Trong các số liệu đã được do đếm trong ô tiêu chuẩn và cây giải tích song vì thời gian có hạn địa hình hiểm trở và việc tiến hành thu thập số liệu không thể tiến hành trong toàn bộ các lâm phần trong cùng một hiện trạng mặc dù phần nào đã phản ánh được tương đối chính xác và đầy đủ. Nhưng vẫn chưa được toàn diện cho toàn bộ khu vực ở cùng một trạng thái rừng vì thế cần phải có thêm thời gian để tiến hành thu thập số liệu.
Việc tính toán các mắt sống và mắt chết cần làm trên số lượng cây giải tích nhiều hơn để rút ra quy luật có việc áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính. Tuy vẫn còn sai số trong việc đo đếm mắt, và sai số trong khâu sử lý.
Việc do đếmtuổi cũng phải có những phương pháp khoa học kết hợp với đo đếm thớt D00.
Các phương trình cần mở nhiều dạng để việc áp dụng được chính xác và thuận lợi.
30 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 894 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu một số đặc điểm khuyết tật trên thân cây Sa Mộc(Cunning hamia lanceolata.Hook). Làm cơ sở đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm tăng hiệu quả sử dụng rừng trồng nguyên liệu tại Bắc Hà - Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Kết thúc khoá học 2000-2004 và đánh giá kết quả học tập của sinh viên trước lúc ra trường. Tôi được bộ môn điều tra quy hoạch khoa Lâm Học trường đại học Lâm Nghiệp phân công thực hiện chuyên đề:
“Nghiên cứu một số đặc điểm khuyết tật trên thân cây Sa Mộc(Cunning hamia lanceolata.Hook). Làm cơ sở đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm tăng hiệu quả sử dụng rừng trồng nguyên liệu tại Bắc Hà-Lào Cai.”
Bản chuyên đề này đã được hoàn thành ngoài sự nỗ lực của bản thân. Tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và cổ vũ to lớn của các thầy các cô và bạn bè đồng nghiệp trươngf đại học Lâm Nghiệp cùng các ban ngành có liên quan. Đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Vũ Thành Nam cùng tiến sĩ Phạm Ngọc Giao. Trong suốt quá trình nghiên cưu và hoàn thành bản chuyên đề này. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn trân thành về những sự động viên và giúp đỡ nhiệt tình đó.
Cuối cùng tôi xin gửi tới các đồng nghiệp bè bạn gần xa và toàn thể các đồng chí cán bộ công tác tại ủy ban nhân dân xã Lầu Thí Ngài-Bắc Hà đã động viên và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập lời cảm ơn trân thành nhất. Do năng lực còn hạn chế, thời gian có hạn và cũng là lần đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học. Nên bản chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô cùng bạn bè đồng nghiệp bổ sung thêm để bản chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Phần I: Đặt vấn đề
Bên cạnh vấn đề trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Chúng ta còn chú trọng tới việc trồng rừng để lấy lâm sản và dùng làm nguyên liệu. Nói chung việc trồng rừng lấy lâm sản cho năng xuất cao là việc của các nhà lâm sinh cần phải tạo ra giống tốt và trông đúng thời vụ.
Nhưng có một vấn đề đặt ra trong khi chế biến lâm sản chúng ta gặp rất nhiều khó khăn khi phải khắc phục các khuyết tật trên thân cây gỗ việc các khuyết tật xuất hiện đã làm ảnh hưởng tới chất lượng ván của mọi loại cây trồng nhưng đặc biệt ở đây ta chú trọng tới nghiên cứu về khuyết tật trên thân cây Sa Mộc một loại cây nhập nội có giá trị kinh tế rất cao về mặt ván sàn và nguyên liệu giấy.
Nhưng chúng ta đã biết cây Sa Mộc được trồng ở một số tỉnh miền Bắc nước ta đã tỏ ra đó là một loại có giá trị về mặt kinh tế cũng như môi trường. Đặc biệt là khu vực Bắc Hà thuộc tỉnh Lào Cai. ở đây với độ cao tương đối lớn việc trồng các loại cây khác giá trị kinh tế không cao, nhất là ở những độ cao từ 400 –500m trở nên thì ít có loại cây nào phát triển tốt được. Vởy mà với Sa Mộc nó lại phát triển tốt trên độ cao đó và cho chúng ta thấy cần phải gieo trồng hàng loạt loại cây này. Ta lại quay lại vấn đề khuyết tật. Cũng như mọi loại cây khác Sa Mộc có các vòng cành theo từng mùa sinh trưởng nếu chúng ta trồng với mật độ dày thì việc tỉa cành tự nhiên diễn ra sớm điều đó giúp cho các khuyết tật không lộ rõ mấy mà còn cho năng xuất về số lượng gỗ nhiều trên một diện tích gieo trồng nhất định. Còn nếu trồng với mật độ thưa cây sẽ phát triển mạnh mẽ cành và ảnh hưởng tới chất lượng gõ cũng như số lượng gỗ. Vì vậy cần phải nghiên cứu và đưa Sa Mộc vào trồng với mật độ thích hợp.
Với những vấn đề được nêu ở trên và do mục tiêu đào tạo của nhà trường cùng với lòng mong muốn nghiên cứu khoa học thực tế trước khi ra trường tôi được phân công làm chuyên đề này.
Với mục tiêu tìm ra quy luật phân bố các khuyết tật trên thân cây Sa Mộc từ đó thấy được khuyết tật nào là chủ yếu. Để đề ra hướng khắc phục cả hai mặt đó là trồng rừng, chăm sóc và chế biến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng rừng trồng, cải thiện đời sống nhân dân vùng cao. Từ đó có những cơ sở để áp dụng khoa học kỹ thuật và sản xuất lâm nghiệp.
PHần II: Lược sử và Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.
I. Lược sử nghiên cứu.
Với lĩnh vực này là một lĩnh vực mới các hướng nghiên cứu chưa tập trung vào nhiều đặc biệt nhất là bên bộ môn điều tra quy hoạch. Việc điều tra khuyết tật là một chuyên đề hoàn toàn mới, sự tiếp xúc chưa được nhiêù. Mặt khác đối tượng nghiên cứu lại là loài cây nhập nội có nguồn gốc từ Trung Quốc tuy có nhiều đề tài nghiên cứu nhưng chỉ là bên đánh giá sinh trưởng như khoá luận tốt nghiệp Phạm Chí Khiêm 1999 do Tiến sĩ Phạm Ngọc Giao hướng dẫn.
