Đề tài Nghiên cứu thống kê tài sản cố định của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 giai đoạn 2000 – 2008

Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 hoạt động trong lĩnh vực tư vấn khảo sát, thiết kế giao thông vận tải chức năng chủ yếu của công ty là tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất đáp ứng nhu cầu của xã hội và đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Cụ thể, chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty là: - Tư vấn xây dựng công trình giao thông - Tư vấn xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, thủy lợi, các công trình kĩ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp. - Xây dựng các công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng, thủy lợi, điện trong và ngoài nước.

doc78 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thống kê tài sản cố định của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 giai đoạn 2000 – 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vậy giá trị TSCĐ bình quân trong năm này giảm nhẹ. Trong cả giai đoạn bình quân giá trị TSCĐ hiện có bình quân của Công ty vẫn đạt 7294,39 triệu đồng. 1.4. Nghiên cứu quy mô và biến động quy mô TSCĐ theo tổng giá trị TSCĐ hiện có bình quân theo giá còn lại Để nghiên cứu TSCĐ theo tổng giá trị TSCĐ hiện có bình quân theo giá còn lại ta có bảng số liệu sau: Bảng 4: Biểu hiện biến động tổng giá trị TSCĐ hiện có bình quân theo giá còn lại của Công ty giai đoạn 2000 - 2008 Năm Giá trị TSCĐ bình quân theo giá còn lại (triệu đồng) Lượng tăng (giảm ) tuyệt đối (triệu đồng) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (%) Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn 2000 928,5 - - - - - - - 2001 944 15,5 15,5 101,67 101,67 1,67 1,67 9,29  2002 955,5 11,5 27 101,22 102,91 1,22 2,91  9,44 2003 964 8,5 35,5 100,89 103,82 0,89 3,82  9,56 2004 987,5 23,5 59 102,44 106,35 2,44 6,35  9,64 2005 1063 75,5 134,5 107,65 114,49 7,65 14,49  9,88 2006 1222 159 293,5 114,96 131,61 14,96 31,61  10,63 2007 1340 118 411,5 109,66 144,32 9,66 44,32  12,22 2008 1145,5 -194,5 217 85,49 123,37 -14,51 23,37  13,40 BQ 1061,11 27,125 -  102,66  - 2,66 -   - Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của Công ty Đồ thị 4: Biểu hiện tổng giá trị TSCĐ hiện có bình quân theo giá còn lại của Công ty giai đoạn 2000 - 2008 Nhìn vào bảng số liệu 4 và đồ thị 4 ta thấy tổng giá trị TSCĐ hiện có bình quân theo giá còn lại của Công ty tăng dần từ năm 2000 đến năm 2007, cụ thể: Năm 2000 tổng giá trị TSCĐ hiện có cuối kỳ theo giá còn lại là 928,5 triệu đồng nhưng sang đến năm 2007 nó đã tăng lên tới 1340 triệu đồng tức là tăng 44,32% hay 411,5 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này mặc dù tổng hao mòn TSCĐ tăng lên qua mỗi năm nhưng hàng năm Công ty cũng đầu tư thêm rất nhiều TSCĐ đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nên làm cho giá trị TSCĐ tăng dần lên qua mỗi năm. Nhưng sang đến năm 2008 giá trị TSCĐ bình quân theo giá còn lại giảm xuống còn 1145,5 triệu đồng giảm 14,51% hay 194,5 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm 2008 có nhiều TSCĐ được đưa vào sử dụng từ rất lâu có những TSCĐ được đưa vào từ năm 1995 nay đã trích hết khấu hao và Công ty cũng đã tiến hành thanh lý, nhượng bán một loạt những TSCĐ không cần dùng làm cho lượng TSCĐ giảm xuống do đó làm giảm giá trị còn lại của TSCĐ. Tuy vậy, trong cả giai đoạn bình quân giá trị TSCĐ hiện có bình quân theo theo giá còn lại mỗi năm của Công ty vẫn đạt 1061,11 triệu đồng. Nghiên cứu quy mô và biến động quy mô theo mức trang bị TSCĐ cho một lao động Để nghiên cứu quy mô và biến động quy mô theo mức trang bị TSCĐ cho một lao động ta có bảng sau: Bảng 5a: Mức trang bị TSCĐ cho lao động của Công ty giai đoạn 2000 – 2008    Chỉ tiêu Năm  Giá trị TSCĐ bình quân theo giá ban đầu (triệu đồng) Số lao động bình quân (người) Mức trang bị TSCĐ cho 1 lao động (triệu đồng/người) 2000 6447,75 167 38,61 2001 6702,75 172 38,98 2002 6862,25 172 39,91 2003 7013,25 175 40,08 2004 7158 178 40,22 2005 7372 185 39,85 2006 7809,25 195 40,05 2007 8189,75 202 40,23 2008 8094,5 198 40,81 Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính các năm của Công ty Đồ thị 5: Biểu hiện mức trang bị TSCĐ cho 1 lao động của Công ty giai đoạn 2000 – 2008 Bảng 5b: Biến động chỉ tiêu mức trang bị TSCĐ cho một lao động của Công ty giai đoạn 2000 - 2008 Chỉ tiêu Năm Mức trang bị TSCĐ cho 1 lao đồng (triệu đồng/người) Lượng tăng (giảm ) tuyệt đối (triệu đồng/người)) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (%) 2000 38,61 - - - - - - 2001 38,98 0,37 0,37 100,96 100,96 0,96 0,96 2002 39,91 0,93 1,3 102,39 103,37 2,39 3,37 2003 40,08 0,17 1,47 100,43 103,81 0,43 3,81 2004 40,22 0,14 1,61 100,35 104,17 0,35 4,17 2005 39,85 -0,37 1,24 99,08 103,21 -0,92 3,21 2006 40,05 0,2 1,44 100,50 103,73 0,50 3,73 2007 40,23 0,18 1,62 100,45 104,20 0,45 4,20 2008 40,81 0,58 2,2 101,44 105,70 1,44 5,70 BQ 39,88 0,28 -  100,70  - 0,70  - Qua bảng số liệu 5b và đồ thị 5 ta thấy mức trang bị TSCĐ của Công ty tăng dần từ năm 2000 đến năm 2004, tức là tăng 4,17% hay 1,61 triệu đồng/người so với năm 2000. Nhưng sang năm 2005 mức trang bị TSCĐ lại giảm xuống còn 39,85 triệu đồng/người, tức là giảm 0,92% hay 0,37 triệu đồng/người so với năm 2004, nguyên nhân là do trong năm này tốc độ tăng của TSCĐ nhỏ hơn tốc độ tăng của lao động. Từ năm 2006 đến năm 2008 mức trang bị TSCĐ của Công ty dần được cải thiện và liên tục tăng, đặc biệt năm 2008 mức trang bị TSCĐ cho lao động của Công ty tăng lên tới 40,81 triệu đồng/người, tức là tăng 1,44% hay 0,58 triệu đồng/người so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này tốc độ phát triển của TSCĐ lớn hơn tốc độ phát triển của lao động. Điều đó chứng tỏ Công ty ngày càng quan tâm đến việc trang bị TSCĐ cho lao động. Mức trang bị bình quân TSCĐ cho một lao động của cả giai đoạn là 39,88 triệu đồng/người. 