Đề tài Nghiên cứu và hoàn thiện công tác trả lương tại Công ty TNHH Việt Thắng

Trong quá trình học tập tại lớp Quản trị Doanh nghiệp - Khoa kinh tế và quản lý trường Đại học Bách Khoa Hà nội, được sự giảng dạy tận tình của các thầy cô giáo, em đã được trang bị những kiến thức cơ bản nhất trong quản lý. Sau thời gian thực tập tại Công ty TNHH Việt Thắng - 15 Tô Hiến Thành - Quận Hai Bà Trưng - Hà nội, em đã áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế quản lý tại Công ty và em chọn đề tài: “Nghiên cứu và hoàn thiện công tác trả lương tại Công ty Việt Thắng”. Với đề tài này, em đã nghiên cứu, thu thập số liệu thông tin tại phòng kế toán, phòng tổ chức hành chính và các phòng ban khác của Công ty. Nhận xét về cách trả lương cho người lao động tại Công ty, em thấy Công ty đã đạt được những yêu cầu đáng kể như.

doc95 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 899 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu và hoàn thiện công tác trả lương tại Công ty TNHH Việt Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành phân tích tình hình tài chính, người phân tích phải sử dụng rất nhiều tài liệu khác nhau, trong đó chủ yếu là báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính rất hữu ích đối với việc quản trị Doanh nghiệp và là nguồn thông tin tài chính chủ yếu đối với những người ngoài Doanh nghiệp. Báo cáo tài chính không những cho biết tình hình tài chính của Doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo mà còn cho thấy những kết quả hoạt động mà Doanh nghiệp đạt được trong tình hình đó. Sau đây em xin giới thiệu hai bảng báo cáo tài chính chủ yếu là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình tài sản của Doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định dưới hình thái tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản. Về bản chất, bảng cân đối kế toán là một bảng cân đối tổng hợp giữa tài sản với vốn chủ sở hữu và công nợ phải trả. Bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng để nghiên cứu đánh giá một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh, trình độ sử dụng vốn. Kết cấu của bảng gồm hai phần: + Phần phản ánh giá trị tài sản gọi là “Tài sản” + Phần phản ánh nguồn hình thành tài sản gọi là “Nguồn vốn” Tài sản = Nguồn vốn Hay Tài sản = vốn chủ sở hữu + công nợ phải trả. *. Đặc điểm về tài chính: Trước thực trạng thiếu vốn của hầu hết các Doanh nghiệp, hiện nay việc tiết kiệm và tập trung vốn là hết sức cần thiết. Công ty Việt Thắng là Doanh nghiệp tư nhân cho nên vốn tự có ít, chủ yếu là vốn vay ngân hàng, trong quá trình kinh doanh phải phát triển nguồn vốn tự có và vốn vay. Để đánh giá được tình hình tài chính của Công ty, ta sẽ tiến hành xem xét, phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán của Công ty như sau: Bảng 7: Bảng cân đối kế toán năm 2001 Phần tài sản Mã số Số đầu năm Số cuối năm A. Tài sản lưu động 100 7.584.105.834 8.385.144.098 I. Tiền 110 1.638.236.273 1.809.478.658 1. Tiền mặt 111 1.633.158.904 1.804.511.249 2. Tiền gửi ngân hàng 112 5.077.369 4.967.409 II. Các khoản phải thu 130 12.443.339 10.955.314 1. Phải thu của khách 131 2. Trả trước cho người bán 132 3. Các khoản phải thu khác 138 12.443.339 10.955.314 4. Dự phòng các khoản phải thu 139 III. Hàng tồn kho 140 1. Nguyên vật liệu tồn kho 142 2. Chi phí SXKD dở dang 144 3. Thành phẩm tồn kho 145 IV. Tài sản lưu động khác 150 5.933.426.222 6.564.710.126 B. TSCĐ và đầu tư dài hạn 200 6.834.423.492 6.457.763.815 I. TSCĐ 210 1. Tài sản hữu hình 211 8.674.065.373 8.740.055.639 2. Giá trị hao mòn lũy kế 213 1.839.641.881 2.282.291.824 II. Các khoản đầu tư tài chính 220 III. Chi phí XD cơ bản dở dang 230 Tổng cộng tài sản 250 14.418.529.326 14.842.907.913 Nguồn vốn Mã số Số đầu năm Số cuối kỳ A. Nợ phải trả 300 14.007.549.049 14.418.985.447 I. Nợ ngắn hạn 310 3.221.229.049 201.494.197 1. Vay ngắn hạn 311 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 312 3. Phải trả cho người bán 313 4. Thuế và các khoản phải nộp 315 19.282.507 3.761.237 5. Phải trả cho công nhân viên 316 6. Các khoản phải trả, phải nộp khác 318 3.201.946.542 2.606.732.960 II. Nợ dài hạn 320 10.786.320.000 11.808.491.250 1. Vay dài hạn 321 10.786.320.000 11.808.491.250 B. Nguồn vốn CSH 400 1.650.000.000 1.650.000.000 I. Nguồn vốn quỹ 410 1. Nguồn vốn kinh doanh 411 2. Quỹ đầu tư TSCĐ 413 3. Quỹ đầu tư phát triển 414 4. Quỹ dự phòng tài chính 415 5. Quỹ dự phòng trợ cấp 416 1.239.019.723 1.226.077.534 Tổng cộng nguồn vốn 430 14.418.529.326 14.842.907.913 Bảng 8: Kết quả kinh doanh năm 2001 Chỉ tiêu Mã số Luỹ kế từ đầu năm Tổng doanh thu 01 1.835.897.577 Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu 02 Các khoản giảm trừ (04+05+06+07) 03 + Chiết khấu 04 + Giảm giá 05 + Giá trị hàng hóa trả lại 06 + Thuế tiêu thụ đặc biệt 07 1. Doanh thu thuần (01- 03) 10 1.835.897.577 2. Giá vốn bán hàng 11 3. Lợi tức gộp (10-11) 20 4. Chi phí hàng bán 21 5. Chi phí quản lý Doanh nghiệp 22 1.822.955.388 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (20 - (21+22)) 30 12.942.189 - Thu nhập hoạt động tài chính 31 - Chi phí hoạt động tài chính 32 7. Lợi nhuận hoạt động (31-32) 40 - Các khoản thu nhập bất thường 41 - Chi phí bất thường 42 8. Lợi nhuận bất thường (41-42) 50 9. Tổng lợi nhuận trước thuế (30+40+50) 60 12.942.189 10. Thuế thu nhập DN phải nộp 70 4.141.500 11. Lợi nhuận sau thuế (60-70) 80 8.800.689 II. PHÂN TÍCH TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY 1. Tình hình trả công lao động hiện nay tại Công ty Việt Thắng Trong bất kỳ Doanh nghiệp nào vấn đề nhân sự cũng đóng vai trò then chốt trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty TNHH Việt Thắng là một Doanh nghiệp tư nhân làm ăn có hiệu quả, một phần của sự thành công này là việc bố trí nhân sự và trả công lao động hợp lý, tạo ra môi trường lao động tốt dẫn đến năng suất và chất lượng cao. Trong những năm gần đây cùng với sự đổi mới nền kinh tế thị trường, Công ty không ngừng đẩy mạnh các chiến lược sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn để nâng cao chất lượng phòng ở, đáp ứng nhu cầu của khách trong và ngoài nước đến thuê và làm việc tại Công ty. Đồng thời, Công ty cũng trả lương cho nhân viên công bằng hơn. 2. Đặc điểm về lao động Lao động trong lĩnh