Đề tài Nghiên cứu và hoàn thiện một số giải pháp an toàn phòng cháy chữa cháy đối với công trình khách sạn Hoàng Long số 185 phố Lò Đúc - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

Hà Nội là thủ đô, là trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội của cả nước. Nhờ có tiềm năng du lịch dồi dào nên trong những năm qua thành phố Hà Nội đã thúc đẩy sự phát triển của các loại hình dịch vụ về du lịch như khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng để phục vụ nhu cầu ăn ở của du khách đến đây tham quan.Với lợi thế là trung tâm du lịch lớn nhất phía Bắc, Hà Nội sẽ đẩy mạnh xây dựng hạ tầng du lịch, ưu tiên phát triển du lịch văn hóa - sinh thái - lịch sử, du lịch công vụ và hội nghị. Mục tiêu của thành phố là doanh thu du lịch tăng bình quân 16 - 18% mỗi năm và đến năm 2010 đón 7 triệu khách, trong đó có khoảng 2 đến 2,2 triệu du khách quốc tế. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ công tác an toàn PCCC tại các khách sạn và nhà nghỉ cần phải được quan tâm thực sự. Với mục đích như vậy, Đồ án tốt nghiệp đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung hoạt động của công tác PCCC đối với các khách sạn trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói chung và khách sạn Hoàng Long nói riêng, kịp thời đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của thủ đô, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

doc74 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 941 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu và hoàn thiện một số giải pháp an toàn phòng cháy chữa cháy đối với công trình khách sạn Hoàng Long số 185 phố Lò Đúc - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở đầu lối vào của khu vực massge luôn đóng, không những thế bề ngang của hành lang quá chật hẹp gây ra nhiều bất tiện trong lúc đi lại. Kiểm tra về trang thiết bị và phương tiện chữa cháy: Các phương tiện chữa cháy tại chỗ được trang bị trong công trình khách sạn Hoàng Long gồm có: bình bột chữa cháy MFZ4, bình chữa cháy bằng khí CO2 - MT3, bình bột xe đẩy chữa cháy MFT35 và hệ thống họng nước chữa cháy vách tường. Song khách sạn không được lắp đặt hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động do đó việc phát hiện sớm sự xuất hiện của các đám cháy và công tác cứu chữa ban đầu chưa được nhanh chóng. Số lượng bình chữa cháy được trang bị trong khách sạn là 21 bình, trong đó có 14 bình bột chữa cháy MFZ4; 7 bình chữa cháy bằng khí CO2 - MT3, và 1 bình bột xe đẩy MFT35. Các bình chữa cháy trên đều do Trung Quốc sản xuất. Mỗi điểm đặt bình chữa cháy gồm có 3 bình: 2 bình bột chữa cháy MFZ4, và 1 bình khí chữa cháy CO2 - MT3. Ở tầng 1 có 2 điểm đặt bình chữa cháy , 1 điểm đặt ở khu vực gần cầu thang máy, điểm thứ 2 đặt ở khu vực để xe gần khu vực bếp. Điểm đặt bình chữa cháy ở khu vực để xe gần bếp do được đặt sát tường, lại thường xuyên bị xe máy che khuất nên rất khó nhìn thấy. Thêm vào đó, những lúc khu vực này có nhiều xe, các xe nằm chắn ngang lối vào điểm đặt bình chữa cháy, do đó khi cần sẽ rất khó để tìm thấy và lấy bình ra để sử dụng. Với số lượng 3 bình chữa cháy được trang bị ở một tầng là chưa đủ so với diện tích cần được bảo vệ, hơn thế nữa vị trí đặt bình chữa cháy lại không được hợp lý. Ví dụ: Khi xảy ra cháy tại 1 phòng ở đầu hành lang của 1 tầng nào đó thì công tác chữa cháy ban đầu có 1 vai trò rất quan trọng. Nếu một người phát hiện ra cháy song do đang đứng ở xa nên người đó không thể quan sát thấy được điểm đặt bình chữa cháy. Như vây, phải mất một khoảng thời gian người đó mới có thể tìm thấy và lấy bình chữa cháy ra để sử dụng. Mặt khác, do khách sạn không được trang bị hệ thống chuông báo động ở các tầng nên để thông báo cho lực lượng chữa cháy của cơ sở biết, người đó phải chạy xuống đến tầng 1. Trong khoảng thời gian đó đám cháy có điều kiện để phát triển to hơn gây khó khăn cho việc chữa cháy. Như vậy từ việc chọn vị trí đặt bình chữa cháy không hợp lý đã làm cho công tác chữa cháy ban đầu bị chậm trễ, thời gian phát triển tự do của đám cháy được kéo dài khiến diện tích đám cháy tăng lên gây khó khăn trong công tác cứu chữa của lực lượng chữa cháy dẫn đến kết quả chữa cháy là không cao. Hộp vòi chữa cháy của hệ thống họng nước chữa cháy vách tường được bố trí ở chỗ giao nhau giữa cầu thang và hành lang của mỗi tầng nên rất dễ thấy và thuận tiện cho việc sử dụng. Hộp vòi chữa cháy ở tầng 5 do lâu ngày không sử dụng nên cánh cửa bị kẹt khó mở. Còn ở tầng 6 khi kiểm tra các dụng cụ trong hộp vòi chữa cháy thì phát hiện thấy 1 đầu nối của cuộn vòi B bị vỡ . Theo lời giải thích của một nhân viên khách sạn thì trong lần sử dụng họng nước chữa cháy vách tường ở tầng 6 để vệ sinh khu vực tầng áp mái, khi thu dọn phương tiện do không cẩn thận nhân viên làm vệ sinh đã kéo lê đầu nối của cuộn vòi dưới nền nhà, kết quả là đầu nối bị vỡ do va đập vào bậc thang. Kiểm tra hệ thống chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo: Theo Điều 10.25 Tiêu chuẩn TCVN 6160 – 1996 Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng, qui định: “Nhà cao tầng phải được chiếu sáng tự nhiên hoặc bằng điện, ngoài ra còn phải có hệ thống chiếu sáng sự cố”. Điều 10.26 Tiêu chuẩn TCVN 6160 – 1996 qui định: “Các phòng ở, phòng ăn, các phòng phụ và phòng sinh hoạt văn hóa tập thể cần có chiếu sáng tự nhiên trực tiếp”. Điều 10.27 Tiêu chuẩn TCVN 6160 – 1996 qui định: “Tỉ lệ diện tích ô chiếu sáng của các phòng ở phòng nghỉ của căn hộ và tập thể khônh lớn hơn 1: 5,5 so với diện tích sàn. Ở các buồng riêng của phòng ở, phòng nghỉ, cho phép tỉ lệ không lớn hơn 1: 4,5. Ở những nơi nhiều ánh sáng, các tỉ lệ trên có thể giảm xuống nhưng không nhỏ hơn 1: 8. Chú thích: 1) Khi tính diện tích chiếu sáng, được tính các ô khác có khả năng chiếu sáng. 2) Ở những vùng nắng nhiều, diện tích chiếu sáng được giảm 20%. 