Đề tài Nghiên cứu thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình giai đoạn 1997- 2005

Bên cạnh lao động, nguồn vốn cũng là một nhân tố mang tính quyết định tới sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn sẽ quyết định quy mô sản xuất, kinh doanh của các cơ sở sản xuất công nghiệp, quyết định tình hìnhcông nghiệp hoá, trang bị khoa học kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất công nghiệp. Tỉnh Hoà Bình nói chung vẫn là một tỉnh nghèo, lượng vốn trong dân cư thường có quy mô nhỏ lẻ, phân tán. Nguồn vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh chủ yếu dưới hình thức là các cơ sở công nghiệp cá thể. Hoà Bình là một tỉnh nghèo, miền núi nên được Nhà nước quan tâm tạo điều kiện để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân trong tỉnh, hàng năm Nhà nước chi một khoản không nhỏ ngân sách đầu tư cho Hoà Bình nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư. Hiện nay, việc huy động vốn từ các tổ chức tài chính có nhiều thuận lợi, đây là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư sản xuất công nghiệp trong tỉnh. Trong thời gian gần đây, nhận thấy rõ được vai trò của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, Hoà Bình đã có nhiều chính sách mở nhằm thu hút nguồn vốn này về với địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài, co chính sách miễn giảm thuế cho các cơ sở này, bước đầu đã thu được một số kết quả nhất định.

doc97 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình giai đoạn 1997- 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
45 90720 1,2119 1,5549 0,2119 0,5549 2097.7 2001 273526 19314 110034 1,076 1,673 0,076 0,673 2542.1 2002 345138 71612 181646 1,2618 2,111 0,2618 1,111 2735.3 2003 378671 33533 215179 1,0972 2,3161 0,0972 1,3161 3451.4 2004 414218 35547 250726 1,0939 2,5336 0,0939 1,5336 3786.7 2005 470510 56292 307018 1,1359 2,8779 0,1359 1,8779 4142.2 TBình 38377,25 1,1413 0,1413 Qua số liệu bảng 3.16 cho thấy giá trị sản xuất công nghiệp của thành phần kinh tế quốc doanh trên địa bàn tỉnh Hoà Bình qua các năm trong giai đoạn này không ngừng tăng lên. Năm 1997 giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực này là 163.493 triệu đồng, thì đến năm 2005 đạt là 470.510 triệu đồng, tăng 307.018 triệu đồng, tương ứng tăng 1,8779 lần so với năm 1997. Trong 9 năm qua năm có lượng giá trị sản xuất công nghiệp tăng cao nhất là năm 2002 và năm 2001 có lượng giá trị sản xuất công nghiệp tăng thấp nhất là 19.314 triệu đồng. Bình quân một năm giá trị sản xuất công nghiệp của thành phần kinh tế quốc doanh tăng 38.377,25 triệu đồng hay 14,13%. Bảng 3.17: Tình hình biến động giá trị sản xuất công nghiệp Hoà Bình trong khu vực ngoài quốc doanh (giai đoạn 1997- 2005) Năm GO N.quốc doanh Biến động lượng tăng tuyệt đối tốc độ phát triển tốc độ tăng gi δi Δi ti Ti ai Ai 1997 65319 1998 68043 2724 2724 1,0417 1,0417 0,0417 0,0417 653.19 1999 82910 14867 17591 1,2185 1,2693 0,2185 0,2693 680.43 2000 93736 10826 28417 1,1306 1,435 0,1306 0,435 829.1 2001 108264 14528 42945 1,155 1,6575 0,155 0,6575 937.36 2002 136671 28407 71352 1,2624 2,0924 0,2624 1,0924 1082.6 2003 173364 36693 108045 1,2685 2,6541 0,2685 1,6541 1366.7 2004 209402 36038 144083 1,2079 3,2058 0,2079 2,2058 1733.6 2005 281410 72008 216091 1,3439 4,3082 0,3439 3,3082 2094 TBình 27011 1,2003 0,2003 Theo bảng số liệu 3.17 cho thấy, giá trị sản xuất công nghiệp trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 1997 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 65.319 triệu đồng, đến năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 281.410 triệu đồng, tăng 216.091 triệu đồng hay 3,3082 lần so với năm 1997. Trong giai đoạn này giá trị sản xuất trong khu vực ngoài quốc doanh tăng tương đối ổn định, bình quân một năm giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực tăng 27.011 triệu đồng và có tốc độ tăng là 0,2003 lần (20,03%). Bảng 3.18: Tình hình biến động giá trị sản xuất công nghiệp Hoà Bình trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (giai đoạn 1997- 2005) Năm GO khu vực có vốn ĐTNN Biến động lượng tăng tuyệt đối tốc độ phát triển tốc độ tăng gi δi Δi ti Ti ai Ai 1997 22695 1998 20979 -1716 -1716 0,9244 0,9244 -0,076 -0,076 226.95 1999 22959 1980 264 1,0944 1,0116 0,0944 0,0116 209.79 2000 25597 2638 2902 1,1149 1,1279 0,1149 0,1279 229.59 2001 28160 2563 5465 1,1001 1,2408 0,1001 0,2408 255.97 2002 20935 -7225 -1760 0,7434 0,9224 -0,257 -0,078 281.6 2003 29455 8520 6760 1,407 1,2979 0,407 0,2979 209.35 2004 70429 40974 47734 2,3911 3,1033 1,3911 2,1033 294.55 2005 80414 9985 57719 1,1418 3,5432 0,1418 2,5432 704.29 TBình 7214,88 1,1713 0,1713 Theo số liệu bảng 3.18 cho thấy, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài biến động không đều qua các năm. Năm 1998 giá trị sản xuất công nghiệp trong khu vực giảm 1.716 triệu đồng so với năm 1997, đến năm 2002 giá trị sản xuất công nghiệp trong khu vực lại tiếp tục giảm 7.225 triệu đồng và đến năm 2004 giá trị sản xuất lại tăng cao với giá trị sản xuất công nghiệp tăng là 40.974 triệu đồng. Trong cả thời kỳ nghiên cứu giá trị sản xuất công nghiệp tăng 57.719 triệu đồng, tương ứng với 2,5432 lần so với năm 1997, nhưng tăng chủ yếu trong những năm gần đây 2004 và 2005. Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực trong thời kỳ này tăng bình quân một năm là 7.214,88 triệu đồng và có tốc độ tăng là 0,1713 lần ( hay 17,13%). Bảng 3.19: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh phân theo ngành công nghiệp (giai đoạn 1997- 2005) (theo giá cố định) Đơn vị: triệu đồng Năm Tổng số Chia ra CN khai thác CN chế biến CNSX và PP điện nước 1997 251506 16536 205347 29623 1998 286700 19997 232264 34439 1999 315636 15386 262838 37412 2000 373545 18251 316694 38600 2001 409950 25664 339143 45143 2002 502744 47602 402777 52193 2003 581490 56634 465216 59509 2004 694049 70566 551217 71491 2005 832334 122936 628935 79943 Nguồn: Niên giám thống kê Hoà Bình Bảng 3.20 : Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hoà Bình phân theo ngành công nghiệp (giai đoạn 1997 -2005) (theo giá cố định) Đơn vị: % Năm Tổng số Chia ra CN khai thác CN chế biến CNSX và phân phối điên nước 1997 100 6,57 81,65 11,78 1998 100 6,97 81,01 12,01 1999 100 4,87 83,27 11,85 2000 100 4,89 84,78 10,33 2001 100 6,26 82,73 11,01 2002 100 9,47 80,12 10,38 2003 100 9,74 80,00 10,23 2004 100 10,17 79,42 