Đề tài Nghiên cứu thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex

Năm 2001 Công ty thiết bị xăng dầu Petrolimex đã Cổ phần hoá và đổi tên là công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex do đó doanh nghiệp càng phải kinh doanh như thế nào cho có hiệu quả nhất để thu hút được nhiều cổ đông tham gia vào công ty, công ty hoạt động với quy mô lớn hơn, này càng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

doc102 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1993 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số lao động X2: Tuổi đời bình quân X3: Năng suất lao động * Hồi quy đơn Mô hình 1: Phương trình hồi quy biểu hiện mối liên hệ giữa giá trị sản xuất y với tuổi thợ bình quân (X2). Hồi quy đơn ta được phương trình biểu hiện mối quan hệ đó là: Theo kết quả tinh toán của phần mền SPSS ta có kết quả như sau R2=0,967 suy ra R= 0,983 mối liên hệ giữa tuổi đời bình quân với GO là rất chặt chẽ. < 0 Phản ánh mối liên hệ giữa GO và tuổi đời bình quân là mối liên hệ nghịch nghĩa là tuổi đời giảm thì Go tăng và ngược lại. Mô hình 2: Biểu hiện mối liên hệ giữa GO và năng suất lao động bình quân (X3). Theo kết quả tình toán ta có phương trình R2=0,992, R=0,996, mối liên hệ giữa GO và năng suất lao động bình quân rất chặt chẽ. > 0 đây là mối liên hệ thuân nghĩa là năng suất lao động giảm thì GO cũng giảm. * Hồi quy bội Đưa các biến độc lập vào mô hình - Enter: tất cả các biến độc lập được đưa vào mô hình, nhưng có hiện tượng đa cộng tuyến. Mô hình hồi quy biểu hiện mối liên hệ giữa GO với X1, X2 , X3 ta có b1=0,295 và b3=0.838 > 0 chứng tỏ mối liên hệ là thuận và ngược lại (b3=-0,433). chứng tỏ rằng ảnh hưởng của năng suất lao động ới GO là lớn nhất, tiếp đến là tuổi đời bình quân, cuối cùng là số lượng lao động. - Do đó ta dùng Backword: Để loại dần biến độc lập có hiện tượng đa cộng tuyến, không cần thiết. + Mô hình 1: Loại X2 + Mô hình 2: Loại X1 1.3.2 Dùng phương pháp chỉ số để xác định nhân tố ảnh hưởng * Phân tích biến động của GO theo ảnh hưởng của các nhân tố về sử dụng lao động. Các nhân tố biểu hiện về sử dụng lao động biểu hiện qua các chỉ tiêu số lượng lao động thực tế (T), thời gian lao động (t) và năng suất lao động (W). Mối quan hệ về lượng của các nhân tố đến GO của công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex được biểu hiện qua công thức sau: GO = W.T Có nhiều mô hình phân tích khác nhau thể hiện mối quan hệ đó. Ta có hệ thống chỉ số: Số tuyệt đối: i(T) Bảng 13: Tính toán các chỉ tiêu phân tích GO Năm Chỉ tiêu 2001 (gốc) 2002 (nghiên cứu) 1 GO (trđ) 5633 8485 2 T (người) 132 127 3 W (trđ/người) 42,67 66,81 Thay số vào hệ thống chỉ số ta được 1,5063 1,5658 0,962 Số tương đối : 50,63% 56,58% -3,8% Số tuyệt đối : (8485- 5633) = (8485-5419,09) + (5419,09-5633) 2852 = 3065,91 - 213,91 ( triệu đồng) Qua kết quả tính toán ta thấy, GO của công ty năm 2002 tăng so với năm 2001 là 2852 triệu đồng hay tăng 50,63% là do ảnh hưởng của 2 nhân tố Thứ nhất là do năng suất lao động bình quân kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc (từ 42,67 đến 66,81 triệu đồng) làm cho GO kỳ nghiên cứu tăng 3065,91 triệu đồng hay tăng 56,58% so với kỳ gốc. Thứ hai là do số lượng lao động của công ty năm 2002 giảm so với 2001(từ 132 xuống 127 người) làm cho GO giảm 213,91 triệu đồng hay là giảm 3,8%. Như vậy nguyên nhân chính làm tăng GO của công ty là do năng suất lao động bình quân của doanh nghiệp tăng lên. * Phân tích sự biến động của GO theo ảnh hưởng của tình hình sử sụng tài sản cố định. Bảng 14:Thể hiện tình hình sử dụng tài sản cố định và vốn trong năm 2001, 2002 Năm Chỉ tiêu 2001 2002 1 Giá trị sản xuất – GO (trđ) Giá trị TSCĐ: G (trđ) Mức khấu hao cơ bản- KH (trđ) Số lao động- T (người) Tổng vốn- V (trđ) H= GO/G HKH=GO/KH DKH= KH/G TR = G/T HV=GO/V IC ( trđ) HIC=GO/IC 5633 6194 681,34 132 9624 0,909 9,109 0,11 46,924 0,585 2077,7 2,711 8485 7228 795,36 127 12841 1,174 10,668 0,094 56,913 0,661 1574,9 5,388 2852 1034 114,20 -5 2347,9 0,265 1,559 -0,016 9,989 0,076 -502,8 2,677 Vai trò của tài sản cố định trong một doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là trong sản xuất, đây là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Nó tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, và trong quá trình đó tài sản cố định bị hao mòn theo thời gian (cả hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình). Giá rtị của tài sản cố định rất lớn do đó mỗi năm ta phải trích khấu hao để phục vụ cho tái sản xuất giản đơn hay mở rộng của doanh nghiệp. Những nhân tố về sử dụng tài sản cố định thường biểu hiện qua 2 chỉ tiêu: đó là hiệu suất sử dụng tài sản cố định và mức trang bị tài sản cố định bình quân rong năm. Ta có phương trình biểu hiện mối liên hệ Trong đó : : Hiệu suất sử dụng tài sản cố định bình quân tính theo GO. : Tổng giá trị tài sản cố định dùng vào sản xuất kinh doanh trong năm. Ta có mô hình: biến động tuyệt đối Bảng 15: Tính toán các chỉ tiêu như sau: Năm Chỉ tiêu 2001 2002 1 5633 8485 2 6194 7228 3 0,909 1,174 Thay số liệu vào hệ thống chỉ số ta được: 1,5063 1,2914 1,1664 (Lần) 50,63% 29,14% 16,64% Biến động tuyệt đối: (8485-5633)=(8485-6570,25)+(6570.25-5633) 2852 = 1914,75 + 937,25 (triệu đồng) Qua kết quả tính toán cho ta thấy GO của năm 2002 tăng 2852 triệu đồng hay là tăng 50,63% so với năm 2001 là do ảnh hưởng của hai nhân tố - Do hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc làm cho tổng giá trị sản xuất tăng 1914,75 triệu đồng hay l à tăng 29,14%. - Do giá trị tài sản cố định bình quân của doanh nghiệp năm 2002 tăng so với năm 2001 (từ 6194 triệu đồng đến 7228) làm cho GO tăng lên 937,25 trđ tức là tăng 16,64%. * Phân tích biến động của GO do ảnh hưởng của hiệu năng sử sụng TSCĐ,mức trang bị TSCĐ cho lao động và số lao động. Thay số vào hệ thống chỉ số trên ta được 1,5063 1,2425 1,2129 1,0394 2852 = 1656,12+ 1198,56+ (-2,68) GO của năm 2002 tăng 2852 triệu đồng hay là tăng 50,63% so với năm 2001 là do ảnh hưởng của ba nhân tố. - Hiệu năng sử dụng TSCĐ bq tăng làm cho GO tăng 1656,12 trđ hay 25,25%. - Mức trang bị TSCĐ cho lao động tăng 9,989 triệu làm cho giá trị sản xuất tăng lên 1198,56 trđ hay tăng 21,29%. - Do số lao động của doanh nghiệp năm 2002 giản so với 2001 (từ 132 xuống 127 lao động) làm cho giá trị sản xuất giảm 2,68 trđ hay 3,49%. * Phân tích biến động của GO bởi hiệu năng sử dụng