên lớp học và việc trốn tập của học sinh vẫn còn diễn ra. ở các môn: Bóng chuyền, bóng bàn hay cầu lông thời gian của phần cơ bản chỉ đủ cho giáo viên thực hiện phân tích và thị pháp động tác, thời gian tập luyện của sinh viên còn nhiều hạn chế. Quá trình tổ chức tập luyện, giáo viên chia các sinh viên về các sân tập thành các nhóm tập song do thiếu sân bãi nên thời gian sinh viên thực hành còn ít, hiện tượng sinh viên tụ tập ngồi thành các nhóm còn phổ biến. Tất cả những điều trên đã khiến cho mật độ chung và mật độ vận động của buổi học là không cao. Mật dộ chung chỉ đạt 50% còn mật độ vận động chỉ đạt 35%.
Để nâng cao chất lượng GDTC cho trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ đồng thời nâng cao chất lượng giờ học thể dục của nhà trường thì việc nâng cao mật độ chung và mật độ vận động của giờ học thể dục là điều hết sức cần thiết và quan trọng.
- Phần kết thúc:
Giáo viên cho học sinh chạy nhẹ nhàng 1 vòng sân tập sau đó tập trung lớp, kiểm tra mức độ tiếp thu của học sinh sau đó tổng kết và nhận xét buổi học. Việc kiểm tra kiến thức của học sinh lúc này không hợp lý bởi sau buổi tập mệt mỏi khả năng tập trung chú ý của sinh viên là không cao và thông thường việc kiểm tra không mang lại hiệu quả như mong muốn.
* Tóm lại: Qua quan sát 12 giờ học TDTT ở trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ cho phép chúng tôi rút ra kết luận sau:
- Cơ sở vật chất, dụng cụ trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học còn nhiều thiếu thốn.
- Chương trình giảng dạy còn chưa hợp lý cùng với thực trạng CSVC còn nhiều thiếu thốn khiến cho mật độ chung mật độ vận động của buổi học không cao.
- Cấu trúc giờ học còn chưa hợp lý, thời gian giành cho phần chuẩn bị và kết thúc còn chiếm quá nhiều thời gian của buổi học, thời gian giành cho phần cơ bản là quá ngắn nên hiệu quả giờ học là không cao.
- Phương pháp tổ chức giờ học còn đơn điệu, thiếu tính linh hoạt.
3.1.4. Thực trạng kết quả học tâp của sinh viên
Sau khi nghiên cứu về thực trạng CSVC của nhà trường, thực trạng đội ngũ giáo viên thể dục, công tác giảng dạy nội khoá môn học TDTT, tiến trình học tập môn thể dục của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ chúng tôi tìm hiểu về kết qủa học tập môn thể dục của sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ qua các năm học 2005 - 2006 (1036 sinh viên) và năm học 2006 - 2007 (1165 sinh viên). Kết quả được thể hiện ở bảng 3.6:
Bảng 3.6: Kết qủa học tập môn thể dục của sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ năm học 2005 - 2006 (1036 sinh viên) và năm học 2006 - 2007 (1165 sinh viên).
TT
Nội dung
Học kỳ
Đối tượng
Khoá học
2005 - 2006
2006 - 2007
Đạt
Tỷ lệ%
Không đạt
Tỷ lệ%
Đạt
Tỷ lệ%
Không đạt
Tỷ lệ%
1
Chạy 100m
I
Nam, nữ
726
70.08
310
29.92
680
58.37
485
41.63
2
Chạy 500m
I
Nữ
163
55.44
131
44.56
197
57.60
145
42.40
3
Chạy 1000m
I
Nam
586
78.98
156
21.02
603
73.27
220
26.73
4
Bóng bàn
II
Nam, nữ
618
59.65
418
40.35
695
59.66
470
40.34
5
Bóng chuyền
III
Nam, nữ
582
56.18
454
43.82
854
73.30
311
26.70
6
Cầu lông
III
Nam, nữ
701
67.66
335
32.34
714
61.29
451
38.71
27
Qua Bảng 3.6 cho thấy kết quả học tập của sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ qua 2 năm học 2005 - 2006 và năm học 2006 - 2007 là không cao, tỷ lệ sinh viên không qua lần một còn khá lớn( trên 40%) ở các nội dung như:
+ Chạy 100m: 41.63% năm học 2006 - 2007.
+ Chạy 500m nữ: 44.56% năm học 2005 - 2006; 42.40% năm học 2006 - 2007.
