Công nghệnghiên cứu có hiệu quảxửlý cao, giải quyết được vấn đềô nhiễm môi trường
do nước thải từcác cơsởsản xuất tiêu sọgây ra, đồng thời phù hợp với điều kiện cụthểcủa
địa phương và trình độlao động tại các cơsởtiêu sọ. Công nghệ đã được triển khai áp dụng
thực tếtại cơsở Đặng Nhân Tài và đã được SởTài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông
nghiệm thu, công nghệsẽ được triển khai nhân rộng cho một số địa phương trên địa bàn huyện
Đăk Rlấp.
Với công nghệnày chi phí đầu tưthấp, chi phí xửlý nước thải chỉ2.300 đ/m3nếu sửdụng
hệsinh thái và 4.000 đ/m3khi phải sửdụng hệkeo tụ. Ngoài ra, còn có thểkhai thác các sản
phẩm phụtừhệthống xửlý.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1877 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu và triển khai công nghệ xử lý nước thải chế biến tiêu sọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 10, SỐ 07 - 2007
Trang 25
NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CHẾ BIẾN TIÊU SỌ
Nguyễn Văn Nghĩa (1), Nguyễn Văn Phước(2)
(1) Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM
(2) Viện Môi trường & Tài nguyên, ĐHQG-HCM
(Bài nhận ngày 13 tháng 11 năm 2006, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 20 tháng 02 năm 2007)
TÓM TẮT: Nước thải do sản xuất tiêu sọ có mức độ ô nhiễm cao nhưng chưa
được quan tâm xử lý nên đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp lân cận. Bài báo này
nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải tiêu sọ gồm công nghệ sinh học kỵ khí kết hợp
hiếu khí và tận dụng hệ sinh thái tự nhiên để khử COD và độ màu với chi phí đầu tư và
vận hành thấp nhất phù hợp với điều kiện của các cơ sở sản xuất.
Mặc dầu có hàm lượng COD, BOD, SS và độ màu rất cao, nhưng với công nghệ sinh
học sẽ loại bỏ được 95 – 97% và còn tiếp tục khử COD và độ màu triệt để hơn bằng thảm thực
vật tự nhiên của địa phương. Hiệu quả xử lý của công nghệ nghiên cứu đạt 97% ÷ 98% đối với
COD và 90 ÷ 94% đối với độ màu. Công nghệ đã được triển khai áp dụng thực tế tại huyện
Đắk Rlấp, Đắk Nông và đạt kết quả khả quan.
1.GIỚI THIỆU
Sản xuất tiêu sọ là loại hình chế biến nông sản phát triển mạnh do nhu cầu xuất khẩu, việc
sản xuất tiêu sọ được ủng hộ phát triển vì đem lại lợi ích cho người dân và ngoại tệ do xuất khẩu,
tuy nhiên chưa có nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải của quá trình này. Để đảm bảo phát
triển bền vững thì nhất thiết phải có công nghệ xử lý nước thải.
Thành phần và tính chất ô nhiễm của nước thải đã được nhóm nghiên cứu khảo sát, đo đạc
tại các cơ sở sản xuất tiêu sọ thuộc huyện Đăk Rlấp:
Bảng 1. Thành phần và tính chất nước thải tiêu sọ
Kết quả đo đạc Chỉ tiêu ô
nhiễm
Đơn vị
Nước thải
ngâm tiêu
Nước thải chà
vỏ tiêu
TCVN
5945:2005
(cột B)
pH - 5,45 – 5,95 5,45 – 5,95 5,5 – 9,0
COD mgO2 /l 2.000-10.000 10.000-30.000 80
BOD5 mgO2/l 400 - 2.000 2000 - 6000 50
SS mg/l 600 – 5.000 20.000-35.000 100
Tổng N mg/l 50 – 100 50 – 100 30
Tổng P mg/l 0,5 – 4,2 0,5 – 4,2 6
Độ màu Pt-Co 2000 – 4000 1000 – 2000 50
Science & Technology Development, Vol 10, No.07 - 2007
Trang 26
Hình 1. Nước thải tiêu sọ
Nước thải tiêu sọ có hàm lượng COD, BOD, SS và độ màu rất cao với lưu lượng khoảng 15
m3/tấn tiêu sọ. Thành phần nước thải chủ yếu là cellulose, chất béo, chất khoáng, chất đạm,
piperine, lignin, tinh dầu…[3]
Nước thải có mức độ ô nhiễm cao, trong khi đó chi phí đầu tư và trình độ vận hành còn
hạn chế, vì vậy cần tìm kiếm công nghệ phù hợp với điều kiện của địa phương.