2. Nghiên cứu tình hình biến động tài sản cố định của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 giai đoạn 2000 - 2008 Do sự biến động của quy mô sản xuất, kinh doanh làm cho TSCĐ luôn có sự biến động theo thời gian. Để biết được tình hình biến động TSCĐ của Công ty biến động ra sao ta có bảng số liệu sau: Bảng 6: Tình hình biến động tài sản cố định của Công ty trong giai đoạn 2000 – 2008 Chỉ tiêu Năm Giá ban đầu TSCĐ có đầu năm (triệu đồng) Giá ban đầu TSCĐ tăng trong năm (triệu đồng) Giá ban đầu TSCĐ giảm trong năm (triệu đồng) Giá ban đầu TSCĐ có cuối năm (triệu đồng) Lượng tăng (giảm) (triệu đồng)_ Hệ số tăng (giảm) (%) 2000 6312 285 58 6539 227 3,6 2001 6539 315 72 6782 243 3,72 2002 6782 327 171 6938 156 2,3 2003 6938 336 193 7081 143 2,06 2004 7081 359 212 7228 147 2,08 2005 7228 495 214 7509 281 3,89 2006 7509 808 216 8101 592 7,88 2007 8101 655 605 8151 50 0,62 2008 8151 573 933 7791 -360 -4,42 Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của Công ty Qua bảng số 6 ta thấy tình hình biến động TSCĐ qua mỗi năm có sự biến động khác nhau: Từ năm 2000 đến năm 2007 biến động tương đối và biến động tuyệt đối của TSCĐ đều có giá trị dương điều đó chứng tỏ trong mỗi năm giá trị TSCĐ tăng lớn hơn giá trị TSCĐ giảm. Đặc biệt trong năm 2006 TSCĐ tăng rất nhiều, tăng 7,88% hay 592 triệu đồng, nguyên nhân là do trong năm này để tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường Công ty đã đầu tư thêm rất nhiều máy móc thiết bị hiện đại. Riêng năm 2008, biến động tương đối và biến động tuyệt đối của TSCĐ đều có giá trị âm điều đó chứng tỏ trong năm nay giá trị TSCĐ tăng nhỏ hơn giá trị TSCĐ giảm, nguyên nhân là do, trong năm này Công ty đã thanh lý hàng loạt những TSCĐ không cần dùng. 3. Nghiên cứu kết cấu TSCĐ của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 giai đoạn 2000 – 2008 Để nghiên cứu cơ cấu TSCĐ của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 giai đoạn 2000 – 2008 ta tiến hành phân loại chúng theo các tiêu thức khác nhau: 3.1. Nghiên cứu cơ cấu TSCĐ theo quyền sử hữu Việc nghiên cứu TSCĐ theo quyền sử dụng giúp cho Công ty nắm bắt được khả năng vốn cố định của mình, do đó ta đi nghiên cứu sự biến động của các bộ phận này Bảng 7: Biến động cơ cấu TSCĐ theo quyền sử dụng của Công ty giai đoạn 2000 - 2008 Chỉ tiêu Năm  Giá ban đầu TSCĐ có cuối năm (triệu đồng) Trong đó Tự có Thuê ngoài Giá trị (triệu đồng) % Giá trị (triệu đồng) % 2000 6539 5568 85,15 971 14,85 2001 6782 5718 84,31 1064 15,69 2002 6938 5749 82,86 1189 17,14 2003 7081 5759 81,33 1322 18,67 2004 7228 5862 81,10 1366 18,90 2005 7509 5983 79,68 1526 20,32 2006 8101 6141 75,81 1960 24,19 2007 8151 6073 74,51 2078 25,49 2008 7791 5329 68,40 2462 31,60 Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của Công ty Qua bảng số liệu 7 ta thấy cơ cấu tài sản cố định theo quyền sử dụng có sự biến động qua các năm. Từ năm 2000 đến năm 2008 tỷ trọng tài sản cố định tự có có xu hướng giảm xuống tỷ trọng tài sản cố định thuê tài chính có xu hướng tăng lên. Cụ thể, năm 2000 tỷ trọng tài sản cố đinh chiếm 85.15% trong tổng giá trị tài sản cố định còn tài sản thuê ngoài chỉ chiếm 14.85% trong tổng giá trị tài sản cố định của Công ty, nhưng đến năm 2008 tỷ trọng tài sản cố định giảm xuống chỉ còn 68,40% thay vào đó tỷ trọng của tài sản thuê ngoài lại tăng lên tới 31,60% nguyên nhân là do để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh Công ty không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, tuy nhiên với số vốn hiện có không thể đáp ứng hết cho việc mua sắm máy móc thiết bị mới bởi vì thế mà với những TSCĐ phục vụ lâu dài cho hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã bỏ vốn của mình ra mua, còn đối với những TSCĐ chỉ phục vụ cho mục đích kinh doanh tức thời Công ty đã đi thuê tài chính ở bên ngoài về để sử dụng làm cho TSCĐ thuê ngoài của Công ty tăng lên. 3.2. Nghiên cứu cơ cấu TSCĐ theo tính chất và tình hình sử dụng TSCĐ Để thấy rõ hơn bộ phận nào đóng vai trò tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ta đi nghiên cứu cơ cấu TSCĐ theo tính chất và tình hình sử dụng của chúng. Bảng 8: Biến động cơ cấu TSCĐ của Công ty theo tính chất và tình hình sử dụng trong giai đoạn 2000 – 2008 Chỉ tiêu Năm Giá ban đầu TSCĐ có cuối năm (triệu đồng) Trong đó TSCĐ dùng cho sản suất kinh doanh TSCĐ chưa dùng vào sản xuất kinh doanh TSCĐ không cần dùng và chờ thanh lý Giá trị (triệu đồng) % Giá trị (triệu đồng) % Giá trị (triệu đồng) % 2000 6539 6088 93,1 351 5,37 100 1,53 2001 6782 6337 93,44 335 4,94 110 1,62 2002 6938 6491 93,56 327 4,71 120 1,73 2003 7081 6645 93,84 296 4,18 140 1,98 2004 7228 6805 94,15 273 3,78 150 2,07 2005 7509 7082 94,31 257 3,42 170 2,27 2006 8101 7707 95,14 194 2,39 200 2,47 2007 8151 7869 96,54 60 0,74 222 2,72 2008 7791 7648 98,16 60 0,77 83 1,07 Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của Công ty Qua bảng số liệu trên ta thấy cơ cấu TSCĐ phân theo tính chất và tình hình sử dụng có sự biến động qua các năm. Tỷ trọng TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất và chủ yếu trong tổng TSCĐ của Công ty, sau đó đến TSCĐ chưa dùng cho sản xuất kinh doanh và cuối cùng là tỷ trọng TSCĐ không cần dùng và chờ thanh lý. Tỷ trọng TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh tăng dần qua các năm, cụ thể: năm 2000 TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh chiếm 93,1 %, năm 2008 nó tăng lên tới 98,16%. Tỷ trọng TSCĐ chưa dùng cho sản xuất kinh doanh giảm dần qua các năm, cụ thể: Năm 2000 TSCĐ chưa dùng cho sản xuất kinh doanh chiếm 5,37% sang năm 2008 giảm xuống còn 0,77 %. Tỷ trọng TSCĐ không cần dùng và chờ thanh lý tăng dần từ năm 2000 đến năm 2007 ( từ 1,53% đến 2,7%), nhưng sang năm 2008 tỷ trọng TSCĐ không cần dùng và chờ thanh lý giảm xuống chỉ còn 1,07 % là do trong năm Công ty đã thanh lý hàng loạt TSCĐ. Qua đó ta thấy, càng ngày Công ty càng huy động tối đa TSCĐ vào sản xuất kinh doanh của mình. 3.3. Nghiên cứu cơ cấu TSCĐ theo đặc tính của tài sản cố định Bảng 9: Biến động kết cấu TSCĐ của Công ty theo đặc tính của TSCĐ giai đoạn 2000 - 2008 Chỉ tiêu Năm Giá ban đầu TSCĐ có cuối năm (triệu đồng) Nhà cửa Thiết bị động lực Phương tiện vận tải Thiết bị quản lý Dụng cụ đo lường Giá trị (triệu đồng) % Giá trị (triệu đồng) % Giá trị (triệu đồng) % Giá trị (triệu đồng) % Giá trị (triệu đồng) % 2000 6539 1242 18,99 478 7,31 1114 17,04 2689 41,12 1016,16 15,54 2001 6782 1316 19,4 427 6,3 1177 17,35 2804 41,35 1057,99 15,6 2002 6938 1339 19,3 391 5,63 1240 17,87 2876 41,46 1092,04 15,74 2003 7081 1381 19,5 350 4,94 1261 17,81 2971 41,96 1118,09 15,79 2004 7228 1424 19,7 317 4,39 1286 17,79 3058 42,31 1142,75 15,81 2005 7509 1558 20,75 165 2,2 1414 18,83 3180 42,35 1191,68 15,87 2006 8101 1701 21 120 1,48 1532 18,91 3463 42,75 1284,82 15,86 2007 8151 1744 21,4 125 1,53 1517 18,61 3496 42,89 1269,11 15,57 2008 7791 1552 19,92 186 2,39 1447 18,57 