1. Thiết bị hoạt hóa điện hóa ECAWA kiểu Stel do Trung tâm PTCNC thiết kế chế tạo trên cơ sở buồng phản ứng điện hóa FEM-3 nhập từ Tổ hợp KH-SX “EKRAN” của LB Nga đã được đưa vào sử dụng với hiệu quả cao cho mục đích nghiên cứu khảo nghiệm khử trùng tại trang trại nuôi lơn Hoàng Liễn.
2. Các kết quả nghiên cứu phòng thí nghiệm thu được về hiệu lực xử lý môi trường trong chăn nuôi lợn đã cho phép rút ra một số kết luận cơ bản như sau:
2.1. Kết quả nghiên cứu về độc tính trường diễn và cấp tính đã khẳng định dung dịch HHĐH Anôlít điều chế trên thiết bị ECAWA là một chất khử trùng không có biểu hiện độc tính ngay cả trong trường hợp chuột thí nghiệm phải nhận một lượng đáng kể dung dịch Anôlít nguyên chất.
2.2. Tác động của Anôlít lên các đối tượng vi sinh vật môi trường và vi khuẩn gây bệnh đã được khảo sát trên 9 loài bao gồm vi khuẩn, nấm và bào tử. Kết quả cho thấy Anôlít có khả năng làm giảm mật độ của hầu hết các loài vi khuẩn xuống 12 bậc sau 15 phút tiếp xúc.
3. Từ những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu khảo nghiệm xác định hiệu quả xử lý môi trường trong chăn nuôi lợn có thể đưa ra một số kết luận sau đây:
3.1. Việc khảo sát quá trình xử lý môi trường không khí chuồng nuôi bằng cách phun Anôlít đã được thực hiện đối với 3 trường hợp: Tại chuồng nuôi lợn nái, tại chuồng nuôi lợn con và tại chuồng nuôi lợn thịt. Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy khử trùng không khí chuồng nuôi bằng cách phun Anôlít có thể làm giảm trên 50% các chỉ tiêu nghiên cứu như: Tổng vi khuẩn hiếu khí, nấm, H2S, NH3.
3.2. Xử lý Vi sinh trên bề mặt máng ăn bằng cách phun dung dịch Anônít với nồng độ 250mg/l clo hoạt tính có thể làm giảm mật độ Tổng vi khuẩn hiếu khí; Tổng nấm, E.coli; Coliform sau xử lý giảm tương ứng 24 bậc; 23 bậc; 13 bậc; 23 bậc so với trước xử lý. Đặc biệt, chỉ tiêu E.coli ở khu lợn nái bị diệt hoàn toàn.
73 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2071 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu ứng dụng dung dịch hoạt hóa điện hóa trong xử lý môi trường chăn nuôi lợn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệm
8
Băng keo
Bao kín thùng cách nhiệt bảo quản mẫu
9
Bút viết mực chịu nước
Ghi các thông tin nhận diện mẫu
10
Bật lửa, đèn cồn, pipét, đầu col, panh
Lấy mẫu bề mặt
11
đồng hồ bấm giờ
Lấy mẫu không khí
Ghi chú: (1) Dịch pha loãng: nước muối pepton (saline pepton water)(10ml).
III.2.3 Thực hiện lấy mẫu:
III.2.3.1 Mẫu nước
Dùng đèn cồn đốt nhẹ xung quanh miệng vòi nước để khử trùng.
Mở van cho nước chảy khoảng 1 phút.
Dùng bình xịt cồn khử trùng tay và dùng đèn cồn đốt nhẹ xung quang miệng bình thuỷ tinh chứa mẫu.
Mở nắp bình hứng nước từ vòi đến 2/3 thể tích bình chứa. Chú ý không để nước chảy tràn ra miệng bình.
Vặn kín nắp bình.
Cho bình đã lấy mẫu vào túi PE vô trùng (sau khi đã dùng cồn khử trùng bình đựng mẫu). Ghi tên vị trí vòi vào thẻ nhận diện mẫu và cho thẻ vào túi chung với bình chứa mẫu. Buộc kín miệng túi bằng dây thun hoặc bằng kim bấm.
Đối với nước thải, dùng chai vô trùng nhúng ngập xâu trong xô từ 5 – 10cm so với mặt nước..
III.2.3.2 Lấy mẫu bề mặt máng ăn.
Dùng cồn khử trùng tay.
Đặt miếng gạc vô trùng diện tích 3cm x 3cm lên bề mặt máng ăn.
Dùng Micropipet hút 0,5 – 1 ml dịch pepton nhỏ đều lên bề mặt miếng gạc.
Sau khoảng 1 phút dùng kẹp vô trùng gắp miếng gạc vào ống nghiệm (thao tác gần ngọn lửa đèn cồn) và vặn chặt nắp ống nghiệm. Chú ý không để miếng gạc chạm vào miệng ống nghiệm.
Cho ống nghiệm chứa mẫu đã lấy mẫu vào một túi PE vô trùng. Ghi các thông tin về vị trí lấy mẫu vào thẻ nhận diện. Cho thẻ vào túi chung với ống mẫu. Buộc kín miệng túi bằng dây thun hoặc băng kim bấm.
Cho túi mẫu vào thùng cách nhiệt có đá xay nhỏ phủ quanh túi mẫu.
Đánh dấu vị trí đã lấy mẫu để tránh lấy lặp lại cùng một vị trí.
III.2.3.3 Mẫu vệ sinh không khí.
Chọn vị trí đặt mẫu có tính đại diện trong chuồng nuôi.
Dùng cồn khử trùng tay và bề mặt vị trí cần lấy mẫu.
Đặt đĩa peptri có chứa môi trường thạch thích hợp đã khử trùng vào vị trí cần lấy mẫu.
Sau khoảng thời gian 2 phút và 5 phút đối với đĩa thạch phân tích chỉ tiêu Tổng vi khuẩn hiếu khí và Tổng nấm, đậy nắp lại. Cho đĩa vào túi PE vô trùng.
Dùng kim bấm bấm miệng túi.
Ghi nhận thời gian và địa điểm lấy mẫu vào thẻ nhận diện mẫu. Bấm thẻ vào miệng túi chứa mẫu. Cho túi chứa mẫu vào một tỳi PE khác. Cột kín miệng túi băng dây thun hoặc kim bấm.
Cho túi mẫu vào thùng cách nhiệt. Cho đá xay nhỏ phủ quanh túi mẫu.
III.2.3.4 Bảo quản mẫu
Mẫu được cho vào túi PE chuyên dùng, buộc kín miệng, đặt trong thùng cách nhiệt và bổ sung đá để duy trì nhiệt độ bảo quản không quá 50C.
Cần chuyển mẫu về phòng kiểm nghiệm để tiến hành phân tích trong thời gian sớm nhất có thể.
III.2.4 Chuẩn bị môi trường và phân tích các chỉ tiêu
III.2.4.1 Chỉ tiêu tổng số vi khuẩn hiếu khí
Nguyên tắc
Tổng số vi sinh vật hiếu khí được đếm bằng cách đổ đĩa và ủ trong điều kiện hiếu khí ở 370C/ 24h ± 2 giờ.
Môi trường nuôi cấy và dịch pha loãng
Dung dịch pha loãng : Saline Pepton Water (SPW).
Môi trường nuôi cấy: Plate count agar (PCA).
Thiết bị chính
Tủ ấm 37,0 ± 1,00C.
Chuẩn bị mẫu
Sau khi tiếp nhận mẫu kiểm tra điều kiện bao gói, bảo quản và vận chuyển mẫu, cho mẫu vào các khay vô trùng và đưa vào buồng vô trùng.
Tiến hành pha loãng tới 1/10, 1/100, 1/1000....tuỳ thuộc mức độ nhiễm bẩn dự kiến của mẫu sao cho khi nuôi cấy mỗi đĩa chỉ mọc khoảng 30 – 300 khuẩn lạc.
Đổ đĩa
Chuyển 1ml dịch mẫu sau khi đồng nhất hoặc đã pha loãng ở nồng độ thích hợp vào đĩa petri vô trùng, mỗi nồng độ một đĩa.
Trong 15 phút, đổ vào mỗi đĩa 15 – 20ml môi trường nuôi cấy (PCA) đã được làm nguội tới 450C.
Trộn đều dịch mẫu và môi trường nuôi cấy bằng cách lắc tròn đĩa xuôi và ngược chiều kim đồng hồ.
Sử dụng 1 đĩa đối chứng để kiểm soát bằng cách lấy 1ml dịch pha loãng (nước muối sinh lý), cho vào đĩa petri, thêm 15 – 20ml môi trường PCA và nuôi ủ cùng điều kiện như các đĩa mẫu.
Đặt đĩa trên mặt phẳng ngang để hỗn hợp dịch mẫu và môi trường đông lại.
Nuôi ủ
Đĩa được lật ngược và ủ trong 24h ± 2 giờ ở 37,0 ± 1,00C.
Tính kết quả
Chỉ tính kết quả khi sự phân bố khuẩn lạc trên các đĩa là hợp lý với môi trường quan nghịch giữa độ pha loãng và số khuẩn lạc mọc trên đó. Chỉ đếm những đĩa có số khuẩn lạc mọc riêng biệt và có từ 15 đến 300 khuẩn lạc mỗi đĩa.
Tổng số vi khuẩn hiếu khí trong 1g mẫu (X) được tính ở 2 độ pha loãng liên tiếp theo công thức sau:
X = åC/[(n1+0,1n2)d]
Trong đó:
åC - tổng số khuẩn lạc ở hai độ pha loãng được đếm;
n1 - số đĩa được đếm ở độ pha loãng thứ nhất;
n2 - số đĩa được đếm ở độ pha loãng thứ hai;
d - hệ số pha loãng ứng với độ pha loãng thứ nhất.