3) Diện tích chiếu sáng được tính theo diện tích của cửa sổ và cửa ban công về phía ngoài có ánh sán”. Điều 10.30 Tiêu chuẩn TCVN 6160 – 1996 qui định: “Buồng thang phải được thiết kế chiếu sáng tự nhiên từ cửa sổ phía tường ngoài. Cho phép lắp kính khối dày lớn hơn hoặc bằng 100mm ở cửa chiếu sáng giữa buồng thang với các phòng đợi, hành lang hoặc phòng để quần áo chung mỗi tầng”. Công trình khách sạn Hoàng Long được xây dựng theo kiểu nhà ống, vị trí xây dựng nằm sát với các nhà dân ở xung quanh nên khâu chiếu sáng tự nhiên của ngôi nhà có nhiều hạn chế. Từ tầng 4 của khách sạn trở xuống do bị các công trình khác che khuất nên khu vực này hơi tối, nhất là hành lang và các phòng ở từ nửa sau của khách sạn tính từ cầu thang. Theo Điều 10.29 Tiêu chuẩn TCVN 6160 - 1996 qui định: “Hành lang chung phải đảm bảo chiếu sáng tự nhiên, trường hợp này diện tích chiếu sáng trên diện tích hành lang không nhỏ hơn 1:16. Chiều dài hành lang chung khi chiếu sáng một phía là 20m, chiếu sáng hai phía là 40m. Nếu hành lang quá dài trên 40m, phải có chiếu sáng bổ sung. Hành lang của các tầng, chỗ nghỉ có chiều dài không quá 12m, cho phép không cần chiếu sáng tự nhiên”. Nhưng trong thực tế, chiều dài hành lang ở các tầng của khách sạn Hoàng Long là 27m và chỉ được chiếu sáng từ một phía, như vậy là chưa đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn. Do đó nhất thiêt phải sử dụng hệ thống điện chiếu sáng nhân tạo cả ngày lẫn đêm để đảm bảo ánh sáng cho công trình. Bên cạnh hệ thống điện chiếu sáng nhân tạo, ở hành lang các tầng và buồng thang bộ tương ứng còn được lắp đặt thêm hệ thống chiếu sáng sự cố. Mục đích của việc lắp đặt thêm hệ thống chiếu sáng sự cố là để chiếu sáng cho các khu vực như: cầu thang, hành lang trong các trường hợp xảy ra cháy nổ vì lúc này hệ thống chiếu sáng bình thường không hoạt động do hệ thống điện bị ngắt. Những người bị mắc kẹt trong đám cháy có thể nhìn thấy được lối thoát nạn gần đó nhờ hệ thống điện chiếu sáng sự cố và thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm để đến nơi an toàn. Song qua kiểm tra thực tế nhận thấy hệ thống điện chiếu sáng sự cố của khách sạn vẫn còn sơ sài. Với chiều dài của hành lang ở mỗi tầng là 27m nhưng chỉ được trang bị 2 đèn chiếu sáng sự cố, như vậy là chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của khách sạn. Ví dụ: Khi xảy ra cháy lớn ở một tầng nào đó của khách sạn, các chất cháy chủ yếu trong khách sạn như: gỗ, giấy, vải, cao su, đệm mút, nhựa tổng hợp, polyme đều là các chất mà khi cháy sẽ tỏa ra nhiều khói và sản phẩm cháy độc hại. Khói và sản phẩm cháy không thoát ra ngoài được nên tích tụ lại tạo thành những đám mây dày đặc làm hạn chế tầm nhìn của người bị nạn đang còn mắc kẹt trong đám cháy khiến cho họ không thể tìm ra lối thoát. Trong những tình huống như vậy thì sự có mặt của hệ thống đèn chiếu sáng sự cố là rất quan trọng. Nhưng thực tế với số lượng 2 đèn chiếu sáng sự cố được trãi dài dọc theo hành lang mỗi tầng vẫn chưa thể đảm bảo an toàn cho người bị nạn, nhất là khi hệ thống chiếu sáng tự nhiên của khách sạn còn hạn chế. Ở mỗi khu vực buồng thang bộ của từng tầng được lắp đặt 1 đèn chiếu sáng sự cố trên chiếu nghỉ của cầu thang. Với vị trí lắp đặt như vậy thì ánh sáng của đèn không thể bao phủ hết diện tích của buồng thang mà chỉ chiếu sáng được một phần. Do đó sẽ gây khó khăn cho người bị nạn trong quá trình di chuyển. Đặc biệt hơn khi có cháy nổ xảy ra, các yếu tố của đám cháy như ngọn lửa, nhiệt độ, khói, sản phẩm cháy, tiếng ồn sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của những người bị nạn đang còn bị mắc kẹt trong khu vực nguy hiểm khiến cho họ bị hoảng sợ, mất bình tĩnh. Trong lúc tâm lý đang hỗn loạn, việc phải di chuyển trên một đoạn đường mù mịt sẽ gây ra cho họ nhiều trở ngại. Nếu không may gặp phải tai nạn như: vấp ngã hay trượt chân dẫn đến chấn thương thì sẽ khó khăn hơn để có thể tiếp tục di chuyển thoát ra ngoài. Kiểm tra hệ thống thông gió, hút khói: Do đặc điểm kiến trúc của công trình khách sạn Hoàng Long được xây dựng theo kiểu nhà ống, lại nằm sát với khu dân cư nên hoạt động của hệ thống thông gió và chiếu sáng tự nhiên cho công trình chưa được tốt. Khu vực hành lang từ tầng 2 đến tầng 6 là hành lang cụt nên việc thông gió và chiếu sáng tự nhiên ở hành lang các tầng chỉ có thể thực hiện ở một phía. Theo Điều 11.1 Tiêu chuẩn TCVN 6160 - 1996: “Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng” quy định: “ Tất cả các nhà cao tầng phải lắp đặt hệ thống thông gió, hút khói ở hành lang và buồng thang. Những bộ phận của hệ thống này phải làm bằng vật liệu không cháy”. Qua kiểm tra thực tế nhận thấy một phần buồng thang bộ phía bên phải của công trình do nằm sát với cửa hàng bán xe gắn máy Piaggio nên bị che khuất, không được chiếu sáng tự nhiên. Còn buồng thang bộ phía bên trái do có khỏang trống với nhà dân bên cạnh nên việc chiếu sáng được thực hiện tốt hơn nhờ hệ thống cửa chớp bằng kính được lắp đặt ở khu vực chiếu nghỉ của từng tầng. Nhìn chung thì hệ thống chiếu sáng và thông gió tự nhiên của công trình khách sạn Hoàng Long chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đề ra. Với đặc điểm kiến trúc như trên, việc lắp đặt hệ thống thông gió và hút khói nhân tạo là rất cần thiết. Đặc biệt là ở các lối thoát nạn như: buồng thang bộ, hành lang là những nơi thường hay tích tụ khói nên cần phải lắp đặt hệ thống thông gió điều áp chống tụ khói để đảm bảo cho các khu vực này luôn được thông thoáng. Hệ thống này sẽ điều chỉnh cho áp suất trong ngôi nhà luôn ở trạng thái cân bằng. Đồng thời khi xảy ra cháy nổ, hệ thống này sẽ làm nhiệm vụ hút và đẩy khói và sản phẩm cháy độc hại ra khỏi công trình. Nhờ có hệ thống thông gió và hút khói nên trong trường hợp bị mắc kẹt người bị nạn có thể tránh khỏi bị ngạt do thiếu oxy. Không những thế, khi khói và khí độc bị đẩy bớt ra ngoài thì những người đang bị mắc kẹt không còn bị che khuất tầm nhìn và có thể quan sát để tìm thấy lối thoát nạn. Mặt khác, sự có mặt của hệ thống này đã tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chữa cháy trong việc cứu người và triển khai lực lượng phương tiện để cứu chữa đám cháy đạt kết quả cao. Qua thực tế cho thấy, những vụ cháy có nhiều khói và sản phẩm cháy xảy ra trong các công trình kín nếu không có hệ thống thông gió-hút khói thì khói sẽ không thoát ra ngoài được, chúng tích tụ lại tạo thành những đám mây dày đặc che khuất tầm nhìn của lực lượng chữa cháy. Mạt khác, do quá trình đối lưu không khí bị cản trở khiến cho chiều cao của mặt phẳng cân bằng áp suất hạ xuống thấp, do đó các chiến sĩ trực tiếp cầm lăng không thể tiếp cận được đám cháy. Kiểm tra hệ thống điện: Nguồn điện cấp cho công trình khách sạn Hoàng Long lấy từ trạm biến áp 250 KVA của thành phố cấp điện áp 380/220V, 3 pha 1 trung tính. Ở trong các phòng, bảng điện được đặt ở độ cao 1.3 m so với cốt lát nhà. Với tính chất sử dụng của công trình, cần lắp đặt một hệ thống điện đảm bảo an toàn cho khâu chiếu sáng, phục vụ cho các máy vi tính, điều hoà nhiệt độ, hệ thống máy bơm nước, thang máy, Do đó công trình khách sạn Hoàng Long đã lắp đặt hệ thống điện nối từ trạm biến áp thuộc lưới điện của thành phố vào công trình như sau: Điện từ trạm biến áp 250 KVA của mạng điện thành phố được lấy vào công trình qua 3 tủ điện đặt tại gầm cầu thang tầng 1 (tủ hạ áp TA, TM, TSC) và dẫn lên các tầng của ngôi nhà: Tủ TM: tủ hạ áp TM cấp điện cho các máy điều hoà không khí và bình nóng lạnh, lên các tầng của khách sạn. Từ tủ hạ áp TM lên các tầng sử dụng cáp M4x95 và áptômát 3 cực MCCB - 3P - 500A. Tủ TA: tủ hạ áp TA cấp điện cho mạng chiếu sáng và ổ cắm lên các tầng của công trình. Từ tủ hạ áp TA lên các tầng sử dụng cáp M4x35 và áptômát 3 cực MCCB - 3P - 320A. Tủ TSC: tủ hạ áp TSC cấp điện cho máy bơm nước, thang máy, đèn chiếu sáng sự cố ở các tầng Từ tủ hạ áp TSC lên các tầng sử dụng cáp M4x35 và áptômát 3 cực MCCB - 3P - 150A. Qua kiểm tra thực tế hệ thống điện của tòa nhà nhận thấy hệ thống hoạt động tốt, sau một thời gian dài hoạt động vẫn chưa có sự cố lớn về điện xảy ra. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nói trên, hệ thống điện của khách sạn Hoàng Long vẫn còn tồn tại một số khuyết điểm cần được khắc phục: Vị trí đặt bàn thờ trong khu vực quán cafe giải khát nằm gần ổ cắm điện. Với vị trí bàn thờ như vậy sẽ rất nguy hiểm, bàn thờ là nơi thường xuyên thắp hương vào các buổi sáng, chính vì vậy khi đặt gần ổ cắm điện sẽ không an toàn. Nguồn nhiệt của cây hương đang cháy có thể tác động vào dây cắm điện của các thiết bị tiêu thụ gây ra cháy hoặc gây chập điện. Có rất nhiều vụ cháy do điện gây ra, có thể là cháy do chập điện, do ngắn mạch hoặc do quá tải. Theo thống kê của Cục Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, các vụ cháy có liên quan đến điện luôn chiếm tỷ lệ cao, khỏang 40% tổng số các vụ cháy. Ở vị trí cuối hành lang tầng 6 là khu vực đặt nồi hơi massage, chức năng của nồi hơi là cung cấp hơi nóng cho các phòng xông hơi. Nồi hơi này được khởi động bằng cầu dao điện và sử dụng dầu diesel để chạy máy. Vấn đề cần quan tâm ở đây đó là việc đấu nối và đường đi của dây điện trong khu vực đặt nồi hơi không đảm bảo an toàn. Dây điện được kéo dọc theo bờ tường sau đó được nối vào hộp điện của nồi hơi thông qua cầu dao. Phần dây điện này không đựợc bảo vệ mà để tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Trong trường hợp bị hở điện ở đoạn dây nào đó nếu gặp mưa sẽ gây ra chập điện. Điều 10.20 Tiêu chuẩn TCVN 6160 – 1996 Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế qui định: “Dây dẫn, cáp điện phải được đặt cách các chi tiết, kết cấu khác bằng vật liệu dễ cháy với khoảng cách không nhỏ hơn 10 mm”. Nhưng thực tế thì để tận dụng chỗ phơi áo quần trong những lúc trời mưa, một số nhân viên massage đã vắt quần áo ướt lên dây điện chạy trong khu vực đặt nồi hơi. Hành động thiếu ý thức đó có thể gây ra những hậu quả không thể lường trước được. Không những vậy khi kiểm tra thực tế còn phát hiện thấy cầu dao dùng để đóng ngắt điện cho nồi hơi hoạt động không có hộp bảo vệ. Trong khi đó phòng đặt nồi hơi được che chắn bằng tôn nên có nhiều chỗ hở. Mặt khác phòng này lại nằm trên cao (tầng 6 ) do đó khi có mưa to gió lớn nước mưa có thể hắt vào bên trong. Nếu nước mưa hắt trúng vào cầu dao điện thì sẽ gây ra chập điện. Vấn đề là ở chỗ chập điện có thể là nguyên nhân dẫn đến cháy nổ, đồng thời nó cũng là nguyên nhân gây nguy hiểm đến tính mạng đối với nhân viên làm nhiệm vụ vận hành nồi hơi. Kiểm tra hệ thống cung cấp nước chữa cháy: Nguồn nước trong cơ sở: Nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt và chữa cháy của khách sạn được lấy từ mạng đường ống cấp nước của thành phố Hà Nội. Nước được lấy vào bể ngầm có dung tích 54 m³ qua đường ống Ф66 , sau đó được bơm lên bể trên mái nhờ 2 máy bơm nước (một máy bơm chính và một máy bơm dự phòng ) loại LEO XST32/160B (của Italia ), có các thông số kỹ thuật như sau: Qmax = 450 lít/phút. P = 2,2 kw. Suct Hmax = 8 m. Hmax = 31 m. Size 50 x 32 Bể nước trên mái có dung tích 20m³ dùng để cấp nước sinh hoạt cho các tầng kết hợp với việc cấp nước chữa cháy. Cả hai hệ thống đường ống trên đều sử dụng loại ống Ф50. Máy bơm nước từ bể ngầm lên bể trên mái được điều khiển tự động thông qua hệ thống van phao gắn trên bể mái. Do sử dụng kết hợp giữa nước sinh hoạt và nước chữa cháy nên mực nước trong bể trên mái luôn phải đạt đến một mức nhất định để đảm bảo áp lực cần thiết cho việc chữa cháy. Bình thường khi trong bể chứa đầy nước máy bơm nước sẽ không hoạt động. Khi mức nước trong bể giảm xuống thì chiều cao của van phao cũng giảm theo tương ứng. Và khi giảm đến một mức nhất định van phao sẽ tạo ra kích thích kích hoạt động cơ điện của máy bơm chữa cháy làm việc, nước từ bể ngầm được hút qua máy bơm và đẩy lên bể trên mái. Có nghĩa là khi thể tích nước trong bể giảm xuống còn khỏang 50% thì máy bơm nước sẽ tự động hoạt động để bù vào lượng nước thiếu hụt đó. Theo mục 2 Điều 10.14 Tiêu chuẩn TCVN 2622 – 1995 Phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế qui định: “Khách sạn và nhà ở tập thể, nhà công cộng cao từ 5 tầng trở lên có khối tích đến 25.000 m3, nhà ở kiểu đơn nguyên cao đến 16 tầng thì số họng nước chữa cháy cho mỗi điểm bên trong nhà là 01 họng. Lưu lượng nước tính cho mỗi họng là 2,5 lít/giây”. Theo Điều 10.15 Tiêu chuẩn TCVN 2622 – 1995 qui định: Áp lực nước yêu cầu của các họng nước chữa cháy bên trong nhà phải đảm bảo có tia nước dày đặc với chiều cao cần thiết quy định trong bảng sau: Bảng 2.2: Chiều cao cần thiết của cột nước phun dày đặc. Tính chất của ngôi nhà và công trình. Chiều cao cần thiết của cột nước phun dày đặc, (m). Nhà ở, công trình công cộng, nhà phụ trợ có bậc chịu lửa I, II. 6 Nhà ở, công trình công cộng nhà phụ và nhà sản xuất có bậc chịu lửa I và II trong quá trình sản xuất có sử dụng vật liệu dễ cháy và dễ gây ra cháy. Chiều cao cần thiết có thể phun đến một điểm cao nhất và xa nhất của ngôi nhà nhưng không được nhỏ hơn 6 m. Qua kiểm tra thực tế nhận thấy: số họng nước chữa cháy ở mỗi tầng của khách sạn là 1 họng, đảm bảo theo đúng yêu cầu của Điều 10.14 của Tiêu chuẩn TCVN 2622 - 1995. Khi kiểm tra phun nước thử ở họng nước chữa cháy của tầng 6 (là tầng có áp lực nước nhỏ nhất ) nhận thấy áp lực nước ở đây hơi yếu nên chiều cao của cột nước phun dày đặc không đảm bảo được yêu cầu của Tiêu chuẩn. Theo Điều 10.21 Tiêu chuẩn TCVN 2622 – 1995 qui định : “Tính toán mạng lưới cấp nước phải căn cứ vào: áp lực lượng nước chữa cháy cần thiết, số đám cháy cùng 1 lúc, thời gian dập tắt đám cháy”. Theo Điều 10.22 Tiêu chuẩn TCVN 2622 - 1995 qui định: “Trường hợp không thể lấy nước trực tiếp từ nguồn cung cấp nước được hoặc lấy trực tiếp từ đường ống cấp nước đô thị nhưng không thường xuyên đảm bảo lưu lượng