TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Kinh tế thế giới đang trải qua những bước phát triển mới, hình thức thanh toán điện tử đang ngày càng được ưa chuộng. Việt Nam cũng bắt đầu làm quen với hệ thống thanh toán điện tử trong khoảng mười năm trở lại đây. Nhưng có sự không đồng nhất giữa hệ thống thanh toán điện tử của Việt Nam và thế giới. Đặc biệt là sự xuất hiện của trang thanh toán trung gian Nganluong.vn đã mở ra bước ngoặt mới cho sự phát triển này. Chính vì những lý do trên chúng em quyết định chọn đề tài: Nghiên cứu thực trạng hệ thống thanh toán điện tử Việt Nam và kiến nghị giải pháp phát triển trang web Nganluong.vn.
o Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng hệ thống thanh toán điện tử Việt Nam so với thế giới
Tìm ra những khó khăn mà cổng thanh toán trực tuyến Nganluong.vn đang gặp phải
Đề ra một số giải pháp phát triển hệ thống thanh toán điện tử Việt Nam nói chung
và trang web Nganluong.vn nói riêng.
o Phương pháp nghiên cứu
Phân tích định tính, phân tích định lượng, Phân tích dữ liệu, tìm kiếm thông tin
o Nội dung nghiên cứu
Các khái niệm và thực trang hệ thống thanh toán không sử dụng tiền mặt trên thế
giới và tại Việt Nam.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống thanh toán không sử dụng tiền mặt tại Việt
Nam và phân tích một trường hợp cụ thể nganluong.vn.
Đề ra các kiến nghị và biện pháp để phát triển cho trang web nganluong.vn nói riêng và hệ thống thanh toán không sử dụng tiền mặt của Việt Nam nói chung.
o Đóng góp của đề tài
Đề tài giúp chúng ta thấy được những hạn chế của hệ thống thanh toán điện tử của
Việt Nam để từ đó bắt đầu thay đổi và phát triển ngày càng hoàn thiện hơn
Bên cạnh đó chúng ta sẽ thấy được nhưng ưu điểm của hệ thống thanh toán điện tử, và ứng dụng nó trong giao dịch hàng ngày của mình nhằm mang lai hiệu quả cao nhất.
Trang Nganluong.vn sẽ biết được nguyên nhân mình chưa được mọi người chon làm phương tiện thanh toán trung gian để từ đó hoạch định những chiến lược phù hợp với nhu cầu, mong muốn, tâm lý của khách hàng để ngày một phát triển rông rãi hơn.
o Hướng phát triển của đề tài
Sẽ thực hiện khảo sát ý kiến của một số khách hàng đang sữ dụng Nganluong.vn và cả những khách hàng chưa từng sử dụng để từ đó có những thông tin cụ thể giả quyết vấn đề tốt hơn.
Nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan đến hệ thống thanh toán điện tử để cho người dân thấy rằng việc sử dụng thanh toán điện tử là an toàn và được pháp luật bảo vệ.
64 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2743 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thực trạng hệ thống thanh toán điện tử ở Việt Nam và đề xuất kiến nghị giải pháp phát triển trên trang web nganluong.vn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là 24,3 triệu người nhưng tiền mặt vẫn là
phương tiện thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực doanh nghiệp và chiếm đại
đa số trong các giao dịch thanh toán của khu vực dân cư. Nhận định này thể hiện qua
khảo sát thực trạng thanh toán năm 2003, kết quả cho thấy: tại 750 doanh nghiệp Việt
Nam ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam thì việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán diễn ra
như sau:
· Các doanh nghiệp tư nhân có trên 500 công nhân có khoảng 63% số
giao dịch của họ được tiến hành qua hệ thống ngân hàng.
· Những doanh nghiệp có ít hơn 25 công nhân thì tỷ lệ này là 47%.
· Hầu hết các DNNN mới chỉ hơn 80% giao dịch được thực hiện qua ngân
hàng.
24
· Đa số các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân đều sử
dụng 100% tiến mặt để trả lương.
· 82% số hộ kinh doanh vẫn chi trả hàng hoá bằng tiền mặt.
· 72% số hộ kinh doanh tư nhân nộp thuế bằng tiền mặt
Những con số này cho thấy, những biến chuyển trong hoạt động thanh toán ở
Việt nam dường như vẫn chưa bắt kịp với những biến động nhanh chóng của toàn bộ
nền kinh tế nói chung và của hệ thống ngân hàng nói riêng.
Từ chỗ chỉ có khoảng 135.000 tài khoản vào năm 2000, đến cuối năm 2004 đã
tăng gần 10 lần lên 1.297.000 tài khoản và năm 2007 là trên 7 triệu tài khoản. Tốc độ
tăng trung bình mỗi năm từ 130%-150% về số tài khoản và 120% về số dư. Theo Vụ
Thanh toán - NHNN, hiện nay, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã được
thiết lập, kết nối 63 chi nhánh tại các tỉnh, thành phố. Từ chỗ chỉ có hơn 300 máy
ATM (Automatic Teller Machine) và khoảng 7000 POS (Point of Sale) năm 2003, đến
cuối tháng 5/2010, cả nước có gần 11.000 máy ATM, hơn 37.000 các điểm chấp nhận
thẻ POS được lắp đặt và trên 24 triệu thẻ với 48 tổ chức phát hành thẻ và hơn 190
thương hiệu thẻ. Hệ thống ATM, POS đã được kết nối thành một hệ thống trong đó 3
liên minh thẻ Banknet, Smartlink, VNBC đã kết nối liên thông 10 thành viên là những
NHTM có số lượng thẻ phát hành chiếm 87% tổng số thẻ phát hành của các tổ chức
cung ứng dịch vụ thanh toán và 75% số lượng ATM trên toàn quốc.
Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, người dân Việt Nam sử dụng thẻ thanh
toán ngày càng tăng ở các trung tâm mua sắm và các cổng thông tin trực tuyến khác
nhau bán các hàng tiêu dùng xa xỉ hoặc mang thương hiệu đẳng cấp quốc tế. Tỷ trọng
25
tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán có xu hướng giảm dần từ mức 23,7% năm
2001 xuống còn 14.6% năm 2008 nhưng vẫn còn ở cao so với thế giới.
4.2. Thực trạng:
4.2.1. Tình hình phát triển thẻ thanh toán từ năm 2004 - 2010:
4.2.1.1. Năm 2004:
Thanh toán điện tử đang trong giai đoạn thử nghiệm ứng dụng. Dự án "Hiện
đại hoá ngân hàng và các hệ thống thanh toán" khởi động năm 1994, thực hiện năm
1997 và hoàn thành giai đoạn I vào năm 2003. Ngân hàng nhà nước đóng vai trò quan
trọng trong việc ban hành các văn bản liên quan tới thanh toán điện tử như: Quyết
định số 309/2002/QĐ-NHNN ngày 9/4/2002 về việc ban hành Quy chế thanh toán
điện tử liên ngân hàng, Quyết định số 543/2002/QĐ-NHNN ngày 29/5/2002 Ban hành
quy định về xây dựng, cấp phát, quản lý và sử dụng chữ ký điện tử trên chứng từ điện
tử trong thanh toán điện tử liên ngân hàng. Một số dịch vụ thanh toán trực tuyến như:
Dịch vụ HomeBanking của Ngân hàng Á Châu ACB cho phép kích hoạt chuyển
khoản, thanh toán hóa đơn, xem số dư tài khoản. Các ngân hàng khác cũng đã triển
khai dịch vụ thanh toán trực tuyến như: Ngân hàng Ngoại Thương, Ngân hàng Công
Thương, Ngân hàng ANZ…
4.2.1.1.1. Tình hình website doanh nghiệp:
Hầu hết website chỉ mang tính giới thiệu công ty, sản phẩm dịch vụ (92,17%):
hơn 40% website có cung cấp thông tin giá cả, và tính năng liên hệ đặt hàng; hơn 10%
website cho phép thanh toán trực tuyến bằng thẻ tín dụng hoặc chuyển khoản. Các
doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ có nhận thức cao và ứng dụng TMĐT
tốt hơn trong hoạt động kinh doanh của mình (hàng không, ngân hàng, du lịch).
Năm 2004 cũng chứng kiến các mô hình kinh doanh siêu thị trực tuyến thành
công như: www.megabuy.vn ; www.golmart.vn. Các mặt hàng sản phẩm chiến lược
được các doanh nghiệp quan tâm khi cung cấp trên website như: sản phẩm thiết bị
điện tử viễn thông, mobile, số hóa, sản phẩm thông tin (sách, báo, tạp chí, đĩa phim,
26
nhạc). Các mô hình ứng dụng thương mại điện tử khác bắt đầu phát triển như: sàn
giao dịch, cổng thông tin điện tử, rao vặt, đấu giá.