10,30 2005 100 14,77 75,56 9,60 Theo số liệu bảng 3.19 và bảng 3.20 cho thấy, trong 251.506 triệu đồng giá trị sản xuất công nghiệp năm 1997 có 16.536 triệu đồng của ngành công nghiệp khai thác, chiếm 6,57% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh; có 205.347 triệu đồng của ngành công nghiệp chế biến chiếm 81,65 % tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh; có 29.623 triệu đồng của ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước, chiếm 11,78 % tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Đến năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh là 832.334 triệu đồng, trong đó có 122.936 triệu đồng giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp khai thác, chiếm 14,77 %; có 628.935 triệu đồng giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp chế biến, chiếm 75,56 %; có 79.943 triệu đồng giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước, chiếm 9,6%. Tóm lại, trong giai đoạn từ 1997 đến 2005 giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng 580.828 triệu đồng, trong đó ngành công nghiệp khai thác tăng 106.400 triệu đồng; ngành công nghiệp chế biến tăng 423.588 triêu đồng, ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước tăng 50.320 triệu đồng. Bảng 3.21:Tình hình biến động giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp khai thác (giai đoạn 1997- 2005) Năm GO CN khai thác Biến động lượng tăng tuyệt đối tốc độ phát triển tốc độ tăng gi δi Δi ti Ti ai Ai 1997 16536 1998 19997 3461 3461 1,2093 1,2093 0,2093 0,2093 165.36 1999 15386 -4611 -1150 0,7694 0,9305 -0,231 -0,07 199.97 2000 18251 2865 1715 1,1862 1,1037 0,1862 0,1037 153.86 2001 25664 7413 9128 1,4062 1,552 0,4062 0,552 182.51 2002 47602 21938 31066 1,8548 2,8787 0,8548 1,8787 256.64 2003 56634 9032 40098 1,1897 3,4249 0,1897 2,4249 476.02 2004 70566 13932 54030 1,246 4,2674 0,246 3,2674 566.34 2005 122936 52370 106400 1,7421 7,4344 0,7421 6,4344 705.66 Tbình 13300 1.285 0.285 Theo bảng số liệu 3.21 cho thấy, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp khai thác biến động không đều qua các năm. Nhìn chung giá trị sản xuất công nghiệp qua các năm đều tăng, cá biệt có năm 1999 giá trị sản xuất công nghiệp giảm 4.611 triệu so với năm 1998, và năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp tăng cao, tăng 53.370 triệu đồng so với năm 2004. Tốc độ phát triển của ngành công nghiệp khai thác biến động không ổn định. Năm 2005 so với năm 1997 giá trị sản xuất công nghiệp tăng 106.400 triệu đồng, tương ứng với 6,4344 lần. Bình quân một năm giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13.300 triệu đồng và có tốc độ tăng 0,285 lần (hay 28,5%). Bảng 3.22: Tình hình biến động giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp chế biến tỉnh Hoà Bình (giai đoạn 1997- 2005) Năm GO CN chế biến Biến động lượng tăng tuyệt đối tốc độ phát triển tốc độ tăng gi δi Δi ti Ti ai Ai 1997 205347 1998 232264 26917 26917 1,1311 1,1311 0,1311 0,1311 2053.5 1999 262838 30574 57491 1,1316 1,28 0,1316 0,28 2322.6 2000 316694 53856 111347 1,2049 1,5422 0,2049 0,5422 2628.4 2001 339143 22449 133796 1,0709 1,6516 0,0709 0,6516 3166.9 2002 402777 63634 197430 1,1876 1,9614 0,1876 0,9614 3391.4 2003 465216 62439 259869 1,155 2,2655 0,155 1,2655 4027.8 2004 551217 86001 345870 1,1849 2,6843 0,1849 1,6843 4652.2 2005 628935 77718 423588 1,141 3,0628 0,141 2,0628 5512.2 TBình 52948,5 1,1502 0,1502 Theo bảng số liệu 3.22 cho thấy, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp khai thác không ngừng tăng lên trong thời kỳ nghiên cứu. Trong cả giai đoạn từ 1997- 2005 giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp khai thác tăng 423.588 triệu đồng, tăng 2,0628 lần, bình quân một năm tăng 52.948,5 triệu đồng. Tốc độ phát triển giá trị sản xuất công nghiệp qua các năm tương đối ổn định, bình quân một năm tốc độ phát triển giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp chế biến đạt 1,1502 lần (hay có tốc độ tăng là 15,02%). Bảng 3.23: Tình hình biến động giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước tỉnh Hoà Bình (giai đoạn 1997- 2005) Năm GO CN SX &PP điên, nước Biến động lượng tăng tuyệt đối tốc độ phát triển tốc độ tăng gi δi Δi ti Ti ai Ai 1997 29623 1998 34439 4816 4816 1,1626 1,1626 0,1626 0,1626 296.23 1999 37412 2973 7789 1,0863 1,2629 0,0863 0,2629 344.39 2000 38600 1188 8977 1,0318 1,303 0,0318 0,303 374.12 2001 45143 6543 15520 1,1695 1,5239 0,1695 0,5239 386 2002 52193 7050 22570 1,1562 1,7619 0,1562 0,7619 451.43 2003 59509 7316 29886 1,1402 2,0089 0,1402 1,0089 521.93 2004 71491 11982 41868 1,2013 2,4134 0,2013 1,4134 595.09 2005 79943 8452 50320 1,1182 2,6987 0,1182 1,6987 714.91 TBình 6290 1,1321 0,1321 Theo số liệu bảng 3.23 cho thấy, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước qua các năm đều không ngừng tăng lên và tương đối ổn định. Trong cả thời kỳ nghiên cứu giá trị sản xuất công nghiệp tăng lên 50.320 triệu đồng, hay tăng 1,6987 lần so với năm 1997. Bình quân một năm giá trị sản xuất công nghiệp của ngành tăng 6.290 triệu đồng, tương ứng với 13,21 %. Sau khi phân tích tình hình biến động của giá trị sản xuất công nghiệp đã cho ta thấy được xu hướng biến động của giá trị sản xuất công nghiệp. Tiếp đó dụng phần mền SPSS tiến hành dự báo giá trị sản xuất công nghiệp, chạy trên chương trình cho ta kết quả sau: Bảng 3.24: Dạng hàm Phương trình R2 SE Tuyến tính Y= 121472,72+ 70104,43*t 0,94202 50918,27 Parabol Y= 259168- 5002,08*t+ 7510,65*t2 0,99753 11361,104 Hyperbol Y= 623577,38- (482240,28/t) 0,4833 152005,69 Mũ Y= 205683,5 * 0,5308t 0,8651 0,16115 Với kết quả tính toán như trên, hàm xu thế được chọn là hàm parabol: Y= 259168- 5002,08*t + 7510,65*t2 Tiến hành dự báo trên SPSS ta có kết quả: * Dự đoán điểm: + Năm 2006: Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 937712,33 triệu đồng + Năm 2007: Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 1084433,93 triệu đồng * Dự đoán khoảng: + Năm 2006: Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt từ 852850,59 triệu đồng đến 1022574,08 triệu đồng. + Năm 2007: Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt từ 973138,8 triệu đồng đến 1195729,07 triệu đồng 2.6. Phân tích giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình (giai đoạn 1997- 2005) Bảng 3.25: Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh phân theo thành phần kinh tế (giai đoạn 1997- 2005) (theo