Và một số đề tài nghiên cứu cũng chỉ đánh giá ở mức tác hại mắt gỗ tới chất lượng ván thanh của một số loại cây thông thường như Thông, Keo. Ngoài ra một số sách có liên quan như giáo trình Khoa Học Gỗ của Lê Xuan Tình 1998-NXB Nông nghiệp.
1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.
1.1. Đối tượng nghiên cứu.
Rừng trồng thuần loài cùng tuổi là đối tượng chính trong đợt nghiên cứu này. Mặt khác Sa Mộc là loài cây mọc nhanh nhất là 20 năm đầu. Có hai nhịp điệu sinh trưởng trong năm, nhịp mùa xuân thường vào tháng 5-6, nhịp mùa thu thường vào tháng 9-10. Cây bốn tuổi bắt đầu cho quả nón. Nón hình thành trong tháng 3 và chín từ tháng 10 đến tháng 11.
Sa mộc phân bố tự nhiên ở vùng có lượng mưa hàng năm trên 1500 mm., mùa khô hơn ba tháng dộ ẩm tương đối hàng tháng trên 80%, nhịêt độ trung bình tháng nóng nhất là 26-300c, tháng lạnh nhất từ 0-150c, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối –170c, nhiệt độ trung bình năm 15-230c. Thích hợp nơi khuất gió, nhiều sương mù. Là loài cây ưu sáng, ưa đất pha cát, sâu mát, tơi xốp, thoát nước nhiều mùn, hơi chua( Ph4,5-6,5) hình thành từ các loại đá me Grảit, phiến thạch, điệp thạch, không sống được nơi đất kiềm hay mặn.
Sâu bệnh hại chủ yếu: bệnh khô lá do nấm Glomerella cingulata hoặc Pseu do moná cunninghamiac. Sâu hai vạch Smanofus bufa ciatus đục thân và sâuPolychrosis cunningha miacola đục nõn.
Sa Mộc có hệ rễ nông. Rễ cái kém phát triển, rễ con tập trung ở tầng đất mặt 10-60cm. Đường kính bộ rễ ở các tuổi thường lớn hơn đường kính tán lá. Có thể trồng thuần loại ở căc tỉnh biên giới phía bắc. Trồng bằng cây con một tuổi rễ trần, hom, cành hoặc thân cụt.
Với độ cao tối đa có thể đạt được là 30cm cùng với đường kính lên tới 200cm. Sa Mộc là cây gỗ lớn. Gỗ SaMộc màu vàng nhạt, thơm, mềm, nhẹ(d=0,39) thớ thẳng dễ làm khó bị mối mọt chịu đựng được ở dưới đất ẩm. Có thể dùng gỗ Sa Mộc để xây dựng nhà cửa, làm cột điện dùng làm ván thanh để ốp trang trí nội thất.
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Bắc Hà.
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên.
Bắc Hà là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai nằm ở phía Đông –Bắc của tỉnh cách thị xã Lào Cai khoảng 60km theo đường tỉnh lộ 63 Bắc Ngân –Bắc Hà-SiMi cai.
Tổng diện tích đất tự nhiên của Bắc Hà là 68.678ha gồm 20 xã và một thị trấn đó là: Lùng Cái, Lùng phình, Tả Văn Chủ, Hoàng Thu Phố, Bản Phố, Lỗu Thí Ngài, Thải Giàng Phố, Bản Già, Tả Cư Tỷ, Cốc Lỗu, Na hới, Nậm Mòn, Nậm Đét Nậm Khánh, Bản Liền, Nậm Lúc, Bản Cái, Tả Chải, Bảo Nhai, Thị trấn Bắc Hà.
Bắc Hà là địa bàn cư trú của 14 dân tộc anh em đó là. Mông, Dao,Dáy, Kinh, Thái Tày Trong đó chủ yếu là dân tộc Mông – Dao, chiếm gần 80% Với truyền thống văn hoá đầy bản sắc của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc tỉnh Lào Cai.
Tổng dân số huyện Bắc Hà là 47.345 người mật độ dân số toàn huyện là 69 người trên 1km2.
Bắc Hà có tiềm năng đất đai lớn, khí hậu mát mẻ với nhiều khu du lịch sinh thái lý tưởng cây trồng rất đa dạng song nhìn chung nền kinh tế của Bắc Hà còn khó khăn. Trong 21 xã, thị trấn, thì có tới 18 xã đặc biệt khó khăn. Kinh tế của Bắc Hà đang ở điểm xuất phát thấp cuộc sống của người dân còn gặp khó khăn, trình độ dân trí còn thấp.
Những năm gần đây Bắc Hà nói riêng, các huyện miền núi trong tỉnh Lào Cai nói chung được Đảng, nhà nước ưu tiên đầu tư nhiều dự an, nhiều chương trình, nhằm nâng cao dân trí và giảm đói nghèo ở đây. Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, đường, trường, trạm đã dần dần được nâng cấp, đời sống vật chất và tinh thần của người dân đã từng bước được cải thiện.
1.2.2. Vị trí địa lý.
Huyện Bắc Hà nằm trong khoảng từ 22019’ đến 20024’ vĩ độ bắc, 10409’ đến 104028’ kinh đông.
+ Phía bắc giáp huyện Simicai tỉnh Lào Cai
+PHía đông giáp huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang.
+ Phía tây giáp huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai
+Phía nam giáp huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai.
1.2.3. Địa hình.
Huyện Bắc Hà nằm trên cao nguyên núi đã vôi, hiện tượng Krát thường xảy ra tạo thành các khe Suối ngầm và các hố sâu, đồng thời trong lưu vực gần đầu sông chảy là huyện vùng núi cao của tỉnh Lào Cai, núi rừng trung điệp chỗ thấp nhất là 116m, cao nhất là 1800m (so với mặt nước biển). Địa hình phức tạp, độ dốc lớn chia cắt mạnh gây nhiều khó khăn cho việc đi lại, sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Độ dốc trung bình từ 240-280 trở lên. Địa thế này có dạng hình chóp có đỉnh là khu Lùng Phình, các hướng dốc dần ra sông Chảy theo hướng Bắc Nam. Tình trạng thiếu nước rất phổ biến, đặc biệt trong những tháng mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
1.2.4. Các nguồn tài nguyên.
+ Tài nguyên đất có 5 loại đất chính sau.
