Đề tài Nghiên cứu: Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cấp xã

Phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã Hữu Khánh và xã Đồng Bục thời kỳ 2000 – 2010 được xây dựng theo phương pháp luận về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã do tổng cục địa chính hướng dẫn. đồng thời được tiến hành trên cơ sở tổng hợp phân tích các nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích phi nông nghiệp, trên cơ sở rà soát xem xét theo những quy định về mức sử dụng đất của từng loại đất theo luật đất đai và các văn bản hướng dẫn của tỉnh. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là một trong 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai mà đảng và nhà nước quan tâm. Công tác tổ chức xây dựng thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp xã bước đầu đã thực hiện được một số cơ chế điều tiết việc phân bổ quỹ đất vào các mục đích sử dụng theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên cùng với quá trình phát triển thì còn nhiều vấn đề bất cập nảy sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai vì vậy cần phải liên tục nghiên cứu, để tìm ra những giải pháp thích hợp mang lại tính hiệu quả trong công tác quản lý nguồn tài nguyên đất đai. Chu chuyển giữa các loại đất như các phương án trên của các xã là hợp lý, phù hợp với việc thực hiện xoá đói giảm nghèo, từng bước đô thị hoá nông thôn. Sự chuyển đất nông nghiệp sang các mục đích khác như các phươ

doc94 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu: Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cấp xã, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đất chưa được giải quyết. Cơ cấu đất chuyên dùng thấp chưa đáp ứng được yêu cầu hiện tại cũng như trong tương lai. Hệ số sử dụng đất canh tác chưa cao, đất hoang chưa sử dụng còn nhiều. Cụ thể năm 2000 Hữu Khánh còn 170,5ha và Đồng Bạc còn 49,37ha đất chưa sử dụng, trong đó chủ yếu là đất núi. Song trong lượng đất này Đồng Bạc còn có 21,97ha đất bằng chưa sử dụng. Trong quy hoạch cần chú ý để khai thác triệt để nguồn đất loại này. Đồng thời phải xác định được cơ cấu đất đai hợp lý, khai thác đất chưa sử dụng, nâng cao hệ số sử dụng đất, dành đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng, thâm canh vụ và bảo vệ đất rừng. III. Xây dựng phương án quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. 1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Hữu Khánh đến năm 2010. - Đầu tư phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp kết hợp với chăn nuôi hộ gia đình. Về trồng trọt chú trọng đưa các loại cây giống có năng suất cao, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, tăng diện tích ruộng lúa một vụ lên 2 vụ. Tăng diện tích đất trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Chú trọng làm tốt công tác thủy lợi, từng bước xây dựng đập mương, kiên cố để bảo đảm tưới tiêu cho140 ha lúa 2 vụ và hoa màu khác như khoai tây 70 ha, dưa hấu 30 ha Cụ thể cần nâng cấp cải tạo một số đập ở các thôn bản như : Đập Nà Phừa, Nà Hin, Cò Nhạn, Vằng Nứa, Nà Pá, Bản Hoi. Về giao thông cần tu sử nâng cấp mở rộng, riêng đoạn đường Bản Hoi - Tứ Đoạn cần được nâng cấp. Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như y tế, trường học Về lâm nghiệp : Tập trung lãnh đạo, xây dựng các tổ bảo vệ rừng, xây dựng được quy ước thống nhất và tập huấn kỹ thuật trồng các loại cây ăn trái như nhãn, vải thiều, khoanh nuôi chống cháy rừng. Cảitạo một số vùng đất hoang đồi núi trọc sang trồng rừng và khoanh nuôi. Về chăn nuôi : Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm là ngành sản xuất chính của xã. xã cần tập trung lãnh đạo chỉ đạo các hộ gia đình vay vốn chăn nuôi trâu bò, lợn, gà viẹt Chú trọng công tác thú y để tiêm phòng chống các loại dịch bệnh phát huy hiệu quả tủ thuốc thú y và tổ thú y viên ở xã. Trường lớp hiện tại chưa đạt được yêu cầu cần củng cố trường lớp nâng cao chất lượng dạy và học đảm bảo 100% các cháu đến tuổi được đi học và không có lớp học 3 ca. Cần nâng cấp mở rộng sân vận động, vui chơi để nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao. Chỉ đạo sâu rộng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá và toàn dân đoàn kết xây dựng khu dân cư mới ở các thôn bản. Tăng cường giáo dục, tuyên truyền thực hiện tốt chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình. Phấn đấu đến năm 2010 giảm tỷ lệ phát triển dân số còn 1,35% với tổng số nhân khẩu là 3227 người, mật độ dân số tăng từ 144 đến 167 người/km2. Thường xuyên làm tốt công tác chính sách của Đảng và Nhà nước đối với những gia đình thương binh liệt sỹ, người có công với cách mạng. Thực hiện tốt công tác xoá đói giảm nghèo thường xuyên chỉ đạo ban xoá đói giảm nghèo của xã phối hợp với các đoàn thể kiểm tra rà soát các hộ đói nghèo để có biện pháp giúp đỡ cụ thể như về giống, vốn, khoa học, kỹ thuật Vận động bà con mở các trạm dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, trạm cơ khí sửa chữa máy móc để phục vụ sản xuất đẩy mạnh tốc độ cơ giới hoá, điện khí hoá nông thôn đến năm 2005 là 100% số hộ. Phấn đấu đến năm 2010 bình quân đất nông nghiệp trên 1 khẩu khoảng 1593m2/khẩu và bình quân đất canh tác là : 161km2/khẩu. Đưa hệ số sử dụng đất lên khoảng 2,18 lần, và dự kiến đến năm 2010 tăng tổng sản phẩm quy thóc 200 tấn so năm 2000 và bình quân lương thực/khẩu tăng khoàng 12kg/người so năm 2000. Hoàn chỉnh cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân, tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước bằng pháp luật, xây dựng chính quyền xã vững mạnh đủ đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội trong giai đoạn mới. * Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đồng Bạc đến năm2010. - Phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thực hiện thâm canh tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới nhằm tăng năng suất cây trồng vật nuôi, từng bước giải quyết vấn đề thiếu lương thực, chủ yếu là các hộ thiếu lương thực giáp hạt, tăng thu nhập bằng cách phát triển sản xuất hàng hoá, xây dựng kinh tế hộ gia didnhf nhằm từng bước hoà nhập vào nền kinh tế thị trường. Thực hiện các biện pháp nâng cấp cải tạo hệ thống thủy lợi để đưa diện tích trồng lúa từ 1 vụ lên 2 vụ và từ 2vụ lên 3 vụ. Chuyển một số diện tích rừng thưa, kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả và khai thác nguồn đất chưa sử dụng vào trồng rừng và khoanh nuôi. Xây dựng cơ sở hạ tầng phúc lợi thiết yếu phục vụ cho sản xuất và đời sống như : Giao thông cần mở rộng và nâng cấp mới, tăng diện tích đất giao thông đáp ứng