Đấu thầu ngoài mục đích tìm được bên đối tác có năng lực để thực hiện DA 1 cách tố nhất còn muốn tìm ra nhà thầu có biện pháp xử lý tài chính 1 cách có hiệu quả nhất.
Đối với gói thầu tư vấn yếu tố kĩ thuật được đặt lên hàng đầu thì vấn đề tài chính không phải là vấn đề quan trọng nhất nhưng đối với gói thầu xây lắp, mua sắm thiết bị hay gói EPC thì đây là 1 trong những vấn đề quan trọng .
a.Giá gói thầu
Hiện nay có 2 vấn đề nổi cộm là : nhà thầu trúng với giá quá thấp và nhà thầu trúng với giá quá cao.Cả 2 đều không tốt vì 1 số lý do sau đây:
-Giá trúng thầu quá thấp:
Đây là hiện tượng nhà thầu nhằm mục đích chiếm được gói thầu đã bỏ thầu với giá cực thấp.Nếu nhìn dưới góc độ lợi ích kinh tế thì đây là chuyện tốt nhưng nếu đứng dưới góc độ kỹ thuật thì chưa chắc.Với 1 giá trúng thầu thấp đến 20-40% giá gói thầu thì không hiểu nhà thầu làm thế nào để đảm bảo chất lượng công trình chứ chưa nói đến việc có lãi.
25 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1547 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu và đánh giá hoạt động đấu thầu ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay Việt Nam đang trên đà hội nhập với thế giới và trở thành điểm đến của những nhà đầu tư. Chính phủ Việt Nam đang cố gắng tạo ra môi trường đầu tư và hành lang pháp lý tốt nhất để thu hút các nhà đầu tư và đẻ quản lý hàng tỷ đô la Mỹ từ ODA và FDI mỗi năm. Với lượng vốn khổng lồ này Việt Nam có thể cải thiện rất nhiều hệ thống giao thông, hạ tầng cơ sở, y tế, mạng lưới điện, trường học...
Tuy nhiên nhà nước đang rất khó khăn trong việc quản lý thật tốt lượng vốn đó và tạo ra hiệu quả cao nhất trên mỗi đồng vốn.
Có nhiều biện pháp được đưa ra, và sử dụng đấu thầu trong tư vấn, xây lắp... Là phương pháp quản lý rất hiệu quả.
Chúng ta hãy cùng phân tích và đánh giá kỹ hơn về vấn đề đầu thầu trong bài viết này.
NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU
Ở VIỆT NAM
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU
I. Quan niệm về đấu thầu.
Như ta đã biết, đấu thầu vốn là 1 hoạt động tối ưu nhất nhằm giải quyết các vấn để về nguồn lực và kỹ thuật cũng như tính minh bạch của 2 bên : chủ thầu và nhà thầu nhằm thực hiện dự án 1 cách hiệu quả nhất.
Xét theo phái chủ thầu thì quá trình đấu thầu là 1 quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu.
Xét theo phía nhà thầu thì quá trình đấu thầu là 1 cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nhà thầu để nhận được dự án cung cấp các sản phẩm dịch vụ từ bên mời thầu nhằm thu lợi nhuận cho các nhà thầu.
II. Một số loại hình đấu thầu hiện nay
Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động đấu thầu được chia thành các loại sau:
- Đấu thầu tuyển chọn tư vấn: là quá trình đấu thầu nhằm tuyển chọn 1 công ty hoặc 1 cá nhân tư vấn có kinh nghiệm chuyên môn để thực hiện các công việc có liên quan trong quá trình chuẩn bị đầu tư và thực hiện đấu thầu
-Đấu thầu mua sắm vật tư thiết bị:là quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp các loại vật tư thiết bị phù hợp đáp ứng các yêu cầu của dự án.
-Đấu thầu xây lắp là quá trình lựa chọn nhà thầu phù hợp thực hiện các công việc xây dựng và lắp đặt các công trình đáp ứng yêu cầu của dự án.
-Đấu thầu dự án là quá trình lựa chọn các đối tác phù hợp có khả năng tổ chức thực hiện toàn bộ những công việc có liên quan đến dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư đên lắp đặt thu xếp nguồn lực…
Căn cứ vào hình thức lựa chọn nhà thầu, đấu thầu được chia làm các loại sau
1.Đấu thầu rộng rãi : không hạn chế số lượng nhà thầu . Trước khi phát hành hồ sơ mời thầu, bên mờị thầu phải thông báo mời thầu theo quy định để báo cho các nhà thầu biết thông tin tham dự.bên mời thầu phả cung cấp hồ sơ mời thâu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu . Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho 1 hoặc 1 số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
2.Đấu thầu hạn chế : hạn chế số lượng nhà thầu .
Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
+ Theo yêu cầu của nhà tài trợ với nguồn vốn sử dụng gói thầu
+ Gói thầu có yêu cầu cao vê kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù, gói thầu có tính chất nghiên cứu thử nghiệm mà chỉ có 1 số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
Khi thực hiện đấu thầu hạn chế phải mời tối thiểu 5 nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu, trường hợp thực tế có ít hơn 5 nhà thầu chủ đâud tư phải trình người có thẩm quyền xem xét quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác.
3.Đấu thầu chỉ định: việc chỉ định nhà thầu chỉ được áp dụng trong 1 số trường hợp sau:
+ sự cố bất khả kháng do thiên tai địch họa sự cố cần khắc phục ngay thì chủ đâu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiẹm quản lý công trình, tài sản đó được chỉ định ngay nhà thầu để thực hiện, trong trường hợp này chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản dó phải cung với nhà thầu được chỉ định tiến hành thủ tục chỉ định thầu theo quy định trong thời hạn không qua 15 ngày kể từ ngày chỉ định thầu.
+ Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ.
+ Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia, dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia an ninh an toàn năng lượng do Thủ tướng Chính phủ quyết định khi thấy cần thiết.
+gói thầu mua sắm các loại vật tư thiết bị để phục hồi duy tu mở rộng công suất thiết bị dây chuyền công nghệ sản xuất mà trước đó đã được mua từ 1 nhà thầu cung cấp và không thể mua từ nhà thầu cung cấp khác do phải đảm bảo tính tương thích của thiết bị công nghệ.
+gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới 500 triệu đồng, gói thầu xây lắp có giá dưới 1 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa có giá gói thầu dưới 100 triệu đồng thuộc dự án mua sắm thường xuyên .
-Mua sắm trực tiếp : được áp dụng khi hợp đồng với gói thầu có nội dung tương tự được kí trước đó không quá 6 tháng.
Khi thực hiện mua sắm trực tiếp, được mời nhà thầu trước đó đã được lựa chọn thông qua đấu thầu để thực hiện gói thầu có nội dung tương tự.Đơn giá đối với các nội dung thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiwps không được vượt quá đơn giá của các nội dung tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó.
