Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai nói chung, quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất cấp xã nói riêng, qua phân tích cho thấy rằng quy hoạch là một quá trình phức tạp, kết hợp nhiều yếu tố ngẫu nhiên vào tự nhiên để tạo ra một bản quy hoạch sử dụng đất hợp lý. Địa hình Việt Nam chủ yếu là đồi núi và đất chủ yếu sử dụng vào chủ yếu sản xuất nông nghiệp, chính vì vậy trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự đô thị hoá ngày một tăng, đòi hỏi nhà nước phải có biện pháp quản lý tốt quỹ đất, thực hiện quy hoạch chi tiết tới từng xã, hướng người sử dụng đất đi vào nề nếp, đồng thời đưa nền kinh tế ở đây " vùng sâu vùng xa" bắt nhịp với nền kinh tế thị trường. Chính bởi điều này quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã là cần thiết và khó khăn nhất là về mặt kinh phí, đã hạn chế tiến độ thực thi của quy hoạch, vì vậy quy hoạch cấp xã cần phải được chú ý và nghiên cứu kỹ càng trước khi tiến hành nhất là chú trọng về vốn và những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quy hoạch
70 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1087 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cấp X, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiều hơn xã Khuất Xá đây cũng thể hiện lợi thế về địa hình kinh nghiệm sản xuất và nhạy bén về thị trường cần phải phát huy.
+ Tình hình lâm nghiệp.
Nhìn chung theo nghị định 02 của chính phủ đến năm 2000 diện tích giao đất gây rừng của xã Khuất Xá đạt 1.688 ha chiếm 63% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất rừng hiện tại là 1.052ha chiếm khoảng 39% diện tích đất tự nhiên. Xã Tú Đoạn tuy ít diện tích đồi núi hơn nhưng cũng giao được1.530 ha chiếm 60% diện tích tự nhiên. Diện tích đất có rừng hiện tại là 1.162,37 ha chiếm khoảng 45% diện tích tự nhiên. Cần khuyến khích trồng rừng nhiều hơn nữa.
2.2.2. Dân số, lao động việc làm và mức sống dân cư.
a. Về dân số:
Tính đến tháng 8 năm 2000 xã Khuất Xá có 4.062 người trong đó dân tộc tày1.8,3 người chiếm 39,4% dân tộc nùng có 2.727 người chiếm 59,26%, còn lại dân tộc khác 62 người chiếm 1,34%. Còn xã Tú Đoạn có 5.814 người trong đó dân tộc tày có 3.220 người chiếm 55,38%, dân tộc nùng có 2.566 người chiếm 44,113% còn lại dân tộc khác có 28 người chiếm 0,49%. Mật độ dân số trung bình của xã này là 229 người/ km2 xã Khất Xá thấp hơn và chỉ có: 173 người/ km2.
Căn cứ vào bảng tình hình phát triển dân số từ 1995 – 2000 của hai xã cho ta thấy:
Tính đến tháng 8/ 2000 xã Khuất Xá có tổng số nhân khẩu là 4.602 người tổng số hộ 837 hộ so với năm 1995 số khẩu tăng thêm 275 người và 66 hộ so với năm 95 số khẩu tăng thêm 275 người và 66 hộ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm dần qua các năm từ 1,15% năm 1997 xuống 1,47% năm 2000. Bình quân nhân khẩu trong một hộ năm 2000 là 5,5 người / hộ. Số cặp vợ chồng kết hôn hàng năm trung bình là 14 cặp. Còn đối với xã Tú Đoạn tính đến tháng 6 năm 2000 tổng số nhân khẩu toàn xã là 5.814 người, tổng số hộ 1.079 hộ so với năm 95 số khẩu tăng thêm 187 người và 104 hộ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cũng giảm dần từ 2,77% năm 95 số khẩu tăng thêm là 487 người là 104 hộ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cũng giảm dầntừ 2,77% năm 1995 suống 1,47% vào năm 2000 là 5,39 người, số cặp vợ chồng kết hôn trung bình là 39 cặp.
Lao động việc làm
Theo số liệu thống kê được từ hai xã cho ta thấy được rằng: xã Tú Đoạn tính đến năm 2000 có 3.081 lao động chiếm 53% dân số. Tú đoạn là một xã thuần nông, nghề phụ chưa có, một số lao động làm việc ở khu mỏ than Na Dương hoặc các việc khác nhưng chỉ mang tính mùa vụ lúc nông nhàn. Bình quân 4,7 lao động/ Ha đất nông nghiệp.
Đối với với xã Khuất Xá số lao động phải ít hơn xã Tú Đoạn và chỉ có 2.306 người chiếm 50% dân số, về việc làm cũng tương tự như xã Tú Đạm, bình quân 2.306 người chiếm 50% dân số, về việc làm cũng tương tự như xã Tú Đoạn, bình quân 2,8 lao động/ ha đất nông nghiêp.
c.Thu nhập và mức sống
Từ số lượng lao động và việc làm cụ thể đã nêu cho chúng ta thấy thu nhập thực tế vào sản xuất là rất thấp, chủ yếu dựa vào các vốn vay ngân hàng, các chương trình dự án, các chương trình xoá đói, giảm nghèo, hoạt động tín dụng chính những điều này đã nâng cao đáng kể phần thu nhập cho nhân dân ở đây.
Xã Tú Đoan giá trị snr xuất năm 2000 là 4.886,322 triệu đồng trong đó :
Trồng trọt 3.423,322
Chăn nuôi: 1.163 triệu đồng
Lâm nghiệp: 300 triệu đồng
Bình quân giá trị sản xuất / người trong năm đạt 840.441 đồng. Thu nhập bình quân đầu người tương đối đều tuy nhiên xã vẫn còn 95 hộ nghèo, 44 hộ đói nguyên nhân là do thiếu vốn đầu tư.
Xã Khuất Xá tình hình này ngày càng gay cấn, trong xã còn có 14 hộ nghèo chiến 17% số hộ trong toàn xã, lao động cả hai xã đang theo lối cổ truyền mang tính độc canh. Cần thiết vay vốn để đầu tư khâu kỹ thuật, điện, nước để khắc phục khâu thuỷ lợi góp phần tăng hiểu quả sản xuất.
+ Thực trạng phát triển và phân bố các khu dân cư: xã Khuất xá, toàn xã có 13 thôn, xóm. Trong đó có hai xóm vùng 2 ( lai ngoà, Pò Qua). Thôn đông nhất trên 200 hộ thôn bản Chu, thôn ít nhất là Pò Ngoà 19 hộ.
Xã Tú Đoạn lai nhiều hơn toàn xã có 12 thôn, xóm, thôn đông nhất 1/5 hộ ( thêm bản mới) thôn ít nhất Pò khưa có 26 hộ.
Nhìn chung dân cư của hai xã phân bố theo bảng làng và gần nơi có nguồn nước. Ngoài ra sự phân bố dân cư còn gắn với dòng tộc của cộng đồng các dân tộc ở địa phương mang tính lịch sử lâu đời.
2.2.3. Phân tích thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng.
a. Giao thông.
Xã Tú Đoạn và xã Khuất Xá đều có trục giao thông chính chạy qua đó là hương lộ Khuôi khỉn - Bản chắt. Hương lộ này chất lượng cần ké. Ngoài ra còn có đường chiến lược (395) rải từ biên giới chạy qua xã Khuất xá là 3 km chạy qua xã Tụ Đoạnh là 4 km. Còn lại các đường dân sinh khá dầy đủ nhưng chất lượng còn kém, nhất là con đường nối hai xóm vùng 2 là Bản Lải và Pó Ngoà của xã Khuất Xá.
b. Y tế
Xã Tú Đoạn hiên tại chưa có trạm xá, việc khám chữa bệnh còn dựa vào phòng làm việc của uỷ ban xã, hiện nay xã đã có 2 y sỹ, 2 y tá, ngoài ra hầu hết các thôn bản đều có y tá cộng đồng. Nhưng với xã Khuất xá lại tiến bộ hơn vì đã mới xây dựng được một trạm xá ở thôn Bản Chu theo chương trình vốn 135, diện tích trạm lại quá chật hẹp (80m2) các phòng điều trị bệnh nhân chưa có. Hiện nay xã đã có y tá cộng đồng, chính vì vậy mà công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phòng chống các loại dịch bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân luôn được quan tâm kịp thời.
c. Giáo dục
Xã Khuất xá hiện có một trường học cấp I, II ở Bản Chu và có 8 phân trường phân theo các cụm thôn xóm. Tổng số học sinh hiện tại là 1037 em, trong đó có 189 em học cấp II, có 32 phòng thi và 26 phòng đang xuống cấp nghiêm trọng so với xã Khất xá thì xã Tú Đoạn có tiến bộ hơn, xã đã có 2 trường học cấp I, II tập trung ở thôn Rinh chùa và thôn Sì Ngiều, 5 trường phân theo cụm thôn xóm. Tổng số học sinh là 1.660 em, có 528 học sinh cấp II, có 24 phòng học và 41 thầy cô giáo, trong 24 phòng học thì có 8 phòng học chất lượng rất thấp.