và áp suất thì phải có biện pháp dự trữ nước để chữa cháy. Lượng nước cần để dự trữ chữa cháy phải tính toán căn cứ vào lượng nước chữa cháy lớn nhất trong 3 giờ. Tính toán cung cấp nước cần thiết cho chữa cháy phải đồng thời đảm bảo cả lượng nước dùng cho sản xuất và sinh hoạt nhưng không tính nước dùng để tưới cây, tưới đường, nước dùng để lau chùi sàn nhà, máy móc. Riêng nước dùng để tắm, rửa, vệ sinh chỉ tính bằng 15 % lượng nước tính toán. Chú thích: Trong trường hợp đường ống cấp nước chữa cháy có áp lực thấp thì cho phép lấy một phần nước (không quá 50%) dùng cho sản xuất để chữa cháy nếu điều đó không làm cản trở cho sản xuất”. Theo Điều 10.27 Tiêu chuẩn TCVN 2622 – 1995 qui định: “Xác định lượng nước dự trữ chữa cháy trong bể chứa và trên đài nước, phải căn cứ vào tiêu chuẩn lượng nước chữa cháy, số đám cháy trong cùng 1 lúc, thời gian dập tắt đám cháy và lượng nước bổ sung trong thời gian chữa cháy. Khi lượng nước dự trữ chữa cháy từ 1000 m3 trở lên, thì phải phân chia ra 2 bể chứa. Chú thích: Có thể thiết kế nước dự trữ chữa cháy chung với nước sinh hoạt, sản xuất nhưng phải có biện pháp khống chế việc sử dụng nước dự trữ chữa cháy vào các nhu cầu khác. Khi tính thể tích của bể nước dự trữ chữa cháy, cho phép tính lượng nước bổ sung liên tục vào bể, ngay cả trong khoảng thời gian dập tắt đám cháy là 3 giờ. Trong trường hợp nước chữa cháy bên ngoài lấy từ các hồ chứa nước, hoặc các trụ nước, mà bên trong nhà cần có hệ thống đường ống cấp nước sinh hoạt và chữa cháy, thì thể tích của bể chứa nước dự trữ phải đảm bảo lượng nước dùng trong một giờ cho một họng nước chữa cháy và các nhu cầu dùng nước khác”. Theo Điều 10.28 Tiêu chuẩn TCVN 2622 - 1995 qui định: “Két nước áp lực và bể chứa nước có máy bơm tăng áp dùng để chữa cháy phải dự trữ 1 lượng nước như sau: a) Đối với công trình công nghiệp, thì nước dự trữ chữa cháy tính theo lượng nước cần thiết cho họng chữa cháy trong nhà và thiết bị phun nước tự động trong thời gian 10 phút đầu khi xảy ra cháy. b) Đối với khu dân cư, thì nước dự trữ phải đảm bảo cung cấp chữa cháy cho một đám cháy bên trong và 1 đám cháy bên ngoài trong thời gian 10 phút với lưu lượng nước cần thiết lớn nhất, đồng thời đảm bảo cả khối lượng nước dùng cho sinh hoạt lớn nhất”. Như vậy là bể nước chữa cháy phải đảm bảo đủ áp lực lượng nước chữa cháy trong vòng 10 phút đầu tiên trước khi động cơ điện của máy bơm chữa cháy hoạt động để bổ sung nước trực tiếp vào bể. Giả sử khi xảy ra cháy đồng thời ở tầng 2 và tầng 3 của khách sạn, lực lượng chữa cháy tại chỗ triển khai 2 đường vòi từ các họng nước chữa cháy vách tường của tầng 2 và tầng 3 để chữa cháy. Với lưu lượng phun của mỗi họng nước chữa cháy là 2,5 l/s thì trong 10 phút đầu tiên, lượng nước dùng để chữa cháy là 3 m3. Với lượng nước chữa cháy kể trên thì bể nước trên mái vẫn cung cấp đủ nhưng lại không đáp ứng được áp lực nước để chữa cháy. Như vậy áp lực lượng nước chữa cháy của bể nước trên mái vẫn chưa đảm bảo theo đúng yêu cầu của Tiêu chuẩn. Nguồn nước ngoài cơ sở: Bể nước chữa cháy ở vườn hoa Paster cách cơ sở 500m về phía đường Tăng Bạt Hổ có thể cung cấp đầy đủ nước và thuận tiện cho việc hút nước của xe chữa cháy. Xong do tuyến phố Lò Đúc chật hẹp cộng với việc đông người qua lại nên vào các giờ cao điểm thường hay xảy ra ách tắc giao thông sẽ gây khó khăn cho xe chữa cháy khi di chuyển đến nguồn nước. Kiểm tra khu vực đặt nồi hơi massage: Phòng đặt nồi hơi massage nằm ở vị trí cuối hành lang tầng 6 và được dựng bằng mái tôn. Nồi hơi mà khách sạn sử dụng là loại nồi hơi: YAMATAKE SSSG S720A 200 – OHL5 (của Việt Nam sản xuất) Nồi hơi sử dụng máy bơm PEDROLLO (của Italia ) có các thông số sau: Q = 5 ¸ 40 lít/phút. P = 0,37 kw. Hmax = 40 m. Với vị trí đặt nồi hơi như vậy sẽ gây ra nhiều vấn đề bất tiện đối với khách sạn. Bởi vì: Theo Điều 9.16 Tiêu chuẩn TCVN 2622 – 1995 Phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế qui định: “Không được bố trí nồi hơi với áp lực lớn hơn 0,7 at hoặc với nhiệt độ nước trên 115 0C trong nhà ở, nhà và công trình công cộng. Không bố trí nồi hơi chạy bằng hơi đốt dưới những gian nhà, trong đó thường xuyên có tới 50 người. Trong trường hợp công trình cần thiết phải có nồi hơi, thì phải bố trí trong gian nhà riêng, để đảm bảo yêu cầu phòng cháy, nổ”. Khu vực đặt nồi hơi nằm sát bên các phòng nghỉ của khách nên khi nồi hơi hoạt động sẽ gây ra tiếng ồn đồng thời hơi nóng do nồi hơi tỏa ra gây ảnh hưởng không tốt đến khách đang nghỉ tại các phòng đó. Hơn thế nữa khi kiểm tra căn phòng này phát hiện thấy có rất nhiều thứ được bày bừa ở đây như: các can nhựa đựng dầu diesel, các tấm xốp, vỏ chai nhựa nước suối, bìa cáctông và quần áo các loại của nhân viên massage phơi lung tung kể cả trên dây điện. Đặc biệt là khu vực dưới thùng chứa nhiên liệu của nồi hơi có một lượng dầu diesel tồn đọng ở đó. Nguyên nhân của sự tồn đọng là do mỗi lần tiếp nhiên liệu vào thùng chứa, vì thùng chứa đặt ở vị trí cao trong khi đó can đựng dầu lại cồng kềnh nên để nâng được can dầu lên đổ vào thùng nhiên liệu là một việc khó khăn. Chính vì vậy trong quá trình tiếp nhiên liệu, nhiên liệu thường hay bị rơi vãi ra ngoài. Mặc dù lượng nhiên liệu bị rơi vãi ra ngoài không nhiều nhưng do việc tiếp nhiên liệu được tiến hành thường xuyên mỗi ngày nên lượng dầu rơi vãi đó được tích tụ lại và chảy loang ra xung quanh. Một điều rất nguy hiểm là thùng chứa nhiên liệu lại nằm gần khu vực để các vật dụng như: các can nhựa đựng dầu diesel, các tấm xốp, vỏ chai nhựa nước suối, bìa cáctông, quần áoXét theo khía cạnh phòng cháy chữa cháy thì trong khu vực này tồn tại một lượng lớn các chất dễ cháy, nếu có sự tác động của nguồn nhiệt thì nguy cơ xảy ra cháy ở khu vực này sẽ rất cao. Nếu xảy ra cháy, nhiệt độ của đám cháy sẽ tác động đến nồi hơi làm áp suất trong nồi tăng lên. Khi áp suất trong nồi hơi vượt quá giới hạn cho phép, nồi hơi sẽ bị nổ gây nguy hiểm cho khách đang nghỉ trong các phòng ở xung quanh. Cũng có thể khi nồi hơi bị nổ, vỏ nồi bị đánh thủng làm cho hơi nóng trong nồi xì ra ngoài qua lỗ thủng. Hơi nóng này có nhiệt độ rất cao, nếu tác động vào người sẽ gây ra bỏng nặng. Qua kiểm tra thực tế đã phát hiện thấy ở khu vực chứa nồi hơi có rất nhiều mẩu đầu thuốc lá. Theo lời giải thích của các nhân viên khách sạn và nhân viên massage thì lí do là vì trong khu vực massage không được phép hút thuốc lá nên những người khách ở trong các phòng gần đó hoặc là khách đến massage thường ra khu vực này để hút thuốc. Sau khi hút xong họ thường vất lung tung các mẩu thuốc