Định nghĩa: Hệ thống phân tích mối nguy hiểm và xác định điểm kiểm soát trọng yếu là một hệ thống sản xuất và kiểm tra dựa trên cơ sở khoa học nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm. Hệ thống HACCP áp dụng đối với toàn bộ ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trong EU, từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Quy định về vệ sinh thực phẩm (93/43/EC) ghi rõ rằng: “các công ty thực phẩm sẽ xác định từng khía cạnh trong các hoạt động của mình có liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm và đảm bảo rằng các trình tự an toàn đã được thiết lập, áp dụng, duy trì và tái xét trên cơ sở hệ thống HACCP”
Hệ thống HACCP thường áp dụng đối với ngành chế biến thực phẩm.Chỉ thị về vệ sinh thực phẩm của EU (93/43/EC có hiệu lực vào tháng 11/1996 qui định "các công ty thực phẩm phải xác định từng khía cạnh trong hoạt động của họ đều có liên quan tới an toàn thực phẩm và việc đảm bảo thủ tục an toàn thực phẩm phải được thiết lập, áp dụng, duy trì và sửa đổi trên cơ sở của hệ thống HACCP.Tất cả các nhà chế biến thực phẩm của EU theo quy định pháp luật phải áp dụng hệ thống HACCP hoặc là họ sẽ phải phối hợp thực hiện một hệ thống HACCP. hệ thống HACCP có thể có hiệu lực đối với các công ty chế biến, xử lý, bao bì, vận chuyển, phân phối hay kinh doanh thực phẩm. Những công ty này bắt buộc phải hiểu và phải chống lại các nguy cơ liên quan đến sản xuất thức ăn ở mọi công đoạn, từ nuôi trồng, chế biến, sản xuất, phân phối đến tiêu thụ. Đây là những rủi ro sinh học vĩ mô (súc vật), vi mô (vi rút vi khuẩn, mốc), độc tố (phóng xạ hoá học với thuốc trừ sâu) hay vật chất ( gỗ, kim loại, thuỷ tinh, nhựa, xơ)
111 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1168 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu một số các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển.
Cũng vào đầu năm 2006, EU đã đưa ra qui định mới về vệ sinh thực phẩm nhập khẩu trong đó có nội dung về loại bỏ chất thuốc trừ sâu, hóa chất còn sót lại trong trái cây, rau xanh...
Ngoài ra, EU còn rất nhiều các quy định khác, ví dụ như quy định về thực phẩm chung có quy định EC 178/2002 đã được thông qua, dựa trên các nguyên tắc và các yêu cầu chung về luật thực phẩm. Họ thành lập cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu và ban hành các thủ tục về an toàn thực phẩm. Quy định này còn bao gồm cả các điều khoản về khả năng truy nguồn thực phẩm... Hay các tiêu chuẩn để tiếp cận thị trường EU cũng được ban hành trong quy định cơ bản EC 2200/96, trong khung của chính sách nông nghiệp chung (CAP). Các sản phẩm không tuân thủ các tiêu chuẩn này đều sẽ không được tham gia thị trường EU. Với sự trợ giúp của các tấm thẻ màu, các công cụ đo lường và các mô tả nghiêm ngặt, có khả năng phân loại và sắp xếp sản phẩm một cách hiệu quả.Đối với mặt hàng rau quả, bên cạnh luật pháp EU, các nhà nhập khẩu rau quả tươi ở đây cũng có những tiêu chuẩn chất lượng của riêng họ. Không chỉ có thế mà còn phải có chứng nhận phù hợp. Theo quy định EC 1148/2001, tất cả những lô hàng rau quả tươi nhập khẩu từ các nước bên ngoài khối EU sẽ được yêu cầu một chứng nhận phù hợp, được thừa nhận trước khi chúng đưa vào thị trường EU. Cụ thể như giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật là một tài liệu chính thức chứng minh rằng sản phẩm được mô tả đã được kiểm dịch theo các thủ tục phù hợp, được xem xét không có các côn trùng gây hại và phù hợp với các quy định hiện thời của quốc gia nhập khẩu. Nếu việc nhập khẩu rau quả tươi không tuân thủ các yêu cầu, những lô hàng này có thể không được đưa vào thị trường EU. Mục tiêu chính của yêu cầu này là nhằm bảo vệ mùa màng của các nước trong EU tránh khỏi sự lây lan với các sinh vật gây hại thực vật từ các lô hàng hóa nhập khẩu. Bên cạnh đó còn những yêu cầu khác như môi trường và xã hội, đóng gói và bảo quản sản phẩm...
Mặc dù những tiêu chuẩn chất lượng đối với mặt hàng rau quả, trái cây nhập khẩu mà EU đặt ra ngày càng khắt khe hơn nhưng cơ hội vẫn rộng mở cho các nước xuất khẩu trái cây nhiệt đới của châu Á như chúng ta bởi EU sẽ rất cụ thể trong việc công bố các tiêu chuẩn chất lượng, cung cấp thông tin về yêu cầu của thị trường và sẵn sàng mua với giá cao nếu hàng rau quả đáp ứng được các tiêu chuẩn của họ.
3.3 Thực trạng xuất khẩu rau quả Việt Nam vào EU
Năm 2001, xuất khẩu rau quả của chúng ta đạt 330 triệu USD (gấp 3,5 lần năm 1996), mức cao nhất từ trước đến nay. Sau đó kim ngạch giảm dần. Năm 2007 cũng chỉ đạt kim ngach 300 triệu USD.
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam thời kỳ 2000-2007
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Kim ngạch XK (tr. USD)
213
344,3
201,0
152
223
254
259
300
Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ Công thương
Nếu kim ngạch xuất khẩu năm 2001 đạt 330 triệu USD thì năm 2004 chỉ được trên 200 triệu USD. Có nhiều lý do để lý giải cho việc xuất khẩu rau quả sút giảm là tại Trung Quốc, thị trường chính của rau quả Việt Nam gia nhập WTO và ký hiệp định thương mại tự do với Thái Lan (thuế nhập 0%) khiến hàng của ta không thể cạnh tranh khi thuế suất còn cao. Trong khi các sản phẩm rau quả của ta ở thị trường EU, thị trường Mỹ còn khá mới mẻ.
Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả cả nước trong tháng 12/2007 đạt 31.796.070 USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả trong năm 2007 lên 305.641.306 USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, đáng chú ý là xuất khẩu vào thị trường các nước EU, thị
trường lớn nhất của mặt hàng rau quả Việt Nam
Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả tháng 12/2007 và năm 2007 vào một số nước EU
Tên nước
Kim ngạch xuất khẩu tháng 12/2007 (USD)
Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 (USD)
Anh
398.717
3.917.208
Bỉ
321.391
2.599.151
CHLB Đức
759.082
5.882.510
Hà Lan
1.016.347
10.331.893
Italia
371.269
4.894.982
Pháp
841.721
5.288.204
CH Séc
240.601
1.139.866
Thuỵ Điển
105.999
1.061.651
Nguồn: Tổng cục thống kê
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả tháng 2/2008 và 2 tháng đầu năm 2008 vào một số thị trường EU
Tên nước
Kim ngạch xuất khẩu tháng 2/2008 (USD)
Kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2008 (USD)
Anh
362.440
715.976
Bỉ
182.212
438.543
CHLB Đức
519.154
1.022.922
Hà Lan
756.833
1.993.596
Italia
248.128
345.744
Pháp
451.507
1.081.874
CH Séc
210.019
527.945
Thuỵ Điển
146.706
222.290
(Tổng hợp số liệu: Tổng cục thống kê)
Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU những năm gần đây thường xuyên chiếm 18 - 19% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp nước ta. Những nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu vào thị trương EU ổn định và liên tục tăng từ năm 2000 đến nay như: sản phẩm gỗ 77%/năm, điều nhân 32%/năm, chè 35,8%/năm, cao su sơ chế 44,7%/năm, rau quả 35,5%/năm.
Bộ NN-PTNT đặt mục tiêu trong thời kỳ 2010-2020, ngoài đáp ứng nhu cầu nội địa, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả Việt Nam phấn đấu đạt 1,2 tỷ USD/năm. Riêng đến 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả các loại đạt 760 triệu USD/năm. Hiện nay thị trường EU mới chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam. Bộ cũng có kế hoạch nâng tỷ lệ này lên 30% với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như cao su, cà phê, chè, rau quả, hạt có dầu...