III.2.4.2 Định lượng Nấm
Quy trình tương tự như định lượng tổng vi khuẩn hiếu khí ở đây môi trường định lượng thay PCA = SABOURAUD – 2% Dextrose Broth.
III.2.4.3 Định lượng Coliform và E.coli
Nguyên tắc
Coliform và E.coli được xác định bằng cách đếm số khuẩn lạc đặc trưng trên các đĩa chứa môi trường Chromocultđ Coliform Agar
(Merck 1.8616 – 500). Kết quả được biểu thị bằng số Coliform hoặc E. coli trên 1ml mẫu chưa pha loãng hoặc trên 1cm2 bề mặt lấy mẫu.
Môi trường nuôi cấy và dịch pha loãng
Dung dịch pha loãng : Saline Pepton Water (SPW).
Triptone Soya Agar (TSA)
Thạch Coliform_agar.
Thiết bị chính :
Tủ ấm 37,0 ± 1,00C.
Nồi hấp thanh trùng.
Tủ sấy 1650C
Đổ đĩa
Dùng pipet vô trùng lấy 1ml mẫu đã pha loãng cho vào giữa đĩa petri. Sử dụng 2 nồng độ pha loãng liên tiếp, mỗi nồng độ 2 đĩa petri. Đổ vào mỗi đĩa khoảng 5ml môi trường Triptone Soya Agar (TSA) ở 45,0 ± 0,50C, sau đó để nguội và đổ vào thêm 10 ml môi trường Chromocult Coliform agar. Lắc tròn đĩa xuôi và ngợc chiều kim đồng hồ, mỗi chiều 5 lần.
Nuôi ủ
Lật úp đĩa và ủ ở 37,0 ± 1,00C trong 24 ± 3 giờ
Đọc kết quả
Đếm các đĩa có số khuẩn lạc dới 150 sau 24 giờ nuối cấy. Khuẩn lạc coliform dặc trưng trên môi trường Coliform_agar có màu đỏ tía, đường kính khoảng 0,5 mm, đôi khi được bao quanh bởi một vùng hơi đỏ do tủa. Đếm các khuẩn lạc Coliform đặc trưng trên những đĩa có số đếm phù hợp. Tính giá trị trung bình từ các độ pha loãng để quy về số Coliform trong1ml mẫu. Sau 24 giờ khuẩn lạc E.coli trên môi trường coliform_agar có màu tím xanh.
III.2.4.4 Tính toán kết quả: Sau khi lấy mẫu và nuôi ủ ở nhiệt độ thích hợp, kết quả phân tích được tính toán như sau: Tổng vi khuẩn hiếu khí (tổng nấm) X trong 1m3 không khí được tính theo công thức (TCVN 5376 - 1991):
X = (A x 100 x 100)/(S x K)
Trong đó:
A – Số khuẩn lạc trung bình của 5 hộp nồng
S – diện tích đĩa thạch, cm2
K – hệ số thời gian (1, 2 hoặc 3 tuỳ thuộc vào thời gian mở đĩa )
+) 1 tương ứng với 5 phút
+) 2 tương ứng với 10 phút…
100 – diện tích quy ước, cm2
100 – hệ số tính chuyển thành m3
III.2.5 Khử trùng, khử mùi chuồng nuôi.
Trước khi thực hiện Dự án, công việc khử trùng được thực hiện 2lần/1 tuần. Hoá chất dùng khử trùng là Benkocid nồng độ 1% với liều lượng 100ml/m2 bề mặt chuồng nuôi. Khi thực hiện Dự án, công việc khử trùng được thực hiện 2ngày/ lần. Sử dụng dung dịch anôlít làm hoá chất khử trùng.
Dung dịch anôlít được sử dụng có nồng độ clo hoạt tính >250mg/l (thường nằm trong khoảng 280¸300mg/lít).
Dùng máy phun áp lực phun sương đều dung dịch anôlít vào toàn bộ không gian chuồng nuôi, từ mặt nền cho tới trần. Liều lượng 300ml/m2 (tính theo diện tích bề mặt chuồng nuôi).
Phương pháp lấy mẫu phân tích (lấy mẫu trước và sau khi xử lý để đánh giá hiệu quả của dung dịch anôlít):
Mẫu vi sinh: Lấy mẫu bằng phương pháp đặt đĩa thạch, chiều cao đặt đĩa khoảng 80cm so với mặt nền chuồng, mở đĩa trong các khoảng thời gian khác nhau đối với các loại vi sinh vật khác nhau (đối với chỉ tiêu Tổng số vi khuẩn hiếu khí thời gian mở đĩa là 2 phút, đối với chỉ tiêu Tổng nấm thời gian mở đĩa là 5 phút). Sau đó, đĩa thạch được nuôi cấy và phân tích trong phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn 10 TCN 681 - 2006.
Vị trí lấy mẫu: khu lợn nái, khu lợn con, khu lợn thịt.
Khu vực Lợn nái: 4 vị trí x 2 c/t = 8 đĩa (4 đĩa nấm + 4 đĩa VKTS)
Hình 5: Phun khử trùng chuồng lợn con
Quạt
5m
5m
1
2
3
4
Khu vực lợn con sau cai sữa và khu lợn thịt : 4 vị trí x 2 c/t = 8 đĩa (4 đĩa nấm + 4 đĩa VKTS)
4
3
2
1
quạt
Hình 6: Lấy mẫu NH3, H2S, Nấm và Tổng Vi khuẩn hiếu khí
III.2.6 Khử trùng các bề mặt, dụng cụ chăn nuôi.
Tại trang trại Hoàng Liễn, các bề mặt cần được khử trùng như: Bề mặt chuồng nuôi, các bề mặt tường bao quanh, các vách ngăn, trần, dụng cụ chăn nuôi…
Thời gian thực hiện khử trùng: 1 – 2 ngày/lần.
Đối với các bề mặt có chất liệu bằng bê tông (mặt nền chuồng nuôi khu lợn con, khu lợn thịt và một số ô khu lợn nái), các bề mặt được về sinh sạch khỏi các chất bẩn, dùng bình phun hạt to phun đều dung dịch anôlít lên các bề mặt, liều lượng tiêu tốn 200 ¸ 300 ml/m2 bề mặt.
Đối với các dụng cụ có thể tháo rời, nhúng ngập chúng trong dung dịch anôlít trong thời gian 30 phút.
Các bề mặt bằng nhựa như các miếng sàn ở khu lợn đẻ được khử trùng bằng cách dùng khăn nhúng dung dịch anôlít và lau ướt đều các bề mặt. Liều lượng tiêu tốn 200 ¸ 300ml/m2.
Đối với các máng ăn bằng Inox cũng được khử trùng bằng phương pháp lau khăn nhúng dung dịch anôlít sau khi máng được vệ sinh sạch các chất bẩn và thức ăn thừa (Thời gian thực hiện: 1lần/ngày)
Đối với các chuồng nuôi vừa xuất bán hoặc chuẩn bị đưa vào nuôi lứa mới cần được khử trùng. Các bề mặt cần được vệ sinh khỏi các chất bẩn, dùng máy phun hạt to phun ướt đều dung dịch anôlít lên các bề mặt, liều lượng phun 200¸300ml/m3. Tiến hành phun khử trùng 2 lần, lần sau cách lần trước 30 phút
Để đánh giá khả năng khử trùng của dung dịch anôlít đối với các bề mặt, trong Dự án này chúng tôi chọn máng cho lợn ăn bằng Inox là đối tượng nghiên cứu. Đây là nơi chứa nhiều loại vi sinh gây bệnh cho vật nuôi.
Máng ăn sau khi sử dụng được lau sạch các chất bẩn bằng khăn sạch.
Sử dụng dung dịch anôlít để khử trùng: Dùng khăn nhúng dung dịch anôlít lău ướt đều bề mặt máng, để khô 30 phút tiến hành lấy mẫu.
Phương pháp lấy mẫu: Lấy mẫu bằng cách áp miếng gạc vô trùng (diện tích 3cm x 3cm) lên bề mặt máng trong thời gian 1 phút. Dùng kẹp vô trùng đưa miếng gạc vào ống nghiệm chứa 9ml dung dịch Peptone sau đó bảo quản lạnh bằng ướp đá. Ống nghiệm được nuôi cấy và phân tích tại phòng thí nghiệm.
III.2.7 Khử trùng nước cấp cho toàn trại.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Cấp cho các dãy trại
Hình 2: Sơ đồ hệ thống cấp nước của trang trại Hoàng Liễn
Nguồn nước cấp cho toàn trại trước khi khử trùng có mật độ E.coli và Coliform rất cao từ 102 đến 104 cfu/100ml, trong khi đó theo TCVN 6187-1996 (ISO 9308-1990) Coliform tổng số 30MPN/100ml; E.coli 0 MPN/100ml
1- Giếng khoan
2- Bơm cấp 1 (7,5m3/h)
3- Bể lọc cát cấp 1
4- Bể chứa 1
5- Bơm cấp 2 (7m3/h)
6- Bể lọc cát cấp 2
7- Bể chứa nước cấp dẫn đi toàn trại
8- Nhà để thiết bị điện hoạt hoá
9- Vị trí cấp dung dịch máy anôlít máy B-200
10- Vị trí cấp dung dịch anôlít máy D-120 (42lít/h)
Trên đây là sơ đồ hệ thống cấp nước của trang trại Hoàng Liễn: Nước được bơm từ giếng khoan qua hệ thống lọc cát cấp 1 để lọc bùn cặn và một phần sắt kết tủa. Sau đó nước được đưa vào bề chứa 1. Bơm cấp 2 có nhiệm vụ đưa nước lên bể lọc cát cấp 2. Tại đây, nước được hoà trộn với dung dịch anôlít trước khi vào bể lọc. Sau đó nước được đưa vào bể chứa để cấp cho toàn trại.