thừa còn đang cháy dở làm mất vệ sinh khu vực này. Hơn nữa khu vực này luôn có sẵn các chất dễ cháy như: dầu diesel, bìa cáctông, vỏ nhựa chai nước suối, tấm xốp, quần áo vì vậy việc vất tàn thuốc lá bừa bãi có thể là nguyên nhân gây ra cháy. Do vị trí đặt nồi hơi nằm ở trên cao lại thông thoáng nên việc trao đổi khí diễn ra thuận lợi tạo điều kiện cho đám cháy phát triển mạnh. Mặt khác khu vực này lại có nhiều gió làm cho vận tốc lan truyền của đám cháy nhanh hơn nên trong một thời gian ngắn có thể tạo thành một đám cháy lớn. Xét theo khía cạnh khoa học phòng cháy chữa cháy, khi chữa cháy ở những đám cháy có gió lớn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Gió lớn sẽ làm cho ngọn lửa tạt mạnh theo nhiều phía khiến cho các chiến sĩ chữa cháy trực tiếp cầm lăng không thể tiếp cận đám cháy được, đồng thời gây nên nguy hiểm đối với chiến sĩ chữa cháy. Hơn nữa khi chữa cháy các đám cháy ở trên cao, tính hiệu quả trong khâu thực hiện chiến thuật chữa cháy sẽ bị giảm. Do phải triển khai đội hình ở địa thế không thuận lợi, việc vận chuyển phương tiện chữa cháy gặp nhiều khó khăn và càng khó khăn hơn khi phải chữa cháy trong điều kiện ban đêm. Nếu vị trí đám cháy nằm ở cuối hướng gió, khi khói và sản phẩm cháy bốc lên sẽ tích tụ lại tạo thành những đám mây đen dày đặc che khuất tầm nhìn của các chiến sĩ chữa cháy, gây khó khăn trong việc trinh sát đám cháy và xác định gốc lửa. Tất cả những bất lợi đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chữa cháy. Trong trường hợp khu vực chứa nồi hơi bị cháy sẽ rất nguy hiểm nếu như dầu trong các can chứa chảy tràn ra ngoài. Vì những can chứa dầu này được làm bằng nhựa do đó khả năng chịu nhiệt của chúng không cao, khi chịu tác động của nhiệt độ đám cháy nó nhanh chóng bị biến dạng và nóng chảy. Do không có hệ thống đường ống thoát dầu khi gặp sự cố nên lượng dầu diesel trong các can chứa sẽ chảy tràn ra ngoài và lan ra khắp xung quanh. Ngọn lửa sẽ theo dòng chảy loang của dầu diesel phát triển rộng gây cháy lan sang các khu vực khác. Nguy hiểm hơn nếu dầu diesel chảy tràn xuống khu vực các nhà dân lân cận vì như thế ngọn lửa sẽ theo dòng chảy của dầu lan sang các khu vực này tạo thành đám cháy lớn. Một khả năng khác cũng cần phải tính đến đó là khi xảy ra cháy ở khu vực phòng chứa nồi hơi massage, nếu như nồi hơi bị nổ do tác động nhiệt của đám cháy, thì lượng dầu có trong thùng chứa nhiên liệu sẽ bị áp suất nổ làm bắn tung tóe khắp nơi. Lượng dầu bị bắn tung tóe đó mang theo ngọn lửa bay sang các công trình lân cận gây ra đám cháy mới. Hoặc có thể xảy ra trường hợp do đám cháy nằm ở trên cao, khi gặp gió to các vật đang bị cháy mang theo tàn lửa bị gió cuốn bay sang các khu vực khác tạo thành các đám cháy nhảy cóc, gây khó khăn cho công tác cứu chữa của lực lượng chữa cháy. Kiểm tra hoạt động của lực lượng PCCC tại cơ sở: Lực lượng phòng cháy chữa cháy của cơ sở được thành lập vào ngày 25/03/2002, do Ông Nguyễn Tiến Việt làm Trưởng ban, gồm có 5 thành viên: Nguyễn Tiến Việt – Trưởng ban. Nguyễn Tiến Đức – Phó trưởng ban. Lê Văn Thấy – Nhân viên. Nguyễn Tiến Thành – Nhân viên. Nguyễn Tiến Thịnh – Nhân viên. Trần Minh Đức – Nhân viên. Tạ Thị Thủy – Nhân viên. Phan Quốc Anh – Nhân viên. Theo Điều 46 Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định: “Huấn luyện, bồi dưỡng, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ, điều động và chế độ, chính sách đối với lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; chịu sự điều động của cấp có thẩm quyền để tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy. Lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở được hưởng chế độ, chính sách trong thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ và khi trực tiếp tham gia chữa cháy theo quy định của Chính phủ”. Thực hiện theo Luật Phòng cháy và chữa cháy, ngày 25 tháng 4 năm 2005 Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Công an Thành phố Hà Nội đã phối hợp với ban quản lý của khách sạn tổ chức huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy của cơ sở ngay tại khách sạn. Nội dung của buổi huấn luyện bao gồm các vấn đề: Tuyên truyền về công tác Phòng cháy chữa cháy cho nhân viên và lực lượng bảo vệ trong khách sạn. Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy cho lực lượng PCCC tại cơ sở. Hướng dẫn cơ sở xây dựng phương án chữa cháy theo mẫu mới được quy định tại Thông tư số 04/2004/TT-BCA ban hành ngày 31/03/2004. Hướng dẫn cách bảo quản, bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ các phương tiện chữa cháy được trang bị trong cơ sở. Tuy nhiên, qua kiểm tra hoạt động thực tế của lực lượng Phòng cháy chữa cháy trong cơ sở, nhận thấy rằng lực lượng PCCC tại cơ sở vẫn chưa làm tốt nhiệm vụ của mình, cụ thể là: Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy chữa cháy vẫn còn yếu. Cụ thể là một số nhân viên của dịch vụ massage và nhân viên trong khách sạn đã có suy nghĩ không đúng về tầm quan trọng của công tác phòng cháy chữa cháy. Những người này khi được hỏi đều có một cách giải thích chung chung là rất khó có thể xảy ra cháy trong khách sạn hoặc nếu có xảy ra thì cũng nhanh chóng bị phát hiện và dập tắt. Mặt khác, do khách sạn vừa mới tuyển một số nhân viên mới vào làm nên những người này chưa được đào tạo qua về cách sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ như: bình chữa cháy xách tay, họng nước chữa cháy vách tường. Chưa tích cực trong việc xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy. Còn chậm trễ trong việc đôn đốc, thúc đẩy nhân viên và khách lưu trú trong khách sạn chấp hành các quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy. Ví dụ: Trong phòng đặt nồi hơi massage ở khu vực tầng 6 có tồn đọng một lượng lớn các chất dễ cháy như: quần áo, bìa cactông, tấm xốp, can nhựa, không những thế các chất dễ cháy này lại nằm gần nguồn nhiệt, do đó nguy cơ xảy ra cháy nổ là rất cao. Mặc dù thế lực lượng phòng cháy chữa cháy của cơ sở vẫn không nhắc nhở nhân viên khách sạn dọn dẹp lại khu vực này mà vẫn để cho sự việc trên tiếp diễn trong một thời gian dài. Không thường xuyên tổ chức bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy. Chưa phối hợp với lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy của Công an Thành phố Hà Nội để lập và thực tập phương án chữa cháy theo quy định ở điểm a, b Điều 22 Chương III Nghị định số 35/2003/NĐ-CP về trách nhiệm thực tập phương án chữa cháy. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC AN TOÀN PCCC ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH KHÁCH SẠN HÒANG LONG Ban đầu công trìng khách sạn Hoàng Long được xây dựng với mục đích làm nhà ở, sau đó mới được cải tạo lại để chuyển sang hoạt động kinh doanh khách sạn. Chính vì vậy, trong quá trình cải tạo, cơi nới vẫn còn mắc nhiều lỗi khiến cho công tác an toàn Phòng cháy và chữa cháy vẫn chưa được đảm bảo. Để khắc phục những thiếu xót trên, tôi xin đưa ra một số giải pháp như sau: Đối với hồ sơ quản lý và theo dõi hoạt động công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ sở: Bên cạnh những nội dung đã thực hiện được như đã nêu ở mục 1 chương II, ban quản lý Khách sạn cần bổ sung thêm vào hồ sơ quản lý và theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của khách sạn những mục sau: Xây dựng phương án chữa cháy theo mẫu mới được quy định tại Thông tư số 04/2004/TT-BCA ban hành ngày 31/03/2004. Phối hợp với lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy của Công an Thành phố Hà Nội để xây dựng kế hoạch diễn tập phương án chưa cháy theo tình huống đã định sẵn tại cơ sở được quy định ở Điểm a, b Điều 22 Chương II Nghị định số 35/2003/NĐ-CP về trách nhiệm thực tập phương án chữa cháy. Đề nghị ban quản lý khách sạn bổ sung vào hồ sơ quản lý và theo dõi hoạt động Phòng cháy chữa cháy của cơ sở phiếu thống kê về số lượng và chủng loại của các phương tiện chữa cháy được trang bị trong khách sạn. Ban quản lý khách sạn cần nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ thiết kế của khách sạn và nộp cho Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy của Công an Thành phố Hà Nội để được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy. Đối với những nội dung liên quan đến thực tế công tác phòng cháy và chữa cháy ở khách sạn: Đường và lối thoát nạn cho con người khi có cháy: Thứ nhất: Với đặc điểm của lối thoát nạn ở mỗi tầng như đã trình bày ở mục 2.1 chương II “Kiểm tra thực trạng hoạt động của công tác phòng cháy và chữa cháy đối với khách sạn Hoàng Long” thì vấn đề đặt ra ở đây là cần phải thiết kế lối thoát nạn thứ hai nối với hành lang từ tầng 2 đến tầng 6 để đảm bảo an toàn cho người bị nạn trong trường hợp xảy ra sự cố. Giải pháp được đưa ra không những phải đảm bảo an toàn cho người bị nạn đồng thời phải đảm bảo về kinh tế và tính thẩm mỹ cho cônh trình. Để đáp ứng yêu cầu nêu trên, tôi xin đưa ra giải pháp như sau: Các phòng 206, 306, 406, 506 và 606 tương ứng với các tầng sẽ bị thu hẹp lại để hành lang của từng tầng được kéo dài ra (xem hình vẽ 2.1 đến hình vẽ 2.4). Ở vị trí cuối hành lang của các tầng sẽ lắp đặt thêm các cửa sổ bằng kính để lấy ánh sáng và thông gió đồng thời thiết kế thêm thang thoát nạn bên ngoài nhà tạo thành lối thoát nạn thứ hai (xem hình vẽ 2.6 và 2.7 ). Thang thoát nạn bên ngoài nhà phải được thiết kế theo đúng quy định của Điều 8.8 Tiêu chuẩn TCVN 6160 - 1996 Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng - Yêu cầu thiết kế: “Cho phép sử dụng thang chữa cháy làm lối thoát nạn thứ hai nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau: Có chiều rộng ít nhất là 0,7 m; Góc nghiêng lớn nhất so với mặt nằm ngang không lớn hơn 60o; Thang phải có tay vịn cao 0,8 m”. Điều 8.9 Tiêu chuẩn TCVN 6160 - 1996 quy định: “Số lượng bậc thang của mỗi vế thang không nhỏ hơn 3 và không lớn hơn 18 bậc. Không được dùng thang xoáy ốc hoặc bậc thang hình rẽ quạt làm thang thoát nạn. Góc nghiêng lớn nhất của thang là 1:1,75”. Ví dụ: Khi xảy ra cháy ở tầng 4 của khách sạn, lối thoát ra phía cầu thang bộ của hành lang đã bị ngọn lửa chặn lại. Lúc này người bị nạn từ các phòng 408 đến 411 có thể di chuyển ra ban công phía trước của tòa nhà và theo thang cứu hộ của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp để xuống đến khu vực an toàn. Còn những người bị nạn ở các phòng từ 401 đến 407 có thể di chuyển ra thang thoát nạn ở phía cuối hành lang các tầng của ngôi nhà để xuống được tầng một. Thứ hai: Khu vực để xe ở tầng một của khách sạn cần được sắp xếp lại. Xe của khách đến giao dịch phải được xếp gọn gàng để không gây cản trở việc di chuyển. Chiều rộng thông thủy của hành lang không được nhỏ hơn 1,4m (quy định tại Điều 7.17 TCVN 2622 - 1995 Phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế ). Trong trường hợp khách đến giao dịch tại khách sạn quá đông, số lượng xe tăng lên nhiều thì khách sạn cần phải bố trí thêm khu vực để xe ở phía bên ngoài, không được xếp xe tràn lan ở khu vực tầng một gây ảnh hưởng đến việc đi lại. Thứ ba: Diện tích của các phòng trong khu vực massage cần phải thu hẹp lại để tăng chiều rộng thông thủy của hành lang lên 1,4m đảm bảo theo đúng quy định tại Điều 7.17 Tiêu chuẩn TCVN 2622 - 1995. (xem hình vẽ) Thay đổi hướng mở cửa ra phía ngoài đối với các cửa kính trên hành lang của khu vực massage để không gây cản trở đối với người bị nạn khi di chuyển. Hệ thống chiếu sáng và hệ thống thông gió - thoát khói: Việc lắp đặt thêm các cửa sổ bằng kính ở phía cuối hành lang các tầng của cônh trình sẽ khiến cho khâu chiếu sáng tự nhiên của khách sạn được cải thiện nhiều hơn. Lúc này hành lang của các tầng sẽ được chiếu sáng từ hai phía thay vì chiếu sáng một phía như trước đây. ( xem các hình vẽ từ hình 2.1 đến hình 2.4). Mặt khác, để đảm bảo an toàn cho người bị nạn khi xảy ra sự cố, cần lắp đặt thêm các đèn EXIT - THOÁT HIỂM ở khu vực giao nhau giữa hành lang và cầu thang bộ các tầng. Trong trường hợp xảy ra cháy nổ, các đèn EXIT - THOÁT HIỂM sẽ giúp cho người bị nạn nhanh chóng tìm thấy lối thoát ra cầu thang bộ để đến được nơi an toàn. Nguồn điện cung cấp cho đèn EXIT - THOÁT HIỂM phải được lấy từ tủ điện sự cố TSC để đảm bảo cho các đèn này luôn được cấp điện đầy đủ. Ngoài ra, khi lắp đặt các cửa sổ bằng kính ở phía cuối hành lang các tầng của khách sạn sẽ khắc phục được những tồn tại trong việc thông gió và thoát khói cho công trình. Để việc chống tụ khói ở hàng lang và cầu thang mỗi tầng được tốt hơn có thể lắp đặt thêm thiết bị hút khói trong công trình. Khi có cháy nổ xảy ra, với sự có mặt của thiết bị này, khói và sản phẩm cháy sẽ bị hút và đẩy ra bên ngoài nên không thể tích tụ lại trong hành lang và cầu thang. Do đó sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như làm hạn chế tầm nhìn của người bị nạn. Đối với công trình khách sạn Hòang Long có thể lắp đặt thiết bị hút khói: ROSENBAUER Type/model VL60/400. Air Flow Rate 8500m3/h. Output 2.5 kw Motor Exploision-proof to IP44Ex-G3. Origin Germany Year 2005 Lưu ý: Nguồn điện cấp cho thiết bị hút khói phải được lấy từ tủ điện sự cố TSC để đảm bảo cho thiết bị này luôn được cấp điện đầy đủ. Hệ thống cung cấp nước: Việc kết hợp chung giữa bể nước sinh hoạt và bể nước chữa cháy đã không đảm bảo được áp lực lượng nước chữa cháy theo như quy định tại Điều 10.15 TCVN 2622 - 1995 Phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế, do đó cần phải sử dụng thêm máy bơm chữa cháy. Máy bơm chữa cháy cần phải đảm bảo áp lực nước chữa cháy khi có 1 đám cháy xảy ra trong khách sạn. khách sạnTheo quy định của Điều 10.14 Tiêu chuẩn TCVN 2622 - 1995: Công trình khác sạn Hoàng Long do có khối tích nhỏ hơn 25.000 m3 nên mỗi tầng của khách sạn cần phải có 01 họng nước chữa cháy vách tường, lưu lượng của mỗi họng là 2,5 l/s. Song do điều kiện thực tế đồng thời cũng để nâng cao mức độ an toàn cho khách sạn có thể thiết kế hai họng nước chữa cháy vách tường ở mỗi tầng. Như vậy, lưu lượng của máy bơm chữa cháy phải đảm bảo: QB ³ 5 l/s. Công thức tính cột áp của máy bơm chữa cháy: HB = HCT + ∆HB Trong đó: ∆HB HCT Với: Hlăng Z åhw Với: hd hcb Hvòi Với: Svòi Qvòi n số gia của bơm chữa cháy; ∆HB = 5 ÷ 10 mcn. Chọn ∆HB = 5 mcn. Cột áp cần thiết của máy bơm chữa cháy, m; HCT = Hlăng + åhw + Hvòi + Z (m ) Cột áp cần thiết tại miệng lăng chữa cháy, m; Chiều cao của họng nước chữa cháy so với trục bơm, m; Tổn thất cột áp trong mạng lưới đường ống, m; åhw = hd + hcb Tổn thất cột áp dọc đường, m; Tổn thất cột áp cục bộ, m; hcb = 10%.hd Þ åhw = hd + 10%.hd åhw = 1,1hd Tổn thất cột áp trên đường vòi, m; Hvòi = n.Svòi.Q2vòi Hệ số đặc tính của vòi, s/l2.m; Lưu lượng nước qua đường vòi, l/s; số cuộn vòi B được sử dụng; n = 1 Tính cột áp cần thiết tại miệng lăng chữa cháy: Theo Điều 10.11 Tiêu chuẩn TCVN 2622 – 1995: “Áp lực tự do cần thiết trong đường ống cấp nước chữa cháy áp lực thấp từ mặt đất không được dưới 10m cột nước. Trong đường ống cấp nước chữa cháy áp lực cao, thì áp lực tự do đầu miệng lăng của họng nước chữa cháy đặt ở vị trí cao, xa nhất thuộc ngôi nhà cao nhất phải đảm bảo cột nước dày đặc không dưới 10m”. Do đó Hlăng ³ 10 mcn. Tính tổn thất cột áp trên đường vòi ở tầng 6 (tầng cao nhất và xa nhất): Khi triển khai 2 lăng B để chữa cháy thì tổn thất cột áp trên đường vòi: Với: Hvòi = 2.n.Svòi.Q2vòi Svòi = 0,13 s/l2.m qvòi = 2,5 ( l/s ). n = 1 Þ Hvòi = 2.1.0,13.(2,5)2 Hvòi = 1,625 m ) ) ) ) Tính tổn thất cột áp trong mạng lưới đường ống: Với: åhw = 1,1hd hd50 = 2.Ld50. S.Q2ống S = 0,01108 Chiều dài đoạn ống tính từ bơm chữa cháy đến họng nước chữa cháy vách tường ở tầng 6 ; Ld50 = 22 m Þ hd50 = 2.22.0,01108.(2,5)2 hd50 = 3,047 m Þ åhw = 1,1.hd50 åhw = 1,1.3,047 åhw = 3,35 m Chiều cao của họng nước chữa cháy so với trục bơm: Z = 3,8 + 4.3,5 + 1,25 Z = 19,05 (m). Þ Cột áp của máy bơm chữa cháy HB = Hlăng + åhw + Hvòi + Z + ∆HB HB = 1,625 + 10 + 3,35 + 19,05 + 5 HB = 39,025 m Như vậy, thông số của máy bơm chữa cháy phải đảm bảo: QB ≥ 5 l/s. HB ≥ 39,025 m Căn cứ vào các yêu cầu trên có thể lựa chọn máy bơm động cơ điện EBRA của Nhật có các thông số như sau: QB = 5 l/s. HB = 90 m. Lưu ý: Nguồn điện cấp cho máy bơm chữa cháy phải được lấy từ tủ điện sự cố TSC để đảm bảo cho thiết bị này luôn được cấp điện đầy đủ. Theo điều 10.16 Tiêu chuẩnTCVN 2622 - 1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế quy định: “Khi trong nhà bố trí trên mười hai họng nước chữa cháy hoặc có trang bị hệ thống chữa cháy tự động thì hệ thống cấp nước chữa cháy bên trong nhà, dù thiết kế riêng hay kết hợp phải thết kế ít nhất hai ống dẫn nước vào nhà và phải thực hiện nối thành mạng vòng”. Do đó, hệ thống cung cấp nước chữa cháy của công trình khách sạn Hoàng Long phải được thiết kế thành mạng vòng. Sơ đồ cung cấp nước chữa cháy của công trình khách sạn Hoàng Long như sau: (hình vẽ 2.5) Trang thiết bị và phương tiện chữa cháy: Đối với các bình chữa cháy xách tay: Với số lượng 3 bình chữa cháy được trang bị ở mỗi tầng là chưa thể đáp ứng được yêu cầu của diện tích cần bảo vệ, hơn thế nửa vị trí đặt bình chữa cháy lại chưa hợp lý. Do đó ban quản lý khách sạn cần phải bổ sung thêm bình chữa cháy và bố trí lại các điểm đặt bình chữa cháy ở các tầng sao cho dễ nhìn thấy và thuận tiện cho việc sử dụng. Ở mỗi tầng cần trang bị thêm 3 bình chữa cháy (2 bình bột chữa cháy MFZ4 và 1 bình khí chữa cháy CO2 - MT3 ), điểm đặt bình nằm sát hành lang. (xem từ hình vẽ 2.1 đến hình 2.4) Riêng tầng một, do vị trí đặt bình chữa cháy ở khu vực để xe thường bị che khuất khó nhìn thấy. Do đó, cần thay đổi vị trí đặt bình chữa cháy sang khu vực bếp ở bên cạnh (như hình vẽ 2.1 ) để dễ quan sát hơn. Họng nước chữa cháy vách tường: Hộp vòi chữa cháy ở tầng 6 cần được bổ sung 01 cuộn vòi B mới do cuộn vòi B cũ đã bị vỡ đầu nối. Phải sửa lại cánh cửa của hộp vòi chữa cháy ở tầng 5 để mở dễ dàng hơn. Đề nghị lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra định kỳ đối với các trang thiết bị và phương tiện chữa cháy được trang bị trong khách sạn. Có chế độ bảo quản, bảo dưỡng hợp lý. Những thiết bị đã hỏng, đã cũ cần phải được sửa chữa hoặc thay mới. Trong quá trình sử dụng phải có ý thức giữ gìn, tránh quăng quật gây hư hỏng. Hệ thống điện: Qua kiểm tra thực tế phát hiện thấy hệ thống điện trong khách sạn vẫn còn mắc một số thiếu xót như đã trình bày ở mục 2.5 chương II “Thực trạng hoạt động của công tác phòng cháy chữa cháy”. Do đó tôi xin đưa ra giải pháp khắc phục như sau: Ở khu vực bán café giải khát, cần di chuyển bàn thờ cách xa ổ cắm điện để tránh nguy cơ gây ra chập điện dẫn đến cháy nổ. Hệ thống điện trong phòng đặt nồi hơi massage ở tầng 6 cần được đấu nối lại để đảm bảo an toàn. Cầu dao điện của nồi hơi phải được lắp hộp bảo vệ. Lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở phải thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở nhân viên massage không được phơi quần áo ướt lên dây điện. Bên cạnh đó phải nhắc nhở chung với khách đến lưu trú và nhân viên trong toàn khách sạn nâng cao ý thức trong việc sử dụng điện để tiết kiệm điện đến mức tối đa, đồng thời làm giảm nguy cơ xảy ra cháy nổ do điện. Khu vực đặt nồi hơi massage: Khu vực đặt nồi hơi massage ở tầng 6 là nơi có nguy cơ xảy ra cháy nổ rất cao. Chính vì vậy mà lực lượng phòng cháy chữa cháy của cơ sở cần phải có sự quan tâm đặc biệt. Trước tình hình thực tế như đã trình bày ở mục 2.7 chương II “Thực trạng hoạt động của công tác PCCC”, tôi xin đưa ra một số ý kiến như sau: (xem hình 2.4 và hình 2.7) Phòng chứa nồi hơi massage phải được xây tường bảo vệ thay vì dựng bằng tôn như trước đây. Lưu ý: Tường bảo vệ phải được xây bằng vật liệu không cháy và có giới hạn chịu lửa tối thiểu là 150 phút. Đường đi của dây điện trong phòng