Đề tài Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và phát triển các mô hình hợp tác xa kiểu mới ở huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định

Về nguyên tắc : Một là, không được cưỡng bức ai hết; hai là, làm sao cho những gia đình trong tổ đổi công đều có lợi; ba là, quản trị phải dân chủ và phương pháp tổ chức đổi công là: không nên làm ham, làm mau, làm rầm rộ, mà phải đi bước nào vững chắc bước ấy; phải thiết thực; phải làm từ nhỏ đến lớn. Tư tưởng này cho thấy, Người đã vận dụng khéo léo các nguyên tắc HTH của chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh thực trạng nông thôn Việt Nam lúc đó. Theo người muốn xây dựng tổ đổi công và HTX được tốt, phải đoàn kết, phải làm cho mọi người tham gia và phải bàn bạc dân chủ và tính toán cho công bằng hợp lý.

doc83 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và phát triển các mô hình hợp tác xa kiểu mới ở huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chiếm 59,5%; tài sản lưu động có 544 triệu đồng chiếm 40,5%. Trong số tài sản lưu động thì tài sản bị chiếm dụng là484 triệu đồng chiếm 89% và tài sản lưu động đang hoạt động là 60 triệu đồng chiếm 11,1%. Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân một HTX có 1150 triệu đồng, nguồn vốn phải trả bình quân một HTX có 194 triệu đồng. Nói chung, việc đổi mới HTX ở huyện Vụ Bản đã chuyển đổi 31 trên tổng số 32 HTX trong toàn huyện được nông dân đồng tình hướng ứng. Biểu 8: Thông tin về HTX dịch vụ nông nghiệp năm 2001 Diễn giải ĐVT Quy mô HTX BQ các HTX ở huyện HTX lớn nhất HTX nhỏ nhất 1. Số hộ trong HTX hộ 3014 1125 1.589 2. Số xã viên trong HTX người 6038 266,1 4.200 3. Diện tích đất canh tác của HTX ha 524,51 237,57 314,2 4. Tài sản của HTX trđ 1212,5 615,4 1344 - TSCĐ và XDCB trđ 896,5 271 800 - TSLĐ - 316 344,4 544 + Tài sản bị chiếm dụgn - 190,5 57 488 + Tài sản lưu động đang hoạt động - 125,5 287,4 60 5. Nguồn vốn chủ sở hữu - 697,2 306,9 1150 6. Nguồn vốn phải trả - 57,5 59 194 IV. quá trình phát triển các mô hình HTX kiểu mới theo luật HTX ở huyện Vụ Bản. 1. Mô hình HTX dịch vụ nông nghiệp a. Dịch vụ điện Qua điều tra thực tế ở các HTX trong huyện cho thấy việc quản lý dịch vụ này ở các HTX đều theo hai cấp; cấp một được tính từ công tơ tổng của xã đến công tơ tổng của thôn do HTX quản lý, cấp hai từ công tơ tổng của thôn đến hộ gia đình sản xuất, sinh hoạt HTX giao cho một hoặc hai người cán bộ thôn quản lý. Các HTX đều thành lập tổ dịch vụ do một đồng chí phó chủ nhiệm phụ trách kinh doanh, tổ trưởng, kế toán và thủ quỹ HTX làm nhiệm vụ kiểm kê thanh toán điện. Thông thường tổ dịch vụ điện có từ 10 đến 20 người có nhiệm vụ bán điện tới các thôn trong HTX. HTX là người tiếp nhận toàn bộ hệ thống đường dây, máy biến áp và các thiết bị về điện. HTX có trách nhiệm quản lý và sửa chữa về đường dây cao thế, hạ thế và máy biến áp. Việc thu tiền điện đều được ấn định trước. HTX phải ổn định giá điện sản xuất, sinh hoạt, trên cơ sở đó tiến hành trích khấu hao để làm tăng và bảo toàn giá thành tài sản. Giá điện mà các HTX bán cho các hộ đều căn cứ vào khung giá điện do Nhà nước quy định và tình hình thực tế ở địa phương cho nên việc cam kết về dịch vụ này giữa xã viên và HTX đều được thông qua đề án khoán được trình trước đại hội xã viên nhiệm kỳ làm cơ sở cho việc xây dựng hợp đồng khoán giữa HTX và xã viên đảm bảo tính hệ thống trong quan hệ giữa tác nhân dịch vụ, dựa trên cơ sở ràng buộc về mặt kinh tế, thống nhất về giá cả và mức độ cung cấp điện. Về tư liệu để hoạt động trong dịch vụ này gần như các HTX trong huyện được các hộ nông dân đóng góp vào quá trình tu sửa đường dây, trạm biến áp và mua sắm trang thiết bị phục vụ cho ngành điện. Những tài sản, đường điện thuộc địa phận của tư nhân thì tư nhân có trách nhiệm quản lý, tu bổ sửa chữa nhỏ và hàng tháng cán bộ thôn thu tiền điện của các hộ trả cho HTX sau đó HTX trả cho Nhà nước. Sau khi đã trả cho Nhà nước phần lãi thu được đều đưa về lãi chờ phân phối bao gồm bổ sung cho nguồn vốn bằng 50% lãi, trích lập quỹ công ích 30% còn lại 20% thưởng cho cán bộ xã viên và cán bộ HTX. Cho nên muốn tăng được thu nhập thì việc đòi hỏi mỗi cán bộ xã, thôn phải có trách nhiệm, có chuyên môn kỹ thuật am hiểu về ngành điện. Ngoài những cơ sở trên đây, để nghiên cứu quá trình hoạt động trong dịch vụ này qua các năm chúng tôi tiến hành thí điểm ở hai HTX qua biểu 9 Trong 3 năm hoạt động các HTX đã trích lập khấu hao từ 1,8 đến 2 triệu đồng/ 1 năm. Năm 1999, tổng doanh thu của HTXNN là 351,2 triệu đồng, năm 2000 là 426 triệu đồng và năm 2001 là 447,2 triệu đồng. Sau khi trừ hết các khoản chi phí phần lãi thu được của HTX từ dịch vụ này có xu hướng tăng lên qua các năm cụ thể là: năm 1999 lãi thu được là 20,7 triệu đồng, năm 2000 lãi thu được là 28,6 triệu đồng tăng 8,2% so với năm 1999 và năm 2001 tăng 4,9% so với năm 2000. Với HTXNN Trùng Khánh, doanh thu năm 1999 là 243 triệu đồng, năm 2000 là 273,6 triệu đồng và năm 2001 là 302,9 triệu đồng. Về lãi thu được từ dịch vụ này có xu hướng tăng qua các năm. Năm 1999 lãi thu được là 15 triệu đồng, năm 2000 là 18,2 triệu đồng tăng 21,4% so với năm 1999 và năm 2001 tăng 25,3% so với năm 2000. Như vậy qua 3 năm hoạt động dịch vụ điện về doanh thu cũng như lãi đạt được HTXNN Duy Tân cao hơn HTXNN Trùng Khánh, tuy nhiên mức độ đáp ứng yêu cầu của hai HTX này ngang nhau nhưng số hộ sử dụng điện, mức trang bị cơ sở vật chất về hệ thống điện và quá trình quản lý điện ở HTXNN Duy Tân có phần khá hơn. Nhìn chung hoạt động dịch vụ điện ở các HTX so với trước chuyển đổi đã được phát triển một cách rõ rệt đặc biệt là công tác quản lý, giá điện cũng như mức độ đáp ứng của hộ nông dân trong HTX Tuy nhiên các HTX còn phải khắc phục nhiều hơn nữa về công tác hoạt động dịch vụ, tránh tình trạng thất thoát điện, sử dụng điện có nơi thừa, nơi thiếu b. Dịch vụ thủy lợi Khâu dịch vụ thủy lợi là khâu then chốt trong các khâu dịch vụ mà HTX đảm nhận. HTX có định mức và thù lao cụ thể để các thành viên đảm nhiệm phấn đấu nêu cao tinh thần trách nhiệm phục vụ các hộ nông dân đạt hiệu quả cây trồng cao. Đồng thời HTX ra nội quy bảo vệ đồng ruộng, kênh mương, đường dẫn nước để mọi người dân trong xã cùng thực hiện. Qua quá trình điều tra nghiên cứu trên địa bàn huyện cho thấy: hiện nay hầu hết các HTX đã tổ chức dịch vụ tưới tiêu nước, tổ chức nạo vét, tu bổ hệ thống kênh