Trong tổng sốcác loại chất thải rắn phát sinh từnuôi trồng thuỷsản thì lượng
bùn đáy là chiếm khối lượng lớn nhất. Theo khảo sát thực tế ởmột sốtrại nuôi trồng
thuỷsản thì sau khi thu hoạch trong quá trình vệsinh vào đầu vụthảsau, người ta
thường nạo vét bằng cách dùng máy bơm phóng thẳng ra khu vực kếcận.
Bùn đáy là kết quảcủa sựtích tựu của các chất như: đất rửa trôi vào mùa mưa,
chất rắn, rong, tảo, thức ăn dưthừa, chất tăng trọng, chất kháng sinh, hoá chất xửlý
nước, Thông thường, trong môi trường bùn đáy ao nuôi có hàm lượng hữu cơcao
hơn so với các môi trường khác do quá trình tích luỹhữu cơ, dao động trong khoảng
1,5 – 3,61 %. Ngoài ra, trong bùn đáy ao còn chứa một lượng kim loại nặng. Vì vậy,
khi lượng bùn này được thải trực tiếp ra môi trường qua các kênh dẫn nước sẽlàm ô
nhiễm môi trường nước.
120 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2606 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu phương thức quản lý môi trường hoạt động nuôi trồng thủy sản ở huyện Duyên Hải và Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tải lượng các chất ô nhiễm từ khí thải máy phát điện
Chất ô nhiễm Hệ số (kg/tấn) Tải lượng (kg/vụ)
Bụi 0,71 0,546
SO2 20S 1
NOx 9,62 7,402
CO 2,19 1,625
THC 9,79 7,533
(Nguồn: Asessment of Sourses of Air, Water and Land Pollution, WHO 1993)
Thông thường, khi nhiệt độ khí thải là 2000C thì lượng khí thải khi đốt cháy 1
kg DO là 20 m3 (Nguồn: Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn công nghiệp II). Với
định mức 769,5 kg DO/vụ, ta tính được lưu lượng khí thải là 15.390 m3/vụ.
Dựa vào lưu lượng khí thải và tải lượng ô nhiễm ở bảng 6.4 ta tính được nồng
độ khí thải theo các công thức sau:
- Nồng độ ô nhiễm ở điều kiện thực:
Q
LC =1
- Nồng độ ô nhiễm ở điều kiện chuẩn (00C, 1atm):
0
11
0 T
TCC ×=
Trong đó:
- C1: nồng độ ở điều kiện thực.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -78-
- C2: nồng độ ở điều kiện chuẩn.
- L: tải lượng ô nhiễm (kg/vụ)
- Q: lưu lượng khí thải (m3/vụ)
- T1: nhiệt độ ở điều thực (0K)
- T0:nhiệt độ ở điều chuẩn ( T0=2730K)
Bảng 30: Nồng độ khí thải máy phát điện
Chất ô nhiễm Nồng độ ở điều
kiện thực (mg/m3)
Nồng độ ở điều
kiện chuẩn
(mg/Nm3)
TCVN 5939-2005
(mg/Nm3)
Bụi 35,5 61,5 400
SO2 65 112,6 1500
NOx 481 833,4 1000
CO 105,6 183 1000
THC 489,5 848 -
(Nguồn: Sinh viên thực hiện)
So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện với TCVN
5939–2005, tiêu chuẩn khí thải tại nguồn, cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm đều
nằm trong giới hạn cho phép.
6.4.3. Đánh giá tác động của khí thải.
Các chất ô nhiễm không khí thải ra nếu không có biện pháp khống chế và giảm
thiểu sẽ có tác động xấu đến môi trường không khí. Tuỳ thuộc vào nồng độ và thời
gian tác động các chất ô nhiễm không khí có thể gây nên tác hại cho người, động
thực vật và tài sản trong vùng bị ảnh hưởng.
Các chất ô nhiễm không khí có thể tác động lên sức khoẻ cộng đồng trong vùng
bị ảnh hưởng của nguồn Các tác hại đối với sức khoẻ con người phụ thuộc vào nồng
độ và loại chất ô nhiễm như sau:
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -79-
Bảng 31: Tác động của ô nhiễm không khí đến sức khoẻ con người
STT Thông số Tác động
1
Các khí SOx - Là những chất ô nhiễm kích thích, là loại nguy hiểm
nhất.
- Nồng độ SO2 thấp có thể gây co giật ở cơ trơn của
khí quản.
- Mức cao hơn nữa sẽ làm sưng niêm mạc.
- Ảnh hưởng đến hệ hô hấp, phân tán vào máu.
2
Oxít cacbon
(CO)
- Giảm khả năng vận chuyển oxy của máu đến các tổ
chứa, tế bào do CO kết hợp với hemoglobin thành
Cacboxy - hemoglobin.
3 Khí CO2 - Gây rối loạn hô hấp phổi.
4
Khí NO2 - Kích thích mạnh đường hô hấp
- Thay đổi máu, tổn thương hệ thần kinh, gây biến đổi
cơ tim.
- Tiếp xúc lâu có thể gây viêm phế quản, phá hủy răng,
kích thích viêm mạc, Nồng độ cao hơn 100ppm có thể
gây tử vong.
5
Bụi - Kích thích hô hấp, xơ hóa phổi, ung thư phổi.
- Gây những tổn thương cho da, gây chấn thương và
gây bệnh ở đường tiêu hóa.
6
Hydrocacbons
(THC)
- Gây nhiễm độc cấp tính, suy nhược, chóng mặt nhức
đầu, rối loạn giác quan có thể gây tử vong.
(Nguồn: Tài liệu tổng hợp)
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -80-
Bảng 32:Tác động của ô nhiễm không khí đối với, thực vật, công trình và khí hậu
Đối tượng Tác động
Động vật - Tác hại trực tiếp qua đường hô hấp,
hoặc gián tiếp qua nước uống hoặc cây
cỏ bị nhiễm bởi các chất ô nhiễm không
khí như: SO2, NO2, các axít, kiềm,...
Thực vật - SOx, NOx: tạo mưa axít gây ảnh hưởng
xấu tới thảm thực vật và cây trồng.
- CO: Ở nồng độ 100ppm- 10.000 ppm
làm rụng lá hoặc gây bệnh xoắn lá, cây
non chết yểu.
- Bụi: Bám trên mặt lá làm giảm khả năng
hô hấp và quang hợp của cây.
Công trình và tài sản - NO2, SO2,...Khi gặp trời ẩm ướt tạo nên
các axít tương ứng gây ăn mòn các kết cấu
công trình, thiết bị máy móc.
- Khí CO2, khi tác dụng với hơi ẩm tạo
nên H2CO3 có thể gây ăn mòn cả đá.
Khí hậu - SO2, NO2: Tạo nên mưa axit, Khí NOx
góp phần làm thủng tầng ozon
- Khí CO2: Gây hiệu ứng nhà kính, làm
tăng nhiệt độ, làm tăng mực nước biển.
(Nguồn: Tài liệu tổng hợp)
9 Tóm lại: Các kết quả phân tích cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm không khí
trong hoạt động này tương đối nhỏ nên ít gây hại đến con người và môi trường xung
quanh. Tuy nhiên, không phải vậy mà chúng ta bỏ qua lượng khí thải này vì như đã
phân tích các tác hại của ô nhiễm không khí do hoạt động nuôi trồng thuỷ sản có thể
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -81-
gây hại cho con người, động thực vật, công trình và khí hậu. Cần phải có biện pháp
kiểm soát khí thải ngay từ bây giờ trước khi nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khoẻ và hoạt động của con người.
6.5. TÁC ĐỘNG TỚI HỆ SINH THÁI.
6.5.1. Suy giảm diện tích rừng tự nhiên.
6.5.1.1. Đánh giá mức độ suy giảm diện tích rừng.
Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực đã phá huỷ một diện tích lớn thảm
thực vật, nhất là thảm thực vật nhạy cảm rừng ngập mặn do hoạt động nuôi tôm sú
của người dân.
