Đề tài Nghiên cứu thống kê quy mô, cơ cấu, tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty đúc Tân Long thời kỳ 1999-2005

Bằng những con số thống kê, trong chuyên đề này, em xin đưa ra một nhận xét tổng quan về quy mô, cơ cấu, tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty trong những năm 1999-2005. Tuy trong những năm này hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đã được nâng cao song vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức do đó trong chuyên đề em cũng xin đưa ra một vài giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty trong thời gian tới. Đứng trước những thách thức của nền kinh tế mở cửa,

doc85 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thống kê quy mô, cơ cấu, tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty đúc Tân Long thời kỳ 1999-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hao TSCĐ. - Phân tích sự biến động của kết quả sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố về sử dụng tài sản cố định và lao động. 3.2/ Vận dụng phương pháp dãy số thời gian trong nghiên cứu tài sản cố định của doanh nghiệp: a, Khái niệm phương pháp dãy số thời gian: Dãy số thời gian là một dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Khi xây dựng dãy số thời gian phải đảm bảo tính chất so sánh được giữa các mức độ trong dãy số, cụ thể là: - phải thống nhất về nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu qua thời gian - thống nhất về phạm vi tổng thể nghiên cứu - các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau nhất là đối với dãy số thời kỳ thì phải bằng nhau. Kết cấu của dãy số thời gian bao gồm hai phần: Thứ nhất là thời gian có thể là ngày, tháng, năm, quý…Độ dài giữa hai thời gian đều nhau gọi là khoảng cách thời gian. Thứ hai là chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu bao gồm tên chỉ tiêu và trị số của chỉ tiêu.Các trị số của chỉ tiêu gọi là các mức độ của dãy số thời gian. b, Tác dụng của phương pháp dãy số thời gian: Dãy số thời gian có hai tác dụng chính đó là cho phép thống kê nghiên cứu các đặc điểm về sự biến động của hiện tượng qua thời gian, vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển đồng thời dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai. c, Đặc điểm vận dụng phương pháp dãy số thời gian trong nghiên cứu thống kê tài sản cố định của doanh nghiệp: Phương pháp dãy số thời gian cũng được vận dụng để nghiên cứu thống kê tài sản cố định. Phương pháp này được vận dụng để nghiên cứu sự biến động của các chỉ tiêu theo thời gian do đó khi nghiên cứu về tài sản cố định, nó được dùng để phân tích một số chỉ tiêu sau: phân tích sự biến động của chỉ tiêu giá trị tài sản cố định theo thời gian. Phân tích sự biến động của chỉ tiêu mức khấu hao tài sản cố định Tuy nhiên khi vận dụng phương pháp này ta cần quan tâm chỉ tiêu là thời điểm hay thời kỳ. Chương III: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐỂ PHÂN TÍCH QUY MÔ, CƠ CẤU, TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY ĐÚC TÂN LONG THỜI KỲ 1999-2005 I. Khái quát về công ty đúc Tân Long: 1. Quá trình hình thành và phát triển công ty đúc Tân Long: a, Một vài điểm mốc quan trọng trong quá trình thành lập công ty đúc Tân Long: Để trưởng thành như ngày hôm nay, công ty đúc Tân Long đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài, sau đây là một vài điểm mốc quan trọng trong quá trình thành lập công ty. Công ty đúc Tân Long ra đời từ một phân xưởng đúc của Xí nghiệp cơ khí 19-8 Hải Phòng, nó được tách ra xây dựng thành xí nghiệp chuyên đúc lấy tên là Xí nghiệp đúc Tân Long (nay là công ty đúc Tân Long – COTREXIM, theo quyết định số 02/2003 QĐ-BXD ra ngày 7/2/2003). Xí nghiệp đúc Tân Long được UBND thành phố Hải Phòng ra quyết định thành lập số 600 ngày 6/10/1964 và hoạt động chính thức ngày 01/01/1965. Thực hiện nghị định 388/HĐBT ngày 20/01/1991 ban hành quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước, xí nghiệp đúc Tân Long đã lập hồ sơ xin đăng ký thành lập lại doanh nghiệp nhà nước. Ngày 12/11/1992 UBND thành phố Hải Phòng đã ra quyết định số 1296/QĐ-TCCQ về việc thành lập xí nghiệp đúc Tân Long. Đến ngày 15/03/1999, xí nghiệp đúc Tân Long đổi tên thành công ty đúc Tân Long theo quyết định số 387QĐ/UB của UBND thành phố Hải Phòng về việc thay đổi tên doanh nghiệp. Tháng 2/2003, sát nhập công ty Bộ Xây dựng CONTREXIM theo mô hình công ty mẹ con thành công ty đúc Tân Long CONTREXIM. b, Quá trình phát triển của công ty đúc Tân Long: Xuất thân từ một phân xưởng đúc của nhà máy cơ khí 19-8 nên công nghệ lúc đó còn rất lạc hậu và thiếu thốn, chủ yếu đúc ống bằng phương pháp đúc khuôn cát và khuôn vĩnh cửu (khuôn cát chỉ đúc một lần, khuôn vĩnh cửu đúc được nhiều lần). Với công nghệ này, xí nghiệp đúc Tân Long chủ yếu đúc các chi tiết máy, đúc phôi cho công nghiệp chế tạo cơ khí và tàu thuyền, phục vụ công nghiệp nhẹ, làm thiết bị cho nhà máy sản xuất giấy, phục vụ phân lân nung chảy, phục vụ cho xây dựng sản xuất xi măng, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và các loại bơm, vỏ, lựu đạn phục vụ quốc phòng… Ngoài còn sản xuất thép và kim loại màu, đồng, nhôm. Để tập trung chuyên môn hoá, năm 1968 xí nghiệp đúc Tân Long đã chuyển phần đúc kim loại màu và đúc thép cho đơn vị khác. Xí nghiệp tập trung cho đúc các sản phẩm bằng gang (dúc ống và chi tiết máy). Dưới ánh sáng nghị quyết Trung ương Đảng và thành uỷ, với sự chỉ đạo chặt chẽ và đầu tư kịp thời của UBND thành phố và sở công nghiệp thành phố Hải Phòng, xí nghiệp đã nghiên cứu thành công phương pháp đúc ống liên tục thay thế phương pháp đúc khuôn cát và khuôn vĩnh cửu lạc hậu, hiệu quả chất lượng kém. Đến những năm đầu 1977-1978, sản lượng ống của xí nghiệp đạt 13000 tấn /năm. Với sản lượng đó chiếm trên 85% sản lượng ống gang sản xuất của toàn quốc. Trên toàn quốc có 5 nhà máy sản xuất ống bằng phương pháp này: bộ xây dựng co hai nhà máy, Hà Nội có hai nhà máy và Hải Phòng có một nhà máy. Sau những năm 1980, nguồn vốn của nhà máy giảm sút do tình hình chung của cả nước dẫn đến sản lượng của xí nghiệp có chững lại và giảm xuống với thời gian gần 7 năm. Những năm 1989-1990, nhu cầu về cấp nước có tăng trở lại nhưng nó đòi hỏi yêu cầu cao hơn. Mặt khác do nền kinh tế thị trường đã tạo ra nhiều cơ hội tiếp xúc, giao lưu với nền kinh tế nước ngoài rộng rãi hơn, để cạnh tranh với thị trường quốc tế, xí