Đề tài Nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế trang trại của Sơn La

*Sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiệ tự nhiên nên tính rủ ro lớn. Do đó cần có chính sách bảo hiểm đối với từng loại cây con, từng mùa vụ một cách hợp lý nhằm giảm bớt tối đa những thiệt hại cho các trang trại khi có thiên tai, hoả hoạn xảy ra, giúp trang trạicó thể ổn định và phát triển sản xuất. *Các giải pháp kinh tế- xã hội nêu trên cần được thực hiên một cách nhất quán và đồng bộ thì mới có hiệu quả.

doc78 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1576 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế trang trại của Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1,19 và 1,18 người kể cả bản thân. Nếu phân loại trang trại theo quy mô thì nhân khẩu và lực lương lao động không có sự chênh lệch cao, đối với loại trang trại dưới 2 ha thì lao động nuôi 1,171 người kể cả bản thân, đối với trang trại trên 5 ha thì 1 lao động nuôi 1,46 người kể cả bản thân. Như vậy, với lực lương lao động dồi dào trang trại đã làm dịu tính căng thẳng của lao động vốn có của các hộ nông dân, nhất là hộ nông dân nghèo ở trong tỉnh. tuy lợc lượng lao động khá dồi dào nhưng trình độ văn hoá của chủ trang trại rất thấp, có tới 53,24% lao động có trình độ văn hoá cấp tiểu học 33,04% lao động học hết cấp II. Biểu 21: Tình hình lao động các trang trại năm 1998 Chỉ tiêu Nhân khẩu (người) Lao động (người) Tình hình văn hoá của LĐ TH (%) PTCS (%) PTTH (%) Theo loại TT Tính chung: Loại: V-A-C Loại: V-A-C-D Loại: R-Rg-V-C Loại: R-Rg-V-A-C Loại: V-R Loại: Rg-V-C 2.Theo quy mô đất Dưới 2 ha 2 - 5 ha Trên 5 ha 6,45 5,47 5,63 6,74 7,42 7,24 6,34 5,42 6,32 6,96 4,38 2,97 3,20 4,17 6,23 6,11 4,20 3,17 4,01 4,76 53,24 47,24 50,67 56,12 54,69 60,71 52,17 40,68 37,45 41,73 33,04 29,72 30,42 34,14 32,17 52,07 39,68 30,96 31,72 35,17 20,20 24,04 18,91 9,74 13,14 7,22 8,15 28,36 30,83 23,10 Nguồn: Số liệu do Sở Nông nghiệp & Nông thôn cung cấp. Qua trên ta thấy, trong trang trại V-R trình độ văn hoá của lao động rất thấp có tới 60,71% lao động có trình độ văn hoá cấp tiểu học; trang trại V-A-C có trình độ văn hoá của người lao động cao nhất, có tới 24,04% lao động có trình độ PTTH. Nếu phân loại theo quy mô thì trang trại có quy mô trên 5 ha lao động có trình độ văn hoá thấp nhất, có tới 41,73% lao động có trình độ văn hoá cấp tiểu học, trang trại có quuy mô từ 2- 5 ha lao động có trình độ văn hoá cao nhất, có tới 30,83% lao động có trình độ văn hoá cấp PTTH. Nhìn chung, các lao động của trang trại có trình độ chuyên môn rất thấp, khoảng 15% lao động có trình độ chuyên môn từ THCN trở lên. Biểu 22: Tình hình sử dụng lao động của một trang trại năm 1998. Đơn vị tính : Lao động Chỉ tiêu Tổng lao động Lao động gia đình Lao động thuê Tổng T. xuyên T. vụ 1.Theo loại TT Tính chung Loại: V-A-C Loại: V-A-C-D Loại: R-Rg-V-C Loại: R-Rg-V-A-C Loại: V-R Loại: Rg-V-C 2.Theo quy mô đất Dưới 2 ha 2 - 5 ha Trên 5 ha 6,15 4,07 5,37 6,49 7,49 7,69 6,29 3,17 5,01 6,42 4,38 2,97 3,20 4,17 6,23 6,11 4,20 3,17 4,01 4,76 1,77 1,10 2,17 2,32 1,26 1,58 2,09 --- 1,00 1,66 0,38 0,36 0,43 0,64 0,10 0,54 0,24 --- 0,12 0,24 1,39 0,74 1,74 1,68 1,16 1,04 1,85 --- 0,88 1,42 Nguồn: Số liệu do Sở Nông nghiệp & Nông thôn cung cấp. Qua biểu trên cho ta thấy bình quân một trang trại sử dụng 6,15 lao động, trong đó 4,38 lao động gia đình , chiếm 71,22% và 1,77 lao động làm thuê chiếm 28,78% tổng lao động, trong đó lao động thường xuyên là 0,38 lao động chiếm 6,18% lao động của trang trại, lao động thời vụ được các chủ trang trại thuê khá phổ biến, trung bình mỗi trang trại thuê 1,39 lao động chiếm 22,60% tổng lao động của trang trại và chiếm 78,53% lao động làm thuê. Trang trại V-R thường có số lao động rất cao (7,69 tổng lao động) lao động gia đình là 6,11 chiếm 79,43%, lao động làm thuê là 1,58 chiếm 20,55%. Loại trang trại V-A-C có số lượng lao động thấp nhất, chỉ có 4,07 lao động, lao động hộ gia đình là 2,97 chiếm 72,97%, lao động làm thuê là 1,10 chiếm 27,03%. Tình theo quy mô thì trang trại có quy mô trên 5 ha có số lượng lao động lớn nhất, có 6, 42 lao động, lao động gia đình là 4,76 chiếm 74,14%, lao động thuê là 1,42 lao động chiếm 22,11 lao động, trang trại có quy mô dưới 2 ha có số lao động thấp nhất 3,17 lao động và họ thường không thuê lao động, trang trại có quy mô này thường sử dụng lao động gia đình. Thực tế cho thấy chủ trang trạii thường thuê lao động thường xuyên vào các tháng cây trồng, vật nuôi cho thu hoạch đại trà và thường tập trung vào 2 tháng; một tháng gieo trồng, một tháng thu hoạch, lao động căng thẳng chỉ diễn ra 2 tháng và thời gian lao động trong một ngày từ 10 -12 giờ, hình thức lao động theo thỏa thuận giữa người thuê lao động và người làm thuê, giá thuê lao động phổ biến từ 10 -15 nghìn đồng/ngày. Lao động thuê mướn chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, chỉ có khả năng đảm nhiệm những công việc giản đơn, những công việc đòi hỏi có trình độ chuyên môn, kỹ thuật thì lao động thường xuyên và lao động của chủ trang trại đảm nhiệm. Việc sử dụng l;ao động làm thuê đã góp phần tạo việc làm tăng thu nhập cho một bộ phận lao động dư thừa ở khu vực có trang trại, đồng cũng chứng tỏ chủ trang trại là người biết tính toán, dám nghĩ dám làm đẻ cho thu nhập cao nhất hiệu quả nhất. 3.4.Tình hình tiêu thụ sản phẩm của trang trại. Tiêu thụ sản phẩm và phân phối tổng sản phẩm là một khâu của quá trình tái sản xuất. Quá trình tái sản xuất sẽ được diễn ra thông qua việc phân phối. Nghĩa là bù đáp ứng các chi phí tham gia vào quá trình sản xuất và đầu tư để tái sản xuất mở rộng. Tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. Đó chính là quá trình thực hiện giá trị của sản phẩm, là giai đoạn làm cho sản phẩm ra khỏi quá trình sản xuất và bước vào lưu thông, đưa sản từ lĩnh vực lưu thông vào lĩnh vực tiêu dùng. Tiêu thụ hết và kịp thười sản phẩm làm ra là tín hiệu tốt nhất cho trang trại điều chỉnh kế hoạch sản xuất tiếp theo. Sản xuất kinh doanh của tang trại mang nặng tính mùa vụ của sản xuất nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp lại để ôi thiu hư hỏng. Do đó việc tiêu thụ hết và kịp thời sản phẩm làm ra là một yêu cầu quan trọng đối với mỗi trang trại. ở Sơn La hiện nay, ngoài các sản phẩm được Nhà nước bao tiêu như mía, chè, cà phê... thông qua thoả thuận với các công ty chế biến của Nhà nước thì các nông sản hàng hoá khác, các chủ trang trại bán cho tư thương và thường dìm giá và ép giá. Việc chế biến bảo quả và dự trữ sản phẩm để có thể bán ra lúc giá lên còn chươ được chú ý tới. Do đó trong việc tiêu thụ hàng hoá của mình, các chủ trang trại còn chịu rất nhiều thiệt thòi. iii. kết quả và hiệu quả sản xuất của trang trại 1.Kết quả sản xuất đạt được. Kết quả sản xuất của các trang trại là thước đo trong toàn bộ quá trình sản xuất của các trang trại. Kết quả sản xuất đánh giá hiệu quả của việc phối hợp các yếu tố đầu vào: đất đai, lao động, vốn... Biểu 23: Kết quả sản xuất kinh doanh bình quân một trang trại năm 1998 Chỉ tiêu Tổng thu Tổng chi Thu nhập Số lượng (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Số lượng (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Số lượng (Tr.