vực khách sạn là lao động dịch vụ nhẹ chủ yếu là phục vụ khách hàng. Do yêu cầu về các dịch vụ của ngành này, nhất là trong thời kỳ này xu hướng sử dụng dịch vụ mang tính đa dạng và phát triển cho nên lao động trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn là phải có tính tỷ mỉ, kiên trì, khéo léo, chu đáo, cởi mở, tận tình với khách hàng. Sau khi đã chuyển đổi cơ cấu hoạt động, ban lãnh đạo Công ty Việt Thắng đã thực sự ổn định công tác tổ chức trong kinh doanh và bộ máy quản lý, sẵp xếp lại lực lượng lao động. Công ty đã thực hiện đào tạo cán bộ nhân viên trẻ kế cận. Công ty không ngừng đào tạo cán bộ, công nhân viên để động viên họ tự giác tích cực tham gia học tập, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời, Công ty quan tâm chặt chẽ hơn đến việc tuyển chọn nhân lực, ban hành quy chế tuyển dụng và ký kết hợp đồng. Do vậy, trình độ đầu vào của nhân viên được nâng lên, nhân viên được tuyển vào Công ty hiện nay đều phải có trình độ trung cấp trở lên và qua đào tạo cơ bản về nghiệp vụ khách sạn. 3. Số lượng lao động, chất lượng lao động của Công ty Là một Doanh nghiệp tư nhân nên số lượng lao động lúc đầu mới thành lập Công ty có 12 người, nhưng đến nay đã có 20 người. Công ty ngày càng nâng cao số lượng, chất lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Chúng ta xem bảng số lượng và chất lượng lao động của Công ty. Bảng 9: Số lượng và chất lượng lao động Stt Phân loại Năm 2001 Số lượng Tỷ lệ % 1 Tổng số lao động theo giới tính 20 100% Nam 12 60% Nữ 8 40% 2 Theo trình độ Đại học 7 35% Cao đẳng 2 10% Trung cấp 11 55% 3 Theo hình thức làm việc Quản lý 3 15% Nhân viên 17 85% Do có sự chênh lệch giữa trình độ và công việc làm cho cơ cấu tiền lương của Công ty mất đi sự công bằng. Hiện nay phần lớn các Công ty, xí nghiệp nhà nước cứ thông thường sau một thời gian nhất định người công nhân được thi nâng bậc và được tăng lương nhưng họ vẫn phải làm công việc cũ. Còn các Công ty TNHH cũng vậy, sau một thời gian làm việc có hiệu quả thì người nhân viên đó cũng được tăng lương. Công ty tăng lương cho nhân viên không đồng đều. Việc tăng lương ở đây, Công ty dựa vào công việc, trình độ của từng người và kinh nghiệm để tăng lương cho nhân viên. Mức lương được tăng là do Giám đốc quyết định. Hưởng lương theo công việc, trình độ, vị trí của mỗi người, mỗi bộ phận là khác nhau. Vì vậy Công ty cần xem xét lại lương của từng người phù hợp hơn. Chúng ta xem bảng sau: Bảng 10: Tổng quỹ lương và thu nhập bình quân đầu người Chỉ tiêu Đvt 1998 1999 2000 2001 Doanh thu Tỷ đồng 1.836.996.851 2.269.310.569 2.789.437.619 3.112.261.142 Tổng quỹ lương Triệu đồng 117.600.000 144.000.000 183.600.000 243.600.000 Lao động bình quân Người 14 15 18 20 Thu nhập bình quân đồng/người 700 800 850 1.015 Như vậy qua các năm 1998,1999, 2000, 2001 doanh thu của Công ty tăng và tổng quỹ lương, thu nhập bình quân đầu người tăng lên rõ rệt. Điều đó chứng tỏ sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả cao. Bảng 11: Bảng mức lương cơ bản tại Công ty năm 2001 Stt Họ tên Chức vụ Mức lương cơ bản 1 Hoàng Thị Lâm Giám đốc 2.400.000 2 Trần Thanh Hùng Phó Giám đốc 1.900.000 3 Bùi Bài Bình Trưởng phòng 1.400.000 4 Vũ Anh Phương Nhân viên Marketing 900.000 5 Nguyễn Bích Ngọc Kế toán trưởng 1.800.000 6 Nguyễn Thị Mến Thủ quỹ 900.000 7 Phạm Thị Liên Nhân viên kế toán 700.000 8 Hoàng Tuấn Anh Nhân viên lễ tân 800.000 9 Nguyễn Thị Chung Nhân viên văn thư 600.000 10 Nguyễn Bích Nguyệt Nhân viên lễ tân 800.000 11 Trần Văn Toàn Tổ trưởng bảo vệ 800.000 12 Trần Văn Khải Nhân viên bảo vệ 700.000 13 Nguyễn Đăng Hùng Nhân viên lái xe 1.100.000 14 Trần Văn Hiền Nhân viên bảo vệ 700.000 15 Trần Ngọc Tân Nhân viên bảo vệ 700.000 16 Nguyễn Công Tiến Nhân viên sửa chữa 900.000 17 Trần Thị Hằng Nhân viên phục vụ 600.000 18 Trần Thị Ngát Nhân viên phục vụ 600.000 19 Nguyễn Hùng Cường Nhân viên bảo trì 1.000.000 20 Phạm Văn Kiệt Nhân viên sửa chữa 1.000.000 Bảng 12: Bảng mức lương cơ bản tại Công ty năm 2002 Stt Họ tên Chức vụ Mức lương cơ bản 1 Hoàng Thị Lâm Giám đốc 2.500.000 2 Trần Thanh Hùng Phó Giám đốc 2.000.000 3 Bùi Bài Bình Trưởng phòng HC 1.500.000 4 Vũ Anh Phương Nhân viên Marketing 1.000.000 5 Nguyễn Bích Ngọc Kế toán trưởng 2.000.000 6 Nguyễn Thị Mến Thủ quỹ 1.000.000 7 Phạm Thị Liên Nhân viên kế toán 800.000 8 Hoàng Tuấn Anh Nhân viên lễ tân 900.000 9 Nguyễn Thị Chung Nhân viên văn thư 700.000 10 Nguyễn Bích Nguyệt Nhân viên lễ tân 800.000 11 Trần Văn Toàn Tổ trưởng bảo vệ 900.000 12 Trần Văn Khải Nhân viên bảo vệ 800.000 13 Nguyễn Đăng Hùng Nhân viên lái xe 1.200.000 14 Trần Văn Hiền Nhân viên bảo vệ 800.000 15 Nguyễn Công Tiến Nhân viên sửa chữa 1.000.000 16 Trần Ngọc Tân Nhân viên bảo vệ 800.000 17 Trần Thị Ngát Nhân viên vệ sinh 700.000 18 Trần Thị Hằng Nhân viên vệ sinh 700.000 19 Nguyễn Hùng Cường Nhân viên bảo trì 1.000.000 20 Phạm Văn Kiệt Nhân viên sửa chữa 1.000.000 - Như vậy qua xem xét bảng lương năm 2001 và 2002 ta thấy mức lương của toàn bộ cán bộ công nhân viên đều tăng lên 100.000. Công ty tăng đều cho công nhân như vậy chưa thể phân biệt được ai làm tốt ai làm chưa tốt, Công ty lên xem xét lại cách tăng lương để sao cho công bằng hơn. Tình hình trả công lao động của Công ty trả cho nhân viên tăng trưởng qua các năm. Công ty dựa vào mực độ công việc , trình độ và làm tốt công việc cho nên công ty đã tăng lươong cho công nhân viên để khuyến khích họ làm việc có hiệu quả hơn. Và đã đáp ứng đủ mức sinh hoạt cho họ. Như vậy qua các năm Công ty sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao trong kinh doanh. Có được như vậy cũng là nhờ 1 phần đóng góp của họ. Doanh thu năm sau cao hơn năm trước và mức lương của nhân viên năm 2001 so với năm 2002 được tăng lên. Ví dụ: Bảng lương cơ bản của nhân viên lễ tân, bảo vệ Công ty STT Họ & tên Chức vụ Mức lương cơ bản 2001 2002 1 Nguyễn Bích Nguyệt n/v lễ tân 800.000 900.000 2 Hoàng Anh tuấn n/v lễ tân 800.000 900.000 3 Trần Ngọc Tân n/v bảo vệ 700.000 800.000 4 Trần Văn Hiền n/v bảo vệ 700.000 800.000 Qua bảng trên ta thấy mức lương của nhân viên được tăng từ 800.000 lên 900.000 đáp ứng được nhu cầu trên thị trường và nâng cao được đời sống người lao động để thoả mãn nhu cầu của con người trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Tính lương cơ bản của nhân viên được quy định tháng 1-2001 như sau: Đơn vị tính: Đồng STT Họ và tên Mức lương cơ bản Lương cấp bậc Số ngày công Mức lương tháng Mức lương ngày 1 Hoàng Thị lâm 26 2.500.000 96.154 2.500.000 2 Trần Thanh Hùng 26 2.000.000 76.923 2.000.000 3 Bùi Bài Bình 26 1.500.000 57.692 1.500.000 4 Vũ Anh Phương 26 1.000.000 38.462 1.000.000 5 Nguyễn Bích Ngọc 26 2.000.000 76.924 2.000.000 6 Nguyễn Thị Mến 26 1.000.000 38.462 1.000.000 7 Phạm Thị Liên 26 800.000 30.769 800.000 8 Hoàng Tuấn Anh 28 900.000 32.143 900.000 9 Nguyễn Thị Chung 26 700.000 26.900 700.000 10 Nguyễn Bích Nguỵệt 28 800.000 28.571 800.000 11 Trần Văn Toàn 28 900.000 32.143 900.000 12 Trần Văn Khải 28 800.000 26.667 800.000 13 Nguyễn Đăng Hùng 26 1.200.000 46.154 1.200.000 14 Trần Văn Hiền 28 800.000 28.571 800.000 15 Nguyễn Công Tiến 28 1.000.000 35.714 1.000.000 16 Trần Ngọc Tân 28 800.000 28.571 800.000 17 Trần Thị Ngát 28 700.000 25.000 700.000 18 Trần Thị Hằng 28 700.000 25.000 700.000 19 Nguyễn Hùng Cường 28 1.000.000 35.714 1.000.000 20 Phạm Văn Kiệt 28 1.000.000 35.714 1.000.000 Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Cách tính lương theo thời gian. Cách tính lương này giản đơn, nhân viên làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu. Chấm công theo giờ ngày làm việc để tính cho nhân viên. Ví dụ: Mức quy định một nhân viên văn phòng tháng làm 26 ngày nếu họ làm đủ thì sẽ tính đủ lương cơ bản của họ, nếu họ làm 25 ngày thì trừ lương những ngày họ nghỉ. - Mức lương tháng = mức lương ngày ´ số ngày trong tháng - Mức lương ngày = Mức lương tháng/số ngày trong tháng Đây là cách tính lương cơ bản của mỗi bộ phận trong Công ty. Mức lương của mỗi bộ phận là khác nhau. Công ty tính trả lương của nhân viên dựa vào trình độ, kinh nghiệm,công việc để tính lương. Số ngày của các nhân viên trong Công ty làm việc không đồng đều nhau. + Bộ phận văn phòng làm việc theo giời hành chính 8h/ngày và 26 ngày/tháng. + Bộ phận phục vụ, lễ tân, bảo vệ làm việc theo ca, mỗi ngày chia làm 3 ca, mỗi ca 8h, mỗi tháng làm việc 28 ngày/ tháng. 4. Chế độ phúc lợi - Thời gian làm việc. Khách sạn áp dụng chế độ làm việc 8h/ngày (không kể thời gian ăn trưa giữa ca) bình quân mỗi tuần làm việc 48h đối với các bộ phân văn phòng và quản lý, còn các bộ phận lế tân, bảo vệ, tạp vụ phải làm việc ngày 8h, tháng làm 28 ngày. (8h ´ 28 ngày) thời gian làm việc tăng ca sẽ được nghỉ bù và trả lương lương làm viêc tăng ca theo quy định. - Chế độ nghỉ ốm: Những người đã là công nhân viên hợp đồng chính thức, kể từ ngày ký hợp đồng chính thức mỗi tháng được nghỉ một ngày nghỉ ốm nguyên lương. Nghỉ ốm nguyên lương không được dồn lại từ tháng này sang tháng khác. Nếu nghỉ quá ngày thì những ngày nghỉ quá không được hưởng lương theo quy định. - Nghỉ đẻ: Giấy xin phép nghỉ đẻ phải được bệnh viện chứng nhận, nghỉ đẻ có lương những người thực hiện theo sinh đẻ có kế hoạch được nghỉ theo quy định của Nhà nước. - Nghỉ vì việc riêng: Nếu không có lý do thì không được xin nghỉ vì việc riêng, nghỉ trong vòng 03 ngày vì việc riêng thì do người phụ trách bộ phận giải quyết. Nghỉ vì việc riêng thì vừa không được trả lương ngày nghỉ mà còn bị trừ tiền thưởng trong tháng tính theo tỉ lệ %. - Nghỉ một ngày 25% - Nghỉ hai ngày 50% - Nghỉ ba ngày 100% * Cách chia tiền thưởng tại Công ty. Hàng năm Công ty còn thưởng cho nhân viên vào các ngày lễ, tết, khoảng tiền thưởng này được tính từ quỹ lương dự phòng. Mức tiền thưởng này cho các nhân viên là bằng nhau. Đây cũng là một hình thức động viên khích lệ người lao động làm việc tốt hơn. Thưởng Mức thưởng 30 – 04 300.000 1.05 200.000 2 – 9 300.000 Tết dương lịch 500.000 Tết âm lịch 1.000.000 Ngoài ra Công ty còn thưởng cho nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ và có nhiều công lao đóng góp tạo nên hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Quỹ lương dự phòng của Công ty nếu sử dụng không hết Công ty sẽ dùng quỹ này cho cán bộ nhân viên trong Công ty đi tham quan nghỉ mát hoặc tổ chức liên hoan theo số tiền còn lại trong quỹ. Với mức thưởng như vậy đã động viên người lao động làm việc có hiệu quả và một phần đáp ứng được nhu cầu của họ. NHẬN XÉT Qua việc theo dõi, phân tích tình hình trả công lao động tại Công ty TNHH Việt Thắng trong thời gian qua, em có những nhận xét sau: Ưu điểm: - Nhìn chung tình hình trả lương của Công ty cho nhân viên là chấp nhận được đủ để trang trải một phần chi phí cá nhân và gia đình họ. - Cách trả lương đơn giải, dễ hiểu. Mọi người đều có thể hiểu rõ mức lương của mình nhận được qua tình hình kinh doanh của Công ty (cụ thể qua tổng thu nhập). - Phương pháp trả lương tại Công ty khuyến khích các nhân viên hăng hái làm việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Nhược điểm: - Cách trả lương của Công ty chưa có sự phân biệt giữa trình độ của nhân viên và công việc của họ. Nói chung cách trả lương của Công ty còn ảnh hưởng của các yếu tố xã hội như tình cảm, gia đình - Có sự chênh lệch, chưa công bằng trong cách trả lương của Công ty. Ví dụ: Chênh lệch giữa nhân viên lái xe không có trình độ mà lương lại cao hơn nhân viên bảo vệ có độ cao đẳng. Cũng có thể là do sự phân chia công việc là chưa hợp lý, chưa đúng với trình độ của họ, nên Công ty cần quan tâm đến vấn đề này để tạo sự công bằng trong công việc để có sự trả lương đúng với trình độ của mỗi nhân viên. - Việc tính chế độ lương cho người nghỉ họp, ốm là chưa hợp lý. - Việc tính chế độ thưởng cho nhân viên trong Công ty còn mang tính chất bình quân mà không đánh gía theo mức độ đóng góp của từng cá nhân . Điều này sẽ dẫn tới sự không công bằng giữa lao động nỗ lực trong công việc của tập thể. Do vậy, Công ty cần xây dựng hệ thống tiền thưởng và tự hoàn thiện mình hơn nữa để cạnh tranh trên thị trường ngành PHẦN 3 XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN TIỀN LƯƠNG MỚI I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN MỚI Phương án trả lương của Công ty hiện nay là thiếu cơ sở cần xây dựng hệ thống tiền lương theo quan điểm mới trên cơ sở tham khảo các tài liệu thu thập được. Qua thực tế và thu thập thông tin em đã mạnh dạn đề xuất (kiến nghị) phương án tiền lương mới. II. NỘI DUNG 1. Yêu cầu cơ bản của hệ thống tiền lương Theo kinh nghiệm của nước ngoài, khi xây dựng hệ thống tiền