Có nhiều sản phẩm trái cây, rau xanh của Việt Nam được các thực khách nước ngoài rất thích khi đến Việt Nam nhưng lại không tìm thấy trên thị trường nước ngoài. Lý do duy nhất là rau quả của Việt Nam chưa sạch.
Năm 2004, tại Cần Thơ có 7.400 ha/16.000 ha cây ăn trái bị sâu bệnh khiến một số lượng lớn rau quả không thể xuất khẩu sang EU được. Do nhiều nhà vườn đã sử dụng thuốc hóa học để kháng sâu bệnh, vì vậy để lại chất độc hại trên rau quả.
Cũng trong năm 2004, một lô hàng rau ngổ (om) xuất sang Pháp bị phía bạn tẩy chay vì có sâu ở ngọn cây rau. Trước đây, một lô hàng thanh long cũng bị huỷ khi vào Nhật vì có sự xâm nhập của ruồi đục trái.
Từ năm 1997 đến nay, chúng ta đã xảy ra 2.123 vụ ngộ độc thức ăn với 39.976 người bị ngộ độc và 378 người tử vong, trong đó nhiều trường hợp có nguồn gốc từ rau quả không đảm bảo vệ sinh. Ngộ độc thực phẩm có nguyên nhân từ một số nguồn như do vi sinh vật và vệ sinh môi trường, tồn dư các loại hoá chất độc hại trong thực phẩm, thực phẩm chứa chất độc tự nhiên và một số trường hợp không xác định được nguyên nhân. Trong năm 2002, số vụ ngộ độc do vi sinh vật và vệ sinh môi trường chiếm 42%, do hoá chất chiếm 27% và hơn 24% ngộ độc do chất tự nhiên có trong thực phẩm . Như vậy, mức độ an toàn của rau quả Việt Nam còn rất đáng lo ngại
3.4 Những điều doanh nghiệp cần lưu ý khi xuất khẩu vào thị trường EU
- Sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
- Doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu cần áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nào: ISO, HACCP hay EurepGap?
- Mức độ yêu cầu về an toàn sức khỏe và bảo vệ cây trồng đối với sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp.
- Tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất sản phẩm, yêu cầu về nhãn sinh thái.
- Các quy định về thuế quan đối với việc phân phối sản phẩm.
- Chi phí gia nhập hệ thống phân phối của sản phẩm.
II. Những hạn chế của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các quy định môi trường của EU đối với nhập khẩu hàng nông sản
Vấn đề bao bì và phế thải bao bì bắt đầu được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm. Các nhà sản xuất cho rằng tiêu chuẩn về bao bì và đóng gói ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của hàng hoá, đặc biệt là hàng xuất khẩu và tán thành việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường về nguyên liệu đóng gói. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu mới chỉ quan tâm đến vấn đề bao bì bởi chất lượng bao bì ảnh hưởng đến giá cả và thị hiếu tiêu dùng của thị trường xuất khẩu, mà chưa quan tâm đến khía cạnh môi trường (bao bì dễ thu gom, dễ tái chế). Một thực tế khá phổ biến hiện nay, rất ít các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang thị trường EU có được thông tin về quy định bao bì và phế thải bao bì của EU. Từ trước tới nay, đa phần các doanh nghiệp của ta đóng gói và sử dụng bao bì theo yêu cầu của đối tác EU, chứ chưa hề hiểu được quy định bao bì và phế thải bao bì của EU cụ thể là như thế nào?
Tiêu chuẩn về dán nhãn sinh thái cho sản phẩm ít được các nhà sản xuất cũng như các nhà quản lý quan tâm. Kết quả khảo sát ở một số doanh nghiệp chế biến hàng nông sản xuất khẩu cho thấy họ biết rất ít hoặc không biết về tiêu chuẩn này của thị trường EU, đặc biệt là yêu cầu dán nhãn cho thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ. Loại nhãn này là một khái niệm khá mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam chế biến nông sản xuất khẩu sang EU. Hơn nữa, sản xuất nông nghiệp hữu cơ là một phương pháp sản xuất mới, mới được áp dụng ở nước ta trên phạm vi hẹp. Vì vậy, việc dán nhãn hiệu cho loại thực phẩm này các nhà sản xuất hầu như chưa nghĩ tới.
Đến nay, phần lớn mặt hàng thịt gia súc, gia cầm của Việt Nam chưa xuất khẩu được sang EU. Nguyên nhân chủ yếu là tiêu chuẩn chất lượng, VSATTP và BVMT của sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường này. Sở dĩ như vậy là do còn ít doanh nghiệp áp dụng Hệ thống HACCP. Để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU, các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng cường áp dụng Hệ thống HACCP từ khâu chăn nuôi cho tới chế biến.
Hiện tượng khá phổ biến trong chăn nuôi gia súc, gia cầm ở Việt Nam hiện nay là sử dụng quá nhiều kháng sinh bị cấm (CAP, NF, FRZ...). Những kháng sinh này là những chất không đảm bảo ATTP và gây ô nhiễm môi trường, đã bị cấm sử dụng trong Quy định kiểm tra thú y đối với thịt gia súc, gia cầm và thuỷ sản của EU. Bởi vậy có thể nói rằng, nguyên liệu đầu vào không đảm bảo yêu cầu của HACCP. Chăn nuôi và chế biến ở Việt Nam là hai khâu tách rời nhau, chứ không giống ở các nước phát triển hình thành một tổ hợp từ chăn nuôi đến chế biến trong cùng một khu vực khép kín. Chính vì vậy, rất khó áp dụng Hệ thống HACCP.
Việc đảm bảo ATTP đang là vấn đề bức xúc đối với Việt Nam hiện nay. Chế biến thực phẩm công nghiệp nhìn chung tuân thủ pháp luật (sử dụng các chất phụ gia theo đúng quy định của luật pháp). Tuy nhiên, việc sử dụng phụ gia trong chế biến hàng thực phẩm xuất khẩu còn chưa tuân thủ tốt quy định của các khu vực thị trường, đặc biệt là thị trường EU. Đây là khu vực thị trường mà Việt Nam mới chỉ xuất khẩu được một khối lượng rất nhỏ thực phẩm chế biến, nên các doanh nghiệp hầu như chưa nắm được Quy định chất phụ gia trong thực phẩm.
Nguyên nhân dẫn tới những hạn chế của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các quy định môi trường của EU đối với nhập khẩu hàng nông sản
Các doanh nghiệp Việt Nam thiếu thông tin về các quy định môi trường của EU. Một số doanh nghiệp có tìm hiểu, nhưng phiến diện, chưa cập nhật và hiểu rõ các quy định rất phức tạp của EU. Một số khác thì chưa nắm được những quy định này nên khá lúng túng trong việc xuất khẩu các sản phẩm nhậy cảm với môi trường sang thị trường EU. Các doanh nghiệp chẳng những phải hiểu rõ các quy định về môi trường của EU đối với nhập khẩu hàng nông sản, mà còn phải tuân thủ trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường này.
Phần lớn các doanh nghiệp tư nhân ít quan tâm tới công tác BVMT. Các doanh nghiệp này hầu như không có thiết bị xử lý chất thải, vì vậy ô nhiễm môi trường xung quanh nhà máy đang là vấn đề bức xúc.
Đa phần các doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề BVMT thì lại gặp phải một trở ngại rất khó tháo gỡ là thiếu vốn. Để đầu tư thiết bị xử lý môi trường cần một khoản vốn tương đối lớn. Điều này rất khó thực hiện đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hiện nay chỉ có một số ít doanh nghiệp chế biến nông sản thực phẩm quan tâm đến vấn đề BVMT, đó là các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các cơ sở chế biến tập trung được phân làm 2 loại: loại thứ nhất gồm các cơ sở cũ, loại thứ hai gồm các cơ sở mới đầu tư những năm gần đây. Các cơ sở cũ có công nghệ và thiết bị lạc hậu, khả năng gây ô nhiễm môi trường cao, đã có thiết bị xử lý môi trường nhưng quá cũ hoặc đầu tư không triệt để. Các cơ sở mới, nhất là các cơ sở ra đời sau khi có Luật bảo vệ môi trường, đã trang bị hệ thống xử lý môi trường, song có lẽ do sự quản lý chưa thật tốt của các cơ quan chức năng nên hiệu quả xử lý môi trường vẫn chưa cao. Đối với các cơ sở này vẫn có các vấn đề về môi trường.
