Đề tài Nghiên cứu xác định Ciproflxacin (CIP) trong một số dược phẩm bằng phương pháp điện hóa

MỞ ĐẦU Ra đời từ những năm 1970, là phương pháp có độ nhạy cao, định lượng được nồng độ các chất trong khoảng từ 10-7 – 10-8 M phương pháp điện hóa hòa tan xác định được rất nhiều các kim loại và đặc biệt có thể xác định cùng lúc nhiều chất mà không phải tiến hành tách hay che. Trong các phương pháp điện hóa hòa tan, phương pháp von-ampe hòa tan có độ nhạy cao, kĩ thuật phân tích không quá phức tạp, máy móc thiết bị phổ biến trong các phòng thí nghiệm lại không quá đắt tiền, có độ lặp và độ chính xác cao. Một trong những ứng dụng chính của phương pháp này là: phân tích môi trường, phân tích lâm sàng, phân tích thực phẩm. Đặc biệt là hướng ứng dụng mới trong phân tích dược phẩm, thuốc sinh học bằng phương pháp von-ampe hòa tan hấp phụ. Do số lượng lớn các hợp chất hữu cơ gồm các chất sinh học, dược học đều có tính chất hoạt động bề mặt tốt nên đây là điều kiện thuận lợi để hấp phụ làm giàu chúng lên bề mặt các điện cực. Giới hạn phát hiện rất thấp từ 10-6 đến 10-10 M. Quá trình này ứng dụng rất thành công trong việc định lượng lại các loại thuốc, dược phẩm từ đó mở rộng vào việc xác định các mẫu sinh học của người, quá trình xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm. Tính đến những năm 70 người ta đã xác định rất nhiều các loại dược phẩm khác nhau chứa nhóm sunfonamide và nitro, các loại này thuộc hơn 10 nhóm khác nhau đã được thống kê [24]. Từ năm 1998 cho đến nay rất nhiều các loại dược phẩm đã phân tích được bằng phương pháp điện hóa như các loại vitamin, thuốc kháng sinh, mocphin, các họ thuốc  - lactam, quinolone Tuy quá trình ứng dụng phân tích điện hóa vào phân tích thuốc và mẫu sinh học đã được làm nhiều trên thế giới nhưng ở Việt Nam vẫn còn tương đối mới mẻ, chưa có nhiều công trình về lĩnh vực này, trong luận văn này chúng tôi chỉ dừng lại ở việc xác định một chất trong thuốc kháng sinh và định lượng trên một số mẫu thuốc thật. Có nhiều loại kháng sinh đặc biệt các chất thuộc họ  - lactam1, cefa . khá phổ biến song trong luận văn này chúng tôi chọn chất nghiên cứu là Ciprofloxacin (CIP) thuộc họ quinolone. Do có cơ chế tác động đặc biệt, Ciprofloxacin không bị đề kháng song song với các kháng sinh khác không thuộc nhóm ức chế men gyrase của vi khuẩn. Vì vậy, Ciprofloxacin có hiệu lực cao chống lại những vi khuẩn kháng các loại kháng sinh như aminoglycoside, penicillin, cephalosporin, tetracycline và các kháng sinh khác. Nó được nhiều người dùng như một loại thuốc đầu tay, do đó việc định lượng lại các loại thuốc chứa hợp chất này của các cơ sở sản xuất khá đa dạng hiện nay là điều rất cần thiết để đảm bảo sự an toàn cũng như tính kinh tế cho người tiêu dùng và sản xuất. Trên cơ sở xác định CIP trên mẫu thuốc bằng phương pháp điện hóa từ đó có thể mở rộng xác định CIP trong các mẫu huyết tương, nước tiểu, máu của người dùng thuốc. Chính vì những lí do đó mà tôi chọn đề tài nghiên cứu của mình là: Nghiên cứu xác định Ciproflxacin (CIP) trong một số dược phẩm bằng phương pháp điện hóa. Trong đề tài này, tôi sử dụng phương pháp vol – ampe hòa tan hấp phụ trên điện cực giọt thủy ngân treo, kĩ thuật quét sóng vuông để xác định CIP trong nền đệm axetat ở pH=4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN 6 1.1 Khái quát về họ quinolone 6 1.2 Tính chất Ciprofloxacin. 8 1.2.1 Đặc điểm và tính chất vật lí của CIP 8 1.2.2 Tính chất dược học 8 1.2.2.1 Dược lực 9 1.2.2.2 Dược động lực 9 1.2.3 Vai trò và ứng dụng của CIP 10 1.2.4 Sự tương tác của CIP với các loại thuốc 13 1.3 Một số phương pháp xác định họ quinolone. 14 1.3.1 Phương pháp điện hóa 15 1.3.2 Phương pháp trắc quang 19 1.3.3 Phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC) 20 1.4 Ứng dụng của phương pháp điện hóa trong định lượng dược phẩm. 21 1.5 Xác định CIP bằng phương pháp điện hóa 23 1.5.1 Xác định ciprofloxacin bằng điện cực rắn 23 1.5.2 Xác định ciprofloxacin bằng điện cực giọt thủy ngân 24 1.5.3 Xác định ciprofloxacin bằng điện cực chọn lọc ion 24 1.6 Xác định CIP bằng phương pháp trắc quang 25 THỰC NGHIỆM 27 Hóa chất, dụng cụ, thiết bị. 27 CHƯƠNG 2 – KHẢO SÁT CÁC ĐIỀU KIỆN XÁC ĐỊNH CIP 30 2.1 Khảo sát sự xuất hiện peak của CIP 30 2.1.1 Sự xuất hiện peak của CIP 30 2.1.2 Khảo sát các kĩ thuật quét 31 2.2 Khảo sát thành phần nền 34 2.2.1 Khảo sát pH 35 2.2.2 Khảo sát các loại đệm ở pH = 3.8 – 4,0 39 2.2.3 Khảo sát nồng độ của đệm axetat ỏ pH = 3,8 44 2.3 Khảo sát các thông số máy 46 2.3.1 Khảo sát thế hấp phụ 46 2.3.2 Khảo sát thời gian hấp phụ 47 2.3.3 Khảo sát thời gian cân bằng 49 2.3.4 Khảo sát tốc độ khuấy 51 2.3.5 Khảo sát biên độ xung 52 2.3.6 Khảo sát tần số 54 2.3.7 Khảo sát thời gian sục khí 55 2.3.8 Khảo sát bước thế 56 2.4 Lập đường chuẩn xác định CIP 58 2.5 Khảo sát độ lặp lại. 62 CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH CIP TRONG MẪU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Xác định CIP trên mẫu thuốc bằng phương pháp điện hóa 64 3.1.1 Phá mẫu và chuẩn bị mẫu đo 64 3.1.2 Xác định CIP trong mẫu thuốc rắn SPM 65 3.1.3 Xác định CIP trong mẫu thuốc rắn Ind 69 3.1.4 Xác định CIP trong mẫu thuốc nhỏ mắt ED 71 3.2 Lập đường chuẩn xác định CIP bằng phương pháp trắc quang 74 3.3 Xác định CIP trong mẫu thuốc bằng phương pháp trắc quang 77 3.3.1 Xác định CIP trong mẫu thuốc rắn SPM 78 3.3.2 Xác định CIP trong mẫu thuốc rắn Ind 81 3.3.3 Xác định CIP trong mẫu thuốc nhỏ mắt ED 84 3.4 Kiểm chứng các kết quả xác định CIP bằng hai phương pháp. 87 3.5 Hướng phát triển của đề tài 88 KẾT LUẬN 89 Tài liệu tham khảo 90

