Đề tài Nghiên cứu thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trong thời gian thực tập tại phòng Kế hoạch Công ty Chế tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long, được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Công Nhự cùng với sự giúp đỡ của các cô chú phòng Kế hoạch đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình. Do trình độ và thời gian có hạn, nhất là tài liệu tham khảo hạn hẹp, chuyên đề của tôi mới chỉ đề cập đến vấn đề cơ bản nhất, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng ý kiến của các thầy cô, những người nghiên cứu và làm công tác thống kê để luận văn của tôi ngày càng hoàn thiện.

doc76 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 2162 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ty không những giảm mà đã sử dụng chưa có hiệu quả yếu tố đầu vào. 2. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động. Lao động là một trong các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Việc sử dụng lao động như thế nào cho hợp lý là điều không dễ. Công ty chế tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long hoạt động trên lĩnh vực công ngiệp và xây dựng nên khối lượng công việc nhiều, quá trình lao động phức tạp đòi hỏi đội ngũ lao động phải được chuyên môn hoá cao. Đồng thời, doanh nghiệp phải quản lý lao động cho phù hợp giữa khả năng, nhiệm vụ và trách nhiệm khi phân công lao động để tạo ra một lực lượng lao động phù hợp về số lượng, chất lượng, cũng như nâng cao năng suất lao động và chất lượng công việc. Theo báo cáo về tình hình sử dụng lao động của công ty trong thời gian qua, tất cả người lao động đều có đầy đủ công ăn việc làm. Điều này chứng tỏ công ty đã tạo được việc làm ổn định cho công nhân, khả năng huy động lao động svào sản xuất kinh doanh của công ty là tốt. Để thấy được những biến động về số lượng lao động của công ty ta xem bảng sau: Bảng 2: Lao động của công ty thời kỳ 1997-1999. Chỉ tiêu Năm Số lao động bình quân (người) Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn (người) Tốc độ phát triển liên hoàn (%) Tốc độ tăng (%) Tốc độ tăng bình quân (%) 1997 427 - - - 1998 448 21 104,92 4,92 3,79 1999 460 12 102,68 2,68 Qua bảng số liệu trên nhận thấy, lượng lao động của công ty tăng bình quân mỗi năm là 3,79% hay tăng gần 17 người. Năm 1998 số lượng lao động bình quân tăng 4,92% hay tăng 21 người và năm 1999 số lượng lao động tăng 2,68% hay tăng 12 người. Nhìn chung, số lượng lao động của công ty tăng lên không đáng kể. Hiện nay, nước ta đang chuẩn bị thực hiện chính sách giảm biên chế trong các doanh nghiệp nhà nước, đòi hỏi công ty phải rất chú trọng đến việc sử dụng sao cho có hiệu quả nhất, cũng như thúc đẩy người lao động phải nâng cao trình độ tay nghề hơn nữa. Bảng 3: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động bình quân của công ty thời kỳ 1997-1999. STT Chỉ tiêu Năm Lượng tăng (giảm) tuyệt đối Tốc độ phát triển (%) 1997 1998 1999 98so97 99so98 98/97 99/98 1 Doanh thu thuần (tr.đ) 24696 31106 37536 6410 6430 125,96 120,67 2 Lợi nhuận (tr.đ) 2745 2828 3328 83 500 103,02 117,68 3 Tổng quỹ phân phối cho lao động (hay quỹ lương) (tr.đ) 5375 6591 6854 1216 263 122,62 103,99 4 Số lượng lao động BQ (người) 427 448 460 21 12 104,92 102,68 5 NSLĐ BQ theo doanh thu (tr.đ/ng) 57,836 69,433 81,6 11,597 12,167 120,04 117,53 6 Mức doanh lợi theo lao động (tr.đ/ng) 6,429 6,313 7,235 -0,116 0,922 98,2 114,6 7 Thu nhập BQ tháng NLĐ (ngàn đồng) 1048,99 1226 1241,67 177,01 15,67 116,87 101,28 Qua bảng số liệu trên cho thấy: -Năng suất lao động bình quân theo doanh thu đều tăng qua các năm. Năm 1997 cứ bình quân mỗi người lao động thì tạo ra 57,836 triệu đồng, năm 1998 tạo ra 69,433 triệu đồng và năm 1999 tạo ra 81,6 triệu đồng. Như vậy, số doanh thu thuần được tạo ra tính trên một người lao động năm 1998 tăng 20,04% so với năm 1997 hay tăng 11,597 triệu đồng, năm 1999 tăng 17,53% so với năm 1998 hay tăng 12,167 triệu đồng. Mức doanh lợi bình quân theo lao động năm 1997 cứ một người lao động thì tạo ra được 6,429 triệu đồng lợi nhuận, năm 1998 tạo ra 6,313 triệu đồng lợi nhuận và năm 1999 tạo ra được 7,235 triệu đồng lợi nhuận. Như vậy, số lợi nhuận được tạo ra tính trên một người lao động năm 1998 giảm 1,8% so với năm 1997 hay giảm 0,116 triệu đồng và số lợi nhuận được tạo ra tính trên một người lao động năm 1999 tăng 14,6% so với năm 1998 hay tăng 0,922 triệu đồng. Thu nhập bình quân tháng của người lao động năm 1998 đạt 1226 ngàn đồng tăng 16,87% so với năm 1997 (đạt 1048,99 ngàn đồng); năm 1999 đạt 1241,67 ngàn đồng tăng 1,28% so với năm 1998. Như vậy, nhờ sự đầu tư đổi mới thêm dây chuyền sản xuất hiện đại, cùng với việc mở rộng ngành nghề sản xuất nên công ty đã tìm kiếm được nhiều việc làm cho người lao động, do đó thu nhập bình quân tháng của cán bộ công nhân viên trong công ty năm 1998 so với năm 1997 tăng 177,01 ngàn đồng và năm 1999 so với năm 1998 tăng 15,67 ngàn đồng. Với mức thu nhập như hiện nay, người công nhân có thể đảm bảo được cuộc sống của mình. Ta thấy tốc độ tăng thu nhập nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động, tức là công ty đã đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp mình. 2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Như ta đã biết, tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp. Tài sản cố định đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm...Vì vậy, việc phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định để từ đó có biện pháp sử dụng triệt để về số lượng, thời gian và công suất của máy móc thiết bị sản xuất và tài sản cố định khác là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với công ty chế tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long những năm trước đây mặt bằng nhà xưởng hầu như đã cũ và khấu hao hết, những nhà xưởng này được xây dựng từ khi thành lập công ty cơ giới 4 nên điều kiện lao động rất khó khăn, máy móc thiết bị cũng như sản phẩm làm ra khó có thể bảo quản được tốt. Do vậy, trong những năm gần đây công ty đã tập trung triển khai xây dựng một số công trình lớn để phục vụ cho sản xuất, sửa chữa và nâng cấp các nhà xưởng đã hư hỏng. Máy móc trang thiết bị của công ty đã được sử dụng nhiều năm mặc dù công ty vẫn thường xuyên đầu tư, sửa chữa nâng cấp với kinh phí không nhiều nên giá trị còn lại là rất thấp, như cuối năm 1998, giá trị tài sản cố định của công ty theo nguyên giá là 