Đề tài: "Nghiên cứu việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt nam".
Lời mở đầu .
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO NGHỀ
1.1. Một số khái niệm về Việc làm và việc làm của lao động qua đào tạo nghề
1.2. Kết cấu việc làm và cung cầu việc làm của lao động qua đào tạo nghề
1.3. Vai trò và đặc điểm của lao động qua đào tạo nghề
1.4. Mối quan hệ giữa đào tạo và việc làm của lao động qua đào tạo nghề
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của lao động qua đào tạo nghề
1.6. Kinh nghiệm của một số quốc gia về việc làm của LĐĐTN
Tóm tắt chương 1
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM
2.1. Phát triển kinh tế và vấn đề việc làm
2.2. Phân tích thực trạng việc làm của lao động qua đào tạo nghề
2.3. Các chính sách giải quyết việc làm của lao động qua đào tạo nghề
2.4. Chính sách và hoạt động dạy nghề
Tóm tắt chương 2
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM
3.1. Bối cảnh và định hướng phát triển việc làm
3.2. Một số giải pháp chủ yếu phát triển việc làm của LĐĐTN
Tóm tắt chương 3
Kết luận
Đọc thêm Nghiên cứu việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt nam
203 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1853 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và mức độ phát triển của thị trường lao động), nâng cao chất
lượng đào tạo và thu hút sự tham gia mạnh mẽ hơn của các doanh nghiệp.
(i) Áp dụng rộng rãi mô hình liên kết, liên doanh giữa cơ sở đào tạo và doanh
nghiệp, trong đó học sinh vừa học nghề vừa làm việc tại cơ sở sản xuất. Mở
rộng các hình thức liên kết trong tổ chức và huy động vốn cho đào tạo (Quỹ
tín dụng sinh viên, Quỹ đào tạo NNL..., cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp);
(ii) Sản phẩm làm ra từ các cơ sở giáo dục-đào tạo mở cơ sở thực hành, thí
nghiệm và xưởng sản xuất thực nghiệm được miễn thuế.
Để có thể thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu của thị trường lao
động, một số giải pháp cụ thể, Tổng cục Dạy nghề và các cơ sở dạy nghề cần:
(i) Xác định rõ ràng các lĩnh vực, ngành nghề hiện đang thiếu nhân công, thiếu
người lao động có trình độ chuyên môn cao.
(ii) Tiêu chuẩn hóa các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, bồi dưỡng kỹ năng, với
những chỉ tiêu chất lượng được quy định chặt chẽ. Các cơ sở dạy nghề được
đăng ký chính thức, và các loại văn bằng chứng chỉ do họ cấp phải được các
cơ quan quản lý nhà nước công nhận.
(iii) Cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn trong khi hoạch định giữa chính sách đào tạo
bồi dưỡng và chính sách điều chỉnh cơ cấu, nhất là ở cấp địa phương.
(iv) Khuyến khích phát triển tất cả các hình thức đào tạo tập trung và phân tán, đào
tạo kèm cặp tại chỗ, truyền nghề ở các cơ sở sản xuất kinh doanh, gia đình
truyền thống. Những người tốt nghiệp một khoá đào tạo cùng một nghề và
cùng một trình độ đào tạo theo phương thức dạy nghề chính quy và phương
thức dạy nghề thường xuyên được cấp văn bằng chứng chỉ như nhau.
3.2.3. Các giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng lao động qua đào tạo nghề
3.2.3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động qua đào tạo nghề
174
a) Đổi mới chính sách tiền lương
Các chính sách này cần được đổi mới cơ bản nhằm đánh giá đúng và trả đúng
sức lao động của đội ngũ lao động qua đào tạo nghề. Hệ thống chính sách mới này
phải trở thành động lực bên trong của đội ngũ lao động qua đào tạo nghề trong
CNH – HĐH đất nước. Nhà nước cần phải xây dựng và ban hành Luật tiền lương
tối thiểu nhằm đảm bảo mức chi trả tối thiểu tiền lương, tiền công cho người lao
động đủ bù đắp và tái sản xuất sức lao động. Đồng thời đảm bảo các thành phần
kinh tế tuân thủ luật pháp về tiền lương.
Xây dựng chính sách tiền lương phải đảm bảo cho tiền lương trở thành động
lực thực sự kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động. Cần chú ý đến
việc tính đúng, tính đủ mức độ đóng góp của người lao động, phải kết hợp chặt chẽ
giữa lợi ích của người lao động, của doanh nghiệp và của Nhà nước. Việc trả công
phải theo nguyên tắc công việc và điều kiện lao động giống nhau, tiền lương như
nhau.
Bên cạnh đó cần đảm bảo công bằng xã hội, công bằng đối với người lao
động giữa các ngành nghề, giữa các khu vực kinh tế và vùng lãnh thổ khác nhau.
Để đạt được mục tiêu công bằng, có thể áp dụng nhiều biện pháp chính sách khác
nhau: chế độ thuế thu nhập cá nhân hay hoàn thiện tốt hệ thống bảo trợ xã hội.
Hiện nay, doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế đang tự chủ trong xây
dựng thang bảng lương trả cho người lao động, nhưng còn nhiều bất cập. Khoảng
cách tiền lương dãn cách giữa lao động phổ thông và lao động có nghề còn thấp
dẫn đến chưa khuyến khích người lao động học tập nâng cao trình độ tay nghề và
chưa là động lực để nâng cao năng suất lao động. Chính sách tiền lương cần sửa
đổi, tạo sự dãn cách lớn hơn giữa các cấp bậc CMKT khác nhau như giữa lao động
phổ thông và lao động qua đào tạo nghề (hiện nay qui định là không dưới 7% gia
tăng tính từ mức tiền lương tối thiểu). Cần phải có chính sách đồng bộ, tuy nhiên cơ
bản để khuyến khích người lao động trở thành lao động qua đào tạo nghề thì mức
chênh lệch tối thiểu là 20% so với tiền lương tối thiểu. Dãn cách giữa các bậc trong
175
thang bảng lương cần được qui định không dưới 5% và thời gian nâng lương có thể
linh hoạt phụ thuộc năng lực của người lao động nhưng không quá 2 năm.
Khu vực nhà nước là khu vực có ảnh hưởng lớn đến thị trường lao động.
Trước hết hệ thống thang bảng lương đang áp dụng cho các cấp bậc nghề trong các
doanh nghiệp Nhà nước cần phải được sửa đổi theo xu hướng thị trường làm hệ
thống chuẩn mực cho các doanh nghiệp ở khu vực khác vận dụng theo.
b) Đổi mới chính sách bảo hiểm
Đi đôi với các chính sách tiền lương là các chính sách làm linh hoạt hóa thị
trường lao động, tạo cơ hội nhiều hơn cho lao động qua đào tạo nghề như các chính
sách bảo hiểm, chính sách về điều kiện lao động. Các chính sách an sinh xã hội cần
mở rộng phạm vi bao phủ, đảm bảo hỗ trợ cho người lao động trong độ tuổi có thu
nhập trên ngưỡng nghèo trong trường hợp gặp khó khăn, mất việc làm, mất sức lao
động. Các chính sách an sinh xã hội phải trở thành các chính sách thị trường lao
động thụ động và là lưới an sinh hứng đỡ lao động trong trường hợp gặp rủi ro.
Luật Bảo hiểm xã hội đã được ban hành theo hướng hội nhập với quốc tế.
Chính sách bảo hiểm thất nghiệp cũng đã hiện diện và sẽ đóng vai trò quan trọng
trong một thị trường lao động hoàn thiện. Lao động qua đào tạo nghề cần phải được
tham gia những loại hình bảo hiểm này, đảm bảo cho việc làm của họ được ổn
định. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là cơ chế mở rất cần thiết đối với đội ngũ lao động
qua đào tạo nghề, đặc biệt lao động trong khu vực phi kết cấu, khu vực nông
nghiệp, nông thôn.
