Cùng với sự phát triển kinh tế thị trường, hoạt động kiểm toán đã hình thành, phát triển và ngày càng trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng quản lý của doanh nghiệp. Đồng thời, cũng là bộ phận cấu thành quan trọng của quản lý vĩ mô nền kinh tế - tài chính góp phần tích cực vào phát triển kinh tế đất nước. Đến nay ngành kiểm toán đã tạo được cho mình những bước tiến bộ đáng kể, song bên cạnh đó vẫn còn không ít những đòi hỏi, thách thức đặt ra đối với ngành kiểm toán trong môi trường hội nhập, cạnh tranh gay gắt.
22 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1435 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu về các loại hình thức kiểm toán được phân loại theo bộ máy tổ chức: Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán độc lập, Kiểm toán nội bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Kiểm toán là một lĩnh vực còn hết sức mới mẻ ở Việt Nam. Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán Việt Nam mới chỉ bẳt đầu từ những năm đầu của thập niên 90, xuất phát từ nhu cầu tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường: đòi hỏi các hoạt động kinh tế- tài chính diễn ra một cách bình đẳng, minh bạch, công khai. Điều này thực sự cần thiết đối với các nhà đầu tư, các doanh nhân, thương nhân và cả Nhà Nước. Họ rất cần độ tin cậy cao của những thông tin kinh tế- tài chính để sử dụng, xem xét cân nhắc khi đưa ra quyết định đầu tư, kinh doanh, hoặc quyết định những vấn đề về kinh tế, tài chính, ngân sách của địa phương , Nhà Nước. Và họ chỉ có thể yên tâm, mạnh dạn đưa ra các quyết định kinh tế tài chính khi các thông tin do các nhà kế toán cung cấp được đánh giá và xác nhận một cách khách quan, trung thực bởi một tổ chức hoặc các chuyên gia hành nghề độc lập. Đó chính là các hoạt động kiểm toán do các kiểm toán viên thực hiện. Vì thế hiện nay kiểm toán đang phát triển rất mạnh mẽ với nhiều loại hình kiểm toán và được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Vì lí do này nên em đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu về các loại hình kiểm toán được phân loại theo bộ máy tổ chức: Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán độc lập, Kiểm toán nội bộ”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề án bao gồm ba phần như sau:
Phần một: Những cơ sở lý luận chung.
Phần hai: Thực trạng tình hình hoạt động của ba loại hình kiểm toán trên tại Việt Nam.
Phần ba: So sánh với kiểm toán của một số nước khác như: Nhật Bản, Úc, Mỹ, Pháp, Malaixia..... và đưa ra các biện pháp, kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện công tác kiểm toán ở Việt Nam.
Vì thời gian và trình độ có hạn nên trong quá trình viết đề án em không tránh khỏi những thiếu sót, em mong thầy cô góp ý để đề án của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Phần I
Những cở sở lý luận chung
Khái niệm kiểm toán
Kiểm toán là một lĩnh vực còn khá mới mẻ ở Việt Nam, nó thực sự mới xuất hiện và du nhập vào nước ta từ hơn một chục năm cuối thế kỷ XX. Do đó hiện nay trong quá trình áp dụng và phát triển kiểm toán chúng ta vẫn chưa có sự thống nhất chung trong việc hiểu và dùng các khái niệm chuyên ngành đặc biệt đối với thuật ngữ: “ Kiểm toán”.
Có quan điểm cho rằng: kiểm toán là sự xác minh, bày tỏ ý kiến về các bảng khai tài chính của các tổ chức hay một thực thể kinh tế do những kiểm toán viên có nghiệp vụ thực hiện theo những luật định tiêu chuẩn hay chuẩn mực chung. Quan điểm này chủ yếu phù hợp với kiểm toán tài chính với đối tượng là các báo cáo tài chính.
Nhưng cũng có quan điểm cho rằng: kiểm toán là kiểm tra kế toán. Nội dung của hoạt động này là rà soát các thông tin từ chứng từ kế toán đến tổng hợp cân đối kế toán. Quan điểm này mang tính truyền thống trong điều kiện kiểm tra chưa phát triển.
Cả hai quan điểm nêu trên đều có mặt đúng xét trên khía cạnh nó phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của từng giai đoạn. Tuy nhiên để đảm bảo tính thống nhất trong việc sử dụng thuật ngữ và sự đầy đủ, chính xác về mặt ý nghĩa chúng ta có thể đi đến một kết luận như sau:
“ Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động cần được kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cở sở hệ thống pháp lý có hiệu lực”. (Giáo trình Lý thuyết kiểm toán)
Khái quát các cách phân loại kiểm toán.