doc93 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1954 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu xác định Ciproflxacin (CIP) trong một số dược phẩm bằng phương pháp điện hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoảng pH từ 2,86 đến 4,1. Trong khoảng pH này tuy chiều cao peak không cao bằng ở giá trị pH thấp hơn nhưng đồ thị đoạn nằm ngang cho thấy chiều cao peak hầu như không thay đổi khi giá trị pH thay đổi nhỏ do đó chúng tôi chọn giá trị pH trong khoảng này cho các khảo sát sau này. 2.2.2 Khảo sát các loại đệm ở pH = 3,5 – 4,2 Khảo sát peak của CIP ở nền đệm khác nhau với cùng thông số máy là: Thế hấp phụ Thời gian hấp phụ Thời gian cân bằng Tần số Biên độ xung -1,1V 65s 15s 50Hz 0,1V Bước thế Tốc độ khuấy Thời gian sục khí Kích cỡ giọt thủy ngân 0,005V 2000rpm 300s 3 Đệm vạn năng. Tiến hành khảo sát đo CIP trong nền là đệm vạn năng pH = 3,75 ở các nồng độ từ 0,02 đến 0,18ppm thu được peak và các giá trị như sau: C (ppm) Vị trí peak (–V) -I . 10-6 Lần 1 Lần 2 TB 0,02 1,37 2,05 2,07 2,060 0,04 1,39 2,80 2,81 2,805 0,06 1,41 3,54 3,51 3,525 0,08 1,44 4,33 4,29 4,310 0,10 1,47 4,46 4,45 4,455 0,12 1,48 4,20 4,14 4,170 0,14 1,48 4,15 4,20 4,175 0,16 1,48 4,31 4,27 4,290 0,18 1,49 4,34 4,34 4,340 Bảng 3. Khảo sát peak của CIP ở nồng độ từ 0,02 – 0,18 ppm trong đệm vạn năng pH = 3,8 Hình 7. Khảo sát peak của CIP ở nồng độ từ 0,02 – 0,18 ppm trong đệm vạn năng pH=3,8 Từ kết quả trên ta thấy đo CIP trong đệm vạn năng cho hình dạng peak tương đối đẹp nhưng ở các nồng độ cao từ 0,10 ppm trở đi chiều cao peak không còn tuyến tính với nồng độ, peak tù và thoải, khoảng tuyến tính ngắn. Do đó khảo sát tiếp với các loại đệm khác để xác định loại đệm phù hợp nhất với CIP. Đệm photphat Đo CIP trong đệm photphat ở pH từ 4,2 cho thấy kết quả không chỉ chiều cao peak bị giảm ở pH cao theo khảo sát 2.2.1 mà thậm chí trong đệm phôtphat còn không lên tín hiệu peak, loại đệm này không phù hợp để đo CIP. Hình 8: Khảo sát peak của CIP ở nồng độ từ 0,02 – 0,12 ppm trong đệm Photphat pH = 4,2 Đệm Citrat. Đo CIP trong đệm Citrat pH = 3,79 ở nồng độ từ 0,02 đến 0,18 ppm thu được peak và các giá trị như sau: C (ppm) Vị trí peak (–V) -I . 10-6 Lần 1 Lần 2 TB 0,02 1,37 3,66 3,74 3,70 0,04 1,37 5,23 5,23 5,23 0,06 1,40 7,72 7,66 7,69 0,08 1,41 8,50 8,62 8,56 0,10 1,44 10,30 10,4 10,35 0,12 1,47 10,80 10,8 10,80 0,14 1,49 10,00 10,3 10,15 0,16 1,48 9,36 9,42 9,39 0,18 1,48 7,84 7,70 7,77 Bảng 4. Khảo sát peak của CIP nồng độ 0,02 – 0,18 ppm trong đệm Citrat pH = 3,8 Hình 9. Khảo sát peak của CIP ở nồng độ từ 0,02 – 0,18 ppm trong đệm Citrat pH = 3,8 Kết quả trên cho thấy nền Citrat cho hình dạng peak bị tù ở các nồng độ cao và không tuyến tính, đo ở các nồng độ cao chiều cao peak không tăng mà còn bị giảm đi do đó việc sử dụng đệm Citrat không phù hợp. Đệm acetat. Khảo sát tín hiệu peak của CIP trong đệm axetat pH = 3,79 nồng độ từ 0,02 ppm đến 0,18 ppm thu được peak và các giá trị như sau: C (ppm) Vị trí peak (–V) -I . 10-6 Lần 1 Lần 2 TB 0,02 1,35 1,96 1,94 1,950 0,04 1,35 3,19 3,19 3,190 0,06 1,36 4,56 4,54 4,550 0,08 1,36 5,74 5,74 5,740 0,10 1,37 7,04 7,08 7,060 0,12 1,38 8,40 8,36 8,380 0,14 1,39 9,89 9,88 9,885 0,16 1,41 11,01 11,02 11,015 0,18 1,42 12,00 12,20 12,100 Bảng5: Khảo sát chiều cao peak phụ thuộc vào nồng độ CIP trong đệm axetat pH = 3,79 Hình10: Khảo sát peak của CIP ở nồng độ từ 0,02 – 0,18 ppm trong đệm Axetat pH = 3,79 Từ kết quả trên cho thấy đo CIP trong nền axetat cho tín hiệu peak đẹp, ngọn và tuyến tính nhất trong các loại đệm khảo sát, khoảng tuyến tính của chiều cao peak vào nồng độ cũng tương đối rộng, điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả đã nghiên cứu trong tài liệu [36]. Do đó chúng tôi chọn đệm axetat để làm nền cho các khảo sát sau này. 2.2.3 Khảo sát nồng độ đệm acetat ở pH = 3,8 Tiếp tục khảo sát các nồng độ khác nhau của các dung dịch đệm Axetat có cùng pH = 3,8. Sau khi đo lại các dung dịch đệm bằng máy đo pH và tiến hành ghi tín hiệu peak của CIP 0,16ppm với các thông số máy: Thế hấp phụ Thời gian hấp phụ Thời gian cân bằng Tần số Biên độ xung -1,1V 65s 15s 50Hz 0,1V Bước thế Tốc độ khuấy Thời gian sục khí Kích cỡ giọt thủy ngân 0,005V 2000rpm 300s 3 Ta thu được các kết quả như sau: CM Acetat 0,05 0,075 0,1 0,125 0,15 -I. 10-5 (A) Lần 1 1,19 1,45 1,5 1,53 1,45 Lần 2 1,18 1,42 1,48 1,52 1,43 Lần 3 1,19 1,42 1,49 1,52 1,41 TB 1,19 1,43 1,49 1,52 1,43 Bảng 6: Khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ đệm Axetat pH = 3,8 vào chiều cao peak CIP Hình11: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc chiều cao peak vào nồng độ đệm Axetat pH = 3,8 (a) (b) Hình 12: Khảo sự phụ thuộc chiều cao peak CIP0,16ppm vào nồng độ đệm axetat pH = 3,8 (hình a) và peak CIP0,16ppm ở nền axetat 0,075M (hình b) Kết quả trên cho thấy với nồng độ đệm axeat từ 0,075M trở đi chiều cao peak tương đối ổn định và cho giá trị cao nhất ở nồng độ đệm là 0,125M tuy nhiên tại giá trị này và giá trị 0,1M hình dạng peak lại không cân đối, peak xuất hiện vai bên phải rất rõ, do vậy chúng tôi chọn giá trị thích hợp cho nồng độ đệm axeat là 0,075M, tại nồng độ này tuy chiều cao peak không cực đại