Đối với đội ngũ lao động qua đào tạo nghề có chất lượng cao, cần tạo cơ chế
để họ có thể tham gia và được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội phù hợp. Các nghệ
nhân, các đội ngũ lao động qua đào tạo nghề trình độ cao có thể mua bảo hiểm bàn
tay vàng, bảo hiểm nghề nghiệp... Đối với số đội ngũ lao động qua đào tạo nghề
trong các lĩnh vực đặc thù cần có các chế độ bảo hiểm đặc thù để bảo vệ họ như tài
sản của quốc gia.
176
c) Tạo môi trường thuận lợi về điều kiện lao động
Điều kiện lao động ở các khu vực kinh tế khác nhau là một phép so sánh để
lựa chọn nghề nghiệp, việc làm của người lao động. Thực tế cho thấy điều kiện lao
động rất khác nhau giữa các khu vực hành chính nhà nước, sự nghiệp, sản xuất kinh
doanh và so với các nhà máy, xí nghiệp trực tiếp sản xuất. Điều kiện lao động trực
tiếp trong nền công nghiệp chưa cao, tiêu chuẩn và điều kiện lao động còn lạc hậu
đã làm việc làm ở các khu vực này trở nên kém hấp dẫn. Đây là một trong những
nguyên nhân làm cho nhiều học sinh phổ thông muốn vào các trường đại học và
cao đẳng thay vì các trường nghề. Vì vậy cần phải có định chế cụ thể trong việc bảo
đảm điều kiện lao động để dần dần thay đổi hình ảnh người thợ trong bộ đồ công
nhân đầy dầu mỡ trong những công xưởng nóng nực, bẩn thỉu và khói bụi.
Nhà nước và các hiệp hội nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc cải
thiện điều kiện, môi trường làm việc của người lao động. Các giải pháp cụ thể như:
(i) Tích cực tuyên truyền, thu hút sự tham gia của người lao động và người sử
dụng lao động trong việc xây dựng và thực hiện chương trình an toàn vệ sinh
lao động;
(ii) Cải thiện điều kiện làm việc bao gồm cả trong khu vực phi kết cấu để xóa bỏ
những công việc trong môi trường độc hại hoặc không vệ sinh;
(iii) Tăng cường công tác thanh kiểm tra an toàn vệ sinh lao động.
(iv) Đổi mới, chuẩn hóa hệ thống các tiêu chuẩn và điều kiện lao động để khuyến
khích sử dụng đội ngũ lao động qua đào tạo nghề. Cần có những quy định và
ban hành danh mục những nghề bắt buộc người hành nghề phải có bằng nghề
nghiệp hoặc chứng chỉ nghề.
d) Đổi mới các cơ chế chính sách có liên quan khác
Các chính sách tín dụng tạo việc làm cần có chính sách cho phép những người
có bằng tốt nghiệp về giáo dục nghề nghiệp hoặc chứng chỉ nghề được ưu tiên vay
vốn để tạo việc làm theo ngành nghề đã được đào tạo.
Các chính sách thị trường lao động linh hoạt cần phải được khuyến khích để
mở ra cơ hội tự do luân chuyển, thay đổi việc làm của đội ngũ lao động qua đào tạo
177
nghề trong nước và quốc tế. Đối với trong nước, các cơ chế, chính sách cần thông
thoáng hơn; tiếp tục phát huy và cải thiện các cơ chế chính sách đã có. Các chính
sách không chỉ dừng ở tiền lương, điều kiện lao động, mà phải mở ra đến đất, nhà,
thuế, vốn điều kiện sống (nhà ở cho công nhân) sinh hoạt của đội ngũ công nhân
công nghiệp.
Đối với thị trường lao động quốc tế, cần có chính sách cởi mở, khuyến khích
dịch chuyển lao động thông qua xuất khẩu lao động và chuyên gia, dự án hợp tác
phát triển để trao đổi lao động giữa các nước trong khu vực và trên thị trường lao
động quốc tế. Tạo ra lợi thế cạnh tranh tương đối trong phân công lao động quốc tế.
Trong hệ thống chính trị nước ta do Đảng lãnh đạo, cần tăng tỷ trọng đội ngũ
lao động qua đào tạo nghề trong các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội,
quần chúng. Điều này đồng nghĩa với việc tăng cường vai trò của giai cấp công
nhân công nghiệp trong hệ thống chính trị. Phải tiếp tục ban hành các cơ chế, chính
sách về sử dụng và tôn vinh đội ngũ lao động qua đào tạo nghề. Các chính sách này
cần thường xuyên được nghiên cứu, đổi mới hợp với thực tiễn của nước ta.
3.2.3.2. Giải pháp phát triển thị trường lao động
a. Phát triển và hoàn thiện các chính sách thể chế thị trường lao động
Phát triển thị trường lao động nói chung và lao động qua đào tạo nghề nói
riêng phải được gắn kết chặt chẽ với tăng trưởng, phát triển bền vững nền kinh tế
và xoá đói giảm nghèo. Hướng phát triển là phải tạo điều kiện và cơ hội bình đẳng
cho các công dân và tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia và thị trường,
hình thành các điều kiện cần thiết để góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế.
Thị trường lao động ở nước ta hiện nay mới chỉ trong giai đoạn đang hình
thành nên còn kém phát triển và nhiều hạn chế như bị chia cắt, chủ yếu phổ biến ở
khu vực phi kết cấu, thiếu hệ thống công cụ điều tiết và hiệu lực quản lý kém.
Nhiều trở ngại khác như thu nhập, tiền lương không rõ ràng và không phản ánh
đúng, đầy đủ giá cả sức lao động, nhiều chính sách đối với người lao động làm việc
trong khu vực tư nhân, khu vực phi kết cấu chưa thực hiện tốt.
178
Chính sách lao động và việc làm của Nhà nước (trong đó có việc cung cấp và
quản lý dịch vụ việc làm, thông tin, quản lý thị trường lao động...) ngày càng bao
quát rộng hơn đến toàn bộ lực lượng lao động xã hội và phù hợp với yêu cầu, tính
chất của nền kinh tế thị trường, song chậm thích ứng, chậm được thực thi.
Hai thách thức lớn đối với việc phát triển thị trường lao động hiện nay, đó là:
(i) lao động khu vực nhà nước chậm được đổi mới đang tiếp tục là gánh nặng kể cả
cho doanh nghiệp và cho nhà nước; và (ii) Một lực lượng lớn người lao động (ngoài
quốc doanh, khu vực phi kết cấu) chưa được quan tâm một cách đầy đủ và chưa
được là đối tượng điều tiết của các chính sách lao động, nên tạo ra nhiều vấn đề bức
xúc trong xã hội (quan hệ lao động, bảo hiểm xã hội....).
Giải pháp để phát triển thị trường lao động là phải hoàn thiện thể chế thị
trường lao động và thúc đẩy vận động và hệ thống trung gian, Nhà nước cần:
(i) Thừa nhận giá trị pháp lý của sự cam kết giữa người sử dụng lao động và
người lao động dưới tất cả các hình thức khác nhau (kể cả giấy viết tay và các
cam kết bằng miệng). Đây là biện pháp cần thiết để thỏa mãn kịp thời, nhanh
gọn, thuận tiện về cung và cầu của thị trường lao động, nhất là trong khu vực
phi chính thức.
(ii) Hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về hệ thống giao dịch thị trường lao
động theo hướng hiện đại hóa hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm.
(iii) Hoàn thiện hệ thống trung gian giao dịch trên thị trường lao động. Qui hoạch,
khuyến khích phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm
giới thiệu việc làm. Khuyến khích mọi thành phần và khu vực kinh tế, mọi cơ
quan, mọi đoàn thể tham gia giới thiệu việc làm.
