Đề tài Nghiên cứu thống kê vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty cổ phần xây dựng số 3 thời kỳ 1997-2002

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp là một trong những yêu cầu quan trọng để tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh cũng như có các giải pháp thích hợp để thực hiện các giải pháp kinh doanh và khắc phục những hạn chế, nâng cao hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.

doc95 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1994 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thống kê vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty cổ phần xây dựng số 3 thời kỳ 1997-2002, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phức tạp. Về các khoản đầu tư tài chính dài hạn của công ty trong 4 năm đầu chiếm tỷ trọng khá lớn. Năm 1997, khoản này có tỷ trọng là 44.44%; Cao nhất vào năm 2000 với tỷ trọng 64.47%, nhưng đến năm 2002, khoản này đột nhiên giảm xuống chỉ còn 577 Trđ với tỷ trọng rất thấp 8.73 % tổng vốn cố định . Trong khi đó, vào năm 2002 này tỷ trọng TSCĐ đột nhiên tăng cao đạt 88.88%, mà trong cơ cấu TSCĐ của công ty chỉ bao gồm TSCĐ hữu hình như: máy móc thiết bị công trình của các đội xây dựng, các trang thiết bị văn phòng... Vào năm 2001 và năm 2002 giá trị TSCĐ cao (năm 2001: 4841 Trđ, năm 2002: 5874 Trđ) tức là hai năm này công ty đã đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại. Điều này, có tác dụng tăng công suất máy móc , tăng công suất lao động đẩy nhanh tốc độ thi công làm tăng hiệu quả sử dụng vốn. 3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn SXKD của Công ty cổ phần xây dựng thời kỳ 1997 – 2002. 3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn SXKD. Bảng 6. Hiệu quả sử dụng vốn SXKD của công ty thời kỳ 1997 – 2002 Chỉ tiêu ĐVT 1997 1998 1999 2000 2001 2002 1.DT Trđ 25759 27676 30319 48645 73067 102541 2.M Trđ 169 273 412 740 1194 2084 3.TV Trđ 11404 11370 14728 16977 37031 51309 4. HTV =(1)/(3) Trđ/Trđ 2,2588 2,4341 2,0586 2,8653 1,9731 1,9985 5. RTV =(2)/(3) Trđ/Trđ 0,0148 0,0240 0,028 0,0436 0,0322 0,0406 6. LTV =(1)/(3) Vòng 2,2588 2,4341 2,0586 2,8653 1,9731 1,9985 Qua bảng số liệu ta thấy, hiệu suất sử dụng vốn SXKD của công ty có xu hướng giảm, đặc biệt năm 2001, 2002 giảm xuống thấp nhất trong cả giai đoạn (năm 2001 giảm xuống còn:1.9731 Trđ/Trđ và năm 2002 là: 1.9985Tr/Trđ). Năm 2000 chỉ tiêu này đạt mức cao nhất: 2.8653 Trđ/Trđ. Tuy vậy mức doanh lợi tổng vốn lại có xu hướng tăng. Năm 1997 cứ 1 Trđ vốn SXKD tạo được 0.0148 Trđ lợi nhuận, đến năm 2002 thì 1Trđ vốn SXKD tạo được 0.0357 Trđ lợi nhuận. Trong thời kỳ này, mức tăng doanh thu không bằng được mức tăng lợi nhuận nên hiệu quả sử dụng vốn SXKD có xu hướng giảm và không ổn định nhưng mức doanh lợi vốn SXKD lại tăng như vậy chúng ta thấy được những bước thành công trong công tác quản lý của ban lãnh đạo công ty với chủ trương giảm thiểu chi phí SXKD, sử dụng có hiệu quả hơn nữa nguồn vốn và nâng cao lợi nhuận và xây dựng công ty ngày càng vững mạnh. `a Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới mức doanh lợi của công ty trong hai năm 2001-2002 Bằng phương pháp hệ thống chỉ số ta nghiên cứu hai nhân tố: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và số vòng quay vốn SXKD ảnh hưởng tới mức doanh lợi vốn SXKD của công ty. Phương trình phân tích: RTV = R DT * LTV Hệ thống chỉ số: RTV1 RTV0 = RDT1 RDT0 * LTV1 LTV0 (IRTV) (IRDT) (ILTV) Thay số ta có: 0.0406 0.0322 = 0.0203 0.0163 * 1.9985 1.9731 1.2609 = 1.2454 * 1.0155 (26.09 %) (24.54%) (1.55%) Số tuyệt đối: DRTV = DRTV(RDT) + DRTV(LTV) +0.0084 = +0.008 + 0.0004 Kết quả tính toán cho thấy: mức doanh lợi vốn SXKD năm 2002 so với năm 2001 tăng từ 0.0322 lên 0.0406 Trđ/Trđ tức là tăng 26.09% hay tăng 0.0084 Trđ/Trđ là do ảnh hưởng của hai nhân tố: -Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng từ 0.0163 lên 0.0203 Trđ/Trđ làm cho mức doanh lợi vốn SXKD tăng 24.54% tức là tăng được 0.008 Trđ/Trđ. Đây là nhân tố có ảnh hưởng tốt và là nhân tố chủ yếu làm tăng mức doanh lợi vốn SXKD của công ty. - Số vòng quay của vốn SXKD tăng từ 1.9731 lên 1.9985 vòng làm cho mức doanh lợi vốn SXKD tăng 1.55% hay tăng 0.0004 Trđ/Trđ. Đây là nhân tố có tác động tốt đến mức doanh lợi vốn SXKD, tuy nhiên sự tác động này chưa cao. Do vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hơn nữa, công ty cần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của vốn SXKD hơn. 3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Bảng 4 đã phản ánh qui mô vốn lưu động của công ty tăng dần qua các năm. Nhưng việc tăng qui mô này có hiệu quả hay không và cơ cấu như vậy đã hợp lý chưa? Để có thể khẳng định được vấn đề này ta phải tính và phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động thông qua bảng số liệu sau: bảng 7. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty thời kỳ 1997 – 2002 Chỉ tiêu ĐVT DT Trđ 25759 27676 30319 48645 73067 102541 M Trđ 169 273 412 740 1194 2084 VL Trđ 9684 9914 12468 15778 28822 44670 4 HVL =(1)/(3) Trđ/Trđ 2.66 2.7916 2.4316 3.0831 2.5351 2.2955 5.RVL = (2)/(3) Trđ/Trđ 0.0175 0.0275 0.033 0.0469 0.0414 0.0467 6.LVL = (1)/(3) Vòng 2.66 2.7916 2.4316 3.0831 2.5351 2.2955 7.D = 360/ (6) Ngày 135 129 148 117 142 157 8. H’VL Trđ/Trđ 0.3759 0.3582 0.4113 0.3243 0.3945 0.4356 - Hiệu suất sử dụng vốn lưu động: Chỉ tiêu phản ánh cứ 1 Trđ vốn lưu động bỏ ra tạo được bao nhiêu Trđ doanh thu. Kết quả tính toán trên cho ta thấy hiệu suất sử dụng vốn lưu động trong thời kỳ 1997 – 2002 biến động bất thường. Năm 1998 hiệu suất sử dụng vốn lưu động là 2.7916 Trđ/Trđ; năm 1999 chỉ tiêu này giảm xuốn còn 2.4316 Trđ/Trđ; năm 2000 chỉ tiêu này tăng lên đạt mức 3.0831 Trđ/Trđ tức là năm 2000 công ty bỏ ra 1Trđ vốn lưu động thì thu được 3.0831 Trđ doanh thu, nhưng đến năm 2002 hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm xuống còn 2.2955 Trđ/Trđ. Như vậy công tác sử dụng vốn lưu động của công ty là không ổn định. - Mức đảm nhiệm của vốn lưu động (H’VL ) Đây là chỉ tiêu nghịch của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động, chỉ tiêu cho biết để tạo ra một triệu đồng doanh thu công ty cần phải tiêu hao bao nhiêu triệu đồng vốn lưu động. Đối với doanh nghiệp chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt. Năm 2000, mức đảm nhiệm của vốn lưu động ở mức thấp nhất, để tạo ra một triệu đồng doanh thu năm 2000, công ty tiêu hao mất 3.3243 Trđ vốn lưu động, nhưng năm 2002 để tạo ra 1Trđ doanh thu, công ty đã phải