MỤC LỤC
Trang
Danh mục từ viết tắt
Phần mở đầu
1. Ý nghĩa của đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.Phương pháp nghiên cứu
5.Tính mới của đề tài
6. Bố cục đề tài.ần nội dung
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÂM LÝ ĐÁM ĐÔNG, CÁC ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ TRONG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN; ỨNG DỤNG TÂM LÝ HỌC VÀO TÀI CHÍNH VÀ LÝ THUYẾT TỔNG QUAN VỀ IR (QUAN HỆ VỚI NHÀ ĐẦU TƯ) 1
1.1. Tổng quan về tâm lý “đám đông” 1
1.1.1. Khái quát chung về tâm lý 1
1.1.2. Tâm lý “đám đông” . 2
1.1.2.1. Khái niệm tâm lý đám đông .2
1.1.2.2. Đặc điểm của đám đông 2
1.1.2.3. Đặc tính của đám đông3
1.2. Ứng dụng tâm lý học vào tài chính 4
1.2.1. Lý thuyết tài chính hành vi 4
1.2.2. Những nguyên lý cơ bản của tài chính hành vi 5
1.2.2.1. Hành vi không hợp lý của nhà đầu tư 5
1.2.2.2. Hành vi không hợp lý mang tính hệ thống6
1.2.2.3 Giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường tài chính7
1.3. Tổng quan về IR 7
1.3.1. Khái niệm 7
1.3.2. Vai trò, chức năng của IR 8
1.3.2.1. Quan hệ hai chiều của IR 8
1.3.2.2. Vai trò truyền thông của IR 8
1.3.3. Nhiệm vụ của IR 10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TTCK TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 12
2.1. Phân tích tổng quan TTCK TPHCM trong giai đoạn cuối 2006 - đầu 2009 12
2.1.1. Phân tích thực trạng tâm lý của NĐT trong lĩnh vực Chứng Khoán giai đoạn cuối 2006
đầu 2009 dựa trên thuyết tâm lý học hành vi tài chính 14
2.1.1.1. Hành vi không hợp lý của nhà đầu tư 14
2.1.1.1.1. Tâm lý trông chờ sự may rủi 14
2.1.1.1.2. Thiếu tự tin và chánh kiến trong đầu tư 16
2.1.1.2. Hành vi không hợp lý mang tính tập thể 19
2.1.1.2.1. TTCK và giá cổ phiếu bị chi phối chủ yếu bởi tâm lý đám đông . 19
2.1.1.2.2. Hành vi đám đông của NĐT tại thành phố Hồ Chí Minh coa khuynh hướng hành động
theo một số người chủ chốt của thị trường. 20
2.1.1.3. Giới hạn trong chênh lệch giá giao dịch 26
2.1.2. Tính chuyên nghiệp của nhà môi giới đầu tư chứng khoánTP. HCM đang tăng 32
2. Thực trạng công bố thông tin trên thị trường chứng khoán tại TP.HCM 33
2.1. Thực trạng của thông tư hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng
khoán 33
2.2. Thực trạng thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán TP.HCM 33
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VỀ TRUYỀN THÔNG TÀI CHÍNH TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN- QUAN HỆ VỚI NHÀ ĐẦU TƯ IR (INVESTOR RELATION) 41
3.1. Mục đích đề xuất giải pháp: 41
3.2. Căn cứ đề xuất giải pháp41
3.3. Đề xuất quy trình IR mới tại các công ty Chứng Khoán 42
3.4. Giải pháp cụ thể cho quy trình IR tại các cơng ty chứng khoán TP.HCM hiện nay45
3.4.1. Củng cố, xây dựng đội ngũ nhân viên IR chuyên nghiệp 46
3.4.2. Xây dựng hệ thống truyền thông hiệu quả 46
3.4.2.1. Các yêu cầu cơ bản về nội dung Website của một công ty Chứng Khoán . 47
3.4.2.2. Tổ chức họp báo, hội nghị giữa doanh nghiệp, NĐT, và chuyên gia phân tích 48
3.5. Lợi ích khi áp dụng các nghiệp vụ IR (căn cứ trên 3 nhiệm vụ của IR) 49
Lời kết 50
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
119 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1987 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu tâm lý học trong đầu tư chứng khoán và đề xuất giải pháp nâng cao nghiệp vụ IR ( quan hệ với nhà đầu tư) cho các công ty chứng khoán tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đổ xô mua.
Nhắc đến lịch sử sụp đổ TTCK, người ta thường đề cập vụ 1929, sự
kiện trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến cơn đại suy
thoái toàn cầu vào thập niên 30. Ở thời điểm xảy ra sự kiện, kinh tế
Mỹ đang phát triển hưng khởi. New York City trở thành thủ đô tài
chính và công nghiệp, trong khi TTCK New York (NYSE) là TTCK
lớn nhất thế giới. Xã hội Mỹ nói chung cũng phát triển ổn định với
đối tượng trẻ bắt đầu khai sinh nền kinh tế tiêu dùng. Nhiều người có
tâm lý ăn chơi xả láng hoặc làm ăn bạo tay sau giai đoạn Thế chiến
thứ nhất. Đó cũng là thời hoàng kim của phát kiến kỹ thuật với máy
phát thanh, xe hơi, hàng không, điện thoại, mạng cung cấp điện…
Chẳng có gì khó hiểu khi cổ phiếu của những công ty chẳng hạn Radio Corporation of America (RCA)
hoặc General Motors tăng vùn vụt, tương tự cổ phiếu các công ty trong công nghiệp cao su, dầu, khí đốt,
rượu... Đó là nền tảng cho cuộc đầu tư lũ lượt bất thường vào trò chơi chứng khoán. Thế là người ta vét
sạch những đồng xu lẻ còn sót lại để đổ vào TTCK. Ai không có tiền thì vay hoặc cầm cố nhà cửa. Sức
nóng TTCK bắt đầu chuyển sang cơn sốt hầm hập. Ngày 24-8-1921, chỉ số trung bình công nghiệp Dow
Jones (Dow Jones Industrials Average – DJIA; quen được gọi là “chỉ số Dow Jones”) ở mức 63,9 điểm.
Đến ngày 3-9-1929, DJIA tăng hơn 6 lần, đạt 381,2 điểm (DJIA không bao giờ đạt được mức điểm tương
tự cho đến 25 năm sau!). Nhiệt độ quá nóng khiến NYSE “bốc cháy”. Hơn một tháng sau, ngày 24-10-
1929 (ngày thứ năm đen tối) trở thành ngày đầu tiên của cơn lốc bán tống bán tháo cổ phiếu cũng như
Chơi chứng khoán không dành
cho người yếu tim và thiếu kiến
thức cơ bản về thị trường chứng
khoán.
tình trạng giá cổ phiếu giảm không phanh (chỉ trong ngày 24-10, số cổ phiếu giao dịch là 12,9 triệu!), dẫn
đến ngày thứ hai đen tối (28-10) rồi ngày thứ ba đen tối (29-10).
Vào ngày 28-10, DJIA giảm 38 điểm, còn 260 (giảm 12,8%). Hệt như lúc mua vơ mua vét, hiệu ứng bầy
đàn cũng xảy ra khi người ta ào ạt bán tống bán tháo cổ phiếu. Không khí kinh hoàng đến mức nhiều
đường dây điện thoại bị nghẽn và hệ thống điện tín không hoạt động được! Tình trạng thiếu hụt thông tin
càng khiến tâm lý hoảng sợ lan nhanh.
Những kỹ thuật hiện đại đưa nước Mỹ vào kỷ nguyên hiện đại hóa từng giúp tạo ra hiện tượng đầu tư cổ
phiếu cũng như được tôn vinh hết lời từ giới đầu tư chứng khoán bây giờ trở thành hiện thân của cuộc
khủng hoảng. Ngày 29-10 mới thật sự là ngày đỉnh điểm hỗn loạn. Giá cổ phiếu gần như rơi tự do. Cổ
phiếu RCA giảm từ 40,25 USD xuống còn 26 USD chỉ trong hai giờ giao dịch (so với 75 USD ở giai
đoạn đỉnh điểm). Giá cổ phiếu Goldman Sachs Trading Corporation mở ở mức 60 USD và đóng ở mức
35 USD. Cổ phiếu First National Bank (New York) giảm từ 5.200 USD còn 1.600 USD.
Tình hình càng hỗn loạn khi người ta hoảng hốt và hoang mang với vô số “tin đồn xấu” – hệt như lúc họ
nghe quá nhiều “tin đồn tốt” và chen nhau mua cổ phiếu trước đó. Trong hai ngày, chỉ số DJIA giảm
23%. Ngày 29-10, chỉ số DJIA mất 12% với 16,4 triệu cổ phiếu được giao dịch. Chỉ trong ngày kinh
khủng này, NYSE mất trắng 14 tỉ USD giá trị, nâng tổng thiệt hại lên 30 tỉ USD – gấp 10 lần ngân sách
hàng năm của Chính phủ liên bang và tất nhiên nhiều hơn tổng ngân sách mà Mỹ dùng trong Thế chiến
thứ nhất! Trước khi bão tan, DJIA mất gần 90% giá trị!