Chất lượng nước cấp của trang trại Hoàng Liễn:
Nồng độ Mangan từ 1,49 ¸ 2,03 mg/lít ( TCCP (Tiêu chuẩn cho phép): 0,5)
Nồng độ Sắt từ 1,69 ¸ 3,35 mg/lít (TCCP: 0,5)
Nồng độ Amôni từ 2,85 ¸ 9,12 mg/lít, có thời điểm lên tới 18,21mg/lít (TCCP: 1,5)
Độ cứng toàn phần từ 450¸550 mg/lít (TCCP: 300)
Nhìn vào sơ đồ hệ thống cấp nước ta thấy nước cấp của trang trại được khử trùng 2 lần:
Khử trùng lần 1 bằng dung dịch anôlít của máy B – 200 có nồng độ clo hoạt tính 700 ¸ 900mg/l, liều lượng 12l/h (chỉ cấp khi máy B – 200 đang hoạt động). Nhìn chung tại đây, do hàm lượng chất hữu cơ, Sắt và Mangan cao và dung dịch anôlít chỉ cấp trong thời gian máy hoạt động nên nước sau hệ lọc không còn Clo dư chưa đủ khả năng khử trùng nước cấp cho trại
Khử trùng lần 2 bằng dung dịch anôlít được sản xuất từ máy D-120. Dung dịch anôlít được bơm định lượng OBL (công suất 75lít/giờ) điều chỉnh ở mức 42lít/ giờ hoà trộn với đầu ra của bơm cấp 2 (công suất 7m3/giờ) trước khi vào bể lọc cát cấp 2. Liều lượng anôlít dùng để khử trùng trung bình là 6lít anôlít/m3 nước cấp. Nguyên lý hoạt động khử trùng: Khi bơm cấp 2 bơm nước lên hệ lọc cát cấp 2 thì bơm định lượng dung dịch anôlít OBL cùng được hoạt động.
Phương pháp lấy mẫu phân tích:
Vị trí lấy mẫu: Nước được lấy tại đầu ra của hệ lọc cát cấp 2 vào bể chứa, lấy tại các đầu vòi cho lợn uống khu lợn nái, khu lợn con và khu lợn thịt.
Sử dụng các chai nhựa vô trùng hứng nước tại các đầu vòi. Đối với các đầu vòi cho lợn uống trước khi lấy mẫu cần được khử trùng bằng đèn cồn và cồn 90o.
Mẫu nước được bảo quản lạnh khi vận chuyển. Nuôi cấy và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm vi sinh.
III.2.8 Khử trùng nước thải chăn nuôi
Do hệ thống nước thải chăn nuôi tại trang trại Hoàng Liễn chưa hoàn thiện. Nên việc nghiên cứu sử dụng dung dịch anôlít để khử trùng được tiến hành theo mô hình trong phòng thí nghiệm.
Nước thải chăn nuôi được nghiên cứu bao gồm các giai : Nước thải trước khi vào hầm Biogas, nước thải sau Biogas và nước ở ao chứa trước khi thải vào mương của xã.
Phương pháp nghiên cứu:
Lấy 5lít nước thải mỗi giai đoạn cho vào xô 10 lít, sử dụng 75ml để khử trùng (liều lượng 15l/m3 nước thải)
Khuấy đều dung dịch và để sau 30 phút thì tiến hành lấy mẫu.
Lấy mẫu bằng chai nhựa vô trùng nhúng ngập xâu cách mặt nước 5¸10cm
Mẫu được bảo quản và phân tích trong phòng thí nghiệm
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Tiến hành quan trắc các chỉ tiêu môi trường đã được lựa chọn tại chuồng nuôi trước và sau xử lý. Chúng tôi không so sánh với các tiêu chuẩn phát thải không khí khác của Việt Nam vì hiện tại chưa có các tiêu chuẩn môi trường cụ thể cho ngành chăn nuôi chăn nuôi lợn nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung.
IV.1. KẾT QUẢ QUAN TRẮC KHÔNG KHÍ KHU VỰC CHUỒNG NUÔI
Quan trắc kết quả không khí chuồng nuôi bao gồm các thông số: Quan trắc chỉ tiêu NH3, H2S, tổng số Vi sinh vật hiếu khí, định lượng Nấm. Các kết quả được thể hiện ở bảng IV.1
Bảng IV.1 kết quả quan trắc không khí khu vực chuồng nuôi
Khu lấy mẫu
Thời gian lấy mẫu
Chỉ tiêu vi sinh (cfu/m3)
Chỉ tiêu hóa lý (mg/l)
Tổng VKHK
Tổng nấm
H2S
NH3
Lợn con
Trước xử lý
1,4 x 105
1,5 x 104
0,210
18,3
Sau xử lý
1h
3,2 x 104
4,4 x 103
0,137
13,9
3h
4,7 x 104
5,3 x 103
0,09
9,1
6h
5,1 x 104
6,1 x 103
0,118
12,7
24h
1,0 x 105
1,7 x 104
0,197
17,6
Lợn nái
Trước xử lý
8,9 x 104
1,6 x 104
0,172
20,9
Sau xử lý
1h
4,2 x 104
4,8 x 103
0,119
15,4
3h
3,5 x 104
5,3 x 103
0,085
10,3
6h
3,8 x 104
6,7 x 103
0,112
12,5
24h
9,1 x 104
1,4 x 104
0,165
19,9
Lợn thịt
Trước xử lý
1,4 x 105
2,7 x 104
0,163
19,1
Sau xử lý
1h
8,4 x 104
1,1 x 104
0,106
14,1
3h
6,6 x 104
1,3 x 104
0,078
8,6
6h
5,7 x 104
1,8 x 104
0,115
11,8
24h
1,3 x 105
2,9 x 104
0,157
18,8
Bàn luận:
Từ bảng 4.1 ta thấy các chỉ tiêu phân tích sau khi được xử lý sẽ giảm dần và sau đó lại tăng dần theo thời gian, các chỉ tiêu sẽ giảm dần trong khoảng thời gian từ 1h đến 3h sau đó sẽ tăng dần theo thời gian xử lý. Cụ thể đối với các chỉ tiêu như sau:
IV.1.1 kết quả quan trắc mật độ tổng số vi sinh vật hiếu khí.
Trước khi xử lý mật độ vi sinh ở các chuồng là rất cao. Từ bảng 4.1 ta thấy : Ở khu nuôi lợn con là 1,4 x 105 (cfu/m3), lợn nái là 8,9 x 104 (cfu/m3) , lợn thịt là 1,4x105 (cfu/m3).
Tại thời điểm sau xử lý ta thấy mật độ vi sinh vật giảm xuống dáng kể.
Tại thời điểm 1h sau xử lý ta thấy: Tại khu chăn lợn con giảm khoảng 77,14% tổng số vi sinh vật hiếu khí , tại khu chăn lợn thịt giảm khoảng 52,9% tổng số vi sinh vật hiếu khí. tại khu chăn nuôi lợn nái giảm khoảng 40% tổng số vi sinh vật hiếu khí
Tại thời điểm 3h sau xử lý ta thấy: Tại khu chăn lợn con giảm khoảng 66,52% tổng số vi sinh vật hiếu khí , tạikhu chăn lợn thịt giảm khoảng 60,7% tổng số vi sinh vật hiếu khí, tại khu chăn nuôi lợn nái giảm khoảng 53,9% tổng số vi sinh vật hiếu khí
Tại thời điểm 6h sau xử lý ta thấy: Tại khu chăn lợn con giảm khoảng 63,67 % tổng số vi sinh vật hiếu khí, tại khu chăn lợn thịt giảm khoảng 57,3% tổng số vi sinh vật hiếu khí, tại khu chăn nuôi lợn nái giảm khoảng 59,6% tổng số vi sinh vật hiếu khí
Tại thời điểm 24h sau xử lý ta thấy: Tại khu chăn lợn có mật độ vi sinh vật là : Ở khu nuôi lợn con có 1,0 x 105 (cfu/m3), lợn nái là 9,1 x 104 (cfu/m3), lợn thịt là 1,3 x 105 (cfu/m3). Tương đương với mật độ vi sinh vật trước khi xử lý
Biểu đồ IV.1 biểu đồ kết quả phân tích mật độ tổsố vi sinh vật hiếu khí
Nhìn vào biểu đồ ta thấy mật độ vi sinh vật càng cao thì hiệu quả khử trùng càng cao. Sau khi khử trùng thì mật độ vi sinh vật giảm rất nhanh trong vòng 1 h đến 6 h sau đó vi sinh vật có xu hướng phát triển trở lại vì thế cần phải thực hiện làm vệ sinh chuồng trại một cách định kì và liên tục nhằm loại bỏ và hạn chế khả năng gây ảnh hưởng của chúng tới vật nuôi và người lao động.
IV.1.2 Kết quả quan trắc nấm trong không khí chuồng nuôi
Trước khi xử lý mật độ nấm ở các chuồng là rất cao. Từ bảng 4.1 ta thấy : Ở khu nuôi lợn con là 1,5 x 104 (cfu/m3), Lợn nái là 1,6 x 104 (cfu/m3) , Lợn thịt 2,7 x 104(cfu/m3).
Tại thời điểm sau xử lý ta thấy mật độ nấm giảm xuống dáng kể, cụ thể là:
Tại thời điểm 1h sau xử lý ta thấy: tại khu chăn lợn con giảm khoảng 71,66 %tổng số tổng số bào tử nấm, tại khu chăn lợn thịt giảm khoảng 70% tổng số tổng số bào tử nấm. tại khu chăn nuôi lợn nái giảm khoảng 59,5 % tổng số bào tử nấm.