4.2.1.2. Năm 2005:
Nét chú ý của thanh toán điện tử trong năm này thể hiện qua tình hình hoạt
động của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng khoảng 12.000 – 13.000 giao
dịch/ ngày, tương đương với 8.000 tỷ đồng/ ngày.
Tuy nhiên, thanh toán điện tử vẫn được coi là yếu tố khó khăn và trở ngại cho
các giao dịch thương mại điện tử. Tại thị trường TMĐT Việt Nam năm 2005 chưa
xuất hiện một cổng thanh toán trực tuyến kết nối các ngân hàng và với các tổ chức
cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế. www.chodientu.com đưa ra giải pháp phát hành
thẻ mua hàng trả trước như một giải pháp thay thế. Các hình thức thanh toán khác
như: Thanh toán bằng thẻ tín dụng qua CheckOut, Thanh toán qua Western Union.
4.2.1.2.1. Tình hình phát hành thẻ:
Tính đến hết tháng 10/2005, cả nước có 1.864 máy ATM, phát hành hơn 2 triệu
thẻ, trong đó có 1.6 triệu thẻ nội địa. Có 17 ngân hàng phát hành thẻ nội địa, 6 ngân
hàng phát hành thẻ quốc tế. Vấn đề khó khăn đặt ra cho các ngân hàng: hạn chế tính
năng của thẻ khi các ngân hàng chưa liên kết với nhau trở thành một hệ thống chấp
nhận thẻ đa dạng. Các liên minh thẻ bước đầu xuất hiện tại Việt Nam:
27
4.2.1.3. Năm 2006:
4.2.1.3.1. Tình hình phát hành thẻ:
4 triệu thẻ trong đó có 3.6 triệu thẻ nội địa, 0.4 triệu thẻ quốc tế, tăng 150% so
với năm 2005.
Dịch vụ cung cấp trực tuyến: Các dịch vụ thanh toán điện nước, điện thoại bắt
đầu được người tiêu dùng thanh toán qua các hệ thống ATM, thẻ ngân hàng (số lượng
các giao dịch chưa nhiều).
4.2.1.3.2. Tình hình các ngân hàng điện tử:
Kích hoạt đăng ký sử dụng dịch vụ InternetBanking chỉ xem được số tiền hiện
có, việc chuyển khoản, thanh toán chi phí điện, nước, điện thoại đa phần vẫn chưa
thực hiện được. Hai ngân hàng triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử hiệu quả:
DongABank (chuyển tiền qua SMS Banking), TechcomBank (thanh toán qua
FastMobiPay
Mức độ kết nối cũng như phối hợp chia sẻ nguồn lực giữa các ngân hàng trong
khi phát triển mạng lưới ATM còn rất thấp. An ninh, an toàn trong TMĐT: Nhiều vụ
lừa đảo, vi phạm liên quan đến TMĐT. Việc xử lý những vi phạm trên mạng chưa
28
thực sự nghiêm minh, các vụ tấn công điển hình như: www.vietco.com,
www.chodientu.com
Từ đó đặt ra yêu cầu cấp thiết xây dựng hệ thống liên ngân hàng và cổng thanh
toán trung gian.
4.2.1.3.3. Lượng tiền giao dịch:
Lượng tiền mặt sử dụng trong thanh toán có giảm tuy nhiên vẫn còn rất lớn,
chiếm từ 20-30% tổng các phương tiện thanh toán, trong khi thanh toán bằng thẻ mới
chỉ chiếm 2% trong tổng các phương tiện thanh toán. Một số phương thức thanh toán
mới như thanh toán qua điện thoại di động cũng bắt đầu xuất hiện trong năm 2006.
4.2.1.4. Năm 2007
Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt “Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010”
và định hướng đến năm 2020.
4.2.1.4.1. Tình hình phát hành thẻ:
29 ngân hàng phát hành gần 8.4 triệu thẻ thanh toán, 15 ngân hàng lắp đặt và
đưa vào sử dụng 4.300 máy ATM, 24.000 máy POS. Số tài khoản cá nhân trong toàn
29
hệ thống ngân hàng đã có bước phát triển nhảy vọt. Tốc độ tăng trưởng trung bình vào
khoảng 150% đối với số tài khoản cá nhân và 120% đối với số dư tài khoản.
Biểu đồ số lượng tài khoản cá nhân giai đoạn 2000-2007
4.2.1.4.2. Tình hình liên minh hệ thống ngân hàng:
Hoạt động của các liên minh đạt hiệu quả cao. Hệ thống các ngân hàng của
Smartlink (thành lập năm 2007 với 27 ngân hàng thành viên) và Banknetvn chiếm
khoảng 90% thị phần thẻ cả nước.
Hệ thống thanh toán thẻ của Việt Nam hiện đang tồn tại 4 liên minh thẻ. Đó là
liên minh thẻ Ngân hàng VCB, liên minh thẻ Việt Nam Bankcard (VNBC) của Ngân
hàng Đông Á, liên minh thẻ Banknetvn gồm 3 ngân hàng quốc doanh và một số ngân
hàng cổ phần, và liên minh thẻ ANZ (Sacombank).
4.2.1.4.3. Tình hình ngân hàng điện tử:
Các ngân hàng thương mại đã đầu tư thích đáng để phát triển cơ sở hạ tầng, cải
tiến trong kỹ thuật, đa dạng hoá tiện ích nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. Nhờ đó,
số lượng giao dịch thanh toán được xử lý điện tử chiếm tỷ trọng ngày một cao, giúp
giảm bớt chi phí và tiết kiệm thời gian, gia tăng số tài khoản cá nhân.
30
20 ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán qua Internet (Internet Banking) và
tin nhắn di động (SMS Banking). Hai ngân hàng TechcomBank và DongABank đi đầu
trong việc ứng dụng và triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử.
4.2.1.4.4. Tình hình doanh nghiệp ứng dụng thanh toán trực
tuyến:
Năm 2007 là năm đầu tiên một số website thương mại điện tử Việt Nam triển
khai cung câp dịch vụ thanh toán trực tuyến, bao gồm Pacific Airline, 123mua,
Viettravel và chợ điện tử.
4.2.1.4.5. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử:
Thị trường dịch vụ thanh toán đang trở nên cạnh tranh hơn khi đối tượng tham
gia cung ứng dịch vụ không chỉ giới hạn ở ngân hàng mà được mở rộng sang các tổ
chức khác như Công ty Dịch vụ tiết kiệm bưu điện, các công ty cung cấp giải pháp
thanh toán, v.v... khiến các đơn vị phải nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như giới
thiệu thêm nhiều dịch vụ mới, nhờ đó nhu cầu đa dạng của khách hàng sẽ ngày càng
được đáp ứng tốt hơn.
Nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử ra đời trong năm
2007: PayNet, VNPAY, Mobivi, Payoo. Các kênh thanh toán trực tuyến đa dạng:
ATM/POS, Internet, Tin nhắn SMS…
4.2.1.4.6. Lượng tiền giao dịch trên thị trường:
Đề án được phê duyệt hướng tới mục tiêu tỷ lệ tiền mặt/tổng phương tiện thanh
toán có thể giảm xuống không quá 18% vào năm 2010 và 15% vào năm 2020. Đồng
thời, số tài khoản cá nhân sử dụng cho thanh toán cũng tăng lên 20 triệu vào năm 2010
và 45 triệu vào năm 2020, số thẻ phát hành đạt mức 15 triệu đến cuối năm 2010 và 30
triệu cho tới năm 2020.
31
4.2.1.5. Năm 2008
Thanh toán điện tử phát triển nhanh và ứng dụng rộng rãi. Ngày 8 tháng 11
năm 2008, ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chính thức đưa vào vận hành Hệ thống
thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn II.
4.2.1.5.1. Tình hình phát hành thẻ:
Đến hết năm 2008, các tổ chức ngân hàng đã phát hành khoảng 13,4 triệu thẻ
thanh toán, tăng 46% so với năm 2007. Toàn hệ thống ngân hàng đã lắp đặt và đưa
vào sử dụng 7.051 máy ATM, tăng trên 46% so với năm 2007, số lượng máy POS đạt
trên 24.000 chiếc.
4.2.1.5.2. Lượng tiền giao dịch trên thị trường:
Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán đã giảm
xuống còn 14% vào thời điểm cuối năm 2008, so với mức 18% của năm 2007.