đ) Tỷ trọng (%) 1. Loại TT BQ chung 60,21 100 26,98 44,81 33,23 55,19 V-A-C 47,43 100 18,76 39,55 28,67 60,45 V-A-C-D 80,29 100 30,70 38,24 49,59 61,76 R-Rg-V-C 63,18 100 40,25 63,71 22,93 36,29 R-Rg-V-A-C 67,80 100 21,68 31,98 46,12 68,02 V-R 53,96 100 27,94 51,78 26,02 48,22 Rg-V-C 47,84 100 21,17 44,25 26,67 55,75 2.Quy mô TT Dưới 2 ha 58,47 100 20,67 35,35 37,80 64,65 2 ớ 5 ha 96,78 100 24,45 25,26 72,33 74,74 Trên 5 ha 119,94 100 35,17 29,32 84,77 70,68 Qua biểu 23 ta thấy, bình quân một trang trại có tổng thu là 60,21 triệ đồng, chi phí sản xuất là 16,98 triệu đồng, chiếm 44,81% tổng thu và thu nhập đạt 33,23 triệu đồng chiếm 55,19% tổng thu. Trang trại V-A-C-D có tổng thu lớn nhất 80,29 triệu đồng, trang trại V-A-C có tổng thu nhỏ nhất 47,43 triệu đồng, trang trại R-Rg-V-C có tổng chi phí lớn nhất 40,25 triệu đồng chiếm 63,71% tổng thu, trong khi đó trang trại R-Rg-V-A-C có cơ cấu chi phí nhỏ nhất 21,68 triệu đồng chiếm 31,98% tổng thu và có cơ cấu thu nhập cao nhất 46,12 triệu đồng chiếm 68,02% tổng thu. Trang trại R-Rg-V-A-C, V-A-C-D có kết quả sản xuất cao như vậy là do một số lý do sau: -Trình độ văn hoá của lao động khá đồng đều; trình độ lao động, chuyên môn của trang trại khá cao; khả năng sử dụng vốn hợp lý, tổ chức quản lý, phân công lao động trong trang trại khá tốt. -Các chủ trang trại khá nhậy bén với nhu cầu thị trường, họ dễ dàng thay đổi hướng sản xuất chuyên môn hoá của mình vì các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của họ rất rộng. -Thị trường tiêu thụ sản phẩm của loại hình trang trại này tương đối ổn định và khá rộng lớn. Trang trại R-Rg-V-C có thu nhập và cơ cấu thu nhập thấp nhất do chi phí sản xuất kinh doanh rất cao chiếm 63,71% thu nhập, chi phí sản xuất cao như vậy vì các chủ trang trại này chưa dược trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ thuật về sản xuất kinh doanh trên địa bàn đồi núi có địa hình bị chia cắt mạnh và không mấy thuận lợi về giao thông, điện, nước... Mặt khác các chủ trang trại chưa thật sự quan tâm đến vấn đề đầu tư giống, thức ăn cho vật nuôi cây trồng. Theo quy mô thì trang trại có quy mô càng lớn thì tổng thu và cơ cấu thu nhập càng cao: trang trại có quy mô dưới 2 ha thu nhập chiếm 64,65% tổng thu, quy mô trên 5 ha thu nhập chiếm 70,68% tổng thu. Như vậy, tuỳ từng loại hình trang trại, tuỳ từng quy mô trang trại, tuỳ từng vùng sinh thái và trình độ của chủ trang trại mà kết quả sản xuất của các trang trại khác nhau. Để tìm hiểu sâu sắc hơn mức độ thu nhập và cơ cấu thu nhập của các loại hình trang trại ta theo dõi biểu 24. Qua biểu 24 ta thấy,mô hình trang trại V-A-C-D có thu nhập từ nghề vườn rất cao 20,47 triệu đồng chiếm 41,88% thu nhập , trong khi đó chi phí nghề vườn lại rất thấp 5,71 triệu đồng chiếm 0,071% tổng thu và chiếm 18,63% tổng chi phí, mô hình trang trại R-Rg-V-C có thu nhập từ làm vườn cũng rất cao 17,40 triệu đồng chiếm 75,88% thu nhập, mô hình trang trại V-R có thu nhập có thu nhập từ nghề vườn lá 17,33 triệu đồng chiếm 66,60% thu nhập. Như vậy, các loại hình trang trại đều có nguồn thu nhập chình từ làm vườn, sản phẩm nghề vườn chủ yếu là sản phẩm thu từ cây chè, cây cà phê, cây mơ, mận, nhãn... Trong mô hình trang trại R-Rg-V-C có giá trị và cơ cấu thu nhập từ nghề rừng rất thấp 0,16 triệu đồng chiếm 1,13% thu nhập, thu nhập từ nghề vườn có giá trị và cơ cấu cao nhất 17,40 triệu đồng chiếm 75,88% thu nhập, trong mô hình trang trại R-Rg-V-A-C có giá trị và cơ cấu thu nhập từ nghề thuỷ sản và nghề rừng rất thấp, có 3,74 triệu đồng và 4,68 triệu đồng chiếm 8,11% và 10,15% thu nhập. Trong hai mô hình trên sở dĩ nghề dừng có giá trị thu nhập thấp là do chu kỳ sản xuất của nghề rừng rất dài, thời gian thu hoạch sản phẩm thường từ 3- 7 năm, các sản phẩm phụ của nghề rừng thường cho giá trị thấp, số lượng không nhiều và không đồng đều về chất. Mặt khác, chi phí cho nghề rừng cũng rất cao chiếm từ 26,12% đến 57,29% chi phí sản xuất. Như vậy, ta thấy tiềm năng nghề rừng ở tỉnh Sơn La chưa được các trang trại khai thác triệt để và có kế hoạch, bên cạnh đó các chính sách của chính quyền tỉnh Sơn La chưa khuyến khích được các chủ trang trại phát triển nghề rừng. 2.Giá trị hàng hoá và tỷ suất hàng hoá của trang trại. Sản suất hàng hoá là đặc trưng cơ bản để phân biệt và đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại. Thực trạng về vấn đề này đối với kinh tế trang trại ở tỉnh Sơn La được tổng hợp ở biểu 25. Qua biểu 25 ta thấy tủ xuất sản phẩm hàng hoá của các loại hình trang trại ngày càng tăng. Năm 1993 TSPHH của một trang trại bình quân là 28,94 triệu đồng, tỷ suất hàng hoá là 54,50% giá trị tổng sản phẩm sản xuất, năm 1998 TSPHH của một trang trại bình quân là 45,79 triệu đồng, tỷ suất hàng hoá là 75,97%, bình quân mỗi năm tăng 9,61%/năm. Trong các loại mô hình trên, mô hình trang trại V-A-C-D luôn có tốc độ tăng trưởng cao nhất 12,46%/năm và tỷ suất hàng hoá đạt ở mức cao nhất 80,71% giá trị tổng sản phẩm sản xuất. Các loại hình trang trại khác có tỷ suất hàng hoá khá cao và tương đối đồng đều, tuy nhiên loại hình trang trại R-Rg-V-C lại có tỷ suất hàng hoá thấp nhất 69,86% giá trị tổng sản phẩm sản xuất, nhưng nếu xét về giá trịtuyệt đối thì mô hình trang trại V-A-C lại có tổng sản phẩm hàng hoá thấp nhất, chỉ có 36,67 triệu đồng. Như vậy các trang trại của tỉnh Sơn La đng từng bước đi vào sản xuất chuyên môn hoá sản phẩm hàng hoá, nâng cao dần giá trị tổng sản phẩm và giá trị tổng sản phẩm hàng hoá, nâng cao mức sống của các thành viên và lao động của trang trại, góp phần tạo thu nhập cho người dân không, thiếu việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo... 3.Hiệu quả kinh tế đạt được. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh trình độ và khả năng đảm bảo thực hiện có kết quả cao các nhiệm vụ kinh tế- xã hội nhất định với chi phí nhỏ nhất. Hiệu qủa kinh tế củat người chủ trang trại là mục tiêu tổng hợp thể hiện quá trình sản xuất kinh doanh, nếu xét về mặt lượng nó thể hiện ở trình độ tổ chức, quản lý điều hành của chủ trang trại; còn nếu xét về mặt chất, hiệu quả kinh tế của trang trại biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vủan xuất kinh doanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả kinh tế của các loại hình trang trại được thể hiện ở biểu 26. Biểu 26: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của một trang trại Chỉ tiêu Năm 1993 Năm 1996 Năm 1998 1.DT/CF (Lần) -V-A-C -V-A-C-D -R-Rg-V-C -R-Rg-V-A-C -V-R -Rg-V-C 2,06 2,34 2,26 1,46 2,97 1,49 2,16 2,12 2,46 2,47 1,49 3,10 1,68 2,17 1,23 2,53 2,62 1,57 3,13 1,93 2,26 2.TN/CF (Lần) -V-A-C -V-A-C-D -R-Rg-V-C -R-Rg-V-A-C -V-R -Rg-V-C 1,06 1,34 1,26 0,46 1,97 0,49 1,16 1,12 1,46 1,47 0,49 2,10 0,68 1,17 1,13 1,53 1,62 0,57 2,13 0,93 1,26 3.DT/LĐ (Tr.đ/lđ) -V-A-C -V-A-C-D -R-Rg-V-C -R-Rg-V-A-C -V-R -Rg-V-C 7,23 8,54 10,24 7,63 7,69 5,06 5,14 8,18 10,76 12,46 8,10 8,07 6,16 6,24 9,79 11,65 14,95 9,73 9,05 7,02 7,61 4.TN/LĐ (Tr.đ/lđ) -V-A-C -V-A-C-D -R-Rg-V-C -R-Rg-V-A-C -V-R -Rg-V-C 3,76 5,63 6,27 1,36 4,64 1,91 2,67 4,63 6,07 7,41 2,17 5,06 2,18 3,01 5,40 7,04 9,23 3,53 6,15 3,38 4,24 5.DT/1 ha đất -V-A-C -V-A-C-D -R-Rg-V-C -R-Rg-V-A-C -V-R -Rg-V-C 17,70 20,16 46,12 8,76 16,84 4,11 17,26 19,06 26,47 51,18 10,21 20,14 5,46 20,49 1,14 1,52 1,40 1,92 1,56 1,47 1,41 6.TN/1 ha đất -V-A-C -V-A-C-D -R-Rg-V-C -R-Rg-V-A-C -V-R -Rg-V-C 7,26 10,41 18,12 4,32 10,67 1,46 8,47 9,74 12,76 20,96 5,46 14,12 2,01 10,24 11,12 18,54 39,89 6,11 17,92 2,91 13,61 *Xét về phương diện sử dụng vốn. Bình quân một trang trại ở tỉnh Sơn La sử dụng 1 đồng vốn cho 1,23 đồng không kể phần vốn bỏ ra. Mô hình trang trại R-Rg-V-A-C có hiệu quả hơn các mô hình khác, trong mô hình chủ trang trại bỏ ra 1 đồng vốn thu được 2,13 đồng không kể vốn bỏ ra, mô hình R-Rg-V-C có hiệ quả thấp nhất, trong mô hình chủ trang trại bỏ ra 1 đồng vốn thu được 0,57 đồng không kể vốn bỏ ra. *Xét về phương diện sử dụng lao động. Bình quân một trang trại ở tỉnh Sơn La sử dụng 1 lao động cho 9,79triệu đồng doanh thu và 5,40 triệu đồng lãi. Mô hình trang trại V-A-C-D đạt hiệu quả cao nhất, bình quân một trang trại ở mô hình tạo ra 14,95 triệu đồng doanh thu và 9,23 triệu đồng lãi, mô hình V-R có hiệu quả thấp nhất, bình quân một trang trại trong mô hình tạo ra 7,02 triệu đồng doanh thu và 3,38 triệu đồng lãi. Mức chênh lệch về thu nhập của các loại hình trang trại khá lớn 2,73 lần. *Xét về phương diện sử dụng đất đai. Bình quân một trang trại ở tỉnh Sơn La sử dụng 1 ha đất thì thu được 20,15 triệu đồng doanh thu và 11,12 triệu đồng thu nhập. Các trang trại sử dụng đất rất có hiệu quả. Năm 1993 trang traịi sử dụng 1 ha đất cho 17,70 triệu đồng doanh thu và 7,26 triệu đồng lãi, tính bình quân từ năm 1993 – 1998 mỗi năm tăng được 0,49 triệu đồng doanh thu và 0,72 triệu động lãi. Xét theo loại hình trang trại, thì trang trại V-A-C-D sử dụng đất đai có hiệu quả nhất, trang tại cứ sử dụng 1 ha đất cho 64,59 triệu đồng doanh thu và 39,89 triệu đồng lãi; mô hình trang trại V-R sử dụng đất có hiệu quả thấp nhất, trang trại cứ sử dụng 1 ha đất cho 6,03 triệu đồng doanh thu và 2,91 triệu đồng lãi, mức chênh lệch về hiẹu quả sử dụng đất đai của các mô hình trang trại rất lớn 13,70 lần. Tuy mới chính thức ra đời từ năm1990 kinh tế trang trại đã và đang phát triển nhanh chóng, ngày càng thể hiện vai trò hết sức to lớn đối với việc phát triển kinh tế -xã hội và thể hiện ở những mạt sau: Một là: góp phần to lớn vào việc khai thác hữu hiệu các tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, thực hiện tốt các chủ trương CNH,HĐH nông nghiệp nông thôn của Đảng và Nhà nước trên tỉnh nhà. Hai là: Đã tạo hàng nghìn việc làm mới, thu huut lao động dư thừa, góp phần xoá đói giảm nghèo ở nông thôn mà chưa cần đầu tư kinh phí của Nhà nước. Ba là: Các chủ trang trại là những người có kinh nghiệm sản xuất, mạnh dạn đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn như: Chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp, trồng trọt theo phương pháp mới,...sử dụng công cụ cải tiến trong trồng trọt, chăn nuôi. Từ đó khuyến khích các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển, đặc biệt là sự kích thích trở lại của trang trại tới các ngành thương mai, dịch vụ. Bốn là: Kinh tế trang trại phát triển là động lực thúc đẩy việc hình thành, phát triển kinh tế hợp tác dưới nhiều hình thức giữa trang trại với các thành phần kinh tế khác như: HTX nông nghiệp- dịch vụ, các doanh nhiệp Nhà nước và tư nhân trong các lĩnh vực tiêu thụ, chế biến nông sản phẩm, cung ứng vật tư, giống cây con... IV. Kết luận chung về thực trang phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Xét cả về lý luận cũng như thực tiễn cho thấy phát triển kinh tế trang trại ở nông thôn Sơn La là sự vận dụng sáng tạo các Nghị quyết TW vào thực tiẽn ở địa phương, đặc biệt là quan điểm phát triển hàng hoá nhiều thành phần. Phát triển kinh tế trang trại mở ra con đường phát triển mới cho nông thôn Sơn La, hình thành một kiểu tổ chức sản xuất mới phù hợp với đặc thù kinh tế nông thôn miền núi, cho phép khai thác tốt nhất thế mạnh của kinh tế miền núi, nông cao hiệu quả sản xuất thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hoá trong nông thôn, từng bước xoá đói giảm nghèo, phủ xanh đất trồng đồi núi trọc, khôi phục vổnừng bằng việc trồng rừng kinh tế. Đồng thời có thể khẳng định rằng muốn phát triển kinh tế nông thôn Sơn La thì con dường ngắn nhất và hiệu quả nhất là phát triển nhiều loại hình kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác và HTX kiểu mới trên quy mô toàn tỉnh. Những thành tựu đạt được của việc phát triển kingh tế trang trại *Phần lớn các trang trại ở tỉnh Sơn La đã tận dụng được thế mạnh về điuề kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng để bố trí cây trồng, vật nuôi tạo thành những vùng sản xuất hàng hoá tập trung như: cây ăn quả, chè, cà phê, mía..., Nhiều trang trại đã cải tạo những vùng hoang hoá, đất trống đồi núi trọc trước đây thành những khu kinh tế giàu có, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội đồng thời góp phần tích cực trồng và phát triển vốn rừng, chống xói mòn đất. *Sự hình thành kinh tế trang trại song song với kinh tế hộ gia đình đã và đang hình thành quan hệ hợp tác dịch vụ đầu vào (phân