mương nội đồng ở mức độ khác nhau. Các HTX đã xây dựng đơn giá dịch vụ, thực hiện khoán đến từng đội sản xuất có một tổ nông viên dẫn nước và quản đồng, một bộ phận kỹ thuật làm nhiệm vụ vận hành máy. Thông thường mỗi tổ dịch vụ có từ 10 đến 20 người trong một HTX làm dịch vụ này. Đồng chí phó chủ nhiệm trồng trọt làm tổ trưởg dịch vụ tưới tiêu ở các HTX đã cố gắng đáp ứng yêu cầu thâm canh của hộ xã viên, việc ký hợp đồng, theo dõi, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng ngày càng rõ ràng cụ thể và chi tiết hơn. Nhờ đó công tác dịch vụ ngày càng tốt, mức thu trên đầu xào giảm. Trong 3 năm vừa qua, các HTX kết hợp với công ty thủy nông của huyện đã đáp ứng được đa số nước tưới kịp thời cho diện tích gieo trồng, phần diện tích còn lại là sử dụng nước tự chảy. Phần lớn các HTX đều trồng lúa với hai vụ, vụ đông xuân và vụ hè thu còn lại một số HTX trồng màu nhưng vẫn đủ cung cấp nước tưới thường xuyên. Việc xây dựng đơn giá từ đầu nhiệm kỳ đã trình đại hội xã viên rồi thu theo đơn giá được đại hội xã viên biểu quyết. Về hạch toán đơn giá của các HTx đều đảm bảo thu bù chi phí sản xuất, các HTX có bơm tát đã trích khấu hao. Vụ mùa năm 2001 có 100% HTX bình toán có lãi. Về trả công cho cán bộ thủy nông các HTX thực hiện giao khoán việc và HTX tổ chức nghiệm thu. Đơn giá do hội nghị xã viên biểu quyết đều thông qua hợp đồng kinh tế giữa ban quản trị, tổ thủy nông và hộ xã viên. Công của cán bộ trong tổ dịch vụ này bằng 80% công của đội trưởng sản xuất. Về xử lý lãi đều đưa về lãi chờ phân phối. Về kinh doanh và phát triển dịch vụ này ở huyện như thế nào chúng tôi chọn thí điểm ở hai HTX và được phản ánh qua biểu 10 Đây là khâu dịch vụ chủ yếu của HTX, qua 3 năm hoạt động dịch vụ về lãi cũng như doanh thu ở 2 HTX có chiều hướng có tăng lên. Năm 1999 doanh thu của HTXNN Duy Tân là 148,2 triệu đồng, năm 2000 là 158,1 triệu đồng và năm 2001 là 179,3 triệu đồng. Sau khi trừ đi các khoản chi phí số lãi thu được như sau: năm 1999 lãi thu được là 6,5 triệu đồng, năm 2000 là 8,5 triệu đồng tăng 30,8% so với năm 1999 và năm 2001 tăng 36,5% so với năm 2000. Với HTXNN Trùng Khánh doanh thu năm 1999 là 227 triệu đồng, năm 2000 là 234,5 triệu đồng và năm 2001 là 264,2 triệu đồng. Số lãi thu được qua các năm có xu hướng tăng. Năm 1999 là 8,5 triệu đồng năm 2000 là10,5 triệu đồng tăng 23,5% so với năm 1999 và năm 2001 tăng 42,9% so với năm 2000. Như vậy qua đây ta thấy doanh thu của HTXNN Trùng Khánh coa hơn HTXNN Duy Tân dẫn đến mức lãi đạt được qua các năm cũng cao hơn. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này là do trong quá trình điều hành công việc các HTX đã giảm được chi phí gián tiếp, nghiệm thu chặt chẽ, mức độ đáp ứng cao hơn, công tác quy hoạch bờ vùng, bờ thửa chặt chẽ hơn nên việc thất thoát nước giảm So với tình hình trước thời kỳ khoán 10 thì hiện nay hầu như các HTX trong huyện làm tốt dịch vụ tưới tiêu hệ thống kênh mương được tu bổ sửa chữa, khai thông đáp ứng được yêu cầu dẫn nước vào ruộng. Khi tiêu nước các HTX đã chủ động khi có bão lụt xảy ra khẩn trưởng khắc phục hậu quả. Tuy nhiên bên cạnh đó còn có nhiều mặt phải khắc phục như tình trạng buông lỏng quản lý, tình trạng HTX yếu chưa tổ chức được dịch vụ đầu bờ để tư nhân làm dẫn đến HTX không có nguồn thu, tình trạng nợ đọng thủy lợi phí cao do vậy ảnh hưởng tới việc đầu tư trở lại cho HTX của xí nghiệp thủy nông. c. Dịch vụ làm đất Để hỗ trợ cho nông dân gieo cấy kịp thời vụ, dịch vụ làm đất cũng là một trong những dịch vụ rất quan trọng. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay lao động nông nghiệp ở các HTX còn dư thừa nhiều khi người ta chưa tìm được việc nào khác để chi phí cơ hội của nó lớn hơn việc làm đất này thì họ vẫn tự túc làm lấy. Qua điều tra thực tế ở các HTX trong huyện cho thấy những HTX còn làm máy tập thể, vẫn tổ chức dịch vụ tốt không những phục vụ kịp thời sản xuất mà còn hạ mức thu đầu xào so với máy tư nhân từ 500 đến 1000 đồng / 1 xào. Trích được khấu hao máy từ 1,5 đến 3 triệu đồng/1 máy/1 vụ. Những HTX không có máy kéo thì tổ chức ký kết hợp đồng với xí nghiệp máy kéo hoặc tư nhân đảm bảo bình toán có lãi chút ít, phục vụ kịp thời cho xã viên. Không có HTX nào lỗ ở dịch vụ này. Việc cam kết giữa HTX và xã viên trên cơ sở hợp đồng kinh tế đều được thông qua đề án khoán trước đại hội xã viên nhiệm ký và được tổ chức hạch toán như các dịch vụ khác hoặc khoán gòn cho từng máy với doanh thu được ấn định trước do ban chỉ đạo điều hành công việc và được sự thỏa thuận của bà con xã viên trong HTX. Việc thanh toán, ký kết hợp đồng đều do ban chủ nhiệm đứng ra làm chủ trì. Sau khi xây dựng đơn giá đều được xã viên đồng tình hưởng ứng đa số xã viên tham gia ký kết trong dịch vụ này về xử lý lãi đều đưa về lãi chờ phân phối. Nhìn chung hầu hết các HTX trong huyện sau khi thực hiện chuyển đổi theo luật HTX sau 1 năm các HTX mới bắt đầu đi vào tổ chức hoạt động dịch vụ chính thức kết quả đạt được thể hiện qua biểu 11. Qua khảo sát ở 3 HTX cho thấy tuy các HTX hoạt động khâu dịch vụ này được 2 năm nhưng cũng đáp ứng yêu cầu cho bà con xã viên rất cao, mức độ đáp ứng cao nhất là 99,2% thấp nhất là 76,7%. Số phần trăm chưa đáp ứng được thì tư nhân hoặc hộ gia đình tự làm lấy. Với mức độ đáp ứng như vậy kết quả đạt được như sau: Về doanh thu ở HTXNN Duy Tân namư 2000 là 110 triệu đồng, năm 2001 là 116,8 triệu đồng. HTXNN Trùng Khánh doanh thu năm 2000 là 182 triệu đồng, năm 2001 là 191,2 triệu đồng và HTXNN Nam Thái năm 2000 doanh thu đạt 128,4 triệu đồng năm 2001 là 138,8 triệu đồng. Sau khi đã trừ đi các khoản chi phí tỷ lệ lãi đạt được ở 3 HTX lần lượt là 51,8%; 26,5%; 42,9%. Như vậy qua đây ta thấy HTX nào có diện tích gieo trồng lớn thì khả năng cho tỷ lệ lãi cao với diện tích gieo trồng qua các năm ở 3 HTX không thay đổi nhưng mức độ đáp ứng nhu cầu của xã viên mỗi năm một tăng đây là yếu tố thuận lợi cho HTX cũng như bà con xã viên khi tham gia vào dịch vụ này của HTX. So với thời kỳ cơ chế tập trung bao cấp thì trong thời kỳ này hoạt động dịch vụ của các HTX có khá hơn cả về chức năng quan lý điều hành công việc, mức đảm nhận công việc đến hạch toán kinh doanh đều rõ ràng cụ thể. Tuy nhiên bên cạnh đó các HTX còn gặp không ít khó khăn nhất là sau khi thực hiện chuyển đổi HTX theo luật hầu như tất cả các HTX trong huyện sau một năm mới đưa dịch vụ này vào hoạt động chính