(iv) Khuyến khích mở rộng các hình thức giao dịch trực tiếp giữa người lao động
và người sử dụng lao động; đa dạng hóa các kênh giao dịch, nguồn thông tin.
(v) Áp dụng phổ biến chế độ hợp đồng lao động, hoàn thiện khung pháp luật,
chính sách về quan hệ lao động và cơ chế thỏa thuận giữa các bên. Nâng cao
năng lực đối thoại, thương lượng và thoả thuận của công đoàn cấp cơ sở. Tăng
cường sự tham gia của đại diện lao động và đại diện chủ sử dụng lao động vào
quá trình hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển thị trường lao động.
179
b. Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động
Thực tế trong thời gian qua cho thấy hệ thống thông tin thị trường lao động
chưa giữ đúng vai trò là nguồn thông tin phản ảnh và phục vụ cho các chủ thể trên
thị trường. Thông tin thị trường lao động bao gồm thông tin định tính và định lượng
về trạng thái, qui mô và cấu phần của cung và cầu lao động, cũng như các điều kiện
để thực hiện sự trao đổi trên thị trường lao động, hiện tại, trong quá khứ cũng như
trong tương lai. Hệ thống thông tin thị trường lao động hoàn chỉnh cho phép thu
thập, xử lý, phân tích thông tin về cung cầu trên thị trường lao động.
Để phát triển hệ thống thông tin về thị trường lao động, Tổng cục Dạy
nghề/Cục Việc làm thuộc Bộ LĐTBXH/Tổng cục Thống kê cần xây dựng:
(i) Thông tin hàng năm về tình hình việc làm của HSTN cho các cơ sở dạy nghề;
(ii) Số chỗ việc làm sẽ được tạo ra hoặc có nhu cầu ở các cơ sở sản xuất kinh
doanh (theo khu vực kinh tế hoặc ngành kinh tế) và nhu cầu lao động trong
nước và quốc tế cả về qui mô, cơ cấu trình độ, ngành nghề và chất lượng.
(iii) Mức thu nhập của đội ngũ lao động qua đào tạo nghề trên thị trường lao động
ở các ngành nghề và khu vực kinh tế (quốc doanh, tư nhân, liên doanh...)
Để xây dựng và tiến tới phát triển đồng bộ hệ thống thông tin thị trường lao
động, một số giải pháp Bộ LĐTBXH cần triển khai sớm và đồng bộ các nhiệm vụ:
(i) Điều tra, khảo sát, tập hợp, xử lý và lưu trữ các thông tin về thị trường lao
động nhằm cung cấp đầy đủ, nhanh chóng và thuận tiện các thông tin về việc
làm, nghề nghiệp....cho các chủ thể liên quan trên thị trường lao động;
(ii) Xây dựng các kênh thông tin thị trường lao động ngoài nước để phục vụ cho
việc đào tạo, tuyển chọn lao động xuất khẩu.
(iii) Hình thành khung pháp lý, cơ chế tổ chức và hoạt động hệ thống thông tin thị
trường lao động (xác định trách nhiệm, qui trình và kỹ thuật vận hành, thu
thập, phân tích và phổ biến các thông tin thị trường lao động);
(iv) Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống chỉ tiêu thống kê thị trường lao động (thống
nhất khái niệm, phương pháp tính toán), hoàn thiện danh mục nghề đào tạo;
180
(v) Lồng ghép các hoạt động thu nhập thông tin, nối kết các kênh thông tin, cơ
chế phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các chủ thể trong thị trường lao động;
(vi) Xây dựng mạng thông tin thị trường lao động từ trung ương đến địa phương
cho phép các chủ thể có thể tiếp cận, khai thác thông tin thị trường lao động.
(vii) Từng bước hình thành ngân hàng việc làm tại các trung tâm dịch vụ việc làm
để gắn kết nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp và người lao động.
Các giải pháp ngắn hạn và có thể thực hiện sớm đó là: giải pháp tuyên truyền
phổ biến luật pháp (giải pháp 3.2.1.a), cải cách doanh nghiệp nhà nước (giải pháp
3.2.1.e), đổi mới cách làm trong chương trình việc làm quốc gia và chương trình
xuất khẩu lao động (giải pháp 3.2.1.k,l). Các giải pháp dài hạn như chính sách tạo
việc làm cho lao động qua đào tạo nghề từ việc điều chỉnh các chính sách đầu tư,
tạo việc làm trong nông nghiệp, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề, khu
vực phi kết cấu v.v...
Các giải pháp về đào tạo nghề để phát triển đội ngũ lao động qua đào tạo nghề
có 3 nhiệm vụ cần giải quyết, đó là (i) phát triển mạng lưới, đa dạng hóa các loại
hình cơ sở cung ứng dịch vụ đào tạo lao động qua đào tạo nghề, vai trò của khu vực
tư nhân, khu vực doanh nghiệp (ii) Xây dựng và công nhận các chuẩn quốc gia về
cơ sở đào tạo, về các văn bằng chứng chỉ và (iii) nâng cao năng lực hệ thống đào
tạo nghề trở thành hệ thống cung ứng dịch vụ đào tạo.
Các giải pháp ngắn hạn và có thể thực hiện sớm đó là: tăng đầu tư của nhà
nước và đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề (giải pháp 3.2.2.1.b), phân vai đào tạo cho
doanh nghiệp (giải pháp 3.2.2.1.c) và đánh giá, công nhân kỹ năng nghề cho người
lao động(giải pháp 3.2.2.1.d). Trong đó phải nhấn mạnh giải pháp cần sớm thực
hiện và có tác động lớn đến dạy nghề là gắn trách nhiệm của doanh nghiệp với dạy
nghề. Các giải pháp dài hạn như phát triển mạng lưới, phân luồng đào tạo, phát
triển đội ngũ giáo viên, đổi mới nội dung đào tạo v.v...
Các giải pháp cần thực hiện trong ngắn hạn là đổi mới chính sách sử dụng lao
động qua đào tạo nghề (giải pháp 3.2.3.1.a&b), phát triển hệ thống thông tin thị
trường lao động (giải pháp 3.2.3.2.b). Các giải pháp dài hạn như cải cách thể chế
thị trường lao động, cải thiện môi trường và điều kiện lao động v.v...
181
Tóm tắt Chương 3
Để phát triển việc làm của lao động qua đào tạo nghề, chương 3 đã rà soát lại
định hướng và mục tiêu phát triển việc làm và đào tạo nghề của Việt nam, nhu cầu
lao động qua đào tạo nghề đến năm 2020. Từ đó xác định được mục tiêu tổng quát
và mục tiêu cụ thể để làm căn cứ đưa ra các giải pháp cho phù hợp và đảm bảo tính
khả thi.
Phát triển việc làm của đội ngũ lao động qua đào tạo nghề là một nhiệm vụ
quan trọng nhằm phát triển nguồn nhân lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
lực lượng lao động, góp phân chuyển dịch cơ cấu lao động, công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển việc làm của lao động qua đào tạo nghề là phát
triển trên cả số lượng và chất lượng. Có nhiều quan điểm cũng như các phương
pháp tiếp cận khác nhau để đi đến cùng kết quả là làm cho đội ngũ lao động qua
đào tạo nghề lớn mạnh cả về lượng và chất. Chính sách chủ động phát triển được
tổng kết thành ba nhóm lớn là giải quyết việc làm, đào tạo và sử dụng.
Các giải pháp để tạo và giải quyết việc làm cho lao động qua đào tạo nghề tập
trung giải quyết các vấn đề như hoàn thiện khung khổ pháp lý về việc làm, thúc đẩy
phát triển kinh tế tạo việc làm cho lao động qua đào tạo nghề. Đề xuất một số giải
pháp cụ thể tạo việc làm cho lao động qua đào tạo nghề thông qua các chính sách
đầu tư, chính sách phát triển việc làm nông nghiệp, phi nông nghiệp, các chính sách
phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính sách phát triển khu vực phi kết cấu
v.v....