Đặc thù nước thải có SS cao nên trong công nghệ xử lý nhất thiết phải được tách ra, trong
số các phương pháp lọc (lọc nhanh, lọc chậm, lọc vách ngăn, lọc áp lực…) nhóm nghiên cứu
đề xuất Sân phơi cát vì phù hợp với lao động thủ công và đặc thù nước thải có SS cao.
Do nước thải có COD cao và tỷ lệ BOD5/COD thấp (xấp xỉ 0,2) nên phải lựa chọn công
nghệ kỵ khí, có nhiều công trình kỵ khí: UASB, lọc sinh học, bể lên men, tiếp xúc kỵ khí…
nhưng nhóm nghiên cứu đề xuất công nghệ lọc sinh học kỵ khí với giá thể xơ dừa vì chi phí
đầu tư thấp và hiệu quả cao do mật độ vi sinh lớn.
Nước thải sau kỵ khí chưa khử triệt để COD nên được tiếp tục xử lý bằng công nghệ hiếu
khí, trong số các công trình hiếu khí (aerotank, sục khí cưỡng bức, lọc hiếu khí, cấp khí từng
mẻ…[4,5]) thì công nghệ lọc hiếu khí với giá thể xơ dừa được lựa chọn do công nghệ đơn
giản, hiệu quả, ổn định và ít sinh bùn.
Đặc thù tính chất nước tiêu sọ chứa lignin, humic, hợp chất màu… khó phân huỷ sinh học
nên cần phải tiếp tục xử lý để khử triệt để COD và màu. Có nhiều phương pháp xử lý (oxy
hoá, keo tụ-tạo bông, hấp phụ…[4,5]) nhưng để phù hợp với điều kiện địa phương, nhóm
nghiên cứu đề xuất 2 phương án: sử dụng hệ thực vật tự nhiên và hệ keo tụ – tạo bông.
Vì vậy nhóm nghiên cứu đề xuất công nghệ xử lý nước thải tiêu sọ như sau:
Hình 2. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tiêu sọ
Nước
thải Sân phơi cát
kết hợp điều hoà
nước thải
Lọc
sinh học
kỵ khí
Thải
Lọc
sinh học
hiếu khí
Keo tụ
Hệ thực vật
Thải
(1
(2
Máy thổi khí
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 10, SỐ 07 - 2007
Trang 27
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Mô hình sân phơi cát
Mô hình: thùng nhựa 50 lít, có kích thước như hình 3.
Vật liệu: cát xây dựng đã được qua sàng loại bỏ hạt mịn và rửa sạch. Đá xanh 2x4cm được
ngâm và rửa. Thứ tự bố trí vật liệu như hình vẽ.
Tiến trình thí nghiệm: cho nước thải vào mô hình và tiến hành đo thể tích lọc được theo
thời gian. Thí nghiệm được tiến hành nhiều lần và lấy kết quả trung bình.
2.2. Mô hình lọc sinh học kỵ khí
Mô hình: Bình nhựa hình trụ 10 lít, kích thước như hình 4, bên trong có bố trí vật liệu lọc
và bơm tuần hoàn. Đối tượng nghiên cứu là nước thải sau lọc cát.
Vật liệu:- Bùn kỵ khí 2000g
- Xơ dừa thay đổi: 0g/l, 15 g/l, 20g/l, 25g/l, 30g/l
- Bơm tuần hoàn lưu lượng 200l/h
Tiến trình thí nghiệm: thời gian thích nghi từ 2-3 tuần, sau đó chạy tải COD tăng dần từ
750 ÷ 3000mg/l; Kiểm tra COD, pH theo hàm lượng xơ dừa khác nhau, sau đó theo dõi sự
biến đổi COD cần nghiên cứu theo thời gian tương ứng với lượng xơ dừa tối ưu.
Thí nghiệm lặp lại 3 lần và lấy kết quả trung bình.
2.3.Mô hình lọc sinh học hiếu khí
Mô hình: Bình nhựa trụ 10 lít, kích thước như hình 5, bên trong có bố trí vật liệu lọc, máy
thổi khí và bơm tuần hoàn. Đối tượng nghiên cứu là nước thải sau kỵ khí.