16.361 triệu đồng và đã khấu hao hết 9.178 triệu đồng cho nên năng lực sản xuất của công ty không được cao dẫn đến kết quả kinh doanh thu được thấp. Trong bối cảnh cạnh tranh và hoà nhập hiện nay của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành...Nhận thức được vấn đề trên, trong năm 1998 lãnh đạo công ty đã tập trung hướng giải quyết bằng cách thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản nhằm nâng cấp tài sản cố định, tăng năng suất lao động, tăng khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Công ty đã xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc móc thiết bị với nguồn vốn vay của ODA và thành lập thêm một xưởng có tên gọi là nhà máy dầm thép thăng long. Với hướng đi đầu tư theo chiều rộng của công ty là đúng, nhưng sử dụng chúng như thế nào cho hợp lý và có hiệu quả là điều rất khó. Để biết được công ty sử dụng có hiệu quả hay không yếu tố tài sản cố định, ta cần phải phân tích để từ đó đưa ra được những đánh giá xác đáng. ở phần phân tích dưới đây, tài sản cố định được dùng để phân tích là những tài sản được tính theo giá trị còn lại. Bảng 4: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định bình quân. STT Chỉ tiêu Năm Tốc độ phát triển (%) 1997 1998 1999 98/97 99/98 1 Doanh thu thuần (tr.đ) 24696 31106 37536 125,96 120,67 2 Lợi nhuận (tr.đ) 2745 2828 3328 103,02 117,68 3 Tài sản cố định BQ (tr.đ) (theo nguyên giá TSCĐ) 13867 15280 50269 110,19 328,99 4 Hiệu suất TSCĐ 1,781 2,036 0,747 114,32 36,69 5 Suất hao phí TSCĐ 0,562 0,491 1,339 87,37 272,71 6 Mức doanh lợi TSCĐ 0,198 0,185 0,066 93,43 35,68 Từ kết quả tính toán cho thấy: Về hiệu suất sử dụng vốn cố định: năm 1997 cứ 1 triệu đồng tài sản cố định bình quân bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được 1,781 triệu đồng doanh thu thuần, năm 1998 thì tạo ra được 2,036 triệu đồng tăng 14,32% so với năm 1997 và năm 1999 tạo ra được 0,747 triệu đồng giảm 63,31% so với năm 1998. Như vậy, số doanh thu thuần tạo ra tính trên 1 triệu đồng tài sản cố định năm 1998 tăng so với năm 1997 là 0,255 triệu đồng, còn năm 1999 so với năm 1998 giảm đi 1,289 triệu đồng. Về hiệu suất hao phí tài sản cố định: năm 1997 cứ 1 triệu đồng doanh thu thuần được tạo ra trong kỳ thì cần phải tiêu hao 0,562 triệu đồng giá trị tài sản cố định, năm 1998 cần 0,491 triệu đồng giảm so với năm 1997 là 12,63% và năm 1999 cần 1,339 triệu đồng tăng so với năm trước là 172,71%. Như vậy giá trị tài sản cố định cần phải bỏ ra để thu được 1 triệu đồng doanh thu thuần năm 1998 giảm so với năm 1997 là 0,071 triệu đồng và năm 1999 tăng so với năm 1998 là 0,848 triệu đồng. Về mức doanh lợi tài sản cố định: năm 1997 cứ một triệu đồng tài sản cố định bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được 0,198 triệu đồng lợi nhuận, năm 1998 chỉ tạo ra được 0,185 triệu đồng và năm 1999 thì tạo ra 0,066 triệu đồng lợi nhuận. Như vậy, số lợi nhuận được tạo ra tính trên một triệu đồng tài sản cố định năm 1998 giảm so với năm 1997 là 0,013 triệu đồng hay giảm 6,57% và năm 1999 giảm so với năm 1998 là 0,119 triệu đồng hay giảm 64,32%. Nhìn chung, trong thời gian qua doanh nghiệp đã sử dụng chưa có hiệu quả tài sản cố định. Vì vậy doanh nghiệp nên có các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định để cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển vững chắc. 2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ. 2.3.1. Phân tích hiệu quả chung của tài sản lưu động. Bảng 5: Các chỉ tiêu sử dụng hiệu quả tài sản lưu động STT Chỉ tiêu Năm Lượng tăng (giảm) 1997 1998 1999 98 so 97 99 so 98 1 Doanh thu thuần (tr.đ) 24696 31106 37536 6410 6430 2 Lợi nhuận (tr.đ) 2745 2828 3328 83 500 3 Giá trị TSLĐ bình quân (tr.đ) 17369,5 27375,5 39091 10006 11715 4 Hiệu suất TSLĐ 1,422 1,136 0,96 -0,286 -0,176 5 Mức doanh lợi TSLĐ 0,158 0,103 0,085 -0,055 -0,018 6 Mức doanh lợi tổng doanh thu thuần 0,111 0,091 0,086 -0,02 -0,003 Qua bảng số liệu cho thấy: Về hiệu suất TSLĐ: năm 1997 cứ 1 triệu đồng tài sản lưu động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được 1,422 triệu đồng doanh thu thuần, năm 1998 tạo ra được 1,136 triệu đồng và năm 1999 chỉ tạo ra được 0,96 triệu đồng. Như vậy số doanh thu thuần được tạo ra tính trên 1 triệu đồng giá trị TSLĐ năm 1998 giảm so với năm 1997 là 0,286 triệu đồng và năm 1999 giảm so với năm 1998 là 0,176 triệu đồng. Về mức doanh lợi tài sản lưu động: năm 1997 cứ 1 triệu đồng vốn lưu động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được 0,158 triệu đồng lợi nhuận, năm 1998 thì tạo ra được 0,103 triệu đồng và năm 1999 thì chỉ tạo ra được 0,085 triệu đồng. Như vậy, số lợi nhuận tạo ra tính trên 1 triệu đồng tài sản lưu động năm 1998 giảm so với năm 1997 là 0,055 triệu đồng, còn năm 1999 giảm so với năm 1998 là 0,018 triệu đồng. 2.3.2. Phân tích tốc độ chu chuyển của vốn lưu động. Bảng 6: Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ chu chuyển vốn lưu động bình quân. STT Chỉ tiêu Năm Lượng tăng (giảm) 1997 1998 1999 98 so 97 99 so 98 1 Doanh thu thuần (tr.đ) 24696 31106 37536 6410 6430 2 Lợi nhuận (tr.đ) 2745 2828 3328 83 500 3 Vốn lưu động BQ (tr.đ) 17369,5 27375,5 39091 10006 11715,5 4 Số vòng quay của VLĐ (lần) 1,422 1,136 0,96 -0,286 -0,176 5 Độ dài BQ 1 vòng quay VLĐ (ngày) 253 317 375 64 58 6 Hệ số đảm nhiệm của VLĐ 0,703 0,88 1,041 0,177 0,161 7 Số VLĐ tiết kiệm (hay lãng phí) tr.đ) - 5529,96 6047,47 - - Qua bảng số liệu trên cho thấy: Về số vòng quay của vốn lưu động: năm 1997 cứ 1 triệu đồng vốn lưu động thì quay được 1,422 lần, năm 1998 quay được 1,136 lần và năm 1999 quay được 0,96 lần. Như vậy, số vòng quay của vốn lưu động năm 1998 giảm so với năm 1997 là 0,286 lần và năm 1999 giảm so với năm 1998 là 0,176 lần. Tóm lại, số vòng quay của vốn lưu động giảm qua các năm là điều không tốt đối với doanh nghiệp. Về độ dài vòng quay của vốn lưu động: năm 1997 bình quân một vòng quay của vốn lưu động là 253 ngày, năm 1998 là 317 ngày và năm 1999 là 375 ngày. Như vậy, để thực hiện một vòng quay vốn lưu động thì năm 1998 phải thêm 64 ngày so với năm 1997 và năm 1999 phải thêm 58 ngày so với năm 1998. Về hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: năm 1997 để tạo ra 1 triệu đồng doanh thu thuần thì cần phải tiêu hao 0,703 triệu đồng vốn lưu động, năm 1998 thì cần tiêu hao 0,88 triệu đồng và năm 1999 thì tiêu hao 1,041 triệu đồng. Như vậy, suất hao phí vốn lưu động tính trên 1 triệu đồng năm 1998 tăng so với năm 1997 là 0,177 triệu đồng, còn năm 1999 tăng so với năm 1998 là 0,161 triệu đồng. Nhận xét chung: Trong thời gian qua do tốc độ chu chuyển vốn lưu động của công ty ngày càng giảm sút nên năm 1998 doanh nghiệp đã gây lãng phí 5.529,96 triệu đồng vốn so với năm 1997 và năm 1999 doanh nghiệp đã gây lãng phí 6.047,47 triệu đồng so với năm 1998. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp rất thấp là do một số nguyên nhân sau đây: Vốn lưu động của công ty bị ứ đọng nhiều tại các công trình thi công dở dang do thời gian thi công kéo dài. Một bộ phận vốn khá lớn bị các đơn vị khác và khách hàng chiếm dụng trong khi công ty vẫn phải trả lãi vay ngân hàng và lãi vay từ ODA... Để giải quyết vấn đề này, công ty cần phải thực hiện một số biện pháp nhằm giải phóng vốn lưu động như: giảm thời gian một vòng quay vốn lưu động, tăng tốc độ chu chuyển của vốn, giảm nợ, tận dụng các món nợ ổn định như tiền khấu hao chưa đến kỳ nộp, nợ tổ chức cung cấp vật tư chưa đến kỳ trả, tiền thưởng chưa sử dụng... Trong các biện pháp trên, công ty nên chú ý tới tốc độ chu chuyển vốn lưu động bình quân vì tốc độ chu chuyển tăng sẽ làm cho các chỉ tiêu năng suất lao động, lợi nhuận, mức doanh lợi của công ty tăng lên và tiết kiệm được nguồn vốn lưu động. 2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn. Trong sản xuất kinh doanh, vốn là yếu tố đầu vào không thể thiếu của mọi quá trình sản xuất. Vốn phản ánh quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để biết được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không, trước tiên ta cần nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn theo nguồn hình thành và theo tính chất hoạt động, sau đó xem xét đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn đó. Theo báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hàng năm, ta có được các số liệu phục vụ cho việc tính toán và phân tích. Bảng 7: Vốn sản xuất kinh doanh theo nguồn hình thành tính đến 31/12 hàng năm Chỉ tiêu Tổng vốn sản xuất Trong đó kinh doanh toàn Vốn ngân sách Vốn tự bổ sung Vốn huy động khác Năm doanh nghiệp (trđ) Tuyệt đối (trđ) % so với tổng vốn Tuyệt đối (trđ) % so với tổng vốn Tuyệt đối (trđ) % so với tổng vốn 1997 26453 3778 14,28 2683 10,14 19992 75,58 1998 41023 4478 10,92 3193 7,78 33352 81,3 1999 118696 4478 3,77 3465 2,92 110753 93,31 Qua bảng số liệu trên cho thấy: phần lớn vốn sản xuất kinh doanh của công ty được hình thành từ nguồn vốn vay và nguồn vốn huy động khác, năm 1997 nguồn vốn này chiếm 75,58% so với tổng vốn; năm 1998 chiếm 81,3% và năm 1999 chiếm 93,31%. Trong khi, nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp năm 1997 chỉ chiếm 14,28%; năm 1998 chiếm 10,92% và năm 1999 chiếm 3,77%. Nguồn vốn doanh nghiệp tự bổ sung năm 1997 chiếm 10,14%; năm 1998 chiếm 7,78% và năm 1999 chiếm 2,92%. Như vậy, để công ty tiến hành được hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục thì nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp cho doanh nghiệp là quá nhỏ nên công ty đã phải đi vay vốn ngân hàng và các nguồn vốn huy động khác là chủ yếu mặc dù mỗi năm công ty vẫn tự bổ sung thêm vốn. Vì vậy, chi phí trả lãi tiền vay của công ty rất lớn kéo theo lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trong kỳ giảm. Đây cũng là một khó khăn của công ty đang gặp phải. Bảng 8: Vốn sản xuất kinh doanh theo tính chất hoạt động. Chỉ tiêu Tổng vốn sản xuất Trong đó Vốn cố định Vốn lưu động kinh doanh Vốn cố định Vốn lưu động bình quân bình quân Năm toàn doanh nghiệp (trđ) Tuyệt đối (trđ) % so với tổng vốn Tuyệt đối (trđ) % so với tổng vốn (tr.đ) (tr.đ) 1996 19104 5276 27,62 13828 72,38 - - 1997 26453 5542 20,95 20911 79,05 5409 17369,5 1998 41023 7183 17,51 33840 82,49 6362,5 27375,5 1999 118696 74354 62,64 44342 37,36 40768,5 39091 Qua bảng số liệu trên ta thấy: Vốn cố định của doanh nghiệp có đến ngày 31/12/1996 chiếm 27,62% so với tổng vốn; năm 1997 chiếm 20,95%; năm 1998 chiếm 17,51% và năm 1999 chiếm 62,64%. Vốn lưu động của doanh nghiệp năm 1996 chiếm 72,38% so với tổng vốn; năm 1997 chiếm 79,05%; năm 1998 chiếm 82,49% và năm 1999 chiếm 37,36%. Năm 1999 do công ty đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất bằng nguồn vốn vay của ODA, nên khối lượng vốn cố định tăng nhanh và chiếm tỷ trọng hơn vốn lưu động năm 1999. Nhìn chung, vốn lưu động của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn và khối lượng vốn tăng dần qua các năm. Vốn lưu động chiếm tỷ trọng cao như vậy là do đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp vừa trên lĩnh vực công nghiệp và xây dựng nên khối lượng vốn bị ứ đọng và số phải thu của khách hàng nhiều. Bảng 9: Vốn sản xuất kinh doanh của công ty. Chỉ tiêu Năm Vốn cố định bình quân (tr.đ) Vốn lưu động bình quân (tr.đ) Tổng vốn bình quân toàn doanh nghiệp (tr.đ) 1997 5409 17369,5 22778,5 1998 6362,5 27375,5 33738 1999 40768,5 39091 79859,5 Qua số liệu trên ta thấy khối lượng vốn bình quân của công ty qua các năm đều tăng và tốc độ tăng nhanh nhất là năm 1999. Điều đó cũng có nghĩa là chi phí yếu tố đầu vào của công ty ngày càng tăng nhanh. Vì vậy, doanh nghiệp muốn hoạt động có hiệu quả thì cần tăng nhanh kết quả sản xuất với tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của yếu tố đầu vào. Bảng 10: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng vốn bình quân. STT Chỉ tiêu Năm Lượng tăng (giảm) tuyệt đối Tốc độ phát triển (%) 1997 1998 1999 98 so 97 99 so 98 98/97 99/98 1 GO (tr.đ) 29112 37554 42236 8432 4692 128,96 112,5 2 Lợi nhuận (tr.đ) 2745 2828 3328 83 500 103,02 117,68 3 Vốn SXKD BQ (tr.