Các giải pháp về sử dụng chủ yếu tập trung vào hai nhiệm vụ: (i) cải cách, đổi
mới các chính sách về sử dụng, tuyển dụng và đãi ngộ đối với đội ngũ lao động qua
đào tạo nghề và các chính sách an sinh liên quan, và (ii) hệ thống, mạng lưới làm
182
linh hoạt hóa sự vận động nghề nghiệp, tiếp cận tìm kiếm việc làm, luân chuyển
nghề nghiệp, thay đổi nghề nghiệp thông qua sự vận động của thị trường lao động.
Phát triển việc làm cho đội ngũ lao động qua đào tạo nghề là sứ mạng đặc biệt
quan trọng đối với nước ta trong quá trình CNH, HĐH, và hội nhập kinh tế quốc tế.
Có các chính sách và sự tham gia tích cực của toàn xã hội để cải cách, đổi mới hệ
thống đào tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong một thị trường lao động
linh hoạt, thì việc phát triển việc làm cho lao động qua đào tạo nghề chắc chắn sẽ
thành công.
183
Kết luận
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài cho phép tác giả rút ra một số kết luận chủ yếu
và là một số điểm nhấn mạnh đã được trình bày trong luận án:
1. Luận án đã trình bày các căn cứ lý luận về việc làm của lao động qua đào tạo
nghề, đi sâu vào nghiên cứu những khái niệm về việc làm, đào tạo nghề và lao
động qua đào tạo nghề; kết cấu và nội hàm của việc làm; phân tích quan hệ
cung – cầu việc làm của lao động qua đào tạo nghề trên thị trường lao động.
2. Luận án đã phân tích vai trò và vị trí rất quan trọng của việc làm của lao động
qua đào tạo nghề trong tổng thể việc làm của nền kinh tế. Đồng thời phân tích
và khái quát hóa làm rõ một số đặc điểm chủ yếu của việc làm của lao động qua
đào tạo nghề như tính chất thực hành của công việc, việc làm gắn với kỹ thuật
và công nghệ, công việc trực tiếp sản xuất tập trung theo dây chuyền và tính
chất dễ bị tổn thương của nhóm việc làm này trong nền kinh tế.
3. Trong phần lý luận, luận án đã phân tích mối quan hệ hữu cơ giữa đào tạo nghề
và việc làm của lao động qua đào tạo nghề; phân tích quan hệ giữa đào tạo, việc
làm và việc tích lũy vốn nhân lực như một chu trình phát triển nguồn nhân lực
khép kín. Trong mối quan hệ giữa đào tạo và việc làm này, Luận án đã phân tích
và lý giải động cơ đi học nghề để có một việc làm tốt hơn của người lao động
trên cơ sở sử dụng mô hình vốn nhân lực và tính toán tỷ lệ thu hồi vốn nhân lực;
đồng thời mô hình tính toán xác suất tìm kiếm việc làm cũng cho phép xem xét
cơ hội việc làm của lao động qua đào tạo nghề so với các nhóm đối tượng khác.
4. Luận án đã đề cập và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của lao
động qua đào tạo nghề theo hai nhóm là các nhân tố tác động đến việc tạo ra,
giải quyết việc làm và nhóm các nhân tố các chính sách sử dụng và phát triển
đội ngũ lao động qua đào tạo nghề.
Kết quả phân tích cho thấy các nhân tố nguồn lực tự nhiên như là nền tảng cho
tạo việc làm nói chung, nhưng các nhân tố khoa học kỹ thuật, chính sách đầu tư
184
và chính sách giải quyết việc làm có tác động rất lớn đến việc tạo và giải quyết
việc làm cho lao động qua đào tạo nghề so với các nhóm đối tượng khác.
Ba xu hướng vận động của nền kinh tế là CNH-HĐH, chuyển đổi sang nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế tác động
làm thay đổi cấu trúc và tính chất việc làm của lao động qua đào tạo nghề. Hai
nhân tố còn lại, nhân tố thị trường lao động phát triển làm linh hoạt hóa việc
làm; và đào tạo là nhân tố đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến cung lao động qua
đào tạo nghề của nền kinh tế.
5. Trên cơ sở khảo cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trong giải quyết việc làm
của lao động qua đào tạo nghề, luận án làm rõ thêm các mối quan hệ giữa tăng
trưởng, phát triển kinh tế, các chính sách điều tiết cung cầu lao động với việc
phát triển việc làm của lao động qua đào tạo nghề. Bài học kinh nghiệm để phát
triển việc làm của lao động qua đào tạo nghề của Việt Nam là phải coi trọng
phát triển nguồn nhân lực, phải có chính sách công nghiệp hóa phù hợp, một
khu vực tư nhân phát triển năng động và phải sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực
lao động qua đào tạo nghề trong một thị trường lao động linh hoạt.
6. Để đánh giá thực trạng việc làm của lao động qua đào tạo nghề hiện nay ở Việt
Nam, luận án đã phân tích sâu việc làm của hơn 10,6 triệu lao động qua đào tạo
nghề. Thực tế cho thấy qui mô việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở nước
ta nhỏ bé và phân bố chủ yếu ở nông thôn. Phân tích thực trạng cho phép luận
án đưa ra kết luận về chất lượng việc làm của lao động qua đào tạo nghề hiện
nay đang rất thấp. Lao động qua đào tạo nghề chủ yếu là công nhân kỹ thuật
không bằng, việc làm chủ yếu là việc làm tự tạo và việc làm trong khu vực kinh
tế cá thể, hộ gia đình và khu vực kinh tế phi chính thức… việc làm tập trung ở
khu vực có hàm lượng lao động lớn, năng suất lao động không cao và tiền
lương, thu nhập thấp, điều kiện lao động không thuận lợi.
7. Đánh giá sâu hơn về chất lượng việc làm của lao động qua đào tạo nghề, luận án
đã phân tích, so sánh với các nhóm lao động khác thông qua các yếu tố ảnh
hưởng đến tiền lương của lao động qua đào tạo nghề như giới tính, thời gian đi
học, trình độ CMKT, kinh nghiệm công tác, khu vực làm việc, ngành nghề, loại
185
hình sở hữu của doanh nghiệp v.v.. Trình độ CMKT là nhân tố chủ yếu quyết
định chất lượng việc làm của người lao động; đang có sự phân hóa việc làm
giữa các nhóm lao động có trình độ CMKT và việc làm của lao động qua đào
tạo nghề đang phát triển theo xu hướng thuận lợi.
8. Luận án đã phân tích thực trạng việc làm của lao động qua đào tạo nghề tại các
cơ sở sản xuất kinh doanh (tuyển dụng, sử dụng, đánh giá chất lượng lao động
qua đào tạo nghề….) và nhận định rằng hiện đang có những tồn tại và hạn chế
trong tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ đối với lao động qua đào tạo nghề dẫn đến
hiệu quả sử dụng lao động chưa cao và chưa là động lực thu hút lao động làm
‘cầu kéo’ cho đào tạo nghề. Đồng thời, thực trạng đào tạo và đào tạo lại trong
doanh nghiệp cho thấy vai trò của doanh nghiệp rất lớn đối với đào tạo nghề,
tuy nhiên hiện chưa được phát huy hết và chưa thể hiện hết vai trò đào tạo nghề
của đối tượng này trong hệ thống đào tạo nghề quốc gia.
9. Luận án đã phân tích và chỉ ra năng lực cung của hệ thống đào tạo nghề còn yếu
sẽ là rào cản để đáp ứng nhu cầu lao động qua đào tạo nghề cho nền kinh tế.