thức. Nguyên nhân chủ yếu do đây là dịch vụ thỏa thuận cho nên nhiều hộ gia đình có trâu hoặc phương tiện làm đất bằng máy họ không tham gia vào dịch vụ này dẫn đến vai trò hoạt động dịch vụ đi xuống. Sau một năm chuyển đổi các HTX đã đi vào hoạt động chính thức và cho đến nay bên cạnh những mặt đã đạt được còn không ít những khó khăn mà HTX phải khắc phục. d. Dịch vụ vật tư Dịch vụ này rất đa dạng trên thị trường với sự tham gia của nhiều tác nhân số tác nhân làm dịch vụ phân hóa học trên thị trường rất nhiều. Lượng phân bón được HTX làm dịch vụ mua từ công ty vật tư nông nghiệp huyện tỉnh sau đó bán cho hộ nông dân qua dịch vụ HTX. Rút ra bài học kinh nghiệm từ những năm trước, dịch vụ HTX đã vận dụng kinh doanh hóa linh hoạt, hỗ trợ lượng phân bón hóa học cho nông dân tới sau thời vụ thu hoạch hộ nông dân mới phải trả. Chính nhờ vậy dịch vụ HTX đã được hộ nông dân cam kết tham gia vào dịch vụ này rất cao từ đó dịch vụ HTX có lãi trong điều kiện cạnh tranh phức tạp với phương thức bán phục vụ cho hộ nông dân phát triển sản xuất từ đó với sự cạnh tranh thị trường bên ngoài và chênh lệch giá nhưng dịch vụ HTX vẫn chiếm lĩnh được trên thị trường là sự tin cậy của hộ nông dân. Về doanh thu trong dịch vụ này có những HTX tự bỏ vốn ra mua nguyên vật liệu sau đó khoán mức doanh thu trên vốn hoặc HTX nào không có vốn thì khoán khấu hao kho. Nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp kịp thời phân hóa học cho hộ xã viên và đảm bảo chất lượng thông qua hợp đồng kinh tế giữa HTX và xã viên. Sau khi đã trừ đi các khoản chi phí, số lãi thu được đều đưa vào lãi chờ phân phối. Do không được phân bổ, phân bón dự trữ. Việc kinh doanh của HTX gặp nhiều khó khăn theo thời vụ. Nhưng dịch vụ HTX đã đáp ứng được nhu cầu phân hóa học cho nông dân, số lượng còn lại được cung ứng bởi các nguồn khác. Thực hiện chế độ hạch toán độc lập, dịch vụ HTX với phương thức kinh doanh tổng hợp đã phát huy lợi thế trong việc sử dụng vốn kinh doanh và dịch vụ phù hợp với hộ nông dân điều đó được xem qua biểu 12. Dịch vụ vật tư của 2 HTX đã cung ứng được số lượng cần thiết, thời gian đảm bảo. Về mức độ đáp ứng qua các năm của 2 HTX tuy có tăng nhưng chưa đảm bảo yêu cầu. Trong 3 năm 2 HTX này đã cung cấp được từ 23,3 đến 50,2 tấn và từ 73,7 đến 110,5 tấn. Mặt hàng chủ yếu ở đây là phân đạm. Với số lượng cung cấp như vậy về doanh thu cũng như lãi đạt được ở hai HTX qua các năm như sau: HTXNN Duy Tân năm 1999 doanh thu là 46,6 triệu đồng, năm 2000 là 67 triệu đồng và năm 2001 là 100,4 triệu đồng. Sau khi đã trừ đi chi phí năm 1999 HTX này không có lãi, năm 2000 lãi thu được là 2 triệu đồng và năm 2001 lãi thu được là 2,5 triệu đồng tăng 25% so với năm 2000. HTXNN Trùng Khánh doanh thu năm 1999 đạt 147,4 triệu đồng, năm 2000 đạt 196,4 triệu đồng và năm 2001 đạt 220,9 triệu đồng. Về lãi đạt được qua các năm đều có xu hướng tăng năm 1999 lãi đạt được là 9 triệu đồng, năm 2000 lãi đạt được là 12 triệu đồng tăng 33,4% so với năm 1999 và năm 2001 lãi đạt được là 17,8 triệu đồng tăng 48,4% so với năm 2000. Như vậy qua 3 năm hoạt động dịch vụ này ở hai HTX về doanh thu cũng như lãi đạt được có sự chênh lệch nhau. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này là trong 3 năm vừa qua HTXNN Trùng Khánh làm ăn kinh doanh có hiệu quả, thu hút được sức mua của người dân, công lao động cũng như trình độ nhạy bén trên thị trường của cán bộ làm dịch vụ này rất tốt. HTXNN Duy Tân trong 3 năm vừa qua chưa thu hút được sức mua của người dân, công lao động của cán bộ làm dịch vụ này thấp cho nên họ chưa nhiệt tình với công việc. Do vậy để cho dịch vụ này của HTX tồn tại và phát triển HTX phải có kế hoạch đặt ra trong kinh doanh để thu hút được sức mua của người dân cũng như việc chiếm lĩnh trên thị trường. e. Dịch vụ giống Khác với dịch vụ thủy lợi, dịch vụ về giống được đảm nhận từ nhiều nguồn khác như thị trường ngoài huyện, ngoài tỉnh. HTX làm dịch vụ về giống nhằm giúp hộ nông dân tiếp cận với giống mới, kỹ thuật mới. HTX làm dịch vụ giống nhằm phục vụ phát triển sản xuất cho hộ nông dân. Nhiệm vụ chủ yếu của các HTX là hướng dẫn chỉ đạo về mặt kỹ thuật, cung ứng giống đầu dòng cho các hộ nông dân trên địa bàn xã. Việc sản xuất và cung ứng giống của các HTX cho hộ nông dân chính là việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào phát triển sản xuất. Tình hình dịch vụ về giống của các HTX được thể hiện quả biểu 13. Với tình tình sâu bệnh, dịch hại HTX đã có biện pháp phòng trừ. Việc trả công cho cán bộ trong tổ BVTV đều do chủ nhiệm HTX và được sự thỏa thuận của các hộ xã viên trả vào cuối vụ. Về công lao động trong dịch vụ của cán bộ khá cao vì đây là dịch vụ bắt buộc cho nên đa số hộ nông dân tham gia vào dịch vụ này. Các hộ sản xuất được sự hướng dẫn các biện pháp phòng trừ kết hợp bố trí cây trồng hợp lý đã hạn chế được đối tượng gây hại, khi có dịch bệnh sẽ được diệt trừ nhanh chóng không thể lây lan ra diện rộng. Vì thế đã giảm được chi phí cho hộ nông dân, giúp cho hộ nông dân đảm bảo được năng suất sản lượng, chất lượng nông sản, bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường. Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ này được thể hiện qua biểu 14 Qua biểu 14 cho thấy với tổng diện tích gieo trồng không thay đổi, diện tích được BVTV đạt từ 55,5% đến 81%. Để bảo toàn vốn kinh doanh các HTX đã phải đặt mức thu lên 0,5kg/1 sào (vụ chiêm), còn đối với vụ mùa do thời tiết trong các tháng này không phù hợp với cây trồng do vậy sâu bệnh nhiều hơn cho nên các HTX đã phải thu 0,6kg/1 sào. Với mức thu như vậy do với thị trường có cao hơn cho nên chưa thu hút điều sức mua của người dân. Kết quả đạt được như thế nào ta xem xét về mức độ doanh thu và lãi đạt được qua các năm ở 2 HTX. Đối với HTXNN Duy Tân : Doanh thu năm 1999 là 7,1 triệu đồng, năm 2000 là 8,8 triệu đồng và năm 2001 là 10,2 triệu đồng sau khi trừ đi các khoản chi phí năm đầu HTX này không có lãi, năm thứ hai số lãi đạt được là 0,8 triệu đồng, năm 2001 là 1 triệu đồng tăng 25% so với năm 2000; với HTXNN Trùng Khánh doanh thu năm 1999 là 10,3 triệu đồng, năm 2000 là 14,7 triệu đồng và năm 2001 là 15,2 triệu đồng, mức độ lãi đạt được như sau: năm 1999 là 1,5 triệu đồng năm 2000 là 2,5 triệu đồng tăng 66,7% so với năm 1999 và năm 2001 tăng 12% so với năm 2000. Như vậy qua đây ta thấy sau khi trừ đi các khoản chi phí HTXNN Trùng