bón, thức ăn gia súc, gia cầm, thuốc trừ sâu,thuốcthú y...) và dịch vụ đầu ra (tiêu thụ nông sản phẩm hàng hoá...), trong đó một số trang trại tách ra làm trung tâm, đầu mối tiêu thụ nông sản cho các trang trại khác và hộ nông dân trong vùng, từ đố hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng cũng như tạo điều kiện cho kinh tế hộ nông dân đi sâu vào chuyên môn hoá đạt hiệu quả kinh tế cao. *Nhờ sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên thu nhập và đời sống cúa các trang trại khá cao. Các trang trại đều có tích luỹ và đầu tư tái sản xuất mở rộng thông qua việc ứng dụng các máy móc, công cụ lao động tiên tiến... *Các trang trại đều là mô hình tiêu biểu trong việc huy động vốn đầu tư, khai thác có hiệu quả các tiềm năng của hộ nói riêng, các nguồn lực của vùng nói chung. Đặc biệt các trang trại đã góp phần tạo việc làm tăng thu nhập cho một bộ phận không nhỏ lao động nhàn rỗi tại địa phương. *Kinh tế trang trại hình thành và phát triển đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn Sơn La, mặt bằng chung về đời sống vật chất và tinh thần của nông dân ngày càng được nâng cao. Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, việc phát triển kinh tế trang trại trong những năm qua cũng đã bộc lộ những vướng mắc cần tháo gỡ *Trong điều kiện hiện nay, các trang trại quy mô còn nhỏ, vốn đầu tư còn hạn chế, trang trại sử dụng lao động gia đình là chủ yếu, việc thuê lao động chỉ mang tính thời vụ theo nhu cầu của từng công việc cụ thể, hình thức thuê chỉ là sự thoả thuận gữa hai bên, đôi khi qua môi giới mà không có hợp đồng lao động. Do đó, các quyền lợi của người lao động không được bảo đảm, đặc biệt về bảo hộ lao động, về bảo hiểm... *Luật đất đai hiện nay đã quy định mức hạn điền cho các vùng, cho các loại hình trang trại. Nên chăng vấn đề đặt ra cần tích tụ, tập trung ruộng đất phù hợp với khả năng tổ chức quản lý,vốn của trang trại... để phát huy tối đa tiềm năng của chủ trang trại, tạo ra khối lượng lớn sản phẩm cho xã hội, những phần diện tích vượt quá mức hạn điền cần có chính sách cho thuê. *Việc bố trí cây trồng còng thiếu quy hoạch, hiệu quả sử dụng đất đai vẫn còn thấp, đặc biệt các trang trại nông – lâm kết hợp sản xuất còn mang nặng tính quảng canh, khai thác tự nhiên là chính, đầu tư thâm canh còn nhiều hạn chế cho nên năng suất thấp, sản lượng bấp bênh. *Lao dedộng chủ yếu là lao động thủ công, năng suất lao động chưa cao.Ngành nghề phi nông ngiệp phát triển chậm, công nghiệp chế biến nông sản phẩm chưa được quan tâm đầu tư tương xứng, do vậy hạn chế đến việc nông cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm tươi sống. *Thị trường giá cả bấp bênh, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của các chủ trang trại. *Thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, đặc biệt là vốn trung và dài hạn. Hiện nay vốn vay mới chỉ đáp ứng được khoảng 60 –70% nhu cầu của các chủ trang trại. *Trình độ chuyên môn của người lao động và chủ trang trại còn rất nhiều hạn chế, ảnh hưởng nhiều đến quá trình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. *Cơ sở hạ tầng kém phát triển, nhất là ở vùng sâu, vùng xa làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình khai thác những tiềm năng kinh tế và lợi thế của trang trại. *Đến nay vẫn chưa có một quy định nào cho phép Đảng viên làm kinh tế trang trại. Cần nghiên cứu đề ra chủ trương khuyến khích Đảng viên làm kinh tề trang trại, song phải chấp hành tốt Chủ Trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. *Hiện nay đã bắt đầu xuất hiện tượng dư thừa nông sản vào lúc mùa vụ mà việc tác động lại thị trường lại vượt quá khả năng của các chủ trang trại.Nhà nước cần có chính sách kích cầu và bao tiêu nông sản phẩm cho các trang trại. Tuy nhiên những mặt đạt được của kinh tế trang trại vẫn là chủ yế, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn, tăng tỷ suất nông – lâm sản hàng hoá, huy động đượch nguồn vốn sẵn có trong dân cho đầu tư phát triển nông nghiệp, tạo việc làm và tăng thu nthập cho một bộ phận lao động dư thừa ở nông thôn. Kinh tế trang trại là nhân tố mới cho việc thực hiện CNH- HĐH nông nghiệp – nông thôn, là mắt xích cho sự liên kết, hợp tác gtiữa các thành phần kinh tế trong nông thôn. Chương iii Phương hướng và những giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại tỉnh sơn la trong thời gian tới i.phương hướng phát triển Hiện nay, hình thức kinh tế trang trại đang tăng nhanh về số lượng với nhiều thành phần kinh tế tham gia, nhưng chủ yếu vẫn là trang trại hộ gia đình nông dân và một tỷ lệ đáng kể của hộ gia đình cán bộ, công nhân viên chức chưa nghỉ hưu và đã nghỉ hưu. Hầu hết hết các trang trại có quy mô dưới mức hạn điền với nguồn gốc đa dạng, sử dụng lao động gia đình là chủ yếu: một số trang trại có thuê lao động thường xuyên và lao động thời vụ, tiền công lao động được thỏa thuận giữa hai bên. Hầu hết vốn đầu tư của các trang trại là vốn tự có và vốn vay, vốn vay của các tổ chức tín dụng chiếm tỷ lệ thấp.Phần lớn trang trại phát huy được lợi thế của vùng dựa trên cơ sở kinh doanh tổng hợp, lấy ngắn nuôi dài. Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần khai thác thâm nguồn vốn nhàn dỗi trong dân, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đất hoang hoá, nhất là ở các vùng miền núi, trung du, ven biển; tao thêm việc làm cho lao động nông thôn, góp phần tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo; tăng thêm nông sản hàng hoá cho xã hội. Một số trang trại đã góp phần sản xuất và cung ứng giống tốt, làm dịch vụ kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trong vùng. Tuy nhiên quá trình phát triển kinh tế trang trại trên bình diện toàn quốc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết kịp thời: -Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương kề phát triển kinh tế trang trại, song còn nhiều vấn đề mà chính sách cần giải quyêt và làm rõ như: Vấn đề giao đất, vấn đề thuê mướn, sử dụng lao động; vấn đề cán bộ, Đảng viên làm kinh tế trang trại, vấn đề hoạt động và thuế của trang trại... Những vấn đề đó chậm được giải quyết đã phần nào hạn chế khả năng khai thác nguồn lực phong phú ở nhiều vùng trong toàn tỉnh. -Hiện còn khoảng 30% trang trại chưa được giao đất, thuê đất ổn định lâu dài nên chủ trang trại chưa thực sự yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh. -Hầu hết các địa phương có trang trại phát triển chưa làm tốt công tác quy hoạch sản xuất, thuỷ lợi, giao thông, điện nước sinh hoạt,thông tin liên lạc... -Phần lớn chủ trang trại còn thiếu hiểu biết về thị trường, khoa học kỹ thuật và quản lý, thiếu vốn sản xuất để đầu tư phát triển lâu dài, các chủ trang trại thường lúng túng và chịu thua thiệt khi giá nông sản xuống thấp. Từ những yêu cầu trên thì việc tìm ra một hướng đi đúng đắn cho kinh tế trang trại phát triển là một đòi hỏi cấp bách cần được giải quyết kịp thời. 1.Phương hướng chung phát triển kinh tế trang trại nông nghiệp nước ta. Phương hướng phát triển kinh tế trang trại nước ta là thúc đẩy sự hình thành và phát triển các trang trai gia đình nhất là ở các tỉnh trung du, miền núi và ven biển. Đa dạng hoá các loại hình kinh tế trang trại về quy mô, cơ cấu kinh doanh về sở hữu, sử dụng các yếu tố sản xuất và phương thức quản lý. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn hình thành và phát triển các trang trại trong thời gian qua, ngáy 02 tháng 02 năm 2000 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 03/NQ-CP về kinh tế trang trại. Đây là một văn bản mang tính định hướng mới,kịp thời và phù hợp nhất với sự phát triển kinh tế trang trại hiện nay. Để kinh tế trang trại tiếp tục phát triển cần theo các định hướng sau: *Nhà nước khuyến khích phát triển và bảo hộ kinh tế trang trại. Các hộ gia đình, cá nhân đầu tư phát triển kinhtế trang trại được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài theo pháp luật để sản xuất kinh doanh. *Nhà nước đặc biệt khuyến khích việc đầu tư khai thác và sử dụng có hiệu quả đất trống đồi núi trọc ở trung du, miền núi, biên giới, hải đảo, tận dụng khai thác các loại đất hoang hoá, ao hồ đầm, bãi bồi ven sông, ven biển, mặt nước, eo vịnh, đầm phá để sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp theo hướng chuyên canh với tỷ suất hàng hoá cao. Đối với vùng đất hẹp, người đông khuyến khích phát triển kinh tế trang trại sử dụng ít đất, nhiều lao động, thâm canh cao gắn với chế biến và thương mại dịch vụ, làm ra nông sản có giá trị kinh tế lớn. Ưu tiên giao đất, cho thuê đất đối với những hộ nông dân có vốn, kinh nghiệm sản xuất, quản lý, có yêu cầu mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp mà có nguyện vọng tạo dựng cơ nghiệp lâu dài trong nghiệp. *Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát huy kinh tế tự chủ của hộ nông dân, phát triển trang trại đi đôi với chuyển đổi hợp tác xã cũ, mở rộng các hình thức kinh tế hợp tác, liên kết sản suất kinh doanh giữa các hộ nông dân, các trang trại, các nông lâm trường quốc doanh, doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác để tạo động lực và sức mạnh tổng hợp cho nông nghiệp nông thôn phát triển. *Nhà nước hỗ trợ về vốn, khoa học công nghệ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho các trang trại phát triển bền vững. *Nhà nước tăng cường công tác quản ý để các trang trại phát triển lành mạnh, có hiệu quả. 2.Phương hướng phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Sơn La. Kinh tế trang trại đã mở ra một con đường phát triển mới cho kinh tế nông nghiệp – nông thôn Sơn La. Việc phát triển kinh tế trang trại trong những năm qua đã đem lại những hiệu quả kinh tế- xã hội rõ rệt. Để kinh tế trang trại tiếp tục phát triển và phát huy tốt sức mạnh của nó trong thời gian tới thì việc phát triển kinh tế trang trại của tỉnh cần thực hiện theo những định hướng sau: *Tỉnh khuyến khích và bảo hộ kinh tế trang trại phát triển, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, khuyến khích mọi dân tộc trên địa bàn tỉnh tham gia phát triển kinh tế trang trại. *Thực hiện rà soát lại quy hoạch đất đai theo từng vùng để đảm bảo sự phát triển trang trại theo đungs định hướng, đồng thời phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng, khắc phục tình trạng phát triển các trang trại quá phân tán và ở xa khu trung tâm huyện thị, xây dựng các khu trang trại theo từng chủng loại cây con, tập trung để đảm bảo khả năng quy hoạch kết cấu hạ tầng, từng bước hình thành khu kinh tế mới tập trung, góp phần từng bước hình thành khu kinh tế mới tập chung, góp phần từng bước xây dựng nông thôn mới. Trước mát thực hiện quy hoạch theo 3 vùng sau: -Đối với vùng cao, vùng sâu, vùng xa giao thông, đi lại khó khăn thì nên tập trung chăn nuôi đại gai súc kết hợp với kiêm thịt sữa, phát triển trang trại cây dược liệu, xây dựng phòng hộ và bảo tồn thiên nhiên. -Đối với vùng lòng hồ sông Đà nên tập trung phát triển trang trại cá lồng, cây ăn quả, nuôi ong, trồng rừng phòng hộ, rừng nguyên liệu giấy sợi. -Đối với vùnh quốc lộ 6 nên phát triển trang trại trồng cây công nghiệp, cây ăn quả,rừng kinh tế (nguyên liệu ván, sợi, tre ép... ), chăn nuôi. đông thời đảm bảo tính chuyên canh của trang trại. *Đẩy mạnh công tác khuyến nông nhằm đưa khoa học kỹ thuật mới vào các trang trại một cách nhanh chóng và có hiệu quả cao. *Đẩy mạnh hơn nữa các trang tráỉan xuất kinh doanh hai loại cây công nghiệp xuất khẩu chủ lực là chè và cà phê. Đối với cà phê khẳng định giống chủ lực là catimo và tránh trồng ở các vùng có sương muối. *Tổ chức mạng lưới công nghiệp chế biến nông lâm sản tốt hơn nữa: Chú trọng quy mô vừa và nhỏ cùng với cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới khi có vùng nguyên liệu, sử dụng công nghệ thiết bị tiên tiến kết hợp với tổ chức dịch vụ chế biến và sơ chế sản phẩm các trang trại sản xuất ra theo hướng sơ chế tại chỗ, tập trung chế biến tại công ty kinh doanh sau khi thu gom sản phẩm dẫ sơ chế từ các trang trại. *Tập trung đầu tư phát triển các loại hình trang trại vừa và nhỏ đang phát huy hiệu quả, đồng thời chú trọng phát triển các trang trại lớn. ii.các giải pháp tiếp tục phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh sơn la trong thời gian tới 1.Giải pháp về đất đai. Trong sản xuất nông nghiệp thì đất đai là yếu tố quan trọng nhất không thể thay thế, không có đất đai thì không có sản xuất nông nghiệp. Để giải quyết tốt các vướng mắc, những bất cập như hiện nay trong quan hệ ruộng đất nhằm đưa lại sự tự chủ, tự quyết và chủ động trong sản xuất kinh doanh của các trang trại thì tronh chính sách giao đất, giao rừng cần thực hiện theo những nội dung sau: *Hộ nông dân có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để phát triển kinh tế trang trại được tỉnh giao đất hoặc cho thuê đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghi định 85/1999/NĐ-CP vàNĐ163/1999/NĐ-CP. Hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản tại địa phương có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để