Trong những năm gần đây, phong trào nuôi tôm sú phát triển rất mạnh ở cả 2
huyện, đặc biệt là huyện Duyên Hải. Việc phát triển những ao nuôi tôm đã làm diện
tích rừng ngập mặn bị hẹp lại. Hiện nay, chính quyền địa phương vẫn chưa thống kê
được diện tích rừng tự nhiên bị mất do người dân chặt phá để nuôi trồng thuỷ sản
một cách tự phát. Nhưng theo đánh giá chung của toàn tỉnh thì trong vài chục năm
gần đây, diện tích rừng tự nhiên bị mất khoảng 75% do sự phát triển của các ao tôm.
Diện tích rừng bị giảm đi trong những năm qua được thống kê trong bảng sau:
Bảng 33: Diện tích rừng bị suy giảm
Đơn vị tính: ha
Năm
Khu vực
2001 2006 diện tích giảm % giảm
Duyên Hải 5.514 739,10 4774,9 86,6
Cầu Ngang 1.267,5 113,05 1154,45 91
(Nguồn:Cục thống kê Trà Vinh)
Từ bảng trên cho thấy, chỉ trong vòng 5 năm mà Diện tích rừng bị giảm đi với
con số đáng kể, rừng tự nhiên trong khu vực đã gần như bị mất trắng. Diện tích rừng
bị giảm đi do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là do người
dân chặt phá rừng để nuôi trồng thuỷ sản.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -82-
6.5.1.2. Đánh giá tác hại của việc giảm diện tích rừng.
Rừng ngập mặn có vai trò rất lớn trong chu trình dinh dưỡng và đây còn là
nguồn dinh dưỡng quan trọng Đối với các Hệ sinh thái ven biển. Diện tích rừng giảm
đi sẽ gây ra những tác hại sau:
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn là hệ sinh thái rất đa dạng và phong phú, là
nơi trú ẩn của nhiều loài. Mất rừng ngập mặn sẽ làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng
và phát triển của các loài khác, làm mất sự đa dạng sinh học cũng như các giá trị
kinh tế mà rừng ngập mặn mang lại.
- Rừng ngập mặn còn là nơi điều hoà không khí của khu vực vì vậy mất
rừng ngập mặn sẽ gây xáo trộn không khí khu vực, làm ảnh hưởng đến con người và
động vật trong khu vực.
- Rừng ngập mặn được xem là rào cản chống xói lở bờ biển, việc xói lở này
có thể làm tăng hàm lượng cặn lơ lửng trong nước ven biển.
- Quá trình chuyển diện tích đất rừng ngập mặn thành các ao nuôi tôm còn
làm lớp đất tầng sâu bị phơi lên không khí và bóc trần lớp phủ thực vật ở lớp đất mặt,
dẫn đến tăng quá trình oxy hoá đất phèn và giảm pH trong nước, muốn sử dụng cần
phải rửa chua nhiều năm, gây khó khăn trong việc khôi phục lại diện tích rừng.
6.5.2. Tiềm tàng nguy cơ bùng phát các loại tảo và vi sinh vật có hại cho vật
nuôi.
Môi trường nước trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đang phát triển theo
hướng phú dưỡng hoá. Điều này không những làm thay đổi tính chất môi trường
nước mà còn ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ thuỷ vực tự nhiên do hoạt động thay
nước của ao nuôi.
Một số lượng lớn chất thải hữu cơ và vô cơ được thải ra môi trường xung quanh
ao nuôi đã góp phần thúc đẩy quá trình nở hoa của thực vật nổi. Trong số các loài
thực vật nổi đó có một số loài gây hại cho vật nuôi và cho sức khoẻ con người.
Việc nguồn nước có nguy cơ quá tải về chất dinh dưỡng tiềm tàng nguy cơ
bùng nổ một số loài tảo như: Diatom, dinoflagellate, Chlococal, Cyanobactorial,
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -83-
Ceratium furca, procentrum micans, Dictyocha fibula,… là rất không có lợi cho môi
trường và đời sống của vật nuôi trong vùng.
Mật độ cao của tảo Cyanobactoria có thể sản sinh ra chất độc hại và giết chết
các loài động vật. Loài tảo Prym nesiumparvum sinh sôi mạnh ở phú dưỡng hoá hơi
mặn và sinh ra các chất độc có tác động mạnh đến các loài tôm, cá.
9 Tóm lại: Diện tích rừng tự nhiên bị giảm đi rất nhiều trong những năm qua,
nhất là trong thời gian hoạt động nuôi trồng thuỷ sản phát triển rầm rộ trong khu vực.
Như vậy có thể thấy nuôi trồng thuỷ sản là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy giảm
Diện tích rừng. Diện tích rừng thay đổi gây ra những tác hại lớn cho hệ sinh thái tự
nhiên, làm ảnh hưởng đến đời sống con người và động thực vật.
Ngoài ra, hệ sinh thái tự nhiên còn bị biến đổi do chất thải nuôi trồng thuỷ sản
gây ra phú dưỡng hoá trong nguồn nước, tạo ra nguy cơ phát sinh các loại tảo và vi
sinh vật có hại.
6.6. ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT.
Trong những vùng nuôi trồng thuỷ sản, đất đai đã và đang trải qua sự biến đổi
mạnh mẽ. Chủ yếu là quá trình phèn hoá diễn ra ở những vùng đã khai thác và quá
trình mặn hoá xảy ra ở những vùng ngập triều hoặc vùng đất cao.
Ô nhiễm môi trường đất chính ở khu vực là quá trình nhiễm phèn:
- Nhiễm phèn tại chỗ do phèn hoá: đó là các vùng đất phèn tiềm tàng. Mùa
khô xảy ra hiện tượng phèn hoá tầng sinh phèn pyrite thành phèn hoạt động, xuất
hiện nhiều ion Al3+, Fe2+ và SO42- làm pH của đất giảm xuống. Quá trình xảy ra khi
các ao nuôi được xây dựng. Mặc dù phèn trong ao được hạn chế bằng cách phủ ao
bằng 1 lớp nylon nhưng lâu ngày tấm phủ này bị rách gây ra tình trạng rò phèn vào
ao nuôi.
- Nhiễm phèn do nước phèn từ vùng khác chuỵển đến qua kênh rạch lan toả
vào trong đất. Tình trạng này xảy ra do các ao nuôi bị bỏ hoang vùng đất phèn tiềm
tàng. Tại đây, quá trình phèn hoá diễn ra mạnh mẽ, khi mưa xuống, nước mưa mang
theo độc chất đi vào kênh rạch gây ra tình trạng nhiễm phèn trong khu vực.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -84-
Ở một số nơi trong huyện như Trường Long Hoà, Dân Thành ở huyện Duyên
Hải và Vinh Kim, Mỹ Long Bắc, Thạnh Hoà Sơn ở huyện Cầu Ngang, diện tích đất
trước đây là đất nông nghiệp nhưng có hiệu quả canh tác thấp nên chuyển sang nuôi
trồng thuỷ sản. Hình thức nuôi chủ yếu là nuôi tôm nước lợ và nuôi tôm nước mặn.
Vì vậy, người dân đã dẫn nước mặn vào trong vùng để đáp ứng nhu cầu nuôi trồng
thuỷ sản nước mặn và nước lợ. Hầu hết những khu vực này đất đã trở nên mặn, việc
trồng cây hoa màu, cây nông nghiệp khác sẽ bị hạn chế rất nhiều. Sau khi nuôi trồng
thuỷ sản không có hiệu quả do điều kiện cấp và thoát nước không thuận lợi, việc sử
dụng lại đất để trồng cây nông nghiệp sẽ không thể thực hiện được mà cần phải có
thời gian rửa mặn cho đất. Chi phí để thực hiện việc phục hồi lại khả năng sản xuất
của đất như trước đây là rất mất nhiều thời gian và công sức.
9 Nhìn chung, hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đã làm cho nước bị nhiễm mặn
do quá trình dẫn nước vào ao nuôi và xả nước thải ra ngoài. Quá trình đào ao nuôi
cũng làm cho lớp đất bị xáo trộn dẫn đến hoạt động của lớp đất phèn tiềm tàng bên
dưới. Để hạn chế quá trình phèn hoá và xâm nhập mặn cần phải áp dụng đúng các
biện pháp kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sản.
6.7. TÁC ĐỘNG TỚI KINH - TẾ XÃ HỘI KHU VỰC.
6.7.1. Tác động tích cực.
Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản mang lại những tác động tích cực tới kinh tế – xã
hội trong khu vực như:
- Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản tạo ra một lượng hàng hoá đáng kể, góp phần
vào sự phát triển kinh tế xã hội trong khu vực.