chứa nồi hơi phải được đấu nối lại để đảm bảo an toàn. Trong khu vực đặt nồi hơi phải được dọn dẹp ngăn nắp và không được chứa các chất dễ cháy như: bìa cactông, tấm xốp, vỏ chai nước suối, quần áo Đặc biệt đối với các can chứa dầu diesel, sau khi tiếp nhiên liệu vào thùng chứa nhiên liệu xong phải để cách ly, không được đặt chung trong khu vực này để tránh nguy cơ tràn dầu ra ngoài gây cháy lan sang các công trình xung quanh. Phải thiết kế hệ thống đường ống dẫn nước thải sự cố xuống bể sự cố được đặt ngầm ở phía dưới phòng trừ trường hợp khi xảy ra cháy nổ dầu diesel trong thùng chứa nhiên liệu bị trào ra ngoài gây cháy lan sang các ngôi nhà lân cận. Lưu ý: Phải sử dụng ống thép để làm hệ thống đường ống dẫn nước thải sự cố, không được sử dụng ống nhựa vì như thế sẽ tạo điều kiện để đám cháy lan truyền xuống các tầng phía dưới của công trình. Nhân viên vận hành nồi hơi massage khi tiếp nhiên liệu vào thùng chứa phải cẩn thận tránh để nhiên liệu rơi vãi ra ngoài. Đồng thời sau khi tiếp nhiên liệu xong phải vệ sinh sạch sẽ khu vực có nhiên liệu rơi vãi, không được để dầu diesel tồn đọng lại ở đó. Cửa đi và cửa sổ của phòng chứa nồi hơi massage phải được làm bằng vật liệu có giới hạn chịu lửa tối thiểu là 70 phút. Treo biển cấm hút thuốc lá trong khu vực chứa nồi hơi massage, những người không có nhiệm vụ không được vào khu vực này. Lực lượng phòng cháy chữa cháy của cơ sở phải thường xuyên kiểm tra khu vực này để kịp thời phát hiện ra các sai sót và đưa ra các biện pháp khắc phục. Tổ chức - hoạt động của lực lượng PCCC tại cơ sở: Qua kiểm tra hoạt động thực tế nhận thấy rằng lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở vẫn chưa làm tốt nhiệm vụ của mình. Để khắc phục tình trạng trên lực lượng PCCC của cơ sở cần phải: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy chữa cháy cho toàn bộ nhân viên trong khách sạn. Tích cực và chủ động trong việc xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy. Thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn nhân viên và khách lưu trú trong khách sạn chấp hành nghiêm chỉnh các quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy. Tổ chức bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng PCCC của cơ sở. Xây dựng phương án chữa cháy theo mẫu mới quy định tại Thông tư số 04/2004/TT-BCA ban hành ngày 31/03/2004. Tổ chức cho tất cả các nhân viên trong khách sạn học tập theo phương án chữa cháy mới. Phối hợp với lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy của Công an Thành phố Hà Nội để xây dựng kế hoạch diễn tập phương án chưa cháy theo tình huống đã định sẵn tại cơ sở được quy định ở Điểm a, b Điều 22 Chương II Nghị định số 35/2003/NĐ-CP về trách nhiệm thực tập phương án chữa cháy. PHẦN KẾT LUẬN Hà Nội là thủ đô, là trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội của cả nước. Nhờ có tiềm năng du lịch dồi dào nên trong những năm qua thành phố Hà Nội đã thúc đẩy sự phát triển của các loại hình dịch vụ về du lịch như khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng để phục vụ nhu cầu ăn ở của du khách đến đây tham quan.Với lợi thế là trung tâm du lịch lớn nhất phía Bắc, Hà Nội sẽ đẩy mạnh xây dựng hạ tầng du lịch, ưu tiên phát triển du lịch văn hóa - sinh thái - lịch sử, du lịch công vụ và hội nghị. Mục tiêu của thành phố là doanh thu du lịch tăng bình quân 16 - 18% mỗi năm và đến năm 2010 đón 7 triệu khách, trong đó có khoảng 2 đến 2,2 triệu du khách quốc tế. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ công tác an toàn PCCC tại các khách sạn và nhà nghỉ cần phải được quan tâm thực sự. Với mục đích như vậy, Đồ án tốt nghiệp đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung hoạt động của công tác PCCC đối với các khách sạn trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói chung và khách sạn Hoàng Long nói riêng, kịp thời đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của thủ đô, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, do điều kiện thời gian khảo sát thực tế chưa có nhiều và vốn kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên việc thực hiện Đồ án không tránh khỏi những sơ xuất, thiếu xót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè. Xin chân thành cảm ơn ! TÀI LIỆU THAM KHẢO Luật Phòng Cháy và Chữa Cháy. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội – 2001. Văn kiện Đại Hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội – 2001. Nghị định 35/2003/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 04/04/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy. Thông tư 04/2004/TT-BCA của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định 35/2003/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 04/04/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy. Giáo trình “Điều tra nguyên nhân vụ cháy”. TH.S Nguyễn Thế Từ – C.N Hoàng Ngọc Hải – Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Giáo trình “Những vấn đề cơ bản của chiến thuật chữa cháy”. TS Đinh Ngọc Tuấn - Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Giáo trình “Phòng cháy một số quá trình công nghệ sản xuất”. TH.S Trịnh Thế Dũng – TH.S Nguyễn Hữu Tấn - Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Giáo trình “Tuyên truyền, hướng dẫn xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy”. TH.S Nguyễn Thế Từ - KS Nguyễn Thành Long - Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Giáo trình “Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy”. TH.S Nguyễn Hữu Tấn – Trường Đại học PCCC. Giáo trình “Cung cấp nước chữa cháy”. TS Ngô Văn Xiêm – TH.S Bùi Đình Thành – TH.S Tạ Chí Công - Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. “Hướng dẫn thực hiện đồ án môn học cung cấp nước chữa cháy”. TH.S Bùi Đình Thành – KS Lê Sinh Hồi – Trường Đại học PCCC. Giáo trình “Phòng cháy các thiết bị điện”. TH.S Phùng Vô Song - Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Giáo trình “Phòng cháy trong xây dựng”. TS Ngô Văn Xiêm – TH.S Trịnh Thế Dũng - Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Giáo trình “Vật liệu xây dựng trong điều kiện cháy". TH.S Trịnh Thế Dũng - Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622 – 1995 Phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6160 – 1996 Phòng cháy chữa cháy cho nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5760 – 1993 Hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5065 – 90 Khách sạn - Tiêu chuẩn thiết kế. Các địa chỉ website tham khảo:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0133.doc
Tài liệu liên quan