Đối với chính phủ: Đề nghị cần có những điều chỉnh về chính sách nhằm đảm bảo công bằng giữa các hộ nông dân.Đề nghị đẩy mạnh phân cấp quản lý hệ thống kênh mương, giao các công trình thuỷ lợi nhỏ cho người dân, tổ hợp tác dùng nước để tăng cường công tác duy tu bảo dưỡng vận hành hiệu quả.
Đối với UBND tỉnh Hải Dương: Đề nghị cấp đúng, đủ và kịp thời nguồn kinh phí hỗ trợ để các đơn vị cung ứng dịch vụ thuỷ lợi làm tốt công việc của mình. Đồng thời phải có những đợt kiểm tra thực tế đột xuất tại các cơ sở, xem xét các tổ chức cung ứng dịch vụ thuỷ lợi có làm đúng với tinh thần và trách nhiệm của mình chưa? Tránh tình trạng thông đồng bao che cho nhau giảm bớt định mức mà cấp trên đã giao cho.
Đối với UBND xã: Cán bộ trong xã cần phải phối hợp với các hộ nông dân trong việc quản lý và sử dụng tiết kiệm nguồn nước, tránh tình trạng lãng phí nước đầu kênh úng ngập cuối kênh khô hạn. UBND các xã phối hợp với các HTX tiếp tục thu phần nợ đọng còn lại.
Đối với công ty khai thác công trình thuỷ nông: Phải đảm đúng tinh thần trách nhiệm của mình bưom đúng và đủ theo định mức được giao, đảm bảo kịp thời và nhanh chóng. Tránh tình trạng lơ là hình thành tư tưởng ỷ lại, thiếu trách nhiệm làm hết việc là thôi không quan tâm tới hiệu quả công việc.
Đối với HTX: Cần phải nâng cao tinh thần trách nhiệm làm việc của cán bộ HTX. Mở các lớp tập huấn cho người dân để họ biết cách duy tu bảo dưỡng công trình, biết cách phân phối nước, nạo vét kênh mương. Phải phối hợp với xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi trong việc cung cấp nước tưới đủ và kịp thời cho nông dân.
Đối với người dân: Cần nâng cao ý thức trong việc dọn dẹp mương máng, tránh ách tác dòng chảy gây lãng phí nước, xả rác đúng nơi quy định tránh ô nhiễm nguồn nước.
78 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1903 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách miễn thuỷ lợi phí cho nông nghiệp tại Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười nông dân phải nộp cho doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi và các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp theo mức thu của UBND tỉnh đã quy định (không tính phần thu thêm theo thỏa thuận giữa các HTX và nông dân).
+ Mức thu thủy lợi phíđược xác định theo khung mức thu thủy lợi phí quy định tại Quyết định số 469/QĐ- UBND ngày 05 tháng 02 năm 2004 Và Quyết định số 6116a/QĐ- UBND ngày 20 tháng 12 năm 2005 của UBND tỉnh Hải Dương quy định mức thu thủy lợi phítrên địa bàn tỉnh.
Thời điểm miễn thu thủy lợi phí: Thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2008
Nguồn kinh phí để cấp bù miễn thủy lợi phí: Từ ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh. Phần ngân sách tỉnh cấp bù để miễn thủy lợi phí, hàng năm UBND tỉnh xây dựng kế hoạch trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định.
4.2. Thực trạng thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí tại huyện Tứ Kỳ
* Đối với các đơn vị cung ứng dịch vụ thuỷ lợi
4.2.1. Đối với Xí nghiệp KTCTTL Huyện Tứ Kỳ
4.2.1.1. Tình hình thu chi TLP trước và sau khi có chính sách miễn TLP cho nông nghiệp
Mức thu thủy lợi phí được xác định theo khung mức thu thủy lợi phí quy định tại Quyết định số 469/QĐ- UBND ngày 05 tháng 02 năm 2004 Và Quyết định số 6116a/QĐ- UBND ngày 20 tháng 12 năm 2005 của UBND tỉnh Hải Dương, thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 4.1: Mức thu TLP trước và sau khi có chính sách miễn TLP cho nông nghiệp
STT
Diễn giải
Tổng mức thu (1.000đ/ha)
Trong đó
Mức cấp bù cho
Mức thu công ty
Mức thu HTX
Công ty
HTX
A
Vụ đông xuân
1
Lúa
Bơm điện thẳng
625
529
96
529
96
Bơm điện cấp nguồn
468
529
91
377
91
Tự chảy
575
529
164
411
164
Công ty tạo nguồn
Tát tay
325
225
100
225
100
Bơm điện HTX
625
225
400
225
400
2
Cấp nước diện tích chuyển đổi
260
180
80
180
80
3
Mạ mầu cây CN, cây vụ đông
Bơm điện Thẳng
168
124
44
124
44
Bơm điện cấp nguồn
101
60
41
60
41
Tự chảy
147
78
69
78
69
Công ty tạo nguồn
Tát tay
143
95
48
95
48
Bơm điện HTX
168
0
168
0
168
B
Vụ mùa
1
Lúa
Bơm điện thẳng
575
469
106
469
106
Bơm điện cấp nguồn
431
339
92
339
92
Tự chảy
525
394
131
394
131
Công ty tạo nguồn
Tát tay
300
221
79
221
79
Bơm điện HTX
575
221
354
221
354
2
Cấp nước diện tích chuyển đổi
411
306
105
306
105
3
Mạ mầu cây CN
Bơm điện Thẳng
243
198
45
198
45
Bơm điện cấp nguồn
182
143
39
143
39
Tự chảy
223
167
56
167
56
Công ty tạo nguồn
Tát tay
132
97
35
97
35
Bơm điện HTX
243
97
146
97
146
Có 3 hình thức tưới tiêu chủ yếu cho sản xuất đó là Bơm điện thẳng, Tự chảy và Tát tay. Trước khi được miễn TLP, tuỳ từng hình thức tưới tiêu và tổng số diện tích được phục vụ mà nông dân phải trả TLP ở những mức khác nhau.
Vụ chiêm (Vụ đông xuân)
Đối với diện tích trồng lúa, cứ 1ha bơm điện thẳng nông dân phải trả 625.000đ. Số tiền này HTX thu trực tiếp từ phía người dân và được quyền giữ lại 96.000đ để chi trả các khoản chi phí giúp HTX duy trì hoạt động của mình.
Với hình thức nước tự chảy sẽ thu 575.000đ/ha và HTX cũng được giữ lại 164.000/ha số còn lại nộp cho XNKTCTTL.
Với hình thức tát tay chủ yếu ở những vị trí chân ruộng quá cao nước không thể vào tận ruộng thì thu ở mức 325000đ/ha, HTX chỉ phải nộp 225000đ và được giữ lại 100.000đ.
Đối với diện tích trồng cây mầu, cây công nghiệp, cây vụ đông mức thu với
Bơm điện thẳng: 168.000đ/ha HTX giữ lại 44.000đ/ha
Tự chảy :147.000đ/ha HTX giữ lại 69.000đ/ha
Tát tay:143.000đ/ha HTX giữ lại 48.000đ/ha
Vụ mùa
Đối với lúa:
+Bơm điện thẳng: 575.000đ/ha HTX giữ lại 106.000đ/ha
+Tự chảy :525.000đ/ha HTX giữ lại 131.000đ/ha
+Tát tay:300.000đ/ha HTX giữ lại 79.000đ/ha
Đối với mạ mầu, cây CN
+Bơm điện thẳng: 243.000đ/ha HTX giữ lại 45.000đ/ha
+Tự chảy :223.000đ/ha HTX giữ lại 56.000đ/ha
+Tát tay:132.000đ/ha HTX giữ lại 35.000đ/ha
Đối với diện tích trồng mầu liên tục trong năm thì thu như tiền vụ chiêm và vụ mùa.