Sự sụp đổ NYSE trong sự kiện ngày thứ ba đen tối (29-10-1929) đã dẫn đến bi kịch kinh khủng đối với
nền kinh tế Mỹ và trở thành một trong những nguyên nhân kích phát cuộc đại suy thoái toàn cầu, bắt đầu
từ Mỹ. Từ 1929-1933, GNP Mỹ giảm gần 33%. Cư dân nhiều thành phố Mỹ rơi vào tình trạng thảng thốt
và tuyệt vọng. Các công trình xây dựng bị hoãn hoặc đình trệ khiến nhiều nhà thầu xây dựng khóc dở
mếu dở. Công nghiệp thép cũng ảnh hưởng theo và công nghiệp xe hơi tại Detroit gần như tê liệt. Tình
trạng nợ nần chồng chất xảy ra ở nhiều hộ dân, đặc biệt đối với các gia đình vốn chẳng giàu có gì lại vay
mượn hoặc cầm cố tài sản để chơi cổ phiếu; trong khi thu nhập giảm 20-50%.
Sau vụ 1929 và trong 10 tháng đầu năm 1930, 744 ngân hàng Mỹ bị đóng cửa (tổng cộng, 9.000 ngân
hàng bị phá sản trong thập niên 30). Những người gửi tiết kiệm ngân hàng mất sạch 140 tỉ USD từ tình
trạng ngân hàng phá sản! Tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ tăng từ 14,3% năm 1937 lên 19% năm 1938… Không
riêng gì Mỹ, ảnh hưởng của cơn đại suy thoái cũng lan rộng toàn cầu, đặc biệt tại châu Âu, nơi có nhiều
đồng minh Mỹ trong Thế chiến thứ nhất và sau đó trở thành đối tác Mỹ trong các thương vụ đầu tư. Năm
1932, tỉ lệ thất nghiệp tại Anh lên 25%! Tại Đức, hơn 5,5 triệu người bị mất việc…
• Một số vụ sụp đổ khác
Sự kiện sụp đổ TTCK nổi bật tiếp theo là vụ năm 1987. Một lần nữa, thập niên 80 cũng có nhiều dự báo
lạc quan. Từ tháng 8-1982 đến đỉnh điểm vào tháng 8-1987, DJIA tăng từ 776 lên 2.722 điểm. Chỉ số đối
với 19 thị trường lớn nhất thế giới tăng trung bình 296% trong cùng thời gian. Số cổ phiếu giao dịch tại
NYSE tăng từ 65 triệu lên 181 triệu. Thế rồi đột nhiên khủng hoảng xảy ra vào ngày 19-10-1987, khi
NYSE bỗng sốt một cách bất thường nhưng không phải sốt mua mà là sốt bán. Trước đó, chỉ số DJIA
giảm 3,81% và tiếp tục giảm 4,6% vào ngày 15-10.
Vào ngày thứ hai đen tối 19-10, DJIA giảm 508 điểm, mất 22,6% giá trị chỉ trong một ngày. Chỉ số S&P
500 giảm 20,4%; chỉ số NASDAQ Composite giảm 11,3%. Do tính kết nối với thị trường tài chính toàn
cầu, cơn sốt NYSE nhanh chóng lan khắp thế giới. Chỉ số FTSE 100 (100 công ty có vốn mạnh nhất niêm
yết tại TTCK Luân Đôn) mất 10,8% trong ngày 19-10 và thêm 12,2% trong ngày hôm sau. Trong suốt
tháng 10-1987, tất cả TTCK lớn thế giới đều bị ảnh hưởng – nhẹ nhất là Úc với tỉ lệ giảm 11,4% và nặng
nhất là Hong Kong với 45,8%.
Trong 23 quốc gia công nghiệp, chỉ số TTCK của 19 nước mất hơn 20% giá trị. Phải mất hai năm, chỉ số
DJIA mới hồi phục hoàn toàn… Nguyên nhân nào khiến xảy ra sự kiện 1987 (làm nửa ngàn tỉ USD bốc
hơi trong nháy mắt)? Ngoài sự cố phần mềm máy tính, nguyên nhân nữa dẫn đến vụ sụp đổ TTCK toàn
cầu lại vẫn là tâm lý bầy đàn và từ một số thủ đoạn nâng giá cổ phiếu vượt mức giá trị thực, khiến người
ta hồ hởi vét cạn túi đầu tư cổ phiếu và sau đó trắng tay…
Ngoài hai vụ trên, sự kiện 2000 cũng được ghi nhận như thời điểm u ám cho giới đầu tư chứng khoán thế
giới. Lại như mọi lần, tâm lý hớn hở cũng phát sinh trước những thông tin liên quan phát triển kinh tế. Từ
năm 1992-2000, thị trường và nền kinh tế thế giới nói chung phát triển tốt. Ngày 1-9-2000, NASDAQ
được giao dịch ở 4.234,33 điểm. Thế rồi từ tháng 9 đến ngày 2-1-2001, NASDAQ giảm 45,9%. Tháng
10-2002, NASDAQ giảm còn 1.108,49 điểm – giảm 78,4% từ cột mốc kỷ lục 5.132,52 điểm (đạt được
vào tháng 3-2000).
Nguyên nhân của tình trạng “cháy” NASDAQ cũng như NYSE là do nạn tham nhũng từ các tập đoàn
khổng lồ. Nhiều công ty, Enron chẳng hạn, đã bốc phét thu nhập (trong khi che giấu nợ nần) để kích hoạt
giá cổ phiếu. Nguyên nhân nữa – rất quen thuộc – là sự lượng sai giá trị cổ phiếu. Sau sự kiện 2000,
TTCK Mỹ mất 8 ngàn tỉ USD (giá trị cổ phiếu)... Đến nay, có vô số học thuyết cũng như nghiên cứu qui
mô nhằm dự báo tình trạng sụp đổ TTCK (chẳng hạn quyển Why Stock Markets Crash: Critical Events in
Complex Financial Systems của Didier Sornette, nhà vật lý Đại học California-Los Angeles; dựa chủ yếu
vào toán kinh tế) nhưng dường như tất cả chỉ là tài liệu mang tính tham khảo hơn là thực tiễn.
Ở bối cảnh kết nối toàn cầu như hiện nay, hành xử của một thị trường hoặc khu vực có thể biến thành
cuộc khủng hoảng tài chính diện rộng, chẳng hạn sự kiện ngày 27-2-2007, khi sự rúng động TTCK Trung
Quốc trở thành một trong những nguyên nhân chính khiến TTCK toàn cầu bị ảnh hưởng. Quan trọng hơn,
đầu tư (hoặc đầu cơ) chứng khoán luôn là thể hiện của tâm lý bầy đàn (điều này từng được chứng minh
trong môn kinh tế học hành vi, thí dụ nghiên cứu của Daniel Kahneman, người từng đoạt Nobel Kinh tế
2002) mà tâm lý là hiện tượng chẳng bao giờ có thể dễ dàng để được dự báo.
Nguồn: MẠNH KIM
Phụ lục 11
“Kinh tế suy thoái là cơ hội cho các nhà đầu tư”
(CafeF) - "Chúng ta có thể kiếm được nhiều tiền khi xuất hiện
sự đổ vỡ , vấn đề quan trọng nhất vào thời điểm này là chúng ta phải có tiền để đầu tư".
Đó là nhận định của Tiễn sỹ Quách Mạnh Hào - Phó Tổng giám đốc, Giám đốc phân tích và tư
vấn đầu tư CTCK Thăng Long khi trao đổi với CafeF về tình hình TTCK Việt Nam hiện nay.
Từ nay đến quý 2 năm 2009, thị trường có thể dao động quanh mốc 450 điểm
Hiện các nhà đầu tư đang trông chờ vào báo cáo quý 3 của các doanh nghiệp, vậy theo anh các
báo cáo này có khả quan không và thị trường sẽ phản ứng như thế nào trước những báo cáo
này?
Tiến sỹ Quách Mạnh Hào: Thực ra, theo tôi, báo cáo quý 3 của các doanh nghiệp đang được
phản ánh vào giá các cổ phiếu thời gian qua và cho đến khi đang diễn ra cuộc trò chuyện này.
Đến thời điểm hết quý 3 chúng ta phải nói về quý 4 thì đúng hơn.
Tôi tin kết quả quý 3 và quý 4 sẽ tích cực và quý 3 thậm chí sẽ tích cực hơn quý 4.
Như thế chúng ta có thể trông đợi vào những diễn tiến tích cực từ nay đến cuối năm?
Báo cáo quý 3 sẽ tác động nhất thời đến tâm lý NĐT trong một vài phiên khi những báo cáo đó
được đưa ra. Còn nhìn về dài hạn thì thị trường đang trong thời gian tích luỹ.
Như HSBC nhận định về cuối năm VNI là 450 điểm, còn phía cá nhân tôi nhận định thì từ tháng
5 đến nay thị trường chúng ta đã là thị trường tích luỹ thể hiện qua việc thị trường đang dao động
quanh mốc 450 điểm. Nếu nói chính xác thời điểm cuối năm nó là 450 điểm thì chưa chắc đúng,
từ nay đến cuối năm thậm chí quý 1 hay quý 2 năm sau thị trường sẽ dao động quanh mốc đó.