Tại thời điểm 3h sau xử lý ta thấy: Tại khu chăn lợn con giảm khoảng 64,66% tổng số tổng số bào tử nấm, tại khu chăn lợn thịt giảm khoảng 66,9% tổng số tổng số bào tử nấm, tại khu chăn nuôi lợn nái giảm khoảng 51,9% tổng số bào tử nấm.
Tại thời điểm 6h sau xử lý ta thấy: Tại khu chăn lợn con giảm khoảng 59,33 % tổng số bào tử nấm, tại khu chăn lợn thịt giảm khoảng 58,2 % tổng số bào tử nấm, tại khu chăn nuôi lợn nái giảm khoảng 51,9 % tổng số bào tử nấm.
Tại thời diểm 24h ta thấy mật độ nấm trong không khí tăng lên khá nhiều: khu lợn con là 1,7 x 104(cfu/m3) khu lợn nái là 1,4 x 104 (cfu/m3), khu lợn thịt là 2,9 x 104 (cfu/m3)
Biểu đồ IV.2 kết quả phân tích mật độ nấm trong không khí khu vực chuồng nuôi
Nhìn vào biểu đồ 4.2 ta thấy mật độ Nấm giảm nhanh ngay sau khi thực hiện khử trùng trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 giờ sau đó có xu hướng tăng dần theo thời gian.
IV.1.3 Kết quả quan trắc nồng độ H2S trong chuồng nuôi.
Kết quả quan trắc H2S ngoài trời
Bảng 4.2 kết quả quan trắc H2S ngoài trời
Thời điểm lấy mẫu
H2S (mg/l)
Trước khi thực hiện nghiên cứu
Lần 1
0,09
Lần
0,08
Lần
0,075
Trung bình
0,082
Sau khi thực hiện nghiên cứu
Lần
0,035
Lần
0,03
Lần
0,027
Trung bình
0,031
Từ bảng 4.2 ta thấy tại thời điểm trước khi thực hiện nghên cứu ta thấy nồng độ H2S ở ngoài trời của cơ sở chăn nuôi là 0,082 mg/l. Tại thời điểm sau khi thực hiện nghiên cứu ta thấy nồng độ H2S giảm xuống còn 0,31 mg/l. Như vậy nồng độ H2S sau khi thực hiện nghiên cứu giảm xuống 62,2% so với trước khi nghiên cứu.
Từ bảng số liệu 4.1 ta thấy nồng độ H2S có trong không khí khu vực chuồng nuôi cao hơn rất nhiều lần so với giới hạn phát thải cho phép của khí thải công nghiệp là (7,5 mg/m3) TCVN 5939-2005
Tại thời điểm trước xử lý nồng độ của H2S trong không khí khu vực chuồng nuôi là: lợn con 0,21 mg/l, lợn nái là 0,172 mg/l, lợn thịt là 0,163 mg/l. Chúng lần lượt gấp: 29.16: 22.9: 21.7 lần so với tiêu chuẩn cho phép về giới hạn phát thải của khí thải công nghiệp.
Tại thời điểm Sau xử lý nồng độ H2S giảm xuống theo thời gian ở các thời điểm như sau:
Tại thời điểm 1h sau xử lý ta thấy: Tại khu chăn lợn con giảm khoảng 34,7% khu lợn nái giảm khoảng 30%, khu lợn thịt giảm khoảng 25 % nồng độ H2S trong không khí.
Tại thời điểm 3h sau xử lý ta thấy: Tại khu chăn lợn con giảm khoảng 57,24 % nồng độ H2S trước xử lý, khu chăn lợn nái giảm khoảng 50,59 % nồng độ H2S trước xử lý, khu chăn lợn thịt giảm khoảng 52,14 % nồng độ H2S trước xử lý.
Tại thời điểm 6h sau xử lý ta thấy: Tại khu chăn lợn con giảm khoảng 44,1% nồng độ H2S trước xử lý, khu chăn lợn nái giảm khoảng 34,21 % nồng độ H2S trước xử lý, khu chăn lợn thịt giảm khoảng 29,54% nồng độ H2S trước xử lý.
Tại thời diểm 24h ta thấy nồng độ H2S tăng gần đến nồng độ H2S trước xử lý. Cụ thể ở chuồng lợn con tăng lên 0,197 mg/l tương đương 93,8% nồng độ H2S trước xử lý, ở chuồng lơn nái tăng lên 0,165 mg/l tương đương 96% nồng độ H2S trước xử lý, ở chuồng lợn thịt tăng lên 0,157 mg/l tương đương 96,3% nồng độ H2S trước xử lý
Biểu đồ IV.3 kết quả phân tích nồng độ H2S trong không khí khu vực chuồng nuôi
Nhìn vào biểu đồ và bảng số liệu ta thấy nồng độ H2S trong không khí khu vực chăn nuôi là rất lớn nhưng do hiện nay ở nước ta vẫn chưa có quy định về tiêu chuẩn phát thải của ngành chăn nuôi nên trên thực tế thì không thể so sánh với các tiêu chuẩn phát thải không khí của Việt Nam.
Từ biểu đồ ta có thể thấy dung dịch anonit có thể xử lý trên 50% lượng khí H2S có trong môi trường chăn nuôi
IV.1.4 Kết quả quan trắc nồng độ NH3 trong chuồng nuôi.
Kết quả quan trắc NH3 ngoài trời
Bảng IV.3 kết quả quan trắc NH3 ngoài trời
Thời điểm lấy mẫu
NH3 (mg/l)
Trước khi thực hiện nghiên cứu
Lần 1
6,9
Lần
12,6
Lần
8,8
Trung bình
9,43
Sau khi thực hiện nghiên cứu
Lần
0,91
Lần
0,67
Lần
1,22
Trung bình
0,93
Từ bảng 4.3 ta thấy tại thời điểm trước khi thực hiện nghiên cứu ta thấy nồng độ NH3 ở ngoài trời của cơ sở chăn nuôi là 9,43 mg/l. tại thời điểm sau khi thực hiện nghiên cứu ta thấy nồng độ NH3 giảm xuống còn 0,93 mg/l. như vậy nồng độ NH3 sau khi thực hiện nghiên cứu giảm xuống 90,1% so với trước khi nghiên cứu.
Từ bảng số liệu 4.1 ta thấy nồng độ NH3 có trong không khí khu vực chuồng nuôi cao hơn rất nhiều lần so với giới hạn phát thải cho phép của khí thải công nghiệp là (0,2 mg/m3) tương đương với 0,0002 mg/l khí thải TCVN 5939-2005
Tại thời điểm trước xử lý nồng độ NH3 trong không khí khu vực chuồng nuôi cao hơn rất nhiều lần so với tiêu chuẩn phát thải của khí thải công nghiệp. Tại khu chăn lợn con nồng độ phát thải là 18,3mg/l. Tại khu chăn lợn nái là 20,9 mg/l. Tại khu chăn lợn thịt là 19, 1 mg/l .
Tại thời điểm Sau xử lý nồng độ NH3 giảm xuống theo thời gian ở các thời điểm như sau:
Tại thời điểm 1h sau xử lý ta thấy: Tại khu chăn lợn con giảm khoảng 24,2% nồng độ NH3 trước xử lý, khu chăn lợn nái giảm khoảng 30,6% nồng độ NH3 trước xử lý, khu chăn lợn thịt giảm khoảng 26,17% nồng độ NH3 trước xử lý
Tại thời điểm 3h sau xử lý ta thấy: Tại khu chăn lợn con giảm khoảng 50,2% nồng độ NH3 trước xử lý, khu chăn lợn nái giảm khoảng 50,6% nồng độ NH3 trước xử lý, khu chăn lợn thịt giảm khoảng 54,91 % nồng độ NH3 trước xử lý.
Tại thời điểm 6h sau xử lý ta thấy: Tại khu chăn lợn con giảm khoảng 29,6% nồng độ NH3 trước xử lý, khu chăn lợn nái giảm khoảng 40,2% nồng độ NH3 trước xử lý. khu chăn lợn thịt giảm khoảng 32,3% nồng độ NH3 trước xử lý
Tại thời điểm 24h ta thấy nồng độ NH3 tăng gần tới thời điểm trước khi lấy mẫu. cụ thể là: Ở chuồng lợn con nồng độ NH3 là17, 6 mg/l, ở chuồng lợn nái là 19,9 mg/l, ở chuồng lợn thịt là 18,8 mg/l.
Biểu đồ IV.4 kết quả phân tích nồng độ NH3 trong không khí khu vực chuồng nuôi.