Vật liệu: - Bùn hoạt tính 2200ml nồng độ 7980mg/l,
- Xơ dừa: 0g/l, 10g/l, 15g/l, 20g/l, 25g/l
- Bơm tuần hoàn 200l/h và máy sục khí
Tiến trình thí nghiệm: thời gian thích nghi 2 tuần, sau đó chạy tải COD tăng dần từ
200÷1250mg/l; Kiểm tra COD, pH theo hàm lượng xơ dừa khác nhau, sau đó theo dõi sự biến
đổi COD theo thời gian tương ứng với lượng xơ dừa tối ưu.
Thí nghiệm lặp lại 3 lần và lấy kết quả trung bình.
2.4.Mô hình liên tục
Để kiểm chứng lại hiệu quả xử lý từ mô hình tĩnh, nhóm nghiên cứu đã tiến hành xây
dựng mô hình liên tục.
Mô hình liên tục bao gồm 3 mô hình tĩnh đã trình bày ở trên, nhưng nước thải được cấp
vào liên tục với sự biến động của tải COD.
Kiểm tra COD, pH và độ màu hàng ngày.
Science & Technology Development, Vol 10, No.07 - 2007
Trang 28
50
0m
m
10
20
30
Lôùp ñaù 2x4cm
Lớp cát 0,8 – 1,2mm
Nước
300
Hình 3. Mô hình sân phơi cát
Hình 5. Mô hình lọc hiếu khí
Maùy
thoåi khí
Xô
döøa
Bôm tuaàn
hoaøn
D = 200mm
H
=
4
00
m
m
1
H
=
3
00
m
m
H
=
20
0m
m
Hình 4. Mô hình lọc kỵ khí
Thông
hơi
H
=
4
00
m
m
H
=
3
00
m
m
H
=
20
0m
m
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 10, SỐ 07 - 2007
Trang 29
Hình 6. Mô hình liên tục
Hình 7. Mô hình thí nghiệm Jartest
300
50
0
200
40
0
40
0
200
BỂ LỌC CÁT
Nöôùc sau
xöû lyù
MÁY THỔI KHÍ
NƯỚC THẢI
ĐƯỜNG ỐNG NƯỚC
ĐƯỜNG ỐNG KHÍ
BỂ LỌC KỴ KHÍ
BỂ LỌC KỴ KHÍ
ĐƯỜNG ỐNG TUẦN HOÀN
BỂ LỌC HIẾU KHÍ
Hình 8. Khả năng lọc của Sân phơi cát
Th
ể
tíc
h
(lí
t)
Nước
thải chà
0 30
60 90
120
150 180
210
240 270
300
330 360
390 420
450 480
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Thời gian (ph)
Th
ể
tíc
h
(lí
t)
Nước thải chà vỏ tiêu
Nước thải ngâm tiêu
Science & Technology Development, Vol 10, No.07 - 2007
Trang 30
2.5.Mô hình jartest và hệ thực vật
Mô hình Jartest: Thí nghiệm được tiến hành bằng nhiều loại phèn khác nhau (FeCl3,
FeCl2, Al2(SO4)3 và phèn BK) trên đối tượng nước thải sau xử lý sinh học.
Thực nghiệm hệ thực vật tự nhiên: Các hợp chất màu, lignin, hucmic,…trong nước thải
không gây hại cho cây trồng cho nên được xử lý qua cơ chế lọc và hấp phụ. Nhóm nghiên cứu
đã tiến hành thực nghiệm bãi cỏ voi tại cơ sở sản xuất tiêu sọ thuộc huyện Đắk Rlấp, Đắk
Nông.
3. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
3.1.Kết quả mô hình sân phơi cát (Hình 8)
Đối với nước ngâm, SS không lớn nhưng COD và độ màu cao nên tốc độ lọc giảm nhẹ
theo thời gian và chu kỳ lọc có thể kéo dài đến 1 ngày. Tốc độ lọc trung bình trong 1 chu kỳ là
0,225 m3/h.m2. Hiệu quả khử SS là 58,3% và COD là 18,1%.
Đối với nước chà bóc vỏ, vì SS rất cao nên tốc độ lọc giảm nhanh và chu kỳ lọc chỉ 4h. Tốc
độ lọc trung bình trong 1 chu kỳ là 0,194 m3/h.m2. Hiệu quả khử SS là 99% và COD là 88,7%.