* Đất vàng đỏ trên đá biến chất: 2197,70 ha chiếm 3,2% tổng diện tích đất tự nhiên. Được phân bố ở các xã, Bản cái, Cốc lầu,Na Hối, Tà Chải, Bản Phố. Loại đất này có hàm lượng mùn tổng số từ nghèo đến trung bình (1,3-2,16%)Ph=4,6-5,7. Đất chua nghèo dinh dưỡng
* Đất phù sa hệ thống sông Chảy: 1167,53ha chiếm 1,7 % tổng diện tích đất tự nhiên được phân bố chủ yếu ở các xã ven sông Chảy, như: Bản cái, Cốc Lỗu, Bảo Nhai, Nậm Mòn, Cốc ly, Hoàng Thu Phố. Loại đất này có hàm lượng mùn trung bình khá bằng 2,5-30%, Ph=5,1-6,3. Đất thừa chua đến ít chua, hàm lượng các chất dinh dưỡng trung bình.
* Đất xám trên đá biến chất:51508.50ha, chiếm 75% tổng diện tích đất tự nhiên. Được phân bố ở tất cả các xã trong huyện. Hàm lượng mùn tổng số chỉ đạt 0,68-1,67%, Ph=4,5-6,3. Đây là loại đất xấu nghèo dinh dưỡng nhưng có diện tích lớn nhất ở Bắc Hà.
* Đất đèn (đất mùn phát triển trên đá Mác Ma): 961,49ha chiếm 1,4% tổng diện tích đất tự nhiên. Được phân bố ở các xã Côcly, Na Hối, Tà Chai, Hoàng Thu Phố. Hàm lượng mùn tổng số lượng đạt 3,5-5,6 %, Ph=6,1-7,6,. Đây là loại đất rất sốt, nhưng diện tích lại ít nhất ở Bác Hà
* Đất dốc trụ 12842,78ha chiếm 18,7% tổng diện tích đất tự nhiên. Được phân bố ở tất cả các xã trong huyện,hàm lượng mùn tổng số đạt 5,3-8,6%, Ph=4,1-5,6. Đất rất giàu mùn, nhưng rất chua và rất nghèo dinh dưỡng, dễ tiêu, quá trình chuyển hoá yếm khí xảy ra mạnh. Trong đất có chứa nhiều độc tố như H2S, CH4,Fe++. Gây độc cho cây.
Tóm lại: Đất đai của Bắc Hà nhiều loại khác nhau, chủ yếu là đất xám phát triển trên đã biến chất. Đất chua nghèo các dinh dưỡng dễ tiêu. Địa hình phân chia rất mạnh dẫn đến đất bị xói mòn rửa trôi mạnh.
+ Khí hậu thuỷ văn.
Bắc Hà có thể chia thành 2 tiêu vùng khí hậu.
- Vùng thấp có độ cao từ 116-600m, gồm 7 xã ven sông Chảy mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới.
- Vùng cao (có độ cao trên 600m) gồm 14 xã còn lại mang đặc điểm khí hậu á nhiệt đới. Khí hậu vùng này mát mẻ vào mùa hè, lạnh và khô về mùa đông, thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, khu nghỉ mát điều dưỡng.
* Nhiệt đới trung bình 18,70c nhiệt độ cao nhất 340c thấp nhất 30c cá biệt có những năm xuống dưới âm 10c
* Lượng mưa trung bình ở Bắc Hà từ 1650-1850 mm độ ẩm không khí trung bình 75-80% cao nhất 90% . Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 chiếm 80% tổng lượng mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chiếm 20% vào mùa khô có thời kỳ cả tháng không có mưa trời ít nắng có sương mùa.
* Gió có 2 hướng chính: Gió Tây Nam từ tháng 11 đến tháng 3 tốc độ trung bình 4-6m/s; gió Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 10, tốc độ trung bình khoảng 3m/s. Khí hậu Bắc Hà cần chú ý đó là: băng giá, sương muối vào tháng11 lốc, gió xoáy vào các tháng 3-4. Những hiện tượng bất thường về khí hậu trên gây ảnh hưởng rất sấu cho sản suất nông lâm nghiệp, nhất là vào thời kỳ gieo trồng và thu hoạch.
* Thuỷ văn: Bắc Hà có sông Chảy là sông chính chạy qua 2 mặt phía Tây Nam của huyện, dài khoảng 70km. Ngoài sông Chảy cọn có 5 hệ thống khe suối nhỏ đó là Ngòi Đô, Thèn Phùng, Nậm Phàng, Nậm Lúc, Hoá Chu Phùng các suối đều đổ ra sông Chảy, nhưng do địa hình phân cắt mạnh tạo lên những lỗ đùn nước, khe lạch nhỏ (mỏ nước). Song nguồn nước ở Bắc Hà rất khan hiếm, đặc biệt vào mùa kho các khe suối khô cạn, lượng nước sông Chảy không thể đáp ứng được cho nhu cầu tưới và sinh hoạt của nhân dân trong vùng ven sông này
+ Tài nguyên rừng.
Tổng diện tích đất có rừng của Bắc Hà là:18704,00ha, chiếm 27,34% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó rừng tự nhiên là: 14165,00ha, rừng trồng là:4536,1ha, tiềm năng đất trống chuyển sang trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh còn rất lớn 34457,27ha, độ che phủ đạt trên 30%
+ Đánh giá chung.
a) Thế mạnh
Bắc Hà có tài nguyên đất đai lớn, tài nguyên rừng phong phú, khí hậu mát mẻ, cây trồng đả dạng, có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái. Đây là cơ sở chính để khai thác tiềm năng kinh tế của huyện theo hướng nông lâm kết hợp và cây dược liệu để tạo ra hàng hoá nông lâm sản phẩm phục vụ cho công nghiệp chế biến phát triển.
b) Hạn chế.
Cơ sở hạ tằng còn yếu kém, đường giao thông đến các bản làng rất kém thậm chí có những xã còn chưa có. Sản xuất còn manh mún, chưa quy hoạch vùng thâm canh để tạo sản phẩm hàng hoá.
Quỹ đất rất nhiều nhưng chưa sử dụng và sản xuất nông nghiệp còn it, phân tán. hơn nữa do địa hình bị chia cắt đi lại của nhân dân và lưu thông hàng hoá còn gặp nhiều khó khăn. Lao động dưa thừa gây sức ép lớn về việc làm và các vấn đề xã hội .