Từ thứ 2 tuần trước đến thứ 2 tuần này, lo ngại đã khác
Quay về với chủ đề được bàn nhiều nhất trong tuần qua, xin
ông cho biết tác động của thị trường Mỹ tới thị trường chứng
khoán Việt Nam?
Theo tôi, việc Quốc hội Mỹ thông qua kế hoạch 700 tỷ là biện
pháp để cứu trợ, tạo dựng niềm tin đối với các NĐT bởi người
ta lo ngại về khủng hoảng về thị trường tín dụng, thị trường tài
chính (và việc đó đã xảy ra trên cơ sở của sự sụp đổ một loạt
tên tuổi lớn).
Tuy vậy, gói 700 tỷ dường như không đủ để ngăn chặn khủng
hoảng của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, thực tế thì chúng
ta sẽ chẳng thể biết bao nhiêu là đủ.
Ngoài ra, bản chất của sự việc là từ thời điểm thứ 2 tuần trước
đến thứ 2 tuần này đã khác nhau. Thứ 2 tuần trước người ta lo
ngại về khủng hoảng tín dụng nhưng đến thứ 2 tuần này người
ta bắt đầu lo ngại về suy thoái kinh tế.
Với cá nhân tôi thì điều này thể hiện rất rõ ở việc giá dầu liên tục giảm, xuống dưới mức
90USD/thùng. Theo quan điểm của tôi, với thị trường Mỹ hay thế giới thì giá dầu thể hiện độ
nóng của nền kinh tế trong tương lai.
Vì vậy, niềm tin của NĐT bây giờ cũng đã thay đổi, trước đây lo ngại về khủng hoảng tín dụng,
nay người ta lo ngại về khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Cụ thể với thị trường Việt Nam, thứ nhất, thì khủng hoảng kinh tế đang có tác động về mặt tâm
lý đối với NĐT Việt Nam, điều này được giải thích là các NĐT Việt Nam đang nhìn vào thị
trường thế giới biến động như thế nào để người ta hành động.
Thứ hai, nền kinh tế VN từ năm 2000 đến nay là hướng về xuất khẩu, nó phụ thuộc nhiều vào thị
trường phương Tây, đặc biệt là thị trường Mỹ. Vậy suy thoái kinh tế ở Châu Âu, phương Tây và
đặc biệt là kinh tế Mỹ chắc chắn sẽ làm giảm khả năng xuất khẩu của Việt Nam.
Chúng ta có thể kiếm được nhiều tiền khi xuất hiện sự đổ vỡ
Hiện tại nhà đầu tư trong nước đang theo dõi sát sao thị trường tài chính Mỹ (cụ thể là hai chỉ
số Dow Jones và Nasdaq) để ra quyết định mua hay bán, ông nhận định gì về quan điểm này?
Vấn đề của chúng ta là niềm tin, bây giờ nhà đầu tư sợ là khủng hoảng dây chuyền. Ở thị trường
VN vào thời điểm hiện tại người ta nhìn vào NĐT ngoại là chủ yếu, mà các NĐT ngoại lại hành
động dựa trên những biến động của thị trường toàn cầu và hành vi của họ chắc chắn ảnh hưởng
đến NĐT VN.
Đối với NĐT Việt Nam mặc dù họ chưa thực sự nhìn được mối liên hệ thực sự giữa kinh tế VN
với kinh tế thế giới nhưng họ lại nhìn theo hành vi của các NĐT ngoại, đó là điều hợp lý về mặt
tâm lý đối với những NĐT trong một thị trường còn mới mẻ.
Tiến sỹ Quách Mạnh Hào - Phó
Tổng giám đốc, Giám đốc Phân
tích và tư vấn đầu tư Công ty
chứng khoán Thăng Long
Đối với những người có kinh nghiệm, như hiện nay với những nhà đầu tư tổ chức thì chúng tôi
cho rằng đây là cơ hội tốt để đầu tư. Kinh tế có thể suy thoái nhưng đối với những nhà đầu tư thì
đây là cơ hội. Chúng ta có thể kiếm được nhiều tiền khi xuất hiện sự đổ vỡ , vấn đề quan trọng
nhất vào thời điểm này là chúng ta phải có tiền để đầu tư.
Hoặc đừng ngưỡng mộ, hoặc hãy hành động như Warren Buffett
Vậy một sự chia sẻ với NĐT trong thời điểm này với tư cách là một chuyên gia thì ông sẽ nói gì?
Báo chí Việt Nam, các nhà giảng dạy, phân tích Việt Nam đều rất tôn sùng nhân vật như Warren
Buffett nhưng thực tế khi người ta hành động lại hành động hàng ngày, hôm nay mua thấy ngày
mai thị trường xuống là “run" rồi. Rõ ràng đó không phải quan điểm của Warren Buffett.
Hiện này khi thị trường như thế này, Warren Buffett vẫn bỏ tiền vào đầu tư vào những công ty
ông ta cho là tốt. Tư duy của ông là tư duy của NĐT mang tính chất dài hạn.
Theo tôi, thời điểm này đang là cơ hội cho các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư tổ chức. Việc đã lỗ
quá nhiều hay ít; lãi nhiều hay ít và cắt lỗ như thế nào phụ thuộc vào quan điểm đầu tư nhưng
chắc chắn nếu chúng ta mua từ thời điểm từ 1000 hay 900 mà bây giờ vẫn ngồi để cân nhắc cắt
lỗ hay chưa thì là quá muộn. Bây giờ đang ở vùng cơ hội mà chúng ta kỳ vọng là vùng đáy nên
chúng hãy quan tâm tới các cơ hội để đầu tư nhiều hơn.
Tất nhiên điều này là với quan điểm của nhà đầu tư tổ chức còn NĐT cá nhân mua bán ở trên
chợ thì người ta quan tâm tới giá hàng ngày. Nhưng theo tôi hoặc là họ đừng ngưỡng mộ Warren
Buffett hoặc hãy hành động như ông ta (cười).
Vũ Minh
Nguồn:
Phụ lục 12
“Một số sai lầm của nhà đầu tư chứng khoán”
"Tôi viết bài này với tất cả sự kính trọng các NĐT vì dám mạo hiểm đầu tư vào một loại sản phẩm cao
cấp, trên một thị trường có tính đặc thù cao. Trong không khí nóng bỏng của TTCK, tôi xin trình bày một
số sai lầm của các NĐT, được đúc kết từ kinh nghiệm và quan sát. Vì một thị trường lành mạnh và bền
vững, tôi sẽ rất trung thực!!!" - TSKH. Vương Quân Hoàng (saga.vn)
1. Nghe hơi nồi chõ
Thông tin rất quan trọng trên TT nhưng phần đông vì thiếu hiểu biết, các NĐT có xu hướng nghe ngóng.
Tin thì đủ loại, trên trời dưới biển, vận hành, tài chính, tổ chức... có điều chẳng mấy ai có khả năng kiểm
định. Vì vậy cái sự nghe trở nên láng máng, truyền tai nhau hết sức nguy hiểm.
Thông thường, họ tìm một số nhân vật có khả năng "hót hay như khiếu" hoặc tìm một số cán bộ môi giới
- tư vấn của chính các cty CK. Cái này có mấy điểm lợi sau:
* Không khách quan vì bản chất là xung đột lợi ích
* Không đảm bảo tính chính xác vì cs khi người nói cũng không biết mình nói cái (!?)
* Không có "bộ lọc" nên không biết vừa nhận được "vàng" hay là "rác"
* Luôn luôn muộn vì nghe được thì cũng đã nhiều người khác đã nghe được
2. Không có kỳ vọng đầu tư riêng
Nói giản dị là không biêt mình muốn nghe gì, ngoài một nguện vọng ngất trời cao là lợi nhuận. Các NĐT
nước ngoài chẳng hạn, họ biết rất chính xác điều họ muốn, và vì phần lớn các quỹ dạng Mutual Fund nên
các chính sách của họ tương đối nhất quán, ổn định. Họ không "nhảy ra nhảy vào" TT liên hồi, gây ra các
chi phí GD lớn trong khi hiệu quả chưa đo đếm được.
Việc không đặt kỳ vọng đầu tư cho mình cũng có nghĩa là để ước muốn trôi theo diễn biến TT. VD lãi
20% trong vòng 3 tháng đã là tốt, nhưng vì TT diễn biến thuận lợi, lại ước muốn 40%/ 4 tháng, nên kết
cục có khi "không bán được hàng" và "chết tắc" với số tiền đầu tư (vì TT xuống giá). Không có kỳ vọng
còn liên quan tới một hiện tượng nữa là kỳ vọng bị bóp méo hoặc chèn ép.
3. Tâm lý bầy đàn
Tôi đã cùng GS. André Farber (Hiệu phó trường ĐH Bruxelles - Bỉ) chứng minh bằng số liệu và mô hình
thống kê toán, kết quả cho thấy "hiệu ứng bầy đàn" ở VN rất mạnh, mạnh nhất TG. Hiệu ứng này đặc biệt
mạnh khi giá TT tăng nhanh trong một khoảng thời gian dài liên tiếp.