3390 43,51 1216,18 15,61 Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của Công ty Qua bảng số liệu trên ta thấy qua các năm cơ cấu từng loại TSCĐ có sự thay đổi khác nhau, thiết bị quản lý chiếm tỷ trọng lớn nhất, rồi đến nhà cửa, phương tiện vận tải, dụng cụ đo lường và cuối cùng là thiết bị động lực chiếm tỷ trọng thấp nhất. Thiết bị quản lý có tỷ trọng lớn nhất trong tổng số TSCĐ của Công ty và tỷ trọng của nó được tăng dần qua các năm. Năm 2000 tỷ trọng thiết bị quản lý là 41,12%, đến năm 2008 tăng lên 43,51%. Nhà cửa chiếm vị trí thứ hai, tỷ trọng của nó tăng dần từ năm 2000 đến năm 2007 (từ 18,99% tới 21,4%) và đến năm 2008 tỷ trọng nhà cửa giảm nhẹ xuống còn 19,92%. Thứ ba là bộ phận phương tiện vận tải, tỷ trọng của bộ phận này cũng tăng dần từ năm 2000 đến năm 2008 ( từ 17,04% đến 18,57%). Tỷ trọng dụng cụ đo lường chiếm vị trí thứ tư, qua các năm tỷ trọng của bộ phận này ít có sự thay đổi chiếm khoảng 15.64 %. Tỷ trọng của thiết bị động lực thấp nhất trong tổng số TSCĐ của Công ty và nó cũng giảm dần qua các năm, năm 2000 tỷ trọng của nó trong tổng TSCĐ của Công ty là 7.31% nhưng đến năm 2008 tỷ trọng của nó giảm xuống chỉ còn 2.39 % 3.4. Nghiên cứu cơ cấu TSCĐ theo vai trò của TSCĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh Để nghiên cứu cơ cấu TSCĐ theo vai tro của TSCĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 ta có bản số liệu sau: Bảng 10: Biến động cơ cấu TSCĐ của Công ty theo vai trò của TSCĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2000 – 2008  Chỉ tiêu Năm Giá ban đầu TSCĐ có cuối năm (triệu đồng) Trong đó TSCĐ tích cực TSCĐ thụ động Giá trị (triệu đồng) % Giá trị (triệu đồng) % 2000 6539 5297 81,01 1242 18,99 2001 6782 5466 80,60 1316 19,4 2002 6938 5599 80,70 1339 19,3 2003 7081 5700 80,50 1381 19,5 2004 7228 5804 80,30 1424 19,7 2005 7509 5951 79,25 1558 20,75 2006 8101 6400 79,00 1701 21 2007 8151 6407 78,60 1744 21,4 2008 7791 6239 80,08 1552 19,92 Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của Công ty Qua bảng số liệu trên ta thấy cơ cấu TSCĐ phân theo tình hình sử dụng có sự biến động qua các năm. Trong giai đoạn 2000 – 2008 tỷ trọng bộ phận TSCĐ tích cực tuy có giảm xuống (từ 81,01% năm 2000 xuống còn 80,08% năm 2008) nhưng nó vẫn luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số TSCĐ của Công ty. còn tỷ trọng nhà xưởng tăng dần qua các năm từ 18,99% năm 2000 lên 19,92% năm 2008. Nguyên nhân là do, bộ phận TSCĐ tích cực khấu hao nhanh hơn so với bộ phận TSCĐ thụ động và cũng dễ bị hỏng hóc hơn nên làm cho giá trị bộ phận TSCĐ tích cực giảm xuống. Với cách phân loại này ta có thể thấy trong cơ cấu TSCĐ của Công ty thì bộ TSCĐ tích cực là chủ yếu nhưng bộ phận TSCĐ thụ động cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ. Cả hai bộ phận này đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất của Công ty. 4. Nghiên cứu tình hình khấu hao tài sản cố định của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 Để phân tích tình hình sử dụng khấu hao đồng thời tiến hành phân tích năng lực hiện còn của tài sản cố định trong Công ty ta có bảng sau: Bảng 11: Biến động mức khấu hao TSCĐ của Công ty giai đoạn 2000 - 2008 Chỉ tiêu Năm  Mức khấu hao TSCĐ (triệu đồng) Lượng tăng (giảm ) tuyệt đối (triệu đồng) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (%) Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn 2000 603 - - - - - - - 2001 622 19 19 103,15 103,15 3,15 3,15  6,03 2002 634 12 31 101,93 105,14 1,93 5,14  6,22 2003 663 29 60 104,57 109,95 4,57 9,95  6,34 2004 669 6 66 100,90 110,95 0,90 10,95  6,63 2005 672 3 69 100,45 111,44 0,45 11,44  6,69 2006 719 47 116 106,99 119,24 6,99 19,24  6,72 2007 715 -4 112 99,44 118,57 -0,56 18,57  7,19 2008 605 -110 2 84,62 100,33 -15,38 0,33  7,15 BQ 655,78 0.25  - 100,04  - 0,04 -   6,05 Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của Công ty Đồ thị 6: Biểu hiện mức khấu hao TSCĐ của Công ty giai đoạn 2000 – 2008 Qua bảng số liệu 11 và đồ thị 6 ta thấy mức khấu hao TSCĐ tăng dần từ năm 2000 đến năm 2006, cụ thể: năm 2000 mức khấu hao TSCĐ là 603 triệu đồng, nhưng đến năm 2006 mức khấu hao TSCĐ là 719 triệu đồng, tức là tăng 19,24% hay 47 triệu đồng. Nhưng trong hai năm gần đây mức khấu hao TSCĐ giảm dần xuống, giảm nhẹ vào năm 2007 và giảm mạnh vào năm 2008, cụ thể: năm 2008 mức khấu hao TSCĐ giảm xuống còn 605 triệu đồng tức là giảm 15,35% hay 110 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm 2008 nhiều TSCĐ đã trích hết khấu hao và cũng do trong năm này Công ty đã thanh lý, nhượng bán một loạt TSCĐ không cần dùng làm giảm mức khấu hao của TSCĐ trong năm. Bình quân mức khấu hao TSCĐ trong cả giai đoạn là 655,78 triệu đồng. Bảng 12a: Tỷ suất khấu hao và biến động tỷ suất khấu hao TSCĐ của Công ty trong giai đoạn 2000 – 2008 Chỉ tiêu Năm  Giá trị TSCĐ bình quân theo giá ban đầu (triệu đồng) Mức khấu hao TSCĐ (triệu đồng) Tỷ suất khấu hao bình quân TSCĐ (%) 2000 6447,75 603 9,35 2001 6702,75 622 9,28 2002 6862,25 634 9,24 2003 7013,25 663 9,45 2004 7158 669 9.,35 2005 7372 672 9,12 2006 7809,25 719 9,21 2007 8189,75 715 8,73 2008 8094,5 605 7,99 Đồ thị 7: Biểu hiện tỷ suất khấu hao bình quân của Công ty giai đoạn 2000 – 2008 Bảng 12b: Biến động tỷ suất khấu hao bình quânTSCĐ của Công ty giai đoạn 2000 - 2008  Chỉ tiêu Năm Tỷ suất khấu hao bình quân TSCĐ (%) Lượng tăng (giảm ) tuyệt đối Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (%) 2000 9,35 - - - - - - 2001 9,28 -0,07 -0,07 99,25 99,25 -0,75 -0,75 2002 9,24 -0,04 -0,11 99,57 98,82 -0,43 -1,18 2003 9,45 0,21 0,1 102,3 101,07 2,27 1,07 2004 9.,35 -0,1 0 98,94 100 -1,06 0 2005 9,12 -0,23 -0,23 97,54 97,54 -2,46 -2,46 2006 9,21 0,09 -0,14 101 98,5 0,99 -1,5 2007 8,73 -0,48 -0,62 94,79 93,37 -5,21 -6,63 2008 7,99 -0,74 -1,36 91,52 85,45 -8,48 -14.6 BQ 9,08 -0,17  - 98,05  - -1,95 -  Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ khấu hao bình quân TSCĐ của Công ty có sự biến động khác nhau qua mỗi năm: Trong giai đoạn 2000 – 2002 tỷ suất khấu hao TSCĐ giảm dần từ 9,35% năm 2000 xuống 9,24% năm 2002. Sang năm 2003 tỷ suất khấu hao tăng lên tới 9,45% tức là tăng 2,27% so với năm 2002, nguyên nhân là do năm 2003 tốc độ tăng của mức khấu hao nhỏ hơn tốc độ tăng của TSCĐ. Từ năm 2003 trở đi tỷ suất khấu hao TSCĐ lại giảm dần qua các năm, đến năm 2008 tỷ suất khấu hao giảm xuống còn 7,99% tức là giảm 8.48% so với năm 2007 và giảm 14,6% so với năm 2000. Nguyên nhân là do trong năm này nhiều TSCĐ được thanh lý, nhượng bán nên là giảm mức khấu hao TSCĐ xuống. Nhưng trong cả giai đoạn bình quân tỷ suất khấu hao bình quân TSCĐ vẫn cao đạt 9,08% . 