Nhìn chung, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa sử dụng công nghệ sạch trong chế biến hàng nông sản xuất khẩu, nên ô nhiễm môi trường vẫn đang là vấn đề bức xúc. Hơn nữa, chưa nhiều doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn môi trường ISO 14001 và Hệ thống HACCP, do vậy hàng nông sản thực phẩm xuất khẩu của ta chưa đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng, VSATTP và BVMT của EU.
Bên cạnh ý thức BVMT của các doanh nghiệp còn kém, hiệu quả quản lý nhà nước về BVMT chưa cao. Ngoài ra, Chính phủ cần phải hỗ trợ các doanh nghiệp hơn nữa trong công tác thông tin, giải quyết tranh chấp, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp trong đàm phán và hỗ trợ tín dụng trong việc nâng cấp và trang bị thiết bị xử lý môi trường.
Chương III. CÁC KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÍCH ỨNG VỚI CÁC QUY ĐỊNH VÀ TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG CỦA EU ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN NHẬP KHẨU
Triển vọng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường EU
1. Thách thức đặt ra đối với hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường EU
Xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU trong những năm tới nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với những thách thức sau đây:
- Thứ nhất, Hệ thống các quy định hết sức ngặt nghèo về môi trường và VSATTP, cũng như hàng loạt các biện pháp và chế tài mà EU áp dụng đối với hàng nông sản nhập khẩu vi phạm các quy định môi trường của EU. Luật thực phẩm của EU nâng từ 10 chất kháng sinh bị cấm hiện nay lên 26 chất vào năm 2005. EU duy trì chính sách "dư lượng = 0" đối với 10 kháng sinh (năm 2005 là 26 kháng sinh). Như vậy, sẽ rất khó khăn đối với hàng nông sản thực phẩm của Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường này trong thời gian tới.
Hiện EU đang hoàn thiện Quy trình GAP (Quy trình canh tác nông nghiệp đảm bảo) và cũng đang xây dựng một nhãn hiệu duy nhất cho thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ. Chính vì vậy mà trong những năm tới, yêu cầu hàng nhập khẩu của thị trường EU sẽ là hàng nông sản hữu cơ, tức là nông sản sạch (nông sản được sản xuất theo quy trình GAP). Hàng nông sản nhập khẩu vào thị trường này phải có nhãn hiệu của thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ. EU sẽ sử dụng GAP để kiểm soát dư lượng kháng sinh và thuốc trừ sâu có trong hàng nông sản. EU cho rằng sản xuất nông nghiệp theo quy trình GAP không chỉ BVMT, mà sản phẩm làm ra còn đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và VSATTP.
Đối với các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm phải tuân thủ Quy định kiểm tra thú y. Quy định này sẽ ngày càng khó thực hiện vì EU duy trì "dư lượng = 0" đối với 10 chất kháng sinh. Trong số 10 chất, có 7 chất gây ô nhiễm môi trường. Để đáp ứng được Quy định, sản phẩm thịt của Việt Nam phải tuân thủ rất nhiều Chỉ thị của Hội đồng Uỷ ban Châu Âu, và các Chỉ thị thường xuyên được EU chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với thực tế luôn biến đổi. Thêm vào đó, thực phẩm chế biến còn phải tuân thủ Quy định chất phụ gia trong thực phẩm. Đây quả là một thách thức không nhỏ đối với thực phẩm chế biến của ta xuất khẩu sang EU trong thời gian tới, vì hiện tại mới chỉ có một khối lượng rất nhỏ mặt hàng này thâm nhập được vào thị trường EU.
Ngoài ra, EU còn có quy định 166/2006 của EC, sửa đổi Quy định số 2074/2005, áp dụng đối với các sản phẩm có nguồn gốc động vật. Quy định này cũng đưa ra một loạt mẫu chứng nhận sức khoẻ mới cho một số mặt hàng được dùng cho con người như đùi ếch, ốc, gelatin (nguyên liệu nấu thạch), nguyên liệu thô để sản xuất gelatin, collagen (chất tạo keo) và nguyên liệu thô để sản xuất collagen, thủy sản, ngao sò sống, mật và sản phẩm từ ong.
Đối với rau, quả, hạt có dầu,v.v... xuất khẩu vào thị trường EU phải tuân thủ Quy định hàm lượng thuốc trừ sâu tối đa có trong sản phẩm nông nghiệp. Trong khi đó tại Việt Nam hiện nay, sử dụng thuốc trừ sâu quá liều lượng và không đúng kỹ thuật đã gây tác động xấu tới môi trường. Nếu chúng ta không có các biện pháp khắc phục và hướng dẫn bà con nông dân sử dụng thuốc trừ sâu theo quy định của EU thì sẽ rất khó cho các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.
Quy định bao bì và phế thải bao bì của EU đang đặt ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường này. Những năm tới, các doanh nghiệp phải chú trọng tới khía cạnh môi trường của bao bì sản phẩm nhiều hơn và phải tuân thủ các yêu cầu trong quy định.
Bên cạnh sự phức tạp và ngặt nghèo ngày càng tăng của hệ thống các quy định về môi trường của EU đối với hàng nông sản nhập khẩu, các biện pháp và chế tài mà EU áp dụng đối với các trường hợp vi phạm sẽ ngày càng chặt chẽ và hà khắc hơn. Như vậy, để tránh tổn thất và đẩy mạnh được xuất khẩu sang EU, chúng ta cần phải tuân thủ các quy định về môi trường của EU đối với nhập khẩu hàng nông sản. Hơn nữa, việc thực hiện các quy định này sẽ góp phần mang lại môi trường sống lành mạnh cho chính chúng ta và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.
- Thứ hai, Nông sản là nhóm hàng nhậy cảm và được EU trợ cấp rất lớn. Mức trợ cấp tăng lên hàng năm để bảo hộ nền sản xuất nông nghiệp trong Liên Minh. Bởi vậy, hàng nông sản xuất khẩu của ta sẽ ngày càng khó khăn hơn khi thâm nhập vào thị trường này. Ngoài việc phải cạnh tranh với các đối tác xuất khẩu khác có tiềm lực mạnh hơn ta, chúng ta còn phải cạnh tranh với hàng nội địa được hưởng nhiều ưu đãi.
- Thứ ba, Ngoài nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng EU về nông sản thực phẩm thân thiện với môi trường, yêu cầu của họ về chất lượng và VSATTP đối với nhóm hàng này cũng ngày càng khắt khe hơn. Chẳng hạn như người tiêu dùng EU đã từng tẩy chay thịt bò điên, thịt gà có dioxin,... được nhập khẩu từ các nước. Đây cũng là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp chế biến hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU.
2. Triển vọng xuất khẩu hàng nông sản vào thị trường EU
Thị trường EU là một thị trường giàu tiềm năng đối với hàng nông sản của Việt Nam. Nhận định này dựa trên hai căn cứ sau đây:
- Thứ nhất, tuy nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của thị trường EU chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trường này, nhưng đó cũng vẫn là một thị trường rất lớn so với tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam.
Số liệu thống kê cho thấy, bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản ra thị trường thế giới, EU vẫn tăng nhập khẩu nhóm hàng này, nhất là các loại nông sản mà EU sản xuất được ít (cung không đủ cầu) hoặc không sản xuất được như các loại nông sản nhiệt đới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của chính mình.
- Thứ hai, với các định hướng phát triển nền nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ trong nông nghiệp..., đưa nhanh công nghệ mới vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ nông sản, chúng ta sẽ nâng cao được chất lượng và VSATTP của sản phẩm nông nghiệp.