giá cố định) Năm Toàn ngành Quốc doanh Chia ra Ngoài Q. doanh KV Có vốn ĐTNN TW ĐP A 1=2+5+6 2=3+4 3 4 5 6 1997 111750 72737 48569 24168 32134 6879 1998 124822 76931 51324 25607 36913 10978 1999 132254 81840 52019 29821 43640 6774 2000 145807 91949 55542 36407 46233 7625 2001 164534 105028 69379 35649 50903 8603 2002 191404 125059 81185 43874 59933 6412 2003 227274 148290 88165 60125 68183 10801 2004 268234 157949 98047 59902 84227 26058 2005 311895 174922 119561 55361 107220 29753 Nguồn: Niên giám thống kê Hoà Bình Bảng 3.26: Cơ cấu giá trị tăng thêm ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hoà Bình phân theo thành phần kinh tế (giai đoạn 1997- 2005) (theo giá cố định) Đơn vị: % Năm Toàn ngành Quốc Chia ra Ngoài KV doanh TW ĐP quốc doanh Có vốn ĐTNN A 1=2+5+6 2=3+4 3 4 5 6 1997 100 65,09 43,46 21,63 28,76 6,16 1998 100 61,63 41,12 20,51 29,57 8,79 1999 100 61,88 39,33 22,55 33,00 5,12 2000 100 63,06 38,09 24,97 31,71 5,23 2001 100 63,83 42,17 21,67 30,94 5,23 2002 100 65,34 42,42 22,92 31,31 3,35 2003 100 65,25 38,79 26,45 30,00 4,75 2004 100 58,88 36,55 22,33 31,40 9,71 2005 100 56,08 38,33 17,75 34,38 9,54 Theo số liệu bảng số 3.25 và bảng số 3.26 cho thấy, giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chia theo thành phần kinh tế có đặc điểm như sau: Năm 1997 trong 111.750 triệu đồng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh có 72.737 triệu đồng là đóng góp của thành phần kinh tế quốc doanh, chiếm 65,09 %; đóng góp của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là 32.134 triệu đồng, chiếm 28,76 %; đóng góp của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 6.879 triệu đồng, chiếm 6,15 %. Như vậy, từ 1997 đến 2005 giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp Hoà Bình tăng 200.145 triệu đồng, trong đó thành phần kinh tế quốc doanh tăng 102.185 triệu đồng; thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng 75.086 triệu đồng; và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 22.874 triệu đồng. Trong nền kinh tế thành phần kinh tế quốc doanh vẫn đang năm vai trò chủ đạo, bên cạnh đó tỷ trọng của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang dần tăng lên, đặc biệt là những năm gần đây. Bảng 3.27: Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh phân theo ngành công nghiệp (giai đoạn 1997- 2005) ( theo giá cố định) Đơn vị: triệu đồng Năm Tổng số Chia ra CN khai thác CN chế biến CNSX và PP điện nước 1997 111750 10428 81096 20226 1998 124822 13123 89177 22522 1999 132254 12446 94368 25440 2000 145807 12853 106273 26681 2001 164534 16788 119407 28339 2002 191404 23503 131931 35970 2003 227274 32903 152682 41689 2004 268234 41526 177111 49597 2005 311895 51233 205448 55214 Nguồn: Niên giám thống kê Hoà Bình Bảng 3.28: Cơ cấu giá trị tăng thêm ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hoà Bình phân theo ngành công nghiệp (giai đoạn 1997 -2005) (theo giá cố định) Đơn vị: % Năm Tổng số Chia ra CN khai thác CN chế biến CNSX và phân phối điên nước 1997 100 9,33 72,57 18,10 1998 100 10,51 71,44 18,04 1999 100 9,41 71,35 19,24 2000 100 8,82 72,89 18,30 2001 100 10,20 72,57 17,22 2002 100 12,28 68,93 18,79 2003 100 14,48 67,18 18,34 2004 100 15,48 66,03 18,49 2005 100 16,43 65,87 17,70 Theo số liệu bảng 3.27 và bảng 3.28 cho thấy ngành công nghiệp chế biến luôn chiêm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành. Cụ thể, năm 1997 trong 111.750 triệu đồng giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp Hoà Bình có 10.428 triệu đồng giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp khai thác, chiếm 9,33 %; có 81.096 triệu đồng giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến, chiếm 72,57 %; và có 20.226 triệu đồng giá trị tăng thêm của ngành sản xuất và phân phối điện nước, chiếm 18,1 %. Đến năm 2005 giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình là 311.895 triệu đồng, trong đó: ngành công nghiệp khai thác là 51.233 triệu đồng, chiếm 16,43%; ngành công nghiệp chế biến là 205.448 triệu đồng, chiếm 65,87%; và ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước là 55.214 triệu đồng, chiếm 17,7 %. Như vậy trong giai đoạn này, giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp Hoà Bình tăng thêm là 200.145 triệu đồng, bao gồm ngành công nghiệp khai thác tăng 40.805 triệu đồng, ngành công nghiệp chế biến tăng 124.352 triệu đồng và ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước tăng là 34.985 triệu đồng. Bảng 3.29: Tình hình biến động giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình (giai đoạn 1997- 2005) Năm GTTT CN Biến động lượng tăng tuyệt đối tốc độ phát triển tốc độ tăng gi δi Δi ti Ti ai Ai 1997 111750 1998 124822 13072 13072 1,117 1,117 0,117 0,117 1117.5 1999 132254 7432 20504 1,0595 1,1835 0,0595 0,1835 1248.2 2000 145807 13553 34057 1,1025 1,3048 0,1025 0,3048 1322.5 2001 164534 18727 52784 1,1284 1,4723 0,1284 0,4723 1458.1 2002 191404 26870 79654 1,1633 1,7128 0,1633 0,7128 1645.3 2003 227274 35870 115524 1,1874 2,0338 0,1874 1,0338 1914 2004 268234 40960 156484 1,1802 2,4003 0,1802 1,4003 2272.7 2005 311895 43661 200145 1,1628 2,791 0,1628 1,791 2682.3 TBình 25018,1 1,1369 0,1369 Căn cứ vào số liệu bảng 3.29 cho thấy, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình trong thời kỳ nghiên cứu tăng tương đối ổn định qua các năm. Năm 1997 giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình là 111.750 triệu đồng, thì đến năm 2005 giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình đã là 311.895 triệu đồng, tăng 200.145 triệu đồng, tương ứng với 1,791 lần so với năm 1997. Bình quân một năm giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp Hoà Bình tăng lên 25.018,1 triệu đồng, tương ứng với 13,69 %. Tiến hành dự báo thống kê trên SPSS cho hai năm 2006, 2007 ta có : Bảng 3.30: Dạng hàm Phương trình R2 SE Tuyến tính Y= 64237,14+ 24440,88*t 0,92941 19720,46 Parabol Y= 118085,57- 4930,99*t+ 2937,19*t2 0,99831 3294,91 Hyperbol Y= 238277- (164910,09/t) 0,45876 54605,158 Mũ Y= 92542,21* 0,4514t 0,82425 0,16029 Theo kết quả tính toán trên ta xác định được xu thế của giá trị tăng thêm công nghiệp là hàm parabol: Y= 118085,57- 4930,99*t+ 2937,19*t2 Tiến hành dự báo giá trị tăng thêm công nghiệp cho hai năm 2006, 2007 ta có: * Dự đoán điểm: + Năm 2006: giá trị tăng thêm công nghiệp ước đạt 362494,4 triệu đồng + Năm 2007: giá trị tăng thêm công nghiệp ước đạt 419244,35 