4.2.1.6. Năm 2009
4.2.1.6.1. Tình hình phát hành thẻ:
45 ngân hàng phát hành trên 21 triệu thẻ thanh toán với doanh số 25.000 tỷ
đồng. Toàn hệ thống ngân hàng lắp đặt 9.500 máy ATM, 33.000 máy POS với năm
ngân hàng đứng đầu thị phần thẻ nội địa là Vietcombank, Agribank, Đông Á Bank,
Vietinbank và BIDV với tổng thị phần chiếm hơn 90% và 15 ngân hàng đang phát
hành các loại thẻ mang thương hiệu quốc tế, dẫn đầu là Vietcombank, ACB,
Techcombank, Sacombank… Đặc biệt trong thời gian này, các ngân hàng đã lần lượt
cho ra đời các loại thẻ ATM mang tính đột phá (có gắn thêm chip điện tử) như
Sacombank lần đầu tiên phát hành thẻ quà tặng Lucky Gift, thẻ ghi nợ Sacombank
PassporPlus phát hành chỉ trong 5 phút, PGBank có thẻ Flexicard, E-Partner của
Vietinbank,...
32
4.2.1.6.2. Tình hình phát triển hệ thống liên ngân hàng:
Trên thị trường có 4 liên minh thẻ Banknet, Smartlink, VNBC và ANZ. Sắp tới
hệ thống thanh toán thẻ VNBC (DongA) và ANZ sẽ được kết nối vào hệ thống
Banknet – Smartlink tạo thành một hệ thống thanh toán thẻ thống nhất.
4.2.1.6.3. Cổng thanh toán điện tử:
Tháng 4/2009, Cổng thanh toán điện tử Ngân lượng được PeaceSoft đưa vào
hoạt động. Nganluong.vn hoạt động theo mô hình ví điện tử, được sự hỗ trợ từ các nhà
đầu tư tài chính và công nghệ hàng đầu thế giới bao gồm tập đoàn IDG (Mỹ) và tập
đoàn SoftBank (Nhật) cùng liên doanh chiến lược với tập đoàn eBay (Mỹ).
4.2.1.7. Năm 2010
4.2.1.7.1. Tình hình phát hành thẻ:
Số lượng thẻ phát hành trên phạm vi cả nước đạt khoảng 28,5 triệu thẻ, hơn
12.000 ATM và khoảng 52.000 máy POS, doanh số sử dụng thẻ trên 600.000 tỷ VND.
Theo Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, sau 15 năm đi vào hoạt động đến nay đã có
36 ngân hàng thành viên, là hầu hết các ngân hàng kinh doanh thẻ ở Việt Nam, chiếm
95% thị phần thẻ. Đến cuối năm 2010 có tới 49 tổ chức phát hành thẻ với tổng cộng
gần 32 triệu thẻ với hơn 200 thương hiệu thẻ khác nhau và khoảng 40% dân số Việt
Nam ở độ tuổi lao động đã và đang sử dụng dịch vụ ngân hàng. Thị trường thẻ thanh
toán ở Việt Nam sẽ tăng khoảng 18,5% trong giai đoạn từ năm 2011 – 2014 (Research
& Markets)
4.2.1.7.2. Cổng thanh toán điện tử:
Ngày 1/7/2010, Cổng thanh toán điện tử Bảo Kim được chính thức đưa vào
hoạt động. Về cơ bản, mô hình hoạt động của Bảo Kim giống mô hình thanh toán của
Ngân lượng. Năm 2010, số lượng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán điện
tử tăng nhanh, ước tính trên thị trường có khoảng 20 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
thanh toán trực tuyến.
33
4.2.2. Tình hình phát triển thanh toán thông qua check:
Séc là phương tiện thanh toán có lịch sử lâu đời, phổ dụng nhất trong
TTKDTM. Ở nước ta, quy chế về thanh toán và sử dụng séc được cải tiến dần dần.
Năm 1994, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định số 22/QĐ-
NH1 cho phép các chủ tài khoản cá nhân được sử dụng séc để chi trả tiền hàng hóa
dịch vụ. Quyết định này đã mở rộng đối tượng sử dụng séc trong thanh toán, trước đó
thành phần kinh tế tư nhân và cá nhân không được sử dụng phương tiện thanh toán
này.
Đến năm 1996, Nghị quyết 30/CP của chính phủ ra đời, quy chế thanh toán
bằng séc có sự thay đổi nhiều, không chỉ về hình thức mà cả nội dung thanh toán. Séc
được phép chuyển nhượng. Từ một mẫu, séc có thể sử dụng thanh toán theo nhiều
cách: lãnh tiền mặt, chi trả bằng chuyển khoản. Doanh nghiệp và cá nhân dùng chung
một mẫu séc thống nhất không phân biệt như quyết định 22.
Tuy nhiên, theo tình hình thực tế về việc sử dụng Séc ở Việt Nam cho thấy, Séc
chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp trong TTKDTM ở nước ta và ngày càng giảm. Mặc dù
thanh toán bằng séc có nhiều thuận lợi và nhanh chóng trong giao dịch mua bán,
người mua hàng ký séc đưa cho người bán và người bán chỉ cần cầm Séc và CMND ra
ngân hàng là có thể nhận được tiền hoặc chuyển vào tài khoản nhưng hiện nay, tỷ lệ
thanh toán bằng séc mới chiếm khoảng 2% trong tổng thanh toán phi tiền mặt, trong
đó chủ yếu là thanh toán giữa các doanh nghiệp với nhau, còn thanh toán giữa doanh
nghiệp với cá nhân, giữa cá nhân với cá nhân rất ít.
Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam giao dịch với ngân hàng đều đăng kí sử
dụng séc nhưng để rút tiền mặt chứ không dùng séc thanh toán bằng chuyển khoản:
sau khi tiền về đến tài khoản của doanh nghiệp thì doanh nghiệp lập tức kí phát séc
cho thủ quỹ đến ngân hàng rút tiền. Như vậy, trong giao dịch này séc không đóng vai
trò một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà chỉ là công cụ phục vụ cho
giao dịch như giấy rút tiền mặt từ tại khoản.
Séc chuyển khoản được rất ít doanh nghiệp chấp nhận sử dụng vì người hưởng
thụ không chấp nhận sau khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ thì đổi lại bằng một tờ giấy
m2 không biết là thật hay giả, đổi tiền có được hay không và làm sao để lấy được tiền
34
từ tờ giấy họ nhận được. Để đảm bào quyền lợi thì người thụ hưởng chỉ chấp nhận séc
được bảo chi hoặc chứng thư bảo lãnh thanh toán séc dẫn tới những phiền hà, rắc rối
trong thanh toán séc.
Về phía ngân hàng khi không có khách hàng chấp nhận sử dụng nên ngân hàng
hầu như không phát triển sản phẩm này. Vì đối với ngân hàng, không dùng séc chuyển
khoản thì khách hàng vẫn có thể sử dụng UNC để chuyển khoản nên không nhất thiết
phải mời chào khách hàng sử dụng séc.
Mặc khác, việc thanh toán séc cũng gặp không ít phiền phức. Hiện nay khách
mua và khách bán hàng có tài khoản ở cùng một ngân hàng thì khi khách bán đến
ngân hàng để nộp séc, ngân hàng sẽ ghi có trên tài khoản khách bán và ghi nợ trên tài
khoản khách mua. Nhưng khi khách mua và khách bán không có tài khoản ở cùng một
ngân hàng, buộc các ngân hàng thương mại phải thông qua hệ thống thanh toán bù trừ
của Ngân hàng Nhà nước. Mỗi ngày ở đây chỉ có 2 phiên thanh toán bù trừ (vào lúc
10h sáng và 15h) và việc kiểm tra séc ở Ngân hàng Nhà nước vẫn chủ yếu là thủ công.
Nếu các ngân hàng phát hành mấy chục ngàn tờ séc mỗi ngày thì việc thanh toán bù
trừ trong ngày gặp rất nhiều khó khăn.
Tình hình tại địa bàn Tp.Hồ Chí Minh chỉ rõ nhận định trên:
Doanh số thanh toán séc tại HCM từ năm 2000 – 05/2003
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2000 2001 2002 5/200
3
Doanh số thanh toán
séc
2.507 2.94
8
4.48
0
2.755
35
4.2.2.1. Nguyên nhân việc thanh toán bằng séc không phổ biến tại
Việt Nam:
Nguyên nhân quan trọng nhất là người thụ hưởng không tin tưởng vào tờ séc và
khả năng chi trả của người k í phát sécbởi không ai có thể kiểm tra được tại thời điểm
kí phát séc chủ tài khoản có tiền trong tài khoản không? Nếu có thì đến lúc séc được
gửi đến để thanh toán có chắc rằng trong tài khoản còn tiền.