tiêu hao 0.4356 Trđ. Như vậy năm 2002, công ty có sự lãng phí về sử dụng vốn lưu động, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn... - Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động: Số vòng quay vốn lưu động, số ngày luân chuyển vốn lưu động cũng biến động lên xuống không ổn định. Năm 2000, vốn lưu động quay được 3.0831 vòng, đạt mức cao nhất trong cả giai đoạn, tương ứng với số ngày lưu chuyển vốn lưu động là 157 ngày. Do chu kỳ sản xuất của nghành xây dựng dài nên tốc độ luân chuyển của vốn chậm biểu hiện thông qua chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động thấp và số ngày lưu chuyển vốn lưu động cao. Để nâng cao hiệu quả sinh lời của vốn lưu động đòi hỏi công ty phải có các biện pháp cụ thể đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển của vốn hơn nữa. Nếu tốc độ chu chuyển vốn nhanh, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được vốn lưu động. Số vốn lưu động tiết kiệm được xác định theo công thức: DVL = (DT1/N)*DD = DH’VL*DT1 Khi đó ta có: Bảng 8: Mức vốn lưu động tiết kiệm của công ty cổ phần xây dựng số 3 thời kỳ 1997-2000 Chỉ tiêu Đơn vị tính 1.DT Trđ 25759 27676 30319 48645 73067 102541 2.H’VL Trđ/Trđ 0.3759 0.3582 0.4113 0.3243 0.3945 0.4356 3. DH’VL Trđ/Trđ - -0.0177 +0.0531 -0.0187 +0.0702 +0.0411 4. DVL Trđ - -489.87 +1609.94 -4232.11 +5129.3 +4214.4 Năm 1998 và năm 2000 do đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển của vốn lưu động nên công ty đã tiết kiệm được vốn lưu động trong kinh doanh, đặc biệt năm 2000 công ty đã tiết kiệm được một lượng vốn lưu động khá lớn là 4232.115 Trđ. Còn các năm 1999, 2001,2002 có sự lãng phí về vốn lưu động( năm 2001: 5129.3 Trđ, năm 2002: 4214.45 Trđ). Như vậy công ty cần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của vốn hơn nữa. - Mức doanh lợi vốn lưu động: Chỉ tiêu phản ánh cứ 1 Trđ vốn lưu động bỏ ra thì thu được bao nhiêu triệu đồng lợi nhuận. Mục tiêu chính của công ty là lợi nhuận thu được mà không phải là doanh thu, nên mức doanh lợi vốn lưu động là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Bảng phân tích ở trên cho thấy: Mức doanh lợi vốn lưu động của công ty nhỏ ( do đặc điểm của nghành xây dựng, giá vốn hàng bán rất lớn, lợi nhuận thấp hơn nhiều so với doanh thu nên chỉ tiêu mức doanh lợi nhỏ) nhưng lại tăng đều đặn qua các năm . Năm 1997, mức doanh lợi vốn lưu động của công ty đạt mức thấp nhất là 0.0175 Trđ/Trđ, tức là cứ 1 Trđ vốn lưu động bỏ ra tạo được 0.0175 Trđ. Đến năm 2002 với 1 Trđ vốn lưu động công ty thu được 0.0467 Trđ lợi nhuận. Điều này phản ánh công ty hoạt động rất tốt việc giảm chi phí, hạ giá thành trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động nên đã tăng được khả năng sinh lợi nhuận của vốn lưu động. Tuy nhiên, chúng ta cần phải xác định những nhân tố tác động tới sự gia tăng mức doanh lợi vốn lưu động, đồng thời chỉ rõ nhân tố nào ảnh hưởng tốt, nhân tố nào ảnh hưởng không tốt... Để làm được điều này trong phân tích thống kê chúng ta sử dụng phương pháp hệ thống chỉ số. Phương pháp này so sánh mức độ giữa hai thời kỳ gọi là kỳ gốc và kỳ nghiên cứu. ở đây chúng ta lấy năm 2001 là kỳ gốc và năm 2002 là kỳ nghiên cứu : aPhương trình phân tích: RVL = RDT*LVL Hai nhân tố ảnh hưởng tới mức doanh lợi: > Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (RDT = M/DT) > Vòng quay vốn lưu động. Hệ thống chỉ số: RVL1 RVL0 = RDT1 RDT0 * LVL1 LVL0 (IRVL) (IRDT) (ILVL) Thay số ta có: 0.0467 0.0414 = 0.0203 0.0163 * 2.2955 2.5351 1.128 = 1.2454 * 0.9055 (12.8%) (24.54%) (-9.45%) Số tuyệt đối: DRVL = DRVL(RDT) + DRVL(LVL) +0.0053 = +0.009 + (-0.0037) Trđ/Trđ Kết quả tính toán cho thấy: Mức doanh lợi vốn lưu động năm 2002 so với năm 2001 tăng từ 0.0414 lên 0.0467 triệu đồng. Tức là tăng lên 12.8% tương ứng tăng 0.0053 triệu đồng/triệu đồng là do ảnh hưởng của hai nhân tố: Một là, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng từ 0.0163 lên 0.0203 triệu đồng/triệu đồng. Đây là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu và là nhân tố có tác động tốt tới mức tăng mức doanh lợi vốn lưu động. Hai là, số vòng quay vốn lưu động giảm từ 2.5351 vòng xuống còn 2.2955 vòng làm cho mức doanh lợi vốn lưu động giảm từ 9.45% tương ứng giảm 0.0037 Trđ/Trđ. Đây là nhân tố có ảnh hưởng không tốt tới mức doanh lợi vốn lưu động. Như vậy trong năm tới để mức doanh lợi vốn lưu động tăng mạnh hơn nữa công ty cần phải đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vốn lưu động hơn nữa, đồng thời đảm bảo giữ vững mức tỷ suất doanh lợi trên doanh thu. 3.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định. Công ty đã đầu tư đổi mới mua sắm máy móc thiết bị, nhưng thực chất số máy móc này có được sử dụng hiệu quả hay không ? Để trả lời câu hỏi này ta phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định qua một số chỉ tiêu: Bảng 9: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần xây dựng số 3 Chỉ tiêu ĐVT 1997 1998 1999 2000 2001 2002 1.DT Trđ 25759 27676 30319 48645 73067 102541 2.M Trđ 169 273 412 740 1194 2084 3.VC Trđ 1720 1456 1199 2260 8209 6609 4.HVC =(1)/(3) Trđ/Trđ 14,9849 19,0082 13,4155 40,5713 8,9,19 15,5154 5.H’VC =(3)/(1) Trđ/Trđ 0,0667 0,0526 0,0745 0,0246 0,1123 0,0645 6.RVC =(2)/(3) Trđ/Trđ 0,0983 0,1875 0,1823 0,6172 0,1455 0,3153 aHiệu suất sử dụng vốn cố định. Bảng phân tích trên cho thấy: Một đồng vốn cố định của công ty tạo ra rất nhiều đồng doanh thu, ở thời điểm cao nhất là năm2000: cứ 1 Trđ vốn cố định tạo ra 40,5713 Trđ doanh thu. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn cố định biến động không ổn định. Năm 1999 so với năm 1998, hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm từ 19.0082 Trđ xuống còn 13,4165 Trđ/Trđ do doanh thu của công ty tăng 9% nhưng trong khi đó vốn cố định tăng 31,95%. Năm 2000 so với năm 1999, doanh thu công ty tăng 60.47% nhưng vốn cố định giảm 46,95% làm cho hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng mạnh từ 13.4155 lên 40.5713Trđ/Trđ, đến năm 2001 và 2002 chỉ tiêu này giảm xuống chỉ còn 8.9019 và 15.5154 Trđ/Trđ, mặc dù trong 2 năm này Công ty đã đầu tư thêm một lượng vốn cố định khá lớn. Để đánh giá chính xác, toàn diện ta xét các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định khác: a Mức doanh lợi vốn cố định : Mức doanh lợi vốn cố định của công ty tăng dần qua các năm, tuy nhiên chỉ có năm 2001 mức doanh lợi vốn cố định của công ty giảm xuống còn 0.1455 Trđ/Trđ, so với năm 2000 giảm 76.43% hay giảm 0.4717 Trđ/Trđ. Mặc dù vào