nhưng hình dạng tương đối đều và chiều cao cũng không thấp hơn nhiều so với các nồng độ khác. 2.3 Khảo sát các thông số máy. Tiến hành đo cùng dung dịch CIP0,2 ppm trong đệm axetat0,075M pH = 3,8 ở các thông số máy khác nhau ta có kết quả như sau: 2.3.1 Khảo sát thế hấp phụ Thay đổi ở các thế hấp phụ khác nhau, cố định các thông số máy khác theo bảng: Thời gian hấp phụ Thời gian cân bằng Tần số Biên độ xung 30s 10s 50Hz 0,05V Bước thế Tốc độ khuấy Thời gian sục khí Kích cỡ giọt thủy ngân 0,005V 2000rpm 200s 4 Ta thu được kết quả như sau: Thế điện phân(-V) 0,7 0,8 0,9 1,0 1,1 1,2 1,3 -I. 10-6 (A) Lần 1 7,12 7,36 7,50 8,87 9,51 8,74 5,84 Lần 2 7,13 7,40 7,48 8,90 9,48 8,73 5,80 TB 7,13 7,38 7,49 8,89 9,50 8,74 5,82 Bảng 7: Khảo sát sự phụ thuộc chiều cao peak của CIP vào thế hấp phụ Hình 13: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc chiều cao peak của CIP vào thế hấp phụ Hình 14: Khảo sát sự phụ thuộc chiều cao peak của CIP vào thế hấp phụ (a) và chiều cao peak của CIP 0,2ppm ở thế hấp phụ -1,1V Như vậy chiều cao peak cực đại ở thế hấp phụ là -1,1V, do đó chúng tôi chọn giá trị này cho các khảo sát tiếp theo. 2.3.2 Khảo sát thời gian hấp phụ Thay đổi ở các thời gian hấp phụ khác nhau, cố định các thông số máy khác theo bảng: Thế hấp phụ Thời gian cân bằng Tần số Biên độ xung -1,1V 10s 50Hz 0,05V Bước thế Tốc độ khấy Thời gian sục khí Kích cỡ giọt thủy ngân 0,005V 2000rpm 200s 4 Ta thu được kết quả như sau: Thời gian hấp phụ -I . 10-6 Thời gian hấp phụ -I . 10-6 Lần 1 Lần 2 TB Lần 1 Lần 2 TB 20 1,77 1,70 1,735 55 9,5 9,5 9,50 25 2,14 2,10 2,120 60 10,4 10,4 10,40 30 3,29 3,39 3,340 65 11,9 11,1 11,50 35 4,97 4,90 4,935 70 11,4 11,2 11,30 40 5,54 5,44 5,490 75 11,8 11,7 11,75 45 6,50 6,50 6,500 80 12,0 11,9 11,95 50 7,60 7,60 7,600 Bảng 8: Khảo sát sự phụ thuộc chiều cao peak của CIP vào thời gian hấp phụ Hình 15: Khảo sát sự phụ thuộc chiều cao peak của CIP vào thời gian hấp phụ (a) và chiều cao peak của CIP 0,2ppm khi thời gian hấp phụ là 65s Hình 16: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc chiều cao peak của CIP vào thời gian hấp phụ Như vậy thời gian hấp phụ càng tăng thì chiều cao peak càng tăng, nhưng bắt đầu từ giá trị 65s trở lên thì chiều cao peak là tương đối ổn định do đó chúng tôi chọn giá trị này cho các lần khảo sát tiếp theo. 2.3.3 Khảo sát thời gian cân bằng Thay đổi ở các thời gian cân bằng khác nhau, cố định các thông số máy khác theo bảng: Thế hấp phụ Thời gian hấp phụ Tần số Biên độ xung -1,1V 65s 50Hz 0,05V Bước thế Tốc độ khấy Thời gian sục khí Kích cỡ giọt thủy ngân 0,005V 2000rpm 200s 3 Ta thu được kết quả như sau: Thời gian cân bằng (min) 0 5 10 15 20 -I. 10-5 (A) Lần 1 1,05 1,10 1,13 1,17 1,19 Lần 2 1,05 1,12 1,14 1,17 1,20 TB 1,05 1,11 1,135 1,17 1,195 Bảng9 : Khảo sát sự phụ thuộc chiều cao peak của CIP vào thời gian cân bằng Hình 17: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc chiều cao peak của CIP vào thời gian cân bằng Hình 18: Khảo sát sự phụ thuộc chiều cao peak của CIP vào thời gian cân bằng (a) và chiều cao peak của CIP 0,2ppm khi thời gian cân bằng là 15s Nói chung thời gian cân bằng không ảnh hưởng nhiều đến chiều cao peak, chiều cao peak tăng ít theo sự tăng thời gian cân bằng, chúng tôi chọn thời gian cân bằng là 15s cho các khảo sát tiếp theo. 2.3.4 Khảo sát tốc độ khuấy Thay đổi ở các tốc độ khuấy khác nhau, cố định các thông số máy khác theo bảng: Thế hấp phụ Thời gian cân bằng Tần số Biên độ xung -1,1V 15s 50Hz 0,05V Bước thế Thời gian hấp phụ Thời gian sục khí Kích cỡ giọt thủy ngân 0,005V 65s 200s 3 Ta thu được kết quả như sau: Tốc độ khuấy (rpm) 1000 1600 2000 2600 3000 -I. 10-5 (A) Lần 1 1,18 1,17 1,18 1,16 1,16 Lần 2 1,18 1,16 1,18 1,16 1,16 TB 1,18 1,17 1,18 1,16 1,16 Bảng10 : Khảo sát sự phụ thuộc chiều cao peak của CIP vào tốc độ khuấy Hình 19: Khảo sát sự phụ thuộc chiều cao peak của CIP vào tốc độ khuấy (a) và chiều cao peak của CIP 0,2ppm khi tốc độ khuấy là 2000 rpm. Hình 20: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc chiều cao peak của CIP vào tốc độ khuấy Như vậy, tốc độ khuấy hầu như không ảnh hưởng nhiều đến chiều cao peak, chúng tôi chọn tốc độ khuấy là 2000 rpm cho các khảo sát tiếp theo. 2.3.5 Khảo sát biên độ xung Thay đổi các biên độ xung khác nhau, cố định các thông số máy khác theo bảng: Thế hấp phụ Thời gian cân bằng Tần số Thời gian hấp phụ -1,1V 15s 50Hz 65s Bước thế Tốc độ khấy Thời gian sục khí Kích cỡ giọt thủy ngân 0,005V 2000rpm 200s 3 Ta thu được kết quả như sau: Biên độ xung (V) 0,025 0,05 0,075 0,1 0,125 -I. 10-6 (A) Lần 1 4,34 7,8 10,6 12,7 14,5 Lần 2 4,32 7,7 10,6 12,7 14,5 TB 4,33 7,75 10,6 12,7 14,5 Bảng 11: Khảo sát sự phụ thuộc chiều cao peak của CIP vào biên độ xung Hình 21: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc chiều cao peak của CIP vào biên độ xung Hình 22: Khảo sát sự phụ thuộc chiều cao peak của CIP vào biên độ xung (a) và chiều cao peak của CIP 0,2ppm ở biên độ xung 0,1V Như vậy, chiều cao peak tăng rất nhanh theo biên độ xung, ở các biên độ thấp, peak tù và thấp, tuy ở 0,125V chiều cao peak vẫn tăng những do điều kiện thiết bị hiện dùng không ổn định ở biên độ xung quá cao do đó chúng tôi chọn giá trị biên độ xung là 0,1V cho các khảo sát tiếp theo. 2.3.6 Khảo sát tần số Thay đổi ở các tần số đo khác nhau, cố định các thông số máy khác theo bảng: Thế hấp phụ Thời gian cân bằng Thời gian