- Tạo công ăn việc làm, cải thiện sinh kế cho đại bộ phận người dân địa
phương.
- Nguồn lợi thuỷ sản được bảo vệ do giảm khai thác tự nhiên.
- Nuôi trồng thuỷ sản phát triển kéo theo sự gia tăng các loại hình dịch vụ có
liên quan như dịch vụ về thức ăn, con giống, thu mua, chế biến thuỷ sản,….
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -85-
- Các cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống, hệ thống điện, bưu chính viễn
thông,… sẽ được nâng cấp, phát triển để đảm bảo cho sự phát triển của hoạt động
nuôi trồng thuỷ sản.
6.7.2. Tác động tiêu cực.
Bên cạnh những tích cực cho kinh tế – xã hội mà hoạt động nuôi trồng thuỷ sản
mang lại kể trên, nó còn gây ra những tác động tiêu cực không nhỏ đến xã hội trong
khu vực:
- Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản có thể làm ảnh hưởng tới môi trường xung
quanh, dẫn tới ảnh hưởng tới các hoạt động khác, đặc biệt là nông nghiệp. Vì vậy có
thể phát sinh tranh chấp giữa người nuôi trồng thuỷ sản và người không nuôi trồng
thuỷ sản.
- Dân số gia tăng ở các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung sẽ gây ảnh hưởng
tới môi trường xung quanh như nước thải sinh hoạt, rác thải,… gây ảnh hưởng tới
môi trường trong vùng.
⇒ Kết luận:
Như vậy, ảnh hưởng của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản lên đời sống kinh tế -
xã hội và môi trường xung quanh 2 hướng:
Tác động tích cực:
- Nuôi trồng thuỷ sản tạo điều kiện tăng thu nhập cho người dân nông thôn,
tạo ra một nguồn nguyên liệu lớn cung cấp cho chế biến thuỷ sản đáp ứng nhu cầu
trong nước và xuất khẩu.
- Sự gia tăng sản lượng thuỷ sản do nuôi trồng khắc phục sự giảm sút nguồn
lợi thuỷ sản tự nhiên.
- Tạo công ăn việc làm cho phần lớn lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Giảm sức
ép của cộng đồng dân cư địa phương lên việc khai thác các sản phẩm tự nhiên.
- Để đảm bảo cho việc phát triển thuỷ sản và cùng với việc tăng thu nhập của
người dân, các cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống, mạng lưới điện, bưu chính
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -86-
viễn thông,… sẽ được phát triển và nâng cấp. Trường học, trạm xá được xây dựng,
người dân có điều kiện tiếp cận với tri thức và được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn.
Tác động tiêu cực:
- Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực phát triển có thể làm giảm diện
tích rừng ngập mặn, làm đất bị phèn hoá và xói mòn đất.
- Tính đa dạng sinh học bị mất dần do chổ ở tự nhiên bị phá huỷ.
- Tiềm tàng nguy cơ phát sinh một số loại tảo và vi sinh vật có hại.
- Các chất thải từ ao nuôi như nước thải, chất thải rắn,… có thể làm nhiễm
bẩn các nguồn nước và môi trường đất ở lân cận. Tác động này có ảnh hưởng ngược
lại hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, sẽ là nguyên nhân gây dịch bệnh cho tôm cá nuôi.
- Quá trình dẫn nước vào ao nuôi làm cho đất bị nhiễm mặn.
- Quá trình đào ao nuôi gây xáo trộn các lớp đất mặt dẫn đến phèn hoá lớp đất
phèn tiềm tàng bên dưới.
- Việc gia tăng dân số ở các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung sẽ gây sức ép
không nhỏ tới môi trường xung quanh.
Trong tất cả các dự án phát triển nuôi trồng thuỷ sản, vấn đề tác động của môi
trường lên nuôi trồng thuỷ sản và tác động của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản lên môi
trường xung quanh là điều cần phải xem xét để đảm bảo tính ổn định và bền vững
cho phát triển. Việc bảo vệ môi trường phải là ưu tiên hàng đầu.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -87-
Chương 7: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG
THUỶ SẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU.
7.1. QUI HOẠCH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN
CỨU.
Qui hoạch nuôi trồng thuỷ sản là biện pháp nhằm phát triển hoạt động nuôi
trồng thuỷ sản một cách có định hướng gắn liền với bảo vệ môi trường, đưa hoạt
động nuôi trồng thuỷ sản phát triển theo hướng bền vững. Do hạn chế về thời gian
nên đề tài chỉ nêu được mục tiêu qui hoạch và phân vùng qui hoạch nuôi trồng thuỷ
sản một cách tổng quát.
7.1.1. Mục tiêu tổng quát.
- Tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, biến ngành nuôi trồng thuỷ sản thành nghề
chính trong khu vực cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.
- Đẩy mạnh đầu tư phát triển khoa học công nghệ, kỹ thuật mới vào sản xuất
nhằm tăng năng suất và sản lượng.
- Những vùng sản xuất nông nghiệp không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp có
thể chuyển hẳn sang nuôi trồng thuỷ sản hoặc nuôi thuỷ sản xen canh, luân canh
nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất.
- Ngăn ngừa các trường hợp phá rừng làm ao nuôi trồng thuỷ sản và hạn chế
hoạt động nuôi trồng một cách tự phát.
- Phát triển nuôi kết hợp rừng – tôm, nhất là vùng trũng nhằm bảo vệ rừng
phòng hộ.
- Tận dụng mặt nước ao mương vườn để nuôi trồng thuỷ sản.
- Từng bước đa dạng hoá, thâm canh hoá để nâng cao năng suất và sản lượng
nuôi.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -88-
- Xây dựng hệ thống kênh cấp thoát nước riêng biệt cho từng khu vực nuôi
trồng thuỷ sản nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường..
- Hình thành một số trạm kiểm soát chất lượng nước ở đầu nguồn và cuối
nguồn nước vào ao nuôi.
7.1.2. Phân vùng nuôi trồng thuỷ sản.
Phân vùng nuôi trồng thuỷ sản căn cứ vào các điều kiện tự nhiên, địa hình, thổ
nhưỡng,… và thực trạng phát triển kinh tế xã hội cùng với tập quán nuôi trồng của
người dân trong khu vực. Tổng quát có thể chia thành các vùng nuôi trồng thuỷ sản:
Vùng nước mặn: Là vùng có thời gian ngập mặn dài. Bao gồm các xã Hiệp
Thành, Trường Long Hoà, Dân Thành, Đông Hải, một phần Xã Long Vĩnh, Long
Khánh huyện Duyên Hải và các xã Mỹ Long Bắc, Mỹ Long Nam, một phần xã Vinh
Kim huyện Cầu Ngang.
- Đối tượng nuôi: trong vùng này chủ yếu nuôi thuỷ sản nước mặn, nước lợ
như: tôm sú, tôm thẻ, nghêu, sò, cua biển, cá nước mặn.
- Loại hình nuôi: nuôi chuyên canh, xen canh trong rừng ngập mặn.
- Hính thức nuôi: nuôi quảng canh cải tiến ở những nơi xen canh với rừng,
nuôi bán công nghiệp và công nghiệp ở những nơi có đất chuyên canh nuôi thuỷ sản.
Vùng nước lợ: Bao gồm các xã Long Hữu, Long Khánh, Long Toàn, Ngũ Lạc
của huyện Duyên Hải và các xã Vinh Kim, Hiệp Mỹ, Thạnh Hoà Sơn của huyện
Cầu Ngang.
- Đối tượng nuôi: trong vùng này chủ yếu nuôi thuỷ sản nước mặn, lợ như: tôm
sú, tôm thẻ, cua, cá rô phi,…
- Loại hình nuôi: nuôi chuyên canh, luân canh với lúa ruộng trong mùa khô và
nuôi xen canh với rừng.
- Hình thức nuôi: nuôi quảng canh cải tiến ở những nơi luân canh với lúa và
xen với rừng, nuôi bán công nghiệp và công nghiệp ở những nơi có đất chuyên canh
nuôi thuỷ sản.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -89-
Vùng nước ngọt: Bao gồm một phần xã Long Hữu, Ngũ Lạc huyện Duyên Hải
và các xã Trường Thọ, Kim Hoà, Hiệp Hoà, Long Sơn huyện Cầu Ngang.
