Đề tài Nghiên cứu sự hút thu Cu, Pb, Zn và tìm hiểu khả năng sử dụng phân bón để giảm thiểu sự tích lũy chúng trong rau cải xanh và rau xà lách

MỤC LỤC MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình chung về sản xuất rau trên thế giới và Việt Nam 1.1.1. Sản xuất rau trên thế giới 1.1.2. Sản xuất rau ở Việt Nam 1.2. Ô nhiễm đất và ảnh hưởng của nó đến chất lượng nông sản 1.2.1. Ô nhiễm đất 1.2.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm đất đến chất lượng nông sản 1.3. Phương pháp xử lý đất ô nhiễm kim loại nặng 1.3.1. Phương pháp xử lý đất đã đào bằng nhiệt 1.3.3. Phương pháp cải tạo đất bằng điện 1.3.4. Phương pháp chiết tách hơi tại chỗ 1.3.5. Phương pháp phân hủy sinh học các chất ô nhiễm 1.3.6. Phương pháp xử lý đất ô nhiễm bằng thực vật 1.3.7. Phương pháp kết tủa hóa học CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Cây rau cải xanh (Brassica juncea L.czern) 2.1.2. Cây xà lách (Lactuca sativa L) 2.1.3. Đất thí nghiệm 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp về các vấn đề có liên quan 2.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 2.2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm 2.2.4. Phương pháp lấy mẫu nghiên cứu 2.2.5. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.2. Điều kiện xã hội 3.2. Một số tính chất đất thí nghiệm 3.3. Ảnh hưởng của Cu, Pb, Zn đến sinh trưởng và tích lũy chúng trong rau 3.3.1. Ảnh hưởng của Cu, Pb, Zn đến sinh trưởng của rau cải xanh và xà lách 3.3.2. Ảnh hưởng của Cu, Pb, Zn đến tích luỹ chúng trong rau 3.4. Vai trò của lân đối với năng suất và tích luỹ kim loại nặng trong rau 3.4.1. Vai trò của lân đối với năng suất của rau cải xanh và xà lách 3.4.2. Ảnh hưởng của lượng bón lân đến sự tích luỹ Cu, Pb, Zn trong rau cải xanh và xà lách 3.5. Vai trò của vôi đối với năng suất và tích luỹ kim loại nặng trong rau 3.5.1. Vai trò của vôi đối với năng suất của rau cải xanh và xà lách 3.5.2. Ảnh hưởng của lượng bón vôi đến sự tích luỹ Cu, Pb, Zn trong rau cải xanh và xà lách Kết luận và kiến nghị

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1893 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu sự hút thu Cu, Pb, Zn và tìm hiểu khả năng sử dụng phân bón để giảm thiểu sự tích lũy chúng trong rau cải xanh và rau xà lách, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các phần tử đất trong khu vực ô nhiễm là pha cân bằng với các chất ô nhiễm được hấp phụ trong các phần tử đất. Việc rửa bằng tia nước khu vực ô nhiễm, sử dụng sự liên kết chiết tách chân không của pha khí và sự thấm lọc khí làm tăng khả năng tách các chất ô nhiễm bay hơi từ các khu vực ô nhiễm. Phương pháp này được thích hợp cho việc xử lý tại chỗ của đất ô nhiễm các hợp chất bay hơi như: Tricloroetylen, pecloroetylen, toluen, benzen… và nhiều dung môi hữu cơ khác. 1.3.5. Phương pháp phân hủy sinh học các chất ô nhiễm Sự phân hủy sinh học đất ô nhiễm được chú trọng vào việc sử dụng vi sinh vật để chuyển hóa các chất ô nhiễm thành các hợp chất không ô nhiễm như H2O và CO2. Hầu hết sự phân hủy sinh học tự nhiên các chất ô nhiễm xảy ra trong môi trường đất, tuy nhiên các điều kiện để phân hủy sinh học nhìn chung là không thuận lợi để đạt được hiệu quả làm sạch. Công nghệ cải tạo sinh học nhằm mục đích cải thiện các điều kiện cho các vi sinh vật phân hủy. Trong đó các điều kiện được quan tâm là nhiệt độ, độ ẩm đất, pH, thế oxi hoá - khử, nồng độ các chất ô nhiễm, dạng của các chất nhận electron, sự có mặt của các vi sinh vật mong muốn và khả năng dễ tiêu sinh học của các chất ô nhiễm đối với vi sinh vật. Sự phân hủy sinh học có thể xảy ra ở cả điều kiện hiếu khí và kỵ khí nhưng nhìn chung điều kiện hiếu khí thường được áp dụng nhiều hơn. 1.3.6. Phương pháp xử lý đất ô nhiễm bằng thực vật Các kim loại nặng không phải là thành phần chủ yếu của thực vật mà chỉ có một số nguyên tố là cần thiết cho sự phát triển của thực vật ở hàm lượng nhỏ. Tuy nhiên, một số loài cây có khả năng tập trung nồng độ lớn các kim loại nặng như Cd, Zn, Cu, Pb…trong sinh khối. Để tách kim loại từ đất ô nhiễm, cây được trồng ở các khu vực ô nhiễm dưới các điều kiện tốt nhất cần cho sự hút thu cao nhất. Sau đó người ta thu sinh khối và sử dụng một số các kỹ thuật khác để có thể tách các kim loại này từ sinh khối. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn có nhiều tranh cãi về kỹ thuật này. 1.3.7. Phương pháp kết tủa hóa học Phương pháp này phụ thuộc vào nồng độ các kim loại nặng trong pha nước giữa các phân tử đất. Việc tăng nồng độ các kim loại nặng trong pha nước có thể thực hiện được nếu có mặt các chất hóa học như các axit mạnh (HCl, HNO3 và H2SO4), chất tạo chelát (vòng càng cua) tổng hợp như EDTA-axit Etylen Diamin Tetraaxetic, DTPA-axit Dietylen Triamin Pentaacetic. Sau đó kiềm hóa để kết tủa kim loại nặng ở dạng hydroxit bằng các chất như Na2SO4, Na2S2O3, FeSO4, khí SO2… Ưu điểm của phương pháp này là xử lý được các kim loại với nồng độ cao, tốn ít thời gian và có hiệu suất cao. Nhưng nó có một số nhược điểm như đưa vào môi trường các hóa chất khác, sau xử lý có một lượng bùn lớn. Các axit mạnh và chất tạo chelát có thể làm xáo trộn đặc tính đất do việc rửa đi một lượng lớn các chất dinh dưỡng []. Từ 8-11% khối lượng đất tổng số bị hòa tan trong HCl 0,1M sau 30 phút và khoảng 13-14% khối lượng đất sau 24h chiết (Tuin và Tels, 1990) []. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Cây rau cải xanh (Brassica juncea L.czern) Đây là một trong những cây rau dễ trồng, nhanh cho thu hoạch, chỉ từ 30 – 45 ngày và có thể gieo trồng được nhiều vụ trong năm. Hơn nữa, chi phí đầu tư thấp mà lợi nhuận lại cao, việc tiêu thụ cũng khá dễ dàng, được người tiêu dùng ưa chuộng nên đây là loại rau được trồng phổ biến hiện nay. 2.1.2. Cây xà lách (Lactuca sativa L) Xà lách là một loại cây rau ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng khoảng 45 – 55 ngày. Xà lách được trồng chủ yếu trong thời vụ từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ thích hợp từ 10 – 160C, thích hợp trong vụ đông. Khi thời tiết rét lạnh, cây sinh trưởng mạnh. 2.1.3. Đất thí nghiệm Đất nền dùng trong thí nghiệm thuộc loại đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm, lấy tại vùng trồng rau thuộc xã Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp về các vấn đề có liên quan Cơ sở của phương pháp này là thu thập, nghiên cứu tất cả các tài liệu có liên quan tới vấn đề nghiên cứu, các quy định, các tiêu chuẩn môi trường cho các mục đích khác nhau. Mục đích của phương pháp này là hệ thống các tài liệu, số liệu rời rạc sẵn có về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu; phân tích, đánh giá các số liệu sẵn có để đưa ra những nhận xét, kết luận chung về khu vực nghiên cứu. 2.