khấu hao TSCĐ (HKh), tỷ lệ khấu hao (dKh) và G. Ta có mô hình phân tích: 1,5063 1,3709 0,8545 1,2857 2852= 2296.06 +(-1053,44) +1609,38 GO của năm 2002 tăng 2852 triệu đồng hay là tăng 50,63% so với năm 2001 là do ảnh hưởng của ba nhân tố - Do hiệu năng sử dụng KH tăng lên (từ 9,019 đến 10,668) làm cho GO tăng lên 2296.06 trđ hay là 37,09%. - Do tỉ lệ khấu hao giảm từ 0,11 xuống 0,094 làm cho GO giảm 1053,44trđ tức là giảm 14,55%. - Do giá trị bình quân TSCĐ tăng 1043trđ làm cho GO tăng 1609,38 trđ hay là tăng 28,57%. Hiệu năng khấu hao sử dụng TSCĐ năm 2002= 10,668 có nghĩa là cứ một triệu đồng khấu hao TSCĐ thì tăng thêm 10,668 trđ GO. * Phân tích biến động của GO bởi hiệu năng sử dụng vốn và tổng vốn. Qua việc phân tích trên ta thấy rằng: - Hiệu năng sử dụng vốn kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc làm cho GO tăng lên 973,01 trđ hay là tăng 12,95%. - Do tổng vốn của doanh nghiệp nghiên cứu tăng so với kỳ gốc làm cho GO tăng lên 1878,99 trđ hay là tăng lên 33,36%. Do ảnh hưởng của 2 nhân tố làm cho GO kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc là 2852 trđ hay là tăng 50.63%.Tăng như trên rất là tốt cho sự phát triển của doanh nghiệp . * Phân tích biến động của GO do ảnh hưởng của hiệu năng sử dụng chi phí trung gian và chi phí trung gian. 1,5063 1,5064 0,9999 2852 = 2852,4+ (-0,4) triệu đồng. GO của năm 2002 tăng 2852 triệu đồng hay là tăng 50,63% so với năm 2001 là do ảnh hưởng của hai nhân tố Hiệu năng sử dụng chi phí trung gian tăng làm cho GO tăng 2852,4 hay tăng 50,64%. Chi phí trung gian giảm làm cho GO giảm 0,4 triệu hay là giảm 0,01%. 1.4 Vai trò của chỉ tiêu giá trị sản xuất (GO) Giá trị sản xuất là một chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh. Do đó, ta cần phải phân tích kỹ để thấy được tầm quan trọng của nó trong thực tế. Để có một kế hoạch tốt trong những năm tiếp theo phải tiến hành dự báo giá trị sản xuất. 1.5 Dự báo GO của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex. Dựa vào hàm ta đã chọn ở trên : triệu đồng. 2. Phân tích giá trị tăng thêm (VA) Tìm quy luật biến động của giá trị tăng thêm (VA) * Phương pháp hồi quy theo thời gian Vẽ đồ thị ta thấy rằng VA tăng theo hàm tuyến tính trong đó b0 , b1 là các tham số hồi quy, t là thứ tự năm. b0 , b1 là nghiệm của phương trình sau: Dựa vào phần mềm SPSS ta có kết quả như sau: B0=1052,2 ; b1=826,2 Vậy phương trình biểu hiện sự biến động của VA là: 2.2 Xác định mức độ biến động của VA 2.2.1 Xác định mức độ biến động của VA bằng phương pháp DSTG. Bảng 16: Phân tích biến động của công ty giai đoạn 1998-2002 Chỉ Tiêu Năm GTTT (VA) Mức tăng (giảm tuyệt đối) triệu đồng. Tốc độ phát triển(%) LH ĐG BQ LH ĐG BQ 1998 2190 - - 930 - - 128,17 1999 2728 538 538 124,6 124,6 2000 3276 548 1086 120,09 149,59 2001 3550 274 1360 108,36 162,1 2002 5910 2360 3720 166,48 269,86 Tốc độ tăng giảm Giá trị tuyệt đối 1% tăng (giảm) LH ĐG BQ - - 28,17 - 24,6 24,6 21,9 20,09 49,59 27,28 8,36 62,1 32,76 66,48 169,86 35,5 Qua bảng phân tích trên ta thấy rằng VA biến động theo xu hướng nhất định đó là tăng dần theo thời gian, nhưng tăng không đều. Mức tăng tuyệt đối bình quân là 930 triệu đồng, tốc độ phát triển bình quân là 128,17%. 2.3 Ảnh hưởng các nhân tố tới VA 2.3.1 Phương pháp chỉ số để phân tích ảnh hưởng các nhân tố tới VA * Biến động của VA do ảnh hưởng của các nhân tố sử dụng lao động Ta phân tích mô hình: biến động của VA do ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân và số lao động của công ty. Mối quan hệ này được biểu diễn bởi phương trình kinh tế VA=WT, Trong đó : là năng suất lao động bình quân của toàn công ty tính theo VA. Bảng 17: Số liệu tính toán các chỉ tiêu để phân tích. Năm Chỉ tiêu 2001 2002 1 Giá trị tăng thêm (VA) trđ 2 Tổng lao động của Cty (người) 3 Năng suất lao động bq (trđ) 3550 132 26,89 5910 127 46,54 Ta có hệ thống chỉ số như sau: Số tương đối Số tuyệt đối i(T) Thay số vào ta được 1,6648 1,7306 0,9619 2360= 2494,97 +(-134,97) (triệu đồng) VA của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex năm 2002 tăng so với năm 2001 là 2360 trđ hay tăng 66,48% là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: + Do năng suất lao động bình quân tính theo VA của công ty tăng từ 26,89 lên 46,54 trđ/1 công nhân làm cho VA tăng 2494,97 trđ hay là tăng 73,06%. + Do tổng lao động của công ty giảm từ 132 xuống còn 127 lao động do đó làm giảm 134,97 trđ hay là giảm 3,81 %. Qua đây cho chúng ta thấy rằng: NSLĐ tăng lên làm cho VA tăng lên, còn tổng số lao động giảm đi. NSLĐ tăng có hạn vì vậy ta nên mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. * Phân tích biến động của VA do ảnh hưởng của tình hình sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp. Bảng 18: Số liệu để phân tích VA 2001 2002 1 Giá trị tăng thêm (VA) 2 Tổng G (trđ) 3 4 T (người) 5 TR= 3550 6194 0,573 132 46,924 5910 7228 0,818 127 56,913 Có rất nhiều mô hình phân tích biến động của VA do ảnh hưởng sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp. Ở đây, chúng ta đi phân tích mô hình tổng hợp. Dưới đây là hệ thống chỉ số: Thay số vào ta được 1,6648 1,4269 1,2129 0,9619 2360= 1768,38 + 726,91 + (-135,29) trđ VA của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex năm 2002 tăng so với năm 2001 là 2360 trđ hay tăng 66,48% là do ảnh hưởng của 3 nhân tố: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định bình quân của công ty tăng năm 2001 là 0,573 trđ, năm 2002 đạt được là 0,818 làm cho VA tăng 1768,38 trđ hay là tăng 42,69%. Do mức trang bị tài sản cố đinh cho lao động của doanh nghiệp cũng tăng do đó làm cho VA của doanh nghiệp cũng tăng một cách đáng kể cụ thể là tăng 726,91 trđ hay là tăng 21,29%. + Do tổng lao động của công ty giảm từ 132 xuống còn 127 lao động do đó làm giảm 135,24 trđ hay là giảm 3,81 %. 