Trong những năm gần đây ngành nuôi trồng nấm phát triển mạnh mẽ trên cả nước,
tổng các loại nấm ăn và nấm dược liệu trong năm 2006 ước tính đạt khoảng 1,5 triệu
tấn. Nghề nuôi trồng nấm ra đời đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu
nhập cho người nông dân và làm giàu cho rất nhiều hộ gia đình. Với nguồn nguyên
liệu chủ yếu là phế thải nông nghiệp và công nghiệp, do đó ngành nuôi trồng nấm đã
góp phần giải quyết nạn ô nhiễm môi trường đang xảy ra trên toàn cầu. Đặc biệt hơn
nữa, nấm không chỉ là nguồn dinh dưỡng an toàn cho con người mà nấm còn được
xem như là một trong những nguồn dược liệu quí mà hiện nay đang được sử dụng để
chữa bệnh ngày càng phổ biến.
Trong đó, linh chi được xem như là một loại tiên dược, có thể chữa được bách
bệnh, giúp con người trường thọ. Các nghiên cứu dược học hiện đại đã chứng minh
linh chi chứa tới 120 chất, bao gồm các hợp chất hữu cơ, các nguyên tố vi lượng và
các vitamin . linh chi có tác dụng đặc biệt đối với các triệu chứng suy giảm miễn dịch,
căng thẳng thần kinh suy sụp tinh thần, giải độc kém, ít ngủ, các triệu chứng của hệ
tim mạch, ăn không ngon, bệnh béo phì, da xấu do nhiều nếp nhăn. Linh chi cũng có
tác dụng trong việc ngăn ngừa bệnh AIDS và làm chậm quá trình phát bệnh ở bệnh
nhân đã mắc phải bệnh này. Họ đã sử dụng các phương pháp bào chế thông thường là
ngâm rượu, cắt lát nấu lấy nước, nghiền bột để uống, cũng có thể bào chế thành viên
nang, viên hoàn thuốc tiêm [1].
Ở Nhật Bản, người ta sử dụng nấm như là nguồn thực phẩm và dược phẩm hàng
đầu, do đó họ có sức khỏe rất tốt và tuổi thọ cao. Không chỉ dùng đơn thuần dạng nấm
tươi mà ở Nhật nấm còn được sản xuất thành nhiều dạng sản phẩm như: nước tương,
bột nấm, nước chao, súp nấm, thực phẩm chức năng bổ, các loại, thuốc, trà .để điều trị
một số bệnh như: viêm phế quản mãn tính, bệnh tim mạch, viêm gan cấp và mãn, viêm
khớp, viêm phổi .
Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để nghề nuôi trồng nấm phát triển. Với khí
hậu nhiệt đới gió mùa là điều kiện phù hợp cho ngành trồng nấm quanh năm, nguồn
nguyên liệu dồi dào, lực lượng lao động đông. Trong khi đó, trồng nấm thì không cần
đất mà chỉ cần diện tích nhỏ, vốn đầu tư thấp, vòng quay ngắn, hiệu quả cao gấp chục
lần so với cây lúa .
27 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1757 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu một số chế phẩm dược liệu có nguồn gốc từ nấm linh chi ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồ Án Chuyên Môn
Trường Cao Đẳng Lương Thực - Thực Phẩm GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
SVTH: Trương Thị Tuyết Mai Khoa: Công Nghệ
Ngành: Công Nghệ Sinh Học Trang: 1
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây ngành nuôi trồng nấm phát triển mạnh mẽ trên cả nước,
tổng các loại nấm ăn và nấm dược liệu trong năm 2006 ước tính đạt khoảng 1,5 triệu
tấn. Nghề nuôi trồng nấm ra đời đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu
nhập cho người nông dân và làm giàu cho rất nhiều hộ gia đình. Với nguồn nguyên
liệu chủ yếu là phế thải nông nghiệp và công nghiệp, do đó ngành nuôi trồng nấm đã
góp phần giải quyết nạn ô nhiễm môi trường đang xảy ra trên toàn cầu. Đặc biệt hơn
nữa, nấm không chỉ là nguồn dinh dưỡng an toàn cho con người mà nấm còn được
xem như là một trong những nguồn dược liệu quí mà hiện nay đang được sử dụng để
chữa bệnh ngày càng phổ biến.
Trong đó, linh chi được xem như là một loại tiên dược, có thể chữa được bách
bệnh, giúp con người trường thọ. Các nghiên cứu dược học hiện đại đã chứng minh
linh chi chứa tới 120 chất, bao gồm các hợp chất hữu cơ, các nguyên tố vi lượng và
các vitamin... linh chi có tác dụng đặc biệt đối với các triệu chứng suy giảm miễn dịch,
căng thẳng thần kinh suy sụp tinh thần, giải độc kém, ít ngủ, các triệu chứng của hệ
tim mạch, ăn không ngon, bệnh béo phì, da xấu do nhiều nếp nhăn. Linh chi cũng có
tác dụng trong việc ngăn ngừa bệnh AIDS và làm chậm quá trình phát bệnh ở bệnh
nhân đã mắc phải bệnh này. Họ đã sử dụng các phương pháp bào chế thông thường là
ngâm rượu, cắt lát nấu lấy nước, nghiền bột để uống, cũng có thể bào chế thành viên
nang, viên hoàn thuốc tiêm [1].
Ở Nhật Bản, người ta sử dụng nấm như là nguồn thực phẩm và dược phẩm hàng
đầu, do đó họ có sức khỏe rất tốt và tuổi thọ cao. Không chỉ dùng đơn thuần dạng nấm
tươi mà ở Nhật nấm còn được sản xuất thành nhiều dạng sản phẩm như: nước tương,
bột nấm, nước chao, súp nấm, thực phẩm chức năng bổ, các loại, thuốc, trà...để điều trị
một số bệnh như: viêm phế quản mãn tính, bệnh tim mạch, viêm gan cấp và mãn, viêm
khớp, viêm phổi...
Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để nghề nuôi trồng nấm phát triển. Với khí
hậu nhiệt đới gió mùa là điều kiện phù hợp cho ngành trồng nấm quanh năm, nguồn
nguyên liệu dồi dào, lực lượng lao động đông. Trong khi đó, trồng nấm thì không cần
đất mà chỉ cần diện tích nhỏ, vốn đầu tư thấp, vòng quay ngắn, hiệu quả cao gấp chục
lần so với cây lúa….
Đồ Án Chuyên Môn
Trường Cao Đẳng Lương Thực - Thực Phẩm GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
SVTH: Trương Thị Tuyết Mai Khoa: Công Nghệ
Ngành: Công Nghệ Sinh Học Trang: 2
Xã hội ngày càng phát triển, điều kiện sống và nhu cầu của con người ngày càng
cao, kéo theo đó là các bệnh tật hiểm nghèo cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Việc điều
trị bằng các loại thuốc, hóa chất trị liệu hiện nay vẫn còn rất khan hiếm và đắt tiền so
mức thu nhập của người Việt Nam (chưa kể đến các tác dụng phụ). Trong khi đó nấm
Linh chi với giá thành tương đối rẻ và có hiệu quả cao trong việc điều trị và làm
thuyên giảm một số căn bệnh như: ung thư, đái đường, các vấn đề về tim mạch, hô
hấp, HIV,…
Chính những lý do như trên mà chúng tôi đã đề xuất đề tài “Nghiên cứu một số chế
phẩm dược liệu có nguồn gốc từ nấm linh chi ở Việt Nam” nhằm góp phần đa dạng
hơn về các chế phẩm thuốc từ nấm, hạn chế phần nào các bệnh tật hiểm nghèo đang
ngày càng tràn lan.
Đồ Án Chuyên Môn
Trường Cao Đẳng Lương Thực - Thực Phẩm GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
SVTH: Trương Thị Tuyết Mai Khoa: Công Nghệ
Ngành: Công Nghệ Sinh Học Trang: 3
Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nuôi trồng nấm ăn và dược liệu ở Việt Nam và trên thế giới
1.1.1. Tình hình nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu trên thế giới
Hiện nay, nghề trồng nấm đã phát triển trở thành một ngành công nghiệp ở nhiều
nước trên thế giới, đặc biệt phải kể đến là Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ,...
Việc nuôi trồng nấm linh chi được ghi nhận từ năm 1621, nhưng đến 300 năm sau
(1936), với thành công của GS Dật Kiến Vũ Hưng (Nhật) thì ngành nuôi trồng nấm
mới được phổ biến. Nếu tính từ 1979 sản lượng nấm linh chi khô ở Nhật đạt 5 tấn/năm
thì đến năm 1995, sản lượng lên đến gần 200 tấn/năm. Như vậy là 16 năm, sản lượng
nấm linh chi của Nhật đã tăng gấp 40 lần [4].