Để tìm hiểu về một sự việc hay một hiện tượng nào đó ta cần xem xét nó trên các góc độ khác nhau và với mỗi góc độ đó ta có thể phân loại được sự vật hiện tượng ấy.Do vậy khi tìm hiểu về kiểm toán chúng ta có thể phân loại theo một số tiêu thức sau:
Theo đối tượng cụ thể: kiểm toán có thể phân thành kiểm toán tàichính, kiểm toán nghiệp vụ, kiểm toán liên kết.
Theo lĩnh vực cụ thể của kiểm toán: có thể phân kiểm toán thành kiểm toán thông tin, kiểm toán quy tắc( tuân thủ), kiểm toán hiệu năng và kiểm toán hiệu quả.
Theo phương pháp áp dụng trong kiểm toán có thể phân kiểm toán thành kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ.
Theo quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán có thể phân kiểm toán thành nội kiểm và ngoại kiểm.
Theo phạm vi tiến hành kiểm toán có thể phân kiểm toán thành kiểm toán toàn diện và kiểm toán chọn điểm (điển hình).
Theo chu kỳ của kiểm toán có thể phân kiểm toán thành kiểm toán thường kỳ, kiểm toán định kỳ, kiểm toán bất thường (đột xuất).
Theo quan hệ về thời điểm kiểm toán với thời điểm thực hiện nghiệp vụ, kiểm toán bao gồm kiểm toán trước, kiểm toán hiện hành, kiểm toán sau.
Theo quan hệ pháp lý của kiểm toán có thể có kiểm toán bắt buộc và kiểm toán tự nguyện.
Theo tổ chức bộ máy kiểm toán, có thể phân kiểm toán thành kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập. kiểm toán nội bộ.
Đặc trưng của từng loại hình kiểm toán được phân chia theo bộ máy tổ chức.
Kiểm toán Nhà nước.
Khái niệm.
Sự hình thành, ra đời và phát triển của kiểm toán Nhà nước gắn liền với sự hình thành, ra đời và phát triển của tài chính công mà chủ yếu là ngân sách nhà nước, xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi của việc kiểm tra, kiểm soát việc chi tiêu ngân sách và công quỹ quốc gia từ phía Nhà nước.
Do vậy có thể hiểu: “ Kiểm toán Nhà nước là hệ thống bộ máy chuyên môn của Nhà nước thực hiện các chức năng kiểm toán tài sản công”.
Đặc trưng của kiểm toán Nhà nước
Từ ngày 11 tháng 7 năm 1994, kiểm toán Nhà nước được chính thức thành lập theo nghị định 70/CP của chính phủ với chức năng “xác định tính đúng đắn của tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị kinh tế nhà nước và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội sử dụng ngân sách nhà nước cấp” (trích điều 1 của nghị định 70/CP). Do vậy kiểm toán nhà nước có những đặc trưng như sau:
Về cơ cấu tổ chức: Kiểm toán nhà nước là cơ quan chuyên môn về kiểm tra tài chính nhà nước do quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Kiểm toán nhà nước được tổ chức và quản lý tập trung thống nhất, gồm bộ máy điều hành, kiểm toán nhà nước chuyên ngành, kiểm toán nhà nước khu vực và các đơn vị sự nghiệp.Đội ngũ cán bộ, công chức kiểm toán viên( KTV) đều được đào tạo có hệ thống trong đó cán bộ có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên chiếm tỷ lệ là 91,6%, đặc biệt đội ngũ KTV 100% đều tốt nghiệp đại học trở lên. Cán bộ được tuyển dụng đều đảm bảo tiêu chuẩn về nghiệp vụ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, nhiệt tình, tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ. Nhiều cán bộ ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ còn dành thời gian theo học các lớp chuyên môn nghiệp vụ và các kiến thức bổ trợ khác như ngoại ngữ, vi tính, theo học các khoá đào tạo thạc sĩ, đại học bằng hai.
Về đối tượng kiểm toán: Là tất cả các cơ quan nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các đơn vị kinh tế nhà nước và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp. được chia làm hai loại:
Loại 1: Các đối tượng bắt buộc kiểm toán – là các cơ quan nhà nước và các đơn vị có sử dụng 50% vốn nhà nước trở lên
Loại 2: Các đối tượng kiểm toán được lựa chọn- là các đối tượng có sử dụng một phần ngân sách nhà nước.