2.4 Vai trò của chỉ tiêu giá trị gia tăng (VA). Đây là một chỉ tiêu không kém phần quan trọng trong hệ thống chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex. VA là cơ sở để tính thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp. Muốn có kế hoạch về thuế của doanh nghiệp năm sau ta phải dự báo VA từ đó có cơ sở để tính toán. 2.5 Dự đoán VA của doanh nghiệp. Dựa vào phương trình hồi quy VA theo thời gian ở trên để ta dự đoán cho năm 2003. Với t = 6 (triệu đồng) 3. Phân tích biến động cơ cấu VA/GO Phân tích xu hướng biến động của cơ cấu Bảng 19: Phân tích biến động cơ cấu: Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 1 GO 2 VA VA/GO( %) 2556 2190 85,68 3208 2728 85,04 4198 3276 78,04 5633 3550 63,02 8485 5910 69,65 Qua bảng số liệu trên cho thấy cơ cấu của VA trong GO có xu hướng giảm dần, đến năm 2002 thì lại tăng. Do đó ta phân tích biến động của cơ cấu VA/GO. Dựa vào phần mềm SPSS cơ cấu của VA trong GO có dạng hàm bậc ba Phương trình hàm là: (%) 4. Phân tích chỉ tiêu doanh thu 4.1 Tìm quy luật biến động của doanh thu 4.1.1 Phương pháp hồi quy theo thời gian Bảng 20: Doanh thu thuần (giai đoạn 1998-2002) Năm 1998 1999 2000 2001 2002 Doanh thu thuần 25.549 35.467 54.796 80.534 101.746 Bằng phương pháp phân tích đồ thị trong phần mền SPSS ta thấy doanh thu của công ty trong thời kỳ 1998-2002 biến động theo xu hướng hàm mũ. Ta có b0=17,99A Ln(b1)=0,3584 suy ra b1= 1,431 Phương trình hàm mũ như sau: Bảng 21: Các chỉ tiêu về doanh thu một số năm gần đây: Đơn vị: Trđ Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 1Tổng doanh thu 36.425 55.924 82.696 105.000 2 Các khoản giảm trừ 958 1128 2162 3254 3 Doanh thu thuần 35.467 54.796 80.534 101.746 4.1.2 Phân tích hoàn thành kế hoạch Doanh thu được phân bổ theo 7 loại hình sản xuất kinh doanh chính như sau: Bảng 22: Loại hìng sản xuất kinh doanh chính Đơn vị: tỷ đ Loại hình sản xuất kinh doanh KH cũ KH điều chỉnh Kết quả thực hiện % kế hoạch 1 Kinh doanh VTTB 2 Kinh doanh xăng dầu 3 Sản xuất cơ khí 4 Kinh doanh xây lắp 5 Lắp ráp và kd cột bơm 6 Cho thuê tài sản 7 Kinh doanh dịch vụ 10 10,5 1,7 2,5 35 0,4 1,6 14 28,5 1,7 2,5 42 0,4 1,6 25,9 30 1,95 3,1 38,1 0,255 2,1 185% 105,3% 114,7% 124% 90,5% 64% 130% Trong 7 loại hình kinh doanh chính, loại hình kinh doanh vật tư thiết bị đã hoàn thành vượt mức kế hoạch lớn nhất so với các loại hình sản xuất kinh doanh khác,Vượt tới 85% so với kế hoạch. Còn lại 2 loại hình kinh doanh chưa hoàn thành được kế hoạch đó là lắp ráp và kinh doanh cột bơm, cho thuê tài sản. Trong 7 loại hình sản xuất kinh doanh thì 3 loại hình chính kinh doanh vật tư thiết bị, kinh doanh xăng dầu, sản xuất cơ khí, xây lắp và lắp ráp thiết bị điện tử đều vượt kế hoạch so với dự kiến. Góp phần chủ yếu vào kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex và làm tiền đề tốt cho định hướng kế hoạch 2003. Tuy nhiên giá trị hàng hoá cung cấp cho các đơn vị thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam vẫn là chủ yếu, chiếm 85% doanh số bán cả năm. Chính vì vậy việc đưa các sản phẩm đến tay người tiêu dùng ngoài phạm vi Petrolimex là mục tiêu quan trọng trong năm tới 2003. Phân tích doanh thu tiêu thụ của một số sản phẩm chủ yếu: Bảng 23: Tình hình tiêu thụ vật tư thiết bị Đơn vị: triệu đồng Sản phẩm Doanh thu tiêu thụ Chênh lệch TH/KH KH TH Số tuyệt đối Số tương đối 1 Cột bơm xăng 2 Ống cao su các loại 3 Van các loại 4 Ống thép 5 Cần xuất 6 Thiết bị cứu hoả 7 Thiết bị hoá nghiệm 8 Gas và phụ kiện 9 Các loại vật tư khác 29.874 690 180 3.759 205 506 145 146 3.984 31.958 724 204 3.460 237 587 104 185 4.146 2.084 34 24 -299 32 81 -41 39 162 6,97 4,93 13,33 -7,95 15,61 116 -28,27 26,71 4,06 Tổng cộng 39.489 41.065 2116 5,36 Phương pháp tính: % hoàn thành kế Khối lượng tiêu thụ TH hoạch tiêu thụ các = mặt hành chủ yếu Khối lượng tiêu thụ theo kế hoạch Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex nhìn chung trong kỳ tăng so với kế hoạch là 5,36% hay là tăng 2.116 triệu đồng. Việc tăng này là do các mặt hàng cột bơm xăng, ống cao su các loại, cần xuất, thiết bị cứu hoả, ga và các phụ kiện và các loại vật tư khác tăng so với kế hoạch. Do đó, ta thấy công ty không những phải hoàn thành khối lượng tiêu thụ các mặt hàng nói chung, mà càng phải quan tâm đến việc tiêu thụ các mặt hàng chủ yếu. Như vậy, doanh thu thuần tăng với tốc độ rất nhanh, đây là điều kiện thuận lợi cho mục đích tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp.Và dự kiến đến năm 2003 doanh thu thuần sẽ tăng 154,46 tỷ đồng. 4.2 Ảnh hưởng các nhân tố đến doanh thu 4.2.1 Dùng phương pháp chỉ số Bảng tính các chỉ tiêu phân tích doanh thu thuần Bảng 24: Tính các chỉ tiêu phân tích doanh thu thuần Năm Chỉ tiêu 2001 2002 1 Doanh thu thuần 2 Giá trị TSCĐ bq 3 Tổng vốn (trđ) - Vốn lưu động (v) 4 Hiệu suất sd TSCĐ theo doanh thu (H) 5 LV=DT/V 6 Số lao động- T (ng) 80534 6194 9624 6255,6 13 12,87 132 101746 7228 12841 8603,5 14,08 11,826 127 * Phân tích biến động doanh thu thuần bởi hiệu suất sử dụng tài sản cố định và giá trị tài sản cố định. 1,2634 1,0828 1,1668 21212= 7782 +13430 Doanh thu thuần năm 2002 so với năm 2002 tăng 26,34% hay là tăng 21.212 triệu đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố sau: - Do hiệu suất sử dụng TSCĐ tính theo doanh thu tăng làm cho doanh thu thuần tăng 7782 triệu đồng hay là tăng 8,28%. - Do giá trị tài sản cố định tăng từ 6194 lên 7228 trđ làm cho doanh thu cũng tăng 13430 trđ hay là 16,68%. * Phân tích biến động của doanh thu thuần bởi số vòng quay của vốn lưu động và tổng vố lưu động. Ta có mô hình phân tích: 1,2634 0,9189 1,3749 21212= -8981,045+ 12230,955 Doanh thu thuần năm 2002 so với năm 2001 tăng 26,34% hay là tăng 21.212 triệu đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố sau: - Số vòng quay của vốn lưu động giảm (từ 12,87 xuống còn 11,826) làm cho doanh thu giảm 8981,045 trđ hay là giảm 8,11%. - Do tổng số vốn lưu động tăng làm cho doanh thu tăng 12230,955 trđ hay là tăng 37,49%. Công ty cần phải có biện pháp cho phù hợp để tránh ứ đọng vốn, tăng vòng quay của vốn lưu động. * Phân tích tốc độ chu chuyển vốn lưu động của công ty Trước hết ta tính số vòng quay của vốn lưu động: Năm 2001: Năm 2002: Số vòng quay của vốn lưu động năm 2002 giảm so với năm 2001 cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp chưa được tốt lắm, cần phải có biện pháp thích hợp để dử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: Năm 2001: = Năm 2002: = để tạo ra một đồng doanh thu thuần năm 2002 cần dùng vào sản xuất kinh doanh 0,0846 đ vốn lưu động. Độ dài bình quân một vòng quay vốn lưu động: Năm 2001: (ngày) Năm 2002: (ngày) 4.3 Dự báo doanh thu của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex năm 2003. Dự báo doanh thu thuần cho năm 2003 (t= 6) (tỷ đồng). 5. Phân tích các chỉ tiêu lỗ (lãi). 