yêu cầu giao lưu đi lại. Thủy lợi cần phải làm mới, nâng cấp một số trạm bơm, kênh mương, đập để đáp ứng yêu cầu tưới tiêu và sinh hoạt. Đất xây dựng cần được tăng thêm nhằm tu sửa xây mới một số trụ sở các thôn và các lớp mẫu giáo, khu du lịch. Ngoài ra cần xây dựng các công trình khác như y tế, trường học nhằm từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn. Thực hiện tốt công tác xoá đói giảm nghèo tăng hộ khá và giàu bằng tiềm năng tài nguyên đất đai và lao động sẵn có ở địa phương. Phấn đấu năm 2010 giảm tỷ lệ tăng dân số xuống 1,88%, tổng sản lượng quy thóc khoảng 2800 tấn, nâng cao hệ số sử dụng đất lên 2,3 lần. Xây dựng các công trình công cộng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao. Tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước bằng pháp luật. Xây dựng chính quyền xã vững mạnh, đáp ứng yêu cầu quản lý của xã hội trong giai đoạn mới. 2. Định hướng sử dụng đất đến năm 2010 và xa hơn. Trên cơ sở quỹ đất đai năm 2000 của xã với hiện trạng sử dụng đất, định hướng phát triển kinh tế xã hội của xã trong giai đoạn mới, chủ trương và chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội cho các xã, đồng thời dự trên cơ sở quy hoạch và định hướng của các ngành trên địa bàn xã có thê xây dựng định hướng sử dụng đất của các xã như sau : a. Đối với đất ở nông thôn. Về định hướng sử dụng đát ở các xã cần tận dụng đất vườn tạp còn rộng nằm trong khu dân cư để tư giãn đất ở. Đất vườn tạp của Hữu Khánh có 22,33 ha, Đồng Bục có 16,2ha. Tận dụng đất đồi núi gần đường, giao thông, tiện nguồn nước sinh hoạt để chuyển sang đất ở đối với Đồng Bục còn Hữu Khánh cũng cần tận dụng các lô đất đồi núi để chuyển sang đất ở. Cả 2 xã cần hạn chế và nghiêm cấm việc chuyển đất nông nghiệp sang đất ở đặc biệt là đất lúa vì cả 2 xã hiện tại quỹ đất nông nghiệp còn hạn chế cần duy trì và tăng nguồn đất nông nghiệp còn hạn chế cần duy trì và tăng nguồn đất nông nghiệp để bảo đảm an toàn lương thực tiêu chuẩn giao cấp mới bình quân của mỗi xã là 200m2/hộ. b. Đối với đất chuyên dùng. + Đất xây dựng : - Đất trụ sở của xã Đồng Bục nằm tại thôn Háng Cáu, hiện tại nhà xây dựng từ lâu, vừa nhỏ vừa bị xuống cấp không đáp ứng được nơi làm việc của Đảng ủy, ủy ban xã nên cần phải được xây dựng lại. Trên địa bàn xã chưa có đất trụ sở của các thôn, trong tương lai cần bố trí đất cho trụ sở các thôn hoạt động. - Đất trạm y tế của Đồng Bục nằm cạnh trụ sở UBND xã, hiện tại diện tích cơ bản đảm bảo cho trạm y tế hoạt động nhưng các phòng còn nhỏ hẹp nên cần phải xây dựng trạm mới. Còn trạm y tế của xã Hữu Khánh chưa được xây dựng và còn sử dụng đất của UBND xã. Dự tính trong những năm tới sẽ tiến hành xây dựng ở khu đất cạnh đường tỉnh lộ. - Đất trường học. Hiện tại xã Đồng Bục có một trường học cấp 1,2 với tổng số học sinh là 1.167 em. Tổng diện tích đất trường học toàn xã là 0,8ha, bình quân đất trường học/1 học sinh mới đạt 6,86m2/học sinh. Hiện tại một lớp mẫu giáo phải học nhờ một phòng của UBND xã, số học sinh ở xã cao do có thêm học sinh các xã bên học nhờ. Còn xã Hữu Khánh hiện tại có 2 trường và 6 phân trường với 14 phòng học, số học sinh tới trường năm 2000 là 777 em bao gồm cả mẫu giáo; cấp 1,2. Tổng diện tích đất trường học toàn xã là 5833m2, bình quân diện tích đất trường học cho 1 học sinh là 7,5m2/1học sinh cao hơn xã Đồng Bục. Song theo chỉ tiêu đất trường học do Bộ giáo dục quy định là 18m2/1học sinh và nếu tính khả năng học 2 ca do quỹ đất hạn chế thì ít nhất cũng phải đạt 9m2/1học sinh. Như vậy cả 2 xã có đất dành cho trường học còn thấp. Vì vậy định hướng năm 2010 cần phải mở rộng diện tích đất trường học đảm bảo tiêu chuẩn 9m2/học sinh với tiêu chuẩn này Đồng Bục cần mở rộng diện tích trường học thêm là 2,14m2/1học sinh và Hữu Khánh là 1,5m2/1học sinh. Để làm được như vậy Đồng Bục cần xây dựng ít nhất 4 phòng học trên địa bàn đã có và bố trí tiện cho việc đi lại của học sinh mẫu giáo và cấp I nhưng cơ sở vật chất quá kém, vì thế cần được đầu tư nâng cấp. - Đất giao thông : Xã Đồng Bục cần phải nâng cấp, mở rộng đường quốc lộ 4B đồng thời nâng cấp mở rộng các đường vào thôn bản, đảm bảo sự đi lại giao lưu thuận tiện. Còn xã Hữu Khánh trong những năm tới do cửa khẩu Chi Ma sẽ được đầu tư xây dựng và phát triển thành khu kinh tế mỏ tương tự cửa khẩu Tân Thanh. Khi đó lưu lượng xe cộ và hàng hoá sẽ tăng mạnh vì thế tuyến đường tỉnh lộ hiện tại sẽ trở nên chật hẹp. Dự kiến cần mở rộng mặt đường và nắn các đoạn gấp khúc hạn chế tầm nhìn. Đồng thời mở rộng và nâng cấp các tuyến đường liên thôn xã. - Đất thủylợi : Để đảm bảo đủ nước tưới tiêu cho các cánh đồng thì Đồng Bục cần xây dựng thêm trạm sơm, đồng thời nạo vét kênh mương và nâng cấp đập hiện có. Còn đối với xã Hữu Khánh hiện các hệ thống đập dâng và kênh mương bị rò rỉ xuống cấp nghiêm trọng vì thế thiếu nước tưới cho sản xuất nông nghiệp nhất là vụ đông xuân, diện tích bỏ hoá khá nhiều. Để nâng cao hệ số sử dụng đất và tăng năng suất cây trồng thì các công tác thủy lợi cần phải chú trọng. Trong những năm tới cần cải tạo mở rộng các công trình hiện có đồng thời xây mới trạm bơm ở Bản Hoi và phục hồi hệ thống kênh mương ở khu vực này. Từng bước tiến tới kiên cố hoá công trình thủy lợi. - Đất nghĩa trang nghĩa địa : Cả hai xã chưa có đất nghĩa địa vì phong tục tập quán nên việc chôn cất nằm rải rác ở các quả đồi, không tập tủng nên dễ gây ô nhiễm. Vì vậy trong những năm tới cả 2 xã cần xác định các khu vực nghĩa địa cho từng thônb ản, từng bước tiến hành quy tụ tập trung. Ngoài ra cần xây dựng đài tưởng niệm và nghĩa trang liệt sỹ xã Hữu Khánh dự kiến 0,1 ha cho đất này. c. Đối với đất nông nghiệp. Sau khi nâng cấp hệ thống thủy lợi, đất nông nghiệp của các xã được cải tạo như sau : Đối với Đồng Bục : chuyển đất ruộng 2 vụ lên 3 vụ và 1 vụ lên 2 vụ. Đồng thời chuyển đất 1 vụ không hiệu quả sang trồng cây ăn quả tại khu vực ven suối Khuôn Van, Háng Cáu, Lăng Xè, Khòn Có, Khòn Chu. Chuyển đất lâm nghiệp trồng bạch đàn thưa sang trồng cây ăn quả ở các thôn bản. Khai thác một phần đất ven suối sông sang trồng màu ở bãi ven sông Kỳ cùng đồng thời trồng cây ăn quả trên đất đồi cây cỏ lùm bụi. Đối với xã Hữu Khánh đưa cây vụ đông xuống chân ruộng 2 vụ như khoai tây, ngô, khoai lang và rau màu các loại. Chuyển đất 1 vụ lên 2 vụ lúa ở các khu vực cánh đồng : Phiềng Phấy - Bản Quang, Bản Hiếng, Bản Hoi, Tằm Lốc. Chuyển đổi đất rừng thưa và rừng trồng đến kỳ khai thác sang trồng cây ăn quả ở những khu vực đồi núi thấp gần nguồn nước tưới dự kiến khoảng 120 ha. d. Đối với đất lâm nghiệp. Khu vực đất đồi của Đồng Bục sau khi đưa vào sản xuất nông nghiệp còn lại trồng rừng. Đồng thời đất núi cỏ xen cây lùm bụi từng bước khoanh nuôi bổ sung phát triển thành rừng tự nhiên. Trồng mới cây rừng ở các khu vực Pá Rị và khu đồi núi giáp xã Mẫu Sơn đối với Hữu Khánh. Đồng thời khoanh nuôi trồng mới các khu đồi cạnh đường Bản Hoi - Tú Đoạn, khu đồi gần tỉnh lộ, khu đồi ở Pác Kiếng. e. Với đất hoang. Dự kiến từ nay đến năm 2010, toàn bộ diện tích đồi núi hoang trong toàn xã sẽ được đưa vào trồng mới và khoanh nuôi tái sinh rừng. 3. Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010. Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và định hướng quy hoạch sử dụng đất của các ngành từ đó xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất các xã đến năm 2010 như sau : a. Quy hoạch đất ở nông thôn. Quy hoạch đất ở của các xã được dựa trên các cơ sở sau : Số hộ tăng thêm ở từng thôn bản thời kỳ 2000 - 2010, thực trạng đất khu dân cư ở từng thôn bản, định mức cấp đất cho các hộ ở khu vực nông thôn là 200m2/hộ. Dựa trên những cơ sở này phương án quy hoạch được tính toán như sau : Đến năm 2010 đất ở của xã Hữu Khánh có khoảng 8,02 ha tăng 1,82ha lấy vào các loại đất sau : -Đất vườn tạp 0,84 ha - Đất 1 lúa 0,22 ha - Đất mùa 0,48 ha - Đất rừng thông 0,18 ha - Đất hoang đồi 0,1ha Việc quy hoạch như trên được tính toán như sau : * Dự báo dân số của xã Hữu Khánh : Để đảm bảo các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn tới xã Hữu Khánh cần giảm tỷ lệ phát triển dân số xuống còn 1,35%. Năm 2000 tỷ lệ tăng giảm cơ học đã ổn định vì vậy việc tính dân số cho năm tương lai chỉ tính số phát sinh do tăng tự nhiên. Cụ thể các chỉ tiêu phát triển dân số từ năm 2000 - 2001 được báo trong biểu sau : Bảng 5 : Một số chỉ tiêu dự báo về dân số trong các thời kỳ quyhoạch của Hữu Khánh. Chỉ tiêu Năm 2000 2001 2005 2010 Tỷ lệ tăng TN (%) 1,45 1,44 1,4 1,35 Số người (người) 2.808 2848 3013 3227 Số hộ (hộ) 547 554 586 631 Số hộ tăng so năm 2000 - 7 39 84 Việc tính toán số hộ tăng thêm và có nhu cầu đất ở được áp dụng phương pháp quy mô giảm dần và phương pháp bình quân số cặp vợ chồng kết hôn hàng năm. Cụ thể : Năm 2000 có 2808 người và 547 hộ tức quy mô trung bình là 5,13 người/hộ. Năm 2010 dự báo có 3227 người. Theo quy mô giảm dần thì quy mô trung bình khoảng 5,11 người/hộ. Từ đó suy ra số hộ tăng thêm sẽ là 84 hộ, hay số hộ cuối kỳ là 631 hộ. Trong đó : Số hộ : Tự giãn : 42 hộ chiếm 50% Thừa kế ; 17 hộ chiếm 20% Giao cấp mới : 25 hộ chiếm 30%. Số hộ tồn đọng đang gặp khó khăn về đất ở là 24 hộ. Như vậy số hộ có nhu cầu đất ở là 24 + 25 = 49 hộ cần giao cấp mới và 42 hộ tự giãn. Tổng số là 91 hộ có nhu cầu đất ở. Vậy số diện tích cần cho đất ở của 91 hộ với tiêu chuẩn 200m2/hộ là 1,82 ha. Trong đó có : + 42 hộ tự giãn lấy vào đất vườn tạp là (42 x 200m2 = 0,84ha) + 11 hộ lấy vào đất 1 lúa (11 x 200m2) = 0,22 ha + 24 hộ lấy vào đất màu = 0,48ha + 9 hộ lấy vào đất rừng = 0,18ha + 5 hộ lấy vào đất hoang đồi = 0,1ha Đến năm 2010 diện tích đất ở cũa xã Đồng Bục khoảng 16,19ha tăng 0,94ha lấy vào các loại đất : - Đất vườn tạp 0,78ha - Đất hoang đồi núi 0,12ha Việc quy hoạch như trên được tính toán như sau : * Dự báo dân số : Thông qua bảng sau Bảng 6 : Một số chỉ tiêu dự báo về dân số trong các thời kỳ quy hoạch của xã Đồng Bục. Chỉ tiêu Năm 2000 2001 2005 2010 Tỷ lệ tăng TN (%) 1,28 1,26 1,18 1,08 Số người (người) 3119 3158 3495 3495 Số hộ (hộ) 617 626 652 684 Số hộ tăng so năm 2000 - 9 35 67 Để tính được số hộ phát sinh như trên là dựa vào phương pháp : kết hợp giữa phương pháp bình quân số cặp vợ chồng kết hôn hàng năm và phương pháp thống kê nam giới có khả năng phát sinh hộ trong thời kỳ quy hoạch. Cụ thể : Năm 2000 toàn xã có 3119 người với 617 hộ, quy mô trung bình là 5,1 người/hộ. Năm 2010 dự báo có 3495 người. Với quy mô giữ nguyên 5,1 người/hộ thì số hộ cuối kỳ là 684 hộ tức tăng thêm 67 hộ. Trong đó : + 24 hộ thừa kế và tự giãn chiếm 35,85% + Giao cấp mới 43 hộ chiếm 64,15% Và số hộ tồn đọng đang gặp khó khăn về đất ở là 4 hộ. Như vậy tổng số hộ có nhu cầu chuyển mục đích từ các loại đất sang đất ở là 43 + 4 = 47 hộ. Trong 47 hộ này chủ yếu lấy vào đất vườn tạp. 41 hộ lấy đất vườn tạp (0,82ha) và 6 hộ lấy đất hoang đồi núi (0,12 ha). Sở dĩ lấy vào đất vườn tạp và Đồng Bục còn tương đối nhiều loại đất này 22,33ha. b. Quy hoạch đất chuyên dùng. Năm 2010 diện tích xây dựng của xã Đồng Bục là 2,584 ha tăng 0,794 ha do xây thêm trụ sở ở 12 thôn với 0,084 ha và trường mẫu giáo ở 6 cụm với 0,07 ha. Đất dành cho du lịch đập hồ khuôn van là 0,65 ha. Được lấy vào các loại đất : - Vườn tạp 0,052ha gồm 6 trụ sở và lớp mẫu giáo - Đất màu và cây hàng năm 0,021 ha gồm 3 trụ sở. - Đất rừng trồng 0,721 ha gồm 2 trụ sở và 6 lớp mẫu giáo. Năm 2010 diện tích đất xây dựng của Hữu Khánh là 2,93 ha tăng 0,79 ha được lấy vào các loại đất : + 1 lúa 0,07 ha + Màu 0,06 ha + Vườn tạp 0,66 ha Về đất trường học dự báo năm 2010 có khoảng 860 học sinh đến trường. Để đảm bảo chỉ tiêu của Bộ để ra xã cần mở rộng các trường lớp như sau : - Trường trung học cơ sở Bản Rị mở rộng 0,01 ha. Ngoài ra các phân trườn như Khòn Thống, Nà Mu, Phiêng Phấy, Bản Hoi, Bản Rị mở rộng thêm mỗi phân trường là 0,01 ha. Mặt khác cần tiến hành xây dựng thêm và nâng cấp phòng học, phòng làm việc của hội đồng. Dự tính năm 2010 đất dành cho giáo dục là 0,76 ha. Cải tạo xây dựng mới 4 phòng làm việc của UBND xã trên khu đất hiện có do quá cũ nát và nhỏ hẹp. Chuyển trạm xá ra ngoài UBND xã, xây dựng mới trên khu đất đã xác định cạnh tỉnh lộ với diện tích 1.300m2. Nâng cấp mở rộng sân bóng hiện tại với diện tích mở rộng là 0,61ha. + Đất giao thông : Tổng diện tích đất giao thông đến năm2010 của xã Hữu Khánh là 31,01 ha tăng 3,71 ha được lấy vào các loại đất : + 2 lúa 1,12 ha + 1 lúa 1,08 ha + Màu 0,11 ha + Vườn tạp 0,35 ha + Rừng trồng 0,81 ha + Đất hoang đồi núi 0,24 ha Cụ thể cần nâng cấp và mở rộng một số tuyến đường sau : Đường tỉnhlộ dài 5,5km cần nâng cấp chiều rộng từ 9m lên 12m. Còn các đường Bản Rị - Mẫu Sơn dài 3,2km, đường liên thôn bản dài 5,3km, đường đi Pàn Cởm dài 0,6km, đường vào Khòn Thống dài 0,7km, vào Bản Khiếng dài 0,5km đều có chiều rộng là 3m nay được quy hoạch lên rộng 5m. Đồng thời nâng cấp tuyến đường Bản Hoi - Tú Đoạn dài 2km rộng 5m. Năm 2010 diện tích đất giao thông của xã Đồng Bục có 8,74ha tăng 4,74 ha lấy vào các loại đất : - Lúa 1 vụ 0,6775 ha - Vườn tạp 1,605 ha - Màu và cây hàng năm 1,185 ha - Rừng trồng 1,2725 ha. Trong đó nâng cấp, làm mới một số tuyến đường như : Nâng cấp đường vào UBND xã, đường Háng Cáu đi Khuôn Van