4.Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa: chỉ được áp dụng trong các trường hợp có đủ các điều kiện sau đây:
+gói thầu có giá thầu dưới 2 tỷ đồng.
+Nội dung mua sắm là những hàng hóa thông dụng sẵn có trên thị trường với những đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đưong nhau về chất lượng.
Khi thực hiện chào hàng cạnh tranh phải gửi yêu cầu chào hàng cho cá nhà thầu. Nhà thầu gửi báo giá đên bên mời thầu 1 cách trực tiếp bằng fax hoặc qua đường bưu điện . Đối với mỗi gói thầu phải có tối thiểu 3 báo giá từ 3 nhà thầu khác nhau.
5.Tự thực hiện : áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư là nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản lý và sử dụng.
III. Quy trình đấu thầu 1 dự án
Quy trình đấu thầu gồm 6 bước cơ bản :
1.Chuẩn bị đấu thầu : bao gồm 4 bước sau
-Lập kế hoạch đấu thầu:
Kế hoạch đấu thầu phải do bên mời thầu lập và người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt.Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch đấu thầu toàn bộ dự án thì bên mời thầu có thể lập kế hoạch đâu thầu từng bộ phận của dự án theo các giai đoạn đầu tư khác nhau.Nội dung của 1 kế hoạch đâu thầu dự án bao gồm:
+Phân chia dự án thành các gói thầu : việc này phải phù hợp với tính chất công nghệ hoặc trình tự thực hiện dự án, đảm bảo tính quy mô và đồng bộ của dự án.
+ Ước tính giá của từng gói thầu
Việc ước tính giá của từng gói thầu phụ thuộc vào từng loại thầu khác nhau.
Đối vói thầu xây lắp: giá xét thầu được quyết định sau thời điểm hết hạn nộp thầu và trước thời điểm mở thầu.Đối với thầu VTTB hay tư vấn : bên mời thầu có thể sử dụng giá xét thầu tùy theo điều kiện cụ thể của từng dự án.Khi ước tính giá của từng gói thầu cần phải dựa vào yêu cầu và các chỉ dẫn nêu trong hồ sơ mời thầu, tổng dự toán đã được phê duyệt và tổng mức đầu tư của dự án nếu chưa có tổng dự toán hoặc dự toán được phê duyệt.
Giá xét thầu phải nằm trong phạm vi của tổng dự toán hoặc dự toán không làm vượt quá tổng mức đầu tư của dự án đã được phê duyệt . Giá trúng thầu không được vượt giá xét thầu đã được quyết định.
+Xác định hình thức lựa chọn nhà thầu và phương pháp áp dụng: tùy vào từng điều kiện cụ thể mà chủ thầu chọn các hình thức chọn nhà thầu như đã nêu ở trên.
+ Thời gian tổ chức đấu thầu cho từng gói thầu : tránh làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án cũng như có thể thu hút tốt nhất các nhà thầu.
+Xác định phương thức thực hiện hợp đồng: tùy vào các loại dự án khác nhau mà chủ dự án chọn phương thức hợp đồng phù hợp nhất.Các loại hợp đồng : hợp đồng trọn gói, hợp đồng điều chỉnh giá, hợp đồng chìa khóa trao tay.
Hợp đồng trọn gói được áp dụng đối với các gói thầu có điều kiện xác định chính xác khối lượng số lượng và giá cả tại thời điểm đấu thầu, không được thay đổi giá cả đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Hợp đồng điều chỉnh giá thường được áp dụng chó các dự án không xác định được chính xác khối lượng hay số lượng tại thời điểm đấu thầu, thời gian thực hiên ít nhất trên 12 tháng và có biến động về giá đối với 3 yếu tố: nguyên vật liệu, thiết bị và lao động.Trong hồ sơ mời thầu phải quy định cụ thể các điều kiện để được điều chỉnh giá, các phần việc hoặc hạng mục được điều chỉnh và công thức điều chỉnh giá cho từng trường hợp cụ thể cho phù hợp vói sự biến động giá cả trên thị trường.
Hợp đồng chìa khóa trao tay chỉ áp dụng đối với các dự án được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép đấu thầu toàn bộ dự án.Chủ đầu tư nghiệm thu và nhân bang giao khi nhà thầu hoàn thành hợp đồng theo đúng nội dung và giá trị đã ghi trong hợp đồng.Việc xác định thời gian thực hiện hợp đồng cần được tiến hành 1 cách cụ thể và chính xác với từng dự án cụ thể.
- Sơ tuyển nhà thầu
Công việc này chỉ áp dụng đối với các dự án có quy mô lớn nhằm lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện dự án.Bao gồm các bước:
-Chuẩn bị hồ sơ mời thầu: bên mời thầu phải chuẩn bị hồ sơ mời thầu bao gồm mẫu dơn dự thầu, các chỉ dẫn đối với các nhà thầu, hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bản tiên lượng và chỉ dẫn kỹ thuật tiến độ thi công theo yêu cầu của chủ đầu tư, các điều kiện tài chính thương mại tỉ giá ngoại tệ và các phương thức thanh toán hợp đồng.
-Xác định các tiêu chuẩn đánh giá nhà thầu : để có thể chọn ra nhà thầu phù hợp nhất cần phải xác định và thống nhất về các tiêu chuẩn chung và các tiêu chuẩn cơ bản để làm căn cú đánh giá các nhà thầu
2. Mời thầu
Khi các công việc chuẩn bị đấu thầu đã hoàn tát, chủ thầu càn phải tiến hành mời thầu.Khi mời thầu cần có thông báo của bên mời thầu trong đó ghi rõ họ tên và địa chỉ của bên mời thầu cũng như mô tả tóm tắt dự án địa điểm thời gian tiến hành và kết thúc của dự án các yêu cầu kỹ thuật nguồn vốn của dự án …
Bên dự thầu phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ dự thầu bao gồm đơn dự thầu, bản sao giấy đăng kí kinh doanh và chứng chỉ nghề nghiệp, các tài liệu giới thiệu năng lực của nhà thầu, biện pháp thi công và thực hiện dự án hay các gói thầu, tổ chức thi công và tiến độ thực hiện dự án, bản dự toán giá dự thầu.
Đối với bảo lãnh thầu nhà thầu nộp tiền đặt cọc cùng với hồ sơ thầu theo quy định của bên mời thầu. Tiền bảo lãnh này có thể được trả lạ cho nhà thầu không trúng sau không quá 30 ngày kể từ ngày công bố kết quả.Nhà thầu sẽ không nhận lại được tiền bảo lãnh này trong các trường hợp trúng thầu nhưng từ chối thực hiện hợp đồng, rút thầu sau thời hạn nộp thâu, hoặc vi phạm các quy định trong quy chế đấu thầu.Sau khi thực hiện hợp đồng đơn vị trúng thầu cũng được nhận lại tiền bảo lãnh.