+ Bóng bàn: 40.35% năm học 2005 – 2006; 40.34% năm học 2006 - 2007.
+ Bóng chuyền: 43.82 năm học 2005 - 2006
3.2. Nhiệm vụ 2: Xác định một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục thể chất trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ.
Trên cơ sở phân tích đánh giá cụ thể các yếu tố cơ bản chi phối tới chất lượng GDTC ở trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ cho thấy công tác giảng dạy môn TDTT của nhà trường hiện nay gặp nhiều khó khăn, cụ thể là: CSVC còn nhiều thiếu thốn, tình trạng giáo viên còn nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng dẫn đến chất lượng các giờ học nội khoá không đảm bảo. Đây là những nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng công tác GDTC của nhà trường còn nhiều hạn chế vì vậy mà cần phải tìm ra những biện pháp hữu hiệu, có khả năng áp dụng thực tế nhằm khắc phục cải tiến các hoạt động của nhà trường đồng thời nâng cao chất lượng GDTC.
Đề xuất, nghiên cứu một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC cho sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ.
Để giải quyết những khó khăn trong công tác giảng dạy nội khoá mà nhà trường vấp phải không phải là chuyện có thể giải quyết trong một sớm một chiều mà cần có thời gian lâu dài với những tính toán cụ thể. Đứng trước thực trạng đó đòi hỏi người giáo viên phải năng động sáng tạo, nghiên cứu tìm tòi những biện pháp khắc phục khó khăn, từng bước nâng cao chất lượng công tác GDTC. Trong phạm vi của đề tài chúng tôi đưa ra một vài giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác GDTC cho sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật mỏ được phỏng vấn như sau:
Giải pháp 1. Bổ sung, tăng cường cán bộ giáo viên thể dục nhằm giảm tỷ lệ GV/ HS xuống khoảng1/419.
Giải pháp 2. Tăng số giờ học nội khoá nên 4 tiết một tuần.
Giải pháp 3. Đầu tư, mua sắm CSVC, trang thiết bị phục vụ cho việc học và dạy môn thể dục như: Sân bóng rổ, sân bóng đá, bàn bóng bàn, lưới cầu lông, xà đơn, xà kép…
Giải pháp 4. Tăng cường diện tích sân bãi và quy hoạch bố trí sân tập, khu tập TDTT
Giải pháp 5. Đảm bảo chế độ, chính sách tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên thể dục.
Giải pháp 6. Cải tiến nội dung chương trình môn học.
Giải pháp 7. Thành lập các đội tuyển thể thao tham dự các giải đấu được tổ chức định kỳ cho sinh viên các trường Đại học, cao đẳng như: Đội bóng đá, đội tuyển cầu lông, đội tuyển bóng bàn…
Giải pháp 8. Tăng số môn thể thao lựa chọn: Bóng rổ, bóng đá.
Giải pháp 9. Tăng cường hoạt động ngoại khoá cho sinh viên( 4 tiết/ tuần)
Giải pháp 10. Cải tiến phương pháp tổ chức giờ học thể dục nội khoá như: Xây dựng cấu trúc giờ học hợp lý, cải tiến phương pháp tổ chức giảng dạy giờ học nội khoá
Giải pháp 11. Đa dạng hoá hình thức và nội dung các hoạt động ngoại khóa như: Tăng số môn ngoại khoá( Điền kinh, bóng bàn, bóng rổ, cầu lông); Tổ chức thi đấu các môn thể thao ngoại khoá đa dạng với nhiều hình thức thi đấu( Đấu giải trường, giải khoa, giải giữa các khoá học…)
Giải pháp 12. Hình thành các hệ thống thi đấu thể trong nhà trường như: Giải điền kinh, giải cầu lông, giải bóng bàn, giải bóng đá…
Để đảm bảo lựa chọn những giải pháp hiệu quả nhất nâng cao chất lượng công tác GDTC cho sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật mỏ chúng tôi thực hiện phỏng vấn đối với 45 cán bộ giáo viên của nhà trường. Kết quả được trình bày ở bảng 3.7 như sau
Bảng 3.7. Kết quả phỏng vấn đối với 45 cán bộ quản lý và giáo viên của nhà trường nhằm lựa chọn những giải pháp hiệu quả nhất nâng cao chất lượng công tác GDTC cho sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật mỏ.
TT
Nội dung giải pháp
Số phiếu
Đồng ý
Tỷ lệ
(%)
Không đồng ý
Tỷ lệ
(%)
1
Bổ sung, tăng cường cán bộ giáo viên thể dục.