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa Chủ yếu là phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân, trong đó bắt đầu bằng việc xây dựng kế hoạch dựa trên lý thuyết và thông tin đã có, sau đó là việc sửa chữa kế hoạch dựa trên sự tiếp thu và góp ý của các chuyên gia. Sau khi xuống địa phương khảo sát thực địa và phỏng vấn người dân, chúng tôi đã kiểm tra thông tin và tổng hợp thông tin. Nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn đề liên quan đến cơ cấu cây trồng, tình hình sản xuất rau xanh, sử dụng phân bón, năng suất cây trồng, thu nhập của người dân từ hoạt động nông nghiệp. Hình thức phỏng vấn là phỏng vấn bán chính. Các đối tượng được phỏng vấn một cách ngẫu nhiên. Quá trình phỏng vấn diễn ra bằng cách đặt câu hỏi thông qua buổi trò chuyện với người dân, các câu hỏi không đưa trước cho các đối tượng được phỏng vấn. 2.2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm *Nguyên liệu và hóa chất sử dụng trong thí nghiệm Hạt giống rau cải xanh và rau xà lách của Công ty liên doanh hạt giống Đông Tây, thành phố Hồ Chí Minh. Các loại phân bón: phân Urê (NH2)2CO, phân kalisunfat K2SO4 và phân super photphat Ca(H2PO4)2 , vôi bột và mùn cưa. Hóa chất gây ô nhiễm Cu2+ được pha từ muối CuSO4.5H2O, Pb2+ pha từ muối Pb(NO3)2 và Zn2+ pha từ muối ZnSO4.7H2O. * Qui trình thí nghiệm Đất lấy về được phơi khô không khí, giã nhỏ và trộn đều. Đất thí nghiệm trồng rau được bố trí trong túi nilon có chiều cao 10cm, chiều rộng 18cm và chiều dài 20cm. - Công thức đối chứng: + Rau cải: cân 3kg đất đã giã nhỏ trộn đều với 0,15g phân Urê + 0,06g phân kalisunfat (tương đương với 150kg Urê và 60Kg kalisunfat trên một ha đất trong thực tế) cho vào một túi. + Rau xà lách: cân 3kg đất giã nhỏ trộn đều với 0,21g phân Urê +0,09g phân kalisunfat (tương đương với 240kg Urê và 90kg kalisunfat trên một ha đất trong thực tế) cho vào một túi . - Các công thức thí nghiệm được bón mùn cưa, vôi bột và phân photphat với các mức gây nhiễm kim loại là 50ppm, 100ppm, 200ppm (đối với Cu và Pb) và 100ppm, 200ppm, 300ppm, 400ppm, 500ppm (đối với Zn). Lượng phân photphat là 0,3 g - 0,45 g - 0,6 g/túi (tương đương với 300 kg - 450 kg - 600 kg/ha), vôi là 1,38 g - 2,76 g - 4,14 g/túi (tương đương với 1,5 tấn - 3 tấn - 4,5 tấn/ha) và mùn cưa là 9,9 g - 14,85 g - 19,8 g/túi (tương đương với 10 tấn -15 tấn - 20 tấn/ha). Mỗi loại rau được bố trí theo các công thức sau. + Nguyên tố Cu CT1 = ĐC + 50 mg Cu2+/kg đất CT2 = ĐC + 100 mg Cu2+/kg đất CT3 = ĐC + 200 mg Cu2+/kg đất CT4 = ĐC + 100 mg Cu2+/kg đất + 0,3g super lân CT5 = ĐC + 100 mg Cu2+/kg đất + 0,45g super lân CT6 = ĐC + 100 mg Cu2+/kg đất + 0,6g super lân CT7 = ĐC + 100 mg Cu2+/kg đất + 1,38 g vôi CT8 = ĐC + 100 mg Cu2+/kg đất + 2,76 g vôi CT9 = ĐC + 100 mg Cu2+/kg đất + 4,14 g vôi CT10 = ĐC + 100 mg Cu2+/kg đất + 9,9 g mùn cưa CT11 = ĐC + 100 mg Cu2+/kg đất + 14,85 g mùn cưa CT12 = ĐC + 100 mg Cu2+/kg đất + 19,8 g mùn cưa + Nguyên tố Pb CT1 = ĐC + 50 mg Pb2+/kg đất CT2 = ĐC + 100 mg Pb2+/kg đất CT3 = ĐC + 200 mg Pb2+/kg đất CT4 = ĐC + 100 mg Pb2+/kg đất + 0,3g super lân CT5 = ĐC + 100 mg Pb2+/kg đất + 0,45g super lân CT6 = ĐC + 100 mg Pb2+/kg đất + 0,6g super lân CT7 = ĐC + 100 mg Pb2+/kg đất + 1,38 g vôi CT8 = ĐC + 100 mg Pb2+/kg đất + 2,76 g vôi CT9 = ĐC + 100 mg Pb2+/kg đất + 4,14 g vôi CT10 = ĐC + 100 mg Pb2+/kg đất + 9,9 g mùn cưa CT11 = ĐC + 100 mg Pb2+/kg đất + 14,85 g mùn cưa CT12 = ĐC + 100 mg Pb2+/kg đất + 19,8 g mùn cưa + Nguyên tố Zn CT1 = ĐC + 100 mg Zn2+/kg đất CT2 = ĐC + 200 mg Zn2+/kg đất CT3 = ĐC + 300 mg Zn2+/kg đất CT4 = ĐC + 400 mg Zn2+/kg đất CT5 = ĐC + 500 mg Zn2+/kg đất CT6 = ĐC + 300 mg Zn2+/kg đất + 0,3g super lân CT7 = ĐC + 300 mg Zn2+/kg đất + 0,45g super lân CT8 = ĐC + 300 mg Zn2+/kg đất + 0,6g super lân CT9 = ĐC + 300 mg Zn2+/kg đất + 1,38 g vôi CT10 = ĐC + 300 mg Zn2+/kg đất + 2,76 g vôi CT11 = ĐC + 300 mg Zn2+/kg đất + 4,14 g vôi CT12 = ĐC + 300 mg Zn2+/kg đất + 9,9 g mùn cưa CT13 = ĐC + 300 mg Zn2+/kg đất + 14,85 g mùn cưa CT14 = ĐC + 300 mg Zn2+/kg đất + 19,8 g mùn cưa Thí nghiệm được tiến hành lặp lại 3 lần. Mỗi công thức gieo 30 hạt. Tưới nước đến độ ẩm 70 – 75%. Thường xuyên tưới nước để duy trì độ ẩm cho đất. Sau 15 ngày gieo hạt tiến hành tỉa cây để đảm bảo mật độ thích hợp cho cây phát triển (12cây/túi) Sau 50 ngày gieo trồng tiến hành thu hoạch cây và lấy mẫu đất để phân tích. 2.2.4. Phương pháp lấy mẫu nghiên cứu - Mẫu đất: được lấy ở tất cả các công thức thí nghiệm, trộn đều đất trong mỗi công thức thí nghiệm và lấy khoảng 200g đất, phơi khô trong không khí sau đó giã nhỏ, rây qua rây 1mm để phân tích. - Mẫu rau: lấy tất cả mẫu rau trong từng công thức thí nghiệm sau 50 ngày gieo trồng để xác định năng suất, hàm lượng Cu, Pb, Zn tổng số tích luỹ trong cây. Mẫu rau được loại bỏ các lá già, lá úa vàng, rửa sạch, tráng bằng nước cất một lần rồi phơi trong không khí đến khi ráo nước. Sấy ở 850C đến trạng thái khô giòn và giã nhỏ thành dạng bột rồi đem phân tích. 2.2.5. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm Các chỉ tiêu phân tích đất và thực vật được thực hiện ở Phòng Phân tích Đất và Môi trường của Viện Qui hoạch và Thiết kế Nông nghiệp. Bảng 7. Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích Thứ tự Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Phương pháp phân tích Phân tích đất 1 pHH2O - Máy pH meter. TCVN 5979-1995 Tỉ lệ đất : nước cất là 1:2,5 2 pHKCl - Máy pH meter. TCVN 5979-1995 Tỉ lệ đất : KCl là 1:2,5 3 CEC mgdl/100g đất Schachtschabel 4 Chất hữu cơ % Walkley-Black 5 N ts % Kjeldahl 6 P2O5 ts % So màu xanh molipden 7 K2O ts % Quang kế ngọn lửa 8 Cu ts ppm Chiết trắc quang 9 Cu di động ppm Chiết trắc quang 10 Pb ts ppm Quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) 11 Pb di động ppm Quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) 12 Zn ts ppm So màu 13 Zn di động ppm So màu Phân tích cây 14 Cu ts ppm Quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) 15 Pb ts ppm Quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) 16 Zn ts ppm Quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình: Xã Hoàng Liệt là một xã thuộc huyện Thanh Trì, nằm ở phía nam của thủ đô Hà nội. Phía Bắc Hoàng Liệt giáp với xã Đại Kim, Thịnh Liệt; phía Đông giáp với xã Yên Sở; phía Nam giáp với xã Tam Hiệp và phía Tây giáp với xã Thanh Liệt. Hoàng Liệt gồm có năm thôn là Bằng A, Bằng B, Tứ Kỳ, Pháp Vân và Linh Đàm. Trên địa bàn xã có đường quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua nên rất thuận lợi cho buôn bán, vận chuyển, trao đổi hàng hoá và giao thông đi lại. Đây là một vùng đất trũng với độ cao trung bình là 4,2 - 4,5 m so với mực nước biển, thấp nhất là 2,8 m và cao nhất là 10 m. Địa hình ở đây là đồng bằng tích tụ sông - hồ - đầm lầy, là dạng địa hình được hình thành do lầy hoá lấp dần mà thành, có độ cao tuyệt đối 3 - 5 m, thành phần vật chất bao gồm sét bùn lẫn mùn thực vật (1). Thôn Bằng B là một trong năm thôn của xã Hoàng Liệt, phía Bắc giáp hồ Linh Đàm, phía Nam giáp xã Tam Hiệp phía Đông giáp Xã Tựu Liệt và phía Tây giáp thôn Bằng A. Thôn Bằng B có địa hình tương đối bằng phẳng, một vài điểm hơi trũng. Độ cao trung bình từ 3 - 4m. Cấu trúc địa chất tạo thành nhiều lớp, từ trên xuống là bùn chảy dày không quá 5m; sét, sét pha bồi tích sông; bùn và than bùn; cát lẫn cuội sỏi. Với dạng địa hình là đồng bằng tích tụ sông - hồ - đầm lầy, tương đối trũng hơn so với các thôn khác, Bằng B rất thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trồng rau nước. Vĩnh Quỳnh cũng là một xã thuộc huyện Thanh Trì có độ cao trung bình khoảng 4,2 m – 4,5m so với mực nước biển. Phía Bắc giáp xã Tam Hiệp, phía Nam giáp xã Ngọc Hồi và Đại Áng, phía Đông giáp xã Tứ Hiệp và Ngũ Hiệp, phía Tây giáp xã Tả Thanh Oai. 3.1.1.2. Đặc điểm khí hậu Là một vùng thuộc đồng bằng sông Hồng, Thanh Trì nói chung, thôn Bằng B và xã Vĩnh Quỳnh nói riêng là khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, bị chi phối bởi hai hướng gió chính là Đông Bắc và Đông Nam. Gió Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, còn gió Đông Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 10. Hàng năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11 (1). - Nhiệt độ không khí trung bình năm từ 230C - 280C. Thời gian nóng nhất là các tháng 6, 7, 8 và lạnh nhất vào các tháng 12 và tháng giêng. Trong mùa đông có khi nhiệt độ xuống dưới 100C (1). - Lượng mưa: Lượng mưa trung bình trong năm từ 1600 - 1800 mm, chủ yếu tập trung vào các tháng mùa mưa 6, 7, 8 và 9. Năm cao nhất đạt tới 2000 - 2200 mm. Do địa hình Hà nội dốc từ Bắc xuống Nam nên ngoài lượng mưa tại chỗ, còn có lượng nước từ nội thành dồn về làm tăng khả năng úng ngập trong vùng (1). - Lượng bốc hơi: lượng bốc hơi hàng năm thay đổi từ 970 - 1127 mm, trung bình nhiều năm là 1025,5mm. Thường từ tháng 11 đến tháng 3 là thời kỳ lượng bốc hơi cao hơn. Thời kỳ đó là thời kỳ hụt nước (1). - Độ ẩm không khí: tương đối ổn định, từ 80% - 88%. Độ ẩm của vùng này khá cao do nằm ở vành đai nhiệt đới chí tuyến. Trong mùa mưa, độ ẩm rất lớn, có khi trên 99%. Về mùa khô, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nên độ ẩm không khí giảm, giá trị nhỏ nhất vào tháng 12. Độ ẩm trung bình năm là 81%. 3.1.1.3. Thổ nhưỡng Đặc điểm các loại đất chính ở huyện Thanh Trì: - Đất cát: hình thành do sự bồi tụ của sông lớn như sông Hồng, tạo thành cồn cát dọc bờ sông. Loại đất này hàng năm bị ngập từ hai đến ba tháng. Là loại đất nghèo dinh dưỡng, nghèo mùn, được sử dụng chính vào việc khai thác cho xây dựng. - Đất phù sa được bồi hàng năm: là đất được hình thành do lắng đọng phù sa của hệ thống sông Hồng, mỗi năm được bồi thêm lớp dày 2 - 5 cm. Đất màu nâu tươi, thành phần cơ giới nhẹ, thường là cát pha thịt nhẹ, tơi xốp, hàm lượng dinh dưỡng tốt, pH = 7 - 7, 5 và CEC cao từ 15 -40 meq/100g đất nhưng lại nghèo mùn và đạm (mùn từ 0,5 - 15 %). - Đất phù sa không được bồi hàng năm: là đất được bồi do phù sa sông Hồng nhưng hiện nay đã thoát ly sự bồi tụ do hệ thống đê ngăn cách. Loại đất này chỉ có một diện tích nhỏ ở Thanh Trì. - Đất phù sa glay: đất phù sa glay được hình thành tại chân đất trũng, khó tiêu nước. Trong hệ thống đất luôn xảy ra tình trạng yếm khí do đó tồn tại hydroxit của các nguyên tố Fe, Al, Mn, Ti, Ni ... ở hoá trị thấp. Các tạp chất này cùng với chất hữu cơ tạo một tầng đất dẻo, dính chặt, bí, màu xanh xám. - Đất phù sa úng nước: là loại đất phù sa úng nước quanh năm yếm khí nên đất bị glay mạnh trên toàn phẫu diện. Đất có màu đen, thành phần cơ giới nặng, chua ít, hàm lượng chất hữu cơ cao, đạm cao. Hàm lượng lân, kali trung bình (5). 3.1.1.4. Thuỷ văn Thanh Trì có sáu con sông chảy qua là: sông Hồng, sông Nhuệ và bốn con sông thoát nước của Hà Nội. Sông Hồng ở phía Đông có chiều dài qua huyện là 15 km, sông Nhuệ ở phía Tây Nam với chiều dài qua huyện là 4 km. Các sông Tô Lịch, Lừ, Kim Ngưu và Sét tạo thành một mạng lưới thoát nước thải và nước mưa cho nội thành Hà nội (1). Thôn bằng B nằm trên khúc nối giữa sông Kim Ngưu và sông Tô Lịch do đó chế độ thủy văn khá phức tạp. Thông thường một phần nước chảy từ sông Kim Ngưu vào hồ Yên Sở và phần còn lại chảy vào sông Tô Lịch. Vĩnh Quỳnh cũng là nơi có nhiều sông tiêu thoát nước chảy qua như sông Om, sông Hoà Bình và lượng nước từ nội thành dồn về làm tăng khả năng ngập úng trong vùng. 3.1.2. Điều kiện xã hội 3.1.2.1. Diện tích và đơn vị hành chính Tổng quỹ đất toàn thôn Bằng B là 537 543 m2, trong đó diện tích nông nghiệp là 485 555 m2 với diện tích dành cho cây lúa là 291 600 m2 (chiếm khoảng 60% diện tích nông nghiệp), rau là 117000 m2 (chiếm khoảng 24%), thả cá là 19 800 m2 . Nhà nước đã thu hồi 43200 m2, còn lại là đất bờ vùng, bờ thửa, mương tưới, mương tiêu nước... Diện tích đất ở là 51 988 m2 (chiếm 9,67% ). Cơ cấu của thôn gồm hai xóm: xóm Trong (giáp Bằng A) và xóm Ngoài (giáp Tựu Liệt). Xã Vĩnh Quỳnh có diện tích đất tự nhiên là 650,5ha, trong đó có 337ha đất nông nghiệp. Về đơn vị hành chính xã Vĩnh Quỳnh được chia thành 26 khu dân cư, gồm 3 thôn và 13 khu dân cư tập thể cơ quan đóng trên địa bàn xã. 3.1.2.2. Dân số Theo thống kê năm 2004, tổng số nhân khẩu của thôn Bằng B là 1431, trong đó có 800 nhân khẩu trong độ tuổi lao động (chiếm 56% tổng số lao động). Số lao động này, ngoài làm nông nghiệp, còn có một số tham gia buôn bán, chạy chợ, tham gia vào các hoạt động sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn huyện... Thôn có 368 hộ với 303 hộ làm nông nghiệp là những hộ được Nhà nước giao đất. Tuy nhiên, nếu chỉ tính những hộ chuyên sản xuất nông nghiệp thì chỉ có khoảng 200 hộ (chiếm 54,3%). Ngành nghề sản xuất chính của thôn là sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, hiện nay còn có hơn 100 hộ gia đình phát triển sản xuất, kinh doanh các ngành nghề phụ như: mộc, nề, lắp ráp bảng điện, gia công inox, sản xuất giường đệm, sửa chữa xe đạp, xe máy... Tính đến năm 2006 toàn xã Vĩnh Quỳnh có 4414 hộ dân cư với 18426 nhân khẩu được chia thành 26 khu dân cư, gồm 3 thôn và 13 khu dân cư tập thể