Khánh lãi thu được qua các năm cao hơn HTXNN Duy Tân nguyên nhân chủ yếu do trong 3 năm vừa qua HTXNN Trùng Khánh đã được sự tín nhiệm của dân cho nên ngoài việc dự báo sâu bệnh đến việc cung ứng thuốc BVTV cho hộ nông dân của HTX này đã đạt được kết quả cao. Với HTXNN Duy Tân trong 3 năm vừa qua không những không củng cố được lòng tin từ hộ nông dân mà còn sử dụng mức chi ngoài kế hoạch Để khắc phục tình trạng này HTX phải có kế hoạch kinh doanh trong những năm tới. V. Kết quả quá trình đổi mới HTX theo luật HTX ở huyện Vụ Bản (Tính đến ngày 30 tháng 12 năm 2001) * Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý HTX: Trên cơ sở các Nghị định của Chính phủ, chủ trương của Đảng, Nhà nước nói chung tỉnh ủy tỉnh Nam Định và UBND huyện Vụ Bản nói riêng, xác định yêu câu cầu chuyển đổi thành lập HTX là "ổn định, củng cố, phát triển, xác định bước đi xác thực". Sau chuyển đổi hầu như các HTX trong huyện đã củng cố được bộ máy quản lý của mình, mỗi cán bộ trong HTX đã nâng cao được năng lực trình độ của mình. Kết quả đó được thể hiện qua biểu 15 Qua biểu 15 ta thấy so với năm 1996 số lượng cán bộ HTX đã giảm đi đáng kể. Năm 1996 tổng số cán bộ là 638 cán bộ, năm 2001 giảm xuống còn 618 cán bộ tức giảm 3,2% trong đó số cán bộ trong ban quản trị giảm 11,9%, cán bộ nghiệp vụ giảm 12,5%. Nhưng do tình hình thực tế ở đại phương cũng như ý kiến của bà con xã viên trong huyện để tăng cường củng cố bộ máy quản lý HTX cho nên một số HTX đã kết nạp thêm một số cán bộ trong ban kiểm soát. Như vậy số cán bộ trong ban kiểm soát năm 2001 là 68 cán bộ tăng 4,7% so với năm 1996. Qua đây ta thấy việc giảm số cán bộ quản lý chủ yếu là do sắp xếp lại tổ chức, giảm khâu trung gian đây là biểu hiện tốt của các HTX trong đổi mới chẳng những giảm được chi phí thù lao cho cán bộ mà còn giảm bớt được số người gây phức tạp cho quần chúng. Về phân loại HTX: Để đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hoá và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng thì nhu cầu HTH đặc biệt là hình thức hợp tác phù hợp với điều kiện trong nông thôn hiện nay là rất cần thiết. HTX sẽ hỗ trợ cho kinh tế hộ từ sản xuất đến tiêu thụ và cả trong đời sống sinh hoạt. Do vậy để đổi mới đạt kết quả nhất thiết phải phân loại HTX để có những biện pháp cụ thể cho từng loại. Dựa theo khả năng đảm nhận và sự phát huy tác dụng của HTX đối với hộ nông dân qua các khâu dịch vụ đồng thời xem xét đến tính độc lập tương đối tổ chức HTX với sự điều hành quản lý của chính quyền địa phương tạm thời phân loại HTX nông nghiệp làm 3 loại (Biểu 16) Biểu 16: Kết quả phân loại HTX nông nghiệp ở huyện Diễn giải Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Tổng số HTX 32 100,0 32 100,0 32 100,0 Số HTX yếu 6 23,5 5 20,6 4 17,6 Số HTX trung bình 12 35,3 12 35,3 10 29,5 Số HTX khá 14 41,2 15 41,4 18 52,9 Theo biểu 16 ta thấy trong tổng số 32 HTX nông nghiệp trong huyện đã và đang chuyển đổi theo cơ chế mới, theo đánh giá của phòng nông nghiệp huyện năm 2001 số HTX yếu là 4 HTX, số HTX trung bình là 10 HTX và HTX khá là 18 HTX so với năm 1999 và năm 2000 thì số HTX yếu đã giamr đi cụ thể là: Năm 1999 số HTX là 6, năm 2000 là 5 HTX giảm 12,5% so với năm 1999 và năm 2001 giảm 14,3% so với năm 2000. Năm 1999 - 2000 số HTX trung bình không thay đổi là 12 HTX, năm 2001 giảm 16,7% so với năm 1999 và năm 2000. Năm 1999 số HTX khá là 14 HTX, năm 2000 là 15 HTX tăng 7,2% so với năm 1999 và năm 2001 tăng 20% so với năm 2000. Như vậy qua đây ta thấy đa số những HTX khá là những đơn vị có bộ máy ổn định, hoạt động độc lập với chính quyền, đảm bảo được hầu hết các khâu dịch vụ phục vụ hộ nông dân. Ngoài ra HTX còn biết sử dụng vốn quỹ của mình vào kinh doanh dịch vụ.Những HTX trung bình là những HTX hầu hết cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn thấp hoạt động kinh doanh dịch vụ chỉ đảm nhận được 1 đến 2 khâu, vốn quỹ hạn chế, vai trò của HTX với kinh tế hộ còn yếu. Những HTX yếu hầu như chỉ hoạt động trên danh nghĩa tài sản, vốn quỹ không còn, bộ máy quản lý mất hiệu lực hoàn toàn. Về kết quả hoạt động dịch vụ của các HTX trong huyện: Mặc dù các HTX mới được chuyển đổi sang mô hình mới với những điều kiện thực tế còn gặp nhiều khó khăn song nhìn chung nội dung hoạt động của các HTX đã tập trung vào những khâu công việc đáp ứng được nhu cầu thực tế của người dân do vậy các HTX đã tổ chức tốt các khâu dịch vụ cho người nông dân trong quá trình sản xuất cũng như sinh hoạt. Trong quá trình hoạt động các HTX đã bám sát phương án sản xuất kinh doanh được đại hội xã viên thông qua, do vậy các HTX đã tổ chức tốt các khâu dịch vụ phục vụ hộ nông dân.Từng bước khẳng định vai trò vị trí của mình trong quá trình phát triển kinh tế xã hội điều này được chiứng minh qua biểu 17: theo số liệu phòng nông nghiệp huyện cho thấy trong tổng số 32 HTX có 31 HTX làm dịch vụ bảo vệ thực vật và dịch vụ điện chiếm 97%, 18 HTX làm dịch vụ cung ứng giống chiếm 54,4% và 32 HTX làm dịch vụ thủy lợi đạt 100% còn lại là chiếm dưới 50% như dịch vụ vật tư, dịch vụ làm đất và dịchvụ thú y. Đa số các HTX mới làm dịch vụ nhưng chất lượng dịch vụ đã được nâng lên qua các năm, mức độ đáp ứng yêu cầu cho hộ nông dân ở một số dịch vụ khá cao đặc biệt là dịch vụ điện, dịch vụ thủy lợi là 468,6 triệu đồng, dịch vụ BVTV là 124,8 triệu đồng và dịch vụ điện là 819,2 triệu đồng. Qua đây ta thấy rõ đây là một sự chuyển biến tích cực của các HTX trong huyện nhất là từ khi huyện mới được thành lập cho đến nay mặc dù về cơ sơ vật chất còn gặp nhiều khó khăn. VI. Đánh giá chung về quá trình chuyển đổi và kết quả đổi mới tổ chức quản lý HTX theo luật HTX ở huyện Vụ Bản. 1. Những mặt đã đạt được Do cơ chế chính sách thay đổi đặc biệt là chính sách về ruộng đất dẫn đến những biến đổi cơ bản và sâu sắc trong nông nghiệp nông thôn huyện Vụ Bản. Trong đó, kinh tế hộ được xác lập là đơn vị kinh tế tự chủ, được Nhà nước chuyển giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định lâu dài, được vay vốn và tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự chủ về sản phẩm của mình làm ra và làm chủ quá trình phân phối, tiêu dùng. ý thức được tác động của cơ chế và hệ thống chính sáhc kinh tế mới, một số HTX nông nghiệp đã chủ động thay đổi phương thức quản lý, chuyển đổi từ hình thức điều hành tập trung sang hoạt động dịch vụ sản xuất tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển. Sau 