mở rộng sản xuất thì ngoài phần đất đã được giao trong hạn mức của tỉnh còn được UBND xã cho thuê đất để phát triển trang trại. Hộ gia đình phi nông nghiệp có nguyện vọng và khả năng tạo dựng cơ nghiệp lâu dài từ sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản được UBND xã cho thuê đất. Diện tích đất được giao, được thuê phụ thuộc vào quỹ đất của địa phương và khả năng sản xuất kinh doanh của chủ trang trại. *Hộ gia đình, cá nhân được quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất,thuê đất hoặc thuê lại quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đìn, cá nhân khác để phát taiển trang trại theo quy định của Pháp luật. Người nhậnchuyển nhượng hoặc cho thuê quyền sử dụng đất hợp pháp có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Pháp luật về đất đai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hộ gia đình, cá nhân đã được giao hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất vượt quá mức sử dụng đất trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 để phát triển trang trại thì được tiếp tục sử dụng và chuyển sang thuê phần diện tích đất vượt mức theo qui định của Pháp luật về đất đai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nhưng chưa được giao, chưa được thuê, hoặc đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận trước ngày ban hành Nghị quyết 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại ngày 02 tháng 02 năm 2000, nếu không có tranh chấp, sử dụng đất đúng mục đích thì được xem xét để giao hoặc cho thuê đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. *Sở Địa chính cần khẩn chương hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để các chủ trang trại yên tâm đầu tư phát triển sản xuất. 2.Giải pháp về lao động Theo điều tra, hầu hết số lao động tham gia trong các trang trại chỉ có trình độ văn hoá đến cấp phổ thông cơ sở, đa số các chủ trang trại không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, họ sản xuất dựa vào kinh nghiệm là chính, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại. Do đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lựcvà việc sử dụng nguồn lực là một vấn đề quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của trang trại. Để làm tốt điều này cần phải thực hiện một số giải pháp sau: *Nâng cao trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, khoa học kỹ thuật cho người lao động, trước hết là các chủ trang trại.Mở các lớp đào tạo và tập huấn kỹ thuật canh tác, kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh... cho lao động của trang trại, hộ nông dân ngay tại địa phương thông qua tổ chức khuyến nông, lâm. *Tỉnh khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ để các chủ trang trại mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, tạo được nhiều việc làm cho lao động nông thôn, ưu tiên sử dụng lao động của hộ nông dân không đất, thiếu đất sản xuất nông nghiệp, hộ nghèo thiếu việc làm. Chủ trang trại được thuê lao động không hạn chế về số lượng, trả công lao động theo sự thoả thuận của hai bên đúng theo qui định của Pháp luật, chủ trang trại phải trang bị đồ bảo hộ cho người lao động theo từng loại ngành nghề, và có trách nhiệm với người lao động khi gặp rủi ro, tai nạn, ốm đau... trong thời gian làm việc theo hợp đồng đã ký kết. *Đối với các địa bàn có điều kiện về kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa... chủ trang tại được ưu tiên vay vốn từ chương trình xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động thiếu việc làm ở trong vùng, có chính sách thu hút lao động ở những vùng đông dân cư đến phát triển sản xuất. 3.Giải pháp về vốn. Như trên đã phân tích phần lớn các trang trại của Tỉnh Sơn La đều dựa vào vốn tự có, lượng vốn vay rất ít, trong khi đó nhu cầu vốn của trang trại còn rất lớn để phát triển sản xuất. Vì vậy Nhà nước cần thực hiện chính sách hỗ trợ vốn vay cho các chủ trang trại theo các hướng sau: *Căn cứ vào quy hoạch phát triẻn sản xuất nông - lâm – ngư nghiệp trên các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, tỉnh có chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng về giao thông, điện, nước sinh hoạt, thuỷ lợi, thông tin, cơ sở chế biến... để khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân phát triển sản xuất nông - lâm -ngư nghiệp. *Trang trại phát triển sản xuất kinh doanh được vay vốn tín dụng thương mại của Ngân hàng thương mại, chủ trang trại được dùng tài sản được hình thành từ vốn vay để đảm bảo tiền vay theo quy định của Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng. *Thực hiện chính sách cho chủ trang trại vay theo dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền duyệt, lãi suất vốn vay thấp, thời hạn vay theo chu kỳ sản xuất kinh doanh. Cho vay theo hình thức này sẽ giúp các chủ trang trại yên tâm sản xuất kinh doanh đồng thời ràng buộc chủ trang trại có nghiax vụ tạo ra vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến trên địa bàn, tạo được nhiuề việc làm và đáp ứng theo chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. *Đối với những vùng sâu, vùng xa, những hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc có chí làm giàu và có khả năng làm giàu, tỉnh nên giao cho Ngân hàng người nghèo ưu tiên cho những hộ này vay vốn đầu tư sản xuất, lập trang trại, tạo mô hình và hướng dẫn nông dân trong vùng phát triển nông- lâm – ngư nghiệp. Nhà nước cũng phải hình thành quỹ hỗ trợ cho các chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn, trong điều kiên nguồn vốan có hạn chỉ nên hình thành qũy hỗ trợ cho các dự án có tác dụng tích cực cả về kinh tế và xã hội: *Qũy hỗ trợ mua máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn, thực hiện bán các máy móc, công cụ sản xuất cho các đơn vị sản xuất (trang trại và hộ gia đình) theo hình thúc trả góp với lãi suất ưu đãi hoặc trả bằng nông sản hàng hoá. *Các cơ sở sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệpvới quy mô vừa và nhỏ ở khu vực nông thôn được vay vốn trung, dài hạn với lãi suất ưu đãi, sản phẩm xuất khẩu được ưu tiên miễn giảm thuế. Những hộ nông dân thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất tập trung quy mô lớn có nhu cầu vay vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất chế biến, đầu tư xây dựng cơ bản vườn cây... thì được vay vốn với lãi suất ưu đãi, thời hạn vốn vay tối thiểu bằng thời gian mà cây con đã thu hoạch sản phẩm đầu tiên. 4.Giải pháp về khoa học công nghệ. Để sản phẩm sản xuất ra có thể