hấp phụ Biên độ xung -1,1V 15s 65s 0,1V Bước thế Tốc độ khấy Thời gian sục khí Kích cỡ giọt thủy ngân 0,005V 2000rpm 200s 3 Ta thu được kết quả như sau: Tần số (Hz) 25 30 50 60 70 80 90 -I. 10-5 (A) Lần 1 1,21 1,22 1,15 1,14 1,17 1,16 1,14 Lần 2 1,21 1,24 1,15 1,14 1,15 1,16 1,16 TB 1,21 1,22 1,15 1,14 1,16 1,16 1,15 Bảng12 : Khảo sát sự phụ thuộc chiều cao peak của CIP vào tần số Hình 23: Khảo sát sự phụ thuộc chiều cao peak của CIP vào tần số (a) và chiều cao peak của CIP 0,2ppm đo ở tần số 50 Hz Hình 24: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc chiều cao peak của CIP vào tần số Như vậy, tần số không ảnh hưởng nhiều đên hình dạng peak, từ tần số 70Hz thì chiều cao peak không thay đổi nhiều nhưng ở tần số cao hơn 50 Hz thì máy đo điện hóa ở phòng thí nghiệm hiện có cho tín hiệu không ổn định, do đó chúng tôi lựa chọn tần số 50 Hz cho các lần khảo sát tiếp theo vì tần số này cho chiều cao peak cũng không khác nhiều ở giá trị 70, 80 Hz. 2.3.7 Khảo sát thời gian sục khí Đo ở các thời gian sục khí khác nhau, cố định các thông số máy khác theo bảng: Thế hấp phụ Thời gian cân bằng Tần số Biên độ xung -1,1V 15s 50Hz 0,1V Bước thế Tốc độ khấy Thời gian hấp phụ Kích cỡ giọt thủy ngân 0,005V 2000rpm 65s 3 Ta thu được kết quả như sau: Thời gian sục khí (s) 200 300 400 500 -I. 10-5 (A) Lần 1 1,21 1,22 1,20 1,19 Lần 2 1,20 1,22 1,19 1,20 TB 1,205 1,22 1,195 1,195 Bảng 13: Khảo sát sự phụ thuộc chiều cao peak của CIP vào thời gian sục khí Hình 25: Khảo sát sự phụ thuộc chiều cao peak của CIP vào thời gian sục khí Như vậy ta thấy thời gian sục khí không ảnh hưởng nhiều đến chiều cao peak, từ 200s trở đi hầu như lượng oxi hòa tan trong dung dịch đã bị đuổi hết nên ở thời gian sục khí lâu hơn peak cũng không thay đổi đáng kể, do đó chúng tôi chọn thời gian sục khí là 300s cho các khảo sát tiếp theo. 2.3.8 Khảo sát bước thế Thay đổi ở các bước thế khác nhau, cố định các thông số máy khác theo bảng: Thế hấp phụ Thời gian cân bằng Tần số Biên độ xung -1,1V 15s 50Hz 0,05V Thời gian hấp phụ Tốc độ khấy Thời gian sục khí Kích cỡ giọt thủy ngân 65s 2000rpm 300s 3 Ta thu được kết quả như sau: Bước thế (V) 0,0015 0,0025 0,0035 0,0050 0,0075 -I. 10-5 (A) Lần 1 1,08 1,13 1,17 1,21 1,23 Lần 2 1,09 1,13 1,18 1,22 1,21 TB 1,085 1,13 1,175 1,215 1,22 Bảng 14: Khảo sát sự phụ thuộc chiều cao peak của CIP vào bước thế Hình 26: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc chiều cao peak của CIP vào bước thế Hình 27: Khảo sát sự phụ thuộc chiều cao peak của CIP vào bước thế (a) và chiều cao peak của CIP 0,2ppm khi đo ở bước thế 0,005V Như vậy ta thấy ở bước thế thấp hình dạng peak không cân đối, chiều cao peak tăng theo sự tăng của bước thế tuy nhiên từ bước thế 0,005V trở đi chiều cao không thay đổi đáng kể do đó chúng tôi chọn bước thế 0,005V cho các khảo sát tiếp theo. 2.4 Đường chuẩn xác định CIP Như vậy quá trình khảo sát ở trên chúng tôi tóm tắt lại điều kiện tối ưu nhất để xác định CIP bằng phương pháp điện hóa là: Xác định CIP bằng phương pháp von – ampe hòa tan hấp phụ kĩ thuật sóng vuông trong nền axetat 0,075M pH = 3,8. Các thông số máy là: Thế hấp phụ Thời gian cân bằng Tần số Biên độ xung -1,1V 15s 50Hz 0,05V Thời gian hấp phụ Tốc độ khấy Thời gian sục khí Kích cỡ giọt thủy ngân Bước thế 65s 2000rpm 300s 3 0,005V Các điều kiện này được sử dụng để lập đường chuẩn xác định CIP và xác định CIP trong mẫu cần định lượng. Trước hết để xác định khoảng tuyến tính của CIP, sử dụng mẫu CIP chuẩn xác định trong các điều kiện trên trong khoảng nồng độ từ 0,01ppm đến 0,26 ppm thu được các kết quả như sau: C (ppm) Vị trí peak -I . 10-6 C (ppm) Vị trí peak -I . 10-6 Lần 1 Lần 2 TB Lần 1 Lần 2 TB 0,01 1,35 1,07 1,03 1,05 0,12 1,39 7,90 7,92 7,91 0,02 1,35 1,60 1,52 1,56 0,14 1,41 9,13 9,12 9,12 0,03 1,35 2,44 2,40 2,42 0,16 1,42 10,5 10,5 10,5 0,04 1,36 2,96 2,96 2,96 0,18 1,43 11,58 11,52 11,55 0,05 1,36 3,56 3,54 3,55 0,20 1,45 13,08 13,12 13,1 0,06 1,36 4,28 4,22 4,25 0,22 1,46 14,20 14,31 14,25 0,08 1,37 5,50 5,52 5,51 0,24 1,46 14,20 14,26 14,23 0,10 1,38 6,65 6,65 6,65 0,26 1,45 14,20 14,20 13,20 Bảng 15: Khảo sát khoảng tuyến tính của CIP trong khoảng nồng độ từ 0,01 – 0,22 ppm (a) (b) Hình 28: Đồ thị sự phụ thuộc chiều cao peak của CIP vào nồng độ trong khoảng từ 0,01 – 0,26 ppm (hình a) và đường chuẩn xác định CIP trong khoảng nồng độ tuyến tính từ 0,01-0,22ppm (hình b). Hình 29: Khảo sát sự phụ thuộc chiều cao peak của CIP vào nồng độ trong khoảng từ 0,01 – 0,22 ppm. Các thông số của đường chuẩn: Parameter Value Error A 0,42743 0,04248 B 62,69223 0,35027 R SD N P 0,99961 0,05424 14 <0.0001 Như vậy tính toán theo phần mềm Origin 6.0 ta được: Y = A + B.X Với A = 0,43 B = 62,69 SA = 0,042 SB = 0,35 Tra bảng ta có t(0,95 ; 13) = 1,77 à Phương trình hồi qui đầy đủ của đường chuẩn có dạng : Y = (A ± t.SA) + (B ± t.SB).X Với X là nồng độ CIP (ppm), Y là cường độ dòng Û Y = (0,43 ± 0,074) + (62,69 ± 0,62).X Kiểm tra sự khác nhau giữa hằng số A của phương trình hồi qui với giá trị 0 : Nếu xem A = 0 phương trình trở thành Y = B’.X Các giá trị B’ tính như sau : CCIP(ppm) -I.10-6(A) B’ CCIP(ppm) -I.10-6(A) B’ 0,01 1,05 105,00 0,10 6,65 66,50 0,02 1,56 78,00 0,12 7,91 65,92 0,03 2,42 80,67 0,14 9,12 65,14 0,04 2,96 74,00 0,16 10,50 65,63 0,05 3,55 71,00 0,18 11,55 64,17 0,06 4,25 70,83 0,20 13,10 65,50 0,08 5,51 68,88 0,22 14,25 64,77 Các giá trị liên quan đến hệ số là : Giá trị trung bình Độ sai chuẩn Độ lệch chuẩn Phương sai mẫu Tổng 71,8571 2,90 10,84 117,44 1006 Nếu A ¹ 0 không có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95% phương trình hồi qui có dạng : Y = (B’ ± t.SB’).X hay Y = (71,86 ± 1,77.2,9).X = (71,86 ± 5,13).X Áp dụng công thức : Ta có giá trị sau: Hàm Tổng các bình phương SS Bậc tự do Phương sai S2 Y = A + B.X 7,36 12 0,61 Y = B’.X 8,90 11 1,35 Ta có : Lại có tra bảng có F(0,95 ;11 ;12) = 2,69 à Ftính < F (0,95 ;11 ;12) hay sự khác nhau giữa giá trị A và 0 là không có ý nghĩa thống kê. à Phương pháp không mắc sai số hệ thống. Khi đó giới hạn phát hiện CIP theo đường chuẩn là : LOD = 3Sy / B = 3.0,054 / 62,69 = 0,0026 (ppm) = 2,6 (ppb) Giới hạn định lượng CIP theo đường chuẩn là : LOQ = 10Sy / B = 10 . 