5.1 Tìm quy luật của lợi nhuận (sau thuế). * Bằng phương pháp hồi quy theo thời gian. Dựa vào phương pháp SPSS ta chọn phương trình bậc hai biểu diễn lợi nhuận. Bảng 25: Các chỉ tiêu phân tích lỗ (lãi) Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 1 Doanh thu thuần 25.549 35.467 54.796 80.534 101.746 2 Giá vốn hàng bán 24.743 33.544 51.775 76.002 95.616 3 Lợi nhuận gộp 806 1.923 3.021 4.532 6.130 4 Chi phí nghiệp vụ kd 218 685 1.035 1.512 2043 5 Lợi nhuận HĐKD 588 1.238 1.986 3.020 4.087 6 Thuế thu nhập 122,98 396,16 625,52 966,4 1412,2 7 Lợi nhuận HĐKD sau thuế 435,02 841,84 1350,48 2053,6 2674,8 5.2 Phân tích chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp: Doanh thu tiêu thụ Hiệu quả kinh doanh = Chi phí đầu vào Năm 2000: Năm 2001: Năm 2002: Qua kết quả tính toán cho ta thấy: Cứ 1 đồng chi phí đầu vào của năm 2000 tạo ra được 1,0376đ doanh thu tiêu thụ, cứ 1 đ chi phí của năm 2001 tạo ra được 1,0387đ doanh thu thiêu thụ. Và năm 2002 tạo ra được 1,0418đ, điều này chứng tỏ rằng hiệu quả kinh doanh tăng dần. 5.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Doanh thu tiêu thụ HV= Vốn sản xuất Năm 2000: Năm 2001: Năm 2002: Năm 2000 cứ một đồng vốn sản xuất thì tạo được 5,6207đ doanh thu tiêu thụ, đặc biệt năm 2001 hiệu quả sử dụng vốn đạt mức cao nhất (đạt 8,68). * Phân tích các chỉ tiêu mức doanh lợi theo vốn của doanh nghiệp. Mức doanh lợi Theo vốn sản xuất Tổng thực lãi thuần Vốn sản xuất = Năm 2000: Năm 2001: Năm 2002: Năm 2002 cứ 1 đồng vốn sản xuất dùng vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra 0,2037 đ thực lãi thuần. Cứ 1 đồng vốn sản xuất dùng trong năm 2001 thì tạo ra 0,315 đ thực lãi thuần. Trong đó, năm 2002 tạo ra 0,3183 đ. Mức doanh lợi của vốn sản xuất tăng lên theo thời gian đây là một điều rất tốt cho công ty là điều kiện cho công ty ngày càng phát triển. * Dùng phương pháp chỉ số để phân tích biến động của lãi thuần bởi tỷ suất lợi nhuận vốn và số vốn. Ta có mô hình phân tích như sau: Số tuyệt đối: Bảng 26: Số liệu hiệu quả sử dụng vốn Chỉ tiêu 2001 2002 1 Lợi nhuận (trđ) 2 Số vốn (trđ) 3 Tỷ suất lợi nhuận (trđ) 3020 9624 0,315 4087 12841 0,3183 Thay số vào hệ thống chỉ số ta có: 1,3533 1,0104 1,3394 1067 = +42,085 +1024,915 trđ Qua kết quả tính toán cho ta thấy lợi nhuận của năm 2001 so với năm 2002 tăng 1067 trđ hay là tăng 35,33% là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Do tỷ suất lợi nhuận vốn năm 2002 tăng so với năm 2001 (tăng từ 0,315 lên 0,3183) làm cho lợi nhuận tăng 42,085 trđ hay là tăng 1,04%. Do tổng vốn tăng (năm 2001 là 9626 trđ năm 2002 là 12841 trđ) làm cho lợi nhuận tăng một cách đáng kể, tăng 1024,915 trđ tức là tăng 33,94 %. 5.4 Dự báo lợi nhuận cho năm 2003. Dựa vào hàm xu thế ta xác định được ở trên: Với: (t = 6). ta có lợi nhuận của năm 2003 là: triệu đồng. IV Phương hướng, giải pháp làm tăng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex . 1. đánh giá chung 1. Đối với kinh doanh VTTB: Tiếp tục mở rộng, phát triển thị trường đến các tổ chức cá nhân ngoài phạm vi Tổng công ty xăng dầu. Đi sâu ngiên cứu, tìm hiểu thị trường vật tư thiết bị trong ngành dầu khí đảm bảo viêc thưc hiện gói thầu trang thiết bị Tổng kho xăng dầu Đinh Vũ. Riêng về cột bơm, cố gắng tiêu thụ ngoài Petrolimex đạt 40%. - Tăng cường phạm vi hoạt động, mở rộng thị trường bằng việc thiết lập bộ phận Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh và phát triển thị trường khu vục miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long. Quy mô các bộ phận phù hợp với như cầu thực tế mà trước hết là thành lập các chi nhánh Công ty tại T.p Hồ Chí Minh vào tháng 5/2003; mở rộng đại lý bán hàng và mạng lưới cộng tác viên. - Thiết lập tốt mối quan hệ thương mại với một số nhà cung cấp: cột bơm, ống thép và các vật tư thiết bị khác. - Bồi dưỡng đào tạo nghiệp vụ, khả năng tiếp thị cho đội ngũ cán bộ, nhân viên Công ty trực tiếp giao dịch với khách hàng. Nâng cao hiệu quả làm việc trong công tác nắm bắt thị trường để có thể hoạch định và điều chỉnh chiến lược sản xuất kinh doanh và triển khai công tác SXKD, kịp thời đưa ra các biện pháp và thực hiện việc nắm bắt nhu cầu khách hàng. Đẩy mạnh công tác quảng cáo, tiếp thị hàng hoá, dịch vụ bằng việc: Tham gia các hội chợ triển lãm chuyên ngành, in ấn ban hành các tờ rơi về các loại VTTB Công ty đang kinh doanh, quảng cáo cột bơm thứ 2000. - Lập phương án sản xuất kinh doanh cho từng thương vụ cụ thể. Chú trọng tiết kiệm các chi phí để có phương án kinh doanh phù hợp, giá cạnh tranh hơn và đảm bảo hiệu quả. - Tiếp tục hoàn thiện, điều chỉnh quy chế khuyến mại cho khách hàng trong các hoạt động, bán nhằm khuyến khích mọi bộ phận trong doanh nghiệp tham gia bán hàng và tìm kiếm khách hàng. Xác định giá bán hàng hoá phù hợp cho các đối tượng khác nhau. Khoán tiền lương theo doanh thu cho bộ phận bán hàng VTTB và có cơ chế thù lao cho đối tượng khác không chuyên. 2. Định mức tồn kho: Bình quân 10 tỷ đồng. Công ty sẽ thường xuyên rà soát, đánh giá lượng hàng hoá tồn kho (1lần/tháng), giải quyết dứt điểm hàng hoá ứ đọng, lạc hậu về kỹ thuật. Thực hiện đúng quy trình tạo nguồn có giá cả đầu vào thấp nhất, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng và tiến độ. Đối với lượng hành hoá có giá trị lớn phải xác định đầu ra mới nhập khẩu, tạo nguồn nhập kho bán lẻ phải trên cơ sở phân tích nhu cầu thị trường để có lượng hàng cho phù hợp. 3. Đối với kinh doanh xăng dầu: Trước hết thực hiện cơ chế thoáng cho từng cửa hàng sử dụng lao động hiện có, tổ chức kinh doanh, tự trang trải toàn bộ các chi phí và nộp lợi nhuận định mức cho công ty theo quy định. Thử nghiệm mô hình đấu thầu quản lý các cửa hàng xăng dầu không có hiệu quả, tích cực tìm kiếm các đối tác làm đại lý xăng dầu và xây dựng các cửa hàng xăng dầu. Do có sự giảm hoa hồng trong cơ chế đại lý xăng dầu nên sản lượng bán buôn giảm, hiện nay công ty đang tìm kiếm thêm đối tác trên địa bàn Hà Nội và các vùng lân cận để duy trì sản lượng bán buôn. 4. Đối với sản xuất: Đẩy nhanh tiến trình lắp giáp IKD cột bơm điện tử xăng dầu là những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường. Mặt khác cũng phải chú trọng hoàn thiện loại sản phẩm mang thương hiệu riêngcủa công ty: cột bơm PECO, Van thở, Bơm dầu nhờn quay tay... và một số chi tiết khác. Đặc biệt coi trọng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng hàng hoá, sản phẩm không ngừng cải tiến mẫu mã hoàn thiện sản phẩm, định mức lại các chi phí cho sản xuất như: bể, cột bơm các loại...