Từ biểu đồ ta thấy khả năng xử lý của anonit đối với NH3 là trên 50 % trong khoảng thời gian 1 đến 3h
IV. 2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẬT ĐỘ VI SINH MÁNG CHO LỢN ĂN
Bảng IV.4 kết quả phân tích mật độ vi sinh máng cho lợn ăn
Vị trí lấy mẫu
Thời điểm lấy mẫu
Số lần lấy mẫu
Chỉ tiêu phân tích (cfu/cm2)
Tổng Vi khuẩn hiếu khí
Tổng Nấm
E.coli
Coliform
Lợn nái
Trước
Lần 1
7,0 x 105
6,4 x 104
1,5 x 103
1,5 x 103
Lần 2
1,3 x 105
2,2 x 103
5,5 x 103
8,8 x 103
Lần 3
8,0 x 104
5,5 x 103
1,3 x 104
5,7 x 104
Lần 4
9,8 x 104
6,7 x 103
1,5 x 104
7,8 x 104
2,5 ±3,0 x 105
2,0 ± 3,0 x 104
8,8±6,3 x 103
3,6±3,7 x104
Sau
Lần 1
1,5 x 102
7,3 x 101
0
0
Lần 2
1,2 x 103
9,8 x 101
0
2
Lần 3
1,0 x 102
5
0
0
Lần 4
1,3 x 103
1,2 x 101
0
1,4 x 101
6,9±6,5 x 102
4,7±4,5 x 101
0
4±7
Lợn con
Trước
Lần 1
7,4 x 104
1,1 x 104
9,0 x 102
3,3 x 103
Lần 2
2,3 x 104
3,0 x 103
1,1 x 102
3,8 x 103
Lần 3
2,5 x 105
3,1 x 104
3,7 x 103
6,2 x 104
Lần 4
7,3 x 104
9,8 x 103
1,3 x 103
1,1 x 104
Trung bình
1,1±1,0 x 105
1,4±1,2 x 104
1,5±1,5 x 103
2,0±2,8 x 104
Sau
Lần 1
9,8 x 101
3,7 x 101
2,0 x 101
6,0 x 101
Lần 2
2,8 x 101
2,1 x 101
1
2
Lần 3
7,8 x 101
3
0
1
Lần 4
6,7 x 101
1,5 x 101
0
0
Trung bình
6,8±2,8 x 101
1,9±1,4 x 101
5±10
1,5±3,0 x 101
Lợn thịt
Trước
Lần 1
4,9 x 104
8,3 x 103
2,5x 101
6,9 x 102
Lần 2
5,4 x 104
5,4 x 103
5,5 x 101
8,0 x 102
Lần 3
1,7 x 105
1,7 x 104
1,0 x 101
4,9 x 103
Lần 4
5,7 x 104
2,1 x 104
1,5 x 102
3,9 x 103
Trung bình
8,2±5,8 x 104
1,3±0,7 x 104
6±6x 101
2,6±2,1 x 103
Sau
Lần 1
1,7 x 102
1,9 x 102
0
1,3 x 101
Lần 2
4,0 x 101
1,3 x 102
1,8 x 101
1,3 x 101
Lần 3
8,2 x 101
1,0 x 102
0
1,2 x 101
Lần 4
1,1 x 102
5,5 x 101
1,5 x 101
7,1 x 101
Trung bình
1,0±0,5 x 102
1,2±0,6x 102
8 ±9
2,7±2,9 x 101
Bàn luận
Sử dụng dung dịch anôlít được sử dụng có nồng độ clo hoạt tính >250mg/l (thường nằm trong khoảng 280¸300mg/lít) để khử trùng bề mặt máng ăn.
Qua bảng kết quả phân tích ta thấy mật độ Tổng vi khuẩn hiếu khí; Tổng nấm, E.coli; Coliform sau xử lý giảm tương ứng 2¸4 bậc; 2¸3 bậc; 1¸3 bậc; 2¸3 bậc so với trước xử lý. Đặc biệt, chỉ tiêu E.coli ở khu lợn nái bị diệt hoàn toàn.
IV.3 . KẾT QUẢ KHỬ TRÙNG NƯỚC CẤP
Bảng IV.5 kết quả khử trùng nước cấp
Khu lấy mẫu
Mật độ vi khuẩn (Khuẩn lạc/1ml)
Tổng số VK Hiếu khí
E.coli
Coliform
TXL
SXL
TXL
SXL
TXL
SXL
Lợn nái
1,9 x 104
1,8 x 102
3
0
6,1 x 102
0
7,5 x 103
1,6 x 102
0
0
1,0 x 102
0
4,7 x 104
2,2 x 102
0
0
2,4 x 103
0
2,2 x 104
10
1,3 x 102
Lợn con
7,4 x 103
7,3 x 102
6,8 x 101
0
1,5 x 102
1,5 x 101
3,9 x 104
7,3 x 101
0
0
4,8 x 102
1,9 x 101
6,2 x 104
1,5 x 102
0
0
2,0 x 102
2,9 x 101
7,2 x 103
1,5 x 103
0
0
2,2 x 102
4,8 x 101
Lợn Thịt
3,2 x 103
3,9 x 102
5
0
2,2 x 102
2,4 x 101
1,9 x 104
3,7 x 102
7
0
2,9 x 102
4,2 x 101
7,5 x 104
1,4 x 102
0
0
2,9 x 102
5,5 x 101
6,2 x 103
2,5 x 102
0
0
1,6 x 102
0
Bể chứa
3,8 x 104
9,3 x 101
3
0
9,3 x 102
0
7,5 x 103
8,4 x 101
0
0
5,5 x 102
0
9,6 x 104
7,1 x 101
0
0
5,0 x 102
0
Bàn luận Sử dụng dung dịch Anônít (250mg/l) khử trùng nước cấp với ti lệ 6 lít Anônít/1 m3 nước cấp. Qua bảng kết quả phân tích ta thấy:
Mật độ Tổng số vi khuẩn hiếu khí trong nước sau xử lý giảm từ 2¸3 bậc.
Chỉ tiêu E.coli bị diệt hoàn toàn.
Chỉ tiêu Coliform: Tại khu bể chứa sau khử trùng bị diệt hoàn toàn nhưng một số mẫu sau khử trùng lấy tại các vòi uống tại các khu chuồng nuôi vẫn phát hiện có Colifrom. Điều này có thể lý giải trong hệ thống dẫn nước có Coliform. Vì vậy, cần phải khử trùng hệ thống dẫn nước theo định kỳ.
IV.4 KẾT QUẢ KHỬ TRÙNG NƯỚC THẢI
Hệ thống xử lý nước thải của trang trại bao gồm hầm Biogas và ao sinh học đầu tiên nước thải được đưa vào máng dẫn sau đó được đưa xuống hầm Biogas, nước thải sau khi qua Biogas thì được dẫn ra ao sinh học, sau đó được thải ra mương thoát nước chung.
Bảng IV.6 kết quả khử trùng nước thải.
Vị trí lấy mẫu
Chỉ tiêu phân tích (Khuẩn lạc/1ml)
Tổng số vi khuẩn hiếu khí
E.coli
Coliform
Trước Biogas – Trước khử trùng
3,1 x 108
3,4 x 106
7,8 x 106
1,6 x 108
1,2 x 106
1,7 x 107
4,4 x 108
1,8 x 106
3,7 x 106
2,0 x 108
1,5 x 107
2,0 x 107
Trước Biogas – Sau khử trùng
1,9 x 106
5,3 x 104
8,7 x 104
2,2 x 106
1,1 x 105
9,0 x 105
7,8 x 105
1,3 x 104
3,8 x 104
2,3 x 106
3,5 x 105
4,6 x 105
Sau Biogas – Trước khử trùng
5,8 x 106
1,4 x 105
5,8 x 105
1,5 x 106
1,1 x 105
7,0 x 105
4,9 x 107
1,3 x 105
2,7 x 105
2,8 x 107
1,7 x 106
1,9 x 106
Sau Biogas – Sau khử trùng
8,7 x 104
3,7 x 103
6,5 x 103
8,0 x 105
1,2 x 104
1,0 x 105
2,1 x 105
1,9 x 104
3,7 x 104
7,8 x 105
2,7 x 105
3,7 x 105
Ao – Trước khử trùng
5,8 x 106
4,3 x 103
1,9 x 104
4,7 x 106
6,7 x 104
1,9x 105
8,3 x 106
3,3 x 104
1,1 x 105
1,0 x 105
1,1 x 104
1,2 x 104
Ao - sau khử trùng
3,7 x 102
0
0
1,4 x 102
0
0
2,3 x 102
0
0
1,8 x 102
0
0
Bàn luận: Qua bảng kết quả phân tích ta thấy kết quả khử trùng nước ở ao sinh học bằng dung dịch anôlít với liều lượng 15l/m3 rất hiệu quả: Có thể làm giảm lượng tổng vi sinh vật hiếu khí, Ecoli và Colifom xuống 2 bậc.
Đối với xử lý nước thải trước khi đi vào Biogas.
Trước khi khử trùng thì mật độ vi sinh vật hiếu khí trung bình là 2.77x108 khuẩn lạc/ml nước. Sau khi khử trùng thì thì mật độ vi sinh vật hiếu khí trung bình là 1,79x106khuẩn lạc/ml nước, tương đương với 0,6% à hiệu suất xử lý của dung dịch đạt 99,4%
Trước khi khử trùng thì mật độ Ecoli trung bình trong nước thải là 5,4x106 khuẩn lạc/ml. Sau khi khử trùng thì mật độ Ecoli trong nước thải là 1,2 x 105 khuẩn lạc/ml,tương đương với đương với 0,02%à hiệu suất xử lý của dung dịch đạt 98,88%.
Trước khi khử trùng thì mật độ Colifom trung bình trong nước thải là 1,21 x 107 khuẩn lạc/ml. sau khi khử trùng thì mật độ Colifom trong nước thải là 8,6x105 khuẩn lạc/ml,tương đương với đương với 7,1%à hiệu suất xử lý của dung dịch đạt 92,9%.
Đối với xử lý nước thải sau khi đi qua Biogas.
Trước khi khử trùng thì mật độ vi sinh vật hiếu khí trung bình là 2.1x107 khuẩn lạc/ml nước. Sau khi khử trùng thì thì mật độ vi sinh vật hiếu khí trung bình là 4,69x105uẩn lạc/ml nước,tương đương với 2,2% à hiệu suất xử lý của dung dịch đạt 97,8%.
Trước khi khử trùng thì mật độ Ecoli trung bình trong nước thải là 5,2x105khuẩn lạc/ml. sau khi khử trùng thì mật độ Ecoli trong nước thải là 7,6x104khuẩn lạc/ml,tương đương với đương với 14,6%à hiệu suất xử lý của dung dịch đạt 85,4 %.
Trước khi khử trùng thì mật độ Colifom trung bình trong nước thải là 8,6x105 khuẩn lạc/ml. Sau khi khử trùng thì mật độ Colifom trong nước thải là 1,2x105 khuẩn lạc/ml,tương đương với đương với 13,9%à hiệu suất xử lý của dung dịch đạt 86,1%.