Về tiêu chí kiểm toán: Thực hiện theo 4 tiêu chí sau: tính chính xác, tính tuân thủ, tính kinh tế, tính hiệu quả của đối tượng kiểm toán. Cụ thể báo cáo kiểm toán của KTNN xác nhận về tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách, đánh giá tính tuân thủ pháp luật, tính kinh tế , tính hiệu lực. tính hiêụ quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.( khoản 1 điều 9)
Các lĩnh vực kiểm toán: Ngân sách, tài sản nhà nước, khu vực công cộng, thuế, công trình công ích.
1.3.2. Kiểm toán độc lập
1.3.2.1.Khái niệm
Kiểm toán độc lập là việc kiểm tra và xác định của KTV chuyên nghiệp thuộc các tổ chức kiểm toán độc lập về tính đúng đắn, hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo quyết toán của các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, tổ chức xã hội khi có yêu cầu của các đơn vị này.
1.3.2.2.Những đặc trưng của kiểm toán độc lập.
Ở Việt Nam, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà Nước, các hoạt động đa dạng và nền kinh tế đòi hỏi phải có dịch vụ tốt. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế, ngày 13/05/1991 Bộ Tài Chính thành lập hai công ty kiểm toán đầu tiên là Công ty Kiểm Toán Việt Nam (VACO) và Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kinh tế và kiểm toán (AASC) .
* Hình thức tổ chức của các công ty Kiểm Toán ở Việt Nam bị chi phối bởi hình thức sở hữu công ty:
+Đối với các công ty kiểm toán là doanh nghiệp nhà nước, tổ chức phụ vào cơ chế quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước trong đó giám đốc - người đứng đầu công ty do cơ quan thành lập bổ nhiệm (Bộ Tài Chính , UBNDTP). Các cấp quản lý bao gồm trưởng phòng, phó phòng.Trong ban giám đốc có giám đốc và các phó giám đốc. Nếu công ty có chi nhánh hoặc các đại diện ở các địa phương khác sẽ có giám đốc ,phó giám đốc chi nhánh ,trưởng phòng, phó phòng tại chi nhánh và trưởng đại diện VP đại diện. Cách thức tổ chức tại các công ty này theo chức danh và cơ cấu hành chính. Số lượng các cấp quản lý phụ thuộc vào quy mô, cơ cấu tài chính của công ty. Số lượng các cấp quản lý phụ thuộc vào quy mô, cơ cấu tổ chức của công ty. Trách nhiệm công việc và tổ chức hoạt động theo chức danh quản lý. Ban giám đốc và kế toán trưởng thuộc biên chế của Nhà nước và là đại diện chủ sở hữu của nhà nước tại công ty. Các nhân viên khác kể cả các cấp quản lý đều có hợp đồng lao động với công ty.
+Đối với các công ty kiểm toán vốn nước ngoài: Các công ty này đều thuộc các công ty kiểm toán quốc tế, do vậy về cơ cấu tài chính giống như các công ty quốc tế. Tuy nhiên vì là công ty được thành lập theo luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, thuộc hình thức công ty TNHH nên về tổ chức hành chính ở các công ty này vẫn có chức danh Giám đốc và là đại diện pháp lý của công ty về các vấn đề hành chính của các cơ quan chức năng cũng như trong các hoạt động KT. Mặc dù vậy trong hoạt động điều hành của công ty sẽ theo hệ thống quản lý của công ty mẹ.
+Đối với các công ty TNHH trong nước: hình thức sở hữu tư nhân, Giám đốc công ty là chủ sở hữu, người theo pháp luật phải có chứng chỉ Kiểm toán viên và sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với mọi hoạt động của công ty.
* Hoạt động của các tổ chức kiểm toán độc lập ởViệt Nam:
(1) Công ty kiểm toán 100% vốn nước ngoài chuyên phục vụ các khách hàng là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các dự án quốc tế. Khách hàng của nó là các khách hàng lớn, có công ty mẹ ở nước ngoài.
(2) Công ty kiểm toán là doanh nghiệp nhà nước có khách hàng đa dạng:
-->doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
-->dự án quốc tế
--> doanh nghiệp nhà nước
-->công ty TNHH
-->công ty tư nhân
-->công ty cổ phần
--> công ty nà nước
* Lĩnh vực hoạt động của kiểm toán độc lập chủ yếu là kiểm toán báo cáo tài chính. Ngoài ra, theo yêu cầu cầu của khách hàng, kiểm toán độc lập còn có thể thực hiện các cuộc kiểm toán, kiểm toán tuân thủ hoặc tiến hành các dịch vụ tư vấn tài chính khác.