đảm bảo giá thành cạnh tranh cho sản phẩm. Tiếp tục thực hiện chính sách khoán lương, các chi phí cho từng bộ phận. 5. Đối với sản xuất xây lắp: Thực hiện cơ chế khoán nộp lợi nhuận cho từng công trình. Lợi nhuận và chi phí quản lý phải nộp không nhỏ hơn 5% tổng doanh thu. Tăng cường tổ chức thanh quyết toán dứt điểm các công trình, thu hồi vốn. Các đội xây lắp cần phải chủ động tạo nguồn vốn, nếu cần công ty sẽ vay ngân hàng, tạo thêm việc làm cho đơn vị, mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh. 6. Đối với dịch vụ: Tăng cường rà soát và sắp xếp sử dụng hợp lý các nguồn lực cơ sở vật chất nhà xưởng để cho thuê tăng thêm doanh thu. Đẩy mạnh công tác kỹ thuật từ tất cả các mặt hoạt động, đặc biệt là dịch vụ sửa chữa hoàn cải cột bơm xăng dầu, sửa chữa linh kiện điện tử...để tăng sản lượng bán phụ tùng cột bơm, tăng doanh thu từ dịch vụ kỹ thuật. 2. Một số giải pháp Từ việc phân tích thực trạng công tác tiêu thụ hàng hoá của công ty, ta có thể thấy được các thế mạnh và nhữnh điểm còn tồn tại của công ty trong thời gian hoạt động vừa qua. Xuất phát từ những yêu cầu khách quan của việc tổ chức công tác tiêu thụ hàng hoá kết hợp với những hiểu biết và nhận thức có được từ trường đại học, cùng với việc tìm hiểu phương hướng kinh doanh của Công ty trong thời gian tới và các yếu tố điều tiết vĩ mô của nhà nước, tác giả mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất sau: Giải pháp 1: Chú trọng và đẩy mạnh công tác tiêu thụ các mặt hàng chủ yếu (tăng doanh thu tiêu thụ). Khi kinh doanh, việc chú trọng và đẩy mạnh công tác tiêu thụ các mặt hàng chủ yếu là rất quan trọng, đó là vấn đề trước tiên mà doanh nghiệp phải làm cho phù hợp với khả năng của mình. Kinh doanh phải đúng định hướng chứ không thể theo kiểu tràn lan. Sản xuất, kinh doanh cái gì thị trường cần và thiếu chứ không sản xuất, kinh doanh cái gì ta có. Phải lấy nhu cầu thị trường làm cơ sở cho việc sản xuất của mình. Ngoài việc kinh doanh các mặt hàng chủ yếu, Công ty có thể áp dụng hình thức đa dạng hoá, tất nhiên có chọn lọc các lĩnh vực kinh doanh trên cơ sở phát huy tối đa kinh doanh vật tư xăng dầu, xây dựng và phát triển các ngành hàng có nhiều tiềm năng như: Gas, hoá chất, vật liệu điện, nhựa đường...Lấy mặt hàng cột bơm xăng dầu là mặt hàng chính theo như định hướng và nhiệm vụ mà tổng công ty xăng dầu giao cho công ty, không nên kinh doanh các loại hàng vượt quá khả năng của mình. Qua điều tra nghiên cứu thị trường, cho thấy nhu cầu về cột bơm xăng và máy bơm ngày càng tăng. Một phần là do cơ chế kinh tế thị trường mở cửa, thu nhập của người dân ngày càng cao, nhu cầu về mua sắm ngày càng tăng, giao thông, đường xá ngày càng mở rộng, lượng xe máy, ô tô ngày càng tăng. Từ đó đưa đến nhu cầu xây dựng các trạm xăng ngày càng tăng cao. Mặc dù vậy công ty vẫn chưa đáp ứng được hết các nhu cầu này, cho nên số lượng cột bơm, máy bơm bán ra chưa theo dự kiến. * Về thị phần của hai loại mặt hàng này. Theo số liệu nghiên cứu của các chuyên gia thì mặt hàng cột bơm trong năm 2001 đạt 17%, và mặt hàng máy bơm đạt 15.5% (tại thị trường miền Bắc và thị trường miền Trung). Nhưng theo thống kê của tổng công ty về sản lượng bán ra trong năm vừa qua của công ty thì thị phần chiếm cột bơm mới chiếm 15.4% và mặt hàng cột bơm chiếm 12,69%. Như vậy thị phần mặt hàng cột bơm với dự kiến giảm 1,6% và mặt hàng máy bơm giảm 2,81%. * Nguyên nhân không đạt theo dự kiến. Theo điều tra nghiên cứu, dự báo cho công ty mới chỉ chú trọng đến các địa bàn thuận lợi, các thành phố và các tỉnh phụ cận, chưa chú trọng đến những vùng sâu và vùng xa. Một phần là do thu nhập ở đây còn thấp, họ không đủ khả năng để mua các thiết bị hiện đại, mới và đắt tiền của Nhật, tiệp Khắc. Một phần là do khó khăn về mặt địa lý cho nên cước phí vận chuyển cao đưa đến lợi nhuận thấp. Ngoài ra phương thức giao hàng chưa hợp lý (ngay tại công ty) chưa đảm bảo lợi ích của khách hàng cho nên chưa thu hút được những khách hàng có tiềm năng. ở đây Ta chỉ xét tới yếu tố về mặt địa lý, quá trình vận chuyển vật tư xa xôi, khó khăn đưa đến cước phí cao, nhất là các vùng sâu vùng xa, trung du miền núi. Công ty cần chú trọng, xem xét đến các vấn đề này hơn nữa. Để đẩy mạnh công tác tiêu thụ. Công ty cần phân chia cụ thể từng đối tượng, tứng phạm vi để thâm nhập chiếm lĩnh. Có thể chia ra như sau thành các đơn vị trong ngành, chia theo từng vùng. Tại mỗi đơn vị, vùng hay đối tượng mà công ty đưa ra những chính sách về sản phẩm, giá cả, phân phối, giao tiếp, khuyếch trương sao cho hợp lý. Như đối với vùng núi, công ty có những chính sách về sản phẩm , giá cả sao cho hợp lý và đạt được hiệu quả cao nhất trong việc tiêu thụ, chiếm lĩnh thị trường. Do thu nhập của các vùng đó còn thấp, không thể là những máy móc thiết bị hiện đại đắt tiền. Công ty có thể dùng những máy móc cũ vẫn còn tốt, tu sữa thêm như một số cột bơm và thiết bị bơm cũ. - Về phương thức giao hàng, công ty nên áp dụng phương thức chuyển giao hàng tận nơi nhằm bảo đảm quyền lợi cho khách hàng. Tận dụng tối đa các phương tiện vận chuyển của công ty hoặc ký kết với các đối tác vận chuyển bên ngoài sao cho mức chi phí là thấp nhất nhằm đạt được hiệu quả cao nhất . Giải pháp 2 : Hoàn thiện công tác Marketing . Xác định ngân sách Marketing hợp lý tạo tiền đề xây dựng chiến lược Marketing phù hợp với môi trường kinh doanh. Xây dựng công tác Marketing là một công tác có phần quan trọng đặc biệt vì nó là nền tảng hoạch định các trương trình hoạt động Marketing trong suốt cả năm tiếp theo. Công ty cần xây dựng ngân sách Marketing sao cho đảm bảo mức tiêu thụ và lợi nhuận nhất định. Căn cứ chủ yếu cho công tác xây dựng ngân sách Marketing là thị phần Marketing là công ty cần chiếm lĩnh, tổng khối lượng tiêu thụ trên thị trường và lợi nhuận mục tiêu Marketing là công ty đặt ra. Thực tế, vấn đề ngân sách cho Marketing, Công ty hầu như không có. Trong mấy năm trước đây, Công ty hầu như độc quyền tại thị trường phía Bắc cho nên vấn đề này chưa được chú trọng, tập trung nghiên cứu. Khi nền kinh tế mở cửa, nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia cạnh tranh rất là khốc liệt như công ty TNHH mở ra tập đoàn đại diện của Nam Triều tiên như LG...Mặc dù vậy đứng trước tình hình đó, trong năm 2000, 2001, 2002 vừa qua, nguồn kinh phí dành cho Marketing còn ít. Chính vì vậy mà các sản phẩm của công ty còn ít được biết đến chủ yếu là các khách hàng quen với các mặt hàng chủ yếu như cột bơm máy bơm. Còn các mặt hàng khác mặc dù công ty có rất nhiều cố gắng nhưng sản lượng bán ra không cao. Đến ngay cả mặt hàng chủ yếu như cột bơm, máy bơm cũng không hoàn thành kế hoạch. Một phần công ty còn chưa thoát khỏi quan niệm là công ty độc quyền tiêu thụ sản phẩm thiết bị chuyên dùng xăng dầu. Một phần lớn là do kinh phí dành cho ngân sách Marketing còn quá ít ỏi. Trước tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt như vậy để có thể đứng vững và phát triển mở rộng hơn nữa là một vấn đề hết sức khó khăn. Để đảm bảo cho kế hoạch đặt ra năm 2002, cũng như thị phần, lợi nhuận mục tiêu của công ty tác giả thiết nghĩ công ty cần phải chú trọng quan tâm đúng mức tới vấn đề này. Như vậy kế hoạch đặt ra mới có khả năng thực hiện được. 3. Một số kiến nghị . 