Sự ra đời của Luật và các văn bản pháp luật bảo vệ môi trường, cùng với những yêu cầu ngày càng cao của các thị trường nhập khẩu về sản phẩm thân thiện với môi trường, ngành nông nghiệp của Việt Nam đang phát triển theo hướng BVMT. Hiện nay, ở nước ta đang hình thành các trang trại, các khu vực sản xuất hàng hóa lớn theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa thân thiện với môi trường để đáp ứng nhu cầu của thị trường nhập khẩu. Nhiều tỉnh đang phát triển nuôi lợn xuất khẩu với quy mô lớn: Hệ thống truồng trại và thức ăn đạt tiêu chuẩn, hệ thống xử lý chất thải đảm bảo việc BVMT.
Theo như phân tích ở trên, có thể khẳng định rằng, EU là thị trường xuất khẩu cực kỳ lớn đối với hàng nông sản Việt Nam, nhưng chúng ta có khai thác được thị trường này và thị trường nông sản thế giới nói chung hay không là tuỳ thuộc vào hai yếu tố: Một là, phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường để tính toán khối lượng nông sản sẽ sản xuất; Hai là, phải đáp ứng được những yêu cầu ngặt nghèo về chất lượng, VSATTP và môi trường.
Xuất phát từ những căn cứ nêu trên, có thể dự báo triển vọng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường EU đến năm 2010.
Giai đoạn 2006 - 2010
Với thị trường EU quá rộng lớn đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam như đã nói trên và với ưu thế của hàng loạt nông sản nhiệt đới, một khi đã đạt được những bước cải thiện về chất lượng, VSATTP và BVMT, tức là đã gỡ được cái “nút” của vấn đề, thì việc mở rộng thị trường EU cho hàng nông sản Việt Nam trong nửa cuối của thập kỷ này là có thể thực hiện được.
Dự báo triển vọng xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường EU theo hai phương án sau:
- Phương án thấp, đạt mức tăng trưởng bình quân 10,83%/năm như trong giai đoạn 1996 - 2001 trên cơ sở đã hoàn thành hoặc hoàn thành tốt việc tăng trưởng xuất khẩu trở lại sang thị trường EU vào năm 2005 (đạt 430 - 500 triệu USD) như đã nói trên, thì kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường này sẽ đạt khoảng 719 - 836 triệu USD vào năm 2010.
- Phương án cao, đạt mức tăng trưởng bình quân 11%/năm trên cơ sở đã đạt được 430 - 500 triệu USD vào năm 2005, thì kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường EU sẽ đạt khoảng 725 - 843 triệu USD vào năm 2010.
II. Những giải pháp chủ yếu để đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU đối với hàng nông sản Việt Nam
- Cần có quy hoạch ổn định cho các vùng cây trồng, hạn chế việc thay đổi hệ thống canh tác: Cơ cấu cây trồng thay đổi, thậm chí thay đổi nhanh sẽ gây ra những tác động sinh thái bất lợi. Mỗi lần thay đổi cơ cấu cây trồng tức phải thay đổi kỹ thuật canh tác, đất, điều này sẽ gây ra các biến đổi sinh thái ảnh hưởng đến hệ đa dạng sinh học, hạn chế khả năng thích nghi của cây trồng chống lại sâu bệnh. Trường hợp như thế này đã xảy ra khi sản phẩm của cây trồng trước gặp khó khăn trong thương mại thì ào ạt bị thay thế bằng cây trồng khác đang ở nguồn tiêu thụ nhất là xuất khẩu như phá dâu để trồng cà phê, phá cây rừng trồng cà phê, bỏ cam trồng chè, hoặc khi mở các khu công nghiệp thì lập tức các vùng xung quanh nông dân bớt diện tích trồng lúa, khoai hay cây trồng khác để tập trung sản xuất các sản phẩm có giá cao cho khu công nghiệp như rau, hoa.
- Quy hoạch vùng sinh thái nông nghiệp: điều tra, nghiên cứu các điều kiện tự nhiên về thời tiết, khí hậu, đất đai, thuỷ văn, quần thể sinh vật của từng vùng để làm cơ sở bố trí phát triển cây trồng vật nuôi.
- Xây dựng hệ thống canh tác có hiệu quả nhất trên cơ sở các vùng sinh thái. Hệ thống canh tác hợp lý không chỉ đạt hiệu quả kinh tế cao mà còn tập trung giải quyết được vấn đề về môi trường.
- Chọn lọc, lai tạo, thích nghi các giống cây trồng vật nuôi có năng suất, có chất lượng cao, thích nghi với từng vùng và có khả năng chống chọi sâu bệnh. Đây là vấn đề hàng đầu của sản xuất nông nghiệp. Và thực tế nông nghiệp đạt được thành tựu trong những năm qua thì công tác giống cây trồng, giống vật nuôi đóng góp phần không nhỏ.
- Xây dựng các văn bản kỹ thuật: Tiêu chuẩn và quy trình kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi, phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y làm cơ sở cho công tác quản lý và hướng dẫn người sản xuất.
- Ban hành các văn bản có tính pháp lý để quản lý sản xuất nông nghiệp: Pháp lệnh kiểm dịch và Bảo vệ thực vật, Pháp lệnh thú y, Nghị định quản lý giống cây trồng, Nghị định quản lý vật nuôi, Nghị định quản lý thức ăn chăn nuôi, các quy định về sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, quy định danh mục hoá chất bảo vệ thực vật được sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam. Khuyến khích sử dụng các loại phân bón sinh học và áp dụng phòng trừ dịch bệnh bằng phương pháp sinh học.
- Xây dựng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp hàng hoá có chất lượng: như chính sách vốn, chính sách dịch vụ khuyến nông, chuyển giao công nghệ và cung ứng các dịch vụ phục vụ sản xuất, chính sách thuế, chính sách đầu tư nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp, chính sách đào tạo cán bộ nông nghiệp, bảo hiểm nông nghiệp....
- Phát triển nền nông nghiệp hữu cơ. Thị trường các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thế giới trong những năm gần đây phát triển rất nhanh với tốc độ tăng trưởng 10-20% ở các thị trường chính như Hoa Kỳ, EU. Kim ngạch các sản phẩm hữu cơ thế giới năm 2000 đạt giá trị 17,5 tỷ USD, trong đó Hoa Kỳ 8 tỷ USD, EU 7 tỷ USD, Đức 2,5 tỷ USD. Riêng thị trường Anh có mức tăng trưởng cao nhất khoảng 25-30%. Hiện nay phần lớn sản phẩm hữu cơ được bán tại các nước phát triển đều phải qua kiểm duyệt. Các chương trình tiêu chuẩn về sản phẩm hữu cơ ở các nước này đã có sự can thiệp nhiều hơn của chính phủ. Việt Nam có nhiều lợi thế về các sản phẩm hữu cơ như ray, hoa quả, gia vị,các sản phẩm chăn nuôi,chè, cà phê, hạt tiêu, thảo dược và đặc sản rừng. Tuy nhiên do phương thức canh tác không hợp lý, sử dụng nhiều hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật nên chất lượng các sản phẩm của ta còn hạn chế. Hiện nay ở nước ta mới bước đầu phát triển một số cây trồng hữu cơ như rau sạch, chè sạch, một số thảo dược. Để phát triển nông nghiệp hữu cơ điều trước hết là phải cải tạo môi trường đất, sử dụng các biện pháp nuôi trồng thân thiện với môi trường, lựa chọn giống cây, con thích hợp với từng lại đất và điều kiện sinh trưởng. Biện pháp tiếp theo là trợ giúp từ phía Nhà nước thị trường sản phẩm nông nghiệp hữu cơ,bởi vì chi phí sản xuất các sản phẩm này thường rất cao. Ngoài ra các biện pháp hỗ trợ khác như thông tin thị trường, kỹ thuật canh tác có ý nghĩa rất lớn đối với việc khuyếch trương nhân rộng sản phẩm hữu cơ ở tất cả các vùng trong cả nước.
- Tìm hiểu các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước và các quy định khác liên quan đến xuất khẩu nông sản.