cơ quan đóng trên địa bàn xã. 3.1.2.3. Sản xuất nông nghiệp Thanh Trì là một vùng chuyên canh nông nghiệp với đặc điểm đất canh tác liền vùng thuộc loại đất phù sa sông Hồng. Loại đất này rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất các loại cây nông nghiệp đặc biệt là sản xuất rau xanh và lúa. Trong đó hoạt động trồng rau đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn là trồng lúa. Tuy nhiên do đặc điểm về đất và các điều kiện khác (đặc biệt là nước) mà diện tích trồng lúa vẫn chiếm ưu thế hơn so với diện tích cây rau ở đây. Với tổng diện tích đất dành cho nông nghiệp của thôn là 405000m2, sản xuất nông nghiệp là ngành nghề lao động chính đem lại thu nhập chủ yếu cho thôn Bằng B. Tổng diện tích gieo cấy trong cả năm 2006 của toàn xã Vĩnh Quỳnh là 243ha, giảm 15,8ha so với năm 2005 do chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản và trồng cây vụ đông. Năng suất bình quân đạt 11,4 tấn/ha. Tổng sản lượng đạt 2677,1 tấn. Toàn xã đang duy trì chăm bón 52,2 ha rau muống, rau cần; gieo trồng 3,7 ha đậu tương, đậu xanh xuân; 16,2 ha đậu tương, đậu xanh đông. Ngoài sản xuất nông nghiệp người dân còn nuôi trồng thủy sản với 13,5 ha và chăn nuôi gia cầm (gà, vịt), gia súc (lợn, trâu, bò). 3.1.2.4. Kinh doanh dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp Do diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp và sự nhạy cảm của thị trường, tận dụng nguồn nhân công dư thừa, các hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư phát triển nghề phụ nhằm nâng cao thu nhập như nghề mộc, thợ nề và đặc biệt là nghề hàn, mạ inox. Trên địa bàn thôn không có cơ quan nhà máy, xí nghiệp sản xuất nào mà chỉ có một số hộ sản xuất kinh doanh nhỏ. Hiện toàn thôn có 21 hộ kinh doanh dịch vụ, hơn 100 hộ phát triển ngành nghề phụ, trong đó đáng kể có 3 xưởng sản xuất các sản phẩm từ inox, 1 xưởng mộc và 1 cơ sở sản xuất giường đệm nhưng quy mô đều nhỏ với chỉ khoảng 10 nhân công tại mỗi một cơ sở sản xuất. Doanh thu từ hoạt động này đạt khoảng 4 tỷ đồng/năm. Không giống thôn bằng B, xã Vĩnh Quỳnh lại có nhiều cơ quan nhà nước và các nhà máy đóng trên địa bàn như Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, nhà máy Pin Văn Điển….Ngoài ra trong năm 2006 xã đã nghiệm thu và đưa vào sử dụng chợ Vĩnh Quỳnh với kinh phí đầu tư hơn 900 triệu đồng để cho bà con tiểu thương vào kinh doanh buôn bán. Theo thống kê năm 2006 tổng thu nhập toàn xã là 58988405000đ (tăng 25% so với năm 2005). Bình quân thu nhập tính theo đầu người là 343035đ người/tháng (tương đương với 4116420đ người/năm). 3.1.2.5. Vệ sinh, y tế Là một vùng ngoại ô thành phố nên công tác vệ sinh môi trường trong thôn Bằng B cũng rất được quan tâm. Nước sinh hoạt của thôn chủ yếu là nước máy và nước giếng khoan. Theo thống kê của thôn, có khoảng 65% người dân trong thôn được sử dụng nước sạch do một trạm cấp nước sạch mini cung cấp (trạm này được xây dựng do ngân sách của huyện Thanh Trì với mục đích cung cấp nước sạch cho hai thôn Bằng A và Bằng B, công suất của trạm này là khoảng 25 m3/h), còn lại là dùng nước giêng khoan. Thôn đã xây dựng được hệ thống thoát nước với chiều dài tương đương với chiều dài của đường giao thông trong thôn là 1900 m, trong đó có hơn 1000 m cống, rãnh thoát nước đã được xây gạch. Nước thải sinh hoạt trong thôn theo các cống, rãnh này chảy ra sông Tô Lịch. Đường trong thôn cũng được bê tông hoá 450 m, còn lại là đường gạch. Thôn có một bộ phận chuyên thu gom rác thải. Rác này được tập kết và đem đổ thải tại một bãi chung ở gần khu vực trạm bơm, ngay sát bờ sông. Những năm gần đây với thu nhập và mức sống ngày càng được nâng cao, hầu hết các hộ gia đình trong thôn đều nâng cấp khu vệ sinh của gia đình. Cho đến nay toàn thôn có 95% gia đình đã xây dựng nhà vệ sinh tự hoại, chỉ còn lại một số ít gia đình còn sử dụng nhà vệ sinh hai ngăn. Do làm tốt công tác y tế cộng đồng nên vấn đề sức khoẻ người dân trong thôn cũng được đảm bảo. Theo tìm hiểu chúng tôi được biết vài chục năm gần đây thôn không xảy ra dịch bệnh nào đáng kể đối với cả người và vật nuôi cũng như cây trồng. Công tác chăm sóc sức khoẻ vẫn được tiến hành định kỳ cho trẻ em trong thôn. Ở xã Vĩnh Quỳnh công tác y tế rất được quan tâm. Trạm y tế của xã được công nhận là trạm chuẩn Quốc gia. Hàng tháng có tổ chức kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh mặt hàng thực phẩm, khám sức khỏe và tập huấn cho các chủ hàng kinh doanh ăn uống. Lãnh đạo xã cũng tổ chức vận động nhân dân thực hiện Chỉ thị 04/CT – UB của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về tổng vệ sinh vào chiều thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần. Đến nay công tác vệ sinh môi trường có nhiều chuyển biến tích cực, đường làng, ngõ xóm phong quang, sạch sẽ. 3.2. Một số tính chất đất thí nghiệm Kết quả phân tích một số tính chất hoá học đất được thể hiện ở bảng 8. Bảng 8. Một số tính chất cơ bản của đất nghiên cứu Thứ tự Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị Đánh giá 1 pHH2O - 6,18 Chua ít 2 pHKCl - 6,15 Chua ít 3 CEC mdl/100g đất 23,46 Cao 4 Chất hữu cơ % 2,44 Trung bình 5 N ts % 0,32 Giàu 6 P2O5 ts % 0,19 Giàu 7 K2O ts % 1,02 Trung bình 8 Cu ts ppm 21,29 Trung bình 9 Cu di động ppm 13,38 - 10 Pb ts ppm 57,16 Ô nhiễm nhẹ 11 Pb di động ppm 1,88 Rất thấp 12 Zn ts ppm 81,27 13 Zn di động ppm 7,24 Số liệu ở bảng 8 cho thấy đất nền của thí nghiệm rất thích hợp cho sự sinh trưởng của các loại nói chung cũng như rau cải xanh và rau xà lách nói riêng. 3.3. Ảnh hưởng của Cu, Pb, Zn đến sinh trưởng và tích lũy chúng trong rau 3.3.1. Ảnh hưởng của Cu, Pb, Zn đến sinh trưởng của rau cải xanh và xà lách 3.3.1.1. Ảnh hưởng của Cu, Pb, Zn đến sinh trưởng của rau cải xanh Rau cải là loại rau ăn lá nên yếu tố đặc trưng cho tốc độ sinh trưởng của cây được thể hiện qua chiều cao và năng suất. Những ảnh hưởng của đất ô nhiễm Cu, Pb, Zn đến sinh trưởng của rau cải xanh trong thí nghiệm được trình bày trong bảng 10. Bảng 10. Ảnh hưởng của đất ô nhiễm Cu, Pb, Zn đến sinh trưởng của rau cải xanh Công thức Cu Pb Zn Chiều cao (cm) Năng suất (g/chậu) Chiều cao (cm) Năng suất (g/chậu) Chiều cao (cm) Năng suất (g/chậu) CT0 19,5 70,27 19,5 70,27 19,5 70,27 CT1 15 55,94 14,7 36,95 12,5 36,81 CT2 14,7 50,03 13,4 34,69 15,9 59,01 CT3 12,5 33,09 11 30,96 19,7 75,73 CT4 16,7 64,09 CT5 15,5 43,84 Số liệu bảng 10 cho thấy: - Nguyên tố Cu: ở CT1 với hàm lượng gây nhiễm 50ppm, chiều cao trung bình (CCTB) của cây là 15cm, năng suất đạt 55,94g/chậu; ở CT2 với hàm lượng gây nhiễm 100ppm, CCTB của cây là 14,7cm, năng suất đạt 50,03g/chậu; ở CT3 với