nghiệp đã cải tiến công nghệ, thay đổi mẫu mã, sản xuất sản phẩm có chất lượng cao ống lắp gioăng TYTON, ống chịu áp lực cao, tráng vữa xi măng và sơn phủ sơn butimen. Trong những năm 1990-1991 là những năm khó khăn vầ nguyên vật liệu, xí nghiệp chủ yếu sử dụng gang của Liên Xô mà gang nhập khẩu vào nước ta đang có xu hướng giảm, giá thành lại cao, không đáp ứng đủ nhu cầu cung cấp ống gang cho các đơn vị trong nước cũng như xuất khẩu tại chỗ cho Phần Lan lắp đặt tại Hải Phòng. Trước những vấn đè khó khăn đó, xí nghiệp đã thay đổi cong nghệ, sử dụng nguyên vật liệu của khu gang thép Thái Nguyên và Cao Bằng. Đồng thời xí nghiệp cũng nghiên cứu, thực hiện thành công đề tài thiết kế cải tiến lò luyện gang, thay thế sử dụng nguyên liệu than cốc nhập ngoại bằng sử dụng 100% than angtraxit mỏ. Trong những năm gần đây, tiếp thu những thành tựu đã đạt được cùng với sự phấn đấu không ngừng để đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ cán bộ quản lý và tay nghề của công nhân, xí nghiệp đã đang đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước cũng như xuất khẩu nước ngoài. 2. Chức năng và nhiệm vụ hoạt động của công ty đúc Tân Long: Cũng như các doanh nghiệp công nghiệp khác, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là hoạt động sử dụng kết hợp các yếu tố đầu vào tạo ra sản phẩm công nghiệp cung cấp cho các đối tượng sản xuất, tiêu dùng trong và ngoài nước, nhằm mang lại thu nhập cho tập thể lao động và cho doanh nghiệp. Chức năng của công ty là tiến hành hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận cao nhất đáp ứng yêu cầu của xã hội, đảm bảo cuộc sống cho tập thể cán bộ công nhân viên. Cụ thể, chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất các mặt hàng đúc gang và gia công cơ khí phục vụ cho nền kinh tế quốc dân, ngoài ra còn kinh doanh, sản xuất ngánh nghề khác theo quy định của pháp luật. Xuất phát từ chức năng đó, công ty đã đặt ra hai nhiệm vụ cơ bản sau: Thứ nhất là tạo ra và cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội qua đó đạt doanh số tối đa. Thứ hai là tạo ra giá trị thặng dư và phấn đấu đạt mức lợi nhuận tối đa. 3. Cơ cấu bộ máy quản lý và sản xuất của công ty đúc Tân Long: Giám đốc Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc SXKD Phó giám đốc nội chính Phòng KT sản xuất Phòng KCS Phòng công nghệ Phòng cung tiêu Phòng kinh tế Phòng TC HC Phòng đời sống Phòng bảo vệ Phân xưởng đúc ống Phân xưởng đúc máy Phân xưởng cơ khí Sơ đồ bộ máy quản lý sản xuất của công ty đúc Tân Long a, Hệ thống cơ cấu sản xuất của công ty: Với cơ cấu tính chất của quá trình sản xuất kinh doanh, các bộ phận sản xuất của công ty bao gồm 3 phân xưởng, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhiệm vụ chính của các phân xưởng như sau: - Phân xưởng đúc ống: có nhiệm vụ nấu luyện, sản xuất ống và hoàn thiện ống. - Phân xưởng đúc máy: có nhiệm vụ nấu luyện, tạo khuôn mẫu, đúc các chi tiết máy và phụ kiện đường ống. - Phân xưởng cơ khí: có nhiệm vụ gia công cơ khí các chi tiết máy và phụ kiện dường ống. b, Hệ thống cơ cấu quản lý của công ty: * Đứng đầu bộ máy quản lý của công ty là Giám đốc công ty chịu trách nhiệm chính như: - Bảo toàn vốn và nộp thuế cho Nhà nước. - Bảo đảm đời sống cho cán bộ công nhân viên của công ty. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của công ty. Giúp việc cho giám đốc là các phó giám đốc phụ trách từng bộ phận: Phó giám đốc kỹ thuật, phó giám đốc sản xuất kinh doanh, phó giám đốc nội chính. Mỗi phó giám đốc chịu trách nhiệm về một số phòng ban chuyên trách cụ thể. * Các phòng ban nghiệp vụ chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý riêng của mình: - Phòng kỹ thuật sản xuất: chịu trách nhiệm điều lệ sản xuất, giám sát kỹ thuật - bảo hộ lao động - lập kế hoạch sản xuất. - Phòng K.C.S: chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm đầu ra và vật liệu đầu vào, kết hợp với phòng kỹ thuật sản xuất hướng dẫn thực hiện quy trình công nghệ sản xuất và chịu trách nhiệm giao hàng (sản phẩm) cho khách hàng tới tận chân công trình. - Phòng công nghệ: chịu trách nhiệm nghiên cứu đề tài công nghệ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hướng dẫn phụ trách thực hiện các quy trình công nghệ mới, xây dựng cơ bản giúp nâng cao chất lượng, giảm giá thành, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. - Phòng cung tiêu: chịu trách nhiệm cung cấp các vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế, kết hợp với phòng kinh tế và kỹ thuật sản xuất để thưch hiện chức năng tiêu thụ sản phẩm. Các phòng ban trên chịu sự quản lý điều hành của phó giám đốc kỹ thuật. - Phòng kinh tế: làm chức năng của tài vụ tính lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên, cân đối thu chi, trực tiếp thực hiện nộp nghĩa vụ đối với nhà nước, tham mưu để ký kết các hợp đồng kinh tế. - Phòng tổ chức hành chính: tiếp nhận bố trí nhân lực, sắp xếp tổ chức bảo đảm cân đối và hợp lý, theo dõi việc thực hiện các chế độ cho cán bộ công nhânviên trong công ty như tiền lương, thưởng, bảo hộ lao động…, lập định mức lao động, xây dựng quỹ tiền lương, chịu trách nhiệm về hành chính, y tế. Phòng đời sốngP: bảo đảm phục vụ đời sống cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty. - Phòng bảo vệ: bảo đảm an ninh trật tự, giữ gìn mọi tài sản của công ty. Các phòng, ban này chịu sự quản lý của phó giám đốc nội chính. Phó giám đốc sản xuất kinh doanh chịu trách nhiệm quản lý các phân xưởng sản xuất trực tiếp. Đây là một hình thức quản lý tương đối hoàn thiện§, cán bộ quản lý được tinh giản nhiều, hiệu quả quản lý cao, phù hợp với tình hình kinh tế của nước ta hiện nay. 4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây: Do còn nhiều bỡ ngỡ trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường nên bộ phận lãnh đạo, quản lý của công ty cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên nói chung phải đương đầu với những thử thách lớn, gặp phải không ít khó khăn. Tuy nhiên, bằng nỗ lực, cố gắng nghiên cứu tìm tòi sáng tạo trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, cán bộ công nhân viên luôn tự hoàn thiện mình, phấn đấu trong công viẹc mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong những năm gần đây, công ty đã mạnh dạn đầu tư những dây chuyền sản xuất công nghệ mới, tiên tiến hiện đại cùng với tinh thần trách nhiệm trong làm việc của cán bộ công nhân viên nên năng suất chất lượng tăng cao, mẫu mã đẹp, sản phẩm đã từng bước phù hợp với thị hiếu của nguời tiêu dùng, khẳng định uy tín đối với khách hàng trong và ngoài nước. Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển với bao khó khăn thuận lợi, nhưng với quyết tâm cao, miệt mài tìm tòi sáng tạo của Đảng bộ, ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên các phòng ban, xí nghiệp đúc Tân Long đã luôn hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó. Những cống hiến đó đã được Nhà nước, thành phố Hải Phòng ghi nhận thể hiện qua những bằng khen, huy chương. Cụ thể như: - Huân chương lao động hạng 3 - Nhiều bằng khen của Trung ương và thành phố Tại các kỳ hội chợ triển lãm kinh tế - kỹ thuật hàng công nghiệp toàn quốc, công ty đã được tặng: - Năm 1983: huy chương bạc cho ống gang dẫn nước DN - Năm1986: + 12 huy chương vàng cho ống gang dẫn nước từ DN750 - DN800 mm + 1 huy chương vàng cho phụ kiện đường ống + 1 huy chương vàng cho công trình nghiên cứu sử dụng 100% than angtraxit thay thế than cốc nhập ngoại + 3 huy chương vàng cho quả lô xeo giấy DN700 - DN1000 và DN1300 mm +1 huy chương vàng cho thân bao xilanh máy lạnh 2AD150 - Năm 1988: là đơn vị duy nhất ở Việt Nam đựoc nhà nước cấp dấu chất lượng cấp I - Năm 1992: 3 huy chương vàng cho các loại ống gang cấp nước chịu áp lực cao theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 13-78 DN300, DN400 và DN600 mm - Năm 1994: 7 huy chương vàng cho các loại ống gang dẫn nước áp lực cao theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 13-78 - Năm 1998: huy chương vàng cho các ống gang dẫn nước chịu áp lực cao tráng xi măng tiêu chuẩn quốc tế ISO 13-78 - Năm 2000: huy chương vàng cho các loại ống gang dẫn nước chịu áp lực cao tráng xi măng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 13-78 Sông song đó, công ty còn sản xuất các loại ống gang theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2943-79 Chính vì vậy mà từ năm 1992, công ty đúc Tân Long đã thắng thầu quốc tế tại Hensiky để cung cấp ống và phụ kiện cấp nước chương trình cấp nước Phần Lan tại Hải Phòng cho khu công nghiệp Numora - Hải Phòng, khu công nghiệp Amata - Đồng Nai, cho liên doanh kính nổi Việt Nhật - Bắc Ninh và công trình cấp nước Nhật Bản, Gia Lâm - Hà Nội và một số công trình cấp nước khác ở Việt Nam. - Trong các năm từ 2001-2005, công ty còn đạt thêm một số huy chương vàng và bằng khen khác của Trung ương và thành phố. II. HƯỚNG PHÂN TÍCH: 1. Phân tích quy mô tài sản cố định: Khi phân tích quy mô tài sản cố định, ta vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích sự biến động của quy mô TSCĐ trong giai đoạn 1999-2005. Ta tính toán các chỉ tiêu sau: - Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn, lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân. - Tốc độ phát triển liên hoàn, tốc đọ phát triển bình quân - Tốc độ tăng (giảm), tốc độ tăng (giảm) bình quân - Giá trị tuyệt đối của 1% tăng giảm 2. Phân tích cơ cấu tài sản cố định: Ta tiến hành phân tích cơ cấu TSCĐ theo một số cách phân loại khác nhau như: - Cơ cấu TSCĐ theo đặc tính kinh tế - Cơ cấu TSCĐ theo hình thái biểu hiện - Cơ cấu TSCĐ theo quyền sở hữu 3. Phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng tài sản cố định: Ta tiến hành phân tích một số vấn đề sau: * Phân tích khấu hao tài sản cố định; - vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích sự biến động chỉ tiêu mức khấu hao TSCĐ - tính toán chỉ tiêu tỷ suất khấu hao TSCĐ * Phân tích tình hình trang bị TSCĐ cho lao động thông qua tính toán, so sánh chỉ tiêu mức trang bị tài sản cố định cho lao động. * Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ thông qua tính toán các chỉ tiêu: Nhóm chỉ tiêu hiệu quả thuận: + Năng suất TSCĐ tính theo giá trị tổng sản lượng + Năng suất TSCĐ tính theo tổng doanh thu + Năng suất TSCĐ tính theo tổng sản phẩm + Năng suất mức khấu hao TSCĐ tính theo giá trị tổng sản lượng + Năng suất mức khấu hao TSCĐ tính theo tổng doanh thu + Năng suất mức khấu hao TSCĐ tính theo tổng sản phẩm Nhóm chỉ tiêu hiệu quả nghịch: + Suất tiêu hao TSCĐ tính theo giá trị tổng sản lượng + Suất tiêu hao TSCĐ tính theo tổng doanh thu + Suất tiêu hao TSCĐ tính theo tổng sản phẩm + Suất tiêu hao mức khấu hao TSCĐ tính theo giá trị tổng sản lượng + Suất tiêu hao mức khấu hao TSCĐ tính theo tổng doanh thu + Suất tiêu hao mức khấu hao TSCĐ tính theo tổng sản phẩm. III. PHÂN TÍCH THỐNG KÊ QUY MÔ, CƠ CẤU, TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY ĐÚC TÂN LONG TRONG GIAI ĐOẠN 1999-2000: Có số liệu về tổng hợp tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty đúc Tân Long giai đoạn 1999 - 2005 như sau: Bảng 1: Tổng hợp tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty đúc Tân Long trong giai đoạn 1999-2005 TT Chỉ tiêu ĐVT 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 I Giá trị sản xuất Trđ 13300 13600 16756 17149 15600 18936 20609 II Doanh thu Trđ 19500 20100 19372 22449 40000 44798 52453 III Sản phẩm chính Hàng ống Hàng máy Tấn Tấn 2930 2700 230 2844 2600 244 3398 3054 344 3577 3360 217 3380 3100 280 4014 3716 298 3840 3600 240 IV Lao động tiền lương - Lao động toàn đơn vị - Tổng quỹ lương - Lương bình quân Người Trđ Trđ 374 6200 1.4 374 6200 1.4 387 5580 1.283 387 6530 1.406 387 6000 1.56 320 8841 2.3 345 8000 1.93 V Tài sản cố định - Giá trị tài sản cố định - Nhà cửa - Vật kiến trúc - Máy móc thiết bị - Phương tiện vận tải - Thiết bị dụng cụ QL - Tài sản vô hình Mức khấu hao Trđ Trđ Trđ Trđ Trđ Trđ Trđ Trđ 3702 2352 100 750 410 75 15 320 3715 2352 100 750 421 75 15 322 3931 2418 152 840 421 85 15 320 2956 1432 152 840 364 50 119 376 3012 1432 152 840 364 105 119 389 3521 1432 152 834 897 88 119 410 3522 1163 163 786 879 73 110 330 1. Phân tích quy mô và biến động quy mô tài sản cố định của công ty đúc Tân Long giai đoạn 1999-2005: Công ty đúc Tân Long là một doanh nghiệp công nghiệp, việc sản xuất của công ty phụ thuộc rất nhiều vào tài sản cố định do đó công ty luôn quan tâm tới việc gia tăng và cải tiến tài sản cố định. Nghiên cứu vấn đề này ta tiến hành thống kê quy mô tài sản cố định trong giai đoạn 1999-2005: Bảng 2: Quy mô tài sản cố định của công ty đúc Tân Long giai đoạn 1999g-2005 Năm K (Trđ) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (Trđ) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (giảm) Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) 