Nhìn chung cả hai xã về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dậy còn thiếu nhiều. Sân chơi, cây xanh, các khu thể thao cho các em còn thiếu, nơi ăn cho các thầy cô giáo ở xa còn thiếu, đi lại thì xa xôi, khó khăn do đó chất lượng giảng dậy sẽ có sự sút kém.
d. Thông tin văn hoá.
Cả hai xã mới xây dựng được nhà văn hoá, bưu điện xã phực vụ thông tin báo chí trong xã. Một số hộ kinh tế khá đã mua sắm được ti vi, số còn lại là đài radio. Phong trào văn hoá văn nghệ ở đây chưa được phát triển sâu rộng, đài truyền thanh cũng chưa có.
e. Điện thắp sáng và xây dựng.
Nhân dân đã đóng góp xây dựng đường hạ thế 0,4 KV đến nay xã Khất xá có 11/13 thôn đã có điện, 96% số hộ trong xã đã có điện dùng sinh hoạt. Còn xã Tú Đoạnh đến nay có 19/21 thôn đã có điện, 88,7% số hộ trong xã đã có điện dùng sinh hoạt.
+ Thuỷ lợi:
- Tiền năng đất đai của cả hai xã còn nhiều, có khả năng phát triển.
- Tình hình an ninh và vấn đề giao đất đã ổn định nhân dân an tâm bán hàng , bán đất làm ăn tránh được sự du canh du cư.
- Trong sản xuất nông nghiệp nhân dân đã mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật từng bước đưa giống lúa mới, ngô mới vào sản xuất, thực hiện thâm canh, tăng vụ.
+Khó khăn.
- Điều kiện đất đai ở địa hình đồi núi dốc dễ bị cằn cội do sói mòn, đất trồng cây hàng năm không nhiều.
- Cơ sở hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi còn thiếu nhiều và chất lượng lại thấp, các trạm bơm bị hỏng, chưa được nâng cấp sửa chữa được xây dựng kiên cố do vậy nước không nhiều..
- Cơ sở hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi còn thiếu nhiều và chất lượng lại thấp, các trạm bơm bị hỏng, chưa được nâng cấp sửa chữa, các tuyến mương chưa được xây dựng kiên cố do vậy nước không đủ tưới cho sản xuất, dẫn đến năng suất sản lượng cây trồng còn thấp, đất đai chưa được bảo dưỡng tốt.
- Trình độ tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất và cuộc sống còn hạn chế, thu nhập thấp nên thiếu vốn đầu tư cho sản xuất vì vậy tỷ lệ đói nghèo còn cao.
II. Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất.
1. Phân tích tình hình quản lý đất đai hai xã.
a. Công tác điều tra đo đạc lập bản đồ địa chính.
Từ ngày có luật đất đai 1993 đến nay thì công tác điều tra đo đạc bản đồ của hai xã mới được thực hiện làm được một lần vào năm 1995 theo chương trình kiểm kê đất ( 382 của tổng cục địa chính) ở tỷ lệ 1: 10.000 và bản đồ giải thửa tỉ lệ 1: 2000, riêng xã khuất xá chưa có bản đồ này.
b. Công tác giao đất.
Từ năm 1995 đến tháng 8 năm 2000 xã Tú Đoạn đã giao được 661 ha đất nông nghiệp với (1.074 giấy) còn xã Khuất Xá và 827,823 đất nông nghiệp, cấp 420 giấy cho các hộ gia đình, công tác giao đất, giao rừng tính đến cuối năm 2000 xã Khuất Xá đã giao đựơc 1.052 ha. Tổng diện tích đã giao cho hộ gia đình và các tổ chức khác là 1.966 ha chiếm 73,36% so với tổng diện tích tự nhiên. Vấn đề này xã Tú Đoạn đã giao được 1.162 ha, trong đó đất trồng rừng là 1.042 ha. Tổng diện tích đã giao cho hộ gia đình và các tổ chức khác 1.900 ha chiếm 74,28% so với tổng diện tích tự nhiên.
c. Công tác thanh tra, giải quyết các khiếu nại, tranh chấp đất đai.
Đây là một nhiệm vụ thường xuyên của công tác địa chính. ở hai xã này số đơn thư khiếu nại tranh chấp đất đai không nhiều. Phần nhiều là tranh chấp đất nông và lâm nghiệp, nguồn tranh chất mang tính lịch sử ( tranh chấp đòi lại đất ông cha). Vì vậy việc giải quyết cần phải có thời gian cộng với sự chỉ đạo của các cấp, các ngành.
d. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Lập quy hoạch sử dụng đất đai xã từ trước tới nay chưa làm được, về nội dung lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm mới chỉ làm được trong phạm vi hẹp đó là đất nông nghiệp.
* Tóm lại: Mấy năm gần đây việc sử dụng đất đai của hai xã đã đi vào nề nếp. Hiện nay hai xã đang tiếp tục dà soát để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nông, lâm nghiệp cho các hộ gia đình, và các tổ chức xây dựng trên địa bàn hai xã.
2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2000 của từng xã.
Xã Khuất Xá có diện tích tự nhiên 2.680 ha. Diện tích đã sử dụng vào mục đích kinh tế - xã hội là 1.966 ha chiếm 73,36% tổng quỹ đất của xã trong đó:
- Nhà nước quản lý 2,92 ha chiếm 0,11%.
- Tư nhân quản lý 1.884,92 ha chiếm 70,33%.
- Các tổ chức kinh tế khác quản lý 72,42 ha chiếm 2,70%.
- Đất chưa phân phối sử dụng 714,74 ha chiếm 26,67%.
Đối với xã Tú Đoạn: Tổng diện tích 2.558 ha, diện tích đã sử dụng vào các mục đích kinh tế - xã hội là 1.899,78 ha chiếm 74,27% tổng quỹ đất xã.Trong đó:
- Nhà nước quản lý 56,41 ha chiếm 0,21% diện tích tự nhiên.
- Tư nhân quản lý 1.782,99 ha chiếm 69,70%.
- Các tổ chức kinh tế khác quản lý mà 25,79 ha chiếm 1,01%.
- Các tổ chức khác 34,59 ha chiếm 1,35%.
- Đất chưa phân phối sử dụng 658,22 ha chiếm 25,73%.
a. Đất nông nghiệp.
Diện tích đất nông nghiệp của xã Tú Đoạn là 661,18 ha chiếm 25,85% diện tích tự nhiên, bình quân diện tích đầu người 1.130 m2. Bên cạnh đó xã Khuất Xá có diện tích nông nghiệp đang sử dụng là 827,80 ha chiếm 30,89% diện tích tự nhiên so với xã Tú Đoạn, diện tích đất nông nghiệp trên đầu người là 1.790 m2 so với bình quân trung của huyện 1.340 m2 cao hơn 450 m2.
Đất trồng cây hàng năm: Cây lúa là cây lương thực chủ yếu của hai xã, song năng suất, chất lượng vẫn chưa cao.
Xã Tú Đoạn: Diện tích loại đất này là 545,15 ha chiếm 82,45% diện tích đất nông nghiệp, trong đó đất trồng lúa 528 ha chiếm 96,85% diện tích đất trồng cây hàng năm. Tổng diện tích gieo trồng 640 ha, trong đó vụ mùa là 410 ha, vụ xuân là 110 ha năng suất đại trà bình quân là 39 tạ / ha, xã Khuất Xá: Diện tích loại đất này 715,57 ha chiếm 86,44%, đất trồng lúa 582,23 chiếm 81,37% diện tích cây hàng năm, tổng diện tích cây gieo trồng trong đó vụ mùa 410 ha, vụ xuân 110 ha năng xuất bình quân đại trà là 33,5 tạ/ ha.
Nhận xét: tuy diện tích đất hàng năm của hai xã tương đương nhau nhưng năn suất cây trồng của xã Khuất Xá
Cao hơn xã Tú Đoạn. Hệ số sủ dụng đất của xã Khuất Xá 1,45 lần, thấp hơn xã Tú Đoạn có hệ số 1,8 lần, Điều này cũng cho ta thấy được năng suất cây trồng của xã khuất xá. Trong khi đó hệ số quay vòng đất của xã Tú Đoạn lại ở mức cao trong huyện, ngược lại xã khuất của hai xã là giống nhau ở chế độ chỉ chọn vụ mùa làm vụ chính còn lại vụ đông xuân thường bỏ hoang do thiếu nước.
Xã Khuất Xá có diện tích đất mầu 128,34 ha chiếm 17,94% đất hàng năm, cây trồng chủ yếu là thuốc lá, diện tích gieo trồng từ 100 - 120 ha, còn lại là các loại cây màu khác.
Xã Tú Đoạn về loại cây trồng cũng tương tự, với diện tích mầu là 17,5 ha chiếm 3,15% đất cây hàng năm.
Như vậy cả hai xã nhất là xã Tú Đoạn phải đưa cây trồng cạn (như ngô, đậu đỗ, khoai tây, rau các loại) vào cơ cấu vụ đông xuân nhằm tăng hệ số sử dụng đất, mở rộng diện tích trồng màu.
b. Đất lâm nghiệp có rừng.
Cho đến nay khi thực hiện nghị định 02 của chính phủ cả hai xã đã giao được 2.214,37 ha trong đó có 10 ha đất rừng tự nhiên và 1024 ha đất trồng rừng, riêng xã Tú Đoạn có 1.162,37 ha là đất trồng rừng. Đất có rừng hiện nay của xã Tú Đoạn là 1.162,37 chiếm 45,44% nhiều hơn xã khuất xá. Tuy mới phát động trồng rừng phòng hộ, rừng mới được phục hồi dần, xong trử lượng và chất lượng còn rất kém, tuy nhiên trong tương lai ở khu vực đồi có độ dốc 1m gần nguồn nước tưới, thì đất rừng bặch đàn sẽ thay thế bằng cây ăn quả. Tuy vậy độ che phủ thảm thực vật của hai xã là chưa đật yêu cầu môi sinh; xã Khuất Xá chiếm 39%, xã Tú Đoạn chiếm 45,44%, ở các tỉnh miền núi thì tỷ lệ này cần phải được nâng cao từ 50 - 60% mới đảm bảo mức an toàn sinh thái.
c. Đất chuyên dùng:
+ Đất xây dựng:
Xã khuất xá chỉ có 2,35 ha diện tích đất xây dựng chiếm 3,21% diện tích đất chuyên dùng và chiếm 0,09% diện tích tự nhiên. So với xã Tú Đoạn, xã này có 15,85 ha diện tích đất xây dựng chiếm 16,57% diện tích đất chueyen dùng và 0,62% diện tích tự nhiên ( trong đó đất xây dựng các công trình phúc lợi xã chỉ có 5,85 ha chiếm 0,23% diện tích tự nhiên). Nhưng tuy xã Tú Đoạn có nhích hơn xã Khuất Xá, nhưng cơ cấu đất phản ánh diện tích đất xây dựng các công trình phúc lợi của hai xã chiếm một tỉ lệ rất nhỏ; các công trình còn thiếu nhiều như: Đất xây dựng trạm y tế xã còn chật hẹp, đất xây dựng trường học chưa đủ để phục vụ điều kiện vui chơi cho các em, đất phục vụ cho xây dựng trụ sở, nhà văn hoá xã thiếu thậm chí xã Khuất Xá chưa xây dựng nhà văn hoá.
+ Đất giao thông.
xã Khuất Xá có diện tích 53 ha chiếm 72,36% diện tích đất chuyên dùng và chiếm 1,98% diện tích đất tự nhiên, so với xã Tú Đoạn, toàn xã có 53 ha chiếm 55,42% dân tộc đất chuyên dùng và 2,07% so với diện tích tự nhiên. Như vậy xã khuất xá về giao thông đi lại có nhích hơn xã Tú Đoạn nhưng nhìn chung cả hai xã còn thiếu và yếu về hệ thống giao thông vì vậy giao thông đang gặp khó khăn.
+ Đất thủy lợi.
Xã Tú Đoàn có diện tích đất thuỷ lợi là 25,79 ha chiếm 26,97% diện tích đất chuyên dùng. Nếu so với chỉ tiêu tối thiểu tỷ lệ đất thuỷ lợi trên đất canh tác phải đạt 5% trở lên thì tỷ lệ đất này của xã đạt 4,73%. Ngay kịch hơn nữa xã Khuất Xá tổng diện tích này chỉ có 10 ha chiếm 13,65 % diện tích đất chuyên dùng, tỷ lệ đất thuỷ lợi trên đất canh tác mới đạt 1,4% đây là điều đáng báo động. Nhìn chung hệ thống Khuất Xá kênh mương của hai xã đã có nhưng các phai đập đang trên đà xuống cấp, cần phải có biện pháp nâng cao hệ thống kênh mương phục vụ tốt công tác tưới tiêu hiện nay của cả hai xã nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa.
Nhìn chung cả hai xã chưa có đất nghĩa trong nghĩa địa đất này thường nằm lẫn trong đất nông lâm nghiệp cần phải có quy hoạch.
d. Đất ở nông thôn.
Cho đến nay năm 2000 đất khu dân cư nông thôn của xã tú Đoạn là 115,03 ha trong đó đất ở là 15,81 ha, vườn 99,22 ha, bình đất ở vung nông thôn của xã đạt 150 m2 / hộ, đất khu dân cư là 1.002 m2/ hộ riêng xã Khuất Xá có 122,37 ha chiếm 4,57 % đất tự nhiên, trong đó đất vườn tạp 100,37 ha. Bình quân đất ở vùng nông thôn của xã đạt 263 m2/ hộ, đất khu dân cư là 1.460 m2/ hộ như vậy đất khu dân cư nông thôn ở xã khuất xá nhiều hơn xã tú Đoạn ở đất vườn.
e. Đất chưa sử dụng.
Diện tích đất này của xã khuất xá tính đến năm 2000 la 704,74 ha chiếm 26,30% diện tích tự nhiên, trong khi đó ở xã Tú Đoạn là 623 ha chiếm 24,25% diện tích tự nhiên, trong đó đất bằng chưa sử dụng là 49 ha chiếm 7,87 % đất chưa sử dụng, còn xã Khuất Xá diện tích đất bằng chỉ có 10 ha chiếm 1,42% đất chưa sử dụng. Như vậy tiềm năng phát triển lâm nghiệp của xã Khuất Xá có ưu thế hơn xã Tú Đoạn. Rễ sông suối xã Khuất Xá có 58 ha chiếm 8,23% dt đất này, còn xã Tú Đoạn có 205 ha chiếm 32,91%. Đây là một điều thuận lợi cho xã Tú Đoạn
3. Tình hình biến động của hai xã từ năm 1995 - 2000.
+ Xã Khuất Xá tổng diện tích tự nhiên giảm 640 ha do điều chỉnh ranh giới theo chỉ thị 364 CT, riêng xã Tú Đoạn lại không có biến động.
+ Đất nông nghiệp: Nhìn chung cả hai xã trong mấy năm qua đất nông nghiệp không biến động, riêng xã Tú Đoạn tăng thêm 10 ha đất trồng cây ăn quả.
+ Đất lâm nghiệp nhìn chung cả hai xã đều có xu hướng tăng loại đất này cụ thể xã Tú Đoạn từ 1.149,37 ha năm 1995 lên 1,162,37 ha năm 2000; xã Khuất Xá từ 279,62 ha lên 1.052,22 lượng tăng này khá lớn, Một phần là do xã trồng rừng thêm một phần là do công tác thống kê năm 1995 là chưa chuẩn.
+ Đất chuyên dùng:
Đất xây dụng của xã Tú Đoạnh có 5, 85 ha năm 1995 tăng lên 15,85 ha do chuyển đất an ninh quốc phòng sang. Xã Khuất Xá có 22,2 ha năm 1995 xuống 2,35 ha giảm 19,85 ha nguyên nhân do công tác thống kê chưa chuẩn.
Đất chuyên dùng khác của xã Khuất Xá là 2,5 ha giảm xuống còn 0,42 vào năm 2000. Đây là đất đình chùa do công tác thống kê trước kia tính cả diện tích khoanh bao các công trình này nên diện tích lớn hơn thực tế.
Đất nguyên vật ( đóng gói) của xã Tú Đoạn cũng tăng 1 ha.
Nhận xét chung
Qua quá trình phân tích, đánh giá tình hình về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cho chúng ta nhận xét rằng:
Về điều kiện tự nhiên cho thấy xã khuất xã có địa hình dốc hơn xã tú đoạn, diện tích rừng chiếm nhiều hơn, diện tích đồng bằng lại chiếm ít hơn xã tú Đoạn, Đặc biệt là diện tích trồng rừng phòng hộ chống sói mòn hay là trồng cây lâu năm (cây ăn quả) của xã tú Đoạn lại chiếm ưu thế hơn hẳn. Mặt khác xã tú Đoạn có lợi thế về vị trí địa lý hơn xã khuất xã ở chỗ: xã làng gần trung tâm huyện, do đó có khả năng thích ứng với thị trường nhanh hơn chính vì vậy mà ngoài sự trồng lúa xã này còn trồng rất nhiều rau màu đặc biệt là đậu các loại mà xã khuất xá chưa làm được. Chính những lợi thế này khi quy hoạch cần phải lựa chọn trồng cây công nghiệp (ăn quả) hay là trồng lúa, hay trồng rừng theo dự án 327..., còn tuỳ thuộc vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của xã này và khả năng thực thi được của xã. Riêng xã khuất xá với điều kiện tự nhiên như vậy đòi hỏi trước hết xã cần phải trồng rừng, phát triển lâm nghiệp, sau đó phát huy trồng cây lương thực để xoá đói giảm nghèo tức là tăng thu nhập trước mắt, đồng thời cũng phải bố trí cho khéo léo diện tích đất ở nông thôn và đất giao thông, thuỷ lợi hướng tiết kiệm diện tích đất đồng bằng ( nông nghiệp).