3.Nộp hồ sơ dự thầu
Sau khi chuẩn bị dủ hồ sơ dự thầu bên nhà thầu phải nộp hồ sơ dự thầu theo đúng thời gian đã quy định được ghi trong thư mời thầu của bên mời thâu. Thời hạn nộp thầu sẽ tùy thuộc vào quy mô và sự phức tạp của gói thầu nhưng tối đa không quá 60 ngày đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn và mua sắm VTTB, không quá 90 ngày đối với thầu xâp lắp kể từ ngày phát hành hồ sơ mời thầu.
Bên mời thầu có thể gia hạn thời gian nộp thầu trong trường hợp cần có những thay đổi đặc biệt về nội dung trong hồ sơ mời thầu khi chưa hết hạn nộp thầu. Tất cả các sửa đổi phải được thông báo bằng văn bản tới các nhà thầu trước khi hết hạn nộp thầu quy định ít nhất là 10 ngày.
4.Mở thầu
Những hồ sơ dự thầu nộp đúng hạn sẽ được tiếp nhận và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ mật. Việc mở thầu được tiến hành công khai theo ngày giờ và địa điểm đã ghi trong hồ sơ mời thầu . Khi mở thầu phải có sự tham gia của cơ quan hành chính nhà nước để chứng kiến và xác nhận. Đại diện bên mời thầu và các nhà thầu tham dự ơhải kí kết vào biên bản mở thầu.
5.Đánh giá, xếp hạng và công bố kết quả đấu thầu
Những hồ sơ dự thầu hợp lệ được bên mời thầu nghiên cứu đánh giá, so sánh và xếp hạng căn cứ vào những tiêu chuẩn đẫ được những người có thẩm quyền quyết định thông qua trước khi mở thầu. Khi xem xét hồ sơ dụ thầu cần phải tính đến sự hợp lệ của các hồ sơ dự thầu, yêu cầu các nhà thầu giải thích các nội dung chuă rõ ràng và các đơn giá chưa thỏa đáng, đề nghị nhà thầu sửa các sai sót về mặt số học, nếu không sẽ bị loại và cuối cùng là kiểm tra các thông tin về nhà thầu đề đánh giá chính xác khả năng của nhà thầu.Các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu chủ yếu là năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, các tiêu chuẩn kỹ thuật và chât lượng, các tiêu chuẩn về tài chính giá cả cũng như các tiêu chuẩn về tiến độ thi công .
Khi tiến hành đánh giá xếp hạng các nhà thầu để lựa chọn nhà thầu tốt nhất nhiều chủ thầu đã áp dụng phương pháp cho điểm đề đánh giá . Thông thường thang điểm là 100, nó sẽ được chia cho các tiêu chuẩn khác nhau với các mức khác nhau tùy theo tính chất của dự án.Việc cho tiêu chuẩn nào nhiều điểm hơn sẽ tùy thuộc vào mục tiêu của dự án và các tiêu thức mà chủ thầu căn cú vào đó để lựa chọn nhà thầu.Tuy vậy phương pháp này thường rất khó áp dụng và có ít hiệu quả vì nhiều khi việc cho diểm mang tính chất cảm tính đối với những tiêu chuẩn khó lượng hóa và dựa vào các mối quan hệ với nhà thầu dẫn đến kết quả không chính xác. Trong 1 số trường hợp nhà thầu có điểm cao nhất chưa chắc đã thỏa mãn yêu cầu cơ bản của chủ thầu, nhưng phương pháp này thường tạo ra cảm giác công băngd và co hội cánh tranh lành mạnh giữa cá nhà thầu.
Việc xét duyệt kết quả thầu căn cứ váo kết quả đánh giá cá hồ sơ dụ thầu, bên mời thầu tiến hành xếp hạng cá nhà thầu theo tiêu chuẩn đánh giá đã được thông qua, kết quả xếp hạng được chủ đầu tư phê duyệt.
6. Thương thảo hợp đồng và ký kết hợp đồng
Hợp đồng sẽ được ký kết sau khi đã có thương thảo giữa bên mời thầu và đơn vị trúng thầu theo các hình thức và điều khoản nhất định đối với các loại dự án khác nhau.
PHẦN II.NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI VÀ NHỮNG KẾT QUẢ MÀ ĐẤU THẦU VIỆT NAM ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC
I. Những vấn đề còn tồn tại
1. Vấn đề thiếu minh bạch trong đấu thầu và 1 số sai phạm nghiêm trọng
Đây là vấn đề mà từ lâu Việt Nam đã gặp phải, việc giải quyế vấn đề này thật sự là 1 việc rất khó khăn đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên liên quan như: Chính Phủ, Bộ ngành có liên quan, hệ thống pháp luật…vì từ xưa đến nay việc thiếu minh bạch diễn ra từ các cấp quản lí tới các đơn vị thi công.Tuy nhiên nếu như không nhanh chóng giải quyết được vấn đề này thì rất nhiều dự án ODA, FDI sẽ không muốn tới Việt Nam đồng thời rất nhiều tỷ đồng bị thâm hụt vào ngân sách nhà nước do các vấn đề : tham nhũng, sai phạm…Đây chính là vấn đề cấp bách cần giải quyết.
Hiện nay luật đấu thầu mặc dù đã quy định rất rõ về cá khoản mục cũng như quy trình về đấu thầu nhưng việc sai phạm ở nhiều cấp độ vẫn liên tục diễn ra. Đặc biệt sai phạm ở TP.HCM diễn ra rất nhiều với nhiều công trình quan trọng: tại Tổng công ty cấp nước Sài Gòn( Hồ sơ không đủ, thi công không đúng), sai phạm trong việc mua sắm thiết bị của đài truyền hình TP.HCM và đài tiếng nói nhân dân Tp.HCM …
Tuy nhiên nếu chỉ là 1 nhà thầu nhỏ thì sai phạm còn có thể sửa chữa và bù đắp nhưng khi các tổng công ty, các tập đoàn sai phạm thì nó trở nên nghiêm trọng và gây thất thoát rất lớn cho nhà nước cũng như gây ra dư luận không tốt .Điển hình là vụ việc của PUM18 và Tập đoàn Than Việt Nam và Bộ Công nghiệp.
PMU ( Project Manager Unit) là tên tiếng Anh của Ban quản lí dự án . PMU18 cũng vậy nhưng đáng lẽ ra sau khi hoàn tất thì ban quản lí dự án cần giải thể thì PMU18 lại tiếp tục được ưu ái giao hàng loạt xây dựng cầu đường lớn. Tuy vậy sẽ chẳng có việc để bàn nếu như họ thi công tốt các công trình đó, ngược lại PMU18 lại quá nổi tiếng với các dự án xây cầu kém chất lượng đường xá mới xây xong đã xuống cấp với lượng vốn tăng lên rất nhiều lần do phải thi công lại như: DA cầu Luổng, Cầu Hàm Rồng( sau đổi thành cầu Hoàng Long, Thanh hóa), Quốc lộ 2 từ Đoan Hùng ( Phú Thọ ) đến cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang), đặc biệt là Dự án giao thông nông thôn 2 (WB2) được thực hiện với số vốn đầu tư là hơn 145 triệu USD nhằm cải tạo, nâng cấp 13.000 km đường giao thông và 5.000 km cầu thuộc 40 tỉnh trên cả nước.