triệu đồng * Dự đoán khoảng: + Năm 2006: giá trị tăng thêm công nghiệp ước đạt từ 349446,72 triệu đồng đến 375542,09 triệu đồng. + Năm 2007: giá trị tăng thêm công nghiệp ước đạt từ 402132,47 triệu đồng đến 436356,23 triệu đồng 2.7. Phân tích doanh thu công nghiệp Hoà Bình giai đoạn 1997- 2005 Bảng 3.31: Doanh thu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phân theo ngành kinh tế (giai đoạn 1997-2005) (theo giá cố định) Đơn vị: triệu đồng Năm Toàn ngành Chia ra Quốc doanh Chia ra Ngoài Quốc doanh Chia ra KV Có vốn ĐTNN TW ĐP Tập thể Tư nhân Cá thể Hỗn hợp A 1=2+ 5+10 2=3+4 3 4 5=6+7 +8+9 6 7 8 9 10 1997 220928 121525 78004 43521 75872 228 210 74895 539 23531 1998 265371 157271 89521 67750 78454 268 291 77721 174 29646 1999 220007 104502 41234 63268 91382 488 272 85794 4828 24123 2000 365592 211223 97301 11922 129477 828 397 121421 6831 24892 2001 386009 221784 102166 119618 138088 869 417 129629 7173 26137 2002 422176 241745 111361 130384 151942 948 454 142722 7818 28489 2003 530592 345525 200270 145255 158188 2564 4559 122406 28659 26879 2004 633371 378004 234929 143075 191090 3369 8936 130042 48743 64277 2005 759567 429426 288603 140823 256758 4723 11460 169702 70873 73383 Nguồn: Niên giám thống kê Hoà Bình Bảng 3.32: Cơ cấu doanh thu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hoà Bình phân theo thành phần kinh tế (giai đoạn 1997- 2005) ( theo giá cố định) Đơn vị: % Năm Toàn Ngành Chia ra Quốc doanh Ngoài Q. doanh Chia ra KV Có vốn ĐTNN Tập thể Tư nhân Cá thể Hỗn hợp A 1=2+3+8 2 3 4 5 6 7 8 1997 100 55,01 34,34 0,10 0,10 33,90 0,24 10,65 1998 100 59,26 29,56 0,10 0,11 29,29 0,07 11,17 1999 100 47,50 41,54 0,22 0,12 39,00 2,19 10,96 2000 100 57,78 35,42 0,23 0,11 33,21 1,87 6,81 2001 100 57,46 35,77 0,23 0,11 33,58 1,86 6,77 2002 100 57,26 35,99 0,22 0,11 33,81 1,85 6,75 2003 100 65,12 29,81 0,48 0,86 23,07 5,40 5,07 2004 100 59,68 30,17 0,53 1,41 20,53 7,70 10,15 2005 100 56,54 33,80 0,62 1,51 22,34 9,33 9,66 Theo số liệu bảng 3.31 và bảng 3.32 cho thấy, doanh thu công nghiệp Hoà Bình năm 1997 là 220.928 triệu đồng, trong đó: thành phần kinh tế quốc doanh có doanh thu công nghiệp là 121.525 triệu đồng, chiếm 55,01 %; thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có doanh thu công nghiệp là 75.872 triệu đồng, chiếm 34,34%; thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có doanh thu công nghiệp là 23.531 triệu đồng, chiếm 10,65 %. Năm 2005 doanh thu công nghiệp là 759.567 triệu đồng, trong đó: thành phần kinh tế quốc doanh là 429.426 triệu đồng, chiếm 56,54%; thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là 288.603 triệu đồng, chiếm 33,8 %; thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 73.383 triệu đồng, chiếm 9,66 %. Như vậy, từ 1997 đến 2005 doanh thu công nghiệp tăng 538.639 triệu đồng bao gồm thành phần kinh tế quốc doanh tăng 307.901 triệu đồng; thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng 212.731 triệu đồng; thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 49.852 triệu đồng. Bảng 3.33: Tình hình biến động doanh thu công nghiệp Hoà Bình giai đoạn 1997- 2005 Năm Doanh thu công nghiệp Biến động lượng tăng tuyệt đối tốc độ phát triển tốc độ tăng gi δi Δi ti Ti ai Ai 1997 220928 1998 265371 44443 44443 12,012 12,012 0,2012 0,2012 2209.3 1999 220007 -45364 -921 0,8291 0,9958 -0,171 -0,004 2653.7 2000 365592 145585 144664 16,617 16,548 0,6617 0,6548 2200.1 2001 386009 20417 165081 10,558 17,472 0,0558 0,7472 3655.9 2002 422176 36167 201248 10,937 19,109 0,0937 0,9109 3860.1 2003 530592 108416 309664 12,568 24,017 0,2568 14,017 4221.8 2004 633371 102779 412443 11,937 28,669 0,1937 18,669 5305.9 2005 759567 126196 538639 11,992 34,381 0,1992 24,381 6333.7 TBình 67329,9 1,1669 0,1669 Theo số liệu bảng 3.33 cho thấy, doanh thu công nghiệp trong giai đoạn này biến động tương đối không ổn định. Năm 1997 doanh thu công nghiệp trên địa bàn tỉnh là 220.928 triệu đồng, đến năm 2005 doanh thu công nghiệp là 759.567 triệu đồng, tăng 538.639 triệu đồng (hay 2,4381 lần) so với năm 1997. Năm 1999 là năm có biến động giảm duy nhất trong thời kỳ nghiên cứu, giảm 45.364 triệu đồng. Các năm còn lại lượng doanh thu không ngừng tăng lên nhưng với nhịp độ không đều. Năm 2000 là năm có tốc độ phát triển cao nhất đạt 1,6617 lần, năm 1999 có tốc độ phát triển là 0,8291 lần. Bình quân một năm doanh thu công nghiệp tăng 67.329,9 triệu đồng, tương ứng 16,69 %. Tiến hành dự báo doanh thu công nghiệp trong hai năm 2006, 2007 ta có bảng sau: Bảng 3.34: Dạng hàm Phương trình R2 SE Tuyến tính Y= 94597,13+ 65605,17* t 0,92013 56589,55 Parabol Y= 226106,29- 6126,72*t+ 7173*t2 0,9766 33087,29 Hyperbol Y= 562897,13- (446262,06/t) 0,46161 146922,84 Mũ Y= 175669,49* 0,5559t 0,80758 0,20862 Theo kết quả tính toán ta lựa chọn mô hình parabol là xu thế phát triển doanh thu công nghiệp: Y= 226106,29- 6126,72*t+ 7173*t2 Tiến hành dự báo doanh thu hai năm 2006, 2007 ta có: * Dự đoán điểm: + Năm 2006: Doanh thu công nghiệp ước đạt 882157,95 triệu đồng + Năm 2007: Doanh thu công nghiệp ước đạt 1026668,19 triệu đồng * Dự đoán khoảng: + Năm 2006: Doanh thu công nghiệp ước đạt từ 751133,85 triệu đồng đến 1013182,05 triệu đồng. + Năm 2007: Doanh thu công nghiệp ước đạt từ 854831,69 triệu đồng đến 1198504,69 triệu đồng 2.8. Phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả của ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình giai đoạn 1997- 2005 Bảng 3.35:Một số chỉ tiêu hiệu quả của ngành sản xuất công nghiệp tỉnh Hoà Bình (giai đoạn 1997- 2005) Chỉ tiêu/ Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2004 2005 GO (triệu đồng) 251506 286700 315636 373545 409950 502744 649049 832334 VA (triệu đồng) 111750 124822 132254 145807 164534 191404 268234 311895 T (người) 10310 10289 11403 12325 15291 16440 18380 19491 Vc (triệu đồng) 170918 193550 271454 236787 260465 282932 366942 411388 K (triệu đồng) 302574 307753 405815 343801 378181 415276 602768 684446 Ws (triệu đồng/người) 24,3944 27,86471 27,6801 30,3079 26,81 30,581 35,313 42,704 Wxh(triệu đồng/người) 10,839 12,1316 11,5982 11,8302 10,76 11,643 14,594 16,002 H(VA/K) 0,36933 0,405591 0,3259 0,4241 0,4351 0,4609 0,445 0,4557 H(VA/Vc) 0,65382 0,644908 0,48721 0,61577 0,6317 0,6765 0,731 0,7582 Theo số liệu bảng 3.35 cho thấy năng suất lao động sống trong giai đoạn này có tăng lên. Năm 1997 là 24,3944 triệu đồng/ người; đến năm 2005 năng suất lao động sống tăng lên 42,704 triệu đồng/ người, tăng 18,3096 triệu đồng/ người. Bình Quân trong cả giai đoạn này năng suất lao động sống tăng 2,2887 triệu đồng/ người/ năm. Năng suất lao động xã hội tăng lên từ 10,839 triệu đồng/ người năm 1997 lên đến 16,002 triệu đồng/ người năm 2005. Trong cả thời kỳ nghiên cứu năng suất lao động xã hội tăng 5,163 triệu đồng/ người. Bình quân năng suất lao động xã hội tăng 0,645 triệu đồng / người/ năm. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định và hiệu quả sử dụng vốn có tăng nhưng rất chậm. Cần thiết phải có những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản cố định trong các cơ sở công nghiệp, thúc đẩy công nghiệp tỉnh nhà phát triển nhanh chóng trong tương lai gần 2.9. Phân tích một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình Bảng 3.36: Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình Chỉ tiêu Đơn vị tính 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Than các loại 1000 tấn 17,4 16,3 5 6,3 7,0 16,3 10 11 7,1 Đá các loại 1000 m3 142 223 211 347 474 770,9 1293 1007 1533 Cát các loại 1000 m3 127 198 157 218,3 306 274,4 325 69 85 Xi măng 1000 tấn 104,5 141,6 146,5 187,5 199,2 226,7 251,3 305 313 Giấy tấn 2235 1669 1719 1731 2724 1350 1464 1729 3607 Gạch nung 1000 viên 66512 74714 73072 77649 100769 117788 120730 131813 179043 Vôi cục tấn 23090 18064 15205 17254 32500 26064 12418 16282 20530 Bia các loại 1000 lít 3350 2885 2448 2571 2782 2826 3043 2250 3147 Nước máy 1000 m3 3050 2665 2311 2386 2348 2479 2704 2850 2969 Đường, mật tấn 2546 3327 7063 11834 5343 6059 8636 11196 6477 Quần áo 1000 chiếc 279,7 378 564 548 911,1 1271 1782 2092 Nguồn: Niên giám thống kê Hoà Bình Trong 9 năm qua với chính sách sản xuất sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn tỉnh và sản xuất thay thế hàng nhập khẩu và hướng xuất khẩu các mặt hàng chiến lược. Trong thời gian này đã có một số sản phẩm đã không chỉ dừng lại tiêu dùng trong tỉnh mà còn được xuất ra các tỉnh ngoài. Cụ thể là một số mặt hàng: + Đá các loại: Sản lượng khi thác năm 1997 là 142 ngàn m3; năm 2005 là 1533 ngàn m3, tăng 1391 ngàn m3, tương ứng tăng 9,8 lần. Tốc độ tăng bình quân trong cả thời kỳ là 34,63%/năm. Giá trị khai thác đá góp một phần không nhỏ vào giá trị sản xuất công nghiệp khai thác của Hoà Bình. Đây là nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn trên địa bàn tỉnh, cần có kế hoạch khai thác sản phẩm một cách hiệu quả nhất với tiềm năng của tỉnh. + Xi măng: Sản lượng sản xuất năm 1997 là 104,5 ngàn tấn; đến năm 2005 sản lượng xi măng được sản xuất đã lên tới 313 ngàn tấn, tăng 208,5 ngàn tấn hay tăng gần hai lần so với năm 1997. Tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn này là 14,7 %. Với ba nhà máy xi măng lò đứng hiện nay Hoà Bình đã tự chủ được xi măng trong xây dựng cơ sở hạ tầng trong tỉnh. + Gạch nung: Sản lượng gạch nung năm 1997 là 66512 ngàn viên; đến năm 2005 sản lượng đã lên tới 179043 ngàn viên, tăng 112531 ngàn viên (hay 1,69 lần) so với năm 1997. Tốc độ tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn này là 13,18%. + Đường mật: Đây là một trong các sản phẩm thế mạnh của địa phương, sản xuất với sản lượng lớn. Năm 1997 là 2546 tấn, năm 2000 và năm 2004 sản lượng tăng lên đến 11834 tấn và 11196 tấn. Nói chung trong qui hoạch phát triển cần chú trọng đến nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ để đường đứng ở vị trí xứng đáng với tiềm năng của tỉnh. Tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn này đạt 12,38 %. 3. Một số kiến nghị và giải pháp để phát triển ngành công nghiệp Hoà Bình trong thời gian tới 3.1. Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình. Công nghiệp Hoà Bình trong những năm qua đã có những bước tiến mạnh mẽ. Từ một tỉnh có ngành công nghiệp chậm phát triển, lạc hậu, với xuất phát điểm rất thấp, công nghiệp Hoà Bình đã không ngừng phát triển trong thời gian qua. Với các nhân tố điều kiện sản xuất công nghiệp: cơ sở sản xuất, lao động tham gia sản xuất công nghiệp, nguồn vốn đầu tư cho sản xuất công nghiệp, tài sản cố định trang bị cho sản xuất công nghiệp không ngừng phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ, từ đó kết quả sản xuất công nghiệp: giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm, doanh thu công nghiệp cũng có mức tăng trưởng ấn tượng, trong giai đoạn 1997- 2005 hàng năm bình quân giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17,13%; giá trị tăng thêm công nghiệp tăng 13,69%; doanh thu công nghiệp tăng 16,69 %. Xác định được vai trò, vị trí của ngành công nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh, trong những năm qua chính quyền tỉnh đã có sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt cho phát triển công nghiệp: với một chiến lược phát triển công nghiệp đúng đắn của Uỷ ban nhân dân đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của ngành công nghiệp trong thời gian qua, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể để thu hút các nhà đầu tư vào công nghiệp tỉnh. Cùng với đó là nguồn tài nguyên khoáng sản, nguyên liệu nông lâm nghiệp dồi dào, phong phú là tiền đề quan trọng để phát triển công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến. Một lợi thế mang tính cạnh trang để Hoà Bình thu hút các nhà đầu tư đó là nguồn nhân lực dồi dào và giá nhân công thấp. Bên cạnh đó, Hoà Bình vẫn gặp phải một số trở ngại hạn chế sự phát triển của ngành công nghiệp. Đó là, mức sống dân cư, trình độ dân trí còn thấp so với các tỉnh bạn; lao động chủ yếu là lao động phổ thông, thiếu lao động có trình độ trong nhiều lĩnh vực; nguồn vốn huy động tham gia vào ngành công nghiệp còn nhiều hạn chế; các sản phẩm xuất khẩu của tỉnh phải thông qua hình thức nhờ cậy, uỷ thác xuất khẩu vì Hoà Bình không được cấp hạn ngạch xuất nhập khẩu. Biết phát huy những thuận lợi và giải quyết khéo léo những khó khăn đối với ngành công nghiệp Hoà Bình, cùng với những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của lãnh đạo chính quyền và các ban ngành có liên quan của địa phương trong thời gian tới công nghiệp Hoà Bình sẽ có được những bước phát triển mạnh mẽ và khả quan hơn nữa. 3.2. Định hướng phát triển của ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình trong thời gian tới Hoà Bình luôn xác định phát triển công nghiệp là mục tiêu chiến lược trong phát triển kinh tế tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đai hoá. Định hướng phát triển ngành công nghiệp được uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình đề ra là: Đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt tăng trưởng 25 % mỗi năm, xây dựng, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, coi trọng việc giảm chi phí đầu vào sản xuất. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng, công nghiệp công nghệ cao. Xây dựng các nhà máy xi măng Trung Sơn huyện Lương Sơn, Kim Sơn huyện Kim Bôi với tổng công xuất 2,2 triệu tấn/năm. Đến năm 2010, phấn đấu một số sản phẩm truyền thống của địa phương đạt sản lượng: Xi măng 8,5 triệu tấn, đá xây dựng 4.100 m3; điện thương phẩm 400 triệu Kwh; sản phẩm may mặc 2750 nghìn sản phẩm; giấy và bột giấy 33 nghìn tấn Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư kêu gọi các nguồn vốn từ bên ngoài vào sản xuất trên địa bàn tỉnh; đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đã đăng ký trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp triển khai đầu tư xây dựng, đi vào sản xuất. Khuyến khích đầu tư các công trình thuỷ điện có qui mô nhỏ trên địa bàn, khai thác tốt nguồn tài nguyên nước. Xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Lương Sơn, sớm đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, qui hoạch mới khu công nghiệp Bắc Lương Sơn và Nam Lương Sơn, mở rộng khu công nghiệp Lương Sơn hiện có. Khu công nghiệp bờ trái sông Đà được xác định là khu công nghệ sạch tập trung ưu tiên cho sản xuất các mặt hàng như các thiết bị điện tử, quang học, may mặc, giày da Xây dựng hạ tầng thiết yếu cho các cụm công nghiệp tại các huyện, thị xã. Qui hoạch mới tạo mặt bằng các cụm cơ sở sản xuất công nghiệp dọc đường Hồ Chí Minh. Phát triển các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng như đá, cát, sỏi, gạch nung ở các huyện một cách hợp lý vừa đảm bảo phát triển sản xuất, vừa giữ gìn môi trường sinh thái. Qui hoạch mới cụm công nghiệp Trung Minh dọc quốc lộ 6 thuộc huyện Kỳ Sơn tạo thành chuỗi công nghiệp Lương Sơn - Kỳ Sơn - Thị xã Hoà Bình. Trong giai đoạn 2006-2010 thu hút các nhà đầu tư lấp đầy khu công nghiệp Lương Sơn (mở rộng), khu công nghiệp Bờ trái, lấp 30 % diện tích các khu công nghiệp còn lại. Mỗi huyện , thị xã có khoảng 10-15 dự án đầu tư cho sản xuất công nghiệp vào các cụm công nghiệp đi vào sản xuất. Tiểu thủ công nghiệp, tiếp tục phát triển, mở rộng các mặt hàng các ngành nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, mây tre đan, thêu ren, chạm khắc gỗ; sản xuất gắn chặt với thị trường, nâng cao tỷ trọng xuất khẩu, phát triển thương hiệu Củng cố, phát triển, các hình thức hợp tác đa dạng liên doanh, liên kết, tạo điều kiện về cơ chế chính sách để phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ nhằm mở rộng sản xuất, tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động địa phương. 3.3. Kiến nghị và giải pháp phát triển ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình trong thời gian tới 3.3.1. Tổ chức sắp xếp lại sản xuất Tỉnh Hoà Bình nói riêng và Việt Nam nói chung đang đứng trước những thời cơ, thuận lợi và những nguy cơ, thử thách mới trong một thời kỳ mới, thời kỳ của hội nhập và mở cửa. Một trong những nhiệm vụ kinh tế hàng đầu hiện nay là thực hiện chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH có hai vấn đề phải chú ý: Một là, chuyển dịch cơ cấu toàn bộ, bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu thành phần kinh tế; huy động đồng bộ mọi điều kiện, mọi biện pháp, mọi yếu tố để phát triển kinh tế. Hai là, chú trọng cải tạo, nâng cao trình độ hiện đại của trang thiết bị, đồng thời đổi mới quy trình công nghệ trong sản xuất và quản lý ở mọi ngành, mọi lĩnh vực của đời sống. Từ những yêu cầu trên và dựa trên tình hình thực tế tại địa phương, trong thời gian tới chúng ta cần phát triển công nghiệp, ưu tiên các ngành nghề chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Đẩy mạnh xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại. Tạo thêm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực – nâng sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thị trường. Tiếp tục hoàn thiện công tác điều tra quy hoạch phân vùng, cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ cần tập trung ưu tiên hợp lý vào các vùng trọng điểm. Các vùng trọng điểm là các cực phát triển của nền kinh tế, bao gồm các vùng lãnh thổ trọng điểm, khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt, cụm hay điểm công nghiệp đặc biệt. Ưu tiên đối với các vùng trọng điểm là nhằm phát triển mạnh hơn, tạo nên những mũi nhọn phát triển, tác động đến phát triển nền kinh tế, thực hiện những bước tiến mạnh mẽ trong chuyển đổi kinh tế. Đối với công nghiệp ở Hoà Bình có thể coi là các vùng trọng điểm như: thành phố Hoà Bình, thị trấn Lương Sơn, thị trấn Bo- Kim Bôi, thị trấn Lạc Thuỷ, Tân Lạc, Lạc Sơn, phố Vãng- Mai Châu, thị trấn Cao Phong, Kỳ Sơn Bên cạnh công tác quy hoạch phân vùng, cần nghiên cứu củng cố, duy trì và phát triển thêm các làng nghề truyền thống, chẳng hạn như nghề dệt vải thổ cẩm ở phố Vãng- Mai Châu hiện nay mới chỉ dừng lại ở kinh tế phụ gia đình, sản xuất chủ yếu bằng thủ công, sản phẩm tiêu thụ trên thị trường còn ít, nhiều nơi còn chưa biết đến. Cần phải mở rộng quy mô hơn, đưa CNH- HĐH vào quá trình sản xuất để tăng năng xuất lao động. Cần phải được tổ chức lại sản xuất với quy mô lớn, tăng cường hơn nữa công tác tiếp thị và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và cả ở nước ngoài. Việc tổ chức, sắp xếp lại sản xuất còn nhằm khai thác các lợi thế của từng địa phương. Đối với Hoà Bình có lợi thế về tài nguyên khoáng sản, nguồn lực lao động rất dồi dào. Về tài nguyên khoáng sản, thiên nhiên ưu đãi cho Hoà Bình nhiều núi đá vôi và đá để sản xuất vật liệu xây dựng. Nhu cầu về xây dựng hiện nay ngày càng lớn, nếu biết phát huy thế mạnh này hơn nữa công nghiệp Hoà Bình còn có thể phát triển mạnh hơn nữa. Ngoài ra, Hoà Bình còn có các khoáng sản khác như than mỡ, quặng P2O5, có vàng sa khoáng và đặc biệt có nguồn nước khoáng Kim Bôi rất dồi dào và có chất lượng cao, nhưng việc phát huy thế mạnh còn nhiều hạn chế, công tác tổ chức sản xuất còn làm chưa tốt, trình độ khoa học kỹ thuật còn lạc hậu nên sản phẩm làm ra chưa dành được uy tín trên thị trường. 