Sau khi có chính sách miễn TLP cho nông nghiệp thì nông dân không phải đóng TLP, HTX không phải đi thu TLP mà Nhà nước trả thẳng khoản tiền này cho các đơn vị cung ứng dịch vụ thuỷ lợi. Do đó mức cấp bù thuỷ lợi phí sau khi được miễn bằng đúng mức phải thu như trong các quyết định của tỉnh Hải Dương.
Bảng 4.2: Tình hình thu chi TLP của XNKTCTTL Huyện Tứ Kỳ trước vàsau khi có chính sách miễn TLP cho nông nghiệp
Diễn giải
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
So sánh
SL
CC(%)
SL
CC(%)
SL
CC(%)
07/06
08/07
BQ
Tổng thu
2904,67
100
3042,15
100
255,68
100
104,73
8,40
29,67
Thu từ dịch vụ thuỷ lợi
2734,87
94,15
2834,71
93,18
0
103,65
0,00
0,00
Thu từ hoạt động khác
169,8
5,85
207,44
6,82
255,68
100
122,17
123,25
122,71
Nhận cấp bù từ ngân sách
0
0
3815,85
Tổng chi
3014,08
100
3636,10
100
3815,85
100
120,64
104,94
112,52
Chi phí nguyên liệu
1002,09
33,25
1128,03
31,02
1311,24
34,36
112,57
116,24
114,39
Chi phí nhân công
557
18,48
651,20
17,91
880,72
23,08
116,91
135,25
125,75
Trả tiền điện bơm nước máy của HTX
223,12
7,40
246,19
6,77
230,56
6,04
110,34
93,65
101,65
Sửa chữa thường xuyên công trình
189,6
6,29
186,00
5,12
266,00
6,97
98,10
143,01
118,45
Sửa chữa lớn công trình
478,88
15,89
780,60
21,47
801,40
21,00
163,01
102,66
129,36
Khấu hao cơ bản
31,22
1,04
31,22
0,86
33,22
0,87
100,00
106,41
103,15
Chi thu thuỷ lợi phí
255
8,46
320,60
8,82
0,00
0,00
125,73
0,00
0,00
BHYT-BHXH
174,88
5,80
202,38
5,57
213,64
5,60
115,73
105,56
110,53
Chi quản lý phí
87,2
2,89
63,80
1,75
53,34
1,40
73,17
83,61
78,21
Chi phí dịch vụ khác
15,09
0,50
26,08
0,72
25,73
0,67
172,83
98,66
130,58
Lãi, (Lỗ)
-109,41
-593,95
255,68
Toàn huyện có 01 XNKTCTTL đảm nhận trách nhiệm cung ứng dịch vụ thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân, chính vì vậy mà TLP đóng vai trò là nguồn thu chính của xí nghiệp, các nguồn thu khác là không đáng kể. Cụ thể, năm 2006 tổng thu từ TLP chiếm tới 94,15% tương ứng với 2.734,87 trđ, năm 2007 chiếm 93,18% tương ứng với 2.834,71% trđ. Trong khi đó các khoản chi của XN luôn luôn có sự biến động qua các năm, năm 2006 mặc dù bị lỗ 109,4 trđ nhưng sự chênh lệch giữa tổng chi và tổng thu là không đáng kể. Nhưng tới năm 2007, XN bị lỗ 593,95 trđ gấp hơn 5 lần năm 2006 là do 2 nguyên nhân; Thứ nhất là do có tình trạng người dân không trả tiền thuỷ lợi phí cho xí nghiệp dẫn tới nợ đọng khá nhiều; Thứ hai là do tổng chi tăng lên, mà cụ thể là hầu hết các khoản chi đều tăng, có một số khoản chi tăng mạnh đó là chi phí cho nguyên vật liệu (điện, xăng) tăng cao, năm 2006 là 1002,09 trđ nhưng đến năm 2007 đã tăng lên 1128,03 trđ. Bên cạnh đó do giá cả chi phí cho tiêu dùng tăng cao đòi hỏi mức chi trả tiền lương cho nhân công cũng phải tăng theo cụ thể, năm 2006 chi phí nhân công là 557 trđ, tới năm 2007 là 651,2 trđ. Và qua điều tra thực tế chúng tôi thấy năm 2007 xí nghiệp đã có nhiều khoản đầu tư cho xây dựng, sửa chữa lớn hệ thống kênh mương, số kênh mương được kiên cố hoá ngày một tăng thêm chính vì vậy mà khoản chi phí cũng tăng gần gấp đôi năm 2006.
Nói riêng năm 2008, là năm được miễn TLP nên XNKTCTTL rất phấn khởi vì họ không mất công phải thu tiền TLP của dân như mọi năm, mà chưa có năm nào không có nợ đọng lại được ngân sách nhà nước cấp bù. Chính vì vậy mà xí nghiệp có được nguồn thu để chi trả cho các khoản chi của mình và hoạt động còn có lãi do thu từ một số hoạt động công nghiệp có nghiên cứu sử dụng nước, mà mức thu từ tiền nước từ các hoạt động này lại cao. Cụ thể là năm 2008 xí nghiệp lãi 255,68 trđ. Đây là một tín hiệu đáng mừng để xí nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn.
Bảng 4.3: Tình hình nợ đọng TLP của XNKTCTTL
Chỉ tiêu
Kết quả thu TLP
TLP tồn đọng
Năm 2005
Kế hoạch thu
2458,76
3507,29
Thực thu
2313,44
667,43
Thu đạt (%)
94,09%
19,03%
Năm 2006
Kế hoạch thu
2904,67
2985,18
Thực thu
2655,76
440,66
Thu đạt (%)
91,43%
14,76%
Năm 2007
Kế hoạch thu
3079,72
2793,43
Thực thu
3042,15
0
Thu đạt (%)
98,78%
0%
Bảng 4.3 phản ánh tình hình nợ đọng TLP của huyện Tứ Kỳ qua 3 năm (2005-2007), hầu như năm nào cũng có tình trạng nợ thuỷ lợi phí và tỷ lệ nợ đọng càng tăng trong những năm gần đây. Cụ thể, năm 2005 kế hoạch thu TLP của xí nghiệp là 2458,76 trđ nhưng thực chất kết quả thu chỉ đạt được 94,09%, năm 2006 kết quả thu thuỷ lợi phí của xí nghiệp chỉ đạt 91,43 % và năm 2007 tăng lên 98,78%. Bên cạnh đó con số nợ đọng của những năm trước vẫn còn khá cao, tính cộng dồn tới năm 2005 các HTX trong toàn huyện đã nợ XNKTCTTL 3507,29 trđ và cuối năm cũng đòi nợ được 19,03 % tương đương với 667,43 trđ. Năm 2007 các HTX còn nợ xí nghiệp 2793,43 trđ và số nợ này gần như là xí nghiệp bị mất trắng do năm 2008 đã được miễn TLP vì nông dân được cung cấp nước và xí nghiệp được nhận tiền cấp bù từ phía nhà nước.