Về kinh tế xã hội cho thấy xã Tú Đoạn cũng hơn hẳn xã Khuất Xá về lương thực, thực phảm, tuy rằng diện tích đất trên đầu người là ít hơn xã khuất Xá, điều đó khẳng định rằng; xã khuất xá đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là bước đột phá về năng suất cây trồng trong nông nghiệp khi đó mới nâng cao sản lượng lương thực đầu người được .
Điều đó những khác biệt lớn nhất của hai xã, khi quy hoạch cấp xã phải để ý sự khác biệt của mỗi xã để có hướng quy hoạch cho phù hợp
III. Xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch Sử dụng đất của hai xã
3.1 Định hướng phát triển kinh tế xã hội.
Đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, đầu tư vốn, lao động để phát triển các loại cây trồng thích hợp của địa phương, tăng thêm giá trị sản phẩm
Tiếp tục đầu tư xây dựng Khuất Xá kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Thực hiện tốt chương trình xoá đói giảm nghèo xuống 10% nâng cao thu nhập cải thiện đời sống nhân dân. Huy động trẻ trong độ tuổi đi học 95%. Thực hiện chương trình phổ cập giáo dục tiểu học. Làm tốt công tác dân số Khuất Xá kế hoạch hoá gia đình, giảm tỷ lệ dân số hàng năm xuống ở mức 1,2%.
Hoàn chỉnh cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh.
Từng bước thực hiện tốt các chế độ đối với hộ chính sách .
Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật, xây dựng chính quyền xã vững mạnh đủ đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội trong giai đoạn mới.
Để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra hai xã đã cụ thể hoá bằng các công việc thiết thực như sau:
Đối với xã Khuất Xá vì địa hình đồi núi do đó cần đầu tư phát triển sản xuất nông - lâm Khuất Xá kết hợp và chăn nuôi hộ gia đình. Về trồng trọt cần phải đưa các loại giống mới có năng xuất cao. áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, tăng diện tích trồng lúa vụ lên 2 vụ. Mở rộng diện tích đất trồng cây ăn quả có giá trị cao. Muốn thực hiện tất trước hết phải nâng cấp và mở rộng các hệ thông Khuất Xá kênh mương, nâng cấp để chắn nước.
Về lâm nghiệp; cần có biện pháp trồng rừng hợp lý và tổ chức bảo vệ vốn rừng tự nhiên và rừng trồng, từng bước huấn luyện bà con về kỷ thuật trồng cây ăn quả, tổ chức lấy giống, ươm cây giống cho bà con và tổ chức tiêu thụ khi đến ngày thu hoạch để cho bà co an tâm sản xuất.
Về chăn nuôi: khuyến khích bà con mở rộng chăn nuôi gia súc, tận dụng vốn có tự nhiên và gia tăng số lượng gia cầm khuyến khích bà con bằng cách tổ chức tiêu thụ thực phẩm cho bà con, chú trọng tới công tác thú y chống dịch bệnh hình thành tổ thú y ở xã.
Tiến tới nâng cấp, mở rộng hệ thống trường học, sân vận động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao nhằm đảm bảo 100%. Các em trong xã đi học, nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng và văn hoá văn nghệ, tích cực tuyên truyền thực hiện tốt dân số Khuất Xá kế hoạch hoá gia đình, thường xuyên chăm lo tới nhân dân nhất là các đối tượng chính sách. Động viên thăm hỏi, khuyến khích vay vốn phát triển sản xuất
Hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Không ngừng xây dựng chính quyền xã vững mạnh, đủ sức lãnh đạo nhân dân.
+ Xã Tú Đoạn.
Tiếp tục phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, đưa diện tích trồng cây công nghiệp ngày một tăng, không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như: giống cây trồng, cơ cấu mùa vụ, cơ giới hoá trong kỹ thuật canh tác cũng như khâu thủy lợi.., nhằm đưa nền kinh tế của xã đuổi kịp với các xã khác trong khu vực, từng bước giải quyết tốt khâu đói nghèo, khuyến khích bà con vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất hướng vào sản phẩm hàng hoá. Xây dựng kinh tế hộ gia đình nhằm hoà nhập vào nền kinh tế thị trường. Thực hiện các biện pháp mở rộng nâng cấp hệ thống tưới tiêu trong xã để đưa diện tích trồng lúa từ 2 vụ đến 3 vụ. Tiếp tục phát huy lợi thế về đất trồng cây ăn quả của xã chuyển đất rừng thưa kém hiệu quả sang đất trồng cây ăn quả , tận dụng diện tích gò đồi và thung lũng trồng xen kẽ một số cây công nghiệp ngắn ngày như mía, khoai tây...,
Nâng cấp làm mới nhà văn hoá, sân vận động, mở mang trường học cũng như trạm xã ở thôn, ấp, bản nhằm nâng cao trình độ dân trí và bảo đảm sức khoẻ, văn hoá cho bà con nhân dân. Tích cực tuyên truyền cho bà con về Khuất Xá kế hoạch nhằm giảm số dân tới mức cần thiết. Phát huy sức mạnh tập thể, nhà nước và nhân dân cùng làm, ra sức sản xuất và bảo vệ nguồn tài sản cho xã hội, mở mang lưới điện đưa thông tin văn hoá tới từng áp bản, nâng cấp, mở mang đường giao thông phục vụ cho quá trình vận chuyển hàng hoá cho bà con.
Đó là mục tiêu chủ yếu để phát triển kinh tế xã hội mà hai xã đã vạch ra cho các nhà làm quy hoạch.
3.2. Định hướng sử dụng đất của hai xã trong những năm tới và dự báo các nhân tố ảnh hưởng.
3.2.1. Định hướng sử dụng đất của hai xã.
Định hướng sử dụng đất ở.
Tận dụng các lô đất đồi núi, gần đường giao thông tiện nguồn nước sinh hoạt để chuyển sang làm đất ở. Hạn chế chuyển đất nông nghiệp sang làm đất ở nhất là đất trồng lúa.
Tiêu chuẩn mới giao cấp bình quân 200 m2 / hộ.
định hướng sử dụng đất chuyên dùng.
Đất xây dựng:
+ Đất trường học
Nhìn chung cả hai xã còn thiếu trường và yếu kém về chất lượng giảng dạy. Chỉ tiêu đất trường học mà Bộ giáo dục, đào tạo quy định là 18 m2 / 1 học sinh nhưng ở xã Khuất Xá chỉ có 9,2 m2 / 1 học sinh, xã Tú Đoạn chỉ có 15 m2/ 1 học sinh do vậy định hướng trong những năm tiếp theo của hai xã là mở rộng trường học đảm bảo đủ chỉ tiêu 18 m2 / 1 học sinh.
Riêng xã Tú Đoạn đã định hướng lâu dài khi đủ số học sinh sẽ quy hoạch một phân trường cấp III cho cụm xã phía nam huyện, thuộc thôn Rinh chùa của xã với diện tích la 2 - 3 ha.
Về trường mẫu giáo hiệntạ cả hai xã chỉ có 6 lớp mẫu giáo, mỗi xã chỉ có 3 lớp chưa đáp ứng đủ nhu cầu giáo dục do vậy, để tạo điều kiện cho các chấu được nuôi dạy thì cứ mỗi thôn hoặc 2 đến 3 thôn xóm gần nhau thành lập một lớp mẫu giáo chung.
+ Đất trạm xã: Hiện tại xã Tú Đoạn chưa có trạm xá, định hướng sẽ quy hoạch gần UBND xã, cạnh Hồ Khuổi Dân, xã thôn chùa Rinh. Ngoài ra các cụm thôn xóm mở dịch vụ, trung tâm bán thuốc, khám chữa bệnh cho nhân dân. Đối với xã khuất xá tuy đã có trạm xá nhưng diện tích lại quá nhỏ vì vậy định hướng sẽ huyển về gần UBND xã canh đường lên xã, thôn bản chu. Ngoài ra còn mở các trung tâm khám chữa bệnh ở những cụm xóm.
+ Đất văn hoá thể thao: Hiện tại xã Khuất Xá chưa có sân vận động và và khu văn hoá thể thao vì vậy dự kiến quy hoạch một số sân vận động ở khu trung tâm Bản Chu, diện tích từ 0,5 - 1,0 ha Nhà văn hoá, bưu điện xây dựng cạnh UBND xã. Riêng xã Tú Đoạn tuy đã có đất này nhưng còn chật hẹp, chưa có dự kiến mở rộng, bưu điện. Nhà văn hoá sẽ xây dựng cạnh UBND xã. Trong tương lai khu hồ khuổi Dân sẽ quy hoạch thành khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí của huyện.