0,054 / 62,69 = 0,0086 (ppm) = 8,6 (ppb) Như vậy kết quả thu được cho thấy chiều cao peak của CIP phụ thuộc rất tuyến tính vào nồng độ của CIP trong khoảng tuyến tính từ 0,01 – 0,22ppm, bắt đầu từ giá trị 0,22 ppm trở đi chiều cao peak của CIP tăng rất chậm không còn phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ CIP nữa. Do đó chúng tôi lập đường chuẩn của CIP trong khoảng nồng độ từ 0,01 – 0,22 ppm và đánh giá hệ số A của phương trình hồi qui, kết quả cho thấy đồ thị biểu diễn bằng phần mềm Origin 6.0 thu được đường chuẩn thỏa mãn điều kiện của phân tích điện hóa (R = 0,9996), phương pháp không mắc sai số hệ thống. Chúng tôi sử dụng đường chuẩn này để xác định hàm lượng CIP trong mẫu dược phẩm bằng cả phương pháp thêm chuẩn và áp dụng vào đường chuẩn. 2.5 Khảo sát độ lặp lại Để đảm bảo độ chính xác và tin cậy của phép đo cũng như độ lặp lại, chúng tôi tiến hành đo lặp lại 8 lần với dung dịch CIP 0,16ppm, đệm acetat pH = 3,8 nồng độ 0,075M, các thông số máy như quá trình lập đường chuẩn ở trên thì thu được kết quả như bảng sau: Lần đo 1 2 3 4 5 6 7 8 -I. 10-5 (A) 1,08 1,07 1,06 1,11 1,08 1,09 1,10 1,07 Bảng 16: Khảo sát sự phụ thuộc chiều cao peak của CIP vào Hình 30: Khảo sát độ lặp lại của CIP Độ lặp lại được đánh giá thông qua đại lượng độ lệch chuẩn S và độ lệch chuẩn tương đối (hay còn gọi là hệ số biến động V). Các đại lượng này được tính như sau: Độ lệch chuẩn: S = Ö S2 Phương sai: Hệ số biến động : Trong đó : Xi là chiều cao peak đo được ở lần đo thứ i X là giá trị trung bình của N lần đo N là số lần đo lặp lại. Từ bảng trên ta tính được độ lệch chuẩn là 0,017 Độ lệch chuẩn tương đối hay hệ số biến động là 1,57% Giá trị độ lệch chuẩn và độ lệch chuẩn tương đối nhỏ chứng tỏ độ lặp lại của điện cực đáp ứng được yêu cầu phân tích. CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH CIP TRONG MẪU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Xác định CIP trên mẫu thuốc. 3.1.1 Xử lí mẫu và chuẩn bị mẫu đo. Các dược phẩm CIP trong thuốc sử dụng bao gồm 2 mẫu thuốc rắn và 1 mẫu thuốc nhỏ mắt là: Mẫu thuốc rắn SEPRATIS (Trong luận văn kí hiệu loại thuốc này là SPM). Đặc điểm: dạng viên nén đóng vỉ, 10 viên/vỉ Xuất xứ: là sản phẩm của công ty cổ phần SPM. Số đăng kí: VNB-0662-03 Số lô sản xuất: 14031604 Thành phần: mỗi viên thuốc chứa 500 mg CIP còn lại là các tá dược khác. Mẫu thuốc rắn CIPROFLOXACIN (kí hiệu loại thuốc này là Ind). Đặc điểm: dạng viên nén đóng vỉ, 10 viên/vỉ Xuất xứ: sản xuất bởi MICRO LABS LIMITED 92 Sipcot Hosur–635 126 India. Số đăng kí: VN-9670-05 Số lô sản xuất: BFa-2609 Thành phần: mỗi viên thuốc chứa 500 mg CIP còn lại là các tá dược khác Mẫu thuốc nhỏ mắt EYESDROP (kí hiệu loại thuốc này là ED). Đặc điểm: đóng lọ 10ml/lọ Xuất xứ: là sản phẩm của công ty cổ phần dược DANAPHA. Số đăng kí: VD-0870-06 Số lô sản xuất: 270709 Thành phần: dung dịch CIP 3mg/ml. Các mẫu SPM và Ind chuẩn bị mẫu đo bằng cách nghiền thành bột mịn 4 viên thuốc nén sau đó mang đi cân chính xác một lượng chất m1 rồi hòa tan vào 50ml nước, lọc ta được dung dịch SA1. Lấy 0,5 ml dung dịch SA1 pha loãng thành 50ml được dung dịch SA2. Dung dịch SA2 dùng để đo điện bằng phương pháp thêm chuẩn: ta hút chính xác V ml dung dịch SA2 vào bình định mức 25ml sau đó thêm 5ml đệm axetat 0,075M pH = 3,8 thêm nước cất hai lần định mức thành 25 ml đo peak và lập đường thêm chuẩn tính được nồng độ Cx (ppm). Mẫu thuốc lỏng ED được chuẩn bị bằng cách hút 4,2 ml dung dịch thuốc nhỏ mắt nồng độ 3mg/ml = 3000 ppm định mức thành 25 ml dung dịch (SA1) sau đó pha loãng tiếp bằng cách hút 0,5ml dung dịch SA1 định mức thành 50ml ta được dung dịch SA2. Dung dịch SA2 đem đo điện bằng phương pháp thêm chuẩn ta được dung dịch nồng độ Cx ppm. Tóm tắt lại các kết quả cân và pha dung dịch từ mẫu thật để đem đo ta có bảng sau: Qui trình Mẫu rắn SPM 500mg/viên Mẫu rắn Ind 500mg/viên Mẫu lỏng ED CIP3% (3mg/ml) Khối lượng lấy từ mẫu gốc: - Nghiền mịn khối lượng m của 4 viên nén sau đó cân lượng m1 à định mức 50ml (dung dịch SA1) - Thể tích mẫu lỏng à định mức 25ml (dung dịch SA1) m = 2,9544 g m1 = 0,0252 g ----------------- ----------------- m = 2,9361 g m1 = 0,0248 g ----------------- ----------------- ---------------- ---------------- ---------------- 4,2ml -------- Pha loãng dung dịch SA1 để được dung dịch SA2 0,5 ml định mức thành 50ml 0,5 ml định mức thành 50ml 0,5ml định mức thành 50ml Như vậy đối với các mẫu thuốc viên nén rắn và mẫu thuốc nhỏ mắt sau khi đo được nồng độ Cx thì khối lượng CIP tính trong khối lượng cân m1 và nồng độ CIP trong thể tích lấy ban đầu được tính theo