- Đối tượng nuôi: trong vùng này chủ yếu nuôi thuỷ sản nước ngọt như: tôm
càng xanh, cá tra, cá phi,…
- Loại hình nuôi: nuôi xen canh với lúa và vườn, nuôi chuyên tôm, cá nước
ngọt trong ao hồ và nuôi cá lòng, bè dọc sông.
Nuôi quảng canh cải tiến, bán công nghiệp và công nghiệp.
Sơ đồ 4: Sơ đồ phân vùng nuôi trồng thuỷ sản.
7.2. TIẾT KIỆM NGUYÊN VẬT LIỆU.
Trong nuôi trồng thuỷ sản, nguồn nguyên liệu cần tiết kiệm là lượng thức ăn và
dầu DO sử dụng cho máy quạt.
Lượng thức ăn:
Lượng thức ăn dư thừa trong ao nuôi dễ dẫn đến ô nhiễm hữu cơ trong môi
trường nước, vì thế cần cho ăn đúng lượng thức ăn cần thiết để tránh lãng phí và hạn
Duyên Hải:
- Long Hữu.
- Ngũ Lạc
Nuôi nước ngọt Nuôi nước lợ Nuôi nước mặn
Cầu Ngang:
- Trường
Thọ
- Kim Hoà
- Hiệp Hoà
- Long Sơn
Nuôi trồng thuỷ sản
Duyên Hải:
- Long Hữu
- Long
Khánh
- Long Toàn
- Ngũ Lạc
Cầu Ngang:
- Vinh Kim
- Hiệp Mỹ
- Thạnh Hoà
Sơn
Duyên
Hải:
- Hiệp
Thành
- Trường
Long Hoà
- Dân
Thành
- Đông Hải
- Long
Vĩnh
- Long
Khánh
Cầu Ngang:
- Mỹ Long
Bắc
- Mỹ Long
Nam
- Vinh
Kim
- Long Sơn
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -90-
chế ô nhiễm môi trường. Cần hạn chế cho ăn thức ăn tự nhiên mà thay vào đó là thức
ăn công nghiệp vì thức ăn công nghiệp đã được chế biến với hàm lượng các thành
phần phù hợp cho thuỷ sản, ít gây ô nhiễm hữu cơ hơn thức ăn tự nhiên.
Để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp cần thiết kế các khây (sàn ăn) để kiểm tra
thức ăn ở quanh bờ ao nuôi. Khi cho ăn cần rải điều thức ăn khắp mặt ao, giữ lại từ 2
– 4% lượng thức ăn của một lần cho ăn để rải vào sàn ăn. Khoảng 1 – 3 giờ sau tiến
hành kiểm tra sàn ăn để tăng hoặc giảm lượng thức ăn lần sau.
Dầu DO:
Dầu DO được dùng để chạy máy quạt cung cấp oxy cho ao nuôi, việc đốt dầu
DO sinh ra các khí ảnh hưởng đến sức khoẻ con người như: SO2, CO2, NOx,… Để
hạn chế sử dụng dầu DO có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Cải tiến thiết bị, dàn máy quạt.
- Sử dụng nhiên liệu sạch, ô nhiễm như sức gió, nước,…
- Tạo nguồn oxy hoà tan từ tự nhiên bằng các biện pháp:
+ Cho ăn đúng liều lượng như đã trình bày ở trên nhằm hạn chế ô nhiễm
hữu cơ trong nước vì ô nhiễm này là nguyên nhân làm suy giảm oxy hoà tan trong
nước.
+ Thay nước đúng chu kỳ để tận dụng oxy hoà tan từ bên ngoài.
+ Gia cố kỷ bờ ao nuôi để giữ nước trong mùa khô.
Ngoài ra, để hạn chế ảnh hưởng của khí thải sinh ra do đốt nhiên liệu cần:
- Trồng cây xanh xung quanh khu vực.
- Đặt dàn thiết bị, dàn máy quạt ở cuối hướng gió.
7.3. KIỂM SOÁT Ô NHIỄM.
Hầu hết các khu vực nuôi trồng hiện nay chưa có hệ thống xử lý chất thải bao
gồm: nước thải, chất thải rắn, khí thải. Vì thế cần đưa ra các biện pháp xử lý ô nhiễm
trước khi thải ra môi trường.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -91-
7.3.1. Nước thải.
Quy hoạch khu vực nuôi trồng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng hệ
thống xử lý nước thải tập trung.
Xây dựng Hệ thống thuỷ lợi cấp nước và thoát nước riêng biệt. Hệ thống thuỷ
lợi này được xây dựng khi đã quy hoạch được khu vực nuôi trồng. Với hệ thống thuỷ
lợi này, nước cấp vào ao nuôi được đảm bảo chất lượng hơn, hạn chế các bệnh phát
sinh do nguồn nước. Đồng thời cũng dễ dàng cho việc quản lý nguồn nước thải ra từ
ao nuôi, giúp hệ thống xử lý nước thải hoạt động có hiệu quả hơn.
Công nghệ xử lý nước thải cần đáp ứng nhanh và vận hành tốt để đáp ứng được lưu
lượng nước thải ra từ các ao nuôi và nước rửa ao. Dựa vào cách thức nuôi trồng và
các phân tích mẫu nước thải của hai loại hình nuôi công nghiệp và bán công nghiệp
cho thấy sự khác nhau giữa nước thải của hai loại hình nuôi này. Nước thải của loại
hình nuôi bán công nghiệp có hàm lượng chất hữu cơ cao hơn do lượng thức ăn dư
thừa nhiều nên BOD cao hơn nước thải loại hình nuôi công nghiệp. Ngược lại, nước
thải loại hình nuôi công nghiệp lại có COD và độ màu cao hơn loại hình nuôi bán
công nghiệp. Dựa vào sự khác nhau này có thể đề xuất công nghệ xử lý nước thải
cho hai mô hình nuôi như sau:
Đối với mô hình nuôi công nghiệp:
Sơ đồ 5: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải từ loại hình nuôi thuỷ sản công nghiệp
Nước thải từ mương chứa nước thải được đưa vào bể trộn cùng với phèn sắt.
Tại đây, quá trình xáo trộn thuỷ lực sẽ làm gia tăng khả năng tiếp xúc của phèn sắt và
Bể trộn Bể phản ứng Bể lắng Bể lọc
Bể khử trùng Máy ép bùn
Nước thải
Phèn
Nước
Nguồn tiếp nhận
Bùn
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -92-
chất thải. Hỗn hợp này được đưa qua bể phản ứng có cánh khoáy chậm với vận tốc từ
20 đến 35 vòng/phút để hình thành các bông cặn lớn và hấp phụ màu cùng với các
các hạt kích thước nhỏ. Nước thải cùng với các bông cặn được đưa qua bể lắng để
lắng các bông cặn và các hạt kích thước lớn, sau đó nước thải được cho chảy tràn qua
bể lọc để tiếp tục lọc các cặn lơ lửng và các hạt mịn còn lại. Cuối cùng, nước thải
được khử trùng bằng chlorua vôi ở bể khử trùng trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận.
Ở bể lắng, phần bông cặn và các hạt lắng xuống sẽ được chuyển qua bộ phận ép
bùn, nước thải từ ép bùn sẽ được đưa trở lại bể phản ứng và tiếp tục được xử lý.
Đối với mô hình nuôi bán công nghiệp:
Sơ đồ 6: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải loại hình nuôi thuỷ sản bán công nghiệp
Nước thải được bơm vào bể hiếu khí. Tại đây, bể được cung cấp oxy bằng các
ống thổi khí, các vi sinh vật hiếu khí sẽ phân huỷ các chất hữu cơ trong nước thải tạo
thành các bông bùn lơ lửng trong nước. Hỗn hợp nước bùn được đưa qua bể lắng để
lắng các bông bùn và các hạt có kích thước lớn. Nước thải được cho chảy tràn từ bể
lắng qua bể lọc để tiếp tục lọc các cặn mịn còn lại. Sau đó, nước thải được đưa qua
bể khử trùng để khử trùng bằng chlorua vôi và được thải ra nguồn tiếp nhận.