Các công trình của dự án này bị xác định xảy ra sai phạm ở hầu hết các khâu từ thi công đến nghiệm thu khối lượng, quyết toán sai thực tế... Nhiều công trình đưa vào sử dụng đã bị xuống cấp và phải thi công lại. Qua thanh tra 700 dự án thuộc Dự án giao thông nông thôn 2 tại 22 tỉnh với số vốn 523 tỷ đồng, cơ quan thanh tra đã phát hiện sai phạm 13, 45 tỷ đồng. Cụ thể, sai về khối lượng gần 3 tỷ, sai về dự toán khoảng 2, 5 tỷ, lãng phí đầu tư không hiệu quả hơn 2, 2 tỷ...
Theo cơ quan chắc năng, tình trạng bớt xén khối lượng, nghiệm thu quyết toán khống của dự án này đã diễn ra một cách có hệ thống. Kiểm tra tại Lào Cai phát hiện 9 gói thầu ở quốc lộ 279 và đường Phố Mới - Phong Hải phải sửa chữa với giá trị 1, 4 tỷ đồng. Kiểm tra tại Bắc Ninh có 6 gói thầu sai phạm và nhà thầu phải bổ sung khối lượng thi công.
Tại Hải Dương có 15/25 xã của huyện Gia Lộc có sai phạm liên quan đến dự án này. Khánh Hòa, một tỉnh thuộc Nam Trung bộ, cũng không ngoại lệ, cả 47 công trình đều có vấn đề từ trình tự lập dự toán, phê duyệt đầu tư và thi công. Những sai phạm này phần lớn bắt nguồn từ phía PMU 18 không kiểm tra, rà soát kỹ các hợp đồng dự án, dẫn đến nhà thầu thao túng công việc, hợp thức hóa trên sổ sách để thanh toán, gây thiệt hại kinh phí đầu tư.Đối với sai phạm trong gói thầu mua sắm trang thiết bị, xây dựng nhà máy nhiệt điện NaDương, Thủ Tướng Chính Phủ đã có quyết định yêu cầu thanh tra làm rõ những sai phạm tại đây.Thủ tướng cũng chỉ đạo Thanh tra Chính phủ chuyển báo cáo kết luận thanh tra sang Bộ Công an để chỉ đạo xác minh làm rõ, nếu có dấu hiệu tham nhũng phải khởi tố điều tra theo đúng quy định của pháp luật.
Nhà máy nhiệt điện Na Dương (Lộc Bình, Lạng Sơn) - một trong những dự án trọng điểm sản xuất điện được Thủ tướng phê duyệt năm 1998, với tổng mức đầu tư 124, 26 triệu USD. Vừa qua, Thanh tra Chính phủ vừa hoàn tất kết luận thanh tra về dự án này và đã phát hiện nhiều sai phạm. Theo đó, quá trình đấu thầu cũng như giao nhận dự án này đã làm thất thoát của Nhà nước hàng triệu USD.
Cụ thể, Trong 5 gói thầu của dự án, gói thầu 3 - lựa chọn nhà thầu xây dựng theo phương thức EPC - là gói thầu quan trọng nhất và có nhiều sai phạm nghiêm trọng nhất.Sau khi đấu thầu, 3 nhà thầu gồm: Sumitomo (Nhật Bản), Marubeni (Nhật Bản) và Technopromextport (LB Nga) đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật được đưa vào danh sách. Tuy nhiên, giá bỏ thầu của các nhà thầu này đều vượt giá khởi điểm từ 39, 7% - 63, 47%. Vì lý do này mà không có đơn vị nào trúng thầu và Thủ tướng yêu cầu TVN thương thảo trực tiếp với 2 nhà thầu (lần lượt theo thứ tự Marubeni - gọi tắt là MC; Technopromextport - gọi tắt là TPE). Bộ Công nghiệp đã điều chỉnh 18 nội dung trong hồ sơ mời thầu (theo chỉ đạo của Thủ tướng) để giảm giá gói thầu. Việc điều chỉnh này kéo theo sự thay đổi mã hiệu hàng hóa, nơi sản xuất, trình độ công nghệ và giá các thiết bị... Thế nhưng, khi đàm phán trực tiếp với các nhà thầu, TVN lại bỏ qua nhà thầu TPE; chỉ đàm phán với nhà thầu MC.Sau khi chào lại giá, nhà thầu MC bỏ thầu 117 triệu USD (lấy số tròn), còn TPE 102 triệu USD. Theo quy chế đấu thầu, đương nhiên TPE trúng thầu. Thế nhưng, một lần nữa, TVN bỏ qua TPE; đồng thời ưu ái nhà thầu MC bằng cách tự ý điều chỉnh 24 nội dung giảm giá. Điều này đã làm giảm giá gói thầu cho MC hơn 6, 6 triệu USD. Như vậy, giá bỏ thầu của MC vẫn cao hơn TPE. Đấy là chưa kể nếu nhà thầu TPE được áp dụng giảm giá 24 nội dung trên thì giá bỏ thầu của TPE chỉ còn hơn 95 triệu USD (thấp hơn giá khởi điểm gần 5 triệu USD). Chưa dừng lại, trong quá trình thi công, theo kết luận thanh tra, nhà thầu MC đã không đảm bảo tiến độ, phát sinh khoản lỗ hàng triệu USD. Đặc biệt, khi đưa vào bán điện, nhà máy cũng gây khoản lỗ không nhỏ đối với ngân sách do giá thành quá cao.
Qua một số sai phạm nghiêm trọng trên ta có thể thấy thực trạng đầu tư và đấu thầu ở Việt Nam còn rất nhiều việc phải bàn, những sai phạm đó không chỉ làm thất thoát của nhà nước hàng nghìn tỷ đồng mà còn gây ảnh hưởng rất lớn đến lòng tin của nhân dân, của các đối tác nước ngoài có dự án tại Việt Nam. Trên đây mới chỉ là 1 số sai phạm điển hình, những sai phạm nhỏ lẻ khác có thể nói là không thể thống ke hết được, đây là 1 thực trạng đáng buồn và rất đáng báo động ở Việt Nam.
2. Vấn đề giá gói thầu .
Đấu thầu ngoài mục đích tìm được bên đối tác có năng lực để thực hiện DA 1 cách tố nhất còn muốn tìm ra nhà thầu có biện pháp xử lý tài chính 1 cách có hiệu quả nhất.