1999 3702 - - - - 2000 3712 10 100.27 0.27 37.02 2001 3931 219 105.9 5.9 37.12 2002 2956 -975 75.2 -24.8 39.31 2003 3012 56 101.9 1.9 29.56 2004 3521 509 116.9 16.9 30.12 2005 3522 1 100.03 0.03 35.21 Đây là dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau nên giá trị tài sản cố định trung bình trong giai đoạn này được tính theo công thức: trđ Ngoài ra còn có những số liệu sau: - Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: trđ - Tốc độ phát triển bình quân: - Tốc độ tăng (giảm) bình quân: Từ những số liệu tính toán được ta thấy, ở đầu kỳ nghiên cứu năm 1999 giá trị tài sản cố định của công ty là 3702 trđ và đến cuối kỳ nghiên cứu giá trị toàn bộ tài sản cố định là 3522 trđ tức là giảm 180 trđ hay giảm 4.86%. Tuy nhiên trong cả thời kỳ, giá trị tài sản cố định tăng, giảm ở các thời điểm là khác nhau. Cụ thể, giá trị TSCĐ của công ty tăng 10 trđ trong năm 2000 tức là tăng 0.27% so với năm 1999 và tăng 219 trđ trong năm 2001 tức 5.9% so với năm 2000 nhưng lại giảm mạnh trong năm 2002: giảm 975 trđ tức là giảm 24.8% so với năm 2001. Nguyên nhân là do trong năm này có một số máy đúc đã quá cũ và lạc hậu, hết thời gian khấu hao và đã được bán thanh lý. Đến năm 2003, do cần nâng cao công tác quản lý, công ty quyết định mua sắm thêm một số loại thiết bị quản lý mới, do đó giá trị TSCĐ có tăng thêm 56 trđ tức tăng thêm 1.9% so với năm 2002. Trong năm 2004, để phục vụ cho hoạt động sản xuất, công ty có mua sắm thêm một máy đúc mới cùng một số thiết bị dụng cụ khác làm tổng giá trị TSCĐ tăng thêm 509 trđ và giá trị này không thay đổi nhiều trong năm 2005. Như vậy, tuỳ thuộc vào tình hình sản xuất, nhu cầu quản lý và nguồn vốn của công ty mà giá trị TSCĐ đã có sự tăng giảm tuỳ thuộc theo nhu cầu. 2. Phân tích cơ cấu tài sản cố định của công ty đúc Tân Long trong giai đoạn 1999-2005: Khi nghiên cứu cơ cấu TSCĐ, ta phải tiến hành phân loại TSCĐ. Có nhiều cách phân loại TSCĐ khác nhau. Ta có thể tiến hành nghiên cứu cơ cấu TSCĐ theo một số tiêu thức phân loại sau: 2.1/ Phân tích cơ cấu TSCĐ theo đặc tính kinh tế: Bảng 3: Cơ cấu tài sản cố định của công ty đúc Tân Long trong giai đoạn 1999-2005 Năm Loại TSCĐ 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 GT (trđ) TT (%) GT (trđ) TT (%) GT (trđ) TT (%) GT (trđ) TT (%) GT (trđ) TT (%) GT (trđ) TT (%) GT (trđ) TT (%) Nhà cửa 2352 63.53 2352 63.36 2418 61.51 1432 48.44 1432 47.54 1432 40.67 1163 33.02 Vật kiến trúc 100 2.7 100 2.69 152 3.87 152 5.14 152 5.05 152 4.32 163 4.63 Máy móc thiết bị 750 20.26 749 20.18 840 21.37 840 28.42 840 27.89 834 23.69 786 22.32 Phương tiện vận tải 410 11.08 421 11.34 421 10.71 364 12.31 364 12.08 897 25.48 897 25.47 Thiết bị dụng cụ QL 75 2.03 75 2.02 85 2.16 50 1.69 105 3.49 88 2.499 73 2.07 Tài sản vô hình 15 0.405 15 0.404 15 0.382 119 4.03 119 3.95 119 3.38 110 3.12 Giá trị TSCĐ 3702 3712 3931 2956 3012 3521 3522 Trong các loại TSCĐ của công ty thì loại TSCĐ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất là nhà cửa. Nhà cửa ở đây bao gồm bộ phận quan trọng là các nhà xưởng, phòng quản lý, nhà ở cho một số cán bộ công nhân viên. Tuy tỷ trọng của bộ phận nay đang có xu hướng giảm (từ chiếm 63.53% xuống 33.02%) song bộ phận này vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị TSCĐ. Đứng thứ hai là bộ phận máy móc thiết bị - là bộ phận không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bộ phận này ngày càng có xu hướng được mở rộng, cụ thể ở năm 1999 chiếm 20.26%, được nâng lên trong năm 2002 là 28.42% và đến năm 2005 chiếm 22.32% trở thành bộ phận chiếm tỷ trọng lớn thứ ba trong toàn bộ giá trị TSCĐ. Tiếp theo, bộ phận phương tiện vận tải cũng giữ vai trò quan trọng và cần thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bộ phận này trong năm 1999 chiếm tỷ trọng lớn thứ ba trong tổng giá trị TSCĐ (11.08%) đến năm 2005 nó chiếm 25.47% và trở thành loại TSCĐ có tỷ trọng lớn thứ hai trong toàn bộ TSCĐ của công ty. Bộ phận TSCĐ vô hình cũng có sự gia tăng về tỷ trọng, năm 1999 chiếm 0.405% và đã tăng lên 3.12% trong năm 2005. Nguyên nhân là do công ty đã có những cải tiến công nghệ quan trọng do đó số các bằng phát minh sáng chế cũng gia tăng làm tỷ trọng TSCĐ vô hình có xu hướng được nâng cao. Đây là một dấu hiệu tốt biểu hiện sự quan tâm của công ty tới việc nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất. Ngoài ra, bộ phận vật kiến trúc và thiết bị dụng cụ quản lý có sự thay đổi không đáng kể. 2.2/ Phân tích cơ cấu TSCĐ theo hình thái biểu hiện và theo quyền sở hữu: Bảng 4: Cơ cấu tài sản cố định theo hình thái biểu hiện của công ty đúc Tân Long trong giai đoạn 1999c-2005 Năm Loại TSCĐ 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 GT (trđ) TT (%) GT (trđ) TT (%) GT (trđ) TT (%) GT (trđ) TT (%) GT (trđ) TT (%) GT (trđ) TT (%) GT (trđ) TT (%) TSCĐ hữu hình 3687 99.59 3697 99.6 3916 99.618 2837 95.97 2893 96.05 3402 96.62 3412 96.88 TSCĐ vô hình 15 0.41 15 0.4 15 0.382 119 4.03 119 3.95 119 3.38 110 3.12 Giá trị TSCĐ 3702 3712 3931 2956 3012 3521 3522 Bảng 5: Cơ cấu tài sản cố định theo quyền sở hữu của công ty đúc Tân Long trong giai đoạn 1999-2005 Năm Loại TSCĐ 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 GT TT GT TT GT TT GT TT GT TT GT TT GT TT TSCĐ tự có 3013 81.39 3022 81.41 2996 76.21 2002 67.73 2017 66.97 2518 71.51 2519 71.52 TSCĐ thuê ngoài 689 18.61 690 18.58 935 23.79 954 32.27 995 33.03 1003 28.49 1003 28.48 Giá trị TSCĐ 3702 3712 3931 2956 3012 3521 3522 Từ bảng 4 ta thấy khi nghiê cứu cơ cấu TSCĐ theo hình thái biểu hiện thì bộ phân TSCĐ hữu hình chiếm tỷ trọng lớn trong suốt giai đoạn nghiên cứu. Cụ thể, trong năm 1999 bộ phận này chiếm 99.59% và đến năm 2005, nó vẫn chiếm tỷ trọng cao là 96.88% trong khi bộ phận TSCĐ vô hình chỉ chiếm 0.41% trong năm 1999 và 3.12% trong năm 2005. Tuy nhiên, tỷ trọng của các bộ phận này cũng đang có sự chuyển biến: TSCĐ hữu hình đang có xu hướng giảm và bộ phận TSCĐ vô hình đang được mở rộng, song sự biến đổi này rất nhỏ, tỷ trọng TSCĐ hữu hình năm 2005 chỉ giảm 2.71% so với năm 1999. Bảng 5 thể hiện sự biến động của bộ phân TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài của công ty đúc Tân Long trong giai đoạn 1999-2005. Từ kết quả tính toán ta thấy, quy mô TSCĐ của công ty chủ yếu là do tự có (TSCĐ tự có năm 1999 chiếm 81.39T% đến năm 2003 vẫn chiếm 66.97% và