Hệ quả trực tiếp là NĐt từ bỏ cả kỳ vọng cá nhân của mình để thei đuổi mức kỳ vọng của đám đông trên
TT, khiến cho khoảng cách chiến lược đầu tư tiến dần tới epsilon (đại lượng vô cùng bé). Trong khi đó,
tính thanh khoản tạo ra do Delta lớn hơn rất nhiều epsilon và con người có các xu hướng GD trái chiều.
Hệ quả thứ 2, cũng trực tiếp là tính thanh khoản giảm dần. Mà tính thanh khoản chính là giá trị lớn nhất,
duy nhất của TTCK (chứ không phải theo quan niệm chung là tính năng huy động vốn đâu). Khi tính thah
khoản trở nên "hàng hiếm", TT biến thành Casino. Thực sự là Casino, vì mọi người cho rằng nó là cỗ
máy kiếm tiền, và đâu cũng là tiền... Bằng sự nhìn nhận bình thường, chúng ta sẽ hiểu rằng điều này quá
sai lầm và hoàn toàn huyễn hoặc.
4. Quan tâm tới lợi nhuận mà không quan tâm tới bổ sung kiến thức.
Phần lớn các NĐT chỉ quan tâm tới lợi nhuận và thuộc bài một cách vỡ lòng rằng đào bới được thông tin
mật rò rỉ đâu đó chính là cách làm giàu kiến thức. Điều này là sai. Kiến thức khác thông tin. Kiến thức là
một bộ lọc thông tin có phương hướng, có chủ đích và có phương pháp. Tôi dám cam đoan rằng việc chỉ
chăm chăm đào bới các thông tin (vốn nhiều như rác) không làm cho các NĐT khôn ngoan hơn, có khi là
tình tiết tăng nặng của các vấn đề ở trên. Chính vì không bổ sung kiến thức, nên TT hỗn loạn trong dòng
chảy thông tin. Mệt mỏi với thông tin khiến cho người ta dễ từ bỏ kỳ vọng cá nhân,để hào hứng đi theo sự
vẫy gọi của "bầy đàn"
5. Tin rằng "mình khôn ngoan nhất"
Họ cho rằng chỉ có họ mới là khôn ngoan nhất, đó là biểu hiện của thiếu kiến thức. Chính vì thiếu kiến
thức, các NĐT cũng không mấy khi quan tâm thự sự tới các cách thức tính toán, quản trị và phân tán rủi
ro của rổ tài sản. Bạn bè tôi thường xuyên gọi tôi đi ăn nhậu, cà phê... vì họ nghĩ rằng chỉ cần hỏi tôi 20'
thì toàn bộ hệ thống kiến thức và phương pháp luận và cả những thất bại ... tôi rèn luyện ở TT, nhà
trường, viện nghiên cứu và DN suốt 15 năm qua sẽ được chuyển giao hoàn hảo sang các quyết định đầu
tư "ăn tiền thiên hạ" của họ.
" Tôi cũng đầu tư, cũng hoạt động tài chính và cung cấp dịch vụ tài chính... với cả một đội ngũ cộng sự
dày công chăm chỉ rèn luyện ... chứ không ầm ờ, bát nháo đâu. Vì thế, tôi hiều TT không như phần lớn
các NĐT nghĩ"
Nhiều người có thể không đồng tình nhưng tôi đã nói từ trước là sẽ rất trung thực, vì thế sẵn sàng chấp
nhận mọi phản hồi khắc nghiệt nhất của các NĐT.
Nguồn: TSKH. Vương Quân Hoàng (saga.vn)
Phụ lục 13
“Bài toán khó: Vn-index sẽ đi về đâu?”
VNBOURSE - Lình xình rồi lại nhập nhằng, tăng mạnh
nhưng giảm cũng mạnh. Chưa thể xác định được đáy, đó
là khoảng thời gian dài mà Vn-index trôi nổi không biết
đến bao giờ. Có quá nhiều lời dự báo, quá nhiều ý kiến của
các chuyên gia, nhưng “anh chàng Vn-index” xem ra vẫn
“cứng đầu cứng cổ”.
Nhà đầu tư sót ruột, mệt mỏi, chán nản…đó là tâm lý chung
từ cuối tuần trước đến cuối tuần này. Câu hỏi lớn nhất, bài
toán khó nhất giờ đây là: Vn-index sẽ đi về đâu?
Vn-index chưa chịu ngửa bài
Với cú ra đòn cân não hôm 20/11 và 21/11: Vn-index lần lượt
giảm 15,23 điểm và 12,03 điểm. Thị trường tưởng như từ đây
Vn-index đã ngửa con bài: Sẽ sớm có đáy. Thế nhưng, phiên
ngày hôm qua, Vn-index lại quay đầu nhích lên được hơn 5
điểm. “Sự kiện” này càng làm cho nhà đầu tư thêm hoang mang, không dám đặt lệnh. Rõ ràng
Vn-index chưa chịu ngửa bài.
Lịch sử giao dịch chứng khoán trong 2 tháng đổ lại đây cho thấy, việc tăng giảm vẫn liên tục
đan xen nhau khá đồng đều. Chưa có mức hỗ trợ nào đủ lớn để can thiệp vào và tạo ra “vận
mệnh mới” cho Vn-index. Những thông tin tốt xấu luôn đan xen nhau. Cũng vì thế mà tâm lý
nhà đầu tư cũng đan xen nhau: Thấp thỏm, run rẩy, lo âu, hoảng sợ…
Nếu coi ngày hôm qua là một điểm mới chốt lại đáy của Vn-index thì ngày hôm nay, ngày mai,
tuần sau có thể mua vào? Cũng có lý đấy, nhưng biết vậy mà khó vượt qua nỗi sợ hãi để chế
ngự tâm lý của chính bản thân mình. Nhiều nhà đầu tư vẫn tiếp tục bán để cắt lỗ, niềm tin vào
một màu xanh của thị trường không đủ vững để nhà đầu tư có thể tiếp tục đổ tiền vào.
Trong khi đó gánh nặng về thông tin liên quan đến thị trường liên tục ra sức ép lớn cho nhà đầu
tư. Tốt xấu lẫn lộn, thị trường trong nước cũng chịu áp lực lớn từ thị trường quốc tế. Nhà đầu
tư cảm thấy nhiều vô kể mà vấn thiếu, đó chính là tính thuyết phục đối với thị trường của
thông tin. Chưa có thông tin nào đủ mạnh để làm Vn-index “nghĩ lại”.
Gánh nặng về thông tin
Mỗi ngày có hàng tá, hàng tấn thông tin đổ lên đầu nhà đầu tư. Rõ ràng chỉ mang tính tham
khảo nhưng đó cũng là một gánh nặng lớn. Thêm một việc cho nhà đầu tư lúc này là phải biết
gạn đục khơi trong! Lựa chọn, phân tích những thông tin tốt nhất, mạnh nhất để ra quyết định.
Nhưng nói đến tận cùng thì hầu hết lại là thông tin không lấy gì làm tốt lành cho thị trường.
Việc Vietcombank đem bán gần 1.000 tỷ đồng mệnh giá cổ phiếu để hút từ thị trường hàng
chục nghìn tỷ đồng về cho nhà nước. Nhà đầu tư ưu ái và gom tiền về để dành cho “gã khổng
lồ” này. Rõ ràng là dòng tiền này chỉ đi một chiều và điều dễ thấy là TTCK sẽ giảm nhiều hơn
tăng.
Chỉ thị 03 đang ngày càng khép chặt cánh cửa tín dụng từ các ngân hàng chảy vào chứng
khoán, làm hạn chế năng lực tài chính của nhà đầu tư. Đây là một sức ép lớn không những làm
giảm nguồn tiền chảy vào mà còn làm tăng nguồn tiền rút ra khỏi thị trường. Điều này khiến
Vn-index rất khó tăng điểm. Nếu Vn-index có biểu hiện tăng nhẹ, nhà đầu tư sẵn sàng bán ra
để thu hồi nợ trả cho ngân hàng.
Doanh nghiệp niêm yết thì liên tục phát hành để tăng vốn, hiệu quả thì chưa thể thấy ngay,
nhưng cái có thể thấy ngay là sự lạm dụng lúc thị trường lên để tăng vốn. Nhóm CP blue chips
chưa thực hiện được sứ mệnh gánh vác thị trường của mình. Đang ngày càng mất đi vị thế bởi
những mặt hàng mới. Những cảnh bảo về mức độ rủi ro trên thị trường bất động sản, lĩnh vực
mà rất nhiều các công ty niêm yết đang chạy theo.
TTCK Thế giới khủng hoảng trầm trọng mà chưa có tín hiệu gì mới có thể coi là một lượng
“dầu khá lớn đổ vào đống lửa Vn-index” lúc này.
Nhà đầu tư nghĩ gì?