5. Nghiên cứu trạng thái tài sản cố định của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 giai đoạn 2000 - 2008 Hiện trạng TSCĐ phản ánh năng lực của sản xuất hiện tại về TSCĐ của Công ty và nhân tố cơ bản làm thay đổi hiện trạng của TSCĐ là sự hao mòn. Nghiên cứu hiện hiện trạng của TSCĐ sẽ giúp cho Công ty chủ động ký hợp đồng và đơn đặt hàng sản xuất sản phẩm với khách hàng. Để biết được hiện trạng TSCĐ của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giai đoạn 2000 – 2008 ta nghiên cứu qua các chỉ tiêu sau: 5.1 Nghiên cứu trạng thái TSCĐ theo hệ số hao mòn và hệ số còn lại TSCĐ Hệ số hao mòn TSCĐ biểu hiện tỷ lệ giá trị TSCĐ đã chuyển vào giá trị sản phẩm và đã được thu hồi, còn hệ số còn lại biểu hiện tỷ lệ TSCĐ chưa chuyển vào giá trị sản phẩm, chưa thu hồi, cần tiếp tục thu hồi. Bảng 13: Bảng tính hệ số hao mòn và hệ số còn lại của TSCĐ của Công ty giai đoạn 2000- 2008 Chỉ tiêu Năm Giá ban đầu TSCĐ có cuối năm (triệu đồng) Khấu hao lũy kế (triệu đồng) Hệ số hao mòn (%) Hệ số còn lại (%) 2000 6539 4999 76,45 23,55 2001 6782 5208 76,79 23,21 2002 6938 5344 77,03 22,97 2003 7081 5449 76,95 23,05 2004 7228 5551 76,80 23,20 2005 7509 5717 76,14 23,86 2006 8101 6057 74,77 25,23 2007 8151 6081 74,60 25,40 2008 7791 6099 78,28 21,72 Báo cáo tài chính các năm của Công ty Qua bảng số liệu tính được ở trên ta nhận thấy hệ số hao mòn TSCĐ của Công ty tuy có sự biến động nhưng là rất nhỏ. Trong giai đoạn 2000 – 2002 hệ số hao mòn TSCĐ tăng dần từ 76,45% lên 77,03%, còn hệ số còn lại giảm từ 23,55% xuống còn 22,97%. Từ năm 2002 đến năm 2007 hệ số hao mòn TSCĐ của Công ty giảm dần xuống (từ 77,02% năm 2002 xuống còn 74,6% năm 2007) thay vào đó hệ số còn lại của TSCĐ của Công ty đã được cải thiện tăng dần lên (từ 22,97% năm 2002 lên tới 25,4% năm 2007). Tuy nhiên sang đến năm 2008, hệ số hao mòn TSCĐ của Công ty đột ngột tăng lên tới 78,28% và hệ số còn lại của Công ty giảm xuống còn 21,72%, nguyên nhân là do trong năm 2008 Công ty đã thanh lý, nhượng bán một khối lượng lớn TSCĐ cũ nát, hỏng hóc và không cần dùng đến nữa làm cho nguyên giá TSCĐ giảm xuống và giá còn lại của TSCĐ cũng bị giảm xuống. 5.2. Nghiên cứu trạng thái TSCĐ theo hệ số loại bỏ TSCĐ Hệ số loại bỏ TSCĐ là tỷ số giữa TSCĐ bị loai bỏ do hao mòn, cũ kỹ trong kỳ theo giá trị ban đầu của TSCĐ có đầu kỳ. Nó phản ánh phần giá trị TSCĐ cũ, bị loại bỏ do hao mòn, cũ kỹ trong toàn bộ TSCĐ có vào đầu kỳ. Do vậy, để nghiên cứu trạng thái TSCĐ của Công ty theo hệ số loại bỏ ta có bảng số liệu sau: Bảng 14: Bảng tính hệ số loại bỏ TSCĐ của Công ty giai đoạn 2000 – 2008 Chỉ tiêu Năm Giá ban đầu TSCĐ có đầu năm (triệu đồng) Giá ban đầu TSCĐ bị loại bỏ do hao mòn, cũ kỹ (triệu đồng) Hệ số loại bỏ TSCĐ (%) 2000 6312 58 0,92 2001 6539 72 1,10 2002 6782 171 2,52 2003 6938 193 2,78 2004 7081 212 2,99 2005 7228 214 2,96 2006 7509 216 2,88 2007 8101 605 7,47 2008 8151 933 11,45 Qua bảng số liệu trên ta thấy hệ số loại bỏ TSCĐ tăng dần từ năm 2000 đến năm 2008, từ 0.92% năm 2000 lên tới 11,45% năm 2008. Sở dĩ năm 2008 hệ số loại bỏ TSCĐ tăng nhanh là do trong năm này nhiều TSCĐ của Công ty đã hoàn thành trích khấu hao và cũng có một số TSCĐ đã cũ không sử dụng không mang lại hiệu quả nên Công ty đã thanh lý số TSCĐ này làm cho hệ số loại bỏ TSCĐ tăng nhanh như vậy. 5.3 Nghiên cứu trạng thái TSCĐ theo hệ số đổi mới Hệ số đổi mới TSCĐ là tỷ số giữa giá trị ban đầu hoàn toàn của TSCĐ mới đưa vào hoạt động trong kỳ với giá trị ban đầu hoàn toàn của TSCĐ có vào cuối năm. Nớ phản ánh phần TSCĐ hoàn toàn mới trong toàn bộ TSCĐ vào cuối kỳ. Bảng 15: Bảng tính hệ số đổi mới TSCĐ của Công ty giai đoạn 2000 – 2008 Chỉ tiêu Năm Giá ban đầu TSCĐ có cuối năm (triệu đồng) Giá ban đầu TSCĐ mới đưa vào hoạt động (triệu đồng) Hệ số đổi mới TSCĐ (%) 2000 6539 285 4,36 2001 6782 315 4,64 2002 6938 327 4,71 2003 7081 336 4,75 2004 7228 359 4,97 2005 7509 495 6,59 2006 8101 808 9,97 2007 8151 655 8,04 2008 7791 573 7,35 Qua bảng số liệu trên ta thấy hệ số đổi mới của TSCĐ tăng dần từ năm 2000 đến năm 2006 ( từ 4,36% năm 2000 lên tới 9,97% năm 2006). Điều đó chứng tỏ qua mỗi năm lượng TSCĐ được đưa vào hoạt động càng tăng. Tuy nhiên trong hai năm 2007 và 2008 hệ số đổi mới TSCĐ lại giảm xuống (8,04% năm 2007 và 7,36% năm 2008) là do những TSCĐ cơ bản phuc vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã đầu tư một loạt vào năm 2006 nên trong hai năm gần đây TSCĐ có tăng nhưng tăng rất ít làm cho hệ số đổi mới TSCĐ giảm xuống. 6. Nghiên cứu hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 giai đoạn 2000 – 2008 6.1. Hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo doanh thu Doanh thu là tổng giá trị các mặt hàng sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp đã tiêu thụ và kinh doanh trong kỳ. Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp dựa vào doanh số các mặt hàng thực tế đã tiêu thụ trong kỳ, là cơ sở để đánh giá việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty trong kỳ. Sự biến động của nó cũng chịu ảnh hưởng của TSCĐ. Bảng 16a: Hiệu quả sử dụng TSCĐ theo doanh thu của Công ty giai đoạn 2000 – 2008 Chỉ tiêu Năm Doanh thu (triệu đồng) Giá trị TSCĐ bình quân (triệu đồng) Hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo doanh thu (triệu đồng/triệu đồng) 2000 15119 6447,75 2,34 2001 15738 6702,75 2,35 2002 16367 6862,25 2,39 2003 16966 7013,25 2,42 2004 17568 7158 2,45 2005 18401 7372 2,50 2006 19751 7809,25 2,53 2007 20835 8189,75 2,54 2008 19878 8094,5 2,46 .Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của Công ty Đồ thị 8: Biểu hiện hiệu quả sử dụng TSCĐ theo doanh thu của Công ty giai đoạn 2000 -2008 Bảng 16b: Biến động hiệu quả sử dụng TSCĐ theo doanh thu của Công ty giai đoạn 2000 – 2008 Chỉ tiêu Năm  Hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo doanh thu (triệu đồng/triệu đồng) Lượng tăng (giảm ) tuyệt đối (triệu đồng) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (%) 2000 2,34 - - - - - - 2001 2,35 0,01 0,01 100,43 100,43 0,43 0,43 2002 2,39 0,04 0,05 101,70 102,14 1,70 2,14 2003 2,42 0,03 0,08 101,26 103,42 1,26 3,42 2004 2,45 0,03 0,11 101,24 104,70 1,24 4,70 2005 2,50 0,05 0,16 102,04 106,84 2,04 6,84 2006 2,53 0,03 0,19 101,20 108,12 1,20 8,12 2007 2,54 0,01 0,2 100,40 108,55 0,40 8,55 2008 2,46 -0,08 0,12 96,85 105,13 -3,15 5,13 BQ 2,44 0,02 -  100,63 -  0,63 -  Qua bảng số liệu 16b và đồ thị 8 trên ta thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo doanh thu tăng dần từ năm 2000 đến năm 2007, cụ thể: Năm 2000 hiệu quả sử dụng TSCĐ là 2,34 triệu đồng/triệu đồng, đến năm 2007 hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo doanh thu là 2,54 triệu đồng/triệu đồng, tức là tăng 8,55% hay 0,2 triệu đồng so với năm 2000. Như vậy, trong giai đoạn này Công ty đã phát huy được hiệu quả sử dụng TSCĐ của mình đem lại doanh thu lớn. Nhưng sang năm 2008 hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo doanh thu giảm xuống còn 2,46 triệu đồng/triệu đồng, tức là giảm 3,15% hay 0.08 triệu đồng/triệu đồng là do trong năm này do ảnh hưởng chung của nền kinh tế nên tình hình kinh doanh của Công ty cũng gặp nhiều khó khăn làm doanh thu giảm xuống. Do vậy, tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của TSCĐ làm cho hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo doanh thu của Công ty giảm xuống. Bình quân hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo doanh thu cả giai đoạn đạt 2,44 triệu đồng/triệu đồng. 6.2. Hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo lợi nhuận Lợi nhuận kinh doanh là chỉ tiêu biểu hiện giá trị thặng dư do lao động của doanh nghiệp tạo ra trong kỳ, phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động kinh doanh, là cơ sở để xác định lãi, lỗ kinh doanh của doanh nghiệp. Sự biến động của lợi nhuận cũng chịu sự tác động của TSCĐ. Bảng 17a: Hiệu quả sử dụng TSCĐ theo lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2000 - 2008 Chỉ tiêu Năm Lợi nhuận (triệu đồng) Giá trị TSCĐ bình quân (triệu đồng) Hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo lợi nhuận (triệu đồng/triệu đồng) 2000 7996 6447,75 1,24 2001 8648 6702,75 1,29 2002 8992 6862,25 1,31 2003 9540 7013,25 1,36 2004 9879 7158 1,38 2005 10617 7372 1,44 2006 10778 7809,25 1,38 2007 10971 8189,75 1,34 2008 10505 8094,5 1,30 Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của Công ty Đồ thị 9: Biểu hiện hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty giai đoạn 2000 - 2008 Bảng 17b: Biến động hiệu quả sử dụng TSCĐ theo lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2000 - 2008  Chỉ tiêu Năm Hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo lợi nhuận (triệu đồng/triệu đồng) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (triệu đồng/triệu đồng) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (%) 2000 1,24 - - - - - - 2001 1,29 0,05 0,05 104,03 104,03 4,03 4,03 2002 1,31 0,02 0,07 101,55 105,65 1,55 5,65 2003 1,36 0,05 0,12 103,82 109,68 3,82 9,68 2004 1,38 0,02 0,14 101,47 111,29 1,47 11,29 2005 1,44 0,06 0,2 104,35 116,13 4,35 16,13 2006 1,38 -0,06 0,14 95,83 111,29 -4,17 11,29 2007 1,34 -0,04 0,1 97,10 108,06 -2,90 8,06 2008 1,30 -0,04 0,06 97,01 104,84 -2,99 4,84 BQ 1,34 0,01  - 100,59  - 0,59 -  Qua bảng số liệu 17b và đồ thị 9 trên ta thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo lơi nhuận tăng dần từ năm 2000 đến năm 2005, cụ thể: Năm 2000 hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo lợi nhuận là 1,24 triệu đồng/triệu đồng đến năm 2005 hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo lợi nhuận tăng lên tới 1,44 triệu đồng/triệu đồng tức là tăng 16,13% hay 0,2 triệu đồng/triệu đồng. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo lợi nhuận lại giảm dần xuống trong các năm gần đây và giảm mạnh nhất vào năm 2008, cụ thể: Năm 2008 hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo lợi nhuận là 1,3 triệu đồng/triệu đồng tức là giảm 2,99% hay 0,04 triệu đồng/triệu đồng. Nguyên nhân là do tốc độ phát triển của lợi nhuận nhỏ hơn tốc độ phát triển của TSCĐ. Như vậy, bình quân hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo lợi nhuận của Công ty vẫn đạt 1,34 triệu đồng/triệu đồng mỗi năm. Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp tăng cường quản lý tài sản cố định của Công ty cố phần tư vấn xây dựng giao thông 8 trong thời gian tới I. Đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng và hiệu quả tài sản cố định của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 trong thời gian qua Những mặt được trong quản lý, sử dụng và hiệu quả tài sản cố định của Công ty. Tính hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng TSCĐ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động, giá thành và chất lượng sản phẩm, do đó tác động đến lợi nhuận, đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Trong thời gian qua việc quản lý, sử dụng TSCĐ ở Công ty đạt được mốt số kết quả sau: Thứ nhất, về vấn đề quản lý sử dụng TSCĐ Công ty đã phân cấp từng loại tài sản cố định tới từng bộ phận, cụ thể: + Bộ phận kế toán tài sản cố định theo dõi về mặt nguyên giá, trích khấu hao và theo dõi quản lý giá trị còn lại của tài sản cố định. + Phương tiện vận tải được giao trực tiếp cho các lái xe, họ tự chịu trách nhiệm về xe đã được giao đồng thời phải kiểm tra sửa chữa những hư hỏng nhằm đảm bảo có xe hoạt động tốt. + Máy móc thiết bị được giao cho các phân xưởng chịu trách nhiệm hướng dẫn sử dụng từng loại máy móc cho công nhân và tổ chức sản xuất theo đúng quy trình công nghệ. + Thiệt bị dụng cụ thuộc phòng ban nào thì phòng ban đó chịu trách nhiệm bảo quản và sử dụng đúng mục đích. + Đối với nhà cửa vật kiến trúc việc quản lý được giao cho toàn công ty. Các phòng ban có chức năng, có trách nhiệm quản lý phòng ban của mình, các phân xưởng chịu trách nhiệm quản lý nhà xưởng, kho tàng đồng thời phối hợp với công ty để tiến hành kiểm tra chất lượng để kịp thời nâng cấp, sửa chữa hư hỏng bảo đảm điều kiện tốt nhất cho công nhân sản xuất kinh doanh. + Đối với tài sản cố định phúc lợi công cộng, việc quản lý được giao cho toàn Công ty. Mọi cán bộ công nhân viên trong công ty đều phải có trách nhiệm quản lý bộ phận tài sản này. Trường hợp hư hỏng, thiệt hại tài sản phát sinh thuộc bộ phận nào quản lý, nếu là nguyên nhân chủ quan thì tùy thuộc theo mức độ mà bộ phận dó phải chịu trách nhiệm vật chất và hình thức kỷ luật của Công ty, nếu nguyên nhân khách quan thì được tài trợ bằng quỹ khen thưởng phúc lợi. Nhìn chung việc phân cấp quản lý sử dụng tài sản cố định của Công ty là tương đối chặt chẽ và đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Thứ hai, quy trình thủ tục của các trường hợp mua sắm, xây dựng cơ bản, thuê, cho thuê, thanh lý, nhượng bán, sửa chữa TSCĐ là hợp lý, các bước công việc diễn ra theo một trình tự xác định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát của quản lý. Thứ ba, việc áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng theo nguyên tắc tròn tháng trong Công ty đơn giản, dễ làm, tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý trong việc theo dõi và kiểm soát các chi phí sản xuất kinh doanh khác vì chi phí khấu hao đã làm một con số ổn định. Việc phẩn bổ chi phí khấu hao TSCĐ cho các đối tượng chịu chi  phí trong trường hợp TSCĐ được sử dụng cho nhiều công trình theo số giờ hoặc số ca máy hoạt động là phù hợp, sát thực với mức độ sử dụng của từng công trình trên cơ sở số giờ máy, số ca máy thống kê. Thứ tư, hiện nay Công ty đang đi đúng hướng với việc loại bỏ dần các TSCĐ đã lạc hậu, những máy móc không còn phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất. Công ty đã lắp đặt thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. 2. Những mặt chưa được trong quản lý, sử dụng và hiệu quả tài sản cố định của Công ty Bên cạnh những kết quả đạt được ở trên, việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty còn gặp phải một số hạn chế sau: Thứ nhất, tuy công ty đã tiến hành phân cấp TSCĐ đến từng bộ phận nhưng vẫn còn bộc lộ một số hạn chế: Việc quản lý chỉ trên hình thức sổ sách còn thực tế ra sao thì kế toán không nắm bắt được bởi kế toán chỉ theo dõi về mặt nguyên giá và hao mòn, giá trị còn lại. Việc phân cấp chưa triết để chưa có biện pháp gắn trách nhiệm của người lao động vào máy móc thiết bị mà họ đang sử dụng, cũng chưa có biện pháp thưởng phạt nghiêm minh để người lao động coi TSCĐ như là “ miếng cơm manh áo của mình”. Thứ hai, các hình thức đầu tư TSCĐ trong Công ty còn đơn giản, phần lớn chỉ bao gồm tăng do mua, thuê và do xây dựng cơ bản, chưa khai thác các hình thức khác như mua trả góp, tự sản xuất hay trao đổi TSCĐ. Trong điều kiện khả năng tài chính còn hạn hẹp, nhu cầu về số lượng, chủng loại và chất lượng của TSCĐ trong Công ty ngày càng cao, cần đa dạng hoá các hình thức đầu tư TSCĐ sao cho phù hợp với yêu cầu sử dụng, khả năng tài chính và tính hiệu quả kinh tế. Thư ba, Công ty áp dụng duy nhất phương pháp tính khấu hao truyền thống là phương pháp đường thẳng và tính toán theo nguyên tắc tròn tháng cho tất cả các loại TSCĐ. Việc làm này tuy tạo ra sự đơn giản cho quản lý và hạch toán nhưng không đánh giá sát hợp mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ, đặc biệt là những TSCĐ có mức độ hao mòn vô hình tương đối lớn. Mặt khác, khi TSCĐ tăng hoặc giảm vào những ngày đầu tháng mà tháng sau mới được tính hoặc thôi tính khấu hao thì sai lệch trong kết quả tính khấu hao TSCĐ có thể là một con số không nhỏ. Thứ tư, Công ty mới quan tâm đến việc lập báo cáo tăng TSCĐ mà không lập báo cáo giảm TSCĐ. Việc không lập báo cáo này một mặt không cung cấp được thông tin tổng hợp cho nhà quản lý về tình hình biến động giảm TSCĐ, một mặt gây khó khăn cho việc lập Báo cáo TSCĐ và ghi chú bổ sung cho tăng, giảm khoản mục TSCĐ trong thuyết minh báo cáo tài chính của Công ty. Thứ năm, Công ty hiện nay chưa tổ chức thống kê TSCĐ và chưa tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng TSCĐ nói riêng. Tất cả các phần hành kế toán tại phòng kế toán của Công ty, trong đó có phần hành TSCĐ, đều thực hiện chức năng kế toán tài chính. Việc theo dõi, quản lý về số lượng, tình trạng kỹ thuật và điều động TSCĐ thuộc về phòng cơ giới hoặc phòng kỹ thuật. Việc phân tích hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng TSCĐ không được tiến hành thường xuyên, không tổ chức bộ máy phân tích và xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích, đánh giá. Công ty chỉ tiến hành tính toán một số chỉ tiêu phục vụ cho việc đánh giá khái quát tình hình tài chính và kết quả kinh doanh khi lập Thuyết minh báo cáo tài chính vào cuối mỗi năm. Nguyên nhân của những hạn chế trên: - Nguyên nhân chủ quan: + Hạn chế về số lượng, trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán trong Công ty so với khối lượng công việc và yêu cầu chất lượng thông tin ngày càng cao. + Công tác tài chính, kế toán chưa được công ty quan tâm đúng mức. - Nguyên nhân khách quan: + Do chính sách và cơ chế quản lý của Nhà nước: Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 là một công ty cổ phần nên phải tuân theo các quy định của Nhà nước về tài chính và đầu tư xây dựng, đặc biệt là việc đầu tư xây dựng và mua sắm mới TSCĐ. + Thị trường và cạnh tranh: Do thị trường rộng nhưng không tập trung làm chi phí tăng. Giá đấu thầu cạnh tranh thấp dẫn đến hiệu quả không cao. Tất cả những điều trên làm cho hiệu quả sử dụng TSCĐ thấp và làm giảm khả năng tái sản xuất của TSCĐ. II. Định hướng phát triển của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 trong thời gian tới Trong nền kinh tế thị trường không ít những thuận lợi và khó khăn, thử thách. Để chớp lấy thời cơ kinh doanh vượt qua thử thách đòi hỏi các doanh nghiệp phải đề ra những chiến lược trong quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 cũng đã đề ra chiến lược cho công ty mình: - Xây dựng chiến lược phát triển thị trường, chiến lược khách hàng đẩy mạnh tiêu thụ tăng doanh thu và từ đó tăng lợi nhuận: Đổi mới công tác tiếp cận thị trường, chủ động tìm kiếm khách hàng. Tiếp khách hàng tại Công ty, chào hàng qua Internet, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, mở rộng các văn phòng đại diện trong nước cũng như ngoài nước. - Xây dựng những đội ngũ chuyên gia lành nghề và các chuyên gia giỏi đầu ngành về lĩnh vực tư vấn. - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức phù hợp với thời kỳ phát triển kinh tế thị trường. - Phát triển công nghệ khảo sát thiết kế, kiểm định chất lượng, tư vấn giám sát, khoan thăm dò địa chất công trình và thí nghiệm xây dựng thực nghiệm. - Nâng cao trình độ năng lực quản lý tư vấn theo thông lệ quốc tế. - Công ty tiếp tục đầu tư trang thiết bị, đổi mới máy móc thiết bị, cộng nghệ sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh để có khả năng tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. - Đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty nhằm nâng cao trình độ thích nghi với tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm chủ được máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất hiện đại. III. Một số kiến nghị và giải pháp tăng cường quản lý tài sản cố định của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 trong thời gian tới Kiến nghị Kiến nghị đối với Nhà nước - Nhà nước nên bổ sung thêm nội dung Điều chỉnh nguyên giá tài sản cố định khi góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn liên doanh. Lý do để đưa ra đề nghị này là vì: gần đây, khá nhiều doanh nghiệp đã đem tài sản cố định (cả hữu hình và vô hình) đi góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn liên doanh. - Nhà nước nên có quy định rõ hơn về phương pháp tính khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp, đặc biệt là quy định về phương pháp tính khấu hao nhanh. - Nhà nước nên có quy định cụ thể và chặt chẽ về việc đăng ký khấu hao của doanh nghiệp và có thể cho phép doanh nghiệp đăng ký phương pháp khấu hao áp dụng cho từng nhóm tài sản trong doanh nghiệp 1.2. Kiến nghị đối với Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 Thứ nhất, Công ty cần tận dụng năng lực của tài sản cố định vào hoạt động sản xuất kinh doanh Thứ hai, đẩy mạnh công tác khai thác, tạo lập nguồn vốn tiếp tục đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, quy trình công nghệ. Thứ ba, tận dụng các phương thức huy động tài sản cố định Thứ tư, hoàn thiện công tác phân cấp quản lý tài sản cố định Thứ năm, thanh lý nhượng bán những tài sản cố đinh không cần dùng Thứ sáu, nâng cao trình độ tay nghề công nhân hơn nữa. Thứ bảy, xây dựng phương pháp tính khấu hao hợp lý Thứ tám, tăng cường công tác kiểm kê, theo dõi TSCĐ 2. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 Qua quá trình nghiên cứu tình hình thực tế về công tác quản lý TSCĐ của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 trong giai đoạn 2000 – 2008 Công ty đã đạt được một số thành tựu đáng kể, tuy nhiên vẫn còn một số bất cập. Vì vậy em xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục tình trạng đó, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ cho Công ty. 2.1. Tận dụng năng lực của tài sản cố định vào hoạt động sản xuất kinh doanh Thứ nhất, thường xuyên có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ đảm bảo năng lực sản xuất của TSCĐ. Thứ hai, Công ty cần phải phân tích kỹ lưỡng toàn diện tình hình của Công ty để xác định cơ cấu đầu tư cho phù hợp: Đầu tư vào TSCĐ nào là chủ yếu để tránh tình trạng chỗ này thừa chỗ kia thiếu, từ đó làm ảnh hưởng tới năng suất vận hành của máy móc thiết bị. Thứ ba, khai thác tối đa công suất giờ máy, ca máy vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Thứ tư, nâng cao trình độ tay nghề của người công nhân, nhằm tạo điều kiện cho người công nhân tiếp xúc với khoa học kỹ thuật tiên tiến 2.2. Khai thác, tạo lập nguồn vốn Để đáp ứng nhu cầu vốn để đầu tư vào máy móc thiết bị, trong thời gian tới công ty cần phải đa dạng hóa hình thức huy động vốn. Nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động phải tính đến đầu tiên là nguồn vốn bên trong của doanh nghiệp. Đối với nguồn vốn bên trong doanh nghiệp có thể huy động như: Quỹ khấu hao TSCĐ, phần lợi nhuận hàng năm để bổ xung vào vốn cố định.Việc huy động vốn này sẽ tránh cho doanh nghiệp không phải trả chi phí cho việc sử dụng vốn và doanh nghiệp có thể chủ động về mặt tài chính của mình. Ngoài việc huy động vốn từ bên trong doanh nghiệp thì còn rất nhiều kênh huy động vốn khác như: Các nguồn vay, vay ngân hàng, vay cán bộ công nhân viên. Huy động qua thị trường chứng khoán Dù huy động nguồn vốn nào đi chăng nữa thì Công ty cũng phải đảm bảo được khả năng tự chủ của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh tối đa hóa những ưu thế của các nguồn được huy động. Không những thế việc huy động các nguồn vốn phải dựa trên kết cấu nguồn vốn tối ưu của doanh nghiệp. Việc đầu tư máy móc thiết bị phải tiến hành đồng bộ tránh tình trạng chắp vá ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSCĐ. 2.3. Tận dụng các các phương thức động tài sản cố định Việc huy động TSCĐ bằng phương thức đi thuê tài sản là phương thức hữu ích và thiết thực nó giúp Công ty trong trường hợp vốn ít nhưng vẫn có một lượng TSCĐ nhất định để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty có thể di thuê tài chính hoặc thuê hoạt động. - Thuê tài chính: Thuê tài chính còn gọi là thuê vốn, là phương thức tín dụng dài hạn. Hiện nay, Công ty đang thuê một số tài sản dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ yếu là phương tiện vận tải. Việc sử dụng hình thức huy động TSCĐ này có những lợi thế nhất định: + Giúp cho Công ty không phải huy động, tập trung tức thì một lượng vốn lớn để mua tài sản, như vậy với số vốn hiện có Công ty vẫn có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. + Giúp Công ty thực hiện dự án đầu tư, chớp lấy cơ hội kinh doanh. - Thuê hoạt động: Khi Công ty có những hợp đồng mới và những hợp đồng này không thường xuyên, thì việc mua sắm TSCĐ mới để sản xuất là không mag lại lợi ích kinh tế. Bởi vì, khi hợp đồng kết thúc thì số tài sản này không được tiếp tục sử dụng dẫn đến hiện tượng gây lãng phí và ứ đọng vốn từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Do đó khi có các hợp đồng ngắn hạn thì việc thuê vận hành là hết sức hữu hiệu bởi lẽ: Công ty không phải chịu thiệt hại do tiến bộ khoa học kỹ thuật gây ra, không phải bảo hiểm và chịu rủi ro về tài sản. Mặc dù thuê vận hành là phương thức khá phổ biến nhưng Công ty mới sử dụng phương thức này để thuê một số kho tàng mà chưa sử dụng để đi thuê máy móc thiết bị. 2.4. Hoàn thiện công tác phân cấp quản lý tài sản cố định Để tiến hành quản lý chắt chẽ TSCĐ, tránh hiện tượng mất mát, hư hỏng trước thời hạn đồng thời đảm bảo năng lực sản xuất của máy móc thiết bị các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện công tác phân cấp quản lý TSCĐ của mình. Mặc dù tình hình phân cấp quản lý của Công ty là tương đối chặt chẽ theo nguyên tắc TSCĐ thuộc bộ phận nào thì bộ phận đó trực tiếp quản lý. Điều đó góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vố cố định của Công ty. Tuy nhiên, để tiến hành quản lý chắt chẽ hơn nữa TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả vốn cố định, Công ty cần hoàn thiện công tác quản lý bằng cách: Phân cấp quản lý TSCĐ đến từng người lao động theo hình thức khoán để nâng cao trách nhiệm của người lao động đối với việc sử dụng TSCĐ đồng thời có các hình thức khuyến khích xứng đáng cho người lao động có ‏‎ ý thức