năm 2005 chiếm 71.52%). Tuy nhiên từ kết quả tính toán cho thấy tỷ lệ TSCĐ tự có cũng đang có xu hướng giảm (năm 2005 giảm 494 trđ so với năm 1999n) hay giá trị TSCĐ thuê ngoài tăng trong thời gian gần đây. 3. Phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty đúc Tân Long trong giai đoạn 1999-2005: 3.1/ Phân tích khấu hao tài sản cố định của công ty đúc Tân Long trong giai đoạn 1999-2005: Khi tiến hành thống kê về khấu hao TSCĐ ta tiến hành phân tích hai chỉ tiêu: mức khấu hao TSCĐ và tỷ suất khấu hao TSCĐ. Bảng 6: Mức khấu hao tài sản cố định của công ty đúc Tân Long giai đoạn 1999-2005 Năm Mức khấu hao (Trđ) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (Trđ) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (giảm) Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) 1999 320 - - - - 2000 322 2 100.625 0.625 3.2 2001 320 -2 99.38 - 0.62 3.22 2002 376 56 117.5 17.5 3.2 2003 389 13 103.46 3.46 3.89 2004 410 11 105.4 5.4 4.1 2005 330 - 80 80.49 -19.51 3.3 Từ những số liệu tính toán được ta thấy, năm 1999 mức khấu hao tài sản cố định của công ty là 320 trđ và đến năm 2005 mức khấu hao tài sản cố định là 330 trđ tức là tăng 10 trđ hay tăng 3.125%. Tuy nhiên trong cả thời kỳ, do có sự biến động của giá trị tài sản cố định làm cho mức khấu hao TSCĐ cũng tăng giảm ở các thời điểm là khác nhau. Cụ thể trong các năm 1999-2001, mức khấu hao có sự tăng giảm đều nhau (năm 2000 tăng 2trđ so với năm 1999 sau đó lại giảm 2trđ trong năm 2001) do đó đến năm 2001 mức khấu hao TSCĐ bằng năm 1999 là 320 trđ . Nhưng trong các năm tiếp theo, mức khấu hao TSCĐ có sự gia tăng: năm 2002 tăng 56 trđ tức là tăng 17.5% so với năm 2001, năm 2003 tăng 13 trđ (3.46%) so với năm 2002, năm 2004 tăng 11trđ (5.4%) so với năm 2003.Nguyên nhân là do trong các năm này công ty có mua sắm thêm một số TSCĐ mới dẫn đến mức khấu hao trích trong các năm này cũng tăng. Đến năm 2005, mức khấu hao TSCĐ lại giảm 80 trđ hay 19.51% so với năm 2004 do một số TSCĐ đã hoàn thành trích khấu hao. Bảng 7: Tỷ suất khấu hao tài sản cố định của công ty đúc Tân Long trong giai đoạn 1999-2005 Năm Giá trị TSCĐ (trđ) Mức khấu hao năm (trđ) Tỷ suất khấu hao năm (%) 1999 3702 320 8.64 2000 3712 322 8.67 2001 3931 320 8.14 2002 2956 376 12.72 2003 3012 389 12.92 2004 3521 410 11.64 2005 3522 330 9.37 Mức khấu hao tài sản cố định của công ty có xu hướng tăng, giảm trong từng thời kỳ khác nhau dẫn tới tỷ suất khấu hao cũng có sự biến động tương tự. Cụ thể, mức khấu hao trong các năm 1999-2001 có sự biến đổi không lớn nhưng đến các năm 2002-2004 tỷ suất khấu hao TSCĐ tăng nhanh và lớn nhất là trong năm 2003 (12.92%). 3.2/ Phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty đúc Tân Long trong giai đoạn 1999-2005: a, Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định cho lao động trong công ty đúc Tân Long trong giai đoạn 1999-2005: Việc đánh giá tình hình trang bị TSCĐ cho lao động của công ty được thực hiện thông qua tính toán chỉ tiêu mức trang bị TSCĐ cho lao động. Bảng 8: Mức trang bị tài sản cố định cho lao động của công ty đúc Tân Long trong giai đoạn 1999-2005 Chỉ tiêu ĐVT 1999 2000 2001 2002 (%) (%) (%) Lao động () Người 375 374 381 387 99.73 101.87 101.57 Giá trị TSCĐ () Trđ 3704 3708.5 3823 3443.5 100.12 103.09 90.07 Mức trang bị TSCĐ cho lao động Trđ/người 9.88 9.92 10.03 8.9 100.4 101.11 88.73 Chỉ tiêu ĐVT 2002 2003 2004 2005 (%) (%) (%) Lao động () Người 387 387 354 333 100 91.47 94.07 Giá trị TSCĐ () Trđ 3443.5 2984 3266.5 3521.5 86.66 109.47 107.81 Mức trang bị TSCĐ cho lao động Trđ/người 8.9 7.71 9.23 10.58 86.63 119.71 114.63 Từ bảng trên ta thấy, trong hai năm 2000-2001, trình độ trang bị TSCĐ cho lao động của công ty được nâng cao phản ánh qua tốc độ phát triển của chỉ tiêu mức trang bị TSCĐ cho lao động trong các năm này lớn hơn 100. Nguyên nhân là do tốc độ phát triển của chỉ tiêu giá trị TSCĐ lớn hơn tốc độ phát triển của chỉ tiêu lao động trong công ty. Tuy nhiên trong hai năm tiếp theo 2002 và 2003, chỉ tiêu mức trang bị TSCĐ cho lao động lại có tốc độ phát triển nhỏ hơn 100 phản ánh trình độ trang bị TSCĐ cho lao động giảm sút. Nguyên nhân là do trong năm 2002 số lượng lao động đã tăng 1.57% so với năm 2001 song giá trị TSCĐ lại giảm 9.03% so với năm trước và đến năm 2003 số lao động được giữ nguyên 387 người nhưng giá trị TSCĐ lại vẫn tiếp tục giảm 13.34% so với năm 2002. Trong hai năm gần đây, trình độ trang bị TSCĐ cho lao động được cải thiện đáng kể thể hiện qua chỉ tiêu mức trang bị TSCĐ cho lao động có tốc độ phát triển lớn hơn 100 do số lượng lao động đã được tinh giản nhiều (năm 2004 giảm 33 người so với năm 2003 và năm 2005 giảm 21 người so với năm 2004) đồng thời giá trị TSCĐ cũng được gia tăng năm 2004 tăng 9.47 so với năm 2003 và năm 2005 tăng 7.81% so với năm 2004). Hay nói cách khác là do tốc độ phát triển của chỉ tiêu giá trị TSCĐ lớn hơn tốc độ phát triển của chỉ tiêu số lao động của công ty. Điều đó thể hiện trình độ kỹ thuật sản xuất của công ty đã được nâng cao, năng suất lao động tăng, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng. b, Phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty đúc Tân Long trong giai đoạn 1999-2005: Việc đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định được thực hiện thông qua tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ- được xây dựng dựa trên việc so sánh các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và chỉ tiêu về tài sản cố định như tổng giá trị TSCĐ và mức khấu hao TSCĐ. * Phân tích sự biến động của chỉ tiêu giá trị sản xuất do ảnh hưởng của chỉ tiêu giá trị TSCĐ và mức khấu hao TSCĐ: Bảng 9: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định theo giá trị sản xuất của công ty đúc Tân Long giai đoạn 1999-2005 Chỉ tiêu ĐVT 1999 2000 2001 2002 (%) (%) (%) Giá trị sản xuất GO Trđ 13300 13600 16756 17149 102.26 123.21 102.35 Giá trị TSCĐ () Trđ 3704 3708.5 3823 3443.5 100.12 103.09 90.07 Mức khấu hao () Trđ 320 322 320 376 100.63 99.38 117.5 Năng suất TSCĐ tính theo giá trị sản xuất Lần 3.591 3.667 4.381 4.98 102.12 119.47 113.67 Năng suất tính theo giá trị sản xuất Lần 41.563 42.236 52.363 45.609 101.62 123.98 87.1 Suất tiêu hao TSCĐ tính theo giá trị sản xuất Lần 0.278 0.273 0.228 0.201 97.92 83.7 87.97 Suất tiêu hao tính theo giá trị sản xuất Lần 0.024 0.0236 0.0191 0.0219 98.41 82.61 114.81 Chỉ tiêu ĐVT 2002 