các năm này công ty lại đầu tư nhiều máy móc thiết bị mới, tình trạng này nhưng có thể do máy móc hoạt động không hết công suất do thiếu lao động, dư thừa máy móc... làm cho mức doanh lợi vốn cố định giảm. Năm 2002 so với năm 2001 mức doanh lợi tăng từ 0.1455 lên 0.3153 Trđ/Trđ. Để xác định cụ thể mức tăng của năm 2002 ta áp dụng phương pháp chỉ số với phương trình: aPhương trình phân tích: RVC = RDT*HVC Hai nhân tố ảnh hưởng tới mức doanh lợi: > tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (RDT = M/DT) > vòng quay vốn cố định. Hệ thống chỉ số: RVC1 RVC0 = RDT1 RDT0 * HVC1 HVC0 (IRVC) (IRDT) (IHVC) Thay số ta có: 0.3151 0.1455 = 0.0203 0.0163 * 15.5154 8.9019 2.1670 = 1.2454 + 1.7429 116.7(%) = 24.54(%) + (74.29%) Số tuyệt đối: DRVC = DRVC(RDT) + DRVC(HVC) +0.1698 = +0.0621 + 0.1077 (Trđ / Trđ ) Kết quả tính toán trên ta thấy: Mức doanh lợi vốn cố định năm 2002 so với năm 2001 tăng từ 0.1455 Trđ/Trđ tức là tăng 116.7% hay tăng 0.1698 Trđ/Trđ do ảnh hưởng của hai nhân tố: - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng từ 0.0163 lên 0.0203 Trđ/Trđ làm cho mức doanh lợi vốn cố định tăng 24.54% tương ứng tăng 0.0621 Trđ/Trđ. Đây là nhân tố có tác động tốt tới mức doanh lợi. - Hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng từ 8.9016 Trđ/Trđ lên 15.5154 Trđ/Trđ làm cho mức doanh lợi vốn cố định tăng 74.29% tương ứng tăng 0.1077 Trđ/Trđ. Đây cũng là nhân tố có tác động tốt vàđồng thời cũng là nhân tố chủ yếu làm tăng mức doanh lợi của công ty. Mặc dù cả hai nhân tố đều có ảnh hưởng tốt làm tăng mức doanh lợi vốn nhưng so với một số năm trước nữa thì mức tăng chưa thật là cao. Do vậy công ty cần có sự cố gắng bằng mọi cách tăng cường nâng cao các chỉ tiêu này hơn nữa. 3.4. Mức trang bị vốn cho lao động Trong 3 chỉ tiêu mức trang bị vốn lưu động, vốn cố định và tổng vốn SXKD cho lao động thì chỉ tiêu quan trọng nhất thường được sử dụng nhiều nhất là mức trang bị vốn cố định cho lao động. Chỉ tiêu phản ánh cứ 1 lao động được trang bị bao nhiêu triệu đồng vốn cố định phản ánh trình độ kỹ thuật của công ty và mức độ quan tâm của công ty đối với người lao động. Điều này càng quan trọng hơn khi là một công ty xây dựng công việc lao động rất nặng nhọc đòi hỏi có sự trợ giúp của máy móc kỹ thuật rất nhiều: Bảng 10: Mức trang bị vốn cố định cho lao động của công ty: Chỉ tiêu ĐVT 1997 1998 1. VCĐ Trđ 1720 1456 2260 1199 8209 6609 2.số lao động bình quân Người 706 745 780 886 935 960 3. Mức trang bị VCĐ MVC =(1)/(2) Trđ/ người 2.4363 1.9544 2.8974 1.3533 8.7797 6.8844 Trong điều kiện khoa học – công nghệ phát triển như hiện nay, lao động máy móc sẽ thay thế dần cho lao động thủ công. Đáp ứng được nhu cầu này, Công tyđã ngày càng tăng cường trang bị máy móc cho người lao động biểu hiện thông qua sự tăng đều đặm qua các năm của chỉ tiêu mức trang bị vốn cố định cho một lao động. Năm 2001 mức vốn cố định Công ty trang bị cho một lao động là: 8.7797 Trđ/ lao động đạt mức cao nhất trông cả giai đoạn và mức thấp nhất là năm 1.3533 Trđ/ lao động. 4. Phân tích sự ảnh hưởng của vốn SXKD đến kết quả SXKD của công ty năm 2001-2002 Ngoài việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn SXKD , công tác thống kê vốn SXKD còn đánh giá vai trò của hiệu quả sử dụng vốn tới kết quả SXKD thông qua việc sử dụng thông qua phương pháp hệ thống chỉ số. Mục tiêu hàng đầu của công ty là lợi nhuận nên ở đây chúng ta chỉ xét ảnh hưởng của công tác sử dụng vốn tới lợi nhuận với các mô hình thống kê toán sau: Mô hình 1: Phân tích mức độ ảnh hưởng của vốn lưu động đến lợi nhuận của công ty: Phương trình: M = R DT * LVL* VL Hệ thống chỉ số: (IM) (IRDT) (ILVL) (IVL) Thay số ta có: 1.7454 = 1.2454 * 0.9055 * 1.5499 (74.54%) ( 24.54%) (-9.45%) (54.99%) Số tuyệt đối: DM = DM(RDT) + DM(LVL) + DM(VL) +890 = +410.6 + (-174.46) + 654.3 ( Trđ/Trđ) Kết quả tính toán cho thấy : lợi nhuận của công ty năm 2002 so với năm 2001 tăng từ 1194 lên 2084 Trđ tức là tăng 74.54% hay 890Trđ do ảnh hưởng của 3 nhân tố: -Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng từ 0.0163 lên 0.0203 Trđ/Trđ làm cho lợi nhuận của công ty tăng 24.54% hay 410.16Trđ. Đây là nhân tố có ảnh hưởng tốt tới mức lợi nhuận của công ty. - Số vòng quay (Hiệu suất sử dụng) vốn lưu động giảm làm cho lợi nhuận giảm 9.45% hay giảm 174.46 Trđ. Đây là nhân tố có ảnh hưởng không tốt . - Quy mô vốn lưu động tăng từ 28822 lên 44670 Trđ làm cho lợi nhuận của công ty tăng 54.99% hay tăng 654.3 Trđ. Đây là nhân tố tốt và đồng thời là nhân tố chủ yếu làm tăng lợi nhuận cho công ty. a Mô hình 2: Phân tích mức độ ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng vốn cố định đến lợi nhuận: Phương trình: M = R DT * HVC* VC Hệ thống chỉ số: (IM) (IRDT) (IHVC) (IVC) Thay số ta có: 1.7454 = 1.2454 * 1.6948* 0.8052 ( 74.54%) (24.54%) (69.48%) (-19.48%) Số tuyệt đối: DM = DM(RDT) + DM(LVC) + DM(VC) +890 = +410.6 + 712.3 + (-232.46) (Trđ/Trđ) Kết quả tính toán cho thấy : lợi nhuận của công ty năm 2002 so với năm 2001 tăng từ 1194 lên 2084 Trđ tức là tăng 74.54% hay 890Trđ do ảnh hưởng của 3 nhân tố: -Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng từ 0.0163 lên 0.0203 Trđ/Trđ làm cho lợi nhuận của công ty tăng 24.54% hay 410.16Trđ. Đây là nhân tố có ảnh hưởng tốt tới mức lợi nhuận của công ty. - Hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng từ 8.9019 lên 15.5154 Trđ làm cho lợi nhuận tăng 69.48% hay 712.3 Trđ, đây là nhân tố tốt và đồng thời cũng là nhân tố chủ yếu làm tăng lợi nhuận cho công ty. - Quy mô vốn cố định giảm 1599 Trđ làm cho lợi nhuận giảm 19.48% hay giảm 232.46 Trđ. Việc giảm quy mô vốn cố định đã làm ảnh hưởng không tốt tới mức lợi nhuận của công ty. a Phân tích sự ảnh hưởng trong việc sử dụng tổng vốn đến lợi nhuận. + Mô hình 3: M = R DT * LVL0* dVL*TV Hệ thống chỉ số: Thay số ta có: 1.7454 = 1.2454 * 0.9055* 1.1194 *1.3856 (74.54%) (24.54%) (-9.45%) (11.94%) (+38.56%) Số tuyệt đối: DM = DM(RDT) + DM(LVL) + DM(dVL) + DM(TV) +890 = +410.6 + (-174.46) + (+196.97) + (+457.33) Kết quả tính toán cho thấy : lợi nhuận của công ty năm 2002 so với năm 2001 tăng từ 1194 lên 2084 Trđ tức là tăng 74.54% hay 890Trđ do ảnh hưởng của 4 nhân tố: -Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng từ 0.0163 lên 0.0203 Trđ/Trđ làm cho lợi nhuận của công ty tăng 24.54% hay 410.16Trđ. Đây là nhân tố có ảnh hưởng tốt tới mức lợi nhuận của công ty. - Số vòng quay của vốn lưu động giảm 9.45% làm cho lợi nhuận của công ty giảm 9.45% hay 174.46 Trđ. Đây là mhân tố