1.3.3. Kiểm toán nội bộ
1.3.3.1. Khái niệm
Kiểm toán nội bộ hình thành và phát triển xuât phát từ những lý do khách quan của nhu cầu quản lý, của bản thân các đơn vị và tổ chức kinh tế. Do vậy kiểm toán nội bộ là bộ máy thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ trong phạm vi đơn vị, phục vụ nhu cầu quản lý nội bộ đơn vị. (Giáo trình lý thuyết kiểm toán)
1.3.3.2 Đặc trưng của kiểm toán nội bộ
Phạm vi của kiểm toán nội bộ bao gồm tất cả các hoạt động của đơn vị ở tất cả các cấp quản lý khác nhau. Kiểm toán nội bộ xem xét, đánh giá và báo cáo về thực trạng của hệ thống kiểm soát nội bộ và những thông tin, tài liệu và báo cáo kế toán, đưa ra những phân tích, kiến nghị, tư vấn mang tính chuyên nghiệpđể các nhà quản lý có cơ sở tin cậy trong việc quản lý các hoạt động của đơn vị, hướng tới hiệu quả, chất lượng và phù hợp với các quy tắc và chế định của pháp luật. Lĩnh vục chính của kiểm toán nội bộ là kiểm tra hoạt động, sau nữa là kiểm toán tuân thủ chứ không phải là kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Kiểm toán nội bộ có tính chất bắt buộc và cưỡng chế theo yêu cầu của lãnh đạo, giám đốc (hội đồng quản trị) đối với các doanh nghiệp, đơn vị, hoạt động dưới quyền.
Theo yêu cầu quản lý của thủ trưởng đơn vị, kiểm toán nội bộ là hoạt động không thu phí với các đơn vị, bộ phận trực thuộc được kiểm toán.
Kiểm toán nội bộ có mục đích là thông qua kiểm toán để cải tiến và hoàn thiện các hoạt động ở các đơn vị, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh và hoạt động sản xuất, khắc phục những khâu yếu, giúp thủ trưởng đơn vị phát hiện, ngăn chặn và xử lý các gian lận và sai sót trong hoạt động quản lý của đơn vị.
Tuy kiểm toán nội bộ được tổ chức độc lập với những bộ phận được kiểm tra, nhưng kiểm toán nội bộ là một bộ phận của đơn vị, không thể độc lập hoàn toàn với đơn vị đó được. Vì vậy, các báo cáo của kiểm toán nội bộ dù được chủ doanh nghiệp tin tưởng song không có giá trị pháp lý ở bên ngoài
Phần hai
Thực trạng hoạt động của ba loại hình kiểm toán trên tại Việt Nam
2.1. Thực trạng của hoạt động kiểm toán Nhà nước.
Với chức năng của mình kiểm toán Nhà nước đã góp phần nâng cao chất lượng, độ tin cậy của hệ thống tài chính kế toán,chỉ ra các sai phạm yếu kém các sơ hở trong quản lý tài chính giúp Nhà nước,các đơn vị hiểu rõ hơn thực trạng công tác quản lý tài chính, tuân thủ và chấp hành pháp luật, kỷ luật tổ chức, sử dụng và bảo vệ nguồn lực quốc gia, nguồn vốn của nhà nước.Thông tin và kết luận của KTV nhà nước đã cung cấp cho Chính phủ, Quốc hội được dùng làm căn cứ ra các quyết định ở tầm vĩ mô và giám sát các hoạt động tài chính, phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, kết quả trên còn ở mức khiêm tốn, chưa đáp ứng yều cầu của chính phủ và quốc hội. Kiểm toán chưa khẳng định một cách thật đầy đủ, khách quan về mức độ tin cậy của số liệu kế toán. Điều này là do chất lượng kiểm toán nhà nước còn có nhiều bất cập vì:
- Chưa có sự phân định rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn, sự phân công và cơ chế phối hợp qiữa các vụ cơ quan chức năng của KTNN với KTNN chuyên ngành và khu vực trong việc quản lý họat động kiểm toán từ khâu lập kế hoạch kiểm toán đến khâu lập báo cáo kiểm toán, phát hành báo cáo kiểm toán và kiểm tra thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán, nhất là khâu khảo sát, lập kế hoạch kiểm toán.
- Thiếu thông tin cần thiết để kiểm tra, soát xét chất lượng công tác khảo sát lập kế hoạch kiểm toán. Chủ yếu dừng lại ở kiểm tra việc xác định thời gian kiểm toán và lựa chọn đơn vị được kiểm toán, thiếu căn cứ để kiểm tra xem xét về mục tiêu, nôi dung kiểm toán.