công thức (1) và (2): 3.1.2 Xác định CIP trên mẫu thuốc rắn SPM. Tiến hành đo mẫu SA2 của CIP loại SPM với các thông số máy như khi lập đường chuẩn. Áp dụng phương pháp thêm chuẩn lấy 0,5 ml dung dịch SA2 đo sau đó thêm vào mỗi lần 0,1ml dung dịch CIP5ppm chuẩn vào chúng tôi thu được kết quả như sau: Vml thêm vào 0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 DC (ppm) 0 0,02 0,04 0,06 0,08 0,10 -I. 10-6 (A) Lần 1 5,80 7,34 9,00 10,40 12,40 13,81 Lần 2 5,50 7,30 9,04 10,41 12,43 13,82 Lần 3 5,64 7,26 9,02 10,39 12,37 13,78 TB 5,65 7,30 9,02 10,40 12,40 13,80 Bảng 17: Thêm chuẩn xác định CIP trong mẫu thuốc rắn SPM Hình: Đồ thị đường thêm chuẩn xác định CIP trong mẫu thuốc rắn SPM Hình 31: Xác định CIP trong mẫu thuốc SPM Phương trình đường chuẩn: Y = A + B.X Các giá trị của đường chuẩn: Parameter Value Error A 5,62143 0,05559 B 81,47143 0,91796 R SD N P 0,99975 0,0768 6 <0.0001 Từ đường thêm chuẩn ở trên ngoại suy trên đồ thị và tính toán từ đường thêm chuẩn ta tính được nồng độ Cx của CIP từ mẫu thuốc SPM lúc đầu thêm vào là: X = |A / B| = 0,069 ppm Hình 32: Đồ thị ngoại suy xác định nồng độ CIP của mẫu SPM = 0,0014 Tra bảng ta có t(0,95;4) = 2,776 nên X ± t.SXE = 0,069 ± 0,0014.2,776 = 0,069 ± 0,004 (ppm) Như vậy lượng CIP có trong 0,0252 g thuốc cân ban đầu xác định được theo công thức (1) là: So với hàm lượng được nhà sản xuất công bố trên nhãn thuốc là 500mg/viên thì khối lượng CIP trong 4 viên thuốc là 500.4 = 2000 mg = 2 gam. Như vậy hàm lượng CIP trong 1 viên thuốc tính theo công thức: Ứng với nhãn thuốc của nhà sản xuất hàm lượng này là: (2: 2,9544).100% = 67,7% Hàm lượng đo được là: (0,0172 : 0,0252) . 100% = 68,25% Như vậy quá trình xác định CIP trong mẫu thuốc SPM sai số về hàm lượng so với kết quả in trên nhãn là: Đánh giá độ thu hồi khi xác định mẫu thuốc rắn SPM bằng phương pháp thêm chuẩn với số liệu thu được từ bảng các giá trị thêm chuẩn ở trên ta có: Gọi Cx là nồng độ CIP của dung dịch SPM ban đầu chưa thêm CIP chuẩn và và Cs là nồng độ đã được thêm vào lượng dung dịch chuẩn DC sau đó. Ix và Is là cường độ dòng trung bình của các dung dịch tương ứng. Ta có theo trên đã xác định được nồng độ Cx = 0,069 ppm à Cs = Is.Cx / Ix Khi đó ta tính được lượng CIP thêm vào là DC’ = Cs – Cx (ppm) à Hiệu suất thu hồi là: H% = (DC’/ DC ) .100% Vậy áp dụng qui trình trên cho các nồng độ DC thêm vào khác nhau của các Cs ta thu được bảng kết quả sau: DC -I.10-6(A) Cx (ppm) Cs (ppm) Cs - Cx H% 0 5,65 0,069 0,02 7,3 0,069 0,08915 0,02015 100,75 0,04 8,82 0,069 0,10771 0,03871 96,78 0,06 10,4 0,069 0,12701 0,05801 96,68 0,08 12,2 0,069 0,14899 0,07999 99,99 0,1 13,8 0,069 0,16853 0,09953 99,53 Bảng 18: Độ thu hồi của quá trình xác định CIP trong mẫu thuốc rắn SPM Vậy độ thu hồi trung bình là: Htb = (å H)/5 = 98,75% 3.1.3 Xác định CIP trong mẫu thuốc rắn Ind Tiến hành đo mẫu SA2 của CIP loại Ind với các thông số máy như khi lập đường chuẩn. Áp dụng phương pháp thêm chuẩn lấy 0,25 ml dung dịch SA2 đo sau đó thêm dần mỗi lần 0,1ml dung dịch CIP5ppm chuẩn vào chúng tôi thu được kết quả như sau: Vml thêm vào 0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 DC (ppm) 0 0,02 0,04 0,06 0,08 0,10 -I. 10-6 (A) Lần 1 3,45 5,37 7,40 9,63 11,65 13,64 Lần 2 3,43 5,38 7,34 9,63 11,60 13,63 Lần 3 3,44 5,37 7,38 9,62 11,62 13,62 TB 3,44 5,37 7,37 9,63 11,62 13,63 Bảng 19: Thêm chuẩn xác định CIP trong mẫu thuốc rắn Ind Hình 33: Đồ thị đường thêm chuẩn xác định CIP trong mẫu thuốc rắn Ind Parameter Value Error A 3,42238 0,08001 B 102,08571 1,32128 R SD N P 0,99967 0,11055 6 <0.0001 Từ đường thêm chuẩn ở trên ngoại suy trên đồ thị và tính toán từ đường thêm chuẩn ta tính được nồng độ Cx của CIP từ mẫu thuốc Ind lúc đầu thêm vào là: X = |A / B| = 0,0335 ppm Hình 34: Đồ thị ngoại suy xác định nồng độ CIP của mẫu Ind = 0,0012 Tra bảng ta có t(0,95;4) = 2,776 nên X ± t.SXE = 0,0335 ± 0,0012.2,776 = 0,0335 ± 0,0033 (ppm) Như vậy lượng CIP có trong 0,0248 g thuốc cân ban đầu xác định được theo công thức (1) là: So với hàm lượng được nhà sản xuất công bố trên nhãn thuốc là 500mg/viên thì khối lượng CIP trong 4 viên thuốc là 500.4 = 2000 mg = 2 gam. Ứng với nhãn thuốc của nhà sản xuất hàm lượng CIP là:(2: 2,9361).100% = 68,12% Hàm lượng đo được là: (0,0168 : 0,0248) . 100% = 67,74% Như vậy quá trình xác định CIP trong mẫu thuốc Ind sai số về hàm lượng so với kết quả in trên nhãn là: Đánh giá độ thu hồi khi xác định mẫu thuốc rắn Ind bằng phương pháp thêm chuẩn, tiến hành tương tự với mẫu thuốc SPM sử dụng bảng số liệu thu được từ bảng các giá trị thêm chuẩn ở trên của Ind ta có kết quả như sau: DC -I.10-6(A) Cx (ppm) Cs (ppm) Cs - Cx H% 0 3,44 0,0335 0,02 5,37 0,0335 0,0523 0,0188 93,98 0,04 7,37 0,0335 0,0718 0,0383 95,68 0,06 9,63 0,0335 0,0938 0,0603 100,47 0,08 11,62 0,0335 0,1132 0,0796 99,57 0,1 13,63 0,0335 0,1327 0,0992 99,23 Bảng 20: Độ thu hồi của quá trình xác định CIP trong mẫu thuốc rắn Ind Vậy độ thu hồi trung bình là: Htb = (å H)/5 = 97,79% 3.1.4 Xác định CIP trong mẫu thuốc nhỏ mắt ED Tiến hành đo mẫu SA2 của CIP loại mẫu lỏng trong thuốc nhỏ mắt ED với các thông số máy như khi lập đường chuẩn. Áp dụng phương pháp thêm chuẩn lấy 0,3 ml dung dịch SA2 đo sau đó thêm dần mỗi lần 0,1ml dung dịch CIP5ppm chuẩn vào chúng tôi thu được kết quả như sau: Vml thêm vào 0 0,1 0,2 0,3 0,4 DC (ppm) 0 0,02 0,04 0,06 0,08 -I. 10-6 (A) Lần 1 4,28 5,69 7,07 8,49 9,86 Lần 2 4,28 5,67 7,06 8,45 9,86 Lần 3 4,27 5,68 7,08 8,48 9,85 TB 4,28 5,68 7,07 8,47 9,86 Bảng 21: Thêm chuẩn xác định CIP trong mẫu thuốc nhỏ mắt ED Hình 35: Đồ thị đường thêm chuẩn xác định CIP trong mẫu thuốc nhỏ mắt ED Parameter Value Error A 4,25476 0,03576 B 70,77143 0,59063 R SD N P 0,99976 0,04942 6 <0.0001 Từ đường thêm chuẩn ở trên ngoại suy trên đồ thị và tính toán từ đường thêm chuẩn ta tính được nồng độ Cx của CIP từ mẫu thuốc nhỏ mắt ED lúc đầu thêm vào là: X = |A / B| = 0,0601 ppm Hình 36: Đồ thị ngoại suy xác định nồng độ CIP của mẫu ED = 0,001 Tra bảng ta có t(0,95;4) = 2,776 nên X ± t.SXE = 0,0601 ± 0,001.2,776 = 0,0601 ± 0,0028 (ppm) Như vậy nồng độ CIP trong 4,2ml thuốc ban đầu xác định được theo công thức (2): So với hàm lượng được nhà sản xuất công bố trên nhãn thuốc là 3mg/ml hay nồng độ 3000 ppm thì quá trình xác định CIP trong mẫu thuốc nhỏ mắt ED mắc sai số về hàm lượng so với kết quả in trên nhãn là: Đánh giá độ thu hồi khi xác định mẫu thuốc lỏng ED bằng phương pháp thêm chuẩn. Tiến hành tương tự như khảo sát của các thuốc rắn ta thu được kết quả: DC -I.10-6(A) Cx (ppm) Cs (ppm) Cs - Cx H% 0 4,28 0,0601 0,02 5,68 0,0601 0,0798 0,0197 98,29 0,04 7,07 0,0601 0,0993 0,0392 97,94 0,06 8,47 0,0601 0,1189 0,0588 98,06 0,08 9,86 0,0601 0,1385 0,0783 97,95 Bảng 22: Độ thu hồi của quá trình xác định CIP trong mẫu thuốc lỏng ED Vậy độ thu hồi trung bình là: Htb = (å H)/5 = 98,06% 3.2 Lập đường chuẩn xác định CIP bằng phương pháp trắc quang. Để kiểm chứng các kết quả đã xác định được chúng tôi tiến hành xác định CIP trong các mẫu thuốc này bằng phương pháp trắc quang theo qui trình đã được công bố theo tài liệu [25]. Trước hết lập đường chuẩn xác định CIP bằng phương pháp trắc quang chúng tôi tiến hành đo quang một dãy chất gồm 13 dung dịch trong khoảng nồng độ từ 5 – 110 ppm. Lấy lần lượt mỗi dung dịch 0,75 ml thuốc thử và thêm các thể tích dung dịch gốc CIP 500ppm tăng dần sau đó định mức thành 25ml, đợi sau khoảng 10 phút, tiến hành đo độ hấp thụ quang ta thu được kết quả như sau: Hình 42: Đường chuẩn xác định CIP bằng phương pháp trắc quang ở l = 436 nm STT V CIP500ppm C CIP (ppm) A 1 0,25 5 0,028 2 0,50 10 0,058 3 0,75 15 0,085 4 1,00 20 0,120 5 1,50 30 0,182 6 2,00 40 0,244 7 2,50 50 0,306 8 3,00 60 0,364 9 3,50 70 0,429 10 4,00 80 0,491 11 4,5 90 0,553 12 5 100 0,617 13 5,5 110 0,675 Bảng 26: Đường chuẩn xác định CIP bằng phương pháp trắc quang ở l = 436 nm Parameter Value Error A -0,00445 8,85423E-4 B 0,00619 1,41572E-5 R SD N P 0,99997 0,00175 13 <0.0001 Như vậy tính toán theo phần mềm Origin 6.0 ta được: Y = A + B.X Với A = -0,0045 B = 0,0062 SA = 0,00089 SB = 0,000014 Tra bảng ta có t(0,95 ; 12) = 1,78 à Phương trình hồi qui đầy đủ của đường chuẩn có dạng : Y = (A ± t.SA) + (B ± t.SB).X Với X là nồng độ CIP (ppm), Y là cường độ dòng Û Y = (-0,0045 ± 0,0016) + (0,0062 ± 2,5E-5).X Kiểm tra sự khác nhau giữa hằng số A của phương trình hồi qui với giá trị 0 : Nếu xem A = 0 phương trình trở thành Y = B’.X Các giá trị B’ tính như sau : CCIP(ppm) -I.10-6(A) B’ CCIP(ppm) -I.10-6(A) B’ 5 0,028 0,0056 60 6,65 0,0061 10 0,058 0,0058 70 7,91 0,0061 15 0,085 0,0057 80 9,12 0,0061 20 0,120 0,0060 90 10,50 0,0061 30 0,182 0,0061 100 11,55 0,0062 40 0,244 0,0061 110 13,10 0,0062 50 0,306 0,0061 Các giá trị liên quan đến hệ số là : Giá trị trung bình Độ sai chuẩn Độ lệch chuẩn Phương sai mẫu Tổng 0,0060 0,56. 10-4 1,93. 10-4 3,72.10-8 0,0781 Nếu A ¹ 0 không có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95% phương trình hồi qui có dạng : Y = (B’ ± t.SB’).X hay Y = (0,0060 ± 1,78.0,56. 10-4).X = (0,0060 ± 10-4).X Áp dụng công thức : Ta có giá trị sau: Hàm Tổng các bình phương SS Bậc tự do Phương sai S2 Y = A + B.X 3,73.10-4 11 3,40.10-5 Y = B’.X 8,55.10-4 10 8,55. 10-5 Ta có : Lại có tra bảng có F(0,95 ;10 ;11) = 2,85 à Ftính < F (0,95 ;10 ;11) hay sự khác nhau giữa giá trị A và 0 là không có ý nghĩa thống kê. à Phương pháp không mắc sai số hệ thống. Khi đó giới hạn phát hiện CIP theo đường chuẩn là : LOD = 3Sy / B = 3.0,00175 / 0,0062 = 0,85 (ppm) Giới hạn định lượng CIP theo đường chuẩn là : LOQ = 10Sy / B = 10 . 0,00175 / 0,0062 = 2,82 (ppm) Như vậy kết quả thu được cho thấy độ hấp phụ quang phức của CIP và Fe(III) phụ thuộc rất tuyến tính vào nồng độ của CIP trong khoảng tuyến tính từ 5 – 110 ppm, lập đường chuẩn của CIP trong khoảng nồng độ từ 5 – 110 ppm và đánh giá hệ số A của phương trình hồi qui, kết quả cho thấy đồ thị biểu diễn bằng phần mềm Origin 6.0 thu được đường chuẩn thỏa mãn điều kiện của phân tích điện hóa (R = 0,9999), phương pháp không mắc sai số hệ thống. Chúng tôi sử dụng đường chuẩn này để xác định hàm lượng CIP trong mẫu dược phẩm bằng cả phương pháp thêm chuẩn và áp dụng vào đường chuẩn. 