Đối với gói thầu tư vấn yếu tố kĩ thuật được đặt lên hàng đầu thì vấn đề tài chính không phải là vấn đề quan trọng nhất nhưng đối với gói thầu xây lắp, mua sắm thiết bị hay gói EPC thì đây là 1 trong những vấn đề quan trọng .
a.Giá gói thầu
Hiện nay có 2 vấn đề nổi cộm là : nhà thầu trúng với giá quá thấp và nhà thầu trúng với giá quá cao.Cả 2 đều không tốt vì 1 số lý do sau đây:
-Giá trúng thầu quá thấp:
Đây là hiện tượng nhà thầu nhằm mục đích chiếm được gói thầu đã bỏ thầu với giá cực thấp.Nếu nhìn dưới góc độ lợi ích kinh tế thì đây là chuyện tốt nhưng nếu đứng dưới góc độ kỹ thuật thì chưa chắc.Với 1 giá trúng thầu thấp đến 20-40% giá gói thầu thì không hiểu nhà thầu làm thế nào để đảm bảo chất lượng công trình chứ chưa nói đến việc có lãi.
Mỗi năm, nhờ đấu thầu, ngân sách quốc gia "tiết kiệm" được khoảng 400 triệu USD. Tuy nhiên, các chuyên gia lại nhìn con số đó với nhiều nỗi lo khác nhau. Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam đã có ít nhất hai lần báo động về hiện tượng bỏ thầu phá giá. Một số thông tin trong chuyên đề này được trích dẫn từ các tham luận tại cuộc hội thảo do Hiệp hội tổ chức."Không thể thi công một công trình với giá chỉ bằng 50-70% giá dự toán" - ông Vũ Gia Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam khẳng định. Ông cũng cho rằng: "Thầu như vậy thì hoặc dự toán sai, hoặc công trình không đạt chất lượng, hoặc nhà thầu sẽ phá sản". Chưa có nhà thầu nào phá sản, nhưng đó cũng không hẳn là tin vui.
Cụ thể:
Gói thầu 2A hầm Hải Vân trúng thầu với giá chỉ bằng 34, 3% giá dự toán mà vẫn phải "ngả nón chào thua" gói thầu 2B với 28, 9% giá dự toán. Trong công trình xây dựng Nhà máy Xi măng Phúc Sơn (Hải Dương), giá thẩm định gói thầu san lấp mặt bằng là 35 tỷ đồng. Theo một quan chức ở Văn phòng xét thầu quốc gia: "Các nhà thầu ở Bộ Xây dựng sau khi tính toán tiết kiệm chào giá 31 tỷ đồng, các công ty quân đội chào 21 tỷ, nhưng các nhà thầu địa phương huy động "sức dân nhàn rỗi" bỏ thầu chỉ 14 tỷ đồng".
Theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Vũ Khoa, Chủ tịch Hiệp hội: "Phá giá đang được các nhà thầu coi là biện pháp chủ yếu để thắng". Có những vụ đấu thầu, chênh lệch giữa giá thắng thầu và giá gói thầu lên đến hàng trăm tỷ đồng. Trường hợp như đấu thầu xây dựng cảng Cái Lân, "chênh lệch giá" lên tới 400 tỷ đồng. Đường Bắc Ninh - Nội Bài, trên 9 nhà thầu bỏ giá trong khoảng 657-675 tỷ đồng, nhà thầu "chiến thắng" vẫn bỏ giá 657 tỷ đồng nhưng hạ "nốc ao" đối thủ nhờ kèm theo một "thư giảm giá" lên tới 223 tỷ đồng.
Với những biện pháp đó nhà thầu có được gói thầu mà họ muốn nhưng sau khi đặt chân vào công trình sẽ xoay sở với tư vấn giám sát, với chủ đầu tư, sửa đổi thiết kế, bổ sung khối lượng hoặc tráo đổi vật tư.Đặc biệt sau khi được phê duyệt và tổ chức đấu thầu, hầu hết các dự án do ngành Giao thông là chủ đầu tư đều được bổ sung, điều chỉnh vốn điều này làm cho giá quyết toán cao hơn giá thắng thầu rất nhiều.Đơn cử là trường hợp Cầu Bến Lức vốn Bộ Giao thông vận tải duyệt 111, 9 tỷ đồng, trong quá trình thi công "bổ sung" 84, 2 tỷ hay giá trúng thầu ba hợp đồng công trình đường tránh Hà Nội - Cầu Giẽ là 382, 2 tỷ đồng, nhưng được bổ sung tới 235, 8 tỷ.
Tuy nhiên tiền nào thì của nấy.Các công trình với chi phí thấp như thế thường không đáp ứng được chỉ tiêu kĩ thuật đã đề ra thế nhưng ở Việt Nam bộ phận giám sát lại thường có quan hệ rất “tốt” với bên thi công nên các công trình vẫn được phê duyệt .
-Giá gói thầu quá cao:
Đây tuy là 1 hiện tượng rất hiếm gặp trong đấu thầu nhưng nếu xảy ra thì thất thoát cho nhà nước là rất lớn.Nguyên nhân của hiện tượng này là khi dự toán gói thầu bên A đã tính toán không chi tiết, sai đơn giá của 1 số thiết bị, hạng mục (điều này gần như không thể xảy ra nếu không cố ý) hoặc xảy ra sai phạm ở khâu nào đó trong quá trình đấu thầu.Đơn cử là việc mở rộng nhà máy nhiệt điện Uông Bí với tổng kinh phí đầu tư là 4.271, 12 tỷ đồng, thế nhưng khi triển khai thực hiện gói thầu bị đội giá lên tới hơn 50 triệu USD .Nguyên nhân của vụ việc này chính là do tổng thầu LILAMA đã không thực hiện đúng như quy định về mời thầu và xét hồ sơ dự thầu cũng như còn nhiều vấn đề “ khó nói” trong dự án này.
b.Chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu
Theo Luật Đấu Thầu thì những gói thầu sau được chỉ định thầu( chỉ xét về chi phí):
+gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới 500 triệu đồng
+gói thầu xây lắp có giá dưới 1 tỷ đồng
+gói thầu mua sắm hàng hóa có giá gói thầu dưới 100 triệu đồng thuộc dự án mua sắm thường xuyên
Chính vì vậy hiện nay có nhiều chủ dự án đã tự ý chia nhỏ gói thầu thành nhiều gói nhỏ để chỉ định thầu . Nếu việc chia nhỏ gói thầu thành các gói thầu nhỏ mà không ảnh hưởng đến tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện bảo đảm tính đồng bộ và quy mô của dự án thì không hề vi phạm pháp luật . Điều này làm cho nhiều gói thầu bị xé lẻ thành những gói thầu có giá trị dưới 1 tỷ đồng( thầu xây lắp) nhằm thực hiện chỉ định thầu( cho những nhà thầu được ưu tiên).