Thấp thỏm! Nếu như cách đây 1 tháng thì lên sàn là một việc không thể không làm đối với
công chúng yêu “cổ cánh” thì giờ đây đã trở lên hoang vắng hơn. “Không lên sàn thì ở nhà
cũng lo lắm cô ạ. Nhưng lên sàn thì chỉ thêm mệt mỏi thôi” chú Đức Quảng – nhà đầu tư trên
sàn chứng khoán An Bình cho biết.
Run rẩy! Đến khi thị trường liên tục giảm 2 phiên thì tâm lý chung là run rẩy. “Nó mà giảm
tiếp mấy phiên nữa là tôi chẳng còn gì. Tôi nghĩ nếu có cũng không thể giảm mạnh hơn được”
chị Thu Hòa – nhà đầu tư trên sàn chứng khoán Hà Nội cho biết.
Lo âu! Dù không dám đối mặt với thực tế nhưng rất nhiều nhà đầu tư tỏ vẻ bi quan đến “sức
khỏe” của Vn-index. “Tôi cũng chưa dám chắc mức đáy nhưng nếu cứ đà này thì sẽ còn tiếp
tục giảm” anh Thế Dũng – nhà đầu tư trên sàn chứng khoán APEC cho biết.
Hoảng sợ! Và rồi cái gì đến cũng phải đến, mức 970 điểm đã cần kề trong gang tấc như nhiều
chuyên gia dự đoán đã được thiết lập vào hôm thứ tư. Hoảng sợ đã thực sự hiển hiện trên nhiều
khuôn mặt. “Có lẽ tôi sẽ rút về một thời gian, chờ xem thế nào đã, lỗ không nhiều nhưng dù
sao cắt lỗ lúc này cũng yên tâm hơn cô ạ” chú Phúc – nhà đầu tư trên sàn chứng khoán VCBS
cho biết.
Đi về đâu?
Nếu để ý đến chu kỳ của thị trường trong cả năm nay, sẽ thấy rằng mức 900 điểm thường được
ấn định là đáy. Mức 1100-1200 điểm thường được “tôn vinh” là đỉnh. Có thể tạm kết luận đó là
chu kỳ của cả năm nay. Gần đây nhất, suốt tháng 10, Vn-index lơ lửng trên mức 1100 điểm thì
liệu mức 900 điểm có tiếp tục là đáy nhằm ủng hộ cho chu kỳ của cả năm không?
Câu hỏi chưa thể có lời kết, nhưng rõ ràng ít ai mong điều đó xảy ra. Nói cho cùng thì xét đi thì
cũng phải tính lại. Nếu như không có giảm thì làm sao có tăng, làm sao để mua vào lúc giảm
và bán ra lúc tăng để kiếm lời? Không thể nào mãi là màu xanh bởi đó là thị trường.
Thị trường vẫn tiếp tục có xu hướng đi xuống nhưng khả năng giảm mạnh là rất ít. Xu hướng
chủ đạo sẽ là giảm nhẹ và dao động xung quanh ngưỡng 950-970 điểm. Những tín hiệu phục
hồi của thị trường còn khá yếu. Ảnh hưởng chung của TTCK toàn cầu và những gánh nặng về
thông tin trên TTCK Việt Nam đang kìm nén sự trỗi dậy của Vn-index.
Nếu ngày hôm nay, Vn-index chạm mức 985 điểm thì đó rất có thể là điểm mua vào. Còn nếu
tụt xuống dưới mức 970 điểm thì tuần sau mới là tuần xác lập đáy. Hãy cẩn trọng!
(Hải Hà – Tô Châu)
Nguồn:
Phụ lục 14
“Sôi động IR”
(Thứ Hai, 31/03/2008 - 9:32 AM)
Điều gì khiến các nhà đầu tư chọn công ty này để bỏ vốn hoặc mua cổ phiếu chứ không phải công ty đối thủ
cạnh tranh? Một thực tế là, doanh nghiệp nào tổ chức tốt Quan hệ Nhà đầu tư (IR - Investor Relations) chắc
chắn sẽ góp phần đáng kể để nâng cao giá trị của doanh nghiệp.
Trên thế giới, hoạt động IR rất được chú ý, không chỉ công ty niêm yết mà cả công ty chứng khoán.
Nhà đầu tư, tổ chức hay cá nhân nào cũng đều mong muốn có thông tin đúng, đủ và sự tin cậy trước
khi đưa ra quyết định. Nếu như trước đây, nhiều doanh nghiệp gắn hoạt động Quan hệ Công chúng
(PR - Public Relations) với chi phí, thì ngày nay đã coi PR là hoạt động đầu tư, IR cũng vậy.
“Tổ hợp” của truyền thông và tài chính
Tác giả cuốn Sức mạnh của quan hệ thông tin doanh nghiệp (The power of corporate
communication), Giáo sư Paul Argenti định nghĩa: IR là tất cả hoạt động công bố thông tin của
doanh nghiệp với nhà đầu tư nhằm thỏa mãn cung cầu về thông tin mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Nói cách khác, IR là hoạt động chuyên biệt trong công tác PR của doanh nghiệp bao gồm hai nghiệp
vụ tài chính và truyền thông có vai trò: xây dựng chiến lược cổ đông, công bố thông tin, cầu nối giữa
doanh nghiệp - nhà đầu tư và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp.
Theo Giáo sư Baruch Lev của Trường Kinh doanh Stern ở New York (Mỹ), khoảng 80% giá trị thị
trường của công ty S&P 500 trung bình đến từ những lĩnh vực phi tài chính hay tài sản vô hình,
không thể tìm thấy trong công bố tài chính của công ty. Quan trọng nhất trong số đó là “chất lượng
quản lý”, kéo theo những lĩnh vực như đổi mới trong phát triển sản phẩm mới, nguồn chất xám, các
hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ, thương hiệu và quản trị doanh nghiệp.
Hội tụ giữa truyền thông và tài chính, hoạt động IR mang đến những thông tin liên quan đến tài
chính và cả phi tài chính để thị trường có thể định giá đúng doanh nghiệp. Ông Baruch Lev cho rằng,
dường như vẫn chưa có sự liên tục trong việc cung cấp thông tin phi tài chính từ doanh nghiệp đến
các nhà đầu tư và nhà nghiên cứu. Điều này kêu gọi những mô hình định giá mới kết hợp cả lĩnh vực
tài chính và phi tài chính cùng các phương tiện để đưa thông tin đến giới đầu tư.
Hoạt động không thể thiếu
Khái niệm IR được cho là ra đời từ cách đây 50 năm và phát triển mạnh mẽ trong vài thập niên gần
đây. Trên các thị trường chứng khoán sôi động, IR trở thành hoạt động không thể thiếu, một trong
những trách nhiệm của các công ty chứng khoán. Có thể nói giá cổ phiếu của một doanh nghiệp là do
nhà đầu tư quyết định, mà thông tin chính là nền tảng cho mọi quyết định. Hoạt động IR đảm bảo
cung (công bố thông tin theo yêu cầu) và cầu thông tin (hiểu nhu cầu thông tin của đối tượng quan
tâm).
Các công trình nghiên cứu cho thấy kênh giao tiếp giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư này đã khẳng
định vai trò qua những đóng góp không nhỏ và hỗ trợ tích cực cho hoạt động định giá tài chính tại
Mỹ và Châu Âu. Không phải vô cớ mà tổ chức có uy tín nhất của Mỹ về IR là Viện IR Quốc gia
(NIRI) ra đời từ năm 1970. Ở Anh, cơ quan có tiếng nói quan trọng bậc nhất về IR là Hiệp hội IR
trong khi ở Canada, đó là Viện IR Canada (CIRI), ở Australia là Hiệp hội IR Australia (AIRA)
Tại Châu Á, IR cũng đã được ứng dụng rộng rãi. Nhu cầu về thông tin chính xác và chuyên môn
ngày càng cao của giới phân tích và đầu tư, sự phát triển mạnh mẽ của Internet cũng như vai trò ngày
càng quan trọng của giới điều tiết thị trường chứng khoán và chính phủ làm cho địa vị của IR càng
trở nên sang trọng. Trong thị trường mà mọi công ty đang cạnh tranh khốc liệt để kéo nhà đầu tư về
phía mình thì niềm tin của nhà đầu tư là yếu tố quan trọng để có đưa quyết định đầu tư hay không.
Kinh nghiệm của các nước cho thấy đối với các doanh nghiệp nhỏ, có thể nâng cao chất lượng của
hoạt động IR đồng thời tiết kiệm chi phí bằng cách thuê công ty chuyên nghiệp làm dịch vụ này. Với
nhận thức về vai trò của công tác cổ đông trong doanh nghiệp, hứa hẹn sẽ xuất hiện nhiều đơn vị làm
dịch vụ IR mà chủ yếu là các công ty chứng khoán.
Và Việt Nam?
Ở Việt Nam, hoạt động IR mới chỉ đang ở giai đoạn hình thành, cần nhiều thời gian và đầu tư hơn
nữa. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hoạt động truyền thông tài chính bị mờ nhạt và
hạn chế quá trình tiếp cận nhà đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam.