Hàng năm, thế giới sản xuất khoảng 4300 tấn nấm linh chi, trong đó riêng Trung
Quốc trồng khoảng 3000 tấn, còn lại các quốc gia khác như: Hàn Quốc, Đài Loan,
Nhật Bản, Thái Lan, Hoa Kỳ, Malaysia, Việt Nam, Indonesia, Srilanca. Trong khi
Nhật Bản là nước đưa ra kỹ thuật nuôi trồng nhưng hiện nay đứng sau Trung Quốc. Kỹ
thuật nuôi trồng linh chi ngày càng phát triển và tại Việt Nam nhiều nhà nghiên cứu đã
thành lập một trại nuôi trồng và bào chế linh chi ở Sài Gòn từ năm 1987 [9].
Nhóm nấm quý họ linh chi (Ganodermataceae) sống trên cây, trên gỗ hay rễ cây
mục. Cho tới nay đã có 386 tên loài được ghi nhận trên toàn thế giới, trong đó 221 loài
được các nhà khoa học công nhận, hơn 200 loài còn lại là các loài đồng nghĩa, các loài
được sắp xếp nhầm vào họ linh chi và gần 10 loài chưa xác định loại được.
Trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan thì từ lâu
nấm linh chi đã được nghiên cứu và sử dụng vào việc phòng và điều trị bệnh. Đến nay
công nghệ nuôi trồng nấm ở các quốc gia này đã phát triển ở quy mô công nghiệp hiện
đại và đem lại nguồn thu khá lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Sản xuất nấm phát triển
đã tận dụng nguyên liệu thừa trong các ngành công nghiệp, nông lâm nghiệp, cùng
một lúc đem lại sản phẩm có giá trị, hiệu quả kinh tế cao, đồng thời góp phần không
nhỏ trong việc bảo vệ môi trường.
Đến nay việc nghiên cứu về nấm linh chi không còn giới hạn trong phạm vi đất
nước Trung Quốc, mà đã mang tính toàn cầu. Hiện nay có khoảng 250 bài báo của các
nhà khoa học trên thế giới đã được công bố liên quan tới dược tính và lâm sàng của
linh chi. Tháng 7 /1994, Hội nghị Nấm học thế giới tại Vancouver, Canada đã nhất trí
thành lập viện nghiên cứu linh chi Quốc Tế, đặt trụ sở tại NewYork (Hoa Kỳ) [8].
Đồ Án Chuyên Môn
Trường Cao Đẳng Lương Thực - Thực Phẩm GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
SVTH: Trương Thị Tuyết Mai Khoa: Công Nghệ
Ngành: Công Nghệ Sinh Học Trang: 4
Nhiều công trình nghiên cứu về linh chi đã chứng minh trong linh chi chứa nhiều
hợp chất germanium và polysaccharid có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất; làm
chậm quá trình lão hóa; tăng cường miễn dịch cho cơ thể; nâng cao khả năng đề kháng
bệnh; điều tiết hệ thần kinh trung ương, giúp thăng bằng cơ năng; ổn định huyết áp;
bảo vệ gan; bổ não, tăng trí thông minh, tăng trí nhớ; giảm nhẹ các tác dụng phụ ở
bệnh nhân ung thư khi điều trị bằng hóa dược liệu;...Chính vì thế mà ở châu Á việc sử
dụng linh chi làm thuốc, thực phẩm chức năng, trà thuốc trở nên rất phổ biến và số
người sử dụng linh chi ngày càng một tăng trong những năm gần đây [1].
1.1.2. Tình hình nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu ở Việt Nam
Từ những năm 70, đặc biệt trong các năm 80 và 90 của thế kỷ XX ở Việt Nam nấm
linh chi đã được quan tâm và nghiên cứu nhiều về thành phần hóa học cũng như tác
dụng dược lý và quy trình sản xuất ra các chế phẩm. Hiện nay, các chế phẩm từ linh
chi đã được con người ưa chuộng và sử dụng ngày càng rộng rãi với nhiều hình thức
đa dạng về chủng loại như: thuốc tiêm, cồn thuốc, cao dán, thuốc xông và cao thuốc
dùng ngoài. Việc nghiên cứu phân lập nhóm hoạt chất làm thuốc còn rất hạn chế, cần
được quan tâm nhiều hơn. Trong công nghiệp điều chế, nhóm polysaccharid rất được
chú ý, ngoài ra các acid amin và các nguyên tố vi lượng cũng được quan tâm [1].
Ở nước ta, nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã khẳng định nấm
linh chi có thể chữa khỏi hoặc hạn chế các bệnh hiểm nghèo như: ung thư, đái đường,
tim mạch, hô hấp… Giá trị dược liệu của nấm linh chi đã được ghi chép trong các thư
tịch cổ, cách nay hơn 4000 năm. Trong “Thần nông bách thảo” đã đề cập đến 365
dược thảo và linh chi được xếp vào loại thượng dược, ở vị trí số một sau đó mới đến
nhân sâm và phân biệt linh chi thảo theo màu sắc: xích chi (linh chi đỏ), huỳnh chi
(linh chi vàng), hắc chi (linh chi đen), tử chi (linh chi tím), bạch chi (linh chi trắng) và
thanh chi (linh chi xanh) có tác dụng làm thuốc tốt nhất nên gọi Lục Bảo Linh chi [2].
Đại danh y Lý thời trần viết: “Linh chi, dùng lâu người nhẹ nhàng, trẻ lâu, sống lâu
như thần tiên”. Ngành nuôi trồng nấm dược liệu trong những năm gần đây phát triển
mạnh mẽ, tổng sản lượng ước tính đạt khoảng 100.000 tấn/năm. Với công nghệ ngày
càng hiện đại, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu thành công các nguồn nguyên liệu
nuôi trồng nấm linh chi thay cho mùn cưa cao su trước đây. Kết quả này đã góp phần
tránh lãng phí và hạn chế sự ô nhiễm môi trường bởi nguyên liệu được sử dụng là phế
thải của các nhà máy đường, công nghiệp dệt như: bã mía, bông thải,…[2]. Đặc biệt
Đồ Án Chuyên Môn
Trường Cao Đẳng Lương Thực - Thực Phẩm GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
SVTH: Trương Thị Tuyết Mai Khoa: Công Nghệ
Ngành: Công Nghệ Sinh Học Trang: 5
trong một vài năm gần đây con người đã tìm kiếm và phát hiện một lượng khá lớn nấm
cổ linh chi tại một số vùng núi cao ở nước ta. Đây là một kho tàng sản phẩm quí của y
dược Việt Nam, cần được nghiên cứu sâu để ứng dụng đưa vào sản xuất, khai thác và
phát triển nấm linh chi ở nước ta [1].
1.2. Thành phần hoá học của nấm linh chi
Thành phần hóa học của G.lucidum gồm các chất:
Nước : 12-13%
Lignin : 13-14%
Cellulose : 54-56%
Hợp chất nitơ : 1,6-2,1%
Hợp chất phenol : 0,08- 0,1%
Hợp chất steroid : 0,11-0,16%
Chất béo : 2%
Chất khử : 4-5%
Saponin toàn phần : 0,3-1,23%
Acaloide và glucoside tổng số : 1,82-3,06%
Các nguyên tố vô cơ như: Ag, Br, Ca, Fe, K, Na, Mg, Mn, Zn, ...Hai nguyên tố
quan trọng nhất là selenium và germanium [4].
1.2.1. Các polysaccharid [1]
Phần lớn thực vật chứa polysaccharid, nhưng trong thời gian khá dài chưa được
quan tâm, gần đây các nhà khoa học đã biết polysaccharid là nhóm chất có tác dụng
đặc biệt, nhất là các polysaccharid chứa trong nấm. Tác dụng chống ung thư và tăng
cường miễn dịch, kéo dài tuổi thọ của nhóm chất này được nhiều người quan tâm và
đã được ứng dụng trên lâm sàng.
Đã chiết tách bằng nước nóng hồng chi thể quả và phân lập được 18 polysaccharid
trong đó bao gồm 7 polysaccharid liên kết protein, 4-glucan còn lại là các
polysaccharid khác.
1.2.2. Các 3-terpen
Các chất thuộc nhóm 3-terpen được phát hiện từ năm 1982 từ hồng chi. Cho đến
nay được chia làm 3 loại: C30, C20 và C24 hoặc 5 loại theo công thức cấu tạo [1].
1.2.3. Các alcaloid
Đồ Án Chuyên Môn
Trường Cao Đẳng Lương Thực - Thực Phẩm GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
SVTH: Trương Thị Tuyết Mai Khoa: Công Nghệ
Ngành: Công Nghệ Sinh Học Trang: 6
Phần lớn dược thảo chứa alcaloid là nhóm chất có tác dụng sinh học. Alcaloid linh
chi cũng là nhóm chất có tác dụng điều trị. Cho đến nay đã chiết xuất được hơn 6
alcaloid từ linh chi.