lương ở Doanh nghiệp cần đáp ứng được các yêu cầu (đòi hỏi) của Doanh nghiệp cũng như của người lao động. - Đối với Doanh nghiệp, hệ thống tiền lương phải: + Tuân thủ các yêu cầu về mặt pháp luật (lương tối thiểu, các quy định về giờ làm việc, các chính sách xã hội đối với người lao động). + Tạo ra và động viên được mọi người nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. + Tạo ra được bầu không khí tâm lý xã hội lành mạnh trong đơn vị. + Phải bảo đảm cân bằng về tài chính của Doanh nghiệp + Bảo đảm sự công bằng cho mọi người lao động trong Doanh nghiệp. - Đối với người lao động, hệ thống tiền lương của Doanh nghiệp phải. + Đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của người lao động và gia đình họ. + Bảo đảm an toàn về đời sống của họ và ngày một chắc chắn hơn. + Bảo đảm công bằng trong nội bộ Doanh nghiệp. + Và đảm bảo rõ ràng mình bạch, dễ hiểu, để người lao động, có thể dễ dàng theo dõi và kiểm tra được tiền lương của mình. 2. TRÌNH TỰ XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIỀN LƯƠNG Nội dung cơ bản của việc xây dựng hệ thống tiền lương gồm 3 bước sau: Bước 1: Đánh giá công việc. Đánh giá công việc là xác định giá trị (hay là đo lường giá trị) của công việc trong một tổ chức. Để đánh giá công việc, người ta tiến hành so sánh một cách có hệ thống và chính thức các công việc bên trong tổ chức vơí các tiêu chuẩn chọn lọc (thường là các chỉ tiêu sự gắng sức khi thực hiện công việc, kỹ năng/kiến thức và kinh nghiệm, trách nhiệm và điều kiện làm việc/thể lực và môi trường làm việc) sao cho chúng có thể được sắp xếp theo một trật tự nhất định với mục đích là thiết kế các mức trả lương khác nhau. Nhờ các phiếu phân tích công việc, người ta xác định được các đặc tính của từng công việc, biết được mối tương quan và sự khác biệt giữa các công việc khác nhau, để từ đó có cơ sở sắp xếp chúng theo một trật tự xác định. Trong các Doanh nghiệp, người ta thường áp dụng các phương pháp đánh giá công việc phổ biến nhất như phương pháp cho điểm để đánh giá công việc như sau: III. ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ CÔNG VIỆC BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHO ĐIỂM Mục đích của đánh giá giá trị công việc là nhằm mô tả công việc một cách khái quát sao cho những vị trí công việc tương tự nhau có thể hợp thành các nhóm và qua đó để xác định các thang lương giống nhau cho các công việc trong mỗi nhóm. Đánh giá giá trị công việc bao gồm 4 bước sau: - Lập danh sách các yếu tố công việc chung cho Doanh nghiệp - Lựa chọn các vị trí công việc để đánh giá. - Cho điểm các yếu tố. - Xác định thang điểm có thể chấp nhận được. * Lập danh sách các yếu tố công việc có bốn nhóm yếu tố sau: + Kiến thức và kỹ năng. + Trí lực + Thể lực và môi trường + Trách nhiệm công việc. * Kiến thức. - Trình độ học vấn cơ bản Yêu cầu trình độ cơ bản tối thiểu để hoàn thành tốt công việc: Không học vấn Tiểu học hoặc thấp hơn Trung học hoặc thấp hơn. Đào tạo nghề hoặc kỹ thuật: không có bằng cấp. Cao đẳng. Cử nhân đại học Thạc sỹ có nhiều bằng đại học Tiến sỹ Kiến thức và kỹ năng chuyên môn: kinh nghiệm. Đòi hỏi kinh nghiệm trong công việc hoặc kinh nghiệm giữ vị trí công việc tương tự. 6 tháng đến 1 năm. 1 đến 2 năm 2 đến 4 năm 4 đến 7 năm 10 năm * Trí lực. Lập kế hoạch vị trí cần năng lực lập kế hoạch. 1 tuần. 2 đến 3 tuần. 1 đến 3 tháng. 1 năm 2 năm trở lên. Hiểu biết công việc. Có thể hiểu biết rõ các mệnh lệnh và chỉ thị liên quan tới công việc. Có thể hiểu rõ các mệnh lệnh và chỉ thị liên quan tới công việc của nhóm hoặc của bộ phận. Có thể nắm được bản chất thông tin mới liên quan tới công việc. Phán quyết, quyết định. Công việc không cần phán quyết cao. Phải phán quyết các điểm nhỏ trong phạm vi các chỉ thị tương đối chi tiết. Khi có các hướng dẫn/chỉ thị chung, phải đưa ra các quyết định tác động tới kết quả làm việc của phòng/ban. Khi có các hướng dẫn/ chỉ thị chung, phải đưa ra các quyết định tác động kế quả làm việc của Doanh nghiệp. Khả năng thuyết phục. Công việc không cần thuyết phục những người khác. Cần phải thuyết phục các thành viên nhóm và cấp dưới. Cần phải thuyết phục một số lượng lớn cấp dưới hoặc khách hàng khó tính. Tính sáng tạo. Không cần tính sáng tạo. Tạo ra những cải tiến nhỏ trong phạm vi công việc của nhóm. Tạo ra những kiểu dáng sản phẩm mới cho Doanh nghiệp Tạo ra các ý tưởng mới về dòng sản phẩm, công tác tổ chức. Năng lực lãnh đạo Không cần năng lực lãnh đạo Phải lãnh đạo một nhóm nhỏ. Phải lãnh đạo một bộ phận. Phải lãnh đạo một phòng ban. Phải lãnh đạo một Doanh nghiệp. * Thể lực và môi trường. Cường độ tập trung. Không cần nỗ lực đặc biệt. Lỗ lực đặc biệt để quan sát và lắng nghe Quan hệ. Không cần quan hệ với người khác. Công việc đòi hỏi nhiều quan hệ với mọi người trong và ngoài Doanh nghiệp. Công việc đòi hỏi có quan hệ thường xuyên. Sức lực. Không cần sức lực Cần sức lực (để vận chuyển vật liệu nặng). Cần nỗ lực và sức lực đặc biệt. Môi trường làm việc. Bình thường. Môi trường làm việc có nhiệt độ cao, tiếng ồn, bụi và có mùi. Môi trường làm việc có nhiệt độ cao, tiếng ồn, bụi và có mùi với mức độ cao. Rủi ro. Không có rủi ro. Rủi ro tai nạn hoặc bệnh tật tiềm tàng. * Trách nhiệm công việc. Phụ trách. Phụ trách một nhóm nhỏ. Phải phụ trách một tổ/đơn vị Phải phụ trách một đội hay phòng nhỏ. Phải phụ trách một phòng hay lĩnh vực hẹp. Phải phụ trách một lĩnh vực. Trách nhiệm công việc. Phải chịu trách nhiệm đối với tổn thất dưới 100.000 đồng Phải chịu trách nhiệm đối với tổn thất từ 100.000 đến 1000.000 Phải chịu trách nhiệm đối với tổn thất lớn hơn 1000.000 đồng. Bước 2: Nhóm các công việc tương tự vào 1 ngạch lương. Về mặt nguyên tắc, sau khi đã đánh giá công việc là có thể xác định được mức lương cho từng công việc. Tuy nhiên Doanh nghiệp sẽ có hàng trăm, hàng ngàn mức lương khác nhau, và điều đó sẽ làm cho công tác quản lý rất khó khăn. Do đó, các Doanh nghiệp có xu hướng làm đơn giản tối đa cơ cấu tiền lương bằng cách: tiến hành nhóm các công việc tương tự về mức độ khó khăn hay tầm quan trọng vào một hàng và hưởng chung một ngạch lương. Công ty phân ra mấy ngạch lương sau: + Ngạch lương giám đốc. + Ngạch lương Trưởng phòng. + Ngạch lương kế toán + Ngạch lương bảo vệ + Ngạch lương lễ tân + Ngạch lương phục vụ. Bước 3: Điều tra mức lương thịnh hành trên thị trường ngành, điều tra mức lương thịnh hành trên thị trường ngành, tức là điều tra mức lương của các đối thủ cạnh tranh. Điều tra mức lương là quá trình thu thập một cách hệ thống, phân tích và đánh giá các dữ liệu để xác định chính sách trả lương của các đối thủ cạnh tranh. Để có được các phiếu phân tích công việc bằng phương pháp điều tra và quan sát ta thu được mẫu phân tích công việc như sau: 1. Phân tích công việc của mọi người. 