3 năm tiến hành thực hiện đổi mới tổ chức quản lý HTX nông nghiệp theo luật HTX, mỗi năm thực hiện chỉ thị 05/CT-TU của ban thường vụ tỉnh ủy cho ến nay đã đạt được kết quả khả quan. Về quy mô: Các HTX nông nghiệp vẫn tiếp tục củng cố và phát triển, bộ máy quản lý HTX số HTX yếu và HTX trung bình giảm đi, số HTX khá tăng nên so với trước chuyển đổi. Về năng lực hoạt động: Các HTX từng bước được nâng cao, HTX nông nghiệp ngày càng thể hiện rõ vai trò tổ chức sản xuất, hợp tác liên kết, hỗ trợ kinh tế hộ, kết hợp tính chủ động sáng tạo của hộ nông dân với định hướng kế hoạch của Nhà nước, đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tạo tiền đề cho sản xuất hàng hoá, từ khi Nhà nước giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho hộ nông dân, xác lập vai trò tự chủ của kinh tế hộ, đến nay các HTx nông nghiệp trong huyện đã đổi mới cơ bản từ mô hình cũ sang mô hình mới. HTX vừa đảmbảo quyền chủ động của hộ xã viên vừa giữ được vai trò điều hành sản xuất theo kế hoạch tập trung, thống nhất thông qua công tác điều hành chung và hoạt động dịch vụ của HTX. Đây là yếu tố cơ bản giữ vững vai trò kinh tế của HTX theo định hướng XHCN. Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Hầu như các HTX đã tăng cường củng cố phù hợp với yêu cầu phát triển sản xuất, đặc biệt là công trình phục vụ sản xuất nhiều HTX đã cải tạo nâng cấp cơ bản hệ thống điẹn, hệ thống tưới tiêu. Nhiều HTX với vốn tự có và vốn góp của xã viên đã cải tạo cơ bản hệ thống đường giao thông liên thôn. Vốn quỹ của HTX được quản lý và sử dụng ngày càng có hiệu quả. Về xã hội : Các HTX đã giữ vững vai trò là một chủ thể vững mạnh ở nông thôn, được xã viên tin cậy có đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển văn hóa, thực hiện dân chủ, góp phần ổn định và phát triển nông thôn. Về công tác chỉ đạo: Quá trình đổi mới từ cơ chế HTX điều hành tập trung sang cơ chế kinh tế hộ xã viên tự chủ là quá trình thử thách đối với cả nước nói chung và huyện Vụ Bản nói riêng gặp không ít khó khăn song những năm qua huyện Vụ Bản luôn giữ được vai trò vị trí của mình trên nhiều lĩnh vực. Đảng bộ, hội đồng nhân dân, UBND huyện và xã viên luôn tập chung sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với những HTX với mục tiêu xác định đứng đắn phương hướng nội dung đổi mới vận dụng sáng tạo trong các bước đi phù hợp, có quyết tâm cao trong chỉ đạo thực tiễn, đảm bảo cho các HTX ổn định và phát triển, củng cố quan hệ sản xuất, tăng cường lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, góp phần to lớn vào những thắng lợi trong mặt trận sản xuất nông nghiệp. 2. Những vấn đề còn tồn tại Cho đến hiện nay một số HTX vẫn còn duy trì phương thức quản lý cũ, không còn phù hợp với hình thức tổ chức và nội dung hoạt động, thậm chí hoạt động còn mang tính chất hình thức, mờ nhạt, xã viên không còn gắn bó với kinh tế HTX. Bước đầu thực hiện đổi mới theo luật HTX, còn một số nội dung tổ chức quản lý trong nội bộ HTX chưa thật sự phù hợp với luật HTX biểu hiện ở một số nội dung sau: Về công tác hạch toán : Bên cạnh những HTX đã thanh toán tới hộ xã viên, cũng không ít các HTx hai cấp biểu hiện ở mức độ khác nhau - Xây dựng phương án thanh toán tới hộ xã viên nhưng khi quyết toán dừng lại ở cấp đội. - HTX xây dựng phương án với đội sản xuất và thanh toán tới cấp đội. Do thanh toán qua đội, cùng với việc điều hành dịch vụ thiếu hiệu quả dẫn đến hiện tượng một số cán bộ đội đã thu các khoản đóng góp của xã viên nhưng không nộp về cho HTX (vốn HTX bị chiếm dụng), đơn giá dịch vụ vượt mức kế hoạch của HTX, hình thành các loại quỹ ở đội. Tất cả những biểu hiện đó không những HTX bị mất nguồn thu, bị chiếm dụng vốn mà còn mất niềm tin của xã viên với ban quản lý HTX dẫn đến hiện tượng thắc mắc kiện cáo. Điều lệ HTX nông nghiệp xây dựng còn chung chung chủ yếu dựa vào hướng dẫn chung của phòng nông nghiệp phát triển nông thôn, chưa cụ thể hóa tới địa phương mình do vậy chưa đủ cơ sở pháp lý để điều chỉnh mọi hoạt động của HTX. Việc phân định chức năng kinh tế xã hội trong HTX chưa rõ ràng hạn chế khả năng chuyển đổi của HTX. Chưa HTX nào thực hiện chế độ góp vốn với xã viê, tổ dịch vụ nhất là với các HTX hết vốn lưu động hoạt động. Hoạt động dịch vụ của các HTX còn nhiều hạn chế, chất lượng chuyển đổi một số HTX còn hạn chế, tình trạng nợ đọng sản phẩm mỗi ngày một tăng chưa có biện pháp giải quyết. * Nguyên nhân của những tồn tại Công tác lãnh đạo chỉ huy của cấp ủy, chính quyền đối với HTX nông nghiệp chưa được tăng cường đúng mức. Nghị định 02 của Chính phủ về chức năng quản lý Nhà nước đối với HTX chưa được triển khai toàn diện. Công tác lãnh đạo, chỉ huy quy hoạch sản xuất đầu tư hỗ trợ cơ sở hạ tầng nông thông và cơ sở vật chất như thủy lợi, điện còn hạn chế. Việc huy động cao sức dân xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn có ảnh hưởng nhất định đến khả năng thanh toán dịch vụ của hộ xã viên. Công việc triển khai các HTX chưa được quan tâm đúng mức, vẫn còn tình trạng buông lỏng kiểm tra nhất là kiểm tra tài chính HTX công tác đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý HTX chưa được quan tâm đúng mức. Nhận thức của một số cán bộ các cấp, các ngành, các cán bộ xã viên về luật HTX chưa đầy đủ, có tư tưởng đọi chờ, những ảnh hưởng của cách nghĩ, cách làm còn tương đối nặng nề. Các chính sách hỗ trợ kinh tế HTX chưa được thực hiện đồng bộ như chính sách cho HTX vay vốn chưa phù hợp, chính sách ưu đãi 50% kinh phí đào tạo cán bộ HTX theo Nghị định 15/CP của chính phủ về khuyến khích phát triển HTx chưa được thực hiện. VII. Phương hướng mục tiêu và một số giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới tổ chức quản lý HTX theo luật HTX 1. Phương hướng mục tiêu Quán triệt thông báo số 94/TB-TU ngày 25/1/2000 của Ban thường vụ tỉnh ủy về việc tiếp tục đổi mới tổ chức quản lý HTX theo luật HTX. Phương hướng và một số giải pháp đặt ra cho những năm tới là. - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và sự phối hợp của các đoàn thể, tiếp tục chuyển đổi HTX cònlại theo luật HTX. Đẩy nhanh tốc độ nâng cao chất lượng, hiệu quả chuyển đổi. Đây là nhân tố quan trọng đưa phong trào HTX phát triển đúng hướng và ổn định. Bổ sung, hoàn thiện điều lệ từng HTX đưa mọi hoạt động của HTX theo đúng điều lệ và luật HTX. Tiếp tục thực hiện tốt 2 chức năng: Hướng dẫn kế hoạch