Thứ hai, séc đang được các ngân hàng Việt Nam lưu hành rất dễ bị giả mạo dẫn
đến rủi ro lớn không biết truy đòi đâu số tiền đáng lí được thụ hưởng. Còn nếu dùng
séc có bảo chi, bảo lãnh, người kí phát phải thực hiện thêm nhiều thủ tục hơn thanh
toán bằng các hình thức khác mà khoản tiền hoặc tài sản dùng cho bảo chi, bảo lãnh
đó lại không thể sinh lời trong thời gian giam giữ.
36
Thứ ba, việc thanh toán séc cũng gặp không ít phiền phức nếu khách mua và
khách bán không có tài khoản ở cùng một ngân hàng, buộc các ngân hàng thương mại
phải thông qua hệ thống thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước nhưng hiện tại,
Ngân hàng Nhà nước chưa có Trung tâm thanh toán bù trừ séc.
4.2.3. Tình hình phát triển thanh toán thông qua ví điện tử:
Từ 2009 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép 6 doanh nghiệp không
phải là các tổ chức tín dụng sau được thí điểm phương tiện thanh toán “ví điện tử”:
· Công ty cổ phần Hỗ trợ dịch vụ Thanh toán Việt Phú (MobiVí)
· Công ty cổ phần dịch vụ Trực tuyến Cộng đồng Việt (VietUnion)
· Công ty cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPay)
· Công ty cổ phần dịch vụ Thẻ Smartlink (Smartlink)
· Công ty cổ phần Công nghệ Thanh toán Việt Nam (VinaPay)
· Công ty cổ phần dịch vụ Di động Trực tuyến (M_Service)
Theo thống kê của Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước, có khoảng 70.000 “ví
điện tử” đã được mở, trong đó Payoo (của Viet Union) có số lượng nhiều nhất: hơn
32.000 “ví” (hiện đã tăng lên 36.000), tiếp đó là VNPay với hơn 30.000 “ví” và
MobiVí trên 7.000 ví. Giá trị giao dịch qua “ví” đạt trên 5 tỷ đồng trong quý 4/2009
(tăng 330% so với quý 2/2009). Đến cuối 2009 đã có 9 ngân hàng thương mại ký kết
và triển khai dịch vụ “ví điện tử”, 110 đơn vị chấp nhận thanh toán bằng “ví điện tử”
(tăng gần 1,5 lần so với cuối tháng 6/2009). Tuy nhiên, những loại hình ví điện tử này
mới chỉ dừng lại ở dạng ví điện tử cho phép nạp tiền vào tài khoản để mua một số sản
phẩm và dịch vụ trực tuyến (chủ yếu là thẻ điện thoại, trò chơi trực tuyến…), chuyển
tiền giữa các tài khoản trong cùng mạng, nhưng lại không cho rút tiền ra.
Trong đó, các công ty luôn hướng tới mục tiêu tạo nét riêng cho dịch vụ mình
cung cấp: Payoo hướng vào dịch vụ công trực tuyến qua hợp tác với Viện Công nghệ
Viễn thông triển khai thí điểm dịch vụ công cấp 4 tại Sở Xây dựng Kiên Giang, kết
hợp với Tổng công ty Điện lực Hà Nội triển khai dịch vụ hỗ trợ thanh toán hóa đơn
trực tuyến (PayBill) và lien kết với các ngân hàng như Vietcombank, Navibank,
37
Sacombank và Đông Á, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
(Agribank)…trong khi MobiVí kết nối dịch vụ với công ty chứng khoán, số giao dịch
quý 4/2009 đạt khoảng 10.000 lượt (tăng gần 14 lần so với quý 2/2009) với giá trị
khoảng 425 tỷ đồng (tăng 2,5 lần so với quý 2/2009).
Ngày 29/10/2010, mạng di động VinaPhone đã chính thức khai trương dịch vụ
ví điện tử MoMo. Đây là dịch vụ đầu tiên ở Việt Nam hỗ trợ người tiêu dùng có thể
thực hiện các giao dịch thanh toán điện tử ngay trên điện thoại di động một cách
nhanh chóng và thuận tiện. liên kết với nhà cung cấp các dịch vụ trực tuyến lớn nhất
tại Việt Nam M-Service và hệ thống các ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinban,
ABBANK… Theo đó các thuê bao của di động này sẽ được hưởng các tiện ích thanh
toán, chuyển khoản ngay trên điện thoại di động của mình. Các tiện ích của ví MoMo
đều được tích hợp sẵn trên Menu của MaxSIM nhằm đảm bảo tính bảo mật tối đa (các
giao dịch đều được mã hóa theo chuẩn cao nhất qua ứng dụng trên SIM và thuận tiện
cho khách hàng khi sử dụng). Người dùng chỉ cần lựa chọn các tiện ích cần sử dụng
và thao tác trực tiếp trên Menu sẵn có trên SIM.
Có thể nói, khá nhiều dịch vụ ví điện tử đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, người sử dụng đến giờ vẫn không mấy mặn mà với loại ví công nghệ này.
Lý do xảy ra tình trạng này có rất nhiều:
Thứ nhất, để ví điện tử hoạt động tốt cần có cộng đồng sử dụng. Tuy nhiên điều
này ở Việt Nam chưa có, dẫn đến tình trạng loạn ví điện tử thanh toán như hiện nay
rất nhiều ví điện tử đang có mặt trên thị trường nhưng không liên thông với nhau nên
rất khó cho người sử dụng, giống như trước kia chưa có sự liên kết giữa các ngân hàng
làm việc rút tiền từ các máy ATM rất khó khăn.
Thứ hai là do người sử dụng chưa hiểu rõ và chưa có được nhiều thông tin về
loại hình dịch vụ này nên vẫn còn e dè khi tham gia.
Ngoài ra, điểm hạn chế lớn nhất của ví điện tử có lẽ nằm ở sự tích hợp bởi hệ
thống các cửa hàng, đại lý kinh doanh và bày bán hàng hóa, dịch vụ. Và quan trọng
hơn là ví điện tử rất khó sử dụng.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là thị trường ví điện tử tại Việt Nam
không có cơ hội để phát triển. Việt Nam có hơn 86 triệu dân, trong đó 35% dưới 35
tuổi. Số người sử dụng Internet xấp xỉ 24 triệu, số thuê bao di động đạt hơn 60 triệu,
38
số chủ thẻ và chủ tài
khoản tiền gửi thanh
toán mới đạt trên 15
triệu dân nhưng tốc
độ tăng trưởng đến
200% hàng năm
trong ba năm qua.
Những yếu tố này
đưa Việt nam thành
thị trường giàu tiềm năng cho các dịch vụ thanh toán trực tuyến và di động, trong đó
có dịch vụ ví điện tử.
Mô hình tham khảo của ví điện tử Payoo.
4.2.4. Tình hình phát triển thanh toán thông qua cổng thanh toán điện tử:
Ngày càng xuất hiện nhiều cổng thanh toán điện tử với nhiều tiện ích, ứng dụng
khác nhau, trong đó có năm mô hình nổi bật và được cộng đồng mạng tín nhiệm, đánh
giá cao như:
4.2.4.1. Cổng thanh toán Nganluong.vn
Chỉ sau 8
tháng thử nghiệm
Ngân Lượng đã vinh
dự được bình chọn là
ví điện tử ưa thích
nhất do Hiệp hội
thương mại điện tử
VN (VECOM) và Sở
công thương
TP.HCM tổ chức đầu
năm 2010, đến nay
39
NgânLượng.vn có trăm nhìn tài khoản ví đã được khởi tạo và hơn 2000 website sử
dụng dịch vụ của nhà cung cấp này.
NgânLượng.vn là một trong những công cụ thanh toán trực tuyến đầu tiên tại
Việt Nam, được xây dựng theo mô hình của mạng thanh toán PayPal, phát huy kinh
nghiệm về thương mại điện tử từ liên doanh Chợ ĐiệnTử - eBay. Đây là cách nhanh
chóng & dễ dàng nhất để người mua thanh toán mua hàng trực tuyến, là công cụ tiện
lợi và an toàn để người bán nhận tiền bán hàng trên mạng, tất cả đều tức thời.