Ở bể lắng, phần bùn lắng xuống một phần được đưa hoàn lưu trở lại bể hiếu khí,
một phần được chuyển đến bộ phận ép bùn để ép nước trong bùn. Phần nước sau khi
ép bùn được đưa trở lại bể hiếu khí và tiếp tục xử lý.
7.3.2. Chất thải rắn.
Chất thải rắn trong nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là các loại bao bì, chai nhựa,
thùng nhựa, chất thải hữu cơ,… từ các bao bì chứa thức ăn và các loại thuốc kích
thích tăng trọng hoặc từ các thức ăn tự chế biến. Cùng với các loại chất thải trên,
lượng bùn đáy nạo vét lên ở giai đoạn cải thiện, chuẩn bị ao nuôi cũng được xem là
Bể hiếu khí Bể lắng Bể lọc Bể khử trùng Nước thải
Nguồn tiếp nhận Máy ép bùn Nước
Bùn
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -93-
chất thải rắn. Có thể hạn chế tác động của chất thải rắn lên môi trường bằng biện
pháp thu gom riêng biệt các loại chất thải hữu cơ, chất thải vô cơ và bùn đáy. Sau đó,
từng loại chất thải rắn sẽ được áp dụng một biện pháp xử lý thích hợp với tính chất,
thành phần của nó. Cụ thể như sau:
- Chất thải hữu cơ: Xử lý bằng kỹ thuật ủ phân để làm phân bón cho cây vừa
đơn giản vừa dễ thực hiện đối với đại đa số các hộ gia đình.
- Chất thải vô cơ: Các loại phế liệu như bao bì, thùng, chai,… cần được thu
gom lại để tránh gây ô nhiễm môi trường và có thể tái sử dụng cho các công việc
khác.Đối với các phế liệu như bao bì, thùng, chai, xô, thau, ca,… bằng chất liệu
nylon, carton, thuỷ tinh hay nhựa đã bị rách, thủng,… không thể sử dụng lại được có
thể mang đi bán ve chai để được tái chế lại. Biện pháp này vừa mang lại hiệu quả
kinh tế vừa tránh gây ô nhiễm môi trường bên ngoài vì các chất liệu kể trên rất khó
phân huỷ trong môi trường.
- Bùn đáy: Lượng bùn đáy nạo vét lên từ đáy ao nuôi có thể được dùng để
bón cho cây vì hàm lượng hữu cơ trong loại bùn đáy này rất cao.
7.4. GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT.
Vấn đề cần quan tâm đối với môi trường đất trong hoạt động nuôi trồng thuỷ
sản là nhiễm phèn và nhiễm mặn. Vì vậy cần có những biện pháp thích hợp để hạn
chế tối đa sự nhiễm phèn và sự xâm nhập mặn vào sâu trong nội đồng. Biện pháp
giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái môi trường đất được đề xuất như sau:
- Quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên đất cho nuôi trồng thuỷ sản, đất nông
nghiệp và đất trồng rừng dựa trên cơ sở vốn đất hiện có, hiện trạng của các ngành
theo định hướng phát triển kinh tế chung của huyện, cân đối và phân bố sử dụng đất
hợp lý, tiết kiệm ổn định lâu dài và hiệu quả cao.
- Đảm bảo diện tích rừng ngập mặn, khôi phục và phát triển rừng phòng hộ
bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái, đa dạng sinh học, hạn chế nhiễm mặn sâu
vào nội đồng.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -94-
- Khi đào đắp bờ ao, bờ kênh và làm đáy ao nuôi cần giữ lại lớp đất mặt. Sau
khi đắp xong lõi các bờ và đắp ao xong cần thiết sử dụng lớp đất mặt lên phía ngoài
các bờ ao, kênh mương và đáy ao để hạn chế sự oxy hoá lớp đất bên dưới.
- Sử dụng vôi hoặc CaMnCO3 vừa khử acid vừa khử các mần bệnh. Vôi được
rải một lớp đều sau đó phủ lớp đất mặt lên trên.
- Khi tiến hành đắp bờ ao, cần tiến hành rải đều vôi với khối lượng 10
kg/100m2, từng lớp cách nhau 30 cm tính theo chiều cao của bờ (Nguồn: Phòng nông
nghiệp và thuỷ sản huyện Duyên Hải), sau đó dùng đất mặt phủ phía ngoài các bờ ao,
bờ kênh, dầm nén kỹ để tránh hiện tượng rửa trôi phèn xuống ao nuôi.
- Trước mỗi vụ thả cần tiến hành vệ sinh đáy ao, phơi nắng đáy ao cùng vôi
để khử các mần bệnh và khử phèn.
7.5. CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC.
Cần tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho
người dân trong khu vực nuôi trồng thuỷ sản như:
- Thường xuyên mở các lớp khuyến nông, khuyến ngư giúp người dân nắm
vững các kỹ thuật nuôi trồng, lòng ghép với kỹ thuật nuôi trồng là các biện pháp hạn
chế tác động môi trường của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.
- Xây dựng các mô hình thí điểm như: mô hình nuôi tôm sạch, nuôi cá bè
sạch,…, tổ chức các buổi thăm, tham quan các hộ nuôi trồng có cải tiến kỹ thuật để
học hỏi kinh nghiệm.
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: các thông tin môi
trường liên quan đến nuôi trồng thuỷ sản, thông tin về các sản phẩm bị lỗi do chứa
chất kháng sinh,…
Bên cạnh các chương trình giáo dục ý thức cho người dân, cần tăng cường
nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật cao ở các huyện. Đây sẽ là nguồn nhân
lực chủ chốt nhằm chuyển giao kỹ thuật công nghệ đến với người dân. Ngoài ra, cần
tăng cường đội ngũ cán bộ ở các địa phương để thực hiện việc thanh tra, giám sát
chất lượng môi trường của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản nhằm nâng cao năng suất
nuôi trồng và bảo vệ môi trường.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -95-
7.6. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG.
Song song với các biện pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường là
các chương trình quan trắc, kiểm soát và dự báo về chất lượng môi trường nhằm đảm
bảo môi trường cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản và môi trường sống của con
người.Cần thiết lập mạng lưới quan trắc hợp lý để đưa ra các dự báo chính xác và kịp
thời nhất về chất lượng môi trường nước cũng như dịch bệnh.
Giám sát chất lượng nước trong ao nuôi:
- Hằng ngày cần theo dõi các chỉ tiêu như: DO, pH, độ đục, độ màu, nhiệt độ
nước trong ao nuôi.
- Định kỳ quan trắc 1 lần/tháng các chỉ tiêu thuỷ hoá:
Độ mặn: 15 – 30 %
pH: 7,5 – 8,5
N-NH3: <0,1 ppm.
N-NO2: <0,25 ppm.
BOD: <10 mg/l
Giám sát chất lượng nước ngoài ao nuôi:
- Vị trí lấy mẫu: lấy mẫu phân tích tại nguồn nước cấp vào ao nuôi và nước
thải ra nguồn tiếp nhận sau khi đã qua xử lý.
- Thông số phân tích: pH, SS, BOD5, COD, tổng N, tổng P, kim loại nặng,
dầu mỡ khoáng, coliform.
- Tần suất lấy mẫu: 3 tháng/lần.
- Tiêu chuẩn so sánh:
Tiêu chuẩn TCVN 6984:2001 đối với nước thải.
Tiêu chuẩn TCVN 6774:2000 đối với nguồn nước ngọt cấp vào ao nuôi.
Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 171:2001 đối với nguồn nước mặn, lợ cấp vào
ao nuôi.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -96-
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
KẾT LUẬN
Qua kết quả điều tra hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản và đánh giá tác động môi
trường do nuôi trồng thuỷ sản nhằm đề ra các biện pháp quản lí phù hợp ở huyện
Duyên Hải và Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh cho thấy một số vấn đề sau:
- Do phần lớn tài nguyên đất ở cả 2 huyện, đặc biệt là huyện Duyên Hải,
thường xuyên bị nhiễm mặn trong thời gian dài nên hoạt động nuôi trồng thuỷ
sản nước mặn, lợ rất phát triển, nhất là nuôi tôm sú.
- Ngành nuôi trồng thuỷ sản hiện đang là ngành kinh tế thế mạnh trong khu
vực huyện Duyên Hải và Cầu Ngang nói riêng và của toàn tỉnh Trà Vinh nói
chung.