hàm lượng gây nhiễm 200ppm, CCTB của cây là 12,5cm, năng suất đạt 33,09g/chậu. - Nguyên tố Pb: ở CT1 với hàm lượng gây nhiễm 50ppm, CCTB của cây là 14,7cm, năng suất đạt 36,95g/chậu; ở CT2 với hàm lượng gây nhiễm 100ppm, CCTB của cây là 13,4cm, năng suất đạt 34,69g/chậu; ở CT3 với hàm lượng gây nhiễm 200ppm, CCTB của cây là 11cm, năng suất đạt 30,96g/chậu. - Nguyên tố Zn: ở CT1 với hàm lượng gây nhiễm 100ppm, CCTB của cây là 12,5cm, năng suất đạt 36,81g/chậu; ở CT2 với hàm lượng gây nhiễm 200ppm, CCTB của cây là 15,9cm, năng suất đạt 59,01g/chậu; ở CT3 với hàm lượng gây nhiễm 300ppm, CCTB của cây là 19,7cm, năng suất đạt 75,73g/chậu; ở CT4 với hàm lượng gây nhiễm 400ppm, CCTB của cây là 16,75cm, năng suất đạt 64,09g/chậu; ở CT5 với hàm lượng gây nhiễm 500ppm, CCTB của cây là 15,5cm, năng suất đạt 43,84g/chậu. Như vậy ở mỗi hàm lượng gây nhiễm các nguyên tố Cu, Pb, Zn khác nhau thì sự ảnh hưởng đến chiều cao và năng suất của cây cải xanh có sự khác nhau. Chúng ta có thể thấy rõ hơn điều này qua sự biểu diễn ở hình 1,2,3. Nhìn vào hình 1 ta có nhận xét: khi hàm lượng bón đồng vào đất tăng lên thì chiều cao và năng suất cây giảm đi. Ở CT0 (công thức đối chứng) chiều cao và năng suất cây đạt cao nhất với 19,5cm và 70,27g/chậu, sau đó giảm dần từ CT1 (15cm và 55,94g/chậu), CT2 (14,7cm và 50,03g/chậu) và thấp nhất ở CT3 với 12,5cm và 33.09g/chậu. Sự ảnh hưởng của hàm lượng bón đồng còn biểu hiện thông qua hình thái bên ngoài của cây. Ở CT0 chiều cao và năng suất đạt cao nhất thì các cây mọc đều, thân to, lá xanh còn ở CT3 với mức bón 200ppm thì cây còi cọc, thân và lá nhỏ. Từ phân tích số liệu bảng 10 và hình 2 có thể nói lượng bón chì có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của rau cải xanh, khi lượng chì bón vào đất tăng lên thì năng suất và chiều cao của cây giảm. Điều này chứng tỏ tác động của chì đến rau cải xanh là rất lớn, chì không chỉ làm giảm chiều cao và năng suất cây mà còn có những biểu hiện thông qua hình thái bên ngoài của cây, nhất là ở mức bón 200ppm cây chậm phát triển, lá nhỏ và có màu xanh đậm. 3.3.1.2. Ảnh hưởng của Cu, Pb, Zn đến sinh trưởng của cây xà lách Xà lách là một trong những cây rau ăn lá được ưa thích của người dân. Đây là loại rau ăn sống được ưa chuộng, có thời gian sinh trưởng ngắn và được trồng phổ biến. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của Cu, Pb, Zn đến sinh trưởng của cây xà lách được trình bày ở bảng 11. Bảng 11. Ảnh hưởng của Cu, Pb, Zn đến sinh trưởng của cây xà lách Công thức Cu Pb Zn Chiều cao (cm) Năng suất (g/chậu) Chiều cao (cm) Năng suất (g/chậu) Chiều cao (cm) Năng suất (g/chậu) CT0 11,35 93,75 11,35 93,75 11,35 93,75 CT1 12,04 71,70 9,95 21,73 11,95 96,35 CT2 9,64 38,07 8,92 18,49 12,65 121,96 CT3 6,87 26,70 6,67 11,14 13,01 148,64 CT4 10,10 74,52 CT5 9,40 65,04 Số liệu bảng 11 cho thấy: - Nguyên tố Cu: ở CT1 với hàm lượng gây nhiễm 50ppm, CCTB của cây là 12,04 cm, năng suất đạt 71,70g/chậu; ở CT2 với hàm lượng gây nhiễm 100ppm, CCTB của cây là 9,64cm, năng suất đạt 38,07g/chậu; ở CT3 với hàm lượng gây nhiễm 200ppm, CCTB của cây là 6,87cm, năng suất đạt 26,70g/chậu. - Nguyên tố Pb: ở CT1 với hàm lượng gây nhiễm 50ppm, CCTB của cây là 9,95cm, năng suất đạt 21,73g/chậu; ở CT2 với hàm lượng gây nhiễm 100ppm, CCTB của cây là 8,92cm, năng suất đạt 18,49g/chậu; ở CT3 với hàm lượng gây nhiễm 200ppm, CCTB của cây là 6,67cm, năng suất đạt 11,14g/chậu. - Nguyên tố Zn: ở CT1 với hàm lượng gây nhiễm 100ppm, CCTB của cây là 11,95cm, năng suất đạt 96,35g/chậu; ở CT2 với hàm lượng gây nhiễm 200ppm, CCTB của cây là 12,65cm, năng suất đạt 121,96g/chậu; ở CT3 với hàm lượng gây nhiễm 300ppm, CCTB của cây là 13,01cm, năng suất đạt 148,64g/chậu; ở CT4 với hàm lượng gây nhiễm 400ppm, CCTB của cây là 10,10cm, năng suất đạt 74,52g/chậu; ở CT5 với hàm lượng gây nhiễm 500ppm, CCTB của cây là 9,40cm, năng suất đạt 65,04g/chậu. Với mỗi hàm lượng gây nhiễm khác nhau thì chiều cao và năng suất của cây ở các công thức thu được cũng khác nhau. (Hình 4,5,6) 3.3.2. Ảnh hưởng của Cu, Pb, Zn đến tích luỹ chúng trong rau 3.3.2.1. Ảnh hưởng của Cu đến tích luỹ trong rau cải xanh và xà lách Đồng ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, đặc biệt là quá trình hình thành diệp lục và đối với tính bền vững của diệp lục. Đồng tham gia vào quá trình trao đổi gluxit và protein trong cây. Số liệu ở bảng 10 và 11 cho thấy hàm lượng đồng trong đất tỉ lệ nghịch với năng suất của rau tuy nhiên sự tích luỹ đồng trong rau lại có sự tương quan thuận với hàm lượng đồng di động trong đất. Bảng 12. Ảnh hưởng của lượng bón Cu đến sự tích luỹ Cu trong rau cải xanh và xà lách Công thức Hàm lượng Cu di động trong đất (ppm) Hàm lượng Cu tích luỹ trong rau (mg/kg) Cải xanh Xà lách CT0 13,38 2,75 2,25 CT1 63,38 3,17 3,04 CT2 113,38 5,21 3,33 CT3 213,38 8,46 4,26 Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 12 có thể nhận xét: hàm lượng đồng trong đất có mối quan hệ khá chặt chẽ với hàm lượng đồng trong rau. Khi hàm lượng đồng trong đất tăng thì lượng đồng tích luỹ trong rau cũng tăng lên. Chúng ta có thể thấy rõ hơn mối tương quan này qua sự biểu diễn ở hình 7. 3.3.2.2. Ảnh hưởng của Pb đến sự tích luỹ trong rau cải xanh và xà lách Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của Pb đến tích luỹ chúng trong rau được trình bày ở bảng 13. Bảng 13. Hàm lượng chì tích luỹ trong rau cải xanh và xà lách (mg/kg) Công thức Hàm lượng Pb di động trong đất (ppm) Hàm lượng Pb tích luỹ trong rau (mg/kg) Cải xanh Xà lách CT0 1,88 0,17 0,02 CT1 51,88 1,79 0,04 CT2 101,88 2,91 0,30 CT3 201,88 1,86 0,17 Kết quả nghiên cứu ở bảng 13 cho thấy: Ở CT1 với hàm lượng gây nhiễm 50ppm thì sự tích luỹ chì trong cây là thấp nhất (1,79mg/kg ở cải xanh và 0,04mg/kg ở xà lách). Ở CT2 với hàm lượng gây nhiễm 100ppm sự tích luỹ chì trong cây đạt cao nhất với 2,91mg/kg ở cải xanh và 0,30 mg/kg ở xà lách. Còn ở CT3 với hàm lượng gây nhiễm 200ppm thì sự tích luỹ chì ở cải xanh là 1,86mg/kg và ở xà lách là 0,17mg/kg. Ở cả ba công thức thí nghiệm thì ở cùng một công thức hàm lượng chì tích luỹ trong cải xanh đều cao hơn so với rau xà lách. Hàm lượng chì tích luỹ trong cải xanh cao gấp 44,75 lần so với hàm lượng trong xà lách (1,79mg/kg so với 0,04mg/kg) ở CT1, cao gấp 9,7 lần (2,91mg/kg ở cải xanh và 0,03mg/kg ở xà lách) ở CT2 và gấp 10,94 lần (1,86mg/kg ở cải xanh và 0,17mg/kg ở xà lách) ở CT3. Điều này được thể hiện rõ ở hình 8. Theo quyết định số 867/1998/QĐ – BYT của Bộ Y tế về giới hạn tối đa cho phép của chì trong sản phẩm rau thì hàm lượng tích luỹ trong rau cải ở cả ba mức gây nhiễm đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên đối với rau xà lách thì hàm lượng tích luỹ đều dưới mức cho phép. 3.3.2.3. Ảnh hưởng của Zn đến sự tích luỹ trong rau cải xanh và xà lách Kẽm thể hiện vai trò sinh lý ở nhiều mặt. Kẽm có vai trò quan trọng trong các quá trình oxy hoá khử và có trong thành phần của các enzym oxy hoá khử như đehydrogenaza. Kẽm còn có tác dụng lớn trong các quá trình trao đổi photpho, gluxit và protein. Hàm lượng của Zn trong thực vật thay đổi từ rất thấp (1ppm) đến rất cao (10000ppm), phổ biến trong khoảng 20-100ppm/kg chất khô. Kết quả thí nghiệm về hàm lượng kẽm tích luỹ trong rau được trình bày ở bảng 14. Bảng 14. Hàm lượng kẽm tích luỹ trong rau cải xanh và xà lách Công thức Hàm lượng Zn di động trong đất (ppm) Hàm lượng Zn tích luỹ trong rau (mg/kg) Cải xanh Xà lách CT0 7,24 9,05 5,20 CT1 107,24 18,06 6,98 CT2 207,24 20,40 7,08 CT3 307,24 22,82 9,76 CT4 407,24 20,02 5,60 CT5 507,24 18,55 14,99 Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 14 cho thấy: Ở rau cải xanh: khi hàm lượng kẽm di động trong đất tăng lên trong khoảng 100ppm - 300ppm thì hàm lượng kẽm tích luỹ trong cây có xu hướng tăng lên. Ở các mức gây nhiễm 100ppm - 200ppm - 300ppm thì hàm lượng kẽm tích luỹ trong cây tương ứng là 18,6mg/kg - 20,40mg/kg - 22,82mg/kg. Tuy nhiên khi tăng hàm lượng gây nhiễm lên 400ppm và 500ppm thì hàm lượng kẽm tích luỹ lại giảm xuống, tương ứng là 20,02mg/kg và 18,55mg/kg. Hình 9 biểu diễn mối tương quan giữa hàm lượng kẽm trong đất và hàm lượng kẽm tích luỹ trong rau cải xanh. Ở rau xà lách thì chúng tôi không nhận thấy có sự tương quan như ở rau cải xanh. Hàm lượng kẽm tích luỹ trong rau xà lách đạt cao nhất ở CT5 với 14,99mg/kg, giảm dần ở các CT3 với 9,76mg/kg, ở CT2 là 7,08mg/kg, ở CT1 là 6,98mg/kg và thấp nhất ở CT4 với 5,60mg/kg. 3.4. Vai trò của lân đối với năng suất và tích luỹ kim loại nặng trong rau 3.4.1. Vai trò của lân đối với năng suất của rau cải xanh và xà lách Lân là một yếu tố dinh dưỡng quan trọng thứ hai sau nitơ đối với cây trồng, do vậy việc bón lân là việc không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp để đảm bảo năng suất. Từ các kết quả nghiên cứu trong thí nghiệm bón lân cho thấy lân có tác động đến năng suất của rau cải xanh và xà lách. Bảng 15. Ảnh hưởng của lượng bón lân đến năng suất rau cải xanh và xà lách Công thức Lượng lân bón (gP2O5/chậu) Cải xanh Xà lách Năng suất (g/chậu) % năng suất Năng suất (g/chậu) % năng suất CT2 0 50,03 100 38,07 100 CT4 0,3 53,13 106 81,65 214 CT5 0.45 48,47 97 80,26 211 CT6 0,6 40,00 80 38,02 99,7 Kết quả ở bảng 15 cho thấy: Ở CT4 mức bón lân là 0,3g P2O5/chậu thì năng suất của rau cải tăng lên 106% tương ứng 53,13g/chậu, năng suất xà lách tăng lên 214% tương ứng 81,65g/chậu so với CT2 (không bón lân). Ở CT5 mức bón lân là 0,45g P2O5/chậu thì năng suất của rau cải giảm xuống còn 97% tương ứng 53,13g/chậu, năng suất xà lách tăng lên 211% tương ứng 80,26g/chậu so với CT2 (không bón lân). Ở CT6 mức bón lân là 0,6g P2O5/chậu thì năng suất của rau cải giảm xuống còn 80% tương ứng 40g/chậu, năng suất xà lách giảm xuống còn 99,7% tương ứng 38,02g/chậu so với CT2 (không bón lân). Như vậy, khi lượng bón lân khác nhau thì đều ảnh hưởng đến năng suất của rau. Tuy nhiên không phải hoàn toàn là ảnh hưởng tích cực. Số liệu bảng 15 cho ta nhận xét: đối với rau cải xanh và xà lách thì công thức bón lân thích hợp, cho năng suất cao nhất (53,13g/chậu và 81,65g/chậu) là CT4 với lượng bón lân là 0,3g P2O5/chậu. Kết quả này được thể hiện rõ ở hình 10. 3.4.2. Ảnh hưởng của lượng bón lân đến sự tích luỹ Cu, Pb, Zn trong rau cải xanh và xà lách 3.4.2.1. Ảnh hưởng của lân đối với tích luỹ đồng trong rau cải xanh và xà lách Để đánh giá ảnh hưởng của lân đến sự tích luỹ đồng trong rau nghiên cứu đã sử dụng những lượng bón lân khác nhau trên nền bón đồng là 100ppm. Kết quả được trình bày ở bảng 16. Bảng 16. Ảnh hưởng của lượng bón lân đến tích luỹ đồng trong rau cải xanh và xà lách Công thức Lượng bón lân (gP2O5/chậu) Hàm lượng Cu tích luỹ trong rau (mg/kg) Cải xanh Xà lách CT2 0 5,21 3,33 CT4 0,3 5,23 3,19 CT5 0,45 4,96 2,50 CT6 0,6 7,15 1,52 Kết quả phân tích bảng 16 cho thấy: - Rau cải xanh: với mức bón lân là 0,3g P2O5/chậu (CT4) thì hàm lượng đồng tích luỹ trong rau cải xanh là 5,23 mg/kg, tăng hơn so với CT2 là 0,02 mg/kg; với mức bón lân là 0,45g P2O5/chậu (CT5)thì hàm lượng đồng tích luỹ trong rau là 4,96mg/kg, giảm so với CT2 là 0,25mg/kg, với mức bón này thì sự tích luỹ đồng trong rau ở mức thấp nhất; với mức bón lân là 0,6g P2O5/chậu (CT6) thì hàm lượng đồng tích luỹ trong rau là 7,15mg/kg, tăng so với CT2 là 1,94mg/kg. - Rau xà lách: với mức bón lân là 0,3g P2O5/chậu thì hàm lượng đồng tích luỹ trong rau xà lách là 3,19 mg/kg, tăng hơn so với CT2 là 0,02 mg/kg; với mức bón lân là 0,45g P2O5/chậu thì hàm lượng đồng tích luỹ trong rau là 4,96mg/kg, giảm so với CT2 là 0,25mg/kg, với mức bón này thì sự tích luỹ đồng trong rau ở mức thấp nhất; với mức bón lân là 0,6g P2O5/chậu thì hàm lượng đồng tích luỹ trong rau là 7,15mg/kg, tăng so với CT2 là 1,94mg/kg. 3.4.2.2. Ảnh hưởng của lân đối với sự tích luỹ chì trong rau cải xanh và xà lách Để đánh giá ảnh hưởng của lân đến sự tích luỹ chì trong rau nghiên cứu đã sử dụng những lượng bón lân khác nhau trên nền bón chì là 100ppm. Kết quả được trình bày ở bảng 17. Bảng 17. Ảnh hưởng của lượng bón lân đến tích luỹ chì trong rau cải xanh và xà lách Công thức Lượng bón lân (gP2O5/chậu) Hàm lượng Pb tích luỹ trong rau (mg/kg) Cải xanh Xà lách CT2 0 2,91 0,30 CT4 0,3 1,99 0,06 CT5 0,45 1,76 0.02 CT6 0,6 2,10 0,12 Kết quả phân tích bảng 17 cho thấy: - Rau cải xanh: với mức bón lân là 0,3g P2O5/chậu thì hàm lượng chì tích luỹ trong rau cải xanh là 1,99mg/kg, giảm so với CT2 là 0,92mg/kg; với mức bón lân là 0,45g P2O5/chậu thì hàm lượng chì tích luỹ trong rau là 1,76 mg/kg, giảm so với CT2 là 1,15 mg/kg , với mức bón lân là 0,6g P2O5/chậu thì hàm lượng chì tích luỹ trong rau là 2,10mg/kg, giảm so với CT2 là 0,81mg/kg. - Rau xà lách: với mức bón lân là 0,3g P2O5/chậu thì hàm lượng chì tích luỹ trong rau xà lách là 0,06 mg/kg, giảm so với CT2 là 0,24mg/kg; với mức bón lân là 0,45g P2O5/chậu thì hàm lượng chì tích luỹ trong rau là 0,02 mg/kg, giảm so với CT2 là 0,28 mg/kg , với mức bón lân là 0,6g P2O5/chậu thì hàm lượng chì tích luỹ trong rau là 0,12mg/kg, tăng so với CT2 là 0,18mg/kg. Như vậy, việc bón phân photphat đã tác động đến sự tích luỹ của chì trong rau. Kết quả thí nghiệm và phân tích số liệu cho thấy việc bón phân superphotphat đã làm giảm đáng kể hàm lượng chì động trong đất. Do đó làm giảm sự hút thu và tích luỹ chì trong rau. Nhìn chung khi bón phân superphotphat đã làm giảm sự tích luỹ chì trong rau nhưng với mức bón 0,45g P2O5/chậu (CT5) có tác dụng giảm sự tích luỹ nhiều nhất (giảm 1,15mg/kg và 0,28mg/kg so với CT2 ở rau cải xanh và xà lách). 