đ) 22778,5 33738 79859,5 10959,5 46121,5 148,11 236,71 4 Hiệu suất tổng vốn 1,278 1,113 0,529 -0,165 -0,584 87,09 47,52 5 Mức doanh lợi tổng vốn 0,121 0,084 0,042 -0,037 -0,042 69,42 50 Qua bảng số liệu trên cho thấy: tổng vốn bình quân của công ty tăng nhanh chủ yếu là do vốn vay của ngân hàng và của ODA cho quá trình mở rộng sản xuất. Về hiệu suất tổng vốn sản xuất kinh doanh: năm 1997 cứ 1 triệu đồng vốn bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được 1,278 triệu đồng doanh thu thuần, năm 1998 tạo ra được 1,113 triệu đồng và năm 1999 thì chỉ tạo ra được 0,529 triệu đồng. Như vậy, số doanh thu thuần được tạo ra tính trên một triệu đồng tổng vốn sản xuất kinh doanh năm 1998 giảm so với năm 1997 là 0,165 triệu đồng hay giảm 12,91% còn năm 1999 so với năm 1998 giảm đi 0,584 triệu đồng hay giảm 52,48%. Về mức doanh lợi tổng vốn sản xuất kinh doanh: năm 1997 cứ 1 triệu đồng vốn bỏ vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được 0,121 triệu đồng lợi nhuận, năm 1998 thì tạo ra được 0,084 triệu đồng và năm 1999 thì chỉ tạo ra 0,042 triệu đồng. Như vậy, số doanh lợi tính trên một triệu đồng tổng vốn sản xuất kinh doanh năm 1998 giảm 0,037 triệu đồng so với năm 1997 hay giảm 30,58% và năm 1999 giảm so với năm 1998 là 0,042 triệu đồng hay giảm 50%. Tóm lại, trong giai đoạn 1997-1999, công ty chế tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long tuy làm ăn có lãi và nộp đủ thuế trong kỳ cho ngân sách nhà nước, tạo đầy đủ việc làm và đảm bảo được thu nhập cho cán bộ công nhân viên chức... nhưng hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty (kể cả vốn cố định và vốn lưu động) đều chưa có hiệu quả. Vì thế, doanh nghiệp cần phải có các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Bởi nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề có tính sống còn đối với doanh nghiệp cũng như đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. 3. Phân tích sự biến động của kết quả sản xuất kinh doanh theo ảnh hưởng của các nhân tố về sử dụng yếu tố sản xuất. Như đã biết, hiệu quả sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty. Vì vậy thông qua phương pháp chỉ số ta biết được việc sử dụng các yếu tố đó có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến sự tăng (giảm) kết quả sản xuất kinh doanh. Từ đó công ty có các biện pháp thích hợp để hạn chế các yếu tố tiêu cực và tăng cường các yếu tố tích cực cho các năm sau để không những công ty làm ăn có lãi mà hoạt động còn có hiệu quả. 3.1. Phân tích ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân và số lao động bình quân đến GO và DT năm 1998 và năm 1999. Gọi số lượng lao động bình quân năm 1998 là Gọi số lượng lao động bình quân năm 1999 là Năng suất lao động bình quân tính theo GO theo giá so sánh năm 1998 là và năm 1999 là Năng suất lao động bình quân tính theo doanh thu theo giá so sánh năm 1998 là và năm 1999 là Ta có: x = GO0= GO1998 x = GO1= GO1999 x = DT0= DT1998 x = DT1= DT1999 Bảng 11: Bảng tính toán phân tích ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân và lượng lao động bình quân đến GO, DT. GO (tr.đ) (người) (tr.đ/người) GO0 GO1 37.544 42.236 448 460 83,8 91,82 38.548 DT (tr.đ) (người) (tr.đ/người) DT0 DT1 31.106 37.536 448 460 69,43 81,6 31.937,8 Trong đó: là GO năm 1999 tính theo năng suất năm 1998 là DT năm 1999 tính theo năng suất năm 1998 Từ các số liệu trên ta có hệ thống chỉ số phân tích biến động của GO, DT do ảnh hưởng của năng suất lao động và lượng lao động hao phí như sau: Theo GO: Số tương đối: Thay các giá trị ta có: 1,125 = 1,096 x 1,027 Số tuyệt đối: Thay các giá trị vào ta có: (42.236-37.544)= (42.236-38.548)+ (38.548-37.544) 4.692 = 3.688 + 1.004 Theo doanh thu: Số tương đối: Thay các giá trị vào ta có: 1,2067= 1,1753 x 1,0267 Số tuyệt đối: Thay các giá trị vào ta có: (37.536- 31.106)= (37.536- 31.937,8)+ (31.937,8- 31.106) 6.430 = 5.598,2 + 831,8 Qua số liệu tính toán ở trên ta thấy: Giá trị sản xuất theo giá so sánh năm 1999 so với năm 1998 tăng 12,5% hay tăng 4.692 triệu đồng là do tác động của hai nhân tố: Do năng suất lao động bình quân tăng từ 83,8 lên 91,82 triệu đồng/người nên đã làm cho GO theo giá so sánh lên 9,6% hay tăng 3.688 triệu đồng. Do tổng số lao động bình quân tăng 12 người nên đã tạo cho GO theo giá so sánh tăng lên 2,7% hay tăng 1.004 triệu đồng. Như vậy, hai nhân tố trên có tác động tích cực và GO tăng lên chủ yếu là do năng suất lao động bình quân tăng lên. Doanh thu năm 1999 so với năm 1998 tăng lên 20,67% hay tăng 6.430 triệu đồng là do ảnh hưởng của hai nhân tố: Do năng suất lao động bình quân theo doanh thu tăng từ 69,43 lên 81,6 triệu đồng/người nên đã làm cho doanh thu năm 1999 so với năm 1998 tăng lên 17,53% hay tăng 5.598,2 triệu đồng. Do tổng số lao động bình quân tăng 12 người nên đã tạo cho doanh thu năm 1999 so với năm 1998 tăng lên 2,67% hay tăng 831,8 triệu đồng. Như vậy, doanh thu tăng lên là do tác động tích cực của cả hai nhân tố. Nhân tố chủ yếu làm tăng doanh thu đó là năng suất lao động bình quân tính theo doanh thu. 3.2. Phân tích ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tài sản và giá trị tài sản bình quân đến doanh thu và lợi nhuận. 3.2.1. Phân tích ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tài sản cố định và giá trị tài sản cố định bình quân đến doanh thu và lợi nhuận. Như đã trình bày ở trên, năm 1999 giá trị tài sản cố định của công ty tăng lên rất nhiều. Vì vậy ta phải phân tích sự tác động của hiệu quả sử dụng tài sản cố định đến kết quả sản xuất là tăng hay giảm bao nhiêu và có ảnh hưởng như thế nào đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và để từ đó đưa ra được giải pháp tối ưu cho việc sử dụng TSCĐ. Từ công thức: Hiệu suất TSCĐ = ta có: Doanh thu = Hiệu suất sử dụng tài sản cố định x giá trị tài sản cố định bình quân Từ công thức: Mức doanh lợi TSCĐ = ta có: Lợi nhuận = Mức doanh lợi tài sản cố định x giá trị tài sản cố định bình quân Gọi: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 1998 và năm 1999 lần lượt là Hf0, Hf1. Mức doanh lợi vốn cố định năm 1998 và năm 1999 lần lượt là: Rf0, Rf1. Giá trị tài sản cố định bình quân năm 1998 và năm 1999 lần lượt là: f0, f1. Ta có: DT0= Hf0 x f0 DT1= Hf1x f1 LN0= Rf0x f0 LN1= Rf1x f1 Bảng 12: Bảng tính toán phân tích ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tài sản cố định và giá trị tài sản cố định bình quân. DT (tr.đ) f (tr.đ) Hf (tr.đ/tr.đ) Hf0. f1 DT0 DT1 f0 f1 Hf0 Hf1 31.106 37.536 15.280 50.269 2,036 0,747 102.347,68 LN (tr.đ) f (tr.đ) R (tr.đ/tr.