42
93.33
3
16.67
2
Tăng số giờ học nội khoá.
15
33.33
30
66.67
3
Đầu tư, mua sắm CSVC, trang thiết bị.
36
80.00
9
31
20.00
4
Tăng cường diện tích sân bãi và quy hoạch bố trí sân tập, khu tập TDTT
26
57.78
19
42.22
5
Đảm bảo chế độ, chính sách tập huấn, bồi dưỡng cán bộ.
38
84.44
7
15.56
6
Cải tiến nội dung chương trình môn học.
36
80.00
9
20.00
7
Thành lập các đội tuyển thể thao của nhà trường.
12
26.67
33
73.33
8
Tăng số môn thể thao lựa chọn.
22
48.89
23
51.11
9
Tăng cường các hoạt động ngoại khoá.
14
31.11
31
68.89
10
Cải tiến phương pháp tổ chức giờ học thể dục nội khoá.
34
75.56
11
24.44
11
Đa dạng hoá hình thức và nội dung các hoạt động ngoại khóa.
09
20.00
36
80.00
12
Hình thành các hệ thống thi đấu thể thao trong nhà trường.
17
37.78
28
62.22
Kết quả bảng 3.7 trên cho thấy qua những biện pháp mà đề tài đã đưa ra được các cán bộ và giáo viên lựa chọn những biện pháp có tính khả thi và mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng GDTC cho nhà trường(tỷ lệ trên 75% ) bao gồm:
Giải pháp 1: Bổ sung, tăng cường cán bộ giáo viên thể dục nhằm giảm tỷ lệ GV/ HS xuống khoảng 1/419 (93.33% ).
Hiện nay số giáo viên thể dục trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ là 4 giáo viên trên tổng số 2490 sinh viên đang học tập môn thể dục, tỷ lệ giáo viên trên học sinh của trường còn ở mức cao( 1/ 628) do vậy giải pháp tăng cường đội ngũ cán bộ giáo viên cũng là giải pháp được 42/ 45 cán bộ giáo viên tham gia phỏng vấn đồng ý. Việc tăng cường đội ngũ cán bộ giáo viên sẽ làm giảm tình trạng dạy học quá tải cho các giáo viên tham gia giảng dạy xuống còn 20 tiết/ tuần( chưa tính thời gian học lại và thi lại của sinh viên).
Giải pháp 2: Đầu tư, mua sắm CSVC, trang thiết bị phục vụ cho việc học và dạy môn thể dục như: Sân bóng rổ, sân bóng đá, bàn bóng bàn, lưới cầu lông, xà đơn, xà kép… (80%).
Thực trạng CSVC luôn là vấn đề với rất nhiều các trường đại học, cao đẳng và điều đó cũng là vấn đề đối với trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ ( như đã trình bày ở bảng 3.2 mục 3.1.2). Chính điều này cũng đã được 36/ 45 cán bộ giáo viên tham gia phỏng vấn đồng tình với giải pháp mà đề tài đã đưa ra.Trong giải pháp này những việc mà nhà trường cần phải thực hiện đó là:
- Tăng kinh phí cho việc quy hoạch lại khuôn viên của nhà trường nhằm tận dụng tốt những CSVC sẵn có của nhà trường và tạo khoảng trống cho sinh viên tập luyện.
- Đầu tư mua sắm, xây dựng sân bãi dụng cụ tập luyện phục vụ cho quá trình dạy và học môn thể dục.
- Sửa chữa, nâng cấp các trang thiết bị đang còn có thể sử dụng hiện có của nhà trường.
Giải pháp 3: Đảm bảo chế độ, chính sách tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên thể dục(84.44% ).
Chính sách lương bổng, các chính sách phụ cấp, các chế độ đối với cán bộ giáo viên được cử đi học các lớp chuyên tu, tại chức, các lớp hoàn thiện…được đảm bảo sẽ giúp các cán bộ giáo viên tận tâm trong công việc hơn.
Sự hạn chế về trình độ là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến công tác GDTC của nhà trường còn nhiều hạn chế do vậy việc bồi dưỡng cán bộ giáo viên được sự đồng ý của 38/ 45 cán bộ giáo viên tham gia phỏng ván. Các hình thức đào tạo nhằm nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ giáo viên như:
- Cử cán bộ giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn do sở GD - ĐT phối hợp với sở TDTT tổ chức.
- Cử cán bộ giáo viên tham dự các lớp đại học tại chức, chuyên tu, hoàn thiện nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và hoàn thiện kiến thức về thể thao.