Đất chua nghèo dinh dưỡng, đất bị xói mòn rửa trôi mạnh đặc biệt là khó điều tiết nước, cây trồng thường xuyên bị khô hạn ngay cả nước sinh hoạt vào mùa hanh còn thiếu trầm trọng.
2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện Bắc Hà.
2.1. Thực trạng phát triển kinh tế.
Năm 2002 nên kinh tế của Bắc Hà có nhiều thay đổi do đã xác định được đúng hướng và thực hiện tốt nghị quyết của Đảng Bộ huyện khoá VII nhiệm kỳ 2001/2005 đó là “ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá đẩy mạnh tốc độ xoá đói giảm nghèo ổn định đời sống của nhân dân làm cơ sở vững chắc để phát triển nên kinh tế toàn diện”.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm2002, GDP đạt trên 7,2% trong đó ngành nông nghiệp tăng 5,62% ngành công nghiệp xây dựng tăng 10,20%, dịch vụ tăng 16,55%. Thu nhập bình quân GDP/người/năm đạt 2,1triệu đồng tăng 16,7% so với năm 2000.
Tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 16097 tấn tăng 10,7% so với năm 2000, bình quân lương thực đạt là 340kg/người/năm. Tăng 22,5% so với năm 1998.
Tỷ trọng giữa các ngành của huyện Bắc Hà đơn vị tính %.
Ngành
Năm 2002
Năm1996
So sánh
Nông lâm nghiệp
75
91.0
-16
Công nghiệp- xây dựng
8
4.9
3.1
Dịch vụ –du lịch
17
4.1
12.9
2.2. Thực trạng phát triển các nghành.
* Nghành nông lâm nghiệp.
+ Ngành nông nghiệp.
Tổng sản lượng thực quy thóc đạt 160197 tấn, bình quân lương thực/người/năm đạt 340 kg, tăng 55kg/người/năm so với năm 1996.
Ngành nông lâm nghiệp là ngành chủ chốt của huyện Bắc Hà năm 2000 đến năm 2002 Bắc Hà đã chú trọng phát triển ngành nông lâm nghiệp sử dụng diện tích đất hiện có, đã chú trọng chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng vật nuôi, mùa vụ cho phù hợp với từng kiểu vùng sinh thái, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, mở rộng diện tích đất thâm canh ngô, lúa, săn. Cây công nghiệp ngắn ngày như: đậu tương, chè, quế; cây ăn quả như: mận, mơ, đào, lê ở vùng thượng huyện (vùng I), nhãn, vải, xoài ở vùng hạ huyện (vung II). Tăng cường đầu tư khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh công tác khuến nông, khuến lâm, đầu tư vốn vào thâm canh, cho năng suất cao, chất lượng tốt vào các xã trong toàn huyệ.Chính vì vậy ngành nông nghiệp của huyện trong số năm gần đay đựoc đánh giá là khá phát triển, cụ thể diện tích trồng ngô đạt gần 8390,24 ha, năng suất trên đạt trên 20 tạ/ha.
Diện tích trồng lúa đạt trên 1535/69 ha năng suất bình quân đạt trên30 tạ/ha đặc biệt năng suất lúa thâm canh đạt trên 42 tạ/ha. Diện tích 2 vụ tăng rõ rệt.
Bắc Hà không có diện tích trồng chè tập trung lớn song Bắc Hà có loại chè đặc sản là chè Tuyết Shan có giá trị kinh tế cao. Năm 2002 diện tích trồng chè ở Bắc Hà 550 ha tăng 32% so với năm 2000, năng suất chè đạt 16-18 tạ/ha.
Cây ăn quả là 1598,75ha, chủ yếu trồng các laọi cây đặc sản đó là: Mận, đào, lê ở các xã vùng cao (vùng I) cây nhiệt đới trên 500 ha, chủ yếu trồng các loại (nhãn, vải, xoài) ở các vùng thấp (vùng II).
Cây dược liệu: Bắc Hà có thế mạnh là trồng các loại cây dược liệu như: Xuyên khung, gấu tàu, áctixô, đỗ trọng, Đẳng sâm, Thục, cam thảo, Bạch truật, Lã Quan thảo Tổng diện tích trồng cây dược liệu trên 40 ha.
Cây mía đường 280 ha, sản lượng đạt 5250 tấn. Cây đậu tương 676 ha sản lượng 344 tấn, cây Lanh 9,0 ha, sản lượng 9 tấn. Cây quế diện tích giao trồng 280 ha. Cùng với tăng về diện tích thì năng suất, chất lượng các loại cây trồng cũng tăng rõ rệt.
Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phá vỡ thế sản xuất độc canh ở huyện Bắc Hà, những năm gần đây đã có một số mô hình nông lâm kết hợp, mô hình vườn rừng, vườn quả hình thành trang trại sản xuất tổng hợp bước đầu làm có lãi và rất khả quan. Khuyến khích tạo điều kiện cho vay vốn nông hộ để thúc đẩy sản xuất, có nhiều hộ gia đình sản xuất giỏi, xoá đói giảm nghéo, góp phần xây dựng nông thôn mới. Chính vì vậy, tỷ lệ đói nghèo giảm 5% hàng năm.
+ Ngành Lâm nghiệp và Môi trường.
Bắc Hà đã hoàn thành cơ bản việc giao đất khoán rừng cho người dân. Đẩy mạnh khoanh nuôi, bảo vệ diện tích rừng hiện có. Rừng tái sinh kết hợp với trồng rừng mới theo chương trình 5 triệu ha rừng của Đảng và nhà nước.
Số liệu điều tra diện tích đất lâm nghiệp năm 2002 của huyện Bắc Hà cho thấy.
Toàn huyện hiện có 1874,00 ha đất lâm nghiệp có rừng. Trong đó rừng tự nhiên 14165,00 ha rừng trồng 4539 ha. Tỷ lệ che phủ đất lâm nghiệp đạt 30%, tăng 5% so với năm 2000.
Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp năm 2002 (ha).
STT
Hàng mục
Năm 2002
1
Tổng diện tích đát có rừng
18704,00
+ Rừng tự nhiên
14165,00
- Rừng sản xuất
201,30
- Rừng phòng hộ
13963,70
- Rừng đặc dụng
0.00
+ Rừng trồng
4536,10
- Rừng sản xuất
1168,10
- Rừng phòng hộ
3368,00
- Rừng đặc dụng
0.00
2
Đất trống có khả năng sản xuất lâm nghiệp
34457,27
Trên đây là những thông tin sơ lược về khu vực nghiên cứu trong đợt làm chuyên đề về cây sa mộc. Từ đây tôi có những mục tiêu nghiên cứu rõ ràng hơn và các bước nghiên cứu ngoại nghiệp cũng được xác định từ đây.