Việc đáp ứng theo yêu cầu SPS và các qui định kỹ thuật thường được qui định trong hợp đồng giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Trong đa số các trường hợp, nông sản xuất khẩu phải tuân thủ các yêu cầu tương đối cao của các nước nhập khẩu. Việc tuân thủ các yêu cấu này được chứng nhận thông qua cấp ''Giấy chứng nhận chất lượng'' do các cơ quan khác nhau cấp. Cho nên các giấy chứng nhận chính sau đây cần phải xuất trình:
Đối với gạo, đậu xanh và các loại hạt khác: khi xuất khẩu cần ''Giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng'' do cục Kiểm dịch thực vật cấp.
Đối với các loại rau quả (tươi, khô hay đóng hộp) và các nông sản khác: khi xuất khẩu cần “Giấy chứng nhận chất lượng” và “Giấy chứng nhận kiểm dịch'' do một cơ quan được chỉ định cấp.
Một số nước yêu cầu các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu phải tuân thủ các quy định và luật pháp nước sở tại như luật về bảo vệ thực vật, an ninh lương thực, phụ gia thực phầm và các loại tiêu chuẩn'khác được Bộ Y tế chấp nhận. Các luật này không phải lúc nào cũng minh bạch rõ ràng, mạch lạc hoặc sẵn có đối với các nhà xuất khẩu nước ngoài và hầu như được áp dụng trên cơ sở từng trường hợp (nói cách khác, chúng được áp dụng khác nhau với các sản phẩm khác nhau, chuyến hàng khác nhau).
Một số nước đòi hỏi các tiêu chuẩn chất lượng rất cao (thậm chí cao hơn cả tiêu chuẩn quốc tế) đối với các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu, đặc biệt đối với rau quả tươi. Bằng cách này hay cách khác, các tiêu chuẩn cao được thể hiện trong các điều kiện sau và thường được các,nước phát triển áp dụng khi nhập rau quả tươi từ các nước Đông Nam á (trong đó có Việt Nam). Các điều kiện này không chỉ được áp dụng đối với bản thân sản phẩm mà còn với cả quy trình sản xuất và chế biến.
Để đáp ứng các yêu cầu của nước nhập khẩu các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản (đặc biệt là rau quả) cần quan tâm đến một số công đoạn sau:
Kiểm tra trước khi xuất khẩu:
+ Phải lên kế hoạch kiểm tra sau thu hoạch cho chuyên gia về côn trùng học của nước nhập khẩu và việc kiểm soát sâu bệnh phải được tiến hành nghiêm ngặt trong suốt mùa canh tác. Khi sứ dụng thuốc trừ sâu hoặc thuốc diệt nấm, cần phải chú ý kiểm soát dư lượng thuốc sau thu hoạch.
+ Phải có các biện pháp phòng ngừa liên quan tới việc thu hoạch,. phân lô và phân loại, đóng gói, chất hàng v.v... đối với bất cứ loại rau quả nào, việc thu hoạch cần phải được tiến hành trong điều kiện thời tiết tốt. Việc phân loại phải được thực hiện hết sức cẩn thận nhằm loại bỏ hết rau và quả bị nhiễm sâu bệnh.
+ Các công-ten-nơ vận chuyển và nguyên liệu đóng gói phải được kiểm tra trước khi đóng hàng để tránh sâu bệnh lây lan, các yêu cầu về kiểm dịch thực vật.
Chứng nhận khu vựcc không bị nhiễm sâu bệnh
Việc chứng nhận này qui định các thủ tục và điều kiện do hai cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước nhập khẩu và xuất khẩu cùng thoả thuận. Cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu phải thường xuyên cung cấp cho đối tác của /nình ở nước nhập khẩu phương pháp luận chung được sử dụng trong khảo sát việc giám sát kiểm dịch thực vật, trước khi việc khảo sát được thực sự thực hiện. Một số nước nhập khẩu còn đòi hỏi các yêu cầu chi tiết hơn; ví dụ, khi chứng nhận nhập khẩu xoài, họ yêu cầu số lượng mẫu kiểm tra phải đủ để đảm bảo rằng nếu loại mọt xoài MPW (Mango Pulp Weevil hay còn gọi là Sternochetes frigidus) có xuất hiện trong khu vực trồng xoài với tỷ lệ 1% hoặc hơn số cây bị nhiễm bệnh và 15% quả bị nhiễm bệnh trên một cây thì việc khảo sát sẽ phải kiểm tra côn trùng này trong suốt 95% số thời gian. Phương pháp và thời gian của đợt kiểm tra sẽ do cơ quan kiểm dịch địa phương và Cơ quan Kiểm dịch Thực vật của nước nhập khẩu thoả thuận dựa trên đặc điểm sinh học của mọt xoài và điều kiện thực tế của các khu vực kiểm tra, bao gồm số cây và giống xoài trong mỗi khu vực.
Đăng ký kiểm tra hàng nhập khẩu:
Trong một số trường hợp các nhà nhập khẩu phải nộp ''đơn Đăng ký kiểm tra Nhập khẩu'' trước ngày tàu chở hàng tới cảng nhập khẩu ít nhất 1 ngày.
Bào đảm nguồn gốc xuất xứ.
Cơ quan Kiểm dịch Thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu phải có các thủ tục và biện pháp nhằm đảm bảo rau quả xuất khẩu chỉ có nguồn gốc từ những khu vực sản xuất đã được kiểm tra. Sản phẩm phải được đóng gói một cách an toàn và xuất xứ của chúng phải được xác định rõ ràng trước khi chuyển tới nhà máy xử lý sâu bệnh đã được đăng ký tại nước xuất khẩu. Các thủ tục nhằm đảm bảo nguồn gốc xuất xứ thường được quy định chi tiết trong Điều kiện về sản phẩm cụ thể (SCU) và phải được cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước nhập khẩu kiểm tra và đồng ý trước khi cho phép nhập.
Bảo đàm an toàn tại các trung tâm xu lý sâu bệnh.
Khi được chuyển tới trung tâm xử lý tại nước xuất khẩu, các kiện hàng sẽ phải được một cán bộ của Cơ quan Kiểm dịch thực vật có thẩm quyền kiểm tra nhằm đảm bảo các kiện hàng đó vẫn nguyên vẹn. Nếu các kiện hàng đó được chấp nhận chúng sẽ được bảo quản tại một nơi riêng cách xa các rau quả khác nhằm bảo đảm không nhầm lẫn nguồn gốc xuất xứ.
Việc chuyển rau/quả vào khay xử lý phải được thực hiện dưới sự giám sát của Cơ quan Kiểm dịch Thực vật có thẩm quyền. Các khay xử lý phải được đánh dấu chỉ rõ rằng sản phẩm đó chỉ dành để xuất khẩu tới nước đã được xác định trước. Các sản phẩm được xuất khẩu tới các nước khác không được xử lý cùng một lúc trong cùng một phòng xử lý.
Thiết bị xử lý.
Các thiết bị xử lý phải được đăng ký và được Cơ quan Kiểm dịch Thực vật có thẩm quyền của nước nhập khẩu cho phép. Các yêu cầu đối với thiết bị xử lý của các nước nhập khẩu khác nhau là khác nhau. Do đó các nhà xuất khẩu nông sản chỉ có thể trang bị để đáp ứng được yêu cầu về thiết bị xử lý và thị trường nhập khẩu của một số nước giới hạn. Các thiết bị xử lý thường phải được thiết kế theo yêu cầu cụ thể của nước nhập khẩu, ví dụ thiết bị phải đảm bảo để không cho nhặng hoa quả vào được nơi để hoa quả đã xử lý nhưng chưa đóng gói và sao cho hoa quả đã qua xử lý sẽ được đưa trực tiếp vào phòng đóng gói có thiết bị phòng chống sâu bệnh. Cần quản lý các thiết bị xử lý và cho biết chi tiết các hệ thống hiện có nhằm đảm bảo việc cách ly và tách sản phẩm với các sản phẩm khác trong suốt các khâu xử lý, đóng gói, bảo quản và vận chuyển trước khi xuất khẩu. Nó sẽ được đánh giá về sự tuân thủ với các yêu cầu của Cơ quan Kiểm dịch Thực vật của nước nhập khẩu trong mùa xuất khẩu đầu tiên trước khi được phép xuất.