dài 3km rộng 6m, đường Khòn Quắc đi Phiêng Phấy dài 1km rộng 4m, đường vào thôn Pò Lan dài 0,4km, thôn Khòn Có dài 0,8km, Thôn Pò Vèn dài 0,7km, đều có chiều rộng 4m. Nâng cấp đường vào khu du lịch khuôn van dài 0,25km rộng 4m. Ngoài ra diện tích đất của 2 xã nằm trong phạm vi lưu thông của các tuyến đường theo quy định vẫn được giữ nguyên hiện trạng, tuyệt đối không sử dụng cho các mục đích như xây dựng các công trình kiên cố, trồng cây lâu năm + Đất thuỷ lợi : Để nâng cao hệ số sử dụng đất, khả năng tưới tiêu trong thời kỳ 2000 - 2010 cả 2 xã cần nâng cấp, cải tạo và làm mới các công trình thủy lợi, cụ thể Xã Hữu Khánh cần cải tạo nâng cấp các đập dâng gồm : Đập : Nà Phứa, Nà Hin, Cò Nhạn, Vằng Đứa, Pá Nát và cải tạo nâng cấp các đập hồ chưa như đập Nà Dưỡng và Bản Hoi. Đồng thời nạo vét và cải tạo hệ thống kênh mương tưới của các đập dâng, tổng chiều dài 12,6km. Làm mới trạm bơm Bản Hoi, diện tích tăng 0,02 ha và đập 4 Huổi Luông 0,1 ha. Khôi phục tuyến kênh mương ở Bản Hoi dài 1,5km diện tích tăng 0,18ha. Năm 2010 đất thủy lợi của xã là 8,4ha tăng 1,4ha lấy vào các loại đất 2 lúa 0,63ha, 1 lúa 0,45 ha, màu 0,02 ha, rừng trồng 0,3ha. Đến năm 2010 diện tích đất thủy lợi của xã Đồng Bục là 2,328 ha tăng 0,328 ha lấy vào đất 1 lúa. Nâng cấp các đập phai hiện có : Nà Khoang, Đắc Lắc. Làm mới đập Phai Keo. Xây dựng 4 trạm bơm mỗi trạm 0,007 ha, kênh đầu nguồn phải kéo dài 1km, rộng 3m. Nạo vét kênh mương hiện có, từng bước kênh mương hoá toàn xã. + Đất nghĩa trang, nghĩa địa : Trong những năm tới Đồng Bục quy hoạch 5 khu đất nghĩa địa đó là nhĩa địa : Tà PhyA, Phiêng Quản, Pò Cốc Khệt, Pò Quang, Pò Liềng diện tích dự kiến 0,75ha lấy vào đất rừng trồng. Còn Hữu Khánh : Xây dựng đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sỹ tại đồi Phò Mè 0,1 ha. Lập khu nghĩa địa tập trung cho các thôn bản với diện tích 2,1ha trong đó :Bản Khiếng 0,4ha, Khòn Thống 0,4ha, Bản Rị, Nà Mu, Bản hoi mỗi bản 0,3 ha, Bản Quang + Phiêng Phấy 0,4ha. c. Quy hoạch đất nông nghiệp. Dự kiến đất nông nghiệp của xã Hữu Khánh đến năm 2010 là 514,08 ha trong đó đất cây hàng năm là 238,13ha, đất lúa màu là 213,11ha, vườn tạp 6,35ha, cây lâu năm 265 ha (cây ăn quả 170 ha), đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 4,6ha. Như vậy đất nông nghiệp tăng 113 ha được lấy từ đất rừng trồng 112 ha, đất hoang đồi 1ha. Đất nông nghiệp giảm sang các mục đích khac slà 6,09 ha trong đó chuyển sang đất ở 1,54ha, chuyển sang đất chuyên dùng 4,35ha. Vì vậy đất nông nghiệp thực tăng 106,91 ha. Sản xuất nông nghiệp của xã chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, ngành trồng trọt như lúa ngô, khoai tây là những cây truyền thống. Các cây ăn quả như vải thiều, nhãn, hồng đang dần dần chiếm ưu thế bởi giá trị kinh tế cao và sự thích hợp ở vùng đất của xã. Đặc biệt cây ăn quả cũng có thể thay thế cây rừng khi ký hợp đồng nhưng loại cây tầm thấp (ngô, đậu) ở thời kỳ đầu để tránh xói mòn. Trên vùng đất trồng cây hàng năm hiện cần phát huy tiềm năng thuận lợi về đất đai, quy hoạch từng tiểu vùng nhỏ, nâng cao hệ số sử dụng đất. Bố trí trồng xen một vụ màu trên chân đất ruộng 2 vụ. Trên chân đất ruộng 1 vụ có thể bố trí thêm 2 vụ hoa màu. Cần đầu tư thủy lợi để cải tạo tăng vụ từ đất ruộng 1 vụ lên 2 vụ lúa với tổng diện tích 40 ha ở một số thôn. ở những khu vực trồng rừng bạch đàn thưa không hiệu quả và rừng bạch đàn đã đến kỳ khai thác tiện nguồn nước. Xã cùng nhân dân xác định thống nhất chuyển đổi trồng cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá như các khu vực ven đường tỉnh lộ, Tằm Lốc, Pàn Cổm, Khòn Thống, Bản Quang - Phiêng Phấy, Bản Khiếng, Bản Hoi - Pác Kiếng, Pò Lọi và một số khu vực rải rác khác. Ngoài ra trên diện tích đất vườn tạp không hiệu quả cũng cần chuyển sang cây ăn quả. Tổng diện tích cây ăn quả tăng thêm là 121ha. Về chăn nuôi : Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm với mô hình hộ gia đình. Chú trọng công tác cho vay vốn chăn nuôi và công tác thú y. Sản xuất nông nghiệp của xã Đồng Bục chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Về trồng trọt : Trong thời gian tới cần cải tạo 55 ha đất 2 vụ lên 3 vụ ; cải tạo 30 ha đất 1 vụ lên 2 vụ, khai thác 2 ha đất hoang ven sông Kỳ càng sang trồng màu, khai thác 8,5 ha đất cỏ hèm bụi sang trồng cây ăn quả, chuyển 50 ha đất trồng bạch đàn kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, cải tạo vườn tạp chuyển sang cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Đến năm 2010 qũy đất nông nghiệp của xã là 323,9615 ha và chuyển sang mục đích khác là 4,6885 ha trong đó vườn tạp 2,477 ha đất chuyên màu và cây hàng năm 1,206 ha, đất 1 vụ 1,0055ha. d. Quy hoạch đất lâm nghiệp. Xã Hữu Khánh phấn đấu đến năm 2001 giao xong đất rừng và đến năm 2010 không còn đất trống đồi núi trọc. Tập trung lãnh đạo xây dựng các tổ bảo vệ rừng, xây dựng hoàn chỉnh quy ước thống nhất và tập huấn khoanh nuôi chống cháy rừng. Trồng mới 95 ha rừng và khoanh nuôi trồng dặm 41,66ha. Đến năm 2010 toàn xã hoàn thành xong việc phủ xanh 100% đất trống đồi núi trọc, đưa tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng lên 1332,86 ha. Trong đó : Đất rừng tự nhiên 95ha, đất rừng trồng 1237,86 ha. Xã Đồng Bục : Khoanh nuôi tái sinh rừng 2 ha đất cỏ xen cây lùm bụi ở thôn Khòn Khu. Trồng mới 4 ha rừng vào đất cỏ lùm bụi thêm Pò Lạn 2 ha và Lăng Xè 2 ha và 4,5 ha đất bằng ven sông Kỳ Cùng ở thôn Khòn Chu 2 ha, Phiêng Quăn 2,5 ha có tác dụng chống gió cho các cánh đồng. Chăm sóc khu rừng đang phát triển. Đến năm 2010 diện tích đất lâm nghiệp chuyển sang mục đích khác là 52,7435 ha trong đó trồng cây ăn quả là 50 ha, đất xây dựng 0,721 ha, đất giao thông 1,2725 ha, đất nghĩa trang nghĩa địa 0,75ha. Qũy đất lâm nghiệp đến năm 2010 của xã là 514,1965ha. e. Quy hoạch đất chưa sử dụng. Đến năm 2010 đất chưa sử dụng của xã Hữu Khánh cơ bản chỉ còn lại đất sông, suối với diện tích 32,5ha chiếm 1,68% diện tích tự nhiên. Lấy đất chưa sử dụng vào : Đất nông nghiệp (cây ăn quả) 1 ha, đất rừng trồng 136,66ha, đất chuyên dùng (giao thông) 0,24ha, đất ở 0,1ha. Đến năm 2010 đất chưa sử dụng của xã Đồng Bục còn lại 28,25ha giảm 21,12 ha so với hiện trạng do khai thác, cải tạo đưa sang các mục đích khác : Trồng màu 2 ha, cây ăn quả 8,5ha, khoanh nuôi 2 ha, trồng rừng 8,5ha, đất ở nông thôn 0,12ha. Bảng 7 : Diện tích cơ cấu đất đai năm 2010 của 2 xã. Loại đất Hữu Khánh Đồng Bục Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 1.932 100 900 100 Đất nông nghiệp 514,08 26,61 323,9615 36 Đất lâm nghiệp có rừng 1.332,86 68,99 514,1965 52,13 Đất chuyên dùng 44,54 2,3 17,402 1,93 Đất ở nông thôn 8,02 0,42 16,19 1,8 Đất chưa sử dụng 32,5 1,68 28,25 3,14 4. Kế hoạch sử dụng đất. Kế hoạch sử dụng đất được xây dựng trong 3 giai đoạn. Giai đoạn 2000 - 2001, 2001- 2005, 2005 - 2010. Với mục đích làm cơ sở cho việc giao cấp đất, thu hồi đất hàng năm và từng giai đoạn của xã. Kế hoạch sử dụng đất phải đảm bảo đủ diện tích đất cần thiết cho nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên nguyên tắc sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Căn cứ để xây dựng kế hoạch sử dụng đất : Căn cứ vào phương án quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2000 - 2010. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của các ngành, kế hoạch phát triển sử dụng đất của các ngành nông lâm nghiệp giao thông thủy lợi, xây dựng trong phạm vi lãnh thổ xã, khả năng đầu tư vốn của xã, huyện, tỉnh. a. Kế hoạch sử dụng đất ở : + Giai đoạn 2000 - 2001. Xã Hữu Khánh cần chuyển 0,16 ha đất vườn tạp cho 8 hộ tự giãn, chuyển sang đất ở là 0,48 ha cho 24 hộ lấy vào các loại đất : 1 lúa 0,06 ha, màu 0,28 ha, rừng trồng 0,1ha, hoang đồi 0,04 ha. Còn xã Đồng Bục cần chuyển 0,2 ha đất cho 10 hộ làm nhà ở lấy vào các loại đất : đất vườn tạp 0,18 ha, hoang đồi núi 0,02ha. + Giai đoạn 2001 - 2005 : Xã Hữu khánh cần chuyển 0,3 ha đất vườn tạp sang đất ở cho 15 hộ, chuyển sang đất ở 0,18 ha cho 9 hộ lấy vào các loại đất : 1 lúa 0,02 ha, màu 0,1 ha , rừng trồng 0,02 ha, hoang đồi núi 0,04 ha. Trong lúc đó Đồng Bục cần chuyển 0,32 ha sang đất ở cho 16 hộ lấy vào các loại đất : Đồi chưa sử dụng 0,04ha, vườn tạp 0,28 ha. + Giai đoạn 2005 - 2010. Hữu Khánh cần chuyển 0,38 ha đất vườn tạp sang đất ở cho 19 hộ. Chuyển sang đất ở 0,32 ha cho 16 hộ lấy vào các loại đất ; 1 lúa 0,14ha, màu 0,1 ha, rừng trồng sản xuất 0,06ha và hoang đồi núi 0,02ha. Còn Đồng Bục trong giai đoạn này thực hiện phần còn lại của quy hoạch. Chuyển 0,42 ha cho 21 hộ làm nhà ở bao gồm : 0,36ha đất vườn tạp, và 0,06 ha đất hoang đồi núi. Xây dựng 6 trụ sở thôn và 2 nhà mẫu giáo thôn với diệnt ích 0,062ha lấy từ 0,017 ha đất rừng trồng, 0,031 ha đất vườn tạp, 0,014 ha đất chuyên màu. Cụ thể qua biểu số liệu đất ở của 2 xã như sau : Bảng 8 : Sự biến động về đất ở của 2 xã trong thời kỳ quy hoạch. Chỉ tiêu Đất ở tăng (ha) Tự cảm Số hộ cấp mới (hộ) Diện tích chuyển (ha) Lấy vào các loại đất Số hộ (hộ) Chuyển từ vườn tạp Đất 1 lúa Đất màu Đất rừng Đất hoang đồi Giai đoạn 2000 - 2001 Hữu Khánh 0,64 8 0,16 24 0,48 0,06 0,28 0,1 0,04 Đồng Bục 0,2 9 0,18 1 0,02 - - - 0,02 Giai đoạn 2001 - 2005 Hữu Khánh 0,48 15 0,3 9 0,18 0,02 0,1 0,02 0,04 Đồng Bục 0,32 14 0,28 2 0,04 - - - 0,04 Giai đoạn 2005 - 2010 Hữu Khánh 0,7 19 0,38 16 0,32 0,14 0,1 0,06 0,02 Đồng Bục 18 0,36 3 0,06 - - - 0,06 b. Kế hoạch sử dụng đất chuyên dùng. + Đất xây dựng : - Giai đoạn 2000 - 2001 : Trong giai đoạn này xã Hữu Khánh cần xây dựng thêm 4 phòng làm việc cho Đảng ủy, UBND xã đồng thời đầu tư xây dựng mới trạm y tế trên khu đất đã có. Còn xã Đồng Bục trong giai đoạn này cần xây dựng trụ sở 2 thôn diện tích 0,014 ha đồng thời xây dựng nhà mẫu giáo ở 2 cụm thôn diệnh tích 0,02ha. - Giai đoạn 2001 - 2005 : Xã Hữu Khánh cần san ủi, mở rộng và xây mới thêm phòng học cho trường tiểu học. Diện tích tăng 0,61ha, lấy vào đất vườn tạp. Giai đoạn này Đồng Bục cần xây dựng 4 trụ sở ở thôn với diện tích 0,028ha, xây dựng 2 trường mẫu giáo thôn diện tích 0,02ha, dành đất cho khu du lịch Khuôn Van 0,65ha. Diện tích đất xây dựng tăng thêm 0,698 ha lấy vào các loại đất đất rừng trồng 0,684ha, đất vườn tạp 0,014ha. - Giai đoạn 2005 - 2010 : Xã Hữu Khánh cần cải tạo, tu bổ trường lớp, đầu tư trang thiết bị, đồ dùng học tập cho trường học và các phân trường gồm trường Trung học cơ sở tăng 0,07ha, phân trường Khòn Thống tăng 0,01ha, phân trường Nà Mu, Phiêng Phấy, Bản Hoi, Bản Rị đều có diện tích tăng 0,01ha. Còn xã Đồng Bục cần xây dựng 6 trụ sở thôn và 2 nhà mẫu giáo thôn với diện tích 0,062 ha lấy từ 0,017 ha đất rừng trồng, 0,031ha đất vườn tạp, 0,014 ha đất chuyên màu. Bảng 9 : Một số chỉ tiêu trong thời kỳ quy hoạch về đất xây dựng của 2 xã. Hạng mục Diện tích (m2) hiện trạng Diện tích tăng (ha) Lấy vào các loại đất (ha) 1 vụ lúa Màu Vườn tạp Rừng Giai đoạn 2000 - 2001 + Hữu Khánh 2061 - - - - - + Đồng Bục 17.900 0,034 Giai đoạn 2001 - 2005 + Hữu Khánh 0,61 - - 0,61 - + Đồng Bục 0,698 - - 0,014 0,684 Giai đoạn 2005 - 2010 + Hữu Khánh 0,12 0,01 0,06 0,05 - + Đồng Bục + Đất giao thông : - Giai đoạn 2000 - 2001 : Xã Hữu Khánh cần mở rộng nâng cấp đường Bản Rị - Mẫu Sơn diện tích tăng thêm 0,64ha lấy vào đất 1 lúa 0,04ha, màu 0,04ha, vườn tạp 0,02ha, rừng trồng sản xuất 0,32ha, hoang đồi núi 0,22ha. Còn xã Đồng Bục cần nâng cấp đường vào UBND xã, mở rộng nâng cấp các đoạn đường từ quốc lộ 4B vào các cụm dân cư. Diện tích đất giao thông tăng 0,75ha lấy vào các loại đất. Rừng trồng 0,3575 ha, vườn tạp 0,08 ha, lúa 1 vụ 0,2525ha, chuyên màu và cây hàng năm khác 0,06ha. - Giai đoạn 2001 - 2005. Giai đoạn này Hữu Khánh cần mở rộng, nâng cấp từ Lộc Bình đi China. Diện tích tăng 1,65ha lấy vào các loại đất 2 lúa 0,7ha 1 lúa 0,32ha, màu 0,02 ha, vườn tạp 0,24ha, rừng trồng sản xuất 0,35ha và hoang đồi núi 0,02ha. Đồng thời mở rộng nâng cấp các tuyến đường nối các điểm dân cư, mở rộng nâng cấp một đoạn quốc lộ 4B và mở rộng nâng cấp đường vào khu du lịch Khuôn Van. Diện tích đất giao thông tăng lên 1,4075 ha lấy vào các loại đất : Rừng trồng 0,365 ha, đất vườn tạp 0,08 ha, đất chuyên màu và cây hàng năm khác 0,65ha, đất ruộng 1 vụ 0,3125ha. - Giai đoạn 2005 - 2010. Giai đoạn này Hữu Khánh cần mở rộng, nâng cấp đường đi Pàn Cởm tăng 0,12 ha, đường Khòn Thống tăng 0,14ha, đường vào Bản Khiếng tăng 0,1ha và nâng cấp đường Bản Hoi -Tú Đoạn. Trong giai đoạn này Đồng Bục cần nâng cấp mở rộng các tuyến đường liên thôn còn lại và hoàn thanhf mở rộng nâng cấp quốc lộ 4B với diện tích 2,0325 ha lấy các loại đất : vườn tạp 1,445ha đất chuyên dùng màu 0,475ha, đất ruộng 1 vụ 0,1125ha. Bảng 10 : Bảng số liệu đất giao thông của 2 xã như sau : Chỉ tiêu Diện tích (ha) Dài (km) Rộng (m) Dài (km) Rộng (m) Đất 2 lúa Đất 1 lúa Đất màu Đất vườn tạp Đất rừng Đất hoang Giai đoạn 2001 -2005 Hữu Khánh 3,2 , , , 0,64 - 0,04 0,04 0,02 0,32 0,22 Đồng Bục 0,75 - 0,2525 0,06 0,08 0,3575 Giai đoạn 2001 - 2005 Hữu Khánh 0,21 1,02 0,92 0,04 0,28 0,43 0,22 Đồng Bục 1,407 - 0,3125 0,65 0,08 0,365 - Giai đoạn 2005 -2010 Hữu Khánh 0,36 0,1 0,12 0,03 0,05 0,06 - Đồng Bục 2,0325 0,1125 0,475 1,445 + Đất thủy lợi : - Giai đoạn 2001 - 2005 : Xã Hữu Khánh