Quy hoạch chợ, cả hai xã đều dự kiến quy hoạch cạnh UBND xã.
Đất giao thông.
Nhìn chung hệ thống giao thông đi lại của hai xã còn rất kém, qua sông chưa có cầu, phà. Vì vậy trong tương lai tới cả hai xã đều xây dựng cầu qua sông kỳ cùng nối liền với các xã khác, ở xã Tú Đoạn sẽ xây dựng tại thôn Bình Chùa - Bản Bằng. ở xã Khuất Xá sẽ xây dựng ở thôn Bản Cảng - Bản Chu. Cả hai xã đều phải mở rộng, nâng cấp tất cả các yếu tố đường hiện có.
Đất thuỷ lợi.
Hiện tại các trạm bơm của cả hai xã đang xuống cấp nghiêm trọng do đó nưới tưới tiêu còn thiếu nhiều, đất canh tác nhiều nơi bị bỏ hoang. Trong tương lai cần cải tạo và nâng cấp các Công trình hiện có và xây dựng mới một số mương, phà ở các thôn từng bước tiến tới kiên cố hoá các công trình thủy lợi.
Đất nghĩa trang nghĩa địa.
Như ta đã biết cả hai xã đều chưa có nghĩa trong, nghĩa địa, dự định sẽ quy hoạch nghĩa trang tưởng niệm các liệt sỹ tại khu đông cây gạo (bản chu) thuộc xã Khuất Xá và tại UBND xã Tú Đoạn.
Định hướng sử dụng đất nông nghiệp.
Đất ruộng ở khu vực đò qua, Bản Mời, Bản Cạo, Nà Già, Bản Bằng thuộc xã Tú Đoạn và thôn Pán Pé, Khôn trong, khôn Ma thuộc xã Khuất Xá từ 1 vụ lúa đưa lên trồng hai vụ lúa.
Đất ruộng 1vụ lúa ở các thôn thuộc xã Tú Đoạn Lên làm 2 vụ lúa hoặc 1 vụ lúa 1 vụ thuốc, còn thôn Bản chu, Pò Loỏng thuộc xã Khuất Xá từ 2 vụ bấp bênh lên làm 2 vụ chắc ăn.
Đất 1 vụ lúa thiếu nước thuộc xã Tú Đoạn sẽ chuyển sang 1 phần trồng cây ăn quả.
Vụ đông xuân cả hai xã đều trồng rau màu như khoai tây ngô, rau xanh.
Định hướng sử dụng đất lâm nghiệp.
Đất đồi núi ở phía xã ở các xóm Nặm Lè, Pò Loỏng, bản Lải, Pò Ngoà thuộc xã Khuất Xá và đất đồi núi nằm phía Bắc xã Tú Đoạn gồm xóm pò Ngoà, Pò Khưa, số nhiều đều chuyển sang trồng rừng đưa độ che phủ từ 39% lên 60% trong 10 năm tới.
Riêng xã khuất xá một phần diện tích khoảng 150 -200 ha sẽ chuyển sang trồng cây ăn quả. Vì đất ở đây có độ dốc hoặc bằng 1m gồm nước tưới.
Định hướng sử dụng đất chưa sử dụng.
Đất bằng ở sông Kỳ Cùng sẽ chuyển sang đồng cỏ chăn thả. Đất hoang đồi ở khu vực thôn bản Mới, Chùa Rinh, Nà Già Bản Quấn thuộc xã Tú Đoạn, và thôn Nặm Lè, Bản Lãi, Pò Ngoà, Khôn Trang, Pò Loảng, Pán Pé, Tằm Chả thuộc xã Khuất Xá sẽ được chuyển sang đồng cỏ chăn thả.
Đất có độ dốc > hoặc bằng 150 không có điều kiện nước tưới sẽ chuyển sang trồng rừng, ở những thôn bản Cạo, Pò Loi, Rinh Chùa,...
3.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng quy hoạch có thể dự báo .
Dự báo dân số, hộ gia đình.
Để đảm bảo chỉ tiêu phát triển kinh tế, trong giai đoạn tới cả hại xã quyết tâm hạ tỷ lệ tăng dân sô xuống mức đề ra, đưa tỷ lệ này xuống cong 1,2%.
- Dự báo tới năm 2000 tỷ lệ tăng dân số của xã Khuất Xá là 1,47% tổng nhân khẩu toàn xã là 4624 người vf 838 hộ xã Tú Đoạn tỷ lệ tăng dân số là 1,26%, tổng nhân khẩu toàn xã là 5852 người và 1.102 hộ.
Dự báo năm 2010 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã Tú Đoạn là 1,2% tổng nhân khẩu toàn xã là 6612 người và 1227 hộ, riêng xã khuất xá tỷ lệ này là 1,2%, tổng nhân khẩu toàn xã là 5852 người và 946 hộ.
b. Dự báo số hộ có nhu cầu đất ở.
Tháng 8 năm 2000 xã Khuất Xá có 4.602 người và 837 hộ, quy mô hộ trung bình là 5,5 người/hộ đến năm 2010 dự báo sẽ có 5.224 người và quy mô hộ trung bình vẫn giữ là 5,5 người/ hộ thì số hộ phát sinh tăng thêm 109 hộ trong đó có số hộ thừa kế 9 hộ, số hộ cần chuyển mục đích từ các loại đất khác sang đất ở là 100 hộ trong đó số hộ tự giãn là 41 hộ chiếm 41%, giao cấp mới 59 hộ chiếm 59%. Tiêu chuẩn chuyển sang đất ở là 200m2/ hộ. Như vậy đất ở sẽ tăng 2,16 ha. Dự báo đến năm 2010 diện tích đất ở sẽ là 24,16 ha. Xã Tú Đoạn tháng 6/2000 có 5.814 người và 1.079 hộ, quy mô hộ trung bình là 5,39 người/ hộ. Đến năm 2010 dự báo sẽ 6.612 người và với quy mô trung bình vẫn giữ nguyên thì số hộ phát sinh 148 hộ trong đó số hộ kế thừa là 7 hộ, số hộ cần chuyển mục đích là 141 hộ. Trong đó số hộ tự giãn là 65 hộ giao cấp mới 76 hộ.
Với tiêu chuẩn chuyển sang đất ở là 200m2/ hộ thì diện tích đất sẽ tăng 2,98 ha. Dự báo đến năm 2010 diện tích đất ở của xã là 18,79 ha.
3.3. Xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch cho hai xã Tú Đoạn và Khuất Xá.
Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, định hướng quy hoạch của các ngành và dự báo nhu cầu sử dụng đất. Từ đó ta xây dựng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất cho hai xã với nội dung quy hoạch, kế hoạch cụ thể sau:
3.3.1. Lập phương án quy hoạch sử dụng đất.
a. Quy hoạch đất ở nông thôn.
Với tiêu chuẩn là 1 hộ chỉ được 200 m2 đất ở thì xã Khuất Xá sẽ tăng diện tích đất ở lên là: 2,16 ha trong đó có 0,16 ha đất một vụ lúa. 0,68 ha đất màu; 0,82 ha đất vườn, 0,46 ha đất rừng trồng và 0,04 ha đất đồi núi chưa sử dụng.
Đối với xã Tú Đoạn: Với tiêu chuẩn cho phép diện tích đất ở của xã sẽ tăng 2,98 ha trong đó có 0,08 ha đất một vụ lúa, 0,9 ha đất màu, 1,3 đất vườn tạp, 0,56 ha đất rừng trồng, 0,19 ha đất đồi núi không sử dụng.
b. Quy hoạch đất chuyên dùng .
* Đất xây dựng
+ Đất trường học của hai xã được quy hoạch như sau:
Để đảm bảo diện tích 18 m2/ 1 học sinh thì xã Khuất Xá cần mở rộng trường cấp I, II, ở bản Chu ra 3000 m2; mở rộng phân trường bản Pàn Pé ra 900 m2, mở rộng phân trường Khòn Mu 1.200m2 trên đất xây dựng cũ; mở rộng trường học Phiêng Bưa Ra 500 m2 thôn Pò Loỏng Ra 1.200 m2.
Còn xã Tú Đoạn sẽ mở rộng trường cấp II ở thôn Ring Chùa ra 3.600 m2, phân trường Bản Mới 500 m2, Bản Cạo 1.300 m2, phân trường cấp I Nà Già chuyển về khu vực sân bóng thôn Nà Già; Phân trường Pò Coóc mở rộng 600 m2, Pò Qua quy hoach mới 2000 m2.