Sau khi chấp nhận mùa xuất khẩu đầu tiên của các trung tâm xử lý được đãng ký) Cơ quan Kiểm dịch Thực vật của nước nhập khẩu có thể sẽ yêu cầu Cơ quan Kiểm dịch Thực vật của nước xuất khẩu kiểm tra thiết bị xử lý ỏ thời điểm bắt đầu mỗi mùa xuất khẩu nhằm đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu trước khi gia hạn hiệu lực của việc đăng ký.
Cơ quan Kiểm dịch Thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu phải đảm bảo các điều sau:
- Các thiết bị xử lý đã đăng ký phải được bảo quản trong điếu kiện nhằm bảo đảm tối đa hiệu quả của các chương trình xử lý sâu bệnh.
- Tất cả các khu vực phải được bảo quản vệ sinh (dọn sạch quả hư, quá hỏng, thối hàng ngày), nhà xưởng được bảo quản không cho sâu bọ từ ngoài vào và bảo đảm tách rời sản phẩm đã và chưa qua xử lý.
- Tất cả các thiết bị đo kiểm được hiệu chỉnh thường kỳ và hồ sơ phải giữ lại để kiểm tra sau này.
- Việc vận chuyển sản phẩm từ lúc tới trung tâm xử lý được đăng ký cho tới khi xuất khẩu được ghi chép lưu hồ sơ.
- Đảm bảo an toàn cho sản phẩm trong toàn bộ thời gian sản phẩm ơ khu vực nhà xưởng.
Chỉ những người sản xuất đã đăng ký mới có thể cung cấp sản phẩm cua họ đề xuất khẩu.
Yêu cầu xử lý bằng hơi nhiệt (VHT)
Xử lý VHT như ghi trong Điều kiện về sản phẩm cụ thể (SCU) được đánh giá là biện pháp có hiệu quả chống lại nhặng hoa quả.
Các máy cảm biến nhiệt hơi nước phải được một cán bộ kiểm dịch thực vật thích hợp của nước xuất khẩu hiệu chỉnh bằng một nhiệt kế đã được chứng nhận. Tất cả nhiệt kế đã được chứng nhận phải được kiểm tra hàng năm bằng một nhiệt kế tham chiếu chuẩn do cơ quan đo lường quốc gia thích hợp hiệu chỉnh.
Số lượng và nơi đặt máy cảm biến quả trong mỗi buồng sẽ tuỳ thuộc vào tính chất và kiểu thiết bị xử lý như qui định trong SCU.
Các máy cảm biến được đặt trong quả chọn trong số quả to nhất trong mỗi phông. Việc đặt các máy đo trong phòng và phương pháp đặt sẽ được qui định trong SCU.
Thời gian xử lý sẽ bắt đầu từ khi nhiệt độ của quả được theo dõi bằng máy đo lên tới 46 độ C và nhiệt độ này sẽ được duy trì trong 10 phút.
Cơ quan Kiểm dịch Thực vật phải đảm bảo rằng bản sao các tài liệu về thông số của mỗi lần xử lý được chuyển cho Cơ quan Kiểm dịch Thực vật của nước nhập khẩu. Bộ tài liệu này còn bao gồm thêm Giấy chứng nhận vệ sinh thực vật (PC) và số giấy phép nhập khẩu áp dụng cho đợt xử lý đó Thông tin liên quan tới cách thức vận chuyển và cảng nhập hàng sẽ được đưa vào các phần thích hợp trong PC. Yêu cầu này có thể sẽ được xem xét lại sau một mùa hoạt động nhằm kiểm điểm các bước kiểm tra có thực hiện tốt không.
Đóng gói, bảo quàn và xếp quà đã được xử lý:
Rau hoặc quả phải được đóng gói trong thùng các-tông mới có dán mác hiệu hoặc dấu niêm phong của cơ quan kiểm dịch có thẩm quyền ngang qua đường mở của thùng các-tông. Không được sử dụng nguyên liệu đóng gói có nguồn gốc thực vật chưa qua xử lý.
Hoa quả đã được cơ quan kiểm dịch địa phương kiểm tra và làm vệ sinh để xuất khẩu phải được đóng gói, đóng dấu và bảo quản trong điều kiện đảm bảo và phải được cách ly với các hoa quả khác trong kho cho tới khi xếp hàng.
Kiểm tra và Chúng nhận vệ sinh thục vật
Một ''lô'' kiểm tra không thể lớn hon tổng số quả đã qua xử lý để xuất khẩu trong một ngày của một trung tâm xử lý được chứng nhận.
Sâu bọ đục thân tìm thấy trong sản phẩm mẫu phải được một chuyên gia kỹ thuật có thẩm quyền xác định và những kết luận sau đó cùng với nguồn gốc và ngày thu hoạch phải được chuyển tới cơ quan kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu. Không sản phẩm nào được phép xuất sang nước nhập khẩu khi việc kiểm định chưa tiến hành xong.
Kiếm tra khi hàng đến cảng.
- Việc chỉ định cảng nhập được áp dụng đối với hầu hết rau quả tươi nhập khẩu.
Việc kiểm tra sâu bệnh khi hàng đến cảng sẽ được một cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền thực hiện với mỗi chuyến hàng theo như quy định ghi lấy mẫu trong SCU. Các sản phẩm có dấu hiệu bị hư hại hoặc xây xước có thể sẽ bị phân nhỏ ra để kiểm tra bên trong.
- Ngoài việc kiểm tra tại cảng nhập, một số sản phẩm nhân giống phải được kiểm dịch sau nhập cảng để kiểm tra sâu bệnh như các loại vi- rút mà việc kiểm tra nhập khẩu thông thường không phát hiện được. Việc kiểm tra thêm có thể sẽ được tiến hành với các kỹ thuật khác nhau như thử nghiệm phòng sâu bệnh, chẩn đoán thanh dịch, kính hiển vi điện tử...
Tẩy trùng và Huỷ bỏ:
Nếu trong khi kiểm tra phát hiện thấy sâu /hoặc bệnh thì việc tẩy trùng hoặc huỷ bỏ sẽ phải được tiến hành. Các phương pháp tẩy trùng bao gồm:
Xông Metyla-bromua việc xử lý theo cách này đôi khi có thể ảnh hường tới chất lượng của quả Thổi khí
-Xử lý thuốc trừ sâu, và
- Phân loại sản phẩm hư hỏng.
Bất cứ chuyến hàng nào nếu phát hiện thấy bị hư hỏng đều bị tử chối không được nhập cảng và sẽ được hoặc tái xuất hoặc huỷ bỏ. Các chuyến hàng chở cùng loại sản phẩm tiếp theo sẽ bị hoãn cho tới khi nguyên nhân bị hư hỏng được làm rõ và các biện pháp đối phó hữu hiệu được áp dụng.
C, KẾT LUẬN
Môi trường không bị ô nhiễm và sản phẩm đạt tiêu chuẩn VSATTP là mong muốn của tất cả các quốc gia trên thế giới, không riêng gì Việt Nam. Việc đáp ứng các quy định môi trường của EU đối với nhập khẩu hàng nông sản không những giúp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường EU để tăng thu ngoại tệ góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế mà còn góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân và tạo ra môi trường sống trong lành.
EU là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, là thị trường lớn trên thế giới tiêu thụ hàng nông sản. Thị trường EU đã từng nhập khẩu một khối lượng lớn hàng nông sản của Việt Nam, nhưng vài năm trở lại đây, kim ngạch nhập khẩu đã sụt giảm đáng kể. Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là do rào cản môi trường của EU. Hàng nông sản Việt Nam rất khó vượt qua được rào cản này.
Rào cản môi trường của EU chính là các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU đối với nhập khẩu hàng nông sản. Các quy định môi trường này được cụ thể hoá bởi các Chỉ thị của Hội đồng ủy ban Châu Âu, thường thì một quy định có nhiều chỉ thị điều chỉnh. Các quy định môi trường của EU rất phức tạp, ngặt nghèo và rất khó vượt qua đối với hàng nông sản của Việt Nam. Muốn đẩy mạnh xuất khẩu hai nhóm hàng này sang thị trường EU thì không còn cách nào khác là hàng sản Việt Nam phải vượt qua được rào cản môi trường của EU, hay nói cách khác hàng phải đảm bảo tiêu chuẩn VSATTP và môi trường. Đấy chính là lý do Ban chủ nhiệm thực hiện Đề tài "Nghiên cứu một số các quy định và tiêu chuẩn về môi trường của Liên Minh Châu Âu (EU) ảnh hưởng đến việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam”
Đề tài đã có những đóng góp nhất định vào việc cung cấp những thông tin về hệ thống quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU đối với nhập khẩu hàng nông sản; đánh giá tác động của các quy định về môi trường của EU đối với xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam và chỉ ra các hạn chế của các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc đáp ứng các yêu cầu đó; đề xuất một số giải pháp để các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp điều chỉnh sản xuất kinh doanh theo hướng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU đối với nhập khẩu hai nhóm hàng này.