- Kiểm tra, kiếm soát chất lượng kiểm toán chủ yêú dựa trên dự thảo báo cáo kiểm toán, chưa có đủ nhân lực và thông tin cần thiết để kiểm tra nguồn số liệu, tài liệu làm căn cứ lập báo cáo kiểm toán.
- Trình tự,thủ tục tiến hành kiểm toán, soát xét còn rườm rà, trùng lắp, khâu sau chưa có khả năng kiểm tra, loại bỏ sai sót ở khâu trước.
2.2. Thực trạng hoạt động kiểm toán độc lập
Trải qua 15 năm hoạt động và phát triển, hoạt động kiểm toán độc lập đã đạt được những thành công khá cơ bản và đáng khích lệ.
Một là: Nhận thức về vai trò, vị thế của kiểm toán độc lập ngày càng được khẳng định trong nền kinh tế thị trường tại Việt Nam.
Từ loại hình hoạt động chưa hề có ở Việt Nam, ngày nay kiểm toán độc lập đã được xã hội thừa nhận như một nhu cầu tất yếu, góp phần duy trì và phát triển nghề nghiệp kiểm tóan, kế toán Việt Nam.Hoạt động kiểm toán độc lập đã góp phần tích cực trong việcđánh giá, kiểm tra, xác nhận tình trạng tài chính của doanh nghiệp.
Hai là: Hoạt động kiểm toán độc lập đã góp phần tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, thúc đẩy đầu tư, đặc biệt đầu tư từ nước ngoài.
Ba là: Đã hình thành đội ngũ KTV hành nghề chất lượng ngày càng nâng cao. Từ năm 1994 đến nay, Bộ Tài chính tổ chức 11 kỳ thi tuyển KTV quốc gia, đã công nhận và cấp chứng chỉ KTV cho 1234 người. Hiện trong số này có 120 người đạt trình độ quốc tế, có chứng chỉ KTV quốc tế, chiếm 10% KTV cả nước. Theo thống kê năm 2006 có 868 người đang làm việc tại các công ty kiểm toán, cung cấp 20 loại hình nghiệpvụ chuyên môn.
Bốn là: Kiểm toán phát triển nhanh cả về chất và lượng. Đến nay cả nước có gần 100 công ty dịch vụ kế toán và kiểm toán, trong đó có 3 công ty nhà nước, 4 công ty có 100% vốn nước ngoài( là các công ty kiểm toán lớn của thế giới), 16 công ty hợp danh, 14 công ty cổ phần, còn lại là các công ty trách nhiệm hữu hạn. Nhà nước đã công nhận 87 công ty đủ điều kiện hành nghề.
Năm là: Với tư cách là hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực tài chính, kiểm toán độc lập đã góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển thị trường dịch vụ tài chính, tiền tệ mở cửa và hội nhập.Tổng doanh thu của các công ty kiểm toán hoạt động ở Việt Nam hàng năm đã tăng đáng kể, riêng năm 2005 đã đạt xấp xỉ 550 tỷ đồng, tạo hàng nghìn chỗ làm việc cho các sinh viên mới tốt nghiệp. Thị trường dịch vụ kế toán và kiểm toán đã hình thành, sẵn sàng gia nhập thị trường khu vực và thế giới.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đã đạt được vẫn còn tồn tại những vấn đề cần giải quyết như: Chất lượng của hoạt động kiểm toán độc lập, số lượng và chất lượng của đội ngũ KTV, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, khong minh bạch trên thị trường dịch vụ tài chính kế toán, kiểm toán của Việt Nam.
So với sự phát triển của nền kinh tế, với nhu cầu hiện nay thì số lượng KTV chưa nhiều và chất lượng chưa đảm bảo và chưa đồng đều, chưa đáp ứng được các yêu cầu của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế .... . Không những thế số lượng KTV có trình độ nghiệp vụ chuyển ngành nghề không ít. Điều này làm cho đội ngũ KTV đã thiếu lại càng thiếu hơn cả về số lượng và chất lượng.