3.4.2.3. Ảnh hưởng của lân đối với sự tích luỹ kẽm trong rau cải xanh và xà lách Để đánh giá ảnh hưởng của lân đến sự tích luỹ kẽm trong rau nghiên cứu đã sử dụng những lượng bón lân khác nhau trên nền bón kẽm là 300ppm. Kết quả được trình bày ở bảng 18. Bảng 18. Ảnh hưởng của lượng bón lân đến tích luỹ kẽm trong rau cải xanh và xà lách Công thức Lượng bón lân (gP2O5/chậu) Hàm lượng Zn tích luỹ trong rau (mg/kg) Cải xanh Xà lách CT3 0 22,82 9,76 CT6 0,3 18,64 8,76 CT7 0,45 21,80 8,68 CT8 0,6 33,10 5,61 Kết quả phân tích bảng 18 cho thấy: - Rau cải xanh: với mức bón lân là 0,3g P2O5/chậu thì hàm lượng kẽm tích luỹ trong rau cải xanh là 18,64mg/kg, giảm so với CT2 là 4,18mg/kg; với mức bón lân là 0,45g P2O5/chậu thì hàm lượng kẽm tích luỹ trong rau là 21,80 mg/kg, giảm so với CT2 là 1,02 mg/kg, với mức bón lân là 0,6g P2O5/chậu thì hàm lượng kẽm tích luỹ trong rau là 33,10mg/kg, tăng hơn so với CT2 là 10,28mg/kg. - Rau xà lách: với mức bón lân là 0,3g P2O5/chậu thì hàm lượng kẽm tích luỹ trong rau xà lách là 8,76 mg/kg, giảm so với CT2 là 1mg/kg; với mức bón lân là 0,45g P2O5/chậu thì hàm lượng kẽm tích luỹ trong rau là 8,68 mg/kg, giảm so với CT2 là 1,08 mg/kg , với mức bón lân là 0,6g P2O5/chậu thì hàm lượng kẽm tích luỹ trong rau là 5,61mg/kg, giảm so với CT2 là 4,15mg/kg. Như vậy đối với rau xà lách khi hàm lượng bón lân tăng lên thì hàm lượng kẽm tích luỹ trong cây giảm xuống nhưng mức bón 0,6g P2O5/chậu có tác dụng tốt hơn hai mức bón 0,3mg/chậu và 0,45mg/chậu. Còn đối với rau cải khi hàm lượng bón lân tăng lên thì hàm lượng kẽm tích luỹ trong cây cũng tăng lên. Tuy nhiên so với CT2 thì việc bón lân có tác dụng làm giảm hàm lượng tích luỹ kẽm trong cây thì hai mức bón 0,3mg/chậu và 0,45mg/chậu 3.5. Vai trò của vôi đối với năng suất và tích luỹ kim loại nặng trong rau 3.5.1. Vai trò của vôi đối với năng suất của rau cải xanh và xà lách Độ chua của đất ảnh hưởng đến tính chất linh động của các chất dinh dưỡng. Khi bón vôi pH của đất tăng, các nguyên tố vi lượng tồn tại dưới dạng cacbonat, photphat hoặc hydroxit – là những dạng khó tiêu đối với cây trồng. Bón vôi là biện pháp quan trọng giúp nâng cao độ phì của đất chua, qua đó làm tăng năng suất cây trồng. Kết quả thí nghiệm về vai trò của vôi đối với năng suất rau cải xanh và xà lách được trình bày ở bảng 19. Bảng 19. Ảnh hưởng của lượng bón vôi đến năng suất rau cải xanh và xà lách Công thức Hàm lượng vôi bón (g/chậu) Cải xanh Xà lách Năng suất (g/chậu) % năng suất Năng suất (g/chậu) % năng suất CT2 0 50,03 100 38,07 100 CT7 1,38 46,67 93 51,82 136 CT8 2,76 52,02 104 66,77 175 CT9 4,14 35,54 71 92,46 243 Kết quả ở bảng 19 cho thấy: Ở CT7 mức bón vôi là 1,38g/chậu thì năng suất của rau cải giảm xuống còn 93% tương ứng 46,67g/chậu, năng suất xà lách tăng lên 136% tương ứng 51,82g/chậu so với CT2 (không bón vôi). Ở CT8 mức bón vôi là 2,76g/chậu thì năng suất của rau cải tăng lên 104% tương ứng 52,02g/chậu, năng suất xà lách tăng lên 175% tương ứng 66,77g/chậu so với CT2. Ở CT6 mức bón vôi là 4,14g/chậu thì năng suất của rau cải giảm xuống còn 71% tương ứng 35,54g/chậu, năng suất xà lách tăng lên 243% tương ứng 92,46g/chậu so với CT2. Như vậy vôi có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất của rau cải xanh và xà lách. Đối với rau cải xanh thì chỉ có mức bón 2,76g/chậu (CT8) là làm tăng năng suất rau. Còn đối với rau xà lách thì cả ba mức bón vôi đều có tác dụng làm tăng năng suất rau nhưng mức bón 4,14g/chậu (CT9) làm tăng năng suất cao nhất (243% so với 175% và 136% ở CT8 và CT7). 3.5.2. Ảnh hưởng của lượng bón vôi đến sự tích luỹ Cu, Pb, Zn trong rau cải xanh và xà lách 3.5.2.1. Ảnh hưởng của vôi đối với tích luỹ đồng trong rau cải xanh và xà lách Để đánh giá ảnh hưởng của vôi đến sự tích luỹ đồng trong rau nghiên cứu đã sử dụng những lượng bón vôi khác nhau trên nền bón đồng là 100ppm. Kết quả được trình bày ở bảng 20. Bảng 20. Ảnh hưởng của lượng bón vôi đến tích luỹ đồng trong rau cải xanh và xà lách Công thức Lượng bón vôi (g/chậu) Hàm lượng Cu tích luỹ trong rau (mg/kg) Cải xanh Xà lách CT2 0 5,21 3,33 CT7 1,38 8,27 1,23 CT8 2,76 5,17 0,85 CT9 4,14 5,95 0,71 Kết quả phân tích bảng 20 cho thấy: - Rau cải xanh: với mức bón vôi là 1,38g/chậu (CT7) thì hàm lượng đồng tích luỹ trong rau cải xanh là 8,27 mg/kg, tăng so với CT2 là 3,06 mg/kg; với mức bón vôi là 2,76g/chậu (CT8) thì hàm lượng đồng tích luỹ trong rau là 5,17mg/kg, giảm so với CT2 là 0,04mg/kg, với mức bón này thì sự tích luỹ đồng trong rau ở mức thấp nhất; với mức bón vôi là 4,14g/chậu (CT9) thì hàm lượng đồng tích luỹ trong rau là 5,95mg/kg, tăng so với CT2 là 0,74mg/kg. - Rau xà lách: với mức bón vôi là 1,38g/chậu thì hàm lượng đồng tích luỹ trong rau xà lách là 1,23mg/kg, giảm so với CT2 là 2,10mg/kg; với mức bón vôi là 2,76g/chậu thì hàm lượng đồng tích luỹ trong rau là 0,85mg/kg, giảm so với CT2 là 2,48mg/kg, với mức bón vôi là 4,14g/chậu thì hàm lượng đồng tích luỹ trong rau là 0,71mg/kg, giảm so với CT2 là 2,62mg/kg. Qua sự biểu diễn ở hình 3 ta thấy vôi có tác dụng làm giảm sự tích luỹ đồng trong rau xà lách tốt hơn so với rau cải. Ở tất cả các lượng bón vôi hàm lượng tích luỹ trong rau xà lách đều giảm, trong đó mức bón 4,14g/chậu có hàm lượng tích luỹ đồng trong cây thấp nhất (0,71mg/kg). Còn ở rau cải xanh thì chỉ có mức bón 2,76g/chậu làm giảm sự tích luỹ đồng trong cây, với hai mức bón 1,38g/chậu và 4,14g/chậu đều làm tăng sự tích luỹ đồng trong cây. 3.5.2.2. Ảnh hưởng của vôi đối với sự tích luỹ chì trong rau cải xanh và xà lách Để đánh giá ảnh hưởng của vôi đến sự tích luỹ chì trong rau nghiên cứu đã sử dụng những lượng bón lân khác nhau trên nền bón chì là 100ppm. Kết quả được trình bày ở bảng 21. Bảng 21. Ảnh hưởng của lượng bón lân đến tích luỹ chì trong rau cải xanh và xà lách Công thức Lượng bón vôi (g/chậu) Hàm lượng Pb tích luỹ trong rau (mg/kg) Cải xanh Xà lách CT2 0 2,91 0,30 CT7 1,38 1,30 0,23 CT8 2,76 0,95 0,32 CT9 4,14 1,60 0,31 Kết quả bảng 21 cho thấy: - Rau cải xanh: với mức bón vôi là 1,38g/chậu (CT7) thì hàm lượng chì tích luỹ trong rau cải xanh là 1,30 mg/kg, giảm so với CT2 là 1,61 mg/kg; với mức bón vôi là 2,76g/chậu (CT8) thì hàm lượng chì tích luỹ trong rau là 0,95mg/kg, giảm so với CT2 là 1,96mg/kg, với mức bón này thì sự tích luỹ chì trong