NgânLượng.vn thực hiện điều này bằng cách cho phép người mua nạp tiền
VNĐ để nhận một lượng “ngân lượng” (1 VNĐ tương đương với 1 “ngân lượng”)
tương ứng trong tài khoản của mình tại NgânLượng.vn, sau đó sử dụng số dư “ngân
lượng” của mình chuyển cho người Bán để thanh toán các hóa đơn mua hàng. Người
Bán khi có nhu cầu có thể rút số “ngân lượng” nhận được từ người Mua từ tài khoản
của mình ra để đổi lấy tiền mặt VNĐ bất kỳ lúc nào.
Tất cả các giao dịch đều được thực hiện Online thông qua website của
NgânLượng.vn, khoản “ngân lượng” thanh toán tiền hàng được chuyển ngay tức thì từ
tài khoản người Mua đến tài khoản người Bán, và được hệ thống tài chính lớn mạnh
của NgânLượng.vn đảm bảo.
4.2.4.1.1. Ưu điểm:
Như vậy, với NgânLượng.vn, người Mua không còn phải di chuyển để thanh
toán trong khi người Bán đã biết chắc mình nhận được tiền để có thể chuyển hàng
ngay, quy trình mua bán qua mạng đã được rút gọn & tiện lợi tối đa.
Tính đến nay, chỉ sau 8 tháng thử nghiệm NgânLượng.vn đã vinh dự được bình
chọn là ví điện tử ưa thích nhất do Hiệp hội thương mại điện tử VN (VECOM) và Sở
công thương TP.HCM tổ chức đầu năm 2010, đến nay NgânLượng.vn có trăm nhìn
tài khoản ví đã được khởi tạo và hơn 2000 website sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp
này.
40
4.2.4.2. Cổng thanh toán VNmart.vn
Tháng 11/2008, Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) và Công ty
cổ phần giải pháp thanh toán Việt Nam (VnPay) ra mắt dịch vụ ví điện tử VnMart.
Khách hàng là
chủ thẻ E-Partner của
VietinBank có thể
đăng ký sử dụng dịch
vụ ví điện tử VnMart
để mua sắm qua mạng
Internet. Chủ thẻ E-
Partner có thể nạp tiền
từ khoản ATM của
mình sang ví điện tử
VnMart thông qua dịch
vụ nhắn tin di động
VnTopup đã được
VietinBank triển khai
sau khi đăng ký dịch
vụ lần đầu.
Dịch vụ này cung cấp hai loại ví dành cho cá nhân và doanh nghiệp, sử dụng
ví điện tử VnMart có thể mua sắm, thanh toán hóa đơn, bán hàng, hiện tại Vnmart
liên kết với 4 ngân hàng trong nước như Vietinbank, Agribank, BIDV, DongA Bank
và nhiều đối tác kinh doanh.
41
4.2.4.3. Cổng thanh toán Payoo.vn
Sản phẩm Công nghệ thông
tin đã đoạt giải Sao Khuê năm
2008, đã được Ngân hàng Nhà
nước cấp phép hoạt động trung
gian thanh toán điện tử. Thống kê
cuối Quý 2 năm 2010 từ cổng
thông tin Ngân hàng Nhà nước, Ví
điện tử Payoo hiện đang dẫn đầu
thị phần dịch vụ thanh toán trung
gian tại Việt Nam.
Với Ví điện tử Payoo,
người dùng mua hàng trực tuyến
hoặc sử dụng dịch vụ tại hơn 60
website uy tín đã kết nối với ví điện tử Payoo; dễ dàng nạp tiền vào tài khoản điện
thoại di động trả trước tại website: www.paycode.com.vn. Đặc biệt, chủ Ví điện tử
Payoo được hỗ trợ thanh toán trực tuyến mọi hóa đơn của các nhà cung cấp dịch vụ
khác nhau thông qua cổng www.paybill.com.vn
4.2.4.4. Cổng thanh toán OnePay
Công ty cổ phần thương mại
và dịch vụ trực tuyến onePAY
(OnePAY) phối hợp với Ngân hàng
thương mại cổ phần Ngoại thương
Việt Nam (Vietcombank) triển khai
giải pháp thanh toán trực tuyến.
Tháng 2/2007, đơn vị đầu tiên tại
Việt Nam triển khai thành công là
42
hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific. Cổng thanh toán onePAY cho phép doanh
nghiệp chấp nhận thanh toán trực tuyến cho các loại thẻ tín dụng và ghi nợ phổ biến
mang thương hiệu Visa, MasterCard, American Express, JCB và thẻ nội địa của các
ngân hàng Việt Nam cũng như cho phép doanh nghiệp thực hiện thanh toán trực tuyến
trên website, qua email hoặc Tel/Fax.
Đến hết năm 2008, cổng thanh toán onePAY đã triển khai thành công cho 65
doanh nghiệp tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực du lịch lữ hành, siêu thị trực
tuyến, dịch vụ viễn thông như Vietravel, Ivivu Tour, Chợ Điện Tử, 25h, FPT Data,
FPT online…
Tháng 1/2009, onePAY và Vietcombank triển khai thành công cổng thanh toán
nội địa, cho phép 3 triệu chủ thẻ Vietcombank Connect 24 có thể thực hiện mua bán
và thanh toán trên các website đã kết nối với onePAY.
Theo lộ trình, đến cuối năm 2009, onePAY sẽ tiếp tục kết nối với các ngân
hàng lớn tại Việt Nam, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thương mại điện tử chấp
nhận thanh toán trực tuyến cho hơn
10 triệu chủ thẻ.
4.2.4.5. Cổng thanh
toán Baokim.vn
Là cổng thanh toán trực
tuyến xây dựng theo mô hình hệ
thống Paypal, Moneybookers… hỗ
trợ Mobile Payment phục vụ thanh
toán trực tuyến tại Việt nam. Bảo
Kim là cách đơn giản nhất cho phép
người mua hàng (trực tuyến), bán
hàng (trực tuyến) thực hiện giao
dịch tài chính (chuyển tiền, nhận
tiền) một cách an toàn và tiện lợi. Các thao tác được thực hiện theo thời gian thực.
Với người dùng, doanh nghiệp: Bảo Kim cung cấp các dịch vụ thanh toán tích
hợp cho các hệ thống online như: Website TMĐT, Hệ thống rao vặt, Blog, Forum …
43
dựa trên các API được xây dựng sẵn, hỗ trợ tích hợp một cách đơn giản và nhanh
chóng. Với đối tác: Đáp ứng việc tích hợp với các hệ thống khác: SMS Gateway,
Banking Services … nhanh chóng, thuận tiện.
Ngoài ra còn có những cổng thanh toán điện tử khác như Paynet, PayPal,
Smartlink, F@st MobiPay, PayAll, Paynet,… ngày càng phát triển và thu hút sự chú
của người tiêu dùng.
CHƯƠNG 3: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ THỐNG THANH
TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI VIÊT NAM
1. Môi trường xã hội
Lướt qua hầu hết các website và sàn thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay
thì hầu hết khách hàng truy cập vào vẫn chỉ dừng lại ở xem hàng và tham khảo giá mà
chưa có động tác mạnh tay hơn là click vào giỏ đặt hàng và thanh toán. Điều đó có
nghĩa rằng, khách hàng vẫn còn chưa thực sự an tâm khi thực hiện giao dịch thanh
toán trực tuyến hoặc đã tin tưởng nhưng không biết làm thế nào để có thể mua hàng
trực tuyến.
44
Một số website có tên tuổi hơn như Chợ điện tử, 123 mua! Vật giá…đã bắt đầu
triển khai các công cụ thanh toán trực tuyến. Tuy nhiên, các công cụ này chủ yếu lại
dành cho các khách hàng có tài khoản tại một số ngân hàng. Cụ thể như Cổng thanh
toán trực tuyến Đông Á chỉ dành cho khách hàng có tài khoản tại Ngân hàng Đông Á
hay Cổng Thanh toán điện tử F@st VietPay của Techcombank lại dành cho khách
hàng có thẻ visa, master card. Trên thực tế, số lượng những khách hàng sở hữu các
loại thẻ trên ở Việt Nam vẫn chưa nhiều, nếu không nói là quá ít, vì thế những khách
hàng không có thẻ, chiếm đa số, đành ngậm ngùi bỏ qua món hàng mình ưa thích.