sản xuất và điều hành sản xuất thông qua hệ thống dịch vụ của HTX. - Chuyển hẳn hoạt động của HTX sang hạch toán kinh doanh dịch vụ tiếp tục thực hiện chuyển các công việc không thuộc chức năng của HTx như thanh toán thuế sử dụng đất nông nghiệp, các quỹ sang cho ủy ban nhân dân xã. Tập trung điều hành có hiệu quả các dịch vụ chăm lo phúc lợi cho xã viên HTX, chấm dứt tình trạng bao cấp quá khả năng. - Tăng cường năng lực dịch vụ cũng như mở rộng các dịch vụ của HTX bao gồm năng lực về vốn, năng lực cán bộ, cơ sở vật chất phục vụ dịch vụ, cơ chế quản lý phân phối. Tiếp tục làm tốt các dịch vụ giống cây trồng hướng mạnh sang dịch vụ chăn nuôi, ngành nghề tiêu thụ sản phẩm, mở rộng dịch vụ để phục vụ bà con xã viên với mức dự kiến qua biểu 20 - Không thu quỹ theo diện tích, thực hiện hạch toán kinh doanh đúng, đầy đủ các chi phí sản xuất (kể cả chi phí quản lý, lãi định mức) vào các hoạt động thiết yếu của HTX. - Tập trung giải quyết các HTX yếu, tăng độ đồng đều của các HTx. - Thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ kinh tế HTX, kinh tế hộ xã viên và các chính sách đào tạo cán bộ, tín dụng, đất đai 2. Một số giải pháp - Tiếp tục công tác tuyên truyền phổ biến luật HTX, điều lệ mẫu HTX, gắn với tổng kết thực hiện tùy từng HTX, thông qua sơ kết tổng kết tập huấn ở các đội sản xuất, lớp tập huấn đại hội xã viên, hệ thống thông tin đại chúng. - Đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với HTX công tác quy hoạch cán bộ HTX, trước mắt là cán bộ hoạt động trong nhiệm kỳ 2002 - 2005. ủy ban nhân dân xã giúp các HTX giải quyết những trường hợp cố tình khê đọng sản phẩm, tạo điều kiện cho HTX có vốn hoạt động. Đây là một trong xí nghiệp băn khoăn lớn mà không chỉ riêng HTX giải quyết được. - Chủ động đầu tư chỉ đạo xây dựng các mô hình tổ chức quản lý HTX, mô hình kinh doanh dịch vụ. - Tăng cường quản lý của Nhà nước đối với HTX theo đúng nội dung Nghị định 02/CP của Chính phủ về chức năng quản lý Nhà nước đối với HTX cụ thể là: bổ sung các văn bản hướng dẫn đối với HTX nông nghiệp, phòng nông nghiệp phát triển nông thôn tăng cường công tác hướng dẫn kiểm tra đặc biệt là đối với HTX yếu kém. Đối với HTX chưa chuyển đổi nên tiếp tục chuyển đổi HTX này theo luật HTX, huyện cần tập trung giúp đỡ HTX chuyển đổi bằng cách: Ban trù bị chuyển đổi giúp HTX tiến hành kiểm kê toàn bộ tài sản vốn quỹ trong HTX. Căn cứ vào hồ sơ chứng từ để kiểm kê đủ số lượng trên sổ sách và giá trị thực tế. Trên cơ sở đó đề xuất hướng xử lý đối với từng loại tài sản. Làm rõ các tài sản phúc lợi công cộng, tài sản phục vụ sản xuất, xác định tài sản không chia, tài sản được chia. Chỉ phân bổ giá trị tài sản được chia cho xã viên sau khi đã cân đối, giải quyết các khoản phải thu, phải trả từ đó định ra vốn góp cho xã viên HTX. Về công nợ; xác định rõ nợ phải trả gồm các khoản HTX nợ ngân hàng, nợ các đơn vị tổ chức Nhà nước, các đối tượng khác và nợ nội bộ xã viên HTX, phải làm rõ nguồn gốc nợ, số nợ và tính chất nợ để xử lý theo tinh thần các quy định của Nhà nước và quyết định của đại hội xã viên. Đối với nợ phải thu; cần có xác nhận nợ và cam kết trả nợ của xã viên, và xác định những khoản nợ HTX, miễn giảm cho xã viên do đại hội xã viên quyết định. Xác định xã viên cũ, phân bổ số vốn cho xã viên. Việc phân bổ vốn có thể căn cứ vào số hộ, số lao động hiện tại hoặc số lao động ở các mốc khác nhau có tính đến sự đóng góp của xã viên. Chuẩn bị thành lập HTX mới ban trù bị chuyển đổi trình bày dự thảo phương án hoạt động sản xuất kinh doanh và điều lệ dự thảo của HTX mới để mọi người bàn bạc, đăng lý xã viên mới và tổ chức đại hội xã viên. Chuẩn bị hồ sơ để xin cấp đăng ký kinh doanh. Sau đại hội xã viên, ban trù bị cùng ban kiểm soát mới tiến hành hoàn chỉnh toàn bộ hồ sơ để đăng ký kinh doanh theo luật HTX. - Vai trò của Nhà nước đối với HTX là rất quan trọng, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các HTX phát triển cụ thể là: cho các HTX vay vốn và tạo điều kiện để HTX vay vốn của các tổ chức tín dụng khác. Giúp các HTX thanh toán các khoản nợ phải trả và có vốn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ; ưu đãi về thuế kinh doanh dịch vụ cho HTX ở những khâu phục vụ trực tiếp cho sản xuất và tiêu thụ nông sản của hội nông dân; thực hiện chính sách khuyến nông đối với HTX, giúp các HTX làm tốt công tác khuyến nông đối với hộ nông dân; đầu tư vốn cho việc xây dựng trường lớp đào tạo bồi dưỡng xã viên HTX. Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý HTX, cán bộ trong các bộ phận chức năng của HTX bằng cách: trước hết về đối tượng đào tạo cần tập trung vào những cán bộ đương nhiệm, đặc biệt là chủ nhiệm, trưởng ban kiểm soát và kế toán trưởng, sau đó có kế hoạch đào tạo cho cả những xã viên có triển vọng trở thành nhà quản lý. Nội dung đào tạo gồm: những nội dung cơ bản của luật HTX; sự khác nhau giữa HTX kiểu cũ và HTX kiểu mới và quan điểm phát triển HTX kiểu mới; nội dung cơ bản của thị trường nông nghiệp, nông thôn; phương pháp và nội dung lập dự án sản xuất kinh doanh; các chính sách của NHà NưÍC trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hsoa nông nghiệp nông thôn; quản trị kinh doanh HTX; tài chính kế toán HTX Với hình thức đào tạo không chỉ là tập trung mà gồm cả tham quan, hội thảo trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau để không ngừng nâng cao trình độ đưa HTX phát triển. - Tăng cường nguồn vốn, hỗ trợ cho các HTX có đủ điều kiện và năng lực hoạt động dịch vụ: Vốn kinh doanh của HTX được hình thành từ nhiều nguồn như vay ngân hàng, huy động vốn góp của xã viên, vốn kinh doanh, vốn tích luỹ của HTX riêng nguồn vốn huy động của xã viên thì các HTX căn cứ trước hết về mức độ huy động, HTX căn cứ vào nhu cầu vốn của từng loại dịch vụ để định ra mức vốn huy động. Trên cơ sở mức vốn được chia ra thành các suất, mỗi suất là một khẩu phần để huy động. Mỗi xã viên có thể góp nhiều cổ phần ở một khâu dịch vụ. Số lượng khống chế tối đa số cổ phần của một xã viên, của một khâu dịch vụ do điều lệ HTX quy định. Người đóng góp cổ phần được tham gia phân phối lãi dịch vụ mà người đó tham gia và được ưu tiên tham gia cả khâu dịch vụ đó. Nguyên tắc sử dụng vốn, huy động vốn phải hạch toán để đảm bảo quyền lợi của người góp vốn. - Tăng cường liên kết giữa HTX với các tổ chức kinh tế phục vụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. HTX