- Vùng nuôi trồng thuỷ sản ở huyện Duyên Hải và Cầu Ngang không được
quy hoạch cụ thể ngay từ đầu, không có hệ thống cấp thoát nước riêng biệt, ao
nuôi được bố trí tuỳ tiện. Lượng nước thải ra kênh do chế độ bán nhật triều lại
được đưa trở lại ao nuôi khiến cho chất lượng nước ít được cải thiện và dịch
bệnh dễ lây lan.
- Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản một cách tự phát đã làm giảm đi phần lớn
diện tích rừng tự nhiên, đặc biệt là rừng ngập mặn. Chính điều này đã làm cho
môi trường sinh thái mất dần tính đa dạng sinh học, giảm khả năng điều hoà khí
hậu, gây xói mòn đất. Tuy nhiên, diện tích rừng bị mất đi lại khó phục hồi lại
được vì hoạt động đào ao nuôi trồng thuỷ sản đã làm cho đất bị nhiễm phèn,
phải mất nhiều thời gian mới có thể cải tạo lại được.
- Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực đang làm tài nguyên đất bị
suy thoái và ô nhiễm. Quá trình nhiễm phèn và xâm nhập mặn vào sâu trong nội
đồng ngày càng xảy ra trên diện tích rộng.
- Chất thải chủ yếu trong nuôi trồng thuỷ sản là nước thải và bùn đáy ao.
Các loại chất thải này có hàm lượng hữu cơ cao và được thải trực tiếp ra nguồn
tiếp nhận làm cho môi trường nước ngày càng trở nên suy thoái.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -97-
- Trong nuôi trồng thuỷ sản thì vấn đề quan trọng và cần thiết là xử lý nước
thải trước khi thải ra môi trường. Nguồn nước này được quản lý tốt sẽ có tác
động tích cực đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực.
- Hiện nay ở khu vực huyện Duyên Hải và Cầu Ngang vẫn chưa có biện
pháp quản lý môi trường cụ thể đối với hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.
- Từ điều tra hiện trạng, đánh giá tác động môi trường hoạt động nuôi trồng
thuỷ sản khu vực Duyên Hải và Cầu Ngang, Trà Vinh có thể đưa ra các biện
pháp quản lý môi trường bao gồm: quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản, tiết kiệm
nguyên vật liệu, kiểm soát ô nhiễm, các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi
trường đất, tái sử dụng và tái chế, các biện pháp giáo dục, xây dựng chương
trình quan trắc môi trường.
KIẾN NGHỊ
Nhằm đẩy mạnh chiến lược quản lý môi trường hoạt động nuôi trồng thuỷ sản,
có thể đề xuất các kiến nghị sau:
- Các cơ quan chức năng bên cạnh công tác đẩy mạnh phát triển nuôi trồng
thuỷ sản trong khu vực cần xem xét đến các yếu tố môi trường nhằm phát triển
nuôi trồng thuỷ sản ổn định và bền vững.
- Nghiên cứu lòng ghép giảng dạy kỹ thuật nuôi trồng với giáo dục về môi
trường.
- Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới thân thiện với môi trường.
- Tình hình nuôi trồng trong khu vực còn mang tính tự phát nên cần quy
hoạch phân cùng nuôi trồng cụ thể để công tác quản lý môi trường được dễ
dàng hơn.
- Hiện nay trong các vùng nuôi trồng thuỷ sản của huyện vẫn chưa có hệ
thống xử lý nước thải nên cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh.
- Xây dựng các chương trình quản lí, giám sát môi trường nuôi trồng thuỷ
sản cụ thể cho từng huyện, hạn chế sự phụ thuộc trong công tác quản lí môi
trường vào các chỉ thị của tỉnh
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -98-
- Cần tăng cường thêm nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật cao
trong nuôi trồng thuỷ sản. Dùng đội ngũ này làm đội ngũ chủ chốt trong công
tác chuyển giao kỹ thuật đến với người dân.
- Tăng cường đội ngũ cán bộ môi trường ở cả hai huyện nhằm đẩy mạnh
công tác thanh tra, giám sát môi trường.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Huy Bá (chủ biên) - 2003 - Đại Cương Quản Trị Môi Trường - Nhà xuất
bản Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh.
2. Sở Thuỷ Sản Trà Vinh - 2004 - Tóm Tắt Qui Hoạch Chi Tiết Nuôi Thuỷ Sản
Huyện Cầu Ngang, Tỉnh Trà Vinh Đến Năm 2010.
3. Phạm Ngọc Đăng – 2004 - Quản Lí Môi Trường Đô Thị Và Khu Công
Nghiệp- Nhà xuất bản Xây Dựng.
4. Trần Xuân Quang – 2005 - Điều Tra, Đánh Giá Chất Lượng Môi Trường Đất,
Nước Vùng Nuôi Tôm Huyện Duyên Hải, Tỉnh Trà Vinh - Luận văn tốt
nghiệp.
5. Uỷ Ban Nhân Dân Huỵên Cầu Ngang - 2007 - Báo Cáo Tình Hình Thực Hiện
Kế Hoạch Kinh Tế - Xã Hội 6 Tháng Đầu Năm 2007.
6. Uỷ Ban Nhân Dân Huỵên Cầu Ngang – 2006 - Báo Cáo Tổng Kết Tình Hình
Nuôi Trồng Thuỷ Sản Năm 2006.
7. Uỷ Ban Nhân Dân Huỵên Duyên Hải – 2007 - Báo Cáo Tình Hình Thực Hiện
Kế Hoạch Kinh Tế - Xã Hội 6 Tháng Đầu Năm 2007.
8. Uỷ Ban Nhân Dân Huỵên Duyên Hải - 2006 - Báo Cáo Tổng Kết Tình Hình
Nuôi Trồng Thuỷ Sản Năm 2006.
9. Uỷ Ban Nhân Dân Huỵên Duyên Hải – 2001 - Kế Hoạch Chuyển Đổi Cơ Cấu
Sản Xuất Ngư – Nông – Lâm – Diêm Nghiệp Đến Năm 2010.
10. Võ Thị Mỹ Duyên - 2005 - Vận Dụng Phương Pháp Đánh Giá Chu Trình Sản
Phẩm Để Góp Phần Quản Lí Môi Trường Ngành Nuôi Trồng Và Chế Biến
Thuỷ Sản Trên Địa Bàn Tỉnh Trà Vinh - Luận văn tốt nghiệp.
11. Website:
- www.travinh.gov.vn
- www.vietlinh.com.vn
- www.gaalliance.org
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN Phụ Lục -1-
PHỤ LỤC 1
CHẤT LƯỢNG NƯỚC – TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM
(TCVN 5344 – 1995)
1. Phạm vi áp dụng
1.1. Tiêu chuẩn này quy định giới hạn các thông số và nồng độ cho phép của các chất
ô nhiễm trong nước ngầm.
1.2. Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá chất lượng của một nguồn nước ngầm, để
giám sát tình trạng ô nhiễm nước ngầm trong một khu vực xác định.
2. Giá trị giới hạn
2.1. Danh mục các thông số, chất ô nhiễm và mức giới hạn cho phép của chúng
trong nước ngầm được quy định trong bảng dưới đây.
2.2. Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán, xác định từng thông số và nồng
độ cụ thể được quy định trong các TCVN tương ứng.
Bảng giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ cho phép trong
nước ngầm
Thứ
tự
Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn
1 PH
2 Màu Pt-C0 6,5 - 8,5
3 Độ cứng ( tính theo CaCO3) mg/l 5 - 50
4 Chất rắn tổng số mg/l 300 - 500
5 Asen mg/l 750 - 1500
6 Cadimi mg/l 0,05
7 Clorua mg/l 0,01
8 Chì mg/l 200 - 600
9 Crom(VI) mg/l 0,05
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN Phụ Lục -2-
10 Xianua mg/l 0,05
11 Đồng mg/l 0,01
12 Florua mg/l 1,0
13 Kẽm mg/l 1,0
14 Mangan mg/l 5,0
15 Nitrat mg/l 0,1 - 0,5
16 Phenola mg/l 45
17 Sắt mg/l 1 - 5
18 Sunfat mg/l 200 - 400
19 Thuỷ ngân mg/l 0,001
20 Selen mg/l 0,01
21 Fecal coli MPN/100ml Không
22 Coliform MPN/100ml 3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN Phụ Lục -3-
PHỤ LỤC 2
CHẤT LƯỢNG NƯỚC - CHẤT LƯỢNG NƯỚC BẢO VỆ ĐỜI SỐNG THUỶ
SINH (TCVN 6774:2000)
1. Phạm vi áp dụng
- Tiêu chuẩn này áp dụng để làm hướng dẫn đánh giá chất lượng một nguồn nước
mặt phù hợp và an toàn đời sống thủy sinh.