Đồng thời, thực trạng chính sách và hoạt động của thị trường lao động chưa tạo
điều kiện thuận lợi cho linh hoạt việc làm và di chuyển lao động.
10. Từ những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đã đưa ra 6 quan
điểm, đề xuất 3 nhóm giải pháp với 25 giải pháp cụ thể để phát triển việc làm
của lao động qua đào tạo nghề ở nước ta giai đoạn 2010-2020. Để thực hiện các
giải pháp đề ra, tác giả đề xuất một số khuyến nghị chủ yếu sau:
+ Cần phải có sự tập trung đầu tư mạnh mẽ của nhà nước để tăng qui mô việc làm
và thay đổi cơ cấu việc làm thông qua thay đổi cơ cấu kinh tế hướng tới CNH-
HĐH. Chính phủ cần đệ trình Quốc hội đổi mới chính sách đất đai cho phép tích
tụ ruộng đất để phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp nhằm tạo nhiều việc
làm cho lao động qua đào tạo nghề trong nông nghiệp. Tạo và phát triển nhiều
việc làm cho lao động qua đào tạo nghề trong khu vực công nghiệp và dịch vụ
bằng các chương trình, các chính sách lớn của Nhà nước.
186
+ Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch –
Đầu tư) cần có các chính sách điều khuyến khích đầu tư công nghệ hướng tới
việc làm; phát triển mạnh khu vực dân doanh, phát triển các doanh nghiệp vừa
và nhỏ để tạo nhiều việc làm cho lao động qua đào tạo nghề.
+ Chính phủ cần đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước giúp tái phân bổ lại
nguồn lực cho phát triển kinh tế và lực lượng lao động; hỗ trợ, khuyến khích
phát triển việc làm phi nông nghiệp, phát triển các làng nghề, phát triển khu vực
phi kết cấu và phát triển và mở rộng xuất khẩu lao động… để tạo và giải quyết
việc làm cho lao động qua đào tạo nghề.
+ Cơ quan quản lý nhà nước về lao động, việc làm phải đổi mới các chính sách sử
dụng, đãi ngộ (tiền lương, bảo hiểm…) đối với lao động có CMKT nói chung
và với lao động qua đào tạo nghề nói riêng.
+ Hệ thống đào tạo nghề cần được đầu tư mạnh mẽ từ Nhà nước và có chính sách
huy động mọi nguồn lực của xã hội cho đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu lao
động của thị trường lao động với sự đa dạng về nguồn lực đầu tư, đa dạng về
loại hình đào tạo, sản phẩm đào tạo.
+ Đối với cơ quan quản lý đào tạo nghề cần phải có quy hoạch mạng lưới đào tạo
nghề đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, thời kỳ cất cánh của nền kinh tế và công
nghiệp hóa. Cụ thể phải quy hoạch mạng lưới đảm bảo về tính phát triển và bền
vững đồng thời cạnh tranh được.
+ Thiết lập mạng lưới thông tin thị trường lao động gắn với phát triển dạy nghề,
các cơ sở dạy nghề và quản lý đào tạo nghề. Đồng thời khuếch trương, quảng bá
và làm thay đổi nhận thức, hành vi của người dân trong học nghề và hành nghề.
+ Khu vực doanh nghiệp vừa là người thụ hưởng nhưng đồng thời phải là chủ thể
quan trọng phối hợp, liên kết và tự đào tạo nghề. Chính sách thuế đào tạo cần
sớm được ban hành để các doanh nghiệp tham gia vào đào tạo nghề và có trách
nhiệm chi trả khi sử dụng sản phẩm của hệ thống đào tạo nghề.
+ Các cơ sở dạy nghề phải đổi mới tư duy và hoạt động đảm bảo gắn kết đào tạo
và việc làm của học sinh sau khi tốt nghiệp.
187
DANH MỤC MỘT SỐ CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
1. Bùi Tôn Hiến (2003), Xác định nhu cầu đào tạo nghề, Đặc San Đào tạo nghề,
Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, Hà nội, 2003,
tr.33
2. Bùi Tôn Hiến, biên soạn (2004), Mạc Văn Tiến (Chủ biên), Định hướng nghề
nghiệp và Việc làm, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà nội, 2004.
3. Bùi Tôn Hiến, biên soạn (2005), Mạc Văn Tiến (Chủ biên), Thông tin thị
trường lao động qua đào tạo nghề, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà nội,
2005.
4. Bùi Tôn Hiến, (2008), “Một số vấn đề về dạy nghề trong doanh nghiệp“, Tạp
chí Lao động và Xã hội, (341), 16-31/08/2008, trang 30-32.
5. Bùi Tôn Hiến, (2008), “Một số vấn đề về việc làm của người lao động qua
đào tạo nghề“, Tạp chí Lao động và Xã hội, (350), 01-15/01/2009, trang 28-
29.
6. Bùi Tôn Hiến, Chủ biên (2008), Thị trường lao động - Việc làm của lao động
qua đào tạo nghề, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội, 2008.
7. Bùi Tôn Hiến, biên soạn (2008), Mạc Văn Tiến (Chủ biên), Định hướng nghề
nghiệp và Việc làm, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội, 2008.
8. Bùi Tôn Hiến, biên soạn (2008), Hà Đức Ngọc (Chủ biên), Hướng dẫn
nghiên cứu thị trường lao động trong lĩnh vực giáo dục kỹ thuật và dạy nghề,
Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà nội, 2008.
9. Bùi Tôn Hiến (2009), “Cơ hội việc làm cho lao động qua đào tạo nghề“, Tạp
chí Lao động và Xã hội, (354), 1-15/3/2009, trang 37-39.
188
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
10. Ansel M. Sharp (2005), Kinh tế học trong các vấn đề xã hội, NXB Lao động,
Hà Nội.
11. Aaditya Mattoo, Antonia Carzaniga (2003), Di chuyển con người để cung cấp
dịch vụ, NXB VH- TT, Hà Nội.
12. Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Kim Dung (2003), Một số Vấn đề về Phát triển thị
trường lao động ở Việt nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
13. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2008), Nghị Quyết số 26-NQ/TƯ “Về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn”, Nghị quyết 7 của BCHTƯ khóa X.
14. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2006), Chuyên đề nghiên cứu nghị
quyết đại hội X của Đảng, NXB CTQG, Hà Nội.
15. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới
tương lai, vấn đề và giải pháp, NXB CTQG, Hà Nội.
16. Đặng Quốc Bảo, Đặng Thị Thanh Huyền (2005), Chỉ số phát triển giáo dục
trong HDI, Cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu, NXB CTQG,
Hà Nội.
17. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Bối cảnh trong nước, quốc tế và việc nghiên
cứu xây dựng chiến lược 2011-2020, Trung tâm Thông tin và Dự báo
Kinh tế xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội.
18. Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội (1998), Tác động của những biến đổi
kinh tế đến sự phát triển nguồn nhân lực, việc làm và khu vực phi kết
cấu ở Việt Nam và Đông Nam Á, NXB Lao động, Hà Nội.
19. Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội (1999a), Hệ thống quan sát lao động,
việc làm và nguồn nhân lực ở Việt nam, Báo cáo điều tra hộ gia đình
vòng 1 1996, NXB Lao động-Xã hội.
20. Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội (1999b), Sổ tay thống kê thông tin thị
trường lao động ở Việt nam, NXB CTQG, Hà Nội.
189
21. Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội (1999c), Hệ thống quan sát lao động,
việc làm và nguồn nhân lực ở Việt nam, Báo cáo điều tra hộ gia đình
vòng 2 1997, NXB Lao động-Xã hội.
22. Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội (2003), Đánh giá chất lượng lao động
trẻ trong một số loại hình doanh nghiệp, Báo cáo tổng hợp đề tài cấp
bộ mã số 2002-01-08, Hà Nội.
23. Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội (2005), Đề án phát triển xã hội hóa dạy
nghề đến năm 2010, Hà Nội.
24. Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội (2005), Đề án phát triển xã hội hóa dạy
nghề đến năm 2010, Hà Nội.
25. Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội (2006), Báo cáo điều tra lao động, tiền
lương và BHXH trong doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hà Nội.
26. Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội (2006), Báo cáo xây dựng Luật Bảo
hiểm Xã hội, 5/2006, Hà Nội.
27. Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội (2007), Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ
điều tra thực trạng việc làm và thất nghiệp 01/07/2007, Hà Nội.
28. Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội (2007), Báo cáo triển khai kế hoạch
Dạy nghề, Việc làm và Xuất khẩu lao động giai đoạn 2007-2010,
5/2007.
29. Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội (2007), Báo cáo điều tra lao động, tiền
lương và BHXH trong các loại hình doanh nghiệp, Hà Nội.
30. Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội (2007), Giải quyết việc làm kết hợp
chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn, Báo cáo chuyên đề, Hà Nội.
31. Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội (2008), Số liệu điều tra Việc làm và
Thất nghiệp năm 2007, Đĩa CD-rom cơ sở dữ liệu, Hà Nội.
32. Chính phủ (2002), Định hướng chiến lược để tiến tới phát triển bền vững:
Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam, Hà Nội.
33. Chính phủ (2004a), Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về tình hình giáo
dục, Hà Nội.
34. Chính phủ (2004b), Báo cáo bổ sung của Chính phủ trình Quốc hội về tình
hình giáo dục, Hà Nội.
190
35. Phạm Đức Chính (2005), Thị trường lao động: Cơ sở lý luận và thực tiễn ở
Việt nam, NXB CTQG, Hà Nội.
36. CIEM, UNDP (2003), Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Dự án VIE
01/025, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.
37. Cohen Daniel (2001), Các quốc gia nghèo khó trong một thế giới thịnh
vượng, Diễn đàn kinh tế - tài chính Việt - Pháp, NXB CTQG, Hà Nội.
38. Đỗ Minh Cương, Nguyễn Thị Doan (2001), Phát triển nguồn nhân lực giáo
dục đại học Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội.
39. Đỗ Minh Cương, Mạc Văn Tiến (2004), Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt
nam, Lý luận và thực tiễn, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
40. David Begg, Stanley Fischer (1995), Kinh tế học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
41. Nguyễn Hữu Dũng (1997), Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt nam,
NXB CTQG, Hà Nội.
42. Nguyễn Hữu Dũng (2005), Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp
cho thanh niên, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội.
43. Đảng Cộng Sản Việt nam (2002), Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
9, NXB CTQG, Hà Nội.
44. Đảng Cộng Sản Việt nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, NXB CTQG, Hà Nội.
45. Đảng Cộng Sản Việt nam (2008), Văn kiện hội nghị lần thứ bảy Ban chấp
hành trung ương khóa 10, NXB CTQG, Hà Nội.
46. Phạm Đắp (2005), Nghiên cứu Con người Việt nam công nghiệp trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng tới nền kinh tế tri thức, Đề tài
KX.05.08, Hà Nội.
47. Nguyễn Minh Đường (2005), Thực trạng và giải pháp đào tạo lao động kỹ
thuật (từ sơ cấp đến trên đại học) đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu
lao động trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập
quốc tế, Chương trình KX-05, Hà Nội.
48. Nguyễn Tiến Đạt (1990), Thuật ngữ giáo dục đại học và chuyên nghiệp, Đề
tài 52 VB 0202, Hà Nội.
191
49. Đặng Hoàng Giang (1997), Việt nam hướng tới năm 2020 - Mô hình và
những kịch bản, NXB KH&KT, Hà Nội.
50. Phạm Minh Hạc (2002a), Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI, NXB CTQG,
Hà Nội.
51. Phạm Minh Hạc (2002b), Nhân tố mới về giáo dục và đào tạo trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB CTQG, Hà Nội.
52. Phạm Minh Hạc (2004), Tâm lý người Việt nam đi vào công nghiệp hóa, hiện
đại hóa- Những điều cần khắc phục, NXB CTQG, Hà Nội.
53. Henaff Nolwen, Martin Jean-Yves (2001), Lao động, việc làm và nguồn nhân
lực ở Việt nam 15 năm đổi mới, NXB Thế giới, Hà Nội.
54. Trần Khắc Hoàn (2006), Kết hợp đào tạo tại trường và doanh nghiệp nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Việt nam trong giai đoạn hiện
nay, Luận án Tiến sỹ quản lý giáo dục, Hà Nội.
55. Đỗ Văn Huân (2008), “Chất lượng tăng trưởng kinh tế còn thấp”, Kinh tế
2007-2008 Việt nam và Thế giới, Thời báo kinh tế Việt nam, Hà Nội.
56. Nguyễn Thị Lan Hương (2005), Đổi mới kế hoạch hóa nguồn nhân lực trong
điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, Luận án Tiến sỹ kinh tế,
Hà Nội.
57. Đặng Thị Thanh Huyền (2001), Giáo dục phổ thông với phát triển chất lượng
nguồn nhân lực- Những bài học thực tiễn từ Nhật bản, NXB KHXH,
Hà Nội.
58. ILO (2003), Các vấn đề về việc làm và đói nghèo, Nghiên cứu tham luận số 9,
ILO Geneva.
59. ILO (2005), Tiềm năng tạo việc làm của các hợp tác xã cho đồng bào các
dân tộc thiểu số ở Việt Nam, ILO Việt Nam, Hà Nội.
60. Keynes, John Maynard (1994), Lý thuyết tổng quát về Việc làm, lãi suất và
tiền tệ, NXB Giáo dục, Hà Nội.
61. Đỗ Thiên Kính (2003), Phân hóa giàu - nghèo và tác động của yếu tố học vấn
đến nâng cao mức sống cho người dân Việt Nam, NXB KHXH, Hà Nội.
62. Đoàn Văn Khái (2005), Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Việt nam, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.
192
63. Dương Đức Lân (2007), “Đào tạo nghề theo nhu cầu sử dụng của xã hội”,
Tạp chí Lao Động và Xã hội, (317), tháng 8/2007.
64. Nguyễn Văn Lê (2004), Giáo dục phổ thông và hướng nghiệp - Nền tảng để
phát triển nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, Báo cáo tổng hợp đề tài Độc lập cấp Nhà nước, Mã số KX-05-
09, Hà Nội.
65. Nguyễn Xuân Mai (2005), Xây dựng mô hình đào tạo liên thông giáo viên
dạy nghề từ công nhân kỹ thuật, Luận án Tiến sỹ giáo dục học, Hà Nội.
66. Vũ Thị Kim Mão (2008), Thực trạng và giải pháp giải quyết việc làm nông
nghiệp, nông thôn Việt Nam, Đề tài cấp Bộ, Bộ NNPTNT, Hà Nội.
67. Đinh Hiền Minh (2008), “Tăng trưởng kinh tế Việt nam năm 2007”, Tạp chí
Quản lý kinh tế, (18), 1-2/2008, Hà Nội.
68. Ngô Quang Minh, Bùi Văn Huyền (2008), Kinh tế Việt nam sau một năm gia
nhập WTO, NXB CTQG, Hà Nội.
69. Nguyễn An Ninh (2008), Về xu hướng công nhân hóa ở nước ta hiện nay,
NXB CTQG, Hà Nội.
70. Ngân hàng Thế giới (2006), Phát triển và thế hệ kế cận, Báo cáo phát triển
thế giới 2007, NXB VH-TT, Hà Nội.
71. Ngân hàng Thế giới (2007), Việt Nam Giáo dục đại học và kỹ năng cho tăng
trưởng, Kỷ yếu hội thảo, Hà Nội.