4.2.1.2. Thực trạng thu- chi thủy lợi phí trước và sau khi có chính sách miễn thủy lợi phí của HTX dịch vụ nông nghiệp Minh Đức và Tân Kỳ
Bảng 4.4: Tình hình thu chi TLP của HTX dịch vụ nông nghiệp Minh Đức trước và sau khi có chính sách miễn TLP cho nông nghiệp
Diễn giải
Năm 2007
Năm 2008
Vụ chiêm
Vụ mùa
Cả năm
Vụ chiêm
Vụ mùa
Cả năm
Tổng thu
438,8
398,5
837,3
160,3
167,3
327,6
Thu từ dịch vụ thuỷ lợi
438,75
398,53
837,3
0
0
0
Nhận cấp bù từ ngân sách
0
0
0
160,28
167,28
327,6
Tổng chi
459,5
410,1
869,6
160,3
167,3
327,6
Trả công nông giang
44,23
44,23
88,46
44,23
44,23
88,46
Trả công thợ máy
5,4
5,4
10,8
4,99
4,99
9,98
Chi Thuỷ lợi nội đồng
45,58
45,58
91,16
45,58
45,58
91,16
Trạm bơm địa phương
31,08
31,08
62,16
25,64
25,64
51,28
Trả XNKTCTTL
310,27
254,96
565,2
0
0
0
Khơi thông dòng chảy
6,11
12,01
18,12
0
10
10
Chi sửa chữa nhỏ
3,01
3,01
6,02
3
0
3
Trích khấu hao tài sản
2,65
2,65
5,3
2,65
2,65
5,3
Chi phí quản lý
8,63
8,63
17,26
8,63
8,63
17,26
Trả công ban quản lý
2,56
2,56
5,12
25,56
25,56
51,12
Tổng lãi
-20,77
-11,58
-32,35
0
0
0
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, trước khi được miễn TLP, HTX nông nghiệp Minh Đức hoạt động kinh doanh không có lãi, tổng chi năm 2007 là 869,6 trđ, tổng thu từ dịch vụ thuỷ lợi là 837,3 trđ, thu nhỏ hơn chi nên cả năm HTX lỗ tới 32,35 trđ. Qua điều tra thực tế chúng tôi thấy nguyên nhân là do có một bộ phận nông dân tại xã đã không nộp TLP cho HTX đúng theo nguyên tắc HTX làm dịch vụ cho nông dân và họ phải có nghĩa vụ trả tiền. Trong thực tế cho thấy nguồn thu của HTX chủ yếu là thu từ dịch vụ thuỷ lợi còn các nguồn thu khác là không đáng kể, nông dân nợ không trả tiền khiến cho nguồn thu của HTX giảm mạnh. Mà ngoài các khoản chi phải trả cho công nhân, cho duy tu bảo dưỡng công trình thuỷ lợi thì cả năm HTX còn phải chi trả một khoản rất lớn cho XNKTCTTL là 565,2 trđ. Điều này khiến cho HTX hoạt động kinh doanh không hiệu quả thiếu tiền trả lương cho công nhân lại nợ XNKTCTTL. Nhưng tới năm 2008 chính sách miễn TLP của nhà nước ra đời đã tạo điều kiện giúp đỡ người nông dân bớt phải chi một khoản chi phí cho sản xuất cũng đồng thời giúp HTX nông nghiệp Minh Đức tiếp tục phục vụ bà con sản xuất mà không phải lo thu tiền từ phía người dân. Tổng chi cho dịch vụ thuỷ lợi năm 2008 của xã là 327,6 trđ thì nhà nước cấp đủ đúng bằng như vậy và khoản chi trả cho xí nghiệp là 0 trđ do nhà nước đã trả trực tiếp xí nghiệp thay cho HTX.
Bảng 4.5: Tình hình thu chi TLP của HTX dịch vụ nông nghiệp Tân Kỳ trước và sau khi có chính sách miễn TLP cho nông nghiệp
Diễn giải
Năm 2007
Năm 2008
Vụ chiêm
Vụ mùa
Cả năm
Vụ chiêm
Vụ mùa
Cả năm
Tổng thu
210.79
187.62
398.41
69.14
65.56
134.7
Thu từ dịch vụ thuỷ lợi
210.79
187.62
398.41
0
0
0
Nhận cấp bù từ ngân sách
0
0
0
69.14
65.56
134.7
Tổng chi
202.29
191.24
393.53
69.14
65.56
134.7
Trả công nông giang
16.97
16.97
33.94
18.03
17.55
35.58
Trả công thợ máy
2.32
2.32
4.64
2.32
2.32
4.64
Chi Thuỷ lợi nội đồng
19.53
19.53
39.06
19.53
19.53
39.06
Trạm bơm địa phương
13.32
10.22
23.54
13.32
12.22
25.54
Trả XNKTCTTL
133.75
124.96
258.71
0
0
0
Khơi thông dòng chảy
9.17
10.01
19.18
7
7
14
Chi sửa chữa nhỏ
1.29
1.29
2.58
3
1
4
Trích khấu hao tài sản
1.14
1.14
2.28
1.14
1.14
2.28
Chi phí quản lý
3.7
3.7
7.4
3.7
3.7
7.4
Trả công ban quản lý
1.1
1.1
2.2
1.1
1.1
2.2
Tổng lãi
8.5
-3.62
4.88
0
0
0
Khác với HTX dịch vụ nông nghiệp Minh Đức trước khi có chính sách miễn TLP thì HTX dịch vụ nông nghiệp Tân Kỳ lại hoạt động kinh doanh khá hiệu quả, mặc dù vụ mùa HTX có nợ tới 3,62 trđ nhưng vụ chiêm lại có lãi 8,5 trđ nên cả năm HTX vẫn lãi là 4,88 trđ. Nhìn chung trong chi phí trả công nông giang, thợ máy, chi thuỷ lợi nội đồng, chi phí quản lý của HTX tại vụ chiêm và vụ mùa là như nhau bởi những chi phí này gần như là cố định qua mỗi năm. Còn lại các chi phí trả cho trạm bơm địa phương, trả cho XNKTCTTL là biến động qua từng vụ. Thực tế vụ chiêm HTX có lãi là do công tác thu thuỷ lợi phí trong xã được đôn đốc sát sao và gần như là thu được tới 100%. Thêm vào đó, vụ chiêm mưa ít, thời tiết khắc nghiệt cần phải bơm nước nhiều chống rét cho cây. Vụ mùa mưa nhiều nên HTX có nhiệm vụ chống úng cho cây nhiều hơn là bơm tát nước vào ruộng nên chi phí cho vụ mùa cũng thấp hơn vụ chiêm. chi phí cho khơi thông dòng chảy ở vụ chiêm có 9,17 trđ còn vụ mùa là 10,01trđ phải chi nhiều hơn gần 1trđ. Vụ mùa HTX bị lỗ là do chi phí cao mà nông dân nợ HTX nhiều hơn vụ chiêm, chính vì vậy làm cho HTX bị lỗ 3,62 trđ.
Sau khi có chính sách miễn TLP của chính phủ, đáng lễ nông dân rất phấn khởi do không phải nộp tiền TLP nữa còn HTX dịch vụ nông nghiệp Tân Kỳ thì được nhà nước chi trả tất cả những khoản chi cho công tác thuỷ lợi. Nhưng thực chất trước đó HTX hoàn toàn bị động và gập rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý và phục vụ việc tưới tiêu cho bà con vì: Chính sách miễn của chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/01/2008 và ngay tại thời điểm đó nông dân không phải đóng tiền TLP nhưng tiền cấp bù của nhà nước đưa tới được HTX mãi tận cuối tháng 6 năm 2008. Điều này khiến cho HTX bị bối rối không phục vụ nước đủ và kịp thời thì nông dân trách mà làm thì không có kinh phí cho HTX hoạt động, trả lương công nhân, trả tiền điện bơm. Chính vì vậy HTX vẫn thu trước tiền TLP của dân để hoạt động và tới tháng 6 ngân sách trên tỉnh cấp về thì lại hoàn lại tiền cho nông dân. Do đó sau khi được miễn TLP thì HTX phục vụ nông dân bao nhiêu thì nhà nước đứng ra là người trả những khoản chi đó. Và HTX không phải trả XNKTCTTL một khoản chi phí nào vì nhà nước trả trực tiếp tới họ mà không thông qua HTX làm trung gian.
4.2.1.3. Tình hình nợ đọng thủy lợi phí của HTX DV nông nghiệp Minh Đức và Tân Kỳ
Trong quá trình điều tra chúng tôi được biết, mặc dù Tân Kỳ là một xã nhỏ và có diện tích trồng mầu khá lớn hầu hết các hộ nông dân ở đây là trồng mầu quanh năm các loại cây chủ đạo đó là bí xanh, dưa hấu, súp lơ, su hào, bắp cải. Nhưng Tân Kỳ lại là một trong các xã đi đầu về nghiêm chỉnh chấp hành nghĩa vụ nộp TLP, do đó nợ đọng TLP từ phía người dân là không có.