- Tiêu chuẩn này áp dụng làm căn cứ để lập ra các yêu cầu về quản lý chất lượng
của nguồn nước nhằm mục đích bảo vệ đời sống thủy sinh.
2. Chất lượng nước bảo vệ đời sống thủy sinh
Để bảo vệ đời sống thủy sinh, mọi hoạt động kinh tế - xã hội có liên quan đến
nước htải và kiên quan đến khai thác, sử dụng nguồn nước mặt, đều không gây ra sự
biến đổi các mức thông số chất lượng nguồn nước sai khác với các giá trị nêu trong
bảng
Bảng mức chất lượng nước bảo vệ đời sống thủy sinh
Thông số chất lượng Đơn vị Mức thông số Ghi chú
1. Oxi hòa tan mg/l 5 Trung bình ngày
2. Nhiệt độ oC Nhiệt độ tự
nhiên của thủy
vực
Tương ứng theo mùa
3. BOD520oC mg/l Nhỏ hơn 10
4. Thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ
Aldrin/Diedrin
Endrin
B.H.C
DDT
Endosulfan
Lindan
Clordan
Heptaclo
μg/l
μg/l
μg/l
μg/l
μg/l
μg/l
μg/l
μg/l
μg/l
< 0,008
< 0,014
< 0,13
< 0,004
< 0,01
0,38
0,02
0,06
5. Thuốc bảo vệ thực vật μg/l < 0,40
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN Phụ Lục -4-
phospho hữu cơ
Paration
Malation
μg/l < 0,32
6. Hóa chất trừ cỏ
2,4D
2,4,5T
Paraquat
mg/l
mg/l
mg/l
< 0,45
< 0,16
< 1,80
7. CO2 mg/l Nhỏ hơn 12
8. pH 6,5 – 8,5
9. NH3 mg/l < 2,20
< 1,33
< 1,49
< 0,93
pH = 6,5; toC = 15
pH = 8,0; toC = 15
pH = 6,5; toC = 20
pH = 8,0; toC = 20
10. Xyanua mg/l < 0,005
11. Đồng mg/l 0,0002 – 0,004 tuỳ thuộc độ cứng
của nước (CaCO3)
12. Asen mg/l < 0,02
13. Crôm mg/l < 0,02
14. Cadmi μg/l 0,80 – 1,80 tuỳ thuộc độ cứng
của nước
15. Chì mg/l 0,002 – 0,007 tuỳ thuộc độ cứng
của nước
16. Selen mg/l < 0,001
17. Thủy ngân (tổng số) μg/l < 0,10
18. Dầu mỡ (khoáng) Không quan sát
thấy váng, nhũ
19. Phênol (tổng số) mg/l < 0,02
20. Chất rắn hòa tan mg/l < 1000
21. Chất rắn lơ lửng mg/l < 100
22. Chất hoạt động bề mặt mg/l < 0,5
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN Phụ Lục -5-
PHỤ LỤC 3
CHẤT LƯỢNG NƯỚC – TIÊU CHUẨN NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP THẢI
VÀO CÁC VỰC NƯỚC SÔNG DÙNG CHO MỤC ĐÍCH BẢO VỆ ĐỜI SỐNG
THUỶ SINH (TCVN 6984:2001)
1. Phạm vi áp dụng.
1.1. Tiêu chuẩn này quy định chi tiết giá trị giới hạn các thông số và nồng độ của các
chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp theo thải lượng và theo lưu lượng nước
của sông tiếp nhận.
Trong tiêu chuẩn này, nước thải công nghiệp được hiểu là dung dịch thải hay
nước thải do các quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh của các loại hình công
nghiệp thải ra. Khoảng cách giữa điểm xả và nguồn tiếp nhận theo các qui định hiện
hành.
1.2. Tiêu chuẩn này áp dụng đồng thời với TCVN 5945 : 1995 và dùng để kiểm soát
chất lượng nước thải công nghiệp khi đổ vào vực nước sông hoặc suối cụ thể ( sau
đây gọi chung là "sông" ) có chất lượng nước dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh.
2. Tiêu chuẩn viện dẫn.
TCVN 5945 : 1995 Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải
3. Giá trị giới hạn
3.1. Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước thải
theo thải lượng khi thải vào các vực nước sông có lưu lượng nước khác nhau, không
được vượt quá các giá trị nêu trong bảng dưới đây.
Các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm không nêu ra trong bảng được áp
dụng theo TCVN 5945-1995.
3.2. Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán, xác định từng thông số và nồng độ
cụ thể được qui định trong các Tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng hoặc theo các
phương pháp khác do cơ quan có thẩm quyền về môi trường chỉ định.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN Phụ Lục -6-
Bảng giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải công
nghiệp khi thải vào vực nước sông dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh
Q > 200 m3/s Q = 50 ÷ 200 m3/s V < 50 m3/s TT Thông số
F1 F2 F3 F1 F2 F3 F1 F2 F3
1 Mầu , Co – Pt ở
pH =7
50 50 50 50 50 50 50 50 50
2 Mùi, cảm quan Nhẹ Nhẹ Nhẹ Nhẹ Nhẹ Nhẹ Nhẹ Nhẹ Nhẹ
3 Tổng chất rắn lơ
lửng, mg/l
100 100 100 90 80 80 80 80 80
4 pH 6-
8,5
6-
8,5
6-
8,5
6-
8,5
6-
8,5
6-
8,5
6-
8,5
6-
8,5
6-
8,5
5 BOD5 (20 0C ),
mg/l
50 45 40 40 35 30 30 20 20
6 COD, mg/l 100 90 80 80 70 60 60 50 50
7 Arsen, As, mg/l 0,1 0,1 0,1 0,08 0,08 0,08 0,05 0,05 0,05
8 Cadmi,Cd, mg/l 0,02 0,02 0,02 0,01 0,01 0,01 0,01 0,01 0,01
9 Chì, Pb, mg/l 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
10 Sắt, Fe, mg/l 5 5 5 4 4 4 3 3 3
11 Xyanua, CN-,
mg/l
0,1 0,1 0,1 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05
12 Dầu và mỡ
khoáng, mg/l
10 5 5 10 5 5 5 5 5
13 Dầu và mỡ động
thực vật, mg/l
20 20 20 20 10 10 10 10 10
14 Phospho hữu cơ,
mg/l
1 1 0,8 0,8 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
15 Phospho tổng
số, mg/l
10 8 8 6 6 6 5 5 4
16 Clorua, Cl-, mg/l 1000 1000 1000 800 800 800 750 750 750
17 Chất hoạt động
bề mặt, mg/l
10 10 10 5 5 5 5 5 5
18 Coliform,
MPN/100 ml
5000 5000 5000 5000 5000 5000 5000 5000 5000
19 PCB, mg/l 0,02 0,02 0,02 0,01 0,01 0,01 0,01 0,01 0,01
Chú thích:
Q là lưu lượng sông, m3/s;
F là thải lượng, m3/ngày (24 giờ);
F1 từ 50 m3/ngày đến dưới 500 m3/ ngày,
F2 từ 500 m3/ngày đến dưới 5000 m3/ngày,
F3 bằng hoặc lớn hơn 5000 m3/ ngày
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN Phụ Lục -7-
PHỤ LỤC 4
TIÊU CHUẨN THỰC HÀNH NUÔI TỐT NHẤT (BAP) CỦA LIÊN MINH
NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN TOÀN CẦU GAA
Tiêu chuẩn thực hành nuôi tốt nhất của Liên minh Nuôi trồng thuỷ sản toàn
cầu (Global Aquaculture Alliance s Best Aquaculture Practices Standards, viết tắt:
GAA s Best Aquaculture Practices Standards hoặc BAP) xác định những yếu tố
quan trọng nhất trong nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) có trách nhiệm, cung cấp tài liệu
hướng dẫn và quy trình kiểm tra, đánh giá các hoạt động thực hành nuôi.