có ảnh hưởng không tốt tới mức lợi nhuận. - Tỷ trọng vốn lưu động trong vốn sản xuất kinh doanh tăng làm cho lợi nhuận tăng 38.56% hay 457.33 Trđ. đây là nhân tố tốt . - Tổng vốn SXKD tăng từ 37031 lên 51309 Trđ làm cho lợi nhuận tăng 38.56% hay 457.33 Trđ. Đây là nhân tố tốt và đồng thời cũng là nhân tố chủ yếu làm tăng lợi nhuận cho công ty. + Mô hình 4 M = R DT * HVC* dVC*TV Hệ thống chỉ số: Thay số ta có: 1.7454 = 1.2454 * 1.6948* 0.581 *1.3856 74.54(%) 24.54(%) (69.48%) (-41.9%) (+38.56%) Số tuyệt đối: DM = DM(RDT) + DM(HVC) + DM(dVC) + DM(TV) +890 = +410.6 + 712.3 + (691.64) + (+457.33) Kết quả tính toán cho thấy : lợi nhuận của công ty năm 2002 so với năm 2001 tăng từ 1194 lên 2084 Trđ tức là tăng 74.54% hay 890Trđ do ảnh hưởng của 4 nhân tố: -Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng từ 0.0163 lên 0.0203 Trđ/Trđ làm cho lợi nhuận của công ty tăng 24.54% hay 410.16Trđ. Đây là nhân tố có ảnh hưởng tốt tới mức lợi nhuận của công ty. - Hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng 6.6135 Trđ/Trđ làm cho lợi nhuận tăng 69.48% hay 712.3 Trđ. Đây là nhân tố có ảnh hưởng tốt tới mức lợi nhuận. - Tỷ trọng vốn cố định trong vốn sản xuất kinh doanh giảm làm cho lợi nhuận giảm 41.9% hay 691.64 Trđ. Đây là nhân tố không tốt . - Tổng vốn SXKD tăng từ 37031 lên 51309 Trđ làm cho lợi nhuận tăng 38.56% hay 457.33 Trđ. Đây là nhân tố tốt và đồng thời cũng là nhân tố chủ yếu làm tăng lợi nhuận cho công ty. a Phân tích sự biến động lợi nhuận do sự tác động của 3 nhân tố: Mức doanh lợi vốn cố định, mức trang bị vốn cố định cho lao động, và số lao động có bình quân. + Mô hình 5: Phương trình: M = RVC * MVC* T Hệ thống chỉ số: Thay số ta có: 1.7454 = 2.167* 0.7841* 1.0267 (74.54%) (116.7%) (-21.59%) (2.67%) Số tuyệt đối: DM = DM(RVC) + DM(MVC) + DM(T) +890 = 1122.21 +(-264.74) + 32.53 Kết quả tính toán cho thấy : lợi nhuận của công ty năm 2002 so với năm 2001 tăng từ 1194 lên 2084 Trđ tức là tăng 74.54% hay 890Trđ do ảnh hưởng của 3 nhân tố: - Mức doanh lợi vốn cố định tăng từ 0.1455 lên 0.3153 Trđ/Trđ làm cho lợi nhuận tăng 116.7 % hay 1122.21 Trđ. Đây là nhân tố có ảnh hưởng tốtvà là nhân tố chủ yếu làm tăng lợi nhuận cho công ty. - Mức trang bị vốn cố định cho lao động giảm làm cho lợi nhuận giảm 21.59% hay 264.74 Trđ. Đây là nhân tố không tốt tới lợi nhuận của công ty. Số lao động có bình quân tăng 25 người làm cho lợi nhuận công ty tăng 2.67% hay 32.53 Trđ. Đây là nhân tố có tác động tốt làm tăng lợi nhuận cho công ty. chương III Một số kiến nghị và giảI pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn SXKD của công ty cổ phần xây dựng số 3 I. Đánh giá chung về tình hình sử dụng vốn SXKD của công ty cổ phần Xây dựng số 3 thời kỳ 1997-2002. Kết quả phân tích tình hình sử dụng vốn của công ty trong chương II, cho phép đánh giá những mặt được và chưa được trong công tác quản lý và sử dụng vốn của công ty trong thời kỳ 1997-2002 như sau: 1. Những kết quả đạt được của công ty trong công tác quản lý và sử dụng vốn SXKD. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về vốn SXKD, nhưng với một sự nỗ lực lớn của toàn bộ cán bộ công nhân viên, công ty đã đạt được những kết quả đáng kể trong công tác quản lý và sử dung vốn SXKD nói riêng và hoạt động SXKD nói chung như: - Công ty đảm đủ nhu cầu vốn cho hoạt động SXKD, qui mô vốn tăng trưởng qua các năm. Trong điều kiện vốn ngân sách cấp cho các doanh nghiệp còn thấp , mà nhu cầu vốn lại rất lớn thì việc công ty chủ động tự chủ trong việc huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau nhằm cung cấp đầy đủ vốn cho hoạt động SXKD, tạo điều kiện cho quá trình SXKD được liên tục, tránh tình trạng ngừng trệ trong sản xuất , biểu hiện sự cố gắng rất lớn của công ty. - Công ty thực hiện tốt các khâu từ kế hoạch huy động và sử dụng vốn đến việc kiểm tra vật chất trong quá trình quản lý vốn, do đó đã: +Hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao cho: không làm hư hỏng, mất mát tài sản hoặc thất thoát lãng phí vốn, tự bổ sung và tăng vốn để mở rộng qui mô SXKD. Đặc biệt năm 2002 công ty đã tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhằm huy động các nguồn vốn từ bên ngoài, nâng cao trách nhiệm của cán bộ công nhân viên đối với mọi hoạt động của công ty mình. +Đảm bảo khả năng lưu chuyển vốn. Về quản lý vốn cố định: + Công ty đã thực hiện tốt việc đổi mới TSCĐ, tiến hành thanh lý kịp thời TSCĐ đã hao mòn hết ( đặc biệt công tác này được thực hiện rất mạnh trong những năm 2000,2001,2002 ), sử dụng hợp lý nguồn vốn tự có để đổi mới TSCĐ đảm bảo cho công ty có cơ cấu TSCĐ hợp lý, với máy móc phương tiện hiện đại phục vụ tốt cho hoạt động SXKD của mình. + Đối với hoạt động khấu hao TSCĐ, Công ty tiến hành lập kế hoạch cụ thể cho từng năm, áp dụng phương pháp khấu hao kết hợp ( trong thời gian đầu sử dụng TSCĐ Công ty áp dụng phương pháp khấu hao luỹ thoái ( nhanh ), thời gian sau dùng phương pháp khấu hao bình quân), đây là phương pháp khấu hao thích hợp. Việc lập kế hoạch từng năm giúp công ty kế hoạch hoá nguồn vốn khấu hao, sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn vốn này, Công ty cũng qui định rõ trách nhiệm vật chất với từng phòng ban, từngđội tổ xây dựng trong việc sử dụng tài sản được giao, đảm bảo tài sản sử dụng đúng mục đích có hiệu quả. - Nhờ sử dụng vốn có hiệu quả (mức doanh lợi vốn SXKD ngày càng tăng ) công ty ngày càng tự chủ về tài chính ( biểu hiện thông qua chỉ tiêu số vốn chủ sở hữu ngày càng tăng ), hoạt động SXKD của công ty ngày càng khả quan, quan hệ với khách hàng càng phát triển, thị trường mở rộng khắp cả nước, các công trình do công ty xây dựng trải dài từ Bắc vào Nam. Việc tăng lợi nhuận góp phần giải quyết các khó khăn, đầu tư mua sắm thêm thiết bị mới, có điều kiện quan tâm tới người lao dộng nhiều hơn. Đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty không ngừng được nâng cao, thu nhập bình quân của công nhân viên tăng dần qua các năm ( năm 1999 thu nhập bình quann là 835000 đồng/ 1 người/ 1 thàng; năm 2001 tăng lên 1024000 đồng /1 người 1 tháng ; năm 2002 là 1150000 đòng /1 ngqười 1 tháng ). Đặc biệt, năm 2002 công ty tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp khi đó công ty có điều kiện tăng cường huy động các nguồn vốn từ bên ngoài, gắn lợi ích của công nhân viiên với sự tồn tại và phát triển của công ty, đã nâng cao trách nhiệm của mọi người đối với nhiệm vụ góp phần thúc đẩy hoạt động SXKD của công ty làm ăn hiệu quả hơn. 2. Những hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn SXKD của Công ty. 2.1. Về sử dụng vốn cố định: - Vốn cố định của công ty có tỉ trọng tương đối thấp, hàng năm qui mô vốn cố định có tăng nhưng không ổn định và còn thiếu trong điều kiện của một công ty kinh doanh ngành xây dung. -Hiệu quả sử dụng vốn cố định chưa thật cao và cũng không ổn định trang thời kỳ này (hai năm 2001, 2002 mặc dù qui mô vốn cố định có tăng nhưng hiệu quả lại không cao) Nguyên nhân: + Nhu cầu đổi mới tài sản cố định của công ty chỉ xuất hiện khi chúng không còn phù hợp hoặc đã quá cũ so với yêu câù của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Khi nhu cầu này xuất hiện, Công ty đầu tư một lượng vốn khá lớn nên quy mô vốn cố định sẽ tăng trong kỳ này và qui mô vốn cố định tăng (giảm)không ổn định (vì tuỳ thuộc vào mức độ đổi mới của Công ty). + Nguồn vốn để đổi mới tài sản cố định còn thiếu do không hoặc rất ít có sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, Công ty phải tự dùng nguồn vốn chủ sở hữu để tài trợ do vậy có phần hạn hẹp . + Do các công trình xây dựng phân bố quá rộng nên việc tận dụng công suất máy móc thiết bị còn hạn chế dẫn đến tình trạng có công trình không sử dụng hết công suất máy móc thậm chí máy móc không được sử dụng trong khi đó công trình khác lại thiếu máy móc để tiến hành thi công, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cố định. + Một nguyên nhân khách quan khác là công suất máy móc còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu, địa hình nơi sản xuất, máy móc hoạt động ngoài trời… nên hiệu quả sử dụng vốn cố định thấp và không ổn định 2.2. Về sử dụng vốn lưu động Đối với khoản phải thu Như đã phân tích trong chương II, khoản phải thu của công ty có tỉ trọng lớn trong tổng lượng vốn lưu động (thậm chí năm 1999 tỉ trọng Khoản này lên tới 104,58%) và qui mô ngày càng tăng. Điều này phản ánh vốn lưu động của công ty bị chiếm dụng quá lớn. Tình trạng này gây nhiều khó khăn cho công ty trong công tác thanh toán, để tiếp tục hoạt động kinh doanh công ty phải đi vay vốn và phải trả lãi vay. Nguyên nhân +Nguyên nhân chủ quan: Do sự kém hiệu quả trong việc sản xuất kinh doanh của các đơn vị nội bộ dẫn tới tình trạng ứ đọng vốn của công ty trong các dơn vị này làm khoản phải thu nội bộ trong các năm liên tục tăng dẫn tới tổng các khoản phải thu tăng +Nguyên nhân khách quan - Do đặc điểm sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng : Mặc dù công trình đã thi công xong không thu được hết tiền ngay mà khách hàng thường giữ lại một số phần trăm giá trị công trình, sau một thời gian mới thanh toán hết… cho nên tại một thời điểm nhất đinh thường tồn tại một khoản phải thu lớn - Do phương thức thanh toán của hệ thống ngân hàng: hình thức thanh toán truyền thống bằng tiền vẫn là phổ biến dẫn đến một hạn chế là việc nắm bắt đầy đủ các thông tin về khách hàng là rất khó khăn. - Một loạt các văn bản thuế, luật doanh nghiệp do Nhà nước ban hành có nhiều tiến bộ song vẫn có nhiều bất lợi đối với các doanh nghiệp: Việc sửa đổi bổ xung liên tục các thông tư nghị định, thiếu sự đồng bộ trong các văn bản đã trở thành rào cản đối với các công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Qua các năm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ngày càng tăng cả về qui mô và tỉ trọng trong vốn lưu động, gây ra tình trạng ứ đọng vốn và làm giảm hiêu quả sử dụng vốn lưu động Nguyên nhân: + Nguyên nhân chủ quan: Các nguồn lực chưa được sử dụng thực sự hợp lý, công tác vận chuyển máy móc, nguyên vật liệu còn chưa đảm bảo kịp thời dẫn tới hiện tượng gián đoạn tiến độ thi công. + Nguyên nhân khách quan: - Ngành xây dựng là một ngành phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, trong điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt công nhân không thể tiếp tục lao động, phải ngừng hoạt động xây lắp, công trình đang thi công bị đình lại làm chi phí dở dang tăng lên. - Một đặc điểm khác nữa của ngành xây dựng: Các công trình thường tiến hành trong thời gian dài (có công trình phải kéo dài mấy năm) Nên đến cuối kỳ các công trình vẫn chưa được hoàn thành, phát sinh chi phí dở dang. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới tìnhtrạng chi phí dở dang của công ty cao Tất cả những tồn tại trên của công ty đều làm giảm hiệu quả dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty tức là làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. đứng trước tình trạng này đòi hỏi công ty có các biện pháp hữu hiệu giải quyết kịp thời các vấn đề trên. II. Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng số 3. 1.Kiến nghị đối với Nhà nước. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng chịu sự tác động của các nhân tố chủ quan và khách quan. Ngoài sự lỗ lực của chính bản thân doanh nghiệp thì để thành công không thể thiếu được các nhân tố lhách quan, môi trường kinh doanh thuận lợi sẽ tạo điều kiện rất lớn cho sự thành công của các doanh nghiệp. Chính vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong thời gian tới, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của công ty giải quyết các tồn tại thì một yếu toó không thể thiếu đó là sự giúp đỡ của các cơ quan nhà nước Kiến nghị 1:Sử dụng vốn ngân sách nhà nước thu 6% năm đối với công ty nào cao trong khi vay ngắn hạn ngân hàng công ty cũng phải chịu lãi suất cao như vậy dẫn tới tình trạng thiếu vốn. Do vậy, đối với khoản phải thu sử dụng vốn nhà nước nên giảm tỉ lệ phần trăm để công ty có thể giảm chi phí Kiến nghị 2: Hoàn thiện cơ chế chính sách và pháp luật về đầu tư xây dựng. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để đIũu chỉnh các hành vi trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, quá trình đổi mới diễn ra nhanh chóng vầ sâu rộng làm cho các hệ thống luật pháp và các hệ thống luật pháp và chính sách không theo kịp khi áp dụng thực tế chúng bộc lộ những nhược điểm, vừa chồng chéo vừa so hở dễ bị lợi dụng Kiến nghị 3: Đẩy mạnh việc cải cách các thủ tục hành chính: điều này giúp cho công ty dễ dàng hơn trong việc vay vốn, thu và trả các khoản cho nhà nước tránh tình trạng dây dưa qua nhiều cửa mất thời gian của công ty, đối khi còn làm mất cơ hội kinh doanh 2. Kiến nghị đối với chính quyền sở tại. Do địa bàn hoạt động của công ty trải dài từ Bắc vào Nam, các công trình thi công trên rất nhiều tỉnh của cả nước. Do vậy mỗi công trình thi công trên địa bàn địa phương lại chịu sự giám sát và quản lý về hành chính của chính quyền đại phương. Vì vậy để công ty hoàn thành tốt công trình thì sự phối hợp giúp đỡ của chính quyền sở tại là rất quan trọng. Cụ thể: Kiến nghị 4: Trong công tác đóng thuế tại địa phương, công ty mong muốn có sự giảm bớt các thủ tục hành chính giúp cho công ty quyết toán công trình nhanh, nhằm hoàn thành được tiến độ thi công đề ra. Kiến nghị 5: Với sự trợ giúp, tạo điều kiện về mọi mặt của địa phương sẽ giúp công ty hoàn thành công trình đúng thời hạn như: cho các phương tiện vân tải cỡ lớn của công ty hoạt động trên địa bàn, phối hợp với dân quân, các cơ quan chức năng bảo vệ an toàn cho người và tài sản của công ty, tránh tình trạng gây rối và mất mát trong quá trình thi công. Kiến nghị 6: Chính quyền địa phương, chủ công trình và công ty xây dựng công trình cần phối hợp nhằm tạo mặt bằng xây dựng tránh việc dân lấn chiếm mặt bằng hoặc không ra nộp mặt bằng dẫn tới việc chậm khởi công, kéo dài thời gian thi công làm giảm hiệu quả thi công của công ty. 3.Kiến nghị đối với Công ty. Kiến nghị 7: Công ty cần xác định vốn SXKD ( bao gồm vốn cố định và vốn lưu động) hợp lý cho năm kế hoạch. Việc xác định nhu cầu vốn SXKD cho Công ty là hết sức quan trọng, xác định nhu cầu vốn không chính xác làm giảm hiệu quả sử dụng vốn SXKD. Trường hợp mức vốn xác định quá cao gây hiện tượng lãng phí vốn, trường hợp xác định mức vốn quá thấp so với nhu cầu thực xảy ra hiện tượng thiếu vốn, làm gián đoạn tiến độ thi công, ảnh hưởng xấu tới quá trình quản lý và sử dụng vốn SXKD. Để xác định lượng vốn cho năm kế hoạch Công ty cần dựa trên các cơ sở sau: + Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ: Với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì kế hoạch sản xuất kinh doanh là rất quan trọng, nó là bắt nguồn để doanh nghiệp huy động nguồn lực của mình vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy công ty cần căn cứ vào kế hoạch kinh doanh đã đề ra để xác định nhu cầu vốn của mình, đây cũng là cơ sở để công ty xác định các hạn mức tín dụng vay ngân hàng trong kỳ,…. + Căn cứ các định mức hao phí, thực trạng sử dụng vốn trong thời gian qua, công ty sẽ định tính được mức hao phí năm nay, số vốn lưu động cần cho năm nay và từ đó có kế hoạch huy động phù hợp. + Căn cứ vào năng lực trình độ quản lý của công ty. Trên thực tế, nếu kế hoạch sản xuất kinh doanh, khả năng huy động vốn tốt nhưng năng lực quản lý yếu kém, không hiệu quả thì công tác này cũng không có ý nghĩa. aBiện pháp: Xây dựng mục tiêu, chiến lược kinh doanh cho từng thời kỳ trên cơ sở đố lập kế hoạch SXKD, mở rộng thị trường tìm kiếm khách hàng. Xác định cụ thể nhu cầu vốn ( mức thường xuyên, tối thiểu) cả vốn lưu động và vốn cố định, trên cơ sở đó lập kế hoạchhuy động phù hợp như: Xác định thời điểm huy động, lượng huy động tại mỗi thời điểm đó và nguồn huy độnh. Kiến nghị 8: Làm tốt hơn nữa công tác quản lý vốn. Biện pháp: Nghiên cứu xây dung cơ cấu vốn hợp lý, tức là: Đảm bảo cân đối giữa vốn cố định và vốn lưu động trong tổng vốn SXKD của Công ty; cân đối giữa vốn cố định tích cực (là vốn đầu tư vào TSCĐ trực tiếp tham gia vào quá trình SXKD như: máy móc, phương tiện vận tải…) và vốn cố định không tích cực ( là vốn đàu tư vào văn phòng, kho tàng…). Đảm bảo phân phối vốn đồng bộ, cân đối giữa các đơn vị, các công trình, công đoạn của quá trình sản xuất; đảm bảo quá trình thi công được thường xuyên, liên tục. Việc xây dựng cơ cấu vốn hợp lý sẽ thúc đẩy đồng vốn luân chuyển nhanh, giữa các công đoạn của quá trình sản xuất vốn không bị ứ đọng hoặc sử dụng sai mục đích… Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn SXKD. 2.1. Về vốn cố định Trong thời gian qua, công ty đã mạnh dạn đổi mới và thay thế những tài sản hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tuy nhiên cần phải nâng cao hơn hiệu quả công tác sử dụng vốn cố định bằng các giải pháp sau: Sử dụng tiết kiệm, hợp lý, tận dụng công suất máy móc Trong thời đại hiện nay, với sự pháp triển như vũ bão của khoa học công nghệ, tài sản cố định của công ty cũng chịu ảnh hưởng không ít đó là việc hao mòn vô hình nhanh của tài sản cố định, giá cả thường xuyên biến động. Điều này làm cho nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản cố định không còn chính xác, phản ánh sai lệch với giá trị hiện tại của chúng. Do vậy, hàng năm công ty cần đánh giá, xác đinh giá trị thực của toàn bộ và của từng tài sản cố định nhằm quản ký chặt chẽ, đảm bảo tài sản cố định hoạt động đạt công suất cao nhất, đồng thời kết hợp với việc bố chí máy móc thiết bị hợp lí để khai thác hết công suất thiết kế và nâng cao hiệu suất công tác của máy móc thiết bị. Khi đó công ty sẽ nâng cao được hiệu quả sử dụng tài sản cố định của mình. - Thực hiện đầu tư, nâng cấp và đổi mới tài sản cố định nhưng phải chọn lọc cho phù hợp với công ty, không nên tràn nan theo chiều rộng mà phải chú trọng đầu tư theo chiều sâu nhằm tận dụng được công suất thiết bị tiết kiệm chi phí vận hành máy móc. Trong thực tế, với vốn cố định của công ty thuần tuý là tài sản cố định việc tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh là việc làm vừa đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá, vừa mang tính chiến lược trong kinh doanh. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ mang lại khả năng cạnh tranh lớn cho công ty. Song đi liền với việc đầu tư là việc đào tạo bồi dưỡng lại công nhân lành nghề để làm chủ các công nghệ hiện đại và sử dụng chúng đạt hiệu quả cao nhất - Để có được cơ cấu tài sản cố định cho hợp lý, công ty cần xử lý dứt điểm những tài sản cố định không cần dùng, hư hỏng chờ thanh lý nhằm thu hồi vốn cố định chưa sử dụng vào luân chuyển bổ sung thêm vốn cho sản xuất kinh doanh của mình đây cũng là một cách tiết kiệm trong sử dụng tài sản cố định - Thực hiện phân cấp quản lý tài sản cố định cho các đội, các phân đội xây dựng nhằm nâng cao trách nhiệm vật chất trong công tác quản lý, chấp hành nội quy, qui chế sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định, giảm tối đa thời gain ngừng việc để sửa chữa hơn so với kế hoạch Sử dụng hợp lý, tiết kiệm quỹ khấu hao cơ bản - Để có nguồn vốn đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị, công ty có một quĩ khấu hao đầy đủ và hoàn chỉnh. Quĩ khấu hao cơ bản là nguồn để bù đắp vào phần thiếu hụt trong tài sản cố định của công ty, nó giúp công ty chủ động trong công tác đổi mới thiết bị, máy móc mà không phải tăng nợ của công ty, giảm được chi phí tín dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Và như vậy việc xây dựng hoàn chỉnh quĩ khấu hao cơ bản là một điều rất quan