3.2.Kết quả mô hình lọc sinh học kỵ khí
Kết quả xác định hàm lượng giá thể xơ dừa
Đối với mô hình lọc sinh học kỵ khí (hình 9): khi COD từ 750mg/l ÷ 1250mg/l thì lượng
xơ dừa tối ưu 20 g/l và hiệu quả khử COD đạt 53,7 ÷ 76,2%. Khi COD tăng 2000 ÷ 3000mg/l
thì lượng xơ dừa tối ưu 25 g/l và hiệu qủa đạt 84% ÷ 91,8% tương ứng thời gian lưu nước 1
ngày.
Đối với mô hình lọc sinh học hiếu khí (hình 9): khi COD từ 200mg/l ÷ 500mg/l thì lượng
xơ dừa tối ưu 20 g/l và hiệu quả khử COD đạt 50 ÷ 80,6%. Khi COD 750 ÷ 1250mg/l thì
lượng xơ dừa tối ưu 25 g/l và hiệu qủa đạt 65,7% ÷ 88,2% tương ứng thời gian lưu nước 1
ngày.
XÁC ĐỊNH LƯỢNG XƠ DỪA KỴ KHÍ TỐI ƯU
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
0 5 10 15 20 25 30 35
Xơ dừa (g/l)
hi
eäu
q
ua
û
COD = 750 mg/l COD = 1250 mg/l COD = 2000 mg/l
COD = 2500 mg/l COD = 3000 mg/l
Hình 9. Kết quả mô hình lọc sinh học kỵ khí Hình 10. Kết quả mô hình lọc sinh học hiếu khí
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
0 5 10 15 20 25 30 35
hi
ệu
q
uả
(%
)
COD= 200mg/l
COD =300mg/l
xơ dừa (g/l)
XÁC ĐỊNH LƯỢNG XƠ DỪA HIẾU KHÍ TỐI ƯU
COD= 500mg/l
COD= 750mg/l
COD= 1000mg/l
COD= 1250mg/l
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 10, SỐ 07 - 2007
Trang 31
)/*( 1 VGKLn)/( tCLn ΔΔ
)()/( CftCLn =ΔΔ
Kết quả nghiên cứu sự biến đổi COD theo thời gian:
Kết quả nghiên cứu trên mô hình lọc kỵ khí COD sau lọc cát 3000mg/l và lượng xơ dừa
25g/l như bảng 2.
Bảng 2. Kết quả nghiên cứu trên mô hình tĩnh (COD = 3000mg/l và xơ dừa là 25g/l)
0h 4h 8h 12h 16h 20h 24h
COD (mg/l) 3000 1100 834 612 419 330 293
pH 6,50 7.18 7.22 7.30 7.36 7.41 7.52
Ln(-ΔC/Δt) - 6.16 5.60 5.29 5.08 4.89 4.73
Ln C - 7.00 6.73 6.42 6.04 5.80 5.68
Kết quả nghiên cứu trên mô hình tĩnh tương ứng với COD sau lọc kỵ khí là 400mg/l được
trình bày trên bảng 3.
Bảng 3. Kết quả nghiên cứu trên mô hình tĩnh (COD sau lọc kỵ khí là 400mg/l)
0h 4h 8h 12h 16h 20h 24h
COD (mg/l) 400 254 146 134 105 100 94
pH 7.40 7.95 8.25 8.34 8.42 8.50 8.58
Ln(-ΔC/Δt) - 3.60 3.46 3.10 2.91 2.71 2.55
Ln C - 5.54 4.98 4.90 4.65 4.61 4.54
Xác định phương trình động học biến đổi cơ chất
Động học quá trình sinh học được mô tả theo phương trình sau:
Trong đó: α là bậc phản ứng; K1 là hằng số tốc độ phản ứng
V là thể tích nước thải; G là khối lượng xơ dừa
Tuyến tính hoá về dạng: Y = K + α X
với Y = ; X = Ln(C) và K =
Từ dữ liệu thực nghiệm ta lập được đồ thị
Kết quả động học quá trình kỵ khí được biểu diễn trên hình 11 và quá trình hiếu khí được
biểu diễn trên hình 12.
