Đề tài Nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến rau quả – Hưng Yên

. Mc Graw Hill, “Wastewater engineering: treatment, disposal and reuse”. Boston, Masachusetts Burr Ridge, Illinois Dubuque, Iowa Madison, Wisconsin, New York, San Francisco, California St. Louis, Missouri, 2000. 2. Trịnh Xuân Lai “Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải”, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội 2000. 3. Lương Đức Phẩm “Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học”, Nhà xuất bản giáo dục, 2000

doc3 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1523 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến rau quả – Hưng Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công trình dự thi giải thưởng “sinh viên nghiên cứu khoa học” năm 2006 Tên công trình: nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến rau quả– Hưng Yên Mã số: Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học kỹ thuật 1 (KT1) Họ và tên sinh viên: Phạm Nguyệt ánh Nam/Nữ : Nam Dân tộc: Kinh Lớp: Công nghệ Môi trường B - K46 Năm thứ : 5/ Số năm đào tạo: 5 Khoa/Viện: Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường Điện thoại: 04.8681686 Người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Thị Sơn Mã số: Tên công trình “Nghiên cứu thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến rau quả– Hưng Yên” Sinh viên: Phạm Nguyệt ánh Lớp : Công nghệ Môi trường B Khoá 46 Khoa/Viện: Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường Người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Thị Sơn Tóm tắt nội dung Công nghệ chế biến rau củ quả theo phương pháp chiên sấy chân không trong môi trường dầu là một phương pháp mới tạo ra các sản phẩm giữ nguyên được màu sắc và một phần hương vị của nguyên liệu ban đầu. Do không chứa Cholesterol nên sản phẩm rất được ưa chuộng. Công ty TNHH VITRANIMEX thực phẩm là Công ty đầu tiên của Miền Bắc sản xuất sản phẩm theo công nghệ nói trên. Vấn đề ô nhiễm môi trường cần quan tâm trong quá trình sản xuất chủ yếu là nước thải với khối lượng không lớn nhưng hàm lượng chất hữu cơ cao rất cần được xử lý trước khi thải vào môi trường. Hơn thế nữa, nước thải còn chứa muối ăn với lượng lớn 3000 – 6000 mg/l và một số hoá chất chống oxy hoá. Vì vậy việc xử lý trở nên phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 1. ảnh hưởng của COD dòng vào đến hiệu suất xử lý: Với COD dòng vào là 1000 mg/l hiệu quả của quá trình xử lý đạt cao nhất. 2. ảnh hưởng của hàm lượng sinh khối SS đến hiệu suất xử lý: Kết quả cho thấy với COD dòng vào là 1000 mg/l, hàm lượng sinh khối trong khoảng 1600 – 1700 mg/l thì quá trình xử lý cho hiệu suất cao nhất. 3. ảnh hưởng của hàm lượng muối ăn đến hiệu suất xử lý: Nước thải chứa muối ăn làm chênh lệch áp suất thẩm thấu bên trong và bên ngoài tế bào vi sinh có thể gây ức chế hoạt động của vi sinh vật. Khi COD dòng vào là 1000 mg/l với các nồng độ muối ăn 750, 850, 951, 1263, 1502, và 1700 mg/l cho thấy hàm lượng muối ăn không ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý. Thí nghiệm liên tục sử dụng thiết bị Kiểm soát chất lượng nước In - Situ Inc của Hoa Kỳ theo dõi sự biến thiên các thông số: DO, nhiệt độ, độ dẫn điện, hàm lượng nitrat theo thời gian. 4. Hệ thống được thiết kế gồm: - Bể lắng sơ cấp. - Bể Aeroten có thể tích 15 m3 (thời gian lưu là 6 giờ) - Bể lắng thứ cấp. tài liệu tham khảo 1. Mc Graw Hill, “Wastewater engineering: treatment, disposal and reuse”. Boston, Masachusetts Burr Ridge, Illinois Dubuque, Iowa Madison, Wisconsin, New York, San Francisco, California St. Louis, Missouri, 2000. 2. Trịnh Xuân Lai “Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải”, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội 2000. 3. Lương Đức Phẩm “Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học”, Nhà xuất bản giáo dục, 2000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPham Nguyet Anh.doc
  • docBC NCKH 30.doc
  • docBC NCKH 30-new.doc
  • docBC NCKH-TLTK.doc
  • docBCKH 30-bia.doc
  • docNCKH.doc
Tài liệu liên quan