Bên cạnh đó là xã Minh Đức, tính từ giai đoạn 1997-2005 HTX có số nợ đọng TLP của các hộ nông dân với HTX dịch vụ nông nghiệp là bằng 0 đ. Nhưng những năm gần đây tình trạng nợ đọng đã xuất hiện và ngày càng tăng năm 2006 các hộ nông dân nợ HTX là 10,674 trđ, năm 2007 nợ là 18,932 trđ. Để tìm hiểu nguyên nhân nợ đọng TLP của các hộ nông dân với HTX dịch vụ nông nghiệp Minh đức chúng tôi tiến hành phỏng vấn ý kiến phản ánh của cả nông dân và bên quản lý HTX.
Về phía nông dân
Thứ nhất là họ cho rằng mức đóng tiền như vậy là không hợp lý, tiền nước bơm còn tạm chấp nhận nhưng tiền nước tự chảy lại thu như vậy là quá cao nhiều khi nước tự chảy chẳng tới được ruộng nhà mình mà vẫn phải đóng tiền giống như các hộ khác, đó là chưa nói phải mất tiền bơm nước vào ruộng nên họ không đóng.
Thứ hai là do thái độ phục vụ của cán bộ thuỷ nông chưa đúng mực, nước không vào được chân ruộng, nhiều khi dòng chảy bị tắc để nước chảy ra ngoài gây lãng phí nước họ thắc mắc phản ánh nhiều lần mà không rút kinh nghiệm do đó họ cũng không đóng tiền nước cho HTX.
Về phía HTX
Thứ nhất HTX dịch vụ nông nghiệp Minh Đức lại cho rằng do ý thức của người dân quá kém, họ không ý thức được rằng HTX làm dịch vụ cho họ thì họ phải có nghĩa vụ trả tiền cho HTX. Lúc mùa vụ cần nước thì yêu cầu HTX cung cấp nước nhưng tới khi thu tiền thì lại lấy lý do nghèo thiếu tiền nộp và cho nợ tới vụ sau.
Thứ hai là do tính chất của thu TLP là HTX phục vụ nước trước nông dân trả tiền sau nên cứ cuối mỗi vụ mới thu được tiền do đó một số hộ nông dân chây ì không trả thì cũng không ảnh hưởng gì vì HTX đã phục vụ xong.
Thứ ba là thông tin được miễn TLP của chính phủ cũng được bàn từ rất lâu khiến cho một bộ phận nông dân hình thành tư tưởng được miễn rồi thì giữa HTX và nông dân không có ràng buộc nhau về mặt tài chính mà vẫn phải cung cấp đủ nước cho họ nên khoản nợ đọng này có xu hướng trở thành nợ khó đòi và có khả năng phải xoá nợ miễn cưỡng cho nông dân.
4.2.1.4 Ý kiến đánh giá của cán bộ thuỷ nông
Trong quá trình đi điều tra thực tế chúng tôi có tham gia phỏng vấn trực tiếp trao đổi ý kiến của cán bộ thuỷ nông các cấp và các hộ nông dân dưới đây là một vài ý kiến về quá trình thực thi chính sách tại huyện trong thời gian qua.
Ý kiến của xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi tại huyện Tứ Kỳ
Tên người được phỏng vấn: Nguyễn Văn Quát
Chức vụ : Giám đốc XNKTCTTL
Trách nhiệm trong việc quản lý TLP: Quản lý điều hành Thu – Chi TLP
Ý kiến đánh giá:
Trước khi được miễn TLP, mức thu chỉ là phí về sử dụng nước không đủ để xây dựng công trinh.
Sau khi được miễn
Được lòng dân, dân hưởng lợi xí nghiệp không lo thu TLP như trước
Chính sách thể hiện quan điểm của đảng và nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội, tạo điều kiện nâng cao thu nhập và mức sống cho nông dân
Bên cạnh mặt tích cực nó thể hiện hạn chế sau, sản phẩm nước là sản phẩm của tự nhiên nó không đúng với tinh thần “ Không mất tiền mà bảo người khác phục vụ tận tình” không si làm được điều đó.
Nhà nước không thể miễn tất cả các khâu được mà chỉ có thể miễn giảm một phầm mang tính chất hỗ trợ nông dân là chủ yếu
XNKTCTTL có sự thay đổi về tính chất, trước đây là doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng hiện nay trở thành doanh nghiệp công ích dịch vụ xã hội.
Đại diện cho các cấp chính quyền tại địa bàn huyện Tứ Kỳ trưởng phòng NN&PTNT huyện có ý kiến:
Tên người được phỏng vấn: Nguyễn Văn Bột
Chức vụ : Trưởng phòng nông nghiệp huyện Tứ Kỳ
Trách nhiệm trong việc quản lý TLP: Giám sát Thu – Chi, nợ đọng TLP trong địa bàn huyện
Ý kiến đánh giá:
Trước khi được miễn TLP nông dân mất một khoản chi phí lớn cho dịch vụ về nước. Xí nghiệp thuỷ nông và các HTX rất khó khăn trong việc đi thu TLP, nợ đọng mỗi năm lại tăng lên và nhanh chóng trở thành nợ khó đòi.
Sau khi được miễn
Nông dân phấn khởi không phải đóng tiền TLP, XNKTCTTL không phải đi thu như trước mà vẫn có kinh phí cấp từ trên đều đặn.
Đảm bảo an sinh xã hội nông dân tăng thu nhập, giảm bớt khoảng cách giữa nông thôn và thành thị
Giữ lại được phần diện tích đất nông nghiệp để sản xuất vì hiện tại trên địa bàn đang xuất hiện nhiều khu công nghiệp, làm cho môi trường ở nông thôn bị ô nhiễm nặng khó có thể lường trước được
Bên cạnh việc đa số các hộ giảm được phần lớn chi phí trong sản xuất thì cũng có rất nhiều ý kiến phản ánh là nước không tới được chân ruộng, cán bộ thuỷ nông tinh thần trách nhiệm kém gây lãng phí nước. Nước đến không đủ và kịp thờ vụ làm ảnh hưởng rất nhiều tới năng suất cây trồng.
Đại diện cho HTX Minh Đức và Tân Kỳ chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp Minh Đức trả lời phỏng vấn:
Tên người được phỏng vấn: Nguyễn Mạnh Chung
Chức vụ : Chủ nhiệm HTX Minh Đức
Trách nhiệm trong việc quản lý TLP: Quản lý trực tiếp phân công chỉ đạo công tác tưới tiêu nước phục vụ sản xuất
Ý kiến đánh giá:
Trước khi được miễn TLP đi đòi tiền nước của nông dân thật vất vả, có những hộ tới tận nhà đòi 4-5 lần mới được, có những hộ nợ hết vụ này tới vụ khác mà cắt nước của họ thì không nỡ.
Sau khi được miễn ai cũng phấn khởi, chi phí sản xuất được giảm bớt, nông dân tranh thủ tiết kiệm nước khi không phải đóng tiền mà vẫn có nước tội gì không trồng trọt thêm.
Có một số ít hộ ở khu vực đồng cao là chịu thiệt thòi vì nước chẳng bao giờ tới được chân ruộng, hầu hết các hộ phải tự bơm hoặc tát. Các hộ ở đầu nguồn nước thì luôn luôn yên tâm về vấn đề nước vì họ là người được đem đến lợi ích nhiều hơn cả. Một số hộ cuối nguồn thì phải tát thêm vào ruộng
Cán bộ thuỷ nông luôn chú ý canh chừng và coi sóc hệ thống kênh mương đảm bảo đủ nước và kịp thời vụ cho bà con sản xuất
Dưới đây là ý kiến đánh giá của một người đại diện cho các hộ nông dân, có diện tích trồng trọt là 9 sào và có tới 5 sào có chân ruộng cao nước không thể tới được và thường xuyên phải bơm tát thêm mới đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.
Tên người được phỏng vấn: Bùi Văn Hải
Chức vụ : nông dân xã Tân Kỳ
Ý kiến đánh giá:
Trước khi được miễn TLP chúng tôi được cấp nước đầy đủ lắm, thiếu nước là báo cáo ngay. Nhưng chi phí cho thuỷ lợi khá tốn kém vì vậy tổ dịch vụ làm không tốt chúng tôi không trả tiền.