3. Vấn đề sai phạm trong đấu thầu xây dựng
Đấu thầu xây dựng là hình thức lựa chọn nhà thầu để ký hợp đồng xây dựng nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng vốn nhà nước, đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng và minh bạch, chống các hành vi tiêu cực của các tổ chức và cá nhân trong quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa và xây lắp, phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh.Tuy nhiên, kết quả kiểm toán những năm qua đã phát hiện không ít những dấu hiệu tiêu cực trong đấu thầu xây dựng. Để nhận dạng những sai phạm này, chúng tôi xin đưa một số hiện tượng có tính chất phổ biến như sau:
3.1 . Đấu thầu hạn chế không đúng điều kiện, chỉ định thầu sai thẩm quyền, chia nhỏ dự án thành nhiều gói thầu tùy tiện không theo tính chất, quy mô của dự án
Theo quy định, chỉ những dự án có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính chất đặc thù; gói thầu có tính chất nghiên cứu thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu thì mới được đấu thầu hạn chế. Những dự án có giá trị dưới 1 tỷ đồng; những dự án giải quyết sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa cần khắc phục ngay, những gói thầu thuộc dự án bí mật Quốc gia mới được chỉ định thầu. Trong thực tế nhiều chủ đầu tư đã né tránh đấu thầu rộng rãi, xin được đấu thầu hạn chế mà không tuân thủ các điều kiện theo quy định, chia nhỏ dự án thành các gói thầu có giá trị dưới 2 tỷ để tổ chức đấu thầu dưới dạng quy mô nhỏ và dưới 1 tỷ để chỉ định thầu, cá biệt có Tỉnh B, tỉnh T thực hiện trên 90% đấu thầu hạn chế. Việc chấp hành không nghiêm túc quy định về đấu thầu như trên đã không chỉ gây lãng phí cho Ngân sách nhà nước (qua báo cáo kiểm toán NSNN niên độ 200.. của tỉnh Q “đấu thầu rộng rãi thì tỷ lệ giảm thầu bình quân 4, 7%, đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu thì tỷ lệ giảm thầu bình quân chỉ 1, 2%”) mà còn chọn ra các nhà thầu thiếu năng lực về tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm thi công, hậu quả là tiến độ thi công kéo dài, công trình không đảm bảo chất lượng theo thiết kế thay đổi, phát sinh, bổ sung nhiều lần. Thực tế qua báo cáo kiểm toán cho thấy việc không tuân thủ chế độ pháp luật về đấu thầu của một số địa phương, bộ, ngành là thường xuyên xảy ra. Việc lạm dụng hình thức đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu là nguyên nhân cơ bản của tình trạng đấu thầu hình thức, làm giảm hiệu quả của công tác đấu thầu.
3.2. Chỉ một số nhà thầu “phân chia” các gói thầu trong cùng một địa phương, địa bàn.
Tại tỉnh D, Ban quản lý dự án ĐT - XDCB Sở NNPTNT thành phố H… qua xem xét kế hoạch đấu thầu đều được phê duyệt hình thức đấu thầu rộng rãi, các chủ đầu tư đều thông báo đầy đủ trên các phương tiện thông tin đại chúng 3 kỳ liên tiếp, tưởng chừng việc đấu thầu được tổ chức rất công khai và minh bạch. Tuy nhiên, điều lạ là tất cả các gói thầu đều chỉ có tên một số nhà thầu tham gia được lặp đi, lặp lại và các nhà thầu đều lần lượt trúng các gói thầu khác nhau. Đặc biệt hơn là khi cùng một nhà thầu, nếu ở những cuộc đấu thầu không trúng thì hồ sơ dự thầu vô cùng sơ sài, thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để “được” loại bỏ ngay ở bước đánh giá sơ bộ. Nhưng nếu ở những cuộc đấu thầu mà nhà thầu đó trúng thì hồ sơ dự thầu rất bài bản và chặt chẽ. Dấu hiệu này tất yếu là hiện tượng dàn xếp, thông đồng trong đấu thầu.
3.3 . Quy định nhiều điều kiện tiên quyết, đưa ra các tiêu chuẩn chỉ có lợi cho một số nhà thầu trong hồ sơ mời thầu
Hồ sơ mời thầu là tài liệu quan trọng trong quá trình xét thầu, là căn cứ để đánh giá lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm thi công với giá trị trúng thầu hợp lý nhất, là một trong những căn cứ để giám sát thi công. Các chỉ dẫn trong hồ sơ mời thầu phải phù hợp với quy mô, tính chất tài chính, kỹ thuật của gói thầu để cho các nhà thầu xây dựng hồ sơ dự thầu thỏa mãn các yêu cầu thiết kế kỹ thuật- thi công với chi phí tiết kiệm nhất. Do tính chất quan trọng như vậy nên yêu cầu nội dung của hồ sơ mời thầu phải đảm bảo theo quy định của Luật Đấu thầu. Tuy nhiên do tính chất đặc thù khác nhau của mỗi gói thầu, quy định cho phép chủ đầu tư có thể đưa ra các điều kiện đặc thù phù hợp với tính chất gói thầu trong hồ sơ mời thầu để yêu cầu các nhà thầu đáp ứng. Từ kẽ hở này nhiều chủ đầu tư lợi dụng đưa ra các điều kiện nhằm có lợi cho một số nhà thầu như: Cam kết ứng vốn 100% để thi công không tính lãi, điều này mâu thuẫn với quy định “công trình chỉ được quyết định đầu tư khi có nguồn vốn được xác định”; có doanh thu bình quân trong 3 năm liền kề với số tiền rất cao không có căn cứ, như vậy sẽ bất lợi cho các Công ty mới thành lập.
Quy định thời gian tối thiểu chuẩn bị hồ sơ dự thầu ngắn hơn so với quy định của Luật Đấu thầu. Sai phạm này nhằm tạo điều kiện cho “quân đỏ” có lợi thế vì nhiều khả năng đã biết trước thông tin tiêu chuẩn đánh giá và Hồ sơ mời thầu, các nhà thầu khác do thời gian chuẩn bị ngắn dẫn đến việc chuẩn bị hồ sơ không tốt là cơ sở để cho bên mời thầu loại bỏ ngay từ khi đánh giá sơ bộ.
Quy định quá nhiều điều kiện tiên quyết để loại bỏ hồ sơ dự thầu, trong đó có nhiều điều kiện mang tính chất đặc thù của gói thầu, thực chất là hình thức tạo điều kiện có lợi cho một số nhà thầu nhất định.
Có trường hợp chỉ dẫn mập mờ “giá đánh giá thấp nhất và không vượt giá gói thầu” nhằm loại bỏ các nhà thầu do không biết trước thông tin về “giá gói thầu” nên đã lập dự toán dự thầu cao hơn giá gói thầu tạo điều kiện cho chủ đầu tư loại bỏ ngay từ bước đánh giá sơ bộ một cách trái nguyên tắc. Trường hợp nếu nhà thầu có giá bỏ thầu không cao hơn giá gói thầu, chủ đầu tư sẽ cố gắng tìm ra các sai lệch để hiệu chỉnh nhằm làm cho giá đánh giá cao hơn giá gói thầu, lấy cớ loại bỏ nhà thầu không cùng ê kíp.