PHần III: Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu.
I. Mục tiêu nghiên cứu.
Phát hiên xác lập đặc điểm quy luật phân bố khuyết tật theo chiều cao của thân cây Sa Mộc.
II. Nội dung nghiên cứu.
- Nghiên cứu quy luật kết cấu lâm phần
- Đặc điểm phân bố khuyết tật theo độ cao trên thân cây Sa Mộc cho từng cấp đất và cấp tuổi.
- Đặc điểm phân bố khuyết tật trên thân cây Sa Mộc trạng thái động (theo không gian).
1. Phương pháp nghiên cứu.
1.1. Phương pháp thu thập số liệu.
Ta tiến hành lấy số liệu thô cho đợt thực tập trong khu vực Bắc Hà tỉnh Lào Cai. Sau khi sơ thám đánh giá về điều kiện tự nhiên và tình hình rừng cũng như là đời sông nhân dân ở đó. Ta tiến hành lập ô tiêu chuẩn với ô có diện tích là 1000m2 hay 500m2 tỳu thuộc vào mật độ của Sa Mộc ở ô đó nhưng đều phải đảm bào số lượng cây luôn lớn hơn hoặc bằng 70 cây. Ô tiêu chuẩn được lập theo các vị trí trên sườn đỉnh các cạnh có độ dài như sau.
Ô tiêu chuẩn 1000m2 là (40m x 25m)
40m
25m
Ô tiêu chuẩn 500m2 là (25m x20m)
25m
20m
Sau khi lập được ô tiêu chuẩn và đánh giá sơ bộ hiện trạng rừng cũng như tình hình lớp che phủ bề mặt ta tiến hành đo đếm các nhân tố như : D1.3, Hvn, Dt_theo biều sau:
Biểu 02: phiếu điều tra ô tiêu chuẩn
Địa phương: ÔTC : Mật độ trồng : Dg : Ngày điều tra:
Khoảnh : S : Mật độ hiện tại : Hl : Người điều tra:
Lô : Tuổi : Cấp đất : Hđom : Người kiểm tra:
STT
SH cây
D1.3
Dt
Hvn
Hdc
Phẩm chất
Ghi chú
a
b
BQ
a
b
BQ
Với các số liệu đo cao được đo bằng thước Bruley độ chính xác đến(dm).
Với D1.3 được đo bằng thước kẹp kính độ chính xác đến (cm).
Còn Dt được đo theo phương pháp hình chiếu tán . sau khi đo đến đường kính và chiều cao ta vẽ được đường cong chiều cao của ô và tính được Dg,Hl và Hdom. Từ đó chúng ta sẽ tìm ra cây giải tích.
Cây giải tích là cây bình quân chung của lâm phần tiến hành hạ cây do đếm thớt D00 để xác định tuổi của lâm phần và cây giải tích được điều tra theo biểu sau:
Biểu 03: Phiếu đo đếm cây tiêu chuẩn
Địa Phương: ÔTC : a : Men thân: Ngày đo:
Khoảnh: CTC: D1.3 b : H Kéo thẳng: Người đo:
Lô : Tuổi: BQ: Dưới cành: Người kiểm tra:
Vị trí
D
Khuyết tật
Ghi chú
a
b
BQ
Mắt chết
Mắt sống
00
01
02
03
04
05
06
07
08
09
Việc thu thập số liệu ngoại nghiệp đối với khuyết tật là chỉ đếm số lượng mắt sống mắt chết một cách đơn thuần. Với những số liệu đã thu thập được ở trên ta tiến hành các công việc nội nghiệp.
1.2. Phương pháp xử lý số liệu.
Với các số liệu mỗi ô ta tính và vẽ các tương quan cho từng cấp đất và từng cấp tuổi. Còn với khuyết tật và đặc trưng là mấu mắt ta có các bảng tính trung bình như sau. Bảng tính bình quân khuyết tật mắt sống, mắt chết theo cấp đất. ở khu vực điều tra có đầy đủ cả bốn cấp đất, vì vậy với số lượng là 30 ô tiêu chuẩn ta có thể xếp những ô nào thuộc cùng cấp đất vào một biểu theo biểu sau.
Biểu 04: Khuyết tật theo cấp đất
Cây TC
A
Khuyết tật theo đoạn chia (mắt sống, chết)
00-01
01-02
02-03
03-04
04-05
05-06
06-07
07-08
08-09
ồ
TB
Với rừng trồng trong khu vực được trồng theo nhiều giai đoạn khác nhau. Nên ta chia thành sáu cấp tuổi để gộp các ô tiêu chuẩn lại.
Cấp tuổi I từ tuổi 01 –05 tuổi.
Cấp tuổi II từ tuổi 06 –09 tuổi.
Cấp tuổi III từ tuổi 10 –15 tuổi.
Cấp tuổi IV từ tuổi 16 –20 tuổi.
Cấp tuổi V từ tuổi 21 –25 tuổi.
Cấp tuổi VI từ tuổi 26 –30 tuổi.
Gộp các ô tiêu chuẩn lại với nhau ta tính khuyết tật theo trung bình và theo bảng tính sau:
Mục tiêu của bảng này để thấy được ở độ cao nào và với cấp tuổi nào thì số lượng khuyết tật sẽ la nhiều nhất dựa vào chỉ số trung bình được trình bày theo bảng.
Biểu 05: Khuyết tật theo cấp tuổi
Cây TC
A
Khuyết tật theo đoạn chia
00-01
01-02
02-03
03-04
04-05
05-06
06-07
07-08
08-09
ồ
TB
Để thấy rõ mối quan hệ giữa khuyết tật với độ cao ta tiến hành vẽ độ thị biểu diễn phân bố khuyết tật với độ cao.
Với trục tung là số lượng khuyết tật
Trục hoành là số lượng đoạn chia theo chiều cao theo cả cấp đất và cấp tuổi. Số liệu trung bình sau khi được chỉnh lý ta thăm dò một số dạng phương trình sau.