Trong quá trình tách chiết betain còn thu được một số chất khác cũng dạng tinh thể
là -butirobetain (CH3)3N+CH2CH2CH2COOHCl-.H2O và este của -butirobetain.
Alcaloid trong tử chi và hồng chi chủ yếu là -butirobetain. Hồng chi nuôi trồng
nhân tạo chứa một lượng rất nhỏ -butirobetain. Bào tử của tử chi người ta còn tách
chiết được C9H15O2SH2O là một dạng muối có điểm chảy 262-2630C từ phần tan trong
nước [1].
1.2.4. Các acid amin
Acid amin không những là thành phần cấu tạo nên các protid, không những có tác
dụng dinh dưỡng đối với người, mà còn có tác dụng chữa bệnh. Trong linh chi
thành phần các acid amin rất phong phú. Hồng chi có 17 loại rất cần cho cơ thể người.
Xích chi có hàm lượng acid amin rất cao (14,55%). Thể sợi của linh chi cũng chứa 17
acid amin. Các acid amin có tác dụng rất tốt đối vời người bị xơ gan hoặc viêm gan.
Lượng acid amin có trong thể sợi nấm linh chi là 1,88%.
Địa điểm, phương pháp nuôi trồng hoặc lên men khác nhau có ảnh hưởng lớn đến
chủng loại acid amin và số lượng của chúng. Linh chi trồng nhân tạo chứa acid amin
cao hơn so với loại mọc hoang [1].
1.2.5. Các nguyên tố vi lượng
Gần đây đã phát hiện các nguyên tố vi lượng có quan hệ đến sự phát sinh và phát
triển của nhiều loại bệnh tật, có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển và sức khỏe
con người. Đã phát hiện nhiều loại thảo dược có tác dụng bổ dưỡng chứa nhiều loại
nguyên tố vi lượng có tác dụng kéo dài tuổi thọ. Tác dụng chữa bệnh bổ dưỡng của
linh chi rất có thể có sự góp phần của các nguyên tố vi lượng.
Tuy nhiên ở linh chi mọc hoang hay nuôi trồng cũng đều chứa một nguyên tố vi
lượng độc hại như Pb hoặc Cd [1].
1.2.6. Các nhóm chất có hoạt tính sinh học cao
Các nhóm chất polysaccharid, 3-terpen và các alcaloid được xem là các nhóm chất
có tác dụng. Polysaccharid linh chi có tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao khả
năng đề kháng của cơ thể, đặc biệt đối với điều kiện, môi trường bên ngoài khắc
nghiệt, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể trong trường hợp thiếu dưỡng khí, có tác
Đồ Án Chuyên Môn
Trường Cao Đẳng Lương Thực - Thực Phẩm GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
SVTH: Trương Thị Tuyết Mai Khoa: Công Nghệ
Ngành: Công Nghệ Sinh Học Trang: 7
dụng điều tiết cơ năng của cơ quan trong cơ thể. Nhóm này được chia làm 5 nhóm
nhỏ, trong đó 3 nhóm đầu do độ lớn nhỏ của phân tử khác nhau như BN3B, BN3C và
GLA là các polysaccharid peptid có phân tử lượng 12 vạn có tác dụng khá rộng. Các
polysaccharid BN3C và GLA có hoạt tính khá đặc biệt [1].
Trong số 3-terpen của linh chi thì các acid ganoderic C và D có khả năng ức chế sự
giải phóng amin.
Trong các alcaloid linh chi thì -butirobetain có tác dụng tăng thời gian tuần hoàn
và tăng lưu lượng máu ở tim.
1.3. Giá trị dược liệu của linh chi
Theo giáo sư Hiroshi Hikino thì linh chi là
một trong những vị thuốc bổ quan trọng nhất
trong đông y. Các thầy thuốc đã dùng linh chi
trong các chứng mệt mỏi, suy nhược, tiểu
đường, các chứng bệnh về gan, về nhiều chứng
bệnh thuộc chứng đề kháng của cơ thể.
Theo Lý Thời Trần trong “Bản Thảo Cương
Mục” thì linh chi có tác dụng bổ tâm khí, chữa
các chứng nhói ngực. Hiện nay, linh chi được dùng để giảm áp huyết, kích thước sự
làm việc của gan, tẩy máu, và giúp cơ thể chống lại các chứng lao lực quá độ. Trong
một mức độ nào đó, linh chi có tác dụng giải độc cho cơ thể.
Ngoài ra, linh chi còn được dùng để chữa bệnh mất ngủ, lở dạ dày, tê thấp, xuyễn
sưng cổ họng. Người ta cũng không thấy phản ứng phụ hay tác dụng xấu nào khi dùng
linh chi lâu. Người Trung Quốc hiện nay còn dùng linh chi để cho da mặt mịn, có lẽ là
do các chất hormone trong loại nấm này. Nhiều y gia Nhật Bản đã dùng loại nấm này
trong các loại thuốc trị rụng tóc. Vì tác dụng bổ khí và làm tăng hệ thống miễn dịch
của cơ thể, mà người ta đã dùng linh chi phụ với các loại thuốc trị ung thư. Bác sĩ
Fukumi Morishige, chuyên gia giải phẫu tim đang nghiên cứu công dụng của linh chi
trong việc trị bệnh ung thư tại viện Linus Paulong Institate of Science & Medicine
(Hoa Kỳ). Ông cho biết dùng linh chi chung với vitamin C liều lượng lớn có tác dụng
mạnh hơn vì vitamin C giúp cho việc hấp thụ dược tính của linh chi.
Nhiều trường hợp chữa lành hay thuyên giảm bệnh đã được bác sĩ Morishige trình
bày trên các tập sang y học…những công dụng của linh chi vẫn đang được tiếp tục
Đồ Án Chuyên Môn
Trường Cao Đẳng Lương Thực - Thực Phẩm GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
SVTH: Trương Thị Tuyết Mai Khoa: Công Nghệ
Ngành: Công Nghệ Sinh Học Trang: 8
nghiên cứu, dùng đơn lẻ hay dùng chung với các dược thảo khác. Hầu như linh chi có
thể dùng để chữa rất nhiều chứng bệnh khác nhau nên người ta đã đặt cho linh chi cái
tên “ Nấm Trường Sinh ” [1].
Nhiều tác giả trên thế giới cho thấy trong quả thể cũng như khuẩn ty nấm có gần
100 chất. Các nhóm chất và các chất có hoạt tính sinh học là: protein, polysaccharid,
3-terpen, steroid, alcaloid, nucleotid, acid béo, enzyme kháng sinh và các
germanium…Về mặt hoạt tính dược lý, các hoạt chất thuộc nhóm acid béo có khả
năng ức chế giải phóng histamin. Nhóm nucleotid ức chế kết dính tiểu cầu, thư giãn
cơ, giảm đau. Nhóm protein chống dị ứng phổ rộng, điều hoà miễn dịch. Nhóm
alcaloid trợ tim. Nhóm steroid giải độc gan ức chế sinh tổng hợp cholesterol; nhóm
ester với các acid béo không no linoleic được ghi nhận 1991có hoạt tính chống ung thư
trong công trình nghiên cứu của Lin, C.N. et al [5]; nhóm polysaccharid hạ đường
huyết; nhóm 3-terpen hạ huyết áp ức chế Angiotensine Conversion enzyme (ACE),
bảo vệ gan, chống khối u…Ngoài các tác dụng đã được chứng minh từ lâu đối với các
bệnh ung thư phổi, ung thư vú và ung thư dạ dày.
Gần đây người ta còn thấy linh chi có tác dụng với ung thư tử cung, ung thư
khoang miệng, ung thư dạ dày, ung thư gan…Đặc biệt nếu kết hợp với hoá trị liệu sẽ
có kết quả nhanh hơn [4].
1.4. Tác dụng dược lý của nấm linh chi [1]
1.4.1. Tác dụng của linh chi trên thần kinh
1.4.1.1. Tác dụng trên thần kinh trung ương
Dịch chiết thể sợi nuôi cấy tầng sâu của linh chi đa niên có tác dụng tăng cường ức
chế thần kinh trung ương của các thuốc nhóm barbital, làm giảm hưng phấn trung khu
thần kinh, có tác dụng trấn tĩnh.
Các nhà nghiên cứu viện y học Bắc Kinh đã tiến nghiên cứu trên đối tượng chuột
nhắt và đưa ra kết quả dịch chiết cồn ethanol thể sợi, khi tiêm phúc mạch chuột nhắt
trắng với liều 5g/kg thể trọng thì sau 1-2 ngày xuất hiện tác dụng trấn tĩnh thần kinh,
làm giảm rõ rệt các hoạt động. Tác dụng trấn tĩnh có thể duy trì sau 2 giờ. Linh chi còn
có tác dụng giảm cơn co giật do nicotin gây ra.