3.1 Chiếm lĩnh và mở rộng thị trường nhằm củng cố chỗ đứng của công ty trên thương trường. Trong những năm kinh doanh theo cơ chế thị trường vừa qua, công ty đã rút ra bài học kinh nghiệm là: Để tăng sản lượng hàng hoá bán, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận, phát triển kinh doanh cũng là để giữ vững vai trò của mình trên thị trường thì vấn đề quyết định là phải tăng được thị phần tiêu thụ. Để phát triển thị trường công ty cần căn cứ vào các giải pháp sau: - Tìm cách tăng trưởng trên thị trường hiệ tại với những sản phẩm đang có bằng cách: Tăng sức mua của các đối thủ cạnh tranh thông qua hàng loạt các biện pháp Marketing về chính sách giá cả, chính sách thanh toán, chất lượng hàng hoá... - Tìm thị trường trên các khu vực mới. - Tìm thị trường mục tiêu mới bao gồm việc tìm kiếm các nhóm khách hàng đối tượng, khách hàng mục tiêu hoàn toàn mới trong cùng một thị trường hiện tại. Trên cơ sở đó, trong thời gian tới công ty cần có những phương hướng cụ thể sau: - Giữ vững thị trường cũ với khách hàng truyền thống, thâm nhập sâu để thoả mãn nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng trong những năm tới. Đặc biệt chú trọng đến quan hệ lâu dài ổn định với các bạn hàng có nhu cầu tiêu dùng vật tư xăng dầu lớn như ngành điện, than...các công ty đầu mối như công ty xăng dầu khu vực III, B12...công ty nên nghiên cứu và quan tâm đặc biệt tới thị trường miền Nam và hiện nay tỷ trọng bán ra của công ty chưa nhiều với mục tiêu cố gắng không để mất thị phần cho các đối thủ cạnh tranh. - Chiếm lại thị trường đã mất bằng các chính sách tổng hợp, đặc biệt là chính sách khuyến mại, dịch vụ tiêu thụ, văn minh thương nghiệp...để lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh. - Tìm thị trường mục tiêu với bao gồm nhóm khách hàng công nghiệp mới, các liên doanh với nước ngoài. Phải xây dựng chiến lượng để phát triển thị trường mới này, tạo uy tín làm ăn lâu dài với họ.Từ những phương hướng trên, công ty cần có những giải pháp cụ thể để có thể giữ vững và phát triển thị trường trong thời gian tới. 3.2 Mở rộng và hiện đại hoá mạng lưới bán lẻ. Tại những vị trí mà chưa có các cửa hàng của công, khách hàng mua vật tư xăng dầu từ nhiều nguồn, chất lượng không đảm bảo nhưng vẫn bán với giá bằng hoặc với giá cao hơn giá bán của công ty. Để mở rộng thị trường tiêu thụ và đồng thời đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng, công ty cần xây dựng thêm các cửa hàng bán lẻ kết hợp bán xăng dầu, gas, dầu nhờn ở các địa điểm nhu cầu gia tăng như ở các nút giao thông chính, các cụm kinh tế, các bến đỗ xe đặc biệt chú ý đến việc phát triển mạng lưới bán lẻ ở nông thôn và trên các trục đường chính. Trong khâu bán lẻ xăng dầu, sự cạnh tranh giữa các đối thủ không hẳn là chỉ cạnh tranh về giá cả mà còn cạnh tranh về chất lượng phục vụ trong khâu bán lẻ được đánh giá qua nhiều chỉ tiêu, trong đó quan trọng là độ chính xác trong giao nhận và thời gian đáp ứng nhu cầu. Những nhân tố đó chủ yếu phụ thuộc vào mức độ hiện đại của cột bơm xăng dầu. Việc trang bị cột bơm hiện đại, có độ chính xác cao cho các cửa hàng bám xăng dầu trước hết để bảo vệ cho lợi ích cho khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ, thu hút được nhiều khách đến mua hàng của công ty, làm tăng sản lượng hàng hoá tiêu thụ, tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Đổi mới phương thức giao hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng mua hàng của công ty. Cụ thể là thay việc cấp hàng cho khách hàng tại kho của công ty bằng hình thức giao hàng tại nơi địa chỉ cụ thể của khách hàng. Việc thực hiện phương thức tiêu thụ này về phía công ty có những lợi ích sau: - Giữ được khách lớn mua hàng của công ty, tạo được sự ổn định trong kinh doanh trên thị trường. - Tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty - Tạo mối quan hệ với khách hàng, nâng cao được uy tín của công ty trên thị trường. Vận chuyển hàng hoá đến tận kho của khách hàng để bán: Thực chất của hình thức này là thay đổi điểm giao nhận đối với khách hàng. Từ trước đến nay, khi khách hàng muốn mua hàng phải thực hiện nhiều công đoạn như bố trí nhân viên đi mua hàng, áp tải hàng, thanh toán nhận hàng và vận chuyển hàng về kho của mình. Để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, công ty cần phải có hình thức mới trong giao nhận để giảm bớt các điều kiện phát sinh tiêu cực và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc mua hàng. Do lượng khách hàng của công ty rất lớn nên công ty cần lựa chọn một số khách hàng để áp dụng phương thức này. Chính sách đầu tư, hiện đại hoá cơ sở vật chất, kỹ thuật. Tập trung vốn đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật (kho tàng bến bãi, phương tiện...) để đáp ứng tốt nhất ngày càng cao về vật tư xăng dầu . Với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có và ngày càng xuống cấp, có những lúc gây khó khăn cho việc tổ chức nguồn và cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng. Vì vậy việc hoạch định cơ sở vật chất kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu tăng về số lượng và cơ cấu vật tư giai đoạn từ nay đến năm 2005 và sau năm 2002 đang là vấn đề bức xúc đặt ra cho công ty. Xu thế hiện nay của việc cung ứng vật tư hàng hoá là: Đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất, đúng chủng loại, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý và giao dịch thuận tiện nhất. Khai thác triệt để các phương tiện vận tải của công ty để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá của khách