Với số lượng khuyết tật là :Y
Còn độ cao là: X
Dạng phương trình thứ nhất được chọn để thăm dò là: Y=a+bX
với R kiểm tra là: R=
Dạng phương trình thứ II được chọn để thăm dò là:
Y=a+ bX2
Với R được kiểm tra là: R=
Dạng phương trình thứ III được chọn thăm dò là:
Y= a+bX+cX2 với R kiểm tra là: R=
Dạng phưong trình thứ tư được chọn để thăm dò là:
Y= a+bX+cX2 + dX3
Với R kiểm tra là R =
Sau đó xác định R lớn nhất thì nhận phương trình đó làm kết quả
Tính các sai số chọn các phương trình có sai số nhỏ nhất.
Kiểm tra các hệ số a, b, c, d sao cho hợp lý.
Phần IV: kết quả
I. Nghiên cứu kết cấu lâm phần Sa Mộc.
Với số lượng nghiên cứu là 30 ô tiêu chuẩn sau khi thu thập số liệu và xử lý nội nghiệp chúng ta được phân bố số cây theo đường kính D1.3 theo từng cấp đất và từng cấp tuổi như sau.
1. Phân bố số cây theo đường kính.
1.1. Phân bố số cây theo đường kính xác định cho từng cấp đất.
Bảng 01: Bảng phân bố Ni-D1.3
STT
Cấp đất
Cỡ Di
6
8
10
12
14
16
18
20
22
24
1
I
31
98
120
157
175
128
96
35
13
7
2
II
16
46
82
101
93
68
33
8
1
0
3
III
41
106
160
118
123
104
77
50
17
11
4
IV
20
39
23
51
66
32
27
14
6
3
Di
Ni
Di
Ni
Đồ thị phân bố số cây theo đường kính cấp đất I.
Đồ thị phân bố số cây theo đường kính cấp đất II.
Đồ thị phân bố số cây theo đường kính cấp đất III
Ni
Di
Di
Ni
Đồ thị phân bố số cây theo đường kính cấp đất IV
Biểu 02: Các đặc trưng phân bố
STT
Cấp đất
Dg
D
Sd
Sd%
1
I
13.8
13.29
3.82
28.8%
2
II
13.04
12.63
3.27
25.89%
3
III
13.7
13.03
4.23
32.46%
4
IV
13.72
13.09
4.14
31.6%
Ta thấy qua bốn cấp đất thì cây Sa Mộc phát triển với số lượng lớn trên cấp đất I và III
1.2. Phân bố số cây theo đường kính xác định cho cấp tuổi.
Biểu 01: Bảng phân bố Ni-D1.3
STT
Cấp tuổi
Cỡ Di
6
8
10
12
14
16
18
20
22
24
1
II
78
137
61
34
21
19
15
4
2
0
2
III
30
139
252
256
234
159
89
26
5
1
3
IV
0
13
48
54
69
56
43
21
9
6
4
V
0
0
22
62
98
65
59
31
10
10
5
VI
0
0
2
21
35
33
27
25
11
4
Đồ thị phân bố số cây theo đường kính cấp tuổi II
Đồ thị phân bố số cây theo đường kính cấp tuổi III.
Đồ thị phân bố số cây theo đường kính cấp tuổi IV
Đồ thị phân bố số cây theo đường kính cấp tuổi V.
Đồ thị phân bố số cây theo đường kính cấp tuổi VI
Biểu 02 : các đặc trưng phân bố
STT
Cấp tuổi
Dg
Sd
Sd%
1
II
10.25
9.63
3.5
63.46%
2
III
12.98
12.56
3.29
26.19%
3
IV
14.89
14.26
4.29
30.08%
4
V
14.47
13.63
4.87
35.73%
5
VI
16.85
16.54
3.26
19.7%
Đa số các lâm phần Sa Mộc được trồng và phát triển theo cấp tuổi III. Chứng tỏ một mặt trong những năm gây trồng thời tiết tốt và công tác bảo vệ tốt, một phần cũng do người dân thấy rõ được lợi ích của công tác trông rừng.
2. Tương quan Hvn và D13 lập theo cấp đất.
Tổng số 30 ô tiêu chuẩn mà trong đó có bốn cấp đất vậy ta chọn mỗi ô tiêu chuẩn theo bảng sau:
Biểu 01:Tương quan Hvnvà D13 theo bốn cấp đất.
STT
Cấp đất
Dạng PT
R
a
b
Kiểm tra
1
I
Hvn=a+blogD1.3
0.9731
-2.1306
8.5178
3.1824
2
II
Hvn=a+blogD1.3
0.9433
-5.8834
14.6497
2.5706
3
III
Hvn=a+blogD1.3
0.9523
-2.4678
9.34379
2.776
4
IV
Hvn=a+blogD1.3
0.8145
-2.846
9.5599
3. Đặc điểm khuyết tật trên thân cây Sa Mộc.
3.1. Đặc điểm khuyết tật cấp đất.
a. Khuyết tật theo cấp đất I.
X
00-01
01-02
02-03
03-04
04-05
05-06
06-07
07-08
08-09
Y
11.9
14.9
16.8
17.3
17.5
20.8
18.5
18
21.4
Đồ thị phân bố
STT
DạngPT
R
a
b
c
d
1
2
3
4
Y=a+bX
Y=a+bX2
Y=a+bX+cX2
Y=a+bX+cX2+dX3
0.861411
0.779459
0.904093
0.931853
12.93889
14.93112
10.60952
7.403968
0.903333
0.079719
2.173896
5.243458
-0.12706
-0.85559
0.048569
Kiểm tra R giữa bốn dạng phương trình ta thấy R của dạng phương trình bốn chấp nhận được. Vậy phương trình có dạng sau:
Y= 7.403968 +5.243458X - 0.85559X2 + 0.048569X3
b. Khuyết tật theo cấp đất II
X
00-01
01-02
02-03
03-04
04-05
05-06
06-07
07-08
08-09
Y
13.6
19.8
24.8
24.8
23.1
26.8
24.3
26.6
23
Đồ thị phân bố
STT
DạngPT
R
a
b
c
d
1
2
3
4
Y=a+bX
Y=a+bX2
Y=a+bX+cX2
Y=a+bX+cX2+dX3
0.652647
0.496101
0.910899
0.933969
18.10278
20.67118
10.47381
6.329365
0.968333
0.071787
5.129589
9.098208
-0.41613
-1.35804
0.062795
Kiểm tra R giữa bốn dạng phương trình ta thấy R của dạng phương trình bốn chấp nhận được. Vậy phương trình có dạng sau:
Y=6.329365 +9.098208X -1.35804X2 + 0.062795X3
c. Khuyết tật theo cấp đất III
X
00-01
01-02
02-03
03-04
04-05
05-06
06-07
07-08
08-09
Y
10
12.6
15.2
13.5
15.1
17.7
16.6
16.1
19.7
Đồ thị phân bố
STT
DạngPT
R
a
b
c
d
1
2
3
4
Y=a+bX
Y=a+bX2
Y=a+bX+cX2
Y=a+bX+cX2+dX3
0.894937
0.844755
0.903902
0.929446
10.475
12.43122
9.397619
6.325397
0.938333
0.086382
1.525996
4.467881
-0.05877
-0.757
0.045549
Kiểm tra R giữa bốn dạng phương trình ta thấy R của dạng phương trình bốn chấp nhận được. Vậy phương trình có dạng sau:
Y=6.325397+4.467881X -0.757 X2 + 0.045549X3
d. Khuyết tật theo cấp đất IV.