Sau khi được miễn, không phải trả tiền nước nên bớt được chi phí cho sản xuất ai cũng vui mừng. Nhưng có những vụ họ cấp nước quá ít khiến cho hộ cuối nguồn như tôi lại không có nước để sản xuất. Phản ánh lên xã, xã bảo chờ xem xét lại không giải quyết ngay, như vậy lại mất thêm chi phí và công sức bơm tát vào ruộng, ảnh hưởng rất lớn tới năng suất cây trồng, thành ra chính sách của chính phủ chỉ mang lại lợi ích cho các hộ gần nguồn nước mà thôi.
4.2.2. Đối với các hộ nông dân
4.2.2.1. Tình hình tưới và tiêu nước của các hộ sản xuất qua các mùa vụ trong năm
Bảng 4.7:
Chỉ tiêu
ĐVT
Nhóm hộ 1 (<=5sào)
Nhóm hộ 2
Nhóm hộ 3
(5>A<8 sào)
(>= 8 sào)
Số hộ
Hộ
n=17
n=30
n=13
Diện tích gieo trồng
Sào
Vụ
Vụ Mùa
Vụ Đông
Vụ chiêm
Vụ Mùa
Vụ Đông
Vụ chiêm
Vụ Mùa
Vụ Đông
chiêm
6
5
2.6
8.3
7.2
5
10
8,7
6
Đất lúa
Sào
4
3
0
6.4
4.5
0
8.1
5.2
0
Đất lúa xen mầu
Sào
1
0
0
1
0
0
2
0
0
Đất chuyên mầu
Sào
1
2
2.6
0.9
2.7
5
0
3.5
6
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ nông dân)
Trong số 30 hộ điều tra phỏng vấn, chúng tôi phân chia thành 3 nhóm hộ chủ yếu dựa trên tổng số diện tích các hộ canh tác. Nhóm hộ 1 gồm có 17 hộ với diện tích canh tác nhỏ hơn 5 sào, nhóm hộ 2 gồm có 30 hộ với diện tích canh tác nằm trong khoảng 5 sào tới 8 sào, 13 hộ còn lại thuộc nhóm hộ 3 có diện tích canh tác từ 8 sào trở lên. Qua tìm hiểu điều tra thực tế cho thấy, trước khi có chính sách miễn TLP các hộ có diện tích gieo trồng lớn đa phần là các hộ có số nhân khẩu nhiều hơn các hộ có diện tích gieo trồng nhỏ và mức độ thâm canh tăng vụ trên diện tích canh tác cũng lớn hơn. Nhưng sau khi có chính sách miễn TLP của chính phủ thì thâm canh tăng vụ không chỉ nằm trong con số ít ỏi của 13 hộ có diện tích canh tác lớn, mà hầu hết các hộ đều có một phản ứng chung đó là trước đây khi sử dụng thì phải trả tiền nước cho các HTX thì mới canh tác được, rau mầu là cây cần nhiều nước muốn trồng tăng vụ thì phải tốn thêm một khoản chi phí khá cao nhưng hiện nay tiền nước không phải mất tâm lý chung của nông dân là “không mất gì tội gì không làm” nên đa phần diện tích gieo trồng ở mỗi vụ đều được tăng thêm, có thể trồng xen một số loại cây mầu ngắn ngày cho năng suất cao chứ không trồng độc canh cây lúa như trước đây, cụ thể; Nhóm hộ 1, thay vì trồng 5 sào toàn lúa như trước đây các hộ nông dân đã có thêm những diện tích trồng xen và chuyên mầu cho năng suất cao, ở vụ chiêm đã tăng thêm 1 sào trồng xen lúa và mầu. Vụ mùa diện tích lúa được giảm bớt diện tích chuyên mầu tăng 2 sào, đặc biệt ở vụ đông trước đây gần như để phơi ải và không gieo trồng do thiếu nước và chi phí về tưới cho cây trồng quá tốn kém lại vất vả nhưng hiện nay đã có tới 2.6 sào được gieo trồng. Cũng giống như nhóm hộ 1, nhóm hộ 2 có diện tích gieo trồng vụ đông khá lớn trung bình có 5 sào trồng mầu, nhóm hộ 3 có 6 sào trồng mầu và ở các vụ khác diện tích lúa giảm hẳn thay vào đó là diện tích chuyên mầu như bí xanh, dưa hấu là 3.5 sào ở nhóm hộ 3.
4.2.2.2. Tình hình tưới và tiêu nước của các hộ sản xuất tại những vùng khác nhau trên cùng một địa bàn
Bảng 4.8:
ĐVT: 1000đ VND
Chỉ tiêu
Trước khi có chính sách
Sau khi có chính sách
So sánh (%)
Ruộng đầu nguồn
Ruộng cuối nguồn
Ruộng đầu nguồn
Ruộng cuối nguồn
Đầu nguồn
Cuối nguồn
Tiền thuỷ lợi phí
22.5
19.7
0
0
-
Tiền điện
0
0
0
0
-
Tiền máy bơm dầu
0
35
0
41
117.14
Khấu hao máy bơm
0
5
0
5
Tổng
22.5
59.7
0
45
0
75.38
Như chúng ta đã biết diện tích đất trồng trọt ở tất cả các địa phương trong cả nước hầu hết là không bằng phẳng, đất đai ở huyện Tứ Kỳ cũng không là ngoại lệ, có những vùng quá trũng thì gây ra tình trạng úng ngập, những chỗ quá cao thì khô hạn và thiếu nước thường xuyên vì vậy có ảnh hưởng rất lớn tới năng suất cây trồng. Trong thực tế do có những vị trí chân ruộng quá cao hoặc quá thấp ảnh hưởng tới việc tưới tiêu và để đảm bảo sự công bằng cho tất cả người dân những vị trí chân ruộng đó đã được chia đều tới tất cả các hộ. Nhưng ruộng đất đã được chia từ rất lâu mà các trạm bơm tưới tiêu thì những năm gần đây mới được xây dựng. Trước đây khi chưa được miễn TLP nông dân trả tiền nước như nhau thì không có ý kiến gì. Chính sách miễn TLP của nhà nước với mục đích là ai cũng được hưởng lợi như nhau, nhưng thực tế đang diễn ra tại huyện Tứ Kỳ lại hoàn toàn khác. Bảng số liệu 4.7 cho ta thấy sau khi miễn TLP các đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất là các hộ có mảnh ruộng đầu nguồn tức là gần nguồn nước nhất. Họ vừa không phải đóng tiền TLP mà vẫn được cung cấp nước đầy đủ quanh năm. Còn các hộ ở cuối nguồn nước thì luôn thiếu nước và không kịp thời vụ, khiến cho chi phí mặc dù có giảm hơn so với trước khi được miễn TLP nhưng vẫn còn cao, điều này dẫn tới sự bất công bằng trong nhóm các đối tượng được hưởng lợi từ chính sách, cụ thể:
Trước khi có chính sách miễn TLP:
Các hộ ở đầu nguồn nước chỉ phải trả chi phí cho thuỷ lợi trung bình 1 sào là 22.500đ, các hộ cuối nguồn phải trả 19.700đ, cộng thêm tiền nước tự bơm, tát vào ruộng nhà mình trung bình mỗi sào ruộng cao là 40.000đ kể cả tiền khấu hao máy bơm nước. Nên tổng chi phí cho thuỷ lợi của các hộ đầu nguồn trung bình tính cho 1 sào là 22.500đ, các hộ cuối nguồn có tổng chi phí cho thuỷ lợi là 59.700đ.