đóng vai trò là cầu nối giữa các tổ chức kinh tế với hộ nông dân, tiếp nhận sự hỗ trợ của Nhà nước. Thực hiện liên doanh, liên kết trên cơ sở hai bên cùng có lợi dưới các hình thức: Đại lý, bao tiêu sản phẩm, chuyển giao kỹ thuật tạo thành một hệ thống dịch vụ đồng bộ. - Thực hiện các chính sách hỗ trợ kinh tế hộ và kinh tế hợp tác. - Đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân. - Tăng cường công tác tín dụng; giúp nông dân nghèo có vốn sản xuất, những hộ có nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho các hộ vay đáp ứng yêu cầu sản xuất. Khôi phục mở mang ngành nghề, chế biến khuyến khích phát triển chăn nuôi. - Đảm bảo thị trường giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phục vụ sản xuất của hộ xã viên và các hàng hoá khác. - Tiếp tục triển khai thực hiện nghị định 15/CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển HTX trước mắt trên một số mặt như: Chính sách ưu đãi thuế kinh doanh để khuyến khích HTX làm dịch vụ hỗ trợ xã viên Phần V: Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận ở Việt Nam nói chung, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định nói riêng từ sau thực hiện chuyển đổi HTX nông nghiệp đến nay, hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyền cần một số vấn đề phải quan tâm làm cho hoạt động của nó là đích thực, đúng theo luật. Song nhìn chung có những bước chuyển biến tích cực đáng khích lệ: cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, giảm được cán bộ gián tiếp, giảm mức thu cho hộ nông dân, mặt khác việc công khai mức thu dịch vụ trên cơ sở thoả thuận, xã viên được bàn và quyết định mức thu dịch vụ trên cơ sở thỏa thuận, xã viên được bàn và quyết định mức thu dịch vụ đã góp phần mở rộng dân chủ, củng cố lòng tin cho mọi người. Tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi HTX theo luật không gây xáo trộn trong nông thôn. - HTX nông nghiệp cũ trước đây hoạt động kém hiệu quả khi bước sang thời kỳ đổi mới kinh tế. Vì vậy HTX chuyển đổi sang mô hình hoạt động dichụ vụ theo luật HTX là cần thiết và đã được thực hiện thành công kết quả là các HTX trong huyện đã ra đời và bước đầu hoạt động đạt kết quả cao. - Hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp đã tạo được niềm tin trong dân, chất lượng dịch vụ tốt thời vụ đảm bảo các hộ nông dân và xã viên yên tâm sản xuất thúc đẩy sản xuất ở địa phương ngày càng phát triển, HTX vừa là sản phẩm, vừa là tác nhân phát triển của nền kinh tế thị trường trong nông nghiệp cũng như các ngành vận tải, thương mại ở nông thôn. HTX trở thành một lực lượng kinh tế của đất nước vừa mang tính chất thời vụ cho kinh tế hộ vừa mang tính chất kinh doanh. 2. Kiến nghị Tiếp tục đổi mới tổ chức HTX quản lý HTX nông nghiệp theo luật HTX là một chủ trương có tính chiến lược của Đảng và Nhà nước để phát triển nông nghiệp nông thôn. Đây là một quá trình phức tạp và lâu dài. Vì vậy cần phải có sự chỉ đạo tập trung kiên quyết của cấp chính quyền từ huyện xuống cơ sở. Tuy nhiên có nhiều vấn đề đang đòi hỏi bức xúc giải quyết tháo gỡ kịp thời sẽ tiếp tục giải phóng được năng lực sản xuất, ổn định an ninh nông thôn góp phần phát triển kinh tế xã hội, đưa nông thôn ngày càng tiến lên văn minh, hiện đại. - Nhà nước cần quan tâm tới nông dân về giá cả thị trường nông sản thực phẩm. - Nhà nước quan tâm tới chế độ dãi ngộ của những người cán bộ HTX đã phục vụ lâu năm trên lĩnh vực nông nghiệp đảm bảo công bằng xã hội. - Tỉnh cần xem xét hướng dẫn tạo cơ chế thuận lợi cho các HTX nông nghiệp và hộ nông dân vay vốn sản xuất kinh doanh. Trích ngân sách Nhà nước trợ giúp HTX đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng công trình phục vụ sản xuất (hệ thống mương máng, trạm bơm) - Xã viên cần thực hiện tốt hơn nữa các quyền và nghĩa vụ của mình - Nhà nước cần nghiên cứu, xây dựng giá điện hợp lý đối với khu vực nông thôn. - Nhà nước cần có chính sách khuyến nông đối với HTX, giúp các HTX làm tốt công tác khuyến nông đối với hộ nông dân. - Nhà nước cần có chính sách cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ xã viên HTX. Tài liệu tham khảo V.I. Lênin toàn tập, NXB tiến bộ Matxcơva. Chỉ thị 100 của Ban bí thư Trung ương Đảng về "khoán sản phẩm cuối cùng đến nhòm và người lao động". Nghị quyết 10 của Bộ chính trị về "đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp" Tài liệu về đổi mới tổ chức quản lý HTX trong nông nghiệp nông thôn. Nguồn thư viện huyện Vụ Bản. Các báo cáo tổng kết nhiệm kỳ (1999 - 2001), phương hướng nhiệm vụ kỳ (2000 - 2003). Tài liệu hội nghị sơ kết một năm thực hiện chỉ thị 05/Công ty-TU của Ban thường vụ tỉnh ủy, phương hướng, nội dung giải pháp tiếp tục đổi mới tổ chức quản lý HTXNN theo luật HTX Vụ Bản tháng 3 năm 200. Luật HTX, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội năm 1996. C.Mac - Ph.Ănghen toàn tập, NXB sự thật Hà Nội năm 1963. Hồ Chí Minh toàn tập, NXB sự thật Hà Nội (1980 - 1984). Nghị định 43/CP của Chính phủ. Hợp tác hóa nông nghiệp - tình hình và kinh nghiệm nước ngoài, các tạp chí nghiên cứu kinh tế năm 2000. Tài liệu về phát triển đổi mới quản lý HTX theo luật HTX. Nguồn thư viện huyện Vụ Bản. Biểu 9: Kết quả hoạt động dịch vụ điện của hai HTX kiểu mới ở huyện. Diễn giải ĐVT HTX Duy Tân HTXNN Trùng Khánh 1999 2000 2001 2000/99 01/2000 1999 2000 2001 2000/99 01/2000 1. Tổng số hộ hộ 1713 1850 2000 108 108,1 1530 1538 1545 100,5 100,5 - Số hộ sử dụng điện hộ 1713 1850 2000 108 108,1 1530 1538 1545 100,5 100,5 - Mức độ đáp ứng yêu cầu % 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 2. Doanh thu về điện trđ 351,2 426 447,2 121,3 105 243 273,6 302,9 112,6 110,7 - Điện sinh hoạt - 278,8 310,8 336 108 108,1 231,4 258,4 258,6 111,7 100,1 + Đơn giá đ/kw 700 700 700 100 100 700 700 700 100 100 - Điện sản xuất, kinh doanh trđ 63,4 115,2 115,2 181,7 100 11,6 15,2 17,3 131,1 113,8 + Đơn giá - 1200 1200 1200 100 100 1200 1200 1200 100 100 3. Chi về điện - 330,5 397,4 417,2 120,2 105 228 255,4 280,1 112,1 109,7 - Nộp Nhà nước - 293,5 362,4 384 123,5 106 179,5 209,6 243,6 116,8 116,2 - Khấu hao - 2 2 2 100 100 178 1,8 1,8 100 100 - Sửa chữa thường xuyên - 15 15 15,5 100 103,4 14,5 14 14,2 96,6 101,4 - Chi khác - 20 18 15,7 90 87,3 32,2 30 20,5 93,2 68,4 4. Lãi (2-3) - 20,7 28,6 30 138,2 104,9 15 18,2 22,8 121,4 125,3 Biểu 10: Kết quả hoạt động dịch vụ thủy lợi của 2 HTX kiểu mới ở huyện