Đối với xử lý nước trong ao
Trước khi khử trùng thì mật độ vi sinh vật hiếu khí trung bình là 4.7x106 khuẩn lạc/ml nước. Sau khi khử trùng thì thì mật độ vi sinh vật hiếu khí trung bình là 2,3 x102 khuẩn lạc/ml nước. tương đương với 0,00004% à hiệu suất xử lý của dung dịch đạt 99,9996%
Trước khi khử trùng thì mật độ Ecoli trung bình trong nước thải là 2,8x104 khuẩn lạc/ml. Sau khi khử trùng thì mật độ Ecoli trong nước thải bị diệt hoàn toàn .
Trước khi khử trùng thì mật độ Colifom trung bình trong nước thải là 8,2x104 khuẩn lạc/ml. Sau khi khử trùng thì mật độ Colifom trong nước thải bị diệt hoàn toàn.
Như vậy đối với nước thải ở ao sinh hoc thì khi khử trùng E.coli và Coliform bị diệt hoàn toàn, đối với nước thải trước và sau Biogas chỉ diệt được một phần do hàm lượng COD, BOD trong nước ao sinh học thấp hơn nước thải trước và sau Biogas. Trong thực tế, nước thải ở ao sinh học, là là khâu cuối của hệ thống xử lý nước thải, được xả vào mương thoát nước chung. Vì vậy, kết quả này có thể áp dụng được cho việc sử dụng dung dịch anôlít khử trùng nước thải trước khi xả vào mương thoát nước chung.
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
V. KẾT LUẬN
1. Thiết bị hoạt hóa điện hóa ECAWA kiểu Stel do Trung tâm PTCNC thiết kế chế tạo trên cơ sở buồng phản ứng điện hóa FEM-3 nhập từ Tổ hợp KH-SX “EKRAN” của LB Nga đã được đưa vào sử dụng với hiệu quả cao cho mục đích nghiên cứu khảo nghiệm khử trùng tại trang trại nuôi lơn Hoàng Liễn.
2. Các kết quả nghiên cứu phòng thí nghiệm thu được về hiệu lực xử lý môi trường trong chăn nuôi lợn đã cho phép rút ra một số kết luận cơ bản như sau:
2.1. Kết quả nghiên cứu về độc tính trường diễn và cấp tính đã khẳng định dung dịch HHĐH Anôlít điều chế trên thiết bị ECAWA là một chất khử trùng không có biểu hiện độc tính ngay cả trong trường hợp chuột thí nghiệm phải nhận một lượng đáng kể dung dịch Anôlít nguyên chất.
2.2. Tác động của Anôlít lên các đối tượng vi sinh vật môi trường và vi khuẩn gây bệnh đã được khảo sát trên 9 loài bao gồm vi khuẩn, nấm và bào tử. Kết quả cho thấy Anôlít có khả năng làm giảm mật độ của hầu hết các loài vi khuẩn xuống 12 bậc sau 15 phút tiếp xúc.
3. Từ những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu khảo nghiệm xác định hiệu quả xử lý môi trường trong chăn nuôi lợn có thể đưa ra một số kết luận sau đây:
3.1. Việc khảo sát quá trình xử lý môi trường không khí chuồng nuôi bằng cách phun Anôlít đã được thực hiện đối với 3 trường hợp: Tại chuồng nuôi lợn nái, tại chuồng nuôi lợn con và tại chuồng nuôi lợn thịt. Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy khử trùng không khí chuồng nuôi bằng cách phun Anôlít có thể làm giảm trên 50% các chỉ tiêu nghiên cứu như: Tổng vi khuẩn hiếu khí, nấm, H2S, NH3.
3.2. Xử lý Vi sinh trên bề mặt máng ăn bằng cách phun dung dịch Anônít với nồng độ 250mg/l clo hoạt tính có thể làm giảm mật độ Tổng vi khuẩn hiếu khí; Tổng nấm, E.coli; Coliform sau xử lý giảm tương ứng 2¸4 bậc; 2¸3 bậc; 1¸3 bậc; 2¸3 bậc so với trước xử lý. Đặc biệt, chỉ tiêu E.coli ở khu lợn nái bị diệt hoàn toàn.
3.4. Việc khử trùng nước cấp, nước thải chăn nuôi,
Đối với nước cấp dung dịch anônít có khả năng khử trùng nước cấp đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Mật độ Tổng số vi khuẩn hiếu khí trong nước sau xử lý giảm từ 2¸3 bậc. Chỉ tiêu E.coli bị diệt hoàn toàn.Chỉ tiêu Coliform bị diệt hoàn toàn. Điều này chứng tỏ Anônít có khả năng khử trùng cho nước cấp sinh hoạt hàng ngày.
Đối với nước thải. Kết quả khử trùng nước ở ao sinh học bằng dung dịch anôlít với liều lượng 15l/m3 rất hiệu quả: Có thể làm giảm lượng tổng vi sinh vật hiếu khí, Ecoli và Colifom xuống 2 bậc, riêng đối với nước ao sau khử trùng thì Ecoli và Colifom bị diệt hoàn toàn. Do đó nước ao sau khử trùng có thể thải vào cống thoát nước chung mà không sợ bi ô nhiễm vi sinh.
Qua quá trình nghiên cứu tác dụng xử lý môi trường chăn nuôi lợn của dung dịch Anôlít và trên cơ sở các kết quả nhận được có thể khẳng định dung dịch Anôlít là dung dịch có hiệu lực khử trùng cao, không gây độc tính cho con người và vật nuôi, không gây ô nhiễm môi trường , sử dụng được trong nhiều lĩnh vực, giá thành rẻ, dễ sử dụng.
KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu thu được kiến nghị đối với các trang trại chăn nuôi lợn nên sử dụng dung dịch Hoạt hóa điện hóa trong xử lý môi trường chăn nuôi nhằm giảm thiểu ô nhiễm và nâng cao năng xuất, chất lượng lợn xuất chuồng, đồng thời phòng ngừa việc lây nhiễm dịch bệnh trong đàn lợn và lây nhiễm bệnh từ lợn sang người.
Đề xuất đối với Cục Chăn nuôi phương án xử lý, phòng ngừa dịch bệnh long móng nở mồm và dịch lợn tai xanh bằng cách xử dung dung dịch Anônít để khử trùng chuồng trại thay vì việc sử dụng các hóa chất kém hiệu lực hoặc hiệu lực nhưng đắt tiền và độc hại đối với môi trường.
Đề xuất phương án ứng dụng dung dịch Anônít đối với các trang trại trong chăn nuôi lợn sạch nhằm bảo vệ vật nuôi và người chăn nuôi không bị tấn công của dịch bệnh, tạo cho đàn lợn có sức đề kháng tốt nhất, lợn sẽ cho năng suất cao nhất. Đồng thời giảm thiểu được ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn sử dụng nước hoạt hóa điện hóa để khử trùng các đối tượng khác nhau trong ngành chăn nuôi . Viện HLKH Nông nghiệp Nga ban hành năm 1995
2. Zakomyrdin A. A., Vanner N. E., Skvortsov F. F. et al. (1999). Về ứng dụng các dung dịch hoạt hóa điện hóa trong thú y và chăn nuôi. Hội nghị Quốc tế lần II về hoạt hóa điện hóa, Moskva, 1999, 208-211
3. Philonenko V. I., Spirina S. I., Philonenko A. V. et al. Sử dụng hạt nảy mầm bằng nước HHĐH trong nuôi gia cầm . Hội nghị Quốc tế lần II về hoạt hóa điện hóa, Moskva,1999, 202-203
4. Yang Z., Slavik F. (1999). Antibacterial efficacy of electrochemically activated solution for poultry spraying and chilling. J. Foodscience, vol. 64, N 3
5. Gapharova F. M. (1997). Chất lượng sản phẩm và chất lượng công nghệ của một số giống ngỗng phụ thuộc vào hệ thống nuôi và các phương pháp sử dụng nước HHĐH. Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, Tp. Kazan, 1997.
6. Philonenko V. I., Spirina S. I., Schole V. G. (1997). Đưa chất khử trùng không độc hại sinh thái vào chăn nuôi gia cầm công nghiệp. Hội nghị Quốc tế lần I về hoạt hóa điện hóa, Moskva,1997, 109-110
7. Hướng dẫn sử dụng các dung dịch hoạt hóa điện hóa (anôlít và Catôlít) được làm từ nước muối NaCl trên các thiết bị STEL và UDEZH để tẩy rửa và khử trùng trong ngành thú y và chăn nuôi do Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm Liên bang Nga ban hành năm 1999.
8. A. P. Tomilov. Electrochemical Activation: a new Trend in Applied Electrochemistry. J. Zhizn & Bezopastnost N3, 302-307, 2002
9. Применение электроактивированной воды в птицеводстве. Методические рекомендации. РАСXН. Сергиев Посад 1995
10. Hướng dẫn sử dụng Anôlít trung tính trong trường hợp khẩn cấp. Viện Phòng vệ dân sự, Bộ Phòng vệ dân sự, tình trạng khẩn cấp và tai hoạ thiên nhiên, LB Nga, Novôgrsk -2002
11. Fabrizio K. A., Sharma R. R., Demirci A. et al. (2002). Comparision of Electrolyzed Oxidizing water with various antimicrobial interventions to reduce Salmonella species on Poultry. Poultry Science 81: 1598-1605
12. Venkitanarayanan K. S., Ezeike G. O. I., Hung Y. C. et al. (1999) Efficacy of electrolyzed oxidizing water for inactivating Escherichia coli O157:H7, Salmonella enteritidis and Listeria monocytogenes. Appl. Environ. Micro. 65: 4276-4279
13. Kim C., Hung Y. C., Brackett R. E. (2000). Roles of oxydation-reduction potential in electrolyzed oxydizing and chemically modified water for the inactivation of food-related pathogens. J. Food Prot. 63: 19-24
14. V. M. Bakhir, Yu. G. Zadorozhnyi, V. I. Leônov et al. (2001). ECA: Water treatment and production of useful solutions. M.:VNIIIMT. 176 pp, 2001
15. 2. Б. И. Леонов, В. И. Прилуцкий, В. М. Бахир. Физикохимические аспекты биологического действия электрохимически активированной воды. М.: ВНИИИМТ, 1999, 244cтр.