+ Nhà trẻ mẫu giáo kết hợp với nhà văn hóa thôn cần thiết phải quy hoạch mới và mở rộng ra cụ thể như sau:
Xã Khuất Xá thôn Khòn Ma mở rộng 500 m2 gần trường học, thôn bản Cảng mở rộng mới 1000 m2 thông Pò Loỏng quy hoạch mở rộng 500 m2 cạnh trường cấp I. Thôn Bản Chu quy hoạch xây dựng nhà văn hoá, nhà trẻ mẫu giáo, diện tích 3000 m2 cố định ngoài ra các thôn sẽ mở rộng là: thông Pán Pé (500m2), thôn Khồn trang (500 m2), thôn Tằm Chả (1000 m2), thôn Khồn Mỏ ( 300 m2), thôn Pò Kít, Phiêng Bưa, Nặm Lè mở rộng 300 m2, thôn Pò Ngoà, Bản Lải mở rộng mới 500m2.
Xã Tú Đoạn : thôn bản mới xây dựng ở khu trường cũ, thôn Ring Chùa mở rộng 1000 m2 các thôn Pò Lọi, Pò Coóc, Bản Tấu quy hoạch mới 500 m2, các thôn bản mới, Nà Già mở rộng mới 100 m2.
+ Quy hoạch chợ: Xã Tú Đoạn quy hoạch chợ cạnh khu UBND với diện tích là 1000 m2. Xã Khuất Xá cũng quy hoạch tương tự, riêng chỉ quy hoạch thêm sân vận động cạnh trường cấp I, II diện tích là 5000m2.
+ Quy hoạch trạm xá xã Tú Đoạn quy hoạch tại hồ Khuổi giáp uỷ ban nhân dân xã diện tích là 1000 m2, với diện tích này thì xã Khuất Xá cũng quy hoạch bên cạnh UBND.
* Đất giao thông nhìn chung cả hai xã cần phải nâng cấp và mở rộng liên thông, liên xã.
ở xã khuất xá cần mở rộng 3-6m ra quy hoạch mới từ 0,3 - 1,2 km đối với các tuyến đường sau: Đường Bản Chu - thôn Tằm Chả, Đường liên xã; Đường Bản Cảng, đường vào thôn Nặm Lè; Đường yên Khoái - Pán Pé, đường thôn Khò Mu, đường tổng mỏ, đường Khòn Mỏ - Pò Két, đường Pò Két - Thiên Bưa, đường Lườn thôn Pò Loỏng, đường Pán Pé - Pác Mạ. Đường trục 395 vào Pàn Pé, đường Tằm Chả - Tú Mịch, đường tằm chả - Khon Mu, đường bản lại - Pò Ngoà. Ngoài ra nhà nước sẽ đầu tư xây dựng cầu qua sông Kỳ Càng giữa Bản Cảng và Bản chu.
Đối với xã Tú Đoạn. Cần phải nâng cấp mở rộng 3 - 6 m và quy hoạch mới, từ 1km - 2km bởi các hệ thống đường sau. Đường Pò Qua - Pò Ngoà - Xã Yên Khoái, đường xuyên quốc lộ 4B ; Đường vào thôn Bản Cạo, thôn Nà Già, đường bản tấu.
- Khôn Trang: Đường vào khu vực cây ăn quả thôn Ring Chùa, Bản Mới, Đường nội đồng bản bằng, Pò Qua quy hoạch mới 1,8km ngoài ra còn xây rựng một cầu treo cạnh chùa Ring. Cần chú ý cho cả hai xã đất lưu không của các tuyến đường đi lại không được xây dựng vào các công trình kiên cố.
* Đất thuỷ lợi vì hệ thống thủy lợi còn yếu, đang trên đà xuống cấp, để đạt được tính hiệu quả trong sử dụng đất thâm canh cây trồng thì xã còn quy hoạch hệ thống mương máng như sau: Xã Khuất Xá cần phải xây phai Keo Phụng, Phai Kim Tinh, phai Quan, bê tông hoá mương Nà Nam ( thôn Pò Loỏng), nâng cấp, mở rộng kênh Pò kít - Khòn Mỏ và bê tông hoá kênh Nà Ngầm - Khòn Mỏ.
Đối với xã Tú Đoạn, phải xây phải Thởi ở thôn Pò Ngoà và Sì Nhiều Bê tông hoá mương, trạm 12. Nâng cấp và mở rộng kênh mương Khòn Trang, bê tông hó kênh từ Sàm viên về Tú Đoạn, nâng cấp mường Bản Cạo, làm mới kênh nội đồng bản quyền dài 600 m làm mới kênh Nà Già đi xã Khuất Xá dài 0,4 km. Nâng bờ đập hồ khuổi Dân và mở rộng máng lấy nước, xây dựng hồ tưới ở thôn Bản Cạo làm mới kênh nội đồng Bản bằng từ trạm 1.
* Đất nghĩa trang, nghĩa địa.
Đất nghĩa trang, nghĩa địa của hai xã đều quy hoạch mới hoàn toàn và được phân bố như sau.
Xã Tú Đoạn: Đất nghĩa trang liệt sỹ được quy hoạch ở khu vực trước sân vận động đối diện trường cấp hai với diện tích 500 m2 đất nghĩa địa của các thôn đựơc quy hoạch theo các thôn, Bản với diện tích 2000 - 3000 m2 cho một nghĩa địa mới. Đối với xã Khuất Xá, đất nghĩa trang liệt sỹ đựơc quy hoạch ở đồng cây gạo diện tích là 300 m2, đất nghĩa địa cũng được quy hoạch giống như xã Tú Đoạn.
c. Quy hoạch đất nông nghiệp.
Căn cứ vào quỹ đất nông nghiệp hiện tại, đặc điểm về khí hậu, đất đai và khả năng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất tăng cường hệ thống thuỷ lợi. Do vậy quy hoạch cần tập trung vào đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng, mở rộng diện tích nông nghiệp.
+ Đối với xã khuất Xá: Chuyển 70 ha đất một vụ lúa ở khu đồng thông Pán Pé, Khòn Trang, Khòn Mu, bản Chu, Pò Loỏng lên làm hai vụ riêng xã Tú Đoạn cần chuyển 50 ha loại đất này ở các thôn Ring Chùa, Phò Qua, bản Mới, Bản Quấn, Nà Già, Bản Bằng Sì Nghiều, Bản Tấu lên hai vụ, Tuy diện tích tự nhiên không nhiều nhưng đòi hỏi hai xã phải cố gắng đầu tư thâm canh tăng năng suất thu nhập cho bà con nông dân.
Xã tú đoạn cần quy hoạch 19 ha đất trồng màu từ đất bằng chưa sử dụng dọc theo sông kỳ cùng để trồng thêm các loại rau củ, phục vụ chăn nuôi.
+ Đất trồng cây ăn quả xã khuất xá cần quy hoạch 260 ha ở khu vực thôn Pò Loỏng, Nặm Lè, Bản Lải, Pò Ngoà (được lấy từ đất đồi núi chưa sử dụng 33 ha, đất trồng rừng 147 ha và đất vườn tạp là 80 ha ). Riêng loại đất này ở xã Tú Đoạn cần quy hoạch 280 ha ở khu vực thôn Ring Chùa, Bản mới, Nà Già, Bản Bằng, Pò Qua, Sì Nghiều, Bản Tấu, bản Quấn ( được lấy từ đất màu 5 ha, đất rừng trồng 155 ha, đất đồi núi chưa sử dụng laf 10 ha, đất vườn tạp là 80 ha).
+ Quy hoạch đất đồng cỏ chăn thả.
Chủ yếu là miền đất chưa sử dụng dọc theo sông kỳ cùng xã Khuất Xá là 23 ha cần quy hoạch bao gồm 10 ha đất bằng chưa sử dụng ; 3 ha thuộc khu vực đồi 395 và khu vực giáp xã Fá Mích là 10 ha. Còn xã Tú Đoạn cần quy hoạch với diện tích là 35 ha trong đó 30 ha là diện tích đất bằng chưa sử dụng, 5 ha là diện tích đồi núi chưa sử dụng.
d. Quy hoạch đất lâm nghiệp.
Tiếp tục công tác giao đất, giao rừng cho hộ gia đình khoanh nuôi, tái sinh, phát triển rừng, trồng rừng; xã khuất xá phấn đấu mỗi năm trồng được 50 ha ở khu vực phía nam xã, đất lâm nghiệp chuyển sang mục đích khác là 153,09 ha trong đó đất đồng cỏ 3 ha, cây ăn quả 147 ha, đất chuyên dùng 2,63 ha, đất ở 0,46 ha. Riêng xã Tú Đoạn có diện tích đất rừng nhỏ, độ che phủ khá cao 45,98% do đó xã sẽ phấn đấu mỗi năm trồng 30 ha rừng ở khu vực phía Bắc và Nam của xã. Đất lâm nghiệp chuyển sang mục đích khác sẽ là 161,65 ha trong đó chuyển sang đất trồng cây ăn quả là 155 ha, đất chuyên dùng 6,09 ha, đất ở 0,56 ha. Như vậy cả hai xã đều có xu hướng mở rộng kinh tế vào vùng đất đồi núi . Riêng xã Tú Đoạn đất trồng cây ăn quả là rất nhiều cần thiết phải mở rộng để phát huy thế mạnh của cây ăn quả, hạ giá thànhvà nâng cao chất lượng hoa quả, còn xã Khuất Xá nên đầu tư vào trồng rừng bảo vệ nguồn nước để đầu tư cho rau, màu, khuất là trồng lúa, thuốc lá, khoai tây, và phục vụ tốt khâu chăn nuôi gia súc.
e. Quy hoạch đất chưa sử dụng.