Trong điều kiện năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam còn thấp, các doanh nghiệp nước ta đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn như hạn chế về vốn và tiếp cận nguồn thông tin về thị trường EU, trình độ về môi trường của đội ngũ cán bộ còn hạn chế thì việc đáp ứng các quy định môi trường của EU là một thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất và chế biến hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường này. Những nỗ lực để có được các chứng nhận về môi trường trong nhiều trường hợp có thể làm giảm khả năng tiếp cận thị trường của hàng hoá, kéo theo gánh nặng về tài chính cho doanh nghiệp. Vì vậy, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ nhất định cho các doanh nghiệp trong việc đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU đối với hàng nông sản nhập khẩu. Các doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh dài hạn, tính đến những tác động của rào cản môi trường của EU để có những giải pháp hữu hiệu đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông, thuỷ sản - hai nhóm hàng nhậy cảm với môi trường sang thị trường EU.
PHỤ LỤC
Phụ lục1:Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả cả nước năm 2006
Phụ lục 2: Kim ngạch Xuất khẩu rau quả sang thị trường một số nước thuộc EU tháng 11 năm 2006
Thị trường
Tháng11/06
So tháng 10/06
So tháng 11/05
11 tháng/06
So 11 tháng/05
(Nghìn USD)
(%)
(%)
(Nghìn USD)
(%)
Hà Lan
842
45,28
1,41
8.281
14,35
Italia
653
13,89
64,11
4.082
18,04
Đức
358
12,50
55,78
2.503
-26,81
Anh
199
5,34
-29,53
2.301
34,02
Thuỵ Điển
59
*
160,38
592
16,88
Bỉ
43
-72,84
-76,38
1.493
27,33
Hy Lạp
37
18,08
*
258
*
Séc
0
*
-100,00
208
-22,63
Tây Ban Nha
0
-100,00
*
273
-69,51
Pháp
329
6,20
-39,46
3.567
-36,61
Phụ lục 3: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu
vào EU năm 2007
Mặt hàng
Tháng 12/2007 (nghìn USD)
So tháng 12/06(%)
Năm 2007 (nghìn USD)
So năm 2006 (%)
Cà phê
104.005
3,93
878.873
63,18
Hạt điều
12.444
71,17
164.527
56,08
Cao su
15.305
-66,44
147.566
-4,12
Hạt tiêu
6.039
28,08
85.586
37,52
Hàng rau quả
4.458
75,30
39.062
49,61
Chè
1.165
-18,53
11.630
7,02
Gạo
281
307,25
4.894
106,76
Quế
0
-
303
32,89
Phụ lục 4: Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả cả nước trong tháng 12/2007
Tên nước
Kim ngạch xuất khẩu tháng 12/2007 (USD)
Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 (USD)
Achentina
24.735
239.725
CH Ailen
32.472
441.199
Ấn Độ
2.159.722
Anh
398.717
3.917.208
Ả rập Xê út
158.652
702.184
Ba Lan
240.248
1.044.540
Bỉ
321.391
2.599.151
Braxin
88.200
595.700
Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất
165.174
3.813.110
Campuchia
106.271
1.505.253
Canada
447.083
4.476.116
Đài Loan
3.033.119
29.476.671
CHLB Đức
759.082
5.882.510
Extônia
37.484
292.839
Hà Lan
1.016.347
10.331.893
Hàn Quốc
867.531
10.439.383
Hồng Kông
741.230
8.087.081
Hungary
50.814
361.748
Hy Lạp
32.205
727.817
Indonesia
96.772
2.125.928
Italia
371.269
4.894.982
Lítva
83.989
427.298
Malaysia
436.061
5.036.308
Mỹ
2.355.215
20.304.684
Na Uy
95.980
751.780
CH Nam Phi
71.370
492.114
Niu zi lân
20.461
399.984
Liên Bang Nga
2.362.714
22.430.699
Nhật Bản
2.150.166
26.426.348
Ôxtrâylia
633.080
4.356.269
Pháp
841.721
5.288.204
Philippines
37.221
482.900
CH Séc
240.601
1.139.866
Singapore
1.090.847
10.127.213
Tây Ban Nha
48.724
1.527.528
Thái Lan
763.026
7.742.959
Thổ Nhĩ Kỳ
457.006
Thuỵ Điển
105.999
1.061.651
Thuỵ Sĩ
76.813
716.687
Trung Quốc
3.067.295
27.229.697
Ucraina
235.098
2.162.242
Tổng
31.796.070
305.641.306
(số liệu thống kê: Tổng cục thống kê )
Phụ lục 5: Kim ngạch xuất khẩu rau quả VN vào EU năm 2008
Tên nước
Kim ngạch xuất khẩu tháng 2/2008 (USD)
Kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2008 (USD)
Ấn Độ
42.300
215.413
Anh
362.440
715.976
Ả rập Xê út
85.528
226.822
Bỉ
182.212
438.543
Braxin
431.855
Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất
424.425
1.015.529
Campuchia
206.846
324.767
Canada
347.954
739.574
Đài Loan
1.278.302
3.739.365
CHLB Đức
519.154
1.022.922
Hà Lan
756.833
1.993.596
Hàn Quốc
444.672
1.554.613
Hồng Kông
726.736
1.704.719
Indonesia
2.332.795
2.561.543
Italia
248.128
345.744
Malaysia
396.372
882.426
Mỹ
1.456.756
3.151.456
Liên Bang Nga
3.051.333
5.754.056
Nhật Bản
1.540.851
3.907.074
Ôxtrâylia
63.262
298.639
Pháp
451.507
1.081.874
CH Séc
210.019
527.945
Singapore
864.298
2.078.271
Thái Lan
561.590
2.341.230
Thuỵ Điển
146.706
222.290
Trung Quốc
1.391.154
5.614.090
Ucraina
94.276
318.459
Tổng
26.567.650
54.445.141
(Số liệu thống kê, Tổng cục thống kê)
Phụ lục 6: Xuất khẩu rau quả sang thị trường EU tháng 11 năm 2006
Thị trường
Tháng11/06
So tháng 10/06
So tháng 11/05
11 tháng/06
So 11 tháng/05
(Nghìn USD)
(%)
(%)
(Nghìn USD)
(%)
Hà Lan
842
45,28
1,41
8.281
14,35
Italia
653
13,89
64,11
4.082
18,04
Đức
358
12,50
55,78
2.503
-26,81
Anh
199
5,34
-29,53
2.301
34,02
Thuỵ Điển
59
*
160,38
592
16,88
Bỉ
43
-72,84
-76,38
1.493
27,33
Hy Lạp
37
18,08
*
258
*
Séc
0
*
-100,00
208
-22,63
Tây Ban Nha
0
-100,00
*
273
-69,51
Pháp
329
6,20
-39,46
3.567
-36,61
Phụ lục 7: Các nước thành viên EU
STT
EU15 (1995)
10 nước mới gia nhập ( 2004)
1
Ailen
Ba Lan
2
Anh
Extonia
3
Áo
Hungari
4
Bỉ
Ba Lan
5
Bồ Đào Nha
Latvia
6
Đan Mạch
Litva
7
Đức
Manta
8
Hi Lạp
Séc
9
Hà Lan
Síp
10
Italia
Xlôvakia
11
Lucxambua
Xlôvenia
12
Pháp
13
Phần Lan
14
Tây Ban Nha
15
Thuỵ Điển
Phụ lục8: Danh mục các loại thuốc trừ sâu và lượng cho phép
trong sản phẩm nông nghiệp
1.
CHLORPYRIFOS - 0,01 mg/kg (1982)
47.