1.4.1.2. Tác dụng giảm đau
Đồ Án Chuyên Môn
Trường Cao Đẳng Lương Thực - Thực Phẩm GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
SVTH: Trương Thị Tuyết Mai Khoa: Công Nghệ
Ngành: Công Nghệ Sinh Học Trang: 9
Các nhà khoa học Trung Quốc cũng nghiên cứu đối tượng chuột nhắt trên mô hình
tấm nóng đã chứng minh được linh chi có tác dụng ức chế phản ứng xoay mình của
chuột nhắt, có tác dụng làm giảm đau. Hiệu quả điều trị của linh chi trên các bệnh
nhân bị suy nhược thần kinh, mất ngủ, còn được coi là tác dụng bảo vệ hệ thần kinh
trung ương, giảm hưng phấn, giảm kích thích ngoại cảnh, từ đó giúp cho bệnh nhân
chìm trong giấc ngủ, tạo điều kiện cho tế bào não nghỉ ngơi và tăng cường quá trình
trao đổi chất của tế bào thần kinh, giúp cho thần kinh trung ương điều tiết chuẩn xác
hệ thần kinh thực vật và hoạt động nội tạng nâng cao khả năng bảo vệ cơ thể.
1.4.2. Tác dụng chống ung thư
Polysaccharid là hoạt chất chủ yếu có tác dụng tăng cường miễn dịch và kháng u.
Phân tử lượng của hợp chất này lớn hơn 104. Tác dụng kháng u phụ thuộc vào cấu tạo
của các polysaccharid, chủ yếu phụ thuộc vào sự sắp xếp của các chuỗi phân tử và số
lượng nhóm OH trên các chuỗi, thường là các chất co khả năng tan trong nước nóng,
có các chuỗi phân tử chính D-glycopyranosy (14)-- và--và (16)-- và chuỗi
(13)--arabinosa.
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã nghiên cứu tương đối kỹ tác dụng kháng u của
polysaccharid linh chi tan trong nước có chứa -fructose, -fructose. Họ chứng minh
hợp chất FA có phân tử lượng khoảng 150.000 có tác dụng tốt nhưng các hợp chất FG
và MGF lại không có tác dụng. Viện y học Nhật Bản cũng chứng minh được khi uống
một mình linh chi thì tác dụng không rõ rệt nhưng khi kết hợp các phương pháp điều
trị ung thư khác, tác dụng của linh chi rất hữu hiệu do tăng khả năng miễn dịch và ức
chế khả năng sinh sản tế bào ung thư. Các nhà khoa học ở Phúc Kiến (Trung Quốc)
còn nhận thấy, khi kết hợp với đông trùng hạ thảo thì tác dụng ức chế rõ rệt. Khi quan
sát dưới kính hiển vi cho thấy, nhóm không dùng thuốc, các tế bào ung thư và các tổ
chức xung quanh dính liền với nhau, xâm nhập vào cơ và cả tổ chức mô mỡ. Nhóm
dùng thuốc, không thấy có biểu hiện trên. Trên mô hình ung thư phổi, khả năng hạn
chế đạt tới 60%. Họ đã chứng minh tác dụng trên là do cơ chế miễn dịch tế bào, trực
tiếp tăng cường hoạt tính tế bào NK hoặc thông qua hoạt tính của tế bào lympho T.
Nhưng khả năng tăng cường miễn dịch của linh chi là quan trọng nhất.
Đồ Án Chuyên Môn
Trường Cao Đẳng Lương Thực - Thực Phẩm GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
SVTH: Trương Thị Tuyết Mai Khoa: Công Nghệ
Ngành: Công Nghệ Sinh Học Trang: 10
1.4.3. Tác dụng lên hệ tuần hoàn
Linh chi có tác dụng rất tốt đối hệ tuần hoàn như: Ổn định huyết áp; lọc sạch máu
tăng cường tuần hoàn máu; giảm mệt mỏi, hỗ trợ thần kinh; chống đau đầu và tứ chi;
điều hoà kinh nguyệt; làm da dẻ hồng hào chống các bênh ngoài da như dị ứng,....
1.4.4. Thúc đẩy quá trình tiết insulin
Nấm linh chi tác dụng đặc biệt trong việc loại trừ chất cholesterol trong các thành
mạch lọc sạch máu thúc đẩy quá trình lưu thông máu; cải thiện cơ bản thiểu năng
insulin nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường. Nghiên cứu của Lin JM (1995) cho
thấy linh chi có tác dụng phục hồi chức năng gan trong bệnh tiểu đường. Ngoài ra,
theo khảo cứu của Mizuno T. (1996) linh chi còn làm giảm glucose- huyết ở chuột
bình thường và chuột gây bị tiểu đường (theo báo khoa học phổ thông, chuyên đề Nấm
và sức khỏe 2006, 63:801) .Vì vậy sử dụng linh chi để phòng chữa bệnh tiểu đường là
rất tốt.
1.4.5. Tác dụng chống quá trình làm lão hoá
1.4.5.1. Tác dụng dọn các gốc tự do
Năm 1956, Harmarn đưa ra lý thuyết gốc tự do. Ông cho rằng các phân tử trong tế
bào giải phóng ra các gốc tự do và chuyển các gốc tự do này thúc đẩy quá trình lão
hóa. Gốc tự do không ngừng sản sinh trong quá trình trao đổi chất của tế bào, làm tổn
thương ngay các tế bào, giảm hoạt tính của các enzyme, phát sinh sai sót trong quá
trình tổng hợp và hấp thụ các acid amin, xuất hiện các biểu hiện dị thường trong các
màng tế bào, thúc đẩy quá trình lão hóa và xuất hiện các trạng thái bệnh lý cùng tuổi
tác tăng lên, khả năng chống oxy hóa, các enzyme chống oxy hóa nội sinh, khả năng
phòng vệ các gốc tự do tự sản sinh trong cơ thể mỗi năm một giảm làm tăng quá trình
lão hóa.
Nhiều tác giả đã sử dụng vitamin để đo hoạt tính của enzyme peroxy hóa (SOD)
của các polysaccharid linh chi, khả năng ức chế được biểu thị (Inb%) như sau: GLA
(70%), GLB (59%), GLC (29%), GLA, GLB đều có khả năng tạo ra SOD, nhưng
GLA tốt hơn cả. Ngoài ra các tác giả còn sử dụng phương pháp MDA-TBA để đánh
giá khả năng thải trừ các gốc OH tự do của GLA, GLB và GLC (66,7%), GLB
(57,6%), GLC (45,4%). Như vậy cả 3 polysaccharid đều có khả năng giảo phóng đối
với gốc OH tự do. Với phương pháp TBA để đo khả năng ức chế protid tế bào bị oxy
hóa, kết quả thu được như sau: (Inb %), GLB (45%), GLC (86%), khả năng ức chế gốc
Đồ Án Chuyên Môn
Trường Cao Đẳng Lương Thực - Thực Phẩm GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
SVTH: Trương Thị Tuyết Mai Khoa: Công Nghệ
Ngành: Công Nghệ Sinh Học Trang: 11
O2- đối với protein hồng cầu. Tương tự các gốc OH tự do trong huyết tương của thỏ và
gốc H2O2/Fe3+. Nghiên cứu trên dung dịch thuốc tiêm linh chi nhận thấy khả năng dọn
các gốc tự do platin tạo ra tỷ lệ thuận với hàm lượng thuốc sử dụng.
Một số tác giả còn chứng minh, linh chi có tác dụng kéo dài tuổi sống của côn
trùng vùng American Wildtype và ruồi Cantons. Những nghiên cứu liên quan đến tác
dụng chống lão hóa của linh chi còn khá nhiều, cơ chế cũng phức tạp. Nhưng thông
qua những nghiên cứu trên có thể thấy công dụng của linh chi trên phương diện chống
lão hóa là rất rõ ràng.
1.4.5.2. Tác dụng cân bằng trao đổi chất
Khả năng tổng hợp và hấp thụ các acid amin và protein của người già bị giảm sút,
làm cho quá trình trao đổi chất trong tế bào bị rối loạn, đẩy nhanh quá trình già hóa tế
bào và làm chết tế bào. Nhiều nhóm nghiên cứu đã chứng minh ảnh hưởng của
polysaccharid linh chi, đặc biệt BN3C đối với khả năng tổng hợp và hấp thu các acid
amin và protein. Họ đã chứng minh BN3C làm tăng khả năng liên kết của 3H-acid amin
với protein huyết thanh và protein trong tế bào gan tăng 25% và 13,9% so với nhóm
đối chiếu, và làm tăng hàm lượng sắc tố P450 trong tế bào gan 19,7% so với nhóm đối
chiếu, làm tăng khả năng giải độc của gan, làm tăng khả năng tổng hợp protein trong
tủy xương, giảm các tổn thương trong tế bào tủy xương. Đây là một trong các cơ chế
quan trọng của tác dụng chống lão hóa của linh chi.