hàng. Vận chuyển là một trong những vấn đề mà khách hàng rất quan tâm trong quá trình mua hàng. Bên cạnh yếu tố chi phí vận tải thì thời gian đáp ứng nhu cầu vận chuyển là điều hết sức quan trọng. Nhiều khi việc quyết định mua hàng không phải hoàn toàn phụ thuộc vào giá cả mà khách hàng sẽ mua của đơn vị nào đó có khả năng phục vụ đáp ứng ngay được yêu cầu vận chuyển số hàng đó. Ngoài việc đầu tư thêm phương tiện vận chuyển, công ty cần điều tra, nắm bắt năng lực vận chuyển xăng dầu của xã hội khai thác triệt để khi cần thiết. Tóm lại: Các giải pháp đầu tư, hiện đại hoá cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện vận tải nhằm mục đích đáp ứng tốt nhất nhu cầu về địa điểm, số lượng chất lượng, chủng loại và thời gian khách hàng mong muốn. Việc thực hiện các biện pháp: Xây kho chứa hàng cạnh nơi sản xuất của khách hàng, vận chuyển hàng tới bán tại kho của khách, đầu tư cột bơm hiện đại cho các cửa hàng, khai thác năng lực vận tải của công ty làm cho hoạt động kinh doanh xăng dầu được diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả. Quảng cáo và xúc tiến tiêu thụ. Quảng cáo là toàn bộ những phương thức nhằm chuyển thông tin tới công chúng và thuyết phục họ mua một loại hàng hoá nào đó. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay và sắp tới khi có rất nhiều công ty, doanh nghiệp cùng kinh doanh một mặt hàng chuyên dùng xăng dầu trên thị trường thì quảng cáo đối với công ty đóng vai trò rất quan trọng. Mục đích của quảng cáo trong hoạt động kinh doanh xăng dầu là để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, qua quảng cáo công ty có thể hiểu được nhu cầu của thị trường và phản ứng lại với thị trường nhanh hơn, để từ đó có những giải pháp thoả mãn nhu cầu thị trường, giành thắng lợi trong cạnh tranh. Để nâng cao hiệu quả của quảng cáo trong kinh doanh, công ty cần xác định nội dung quảng cáo cần thiết là: + Cung cấp cho khách hàng những chỉ tieu chất lượng quan trọng và chỉ số chất lượng cần phải đảm bảo của các loại thiết bị xăng dầu theo tiêu chuẩn quốc gia và thế giới. + Giới thiệu với khách hàng những loại thiết bị vật tư xăng dầu mà công ty đang kinh doanh, các tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật của các thiết bị đó. Sự tin cậy vào thiết bị vật tư xăng dầu và ích lợi khi sử dụng. + Chính sách khuyến mại hấp dẫn: bảo đảm vận chuyển, đưa hàng kịp thời đến từng vùng, từng địa bàn, tới tận tay người tiêu dùng. + áp dụng giá cả hợp lý khi mua hàng của công ty. Đối với khách hàng, công ty cần phải tạo dựng và củng cố được mối quan hệ “quần chúng’’ để tạo lòng tin của khách hàng đối với mình. Các phương pháp có thể sử dụng là: + Hàng năm tổ chức hội nghị khách hàng chủ yếu la khách hàng lớn để nắng nghe tâm tư nguyện vọng và nhu cầu của khách hàng để đưa ra những chính sách kịp thời đáp ứng nhu cầu đó. + Tiến hành hội thảo về một chủ đề nào đó nhằm thu hút, lôi keo sự chú ý của khách hàng sử dụng vật tư của công ty. + In ấn và phát hành các tài liệu như giới thiệu những mặt hàng hiện công ty đang kinh doanh, các chỉ iêu cần thiết phải đản bảo khi sử dụng trong các ngành nghề trong các lĩnh vực... + Xây dựng các mối quan hệ thân thiết với các đơn vị là các khách hàng lớn của công ty. 2. Hoàn thiện bộ máy kinh doanh. Một doanh nghiệp thương mại có mục tiêu và chiết lượng nói chung và chiến lượng tiêu thụ nói riêng đúng đắn là điều rất quan trọng, nhưng những mục tiêu và chiến lược đó có thành hiện thực hay không còn quan trọng hơn. Doanh nghiệp đó phải có một bộ máy tổ chức đủ mạnh và phù hợp. Con người là chhủ thể của mọi hoạt động, các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều do con người quyết định. Nếu có được bộ máy quản lý tốt, bố trí lao động hợp lý, đúng người đúng việc thì sẽ tạo điều kiện cho họ phát huy tối đa khả năng và sự sáng tạo, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đặc biệt là phải xây dựng cơ chế quản lý và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong hoạt động tiêu thụ, không có sự chồng chéo về các chức năng, nhiệm vụ giữa các mắt xích trong khâu tiêu thụ, làm cản trở tới việc đưa hàng hoá tới tay khách hàng, do đó giảm hiệu quả tiêu thụ và kinh doanh. Hoạt động trong môi trường kinh tế thị trường luôn luôn biến động đòi hỏi phải có sự linh hoạt và nhạy cảm trong kinh doanh đáp ứng nhanh nhạy và kịp thời nhu cầu của thị trường. Trong những năm qua, bộ máy tổ chức của công ty đã có thay đổi phù hợp song xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt, phạm vi hoạt động kinh doanh rộng lớn, nhu cầu của khách hàng đa dạng phức tạp, nhiều vấn đề cần được nghiên cứu giải quyết kịp thời. Đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ thích ứng với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, cần có hướng đào tạo các cán bộ có kiến thức thực sự, dày dặn kinh nghiệm ở các phòng ban chức năng để tham mưu giúp giám đốc chỉ đạo, điều hành tốt các hoạt động của các công ty và các đơn vị thành viên đặc biệt là các cán bộ trực tiếp thực hiện quá trình kinh doanh của công ty. Tổ chức tốt đội ngũ tiếp thị, chú trọng việc đào tạo các cán bộ kinh doanh và nâng cao trình độ cho nhân viên tiêu thụ. Cần có chế độ thưởng, phạt hợp lý cho cán bộ công nhân viên để động viên và nhắc nhở họ làm việc tốt hơn. Hoàn thiện công tác tiêu thụ tại thị trường miền Nam. Về vấn đề này các tác giả có ý kiến góp ý với công ty như sau: Công ty nên có chiến lượng và kế hoạch tiêu thụ, chính sách marketing, chính sách trợ giá...phù hợp để sao cho tăng tỷ trọng sản lượng bán ra của thị trường miền Nam. Muốn vậy công ty phải theo sát nhu cầu, nắm chắc khách hàng khẩn trương thiết lập hệ thống mua bán trung gian và đại lý bán lẻ. Áp dụng hệ thống máy tính vào trong hoạt động tiêu thụ. Hiện nay tại Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex, các phòng ban của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex đều được trang bị máy tính, hầu hết cán bộ công nhân viên không những biết sử dụng mà còn sử dụng thành thạo máy tính. Đây là một thế mạnh của công ty cần phải tận dụng triệt để trong công tác quản lý. Bởi lẽ việc ứng dụng máy tính vào quá trình tiêu thụ với mục đích thông tin được cập nhật một cách kịp thời, để từ đó các cấp lãnh đạo sẽ có những quyết định đúng đắn và chuẩn xác. Kết luận Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội ở tầm vĩ mô nói chung và đối với các