2003 2004 2005 (%) (%) (%) Giá trị sản xuất (GO) Trđ 17149 15600 18936 20609 90.97 121.38 108.83 Giá trị TSCĐ () Trđ 3443.5 2984 3266.5 3521.5 86.66 109.47 107.81 Mức khấu hao () Trđ 376 389 410 330 103.46 105.4 80.49 Năng suất TSCĐ tính theo giá trị sản xuất Lần 4.98 5.228 5.797 5.852 104.98 110.88 100.95 Năng suất tính theo giá trị sản xuất Lần 45.609 40.103 46.185 62.452 87.93 115.17 135.22 Suất tiêu hao TSCĐ tính theo giá trị sản xuất Lần 0.201 0.191 0.173 0.171 95.26 90.18 99.06 Suất tiêu hao tính theo giá trị sản xuất Lần 0.0219 0.0249 0.0217 0.016 113.73 86.83 73.95 Từ kết quả tính toán cho thấy, chỉ tiêu năng suất tài sản cố định tính theo giá trị sản xuất trong các năm 1999-2005 đều có tốc độ phát triển lớn hơn 100 phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ theo giá trị sản xuất đã tăng trong những năm này. Cụ thể là: 1 trđ TSCĐ năm 1999 chỉ tạo ra 3.591 trđ giá trị sản xuất nhưng đến năm 2000 là 3.667 trđ, năm 2003 là 5.228 trđ và đến năm 2005 nó tạo ra 5.852 trđ giá trị sản xuất. Nguyên nhân là do chỉ tiêu giá trị sản xuất có tốc độ phát triển lớn hơn tốc độ phát triển của chỉ tiêu giá trị TSCĐ. Ngược lại, chỉ tiêu suất tiêu hao TSCĐ tính theo giá trị sản xuất lại có tốc độ phát triển nhỏ hơn 100 cũng phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo giá trị sản xuất kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc, có nghĩa là để tạo ra 1 trđ giá trị sản xuất thì giá trị TSCĐ được sử dụng ngày càng giảm bớt. Về hiệu quả sử dụng mức khấu hao TSCĐ, ta có chỉ tiêu năng suất mức khấu hao TSCĐ tính theo giá trị sản xuất. Trong các năm 2000, 2001, chỉ tiêu này có tốc độ phát triển lớn hơn 100 phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo giá trị sản xuất trong các năm này được nâng cao. Tuy nhiên đến năm 2002-2003, các chỉ tiêu này lại có tốc độ phát triển nhỏ hơn 100 phản ánh hiệu quả giảm, nguyên nhân là do tốc độ phát triển của chỉ tiêu giá trị sản xuất nhỏ hơn tốc độ phát triển của chỉ tiêu mức khấu hao TSCĐ. Trong các năm gần đây, hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo giá trị sản xuất đã được nâng cao, tốc độ phát triển của giá trị sản xuất đã nhanh hơn tốc độ phát triển của mức khấu hao TSCĐ. Cụ thể trong năm 2003, 1 trđ mức khấu hao TSCĐ tạo ra 40.103 trđ GO thì đến năm 2004 là 46.185 trđ GO và năm 2005 là 62.452 trđ. Cũng như vậy suất tiêu hao mức khấu hao TSCĐ cũng có sự tăng giảm theo các năm tương tự. Để thấy rõ được hiệu quả sử dụng TSCĐ, ta tiến hành phân tích ảnh huởng của TSCĐ đến sự biến động của chỉ tiêu giá trị sản xuất: MH1: Biến động của giá trị sản xuất do ảnh hưởng của năng suất mức khấu hao TSCĐ tính theo giá trị sản xuất và tổng giá trị TSCĐ: 154.95 % = 162.97 % x 95.08 % 7309 = 7963.29 + (- 654.29) (trđ) Giá trị sản xuất năm 2005 tăng 54.95 % so với năm 1999 tức là tăng 7309 trđ, trong đó do ảnh hưởng: - năng suất TSCĐ tính theo giá trị sản xuất tăng 62.97 % làm cho giá trị sản xuất tăng 7963.29 trđ. - giá trị TSCĐ giảm 4.92% làm giá trị sản xuất giảm 654.29 trđ. MH2: Biến động của giá trị sản xuất do ảnh hưởng của năng suất mức khấu hao TSCĐ tính theo giá trị sản xuất và mức khấu hao TSCĐ: 154.95 % = 150.26 % x 103.12 % 7309 = 6893.21 + 415.79 (trđ) Giá trị sản xuất năm 2005 tăng 54.95 % so với năm 1999 hay tăng 7309 trđ do: năng suất mức khấu hao TSCĐ tính theo giá trị sản xuất tăng 50.26% làm cho GO tăng 6893.21 trđ và mức khấu hao TSCĐ tăng 3.12 % làm cho giá trị sản xuất tăng 415.79 trđ. * Phân tích biến động chỉ tiêu doanh thu do ảnh hưởng của các chỉ tiêu giá trị TSCĐ và mức khấu hao TSCĐ: Bảng 10: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định theo doanh thu của công ty đúc Tân Long giai đoạn 1999-2005 Chỉ tiêu ĐVT 1999 2000 2001 2002 (%) (%) (%) Doanh thu (DT) Trđ 19500 20100 19372 22449 103.08 96.38 115.88 Giá trị TSCĐ () Trđ 3704 3708.5 3823 3443.5 100.12 103.09 90.07 Mức khấu hao () Trđ 320 322 320 376 100.63 99.38 117.5 Năng suất TSCĐ tính theo doanh thu Lần 5.265 5.42 5.067 6.52 102.94 93.49 128.68 Năng suất tính theo doanh thu Lần 60.938 62.42 60.538 59.704 102.43 96.98 98.62 Suất tiêu hao TSCĐ tính theo doanh thu Lần 0.1899 0.185 0.197 0.153 97.14 106.97 77.71 Suất tiêu hao tính theo doanh thu Lần 0.0164 0.016 0.0165 0.0167 97.63 103.11 101.4 Chỉ tiêu ĐVT 2002 2003 2004 2005 (%) (%) (%) Doanh thu (DT) Trđ 22449 40000 44798 52453 178.18 111.99 117.09 Giá trị TSCĐ () Trđ 3443.5 2984 3266.5 3521.5 86.66 109.47 107.81 Mức khấu hao () Trđ 376 389 410 330 103.46 105.4 80.49 Năng suất TSCĐ tính theo doanh thu Lần 6.52 13.4 13.71 14.9 205.52 102.31 108.68 Năng suất tính theo doanh thu Lần 59.704 102.827 109.26 158.95 172.23 106.26 145.48 Suất tiêu hao TSCĐ tính theo doanh thu Lần 0.153 0.0746 0.0729 0.067 48.66 97.74 92.01 Suất tiêu hao tính theo doanh thu Lần 0.0167 0.0097 0.00915 0.00629 58.06 94.11 68.74 Về hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo doanh thu, ta nhận thấy chỉ tiêu năng suất TSCĐ tính theo doanh thu năm 2000 tăng so với năm 1999 và năm 2001 giảm so với năm 2000 nhưng trong các năm tiếp theo chỉ tiêu này luôn có tốc độ phát triển lớn hơn 100, đặc biệt trong năm 2003 mức năng suất này tăng 105.52 % so với năm 2002 (nguyên nhân là do trong năm này công ty nhận được thêm nhiều đơn đặt hàng làm cho doanh thu trong năm này tăng vọtn). Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo doanh thu đã được nâng cao nhanh chóng trong giai đoạn 1999-2005 do tốc độ tăng của chỉ tiêu doanh thu nhanh hơn tốc độ phát triển của chỉ tiêu giá trị TSCĐ. Cụ thể, 1 trđ TSCĐ năm 1999 chỉ tạo ra 5.265 trđ doanh thu nhưng đến năm 2002 tạo ra 6.52 trđ, năm 2003 là 13.4 trđ và đến năm 2005 là 14.9 trđ. Ngược lại suất tiêu hao TSCĐ tính trên một đồng doanh thu thì ngày càng có xu hướng nhỏ dần phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo doanh thu được nâng cao. Về chỉ tiêu năng suất mức khấu hao TSCĐ tính theo doanh thu, ta nhận thấy chỉ tiêu này giảm trong năm 2000, tăng trong năm 2001, lại giảm trong năm 2002 và tăng đều trong các năm 2003-2005. Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ đã có sự biến động trong các năm 1999-2002 song đã được nâng cao trong những năm gần đây 2003-2005 thể hiện qua các chỉ tiêu này có tốc độ phát triển lớn hơn 100 ở các năm này. Ngược lại, suất tiêu hao mức khấu hao TSCĐ tính theo doanh thu trong nhưng năm gần đây đã giảm: để tạo ra 1 trđ doanh thu trong năm 1999 cần 0.0164 trđ nhưng đến năm 2003 chỉ cần 0.0097 trđ và năm 2005 chỉ cần 0.00629 trđ tức là giảm 31.26% so với năm 2004. Ta tiến hành nghiên cứu sự biến động của doanh thu do ảnh hưởng của giá trị TSCĐ và mức khấu hao TSCĐ: MH1: Biến động của doanh thu do ảnh hưởng của năng suất mức khấu hao TSCĐ tính theo doanh thu và tổng giá trị TSCĐ: 268.98 % = 282.91 % x 95.08 % 32953 = 33912.3 + (- 959.3) (trđ) Doanh thu năm 2005 tăng 168.98 % so với năm 1999 tức là tăng 32953 trđ do ảnh hưởng của hai nhân tố: - năng suất TSCĐ tính theo doanh thu tăng 182.91 % làm cho doanh thu tăng 33912.3 trđ - giá trị TSCĐ giảm 4.92% làm doanh thu giảm 959.3 trđ. MH2: Biến động của doanh thu do ảnh hưởng của năng suất mức khấu hao TSCĐ tính theo doanh thu và mức khấu hao TSCĐ: 268.98 % = 260.84 % x 103.12 % 32953 = 32343.46 + 609.54 (trđ) Doanh thu năm 2005 tăng 168.98 % so với năm 1999 hay tăng 32953 trđ do: năng suất mức khấu hao TSCĐ tính theo doanh thu tăng 160.84 % làm cho doanh thu tăng 32343.46 trđ và mức khấu hao TSCĐ tăng 3.12 % làm cho doanh thu tăng 415.79 trđ. * Phân tích sự biến động của chỉ tiêu tổng sản phẩm do ảnh hưởng biến động của chỉ tiêu giá trị TSCĐ và mức khấu hao TSCĐ: Bảng 10: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định theo tổng sản phẩm của công ty đúc Tân Long giai đoạn 1999c-2005 Chỉ tiêu ĐVT 1999 2000 2001 2002 (%) (%) (%) Tổng sản phẩm (TSP) Tấn 2930 2844 3398 3577 97.06 119.48 105.27 Giá trị TSCĐ () Trđ 3704 3708.5 3823 3443.5 100.12 103.09 90.07 Mức khấu hao () Trđ 320 322 320 376 100.63 99.38 117.5 Năng suất TSCĐ tính theo tổng sản phẩm Tấn/trđ 0.791 0.767 0.889 1.039 96.97 115.91 116.87 Năng suất tính theo tống sản phẩm Tấn/trđ 9.156 8.832 10.619 9.513 96.46 120.23 89.75 Suất tiêu hao TSCĐ tính theo tổng sản phẩm Trđ/tấn 1.264 1.304 1.125 0.963 103.13 86.28 85.56 Suất tiêu hao tính theo tổng sản phẩm Trđ/tấn 0.109 0.113 0.094 0.105 103.67 83.17 111.42 Chỉ tiêu ĐVT 2002 2003 2004 2005 (%) (%) (%) Tổng sản phẩm TSP Tấn 3577 3380 4014 3840 94.49 118.76 95.67 Giá trị TSCĐ () Trđ 3443.5 2984 3266.5 3521.5 86.66 109.47 107.81 Mức khấu hao () Trđ 376 389 410 330 103.46 105.4 80.49 Năng suất TSCĐ tính theo tổng sản phẩm Tấn/trđ 1.039 1.133 1.229 1.09 109.04 108.47 88.69 Năng suất tính theo tổng sản phẩm Tấn/trđ 9.513 8.689 9.79 11.636 91.43 112.67 118.86 Suất tiêu hao TSCĐ tính theo tổng sản phẩm Trđ/tấn 0.963 0.883 0.814 0.917 91.7 92.19 112.75 Suất tiêu hao tính theo tổng sản phẩm Trđ/tấn 0.105 0.115 0.102 0.086 109.37 88.75 84.14 Từ kết quả tính toán cho thấy chỉ tiêu năng suất TSCĐ tính theo tổng sản phẩm năm 2000 giảm so với năm 1999 nhưng trong các năm 2001-2004 đều có tốc độ phát triển lớn hơn 100 và đến năm 2005 lại có tốc độ phát triển giảm so với năm 2004. Điều đó cho thấy sau năm 2000, hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo tổng sản phẩm đã được nâng cao trong suốt thời gian 2001-2004 (nguyên nhân là do chỉ tiêu tổng sản phẩm có tốc độ phát triển lớn hơn tốc độ phát triển của chỉ tiêu giá trị TSCĐ n) và có chững lại trong năm 2005 (năm 2005 chỉ tiêu năng suất TSCĐ tính theo tổng sản phẩm giảm 13.31% so với năm 2004). Ngược lại với chỉ tiêu này, chỉ tiêu suất tiêu hao TSCĐ tính theo tổng sản phẩm có sự biến động ngược lại, có nghĩa là lượng tiêu hao TSCĐ để tạo ra 1 tấn sản phẩm ngày càng có xu hướng giảm và năm 2005 có chững lại. Về hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo tổng sản phẩm, ta nhận thấy chỉ tiêu năng suất TSCĐ tính theo tổng sản phẩm có sự biến động như sau: chỉ tiêu này giảm trong năm 2000 (giảm 8.57% so với năm 1999), tăng trong năm 2001 (tăng 20.23t% so với năm 2000), lại giảm trong hai năm 2002, 2003 và tăng đều trong hai năm 2004, 2005 (năm 2004 tăng 12.67 n% so với năm 2003, năm 2005 tăng 18.86 % so với năm 2004). Như vậy hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo tổng sản phẩm đã có sự biến động tăng, giảm trong nhưng năm đầu của thời kỳ nghiên cứu song đến hai năm gần đây hiệu quả này đã được nâng cao. Theo đó, suất tiêu hao TSCĐ tính theo tổng sản phẩm cũng đang có xu hướng giảm (năm 1999 để tạo ra 1 tấn sản phẩm cần 0.109 trđ mức khấu hao TSCĐ nhưng đến năm chỉ cần 0.086 trđn). Ta tiến hành phân tích các mô hình: MH1: Biến động của tổng sản phẩm do ảnh hưởng của năng suất mức khấu hao TSCĐ tính theo tổng sản phẩm và tổng giá trị TSCĐ: 131.06 % = 137.84 % x 95.08 % 910 = 1054.49 + (- 144.49) (tấn) Tổng sản phẩm năm 2005 tăng 31.06 % so với năm 1999 tức là tăng 910 tấn do ảnh hưởng của hai nhân tố: - năng suất TSCĐ tính theo tổng sản phẩm tăng 37.84 % làm cho tổng sản phẩm tăng 1054.49 tấn; - giá trị TSCĐ giảm 4.92% làm tổng sản phẩm giảm 144.49 tấn. MH2: Biến động của tổng sản phẩm do ảnh hưởng của năng suất mức khấu hao TSCĐ tính theo tổng sản phẩm và mức khấu hao TSCĐ: 131.06 % = 127.09 % x 103.12 % 910 = 818.52 + 91.48 (tấn) Tổng sản phẩm năm 2005 tăng 31.06 % so với năm 1999 hay tăng 910 tấn do: năng suất mức khấu hao TSCĐ tính theo tổng sản phẩm tăng 27.09 % làm cho tổng sản phẩm tăng 818.52 tấn và mức khấu hao TSCĐ tăng 3.12 % làm cho tổng sản phẩm tăng 91.48 tấn. IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY ĐÚC TÂN LONG TRONG THỜI GIAN VỪA QUA: Trong những năm vừa qua, công ty đúc Tân Long đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Để đạt được những thành tựu đó là nhờ sự phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên đặc biệt trong việc sử dụng hiệu quả tài sản cố định trong thời gian vừa qua. Giá trị tài sản cố định của công ty chỉ tăng trong những năm 2000-2001 và giảm trong những năm gần đây 2002-2005. Do phần lớn tài sản cố định của công ty đều được mua sắm từ rất lâu do đó đến thời gian này, một số tài sản cố định đã quá cũ, lạc hậu nên đã bị thanh lý. Ngoài ra, trong cơ cấu tài sản cố định thì tỷ trọng tài sản cố định thuê ngoài cũng tăng so với giá trị TSCĐ tự có. Tuy nhiên, mức khấu hao tài sản cố định lại gia tăng trong những năm này tuy đến năm 2005 có xu hướng chững lại. Trình độ trang bị tài sản cố định cho lao động của công ty đã được nâng cao trong những năm vừa qua phản ánh qua tốc độ gia tăng của chỉ tiêu mức trang bị tài sản cố định cho lao động. Điều này thể hiện trình độ kỹ thuật sản xuất của công ty đã được nâng cao, công ty đã quan tâm tới việc trang bị kỹ thuật cho người lao động từ đó có năng suất lao