đ) Rf0.f1 LN0 LN1 f0 f1 Rf0 Rf1 2.828 3.328 15.280 50.269 0,185 0,066 9.299,765 Trong đó: Hf0. f1 là DT năm 1999 với hiệu suất sử dụng tài sản cố định như năm 1998 rf0.f1 là LN năm 1999 với mức doanh lợi như năm 1998 Từ các số liệu trên ta có hệ thống chỉ số phân tích biến động của DT, LN do ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tài sản cố định và giá trị tài sản cố định bình quân như sau: Phân tích doanh thu: Số tương đối: Thay các giá trị ta có: 1,2067 = 0,3667 x 3,2903 Số tuyệt đối: = (DT1-DT0)= (Hf1. f1-Hf0 . f1)+ (Hf0. f1-Hf0 . f0) Thay các giá trị vào ta có: (37.536-31.106)= (37.536-102.347,68)+ (102.347,68-31.106) 6.430 = -64811,68 + 71241,68 Phân tích LN: Số tương đối: Thay các giá trị vào ta có: 1,1768 = 0,3579 x 3,2884 Số tuyệt đối: = LN1-LN0= (Rf1.f1- Rf0.f1)+ (Rf0.f1- Rf0.f0) Thay các giá trị vào ta có: (3.328- 2.828)= (3.328- 9299,765)+( 9299,765- 2.828) 500 = -5971,765 + 6471,765 Qua số liệu tính toán trên ta thấy: Doanh thu năm 1999 tăng so với năm 1998 là 20,67% hay tăng 6.430 triệu đồng là do ảnh hưởng của hai nhân tố: Do hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm từ 2,036 xuống 0,747 triệu đồng/triệu đồng nên đã làm cho doanh thu giảm đi 63,33% hay giảm đi 64811,68 triệu đồng. Nhờ giá trị tài sản cố định bình quân tăng 34989 triệu đồng nên đã làm cho doanh thu tăng 229,03% hay tăng 71241,68 triệu đồng. Như vậy, nhân tố chủ yếu làm cho doanh thu của công ty tăng lên là do tăng giá trị tài sản cố định và nhân tố làm giảm doanh thu là do công ty đã sử dụng không có hiệu quả tài sản cố định. Công ty mới chú ý phát triển theo chiều rộng còn vấn đề sử dụng tài sản cố định còn thấp. Vì vậy công ty cần có biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Lợi nhuận của công ty năm 1999 so với năm 1998 tăng lên 17,68% hay tăng 500 triệu đồng là do ảnh hưởng của hai nhân tố: Do mức doanh lợi năm 1999 giảm từ 0,185 xuống 0,066 triệu đồng/triệu đồng so với năm 1998 nên đã làm cho lợi nhuận của công ty năm 1999 giảm so với năm 1998 là 64,21% hay giảm đi 5971,765 triệu đồng. Nhờ giá trị tài sản cố định bình quân tăng lên 34989 triệu đồng nên đã tạo cho lợi nhuận tăng lên 228,84% hay tăng lên 6471,765 triệu đồng. Như vậy lợi nhuận công ty tăng lên chủ yếu là do tăng giá trị tài sản cố định còn nhân tố làm giảm đáng kể lợi nhuận đó là do mức doanh lợi của công ty giảm xuống. Việc sử dụng không có hiệu quả tài sản cố định đã làm cho doanh thu, lợi nhuận của công ty tăng chậm. Vì thế việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là rất cần thiết đối với mọi doanh nghiệp và nền kinh tế đất nước. 3.2.2. Phân tích ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng TSLĐ và khối lượng TSLĐ bình quân đến doanh thu và lợi nhuận. Từ công thức: Hiệu suất sử dụng TSLĐ ta có: Doanh thu=Hiệu suất sử dụng TSLĐ x Khối lượng TSLĐ bình quân Từ công thức: Mức doanh lợi TSLĐ ta có: Lợi nhuận=Mức doanh lợi TSLĐ x Khối lượng TSLĐ bình quân Gọi hiệu suất sử dụng TSLĐ năm 1998 và 1999 lần lượt là: HV0, HV1 Mức doanh lợi TSLĐ năm 1998 và 1999 lần lượt là RVo và RV1 Gọi khối lượng TSLĐ bình quân năm 1998 và 1999 lần lượt là V0. V1 Bảng 13: Bảng tính toán phân tích ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng TSLĐ và khối lượng TSLĐ bình quân. DT (tr.đ) V (tr.đ) HV HV0. V1 DT0 DT1 V0 V1 HVo HV1 31.106 37.536 27.375,5 39091 1,136 0,96 44407,4 LN (tr.đ) V (tr.đ) R V .RV0.V1 LN0 LN1 V0 V1 RV0 RV1 2.828 3.328 27.375,5 39091 0,103 0,085 4026,4 Trong đó: HV0.V1 là doanh thu năm 1999 với hiệu suất sử dụng TSLĐ như năm 1998 rV0.V1 là lợi nhuận năm 1999 với mức doanh lợi của năm 1998. Từ các số liệu tính toán trên ta có hệ thống chỉ số phân tích biến động của doanh thu và lợi nhuận do ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng TSLĐ và khối lượng TSLĐ bình quân như sau: Phân tích doanh thu: Số tương đối: Thay các giă trị ta có: Số tuyệt đối Thay các giấ trị vào ta có: (37536-31106)= (37536-44407,4)+(44407,4-31106) 6430 = -6871,4 + 13301,4 Phân tích lợi nhuận: Số tương đối: Thay các giá trị vào ta có: 1,1768=0,827x1,424 Số tuyệt đối: DLN=(LN1-LNo)=(RV1.V1- RVo.V1)+( RVo.V1- RVo.V0) Thay giá trị vào ta có: (3328-2828)= (3328-4026,4) +(4026,4-2828) 500 = -698,4 + 1198,4 Qua số liệu tính toán trên ta thấy: Doanh thu năm 1999 tăng so với năm 1998 là 20,67% hay tăng 6430 triệu đồng là do ảnh hưởng của hai nhân tố: Do hiệu suất sử dụng TSLĐ giảm từ 1,136 xuống 0,96 trđ/trđ nên đã làm cho doanh thu năm 1999 so với năm 1998 giảm đi 15,5% hay giảm đi 6871,4 triệu đồng. Đây là nhân tố có ảnh hưởng không tốt làm cho doanh thu của công ty tăng với tốc độ chậm. Do khối lượng TSLĐ bình quân tăng 11715,5 triệu đồng làm cho doanh thu của công ty năm 1999 so với năm 1998 tăng lên 42,8% hay tăng 13301,4 triệu đồng. Đây là nhân tố chủ yếu làm cho doanh thu của công ty tăng lên. Lợi nhuận của công ty năm 1999 so với năm 1998 tăng lên 17,68% là do ảnh hưởng của hai nhân tố: Do mức doanh lợi năm 1999 giảm 0,018 triệu đồng/triệu đồng so với năm 1998 đã làm cho lợi nhuận giảm 17,3% hay giảm 698,4 triệu đồng. Nhờ khối lượng TSLĐ bình quân năm 1999 so với năm 1998 tăng 11715,5 triệu đồng nên đã tạo cho lợi nhuận tăng 42,4% hay tăng 1198,4 triệu đồng. Như vậy, nhân tố chủ yếu làm cho lợi nhuận tăn lên là do khối lượng TSLĐ bình quân tăng lên, còn nhân tố chủ yếu làm giảm lợi nhuận của công ty là hiệu suất sử dụng TSLĐ giảm. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ. 3.3. Phân tích ảnh hưởng hiệu suất tổng vốn sản xuất kinh doanh và khối lượng tổng vốn bình quân đến GO và lợi nhuận. Để thấy được hiệu quả sử dụng tổng vốn sản xuất kinh doanh toàn công ty ta xét mối liên hệ sau: Từ công thức: Hiệu suất tổng vốn= ta có: GO = Hiệu suất tổng vốn x tổng vốn bình quân Từ công thức: Mức doanh lợi tổng vốn= ta có: Lợi nhuận = Mức doanh lợi tổng vốn x tổng vốn bình quân Gọi: Hiệu suất tổng vốn năm 1998 và năm 1999 lần lượt là HTV0, HTV1. Mức doanh lợi tổng vốn năm 1998 và năm 1999 lần lượt là: RTV0, RTV1. Tổng vốn SXKD bình quân năm 1998 và năm 1999 lần lượt là: TV0, TV1. Ta có: GO0= HTV0 x TV0 GO1= HTV1 x TV1 LN0= RTV0 x TV0 LN1= RTV1 x TV1 Bảng 14: Bảng tính toán phân tích ảnh hưởng của hiệu suất tổng vốn và khối lượng tổng vốn bình quân. GO (tr.đ) TV (tr.đ) HTV HTV0.TV1 GO0 GO1 TV0 TV1 HTV0 HTV1 37544 42236 33.738 79.859,5 1,138 0,529 88883,623 LN (tr.đ) TV (tr.