Một số website có quy mô nhỏ hơn thì áp dụng hình thức giao hàng đến tay
người tiêu dùng và thanh toán offline. Hình thức này có vẻ được áp dụng nhiều hơn cả
và cũng được người tiêu dùng chấp nhận vì thói quen “tiền trao cháo múc”. Tuy
nhiên, hình thức này lại buộc người tiêu dùng phải bỏ ra một lượng tiền cao hơn so
với mức giá phải trả, được gọi là phí vận chuyển. Phương thức này trong các trường
hợp đột xuất có thể chấp nhận được, nhưng về lâu dài khi nhu cầu tiêu dùng trực tuyền
trong nước tăng cao thì khó có khả năng duy trì.
45
2. Thói quen sử dụng tiền mặt
Tỷ lệ đơn vị hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thực hiện trả lương qua tài
khoản là 45,5% nhưng thực tế là có không ít tài khoản mà thời gian số dư tồn tại trên
tài khoản chỉ tính bằng giờ không chỉ bởi họ cần rút tiền để tiêu mà vẫn còn tâm lý “để
tiền trong tài khoản ngân hàng thì không yên tâm”. Còn không ít người dân cho rằng,
cứ phải tiền trong tay mới là tiền của mình, còn để trong tài khoản thì không biết thế
nào.
Trong mua sắm
cũng vậy, phần đông
người mua và người bán
vẫn quen thực hiện theo
phương thức “tiền trao
cháo múc”, vì người tiêu
dùng lo ngại khi mua hàng
qua mạng có thể sẽ mua
phải sản phẩm không dùng
được hoặc chất lượng
không đạt như mong muốn
hoặc thậm chí là không nhận được hàng hoá mặc dù tiền đã được chuyển khoản, trong
khi pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của Việt nam vẫn chưa thực sự hiệu quả. Thói
quen này cộng với tâm lý ngại công khai hoá thu nhập, doanh thu đang cản trở, hạn
chế phát triển thanh toán KDTM ở Việt Nam.
3. Vấn đề an toàn khi sử dụng thanh toán trực tuyến
Một số khách hàng khi sử dụng hệ thống thanh toán trực tuyến lo sợ về mức độ
bảo mật thông tin cá nhân. Có thể đó là do hệ thống WEB hoặc hệ thống thanh toán bị
hỏng… Mặt khác có thể do:
· Tin tặc xâm nhập
· Đánh cắp định danh
77.90%
17.50%
16.60%
Phương thức thanh toán
Sữ dụng tiền mặt
Chuyển khoản ngân
hàng
Thanh toán trực
tuyến
46
· Khai thác lổ hổng kĩ thuật
· Tấn công từ chối dịch vụ
· Virus và các mã độc hại
· Khai thác lỗi vận hành
· Tấn công ứng dụng
· Khác.
Như vậy thông tin cá nhân của họ sẽ bị người khác lợi dụng, có thể sử dụng
hết tiền trong tài khoản của họ hoặc một điều nguy hiểm hơn là sử dụng vào những
mục đích phạm pháp. Chính vì một số lý do trên mà một số người rất e ngại khi sử
dụng hệ thống này so với sử dụng tiền mặt.
Do đó, chính phủ và một số doanh nghiệp đang dần dần khắc phục những
nhược điểm này để khách hàng có thể an tâm hơn khi thực hiện các giao dịch. Chúng
ta nhìn qua một ví dụ điển hình chính la trang PAYPAL họ đã dung một hệ thống thẻ
“ Ảo” để bảo mật và an toàn cho khách hàng của mình chẳng hạn. Mặc dù thế, chúng
ta vẫn phải chú, thường xuyên hoàn thiện để phục vụ tốt cho khách hàng và phát triển
hệ thống thanh toán trực tuyến của Việt Nam.
Dưới đây là một số văn bản pháp luật nhằm phát triển hệ thống thanh toán trực
tuyến:
47
4. Cơ sở nhân lực
Nguồn nhân lực là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của hệ thống
thanh toán trực tuyến. Theo nhận định của một số doanh nghiệp thì cơ sở nguồn nhân
lực của chúng ta hiện nay như sau:
· Thiếu khả năng về mạng, tích hợp hệ thống.
· Khai thác các ứng dụng trên nền Windows.
· Các môn học chuyên sâu về TMÐT chưa có.
48
· Giáo viên giảng dạy các môn TMÐT còn ít.
· Khả năng làm việc theo nhóm yếu.
· Thiếu kiến thức về chuyên ngành, thực tiễn.
Nhằm nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp và xu hướng phát triển của TMĐT,
trong thời gian qua các cơ sở đào tạo đã từng bước triển khai hoạt động đào tạo chính
quy về TMĐT.
Theo khảo sát của Bộ Công Thương với 125 trường đại học và cao đẳng trên cả
nước trong năm 2010, có 77 trường đã tiến hành đào tạo TMĐT, bao gồm 49 trường
đại học và 28 trường cao đẳng. Trong số các trường đại học đã đào tạo TMĐT, có 01
trường đã thành lập khoa TMĐT, 10 trường thành lập bộ môn TMĐT. Trong số các
trường cao đẳng, có 01 trường thành lập khoa TMĐT, 4 trường thành lập bộ môn
TMĐT. Từ năm 2008-2010 có thêm 15 trường tổ chức giảng dạy TMĐT.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, phần lớn giảng viên về TMĐT của các trường
chủ yếu là giảng viên ngành khác được bồi dưỡng thêm về TMĐT hoặc tự nghiên cứu
để giảng dạy TMĐT, chỉ có 19% trường có giảng viên được đào tạo chuyên ngành
TMĐT, 94% trường có giảng viên ngành khác được bồi dưỡng thêm về TMĐT hoặc
tự nghiên cứu để giảng dạy TMĐT. Giáo trình giảng dạy TMĐT của các trường chủ
yếu do giáo viên tự biên soạn (78%) hoặc trường biên soạn (34%), một số trường sử
dụng giáo trình của các cơ sở đào tạo khác ở trong nước (32%) hoặc nước ngoài
(19%). Tuy nhiên, các trường cũng cho biết, trong thời gian tới số lượng giảng viên
được đào tạo chuyên ngành về TMĐT sẽ tăng lên.Đây sẽ là những điều kiện thuận lợi
để phát triển thanh toán trực tuyến trong thời gian tới.
5. Cơ sở công nghệ
Với những lý do hạn chế thời gian và chi phí giao dịch, bên cạnh đó là sự phù
hợp với xu hướng nền kinh tế hiện nay, công nghệ chính là yếu tố hỗ trợ mạnh mẽ
nhất cho sự phát triển hể thống thanh toán trực tuyến.
Doanh nghiệp muốn phát triển phải trang bị cho mình hệ thống máy móc phù
hợp với yêu cầu phát triển của doanh nghiệp mình. Dưới đây là một minh hoạ cụ thể
nhất: Chúng ta thấy rằng khi sử dụng CNH – HĐH, các khâu sản xuất đều được
49
chuyển từ thủ công sang đa phần là máy móc thực hiện, không cần sự xuất hiện quá
nhiều của con người nhưng năng suất hoạt động lại tăng rất nhanh. Chính vì thế các
doanh nghiệp muốn phát triển phải trang bị cho mình máy móc trang thiết bị cần thiết
để phục vụ cho việc hoạt động kinh doanh .
Đây là mô hình thanh toán trực tuyên tích hợp nâng cao của Nganluong.vn
50
CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU WEBSITE TRUNG GIAN THANH TOÁN
ĐIỆN TỬ THÀNH CÔNG TẠI NƯỚC NGOÀI (PAYPAL) VÀ VIỆT NAM
(NGANLUONG.VN), ĐỀ RA CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CHO
NGANLUONG.VN
1. Sự phát triển của Paypal
PayPal là một cổng thanh toán trực tuyến (dịch vụ trung gian) giúp bạn đưa tiền
từ tài khoản ngân hàng hoặc tiền mặt vào tài khoản PayPal để giao dịch trên mạng
hoặc rút tiền từ tài khoản PayPal về ngân hàng. Khi có PayPal trung gian thì quá trình
giao dịch đơn giản hơn và bảo mật hơn rất nhiều.
Paypal là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, chuyên
cung cấp các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền qua mạng Internet. Đây là dịch vụ
thanh toán và chuyển khoản điện tử thay thế cho các phương thức truyền thống sử
dụng giấy tờ như séc và các lệnh chuyển tiền. Paypal thu phí thông qua thực hiện việc
xử lý thanh toán cho các hãng hoạt động trực tuyến, các trang đấu giá, và các khách
hàng doanh nghiệp khác. Vào tháng 10 năm 2002, eBay đã mua lại toàn bộ Paypal.