doanh nghiệp ở tầm vi mô nói riêng. Do đó đây là một vấn đề mà các nhà kinh doanh cần phải nghiên cứu sâu để từ đó thấy được những quy luật phát triển của nền kinh tế cụ thể được áp dụng vào mô hình kinh tế Việt Nam như thế nào. Sau một chặng đường dài phát triển của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex đã trải qua bao nhiêu cơ chế của nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập chung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Trong quá trình chuyển đổi đó không riêng công ty Cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex mà hầu hết các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Nhưng với sự cố gắng, nỗ lực không ngừng của cán bộ, công nhân viên đã vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Năm 2001 Công ty thiết bị xăng dầu Petrolimex đã Cổ phần hoá và đổi tên là công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex do đó doanh nghiệp càng phải kinh doanh như thế nào cho có hiệu quả nhất để thu hút được nhiều cổ đông tham gia vào công ty, công ty hoạt động với quy mô lớn hơn, này càng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Qua thời gian thực tập ở Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex em đã học được rất nhiều kiến thức thực tế rất bổ ích. Cũng từ đây em nhận thức được vai trò không thể thiếu được của công việc thống kê và phân tích kết quả sản xuất kinh doanh trong một doanh nghiệp là rất cần thiết, qua phân tích doanh nghiệp có các biện pháp điều chỉnh cho phù hợp để việc kinh doanh diễn ra một cách thuận lợi. Sau cùng em xin chân thành cảm ơn PGS- TS Phan Công Nghĩa cùng toàn thể các cán bộ phòng kinh doanh đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm2003 Sinh viên: Phạm Thị Anh Danh mục tài liệu tham khảo - Giáo trình thống kê kinh tế. - Giáo trình lý thuyết thống kê. - Giáo trình thống kê doanh nghiệp. - Giáo trình thống kê thương mại. - Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyễn Năng Phúc NXB thống kê- 1998. - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh. Phạm văn Được.NXB thống kê- 1997. - Tạp chí kinh tế và dự báo. - Tạp chí cộng sản số: S11, S12 năm 2000. - Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp nhà nước của công ty cổ phần. - Các tài liệu có liên quan đến kết quả và tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Mục lục Lời nói đầu 1 Chương I: Hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex 3 I. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex có liên quan đến hệ thống chỉ tiêu kết quả sản xuất 3 1. Khái quát về ngành xăng dầu hiện nay 3 1.1 Đặc điểm hoạt động của công ty cổ phần 3 1.2 Vai trò của sản xuất kinh doanh của ngành xăng dầu 3 1.3 Những thị trường chủ yếu thiết bị xăng dầu 6 Khái quát tình hình xuất nhập khẩu 8 3 Hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 9 3.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh 9 3.2 Kết quả sản xuất kinh doanh 10 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 11 4.1 Nhân tố ảnh hưởng tới bản thân doanh nghiệp 11 4.2 Nhân tố bên ngoài 12 4.3 Các nhân tố thị trường 14 II. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh 14 1. Nguyên tắc xây và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 14 2. Hệ thống chỉ tiêu hiện hành 17 3. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh 19 III. Đặc điểm tính toán các chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất 20 1. Tổng doanh thu 20 2. Doanh thu thuần 21 3. Lợi nhuận 22 4. Tổng giá trị sản xuất 23 5. Giá trị tăng thêm (VA) 23 6. Giá trị tăng thêm thuần 25 Chương II: Các phương pháp thống, kê phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 27 I. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty có liên quan đến hệ phương pháp phân tích kết quả sản xuất kinh doanh 27 II. Xác định các phương pháp thống kê phân tích kết quả sản xuất kinh doanh 28 1 Nguyên tắc chọn các phương pháp thống kê 28 2 Xác định các phương pháp phân tích 29 2.1 Phương pháp chỉ số 29 2.2 Phương pháp dãy số thời gian 29 2.3 Phương pháp hồi quy tương quan 29 III. Đặc điểm vận dụng các phương pháp thống kê 30 1 Đặc điểm vận dụng phương pháp chỉ số 30 1.1 Các mô hình phân tích 31 Các mô hình tổng 32 Đặc điểm vận dụng phương pháp dãy số thời gian 33 Đặc điểm vận dụng phương pháp hồi quy tương quan 35 Chương III: Vận dụng tính toán và phân tích các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex 37 I. Quá trình hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ 37 1 Tổng quan về công ty 37 1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty 37 1.2 Định hướng phát triển của công ty 39 2. Chức năng nhiệm vụ, mục đích kinh doanh 40 2.1 Chức năng 40 2.2 Nhiệm vụ 41 2.3 Mục đích kinh doanh 41 3. Cơ cấu tổ chức và chức năng của từng phòng ban 42 4. Đặc điểm hoạt động của công ty 46 5. Nhân lực và các phương tiện vật chất phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty 46 II. Xác định hệ thống chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 47 1.Chọn chỉ tiêu phân tích 46 2. Xác định (tính toán) các chỉ tiêu 47 2.1 Giá trị sản xuất 47 2.2 Giá trị gia tăng 48 2.3 Doanh thu 50 2.4 Chỉ tiêu lợi nhuận 51 III. Vận dụng phân tích các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh thời kỳ 1998-2002 52 1. Giá trị sản xuất (GO) 52 1.1Tìm quy luật biến động của GO 52 1.2 Phân tích biến động của GO 54 1.3 Ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu GO 55 1.4 Vai trò của GO 64 1.5 Dự báo giá trị sản xuất 64 2. Giá trị tăng thêm (VA) 64 2.1 Tìm quy luật biến động của VA 64 2.2 Xác định mức độ biến động của VA 65 2.3 Ảnh hưởng của các nhân tố tới VA 66 2.4 Vai trò của chỉ tiêu VA 68 2.5 Dự báo VA .68 3. Phân tích biến động cơ cấu VA/GO 69 4. Chỉ tiêu doanh thu 70 4.1 Tìm quy luật biến động của doanh thu 70 4.2 Ảnh hưởng các nhân tố đến doanh thu 73 4.3 Dự báo doanh thu 75 5. Chỉ tiêu lãi (lỗ) 75 5.1 Tìm quy luật biến động của lợi nhuận sau thuế 75 5.2 Phân tích chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp 76 5.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 76 5.4 Dự đoán lợi nhuận 78 IV. Giải pháp, phương hướng để tăng kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex 78 1. Đánh giá chung 78 Một số giải pháp 81 Một số kiến nghị 84 Kết luận 92 Tài liệu tham khảo 94

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docS0030.doc
Tài liệu liên quan