Giải pháp 4: Cải tiến nội dung chương trình môn học(80% ).
Chương trình môn học của trường Cao đẳng Kỹ thuật Mỏ chưa phù hợp với nội dung chương trình của Bộ GD - ĐT đưa ra. Ngoài chương trình giảng dạy hiện tại của nhà trường chúng tôi xin đưa vào một số bài tập thể dục nghề nghiệp cho sinh viên nhà trường như: Các bài tập mang vác vật nặng, các bài tập vượt chướng ngại vật
* 4 giải pháp nêu trên( Từ giải pháp 1 đến giải pháp 4) phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan vì vậy chúng tôi lựa chọn giải pháp 5: Cải tiến phương pháp tổ chức giờ học thể dục nội khoá là yếu tố thực nghiệm.
Giải pháp 5: Cải tiến phương pháp tổ chức giờ học thể dục nội khoá như: Xây dựng cấu trúc giờ học hợp lý, cải tiến phương pháp tổ chức giảng dạy giờ học nội khoá (75.56%).
Quá trình giảng dạy chủ yếu dựa trên kinh nghiệm tuy nhiên giải pháp cải tiến phương pháp tổ chức giờ học nội khóa vẫn được 34/ 45 cán bộ giáo viên tham gia phỏng vấn lựa chọn. Việc cải tiến phương pháp tổ chức giờ học thể dục nội khoá được thực hiện tốt sẽ là giải pháp mang lại tính khả thi cho việc nâng cao chất lượng công tác GDTC. Việc cải tiến phương pháp tổ chức giờ học thể dục nội khoá được thực hiện tốt sẽ là giải pháp mang lại tính khả thi cho việc nâng cao chất lượng công tác GDTC. Trong đề tài này chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp cụ thể như: Cải tiến phương pháp tổ chức giảng dạy nội khoá, xây dựng cấu trúc giờ học hợp lý nhằm tăng mật độ chung và mật độ vận động của buổi học, tăng số giáo viên tham gia giảng dạy trong một tiết học…
3.3. Nhiệm vụ 3: ứng dụng biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giờ học thể dục của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ.
3.3.1. Tiến hành thực nghiệm.
Với mục đích nâng cao chất lượng công tác GDTC và chứng minh tính hiệu quả của các giải pháp nêu trên. Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường chúng tôi tiến hành thực nghiệm trong 4 tháng: Từ tháng 10/ 2007 đến tháng 02/ 2008 theo hình thức thực nghiệm song song trên đối tượng sinh viên sinh viên năm thứ hai(89 sinh viên) học kỳ I năm học 2007 - 2008 như sau:
- Nhóm đối chứng: Gồm 23 sinh viên tập môn cầu lông và 21 sinh viên tập môn bóng chuyền.
- Nhóm thực nghiệm: Gồm 22 sinh viên tập môn cầu lông và 23 sinh viên tập môn bóng chuyền.
Để nâng cao hiệu quả giờ học chúng tôi tiến hành áp dụng một số biện pháp sau:
+ Tăng cường 2 giáo viên giảng dạy trên một lớp học.
+ Phương pháp tổ chức giờ học: Phương pháp tập luyện theo nhóm, Phương pháp khởi động vòng tròn.
+ Tìm cán bộ TDTT cho mỗi nhóm: có nhiệm vụ giúp đỡ giáo viên tổ chức và quản lý hoạt động tập luyện trong nhóm của mình.
+ Xây dựng cấu trúc giờ học nhằm nâng cao mật độ chung và mật độ vận động của buổi học. Cụ thể như sau:
Bảng 3.8: Cấu trúc giờ học TDTT cho sinh viên nhóm thực nghiệm trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ.
TT
Phần
Thời gian( phút)
%
1
Chuẩn bị
15
16.67
2
Cơ bản
70
77.78
3
Kết thúc
05
5.55
Tổng cộng
90
100
Bảng 3.8 cho thấy việc phân bổ thời gian cho các phần trong cấu trúc giờ học đảm bảo viêc tăng cường thời gian cho phần cơ bản để giải quyết các nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng. ở phần chuẩn bị việc điểm danh cần hết sức khẩn trương thông qua các cán bộ lớp báo cáo còn ở phần kết thúc do lượng vận động là chưa cao nên việc thả lỏng có thể được sinh viên tự thực hiện.