16. Zibrova E. A. (2001). Tác dụng khử trùng của Anôlít trung tính đối với các loài vi sinh vật khác nhau. TT các công trình khoa học của Viện Nghiên cứu Vệ sinh Thú y và Dịch tễ toàn Nga. T.111, 96-100
17. Báo cáo Khoa học năm 2000 : Nghiên cứu độc tính và đánh giá độ an toàn của Anôlít trung tính ANK đối với các đối tượng không chỉ định. Viện Nghiên cứu thử nghiệm Kỹ thuật Y học, Bộ Y tế LB Nga.
18. Bialka K. L., Demirci A., Knabel S. J. et al. (2004) Efficacy of electrolyzed oxidizing water for the microbial safety and quality of eggs. Poultry Science 83: 2071-2078
19. Tchernyak M. I. Ispolzovanhie electroaktivirovannoi vody dlya obrabotki vozdushnoi sredy inkubatoria i ptichnikov.
20. Bogatova O. V., Bogatov A. I. (2003) Ispolzovanie electroaktivirovannoi vody v tekhnologhicheskikh prozesakh promyshlennovo
ptizevodstva. Vestnik OGU, 3,2003.
21. Shukla.Shuchi S. (1997) : Evaluation of odor reducing commercial products for animal waste, Master of Science Thesis, Virginia Polytechnic Institute and State University, Blacksburg, Viginia.
22. TS. Phạm Hồng Sơn. Vi Sinh Vật Học Thú Y. NXB Nụng Nghiệp.2006
23. TS. Phạm Quang Trung. Bài Giảng Thỳ Y Cơ Bản. ĐH Nông Lâm Huế.
24. TS.Phạm Hồng Sơn. TS Bùi Quang Anh. Giáo trình Bệnh Truyền Nhiễm Thú Y. NXB Nông Nghiệp 2002.
25. Nguyễn Quang Linh, Hoàng Nghĩa Duyệt, Phùng Thăng Long. Giáo Trình Chăn Nuôi Lợn. NXB Nông Nghiệp
26. Đỗ Quý Hải. Giáo Trình Hóa Sinh. NXB ĐH Huế
27. Trần Thị Thuận. Giáo trình chăn nuôi lợn. nxb Hà Nội.
28. Trương Lăng. Sổ tay chăn nuôi lợn. nxb Đà Nẵng
29.
30.
31.
32. www.http.cucchannuoi.gov.vn
33.
34.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I .TỔNG QUAN 4
I.1 TỔNG QUAN VỀ CHĂN NUÔI LỢN Ở VIỆT NAM. 4
I.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn 4
I.1.2. Đăc trưng của ngành chăn nuôi lợn 5
I.2. QUY TRÌNH CHĂN NUÔI VÀ CÁC YẾU TỐ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 7
I.2.1. Quy trình chăn nuôi của các trang trại chăn nuôi lợn 7
I.2.2. Các yếu tố liên quan tới quá trình gây ô nhiễm 9
I.2.3. Các vấn đề ô nhiễm trong trang trại chăn nuôi lợn 10
I.2.3.1 Chất thải rắn. 11
I.2.3.2 Ô nhiễm mùi. 11
I.2.3.3 Nước thải. 13
I.2.3.4 Vi sinh vật 15
I.2.4 Các phương pháp xử lý các vấn đề ô nhiễm trong trang trại chăn nuôi lợn 15
I.2.4.1 Các phương pháp quản lý và xử lý chất thải rắn . 15
I.2.4.2 Các phương pháp xử lý mùi . 16
I.2.4.3 Các phương pháp xử lý ô nhiễm vi sinh vật . 17
CHƯƠNG II . GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ HOẠT HÓA ĐIỆN HÓA
II.1 CÔNG NGHỆ HOẠT HÓA ĐIỆN HÓA 19
II.1.1 lịch sử phát triển 19
II.1.2 giới thiệu thiết bị hoạt hóa điện hóa . 19
II.1.2.1. Các phản ứng sảy ra trong điện cực và dung dịch Anôlít. 21
II.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của dung dịch. 21
II.1.2.3 Đặc tính ứng dụng và cơ chế diệt khuẩn của dung dịch Anônít. 22
II.1.3 Thiết bị hoạt hóa điện hóa (ECAWA) và chất lượng của dung dịch Anôlít. 25
II.1.3.1 Thiết bị hoạt hóa điện hóa (ECAWA). 25
II.1.3.2 Kiểm tra chất lượng dung dịch. 27
II.2 NGHIÊN CỨU VỀ KHẢ NĂNG KHỬ TRÙNG VÀ MỨC ĐỘ GÂY ĐỘC ĐỐI VỚI CƠ THỂ VẬT NUÔI TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM. 29
II.2.1 Nghiên cứu độc tính của Anôlít trên chuột . 29
II. 2.1.1 Nghiên cứu hiệu ứng độc trường diễn của Anôlít. 29
II. 2.1.2 Nghiên cứu xác định liều gây độc cấp tính. 30
II.2.2 Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm hiệu lực của Anôlít trên đối tượng là vi sinh vật môi trường và vi khuẩn gây bệnh cho vật nuôi. 31
II.2.2.1 Đối tượng khảo nghiệm và Phương pháp thực hiện. 31
II.2.2.2 Kết quả xác định khả năng diệt khuẩn của Anôlít trong phòng thí nghiệm. 31
CHƯƠNG III: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG DUNG DỊCH HOẠT HÓA ĐIỆN HÓA TRONG XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG CHĂN NUÔI LỢN .
III.1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI . 33
III.1.1 Mục đích. 33
III.1.2 Giới thiệu địa điểm triển khai Dự án. 33
III.1.3 Lắp đặt thiết bị và kiểm tra chất lượng dung dịch. 33
III.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ PHÂN TÍCH MẪU 35
III.2.1 Đối tượng nghiên cứu 35
III.2.2 Lập kế hoạch thực hiện, chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu. 35
III.2.3 Thực hiện lấy mẫu 36
III.2.3.1 Mẫu nước 36
III.2.3.2 Lấy mẫu bề mặt máng ăn 36
III.2.3.3 Mẫu vệ sinh không khí 36
III.2.3.4 Bảo quản mẫu 37
III.2.4. Chuẩn bị môi trường và phân tích các chỉ tiêu 37
III.2.4.1 Chỉ tiêu tổng số vi khuẩn hiếu khí 37
III.2.4.2 Định lượng Nấm 38
III.2.4.3 Định lượng Coliform và E.coli 39
III.2.4.4 Tính toán kết quả 40
III.2.5 Khử trùng, khử mùi chuồng nuôi 40
III.2.6 Khử trùng các bề mặt, dụng cụ chăn nuôi 42
III.2.7 Khử trùng nước cấp cho toàn trại 43
III.2.8 Khử trùng nước thải chăn nuôi 45
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
IV.1. KẾT QUẢ QUAN TRẮC KHÔNG KHÍ KHU VỰC CHUỒNG NUÔI .47
IV.1.1 Kết quả quan trắc mật độ tổng số vi sinh vật hiếu khí 48
IV.1.2 Kết quả quan trắc nấm trong không khí chuồng nuôi 49
IV.1.3 Kết quả quan trắc nồng độ H2S trong chuồng nuôi 50
IV.1.4 Kết quả quan trắc nồng độ NH3 trong chuồng nuôi 52
IV.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẬT ĐỘ VI SINH MÁNG CHO LỢN ĂN 54
IV.3. KẾT QUẢ KHỬ TRÙNG NƯỚC CẤP 55
IV.4. KẾT QUẢ KHỬ TRÙNG NƯỚC THẢI 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
Bảng 2.2. Sự thay đổi của các thành phần máu của chuột sau 14 ngày cho uống liên tục mỗi ngày 1 hoặc 2 ml Anôlít nồng độ 300mg/lít.
Mẫu TN
Các thành phần của máu
WBC
RBC
HGB
HCT
MCV
MCH
MCHC
PLT
LY
MO
GR
RDW
PCP
MPV
PDW
Lô 1: chỉ cho uống nước thường ( đối chứng)
M 1
2,3
6,3
96
29
46
15
329
-
34
17
49
15,5
0,08
4,0
17
M 2
4,3
8,0
139
41
51
17
338
-
67
32
-
15
0,12
2,3
15,6
M 3
2,6
7,2
99
28,4
39
14
349
-
46
13
41
15
0,23
6,6
18,5
Trung bình
3.1 ±
2.1
7.2 ± 1.7
111
±
46
32.8 ± 13.3
45.3 ±
9.8
15.3 ±
3.1
337 ±
17
-
49 ± 23
21 ± 18
45
± 20
15.2 ±
0.3
0.14 ± 0.10
4.3 ±
3.0
17
±
2.4
Lô 2: cho chuột uống mỗi ngày 1ml Anôlít
M 6
4
7
108
33
47.5
15.5
327
-
62.4
11.
29.
13.5
0.08
3.3
16
M 7
4.7
7.4
110
34.5
46.7
14.9
319
-
61.2
11.
28.