2.3. Thực trạng hoạt động kiểm toán nội bộ
Từ khi ban hành quyết định số 832- TC/QĐ-CĐKT ngày 28/10/1997, kiểm toán nội bộ(KTNB) ở nước ta đã có sự phát triển nhất định, có những bước đi thăng trầm với nhiều kết quả nhưng cũng không ít những khó khăn phức tạp và những hạn chế, tồn tại cần khắc phục. Thực tế thông qua khảo sát ở các tập đoàn, tổng công ty lớn như Tổng công ty xây dựng Sông Đà, Tổng công ty hàng không, Tổng công ty điện lực, Tổng công ty Dầu khí, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam và một số những công ty độc lập khác...... thì những nhận thức đánh giá và cách thức tổ chức KTNB có sự khác nhau. Các đơn vị đều biết vị trí vai trò, tầm quan trọng của thông tin trong quá trình quản lý cũng như KTNB. Tuy nhiên, một số đơn vị đã có tổ chức KTNB và hoạt động được một số năm sau đó lại giải thể hoặc thu hẹp nội dung và phạm vi hoạt động( các tổng công ty nêu ở trên đều đã thành lập phòng KTNB từ năm 1997- 1998, nhưng đến nay nhiều đơn vị đã giải thể bộ phận này và ghép trở lại bộ phận kiểm tra của phòng kế toán). Điều đó nói lên KTNB chưa định hình một cách chắc chắn, cũng như chưa được thứa nhận một cách rộng rãi ở các đơn vị.
Thông qua khảo sát thực tiễn về KTNB ở nước ta, một điều thừa nhận rất phổ biến hiện nay là KTNB hoàn toàn hình thành dựa trên nền tảng công tác kiểm tra kế toán trước đây. Các quy định về KTNB cũng được dựa trên các quy định về kiểm tra kế toán.
Những hạn chế cơ bản của KTNB ở các đơn vị hiện nay là:
Một là: nhiều đơn vị chưa nhận thức đúng đắn về KTNB cũng như chưa nhận thấy rõ tính thiết thực, vai trò của KTNB, nên các đơn vị này chưa tập trung tổ chức KTNB, chưa xác định rõ mô hình, cách thức tổ chức và hoạt động hiệu quả.
Hai là: nội dung KTNB ở nhiều đơn vị chưa đi đúng vào bản chất, trọng tâm và chưa đúng với nhiệm vụ và chức năng cơ bản của KTNB đó là kiểm toán hoạt động với chức năng tư vấn là chủ yếu.
Ba là: hình thức và phạm vi kiểm toán nội bộ vẫn mang một thói quen như kiểm tra kế toán. Vẫn chủ yếu thực hiện kiểm tra sau hoạt động xảy ra và chỉ tập trung vào những bộ phận nội dung, chỉ tiêu chứa đựng nhiều sai phạm với rủi ro cao.
Bốn là: phương pháp kiểm toán ở các đơn vị mới chỉ áp dụng các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán giống như các phương pháp kiểm tra kế toán. Hầu hết các đơn vị khi thực hiện kiểm toán chưa có sự nghiên cứu, đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ, để từ đó xây dựng và xác định nội dung, quy mô, phạm vi và thời gian kiểm toán.
Năm là: tính hiệu quả, hiệu lực và ý nghĩa vai trò của KTNB chưa được khẳng định một cách rộng rãi chắc chắn. Vị trí, vai trò của KTNB còn khá mờ nhạt, đặc biệt là ở những đon vị chưa có sự hiểu biết về KTNB.
Phần ba
So sánh với kiểm toán của một số nước khác như: Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Úc, Canada, ..... và đưa ra các biện pháp, kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện công tác kiểm toán Việt Nam.
3.1. Kiểm toán Nhà nước.
Đây là một công cụ quản lý, kiểm soát rất hữu hiệu của bất kỳ một Nhà nước nào. Do đó tuỳ vào mỗi nước lại có những cách tổ chức và hoạt động kiểm toán khác nhau ví dụ như:
Ở Cộng hoà Pháp: cơ quan kiểm toán quốc gia là Toà thẩm kế, có quyền và nghĩa vụ kiểm tra tài khoản và sổ sách kế toán của bộ máy chính quyền trung ương ( trừ tài khoản của tổng thống, quốc hội, thượng viện và uỷ ban tư pháp), các công sở quốc gia và các xí nghiệp công, các tổ chức xã hội. Đồng thời, toà thẩm kế còn có quyền xét xử như một quan toà.
Ở Mỹ: cơ quan kiểm toán quốc gia là Văn phòng tổng kiểm toán (GAO) – là một cơ quan không có phe phái trong hệ thống lập pháp của Nhà nước liên bang và thực hiện chức năng kiểm toán cho quốc hội. Với chức năng này GAO thực hiện kiểm toán như:
- Kiểm toán thông tin tài chính của các tổ chức chính phủ trước khi trình quốc hội.