1.4.6. Tác dụng của linh chi lên hệ tim mạch
1.4.6.1. Tác dụng cường tim
Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Y Học Bắc Kinh đã chứng minh, linh chi có tác dụng
cường tim rõ rệt, có tác dụng gia tăng lực co bóp tim, gia tăng lưu lượng máu qua tim,
còn nhịp tim thay đổi không đáng kể. Polysaccharid linh chi hòa tan trong thuốc cũng
có tác dụng cường tim rõ rệt.
1.4.6.2. Tác dụng của linh chi đối với bệnh nhồi máu cơ tim
Các nhà khoa học Trung Quốc đã chứng minh, dịch chiết linh chi tiêm tĩnh mạch
có khả năng cải thiện điện tâm đồ đối với động vật thí nghiệm bị nhồi máu cơ tim cấp,
làm giảm đoạn ST trên điện tâm đồ, tăng lưu huyết tại vùng thiếu cơ tim cục bộ, cải
thiện khả năng dưỡng huyết, giảm sự hao tổn dưỡng khí. Linh chi không chỉ thay đổi
áp lực động mạch vành, mà còn làm tăng khả năng cung cấp máu cho tim, giảm nhịp
tim, giảm mỡ máu.
Đồ Án Chuyên Môn
Trường Cao Đẳng Lương Thực - Thực Phẩm GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
SVTH: Trương Thị Tuyết Mai Khoa: Công Nghệ
Ngành: Công Nghệ Sinh Học Trang: 12
1.4.7. Tác dụng bảo vệ gan của linh chi
Nhóm nghiên cứu thuộc đại học Y Bắc Kinh đã tiến hành thí nghiệm nghiên cứu
trên chuột nhắt trắng (Cavia porcellus) và chứng minh được linh chi có thể vệ gan,
làm giảm nhẹ tổn thương tế bào gan do CCl4 (tetrachlorurcacbon) gây ra.
Polysaccharid linh chi cũng có tác dụng tăng tích lũy anbumin huyết tương. Trên lâm
sàng linh chi cũng đã được nghiên cứu có tác dụng bảo vệ gan, phục hồi chức năng
gan và điều trị khá tốt bệnh viêm gan B.
Nhóm sterois giải độc gan, bảo vệ gan ngừng tổng hợp cholestrol, trung hòa virus,
ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nên có hiệu quả rất tốt đối với bệnh về gan mật
như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ.
Giáo sư Lâm Chí Bân đã khẳng định sử dụng chất đa đường chiết xuất từ nấm linh
chi có tác dụng bổ gan, khống chế có hiệu quả đối với viêm gan mãn do virus đạt hiệu
quả 97-98%, bổ trợ cho điều trị ung thư gan (theo báo khoa học phổ thông, chuyên đề
Nấm và sức khỏe 2006, 63:801).
1.4.8. Tác dụng của linh chi lên hệ tiêu hóa
Linh chi có tác dụng làm giảm vết loét dạ dày, ức chế vết loét chảy máu ở thượng
vị giảm tiết dịch vị và giảm diện tích loét do acid gây ra.
1.4.9. Các tác dụng khác của linh chi
1.4.9.1. Tác dụng đối chống nhiễm xạ của linh chi
Một số công trình nghiên cứu đã chứng minh khi họ dùng Co chiếu vào toàn thân
của động vật và gây ra tổn thương phóng xạ, trước khi chiếu xạ họ đã cho một nhóm
đông vật sử dụng linh chi trong vòng 3 tuần, chiếu xạ xong tiếp tục cho dùng trong 2
tuần nữa. Sau 30 ngày kết quả cho thấy tỷ lệ tử vong của nhóm động vật có dùng linh
chi thấp hơn 37% so với nhóm đối chiếu. Như vậy linh chi có khả năng giảm nhẹ tổn
thương, kéo dài thời gian sống do phóng xạ gây ra.
1.4.9.2. Linh chi chữa bệnh rụng tóc
Thuốc chữa rụng tóc chế từ linh chi đem lại hiệu quả rất tốt. Năm 1986, Tào Nhân
Liệt đã dùng linh chi để chữa cho 232 bệnh nhân, sau khi dùng thuốc, ngắn nhất là sau
1 tuần, dài nhất là sau 6 tuần, phần lớn bệnh nhân sau 30 ngày điều trị đã có hiệu quả.
Nhóm dùng viên chữa rụng tóc có hiệu quả kém hơn so với nhóm dùng linh chi. Đồng
thời tác giả cũng nhận thấy trong tổng số 232 bệnh nhân, có đến 164 có triệu chứng
đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, ngủ mơ, ăn uống kém. Nhưng sau khi điều trị bằng linh
Đồ Án Chuyên Môn
Trường Cao Đẳng Lương Thực - Thực Phẩm GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
SVTH: Trương Thị Tuyết Mai Khoa: Công Nghệ
Ngành: Công Nghệ Sinh Học Trang: 13
chi các triệu chứng trên đều biến mất. Sau khi tiêm 10 mũi thuốc tiêm linh chi, nhiều
bệnh nhân có cảm giác da đầu nhẹ nhàng, êm ái. Sau khi điều trị đều trở lại ở mức
bình thường do linh chi có khả năng tăng cường miễn dịch, cải thiện tuần hoàn máu
làm thúc đẩy cho việc mọc tóc.
1.5. Ứng dụng lâm sàng của linh chi [6]
1.5.1. Trị suy nhược thần kinh
Báo cáo của bệnh viện Hoa Sơn thuộc viện y học số 1 Thượng Hải đã cho rằng
dùng cả 2 loại linh chi nhân tạo và linh chi hoang dại chế thành viên (mỗi viên tương
đương 1g thuốc sống), mỗi lần uống 3 viên ngày 3 lần, một liệu trình từ 10 ngày - 2
tháng. Trị 225 ca tỉ lệ kết quả 83,5 – 86,3%, nhận xét thuốc có tác dụng an thần, điều
tiết thần kinh thực vật và tăng cường thể lực (theo báo Tân y học, số phụ chuyên đề về
bệnh hệ thống thần kinh 1976, 3: 140).
1.5.2. Trị chứng Cholesterol máu cao
Báo cáo của sở nghiên cứu kháng khuẩn tổ công nghiệp Tứ Xuyên, dùng liên tục 1-
3 tháng cho 123 ca thuốc có tác dụng hạ Cholesterol huyết thanh rõ rệt , tỉ lệ kết quả
86% ( theo báo cáo đăng trên báo thông tin trung thảo dược 1973, 1: 31).
1.5.3. Trị viêm phế quản mãn tính
Tổ nghiên cứu linh chi tỉnh Quảng Đông báo cáo dùng siro linh chi và đường linh
chi trị 1110 ca, có kết quả và có nhận xét là thuốc có tác dụng đối với thể hen và thể
hư hàn ( theo tờ báo y dược Quảng Đông 1979, 1: 1).
1.5.4. Trị viêm gan mãn tính
Tác giả dùng polysaccharid linh chi chiết suất từ linh chi hoang dại chế thành thuốc
bột hoà nước uống, trị các loại bệnh viêm gan mãn hoạt động, viêm gan mãn kéo dài
và xơ gan gồm 367 ca, có nhận xét phần lớn triệu chứng chủ quan được cải thiện, men
SGOT, SGPT giảm tỉ lệ 67,7% (tạp chí bệnh gan mật 1985, 4: 242).
1.5.5. Trị chứng giảm bệnh cầu
Dùng polysaccharid chế thành viên (mỗi viên có 250mg thuốc sống ). Cho uống,
theo dõi 165 ca, ghi nhận tỷ lệ có kết quả 72,57% (báo cáo của Lưu Chí Phương đăng
trên tạp chí Trung Quốc huyết dịch bệnh 1985, 7: 428).
Đồ Án Chuyên Môn
Trường Cao Đẳng Lương Thực - Thực Phẩm GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
SVTH: Trương Thị Tuyết Mai Khoa: Công Nghệ
Ngành: Công Nghệ Sinh Học Trang: 14
1.5.6. Trị bệnh xơ cứng bì, viêm da cơ, bệnh ban đỏ, ban trọc
Dùng linh chi chế thành dịch tiêm bắp viên uống. Trị xơ cứng bì 173 ca, tỉ lệ kết quả
79,1%, viêm da cơ 43 ca, có kết quả 95%, liput ban đỏ 84 ca có kết quả 90%, ban trọc
232 ca có kết quả 78,88% (thông tin nghiên cứu y học 1984, 12:22).
1.5.7. Theo sách trung dược ứng dụng lâm sàng
Thuốc có tác dụng đối với bệnh loét bào tử, rối loạn tiêu hoá kéo dài, thường dùng
phối hợp ngũ bội tử, đẳng sâm, bạch truột, trần bì, kê nội kim, sa nhân, sinh khương.
1.5.8. Tự xơ cứng mạch, cao huyết áp, tai biến mạch máu não
Thường phối hợp với kê huyết đăng, thạch xương bồ, đơn bì, cẩu tích, đỗ trọng, thỏ
ty tử, hoàng tinh. Thuốc còn dùng chữa bệnh động mạch vành, đau thắt ngực.