3.4. Giá gói thầu thường cao hơn giá trị thực tế
Theo quy định “giá gói thầu là giá được xác định cho từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu của dự án trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được phê duyệt” và “giá trúng thầu không vượt quá giá gói thầu”, lạm dụng nguyên tắc này nhiều đơn vị Tư vấn Thiết kế - Tổng dự toán lập giá trị dự toán cao hơn giá trị thực bằng cách tính sai khối lượng, áp dụng đơn giá vật tư không có trong thông báo giá địa phương, áp dụng chỉ định biện pháp thi công không tiết kiệm, tính chồng chéo thành phần công việc… nhằm tạo điều kiện cho nhà thầu “quân đỏ” lập giá trị dự thầu bám sát giá gói thầu, việc làm này đương nhiên có sự đồng lõa của cơ quan thẩm định, phê duyệt và chủ đầu tư. Có thể thấy rằng kết quả kiểm toán qua các năm khi kiểm toán viên kiểm tra lại giá trị dự toán của hạng mục, dự án… hầu hết giá trị dự toán đều được giảm, cá biệt có dự án giảm tới 15% như “dự án làng SOS N”. Như vậy, nếu tỷ lệ giảm giá trúng thầu thấp hơn tỷ lệ giảm giá trị dự toán do kiểm toán thì hiển nhiên giá trị trúng thầu đã được phê duyệt là cao hơn giá trị dự toán, tức “giá gói thầu”. Hiện tượng này cũng cần phải được xem xét kỹ khi kiểm toán vì đó cũng là nguyên nhân gây thất thoát, lãng phí và tham nhũng trong đấu thầu.
3.5 . Cố tình lập giá dự thầu thật thấp để trúng thầu
Trường hợp này chủ yếu xảy ra ở các nhà thầu là doanh nghiệp nhà nước, đồng thời ở các cuộc đấu thầu minh bạch công khai, không có sự dàn xếp trong đấu thầu. Tình huống này nếu chủ đầu tư không phân tích, làm rõ việc giảm giá có hợp lý hay không mà chỉ dựa trên yếu tố giá dự thầu thấp nhất sau khi đánh giá đạt điểm về biện pháp kỹ thuật mà xác định là đơn vị trúng thầu thì hậu quả thường xảy ra là đơn vị thi công sẽ bị lỗ. Để khắc phục, hầu hết các nhà thầu thường tìm cách bổ sung, phát sinh khối lượng, điều chỉnh thiết kế bất hợp lý để được bù đắp giá trị đã mất khi trúng thầu. Ngoài ra nếu không được bổ sung, phát sinh nhà thầu sẽ bớt xén vật tư, thay đổi quy cách chủng loại vật liệu, kéo dài thời gian thi công. Có trường hợp nhà thầu không thực hiện hợp đồng mà vẫn có lợi, nguyên nhân là nhà thầu được ứng trước sau khi ký hợp đồng từ 15-20% giá trị hợp đồng, trong khi chỉ phải nộp bảo lãnh hợp đồng là 10%, kẽ hở này tạo điều kiện cho nhà thầu chiếm dụng vốn ngân sách nhà nước để giải quyết nhu cầu trước mắt sau đó cố tình dây dưa, kéo dài trả nợ.
3.6 . Tổ tư vấn xét thầu không làm đúng quy trình, năng lực chuyên gia xét thầu non kém
Theo quy định, chuyên gia xét thầu phải là những cán bộ am hiểu sâu về lĩnh vực chuyên môn mà mình phụ trách, có kiến thức quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng cơ bản, am hiểu các quy định về đấu thầu. Tuy nhiên qua kết quả kiểm toán nhiều nhà thầu có tình trạng tài chính trong 3 năm liền kề không lành mạnh, thể hiện trên mặt: công nợ phải trả nhiều không còn khả năng thanh toán, vốn quỹ thấp, nợ đọng các khoản phải nộp ngân sách lớn, không có bảo lãnh tín dụng, tài sản máy móc thiết bị chuyên dùng phải đi thuê…, song hầu như không có bất kỳ sự phân tích nào của tổ chức chuyên gia về tình trạng tài chính nhà thầu, dẫn đến nhiều nhà thầu không có khả năng tài chính vẫn trúng thầu, hậu quả là nhà thầu thường thiếu vốn, cố tình dây dưa, tất yếu dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian thi công. Nghiêm trọng hơn, xuất phát từ hiện tượng “giá gói thầu” bị đẩy cao hơn thực tế, sau khi có được thông tin, nhà thầu “quân đỏ” cố tình lập dự toán trúng thầu sát với giá gói thầu mà trong đó nhà thầu buộc phải lập đơn giá chi tiết với những định mức kinh tế kỹ thuật cao hơn định mức nhà nước, giá cả vật tư cao khác thường, phân bổ chi phí khác không có căn cứ, áp dụng mã hiệu định mức kỹ thuật sai lệch so với thuyết minh biện pháp thi công… tất cả những sai lệch này theo quy định phải được tổ chuyên gia tư vấn xét thầu làm rõ để hiệu chỉnh khi xác định giá đánh giá, đồng thời là căn cứ để thương thảo giá trị trúng thầu, song hầu hết không có tổ chuyên gia xét thầu nào thực hiện phân tích đầy đủ năng lực tài chính nhà thầu cũng như hiệu chỉnh, làm rõ những đơn giá bất thường trong các tình huống như trên trong quá trình xét thầu. Ngoài ra còn phổ biến tình trạng tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu không đặt ra các tiêu chí đưa về một mặt bằng để xác định “giá đánh giá” theo đúng quy định dẫn đến việc xếp hạng nhà thầu không đủ căn cứ khoa học. Nhìn chung, việc đánh giá của tổ chuyên gia/tư vấn xét thầu trong một số trường hợp chưa bám sát các yêu cầu cũng như tiêu chuẩn đánh giá nêu trong hồ sơ mời thầu, từ đó đưa ra các kết luận thiếu căn cứ xác đáng. Việc xử lý các tình huống đấu thầu của chủ đầu tư thông qua các đề nghị của tổ chuyên gia, cơ quan thẩm định cũng như quyết định của cấp có thẩm quyền ở một số trường hợp chưa phù hợp với Luật Đấu thầu.
Có thể tổng kết các vấn đề tiêu cực thường nẩy sinh trong quá trình tổ chức đấu thầu xây dựng là:
- Việc chỉ định thầu, đấu thầu hạn chế còn phổ biến mà không có lý do theo quy định là dấu hiệu cho thấy có sự quan hệ không bình thường giữa cấp có thẩm quyền, chủ đầu tư và nhà thầu.
- Dấu hiệu phân chia các nhà thầu lần lượt trúng thầu trên cùng một địa bàn là biểu hiện của sự dàn xếp, móc ngoặc giữa chủ đầu tư và các nhà thầu.