1. Tên vị trí (chức danh) 2. Nhiệm vụ tổng quát 3. Nhiệm vụ cụ thể. 4. Trách nhiệm cụ thể. 5. Phương tiện, vật chất kỹ thuật, tài chính. 6. Điều kiện lao động đặc biệt. 7. Trình độ phải có. 8. Kinh nghiệm (thâm niên). 9. Yếu tố cần thiết khác. * Sử dụng phương pháp quan sát và phỏng vấn thu thập thông tin. - Phân tích công việc của mọi người. * Giám đốc. - Chức danh: Giám đốc. - Nhiệm vụ tổng quát. + Chịu trách nhiệm toàn bộ về công việc của Công ty, tham gia hoạch định và thực hiện kế hoạch, phương châm kinh doanh của Công ty. + Hàng ngày kiểm tra tình hình cho thuê phòng và tình hình dự tính cho thuê phòng, kiểm tra biên bản giao ban của trợ lý để nắm được các sự việc nảy sinh trong Công ty. + Dự tính số phòng cho thuê và thu thập cho thuê phòng hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Thống kê thu thập tình hình cho thuê. + Quản lý chỉ đạo công việc của Công ty, bảo đảm đạt mức cho thuê phòng và giá phòng cho thuê, không ngừng nâng cao thu nhập của Công ty. + Vạch kế hoạch công tác, trình tự thao tác, tiêu chuẩn phục vụ, điều lệ, quy chế của Công ty và kiểm tra đôn đốc cấp dưới thực hiện. + Kiểm tra giám sát chất lượng phục vụ của nhân viên dưới quyền bảo đảm cho khách được phục vụ nhanh chóng và lễ độ. + Vạch kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nhân viên của Công ty, kiểm tra chỉ đạo tình hình thực hiện để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên. + Giải quyết các khiếu nại của khách, đọc và trả lời thư của khách. + Phối hợp với các bộ phận trong Công ty cùng duy trì sự hoạt động bình thường của khách sạn. + Tuyển nhân viên quan tâm tới tâm sự của họ, định kỳ đánh giá công việc của nhân viên và tiến hành thưởng, phạt. - Nhiệm vụ cụ thể, thường xuyên gặp gỡ khách hàng để nhận biết ý kiến đóng góp về cơ sở vật chất kỹ thuật, tinh thần nhân viên phục vụ trong Công ty, trên cơ sở đó để có biện pháp sửa chữa, thay đổi và chấn chỉnh kịp thời. - Trách nhiệm cụ thể: chịu trách nhiệm toàn diện về công việc của Công ty, đề ra phương châm kinh doanh của Công ty. - Trách nhiệm: giám sát nhân viên ở các bộ phận xem họ làm việc đã tốt chưa. - Phương tiện, vật chất kỹ thuật, tài chính, phải đầy đủ phương tiện điện thoại, máy tính, máy điều hoà các trang thiết bị vật chất khác và tài chính của Công ty. - Điều kiện lao động phải đáp ứng đủ yêu cầu của Công ty đề ra. - Kinh nghiệm phải có từ 3-5 năm kinh nghiệm. - Trình độ phải có: tốt nghiệp đại học. - Yếu tố cần thiết khác: phải có năng lực làm lãnh đạo, bản chất, đạo đức. * Phó giám đốc - Chức danh: Phó giám đốc - Nhiệm vụ tổng quát: + Bố trí kếhoạch ca kíp làm việc của nhân viên, tổng hợp ngày công hàng tháng của nhân viên và đưa ra kiến nghị về thưởng phạt. + Kiểm tra biên bản giao ban hàng ngày của công ty nhằm đảm bảo việc đăng ký và giá thuê phòng nhằm đảm bảo việc đăng ký của khách phù hợp với yêu cầu và việc định giá thuê phòng được khống chế theo quyền hạn đã quy định. + Giúp giám đốc kiểm tra, chỉ đạo công việc, đào tạo nhân viên dưới quyền. + Phối hợp với các bộ phận giải quyết việc thanh toán của khách và các công việc khác. + Thu thập thống kê các tư liệu cần thiết, đối với bộ phận tiếp khách, cung cấp cho quản lý khách sạn các thông tin cần thiết. + Hoàn thành các công việc khác do cấp trên giao phó, chịu trách nhiệm công việc hàng ngày khi giám đốc vắng mặt. - Nhiệm vụ cụ thể: giúp giám đốc điều hành công việc ở bộ phận kỹ thuật, thay thế sửa chữa các trang thiết bị của khách sạn, thường xuyên phải đi công tác. - Trách nhiệm: giám sát nhân viên ở các bộ phận xem họ làm việc đã tốt chưa. - Phương tiện, vật chất kỹ thuật: phải có đầy đủ phương tiện như máy tính, điện thoại, xe máy và các đồ dùng vật chất khác, tài chính của công ty. - Điều kiện lao động: phải đáp ứng đủ yêu cầu của công ty đề ra. - Kinh nghiệm: phải có từ 3-5 năm kinh nghiệm. -Trình độ phải có: tốt nghiệp đại học. - Yếu tố cần thiết khác: phải có năng lực làm lãnh đạo, phẩm chất, đạo đức. * Trưởng phòng. - Vị trí: Trưởng phòng. - Nhiệm vụ tổng quát. + Đề ra quy tắc điều lệ, trình tự thao tác công việc của nhân viên, đảm bảo công việc cho thuê phòng diễn ra bình thường. + Nắm chắc tình hình các loại phòng trong khách sạn tiếp nhận giải quyết và xác định yêu cầu đặt phòng trước của khách. + Tiếp nhận yêu cầu đặt phòng trước của khách và chuyển cho các nhân viên. + Báo cáo với giám đốc danh sách và yêu cầu của khách đối với khách sạn. + Kiểm tra tình hình chấp hành của các nhân viên dưới quyền. + Chịu trách nhiệm về sự hoàn chỉnh, chính xác các loại giấy tờ, tư liệu đặt phòng của khách và nạp vào máy tính. + Giúp giám đốc nắm bắt tình hình đặt phòng trước hàng ngày, hàng tháng quý, hàng năm làm dự báo trình lên giám đốc. + Lắng nghe ý kiến của khách, giải quyết các khiếu nại của khách. + Hoàn thành các công việc do cấp trên giao phó. - Nhiệm vụ cụ thể: tiếp nhận khách, tiếp khách và phải hoàn thành hợp đồng để ký kết với khách. - Trách nhiệm cụ thể: phải đảm bảo tốt công việc được giao, chỉ đạo sát sao bộ phận bảo vệ, lễ tân. - Phương tiện, vật chất kỹ thuật: phải có xe máy, máy tính, điện thoại và các đồ dùng văn phòng. - Điều kiện lao động: không gây độc hại. - Trình độ phải có: tốt nghiệp đại học. - Kinh nghiệm: Từ 2 – 4 năm kinh nghiệm. - Yêu cầu cần thiết khác: phải có khả năng, tính sáng tạo, làm việc độc lập, cần cù lao động. * Nhân viên bảo vệ. - Vị trí: bảo vệ - Nhiệm vụ tổng quát. + Bảo vệ toàn bộ khách sạn, kiểm tra tình hình thực hiện các biện pháp bảo vệ, bảo đảm an toàn cho khách sạn. + Xác định kế hoạch công tác bảo vệ nội bộ và bảo vệ vòng ngoài xác định trọng điểm, nắm vững các vấn đề nảy sinh trong ca trực của mình, kịp thời báo cáo với cấp trên. + Kịp thời nắm vững tình hình đỗ xe ở ngoại vi khách sạn, quản lý tốt bãi đỗ xe, bảo đảm thông suốt lối đi. + Thụ lý các vụ việc do