- Tập trung vào việc kiểm toán tuân thủ ( về quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức chính phủ trong thu chi ngân sách theo pháp luật quy định).
- Đánh giá hiệu quả, hiệu năng nghiệp vụ các chương trình liên bang....
Ở Canada: Cơ quan kiểm toán quốc gia là Văn phòng tổng kế toán trưởng, tách biệt với chính phủ với trách nhiệm là đánh giá tính trung thực, hợp lý báo cáo tài chính của Chính phủ, báo cáo về việc điều hành của Chính phủ. Tổng kế toán kiểm toán cho báo cáo của hơn 100 ban ngành Chính phủ liên bang, hơn 40 tập đoàn thuộc sở hữu của Chính phủ liên bang, vấn đề nhân sự và trang thiết bị của Chính phủ ......, có quyền báo cáo về bất cứ người nào có nhận kinh phí của Chính phủ. Tổng kế toán do Chủ tich quốc hội bổ nhiệm với nhiệm kỳ 10 năm.
Ở Úc: cơ quan kiểm toán quốc gia là tổ chức độc lập với quốc hội và chính phủ: Quốc hội là khách hàng đặc biệt của Cơ quan kiểm toán quốc gia và ban hành luật pháp cho cơ quan này. Chủ tịch Cơ quan kiểm toán quốc gia chịu trách nhiện trình trước quốc hội về việc sử dụng nguồn tài lực thông qua hoạt động kiểm toán độc lập của cơ quan kiểm toán quốc gia. Cơ quan này không chịu bất kỳ tác động nào của các ban, bộ của chính phủ đối với việc tổ chức và thực hiện các công việc kiểm toán.
Ở Nhật Bản: cơ quan kiểm toán Nhà nước là Uỷ ban kiểm toán Nhà nước, đây là một cơ quan độc lập dưới quyền của Nhà Vua trong việc kiểm toán tài chính công.
Uỷ ban kiểm toán Nhật Bản gồm 2 cơ quan là Hội đồng kiểm toán – là cơ quan ra các quyết định và cơ quan chấp hành. Hội đồng kiểm toán quyết định tất cả các quyết định quan trọng đồng thời kiểm tra trực tiếp các hoạt động do cơ quan Chấp hành thực hiện. Cơ quan Chấp hành gồm một Tổng thư ký và 5 Vụ ( gồm 35 phòng kiểm toán) thực hiện công tác kiểm toán và công việc quản lý. Uỷ ban kiểm toán Nhật Bản có 1294 cán bộ chính thức, trong đó có khoảng 850 KTV và trợ lý KTV.
Đối tượng kiểm toán của Uỷ ban kiểm toán Nhật Bản là tất cả các cơ quan nhà nước, chia làm 2 loại:
Loại 1: Các đối tượng bắtbuộc kiểm toán – là các cơ quan nhà nước và các đơn vị có sử dụng 50% vốn Nhà nước trở lên.
Loại 2: Các đối tượng kiểm toán được lựa chọn – là các đối tượng có sử dụng một phần ngân sách nhà nước.
Ủy ban kiểm toán Nhật Bản sử dụng 2 phương pháp là kiểm toán tại văn phòng trên giấy tờ và kiểm toán trên máy vi tính.
Kiểm toán dựa trên 4 tiêu chí là: tính chính xác, tính tuân thủ, tính kinh tế, tính hiệu quả. Tiến hành kiểm toán trên các lĩnh vực như: Ngân sách và tài sản Nhà nước, Thuế, An ninh xã hội, khu vực công cộng, Nông, lâm, ngư nghiệp, ODA, công trình công ích, các khoản trợ cấp.
Như vậy có thể thấy kiểm toán nhà nước của Nhật Bản có rất nhiều điểm giống với kiểm toán nhà nước Việt Nam.
Giữa các mô hình kiểm toán nhà nước khác nhau đều có một điểm chung đó là cơ quan kiểm toán nhà nước đều có sự độc lập tương đối, điều này thật sự cần thiết để đem lại tính khách quan, công bằng, minh bạch cho công việc kiểm toán nhà nước.
Mặt khác, giữa kiểm toán nhà nước Nhật Bản và Việt Nam đều có tiêu chí kiểm toán giống nhau.
Các lĩnh vực kiểm toán cũng khá giống nhau giữa các cơ quan kiểm toán nhà nước của các quốc gia trên, đó là: kiểm toán thông tin báo cáo tài chính của các cơ quan nhà nước, tổ chức có sử dụng ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên,độ rộng của lĩnh vực kiểm toán ở các nước cũng có sự khác nhau.