Một xu hướng trong thời gian tới là các công ty tư nhân cũng như nhà đầu tư tiềm năng sẽ đặc biệt
tập trung và tận dụng mọi cơ hội để tìm kiếm nguồn vốn từ thị trường chứng khoán. Động thái này sẽ
là đòn bẩy giúp phát triển hoạt động IR tại Việt Nam. Nếu đối tượng của Marketing là khách hàng
mục tiêu thì IR là các nhà đầu tiềm năng và cổ đông.
Mặt khác, do nhu cầu về thông tin của doanh nghiệp niêm yết ngày càng cao và khắt khe hơn, nhà
đầu tư sẽ tìm cách làm việc trực tiếp với ban lãnh đạo. Giá trị quyết định của hoạt động IR sẽ tăng
dần để đảm bảo tính cân đối giữa sự mong đợi của nhà đầu tư và sự chuẩn bị của doanh nghiệp.
Không chỉ ở việc cung cấp toàn bộ câu chuyện về công ty, nhân viên IR còn phản hồi cho ban lãnh
đạo những thông tin từ nhà đầu tư và dư luận liên quan, gián tiếp tạo ra giá trị cho doanh nghiệp…
Rõ ràng, lợi thế sẽ thuộc về doanh nghiệp nào biết tận dụng cơ hội chủ động tiếp cận nhà đầu tư qua
hoạt động IR. Kinh doanh tốt cũng quan trọng nhưng không quan trọng bằng quan hệ tốt với nhà đầu
tư.
Nguyễn Hoàng (Tổng hợp)
Nguồn:
Phụ lục 15
“Điểm nóng - Quan hệ với cổ đông. Làm sao làm tốt?”
Cũng không phải lần đầu chúng ta bàn về vấn đề này. Nhưng lần này, chúng ta thử mổ xẻ kỹ hơn về
khả năng làm tốt công tác truyền thông tài chính, cụ thể trong bối cảnh hiện nay là quan hệ với các
cổ đông và nhà đầu tư doanh nghiệp.
Tại sao lại nóng?
Truyền thông ngày càng quan trọng do đó là phương pháp hữu hiệu tác động vào tâm lý và cảm xúc
xã hội, trong đó có rất nhiều doanh nhân, người làm chuyên môn và các nhà đầu tư. Xã hội có hiện
tượng phân hóa rõ rệt giữa những công ty có khả năng phát triển hệ thống truyền thông tốt tới xã hội.
Truyền thông là một trong những phát triển vận động rất tự nhiên của con người. Các nhà nghiên cứu
nhân chủng và khảo cổ tin rằng có thể khói lửa là một trong những biện pháp đầu tiên truyền thông
bằng tín hiệu ở khoảng cách xa. Việc ấy xảy ra cách đây chừng 1,5 triệu năm. Người ta cũng tin
rằng, những công cụ tạo tác đồ đá của loài người H. Sapiens thời cách đây 500.000 năm đã bắt đầu
phức tạp và đòi hỏi nỗ lực truyền thông. Các nhà khảo cổ nhẩm tính rằng để có được lưỡi rìu có hình
thù tinh tế và công dụng gia tăng cho lao động sản xuất, cần tới 6-8 người cùng thao tác với khoảng
250 nhát đập. Như thế, không thể nào thiếu một quá trình truyền thông hiệu quả giữa nhóm người
tiền sử này, nếu không muốn người này lấy đá phang vào tay người kia.
Sự gia tăng giá trị của truyền thông được bồi đắp bởi việc ra đời chữ viết, các hệ thống khác nhau từ
các bộ chữ alphabet của Châu Âu, chữ Sanscrit của vùng Ấn-độ và chữ Hán cổ. Chữ viết là phát
minh quan trọng bậc nhất, góp phần dẫn tới sự gia tăng tri thức và truyền bá rộng khắp toàn cầu.
Khi thị trường tài chính và nhất là thị trường chứng khoán (TTCK), đã phát triển toàn cầu, người ta
lập tức đã để ý tới tác động của các dòng thông tin lên cảm xúc con người. Các dòng thông tin tốt,
xấu, vừa phải... mô tả nhiều khía cạnh khác nhau về tình hình hoạt động kinh tế, các xu hướng quan
trọng như trong mô hình PEST, các trạng thái cảm xúc của số đông nhà đầu tư và những người liên
quan, v.v.. đã góp phần là dịch chuyển kỳ vọng không đồng nhất trong từng nhóm các nhà đầu tư. Dĩ
nhiên, tìm sự đồng nhất là không thể, ngay trong một nhóm có sự đồng nhất tương đối cao
(Homogeneity). Tuy vậy, dòng thông tin tác động mạnh có thể khiến người ta điều chỉnh kỳ vọng
của mình, khi chúng khá sát nhau (khoảng cách trở nên rất nhỏ), hiệu ứng bầy đàn xảy ra. Hiệu ứng
bầy đàn xảy ra mạnh và lâu dài sẽ dẫn tới thị trường mất cân bằng trong khoảng thời gian lâu dài...
Điều này dễ dẫn tới các nhà đầu tư cũng điều chỉnh hành vi sao cho có lợi nhất. Xu hướng tiếp tục
này chính là một phần nội dung của hiệu ứng GARCH mà chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều trong các
nghiên cứu khoa học thực nghiệm về kinh tế-tài chính, trên các đối tượng là cổ phiếu, vàng, đá quý
và ngoại hối.
TTCKVN không thể tránh khỏi quy luật này. Ban đầu, chúng ta nhận thấy vào những năm 2000-
2002, các tập thông tin phi chính sách không ảnh hưởng bao nhiêu tới TTCKVN và hành vi đầu tư.
Vào thời điểm đó, các dòng thông tin chính sách có tác động mạnh nhất theo nghiên cứu của chúng
tôi (Vương et al. 2006). Ở đây, chúng ta hiểu rằng thông tin chính sách bao gồm cả những điều chỉnh
kỹ thuật và cấu trúc vi mô, tương đối mang tính chất bắt buộc, tác động trực tiếp lên quyết định giao
dịch của nhà đầu tư.
Nhưng sang thời kỳ 2005-2007, khi UBCKNN và Sở Giao dịch đã tương đối thống nhất các quy tắc,
thể chế và phạm vi tác động kỹ thuật qua chính sách, thì vai
trò của truyền thông tài chính quay trở về đúng với bản chất
phổ quát của nó. Chúng ta lại bắt gặp việc giao dịch trong
tập thông tin mờ, quyết định cảm xúc, thông tin pha trộn
chưa lọc hay có lọc theo cách riêng, báo chí và hệ thống
truyền thông ít kiểm soát (các forum, websites không kiểm
định, tin đồn và rỉ tai...) Khi hệ thống truyền thông chính
thức còn hạn chế về khối lượng và chất lượng thì các hệ
thống "thay thế-bổ trợ" hoạt động rất mạnh, kiến tạo các kỳ
vọng đầu tư và cách nhìn về rủi ro rất khác nhau.
Nhiều doanh nghiệp đã có thể thu hút rất nhiều vốn đầu tư từ
tiền của do xã hội đem lại. Bằng một số "kỹ thuật bắn tin-rỉ
tai-đồn đại" người ta cũng có thể kích thích nhu cầu đầu tư
cao độ và việc quyết định được đưa ra trong trạng thái thiếu
thông tin. Việc quản trị doanh nghiệp nghiêm túc xét thực tế
này như một sự xung đột tiềm tàng và rủi ro cho cổ đông
nhỏ, những người thường là không có điều kiện giao tiếp và tiềm lực quan hệ để có những thông tin
tốt nhất. Doanh nghiệp càng lớn, thương hiệu càng lớn thì tính "dễ tổn thương" của cổ đông nhỏ càng
cao. Đợt sụt giảm giữa năm 2007 cũng khiến cho nhiều người đầu tư các cổ phiếu tự do (vẫn gọi là
OTC) vất vả xử lý số cổ phiếu chưa bán được trong lúc thông tin nhiễu loạn và giá cả không thể
lường trước.
Thế thì vấn đề quan hệ truyền thông với nhà đầu tư nóng là phải. Không ai muốn bị thiệt thòi trong
công cuộc đầu tư chỉ bởi vì sự "không công bằng thông tin." Nhưng để có sự công bằng thông tin thì
ai sẽ là người đứng ra gánh các chi phí?
Quan hệ với PR thế nào?
Quan hệ với nhà đầu tư bắt đầu được nhắc tới trong khoảng 8 tháng gần đây. Mỗi khi nói tới quan hệ
với nhà đầu tư, người ta thường đề cập đến việc công bố thông tin doanh nghiệp. Hiển nhiên đây là
điều rất đúng, vì doanh nghiệp chính là nơi "sản xuất" ra những thông tin tài chính, đầu tư, vận hành
cho thị trường đánh giá và cân nhắc quyết định đầu tư.
Vậy rõ ràng quan hệ với công chúng đầu tư là một phần quan trọng của công tác PR doanh nghiệp.