rau ở mức thấp nhất; với mức bón vôi là 4,14g/chậu (CT9) thì hàm lượng chì tích luỹ trong rau là 1,60mg/kg, giảm so với CT2 là 1,31mg/kg. - Rau xà lách: với mức bón vôi là 1,38g/chậu thì hàm lượng chì tích luỹ trong rau xà lách là 0,23mg/kg, giảm so với CT2 là 0,07mg/kg; với mức bón vôi là 2,76g/ chậu thì hàm lượng chì tích luỹ trong rau là 0,32mg/kg, tăng so với CT2 là 0,02mg/kg, với mức bón vôi là 4,14g/chậu thì hàm lượng chì tích luỹ trong rau là 0,31mg/kg, tăng so với CT2 là 0,01mg/kg. Từ sự phân tích trên cho ta nhận xét: bón vôi có ảnh hưởng đến sự tích luỹ chì trong rau cải xanh và xà lách. Đối với rau cải xanh thì các mức bón vôi đều có tác dụng giảm sự tích luỹ chì trong cây nhưng ở mức bón 2,76g/chậu (CT8) thì hàm lượng chì tích luỹ trong cây là thấp nhất (0,95mg/kg). Đối với rau xà lách thì chỉ có ở mức bón 1,38g/chậu (CT7) làm giảm sự tích luỹ chì trong cây (0,23mg/kg) còn ở hai mức bón 2,76g/chậu (CT8) và 4,14g/chậu (CT9) đều làm tăng hàm lượng tích luỹ chì trong cây (0,32mg/kg và 0,31mg/kg so với 0,30mg/kg ở CT2). 3.5.2.3. Ảnh hưởng của vôi đối với sự tích luỹ kẽm trong rau cải xanh và xà lách Để đánh giá ảnh hưởng của vôi đến sự tích luỹ kẽm trong rau nghiên cứu đã sử dụng những lượng bón lân khác nhau trên nền bón kẽm là 300ppm. Kết quả được trình bày ở bảng 22. Bảng 22. Ảnh hưởng của lượng bón vôi đến tích luỹ kẽm trong rau cải xanh và xà lách Công thức Lượng bón vôi (g/chậu) Hàm lượng Zn tích luỹ trong rau (mg/kg) Cải xanh Xà lách CT3 0 22,82 9,76 CT9 1,38 24,29 7,65 CT10 2,76 27,20 6,20 CT11 4,14 19,46 8,72 Kết quả bảng 21 cho thấy: - Rau cải xanh: với mức bón vôi là 1,38g/chậu (CT9) thì hàm lượng kẽm tích luỹ trong rau là 24,29 mg/kg, tăng so với CT3 là 1,47 mg/kg; với mức bón vôi là 2,76g/chậu (CT10) thì hàm lượng kẽm tích luỹ trong rau là 27,20mg/kg, tăng so với CT3 là 4,38mg/kg, với mức bón vôi là 4,14g/chậu (CT11) thì hàm lượng chì tích luỹ trong rau là 19,46mg/kg, giảm so với CT3 là 3,36mg/kg; với mức bón này thì sự tích luỹ kẽm trong rau ở mức thấp nhất. - Rau xà lách: với mức bón vôi là 1,38g/chậu thì hàm lượng kẽm tích luỹ trong rau là 7,65mg/kg, giảm so với CT3 là 2,11mg/kg; với mức bón vôi là 2,76g/ chậu thì hàm lượng kẽm tích luỹ trong rau là 6,20mg/kg, giảm so với CT3 là 3,56mg/kg, với mức bón vôi là 4,14g/chậu thì hàm lượng kẽm tích luỹ trong rau là 8,72mg/kg, giảm so với CT3 là 1,04mg/kg. Nhìn hình 17 và sự phân tích trên cho ta nhận xét: bón vôi cũng có ảnh hưởng đến sự tích luỹ kẽm trong rau cải xanh và xà lách. Đối với rau cải xanh thì chỉ có ở mức bón 4,14g/chậu (CT11) làm giảm sự tích luỹ kẽm trong cây (19,46mg/kg) còn ở hai mức bón 1,38g/chậu (CT9) và 2,76g/chậu (CT10) đều làm tăng hàm lượng tích luỹ kẽm trong cây (24,29mg/kg và 27,20mg/kg so với 22,82mg/kg ở CT3). Đối với rau xà lách thì cả ba mức bón vôi đều có tác dụng giảm sự tích luỹ kẽm trong cây nhưng ở mức bón 2,76g/chậu (CT10) thì hàm lượng kẽm tích luỹ trong cây là thấp nhất (6,20mg/kg). Kết luận và kiến nghị Kết luận 1. Lượng bón đồng, chì, kẽm có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của rau cải xanh. - Nguyên tố Cu: Ở CT0 (công thức đối chứng) CCTB và năng suất cây đạt cao nhất với 19,5cm và 70,27g/chậu, sau đó giảm dần từ CT1 (hàm lượng gây nhiễm 50ppm) với CCTB là 15cm, năng suất đạt 55,94g/chậu, CT2 (hàm lượng gây nhiễm 100ppm) với CCTB là 14,7cm năng suất đạt 50,03g/chậu và thấp nhất ở CT3 (hàm lượng gây nhiễm 200ppm) với CCTB là 12,5cm, năng suất đạt 33.09g/chậu. - Nguyên tố Pb: Ở CT0 CCTB và năng suất cây đạt cao nhất với 19,5cm và 70,27g/chậu, sau đó giảm ở CT1 (hàm lượng gây nhiễm 50ppm) với CCTB là 14,7cm, năng suất đạt 36,95g/chậu; ở CT2 với hàm lượng gây nhiễm 100ppm, CCTB của cây là 13,4cm, năng suất đạt 34,69g/chậu; ở CT3 với hàm lượng gây nhiễm 200ppm, CCTB của cây là 11cm, năng suất đạt 30,96g/chậu. - Nguyên tố Zn: ở CT3 thì CCTB và năng suất đạt cao hơn so với đối chứng, 19,7cm và 75,73g/chậu so với đối chứng là 19,5cm và 70,27g/chậu. Còn các công thức còn lại thì CCTB và năng suất cây đều giảm so với đối chứng. 2. Lượng bón đồng, chì, kẽm cũng ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của rau xà lách. - Nguyên tố Cu: ở CT0 CCTB và năng suất cây đạt cao nhất với 11,35cm và 93,75g/chậu sau đó giảm ở CT1 ( hàm lượng gây nhiễm 50ppm), với CCTB là 12,04 cm, năng suất đạt 71,70g/chậu; ở CT2 (hàm lượng gây nhiễm 100ppm) với CCTB là 9,64cm, năng suất đạt 38,07g/chậu; ở CT3 (hàm lượng gây nhiễm 200ppm) với CCTB là 6,87cm, năng suất đạt 26,70g/chậu. - Nguyên tố Pb: ở CT0 CCTB và năng suất cây đạt cao nhất với 11,35cm và 93,75g/chậu sau đó giảm ở CT1 (hàm lượng gây nhiễm 50ppm) với CCTB là 9,95cm, năng suất đạt 21,73g/chậu; ở CT2 (hàm lượng gây nhiễm 100ppm), CCTB là 8,92cm, năng suất đạt 18,49g/chậu; ở CT3 (hàm lượng gây nhiễm 200ppm), CCTB là 6,67cm, năng suất đạt 11,14g/chậu. - Nguyên tố Zn: CCTB và năng suất tăng so với đối chứng ở hàm lượng gây nhiễm 100ppm, 200ppm, 300ppm và giảm so với đối chứng ở hàm lượng gây nhiễm 300ppm với 13,01 cm và 148,64g/chậu, giảm dần ở hàm lượng gây nhiễm 200ppm – 100ppm – 400ppm – 500ppm tương ứng với 12,65cm và 121,96g/chậu; 11,95cm và 96,35g/chậu; 10,10cm và 74,52g/chậu, 9,40cm và 65,04g/chậu. 3. Rau cải xanh và xà lách có khả năng hút thu và tích luỹ các kim loại nặng (Cu, Pb, Zn) tương đối cao. Nhìn chung hàm lượng Cu, Pb, Zn tích luỹ trong cây có sự tương quan thuận với hàm lượng các kim loại này trong đất, đặc biệt là hàm lượng di động. 4. Bón lân và vôi không chỉ cung cấp nguyên tố dinh dưỡng quan trọng góp phần làm tăng năng suất của rau cải xanh và xà lách mà còn có tác dụng làm giảm bớt tính ling động của kim loại nặng trong đất và hạn chế sự tích luỹ chúng trong cây. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào từng loại cây mà chọn mức bón lân hay vôi thích hợp để có tác dụng tốt nhất. Kiến nghị Cần tiếp tục các nghiên cứu để làm rõ hơn mối quan hệ giữa hàm lượng của Cu, Pb, Zn trong đất và trong cây cũng như tác động của chúng đến sức khoẻ con người. Từ đó có thể đưa ra một ngưỡng giới hạn ô nhiễm cụ thể đối với đất và thực vật. Nhất là tiêu chuẩn về hàm lượng các kim loại nặng trong rau để người tiêu dùng biết được đâu là ngưỡng an toàn đối với các sản phẩm rau mà họ đang sử dung. Ngoài ra cũng cần nghiên cứu sâu hơn về tác động cụ thể của việc bón lân và vôi đến việc giảm khả năng hút thu và tích luỹ Cu, Pb, Zn trong rau cải xanh và xà lách để có kết luận cụ thể hơn về hàm lượng bón lân và vôi thích hợp nhất. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docsh15-webtailieu.net.doc
Tài liệu liên quan