3.2. Kiểm toán độc lập
Đây là một loại hình kiểm toán phát triển rất mạnh mẽ với nhiều mô hình tổ chức, hoạt động khác nhau ở các nước trên thế giới. Ví dụ như:
Ở cộng hoà Pháp, các giám định viên hành nghề tự do đã đi vào từng công ty, từng hộ kinh doanh để làm các dịch vụ tư vấn kế toán, tài chính và thuế. Mô hình này có hiêu quả đối với các doanh nghiệp nhỏ và các hộ kinh doanh.
Bên cạnh đó mô hình “ công ty lớn” lại rất phát triển ở Mỹ và công ty lớn này đã vươn ra thị trường thế giới bằng cách lập các văn phòng ở các châu( kể cả châu âu) để cạnh tranh với nhau và với các công ty kiểm toán và tư vấn của các nước sở tại chủ yếu trên địa bàn các xí nghiệp liên doanh.
Ở Việt Nam, trước năm 1976 có công ty kiểm toán độc lập của nước ngoài và các giám định viên kế toán hành nghề độc lập ở các tỉnh và thành phố phía nam. Tuy nhiên, sự hiện dịch vụ chính thức của công ty kiểm toán độc lập Việt Nam được đánh dấu bằng sự ra đời của công ty kiểm toán Việt Nam ( VACO) và công ty dịch vụ kế tóan, kiểm toán và tư vấn tài chính ( AASC) từ tháng 5 năm 1991.
3.3. Kiểm toán nội bộ
Ở Mỹ, tư tưởng hiện đại về kiểm toán đã xuất hiện từ năm 1914 song chỉ sau cơn sốt nặng nề về tài chính năm 1929 kiểm toán mới phát triển. Từ những năm 50 của thế kỷ 20 trở đi, KTNB phát triển vào các khía cạnh của quản lý khác trong doanh nghiệp, đặc biệt là hiệu quả kinh doanh và hiệu năng quản lý.
Ở cộng hoà Pháp, chức năng của kiểm tóan nội bộ đã xuất hiện chính thức vào năm 1960 trong các công ty nhánh của các tập đoàn ngoại quốc. Tiếp đó, các công ty khác ( đặc biệt là trong ngân hàng với vụ tổng thanh tra ) cũng định ra những chức năng tương tự. Đồng thời việc du nhập kiểm toán nội bộ vẫn tiếp tục phát triển cùng với việc phát triển tầm cỡ của các công ty và do mong muốn duy trì sự ổn định vầ tăng hiệu quả của các công ty, đến năm 1965 đã thành lập hội kiểm tóan viên nội bộ của Pháp sau đó trở thành viện nghiên cứu của kiểm toán viên và kiểm toán viên nội bộ của Pháp( IFACI) vào năm 1973.
Ở nước ta, kiểm toán nội bộ đã có nhiều năm thực hiện gắn liền với hoạt động kế toán và quản lý. Đến tháng 10 năm 1997, trên cơ sở Luật ngân sách, chính phủ đã ban hành nghị định 59/CP và Bộ tài chính ra quyết định số 832/TC/QĐ/CĐKT ban hành quy chế kiểm toán nội bộ đã đánh dấu sự hình thành các văn bản pháp quy trong lĩnh vực này.
Kết luận
Cùng với sự phát triển kinh tế thị trường, hoạt động kiểm toán đã hình thành, phát triển và ngày càng trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng quản lý của doanh nghiệp. Đồng thời, cũng là bộ phận cấu thành quan trọng của quản lý vĩ mô nền kinh tế - tài chính góp phần tích cực vào phát triển kinh tế đất nước. Đến nay ngành kiểm toán đã tạo được cho mình những bước tiến bộ đáng kể, song bên cạnh đó vẫn còn không ít những đòi hỏi, thách thức đặt ra đối với ngành kiểm toán trong môi trường hội nhập, cạnh tranh gay gắt...
Vì vậy, ngành kiểm toán cần có những phương hướng phát triển mới phù hơp với điều kiện hiện đại. Với việc phân loại kiểm toán theo tổ chức bộ máy như trên sẽ góp phần tích cực trong việc phát triển phương hướng mới tiến bộ.
Do trình độ và thời gian có hạn nên trong quá trình viết đề án em không tránh khỏi những sai sót nhất định nên em mong cô chỉ bảo để em ngày một tiến bộ hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K1300.doc