Những cơ sở được chứng nhận là đạt tiêu chuẩn BAP có thể sử dụng dấu
chứng chỉ để quảng cáo và in dấu đó trên nhãn hàng hoá sản phẩm bán buôn của
mình.
Hội đồng cấp chứng chỉ của GAA trong NTTS là cơ quan độc quyền xét và
cấp chứng chỉ chơ cơ sở đạt tiêu chuẩn BAP.
Ðể hoàn thành chuỗi tiêu chuẩn trên, trong những tháng tới GAA sẽ hoàn
chỉnh tiêu chuẩn cho các trại nuôi tôm, các nhà máy chế biến thức ăn, các phòng thí
nghiệm kiểm tra xác minh chất lượng sản phẩm cuối cùng. Trong tương lai có thể
bổ sung thêm những loài mới vào danh mục các đối tượng được áp dụng BAP.
Dưới đây là phác thảo những tiêu chuẩn cơ bản về BAP cho trại nuôi tôm.
1. Quyền sở hữu và chế độ quản lý đồng thuận
Các trại phải tuân thủ pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương,
thực hiện các quy định về quản lý môi trường và trình các giấy tờ xác nhận quyền
sử dụng đất, nước, giấy phép xây dựng và giấy phép kinh doanh (hoặc Giấy đăng ký
kinh doanh).
2. Những mối quan hệ cộng đồng
Trại nuôi không được ngăn cản cộng đồng địa phương tiếp cận các khu vực
rừng ngập mặn công cộng, khu vực đánh cá hoặc các nguồn tài nguyên công cộng
khác.
3. Quan hệ người lao động và an toàn cho công nhân
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN Phụ Lục -8-
Các trại nuôi phải tuân theo luật lao động của địa phương và quốc gia để đảm
bảo an toàn lao động, chế độ bồi dưỡng và điều kiện sống phù hợp tại địa phương.
Về môi trường
4. Bảo vệ rừng ngập mặn
Việc xây dựng và hoạt động của trại không được gây tổn thất cho rừng ngập
mặn. Trong trường hợp cần thiết và được phép chặt rừng thì trại phải trồng lại gấp 3
lần diện tích rừng đã bị chặt.
5. Quản lý chất lượng nước
Các trại nuôi định kỳ giám sát chất lượng nước theo quy định để đảm bảo chất
lượng nước đáp ứng các tiêu chuẩn BAP.
Các chỉ tiêu về chất lượng nước được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng
nhận kiểm tra phải đáp ứng cả tiêu chuẩn BAP và tiêu chuẩn theo quy định của cơ
quan có thẩm quyền của địa phương. Các trại nuôi phải thực hiện tiêu chuẩn BAP
cuối cùng trong vòng 5 năm.
Trường hợp ngoại lệ: Nguồn nước cho các trại nuôi có thể có những chỉ tiêu
về chất lượng nước cao hơn mức tiêu chuẩn giới hạn ban đầu cho phép. Trong
những trường hợp này, nếu các chỉ tiêu nói trên trong nước thải của trại nuôi không
tăng (hoặc không giảm đối với chỉ tiêu ôxy hoà tan) so với nước nguồn thì trại nuôi
được chấp nhận là đã đáp ứng tiêu chuẩn BAP. Trường hợp ngoại lệ này không
được áp dụng cho độ mặn.
Chỉ tiêu (đơn vị đo, mức độ
thường xuyên)
Giá trị ban đầu Giá trị cuối
pH (đơn vị tiêu chuẩn- T) 6 9,5 6 9
Tổng chất rắn lơ lửng (mg/l -Q) ≤ 100 ≤ 50
Phốtpho hoà tan (mg/l-T) ≤ 0,5 ≤ 0,3
Tổng Nitơ ammonia (mg/l-T) ≤ 5 ≤ 3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN Phụ Lục -9-
BOD trong 5 ngày (mg/l-Q) ≤ 50 ≤ 30
Ôxy hoà tan (mg/l-M) ≥ 4 ≥ 4
Ðộ mặn nước thải (T) Không xả nước có hàm
lượng chloride trên 800mg/l
vào môi trường nước ngọt
(tương ứng độ mặn 1,5 )
Không xả nước có hàm
lượng chloride trên 550mg/l
vào môi trường nước ngọt
(tương ứng độ mặn 1,0 )
Nước có độ mặn < 1 hoặc có độ
dẫn đặc trưng dưới 1.500
mhos/cm hoặc làm lượng
chloride nhỏ hơn 550 mg/l (tương
ứng 1,0 được coi như nước ngọt
T = định kỳ hàng tháng, Q = Ðịnh kỳ hàng quý
6. Quản lý chất thải rắn
Các trại nuôi phải quản lý chất thải rắn từ các ao nuôi, kênh mương và các ao
lắng, không làm mặn hoá hoặc gây hại tới hệ sinh thái của đất và nước ở vùng xung
quanh.
7. Bảo vệ đất và nước
Xây dựng trại và các hoạt động sản xuất không được làm mặn hoá đất và nước
hoặc làm suy kiệt nguồn nước ngầm ở khu vực xung quanh.
8. Nguồn giống Postlarvae
Các trại được chứng nhận đạt tiêu chuẩn BAP không được sử dụng con giống
thu ngoài tự nhiên và phải tuân theo các quy định của chính phủ về nhập tôm giống
có nguồn gốc bản địa hoặc giống ngoại nhập
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN Phụ Lục -10-
9. Bảo quản và huỷ bỏ hàng hoá của trại nuôi
Nhiên liệu, dầu nhờn và các hoá chất nông nghiệp phải được bảo quản và huỷ
bỏ một cách an toàn và có trách nhiệm. Giấy và chất dẻo phế thải phải được thải bỏ
theo cách hợp vệ sinh và có trách nhiệm.
An toàn thực phẩm
10. Quản lý thuốc và hoá chất
Không được sử dụng những thuốc kháng sinh và các hoá chất khác bị cấm .
Thuốc dùng để chữa bệnh được sử dụng theo hướng dẫn ghi trên nhãn sản phẩm để
kiểm soát những bệnh đã đã được xác định hoặc theo nhu cầu quản lý ao, không
nhằm các mục đích phòng ngừa bệnh. Tôm sẽ được kiểm tra định kỳ các dư lượng
thuốc trừ sâu, PCBs và các kim loại nặng đã được khẳng định là có trong môi
trường xung quanh.
11. Vệ sinh phòng bệnh do vi khuẩn
Không được dùng chất thải của người và phân động vật chưa qua xử lý cho
các ao nuôi tôm . Phải xử lý nước thải của trại để không làm ô nhiễm khu vực xung
quanh.
12. Thu hoạch và vận chuyển
Tôm được thu hoạch và vận chuyển trong điều kiện nhiệt độ được kiểm soát,
giảm tối đa tổn hại đến thân tôm và nhiễm bẩn. Trường hợp xử lý bằng sulfite hoặc
các chất gây dị ứng khác phải được ghi trên nhãn kèm theo lô hàng.
Truy xuất nguồn gốc
13. Yêu cầu lưu giữ hồ sơ
Ðể truy xuất nguồn gốc sản phẩm, phải ghi chép các thông tin dưới đây riêng
cho từng ao và từng chu kỳ sản xuất.
- Số chứng thư của ao, diện tích ao và ngày thả giống
- Chất lượng giống thả, nguồn giống (tên trại SX giống)
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN Phụ Lục -11-
- Các thuốc kháng sinh, hoá chất, thuốc diệt cỏ, diệt tảo và các loại thuốc trừ
sâu khác đã sử dụng.
- Cơ sở sản xuất và số lô của từng loại thức ăn đã dùng
- Ngày thu hoạch, sản lượng
- Sulfite và biên bản sử dụng
- Nhà máy chế biến hoặc người mua (tôm nguyên liệu)
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN Phụ Lục -12-
PHỤ LỤC 5
BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN HUYỆN DUYÊN HẢI
VÀ CẦU NGANG
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noi dung luan van.pdf
- bia.pdf