72. Ngân hàng Thế giới (2008), Huy động và sử dụng vốn, Báo cáo phát triển
Việt Nam 2008, Ngân hàng Thế Giới, Hà Nội.
73. Đào Ngọc (2008), Vốn đầu tư phát triển vượt mốc 40% GDP, Thời báo kinh
tế Việt nam, Kinh tế 2007-2008 Việt nam và Thế giới, Hà Nội.
74. Hoàng Phê (1996), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
75. Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB LĐXH, Hà
Nội.
76. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam (2008), Doanh nghiệp Việt nam
2007, NXB CTQG, Hà Nội.
77. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật Lao Động, Hà Nội.
193
78. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, Hà Nội.
79. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2006), Luật Dạy nghề, Hà Nội.
80. Nguyễn Hữu Quỳnh (1998), Đại từ điển kinh tế thị trường, Viện nghiên cứu
và phổ biến tri thức bách khoa, Hà Nội.
81. Robert Boyer, Michel Didier (2000), Đổi mới và tăng trưởng, Diễn đàn kinh
tế - tài chính Việt - Pháp, NXB CTQG, Hà Nội.
82. SIDA-CIEM (2006), Dự báo xu hướng việc làm giai đoạn 2005-2015, Hà
Nội.
83. Trần Cao Sơn (2004), Môi trường xã hội nền kinh tế tri thức - những nguyên
lý cơ bản, NXB KHXH, Hà Nội,.
84. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt nam - Hôm
nay và Mai sau, NXB CTQG, Hà Nội.
85. Nguyễn Văn Sơn (2002), Trí thức giáo dục Đại học Việt nam thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB CTQG, Hà Nội.
86. Mạc Văn Tiến (2006), “Phát triển Lao động kỹ thuật ở Việt nam trong bối
cảnh toàn cầu hóa”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, (340), tháng 9/2006.
87. Mạc Văn Tiến, Bùi Tôn Hiến (2005), Thông tin Thị trường lao động qua đào
tạo nghề, NXB LĐ-XH, Hà Nội.
88. Mạc Văn Tiến, Bùi Tôn Hiến (2005), Cơ hội tiếp cận đào tạo nghề và việc
làm của thanh thiếu niên 15-17 tuổi, Báo cáo kết quả nghiên cứu khu
vực phía bắc, MOLISA-ILO, Hà Nội.
89. Nguyễn Tiệp (2007), “Đào tạo và phát triển lao động chuyên môn kỹ thuật -
Tiền đề quan trọng để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực”, Tạp chí Lao
Động và Xã hội, (317), tháng 8/2007.
90. Nguyễn Thanh Tuấn (2007), “Đa dạng hóa cơ cấu để phát triển số lượng và
chất lượng nguồn nhân lực”, Tạp chí Lao Động và Xã hội, (318), tháng
9/2007.
91. Nguyễn Thanh (2005), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, NXB CTQG, Hà Nội.
194
92. Phạm Đức Thành (1998), Giáo trình Kinh tế Lao động, NXB GD, Hà Nội,
1998
93. Vũ Bá Thể (2005), Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, NXB LĐ-XÃ HộI, Hà Nội.
94. Phan Chính Thức (2003), Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần
đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, Luận án Tiến sỹ Giáo dục học, Hà Nội.
95. Nguyễn Văn Thường (2008), Kinh tế Việt nam năm 2007, NXB Đại học Kinh
tế quốc dân, Hà Nội.
96. Tổng cục Dạy nghề (2001), Cơ cấu tổ chức và quản lý hệ thống giáo dục kỹ
thuật và dạy nghề ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010, Kỷ yếu Hội thảo
của Tổng cục Dạy nghề, Hà Nội, 4/2001.
97. Tổng cục Dạy nghề (2001), Báo cáo kết quả khảo sát thực trạng và nhu cầu
lao động kỹ thuật của doanh nghiệp, Hà Nội.
98. Tổng cục Dạy nghề (2002), Lao động qua đào tạo nghề và đào tạo nghề trình
độ cao ở Việt Nam giai đoạn 2002-2010, Kỷ yếu Hội thảo của Dự án
Giáo dục Kỹ thuật và Dạy nghề, Tổng cục Dạy nghề, Hà Nội, 12/2002.
99. Tổng cục Dạy nghề (2005), Báo cáo kết quả điều tra thị trường lao động
Vòng 3, Hà Nội.
100. Tổng cục Dạy nghề (2005), Báo cáo điều tra lần theo dấu vết HSSV Vòng 3,
Hà Nội.
101. Tổng cục Dạy nghề (2006), Báo cáo kết quả điều tra thị trường lao động
Vòng 4, Hà Nội.
102. Tổng cục Dạy nghề (2006), Báo cáo điều tra lần theo dấu vết HSSV Vòng 4,
Hà Nội.
103. Tổng cục dạy nghề (2007), Đào tạo nghề: Thuật ngữ chọn lọc, NXB CTQG,
Hà Nội.
104. Tổng cục Dạy nghề (2008), Dạy nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, Báo
cáo tại Hội nghị, 5/2008.
105. Tổng cục Thống kê (Bộ Y tế, UNICEF, WHO) (2005), Điều tra quốc gia về
Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam, TCTK, Hà Nội.
195
106. Tổng cục Thống kê (2006), Số liệu điều tra các cơ sở sản xuất kinh doanh
năm 2006, Đĩa CD-rom số liệu, Hà Nội.
107. Thomas L Friedman (2006), Thế giới phẳng: Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ
21, NXB Trẻ, TP HCM.
108. Thủ tướng (2006), Quyết định số 33/2006/QĐ/TTg ngày 07/02/2006 về việc
phê duyệt Đề án dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài đến
năm 2015, Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ.
109. Thủ tướng (2007), Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14/09/2007 về học
bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên, Quyết định của Thủ tướng.
110. Thủ tướng (2007), Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/09/2007 về tín
dụng đối với học sinh, sinh viên, Quyết định của Thủ tướng, Hà Nội.
111. Nguyễn Văn Thường, Nguyễn Kế Tuấn (2008), Kinh tế Việt nam năm 2007,
NXB ĐHKTQD, Hà Nội.
112. Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục (2005), Giáo dục Việt nam và
việc gia nhập WTO, Kỷ yếu hội thảo, Hà Nội, 11/2005.
113. Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục (2005), Chiến lược phát triển giáo dục
trong thế kỷ 21 - Kinh nghiệm của các quốc gia, Kỷ yếu hội thảo quốc
gia tập I+II, Hà Nội, 11/2005.
114. Viện KHLĐ&XH (2002), Doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế hộ gia đình ở
Việt nam- Kết quả điều tra năm 2002, NXB LĐ-XH, Hà Nội.
115. Viện KHLĐ&XH (2003), Các giải pháp thực hiện quyền và lợi ích của NLĐ,
NSDLĐ trong thoả thuận làm thêm giờ, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội.
116. Viện KHLĐ&XH (2006), Dự báo xu hướng việc làm tại Việt Nam giai đoạn
2005-2015, Báo cáo của Dự án SIDA-CIEM, Hà Nội.
117. Viện KHLĐ&XH (2007), Chính sách tiền lương tối thiểu ở Việt nam, NXB
LĐXH, Hà nội.
118. Viện KHLĐ&XH (2008), Tác động toàn cầu hóa và sự dịch chuyển ngành,
thị trường lao động và phúc lợi của người lao động, Báo cáo đề tài cấp
Bộ, Hà Nội.
119. Vũ Quang Vinh (2001), Một số vấn đề cải cách mở cửa của Trung quốc và
đổi mới ở Việt Nam, NXB Thanh Niên, Hà Nội.
196
120. Ngô Doãn Vịnh (2005), Bàn về phát triển kinh tế - Nghiên cứu con đường
dẫn tới giàu sang, NXB CTQG, Hà Nội.