Từ đó ta xác định được các thông số động học:
- Đối với quá trình kỵ khí : α = 0,9808 và K1 = 0,07425
- Đối với quá trình hiếu khí: α = 0,8149 và K2 = 0,2162
VdC
Gdt
= - K1Cα (1)
Thời gian (h)
Thông số
Thời gian (h)
Thông số
Science & Technology Development, Vol 10, No.07 - 2007
Trang 32
3.3.Mô hình liên tục
Mô hình liên tục dễ vận hành, hiệu quả khá cao và tương đối ổn định (94,6 ÷ 96,6%) mặc dù
nước thải đầu vào biến động mạnh do tính chất khác biệt giữa nước ngâm và nước chà. Nước
ngâm khó xử lý sinh học hơn nước chà do nồng độ đậm đặc hơn và có chứa các hợp chất mạch
vòng khó phân huỷ, điều này thể hiện qua khả năng thích nghi và hiệu quả xử lý.
3.4.Kết quả mô hình jartest
Bảng 4. Kết quả thí nghiệm xử lý nước thải sau sinh học bằng các loại phèn khác nhau
FeCl3
700 (mg/l)
FeSO4
750 (mg/l)
Al2(SO4)3
2000 (mg/l)
Phèn BK
1500 (mg/l)
Nước thải sau
lọc hiếu khí
pH 5,57 8,95 5.48 5.56 8,80
COD (mg/l) 46 77 46 38 93
Độ màu (Pt-Co) 52 98 55 56 559
Xét trên 2 tiêu chí: hiệu quả xử lý và hiệu quả kinh tế thì phèn Bách khoa được lựa chọn.
Việc sử dụng hệ keo tụ đạt hiệu quả xử lý cao nhưng phải tốn chi phí hóa chất và phát sinh
cặn sắt (là chất thải nguy hại), đồng thời phải có trình độ vận hành phù hợp.
3.5.Kết quả thử nghiệm hệ sinh thái cỏ voi
Cỏ voi sinh trưởng và phát triển tốt. Nước thải sau bãi cỏ voi có COD = 50 ÷ 90mg/l. hiệu
quả xử lý không cao bằng sử dụng hệ keo tụ nhưng không phải tốn kém chi phí hoá chất,
không phát sinh cặn sắt, ngoài ra có thể khai thác cỏ voi để làm thức ăn cho bò.
4. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI ÁP DỤNG THỰC TẾ
Công nghệ nghiên cứu đã được triển khai áp dụng thực tế tại cơ sở Đặng Nhân Tài, xã Đạo
Nghĩa, huyện Đắk Rlấp, Đăk Nông với công suất thiết kế 10m3/ngày.
Thông số
Loại phèn
y = 0.9808x + 1.0885
R2 = 0.9496
0
1
2
3
4
5
6
7
8
4.5 4.7 4.9 5.1 5.3 5.5 5.7 5.9 6.1 6.3
X =
(C)
Hình 11. Xác định bậc phản ứng và hằng số tốc
độ phản ứng của quá trình kỵ khí
Y
=
L
n(
ΔC
/Δt
)
y = 0.8149x + 2.3805
R 2 = 0.8297
0
1
2
3
4
5
6
2.4 2.6
2
2.8
4
3.0
6
3.2
8
3.5 3.7
2
X = Ln(C)
L
n(
d
C/
dt
Hình 12. Xác định bậc phản ứng và hằng số tốc độ
phản ứng của quá trình hiếu khí
Y
=
L
n(
ΔC
/Δt
)
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 10, SỐ 07 - 2007
Trang 33
Quy trình công nghệ như sau:
Hình 13. Sơ đồ qui trình công nghệxử lý nước thải tiêu sọ
Kết quả triển khai thực tế: (hình 14). Chất lượng nước thải sau xử lý: kết quả triển khai
thực tế cho thấy, nước thải đầu ra ổn định và đạt tiêu chuẩn loại B.
Bảng 5. Chất lượng nước thải sau xử lý
TT Thông số Đơn vị Nước thải sau
bãi cỏ voi
Nước thải sau
keo tụ
TCVN5945 :2005
(cột B)
1 pH - 6,7 ÷ 7,4 5,8 ÷ 6,5 5,5 ÷ 9
2 COD mgO2/l 47 ÷ 90 60 ÷ 90 80
3 BOD5 mgO2/l 21 ÷ 40 41 ÷ 67 50
4 SS mg/l 28 ÷ 76 68 ÷ 80 100
5 Tổng N mg/l 2 ÷ 7 2,2÷3,5 30
6 Tổng P mg/l 1 ÷ 2 0,6 ÷1 6
7 Độ màu Pt-Co 180÷300 120÷250 50
Hình 14. HTXL nước thải Hình 15. Ủ bã tiêu làm phân Hình 16. Bãi cỏ voi
Ngoài ra còn có thể khai thác các sản phẩm phụ:
- Phân bón cho cây trồng (hình 15): Bã tiêu sau khi tách bỏ khỏi sân phơi cát được đem ủ
theo phương pháp ủ đống truyền thống với thời gian ủ 2 tháng.