tiêu thụ được, các trang trại cần có sự trợ giúp tích cực và thoả đáng hơn nữa từ phía Nhà nước. Muốn vậy, Nhà nước cần đầu tư cao cho khoa học và công nghệ, đồng thời có biện pháp hữu hiệu trong việc khuyến khích huy động tối đa sự tham gia của các thành phàn kinh tế, các tổ chức và các nhà khoa học vào nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ nông nghiệp- nông thôn. Trước hết là đổi mới hệ thống nghiên cứu khoa học gồm cả cơ chế quản lý tài chính nhân sự để tạo điều kiện hình thành các trung tâm nghiên cứu khoa học thực sự có đủ năng lực tạo ra những đột phá về khoa học công nghệ, xoá bỏ tình trạng bao cấp manh mún , phân tán hình thức kém hiệu quả trong nghiên cứu khoa học. Ngày nay, khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng trực tiếp nâng cao hiệu quả và năng suất lao động, khoa học công nghệ ở đây được hiểu cả trong sản xuất và trong cung ứng vật tư sản xuất (giống vật nuôi, cây trồng) lẫn tiêu thụ sản phẩm sản xuất. Nếu chủ trang trại không có giống tốt về cây trồng, vật nuôi sẽ dẫn đến năng suất, chất lượng sản phẩm kém, sản phẩm sẽ khó tiêu thụ, thậm chí không tiêu thụ được. Để hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại đạt hiệu quả cao hơn, về mạt khoa học công nghệ cần thực hiện một số giải pháp sau: *Tăng cường nhập khẩu công nghệ tiến bộ của nước ngoài, nhất các loại giống cây trồng, vật nuôi và máy móc thiết bị có năng suất, chất lượng cao và phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phương, từng loại hình trang trại... *Tập trung đổi mới giống cây trông, vật nuôi, công nghệ chế biến, tăng cường công tác cham sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi, áp dụng công nghẹ sau thu hoạch, các biện pháp bảo vệ và tăng độ phì nhiêu của đất, bảo vệ nguồn nước. *Thực hiện quy hoạch, xây dựng các công trình thuỷ lợi để tạo nguồn nước cho sản xuất, chủ trang trại tự bỏ vốn hoặc vay từ nguồn vốn tín dụng để xây dựng các hệ thống dẫn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của trang trại. *Sở NN&PTNT quy hoạch đầu tư phát triển các vườn ươm giống cây công nghiệp, cây lâm nghiệp và các cơ sở sản xuất con giống hoặc hỗ trợ một số trang trại có điều kiện sản xuất giống để đảm bảo giống tốt , giống có chất lượng cao cung cấp cho các trang trại và các hộ nông dân trong vùng. *Khuyến khích chủ trang trại góp vốn vào quỹ hỗ trợ phát triển khoa học, kỹ thật áp dụng vào trang trại và làm dịch vụ kỹ thuật cho nông dân trong vùng. *Tổ chúc dịch vụ kỹ thuật như dịch vụ giống, dịch vụ bảo vệ thực vậ, thú y... cho trang trại theo nhiều hình thức, khoán gọn khâu bảo về, khoán theo công đoạn dịc vụ... *Tăng cường hệ thống khuyến nông, khuyến lâm trên cơ sở xã hội hoá, giúp trang trại và nông dân cải tiến phương pháp và kỹ thuật canh tác. Hệ thống khuyến nông có vai trò tích cực trong việc phổ biến, tập huấn, ứng dụng vào thực tiễn những tiến bộ khoa học như : đưa giống cây, con có chất lượng, năng suất cao, tập huấn IPM cho nông dân... Đi đôi với việc củng cố có hoàn thiện hệ thống khuyến nông cần phải sây dựng hệ thống khuyến nghề ở khu vực nông thôn. Cũng như khuyến nông, khuyến nghề có nhiệm vụ phổ biến, tập huấn, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để hỗ trợ người dân nông thôn phát huy các khả năng của mình, khuyến nghề cũng phải được tổ chức thống nhất từ TW đến địa phương và trực thuộc Bộ NN&PTNT. 5.Giải pháp về thị trường và phát triển công nghệ chế biến. Trang trại với mục đích sản xuất kinh doanh chính là tạo ra sản phẩm hàng hoá để cung cấp cho thị trường nhằm thu lợi nhuận cao.đói vơi tất cả các ơn vị sản xuất hàng hoá , thị trường gồm :thị trường đầu vào và thị trường đầu ra . cùng với sự phát triển năng động của cơ chế thị trường sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gây gắt thì thị trường đầu racũng ngày càng quan trọng ,có thể nói là vẫn đề có tính quyết định bởi nếu nông sản phẩm sản xuất ra mà không bán được thì không những không phát triển được sản xuất mà còn dẫn đến sự phá sản .đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp thì thị trường đầu ra lại càng trở nên quan trọng ,vì các sản phẩm của nông nghiệp là những sản phẩm tươi sống, rất dễ hư hỏng, xuống cấp. Do vậy việc tiêu thụ và tiêu thụ được ngay nông sản phẩm là vẫn đề then chốt quyết định việc phát triẻn sản xuất. Chính vì vậy các giải pháp về thị trường là vẫn đề lớn cần được giải quyết tốt .Muốn vậy cần phải giải quyết tốt các vẫn đề sau : -Trước hết cần khẩn trương xây dựng , hoàn thiện công tác quy hoạch và phát triển các vùng chuyên môn hoá sản xuất với khối lượng lớn. Trên cơ sở đầu tư xây dựng mới, mở rộng nâng cấp các cơ sở chế biến nông sản để tiêu thụ sản phẩm, nguyên liêuụ của kinh tế trang trại. -Mở rộng và phát triển hệ thống tiêu thụ, trtong đó nhấn mạnh vai trò của các doanh nghiệp thương mmại nhà nước ở những vùng trọng yếu, khuyến khích sự thham gia của mọi thành phần kinh để giải quyết đâùu ra cho các trang traị, hộ nông dân. Tăng cường các lôại phương tiện vận chuyển, bảo quảnn với trang thiết bị hiện đại , hạn chế tổn thất sau thu hoạch. Khuyến khích và thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển kinh tế hợp tác trên nguuyên tắc tự nguyện của các chủ thể nhằm tiết kiệm chi phí, chủ động ttrong viiệc tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ cung ứng vật tư cho các trang trại. -Cho phép các trang traị uỷ thác xuất khẩu hoặc xuất khẩu trực tiếp của trạng trại. Nhà nnước tăng cường công tác dự báo thị trường bằng nhiều hình thức cung cấp kịp thời thông tin thị truờngcho các trang trại cần có chính sách bảo hộ sản xuất, giảm bớt mất mát cho các trang trại khi gặp biến động bất thường do thiên tai và trên thị trường trong nước và trên thhế giới gây ra. -Khuyến khích phát triển trợ nông thôn,các trung tâm mua bán nông sản và vật tư nông nghiệp. Tạo điều kiiện cho các chủ trang trại được tiếp cận và tham gia các trương trình dự án hộp tác, hội trợ triển lãm trong và ngoài nước. 6. Giải pháp về thuế Để khuyến khích hộ gia đình, cá nhân đầu tư phát triển kinh tế trang trại, nhất là những vùng đất trống, đồi núi trọc, vùng sâu, vùng xa, thực hiện miễn thuế cho các trang trại từ 1-3 năm tuỳ theo loại hình sản xuất kinh doanh và địa bàn canh tác của trang trại. Các trang trại được giảm tiền thuế đất theo qui định của pháp luật về đất đai khi thuê đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá để trồng rừng sản xuất, trồng cây lâu năm và khi thuê diện tích ở các vùng nước