PROPOXUR - 0,02 mg/kg
2.
CHINOMETHIONAT - 0,006 mg/kg (1987)
48
THIOPHANATE-METHYL
0,08 mg/kg (1998)
3.
2,4-D - 0,01 mg/kg (1996)
49
THIOMETON - 0,003 mg/kg (1979)
4.
DDT - 0,02 mg/kg
50
VAMIDOTHION - 0,008 mg/kg 1988)
5.
DIAZINON - 0,002 mg/kg
51
AMITROLE - 0,002 mg/kg (1997)
6.
DICHLORVOS - 0,004 mg/kg
52
CRUFOMATE - 0,1 mg/kg (1968)
7.
DICOFOL - 0,002 mg/kg (1992)
53
DIQUAT - 0,002 mg/kg (1993)
8.
DIMETHOATE - 0,002 mg/kg
54
DICHLOFLUANID - 0,3 mg/kg (1983)
9.
DIOXATHION - 0,0015 mg/kg (1968)
55
DICLORAN - 0,01 mg/kg (1998)
10.
DIPHENYL - 0,125 mg/kg (1967)
56
DODINE - 0,01 mg/kg (1976)
11.
DIPHENYLAMINE - 0,08 mg/kg (1998)
57
FENAMIPHOS - 0,0008 mg/kg (1997)
12.
CHLOROTHALONIL - 0,03 mg/kg (1990)
58
PIRIMIPHOS-METHYL - 0,03 mg/kg (1992)
13.
ENDOSULFAN - 0,006 mg/kg
59
DINOCAP - 0,08 mg/kg (1998)
14.
ENDRIN - 0,0002 mg/kg
60
FENTHION - 0,007 mg/kg (1995)
15.
ETHION - 0,002 mg/kg (1990)
61
BIORESMETHRIN- 0,03 mg/kg (1991)
16.
ETHOXYQUIN - 0,005 mg/kg (1998)
62
METHOMYL - 0,03 mg/kg (1989)
17.
FENCHLORPHOS - 0,1 mg/kg (1968)
63
ACEPHATE - 0,03 mg/kg (1988)
18.
FENITOTHION - 0,005 mg/kg (1988)
64
CARBOFURAN - 0,002 mg/kg (1996)
19.
FENSULFOTHION - 0,0003 mg/kg
65
EDIFENPHOS - 0,003 mg/kg (1981)
20.
CHLORPYRIFOS-METHYL - 0,01 mg/kg (1992)
66
METHAMIDOPHOS - 0,004 mg/kg (1990)
21.
FENTIN - 0,0005 mg/kg
67
PIRIMICARB - 0,02 mg/kg (1982)
22.
HYDROGEN CYANIDE - 0,05 mg/kg (1965)
68
MALAIC HYDRAZIDE - 0,3 mg/kg (1996)
23.
HEPTACHLOR - 0,0001 mg/kg (1991)
69
PHOSMET - 0,01 mg/kg (1994)
24.
FOLPET - 0,1 mg/kg (1995)
70
DAMINOZIDE - 0,5 mg/kg (1989 )
25.
LINDANE - 0,001 mg/kg
71
ETHEPHON - 0,05 mg/kg
26.
MALATHION - 0,3 mg/kg (1997)
72
ETHIOPHENCARB - 0,1 mg/kg (1982)
27.
METHIDATHION - 0,001 mg/kg (1992)
73
MEVINPHOS - 0,0008 mg/kg (1996)
28.
ETHYLENE THIOUREA - 0,004 mg/kg (1993)
74
FENBUTATIN OXIDE - 0,03 mg/kg (1997)
29.
MONOCROTOPHOS - 0,0006 mg/kg (1993)
75
PARATHION-METHYL - 0,003 mg/kg (1995)
30.
IMAZALIL - 0,03 mg/kg (1991)
76
IPRODIONE - 0,06 mg/kg (1995)
31.
PHENYLPHENOL - 0,02 mg/kg (1990)
77
PHORATE - 0,0005 mg/kg (1994)
32.
PARAQUAT - 0,004 mg/kg (1986)
78
PROPARGITE - 0,25 mg/kg (1982)
33.
THIABENDAZOLE - 0,1 mg/kg
79
BROMOPHOS - 0,04 mg/kg (1977)
34.
PHOSALONE - 0,02 mg/kg (1997)
80
PARATHION - 0,004 mg/kg (1995)
35.
PHOSPHAMIDON - 0,0005 mg/kg (1986)
81
ALDRIN & DIELDRIN - 0,0001 mg/kg (1994)
36.
PIPERONYL BUTOXIDE - 0,2 mg/kg (1995)
82
BROMOPHOS-METHYL - 0,003 mg/kg (1975)
37.
PYRETHRINS - 0,04 mg/kg (1972)
83
CAPTAN - 0,1 mg/kg
38.
QUINTOZENE - 0,01 mg/kg (1995)
84
CARBARYL - 0,003 mg/kg (1996)
39.
AZINPHOS-METHYL - 0,005 mg/kg (1991)
85
CARBOPHENOTHION - 0,0005 mg/kg (1979)
40.
TRICHLORFON - 0,01 mg/kg (1978)
86
BENOMYL - 0,1 mg/kg (1995)
41.
CYHEXATIN - 0,007 mg/kg (1994)
87
CHLORDANE - 0,0005 mg/kg
42.
ALDRIN & DIELDRIN - 0,0001 mg/kg
88
CHLOMEQUAT - 0,05 mg/kg (1997)
43.
BROMOPROPYLATE - 0,03 mg/kg (1993)
89
CHLORFENVINPHOS - 0,0005 mg/kg (1994)
44.
CARBENDAZIM - 0,03 mg/kg (1995)
90
CHLOROBENZILATE - 0,02 mg/kg
45.
DEMETON-S-METHYL - 0,0003 mg/kg
91
CHLORPYRIFOS - 0,01 mg/kg (1982)
46.
DISULFOTON - 0,0003 mg/kg
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các website:
www.vicofa.org.vn
www.itpc.hochiminhcity.gov.vn
www.agro.gov.vn/news
http// vietbao.vn
www.doanhnghiep24g.com.vn
www.cktqp.gov.vn
nguoivienxu.vietnamnet.vn
www1.thanhnien.com.vn
www.mofa.gov.vn
www.vnn.vn/kinhte/
www.nciec.gov.vn
www.mofa.gov.vn
http// vtc.vn/kinhdoanh/doanhnghiep/
cafeso.baotructuyen.com
www.tapchicongsan.org.vn
www.smenet.com.vn
www.taichinhvietnam.com
www.gso.gov.vn
www.moit.gov.vn
www.rauhoaquavietnam.vn
www.tienphongonline.com.vn
www.vbc.com
www.baothuongmai.com.vn
www.dddn.com.vn
www.tinmoi.vn/index.php/kinhte/
www.vietrade.gov.vn/
www.kinhtenongthon.com.vn
http//vnexpress.net
Và còn nhiều website khác
Sách:
1, Thâm nhập thị trường EU- Những điều cần biết
PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, NXB Thống Kê
2, Những điều cần biết về thị trường EU,
Trung tâm tư vấn và đào tạo Thương mại, NXB Nông nghiệp
3, Hội nhập kinh tế quốc tế
Nguyễn Thanh Bình, NXB Lao động xã hội, 2005
4, Thị trường EU- Các quy định pháp lý liên quan đến chính sách sản phẩm trong Marketing xuất khẩu
NXB Lao động xã hội, 2005
Luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu:
1. Các quy định và tiêu chuẩn môi trường đối với các nhóm hàng xuất khẩu thuỷ sản, nông sản, đồ gỗ, dệt may, giày da tại một số thị trường chính của Việt Nam
Thực hiện: Ban thương mại và môi trường, Bộ Công thương
2. Các quy định về môi trường của Liên Minh Châu Âu (EU) đối với nhập khẩu hàng nông, thuỷ sản và các giải pháp đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn môi trường đối với hàng xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU
Thực hiện: Ban thương mại và môi trường, Bộ Công thương
3. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường trong thương mại quốc tế và tác động của nó đến cạnh tranh xuất khẩu
Thực hiện: Ban thương mại và môi trường, Bộ Công thương
môc lôC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7538.doc