- Tình trạng hồ sơ mời thầu có nhiều điều kiện chỉ có lợi cho một số nhà thầu, tổ chức chuyên gia xét thầu cố ý đánh giá tập trung vào một số bài thầu nhằm loại bỏ các nhà thầu không cùng cánh.
- Các nhà thầu cạnh tranh không lành mạnh, thông đồng với nhau để loại trừ nhau thông qua việc sao chép, thống nhất tạo lập hồ sơ dự thầu, để nhằm tạo điều kiện cho một đơn vị trúng thầu.
- Để lọt, để lộ bí mật tài liệu đấu thầu như giá gói thầu, tiêu chuẩn đánh giá chi tiết… là thường xuyên xảy ra, nhằm tạo điều kiện cho nhà thầu xây dựng hồ sơ dự thầu sát đúng với tiêu chuẩn đánh giá và giá gói thầu.Tổng kết các dấu hiệu trên đây cuối cùng là để phản ánh tình trạng móc ngoặc, chạy thầu, dàn xếp, thông đồng giữa các nhà thầu với cấp thẩm quyền, chủ đầu tư để thu xếp việc trúng thầu không minh bạch, không đúng mục đích của đấu thầu, làm cơ sở để tạo nên mảnh đất tham nhũng và thất thoát tiền, tài sản của nhà nước.
Hoạt động đấu thầu trong xây dựng là rất phức tạp, cơ chế quản lý đấu thầu đang dần từng bước được hoàn thiện, điều thuận lợi cơ bản hiện nay của chúng ta là đã có Luật Đấu thầu, tuy nhiên quá trình thực hiện còn nảy sinh những lạm dụng sơ hở của Luật. Do đó việc đưa ra những nhận dạng tiêu cực trên đây không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế do trình độ chuyên môn, rất mong được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp
4. Một số vấn đề khác
Trên đay chỉ là 1 số sai phạm điển hình trong thời gian gần đây, hay mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm . Ở Việt Nam vẫn còn quá nhiều vấn đề về chất lượng tiến độ, chi phí… cần được xem xét cẩn thận, đặc biệt nhất vẫn là sự thiếu minh bạch trong đấu thầu, từ công tác quản lý, lập dự án đến giải ngân … Chỉ khi nào chúng ta kiện toàn được bộ máy quản lý cùng 1 bộ luật chi tiết cụ thể hơn thì đấu thầu ở Việt Nam mới thể hiện đúng vai trò vô cùng quan trọng của mình.
5. Một số sai phạm thường gặp xảy ra trong quá trình đấu thầu
Ở đây chúng ta sẽ làm rõ thêm những sai phạm mà các chủ thầu thường “áp dụng” nhằm loại bỏ các nhà thầu không mong muốn 1 cách “ vô tình”Với loại hình này chủ đầu tư thường sử dụng trong việc: Lập hồ sơ mời thầu, bán hồ sơ mời thầu, mở thầu.
5.1 Đối với việc lập hồ sơ mời thầu
-Đưa ra các điều kiện đặc biệt (có thể phạm luật hoặc không phạm luật) để loại bỏ các nhà hầu không mong muốn của chủ đầu tư hay ban quản lý.
- Đưa ra các điều kiến cao vượt yêu cầu của gói thầu để loại bỏ các nhà thầu nhỏ hoặc các nhà thầu ít thi công loại công trình này hoặc cung cấp các loại vật tư thiết bị đó.
5.2 Đối với việc bán Hồ sơ mời thầu
-Chỉ đăng kí 1 ngày hoặc 1 thời gian rất ngắn sau đăng kí rồi bán hồ sơ mời thầu cho những nhà thầu đã đăng kí( tất nhiên nhà thầu mong muốn của chủ đầu tư đã biết được và đăng kí).
-Thông báo rất hạn chế trên các phương tiện thông tin đại chúng.
-Nếu có nhiều gói thầu thì chỉ bán cho mỗi nhà thầu tham gia một gói thầu.
5.3.Đối với việc mở thầu.
-Một số nhà thầu có điều kiện và khả năng tập trung để thương lượng với các nhà thầu khác dẫn đến khi mua hồ sơ mời thầu thì đông nhưng khi nộp hồ sơ đấu thầu thì chỉ có ít nhà thầu dự mở thầu.
-Dùng mọi cách ngăn cản không cho một số nhà thầu đến nộp hồ sơ dự thầu đúng thời hạn.
5.4.Đối với việc chấm và xét thầu.
-Đưa các điều kiện tiên quyết vào hồ sơ mời thầu để loại bỏ các nhà thầu không mong muốn.
-Lợi dụng việc làm rõ hồ sơ dự thầu hoặc đưa về cùng một mặt bằng giá để làm thay đổi hồ sơ dự thầu dẫn đến làm thay đổi kết quả trúng thầu.
Trên đây chỉ là 1 số trong rất nhiều các biện pháp của chủ thầu nhằm đạt được mục đích. Chính những sai phạm này đã góp phần làm thay đổi tính chất, kết quả cũng như lợi ích mà dự án đem lại cho nền kinh tế cũng như xã hội.
II.Tầm quan trọng của đấu thầu
Tuy vẫn còn nhiều vấn đề cần xem xét và sửa chữa như đã nêu trên nhưng không thể phủ nhận những lợi ích kinh tế mà đấu thầu đem lại cũng như tầm quan trọng của đấu thầu.
Hàng năm đấu thầu đem lại cho nhà nước hàng trăm triệu USD từ việc tiết kiệm chi phí cũng như hoàn thành được những dự án quan trọng đúng tiến độ và chất lượng do những nhà thầu đủ năng lực thực hiện.
KẾT LUẬN
Hiện nay, nhà nước đã và đang quan tâm đến vấn đề đấu thầu 1 cách rất nghiêm túc, bằng chứng là bộ luật đấu thầu được Chính Phủ ban hành đã hướng dẫn chi tiết và cụ thể về đấu thầu.Tuy nhiên để bộ luật này đi vào cuộc sống và làm tốt vai trò hướng dẫn của nó thì còn rất nhiều vấn đề đáng quan tâm bàn bạc và xem xét.
Cụ thể hơn là muốn công tác đấu thầu được thành công thì nhà quản lý cần xác định rõ yêu cầu và đặc điểm dự án đem ra đấu thầu họăc tham gia dự thầu để có các phản ứng phù hợp nhằm đem lại lợi ích 1 cách tối đa.Hơn nữa cần phải cân bằng được lợi ích của chủ thầu và nhà thầu nhằm thực hiện dự án 1 cách tốt nhất, tránh xảy ra các tình trạng như đã nêu trong bài viết này.
Tuy nhiên không thể phủ nhận sự cố gắng của các nhà quản lý, cơ quan có chức năng, nhà nước trong việc cố gắng xây dựng 1 hành lang pháp lý và môi trường đầu tư tốt nhất cũng như hoàn thiện các công tác đấu thầu từ quản lý đến thực hiện thi công nhằm thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0181.doc