Khi quy hoạch cần căn cứ vào quỹ đất chưa sử dụng của xã; Tính thích nghi cho việc sử dụng vào các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là mở rộng diện tích tự nhiên cho đất nông nghiệp.
Xã Khuất Xá cần phải bố trí sử dụn đất này như sau:
Chuyển 33 ha ở khu vực phía Nam xã ở thôn Nặn Lè, Pò loỏng, Bản Lải, Pò Ngoà.., sang trồng cây ăn quả.
Chuyển 10 ha đất hoang bằng dọc sông kỳ cùng song đồng cỏ chăn thả và chuyển 10 ha đất hoang đồi núi ở khu vực bản Nặm Le, Bản Lải sang đồng cỏ.
Chuyển 500 ha đất hoang đồi khu vực Bản Lãi, Pò Ngoà, chuyển sang trồng rừng.
Diện tích còn lại chưa sử dụng ước tính khoảng 151,5 ha đối với xã Tú Đoạn cần chuyển 40 ha ở khu vực phía Nãmã thuộc thôn Ring Chùa, Bản Mới , Bản quấn, Bản Tấn..., sang trồng cây ăn quả đây là loại đất hoang đồi núi.
Chuyể 19 ha đất hoang dọc sông kỳ cùng sang đất trồng màu.
Chuyển 30 ha đất hoang dọc sông kỳ cùng song đồng cỏ chăn thả. Trong những năm tới diện tích đất chưa sử dụng của xã còn khoảng 205 ha.
Từ kết quả của Bảng cho ta thấy, trong tương lai sau khi quy hoạch diện tích đất nông nghiệp của xã Khuất Xá sẽ có cơ cấu ít hơn xã Tú Đoạn, trong khi đó cơ cấu diện tích đất lâm nghiệp là xấp xỉ nhau, tuy xã Khuất Xá có diện tích rừng chiếm rất nhiều so với tầm diện tích đất ở hiện có thì xã Khuất Xã thấp hơn xã Tú Đoạn, điều này cho thấy rằng số dân trong xã có giảm trong tương lai. Đất chưa sử dụng thì xã Tú Đoạn có khả năng khai hoang mở rộng trên diện tích đất chưa sử dụng.
3.3.2. Kế hoạch sử dụng đất.
a. Mục đích và yêu cầu của kế hoạch.
+ Mục đích: Kế hoạch sử dụng đất được xây dựng cho năm 2010 - 2002 và một số năm tới với mục đích làm cơ sở cho việc giao đất, cấp đất, thu hồi hàng năm và từng giai đoạn của xã.
- kế hoạch sử dụng đất phải đảm bảo đủ diện tích đất cần thiết cho nhu cầu sử dụng của các ngành, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trên nguyên tắc sử dụng tiết kiệm hợp lý và có hiệu quả.
+ Căn cứ để xây dựng kế hoạch sử dụng đất là.
- Phương án quy hoạch sử dụng đất trong từng giai đoạn cụ thể 5 năm - 10 năm.
- Nhu cầu sử dụng đất của các ngành.
- Kế hoạch phát triển sử dụng đất của các ngành nông - lâm nghiệp, giao thông, thuỷ lợi xây dựng trong phạm vi lãnh thổ của xã.
b. Kế hoạch sử dụng đất năm 2001 -2005 xã Tú Đoạn.
b.1. Đất ở : Được chuyển 0,54 ha đất vườn tạp cho 27 hộ tự giảm; 0,56 ha cho 28 hộ giao cấp mới lấy từ đất hoang đồi 0,14 ha đất màu 0,40 ha, đất lúa 0,02 ha:
Riêng xã Khuất Xá sẽ chuyển 0,32 ha đất vườn tạp cho 16 hộ tự giảm, chuyển 0,582 sang đất ở cho 29 hộ giao đất mới lấy từ đất hoang đồi, 0,02 ha đất rừng trồng 0,26 ha đất màu 0,3 ha.
b.2. Đất chuyên dùng.
* Xã khuất Xá có.
+ Đất xây dựng: mở rộng phân đường Pán Pé, quy hoạch nhà trẻ, mẫu giáo, các nhà văn hoá, các thôn Pán Pé, Khòn Trang, Tằm Chả, Khòn Mỏ, Pò Kíp, Phiêng bưa, Nặc Nè.
- Quy hoạch mới trạm xá ở xã thôn bản chu và quy hoạch sân vận động ở đây.
- Quy hoạch chợ xã.
Đất xây dựng giai đoạn này tăng thêm 1,05 ha ( lấy vào đất một vụ lúa là 0,5 ha, đất vườn tạp 0,4 ha, đất rừng trồng là 0,15 ha).
- Đất giao thông trong giai đoạn này nâng cấp và mở rộng các tuyến đường sau:
Đường từ xã Yên Khoái và thôn Pán Pé, trục đường 395 vào thôn Khòn Mu, đường Tổng Mỏ, đường Khòn Mỏ - Pò Kít, đường Pò kít - Phiêng bưa đường từ lườn, đường Tằm Chả, Khòn Mu, đường Tằm Chả - Tú Mịch, đường vào thôn bản lãi xây cầu treo bản Cảng - Bản Chu.
Tổng diện tích đất giao thông giai đoạn này sẽ tăng thêm 1,61ha lấy vào đất một vụ lúa 0,43 ha đất, rừng trồng 0,32 ha, đất hai vụ lúa 0,3 ha đất màu 0,06 ha.
Đất thuỷ lợi.
Trong giai đoạn này xã cần tiến hành xây dựng các mương phai sau: Nâng cấp, mở rộng Mương Pò Kít, Khòn Mỏ. Bê tông hoá kênh Nà Ngần - Đất thuỷ lợi tăng thêm 0,11 ha lấy vào đất một vụ lúa.
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa.
Tiếp tục quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa trong xã.
* Đối với xã Tú Đoạn. Cần có kế hoạch sử dụng loại đất này như sau.
+ Đất xây dựng mở rộng phân trường Pò coóc, trường cấp I Nà Già chuyển về khu sân bóng. Quy hoạch nhà trẻ, mẫu giáo, nhà văn hoá ở các khu: bản mới, Chùa Rinh, Pò lọi, Pò Coóc, bản tấu, bản Mới, Nà Già.
Tiến hành quy hoạch chợ gần UBND xã
- Quy hoạch phân trường Po Qua.
Tổng diện tích xây dựng trong giai đoạn này tăng thêm 2,06 ha.
+ Đất giao thông.
Cần nâng cấp và mở rộng các tuyến đường sau.
- Đường liên xã, nâng cấp đường vào thôn Na Già,
- Nâng cấp đường bản Tấu khòn trang (rãi cấp phối)
- Nâng cấp quốc lộ 4B.
- Quy hoạch đường nội đồng Bản Bằng, Bản Quyến, Pò Qua.
- Quy hoạch đường vào khu vực trồng cây ăn quả ở thôn chùa Ring, Bản Mới.
- Quy hoạch cầu treo Bản Chu - Khòn Mu.
Tổng diện tích giao thông trong giai đoạn này tăng thêm 3,27 ha lấy vào đất rừng trồng ly hà 2,05 ha, hoang đồi là 1,10 ha và đất nông nghiệp 1,23 ha.
+ Đất thuỷ lợi.
Trong giai đoạn này cần xây dựng và nâng cấp các mương phai sau:
- Nâng cấp và mở rộng mương bản Cạo
- Bê tông hoá kênh Khòn Trang.
- Làm mới kênh tưới từ Nà Già đi Khuất Xá.
- Nâng cấp bờ đập khuổi Dàn và mở rộng máng lấy nước.
- Làm mới kênh tưới từ trạm 1 đi đồng Pò Khưa.
- Quy hoạch hồ Ná Nàng ( Thôn Bản Cạo).
- làm mới kênh nội đồng bản bằng từ trạm 1.
Đất thuỷ lợi tăng thêm 2,06 ha lấy vào đất 1 vạ lúa là 0,54 ha, đất 2 vụ lúa là 0,3 ha, hoang đồi là 1,22 ha.
B3. Đất nông - Lâm nghiệp.
*Xã Tú Đoạn sẽ tiến hành trồng 130 ha đất cây ăn quả ( như nhãn, vãi...) lấy từ đất trồng rừng 70 ha, đồi hoang là 15 ha, đất màu 5 ha, đất vườn đập 40 ha.