khách và nhân viên khách sạn gây ra, phụ trách công tác điều tra hoặc giúp cơ quan công an làm tốt công tác bảo vệ hiện trường. + Phải đi tuần tra trong khách sạn và các điểm bảo vệ thường trực. + Phối hợp để xử lý những trường hợp có hành vi gây rối. + Làm tốt công việc được giao. - Nhiệm vụ cụ thể: Bảo vệ an toàn cho khách sạn - Trách nhiệm cụ thể: Hàng ngày phải bảo vệ an toàn – phục vụ khách ra vào chịu trách nhiệm nếu có gì xảy ra trong phạm vi công việc của mình. - Phương tiện, vật chất, phải trang bị đầy đủ vật chất cho bảo vệ, và một số máy móc thiết bị cần thiết. - Điều kiện lao động: không gây độc hại. - Trình độ phải có: nghiệp vụ bảo vệ. - Kinh nghiệm: có ít nhất 1-2 năm kinh nghiệm - Yêu cầu cần thiết khác: cần cù chịu khó, phẩm chất đạo đức tốt. * Nhân viên kỹ thuật. - Vị trí: nhân viên kỹ thuật. - Nhiệm vụ tổng quát; bảo đảm hệ thống điện áp, phân phối điện, hệ htống thông tin liên lạc, thang máy, máy phát điện dự trữ, hệ thống theo dõi phòng hoả và đảm bảo vận hành bình thường. + Thực hiện công tác bảo dưỡng hệ thống máy móc thiết bị theo kế hoạch. + Kiểm tra tình hình chiếu sáng ở các nơi công cộng. + Nắm được sơ đồ đường dây của các hệ thống, tham gia xử lý sự cố bất ngờ. + Kiểm tra tình hình hoàn thành các yêu cầu sửa chữa giải quyết các vấn đề và sửa chữa máy móc thiết bị. + Định kỳ kiểm tra phòng máy và giữ vệ sinh phòng máy. + Định kỳ kiểm tra tình hình dự trữ linh kiện, làm đơn xin mua đủ lượng để dự trữ. - Nhiệm vụ cụ thể, sửa chữa trang thiết bị điện khi bị hỏng hóc. - Trách nhiệm cụ thể: phải đảm bảo an toàn, phải sửa chữa kịp thời khi có sự cố do điện gây ra. - Phương tiện, vật chất kỹ thuật phải đầy đủ trang thiết bị, mũ bảo hiểm để sửa chữa khi hỏng hóc và các trang thiết bị khác. - Điều kiện lao động không gây độc hại. - Trình độ phải có: tốt nghiệp đại học - Kinh nghiệm, có ít nhất 1-2 năm kinh nghiệm. - Yêu cầu cần thiết khác: phải có phương tiện, phẩm chất đạo đức, hoàn thành nhiệm vụ do cấp trên giao. * Nhân viên kế toán. - Vị trí: nhân viên kế toán. - Nhiệm vụ tổng quát. + Vào sổ sách, phân loại, phân tích và làm báo cáo hoạt động kinh doanh của khách sạn, giúp giám đốc lập dự toán và phân phối vốn kinh doanh cho các bộ phận, kiểm tra định kỳ các tài sản, vật tư của khách sạn lập bảng biểu tài vụ hàng tháng. + Kiểm tra tất cả các chứng từ ghi nợ và các chứng từ gốc kèm theo, bảo đảm số liệu chính xác, chân thực, hợp pháp. + Phụ trách công tác hoạch toán phân loại tổng nợ, giám sát và lập sổ phân loại nợ chi tiết, bảo đảm sổ sách và thực nợ phù hợp, sổ cái và sổ chi tiết phù hợp nhau. + Phụ trách công tác lập báo cáo các bảng biểu đồ phân tích tài chính hàng tháng, hàng năm. + Giám sát và chỉ đạo công tác thu chi tiền mặt, đổi ngoại tệ các quản lý phiếu thu, tiền dự trữ. + Chi phí kinh doanh trên có bảo đảm chất lượng kinh doanh. + Giám sát và chỉ đạo công tác trả nợ, đòi nợ, kiểm tra các khoản nợ, làm các thủ tục trả nợ theo quy định. + Quản lý tài sản cố định, giám sát và chỉ đạo công tác kiểm kê hàng tồn kho và đồ dùng. + Sắp xếp lưu giữ các chứng từ. - Nhiệm vụ cụ thể. Giúp giám đốc hoàn thành sổ sách kế toán thu chi hàng tháng của Công ty, chi trả lương cho nhân viên và các khoản khác. - Trách nhiệm cụ thể: Đảm bảo tính chính xác của sổ sách – hoàn thành công việc do cấp trên giao. - Phương tiện vật chất kỹ thuật, tài chính. Phải có đầy đủ phương tiện máy móc, công cụ thiết bị văn phòng và tài chính của Công ty. - Trình độ phải có: tốt nghiệp đại học - Kinh nghiệm 2-3 năm kinh nghiệm. - Yêu cầu cần thiết khác: phải trung thực, phẩm chất đạo đức tốt, phương tiện đi lại * Nhân viên lễn tân. - Vị trí: nhân viên lễ tân. - Nhiệm vụ tổng quát: + Theo dõi khách ra vào, khai báo tạm trú, tạm vắng cho khách, ghi chép lại tất cả các thông tin của khách vào sổ để bàn giao lại cho ca sau. + Khi khách đến phải chào hỏi một cách lễ độ, nhiệt tình và rõ ràng, giới thiệu và hỏi xem khách có nhu cầu gì. + Lắng nghe khách trình bày. + Ghi lại ngày giờ khách gọi đến, số điện thoại của người gọi điện, nội dung điện thoại, khi ghi phải ghi một cách ngắn gọn, phải ký tên vào sổ ghi điện thoại. + Hết ca trực phải bàn giao sổ sách, giao ca kí nhận đầy đủ. + Hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Nhiệm vụ cụ thể theo dõi khách ra vào và nghe điện thoại và một số công việc khác. - Trách nhiệm cụ thể: Phải thường xuyên theo dõi khách đến và khách đi để trả hộ chiếu – hộ khẩu cho khách. - Phương tiện vật chất kỹ thuật. - Điều kiện lao động, bình thường không gây độc hại. - Trình độ phải có: Đại học. - Kinh nghiệm: 1 năm trở lên. - Yêu cầu cần thiết khác: Phải có xe máy, hộ khẩu Hà nội và đạo đức tốt. * Nhân viên tạp vụ. - Vị trí: nhân viên tạp vụ. - Nhiệm vụ tổng quát. + Lau chùi dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài khách sạn. + Chuẩn bị dụng cụ thuốc tẩy rửa và dụng cụ bảo hộ lao động như chổi rễ, chổi lau, giẻ lau, bàn chải, găng tay và các đồ dùng khác để dọn dẹp, lau chùi. + Bố trí công việc và phân công hợp lý, quét dọn hàng ngày. + Định kỳ kiểm tra tình hình vệ sinh theo quy định. + Triển khai hoạt động công tác vệ sinh buồng phòng sạch sẽ trước khi khách đến xem. + Hoàn thành các nhiệm vụ khác do cấp trên giao. - Nhiệm vụ cụ thể: quét dọn vệ sinh, lau chùi dọn dẹp buồng phòng. - Trách nhiệm cụ thể: phải đảm bảo vệ sinh trong ngoài sạch sẽ. - Phương tiện, vật chất, phải đầy đủ dụng cụ để dọn dẹp vệ sinh. - Điều kiện lao dộng: không gây độc hại. - Trình độ phải có: trung cấp. - Kinh nghiệm: 1 năm trở lên. Yêu cầu cần thiết khác: phương tiện xe máy, phẩm chất đạo đức 2. Cho điểm các yếu tố công việc. Xác định giá trị của mỗi yếu tố bằng cách gán cho mỗi yếu tố một giá trị con số phản ánh giá trị của nó. Ví dụ trình độ học vấn có thể được miêu tả chi tiết hơn dựa trên trình độ học vấn. Trình độ càng cao, giá trị gán cho các yếu tố chi tiết càng lớn. Mặc dù vậy ban đầu các giá trị này được quy định tuỳ ý. Ví dụ mỗi yếu tố được cho điểm từ 0 – 100 điểm. Tuy nhiên, một khi đã kiểm chứng, các giá trị này phải được coi là giá trị chuẩn được áp dụng cho toàn Doanh nghiệp, chúng có thể dựa trên các kết quả phân tích công việc. Qua tham khảo rất nhiều tài liệu em đã chọn phương pháp đánh giá cho điểm từng yếu tố công việc. Có 4 yếu tố thù lao. - Kiến thức: 100đ - Trí