bảo quản tốt và phát huy được năng lực sản xuất của TSCĐ trong quá trình sản xuất để khuyến khích giữ gìn máy móc thiết bị. Bên cạnh đó Công ty cũng phải có những hình thức sử phạt xác đáng nghiêm minh và đòi hỏi bồi thường đối với người gây ra thiệt hại về TSCĐ cho Công ty. Khi đó người lao động sẽ phải có trách nhiệm đối với TSCĐ mà họ vận hành. 2.5. Thanh lý nhượng bán những tài sản cố đinh không cần dùng Công ty cần có biện pháp thanh lý số TSCĐ không cần dùng, có như vậy Công ty mới thu hồi được vốn ứ đọng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, cụ thể: Công ty cần xác định giá trị còn lại của các TSCĐ trên cơ sở đó xác định giá trị nhượng bán của các tài sản đó để có thể thu hồi vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả của vốn kinh doanh nói chung và vốn cố định nói riêng. Hiện nay, có rất nhiều Công ty tư vấn xây dựng đang hoạt động sản xuất kinh doanh còn thiếu máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Do đó có thể qua đó giới thiệu hay liên hệ trực tiếp với các cơ sở sản xuất nhỏ để thỏa thuận nhượng bán số tài sản này. Từ đó, Công ty có một lượng vốn lớn để đầu tư vào TSCĐ khác. 2.6. Nâng cao trình độ tay nghề công nhân Công ty cũng có thể sử dụng một số biện pháp sau để nâng cao trình độ tay nghề của người công nhân: `Thứ nhất, Công ty có thể tổ chức các cuộc thi tay nghề giỏi cho toàn Công ty. Đồng thời có biện pháp khuyến khích vật chất, biểu dương những công nhân giỏi nhiều cố gắng và đạt nhiều thành tích trong lao động sản xuất. Phát hiện kịp thời bồi dưỡng khả năng sẵn có phục vụ cho Công ty. Thứ hai, cấp kinh phí cử cán bộ, công nhân đi học tập kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất của các Công ty trong và ngoài nước. Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực toàn diện: Đào tạo lạnh đạo quản lý, đào tạo cán bộ khoa học công nghệ, đào tạo tổ trưởng sản xuất, công nhân sản xuất có tay nghề. Thứ ba, trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản cho người lao động như: Nội quy kỷ luật lao động, các quy trình qui phạm, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, ‏‎ thức tổ chức tinh thần trách nhiệm, phát huy tối đa sự lao động sáng tạo. 2.7. Áp dụng phương pháp khấu hao hợp lý Với những tài sản có già trị lớn, có độ hao mòn vô hình cao Công ty cần phải có phương thức khấu hao hợp lý. Đồng thời sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao TSCĐ vào hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đầu tư đổi mới máy móc thiết bị của Công ty nhằm tăng năng lực sản xuất của TSCĐ. 2.8. Hoàn thiện công tác thống kê tại Công ty Thống kê là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trong, có vai trò cung cấp thông tin thống kê trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời giúp cho việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển ngắn và dài hạn. Với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì việc nắm bắt thông tin kịp thời chính xác sẽ giúp cho doanh nghiệp chiếm được lợi thế trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định là yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy cần phải theo dõi, ghi chép, phản ánh chính xác đầy đủ, kịp thời số lượng, nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại và tình hình tăng giảm TSCĐ của Công ty. Từ đó, Công ty có thể nắm bắt được tình hình TSCĐ của Công ty và đề ra những biện pháp quản lý, đầu tư cho phù hợp. Chính vì vậy, việc trang bị công tác thống kê là hết sức cần thiết. Hiện nay, ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 công tác thống kê vẫn chưa được coi trọng. Những số liệu thống kê về TSCĐ chủ yếu do các phòng ban thông báo cho phòng kế toán để họ tổng hợp lại, vì thế nguồn số liệu thiếu đi sự thống nhất đồng bộ. Do vậy, Công ty nên thành lập một phòng thống kê riêng để phuc vụ tốt hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. KẾT LUẬN Để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường thì không chỉ riêng Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 mà tất cả các doanh nghiệp đều phải cố gắng nâng cao năng lực sản xuất, không ngừng đổi mới công nghệ cho TSCĐ song song với việc tiết kiệm chi phí kinh doanh. Điều này cho phép sản phẩm của Công ty có tính cạnh tranh cao trên thị trường. Trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt là từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 đã đạt được những thành tựu đáng kể. Hiện nay, Công ty có số lượng lớn TSCĐ trong đó máy móc thiết bị chiếm một tỷ trọng lớn và vẫn không ngừng đổi mới TSCĐ ch phù hợp với yêu cầu từng thời kỳ. Trong thời gian qua, vấn đề sử dụng TSCĐ tại Công ty đã đạt được nhiều thành tựu song cũng còn nhiều hạn chế. Với đề tài “ Nghiên cứu thống kê TSCĐ của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 8 trong giai đoạn 2000 – 2008” , em đã vận dụng những kiến thức đã học để nghiên cứu thực tế quy mô, cơ cấu, hiện trạng TSCĐ, biến động TSCĐ và tình hình sử dụng TSCĐ tại Công ty. Trên cơ sở đó em đã đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty. Tuy nhiên, với sự hạn chế trong thời gian tìm hiểu, nghiên cứu cũng như những hiểu biết trong vấn đề này nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong được các thầy cô, các cán bộ phòng ban tài chính kế toán chỉ bảo, đóng góp ý kiến để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tài chính các năm của Công ty 2. Giáo trình Lý thuyết thống kê, PGS. TS. Trần Ngọc Phác – TS. Trần Kim thu, năm 2006, nhà xuất bản Thống kê. 3. Giáo trình Thống kê kinh tế, TS. Phan Công Nghĩa, năm 2002, nhà xuất bản Giáo dục. 4.Giáo trình Thống kê công nghiệp, PGS. TS. Nguyễn Công Nhự, năm 2004, Nhà xuất bản Thống kê. 5. Giáo trình Thống kê kinh doanh, GS. TS. Phạm Ngọc Kiểm – PGS. TS. Nguyễn Công Nhự, năm 2004, Nhà xuất bản Thống kê. 6. Một số vấn đề về hạch toán và thống kê TSCĐ, Vũ Mai Huấn, Nhà xuất bản Thống kê 7. Nghị định số 44/1998/NĐ – CP ngày 29/06/1998 về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần. 8. Thông tư số 166/1999/TT – BTC ngày 30/12/1999 về ban hành độ quản lý, sử dụng à trích khấu hao tài sản cố định. 9. Quyết định số 206/2003/QĐ – BTC ngày 12/12/2003 về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. 10. Quyết định số 32/2008/QĐ – BTC ngày 29/05/2008 về việc ban hành chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, Đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2071.doc
Tài liệu liên quan