- Trồng rừng 150 ha lấy từ đất hoang đồi.
- chuyển 40 ha đất 1 vụ lúa lên hai vụ lúa.
* Xã Khuất Xá : Sẽ trồng 143 ha diện tích cây ăn quả có ưu thế (là vải hoặc nhãn) lấy từ đất rừng trồng là 50 ha, hoang đồi là 13 ha, đất vườn tạo 80 ha.
- xã sẽ phải trồng rừng 200 ha lấy từ đất đồi hoang
- Chuyển 46 ha đất 1 vụ lúa lên 2 vụ lúa.
Chương III
Những biện pháp, giải pháp, tổ chức thực hiện quy hoạch.
I. Những biện pháp và giải pháp trong quá trình thực hiện .
1. Biện pháp thực hiện.
+ Thực hiện chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm, nhà nước quản lý, nhân dân thực hiện, nhằm đảm bảo quản lý tốt quỹ đất của quốc gia đồng thời đưa quỹ đất phục vụ sử dụng hiệu quả và bền vững .
Đánh giá tiềm lực về vốn và khả năng thu hồi và sử dụng vốn vào phát triển sản xuất của vùng quy hoạch phải đảm bảo đủ vốn phục vụ cho quy hoạch sau quy hoạch phải đảm đủ bảo vốn để đầu tư phát triển sản xuất trong mô hình quy hoạch.
Phải áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình quy hoạch đồng thời quy hoạch cũng vạch ra một nhu cầu hợp lý hướng phát triển sản xuất bằng cơ giới hoá và hiện đại hoá hệ thống cơ sở hạ tầng để phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tích cực thực hiện sử dụng tiết kiệm quỹ đất, nhà nước quản lý chặt chẽ, khuyến khích nhân dân sử dụgn theo hướng bền vững. " hiệu quả kinh tế - xã hội và trong sạch cho môi trường" bằng những biện pháp thiết thực như trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, sử dụng đất đúng mục đích quy định hạn chế mức thải độc hại của công nghiệp ra môi trường.
Cơ quan quản lý phải tích cực tuyên truyền giáo dục cho nhân dân nắm vững luật pháp, chính sách quản lý sử dụng đất đai của Đảng, Nhà nước hạn chế việc du canh du cư phá hoại tài nguyên rừng, đất rừng một cách bừa bãi, hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân và người sử dụng đất biết, hiểu và thực hiện việc quản lý sử dụng, bảo vệ, khai thác đất đai theo đúng quy hoạch, kế hoạch.
2. Giải pháp.
+ Đối với đất nông lâm nghiệp: Phải hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đất nông nghiệp, lâm nghiệp sang hình thức phi sản xuất khác. Đặc biệt là đất lúa, đất màu tốt, đất rừng phòng hộ đầu nguồn.
Nhanh chóng hoàn thành giao đất lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, hay tổ chức, các nhân dân. Nhà nước thường xuyên kiểm tra, quản lý các quỹ đất chưa giao và đã giao sử dụng đảm bảo hiệu quả và đúng mục đích quy định.
Xây dựng ngay các phương án đầu tư khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp, khi dự án quy hoạch được phệ duyệt. Mở rộng diện tích nông, lâm nghiệp bằng cách mở rộng các diện tích đất đồng cỏ, tiến hành trồng rừng trên đất có đồi núi trọc.
+ Đối với đất ở, đất chuyên dùng: Nhanh chóng xử lý, hoàn thiện hồ sơ đất ở, đất chuyên dùng để tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất chuyên dùng tới tay người sử dụng kịp thời để ổn định sản xuất.
Tổ chức điều tra, phân loại xác định nhu cầu chuyên dùng của rừng, để có phương án điều chỉnh quỹ đất chuyên dùng giữa các lĩnh vực, ngành
Hợp lý phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.
+ Tiến hành đầu tư khai thác chưa sử dụng: Nguồn đất này chủ yêú tập trung ở vùng núi và các cánh đồng cỏ ven sông kỳ cùng và ven hệ thống cơ ir hạ tầng, theo dự án kế hoạch hàng năm để khai thác rừng tiềm năng vùng đất này.
Đặc biệt là phải đầu tư mở rộng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất cũng như chăm lo sức khoẻ cho cộng đồng.
Nhà nước cần phải có giải pháp về vốn như hỗ trợ người nghèo, khuyến khích nông dân vay vốn vào phát triển sản xuất hoặc phát triển rừng, phát triển quỹ tín dụng tới từng cơ sở huyện, xã.
Nhà nước hỗ trợ đào tạo cho những cán bộ kỹ thuật ở những nơi có hoàn cảnh đặc biệt như vùng sâu, vùng xa để họ có thể bắt nhịp với các vùng khác và cũng là giải pháp để nhà nước có thể tuyên truyền các chính sách nhanh chóng và có hiệu quả.
II. Tổ chức thực hiện.
Sau khi phương án đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, UBND xã cần tổ chức thực hiện ngay. Trên cơ sở phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện, các ngành cần nhanh chóng tiến hành lập kế hoạch thực hiện của từng ngành. Đặc biệt là các ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ bản... Trên cơ sở đó nhằm cụ thể hóa phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của từng năm, từng thôn xóm.
- Cung với các cấp lãnh đạo, các tổ chức xã hội, UBND xã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi nội dung của phương án quy hoạch đến từng hộ dân nhằm thực hiện tốt phương trâm " Dân biết dân bàn, dân làm, dân kiểm tra ".
- Hoàn thiện việc giao đất, giao rừng theo các văn bản 64/CP; 02/CP của Chính Phủ. Tiến hành cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng sử dụng. Vận động nhân dân quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng luật định. Cần kiểm tra, thanh tra và chỉ đạo chặt chẽ trong việc chuyển mục đích sử dụng đất đảm bảo sử dụng ổn định quỹ đất trồng cây hàng năm, nhất là đất lúa.
Xây dựng và ban hành các chính sách nhằm bảo vệ và sử dụng các quỹ đất nông nghiệp, chính sách bảo vệ đất lúa, chính sách biện thuế sử dụng đất trong những năm đầu đối với đất trống đồi núi trọc đưa vào sản xuất nông nghiệp.
Kết luận - Kiến nghị
a. Kết luận:
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai nói chung, quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất cấp xã nói riêng, qua phân tích cho thấy rằng quy hoạch là một quá trình phức tạp, kết hợp nhiều yếu tố ngẫu nhiên vào tự nhiên để tạo ra một bản quy hoạch sử dụng đất hợp lý. Địa hình Việt Nam chủ yếu là đồi núi và đất chủ yếu sử dụng vào chủ yếu sản xuất nông nghiệp, chính vì vậy trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự đô thị hoá ngày một tăng, đòi hỏi nhà nước phải có biện pháp quản lý tốt quỹ đất, thực hiện quy hoạch chi tiết tới từng xã, hướng người sử dụng đất đi vào nề nếp, đồng thời đưa nền kinh tế ở đây " vùng sâu vùng xa" bắt nhịp với nền kinh tế thị trường. Chính bởi điều này quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã là cần thiết và khó khăn nhất là về mặt kinh phí, đã hạn chế tiến độ thực thi của quy hoạch, vì vậy quy hoạch cấp xã cần phải được chú ý và nghiên cứu kỹ càng trước khi tiến hành nhất là chú trọng về vốn và những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quy hoạch.
b. Kiến nghị.
Đề nghị nhà nước phải có biện pháp hỗ trợ quy hoạch, để công tác quy hoạch diễn ra đựơc tốt hơn, chất lượng hơn và phổ biến hơn, để công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được áp dụng trên phổ biến trên phạm vi toàn quốc.
Đề nghị các cấp, các ngành quản lý, tạo điều kiện cho các nhà quy hoạch kể từ khi bắt đầu quy hoạch và có biện pháp xem xét, duyệt phương án quy hoạch kịp thời để sớm đưa bản quy hoạch vào thực tiễn và cơ quan cấp quy hoạch phải nhanh chóng thực hiện công tác quy hoạch và quản lý nhà nước đối với đất đai ngày càng chặt chẽ hơn.
Nhà nước thực hiện tổ chức, kiểm tra quỹ đất hàng năm, tích cực phê duyệt các dự án quy hoạch có tính khả thi để tiến tới quản lý chặt chẽ giữa Nhà nước với nhân dân nhằm sử dụng quỹ đất ổn định, lâu dài trên phạm vi tàon quốc nói chung và các vùng miền núi nói riêng.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình kinh tế tài nguyên đất
- Trường Đại học KTQD
2. Giáo trình quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở
- Trường Đại học KTQD.
3. Giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn
- Trường Đại học KTQD.
4. Luật đất đai năm 1993 và luật sửa đổi năm 1999
5. Các bảng số liệu quy hoạch của xã Khuất Xá và Tú Đoạn
6. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại đà nẵng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0019.doc