Diễn giải ĐVT HTX Duy Tân HTXNN Trùng Khánh 1999 2000 2001 2000/99 01/2000 1999 2000 2001 2000/99 01/2000 I. Tổng diện tích gieo trồng ha 430 430 430 100 100 631 631 631 10 100 1. Diện tích tưới tiêu ha 405 420 426 103,7 101,4 620 623 628 100,5 100,8 2. Mức độ đáp ứng yêu cầu % 94,2 97,6 99 103,6 101,4 98,2 98,7 99,5 100,5 100,8 II. Doanh thu trđ 148,2 158,1 179,3 106,6 113,4 227 234,5 264,2 103,3 112,7 - Vụ xuân - 76,5 79,3 90,5 103,7 114,4 117,2 117,7 133,4 100,4 113,3 - Mức thu kg/s 8,5 8,5 8,5 100 100 8,5 8,5 8,5 100 100 - Vụ mùa trđ 71,7 78,8 88,8 109,9 112,7 109,8 116,8 130,8 106,4 112 + Mức thu kg/s 7,5 7,5 7,5 100 100 7,5 7,5 7,5 100 100 III. Chi phí trđ 141,7 149,6 167,7 105,6 112,1 218,5 224 249,2 102,5 111,2 - Trả công ty thủy nông - 46,4 49,7 56,2 107,1 113,1 71,1 73,5 82,8 103,4 112,7 - Khấu hao tài sản cố định - 2 2 2,5 100 125 2,5 3 3 120 100 - Chi khác - 93,3 97,9 109 104,9 111,3 144,9 147,5 163,4 101,8 110,8 IV. Lãi (II - III) - 6,5 8,5 11,6 130,8 136,5 8,5 10,5 15 123,5 142,9 Biểu 11: Kết quả hoạt động dịch vụ làm đất của 3 HTX kiểu mới ở huyện Diễn giải ĐVT HTX Duy Tân HTXNN Trùng Khánh HTXNN Nam Thái 2000 2001 2001/2000 2000 2001 2001/2000 2000 2001 2001/2000 I. Tổng diện tích gieo trồng ha 430 430 100 631 631 100 510 510 100 1. Diện tích đất được làm ha 330 420 127,3 546 626 114,7 420 500 119,1 2. Mức độ đáp ứng yêu cầu % 76,7 97,6 127,4 86,5 99,2 114,7 82,3 98 119,1 II. Doanh thu trđ 110 116,8 106,2 182 191,2 105,1 128,4 138,8 108,1 - Vụ xuân - 55 58,4 106,2 91 95,6 105,1 64,2 69,4 108,1 + Mức thu kg/sào 12.000 10.000 83,4 12.000 11.000 83,4 11.000 10.000 90,9 - Vụ mùa trđ 55 58,4 106,2 91 95,6 105,1 64,2 69,4 108,1 + Mức thu kg/sào 12.000 10.000 83,4 12.000 11.000 83,4 11.000 10.000 90,9 III. Chi phí trđ 104,4 108,7 104,1 166,5 171,6 103,1 121,4 129,9 106,1 - Chi quản lý điều hành - 12,8 17,5 136,7 25,8 26,1 101,2 11,7 13,8 117,9 - Khấu hao + Sửa chữa lớn - 27,5 35 127,3 30,3 55,6 183,5 32,7 41,7 127,5 - Chi khác - 64,1 55,7 86,9 110,4 89,9 81,4 77 73,3 95,2 IV. Lãi (II - III) - 5,6 8,5 151,8 15,5 19,6 126,5 7 10 142,9 Biểu 12: Kết quả hoạt động dịch vụ vật tư của 2 HTX kiểu mới ở huyện ĐVT HTX Duy Tân HTXNN Trùng Khánh 1999 2000 2001 2000/99 01/2000 1999 2000 2001 2000/99 01/2000 I. Chỉ tiêu hiện vật 1. Số lượng cung cấp tấn 23,3 33,5 50,2 143,8 149,9 73,7 98,2 110,5 132,2 112,5 2. Mức độ đáp ứng % 15 20 30 133,4 150 30 40 45 133,4 112,5 II. Giá trị thực hiện 1. Doanh thu trđ 46,6 67 100,4 143,8 149,9 147,4 196,4 220,9 133,2 112,5 - Tiêu thụ bán hàng - 46,6 67 100,4 143,8 149,9 147,4 196,4 220,9 133,2 112,5 2. Chi phí - 46,6 65 97,9 139,5 150,6 138,4 184,4 203,1 131,8 113,1 - Giá vốn hàng bán - 42,9 60,3 90,3 140,6 149,8 131,7 176,8 193,6 134,2 112,5 - KHTX DV (nhà kho) - 0,5 0,5 0,5 100 100 0,5 0,5 0,5 100 100 - Chi khác - 3,2 4,2 7,1 131,3 169,1 6,2 7,1 9 126,7 87,8 3. Lãi (1 - 2) - 0 2 2,5 0 125 9 12 17,8 133,4 148,4 Biểu 13: Kết quả hoạt động dịch vụ giống năm 2001 của 4 HTX kiểu mới ở huyện Diễn giải ĐVT HTXNN Duy Tân HTXNN Trùng Khánh HTXNN Nam Thái HTXNN Bắc Thái I. Chỉ tiêu hiện vật 1. Số lượng cung cấp kg 16722,3 31550,04 24791,76 14733,36 2. Mức độ đáp ứng % 20 30 25 20 II. Giá trị thực hiện 1. Doanh thu trđ 83,6 157,8 123,9 73,7 - Thu tiền bán giống - 83,6 157,8 123,9 73,7 2. Chi phí - 80,2 151,3 118,7 70,9 - Giá vốn hàng bán - 78,6 148,2 116,5 69,2 - Công KT bảo quản - 1 2,1 1,5 1,2 - Chi khác - 0,6 1 0,7 0,5 3. Lãi (1 - 2) - 3,4 6,5 5,2 2,8 Biểu 14: Kết quả hoạt động bảo vệ thực vật của 2 HTX NN kiểu mới ở huyện Diễn giải ĐVT HTX Duy Tân HTXNN Trùng Khánh 1999 2000 2001 2000/99 01/2000 1999 2000 2001 2000/99 01/2000 I. Tổng diện tích gieo trồng ha 430 430 430 100 100 631 631 631 100 100 1. Diện tích được BVTV ha 250 300 350 120 116,7 350 500 520 142,9 104 2. Mức độ đáp ứng yêu cầu % 58,2 69,8 81,4 119,9 116,6 55,5 79,3 82,4 142,9 103,9 II. Doanh thu trđ 7,1 8,8 10,2 123,9 116 10,3 14,7 15,2 142,7 103,4 - Vụ xuân - 3,2 3,8 4,3 118,8 113,2 4,4 6,3 6,5 143,2 103,2 - Mức thu kg/s 0,5 0,5 0,5 100 100 0,5 0,5 0,5 100 100 - Vụ mùa trđ 3,9 5 5,9 128,2 118 5,9 8,4 8,7 142,4 103,6 + Mức thu kg/s 0,6 0,6 0,6 100 100 0,6 0,6 0,6 100 100 III. Chi phí trđ 7,1 8 9,2 112,7 115 8,8 12,2 12,4 138,6 101,6 - Mua thuốc BVTV - 3,6 4,3 5,3 119,4 123,3 3,8 7,2 7,4 189,5 102,8 - Công kỹ thuật quản lý - 2,7 2,7 2,7 100 100 4 4 4 100 100 - Chi khác - 0,8 1 1,2 125 120 1 1 1 83,4 100 IV. Lãi (II - III) - 0 0,8 1 0 125 1,5 2,5 2,8 166,7 112 Biểu 15: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý HTXNN ở huyện Diễn giải Trước chuyển đổi năm 1996 Sau chuyển đổi năm 2001 Tổng số Trình độ VH Trình độ NV Tổng số Trình độ VH Trình độ NV Cấp 2 Cấp 3 TC Đại học Cấp 2 Cấp 3 TC Đại học I. Tổng số cán bộ 638 280 257 81 20 618 217 296 71 74 1. Ban quản trị 59 19 22 11 7 52 9 11 18 14 - Chủ nhiệm 34 10 12 7 5 34 8 9 10 7 - Phó chủ nhiệm 25 9 10 4 2 18 1 2 8 7 2. Ban kiểm soát 65 6 28 25 6 68 9 26 25 8 3. Cán bộ nghiệp vụ 64 5 7 45 7 56 7 9 28 12 - Kế toán trưởng 34 2 3 25 4 34 4 5 19 6 - Kế hoạch + thống kê 30 3 4 20 3 22 3 4 9 6 4. Đội trưởng sản xuất 450 250 200 0 0 442 192 250 0 0 II. Lao động trực tiếp 998 498 500 0 0 986 456 530 0 0 Biểu 17: Kết quả hoạt động dịch vụ của các HTX kiểu mới ở huyện năm 2001 STT Loại dịch vụ Kết quả thực hiện Doanh thu (Triệu đồng) Lãi Số HTX có tham gia HĐDV % so với tổng số 32 HTX Mức độ đáp ứng yêu cầu (%) Tổng số (triệu đồng) Bình quân 1 HTX (triệu đồng) 1 Dịch vụ thủy lợi 32 100 92 7.524,7 468,6 14,2 2 Dịch vụ bảo vệ thực vật 31 97 70 696,4 124,8 3,9 3 Dịch vụ thú y 6 18,2 55 898,4 15 2,5 4 Dịch vụ điện 31 97 98,9 9.692,6 819,2 25,6 5 Dịch vụ làm đất 9 28,2 80 1.450 162 18 6 Dịch vụ cung ứng giống 18 54,5 60 4.730,5 99 5,5 7 Dịch vụ vật tư 13 39,4 50 4.881,6 75,4 5,8 8 Tổng 1.982,8 71,1 Biểu 18: Dự kiến mở rộng dịch vụ của các HTX NN kiểu mới ở huyện. STT Loại dịch vụ Số HTX tham gia dịch vụ So sánh 2001 2002 2005 Tăng (+) Giảm (-) 1 Dịch vụ BVTV 30 31 31 +1 0 2 Dịch vụ thú y 6 18 25 +12 +7 3 Dịch vụ điện 32 32 32 0 0 4 Dịch vụ làm đất 27 32 32 +5 0 5 Dịch vụ cung ứng giống 18 20 32 +2 +12 6 Dịch vụ vật tư 13 20 32 +7 +12 7 Dịch vụ thủy lợi 32 32 32 0 0 8 Dịch vụ khuyến nông 0 10 20 +10 +10 9 Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm 0 5 15 +5 +15

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5248.doc
Tài liệu liên quan