Sau khi có chính sách miễn TLP:
Các hộ đầu nguồn không phải trả một đồng nào cho chi phí về nước tất nhiên rất phấn khởi và không có ý kiến gì. Mà sự bất công bằng lại rơi về phía những hộ cuối nguôn. Được miễn tiền nước và nước chỉ được bơm theo lịch nên đã gây ra tình trạng đầu kênh úng ngập cuối kênh khô hạn, các ruộng đầu nguồn nước tràn trề và khi chảy về tới các ruộng ở cuối kênh thì nước vừa hết. Họ được miễn tiền nước trên thực tế nhưng lại phải bỏ tiền nhiều hơn để bơm nước từ xa vào ruộng nhà mình trung bình mỗi sào phải bơm thêm 41.000đ và 5000 tiền khấu hao máy cho máy bơm. Do đó, sau khi được miễn TLP, các ruộng đầu nguồn có chi phí về thuỷ lợi là 0đ, còn các hộ cuối nguồn phải chi phí thêm cho thuỷ lợi là 41.000đ tức là vẫn phải trả tới 75.38% tiền nước và mới chỉ được miễn 24.62%, trong khi đó mục đích của chính sách là miễn hoàn toàn. Như vậy chính sách miễn TLP của nhà nước đã gây ra sự mất công bằng giữa các đối tượng được hưởng lợi.
4.2.2.3. Tình hình sản xuất của các hộ trồng mầu
Trong quá trình tìm hiểu chúng tôi nhận thấy chính sách miễn TLP của chính phủ đã mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân và phần lớn trên những diện tích trồng lúa được hưởng lợi nhiều hơn cả. Nhưng mặt khác chính sách lại làm giảm việc đa dạng hoá cây trồng, làm giảm thâm canh tăng vụ của các hộ trồng mầu, trái ngược với mục tiêu làm tăng diện tích được tưới của chính sách. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu những dẫn chứng cụ thể dưới đây. Các cây trồng đại diện đó là khoai tây, cà chua và súp lơ, vì đây là loại cây được nhân dân trồng mầu nhiều nhất trên địa bàn 2 xã được điều tra. Chúng tôi tiến hành tổng hợp với 2 nhóm hộ đầu nguồn và cuối nguồn nước, dựa trên chi phí sản xuất cho từng loại cây để đánh giá chi phí của từng loại cây trên cơ sở đó chỉ ra mức độ ảnh hưởng của chính sách tới các hộ trồng mầu trên địa bàn 2 xã điều tra. Dưới đây chỉ là những chi phí bắt buộc phải chi bằng tiền còn những chi phí về phân chuồng là tự có ở mỗi hộ do họ tận dụng được từ chăn nuôi, công lao động cũng không thuê, hộ xác định lấy công làm lãi.
Diễn giải
ĐVT
Khoai Tây
Cà Chua
Súp Lơ
Đầu nguồn
Cuối nguồn
Đầu nguồn
Cuối nguồn
Đầu nguồn
Cuối nguồn
Năng suất
kg
350
320
1000
920
1400
1300
Trước khi miễn TLP
Tổng chi gồm TLP
đồng
555.700
563.800
1297.000
1323.000
525.000
546.000
Chi cho thuỷ lợi
đồng
25.700
30.800
67.000
74.000
45.000
57.000
Sau khi miễn TLP
Tổng chi gồm TLP
đồng
530.000
560.500
1230.000
1304.000
480.000
527.000
Chi cho thuỷ lợi
đồng
0
33.500
0
93.000
0
66.000
Bảng số liệu trên cho ta thấy, đối với mỗi loại cây trồng khác nhau và vị trí chân ruộng ở gần nguồn nước hay xa nguồn nước thì chi phí về thuỷ lợi của các hộ nông dân là khác nhau. Cụ thể, tại địa bàn 2 xã điều tra thì khoai tây, cà chua và súp lơ là các loại cây phổ biến vào mỗi vụ đông và thường cho năng suất khá cao.Đối với hộ đầu nguồn trung bình 1 sào khoai tây cho 350kg củ, các hộ ở cuối nguồn nước được năng suất là 320 kg/sào thấp hơn hộ đầu nguồn là 30 kg/sào. Với cây trồng là cà chua thì các hộ đầu nguồn đạt được năng suất là 1tấn, các hộ cuối nguồn đạt được năng suất 920 kg/ sào. Với cây trồng là súp lơ, năng suất các hộ đầu nguồn đạt được là 1400 cây, hộ cuối nguồn là 1300 cây. Khi tìm hiểu nguyên nhân thì chúng tôi được biết là do nguồn nước của các hộ ở cuối nguồn tới bập bõm và chảy rất chậm nên cây thiếu nước và khả năng chống rét kém, sinh trưởng và ra củ, quả chậm, còn các hộ đầu nguồn mỗi khi bơm nước tranh thủ tháo hết nước vào ruộng nhà mình, nước ngập chân ruộng mà các ruộng cuối nguồn vẫn chưa chảy tới. Thêm vào đó là chi phí cho thuỷ lợi ở các ruộng cuối nguồn kể cả trước khi miễn thuỷ lợi phí đều cao hơn các hộ đầu nguồn. Nhưng sau khi miễn TLP thì chi phí của tất cả các hộ ở cuối nguồn trồng mầu đều tăng lên. Chi phí cho khoai tây tăng lên 2.700đ/sào, chi phí cho cà chua tăng lên 19.000đ/sào, cho súp lơ là 9.000đ/sào. Chi phí trong sản xuất tăng lên nhưng giá thành lại hạ xuống năm 2008 vừa qua giá rau quả giảm mạnh, với khoai trước khi miễn có giá 4000/kg, sau khi miễn giảm xuống còn 3.500đ/kg, với cà chua giảm từ 10.000đ/kg xuống còn 5000-7000đ/kg, với súp lơ giảm từ 2.500đ/cây xuống còn 1.500đ/cây. Như vậy sau khi được miễn TLP, chi phí của các hộ trồng mầu tăng lên và giá thành đơn vị sản phẩm giảm xuống, làm giảm thu nhập của người nông dân, do đó sẽ không khuyến khích đa dạng hoá cây trồng tận dụng nguồn nước trong sản xuất.
4.4. Đánh giá chung về chính sách miễn thuỷ lợi phí qua quá trình thực hiện tại huyện Tứ Kỳ
Đối với các hộ nông dân
Thuận lợi
Chính sách miễn TLP ra đời đáp ứng được sự mong mỏi chờ đợi của hầu hết nhân dân trong huyện. Mang lại lợi ích thiết thực cho người nông dân, đặc biệt là những người trồng lúa mà nhân dân trong huyện nhà nào cũng trồng chủ yếu 2 vụ lúa/ năm. Giảm bớt được chi phí đầu vào trong quá trình sản xuất khi mà chi phí đầu vào của hầu hết các loại phân bón, giống, thuốc BVTV đều tăng, thêm vào đó là cạnh tranh với hàng hoá nông sản nước ngoài.
Góp phần tạo công ăn việc làm cho người nông dân khi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, giảm thiểu nguy cơ giảm dần diện tích đất nông nghiệp nhường chỗ cho các khu công nghiệp là tiền đề giúp các hộ nông dân nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Tránh sự di dân từ nông thôn ra thành thị tìm kiếm việc làm gây mất trật tự xã hội kéo theo nhiều tệ nạn khác xảy ra.
Khó khăn
Được miễn TLP khiến cho nông dân và các đơn vị cung ứng dịch vụ thuỷ lợi không có mối quan hệ ràng buộc về mặt tài chính. Các đơn vị cung ứng dịch vụ thuỷ lợi đang là đơn vị sản xuất kinh doanh nay trở thành dịch vụ hoạt động công ích, điều này khiến cho ý thức trong trách nhiệm quản lý nguồn nước kém, cung cấp nước mà không quan tâm tới hiệu quả công việc. Nước tới ruộng thiếu và không kịp thời. Các hộ nông dân khi cần nước thì không có khiến cho việc lấy nước rất khó khăn. Khu vực đầu nguồn thì tràn trề nước, cuối nguồn khô cạn gây mất công bằng và lãng phí nguồn nước.