lực: 100đ - Thể lực: 100đ - Trách nhiệm: 100đ Từ 4 yếu tố trên em cụ thể hoá trách nhiệm công việc qua bảng điểm sau: Bảng cho điểm các yếu tố công việc 1. Kiến thức: (100điểm) 1.a Trình độ học vấn cơ bản: 60 + Có trình độ đến bậc Tiểu học 2 điểm + Có trình độ đến bậc Trung học cơ sở 4 điểm + Có trình độ đến bậc Phổ thông Trung học 5 điểm + Đào tạo nghề hoặc kỹ thuật (không có bằng cấp) 10 điểm + Cao đẳng 30 điểm + Cử nhân, đại học 40 điểm + Thạc sỹ/có nhiều bằng đại học 50 điểm + Tiến sỹ 60 điểm 1.b. Kỹ năng, kinh nghiệm: 40 + 6 tháng đến 1 năm 10 điểm + Từ 1 đến 2 năm 20 điểm + Từ 2 đến 4 năm 15 điểm + Từ 4 đến 7 năm 30 điểm + 10 năm 40 điểm 2. Trí lực: (100 điểm) 2.c. Lập kế hoạch: 20 + 1 tuần 2 điểm + 2 đến 3 tuần 6 điểm + 1 đến 3 tháng 8 điểm + 1 năm 10 điểm + 2 năm trở lên 20 điểm 2.d. Hiểu biết công việc: 15 + Có thể hiểu rõ các mệnh lênh và chỉ thị liên quan tới công việc bản thân 10 điểm + Có thể hiểu rõ các mệnh lệnh và chỉ thị liên quan tới công việc của nhóm hoặc của bộ phận 5 điểm + Có thể nắm được bản chất thông tin mới mà có liên quan đến công việc 15 điểm + 2.e. Phán quyết/Quyết định: 20 + Công việc không cần phán quyết 5 điểm + Phải phán quyết các điểm nhỏ trong phạm vi các chỉ thị tương đối chi tiết 10 điểm + Khi có các hướng dẫn chung/ chỉ thị chung phải đưa ra các quyết định có tác động đến kết quả làm việc của nhóm/bộ phận 10 điểm + + Khi có các hướng dẫn chung/ chỉ thị chung phải đưa ra các quyết định có tác động đến kết quả làm việc của phòng/ban. 10 điểm + Khi có các hướng dẫn chung/ chỉ thị chung phải đưa ra các quyết định có tác động đến kết quả làm việc của Doanh nghiệp 15 điểm. 2.f. Khả năng thuyết phục: 15 + Công việc không cần thuyết phục người khác 5 điểm. + Cần phải thuyết phục một số lượng cấp dưới hoặc khách hàng khó tính 15 điểm. 2.g. Tính sáng tạo: 15 + Không cần sáng tạo 2 điểm. + Tạo ra cải tiến nhỏ trong phạm vi công việc của nhóm 10 điểm. + Tạo ra kiểu dáng sản phẩm mới cho Doanh nghiệp 15 điểm. + Tạo ra sản phẩm mới 15 điểm. + Tạo ra các ý tưởng mới về dòng sản phẩm mới hoặc tổ chức 10 điểm. + 2.h. Năng lực lãnh đạo: 15 + Không cần năng lực lãnh đạo 2 điểm. + Phải lãnh đạo nhóm nhỏ 10 điểm. + Phải lãnh đạo một bộ phận 10 điểm. + Phải lãnh đạo một Doanh nghiệp 15 điểm. 3. Thể lực và môi trường lao động (100 điểm) 3.i. Sức lực: 15 + Không cần sức lực điểm + Cần sức lực 15 điểm. + Cần sức lực và nỗ lực đặc biệt 15 điểm. 3.j. Cường độ tập trung: 20 10 điểm. + Không cần nỗ lực 10 điểm. + Cần nỗ lực 20 điểm. + Cần nỗ lực đặc biệt để quan sát và lắng nghe 20 điểm. 3.k Quan hệ: 30 + Không cần quan hệ với người khác 5 điểm. + Công việc đòi hỏi có mối quan hệ với một số người trong và ngoài Doanh nghiệp 30 điểm. + Công việc đòi hỏi các mối quan hệ thường xhuyên với nhiều người 25 điểm. 3.1. Môi trường làm việc: 25 + Bình thường, không độc hại và nguy hiểm 25 điểm. + Có một số yếu tố độc hại như: nhiệt độ cao, độ ẩm cao, tiếng ồn, siêu âm bụi, độc hại, hoá chất, điện từ trường cao 20 điểm. + Có nhiều yếu tố độc hại ở mức cao (nhiệt độ cao, độ ẩm cao, tiếng ồn, siêu âm, bụi độc hại, hoá chất, điện từ trường cao) 2 điểm. 3.m. Độ rủi ro: 15 + Không rủi ro 5 điểm. + Có thể có rủi ro 10 điểm. + Rủi ro tai nạn và bệnh tật tiềm tàng 15 điểm. 4. Trách nhiệm (100 điểm): 50 4.n. Phụ trách + Phải phụ trách một nhóm nhỏ 10 điểm. + Phải phụ trách một tổ/bộ phận 20 điểm. + Phải phụ trách một phòng hay lĩnh vực hẹp 20 điểm. + Phải phụ trách một Doanh nghiệp 50 điểm. 4.0. Chịu trách nhiệm công việc có tổn thất: 50 + đến 100000đ 10 điểm + đến 1 triệu đ 20 điểm + đến 100 triệu đ 30 điểm + đến 500 triệu đ 40 điểm + trên 500 triệu đ 50 điểm 3. Đánh giá giá trị công việc bằng phương pháp cho điểm từng vị trí. * Giám đốc. Yếu tố Điểm 1. Kiến thức và kỹ năng a. Trình độ học vấn cơ bản 50 b. Chuyên môn và kỹ năng 40 2. Trí lực c. Lập kế hoạch 20 d. Hiểu biết 15 e. Phán quyết 20 f. Khả năng thuyết phục 15 g. Tính sáng tạo 15 h. Khả năng lãnh đạo 15 3. Thể lực và môi trường i. Cường độ tập trung 20 j. Quan hệ 30 k. Sức khoẻ 15 f. Môi trường làm việc 25 m. Rủi ro 10 4. Trách nhiệm n. Giám sát 50 o. Trách nhiệm công việc 50 Tổng cộng 390 * Phó Giám đốc Yếu tố Điểm 1. Kiến thức và kỹ năng a. Trình độ học vấn cơ bản 40 b. Chuyên môn và kỹ năng 30 2. Trí lực c. Lập kế hoạch 20 d. Hiểu biết 15 e. Phán quyết 10 f. Khả năng thuyết phục 10 g. Tính sáng tạo 10 h. Khả năng lãnh đạo 10 3. Thể lực và môi trường i. Cường độ tập trtung 20 j. quan hệ 25 h. Sức khoẻ 15 l. Môi trường làm việc 20 m. rủi ro 10 4. Trách nhiệm n. giám sát 40 0. Trách nhiệm công việc 40 Tổng cộng 315 * Trưởng phòng Yếu tố Điểm 1. Kiến thức và kỹ năng - Trình độ học vấn 40 - Chuyên môn và kỹ năng 20 2. Trí lực - Lập kế hoạch 10 - Hiểu biết 10 - Phán quyết 10 - Khả năng thuyết phục 10 - Tính sáng tạo 10 - Khả năng lãnh đạo 10 3. Thể lực và môi trường - Cường độ tập trung 20 - Quan hệ 25 - Sức khoẻ 15 - Môi trường làm việc 25 - rủi ro 10 4. Trách nhiệm - Giám sát 30 - Trách nhiệm công việc 30 Tổng cộng 275 * Nhân viên lễ tân Yếu tố Điểm 1. Kiến thức và kỹ năng + Trình độ học vấn cơ bản 40 + Chuyên môn và kỹ năng 20 2. Trí lực + Lập kế hoạch 20 + Hiểu biết 5 + Phán quyết 5 + Khả năng thuyết phục 10 + Tính sáng tạo 10 + Khả năng lãnh đạo 2 3. Thể lực và môi trường + Cường độ tập trung 10 + Quan hệ 25 + Sức khoẻ 15 + Môi trường làm việc 25 + Rủi ro 5 4. Trách nhiệm + Giám sát 20 + Trách nhiệm công việc 20 Tổng cộng 222 * Nhân viên bảo vệ Yếu tố Điểm 1. Kỹ năng và Kiến thức + Trình độ học vấn cơ bản 30 + Chuyên môn và kỹ năng 20 2. Trí lực + Lập kế hoạch 10 + Hiểu biết 5 + Phán quyết 5 + Khả năng thuyết phục 2 + Tính sáng tạo 2 + Khả năng lãnh đạo 2 3. Thể lực và môi trường + Cường độ tập trung 10 + Quan hệ 5 + Sức khoẻ 15 + Môi trường làm việc 25 + Rủi ro 5 4. Trách nhiệm + Giám sát 10 + Trách nhiệm công việc 10 Tổng cộng 156 * Nhân viên kế toán: Yếu tố Điểm 1. Kiến thức và kỹ năng 100 + Trình độ học vấn cơ bản 40 + Chuyên môn và kỹ năng 30 2. Trí lực 100 + Lập kế hoạch 10 + Hiểu biết 10 + Phán quyết 10 + Khả năng thuyết phục 10 + Tính sáng tạo 10 + Khả năng lãnh đạo 10 3. Thể lực và môi trường 100 + Cường độ tập trung 10 + Quan hệ 25 + Sức khoẻ 15 + Môi trường làm việc 25 + Rủi ro 5 4. Trách nhiệm + Giám sát 20 + Trách nhiệm công việc 20 Tổng