X
00-01
01-02
02-03
03-04
04-05
05-06
06-07
07-08
08-09
Y
10
14
14.5
14.5
15.2
17.2
16.5
17.2
17
Đồ thị phân bố
STT
DạngPT
R
a
b
c
d
1
2
3
4
Y=a+bX
Y=a+bX2
Y=a+bX+cX2
Y=a+bX+cX2+dX3
0.878973
0.7821
0.942468
0.950535
11.43056
13.09327
9.119048
7.7135
0.738333
0.064072
1.999156
3.3451
-0.1268
-0.4455
0.0213
Kiểm tra R giữa bốn dạng phương trình ta thấy R của dạng phương trình bốn chấp nhận được. Vậy phương trình có dạng sau:
Y=7.7135+3.3451X -0.4455 X2 +0.0213 X3
3.2. Đặc điểm khuyết tật theo cấp tuổi.
a. Khuyết tật theo cấp tuổi II(6-9 tuổi)
X
00-01
01-02
02-03
03-04
04-05
05-06
06-07
07-08
08-09
Y
12.8
12.8
12.6
12
11.6
13
12
13.6
13
Đồ thị phân bố
STT
DạngPT
R
a
b
c
d
1
2
3
4
Y=a+bX
Y=a+bX2
Y=a+bX+cX2
Y=a+bX+cX2+dX3
0.219265
0.340726
0.614645
0.618845
12.35
12.36004
13.40952
13.63175
0.05
0.007578
-0.52792
-0.74072
0.057792
0.108297
0.00337
Kiểm tra R giữa bốn dạng phương trình ta thấy R của dạng phương trình bốn chấp nhận được. Vậy phương trình có dạng sau:
Y=13.63175 - 0.74072X + 0.108297 X2 +0.00337X3
b. Khuyết tật theo cấp tuổi III(10-15 tuổi)
X
00-01
01-02
02-03
03-04
04-05
05-06
06-07
07-08
08-09
Y
10.9
16.7
18
19.2
17.3
22.1
19.6
20.1
19.07
Đồ thị phân bố
STT
DạngPT
R
a
b
c
d
1
2
3
4
Y=a+bX
Y=a+bX2
Y=a+bX+cX2
Y=a+bX+cX2+dX3
0.71201
0.575327
0.89328
0.906857
14.02611
16.07086
9.023333
6.596667
0.816333
0.064321
3.545121
5.868838
-0.27288
-0.82439
0.0036768
Kiểm tra R giữa bốn dạng phương trình ta thấy R của dạng phương trình bốn chấp nhận được. Vậy phương trình có dạng sau:
Y=6.596667+5.868838X - 0.82439 X2 +0.0036768X3
c. Khuyết tật theo cấp tuổi IV(16-20 tuổi)
X
00-01
01-02
02-03
03-04
04-05
05-06
06-07
07-08
08-09
Y
17
16.25
26.25
14.75
22
24.25
20.25
14.25
28.5
Đồ thị phân bố
STT
DạngPT
R
a
b
c
d
1
2
3
4
Y=a+bX
Y=a+bX2
Y=a+bX+cX2
Y=a+bX+cX2+dX3
0.329584
0.325009
0.32998
0.490135
17.26389
18.48544
17.5119
8.206349
0.625
0.060109
0.489719
9.400493
0.013528
-2.10137
0.140993
Kiểm tra R giữa bốn dạng phương trình ta thấy R của dạng phương trình bốn chấp nhận được. Vậy phương trình có dạng sau:
Y=8.206349+9.400493X -2.10137 X2 +0.140993X3
d. Khuyết tật theo cấp tuổi IV(21-25 tuổi)
X
00-01
01-02
02-03
03-04
04-05
05-06
06-07
07-08
08-09
Y
9
14
17.8
20.6
22.4
23.2
24
26.8
27.8
Đồ thị phân bố
STT
DạngPT
R
a
b
c
d
1
2
3
4
Y=a+bX
Y=a+bX2
Y=a+bX+cX2
Y=a+bX+cX2+dX3
0.962069
0.886971
0.989702
0.997968
9.905556
14.51948
5.719048
1.852381
2.143333
0.192718
4.426883
8.129509
-0.22835
-1.10714
0.058586
Kiểm tra R giữa bốn dạng phương trình ta thấy R của dạng phương trình bốn chấp nhận được. Vậy phương trình có dạng sau:
Y=1.852381+8.129509X -1.10714X2 +0.058586X3
e. Khuyết tật theo cấp tuổi VI(26-30 tuổi)
X
00-01
01-02
02-03
03-04
04-05
05-06
06-07
07-08
08-09
Y
5.5
8
8.5
11.5
12.5
12.5
13.5
14.5
16.5
Đồ thị phân bố
STT
DạngPT
R
A
b
c
d
1
2
3
4
Y=a+bX
Y=a+bX2
Y=a+bX+cX2
Y=a+bX+cX2+dX3
0.975434
0.925571
0.982371
0.988645
5.236111
7.805723
4.035714
2.119048
1.241667
0.114907
1.896429
3.731782
-0.06548
-0.50108
0.02904
Kiểm tra R giữa bốn dạng phương trình ta thấy R của dạng phương trình bốn chấp nhận được. Vậy phương trình có dạng sau:
Y=2.119048 +3.731782X -0.50108X2+0.02904X3
3.3. Đặc điểm khuyết tật thân cây Sa Mộc theo thời gian (quan hệ theo các tham số của phương trình đã chọn).