16.1
0.13
5.5
17.6
M 8
3.1
8.6
131
39.7
46.4
15.3
330
-
45.7
12
43
13.5
0.12
2.4
18.4
Trungbình
3.9 ±
1.6
7.7±
1.5
116 ±
24
35.7 ±
6.4
46.8 ±
0.9
15.2 ±
0.5
325 ±
11
-
56.4 ±
17.4
11.3 ±
0.5
33 ±
16
12.2 ±
2.8
0.11 ±
0.04
3.7 ±
3.2
17.3 ±
2.0
Lô 3: cho chuột uống mỗi ngày 2ml Anôlít
M11
5.5
8.5
132
41
48.4
15.6
322
-
71.6
18
10.
12.5
0.18
2.6
14.9
M12
7.2
6.8
105
33
48.5
15.4
318
-
69.7
18.
13
13
0.17
2.6
15.6
M13
6.8
8.8
133
38.4
43.6
15.1
346
-
73.5
24
16
13.2
0.12
2.1
15.6
M14
4.3
9.2
140
42.5
46
15.2
329
-
51.2
16.
32.
13.7
0.09
2.0
15.5
Trung bình
6.0
±
2.4
8.3 ±
1.9
127 ±
27
38.7 ±
7.2
46.6 ±
4.9
15.3 ±
0.4
329 ±
26
-
66.5 ±
18.9
19 ±
7.2
18 ±
17.
13.1 ±
0.9
0.14 ±
0.08
2.3 ±
0.6
15.4 ±
0.6
Bảng 2.3. Sự thay đổi của các thành phần máu của chuột sau 30 ngày cho uống liên tục mỗi ngày 1 hoặc 2 ml Anôlít nồng độ 300mg/lít.
Mẫu
TN
Các thành phần của máu
WBC
RBC
HGB
HCT
MCV
MCH
MCHC
PLT
LY
MO
GR
RDW
PCP
MPV
PDW
Lô thí nghiệm 1: chỉ cho uống nước thường ( đối chứng)
M 1
4.4
7.8
122
37.2
47.7
15.6
328
-
61.5
26.
31.
13.5
0.1
5.8
18.5
M 2
4.3
8.5
120
38.3
45.1
14.1
313
562
55.2
14.
30.
14
1.2
3..2
15
M 3
6.7
8.4
126
39.4
46.8
15
320
530
55.7
12.
32
15.5
0.12
2.4
15.8
Trung bình
5.1 ±
2.6
8.2 ±
0.6
122.7 ±
6
38.3 ±
1.8
46.5 ±
2.3
14.9 ±
1.3
320 ±
12
546 ±
331
57.4 ±
5.4
17 ±
11.
31 ±
1.6
14.3 ±
1.9
0.11 ±
0.16
3.8 ±
1.8
16.4 ±
2.9
Lô thí nghiệm 2: cho chuột uống mỗi ngày 1ml Anôlít
M 6
-
8.6
120
39.2
45.7
14
306
464
70.4
14
33
14.3
0.12
2.6
16.7
M 7
8.5
9.7
140
44.6
45.7
14.3
314
619
70.3
29.
30.
13.2
0.12
2.0
15.5
M 8
6.8
7.8
123
37.2
47.5
15.7
331
766
67.3
29.
30.
12.8
0.17
2.3
15.6
M 9
9.8
8.2
119
37.7
45.9
14.5
316
510
76.2
20
34
14.6
0.13
2.6
15.7
M 10
7.9
7.8
112
36
46.4
14.4
311
502
77.2
19
34
14.9
0.11
2.3
16.7
Trung bình
8.2 ±
5.2
8.4 ±
1.6
123 ±
21
38.9 ±
6.7
46.2 ±
1.5
14.6 ±
1.3
318 ±
19
572 ±
245
72.3 ±
8.5
22 ±
14
32. ±
3.9
13.8 ±
1.8
0.13 ±
0.1
2.4 ±
0.5
16 ±
1.2
Lô thí nghiệm 3: cho chuột uống mỗi ngày 2ml Anôlít
M11
7.2
8.6
133
43.9
51.1
15.5
303
638
57.1
13.
39.
13.9
0.16
2.6
16.7
M12
4.0
5.6
91
29.6
50.3
15.4
307
478
47.1
13.
39.
12.3
0.09
2.0
15.5
M13
6.3
4.6
-
20.5
45.1
14.7
327
-
53.5
20.
36
13.8
.006
2.4
15.7
M14
7.2
8.6
127
39.6
46.4
14.9
321
439
53.5
20.
37.
13.5
0.08
2.0
16.3
M15
6.1
7.4
111
35.5
47.7
14.9
313
539
53.5
20.
39.
13.0
0.14
2.7
15.7
Trung bình
6.1 ±
2.6
6.9±
3.5
115 ±
54
34 ±
18.3
48.1 ±
5.1
15 ±
0.7
314 ±
20
523 ±
279
52.9 ±
7
18 ±
7.7
38 ±
3.1
13.3 ±
1.3
0.11 ±
0.08
2.3
±
0.7
16 ±
1.0
Bảng 2.4. Hiệu quả sát khuẩn của dung dịch Anolit nồng độ 30mg/lít clo hoạt tính
a) Thực hiện ngày 10 tháng 3 năm 2005
STT
Tên vi khuẩn
Số lượng vi khuẩn /1ml
Số lượng vi khuẩn /1ml sau khi xử lý Anolit
trước khi xử lý Anolit
5 phút
15 phút
30 phút
1
Vi khuẩn hiếu khí
54000
120
0
0
2
Coliforms
23000
0
0
0
3
E.coli
3200
0
0
0
4
Bacillus subtilis
280
100
30
6
5
S. aureus
3120
0
0
0
6
Pasteurella multocida
95000
0
0
0
7
Salmonella.sp
3100
0
0
0
8
Cl.perfringens
1300
0
0
0
9
Aspergilus.sp
4700
420
34
41
b) Tiến hành vào ngày 17 tháng 3
STT
Tên vi khuẩn
Số lượng vi khuẩn /1ml
Số lượng vi khuẩn /1ml sau khi xử lý Anolit
trước khi xử lý Anolit
5 phút
15 phút
30 phút
1
Vi khuẩn hiếu khí
63000
460
0
0
2
Coliforms
31000
0
0
0
3
E.coli
5700
0
0
0
4
Bacillus subtilis
260
78
17
9
5
S. aureus
2860
0
0
0
6
Pasteurella multocida
65000
0
0
0
7
Salmonella.sp
2900
0
0
0
8
Cl.perfringens
1670
0
0
0
9
Aspergilus.sp
3600
38
0
0
c) Tiến hành vào ngày 23 tháng 3
Số lượng vi khuẩn /1ml sau khi xử lý Anolit
STT
Tên vi khuẩn
Trước khi xử lý Anolit
5 phút
15 phút
30 phút
1
Vi khuẩn hiếu khí
59000
273
0
0
2
Coliforms
46000
0
0
0
3
E.coli
4800
0
0
0
4
Bacillus subtilis
320
110
36
17
5
S. aureus
2970
0
0
0
6
Pasteurella multocida
61000
0
0
0
7
Salmonella.sp
3900
0
0
0
8
Cl.perfringens
1000
0
0
0
9
Aspergilus.sp
2700
112
57
0
Bảng 2.5. Hiệu quả sát khuẩn của dung dịch Anolit ANK nồng độ 270 mg/lít
a) Thực hiện ngày 10 tháng 3 năm 2005
STT
Tên vi khuẩn
Số lượng vi khuẩn /1ml
Số lượng vi khuẩn /1ml sau khi xử lý Anolit
trước khi xử lý Anolit
5 phút
15 phút
30 phút
1
Vi khuẩn hiếu khí
1,6 x 1012
1,2 x 102
0
0
2
Coliforms
1,5 x 1012
0
0
0
3
E.coli
2,5 x 1012
0
0
0
4
Bacillus subtilis
1,1 x 1011
1,1 x 102
3,6 x 10
1,7 x 10
5
S. aureus
1,3 x 1012
0
0
0
6
Pasteurella multocida
1,8 x 1012
0
0
0
7
Salmonella.sp
9,7 x 1012
0
0
0
8
Cl.perfringens
5,7 x 109
0
0
0
9
Aspergilus.sp
4,1 x 109
0
0
0
b) Thực hiện ngày 17 tháng 3
STT
Tên vi khuẩn
Số lượng vi khuẩn /1ml
Số lượng vi khuẩn /1ml sau khi xử lý Anolit
trước khi xử lý Anolit
5 phút
15 phút
30 phút
1
Vi khuẩn hiếu khí
1,7x1012
2,8 x102
0
0
2
Coliforms
1,3x1012
0
0
0
3
E.coli
2,7 x1012
0
0
0
4
Bacillus subtilis
1,1 x1011
4,0 x102
1,7 x102
1,3x10
5
S. aureus
1,6 x1012
0
0
0
6
Pasteurella multocida
1,0 x1010
0
0
0
7
Salmonella.sp
1,0 x1013
0
0
0
8
Cl.perfringens
4,3 x109
0
0
0
9
Aspergilus.sp
4,9 x109
0
0
0
c) Thực hiện ngày 23 tháng 3
STT
Tên vi khuẩn
Số lượng vi khuẩn /1ml
Số lượng vi khuẩn /1ml sau khi xử lý Anolit
trước khi xử lý Anolit
5 phút
15 phút
30 phút
1
Vi khuẩn hiếu khí
2,6x1012
2,8 x102
0
0
2
Coliforms
6,8x1010
0
0
0
3
E.coli
9,3 x1011
0
0
0
4
Bacillus subtilis
2,1 x1011
5,2 x102
3,1x102
1,9x10
5
S. aureus
9,7 x1011
0
0
0
6
Pasteurella multocida
3,4 x1012
0
0
0
7
Salmonella.sp
2,6 x1013
0
0
0
8
Cl.perfringens
1,3 x1010
0
0
0
9
Aspergilus.sp
1,0 x1010
0
0
0
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10718.doc