1.5.9. Dùng giải độc các loại khuẩn
Sử dụng linh chi dùng phối hợp với cam thảo, gừng, táo có hiệu quả trong việc giải
độc các loại khuẩn.
Ngoài ra sách những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi có ghi: thuốc
từ Linh chi chữa bệnh phụ nữ thời kỳ mãn kinh, giúp thông minh và trí nhớ, dùng lâu
ngày giúp cho nhẹ người tăng tuổi thọ. Nhiều người mua nấm linh chi về nấu canh,
nấu súp làm món ăn cao cấp.
Đồ Án Chuyên Môn
Trường Cao Đẳng Lương Thực - Thực Phẩm GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
SVTH: Trương Thị Tuyết Mai Khoa: Công Nghệ
Ngành: Công Nghệ Sinh Học Trang: 15
Chương II. ĐỐI TỰỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nấm Linh chi, tên khoa học là Ganoderma
lucidum
2.1.1. Đặc tính sinh học của nấm linh chi [3], [4]
Nấm linh chi gồm 2 phần cuống nấm và mũ nấm.
Cuống nấm dài hoặc ngắn, đính bên có hình trụ
đường kính từ 0,5-3cm, cuống nấm ít phân nhánh,
đôi khi có uốn khúc cong queo. Lớp vỏ cuống màu
đỏ, nâu đỏ, nâu đen, bóng, không có lông, phủ suốt
trên mặt tán nấm.
Mũ nấm khi non có hình trứng lớn dần có hình quạt. Mui nấm dạng thận - gần tròn,
đôi khi xoè hình quạt hoặc ít nhiều dị dạng. Trên mặt mũ nấm có vân gợn hình đồng
tâm và có tia rãnh phóng xạ, màu sắc từ vàng chanh-vàng nghệ-vàng nâu-vàng cam-đỏ
nâu-nâu tím-nâu đen, nhẵn bóng, láng như verni. Thường sẫm màu dần khi già, lớp vỏ
nhẵn bóng phủ tràn kín mặt trên mũ, đôi khi có lớp phấn ánh xanh tím. Kích thước tán
biến động lớn từ (2-36) cm dày (0,8-3,3) cm. Phần đính cuống hoặc gồ lên hoặc lõm
như lỗ rốn. Phần thịt nấm dày từ (0,4-2,2 cm) chất lipe, màu vàng kem-nâu nhợt-trắng
kem, phân chia theo kiểu lớp trên và lớp dưới.
2.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển nấm linh chi
2.1.2.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ trong giai đoạn nuôi sợi: 18-300C
Nhiệt độ trong giai đoạn ra quả thể: 22-280C
2.1.2.2. Độ ẩm
Độ ẩm cơ chất: 60-62%
Độ ẩm không khí của nhà nuôi trồng linh chi đảm bảo 80- 95%.
2.1.2.3. Độ thông thoáng
Trong suốt quá trình nuôi sợi và phát triển quả thể, nấm linh chi đều cần có
độ thông thoáng tốt.
2.1.2.4. Ánh sáng
Giai đoạn nuôi sợi: không cần ánh sáng
Đồ Án Chuyên Môn
Trường Cao Đẳng Lương Thực - Thực Phẩm GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
SVTH: Trương Thị Tuyết Mai Khoa: Công Nghệ
Ngành: Công Nghệ Sinh Học Trang: 16
Giai đoạn phát triển quả thể: cần ánh sáng tán xạ (ánh sáng có thể đọc sách
được). Cường độ ánh sáng cân đối từ mọi phía.
2.1.2.5. pH
Độ pH: 5,5-7,5
Dinh dưỡng: sử dụng trực tiếp nguồn Xenlulose
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện trên cơ sở tổng hợp kết quả từ các công trình nghiên cứu
đã thành công về nấm linh chi
Đồ Án Chuyên Môn
Trường Cao Đẳng Lương Thực - Thực Phẩm GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
SVTH: Trương Thị Tuyết Mai Khoa: Công Nghệ
Ngành: Công Nghệ Sinh Học Trang: 17
Chương III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu một số quy trình chiết xuất hoạt chất linh chi
3.1.1. Chiết xuất polysaccharid liên kết protein (PSP)
Quy trình chiết xuất
Bột dược liệu
+ NaOH 5% (800C x 2h x 3 lần)
+Lọc
Bã dược liệu Dịch chiết
Lắc với diethyl ether
Dung dịch kiềm Dung dịch ether
Acid hóa
Lắc với diethyl ether
Dung dịch ether Dung dịch acid
Tủa PSP, lọc
Dung dịch acid Bột PSP thô
Tinh chế,
sấy khô
PSP
Từ quy trình chiết xuất trên cho thấy nếu dùng dung dịch acid oxalic với nồng độ
3% thì hiệu suất chỉ đạt 3,04%. Còn nếu dùng dung dịch NaOH nồng độ 5%, ở nhiệt
độ 800C thì hiệu suất đạt 4,01%.
3.1.2. Chiết xuất 3- terpen
Lấy bột linh chi, chiết với dung dịch KOH 10%, lắc loại tạp bằng ether dầu hỏa để
loại tạp lần 2. Sau đó lắc với cloroform, sẽ thu được 3- terpen. Để thu được sản phẩm
sạch hơn, có thể loại tạp qua sắc ký cột. Hiệu suất khoảng 2%.
3.1.3. Chiết xuất alcaloid
Đồ Án Chuyên Môn
Trường Cao Đẳng Lương Thực - Thực Phẩm GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
SVTH: Trương Thị Tuyết Mai Khoa: Công Nghệ
Ngành: Công Nghệ Sinh Học Trang: 18
Thường chiết cồn với ethanol, cô thu hồi dịch chiết, lắc loại tạp bằng ether dầu hỏa,
sau đó chiết bằng cloroform để thu alcaloid, cô thu hồi dung môi, tinh chế qua cột
silicagel và kết tinh lại trong cloroform thu được chất kết tinh màu trắng. Xử lý qua
than hoạt tính với cồn tuyệt đối thì thu được -butyrobetain.
Quy trình chiết xuất:
Lắc với diethyl ether
Dung dịch kiềm Dung dịch ether
Acid hóa
Lắc với diethyl
ether
Dung dịch ether Dung dịch acid
Dung dịch ether Dung dịch acid
dầu hỏa Lắc với
cloroform
3-terpen
3. 2. Quy trình sản xuất chế phẩm linh chi
3.2.1. Thuốc sắc [1]
Hồng chi 30g, mỗi ngày 1 thang, sắc 2 lần với nước, chia làm 3 lần trong ngày.
3.2.2. Siro linh chi [1]
Linh chi 624g, nước cất và siro vừa đủ.
Phương pháp chế: Linh chi đun sôi với 3 lần nước trong 30 phút, đun thêm lần thứ
3, gộp 3 lần dịch chiết, cô đặc còn 1000ml, cho siro và khuấy đều.
Công dụng: Bồi bổ tim, thận, cường tim, an thần, chữa bệnh mạch vành đau tim.
Cách dùng: Uống mỗi lần 30ml sau bữa ăn sáng và trước khi đi ngủ.
3.2.3. Cồn linh chi [1]
Bột dược liệu
+ KOH 10% (800C x 2h x 3 lần)
+ Lọc
Bã dược liệu Dung dịch kiềm
Đồ Án Chuyên Môn
Trường Cao Đẳng Lương Thực - Thực Phẩm GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
SVTH: Trương Thị Tuyết Mai Khoa: Công Nghệ
Ngành: Công Nghệ Sinh Học Trang: 19
Dùng cồn ethanol 95% chiết ở 650C trong 48h. Dịch chiết đem lọc, thu hồi cồn và
bào chế thành cồn thuốc 10%.
Công dụng: Bổ dưỡng, chữa trị viêm phế quản.
Cách dùng: Uống mỗi lần 10ml, ngày 3 lần, thời gian điều trị 50 ngày.
3.2.4. Polysaccharid linh chi [1]
Lấy 5 kg linh chi tươi, rửa sạch, cắt nhỏ. Chiết hồi lưu 3 lần với lượng nước gấp 6
lần. Thời gian chiết 3, 2, 1 giờ. Gộp dịch chiết đã lọc, cô đặc dưới áp suất lỏng giảm
còn 2,5 lít. Cho thêm cồn ethanol để có độ cồn 80%, để yên trong 12 giờ, ly tâm thu lại
phần rắn. Cho nước cất vào đun sôi để hòa tan. Lọc nóng loại bỏ phần không tan.
Dung dịch tan vừa lắc vừa cho thêm ethanol để có độ cồn 80%, dùng tia cực tím tiệt
trùng, để lắng lọc và làm khô ở phòng lạnh. Thu được khoảng 0,55% polysaccharid
linh chi thô.