Hiện nay, trụ sở chính của Paypal hiện đặt tại khu các công ty con của eBay trong toà
nhà North First Street, thung lũng Sillicon, San Jose, California. Paypal cũng có các
hoạt động quan trọng tại Omaha, Nebraska; Dublin, Ireland; và Berlin, Đức.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực giống như
của PayPal như: Moneybookers, Liberty Reserve, Neteller, Webmoney hay là Ngân
Lượng, Mobivi của Việt Nam… Nhưng qua nhiều năm hoạt động, thì PayPal đã trở
thành 1 cổng thanh toán trực tuyến có uy tín và độ bảo mật cũng như phổ biến cao
nhất thế giới trong lĩnh vực mua bán trực tuyến, điều này cũng dễ hiểu tại sao lại có
nhiều người lựa chọn sử dụng nó đến thế.
PayPal là cách nhanh nhất, an toàn nhất để trả tiền và thanh toán trực tuyến.
Dịch vụ này cho phép các thành viên có thể chuyển tiền mà không cần chia sẻ thông
tin tài chính, với sự linh hoạt trong thanh toán sử dụng số dư tài khoản, tài khoản ngân
hàng, thẻ tín dụng, đặc biệt hữu ích cho các giao dịch bán hàng xuyên biên giới.
51
Với hơn 81 triệu tài khoản hoạt động thường xuyên trên tổng số gần 250 triệu
tài khoản đăng ký ở 190 quốc gia và 24 đơn vị tiền tệ trên toàn thế giới, PayPal thúc
đẩy thương mại điện tử toàn cầu xử lý thanh toán khoảng 110 tỷ USD mỗi năm.
Như đã nói ở trên, sử dụng PayPal đơn giản hơn và bảo mật hơn rất nhiều,
ngoài ra còn có các lý do sau:
v Cực kỳ bảo mật.
v Hỗ trợ an toàn giao dịch cho cả người mua và người bán.
v Thanh toán qua Paypal rất nhanh chóng, an toàn và tiện lợi
v Một khi sử dụng PayPal để thanh toán, bạn sẽ không phải nhập số thẻ
thanh toán (Visa, Master...) của mình mỗi khi cần (do đã add sẵn vào tài khoản
PayPal).
v Một điểm khác biệt khá lớn của PayPal với các cổng thanh toán trực
tuyến khác là sự uyển chuyển trong việc quản lý tiền cho khách hàng. Đó là chức năng
chanrgebank, khách hàng có thể đòi lại số tiền sau khi đã gửi tiền đến tài khoản khác,
chính vì tính năng này mà người dùng PayPal hoàn toàn có thể không lo lắng bị lừa
đảo.
v Dịch vụ chăm sóc khách hàng rất tốt.
Quy trình hoạt động của Paypal
52
2. Ngân lượng
NgânLượng.vn là một trong những công cụ Thanh toán Trực tuyến dành cho
Thương mại Điện tử đầu tiên tại Việt Nam, được xây dựng theo mô hình của mạng
thanh toán PayPal (Mỹ). NgânLượng.vn liên thông với các ngân hàng, cho phép người
Mua nạp tiền vào ví điện tử của mình tại NgânLượng.vn thông qua Internet, sau đó
chuyển cho người Bán ngay tức thì để thanh toán các hóa đơn mua hàng trực tuyến.
Người Bán khi có nhu cầu có thể rút tiền từ ví về tài khoản ngân hàng ở bất cứ đâu và
bất kỳ lúc nào.
Bên cạnh đó, khách hàng khi thanh toán được sẽ được bảo vệ an toàn tuyệt đối
thông qua chế độ “Thanh toán tạm giữ” do NgânLượng.vn lần đầu tiên giới thiệu Việt
Nam, theo đó người Bán chỉ có thể rút tiền nếu người Mua đã nhận hàng theo đúng
mô tả và xác nhận với hệ thống.
Mới đây NgânLượng.vn đã nâng cấp lên phiên bản mới 2.0 với giao diện
chuyên nghiệp, dễ sử dụng, tốc độ nhanh, các quy định chính sách bảo mật và giải
quyết tranh chấp được thiết kế chặt chẽ hơn, thêm nhiều tính năng tiện ích đồng thời
bổ sung nhiều tính năng mạnh hỗ trợ các doanh nhân bán hàng qua mạng. Ngoài ra,
NgânLượng.vn cũng cho ra mắt danh hiệu “Người bán đảm bảo” giúp khách hàng
phân biệt và định vị những người bán có uy tín tại mọi website trên Internet, đồng thời
là một chế độ bảo hiểm theo đó người mua sẽ được bồi thường nếu gặp rủi ro khi
thanh toán mua hàng cho những người bán đã được NgânLượng.vn đảm bảo.
Nhân dịp ra mắt Ngânlượng 2.0, Ngân hàng Nhà nước đã trao Quyết định số
2608/QĐ-NHNN cho phép PeaceSoft phối hợp với các ngân hàng thương mại để cung
ứng dịch vụ trung gian thanh toán Ví điện tử trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.
Được biết NgânLượng.vn là ví điện tử duy nhất có định hướng chuyên biệt về thanh
toán trực tuyến cho thương mại điện tử được cấp phép.
Ông Bùi Quang Tiên, Vụ trưởng Vụ thanh toán, Ngân hàng Nhà nước cho biết:
“Ngân hàng nhà nước khuyến khích phát triển các phương tiện thanh toán điện tử
không dùng tiền mặt vì đây là hình thức an toàn, tiện lợi, giúp kiểm soát lượng cung
tiền trong lưu thông và ngăn ngừa lạm phát. NgânLượng.vn đã chứng minh được năng
lực và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, chúng tôi hy vọng trong
53
thời gian tới, việc thanh toán qua các dịch vụ ví điện tử như NgânLượng.vn sẽ ngày
càng phát triển và trở nên phổ biến tại Việt Nam”.
Sau gần 2 năm triển khai thử nghiệm, NgânLượng.vn đã trở thành cổng thanh
toán liên thông rộng khắp nhất các nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính như:
Vietcombank, Techcombank, VietinBank, Đông Á, VIB, Visa/MasterCard,
SmartLink, BankNetVN… Hàng triệu người tiêu dùng có thể thỏa sức mua sắm trực
tuyến và thanh toán ngay tức thì tại hàng nghìn website chấp nhận thanh toán trực
tuyến bằng NgânLượng.vn như Vio.com.vn (VietTel), Chodientu.vn, eBay.vn, Siêu
thị điện máy Nguyenkim.com…
Quy trình hoạt động của nganluong.vn
3. Sự hợp tác của Paypal và Nganluong.vn
Từ ngày 16/6/2011, NgânLượng.vn - Ví điện tử & Cổng TTTT được cộng
đồng ưa thích nhất 2 năm liên tiếp, chính thức hợp tác với PayPal trong việc cung cấp
một giải pháp thanh toán trực tuyến tổng thể, toàn diện. Bằng sự hợp tác này, các
website thương mại điện tử tại Việt nam sẽ được tích hợp NgânLượng.vn để đảm bảo
an toàn và tiện lợi của người mua trong nước, đồng thời bằng uy tín của PayPal sẽ
đem lại lòng tin của khách hàng nước ngoài khi giao dịch trực tuyến tại các website
này.
Lợi ích khi tích hợp PayPal qua NgânLượng.vn
v Được tích hợp công cụ thanh toán trực tuyến 2 trong 1
NgânLượng.vn: Đảm bảo an toàn, tiện lợi cho người mua trong nước.
Paypal.com: Đem lại lòng tin cho khách hàng quốc tế.
v NgânLượng.vn hỗ trợ dịch vụ trong quá trình sử dụng Paypal
NgânLượng.vn đại diện cho PayPal tư vấn hướng dẫn sử dụng, giải đáp thắc
mắc, hỗ trợ người bán,... tại Việt Nam
54
Cầu nối thông tin, trợ giúp người bán trước các sự cố với tài khoản PayPal
v Hưởng chính sách ưu đãi đặc biệt về Phí giao dịch
Phí giao dịch PayPal: từ 3,9% xuống còn 2,9% (đến hết ngày 30/9/2011)
Phí giao dịch NgânLượng.vn: từ 1.000đ + 1% thành MIỄN PHÍ
v Quảng bá và hỗ trợ marketing trên toàn cầu
Tới hơn 200 triệu người dùng của PayPal
Hàng triệu người dùng của NgânLượng.vn & ChợĐiệnTử.vn
v Gia tăng uy tín với khách hàng Nội địa và Quốc tế
PayPal: Thương hiệu về thanh toán trực tuyến được tin dùng nhất trên toàn cầu,
giúp khách hàng toàn cầu tự tin mua sắm (nhiều người không mua nếu website không
có PayPal)
NgânLượng.vn: cơ hội trang bị chứng chỉ Người Bán Đảm Bảo với chi phí thấp
hơn, khẳng định uy tín & thu hút khách hàng nội địa nhiều hơn.