động cao, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 1999-2005 như giá trị sản xuất, doanh thu, tổng sản phẩm… đều có giá trị tăng trong giai đoạn 1999-2005. Ta có thể nhận thấy trong giai đoạn này, hiệu quả sử dụng tài sản cố định đã được nâng cao thể hiện qua các chỉ tiêu năng suất tài sản cố định, năng suất mức khấu hao TSCĐ tính theo các chỉ tiêu giá trị sản xuất, doanh thu, tổng sản phẩm nhìn chung có tốc độ phát triển cao. Bằng việc sử dụng các phương pháp thống kê, ta có thể thấy được sự ảnh hưởng của các nhân tố về tài sản cố định đến sự biến động của các nhân tố kết quả đó. Giá trị tài sản cố định trong giai đoạn này giảm làm giá trị sản xuất, doanh thu, tổng sản phẩm giảm nhưng năng suất tài sản cố định tính theo các chỉ tiêu này lại tăng với tốc độ lớn hơn làm cho các chỉ tiêu kết quả kỳ nghiên cứu vẫn tăng so với kỳ gốc. Bên cạnh đó, mức khấu hao tài sản cố định tăng, năng suất tài sản cố định tính theo giá trị sản xuất, doanh thu, tổng sản phẩm tăng làm cho các chỉ tiêu này năm 2005 tăng so với năm 1999. Nhìn chung, trong những năm 1999-2005, tuy giá trị tài sản cố định giảm nhưng hiệu quả sử dụng tài sản cố định lại tăng thể hiện trình độ sản xuất, trình độ kỹ thuật của công ty đã được nâng cao phù hợp với điều kiện phát triển hiện tại của đất nước - đang trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI: Trong những năm sắp tới, khi đất nước đang trên con đương công nghiệp hoá- hiện đại hoá, ngành công nghiệp ngày càng trở thành một ngành kinh tế quan trọng, có trình độ kỹ thuật phát triển cao, công ty đúc Tân Long cũng có những định hướng cơ bản về việc sử dụng tài sản cố định trong thời gian sắp tới. Việc mở rộng quy mô tài sản cố định là một việc làm tất yếu để tiến hành mở rộng sản xuất kinh doanh. Khi việc kinh doanh của công ty càng phát triển, các đơn đặt hàng ngày càng nhiều đòi hỏi điều kiện sản xuất phải được nâng cao do đó phải mở rộng quy mô tài sản cố định. Việc mở rộng quy mô tài sản cố định sẽ giúp công ty tạo ra nhiều sản phẩm không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn ở nước ngoài. Bên cạnh đó, khi trình độ kỹ thuật công nghệ ngày càng cao, sản phẩm đòi hỏi phải có chất lượng cao do đó các tài sản cố định phải được hiện đại hoá, bảo dưỡng, sửa chữa cho phù hợp. Theo đó, lao động của công ty cũng phải được trang bị trình độ kỹ thuật phù hợp, phải nâng cao tay nghề của mình để đáp ứng với nhu cầu hiện tại. Trong tương lai, công ty cũng phấn đấu nâng cao mức trang bị tài sản cố định cho lao động đồng thời đẩy mạnh hiệu quả sử dụng tài sản cố định. VI. Kiến nghị và giải pháp sử dụng có hiệu quả tài sản cố định: Sau thời gian thực tập tại công ty cùng với những nghiên cứu của mình, em xin đưa ra một số kiến nghị, giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định như sau: Thứ nhất, bằng nguồn vốn tự có hay kêu gọi các nguồn vốn đầu tư khác nhằm mở rộng quy mô tài sản cố định.. Việc mở rộng quy mô tài sản cố định sẽ góp phần tạo ra nhiều sản phẩm hơn từ đó đáp ứng nhiều hơn nhu cầu trong và ngoài nước. Đất nước ta đang trong thời kỳ mở cửa, thị trường ngày càng được mở rộng tạo điều kiện cho các công ty gia tăng các đơn đặt hàng. Để phục vụ tốt hơn nhu cầu của thị trường, công ty đúc Tân Long phải mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và muốn làm điều đó phải mở rộng quy mô tài sản cố định. Ngoài ra, giá trị tài sản cố định gia tăng cũng làm tăng mức trang bị kỹ thuật cho lao động từ đó trình độ kỹ thuật sản xuất của công ty cũng được nâng cao. Thứ hai, do công ty đúc Tân Long được hình thành từ một phân xưởng đúc của nhà máy cơ khí 19-8 nên phần lớn các thiết bị máy móc đã quá cũ kỹ, lạc hậu do đó phải tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc này nhằm đáp ứng với nhu cầu kỹ thuật ngày càng cao. Thị trường mở rộng, khả năng cạnh tranh giữa các công ty ngày càng cao, người tiêu dùng đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng cao do đó mỗi công ty phải luôn đổi mới công nghệ để phù hợp với nhu cầu đó. Để làm được điều này khi nguồn vốn có hạn, công ty phải dựa vào nguồn lực tự có nên việc cải tiến, sửa chữa những tài sản cố định hiện có là một công việc thiết thực. Thứ ba, nâng cao ý thức của người lao động trong việc giữ gìn, cải tiến những tài sản cố định cố định hiện có nhằm kéo dài thời gian hoạt động của chúng. Trong mọi hoạt động thì nhân tố con người luôn giữ vị trí quan trọng do vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định thì ý thức của người lao động cũng là một nhân tố không thể thiếu. KẾT LUẬN Từ những năm thành lập, công ty đúc Tân Long đã thu được những thành tựu quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Xuất thân từ một phân xưởng đúc, điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung và tài sản cố định nói riêng là không lớn nhưng trong những năm gần đây đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc trong việc sử dụng hiệu quả tài sản cố định. Đó cũng là một nhân tố quan trọng dẫn đến thành công của công ty. Bằng những con số thống kê, trong chuyên đề này, em xin đưa ra một nhận xét tổng quan về quy mô, cơ cấu, tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty trong những năm 1999-2005. Tuy trong những năm này hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đã được nâng cao song vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức do đó trong chuyên đề em cũng xin đưa ra một vài giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty trong thời gian tới. Đứng trước những thách thức của nền kinh tế mở cửa, khi đất nước đang tiến hành công nghiệp hoá- hiện đại hoá, tập thể cán bộ công nhân viên công ty đúc Tân Long sẽ phấn đấu hết mình trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản cố định nói riêng, đóng góp ngày càng nhiều cho đất nước. Tuy nhiên do giới hạn về kiến thức, thời gian, chuyên đề này vẫn còn nhiều điểm thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cám ơn PGS.TS Bùi Huy Thảo, các cán bộ công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Lý thuyết thống kê - PGS, PTS Tô Phi Phượng Giáo trình thống kê công nghiệp - Giáo trình thống kê kinh tế – TS Phan Công Nghĩa Giáo trình thống kê doanh nghiệp Báo cáo tài chính cuối năm của công ty đúc Tân Long các năm 1999-2005 Một số tài liệu khác MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docS0005.doc
Tài liệu liên quan