đ) RTV RTVo.TV1 LN0 LN1 TV0 TV1 RTVo R TV1 2.828 3.328 33.738 79.859,5 0,084 0,042 6.708,198 Trong đó: HTV0.TV1 là GO năm 1999 với hiệu suất sử dụng tổng vốn SXKD như năm 1998 RTVo.TV1 là LN năm 1999 với mức doanh lợi như năm 1998 Từ các số liệu trên ta có hệ thống chỉ số phân tích biến động của GO, LN do ảnh hưởng của hiệu suất tổng vốn SXKD và khối lượng tổng vốn bình quân như sau: Phân tích GO: Thay các giá trị ta có: 1,125 = 0,475 x 2,367 Số tuyệt đối: Thay các giá trị vào ta có: (42.236 -37.544)=(42.236 -88.883,623)+ (88.883,623 -37.544) 4.692 = -46.647,623 + 51.339,623 Phân tích lợi nhuận: Số tương đối: Thay các giá trị ta có: 1,1768 = 0,496 x 2,372 Số tuyệt đối: Thay các giá trị vào ta có: (3.328 -2.828)=(3.328 -6.708,198)+ (6.708,198 -2.828) 500 = -3.380,198 + 3.880,198 Qua kết quả tính toán ở trên ta nhận thấy: Giá trị sản xuất năm 1999 tăng 12,5% so với năm 1998 hay tăng 4.692 triệu đồng là do ảnh hưởng của hai nhân tố: Do hiệu suất sử dụng tổng vốn sản xuất kinh doanh của công ty giảm từ 1,138 xuống 0,529 triệu đồng/triệu đồng nên đã làm cho giá trị sản xuất giảm là 52,5% hay giảm 46.647,623 triệu đồng. Nhờ khối lượng tổng vốn sản xuất kinh doanh tăng lên từ 33738 triệu đồng lên 79859,5 triệu đồng tức tăng 46121,5 triệu đồng đã giúp cho giá trị sản xuất tăng lên 136,7% hay về tuyệt đối tăng 51.339,623 triệu đồng. Như vậy, giá trị sản xuất năm 1999 tăng lên là do tăng khối lượng tổng vốn SXKD, nhưng do hiệu quả sử dụng tổng vốn SXKD giảm nên đã làm cho giá trị sản xuất có tốc độ tăng chậm. Lợi nhuận của công ty năm 1999 so với năm 1998 tăng lên 17,68% hay tăng 500 triệu đồng là do ảnh hưởng của hai nhân tố: Do mức doanh lợi tổng vốn SXKD giảm từ 0,084 xuống còn 0,042 triệu đồng/triệu đồng nên đã làm cho lợi nhuận của công ty năm 1999 giảm đi 50,4% so với năm 1998 hay giảm 3.380,198 triệu đồng. Nhờ khối lượng tổng vốn SXKD tăng lên 46121,5 triệu đồng nên đã tạo cho lợi nhuận của công ty năm 1999 so với năm 1998 tăng lên 137,2% hay tăng 3.880,198 triệu đồng. Như vậy, nhân tố chủ yếu làm tăng lợi nhuận của công ty đó là tăng khối lượng tổng vốn SXKD, còn mức doanh lợi của công ty giảm xuống đã làm cho tốc độ tăng của lợi nhuận năm 1999 không cao. Tóm lại, thông qua việc phân tích ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng vốn đến kết quả sản xuất kinh doanh ta nhận thấy việc sử dụng không có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh đã làm cho không những kết quả sản xuất kinh doanh của công ty tăng chậm mà công ty còn để lãng phí quá nhiều nguồn vốn trong khi vốn của doanh nghiệp phần lớn là đi vay. Vì vậy, doanh nghiệp cần đưa ra hướng giải quyết nhằm sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn. Làm được điều đó không những công ty phát triển đi lên, tăng thêm thu nhập cho người lao động, trả được tiền vay...mà còn làm cho hiệu quả kinh tế xã hội tăng lên. 3.4. Phân tích ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tài sản cố định, mức trang bị tài sản cố định cho lao động và tổng số lao động bình quân đến doanh thu năm 1998 và năm 1999. Gọi: Hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 1998 và năm 1999 lần lượt là và . Mức trang bị TSCĐ cho lao động năm 1998 và năm 1999 là Mf0 và Mf1. Số lao động bình quân năm 1998 và năm 1999 là và . Ta có: DT1998= . Mf0 . DT1999=. Mf1. Bảng 15: Bảng tính toán phân tích ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng TSCĐ, mức trang bị TSCĐ và số lao động bình quân đến doanh thu. DT (triệu đồng) (người) (triệu đồng) Mf . Mf1. . Mf0. DT0 DT1 Mf0 Mf1 31106 37536 448 460 15280 50269 2,036 0,747 34,107 109,28 102347,27 31943,25 Trong đó: -. Mf1. là doanh thu năm 1999 với hiệu suất sử dụng TSCĐ của năm 1998. -. Mf0. là doanh thu năm 1999 với hiệu suất sử dụng TSCĐ và mức trang bị TSCĐ của năm 1998. Từ kết quả tính toán ở trên ta có hệ thống chỉ số phân tích biến động của doanh thu như sau: Số tương đối: Thay giá trị vào ta có: 1,2067 = 0,188 x 6,24 x 1,027 Số tuyệt đối: (37.536-31.106) =(37.536-102347,27) +(102347,27-31.943,25) +(31.943,25-31.106) 6.430 = -64811,27 + 70404,02 + 837,25 Từ kết quả tính toán trên ta thấy: Doanh thu của công ty năm 1999 tăng 20,67% so với năm 1998 hay tăng 6.430 triệu đồng là do ảnh hưởng của ba nhân tố: Do hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 1999 so với năm 1998 giảm từ 2,036 xuống 0,742 triệu đồng/triệu đồng tức giảm 1,289 triệu đồng/triệu đồng nên đã làm cho doanh thu của công ty giảm 63,3% hay giảm 64811,27 triệu đồng. Nhờ mức trang bị TSCĐ cho mỗi lao động tăng từ 34,107 triệu đồng/người lên đến 109,28 triệu đồng/người nên đã tạo cho doanh thu năm 1999 tăng 220,4% so với năm 1998 hay tăng 70404,02 triệu đồng. Nhờ số lao động bình quân toàn công ty tăng 12 người hay tăng 2,7% nên đã làm cho doanh thu tăng 2,7% hay về tuyệt đối tăng 837,25 triệu đồng. Như vậy nhân tố chủ yếu làm cho doanh thu của công ty tăng lên là nhờ tăng mức trang bị TSCĐ cho lao động, còn hiệu suất sử dụngTSCĐ giảm đã làm cho doanh thu giảm dẫn đến doanh thu của công ty trong năm 1999 tăng lên không đáng kể. Qua sự phân tích trên ta nhận thấy rằng, nếu công ty sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào thì kết quả sản xuất kinh doanh của công ty sẽ tăng lên rất nhanh. Điều đó giúp cho công ty lớn mạnh hơn về mọi phương diện như ngày càng có uy tín đối với các doanh nghiệp khác, với nhà nước, đóng góp được nhiều hơn cho ngân sách nhà nước, tạo sự ấm lo và lòng tin cho người lao động, cạnh tranh, đứng vững được trên thị trường và tự khẳng định mình... 3.5. Phân tích ảnh hưởng mức doanh lợi bình quân mỗi lao động và tổng số lao động bình quân đến lợi nhuận. Từ công thức: Mức doanh lợi theo lao động = ta có: Lợi nhuận = Mức doanh lợi theo lao động x Tổng số lao động bình quân Gọi: Mức doanh lợi theo lao động năm 1998 và năm 1999 lần lượt là: RTo, RT1. Số lao động bình quân năm 1998 và năm 1999 lần lượt là: , Ta có: LN0= RTo x LN1= RT1 x Bảng 16: Bảng tính toán phân tích ảnh hưởng của mức doanh lợi theo lao động và tổng số lao động bình quân. LN (tr.đ) RT (tr.đ/người) RTo. LN0 LN1 , RTo RT1 2.828 3.328 448 460 6,313 7,235 2.903,98 Trong đó: RTo. lợi nhuận năm 1999 với mức doanh lợi theo lao động như năm 1998 Từ các số liệu trên ta có hệ thống chỉ số phân tích biến động của LN do ảnh hưởng của mức doanh lợi bình quân theo lao động và tổng số lao động bình quân như sau: Số tương đối: Thay các giá trị vào ta có: 1,1768 = 1,146 x 1,027 Số tuyệt đối: Thay các giá trị vào ta có: (3.328- 2.828)= (3.328- 2.903,98)+ (2.903,98- 2.828) 500 = 424,02 + 75,98 Qua số liệu tính toán trên ta thấy: Lợi nhuận của công ty năm 1999 so với năm 1998 tăng lên 17,68% hay tăng 500 triệu đồng là do ảnh hưởng của hai nhân tố: Do mức doanh lợi bình quân mỗi lao động tăng lên từ 6,313 đến 7,235 triệu đồng/người tức tăng 0,922 triệu đồng/người đã làm cho lợi nhuận của công ty năm 1999 tăng 14,6% hay tăng 424,02 triệu đồng. Do tổng số lao động bình quân toàn công ty tăng lên 12 người nên đã làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp năm 1999 tăng hơn so với năm 1998 là 2,7% hay tăng 75,98 triệu đồng. Như vậy, hai nhân tố này có ảnh hưởng tích cực giúp lợi nhuận của công ty tăng lên và nhân tố chủ yếu làm tăng lợi nhuận đó là tăng mức doanh lợi theo lao động. III. Một số kiến nghị và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty chế tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long. 1. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty. Giải pháp về vốn: Vốn là điều kiện rất cần thiết cho quá trình sản xuất cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn giúp cho doanh nghiệp hoạt động được liên tục, mở rộng sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị cho quá trình sản xuất... Đối với doanh nghiệp hoạt động công nghiệp và xây dựng thì vốn sản xuất kinh doanh là hết sức quan trọng vì đặc điểm của các hoạt động này và nhất là hoạt động xây dựng đòi hỏi vốn nằm trong sản xuất lớn, ở nhiều khâu, nhiều giai đoạn như vốn trong dự trữ vật tư, vốn trong các công trình xây dựng dở dang, vốn mua sắm máy móc thiết bị... Thực tế cho thấy, trong những năm qua hiệu quả sử dụng vốn của công ty ngày càng giảm sút đáng kể, để khắc phục tình trạng này, công ty cần chú ý đến một số tồn tại cần giải quyết sau: Cơ cấu lại nguồn vốn cho hợp lý, tăng cường vốn chủ sở hữu và giảm vốn vay nhằm tránh tình trạng kết quả sản xuất kinh doanh tăng không cao do trả lãi vốn vay lớn. Nhanh chóng giải phóng vốn tồn đọng tại các công trình, tại các kho dự trữ...Đồng thời tăng cường việc thu hồi nợ của các đơn vị và khách hàng nhằm tăng nhanh vòng quay của vốn, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn để doanh nghiệp tiết kiệm được vốn. Quản lý vốn chặt chẽ, tránh tình trạng lãng phí vốn, thất thoát vốn. Bởi số vốn mà doanh nghiệp có được cho hoạt động sản xuất được liên tục thì hầu hết là đi vay vì vốn ngân sách cấp và vốn tự bổ sung của doanh nghiệp là quá ít, hơn thế nữa việc sử dụng vốn kém hiệu quả sẽ gây ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Giải pháp về thị trường: Công ty cần tích cực tìm hiểu thị trường, lựa chọn đối tác làm ăn, có chính sách quảng cáo tiếp thị thích hợp nhằm thu hút được nhiều đơn đặt hàng và đẩy nhanh việc tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo thu hồi vốn kịp thời. Xem xét, đánh giá tiềm năng nhu cầu của thị trường và khả năng cung cấp sản phẩm cho thị trường của doanh nghiệp để từ đó lập kế hoạch sản xuất hợp lý. Hiện nay, để có được một hợp đồng công trình có giá trị lớn thì hầu hết phải thông qua đấu thầu. Để cạnh tranh thắng lợi trong tranh thầu thì công ty cần chú ý cải tiến kỹ thuật, tổ chức sản xuất, nâng cao trình độ hiểu biết về đầu tư nhằm đưa ra giá tranh thầu hợp lý và thấp hơn đối thủ cạnh tranh mà vẫn đảm bảo được lãi cho mình. Giải pháp về con người: Cần nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý nhằm đảm bảo khi bộ máy quản lý gọn nhẹ nhưng hoạt động có hiệu quả. Đội ngũ cán bộ phải giỏi về chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ, có kiến thức kinh doanh vững vàng, nhiệt tình với công việc việc được giao, năng động sáng tạo trong công việc. Cần có đội ngũ công nhân lành nghề, nhiệt tình với công việc, gắn bó với công ty. Muốn vậy, công ty phải có chiến lược về nguồn nhân lực bằng cách đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề như các hình thức kèm cặp, truyền kinh nghiệm, tổ chức các lớp học ngắn hạn tại công ty, cho đi học các trường công nhân kỹ thuật, đi học tại chức... 2. Một số kiến nghị. Về chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu cần phải duy trì, quan tâm và chăm lo thường xuyên nhằm giữ vững được tín nhiệm của người tiêu dùng để khách hàng luôn vui lòng khi đến đặt hàng tại công ty. Về công tác kế hoạch và điều hành sản xuất. Trong công tác kế hoạch- vật tư vẫn chưa được tổ chức hợp lý. Phòng kinh doanh kiêm quá nhiều công việc như điều độ, kế hoạch, định mức, vật tư, tiền lương. Trong khi đó công tác dự báo nhu cầu thị trường, công tác marketing vẫn chưa được thực hiện tốt. Do vậy, công ty cần có phòng marketing và thống kê riêng để giải quyết các công tác tiêu thụ và phân tích nhu cầu thị trường. Về công tác quản lý-kỹ thuật: Cần tiếp tục đổi mới phương thức quản lý, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Chấn chỉnh các mặt quản lý kỹ thuật công nghệ, chất lượng, kinh doanh tiến tới sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO 9002 về sản xuất, cung cấp, bảo hành vào năm 2000 đến 2001. Thực hiện mở rộng sản xuất sản phẩm mới bằng việc sản xuất chế tạo các thiết bị thi công cầu phục vụ ngành cầu và đường. Chỉ đạo điều hành sản xuất sát sao nhằm tiết kiệm nguồn nguyên liệu đầu vào, tăng nhanh tốc độ sản xuất sản phẩm và đảm bảo được chất lượng và hiệu quả cho doanh nghiệp. Về công tác cung ứng vật tư nguyên liệu: Nguyên liệu vật tư là điều kiện thiết yếu của sản xuất, do vậy, cần phải cân đối cung ứng và dự trữ hợp lý nguyên liệu và tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu vật tư trong nước. Về công tác thu hồi công nợ: Tăng cường công tác thu hồi công nợ, coi trọng khâu này từ khi ký kết hợp đồng, nghiệm thu xác định khối lượng, thanh lý hợp đồng đến khâu tiếp cận khách hàng đòi nợ. Phấn đấu bằng được khi sản phẩm xuất cho khách hàng thì cũng hoàn thành hồ sơ thanh quyết toán. Để làm được việc này đòi hỏi phòng kỹ thuật công nghệ, phòng kinh doanh chủ động công việc của mình và phối hợp tốt với nhau. Về công tác thống kê: Cần thành lập một tổ thống kê chuyên nghiên cứu thống kê phân tích và dự báo nhu cầu thị trường nhằm phản ánh đúng thực trạng hoạt động của công ty cũng như giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp có những quyết định đúng kịp thời. Người làm công tác thống kê phải được đào tạo nâng cao trình độ nhằm tính toán đúng các chỉ tiêu thuộc hệ thống tài SNA để từ đó nhà nước dễ theo dõi kiểm tra. Kết luận Hiện nay, với những yêu cầu khắc nghiệt của cơ chế thị trường đã và đang đặt ra cho các doanh nghiệp nước ta trong tiến trình đổi mới trước hai con đường: tự khẳng định và phát triển không ngừng hoặc thua lỗ đi đến phá sản. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp là điều kiện giúp cho các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý hiểu rõ hơn về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, từ đó đưa ra những giải pháp kịp thời nhằm giúp doanh nghiệp khắc phục những tồn tại, phát huy những mặt mạnh để từ đó doanh nghiệp đứng vững và phát triển đi lên. Trong thời gian qua, tuy Công ty Chế tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long làm ăn có lãi, các chỉ tiêu kết quả kinh doanh tăng lên, nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng giảm sút và nhất là công ty đã sử dụng không có hiệu quả nguồn vốn, gây lãng phí vốn và làm cho kết quả kinh doanh thu được là không cao. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục những tồn tại, phát huy những mặt tích cực để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như giúp cho doanh nghiệp ngày một phát triển vững mạnh hơn nữa. Trong thời gian thực tập tại phòng Kế hoạch Công ty Chế tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long, được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Công Nhự cùng với sự giúp đỡ của các cô chú phòng Kế hoạch đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình. Do trình độ và thời gian có hạn, nhất là tài liệu tham khảo hạn hẹp, chuyên đề của tôi mới chỉ đề cập đến vấn đề cơ bản nhất, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng ý kiến của các thầy cô, những người nghiên cứu và làm công tác thống kê để luận văn của tôi ngày càng hoàn thiện. Tôi xin chân thành cảm ơn! Mục lục Trang Lời nói đầu Chương I. Những vấn đề lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp I. Khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh và các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 1. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh 2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh 2.1. Thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp 2.2. Nhân tố con người. 2.3. Nhân tố về quản lý. 2.4. Nhân tố về kỹ thuật và công nghệ. 3. Những biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. II. Các quan điểm cơ bản đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. III. ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1. ý nghĩa của thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2. Nhiệm vụ của thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chương II. Xác định hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê để đánh giá và phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. I. Mục tiêu, yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu. II. Xác định hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê để đánh giá và phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1. Công thức tổng quát xác định các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế (Q) và chi phí kinh tế (C). 2.1. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế (Q). 2.2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh chi phí kinh tế (C). 2.2.1. Chi phí tạo ra nguồn lực. 2.2.2. Chi phí sử dụng nguồn lực. 3. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 3.1. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động. 3.2. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản. 3.2.1. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định. 3.2.2. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. 3.3. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. 4. Một số phương pháp phân tích hiệu quả và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 4.1. Phương pháp dãy số thời gian. 4.2. Phương pháp chỉ số. Chương III. Vận dụng hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê đã đề xuất để đánh giá, phân tích hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh ở Công ty chế tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long. I. Khái quát về công ty chế tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long. 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 2. Quy mô, cơ cấu tổ chức của công ty. 3. Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua. II. Vận dụng hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê đã đề xuất để đánh giá, phân tích hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh ở công ty chế tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long. 1. Phân tích các chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh. 2. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động. 2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định. 2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ. 2.3.1. Phân tích hiệu quả chung của TSLĐ 2.3.2. Phân tích tốc độ chu chuyển của vốn lưu động 2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn. 3. Phân tích sự biến động của kết quả sản xuất kinh doanh theo ảnh hưởng của các nhân tố về sử dụng yếu tố sản xuất. 3.1. Phân tích ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân và số lao động bình quân đến GO và DT năm 1998 và năm 1999. 3.2. Phân tích ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tài sản và giá trị tài sản bình quân đến doanh thu và lợi nhuận. 3.2.1. Phân tích ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tài sản cố định và giá trị tài sản cố định bình quân đến doanh thu và lợi nhuận. 3.2.2. Phân tích ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng TSLĐ và khối lượng TSLĐ bình quân đến doanh thu và lợi nhuận. 3.3. Phân tích ảnh hưởng hiệu suất tổng vốn sản xuất kinh doanh và khối lượng tổng vốn bình quân đến GO và lợi nhuận. 3.4. Phân tích ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tài sản cố định, mức trang bị tài sản cố định cho lao động và tổng số lao động bình quân đến doanh thu năm 1998 và năm 1999. 3.5. Phân tích ảnh hưởng mức doanh lợi bình quân mỗi lao động và tổng số lao động bình quân đến lợi nhuận. III. Một số kiến nghị và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty chế tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long. 1. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty. 2. Một số kiến nghị. Kết luận 1 2 2 2 3 3 4 4 5 5 7 9 10 12 13 13 14 14 15 15 22 22 25 25 26 28 28 29 31 31 31 32 34 34 34 36 38 39 39 42 42 44 47 47 47 49 52 52 55 55 59 62 65 67 69 69 71 73 tài liệu tham khảo 1. Giáo trình thống kê doanh nghiệp (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân - Nhà xuất bản thống kê 1999) 2. Giáo trình lý thuyết thống kê (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân - Nhà xuất bản giáo dục 1996) 3. Giáo trình thống kê kinh tế (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân - Nhà xuất bản thống kê 1999) 4.. Giáo trình kinh tế xây dựng (Trường ĐH Xây Dựng) 5. Tạp chí phát triển kinh tế 6. Một số tài liệu khác có liên quan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docS0028.doc
Tài liệu liên quan