Trong thời gian thực hiện chúng tôi rút ra một số nhận định như sau:
- Sự thay đổi cấu trúc giờ học cho thấy rõ tính hợp lý trong việc phân phối thời gian cho các phần trong một giáo án. Thời gian cho phần chuẩn bị đảm bảo cho việc hoàn tất các nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng của buổi học.
- Việc tăng cường 2 giáo viên giảng dạy trên một tiết học đã góp phần giảm tải cho các giáo viên và nâng cao mật độ chung và mật độ vận động
- Khởi động vòng tròn đã mang lại hiệu quả thiết thực giúp giảm bớt thời gian cho phần khởi động và tăng cường thời gian cho phần cơ bản.
- Trong quá trình giảng dạy đã áp dụng hình thức tập luyện theo nhóm và tìm cán bộ TDTT cho mỗi nhóm đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao mật độ vận động của buổi học.
Từ tất cả những nhận định trên cho phép chúng tôi nâng cao chất lượng giờ học thể dục của nhà trường. Mật độ chung của buổi học đã đạt 92% và mật độ vận động đạt 67%
3.3.2. Kết quả thực nghiệm.
Để chứng minh tính hiệu quả của những biện pháp đã đề xuất chúng tôi tiến hành kiểm tra thành tích của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau 18 giờ học thực nghiệm, kết quả thu được ở bảng 3.9 như sau:
Bảng 3.9: Kết quả kiểm tra thành tích hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng của sinh viên năm thứ hai học kỳ I trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ năm học 2007 - 2008 sau thực nghiệm.
TT
Nhóm
Nội dung
Số lượng
Học kỳ
Năm học 2007 - 2008
Đạt
Tỷ lệ%
Không đạt
Tỷ lệ%
1
Đối chứng
Cầu lông
23
III
15
65.22
8
34.78
Bóng chuyền
21
III
13
61.90
8
38.10
2
Thực nghiệm
Cầu lông
22
III
19
86.36
3
13.64
Bóng chuyền
23
III
19
82.61
4
17.39
Kết quả Bảng 3.9 cho thấy tỷ lệ sinh viên qua lần 1 ở nhóm đối chứng vẫn còn ở mức cao, điều này chứng tỏ chất lượng sinh viên so với các năm không có sự chênh lệch đáng kể. Tuy nhiên tỷ lệ thi qua lần 1 của nhóm thực nghiệm là cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng ( Tỷ lệ đó giảm chỉ còn khoảng một nửa) và còn cao hơn so với tỷ lệ thi qua lần 1 của các sinh viên trong các năm học trước đó, điều này khẳng định các biện pháp mà đề tài đề xuất đã bước đầu mang lại hiệu quả cho công tác GDTC của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ.
Kết luận và kiến nghị
Kết luận.
1.1 Thực trạng công tác GDTC của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ còn nhiều tồn tại như sau: Giáo viên còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn. CSVC phục vụ cho công tác giảng dạy học tập còn nhiều thiếu thốn chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của sinh viên. Nội dung chương trình giảng dạy bị cắt giảm và chưa phù hợp với thực tế để nâng cao hiệu quả công tác GDTC. Cấu trúc giảng dạy còn chưa hợp lý, phương pháp tổ chức giờ học chính khoá còn nhiều bất cập nên kết quả học tập của sinh viên còn thấp
1.2. Từ kết quả nghiêm cứu đề tà đã xác định được 5 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác GDTC của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ như sau:
- Bổ sung, tăng cường cán bộ giáo viên thể dục.
- Đầu tư, mua sắm CSVC, trang thiết bị phục vụ cho việc học và dạy môn thể dục.
- Đảm bảo chế độ, chính sách tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên thể dục.
- Cải tiến nội dung chương trình môn học
- Cải tiến phương pháp tổ chức giờ học thể dục nội khoá .
1.3. Kết quả bước đầu thực nghiệm giải pháp 5 đã mang lại hiệu quả phản ánh qua kết quả học tập ở nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn nhóm đối chứng và cao hơn hẳn so với kết quả học tập các năm về trước
2. Kiến nghị.
Do trình độ nghiên cứu còn hạn chế, điều kiện thực nghiệm còn khó khăn nên chúng tôi mới chỉ tiến hành 1 trong 5 giải pháp, điều đó chắc chắn không tránh khỏi những sai sót song từ kết quả nghiên cứu của đề tài đã phần nào cung cấp những thông tin cần thiết cho công tác GDTC của trường Cao đẳng Kỹ thuật Mỏ
Tài liệu tham khảo
Chỉ thị 112 CT/TW của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng về công tác Thể dục thể thao trong những năm đổi mới -9 Hà Nội 09/ 05/ 1989
Pháp lệnh TDTT - NXB Chính trị Quốc gia tháng 10/ 2000.
Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của bác hồ - Đảng và nhà nước với thể dục thể thao. NXB TDTT 1981
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - 1992 - NXB Chính trị Quốc gia
Thông tư liên bộ giáo dục và đào tạo và tổng cục thể dục thể thao số 04-93 về việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục thể chất học sinh, sinh viên ngày 17 tháng 09 năm 1993.
Luật Giáo dục- NXB giáo dục- Hà nội 1999.
Tập thể tác giả : Nhân lực trẻ- đào tạo và triển vọng- NXB Thanh niên 1999
Nghiêm Đình Vĩ, Nguyễn Đắc Hưng: Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài- NXB chính trị quốc gia 2002.
Tuyển tập nghiên cứu khoa học Giáo dục thể chất và sức khoẻ cho học sinh các cấp
PHụ LụC 1
Bộ văn hoá thể thao và du lịch
Trường đại học TDTT bắc ninh
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
Quảng Ninh. Ngày… tháng… năm 200…
phiếu phỏng vấn
(Cán bộ, giáo viên TDTT)
Kính gửi…………………………………………..
Để giúp lựa chọn các giải pháp phù hợp mà đề tài đề ra nhằm nâng cao chất lượng công tác GDTC cho sinh viên nhà trường. Với kinh nghiệm giảng dạy lâu năm và nắm bắt chính xác về môn học cũng như thực trạng GDTC của nhà trường hiện nay xin thầy( cô) vui lòng lựa chọn các giải pháp dưới đây phù hợp với ý kiến của thầy( cô) bằng cách đánh dấu( x) vào ô phù hợp. Chúng tôi rất trân trọng những ý kiến đóng góp của thầy( cô).
Xin cảm ơn!
Giải pháp 1. Bổ sung, tăng cường cán bộ giáo viên thể dục nhằm giảm tỷ lệ GV/ HS xuống khoảng1/419
Đồng ý Không đồng ý
Giải pháp 2. Tăng số giờ học nội khoá nên 4 tiết một tuần.
Đồng ý Không đồng ý
Giải pháp 3. Đầu tư, mua sắm CSVC, trang thiết bị phục vụ cho việc học và dạy môn thể dục như: Sân bóng rổ, sân bóng đá, bàn bóng bàn, lưới cầu lông, xà đơn, xà kép…
Đồng ý Không đồng ý
Giải pháp 4. Tăng cường diện tích sân bãi và quy hoạch bố trí sân tập, khu tập TDTT
Đồng ý Không đồng ý
Giải pháp 5. Đảm bảo chế độ, chính sách tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên thể dục.
Đồng ý Không đồng ý
Giải pháp 6. Cải tiến nội dung chương trình môn học
Đồng ý Không đồng ý
Giải pháp 7. Thành lập các đội tuyển thể thao tham dự các giải đấu được tổ chức định kỳ cho sinh viên các trường Đại học, cao đẳng như: đội bóng đá, đội tuyển cầu lông, đội tuyển bóng bàn…
Đồng ý Không đồng ý
Giải pháp 8. Tăng số môn thể thao lựa chọn: Bóng rổ, bóng đá.
Đồng ý Không đồng ý
Giải pháp 9. Tăng cường các hoạt động ngoại khoá cho sinh viên( 4 tiết/ tuần)
Đồng ý Không đồng ý
Giải pháp 10. Cải tiến phương pháp tổ chức giờ học thể dục nội khoá như: Xây dựng cấu trúc giờ học hợp lý, cải tiến phương pháp tổ chức giảng dạy giờ học nội khoá
Đồng ý Không đồng ý
Giải pháp 11. Đa dạng hoá hình thức và nội dung các hoạt động ngoại khóa như:
- Tăng số môn ngoại khoá ( Điền kinh, bóng bàn, bóng rổ, cầu lông)
- Tổ chức thi đấu các môn thể thao ngoại khoá đa dạng với nhiều hình thức thi đấu.
Đồng ý Không đồng ý
Giải pháp 12. Hình thành các hệ thống thi đấu thể trong nhà trường như:
- Giải điền kinh.
- Giải cầu lông.
- Giải bóng bàn.
Đồng ý Không đồng ý
Người lập phiếu Người được phỏng vấn
( ký tên) ( ký tên)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10882.doc