cần cải tạo nâng cấp các đập dâng gồm : Đập Nừa Phừa, Nà Hin, Cò Nhạn, Vằng Đứa. Khôi phục kênh mương khu vực Bản Hoi. Diện tích tăng thêm 0,18ha lấy vào đất 2 lúa 0,1ha và đất 1 lúa 0,08 ha. Làm mới đập khuổi lương diện tích 0,1ha lấy vào đất rừng trồng. Còn xã Đồng Bục phải nâng cấp các đập phai keo, Phai Nà Khoang, đập Đắc Lắc. Làm mới 4 trạm bơm tại Khòn Miện, Khòn Chu, Khòn Có, Phiêng Quản mỗi trạm 0,007ha lấy vào đất lúa 1 vụ. - Giai đoạn 2001 - 2005. Giai đoạn này là giai đoạn hoàn thiện toàn bộ hệ thống thủy lợi của xã Hữu Khánh, trong đó : nạo vét tu bổ và cải tạo các tuyến kênh mương của các đập dâng : Đập Nà Phừa tăng 0,34ha, Nà Hin tăng 0,23ha, Cò Nhạn tăng 0,11 ha, Vằng Đứa tăng 0,22ha, cải tạo nâng cấp các đập hồ chứa Nà Dưỡng, Bản Hoi. Xây dựng mới trạm bơm Bản Hoi, diện tích 0,02ha. Xây dựng hồ chứa nước Pò Quang và hệ thống ông máng dẫn diện tích 0,2ha. Trong giai đoạn này diện tích đất thuỷ lợi tăng 1,12 ha lấy vào các loại đất : 2 lúa 0,53ha, 1 lúa 0,37ha, màu 0,02 ha rừng trồng 0,02 ha. Còn xã Đồng Bục trong giai đoạn này cần nâng cấp các đập hiện có. Làm kênh đầu nguồn đập phải kéo dài 1km rộng 3m lấy vào ruộng 1 vụ, nâng cấp mương qua Pò Giỏi. - Giai đoạn 2005 - 2010 : Cả 2 xã đã hoàn thiện trong giai đoạn trước. Bảng 11 : Một số chỉ tiêu đất thuỷ lợi của xã Hữu Khánh và Đồng Bục Hạng mục giai đoạn Diện tích (ha) Lấy rào các loại đất (ha) Đất 2 lúa Đất 1 lúa Đất màu Vườn tạp Rừng Hoang Giai đoạn 2001 - 2005 + Hữu Khánh 0,28 0,1 0,08 - - 0,1 - + Đồng Bục 0,028 0,028 - - - - - Giai đoạn 2001 - 2005 + Hữu Khánh 1,12 0,53 0,37 0,02 - 0,2 - + Đồng Bục 0,03 - 0,03 - - - - + Đất nghĩa trang, nghĩa địa : - Giai đoạn 2000 - 2001 : Xã Đồng Bục bố trí cho 2 khu nghĩa địa với diện tích 0,35ha lấy vào đất rừng trồng. Còn xã Hữu Khánh giai đoạn này chưa có đất này. - Giai đoạn 2001 -2005 : Trong giai đoạn này Hữu Khánh cần chuyển 2,1ha đất rừng trồng sản xuất sang mục đích nghĩa địa nhân dân. Còn xã Đồng Bục quy hoạch 3 khu nghĩa địa với diện tích 0,4ha lấy vào đất rừng trồng. - Giai đoạn 2005 - 2010 : Đã hoàn thiện. c. Kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp. - Giai đoạn 2000 - 2001 : Xã Hữu Khánh cần cải tạo bằng biện pháp thủy lợi chuyển 6 ha đất từ trồng 1 vụ lúa lên trồng 2 vụ lúa. Chuyển 20 ha đất rừng bạch đàn thưa và rừng bạch đàn đến kỳ khai thác sang trồng cây ăn quả. Còn đối với xã Đồng Bục giai đoạn này chuyển 9 ha đất ruộng 2 vụ lên3 vụ, 5 ha ruộng 1 vụ lên 2 vụ, khai thác 2 ha đất hoang bằng ven sông Kỳ Cùng sang trồng màu. Trồng 12 ha cây ăn quả lấy các loại đất : 1 vụ 4 ha, rừng trồng 5,5 ha, đồi núi chưa sử dụng 2,5ha. - Giai đoạn 2001 - 2005 : Bằng biện pháp thủy lợi xã Hữu Khánh cần cải tạo 25ha đất 1 vụ lúa đưa lên 2 vụ lúa. Cải tạo 3 ha đất vườn tạp sang trồng cây ăn quả, chuyển 50ha đất rừng bạch đàn thưa, bạch đàn đến kỳ khai thác sang trồng cây ăn quả. Cuối kỳ đất nông nghiệp có 482,12ha. Trong thời gian này Đồng Bục cần chuyển 20ha đất ruộng 2 vụ lên 3 vụ, 12 ha ruộng 1 vụ lên 2 vụ, trồng 22,7 ha cây ăn quả từ 5 ha đất ruộng 1 vụ, 11,7ha rừng trồng và 6 ha đất hoang đồi núi. - Giai đoạn 2005 - 2010 : Bằng biện pháp thủy lợi xã Hữu Khánh cần chuyển nốt 9ha đất 1 vụ lúa sang 2 vụ lúa, 5 ha đất vườn tạp sang trồng cây ăn quả có hiệu quả cao hơn. Chuyển 1 ha đất đồi hoang sang trồng cây ăn quả, chuyển 32 ha đất rừng trồng thưa sang trồng cây ăn quả. Đối với xã Đồng Bục chuyển 26 ha đất ruộng 2 vụ lên 3 vụ lúa 13 ha ruộng 1 vụ lên 2 vụ lúa, trồng 38,8ha cây ăn quả từ 6ha ruộng 1 vụ và 32,8 ha đất rừng trồng. d. Kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp. - Giai đoạn 2000 - 2001 Hữu Khánh khoanh nuôi tái sinh rừng 19,94ha. Còn Đồng Bục khoanh nuôi 2ha đất cỏ làm bụi và trồng mới 3,5ha rừng từ1,5ha đất hoang bằng ven sông Kỳ Cùng và 2 ha đất hoang đồi núi. - Giai đoạn 2001 - 2005. Xã Hữu Khánh tiếp tục khoanh nuôi trồng mới 60ha đát hoang đồi núi và đất cỏ làm bụi, thân gỗ rải rác. Còn xã Đồng Bục cần chăm sóc và bảo vệ các khu rừng trên địa bàn xã. - Giai đoạn 2005 -2010. Xã Hữu Khánh cần chuyển nốt 56,72ha đất trồng đồi núi trọc sang trồng mới và khoanh nuôi tái sinh rừng. Và đến cuối năm 2010 toàn xã cơ bản phủ xanh 100% đất trồng đồi núi trọc. Còn Đồng Bục đã hoàn thành. Vậy tổng quỹ đất của các xã đến năm 2010 như sau : Bảng 12 : Tổng qũy đất của 2 xã đến năm 2010. Chỉ tiêu Hữu Khánh Đồng Bục Diện tích (ha) So với tổng DT (%) Diện tích (ha) So với tổng DT (%) Tổng diện tích TN 1932 100 900 100 Đất nông nghiệp 514,08 26,61 323,9615 36 Đất lâm nghiệp 1332,86 68,99 514,1965 57,13 Đất chuyên dùng 44,54 2,3 17,402 1,93 Đất ở nông thôn 8,02 0,42 16,19 1,8 Đất chưa sử dụng 32,5 1,68 28,25 3,14 Chương III Một số giải pháp cơ bản thực hiện quy hoạch sử dụng đất Để phương án quy hoạc phân bổ đất đai giai đoạn quy hoạch có khả năng thực thi và đáp ứng được các yêu cầu đất đai cho các ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, phát triển đúng theo mục tiêu phát triển của xã đã đề ra, đảm bảo tài nguyên môi trường được bảo vệ ngày càng tốt. Để thực hiện được như vậy cần phải có một số giải pháp chính sách hợp lý. 1. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Tài nguyên đất là loại tài nguyên, quý giá nhưng có hạn việc tạo ra đất nông nghiệp, đặc biệt là đất lúa hết sức khó khăn phải trải qua thời gian lâu dài để khai thác và chuyển đổi vì vật cần phải trải qua thời gian lâu dài để khai thác và chuyển đổi vì vậy cần phải làm rõ cho nhân dân, cấp chính quyền cũng như người sử dụng đất nhận thức được điều đó. Phải coi việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2000 - 2010 vừa là trách nhiệm, vừa là công cụ của công tác quản lý. Cần tăng cường công tác quản lý đất đai hơn nữa để sử dụng đất, tiết kiệm, hiệu quả, tránh tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất tuỳ tiện. Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra việc quản lý sử dụng đất, phát hiện xử lý thật nghiêm các trường hợp vi phạm luật đất đai, khen thưởng kịp thời và thoả đáng cho các tổ chức cá nhân làm giàu thêm cho đất đai và đúng theo quy hoạch. Đầu tư đào tạo cán bộ nâng cao nghiệp vụ quản lý đất đai quản lý Nhà nước cho cán bộ địa chính. Đặc biệt cán bộ địa chính, khen thưởng kịp thời và thỏa đáng cho các tổ chức cá nhân làm giàu thêm cho đất đai và đúng theo quy hoạch. Đầu tư đào tạo cán bộ nâng cao nghiệp vụ quản lý đất đai quản lý Nhà nước cho cán bộ địa chính. Đặc biệt cán bộ địa chính xã hiện nay nhất là các xã vùng sâu vùng xa còn thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng. ứng dụng các khoa học công nghệ hiện đại, đầu tư cơ sở vật chất phương tiện công nghệ để hệ thống hồ sơ địa chính được chính xác và cơ chất lượng cao hơn. Xã Hữu Khánh và xã Đồng Bạc là hai xã thuộc khu vực miền núi, có địa hình núi hiểm trở, phức tạp đất đai không rộng vì thế để mở rộng đất nông nghiệp là rất khó khăn trong lúc đó nhu caàu đất đai ngày càng tăng. Do đó nếu không có biện pháp thích hợp để quản lý đất đai thì sẽ ảnh hưởng tới nhiều vấn đề trong đó đặc biệt cần chú ý đó là vấn đề an toàn lương thực. Vì thế biện pháp hàng đầu là chấm dứt tình trạng chuyển đất lúa, màu sang mục đích khác, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào để khai thác các loại đất được hiệu qủa và triệt để hơn. Tăng cường sự chỉ đạo lãnh đạo của các cấp uỷ, chính quyền trong việc thực hiện 7 nội dung về quản lý nhà nước về đất đai. Thực hiện nghiêm túc hệ thống pháp lý và chính sách đất đai như chính sách giao đất theo nghị định 64CP, 02CP, 60CP của chính phủ, đảm bảo mọi thửa đất đều co chủ sử dụng. Chính sách sử dụng đất phải năng động đảm bảo các mục tiêu ưu tiên, thu hút được vốn đầu tư. 2. Giải pháp đầu tư Để thực hiện được các chỉ tiêu theo quy hoạch đã xây dựng UBND xã, cần tìm nguồn đầu tư khai thác đất đai bằng các nguồn vốn của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Điều tra, xây dựng các dự án khai thác, sử dụng bảo vệ đất đến năm 2010 các diện tích đất hoang hoá đưa vào sử dụng đều phải có dự án đâù tư được thẩm quyền phê duyệt để tránh chồng chéo bất hợp lý, không đúng quy hoạch sử dụng đất được duyệt. 3. Giải pháp tuyên truyền giáo dục Để thực hiện được phương án quy hoạch, các cấp các ngành liên quan cần tuyên truyền cho nhân dân nắm vững pháp luật, chính sách quản lý sử dụng đất đai của đảng Nhà nước. Hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân và người sử dụng đặc biệt và hiẻu để thực hiện việc quản lý sử dụng, bảo vệ khia thác đất đai theo đúng quy hoạch, kế hoạch. Có chính sách văn bản xử lý nghiêm khắc tổ chức, cá nhân vi phạm luật đất đai và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 4. Giải pháp cụ thể cho từng loại đất. a. Đối với đất nông nghiệp. Cần hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đất nông nghiệp, sang mục đích phi nông nghiệp đặc biệt là đất, lúa, đát màu tốt cần phải được quản lý chặt chẽ. Bất kỳ một cơ quan hay tổ chức cá nhân nào nếu lấy đất nông nghiệp sang mục đích khác ngoài việc phải đền bù giá trị tài sản hoa màu của đất đai còn phải có trách nhiệm cấp kinh phí đào tạo nghề mới hoặc cấp kinh phí khai hoang đất nông nghiệp mới để tạo công ăn việc làm cho người có đất bị thu hồi. Xây dựng ngay các phương án đầu tư khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp khi dự án quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt. Để đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã và thực hiện quá trình quy hoạch được đồng bộ, trước mắt xã Hữu Khanh cần chuyển 6 ha đất nông nghiệp từ trồng 1 vụ lên 2 vụ lúa. Còn xã Đồng Bục cần chuyển 9 ha đất ruộng 2 vụ lên 3 vụ và 5 ha đất ruộng 1 vụ lên 2 vụ đồng thơì trồng thêm 12 ha cây ăn quả lấy vào đất lúa 1 vụ 4 ha, rừng trồng 5,5 ha đồi núi chưa sử dụng 2,5ha. Còn Hữu Khanh cần chuyển 20 ha đất rừng bạch đàn thưa và đến kỳ khai thác sang trồng cây ăn quả. b. Đối với đất lâm nghiệp. Phải hạn chế việc chuyển đất lâm nghiệp sang các mục đích phi nông lâm nghiệp đặc biệt là đất rưngf phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng tránh hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi gây xói mòn làm tổn hại đến nguồn tài nguyên đất. Nhanh chóng hoàn thành giao đất lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các hộ, các tổ chức cá nhân, tăng cường công tác quản lý quỹ đất khó giao, đất công ích, đất lâm nghiệp hiện xã đang quản lý chặt chẽ, đúng quy hoạch được duyệt, mở rộng diện tích đất lâm nghiệp bằng biện pháp khai hoang. Trong giai đoạn trước mắt xã Đồng Bục cần khoanh nuôi 2 ha đất cỏ lùm bụi, trồng mới 3,5ha rừng từ 1,5ha đất hoang bằng ven sông Kỳ Cùng và 2 ha đất hoang đồi núi, riêng xã Hữu Khánh trước mắt cần trồng mới và khoanh nuôi tái sinh rừng 19,94ha. c. Đất ở và đất chuyên dùng. Việc sử dụng đất ở, đất chuyên dùng phải theo quy hoạch kế hoạch, nhanh chóng xử lý hoàn thiện hồ sơ đất ở, đất chuyên dùng để tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức cá nhân sử dụng theo quy định của luật pháp. Nhanh chóng thống nhất quản lý qũy đất chuyên dùng, đất ở vào một đầu mối là cơ quan địa chính để nâng cao hiệu quả sử dụng các quỹ đất này, phù hợp với quy định pháp luật hiện hành tránh những xáo trộn gây khó khăn cho người sử dụng đất. Tổ chức điều tra phân loại xác định nhu cầu đất chuyên dùng cho tổ chức cá nhân để có phương án điều chỉnh qũy đâts chuyên dùng giữa các ngành, các lĩnh vực hợp lý phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. Quản lý sử dụng đất ở phải theo nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả, kết hợp giữa dân tộc với hiện đại, sử dụng tốt không gian kiến trúc với bảo tồn văn hoá dân tộc, dành diện tích thích đáng để trồng cây xanh bảo vệ môi trường, hệ thống cấp thoát nước, các công trình văn hoá thể thao cần được ưu tiên thích đáng. Để đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã đề ra giai đoạn trước mắt xã Hữu Khách cần xây dựng thêm 4 phòng làm việc cho đảng ủy UBND, xây trạm y tế trên khu đất đã có. Còn xã Đồng Bục, xây trụ sở 2 thôn và nhà mẫu giáo ở 2 cụm thôn. Sau đó tiếp tục xây dựng mới các trụ sở thôn và trường mẫu giáo. Riêng khu du lịch Khuôn Van cần phải dành đất để phát triển khoảng 0,65ha. Còn Hữu Khách các phòng học và các phân trường có thể được xây dựng qua 2 giai đoạn. Về đất giao thông Hữu Khách trước mắt cần mở rộng nâng cấp đường Bản Rị - Mẫu Sơn. Sau đó mới đến trường Lộc Bình đi China và mở rộng nâng cấp đường liên thôn bản. Còn xã Đồng Bục trước mắt phải nâng cấp đường vào trụ sở UBND xã và mở rộng nâng cấp các đoạn đường từ quốc lộ 4B vào các cạm dân cư. Sau đó tiếp tục mở rộng nâng cấp một số đoạn đường như quốc lộ 4B, đường vào khu du lịch Khuôn Van và một số đường liên thôn còn lại. Về đất thủy lợi giai đoạn trước mắt xã Hữu Khánh cần cải tạo nâng cấp các đập dâng, làm mới đập Khuổi Luông và nạo vét kênh mương. Phấn đấu giai đoạn 2001 - 2005 hoàn thành. Còn xã Đồng Bục ngoài việc nâng cấp các đập đã có cần xây dựng 4 trạm bơm bảo đảm tưới tiêu trước mắt và lâu dài. Cả 2 xã cần phải xây dựng nghĩa trang nghĩa địa. Riêng Đồng Bục trước mắt cần xây dựng 2 khu nghĩa địa và giai đoạn sau sẽ xây dựng thêm 3 khu nghĩa