trọng tức là: + Hàng năm, công ty phải lập kế hoạch khấu hao theo tỷ lệ Nhà nước qui định và điều chỉnh kịp thời giá trị tài sản cố định khi có trượt giá để tính đúng, tính đủ khấu hao vào giá thành công trình, bảo toàn vốn cố định + Thường xuyên đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định từ đó xácđịnh phương pháp khấu hao hợp lý, phù hợp với từng loại tài sản, nên lựa chọn phương pháp khấu hao đảm bảo hợp lý thu hồi vốn nhanh nhưng không ảnh hưởng tới giá thành công trình, tránh làm thất thoát vốn 2.2 .Về vốn lưu động Vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty, việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này có vai trò rất quan trọng việc đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động có các giải pháp sau: Nâng cao năng lực thu hồi nợ phải thu Như đã phân tích ở trên, khoản phải thu của công ty tăng lên không chỉ qui mô mà còn tăng cả về tỷ trọng trong tổng số vốn lưu động, đặc biệt khoản phải thu chủ yếu tập trung vào khoản phải thu của khách hàng. Công ty cần sớm xây dựng qui định về công tác quản lý công nợ để đảm bảo công tác thu hồi nợ ngaỳ càng tốt hơn, giảm khoản vốn của công ty bị chiếm dụng, ứ đọng Để khắc phục tình trạng này của công ty em có một số giải pháp như sau - Khi tiến hành kí kết hợp đồng, công ty nên xác định đầy đủ các điều kiện, điều khoản, qui định rõ trách nhiệm và quyền hạn của mỗi bên, mức phạt nếu khách hàng thanh toán chậm, cách thức giảI quyết khi có tranh chấp xẩy ra. Như vậy, sẽ đảm bảo cho việc thu hồi nợ của công ty được thực hiện dễ dàng hơn - Có kế hoạch thu hồi nợ cụ thể đối với từng loại khách hàng như vậy công ty nên tiến hành sắp xếp, phân loại theo mức độ rủi ro của từng khoản phải thu dựa trên cơ sở kết quả đánh giá về từng đối tượng khách hàng thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh của họ từ đó công ty biết được tình hình tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, mối quan hệ uy tín đối với công ty, qui mô hoạt động… - Song mặt khác, công ty cũng cần đẩy nhanh tiến độ thi công hơn nữa, đồng thời phải đảm bảo chất lượng, yêu cầu kỹ thuật cho công trình góp phần nâng cao khả năng thu hồi vốn cho công ty do khách hàng thanh toán công trình. Tuy nhiên, do môi trường lao động chủ yếu là ngoài trời chịu tácđộng của các yếu tố khí hậu, thời tiết nên việc thi công côngtrình thường xuyên gặp phải các yếu tố bất ngờ làm chậm tiến độ thi công, do vậy các đội trưởng đội xây dựng phải có tính toán nhằm tận dụng tốt các cơ hội để đẩy nhanh tiến độ thi công bù đắp thời giản bị chậm,đồng thời có hình thức khuyến khích, khen thưởng với các cá nhân tập thể hoàn thành tốt công việc trước thời hạn vẫn đẩm bảo các yêu cầu kỹ thuật thiết kế Giảm thiểu giá trị sản xuất kinh doanh dở dang Cũng như khoản phải thu, giá trị dở dang của công ty tương đối lớn và cần phải giảm thiểu hơn nữa giá trị dở dang này. Đối với một công ty xây dựng thì chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chủ yếu tập trung vào vật tư nhập về chưa sử dụng đến, do đặc thù của công trình xây dựng nên vật tư mua về với số lượng lớn, sử dụng cho cả công trình trong thời gian dài nên để giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang quan trọng nhất là quản lý vật tư một cách có hiệu quả cụ thể như - Công ty nên lựa chọn hình thức cung cấp vật tư cả về số lượng và hình thức thanh toán hợp lý, tránh tình trạng nhập tràn lan dẫn tới việc lãng phí. Ngày nay đa số các nhà cung cấp vật tư đều có các hình thức ưu đãi đối với các khách hàng mua mơí số lượng lớn, công ty nên tận dụng điều này để có được hình thức mua tốt nhất - Vật tư mua về phải đảm bảo đúng chất lượng giá cả hợp lý. Điều này giúp công trình đảm bảo chất lượng an toàn và giá cả, làm tăng uy tín của công ty đối với khách hàng - Công ty nên chú trọng công tác bảo quản vật tư, do có nhiều chủng loại vật tư khác nhau nên cần bố trí hợp lý khoa học tránh nhầm lẫn, hư hỏng, mất mát. Thường xuyên kiểm tra các định mức tiêu thụ vật tư cho hợp lý, tránh lãng phí. Đồng thời đặt ra trách nhiệm, thưởng phạt công minh đối với cán bộ công nhân viên trong công tác quản lý vật tư Tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính Không chỉ chi phí của các yếu tố đầu vào tập hợp nên giá thành sản phẩm mà bên cạnh đó các chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty nói chung, hiệu quả công tác sử dụng vốn nói riêng. Chính vì vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh đòi hỏi không những phải giảm giá thành công trình mà còn phải giảm chi phí quản lý công ty. Để giảm chi phí quản lý thì cơ cấu tổ chức cũng như việc bố trí các trang thiết bị phục vụ việc quản lý sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn + Một cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt sẽ giúp công ty năng động hơn trong cơ chế thị trường luôn luôn biến động, hơn thế nữa nó còn giúp công ty giảm được chi phí quản lý doanh nghiệp + Các máy móc thiết bị hiên đại nhưng phải phù hợp với trình độ của nhân viên và tính cần thiết của công việc. Về bảo toàn và phát triển vốn. Trong nền kinh tế thị trường, quá trình SXKD của các doanh nghiệp có thể gặp nhiều rủi ro, tài sản bị thiệt hại hay mất mát do nhiều nguyên nhânchủ quan hay khách quan (lạm phát, các chính sách của Nhà nước…) làm cho năng lực phục vụ SXKD của vốn bị giảm sút. Để thực hiện tái sản xuất giản đơn đòi hỏi các doanh nghiệp phải bảo toàn nguồn vốn kinh doanh. Đối với bất kì một doanh nghiệp nào thì việc bảo toàn và phát triển vốn là một yêu cầu rất cần thiết. Vậy để bảo toàn vốn kinh doanh thì Công ty nên: - Sử dụng vốn hiện có đúng mục đích, tránh lãng phí: Cần xây dựng chiến lược hoạt động SXKD, đôn đốc kiểm tra quá trình sử dụng vốn để đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích. Qui rõ trách nhiệm đối với từng cá nhân trong quá trình sử dụng vốn, đảm bảo nguồn vốn không bị thâm hụt trong quá trình sử dụng vốn. - Thực hiện tốt công tác phòng ngừa rủi ro: Đối với công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng thì công tác này càng cần thiết hơn. Để thực hiện tốt công tác này, Công ty có thể thực hiện bảo hiểm tài sản cuả mình để khi có rủi ro vốn sẽ được bù đắp bởi công ty bảo hiểm. Do máy móc làm việc ngoài trời nên công ty cần có chế độ bảo vệ, bảo dưỡng một cách thường xuyên liên tục… Đối với các trường hợp bị mất mát tài sản do các nguyên nhân, công ty phải xác định rõ nguyên nhân, qui trách nhiệm cá nhân, tập thể và xử lý theo qui định. - Công ty nên trích lập