cộng 250 * Nhân viên kỹ thuật Yếu tố Điểm 1. Kiến thức và kỹ năng + Trình độ học vấn cơ bản 30 + Chuyên môn và kỹ năng 20 2. Trí lực + Lập kế hoạch 10 + Hiểu biết 10 + Phán quyết 5 + Khả năng thuyết phục 10 + Tính sáng tạo 10 + Khả năng lãnh đạo 2 3. Thể lực và môi trường + Cường độ tập trung 10 + Quan hệ 25 + Sức khoẻ 15 + Môi trường làm việc 25 + Rủi ro 5 4. Trách nhiệm + Giám sát 20 + Trách nhiệm công việc 20 Tổng cộng 222 * Nhân viên tạp vụ Yếu tố Điểm 1. Kiến thức và kỹ năng + Trình độ học vấn cơ bản 10 + Chuyên môn và kỹ năng 20 2. Trí lực + Lập kế hoạch 6 + Hiểu biết 5 + Phán quyết 5 + Khả năng thuyết phục 5 + Tính sáng tạo 2 + Khả năng lãnh đạo 2 3. Thể lực và môi trường + Cường độ tập trung 10 + Quan hệ 5 + Sức khoẻ 15 + Môi trường làm việc 25 + Rủi ro 5 4. Trách nhiệm + Giám sát 10 + Trách nhiệm công việc 10 Tổng cộng 135 Qua tất cả các yếu tố công việc ta đưa ra được bảng lương mới. Áp dụng phương pháp cho điểm. Bảng lương mới stt Họ tên Chức vụ Điểm Lương mới 1 Hoàng Thị Lâm Giám đốc 390 2.340.000 2 Trần Thanh Hùng Phó giám đốc 315 1.890.000 3 Bùi Bài Bình Trưởng phòng 275 1.650.000 4 Nguyễn Bích Ngọc Kế toán trưởng 250 1.500.000 5 Nguyễn Bích Nguyệt N/v lễ tân 222 1.332.000 6 Nguyễn Hùng Cường N/v kỹ thuật 217 1.302.000 7 Trần Văn Hiền N/v bảo vệ 156 936.000 8 Trần Thị Ngát N/v tạp vụ 135 810.000 * Khảo sát mức lương trên thị trường hiện nay. Qua khảo sát mấy cơ sở em thấy mức lương trên thị trường hiện nay là rất phong phú và đa dạng có rất nhiêù mức lương khác nhau. Nhưng nhìn chung mức lương trên thị trường ngành hiện nay giao động 1-2 triêụ/1 tháng. Mức lương của các ngành trên thị trường hiện nay. - Giám đốc: 1,5tr – 2,5tr - Kế toán: 1tr – 2tr - Lễ tân: 0,8 – 1,5tr - Bảo vệ: 0,6 – 1tr - Tạp vụ: 0,4 – 0,7. Lương của Công ty trả cho các nhân viên trong Công ty như sau: - Giám đốc: 2,5 tr - Kế toán: 2tr - Lễ tân: 900.000 - Bảo vệ: 800.000 - Tạp vụ: 700.000 Qua khảo sát mức lương trên thị trường và mức lương của Công ty. Em suy ra được lương một điểm nó giao động trong khoảng 5000-10.000đ/1 điểm. Như vậy em chọn mức điểm là 6000đ/1 điểm là phù hợp với mức lương trên thị trường và đáp ứng nhu cầu của nhân viên trong Công ty và để trả lương cho từng vị trí công việc hợp lý hơn. Lương 1 điểm = 6000đ. Bảng lương cơ bản. stt Họ tên Chức danh Lương hiện tại Lương cho điểm Chênh lệch 1 Hoàng Thị Lâm Giám đốc 2.500.000 2.340.000 -160.000 2 Trần Thanh Hùng Phó giám đốc 2000.000 1.890.000 -110.000 3 Bùi Bài Bình Trưởng phòng 1.500.000 1.650.000 +150.000 4 Nguyễn Bích Ngọc Kế toán trưởng 2000.000 1.500.000 -500.000 5 Nguyễn Bích Nguyệt N/v lễ tân 900.000 1.332.000 +432.000 6 Nguyễn Hùng Cường N/v kỹ thuật 1000.000 1.302.000 + 302.000 7 Trần Văn Hiền N/v bảo vệ 800.000 936.000 +136.000 8 Trần Thị Ngát N/v tạp vụ 700.000 810.000 +110.000 Như vậy qua bảng cho điểm các yếu tố công việc, ta nhận thấy tình hình trả lương ở Công ty là chưa hợp lý. ở chỗ Công ty trả lương thiếu cơ sở. - Lương hiện tại của giám đốc là 2.500.000 nay qua áp dụng phương pháp cho điểm để xây dựng một mức lương mới dựa vào phiếu điều tra các yếu tố công việc như kiến thức, trí lực, thể lực, trách nhiệm để cho điểm và trả lương. Như vậy mang tính công bằng và hợp lý hơn. Qua cho điểm lương của giám đốc này còn 2.340.000 là phù hợp và đúng với năng lực của họ. Nhưng vẫn còn có những bộ phận mức lương của họ còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu và trả lương chưa hợp lý nay áp dụng phương pháp mới này lương của họ được tăng lên và đã đáp ứng được nhu cầu đời sống người lao động. Nói chung mức lương của các bộ phận qua phương pháp cho điểm đều được tăng lên rõ rệt. KẾT LUẬN Trong quá trình học tập tại lớp Quản trị Doanh nghiệp - Khoa kinh tế và quản lý trường Đại học Bách Khoa Hà nội, được sự giảng dạy tận tình của các thầy cô giáo, em đã được trang bị những kiến thức cơ bản nhất trong quản lý. Sau thời gian thực tập tại Công ty TNHH Việt Thắng - 15 Tô Hiến Thành - Quận Hai Bà Trưng - Hà nội, em đã áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế quản lý tại Công ty và em chọn đề tài: “Nghiên cứu và hoàn thiện công tác trả lương tại Công ty Việt Thắng”. Với đề tài này, em đã nghiên cứu, thu thập số liệu thông tin tại phòng kế toán, phòng tổ chức hành chính và các phòng ban khác của Công ty. Nhận xét về cách trả lương cho người lao động tại Công ty, em thấy Công ty đã đạt được những yêu cầu đáng kể như. - Công ty đã đầu tư đúng hướng sản xuất kinh doanh nên tạo thu nhập tương đối ổn định cho người lao động, doanh thu tăng đều qua các năm và mức lương của nhân viên được tăng lên rõ rệt, một phần do cách thức trả lương hợp lý cũng có tác dụng khuyến khích người lao động hăng hái làm việc có hiệu quả hơn. - Thực hiện đúng chính sách của Nhà nước trong việc trả lương thưởng cho người lao động vào những ngày lễ, tết - Ngoài những mặt đã đạt được, Công ty luôn cố gắng hoàn thiện hơn và thường xuyên đưa ra những giải pháp phân phối thu nhập cho người lao động sao cho hợp lý nhất, công bằng nhất. Tuy nhiên, tiền lương là vấn đề hết sức phức tạp và không thể làm hài lòng tất cả mọi người, nhất là trong nền kinh tế thị trường luôn biến động như ở Công ty không tránh khỏi những mặt hạn chế. Cách tính lương còn quá phụ thuộc và trình độ mà không xét đến mức độ đóng góp của từng cá nhân vào chính công việc của họ, của tập thể. Trên đây, em cũng mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm khắc phục những nhược điểm trên, nhưng do kinh nghiệm thực tế còn ít, vốn kiến thức chưa được sâu rộng nên đề tài còn có những thiếu xót. Rất mong thầy cô giáo và các bạn bổ sung ý kiến để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Tấn Thịnh và các thầy cô giáo đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà nội, ngày 12 tháng 06 năm 2002 Trần Ngọc Tân Tài liệu tham khảo 1. Quản lý nhân lực - Nguyễn Tấn Thịnh, Khoa kinh tế và quản lý ĐHBK – Hà nội tháng 7 /2000 2. Quản trị nhân sự - Nguyễn Hữu Thân - NXB thống kê 1996 3. Luật lao động Việt Nam. NXB chính trị quốc gia, 1993 4. Quản lý khách sạn hiện đại. Lục Bội Minh - NXB chính trị quốc gia 1998. 5. Quản lý nhân sự Nguyễn Thanh Hội - NXB Thống kê 1998. 6. Một số tài liệu của Công ty.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8455.doc
Tài liệu liên quan