Cho sản phẩm thô vào 3 lít nước cất để hòa tan, nhỏ 30ml dung dịch acid oxalic
3%, lắc đều, đun sôi và ly tâm lấy dung dịch trong, cho than hoạt tính với lượng
khoảng 2% lắc đều trong 10 phút, lọc nóng, sau đó để nguội dung dịch. Cho thêm
ethanol để có độ cồn 70%, để yên trong 24 giờ, lọc. Dùng 4 lít cồn ethanol 70%, làm
kết tủa nhiều lần. Cho sản phẩm còn ướt vào 2 lít ethanol 20% đun nóng, lọc qua phễu
có chứa 200g oxyt nhôm, lọc giảm áp. Sau đó dùng nước cất nóng 600C để rửa. Dung
dịch lọc cô đặc giảm còn 250 ml. Cho ethanol để có độ cồn 70%, để yên, lọc và làm
khô ở phòng lạnh, thu được polysaccharid linh chi tinh khiết.
3.2.5. Thuốc viên nang linh chi [1]
Phương pháp điều chế: Linh chi tán thành bột mịn bằng máy chuyên dụng, lần lượt
chiết với cồn ethanol 45%, 50% và 75% bằng phương pháp ngâm trong 24h. Dung
Hình 3.1. Thuốc viên nang
Đồ Án Chuyên Môn
Trường Cao Đẳng Lương Thực - Thực Phẩm GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
SVTH: Trương Thị Tuyết Mai Khoa: Công Nghệ
Ngành: Công Nghệ Sinh Học Trang: 20
dịch lọc cô thu hồi cồn dưới áp suất giảm ở 600C thành cao. Cho tá dược vào trộn và
sấy ở 600C. Sau khi làm khô lại cho lượng hồ tinh bột 10% trộn đều và bào chế thành
viên.
Công dụng: Bổ dưỡng, cường tim, chống thiếu dưỡng khí, bảo vệ gan, an thần,
viêm khí quản mạn ở người già.
Cách dùng: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 viên.
3.2.6. Thuốc tiêm linh chi [1]
Phương pháp điều chế: Lấy 200g linh chi tán thành bột thô, cho thêm 100 ml
ethanol 75%, đun hồi lưu 2 giờ, tất cả 6 lần chiết. Lọc dịch chiết qua giấy lọc, thu hồi
cồn ở điều kiện áp suất giảm còn 20 ml, để trong phòng lạnh, cho thêm 2lít, để yên
trong 24 giờ, sau đó và thu hồi cồn cho đến khi không còn mùi cồn. Cho đủ lượng
nước cất tiêm nóng và 0,15% than hoạt, trộn đều và giữ trong 30 phút ở 800C. Sau đó
để trong phòng lạnh trong 48 giờ. Lọc qua 2 lớp giấy lọc cho đến khi thật sach than
hoạt. Dung dịch lọc cho thêm Tweens, sau đó dùng NaOH 10% để điều chỉnh pH= 6-
7, ngâm vào nước 800C trong 15 phút, lắc đều và bổ sung nước cất tiêm cho vừa đủ,
lọc 2 lần qua 2 lớp túi lọc. Sau đó lọc qua cột lọc số 4, diệt khuẩn và đóng ống.
Công dụng: an thần, giảm lo âu, giảm đau, trừ đờm. Dùng cho người thần kinh yếu,
viêm khí quản mạn, bệnh mạch vành, viêm võng mạc, viên gan và xơ gan.
Cách dùng: Tiêm bắp, mỗi lần 2-4 ml, mỗi ngày 2 lần.
3.2.7. Thuốc hạ cholesterol [1]
Linh chi: 87,5 g Sơn Tra: 212,5 mg,
Xích Thược: 675g, Thảo Quyết Minh: 675g,
Đường saccharose: 75g Acid benzoic trộn đều
Cho thêm nước cất vừa đủ 1000 ml.
Công dụng: Chữa trị cholesterol, cường tim, lợi tiểu, hoạt huyết, chữa bệnh mạch
vành.
Cách dùng: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 15 ml.
3.2.8. Trà Linh chi
3.2.8.1. Kỹ thuật chế biến trà linh chi [8]
Đồ Án Chuyên Môn
Trường Cao Đẳng Lương Thực - Thực Phẩm GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
SVTH: Trương Thị Tuyết Mai Khoa: Công Nghệ
Ngành: Công Nghệ Sinh Học Trang: 21
Phương pháp điều chế: Linh chi khô được nghiền thành bột bằng máy nghiền
chuyên dụng. Đóng bột linh chi trong các túi trà lọc, mỗi túi từ 3-5 gram theo mẫu đã
đăng ký chất lượng. Trà linh chi túi lọc được chứa trong hộp 20 gram và hộp 40 gram.
Trà gồm có: Nấm linh chi (50 %) được xay nhỏ và phối hợp với một số dược liệu bổ
(50 % trọng lượng trà) như nhân sâm cao ly, nhân sâm cát lâm, phòng đảng sâm, atisô,
hòe hoa, thảo Quyết minh, cam thảo để có công hiệu bồi bổ nhanh mà giá thành hợp
lý. Mỗi hộp chứa 10 túi lọc (hộp màu cam)-20 túi lọc (hộp màu trắng tên là Chi Trà),
các túi lọc được chứa trong bao PP, các bao PP được đặt trong bao giấy bạc để giữ
hương thơm.
Công dụng: thanh nhiệt, giúp mát gan ngủ tốt; có ích cho đường tiêu hóa, cho sự
bài tiết dễ dàng các chất cặn bã ra khỏi cơ thể; lại có ích cho gan thận, mạch máu và sự
lưu thông của khí huyết từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh, đề kháng tốt với bệnh tật. Đặc
biệt thích hợp cho người cao tuổi, người làm việc trí óc, người đang hồi phục sức
khỏe.
Cách dùng: bỏ 1-2 túi lọc vào ly nước 200ml thật sôi, để trong 3 phút là dùng
được. Có thể pha lại lần 2 để tận dụng sản phẩm. Nếu ngâm túi lọc vào bình thủy nước
sôi thì càng để lâu càng đậm đà thơm ngon, uống nóng được suốt ngày. Ngày dùng 3-6
túi lọc.
3.2.8.2. Kỹ thuật bào chế bài thuốc đông y-NHL- điều trị bệnh cao huyết áp [16]
Ngưu tất: :1 phần
Hoa hòe: :1 phần
Nấm linh chi :1 phần
Các dược liệu trên được phơi khô, bảo quản như dược liệu, thái linh chi, ngưu tất
thành mảnh nhỏ, phối trộn, đóng túi.
3.2.9. Kỹ thuật chế biến rượu linh chi [3]
Đồ Án Chuyên Môn
Trường Cao Đẳng Lương Thực - Thực Phẩm GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
SVTH: Trương Thị Tuyết Mai Khoa: Công Nghệ
Ngành: Công Nghệ Sinh Học Trang: 22
Nấm dùng để ngâm rượu có thể nguyên quả hoặc thái lát. Trước khi ngâm dùng
bông thấm rượu lau sạch nấm. Tỷ lệ 100 gam nấm khô ngâm trong 5 lít rượu. Thời
gian ngâm ít nhất 20 ngày. Chú ý bảo quản để không bị bay hơi cồn rượu. Sau 21 ngày
tiến hành lọc. Pha chế với dung dịch hoặc nước chiết của các loại dược thảo khác như
cam thảo, nhân sâm. Đa số các cơ sở sản xuất đều sử dụng rượu bổ chỉ có thành phần
của nấm linh chi. Để rượu lắng gạn, tiến hành đóng chai và dán nhãn sản phẩm. Rượu
bổ linh chi để càng lâu càng ngon, rượu có vị cay của rượu và đắng của linh chi nhưng
uống không say.
Công dụng: Chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe, giúp tiêu hóa tốt và lưu thông tuần hoàn
não.
Cồn thực phẩm
hoặc rượu ngon
Quả thể nấm
Nguyên quả
Nấm
thái lát
Ngâm
rượu
Lọc Pha Lắng
gạn
Đóng
chai
KCS
dán nhãn
Hình 3.3. Rượu Linh chi
Đồ Án Chuyên Môn
Trường Cao Đẳng Lương Thực - Thực Phẩm GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
SVTH: Trương Thị Tuyết Mai Khoa: Công Nghệ
Ngành: Công Nghệ Sinh Học Trang: 23
3.2.10. Nước cốt linh chi [8]
Nước cốt linh chi là dạng nấm linh chi nấu sẵn, tiện lợi cho người tiêu dùng. Là
hỗn hợp gồm linh chi và nấm vân chi được ngâm rượu cao độ trước khi nấu và cô đặc
lại với ít đường. Sản phẩm chứa trong chai 100 ml, chai được chứa trong hộp giấy.