Thỏa thuận hợp tác giữa ví điện tử NgânLượng.vn của PeaceSoft với cổng
thanh toán PayPal.com có thể giúp các doanh nghiệp bán hàng trực tuyến tại Việt
Nam mở rộng thị trường nhờ vào ứng dụng thương mại điện tử.
Với việc hợp tác thông qua NgânLượng.vn, các website bán hàng trực tuyến
trong nước có thể dễ dàng, nhanh chóng tích hợp các chức năng thanh toán của PayPal
để tiếp cận tài nguyên 98 triệu tài khoản hoạt động tại 190 thị trường với 24 loại tiền
tệ trên toàn thế giới. Ngoài ra, NgânLượng.vn sẽ cung cấp giải pháp thanh toán trực
tuyến toàn diện cho các doanh nghiệp tại Việt Nam từ hệ thống thẻ ATM nội địa tới
các loại thẻ quốc tế và PayPal.
Bên cạnh việc tiếp cận tập khách hàng và thị trường toàn cầu của PayPal, việc
hợp tác giữa PeaceSoft và PayPal cũng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp Việt
Nam trong lĩnh vực thương mại xuyên biên giới. Doanh nghiệp có thể mở tài khoản và
tích hợp PayPal trên website của mình một cách nhanh chóng, dễ dàng trong vòng 20
phút với thủ tục đơn giản, không cần phí đăng ký hay các loại phí vô hình nào.
Giải pháp thanh toán một cửa của PayPal bao gồm tất cả các loại thẻ tín dụng
phổ biến có cấu trúc minh bạch, kinh tế, theo đó doanh nghiệp chỉ thanh toán khi tham
gia bán hàng và họ sẽ nhận được tiền trong tài khoản PayPal khi yêu cầu mua hàng
hoàn thành. PayPal giảm thiểu các giao dịch có hành vi lừa đảo thông qua hệ thống
55
ngăn chặn tội phạm công nghê cao như quét dò tự động, kiểm tra chứng thực thẻ và
địa chỉ, tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu quốc tế mã hoá 128 bit, trong khi doanh nghiệp
không cần thiết phải lưu trữ thông tin tài chính nhạy cảm của khách hàng.
PayPal và PeaceSoft sẽ phối hợp cung cấp hệ thống quản trị tài khoản, báo cáo
và hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia giao dịch xuyên biên giới thông qua
PayPal. “Chúng tôi tự hào hợp tác với PayPal nhằm thúc đẩy thương mại điện tử tại
Việt Nam, với việc cung cấp một giải pháp thanh toán trực tuyến tổng thể và toàn
diện. Đây chính là khâu mấu chốt, dẫn đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng”,
ông Nguyễn Hòa Bình - Tổng Giám đốc PeaceSoft cho biết.
Các website bán hàng trực tuyến trong nước đã tích hợp NgânLượng.vn (hỗ trợ
giải pháp thanh toán trực tuyến nội địa) sẽ được tích hợp thêm các chức năng thanh
toán của PayPal để hỗ trợ giao dịch xuyên biên giới. Nhân dịp này, PayPal và
PeaceSoft cũng thông báo chương trình khuyến mại giảm phí thanh toán từ 3,9%
xuống còn 2,9% từ 16/6 đến 31/8, áp dụng cho các website tích hợp PayPal thông qua
NgânLượng.vn.
Cũng nhân dịp này, NgânLượng.vn đã ký thỏa thuận hợp tác với
VietnamTourism.com.vn nhằm thúc đẩy thanh toán trực tuyến trong lĩnh vực du lịch,
đem lại cơ hội bán lẻ tour, phòng khách sạn… tới hàng triệu khách hàng nội địa của
NgânLượng.vn và hàng trăm triệu khách hàng quốc tế của PayPal.
4. Hướng đi cho Nganluong.vn
Thông qua việc học hỏi và phát triển một cách phù hợp mô hình của Paypal
cùng việc ký kết hợp tác với Paypal, có thể nói Nganluong.vn đã giải quyết hầu hết
các vướng mắc trong vấn đề công nghệ bảo mật cũng như đảm bảo giao dịch cho
người tiêu dùng. Giải thích cho việc phát triển khá chậm trong thời gian qua của
Nganluong.vn có thể tóm gọn trong những lý do chính sau:
Thứ nhất khó khăn chung của hầu hết các site TMĐT hiện nay nằm ở vấn đề
làm sao để người mua hàng có thể giao dịch trực tiếp trên site của mình. Đây thực sự
không phải là một vấn đề dễ dàng bởi đứng ở góc độ một người sử dụng bình thường
sẽ hay vào các site TMĐT chủ yếu để tham khảo giá cả rồi liên hệ trực tiếp người bán
hay ra các cửa hàng bên ngoài mua cho chắc ăn. Còn giao dịch chỉ thực hiện rất ít khi
56
có các hàng độc hay hàng khuyến mãi cụ thể. Người tiêu dùng vẫn không an tâm vào
hệ thống thanh toán điện tử hiện tại.
Thứ hai, việc thay đổi thói quen tiêu dùng của người Việt Nam là một trong
những khó khăn lớn nhất trong việc phát triển TMĐT. Và một trong những lo ngại của
người mua đó chính là vấn đề thanh toán trực tuyến do sự phức tạp và thiếu an toàn,
sợ bị lừa đảo, mất tiền… Tuy nhiên, rào cản lớn nhất là Thanh toán trực tuyến đến nay
cũng đã hoàn toàn được tháo gỡ khi các Cổng thanh toán trực tuyến ra đời như: Cổng
thanh toán trực tuyến Ngân Lượng, Payoo… cùng với đó một loạt các ngân hàng đã
cho phép sử dụng hệ thống giao dịch online để chuyển tiền tại các website. Theo đó
khi mua hàng online và sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến, người mua hoàn toàn
không phải đi lại mà vẫn không lo mất hàng vì thanh toán chậm. Hơn nữa nếu sử
dụng dịch vụ thanh toán tạm giữ, khách hàng sẽ không phải lo lắng vể những rủi ro
chất lượng hàng hóa không như mô tả.
Nói tóm lại vấn đề lớn nhất mà hiện nay Nganluong cần quan tâm tháo gỡ đó là
quảng bá thương hiệu, tạo niềm tin nơi người tiêu dùng, tháo gỡ tâm lý e dè khi tiến
hành mua bán qua mạng và sử dụng hệ thống thanh toán trực tuyến.
57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
x
nguyen-nhan-va-giai-phap.206593.html?lang=en
"Các tình huống trong giảng dạy cao học quản trị kinh doanh tại Việt Nam"
Luận văn thạc sĩ “Một số giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam
trong giai đoạn mới” – Võ Thái Khuyên
Luận văn thạc sĩ kinh tế “Mở rộng phương thức thanh toán không dùng tiền
mặt trong nền kinh tế nước ta hiện nay” – Tô Thị Hà
viet-nam-nen-dung/
sec/20297410/90/
nao.html
toan-bang-sec-dinh-muc-huong-dan-Quyet-dinh-146-NH-QD-vb37860t23.aspx
khong-dung-tien-mat-tai-ngan-hang-thuong-mai-co-phan-dong-a-chi-nhanh-an-
giang.html
tu/173-cac-van-de-thanh-toan-trong-tmdt.html
thanh-toan-khong-dung-tien-mat-o-viet-nam.html
58
trong-tuong-lai.html
ngcao/2010/7/61924.html
ti%E1%BB%81n-m%E1%BA%B7t-th%E1%BB%B1c-tr%E1%BA%A1ng-nguyn-
nhn-v-gi%E1%BA%A3i-php/
Nam-dat-tren-600000-ty-dong/126/6111837.epi
ortlet_WAR_vsi_portlets_INSTANCE_6soT&p_p_action=1&p_p_state=normal&p_p
_mode=view&p_p_col_id=column-
2&p_p_col_pos=0&p_p_col_count=1&_docman_view_portlet_WAR_vsi_portlets_I
NSTANCE_6so
Luận văn “Thanh toán điện tử” - Lê Duy Hưng
toa%CC%81n-die%CC%A3n-tu%CC%89/
ngcao/2007/4/11454.html
Báo cáo thương mại điện tử 2010
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phat trien he thong Thanh toan dien tu tai VN.pdf