- Cỏ voi (hình 16) có thể khai thác làm thức ăn cho trâu bò.
5. KẾT LUẬN
Mặc dù nước thải tiêu sọ có hàm lượng chất ô nhiễm COD, BOD, SS, độ màu rất cao
nhưng với công nghệ nghiên cứu sẽ giải quyết được hiện trạng ô nhiễm môi trường do các cơ
NƯỚC VÀO
NƯỚC RA
BỂ LỌC KỴ KHÍ
HỆ KEO TỤ
BÃI CỎ VOI
BỂ LỌC HIẾU KHÍ
SÂN PHƠI CÁT
Science & Technology Development, Vol 10, No.07 - 2007
Trang 34
sở sản xuất gây ra. Đây là công nghệ hoàn toàn mới, được nghiên cứu dựa theo yêu cầu thực tế
của địa phương.
Công nghệ nghiên cứu có hiệu quả xử lý cao, giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường
do nước thải từ các cơ sở sản xuất tiêu sọ gây ra, đồng thời phù hợp với điều kiện cụ thể của
địa phương và trình độ lao động tại các cơ sở tiêu sọ. Công nghệ đã được triển khai áp dụng
thực tế tại cơ sở Đặng Nhân Tài và đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông
nghiệm thu, công nghệ sẽ được triển khai nhân rộng cho một số địa phương trên địa bàn huyện
Đăk Rlấp.
Với công nghệ này chi phí đầu tư thấp, chi phí xử lý nước thải chỉ 2.300 đ/m3 nếu sử dụng
hệ sinh thái và 4.000 đ/m3 khi phải sử dụng hệ keo tụ. Ngoài ra, còn có thể khai thác các sản
phẩm phụ từ hệ thống xử lý.
THE WHITE PEPPER WASTE WATER TREATMENT TECHNOLOGY:
RESEACH AND FORFORMANCE
Nguyen Van Nghia(1), Nguyen Van Phuoc(2)
(1) University of Technology, VNU-HCM
(2) Institute of Environment &Resources
ABSTRACT: At present, wastewater from white pepper industry causes serious
pollution problems, especially in the area around polluted source but the researches on white
pepper wastewater haven’t been done intensively and extensively. This research proposal
presents the wastewater treatment technology that includes the biological treatment process
(anaerobic biological and aerobic biological filter reactors) and the local ecosystem to
remove the pollutants. This technology is suitable with the realistic conditions of the local
areas and minimum cost.
White pepper wastewater contains high organic matter, suspended solid concentrations
and high colourity but the results show that this technology obtained 97-98% of COD and 90-
94% of colour removal efficiencies. The technology has been used for the white pepper
treatment plant in Dak Rlap, Dak Nong and achieved satisfactory results.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ajit P. Annachhatre and Prasanna L. Amatya. UASB treatment of Tapioca starch
wastewater. Journal of environmental engineering, (2000).
[2] Waste water Engineering. Treatment-Disposal – Reuse. Metcalf & Eddy, Inc. McGraw-
Hill, Inc, (1991).
[3] Bùi Thanh Hà. Cây gia vị, đặc điểm và kỹ thuật gieo trồng - Nhà xuất bản Thanh Hóa
(2004)
[4] Trần Văn Nhân, Ngô thị Nga. Giáo trình công nghệ xử lý nước thải. NXB Khoa học kỹ
thuật, (1999).
[5] Nguyễn Văn Phước. Kỹ thuật xử lý chất thải công nghiệp. Trường Đại Học Kỹ Thuật TP
Hồ Chí Minh, tập 13.
[6] Trần Đình Toại, Nguyễn Thị Vân Hải. Động học các quá trình xúc tác sinh học. Nhà
xuất bản khoa học kỹ thuật 2005.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 47_Cong nghe xu ly nuoc thai trong che bien tieu so.pdf