địa. d. Đầu tư khai thác đất chưa sử dụng là các xã miền núi diện tích đất hoang đồi núi còn khá nhiều vì thế cần phải chú ý đến việc khải thác nguồn đất chưa sử dụng này. chủ yếu là khai thác vào trồng rừng và một số vùng có thể trồng cây ăn quả và làm nhà ở. Phấn đấu đến măn 2010 đất chưa sử dụng của xã Đồng bục còn khoảng 28,25 ha, riêng xã Hữu Khánh có 32,5 ha đất sông suối. 5. Tổ chức thực hiện: Sau khi phương án quy họach đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, uỷ ban nhân dân xã cần tổ chức thực hiện ngay .Trên cơ sở phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện các ngành cần nhanh chóng tiến hành lập kế hoạch thực hiện của ngành mình đặc biệt là các ngành có yêu cầu sử dụng đất lớn như: ngành nông nghiệp, ngành lâm nghiệp, giao thông thủy lợi, xây dựng cơ bản... trên cơ sở đó nhằm cụ thể hoá phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, từng thôn xóm. Cùng với các cấp lãnh đạo các tổ chức xã hội, uỷ ban nhân dân xã làm tốt công tác tuyên truyềng, phổ biến rộng rãi nội dung của phương án quy hoạch tới từng hộ dân nhằm thực hiện tốt phương châm “ dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiển tra”. Hoàn thiện việc giao đất giao rừng cho các hộ gia đình theo tinh thần các văn bản 64 CP, 02 CP của Chính phủ. Tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất để đảm bảo mọi khu đất đều có chủ sử dụng. Vận động nhân dân quản lý, sử dụng đất đúng theo tinh thần của pháp luật. Cần kiểm tra thanh tra và chỉ đạo chặt chẽ trong việc chuyển mục đích sử dụng đất, đảm bảo ổn định quỹ đất hàng năm nhất là đất lúa theo quy hoạch. Xây dựng và ban hành các chính sách nhằm bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp, chính sách bảo vệ đất lúa, chính sách biến thuế sử dụng đất những năm đầu đối với đất trống đồi núi trọc đưa vào sản xuất nông nghiệp. - Kiến nghị: Đề nghị UBND huyện, phòng tài chính và các ngành có liên quan ở huyện sớm xem xét phê duyệt phương án quy hoạch sử dụng đất của xã thời kỳ 2000 – 2010 để uỷ ban nhân dân xã dựa vào đó tổ chức thực hiện nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã Kết luận Phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã Hữu Khánh và xã Đồng Bục thời kỳ 2000 – 2010 được xây dựng theo phương pháp luận về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã do tổng cục địa chính hướng dẫn. đồng thời được tiến hành trên cơ sở tổng hợp phân tích các nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích phi nông nghiệp, trên cơ sở rà soát xem xét theo những quy định về mức sử dụng đất của từng loại đất theo luật đất đai và các văn bản hướng dẫn của tỉnh. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là một trong 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai mà đảng và nhà nước quan tâm. Công tác tổ chức xây dựng thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp xã bước đầu đã thực hiện được một số cơ chế điều tiết việc phân bổ quỹ đất vào các mục đích sử dụng theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên cùng với quá trình phát triển thì còn nhiều vấn đề bất cập nảy sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai vì vậy cần phải liên tục nghiên cứu, để tìm ra những giải pháp thích hợp mang lại tính hiệu quả trong công tác quản lý nguồn tài nguyên đất đai. Chu chuyển giữa các loại đất như các phương án trên của các xã là hợp lý, phù hợp với việc thực hiện xoá đói giảm nghèo, từng bước đô thị hoá nông thôn. Sự chuyển đất nông nghiệp sang các mục đích khác như các phương án trên là cần thiết và rất tiết kiệm. Trong 5 năm tới đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích khác là có khả năng thực hiện được. Tài liệu tham khảo. 1 – Giáo trình quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở – trường ĐHKTQD 2 – Giáo trình kinh tế tài nguyên đất - trường ĐHKTQD 3 – Giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn - trường ĐHKTQD 4- Công văn số 1814 / CV – TCĐC ngày 12 tháng 10 năm 1998 của Tổng Cục Địa Chính. 5 – Chỉ thị 15 / CT – UP ngày 21 tháng 11 năm 1998 của UBND Tỉnh Lạng Sơn. 6 – Luật đất đai năm 1993 7- Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 8 – Tạp chí địa chính 9 – Tài liệu về công tác tập huấn quy hoạch kế hoạch sử dụng đất ở thành phố Đà Nẵng Mục lục Trang Lời nói đầu 1 Chương I. Cơ sở lý luận của quy hoạch kế hoạch sử dụng đất 3 I. Khái niệm, vai trò, đặc điểm và các căn cứ của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 3 1. khái niệm vai trò và đặc điểm 3 2. Các căn cứ của quy hoạch sử dụng đất đai 9 II. Phương pháp và nội dung, trình tự, xây dựng ưuy hoạch kế hoạch sử dụng đất 13 1. Phương pháp xây dựng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất 13 3. Nội dung và trình tự lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất 16 IV. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các loại quy hoạch khác 34 1. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội 34 2. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với dự báo và chiến lược sử dụng đất 35 3. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch phát triển nông nghiệp 35 4. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch đô thị 35 5. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch các nghành 36 6. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai cả nước với quy hoạch sử dụng đất đai của địa phương. 36 Chương III: Phương hướng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xã Hữu Khánh và xã Đồng Bục – Huyện Lộc Bình – Lạng Sơn 37 I.Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế , xã hội 37 a. phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên 37 b. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 43 II. Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụngđất 47 1. Tình hình quản lý đất đai năm 2000 47 2. Hiện trạng sử dụng đất 48 3. Biến động đất đai trong giai đoạn 1995 – 2000 55 III. Xây dựng phương án quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất 59 1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 59 2. Định hướng sử dụng đất đến năm 2010 và xa hơn 61 3. Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 65 4. Kế hoạch sử dụng đất 74 Chương III. Một số giải pháp cơ bản thực hiện quy hoạch sử dụng đất 83 1. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai 83 2. Giải pháp đầu tư 84 3. Giải pháp tuyên truyền giáo dục 85 4. Giải pháp cụ thể về từng loại đất 85 5. Tổ chức thực hiện 88 Kết luận 90 Tài liệu tham khảo 91

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0104.doc
Tài liệu liên quan