3.3.2. Xây dựng kết cấu hạ tầng Để đẩy mạnh sản xuất và giao lưu rộng rãi với trong và ngoài nước, việc xây dựng kết cấu hạ tầng là tối cần thiết, đặc biệt đối với một số tỉnh như tỉnh Hoà Bình. Xây dựng kết cấu hạ tầng bao gồm: việc khắc phục tình trạng xuống cấp của hệ thống giao thông, khôi phục, nâng cấp và mở thêm một số tuyến giao thông trọng yếu như giao thông liên xã, liên thôn (xóm, bản). Cải tạo và nâng cấp một số cảng sông trên và dưới hạ lưu sông Đà. Tiếp tục phát triển và hiện đại hoá mạng thông tin quốc gia, phát triển nguồn điện, cải tạo và mở rộng lưới điện, cải thiện việc cấp thoát nước ở đô thị và nguồn nước cho nông thôn, vùng núi cao. Tăng đầu tư cho kết cấu hạ tầng xã hội như: giáo dục, văn hoá, y tế, khoa học thông tin, thể thao 3.3.3. Giải pháp về vốn Để đẩy mạnh và phát triển công nghiệp trên địa bàn, một trong những điều kiện quan trọng, đó là phải giải quyết được vấn đề về vốn đầu tư ban đầu và vốn lưu động để duy trì và phát triển sản xuất. Nguồn vốn còn rất tiềm năng trong dân cư nhưng chưa được huy động hiệu quả. Có thể giải quyết nhu cầu về vốn cho sản xuất công nghiệp theo các hướng: Một là, với các hộ có vốn nhưng thiếu lao động hoặc khoa học kỹ thuật thì đây là nguồn vốn dự trữ trong nội địa rất lớn nếu có biện pháp huy động vốn phù hợp. Hai là, đối với các cơ sở chưa có đủ vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhưng lại có lao động và trình độ khoa học kỹ thuật để tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh công nghiệp thì có thể tạo vốn đầu tư bằng nhiều cách: có thể đi vay cá nhân hoặc ngân hàng đầu tư nếu dự án khả thi, hoặc huy động vốn bằng cách cùng nhau hợp tác để sản xuất. Ngoài ra, nguồn vốn còn có thể được huy động ở các quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc từ các nguồn của cá nhân cả ở trong và ngoài nước. 3.3.4. Giải pháp về công nghệ Công nghệ sản xuất vẫn là vấn đề nan giải nhất đối với nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Hoà Bình. Bởi vì, mặt bằng dân trí chung của nhân dân Hoà Bình còn thấp, việc tiếp thu khoa học - kỹ thuật, nhất là kỹ thuật và công nghệ mới còn nhiều hạn chế. Thói quen canh tác tiểu nông va tự cung tự cấp còn khá nặng nề. Tác phong và tư duy trong sản xuất kinh doanh công nghiệp còn nhiều hạn chế, mới mẻ, chưa theo kịp với cơ chế thị trường. Để có thể giải quyết được vấn đề công nghệ cho sản xuất, kinh doanh công nghiệp ở tỉnh Hoà Bình, cần làm tốt các vấn đề sau: Một là, Nhà nước và Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình cần có những quan tâm thích đáng đến việc hướng dẫn, đào tạo nghề và chuyển giao công nghệ cho nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp mà tỉnh Hoà Bình có ưu thế, chẳng hạn như công nghệ khai thác đá, sản xuất vôi và sản xuất đá các loại, sản xuất gạch, ngói, khai thác cát, sỏi, vàng sa khoáng, nước khoáng Hai là, cần phải tăng cường giao lưu với các tỉnh bạn như Hà Nội, Hà Tây, Nam Hà, Ninh Bìnhđể học tập kinh nghiệm, kỹ thuật để đầu tư phát triển các ngành nghề công nghiệp mới như các ngành về thủ công, mỹ nghệ, thuê, ren, dệt, mây, tre, đanđó là những ngành nghề mà nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình hàon toàn có khả năng và tiềm năng để có thể triển khai sản xuất kinh doanh. Ba là, mở rộng các hoạt động sản xuất gia công, chế biến phục vụ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp quốc doanh như ngành: may mặc, chế biến nông sản thực phẩm, chế biến nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất công nghiệp quốc doanh. Trong mọi ngành nghề, có thể tiến hành đổi mới và tiếp thu công nghệ mới một cách tuần tự từng bước, nhưng cũng có thể tiếp thu ngay những công nghệ tiên tiến để đi tắt đón đầu, đem lại hiệu quả kinh tế cao, năng suất lao động cao, giá thành hạ và chất lượng sản phẩm tốt, đủ sức cạnh tranh với thị trường trong nước và quốc tế. 3.3.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ, thị trường nguyên liệu Đối với Hoà Bình, thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp có những khó khăn nhất định, mà đặc trưng nổi bật là do mật độ dân số thưa, giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, núi cao, vực sâu tương đối phổ biến. Mặt khác, sức mua của nhân dân không lớn do mức thu nhập chung của nhân dân trong tỉnh còn thấp. Để giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm công nghiệp cần phải giải quyêt các vấn đề sau: Một là, Nhà nước và Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình cần chú ý tạo mọi điều kiện để nâng cao mức sống của nhân dân trong tỉnh bằng các dự án như: xoá đói giảm nghèo, 137,747, các dự án về điện, đường, trường, trạmđặc biệt cần quan tâm đến nhân dân các vùng sâu, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số. Hai là, đồng thời với huy động thị trường tại chỗ, cần kết hợp mở rộng thị trường ra bên ngoài như thị trường của các tỉnh bạn, thị trường trong nước và thị trương nước ngoài. Ba là, kết hợp việc bán sản phẩm với việc trao đổi hàng hoá theo phương thức hàng đổi hàng, vì người dân Hoà Bình mà nhất là nhân dân các vùng dân tộc ít người, vùng sâu, vùng cao vẫn còn thói quen trao đổi hàng hoá, hoặc mang hàng hoá đi bán mới có tiền để mua những vật dụng cần thiết. Bốn là, đồng thời với việc bán hàng lấy tiền ngay, cần kết hợp cả phương thức bán hàng trả chậm, trả góp để nhân dân vẫn có thể mua được hàng hoá khi chưa có đủ tiền mặt. Vấn đề thị trường nguyên liệu: cố gắng tập trung khai thác nguyên liệu tại chỗ của địa phương là chính, để giảm bớt nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu. Chỉ nhập khẩu những loại nguyên liệu mà địa phương không có nguồn cung cấp. Trong việc nhập khẩu nguyên liệu thì ưu tiên nhập nguyên liệu trong nước, đồng thời dần dần có giải pháp thay thế dần các loại nguyên liệu nhập khẩu. 3.3.6. Giải pháp về nguồn nhân lực Con người vẫn là yếu tố quyết định với việc tổ chức, quản lý và sản xuất kinh doanh. Muốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả cần phải có con người biết tổ chức, biết quản lý và nắm được khoa học - kỹ thuật, quy trình công nghệ và những kỹ năng, kỹ xảo trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhân dân Hoà Bình nhìn chung trình độ dân trí còn thấp, số cán bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp còn rất nhỏ bé. Còn thiếu những cán bộ chu chốt, những chuyên gia đầu ngành. Để giải quyết được vấn đề về nguồn nhân lực cho việc phát triển công nghiệp ở Hoà Bình cần giải quyết các vấn đề sau: Một là, cần tăng cường công tác đào tạo đối với các lĩnh vực quản lý kinh tế, chuyên gia nghiên cứu khoa học kỹ thuât và công nghệ, đào tạo nghề cho thanh niên. Phải coi đây là chiến lược lâu dài và là công tác thường xuyên của các ngành, các cấp. Hai là, cần có các cơ chế chính sách để thu hút các cán bộ, các chuyên gia kỹ thuật, công nghệ về địa phương công tác. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến làm ăn, sinh sống và phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ba là, mở rộng giao lưu, học hỏi kinh nghiệm làm ăn, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và đào tạo nghề ở các tỉnh bạn để du nhập vào địa phương mình, đặc biệt chú trọng phát triển thành các làng nghề, các khu công nghiệp. 3.3.7. Về cơ chế chính sách Các giải pháp trên đều có thể thực hiện được, tuy mức độ nhanh, chậm có khác nhau, nhưng để có thể duy trì và phát triển công nghiệp của Hoà Bình có thể đi lên từng bước vững chắc, thì cần phải có chiến lược phát triển kinh tế lâu dài, phải có người, cơ quan, tổ chức đứng ra tổ chức, điều hành, kịp thời rút kinh nghiệm và nhân ra các điển hình tiên tiến. Về cơ chế chính sách: cần phải được đề ra một cách đồng bộ và ổn định lâu dài như các chính sách về thuế, về lãi tín dụngNgoài các chính sách chung của Nhà nước, địa phương cần có các cơ chế chính sách cụ thể ưu tiên đối với nhân dân các vùng dân tộc ít người và vùng sâu, vùng cao. Cần có chính sách ưu tiên, khuyến khích đối với những cơ sở sản xuất kinh doanh, sản xuất những ngành hàng, mặt hàng mới. Cần có chiến lược phát triển kinh tế lâu dài và ổn định, đi lên từng bước vững chắc. Phát triển kinh tế phải kết hợp với công tác đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, và phải lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo cho mọi chuẩn mực. Không ít các cơ sở kinh tế sản xuất kinh doanh công nghiệp ở Hoà Bình trong những năm qua đã được đầu tư và đi vào sản xuất nhưng hiệu quả kinh tế đem lại còn nhiều hạn chế hoặc thua lỗ kéo dài, ta phải lấy đó làm bài học kinh nghiệm cho thời gian tới. Về tổ chức thực hiện: Sở công nghiệp tỉnh Hoà Bình hướng dẫn cho các huyện thị thực hiện chủ trương của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đông thời có định hướng cho cơ sở, giúp cơ sở hoàn thành các thủ tục đầu tư và đăng ký kinh doanh. Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động tỉnh Hoà Bình cần mở các lớp đào tạo nghề cho thanh niên dưới nhiều hình thức linh động, sáng tạo và hiệu quả cao. Ngoài ra cần chú ý đào tạo và thu hút các chuyên gia giỏi về cho tỉnh trong các lĩnh vực quản lý và khoa học –công nghệ. Cần có chế độ đãi ngộ hợp lý, tránh tư tưởng cục bộ địa phương, phân biệt dân tộc, tôn giáo. 3.4. Kiến nghị và giải pháp về công tác thống kê công nghiệp Trong công tác thống kê, mọi sản phẩm thống kê đều chịu ảnh hưởng trực tiếp nguồn số liệu ban đầu thông qua chế độ báo cáo định kỳ và các cuộc điều tra. Vì vây, để có được những sản phẩm thống kê có chất lượng, kịp thời, đáng tin cậy cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn số liệu. Để giải quyết được vấn đề này cần thiết có những giải pháp sau: Một là, với các báo cáo định kỳ tại các cơ sở sản xuất công nghiệp cần có tài liệu hướng dẫn ghi báo cáo chi tiết, cụ thể tránh có nhiều cách hiểu của cán bộ thống kê tại cơ sở dẫn đến hiểu sai, ghi sai nội dung thông tin cần thu thập. Hai là, với các cuộc điều tra công nghiệp cần có kế hoạch và phương án điều tra tỉ mỉ, cụ thể, khoa học. Đội ngũ điều tra viên phải được trang bị nghiệp vụ thống kê trong điều tra thống kê, chất lượng điều tra viên phải được coi trọng vì trình độ điều tra viên quyết định đến kết quả của cuộc điều tra. Với mỗi cuộc điều tra cần mở các lớp tập huấn cho điều tra viên và phải sát hạch chất lượng đối với điều tra viên. KẾT LUẬN Công nghiệp luôn có vai trò động lực và nòng cốt trong suốt quá trình phát triển kinh tế. Phát triển công nghiệp không mang ý nghĩa riêng lẻ, cục bộ, mà nó là trung tâm, là đòn bẩy phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân, góp phần đưa xã hội tiến đến dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Song để thực hiện thắng lợi được mục tiêu phát triển công nghiệp đề ra, cần phải nắm vững các quan điểm chỉ đạo của Đảng, với sự năng động, sáng tạo của từng địa phương, từng cơ sở, biết phát huy các tiềm năng sẵn có, biết chớp đúng thời cơ, tranh thủ tối đa sự giúp đỡ từ bên ngoài, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, phải có bước đi thích hợp, biết tập trung các nguồn lực và giải quyết những mâu thuẫn chủ yếu của từng giai đoạn phát triển của địa phương. Hiện nay, Hoà Bình là một trong những tỉnh nghèo, nhu cầu phát triển công nghiệp càng đặt ra gay gắt để thúc đẩy nền kinh tế xã hội chung của tỉnh cùng phát triển. Ngành công nghiệp là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân tỉnh Hoà Bình, vị trí của nó ngày càng được khẳng định trong nền kinh tế. Những giải pháp nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp nêu trên là cần thiết và có tính khả thi cao. Có thể nói, là một tỉnh đi sau, Hoà Bình cũng có những lợi thế nhất định như về tiềm năng phát triển còn phong phú, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản, nguyên liệu nông lâm nghiệp. Với chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với sự quan tâm giúp đỡ phát triển của Đảng và Nhà nước cho một tỉnh miền núi, Hoà Bình đã và đang phát huy sức mạnh tổng hợp, tập trung phát triển kinh tế xã hội theo hướng CNH- HĐH. Bằng các biện pháp giáo dục- đào tạo đa dạng, các hình thức chuyển giao công nghệ hiện đại, tiên tiến và đúc rút kinh nghiệm từ các địa phương khác để có thể đi tắt đón đầu thành công. Với quyết tâm cao của toàn thể cán bộ, nhân dân trong tỉnh muốn vươn lên thoát khỏi đói nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, nhất định Hoà Bình sẽ khắc phục được nhưng tồn tại, yếu kém, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển đã đề ra, trong đó có phát triển ngành công nghiệp của tỉnh. Kinh tế Hoà Bình phát triển sẽ từng bước trang bị cho mình cơ sở vật chất tương đối hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến tới tăng tích luỹ từ nội bộ, góp phần cùng các tỉnh thực hiện thành công mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước./ MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN Ngày.thángnăm 2007 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP Ngày..tháng..năm 2007 TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5530.doc
Tài liệu liên quan