Công dụng: Như nấm linh chi nguyên tai hoặc xắt lát, chỉ hơi khác là có chứa 2
loại nấm linh chi và có thêm nấm vân chi.
Cách dùng: Mỗi ngày sử dụng từ 1/3 - 1 chai . Nước cốt vị đắng, được pha với 10
lần nước chín cho dễ uống. Dùng nóng hay lạnh đều được. Nước cốt này pha đá chanh
đường uống rất ngon. Dùng nước cốt này pha vào nước hầm thịt sẽ có vị đắng nhẹ
giúp nước thịt bổ hơn và có hương vị lạ dùng để đổi bữa.
3.2.11. Bột bào tử nấm [8]
Được thu thập trên mặt phiến nấm trong suốt thời gian nấm phóng thích bào tử. Bột
màu đỏ nâu và mịn như bột sô cô la. Bào tử nấm chứa một hàm lượng dinh dưỡng và
hoạt chất dược tính cao gấp 7- 10 lần hàm lượng trong phiến nấm. Vì là bột mịn,
không chứa nhiều chất xơ như phiến nấm nên bột bào tử nấm chỉ cần đun nóng, để sôi
trong 20 phút là uống được. Mùi vị không thơm ngon như nước phiến nấm và cuống
nấm nấu ra. Nấm có giá thành gấp nhiều lần giá thành phiến và cuống nấm.
Công dụng: Như là nước nấu từ phiến nấm.
Cách dùng: Ngày uống 2- 5 gram bột.
Hình 3.4. Nước cốt linh chi
Đồ Án Chuyên Môn
Trường Cao Đẳng Lương Thực - Thực Phẩm GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
SVTH: Trương Thị Tuyết Mai Khoa: Công Nghệ
Ngành: Công Nghệ Sinh Học Trang: 24
3.2.12. Nấm sấy khô [7], [8]
Quy trình điều chế:
Nấm linh chi
Rửa sạch
Để ráo nước
Sấy 400C đến khô
Bảo quản bao PE
Nấm được xắt sẵn thành những miếng mỏng và được chứa trong hộp giấy 50 gam
hoặc hộp nilon trong suốt 100 gam.
Với hộp 100 g, hiện có 3 dạng nấm :
-Nấm linh chi Đà Lạt (hiệu Linh chi đỏ)
-Nấm linh chi Hàn Quốc lạt (hiệu Linh chi đỏ có dán tem Hàn Quốc vị lạt)
-Nấm linh chi Nhật Takasaki (hiệu Takachi)
Với hộp 50g, hiện có 3 dạng sản phẩm :
-Nấm linh chi Đà lạt nguyên tai
-Nấm linh chi Đà lạt xắt lát
-Nấm linh chi Hàn Quốc vị lạt
Công dụng:
+ Bảo vệ cơ thể chống các nguồn gốc gây ra các loại viêm gan - giải độc gan-
chống tích mỡ cholesterol trong mạch máu gây ra bệnh tim, tai biến mạch máu não.
+ Ức chế sự tạo thành u bướu, ngăn ngừa ung thư-giúp dễ ngủ, ăn ngon. Kích thích
quá trình phục hồi hệ miễn dịch- làm tăng sức chống bệnh.
Cách dùng: 8-12g khô/ ngày (khoảng 0,5-1 tai nấm). Ngâm 10 g nấm với 2 lít rượu
cho ra màu vàng chanh rất đẹp và vừa uống.
Đồ Án Chuyên Môn
Trường Cao Đẳng Lương Thực - Thực Phẩm GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
SVTH: Trương Thị Tuyết Mai Khoa: Công Nghệ
Ngành: Công Nghệ Sinh Học Trang: 25
3.2.13. Linh chi bào tử phá vách [10]
Tasly Lingzhi 300, sản phẩm hoàn hảo nhất trong
việc ngăn ngừa và điều trị ung thư, chiết xuất từ bào
tử xích lingzhi theo tiêu chuẩn nuôi trồng GAP và
công nghệ chiết xuất Đông dược GEP, chiết xuất theo
công nghệ enzyme bảo đảm hàm lượng cao nhất và
phát huy tối đa công dụng của các thành phần quí giá
nhờ sự phá vách đặc biệt của nó.
Công dụng: Để phòng hoặc sau khi điều trị phẫu-hóa-xạ nhằm hỗ trợ diệt trừ căn
nguyên gây bệnh, hoặc kiềm chế sự tái phát của khối ung thư, kéo dài cuộc sống và
nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư. Nhờ quá trình thúc đẩy tạo
Internerkin II (IL-2), Tasly Lingzhi 300 đẩy mạnh khả năng thực bào của tế bào đơn
hạch, nâng cao khả năng tạo huyết; đồng thời một số thành phần hiệu quả của bào tử
linh chi phá vách như Se, Gemanium hữu cơ giúp làm giảm điện thế của tế bào ung
thư, thành phần GAC – D –Triterpene có thể khiên tế bào ung thư bị ức chế ở kỳ G2 +
M, làm ức chế mạnh mẽ tế bào ung thư, bởi lẽ cho dù tế bào ung thư bị tiêu diệt bởi xạ
trị hay hóa trị liệu thì đặc tính phát tán của tế bào ung thư vẫn được duy trì, hỗ trợ làm
giảm ba quá trình: quá sản, loạn sản và dị sản của tế bào ung thư.
Tasly Lingzhi còn có tác dụng bảo vệ tế bào gan, giúp tăng độ bền thành mạch, tác
dụng ưu dưỡng, làm tăng hiệu suất các quá trình chuyển hóa, hấp thu dinh dưỡng, hỗ
trợ giảm stress, tăng cường sinh lực và hệ miễn dịch. Chính vì vậy, Tasly Lingzhi 300
hỗ trợ làm giảm sự phát triển của khối u, giúp bệnh nhân đang điều trị ung thư có cảm
giác ăn ngon hơn, ngủ sâu hơn, tăng cường sinh lực chống đỡ bệnh tật, giảm căng
thẳng mệt mỏi và cảm giác bi quan suy sụp.
Hình 3.5. Tasly Lingzhi 300
Đồ Án Chuyên Môn
Trường Cao Đẳng Lương Thực - Thực Phẩm GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
SVTH: Trương Thị Tuyết Mai Khoa: Công Nghệ
Ngành: Công Nghệ Sinh Học Trang: 26
Chương IV. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài quy trình sản xuất ra một số chế phẩm từ nấm linh chi
chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau:
4.1. Tìm ra được quy trình chiết xuất các hoạt chất linh chi
- Chiết xuất polysaccharid liên kết protein (PSP)
- Chiết xuất 3- terpen
- Chiết xuất alcaloid
4.2. Tìm ra được quy trình sản xuất chế phẩm linh chi
- Thuốc sắc
- Siro linh chi
- Cồn linh chi
- Polysaccharid linh chi
- Thuốc viên nang linh chi
- Thuốc tiêm linh chi
- Thuốc hạ cholesterol
- Trà linh chi
- Rượu linh chi
- Nước cốt linh chi
- Bột bào tử nấm
- Nấm sấy khô
- Linh chi bào tử phá vách
Từ những kết quả này với điều kiện sẵn có của Trường Cao Đẳng Lương Thực -
Thực Phẩm, chúng tôi đề xuất một số quy trình chiết xuất hoạt chất linh chi và sản
xuất một số chế phẩm như sau:
1. Chiết xuất polysaccharid liên kết protein (PSP)
2. Chiết xuất alcaloid
3. Rượu linh chi
4. Nước cốt linh chi
5. Bột bào tử nấm
6. Nấm sấy khô
Đồ Án Chuyên Môn
Trường Cao Đẳng Lương Thực - Thực Phẩm GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
SVTH: Trương Thị Tuyết Mai Khoa: Công Nghệ
Ngành: Công Nghệ Sinh Học Trang: 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
[1] PGS. TS. Nguyễn Thượng Dong (2007), Nấm Linh chi, NXB Khoa học và kỹ
thuật, Hà Nội.
[2] Nguyễn Hữu Đống, Đinh Xuân Linh, Nguyễn Thi Sơn, TS. Zani Federico,
(2002), Nấm ăn - Cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng nấm, NXB Nông nghiệp,
Hà Nội.
[3] Đinh Xuân Linh - Thân Đức Nhã- Nguyễn Hữu Đống - Nguyễn Thị Sơn,
(2008), Kỹ thuật trồng chế biến nấm ăn nấm dược liệu, Hà Nội.
[4] Lê Xuân Thám (1998), Nấm Linh chi cây thuốc quý, NXB khoa học và kỹ
thuật, Hà Nội.
II. TÀI LIỆU INTERNET
[5]
thuoc/linhchi.htm
[6]
[7]
[8]
[9]
[10] BS. Nguyễn Bá Nhuận, (2007), Tasly Lingzhi300 với cuộc chiến chống ung
thư,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DoAnTimHieuNam_diendandaihoc.vn_03213017112011.pdf