Xưa nay, công tác PR tập trung vào xây dựng thương hiệu hình ảnh doanh nghiệp, dẫn tới cảm xúc
ủng hộ thương hiệu, với hi vọng rằng trong dài hạn, các sản phẩm sẽ có chỗ đứng và sự hiện diện tốt
trên thị trường. Nói như Kotler thì đó là một bước để giành lấy trái tim người tiêu dùng và/hoặc
khách hàng. Tôi có biết anh Andy Ho từ lúc còn ở Prudential, nay đã chuyển qua VinaCapital, trong
một câu chuyện café sáng nói ý cũng thú vị: Nếu là doanh nghiệp đang làm ăn tốt hiện nay, sẽ dồn
rất nhiều tiền của để chỉ tập trung tạo dựng thương hiệu. Tất nhiên là thái cực thì không hẳn luôn
hiệu quả, nhưng mượn nó để nói chuyện tầm quan trọng thì rõ rồi.
Nhưng bây giờ PR còn thêm nhiệm vụ chúng ta vừa nói và coi công chúng đầu tư vào cổ phiếu là
một tập con quan trọng của đối tượng cần thực hành quan hệ hiệu quả. Trong giai đoạn của đầu tư và
tiếp tục tìm kiếm nguồn lực cho đầu tư lâu dài, doanh nghiệp sẽ càng thấy việc quan hệ với cổ đông
là nội dung PR có tỉ trọng tăng lên nhanh chóng. Một doanh nghiệp thành công sẽ có nhiều dự án, và
có nhiều lần phát hành cổ phiếu sau IPO, gọi là SPO. Nếu doanh nghiệp muốn có lịch sử đại chúng
lâu dài, trở thành cao niên, việc có hàng vài chục tới cả trăm vụ SPOs sẽ là hết sức quen thuộc.
Không có chuyện một lần cho mãi mãi.
Việc chăm sóc thông tin và xây dựng cảm xúc tốt đẹp trong số các nhà đầu tư quả thật đã được chú
ý, đặc biệt với các doanh nghiệp lớn có hệ thống quản trị hướng tới "thực hành tốt nhất" và muốn đi
đường dài. Đó cũng là điều phân biệt với các doanh nghiệp có phép tính ngắn hạn. Vậy phía bên kia
câu chuyện là: Nếu doanh nghiệp chưa đủ điều kiện và năng lực phục vụ truyền thông tài chính, quan
hệ PR công chúng đầu tư thì sao? Rõ ràng là chưa nên bước lên vị trí đại chúng làm gì cả, vì đó sẽ là
con dao hai lưỡi. Sức ép quan hệ về sau sẽ khiến Ban giám đốc mệt mỏi trong sự bị động của những
thứ không thể không làm, trong khi có thể chưa biết làm thế nào. Làm bài tập ở nhà có vất vả thế nào
thì cũng còn dễ chịu hơn ngồi ở phòng thi mà chưa biết cách làm bài.
Cái lõi của cốt lõi
Ở trong xương còn có tủy. Nội dung phù hợp với truyền thông tài chính, trong bối cảnh nhiệm vụ
quan hệ công chúng đầu tư vừa nói, rõ ràng rất rộng. Nó cần một điểm chốt, cũng như các nguyên lý,
để có thể ứng dụng thành công. Hiện tại, báo chí hay nhắc tới việc lập Phòng Quan hệ Nhà đầu tư
(IR) cũng như việc "giao lưu" -- một từ trở thành mốt những năm gần đây do sự bùng nổ các
gameshows và chương trình giao lưu.
Nhưng đó là cái vỏ. Nguyên lý quan trọng nhất để tìm đến sự cốt lõi trong hiệu quả truyền thông IR
là: (i) Thông tin trọng yếu; (ii) Tình tiết trung thực; (iii) Diễn giải khách quan; (iv) Tính hợp lý cực
đại của Không-Thời gian (trong quan hệ với các phương tiện có thể sử dụng); và (v) Sự cân bằng
trước các đối tượng đầu tư: Đã-Đang và Sẽ.
Đứng về mặt "phương tiện truyền thông" chúng tôi muốn lưu ý một điểm là không chỉ nói tới máy
móc, hình thức bản tin hay cách thức tải tin, mà còn nói tới cả chủ thể nào đứng ra truyền tin. Các
bạn thấy đó, vẫn một báo cáo nhưng người Việt Nam phát ngôn thì phản ứng xã hội khác xa so với
HSBC hay là Merrill Lynch. Xét quan hệ giữa giới đầu tư quốc tế và TTCKVN thì lúc này HSBC
hay M.L. có thể xem như đóng một vai trò phương tiện truyền thông thượng hạng.
Từ một góc nhìn khác, tủy xấu làm suy yếu xương cốt doanh nghiệp. Chúng tôi biết tới một trường
hợp một công ty thép lớn ở miền Nam, trước khi đại chúng hóa "một cách âm thầm" có vận hành
kinh doanh và hiệu suất sử dụng vốn lớn, đó là kết quả tích cực của tinh thần khởi nghiệp. Ngay khi
nguồn lợi tạo ra từ TTCK của các nhà đầu tư cá nhân được nhìn thấy rõ, chủ doanh nghiệp đã tích
cực PR bằng "thông tin không chính thức" và gây ra một làn sóng mua cổ phiếu công ty với giá cao,
lúc đỉnh điểm tới gần 7 lần mệnh giá. Nguồn lợi này nhanh chóng được đưa vào "nghị sự chính yếu"
và các công ty con được lần lượt ra đời với mức giá giao dịch xung quanh 3-4 lần mệnh giá, một
nguồn lợi tưởng như vô tận cho người sáng lập.
Ở phía bên kia chiến hào, các nhà đầu tư đang hăng hái tiếp nhận phương thức truyền thông đã tạo
cho họ kỳ vọng rất cao vào vận hành mà không hề biết rằng, tất cả lợi ích chỉ sinh ra trên một lượng
tài sản hữu hạn, với mức lợi nhuận hữu hạn. Càng nhiều pháp nhân mới ra đời để chia sẻ cái khối lợi
nhuận hữu hạn do thị trường mang tới ấy, giá trị trên mỗi cổ phiếu sẽ càng suy giảm nhanh chóng.
Vào tháng 2/2007 cổ phiếu giao dịch 65.000-68.000 VNĐ thì vào tháng 7/2007, con số đó là 25.000
VNĐ và hầu như không còn tính thanh khoản. Việc "tận dụng quá mức" phương pháp truyền thông
vào cảm xúc nóng của số đông nhà đầu tư đã đem lại kết cục không có gì sáng sủa cho cổ phiếu, gây
một sức ép lâu dài lên chính HĐQT của công ty. Tất nhiên, chủ doanh nghiệp đã rất giàu sau nhiều
giao dịch cổ phiếu như thế, nhưng tổn thương thương hiệu và di họa về áp lực tài chính sẽ rất lâu dài,
có thể khóa mọi ngả đường và nỗ lực sau này nếu công ty muốn thực sự trở thành đại chúng với ý
nghĩa chính trực và lương thiện.
Những bài học Việt Nam
Chúng ta đã có những trường hợp và tình huống có thể giúp làm
sáng rõ vai trò truyền thông. Rất nhiều trường hợp các tờ báo bình
luận giá lên thì ngay lúc báo phát hành ra, giá lại tụt xuống. Sau
nhiều lần, người đầu tư trở nên "thờ ơ" trước các bình luận. Trong
việc quan hệ với cổ đông, những doanh nghiệp lớn như REE,
Sacombank hay FPT đều đã từng có những bài học quan trọng cho
riêng mình. Nhưng còn nhà đầu tư?
Bản thân phương pháp và mức độ yêu cầu thông tin của nhà đầu tư
cũng tác động rất mạnh tới phương pháp và mức độ đáp ứng thông
tin của các doanh nghiệp. Nhà đầu tư có một sức mạnh rất lớn là lá
phiếu của họ với HĐQT các công ty đại chúng, nhưng sử dụng lá phiếu này lại là "cái giá phải trả"
đối với các nhà đầu tư, trong nhiều trường hợp, ví dụ bán cổ phiếu đi khi giá xuống hay thanh khoản
thấp. Như vậy, việc thực thi lá phiếu này xem ra đắt đỏ hơn ta tưởng, khi chỉ xét về lý thuyết.
Đoạn hội thoại mang rất nhiều cảm xúc đầu tư:
"- Tôi muốn mua cổ phiếu công ty.
- Bà hỏi công ty nào?
Chính nhà đầu tư cũng là những người có thể sử
dụng và phát triển các phương tiện truyền thông gửi
tín hiệu và yêu cầu tới các HĐQT các doanh nghiệp.
Một trong cách như thế là tham gia tích cực và tận
dụng các phương tiện thông tin có uy tín chuyên
môn. Các doanh nghiệp khi đã hiểu rõ vai trò PR và
cụ thể là PR cho IR sẽ không thể nhắm mắt nhận lấy
cái giá phải trả là bỏ qua các kênh thông tin nghiêm
túc có sự đồng thuận và phản biện chất lượng của
cộng đồng doanh nghiệp, xã hội và cụ thể nhất là các nhà đầu tư.