121. Nghiêm Đình Vỳ, Nguyễn Đắc Hưng (2002), Phát triển giáo dục và đào tạo
nhân tài, XNB CTQG, Hà Nội.
Tiếng Anh
122. APEC Forum on HRD (2005), Vocational Education and Training (VET) for
the Youth: Sustainable Economic Growth and Youth Employment,
Ministry of Health, Labour and Welfare, Chiba Japan.
123. Asian Development Bank (1991a), Education and Development in Asia and
the Pacific, ADB Manila.
124. Asian Development Bank (1991b), Technical and Vocational Education and
Training, ADB Manila.
125. Asian Development Bank (1990), Human Resource Policy and Economic
Development: Selected country studies, ADB Manila.
126. Asian Development Bank (1995), Using both hands: Women and Education
in Cambodia, ADB Manila.
127. Association of Southeast Asian Nations (2001), Preparing workers for
changes in the labour market: The ASEAN experience, Manila
Philippines.
128. Ben Fine (1998), Labour Market Theory: A constructive Reassessment,
Routledge, London.
129. Campbell R. McConnell, Stanley L. Brue (1995), Contemporary Labor
Economics, McGrawhill, Singapore.
130. Cohen, S.I (1996), Human Resource Development and Utilization, Avebury
Publishing House, USA.
131. Giorgio Barba Navaretti, Riccardo Faini (1999), Labour Markets, Poverty,
and Development, Clarendon Press, Oxford.
132. Gordon Betcherman, Rizwanul Islam (2001), East Asian Labor Markets and
the Economic Crisis: Impacts, Responses and Lessons, The World
Bank, Washington, D.C.
197
133. ILO (1992a), Transfer, Adoption and Difusion of Technology for Small and
Cottage Industries, ILO publication, Geneva.
134. ILO (1992b), Employment and Labour Market interventions, ILO
publication, Geneva.
135. ILO (1997), Cooperation in Employment Promotion and Training in the
Greater Mekong Subregion, Final Report TA No. 5681-Reg, Bangkok.
136. ILO (2006), The Employment Relationship, Report V, Geneva.
137. Indermit S. Gill, Fred Fluitman (2000), Vocational Education and Training
Reform - Matching Skills to Market and Budgets, Oxford University
Press, Washington D.C.
138. Iyanatul Islam (1992), Issues in Human Resource Development Planning: A
reader's Guide, ILO, Geneva.
139. Malcolm, Gillis và các tác giả (1983), Economics of Development, Norton,
New York.
140. Niall O'Higgins (2001), Youth unemployment and employment policy: A
global Perspective, ILO, Geneva.
141. Đoàn Hồng Quang, Nguyễn Lan Hương, Giản Thành Công (2005), Wage and
Employment Impact of Trade Liberalization: The Case of Vietnam
Manufacturing, VERN, Hanoi, 8/2005.
142. Romulita Alto, et. (2000), Training Systems in South-East Asia, NCVER,
Kensington, Australia.
143. Samir Amin (1984), Human Resources, Employment and Development,
Volume 5: Developing Countries, Macmilan Press, London.
144. Tadashi Hanami (2002), Global Integration and Challenges for Industrial
Relations and Human Resource Management in the Twenty-First
Century, Japan Institute of Labour, Tokyo.
145. Werner Sengenberger (1999), Employment and Labour market policies in
Transition Economies, Geneva.
Phụ lục 1: Tiền lương của lao động qua đào tạo nghề theo các đặc điểm
Cơ bản Ngành Sở hữu Tổng hợp
EQ1 EQ2 EQ3 EQ4 EQ5 EQ6 EQ7
Ln(Luong giờ)
Số năm đi học -0.035***
[0.005]
Số năm đi học bình phương 0.005***
[0.000]
Kinh nghiệm 0.034*** 0.034*** 0.033*** 0.033*** 0.035*** 0.035*** 0.033***
[0.002] [0.002] [0.002] [0.002] [0.002] [0.002] [0.002]
Số kinh nghiệm bình phương -0.001*** -0.001*** -0.001*** -0.001*** -0.001*** -0.001*** -0.001***
[0.000] [0.000] [0.000] [0.000] [0.000] [0.000] [0.000]
Nam 0.183*** 0.193*** 0.166*** 0.167*** 0.213*** 0.214*** 0.171***
[0.013] [0.013] [0.013] [0.013] [0.013] [0.013] [0.013]
Thành thị 0.155*** 0.192*** 0.174*** 0.176*** 0.166*** 0.167*** 0.165***
[0.013] [0.013] [0.014] [0.014] [0.013] [0.013] [0.013]
Công nhân kỹ thuật 0.291*** 0.299*** -0.145 0.220*** 0.224*** -0.270*
[0.021] [0.023] [0.112] [0.023] [0.087] [0.151]
CĐ, ĐH trở lên 0.734*** 0.743*** 0.752*** 0.663*** 0.679*** 0.697***
[0.019] [0.022] [0.022] [0.022] [0.022] [0.023]
Kinh te ho gia dinh -0.316*** -0.311*** -0.342***
[0.026] [0.027] [0.029]
Doanh nghiep tu nhan -0.116*** -0.112*** -0.126***
[0.029] [0.030] [0.030]
Kinh te tap the -0.412*** -0.378*** -0.394***
[0.051] [0.053] [0.053]
Kinh te nha nuoc -0.155*** -0.175*** -0.184***
[0.028] [0.030] [0.032]
CNKT*Kinh tế hộ gia đình -0.277** -0.214*
[0.113] [0.125]
CNKT*Doanh nghiệp tư nhân -0.053 -0.057
[0.103] [0.108]
CNKT*Kinh tế tập thể -0.348** -0.251
[0.170] [0.177]
CNKT*Kinh tế Nhà nước 0.061 0.156
[0.091] [0.106]
Cong nghiep khai thac mo 0.326*** 0.302*** 0.205***
[0.052] [0.055] [0.055]
Cong nghiep che bien 0.105*** 0.095*** -0.03
[0.020] [0.020] [0.022]
Sx phan phoi dien, khi dot va nuoc 0.209*** 0.262*** 0.171**
[0.063] [0.073] [0.073]
Xay dung 0.112*** 0.107*** 0.089***
[0.023] [0.023] [0.023]
Thuong nghiep 0.028 0.018 -0.04
[0.029] [0.030] [0.029]
Khach san, nha hang -0.051 -0.067 -0.120***
[0.041] [0.042] [0.041]
Van tai, kho bai 0.320*** 0.304*** 0.231***
[0.032] [0.033] [0.033]
Dich vu khac 0.054** 0.029 -0.065**
[0.023] [0.024] [0.026]
Công nhân kỹ thuật*Cong nghiep khai thac mo 0.545*** 0.579***
[0.182] [0.181]
Công nhân kỹ thuật*Cong nghiep che bien 0.449*** 0.479***
[0.123] [0.129]
Công nhân kỹ thuật*Sx phan phoi dien, khi dot va nuoc 0.191 0.135
[0.177] [0.176]
Công nhân kỹ thuật*Xay dung 0.300** 0.469***
[0.140] [0.143]
Công nhân kỹ thuật*Thuong nghiep 0.437*** 0.528***
[0.134] [0.137]
Công nhân kỹ thuật*Khach san, nha hang 0.520*** 0.548***
[0.186] [0.184]
Công nhân kỹ thuật*Van tai, kho bai 0.539*** 0.478***
[0.164] [0.163]
Công nhân kỹ thuật*Dich vu khac 0.495*** 0.441***
[0.116] [0.116]
Observations 7091 7091 7091 7091 7091
R-squared 0.3 0.28 0.3 0.31 0.33
Standard errors in brackets
* significant at 10%;
** significant at 5%;
*** significant at 1%
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA_Bui.Ton.Hien_NEU .pdf