quĩ dự phòng tài chính để bù đắp rủi ro gây ra. Vì trên thực tế, việc rủi ro xảy ra là điều không thể tránh khỏi. Quĩ này không những giúp công ty giảm bớt thiệt hại mà còn giúp Công ty ổn định đảm bảo qui trình thi công không bị giàn đoạn khi có rủi ro xảy ra. Tuy nhiên, việc lập quĩ với qui mô thế nào phù hợp với tình hình của công ty dựa trên cơ sở các rủi ro xảy ra từ các năm trước - Phân tích môi trường kinh doanh từ đó đề ra các chiến lược kinh doanh hợp lý, đề ra các biện pháp xử lý khi có rủi ro xảy ra làm hạn chế rủi ro và giảm bớt mức thiệt hại do chúng gây ra. Vì trên cơ sở phân tích khả năng của mình Công ty sẽ thấy điểm mạnh đIểm yếu, từ đó phát huy các thế mạnh và hạn chế mức tối đa điểm yếu. Trong xây dựng, việc phân tích môi trường kinh doanh và hoạt động SXKD của Công ty có vai trò rất quan trọng, bên cạnh việcc giúp công ty nhìn nhận chính xác về mình để lượng sức nhận những công trình phù họp thì việc phân tích này còn cho ta thấy được thực lực của các Công ty khác từ đó có giá bỏ thầu hợp lý. Song để đứng vững trên thị trường không chỉ đòi hỏi công ty phải bảo toàn vốn mà cần phải phát triển nguồn vốn, tăng cường tìm kiếm nguồn tài trợ. Cho đến nay, Công ty đã chuyển sang công ty cổ phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy đông vốn từ đó phát triển nguồn vốn của mình. Kiến nghị 9: Nâng cao năng lực, trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên. Qua quá trình phát triển của ngành xây dựng cho thấy, để đáp ứng yêu cầu của thị trường trình độ của cán bộ quản lý và công nhân xây dựng phảI không ngừng tăng lên. - Với công nhân lao động: Việc áp dụng các công nghệ mới, hiện đại vào sản xuất đòi hỏi người công nhân cũng phải không ngừng nâng cao tay nghề, nâng cao khả năng nhận thức để có thể làm chủ được máy móc của mình, sử dụng tối đa công suất máy móc… góp phần nâng cao hiệu quả. Để đạt được điều này, Công ty nên mở các lớp đào tạo, hướng dẫn công nhân tại công trường, các kỹ sư xây dựng trực tiếp giảng lý thuyết kết hợp với thực hành cho các công nhân trong đội xây dựng của mình. - Với cán bộ quản lý: Để đạt kết quả cao trong thời đại công nghiệp, công ty cần có đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý không chỉ có nhiệt tình, quyết tâm cao mà còn phảI có tri thức cao về khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế. Họ không những nắm được những vấn đề khoa học hiện đại mà cồn thấy được xu hướng phát triển của chúng, xử lý nhạy bén các thông tin về thị trường. Kiến nghị 10. Hoàn thiện nâng cao hơn nữa công tác Thống kê. Đối với Công ty công tác Thống kê vẫn được tiến hành hằng năm, nhưng trong thời gian tới công ty cần phải thúc đẩy hơn nữa và từng bước hoàn thiện công tác này. Để công tác này đạt kết quả tốt thì cần đảm bảo các bước thực hiện sau: - Công tác chuẩn bị: Đây là bước đầu tiên nhưng lại có vai trò quan trọng bao gồm các việc sau: + Tiến hành thu thập, Sắp xếp, phân loại các nguồn thông tin phù hợp với từng mục đích cụ thể. + Xác định và tính toán các chỉ tiêu phản ánh tình hình về công ty, tập hợp thành các bảng biểu có tính hệ thống. - Đánh giá các chỉ tiêu đã tính toán trên để có được thực trạng công ty từ đó xác định các điểm mạnh, những tồn tại của Công ty và có biện pháp khắc phục kịp thời. - Tổng hợp lại toàn bộ kết quả đã đánh giá ở trên để xác định tình trạng chung nhất của công ty trong thời gian qua, dự đoán nhu cầu trong thời gian tới của công ty. Có thể nói công tác Thống kê, giúp công ty có được cái nhìn vừa bao quát vừa chi tiết về thực trạng công ty mình và ngày càng trở nên quan trọng trong các doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đa dạng trên nhiều lĩnh vực, vì thế việc thực hiện công tác thống kê của doanh nghiệp đòi hỏi cũng có nhiều đổi mới. Biện pháp: + Tổ chức tốt hơn nữa công tác thu thập thông tin. Thông tin thống kê luôn gắn với quá trình quản lý và ra quyết định của Công ty nên thông tin thu thập được phải đảm bảo đúng chính xác, kịp thời, đầy đủ như vậy Công ty mới đưa ra những quyết định xử lý kịp thời và tối ưu nhất. Muốn vậy Công ty phải nâng cao chất lượng thống kê hơn nữa, đồng thời tăng cường đội ngũ cán bộ thu thập thông tin xuống từng đội tổ xây dựng. + Vi tính hoá công tác Thống kê. Do sự phát triển của công nghệ tin học, hoạt động quản lý nói chung và công tác thống kê nói riêng ngày càng dựa trên sự hỗ trợ của máy tính vậy công tác tính và và phân tích các chỉ tiêu thống kê cần được vi tính hoá, sử dụng các phần mềm thống kê nhằm nâng cao chất lượng. Từ đó góp phần làm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả trong công tác sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói riêng của Công ty. Kết luận : Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp là một trong những yêu cầu quan trọng để tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh cũng như có các giải pháp thích hợp để thực hiện các giải pháp kinh doanh và khắc phục những hạn chế, nâng cao hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Là một doanh nghiệp hạch toán độc lập kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng Công ty cổ phần xây dựng số 3 vừa phải đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả và hoàn thành nhiệm vụ Tổng công ty giao cho . Tìm ra những giải pháp để sử dụng tốt nhất những nguồn lực và phát huy những lợi thế là việc làm có ý nghĩa quan trọng đối với Công ty với các kiến thức thống kê phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn SXKD của Công ty từ đó đề ra một số kiến nghị trong luận văn này em hy vọng góp phần nhỏ bé thúc đẩy công tác quản lý và sử dụng vốn trong Công ty đạt hiệu quả cao hơn. Mặc dù được sự giúp dỡ tận tình của thầy hướng dẫn cùng các cô chú trong Công ty, song do còn hạn chế về thời gian thực tế cung như khả năng của bản thân, luận văn không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn. Các tài liệu tham khảo : Giáo trình Lý thuyết Thống kê Giáo trình Thống kê kinh tế. Giáo trình Thống kê công nghiệp. Giáo trình Thống kê đầu tư và xây dựng. Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế. Hệ thống Hạch toán và Thống kê doanh nghiệp. Đọc và phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Những giải pháp huy động và sử dụng các nguồn vốn. Bảo toàn và phát triển các nguồn vốn sản xuất kinh doanh ở xí nghiệp các nước. 10-Các bảng Báo cáo tài chính và cân đối kế toán của Công ty cổ phân xây dựng số 3 .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docS0025.doc
Tài liệu liên quan