- Đối với các HTX trong huyện Tứ Kỳ
Thuận lợi
Không phải lo thu thuỷ lợi phí như trước, do đó cũng không mất thêm khoản chi phí cho bộ phận nhân công đi thu tiền của dân, không có tình trạng nợ đọng xảy ra mà mỗi vụ vẫn có ngân sách cấp về.
Khó khăn
Ngân sách của tỉnh cấp về chậm sẽ gây khó khăn cho HTX trong việc cung cấp nước tưới cho bà con nông dân. Hiện nay HTX không còn kinh doanh dịch vụ về nước như trước nữa đòi hỏi HTX phải có hướng điều chỉnh mới. Phải tìm cách phục vụ bà con nông dân theo hướng khác đây là một thách thức đặt ra cho các HTX. Hướng kinh doanh mới mà phục vụ dân tốt dân sẽ khen, không tốt dân lại mắng lại kiện cáo. Do đó các HTX muốn hoạt động kinh doanh hiệu quả, muốn tồn tại được thì phải linh động và cần phải có sự hỗ trợ của chính quyền các cấp và nhà nước.
4.4. Đưa ra một số đề xuất và giải pháp để khắc phục khó khăn và hoàn thiện quá trình thực thi chính sách miễnTLP cho nông nghiệp
Để khắc phục những khó khăn trong quá trình thực thi chính sách miễn thuỷ lợi phí mà HTX, hộ nông dân gặp phải chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:
Đối với HTX
Thứ nhất, Chính sách miễn TLP cho nông nghiệp là phải tiến tới tăng diện tích đất nông nghiệp được tưới tiêu, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm của cán bộ HTX phải được nâng lên một bước, để phục vụ dân tốt hơn thì trách nhiệm phải nặng nề hơn, phải theo dõi sát sao hệ thống kênh mương, đoạn nào bị hư hỏng có vấn đề phải nhanh chóng báo cáo lại và phối hợp với các hộ nông dân cùng làm. Khi bơm xong nước không phải là hết nhiệm vụ mà còn phải kiểm tra dòng chảy có bị ách tác không? Nguồn nước có đúng là chảy đúng hướng không hay lại bị tràn kênh gây thất thoát nước.
Thứ hai, Phải đảm bảo nước được chảy từ đầu kênh tới cuối kênh bằng cách đóng hết các cống kênh mương nhỏ lại cho nước chảy hết hệ thống kênh mương chính sau đó mở các kênh nhỏ kênh nhánh như vậy sẽ đảm bảo hầu hết các hộ đều được dẫn nước tới chân ruộng.
Thứ ba, HTX cần phải tuyên truyền giải thích rõ cho nông dân về chính sách miễn TLP của nhà nước. Miễn TLP cho nông dân không đồng nghĩa với việc miễn hết tất cả không phải đóng một khoản nào, đó là quan điểm sai lầm nghiêm trọng. Các hộ nông dân vẫn phải đóng phí thuỷ lợi nội đồng, những đoạn kênh mương nhỏ bị hư hỏng vẫn phải tổ chức đóng góp xây dựng tránh hiểu nhầm của người dân trong việc ỉ lại vào sự bao cấp của nhà nước để người dân có ý thức hơn trong việc dọn dẹp mương máng dẫn nước đến ruộng tránh thất thoát nước.
Thứ tư, HTX cần phối hợp với UBND trong việc thu nợ TLP bằng cách yêu cầu các hộ chi trả số nợ đọng thủy lợi phí, nếu các hộ không chi trả thì khi nào có bất cứ một khoản nào mà các hộ góp công sức như đào vét hệ thống kênh đất dẫn tới ruộng nhà mình thì HTX có quyền trừ nợ và không phải trả cho những hộ còn nợ.
Thứ năm, để duy trì hoạt động của tổ thuỷ nông và đảm bảo chất lượng tưới tiêu cho sản xuất như trước thì HTX cần họp thông báo với nhân dân về tình hình thu chi khó khăn, qua đó xin ý kiến dân về việc đóng góp thêm. Hoặc bằng cách giao, khoán các công trình nhỏ, các trạm bơm nhỏ cho từng nhóm hộ dân tự quản lý hướng dẫn họ cách vận hành sử dụng, không những việc làm hiệu quả mà còn tạo công ăn việc làm cho chính bản thân, lại không mất thêm bất kỳ khoản đóng góp nào.
Thứ sáu, HTX có nhiệm vụ hỗ trợ nhân lực cũng như mặt tài chính cho các hộ nông dân để họ tự biết cách duy tu bảo dưỡng công trình, phân phối nước hiệu quả. Về mặt dịch vụ sửa chữa phải có ngay lực lượng để sửa chữa và khắc phục kịp thời có như vậy người dân mới bớt được nỗi khổ vì trông chờ nước.
Đối với các hộ nông dân:
Thứ nhất, các hộ nông dân cần chủ động đề nghị với HTX giao các trạm bơm nhỏ cho một nhóm hộ họ tự quản lý, như vậy họ sẽ phải hạch toán chi phí nguồn nước chắc chắn sẽ được đảm bảo dẫn tới ruộng các hộ khi họ tự phục vụ cho chính mình. Cuối vụ tổng hợp tiền điện bơm tát, tiền trả sửa chữa thường xuyên, tiến khấu hao, toàn bộ số tiền được chia đều cho các hộ. Nhưng phải nằm dưới sự giám sát của HTX.
Thứ hai, các hộ nông dân cần phối hợp với bộ phận nông giang luôn luôn rà soát kiểm tra dòng chảy, cần có ý thức cộng đồng trong việc sử dụng nước trong khi ruộng nhà mình thừa nước mà ruộng cuối nguồn bập bõm thiếu nước. Phải có ý thức hơn trong việc thu dọn rác thải đồng ruộng, chủ động trong việc dọn dẹp mương máng để dẫn nước vào ruộng. Các thôn cần nghiêm khắc với tình trạng xả nước bừa bãi phạt hành chính thật nặng với hành vi làm tắc kênh mương, dòng chảy, phạt 50.000đ đối với 1lần vi phạm. Phải phân công trách nhiệm và công việc cụ thể rõ ràng cho từng người, trong việc dọn dẹp, tu sửa mương máng, ai không làm tốt công việc thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, có như vậy mới hạn chế được tình trạng thất thoát, lãng phí nước.
Thứ ba, mỗi hộ, hoặc một nhóm hộ cần chủ động trong việc tưới tiêu của mình bằng cách yêu cầu UBND huyện, xã hỗ trợ một phần để mỗi khu vực chân ruộng cao có một giếng khoan đảm bảo nước cho sản xuất khi mà việc lấy nước từ dịch vụ thuỷ lợi quá khó khăn. Nếu không có thể sẽ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng mà lại đảm bảo công bằng giữa các hộ trong việc sử dụng nước.
PHẦN VKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua quá trình thực hiện miễn TLP tại huyện Tứ kỳ chúng tôi nhận thấy Chính sách thuỷ lợi phí đã bước đầu đi vào cuộc sống của người dân. Chính sách ra đời mặc dù vẫn còn một số ý kiến không đồng tình nhưng hầu hết người dân đón nhận với sự phấn khởi vui mừng vì từ nay không phải đóng TLP giảm bớt được một phần chi phí trong sản xuất. Thực tế cho thấy chính sách đã có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của HTX cũng như hoạt động sản xuất của người dân, dưới đây là một số kết luận được rút ra trong quá trình thực thi chính sách tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
Một là, do được miễn từ ngày 01/01/2008 nhưng mãi tới tháng 6 năm 2008 HTX mới nhận được tiền cấp bù, làm cho HTX hết sức khó khăn trong quá trình hoạt động vì không có kinh phí hoạt động. Dân phải ứng trước số tiền TLP cho HTX vì vậy rất mất thời gian cho việc trả lại tiền cho người dân. Đó là chưa kể tới tình trạng một số người không hiểu lại cho rằng được miễn từ đầu năm mà tới tận thời điểm này vẫn bị thu TLP.