ông Trương Gia Bình trả lời trực tuyến trên VNExpress và có phần "tiếc nuối" khi nói rằng đáng lẽ
ông giao lưu sớm hơn là một thực tế. Nhưng câu hỏi liệu VNExpress với sự tham gia sâu của FPT đã
phải là phương tiện tốt nhất cho PR - IR hay chưa thì không phải là hiếm người hỏi.
Đây cũng chính là chuyện truyền thông tài chính và 5 vấn đề nguyên lý như chúng ta vừa thử đặt ra ở
trên. Chúng tôi cũng hi vọng bài viết này có ích cả cho các tờ báo đang tham gia vào công tác truyền
thông tài chính và hi vọng nhận được phản hồi để hoàn thiện các nguyên tắc tốt hơn nữa. Trong một
nỗ lực đủ lớn, chắc chắn việc tham gia tích cực của cơ quan quản lý thị trường như Sở GDCK
TP.HCM (HOSE) sẽ trở thành định hướng hữu ích. HOSE hoàn toàn có khả năng phối hợp truyền
thông tài chính với các kênh truyền thông kinh doanh hiệu quả, được xã hội lắng nghe, để trợ giúp
việc công bố thông tin và hoàn thành trách nhiệm quản trị doanh nghiệp (Corporate Governance) cho
các doanh nghiệp đang và sắp niêm yết. Những hệ thống tạo được sự phản hồi tức thời cũng sẽ có xu
hướng được chăm sóc tức thời, và là một kho báu của truyền thông hiệu quả mà rất nhiều doanh
nghiệp chưa khai thác. Việc REE công bố giao lưu hàng quý, mà báo chí đang xem như sự kiện, có
thể khi ấy sẽ trở thành việc giao tiếp hàng ngày của những nhà chuyên môn IR. Như thế, một xu
hướng truyền thông tài chính văn minh và hiệu quả đang dần dần định hình.
Nguồn:
- Thì công ty này.
- Nhưng có nhiều công ty có tên gần giống?
- Thì cứ có tên ấy là được. Cứ bán cho tôi 500 triệu
đồng cổ phiếu là được.
- Thế giá giao dịch bà tham khảo chưa?
- Giá nào cũng được, cứ mua đủ 500 triệu là tốt rồi.
- ..."
Phụ lục16
“Hoạt động IR, muộn còn hơn không”
Hoạt động IR: yếu và thiếu
Khoảng 10 năm gần đây, cụm từ “Quan hệ công chúng” (PR – Public Relation) trở nên quá quen thuộc và phổ
biến. Ai cũng hiểu được công việc PR chính là việc thiết lập và duy trì mối
quan hệ giữa một tổ chức với các nhóm công chúng liên quan để đạt được
sự hiểu biết, chấp nhận lẫn nhau thông qua các kênh truyền thông. Nhưng
tìm một định nghĩa chính xác, đầy đủ và thống nhất cũng không phải là
chuyện dễ.
Và đến thời điểm hiện tại, “Quan hệ với nhà đầu tư” (IR – Investor
Relation) nổi lên như một công cụ quan trọng và tất yếu đối với mỗi doanh
nghiệp. Theo Giáo sư Paul Argenti, tác giả cuốn “The power of corporate
communication” (Sức mạnh của truyền thông hợp tác), IR là tất cả các hoạt
động công bố thông tin của doanh nghiệp với nhà đầu tư, nhằm thỏa mãn
cung cầu về thông tin, mang lại
lợi ích cho cả hai bên (Vneconomy).
Ở Việt Nam hiện nay, hoạt động IR đã phát triển như thế nào?
Hầu hết các nhà đầu tư hiện nay chủ yếu dựa vào nguồn tin từ Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán
TPHCM, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và website
của các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, tất cả lượng thông tin
ấy vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư. Trong
số hơn 100 doanh nghiệp niêm yết trên sàn, nhiều doanh nghiệp
vẫn chưa có website dành cho nhà đầu tư tham khảo thông tin. Bên cạnh một số website cung cấp đầy đủ
thông tin về cơ cấu tổ chức, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kèm theo hướng dẫn sử dụng, tra cứu
thông tin, vẫn có những doanh nghiệp chưa cung cấp được đầy đủ thông tin về bản cáo bạch mới nhất hoặc
những thông tin liên quan đên hoạt động kinh doanh. Hoặc tệ hơn, dù website vẫn tồn tại nhưng nhà đầu tư
luôn gặp khó khăn khi truy cập vào vì hệ thống quá yếu. Chọn một mã chứng khoán bất kỳ PVD (Tổng Cty
CP Khoan và Dịch vụ Khoan dầu khí), website đang trong tình trạng hoạt động tốt. Chọn tiếp mục “Quan hệ
cổ đông” và chẳng thấy thêm một thông tin liên quan nào xuất hiện. Những trường hợp tương tự vẫn còn rất
nhiều. Vậy khi ấy, nhà đầu tư muốn tiếp cận thông tin, họ phải làm gì, họ hỏi ai?
Không khí chung ở sàn giao dịch thường ở trạng thái một nhóm người tập trung trao đổi thông tin. Họ trao đổi
và bàn luận về chính sách, về thị trường kèm theo tâm lý chủ quan của mỗi cá nhân. Đây là nơi rất dễ phát
sinh những thông tin truyền miệng không xác thực. Hậu quả tất yếu là những tim đồn râm ran, đến mức độ
nào đó sẽ gây hại cho doanh nghiệp có liên quan. Và khi ấy, nhà đầu tư có càng ít thông tin là người bị “tổn
thương” nhiều nhất.
Chuyên nghiệp hóa hoạt động IR
Hoạt động PR và IR có những điểm tương đồng vì cùng nhắm vào việc củng cố niềm tin và uy tín của doanh
nghiệp. IR chính là hoạt động truyền thông tài chính giúp nhà đầu tư nắm bắt được giá trị doanh nghiệp một
cách đầy đủ và trung thực nhất. Công cụ của IR không thể thiếu các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính
quản trị công ty, các báo cáo phân tích hình tài chính, đầu tư, thị trường… và một website thường xuyên cập
nhật thông tin về tình hình kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp đến với nhà đầu tư. Bên cạnh đó, nhà đầu
tư cần có những buổi giao lưu trực tuyến, hội nghị, hội thảo, tham quan doanh nghiệp để hiểu rõ hơn hoạt
động và cơ cấu tổ chức. Từ đó, nhà đầu tư đủ cơ sở để đánh giá mức độ hiệu quả cũng như triển vọng mà nơi
mình chọn để đầu tư.
Các doanh nghiệp hiện nay ý thức rất rõ việc thiết lập mối quan hệ cổ đông nhưng không phải doanh nghiệp
nào cũng thực hiện hoạt động này một cách hiệu quả. Nỗ lực của REE trong việc giao lưu hàng quý được xem
là sự kiện nhưng thực chất việc này phải được thực hiện từ lâu vì sự xuất hiện rất sớm của REE ngay từ những
ngày đầu của thị trường chứng khoán Việt Nam. Cùng với REE còn có SAM , GMD, KDC nghĩ đến việc giao
lưu trực tuyến nhưng để đạt được hiệu quả lâu dài cần có sự đồng bộ, nhất quán.
Hiện nay, hoạt động IR ở Việt Nam chỉ đang ở giai đoạn hình thành, cần nhiều thời gian để đầu tư phát triển.
Phần lớn các doanh nghiệp vẫn chưa có bộ phận IR riêng. Khi có bất cứ sự cố nào, người đứng đầu thường
lãnh trách nhiệm lên tiếng giải quyết. Trong khi đó, nếu hoạt động này trở nên chuyên nghiệp, mọi sự cố đều
có thể được dự báo trước để có hướng giải quyết kịp thời, không để ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
Để chuyên biệt hóa hơn hoạt động này, trên thị trường đã xuất hiện những gói dịch vụ IR, đặc biệt dành cho
cho các doanh nghiệp đã niêm yết. Với công ty Masso, các dịch vụ IR được cung cấp gồm có: tư vấn xây
dựng chiến lược IR; xây dựng thông điệp, hình ảnh cho nhà đầu tư thông qua website, báo cáo thường niên,
thông cáo báo chí…; thông tin thị trường từ các bảng khảo sát, phân tích, phản hồi của các nhà đầu tư thông
qua các buổi hội thảo, hội nghị…; quan hệ truyền thông và giải quyết khủng hoảng. Riêng dịch vụ IR của
FPTS thì cung cấp cho các nhà đầu tư hệ thống EzSearch đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin trong lĩnh vực
chứng khoán.
Mục tiêu của IR là các nhà đầu tư tiềm năng và cổ đông. Vì thế, hoạt động IR cần được quan tâm và thực hiện
hiệu quả để thỏa mãn nhu cầu khát thông tin của các nhà đầu tư trong thị trường chứng khoán chưa thực sự
minh bạch như ở Việt Nam hiện nay.
Nguồn: Bài viết giới thiệu trên Diễn Đàn Tài Chính- Chuyên mục Báo Diễn Đàn Doanh nghiệp hợp tác cùng
số 32 ra ngày 18/04/2008.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai hoan chinh.pdf
- Tom tat.PDF