tự nhiên chưa có đầu tư cải tạo vào mục đích sản xuất nông, lâm ngư nghiệp. Thực hiện miễn giảm thuế cho các sản phẩm hàng hóa của các trang trại tham gia xuất khẩu. 7.Chính sánh bảo hộ tài sản Tài sản có vốn đầu tư hợp pháp của chủ trang trại không bị quốc hữu hoá, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Trong trường hợpp vì lý do quốc phòng, vì an ninh và lợi ích quốc gia nhà nước cần thu hồi đất được giao, được thuê của chủ trang trại thì chủ trang được thanh toán bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố quyết định thu hồi. 8.Giải pháp về đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn có ý nghĩa hết sức quan trọng, là tiền đề cho việc sử dụng và khai thác có hiệu quả các nguồn lực ở khu vực này.Trên thực tế, ở đâu có đường giao thông thuận lợi,có diện sản xuất thì ở đó kinh tế phát triển nhanh hơn.Do nguồn vốn có hạn nên trước mắt cần lựa chọn các cụm kinh tế- văn hoá của từng vùng, ưu tiên vùng cao biên giới, vùng xa, vùng sâu trước. Các cụm kinh tế- văn hoá này gồm từ 2 - 4 xã gần nhau và được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các công trình như: đường giao thông, điện cho sinh hoạt và sản xuất, nước sach, chợ nông thôn, trường, trạm... các cụm kinh tế văn hoá này là sự khởi điểm thực hiện thô thị hoá ngay trong khu vực nông thôn, mặt khác chúng còn là các trung tâm kimh tế gắn người sản xuất với tiêu dùng, gắn thị trường khu vực với thị trường bên ngoài.Trên cơ sở sản xuất phát triển mà đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện nâng cao. Cùng với việc xây dựng các cụm kinh tế- văn hoá cần hỗ trợ nâng cấp và hoàn thiện các tuyến đường giao thông theo hướng nhựa, bê tông hoá với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước chỉ mang tính chât khởi đầu, trêncơ sở đó tập tung huy động nội lực, nguồn vốn đầu tư nước ngoài tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. 9.Nâng cao trình độ dân trí và trình độ chuyên môn của các chủ trang trại Như trên đã phân tích, trình độ văn hoá của chủ trang trại và lao động trong các trang trại là rất thấp, đa số chỉ học đến cấp trung học cơ sở, diều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại. Bởi vì, khi có trình độ văn hoá thấp việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, việc nắm bắt những thông tin về thị trường của trang trại là hết sức khó khăn. Nhà nước cần hỗ trợ hơn nữa trong việc nâng cao trình độ dân trí như: mở thêm trường lớp, mở thêm các lớp xoá mù chữ, các lớp cắm bản, hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập... Còn đối với chủ trang trại và lao động trong trang trại tham gia sản xuất kinh doanh cần phải được nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật dưới nhiều hình thức như: mở các lớp tập huấn, hướng dẫn về kỹ thuật sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, kết hợp với hệ thống truyền thanh, truyền hình để mở các lớp học đào tạo từ xa về tìm hiểu thị trường, về hướng dẫn thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong nông nghiệp. Kết luận và kiến nghị 1.Kết luận Kinh tế trang trại là một hình kinh tế mới có hiệu quả và phù hợp với điều kiện của nông nghiệp nông thôn nước ta hiện nay. Nó mang tính quy luật chuyển từ sản xuất tự cung, tự cấp của hộ gia đình sang sản xuất hàng hoá với quy mô lớn. Kinh tế trang trại đã và đang được phát triển rộng khắp trên các vùng của cả nước với nhiều loại hình và quy mô khác nhau. Kinh tế trang trại đã góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng đồng thời tạo ra nhiều hàng hoá và việc làm cho xã hội. Kinh tế trang trại đã huy động và sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả đồng thời là nhân tố tích cực, đi đầu trong sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn hiện nay. 2.kiến nghị. Để tiếp tục phát triển kinh tế trang trại trong thời gian tới cần phải giải quyết một số vấn đề sau: *Quá trình chỉ đạo phát triển trang trại với hai loại cây chủ lực xuất khẩu là chè và cà phê, cần kết hợp hợp lý giữa chất lượng từng trang trại với việc mở rộng quy mô diện tích có hiệu quả. *Cần có chính sách kinh tế phù hợp nhằm mở đường cho kinh tế ngư trại, lâm trại hình thành và phát triển. *Sở địa chính cần khẩn chương hoàn thiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để các chủ trang trại yên tâm đầu tư phát triển sản xuất. *Đổi mới chính sách thuế sử dụng các loại đất, thuỷ lợi phí,cơ chế tín dụng và chính sách tiêu thụ sản phẩm, chính sách bình ổn giá cả nhằm tạo nên môi trường kinh tế, pháp lý thuận lợi cho kinh tế phát triển đúng hướng và hiệu quả. *Có chính sách phát triển công nghiệp – dịch vụ nông thôn, cải tiến cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, tạo điều kiện hình thành các ngành nghề mới trong nông thôn. *Sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiệ tự nhiên nên tính rủ ro lớn. Do đó cần có chính sách bảo hiểm đối với từng loại cây con, từng mùa vụ một cách hợp lý nhằm giảm bớt tối đa những thiệt hại cho các trang trại khi có thiên tai, hoả hoạn xảy ra, giúp trang trạicó thể ổn định và phát triển sản xuất. *Các giải pháp kinh tế- xã hội nêu trên cần được thực hiên một cách nhất quán và đồng bộ thì mới có hiệu quả. Tài liệu tham khảo 1.Trang trại gia đình ở Việt nam và trên thế giới. NXB Chính trị quốc gia, Hà nội – 1995 2.Sự thay đổi của hộ nông dân sau Nghị quyết 10. Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Hà nội –1995. 3.Kinh tế trang trại gia đình trên thế giới và Châu á, NXB Thống kê, Hà nội –1993 4.Phát triển quản lý trang trại trong kinh tế thị trường, NXB Nông nghiệp, Hà nội –1993. 5.Kinh tế trang trại khu vực miền núi, NXB Thống kê, Hà nội – 1996 6.Lê Trọng – Phát triển và quản lú kinh tế trang trại trong nền kinh tế thị trường- NXB Nông nghiệp, Hà nội 1993. 7.Báo cáo tình hình phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Sơn La các năm 1993,1994,1995,1996,1997,1998. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sơn La. 8.Nguyễn Điền- Kinh tế hộ nông dân và mô hình kinh tế trang trại của Việt Nam – Những vấn đề kinh tế thế giới số 57/1999. 9.Trần Trác- Tìm hiểu thêm về kinh tế trang trại- Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 208, tháng 11/1999. 10.Nguyễn Thế Nhã- Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở nước ta- Hội thảo Trường ĐHKTQD Hà nội, thang 9/1999. 11.Tạp chí kinh tế phát triển Trường ĐHKTQD Hà nội năm 1998, 1999.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0026.doc
Tài liệu liên quan