Hai là, Miễn TLP giúp cho các HTX không mất thời gian đi thu tiền tinh giảm nguồn nhân lực bớt cồng kềnh lại không có tình trạng nợ đọng xảy ra. Giúp cho những HTX trước đây kinh doanh không hiệu quả thì nay được cấp bù hết và vẫn được hưởng 95.000đ/ha diện tích được tưới.
Bên cạnh đó những HTX kinh doanh hiệu quả thì số tiền này chỉ đủ để HTX chi trả những khoản để quản lý, duy trì cho HTX hoạt động. Nếu có thêm chi phí khác thì rất khó khăn mà đợi bao cấp ở trên thì thời gian bị kéo dài ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình sản xuất của nông dân như: Hệ thống kênh mương bị ùn tắc, bị vỡ mà HTX không có kinh phí để tu sửa đã làm cho nước bị thất thoát nhiều, nước không chảy được tới khắp các chân ruộng.
Ba là, chính sách miễn thuỷ lợi phí làm cho các hộ nông dân còn nợ tiền HTX càng ỷ lại không trả và có nguy cơ trở thành nợ khó đòi và miễn cường xoá nợ cho họ.
Bốn là, chính sách miễn thuỷ lợi phí đã mang lại lợi ích cho phần lớn các hộ nông dân đặc biệt là các hộ gần nguồn nước. Nó giúp các hộ trồng lúa giảm bớt chi phí sản xuất để có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Nhưng lại làm tăng chi phí cho các hộ trồng rau mầu và ảnh hưởng trực tiếp tới việc đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, làm mất công bằng giữa các hộ đầu nguồn nước và cuối nguồn nước.
Năm là, thủy lợi phí là sợi dây ràng buộc giữa người nông dân và xí nghiệp thủy nông, xí nghiệp thủy nông với các HTX. Khi miễn hoàn toàn thủy lợi phí, người nông dân không phải đóng tiền, xí nghiệp thủy nông không thu tiền, hai bên không có ràng buộc về vật chất, nên tiếng nói của người nông dân với xí nghiệp thủy nông không có trọng lượng. Trách nhiệm của cán bộ thuỷ nông không cao trong việc chú ý bơm nước đủ và đúng thời điểm, như vậy nhà nước đầu tư nhiều mà nông dân nhận được chăng bao nhiêu.Tình trạng trên dễ dẫn tới hiện tượng tham ô, bớt xén định mức ở nhiều cán bộ thuỷ nông.
5.2. Kiến nghị
Đối với chính phủ: Đề nghị cần có những điều chỉnh về chính sách nhằm đảm bảo công bằng giữa các hộ nông dân.Đề nghị đẩy mạnh phân cấp quản lý hệ thống kênh mương, giao các công trình thuỷ lợi nhỏ cho người dân, tổ hợp tác dùng nước để tăng cường công tác duy tu bảo dưỡng vận hành hiệu quả.
Đối với UBND tỉnh Hải Dương: Đề nghị cấp đúng, đủ và kịp thời nguồn kinh phí hỗ trợ để các đơn vị cung ứng dịch vụ thuỷ lợi làm tốt công việc của mình. Đồng thời phải có những đợt kiểm tra thực tế đột xuất tại các cơ sở, xem xét các tổ chức cung ứng dịch vụ thuỷ lợi có làm đúng với tinh thần và trách nhiệm của mình chưa? Tránh tình trạng thông đồng bao che cho nhau giảm bớt định mức mà cấp trên đã giao cho.
Đối với UBND xã: Cán bộ trong xã cần phải phối hợp với các hộ nông dân trong việc quản lý và sử dụng tiết kiệm nguồn nước, tránh tình trạng lãng phí nước đầu kênh úng ngập cuối kênh khô hạn. UBND các xã phối hợp với các HTX tiếp tục thu phần nợ đọng còn lại.
Đối với công ty khai thác công trình thuỷ nông: Phải đảm đúng tinh thần trách nhiệm của mình bưom đúng và đủ theo định mức được giao, đảm bảo kịp thời và nhanh chóng. Tránh tình trạng lơ là hình thành tư tưởng ỷ lại, thiếu trách nhiệm làm hết việc là thôi không quan tâm tới hiệu quả công việc.
Đối với HTX: Cần phải nâng cao tinh thần trách nhiệm làm việc của cán bộ HTX. Mở các lớp tập huấn cho người dân để họ biết cách duy tu bảo dưỡng công trình, biết cách phân phối nước, nạo vét kênh mương. Phải phối hợp với xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi trong việc cung cấp nước tưới đủ và kịp thời cho nông dân.
Đối với người dân: Cần nâng cao ý thức trong việc dọn dẹp mương máng, tránh ách tác dòng chảy gây lãng phí nước, xả rác đúng nơi quy định tránh ô nhiễm nguồn nước.
MôC LôC
3.1.3. Cơ cấu kinh tế chung của huyện Tứ Kỳ 32
3.2. Phương pháp nghiên cứu 35
3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 35
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 35
3.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp 35
3.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp 36
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 38
3.2.3.1. Xây dựng khung phân tích 38
3.2.3.2. Phương pháp phân tích so sánh 40
3.2.3.3. Phương pháp thống kê mô tả 40
3.2.4. Phương pháp đánh giá so sánh trước sau 40
3.2.5. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo 40
Phần IV Kết quả nghiên cứu và thảo luận 42
4.1. Tìm hiểu thực trạng công tác thủy lợi tại huyện Tứ Kỳ 42
4.1.2 Thực trạng miễn thủy lợi phí tại tỉnh Hải Dương 43
4.2. Thực trạng thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí tại huyện Tứ Kỳ 44
4.2.1. Đối với Xí nghiệp KTCTTL Huyện Tứ Kỳ 44
4.2.1.1. Tình hình thu chi TLP trước và sau khi có chính sách miễn TLP cho nông nghiệp 44
4.2.1.2. Thực trạng thu- chi thủy lợi phí trước và sau khi có chính sách miễn thủy lợi phí của HTX dịch vụ nông nghiệp Minh Đức và Tân Kỳ 51
4.2.1.3. Tình hình nợ đọng thủy lợi phí của HTX DV nông nghiệp Minh Đức và Tân Kỳ 55
4.2.1.4 Ý kiến đánh giá của cán bộ thuỷ nông 56
4.2.2. Đối với các hộ nông dân 60
4.2.2.1. Tình hình tưới và tiêu nước của các hộ sản xuất qua các mùa vụ trong năm 60
4.2.2.2. Tình hình tưới và tiêu nước của các hộ sản xuất tại những vùng khác nhau trên cùng một địa bàn 63
4.2.2.3. Tình hình sản xuất của các hộ trồng mầu 65
4.4. Đánh giá chung về chính sách miễn thuỷ lợi phí qua quá trình thực hiện tại huyện Tứ Kỳ 67
4.4. Đưa ra một số đề xuất và giải pháp để khắc phục khó khăn và hoàn thiện quá trình thực thi chính sách miễnTLP cho nông nghiệp 68
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
5.1. Kết luận 71
5.2. Kiến nghị 72
danh môc b¶ng
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Tứ Kỳ trong 3 năm (2006-2008) 26
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của huyện Tứ Kỳ trong 3 năm (2006-2008) 28
Bảng 3.3: Cơ cấu kinh tế của huyện Tứ Kỳ giai đoạn (2006-2008) 34
Bảng 3.4: Khung phân tích 39
Bảng 4.1: Mức thu TLP trước và sau khi có chính sách miễn TLP cho nông nghiệp 45
Bảng 4.2: Tình hình thu chi TLP của XNKTCTTL Huyện Tứ Kỳ trước và sau khi có chính sách miễn TLP cho nông nghiệp 49
Bảng 4.3: Tình hình nợ đọng TLP của XNKTCTTL 51
Bảng 4.4: Tình hình thu chi TLP của HTX dịch vụ nông nghiệp Minh Đức trước và sau khi có chính sách miễn TLP cho nông nghiệp 52
Bảng 4.7: 61
Bảng 4.8: 63
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 40. TUYEN.doc