Tham số
Dạng phương trình
A
B
C
R
b
Y = A + BX
Y = A + BX + CX2
0.79571
-26.0125
1.120568
16.44469
-1.91551
0.290413
0.998708
c
Y = A + BX
Y = A + BX + CX2
-0.28454
5.064169
-0.15015
-3.20655
0.38205
0.290768
0.992242
d
Y = A + BX
Y = A + BX + CX2
0.004639
-0.27476
0.010622
0.170281
-0.01996
0.293806
0.716182
Tất cả quan hệ của các tham số b, c, d đều chọn dạng phương trình
Y = A + BX + CX2
Phần V: Kết luận -Tồn tại - đề xuất.
I. Kết Luận.
Để đánh giá mức độ khuyết tật trên thân cây Sa Mộc ta phải nghiên cứu.
* Phân bố số cây theo đường kính:
Từ đó chọn được mật độ trồng tối ưu thích hợp cho sự phát triển của Sa Mộc.
Với mật độ hiện tại là 2500 cây/hỡnh ảnh. Việc duy trì mật độ này sẽ giúp phát triển rừng cả về nguồn giống lẫn sản lượng gỗ cần cung cấp cho thị trường.
* Tương quan giữa Hvn với D1.3 cho từng cấp đất.
Và quan trọng hơn cả là chúng ta đi sâu vào nghiên cứu
* Khuyết tât theo độ cao cho từng cấp đất.
Với cấp đất I: Lượng khuyết tật trung bình tính được là =157.1 mắt sống và mắt chết.
Với cấp đất II: Lượng khuyết tật trung bình tính được là =206.8 mắt sống và mắt chết.
Với cấp đất III: Lượng khuyết tật trung bình tính được là =1.36.5mắt sống và mắt chết.
Với cấp đất IV: Lượng khuyết tật trung bình tính được là =136.1 mắt sống và mắt chết.
* Khuyết tật theo độ cao cho từng cấp tuổi.
Với cấp tuổi II : lượng khuyết tật trung bình tính được là
=113.4 mắt sống và mắt chết.
Với cấp tuổi III : lượng khuyết tật trung bình tính được là
=162.97 mắt sống và mắt chết.
Với cấp tuổi IV : lượng khuyết tật trung bình tính được là
=183,5 mắt sống và mắt chết.
Với cấp tuổi V : lượng khuyết tật trung bình tính được là
=185.6 mắt sống và mắt chết.
Với cấp tuổi VI : lượng khuyết tật trung bình tính được là
=103 mắt sống và mắt chết.
Qua đây ta thấy :
Sa Mộc được trồng thích hợp nhất ở mật độ là 2500 cây/ha và trồng ở cấp đất I, II, III. áp dụng trồng ở độ cao từ 400-500 m trở lên phù hợp với điều kiện của khu vực Bắc Hà.
II. Tồn tại.
Trong các số liệu đã được do đếm trong ô tiêu chuẩn và cây giải tích song vì thời gian có hạn địa hình hiểm trở và việc tiến hành thu thập số liệu không thể tiến hành trong toàn bộ các lâm phần trong cùng một hiện trạng mặc dù phần nào đã phản ánh được tương đối chính xác và đầy đủ. Nhưng vẫn chưa được toàn diện cho toàn bộ khu vực ở cùng một trạng thái rừng vì thế cần phải có thêm thời gian để tiến hành thu thập số liệu.
Việc tính toán các mắt sống và mắt chết cần làm trên số lượng cây giải tích nhiều hơn để rút ra quy luật có việc áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính. Tuy vẫn còn sai số trong việc đo đếm mắt, và sai số trong khâu sử lý.
Việc do đếmtuổi cũng phải có những phương pháp khoa học kết hợp với đo đếm thớt D00.
Các phương trình cần mở nhiều dạng để việc áp dụng được chính xác và thuận lợi.
III. Đề xuất
Qua nghiên cứu ta thấy ở cấp tuổi VI từ 26-30 tuổi số lượng khuyết tật là thấp nhất do Sa Mộc là loại gỗ mềm. Việc tăng trưởng phần gỗ giáo sẽ lấp dần các mắt vào trong nên không ảnh hưởng việc chế biến là mấy.
Còn ở cấp đất I số lượng khuyết tật cũng thấp nhất qua hai điều này chúng ta thấy cần phải gây trồng Sa Mộc ở cấp đất I và thu hoạch ở cấp tuổi VI thì việc ảnh hưởng số lượng mấu mắt là ít nhất sẽ tiết kiệm cho việc gia công chế biến gỗ và việc xử lý các khuyết tật trên cùng nhẹ nhàng hơn và chất lượng gỗ cũng tốt.
Qua đây ta cũng thấy từ độ cao 00-07 đa số chứa đoạn gỗ dưới cành là đoạn gỗ sản phẩm mà chúng ta mong muốn vì thế trồng với mật độ dày, việc tỉa cành tự nhiên sẽ ít ảnh hưởng tới độ cao 00-07 vì nó có một thời gian dài để lấp dần mắt.
Việc trồng với mật độ dày khai thác cũng dễ dàng hơn. Gỗ Sa Mộc có thể sử dụng vào việc trang trí nội thất như : làm ván sàn, ốp tường và cũng có thể dùng làm đề gỗ đóng các vật dụng trong gia đình rất tốt. Việc xác định các độ cao thuận tiện cho việc khai thác gỗ. Để sử dụng đúng mục đích và tiết kiệm ta có thể sử dụng phương trình Y= a+ bX +cX2+dX3 theo độ cao cho cấp tuổi hoặc cấp đất thì sẽ được những phần gỗ theo ý muốn đỡ ảnh hưởng phải chế biến nhiều.
Ngoài ra ta còn phải áp dụng một số biện pháp lâm sinh nhằm tăng năng xuất chất lượng sản phẩm cho cây Sa Mộc như phải thường xuyên ngăn chặn lửa rừng, có biện pháp vệ sinh rừng vì trong rừng Sa Mộc vật rơi rụng rất nhiều.
Chọn những cây khoẻ mạnh không sâu bệnh. Có những biện pháp tăng cường việc tái sinh rồi phòng trừ sâu bệnh.
Đảm bảo đời sống nhân dân tránh việc phá rừng bằng các biện pháp như giao đất rừng có những lớp tập huấn cho dân về lợi ích rừng đem lại, và có sự hỗ trợ của chính quyền giúp đỡ các cơ quan có liên quan về việc bảo vệ rừng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0153.doc