3.3 Xác định CIP trong mẫu thuốc bằng phương pháp trắc quang. Với qui trình phá mẫu và chuẩn bị mẫu từ hai loại thuốc dạng viên nén SPM, Ind và mẫu thuốc nhỏ mắt ED như trong phần điện hóa nhưng mẫu sử dụng trong quá trình đo quang là các mẫu SA1 (mẫu dùng cho quá trình đo điện là SA2 – được pha loãng tiếp từ mẫu SA1). Cách bước tiến hành: chuẩn bị một dãy gồm 6 bình 25ml: mỗi bình lấy 0,75ml thuốc thử + Vml dung dịch SA1 của dung dịch thuốc cần định lượng, sau đó thêm lần lượt vào 6 bình các thể tích dung dịch CIP 500ppm tăng dần, định mức 25ml bằng nước cất rồi tiến hành đo quang theo phương pháp thêm chuẩn. Dựng đường thêm chuẩn ngoại suy từ đồ thị ta xác định được nồng độ dung dịch Cx của dung dịch SA1 ban đầu trong 25ml, và tính được lượng CIP có trong dung dịch SA1 của mẫu thuốc rắn và nồng độ CIP trong mẫu SA1 của thuốc nhỏ mắt theo công thức (1) và (2) sau: Xác định CIP trong mẫu thuốc rắn SPM Tiến hành đo dãy 6 mẫu chuẩn bị như trên với thể tích mẫu SPM lấy ban đầu là 1,5ml ta thu được kết quả như sau: Vml thêm vào 0 0,5 1 1,5 2 2,5 DC (ppm) 0 10 20 30 40 50 A Lần 1 0,134 0,203 0,267 0,334 0,401 0,468 Lần 2 0,134 0,203 0,266 0,331 0,401 0,466 TB 0,134 0,203 0,266 0,333 0,401 0,467 Bảng 28: Xác định CIP trong mẫu thuốc rắn SPM bằng phương pháp trắc quang Hình 43: Đồ thị đường thêm chuẩn xác định CIP trong mẫu thuốc rắn SPM Các thông số máy: Parameter Value Error A 0,13452 0,001 B 0,00665 3,31149E-5 R SD N P 0,99995 0,00139 6 <0.0001 Hình 44: Đồ thị ngoại suy xác định nồng độ CIP của mẫu SPM Từ đường thêm chuẩn ở trên ngoại suy trên đồ thị và tính toán từ đường thêm chuẩn ta tính được nồng độ Cx của CIP từ mẫu thuốc SPM lúc đầu thêm vào là: X = |A / B| = 20,23 ppm = 0,242 Tra bảng ta có t(0,95;4) = 2,776 nên X ± t.SXE = 20,23 ± 0,242.2,776 = 20,23 ± 0,671 (ppm) Như vậy lượng CIP có trong 0,0252 g thuốc cân ban đầu xác định được theo công thức (1) là: So với hàm lượng được nhà sản xuất công bố trên nhãn thuốc là 500mg/viên thì khối lượng CIP trong 4 viên thuốc là 500.4 = 2000 mg = 2 gam. Như vậy hàm lượng CIP trong 1 viên thuốc tính theo công thức: Ứng với nhãn thuốc của nhà sản xuất hàm lượng này là: (2: 2,9544).100% = 67,7% Hàm lượng đo được là: (0,0169 : 0,0252).100% = 67,06% Như vậy quá trình xác định CIP trong mẫu thuốc SPM sai số về hàm lượng so với kết quả in trên nhãn là: Đánh giá độ thu hồi khi xác định mẫu thuốc rắn SPM bằng phương pháp thêm chuẩn với số liệu thu được từ bảng các giá trị thêm chuẩn ở trên ta có: Gọi Cx là nồng độ CIP của dung dịch SPM ban đầu chưa thêm CIP chuẩn và và Cs là nồng độ đã được thêm vào lượng dung dịch chuẩn DC sau đó. Ax và As là cường độ dòng trung bình của các dung dịch tương ứng. Ta có theo trên đã xác định được nồng độ Cx = 20,23 ppm à Cs = As.Cx / Ax Khi đó ta tính được lượng CIP thêm vào là DC’ = Cs – Cx (ppm) à Hiệu suất thu hồi là: H% = (DC’/ DC ) .100% Vậy áp dụng qui trình trên cho các nồng độ DC thêm vào khác nhau của các Cs ta thu được bảng kết quả sau: DC A Cx (ppm) Cs (ppm) Cs - Cx H% 0 0,134 20,23 30,65 10,42 104,17 10 0,203 20,23 40,16 19,93 99,64 20 0,266 20,23 50,27 30,04 100,14 30 0,333 20,23 60,54 40,31 100,77 40 0,401 20,23 70,50 50,27 100,55 50 0,467 20,23 30,65 10,42 104,17 Bảng 29: Độ thu hồi của quá trình xác định CIP trong mẫu thuốc rắn SPM Vậy độ thu hồi trung bình là: Htb = (å H)/5 = 101,05% Xác định CIP trong mẫu thuốc rắn Ind Tiến hành đo dãy 6 mẫu chuẩn bị như trên với thể tích dung dịch SA1 của thuốc Ind lấy ban đầu là 1,8 ml ta thu được kết quả như sau: Vml thêm vào 0 0,5 1 1,5 2 2,5 DC (ppm) 0 10 20 30 40 50 A Lần 1 0,156 0,223 0,285 0,351 0,423 0,487 Lần 2 0,158 0,221 0,291 0,355 0,421 0,491 TB 0,157 0,222 0,288 0,353 0,422 0,489 Bảng 30: Xác định CIP trong mẫu thuốc rắn Ind bằng phương pháp trắc quang Hình 45: Đồ thị đường thêm chuẩn xác định CIP trong mẫu thuốc Ind Các thông số: Parameter Value Error A 0,15571 0,00161 B 0,00633 5,31459E-5 R SD N P 0,99986 0,00222 6 <0.0001 Hình 46: Đồ thị ngoại suy xác định nồng độ CIP của mẫu Ind Từ đường thêm chuẩn ở trên ngoại suy trên đồ thị và tính toán từ đường thêm chuẩn ta tính được nồng độ Cx của CIP từ mẫu thuốc Ind lúc đầu thêm vào là: X = |A / B| = 24,60 ppm = 0,44 Tra bảng ta có t(0,95;4) = 2,776 nên X ± t.SXE = 24,6 ± 0,44.2,776 = 24,6 ± 1,22 (ppm) Như vậy lượng CIP có trong 0,0248 g thuốc cân ban đầu xác định được theo công thức (1) là: So với hàm lượng được nhà sản xuất công bố trên nhãn thuốc là 500mg/viên thì khối lượng CIP trong 4 viên thuốc là 500.4 = 2000 mg = 2 gam. Như vậy hàm lượng CIP trong 1 viên thuốc tính theo công thức: Ứng với nhãn thuốc của nhà sản xuất hàm lượng này là:(2: 2,9361).100% = 68,12% Hàm lượng đo được là: (0,0170 : 0,0248) . 100% = 68,54% Như vậy quá trình xác định CIP trong mẫu thuốc Ind sai số về hàm lượng so với kết quả in trên nhãn là: Đánh giá độ thu hồi khi xác định mẫu thuốc rắn Ind bằng phương pháp thêm chuẩn, tiến hành tương tự với mẫu thuốc SPM sử dụng bảng số liệu thu được từ bảng các giá trị thêm chuẩn ở trên của Ind ta có kết quả như sau: DC A Cx (ppm) Cs (ppm) Cs - Cx H% 0 0,157 24,6 10 0,22 24,6 34,47 9,87 98,71 20 0,281 24,6 44,03 19,43 97,15 30 0,343 24,6 53,74 29,14 97,14 40 0,408 24,6 63,93 39,33 98,32 50 0,475 24,6 74,43 49,83 99,65 Bảng 31: Độ thu hồi của quá trình xác định CIP trong mẫu thuốc rắn Ind Vậy độ thu hồi trung bình là: Htb = (å H)/5 = 98,20% Xác định CIP trong mẫu thuốc nhỏ mắt ED Tiến hành đo dãy 6 mẫu chuẩn bị như trên với thể tích dung dịch thuốc lỏng ED ban đầu lấy là 1,0 ml ta thu được kết quả như sau: Vml thêm vào 0 0,5 1 1,5 2 2,5 DC (ppm) 0 10 20 30 40 50 A Lần 1 0,139 0,200 0,258 0,326 0,391 0,452 Lần 2 0,135 0,201 0,263 0,324 0,391 0,458 TB 0,137 0,201 0,260 0,325 0,391 0,455 Bảng 32: Xác định CIP trong mẫu thuốc nhỏ mắt ED bằng phương pháp trắc quang Hình 47: Đồ thị đường thêm chuẩn xác định CIP trong mẫu thuốc ED Các thông số: Parameter Value Error A 0,1359 0,00152 B 0,00636 5,01698E-5 R SD N P 0,99988 0,0021 6 <0.0001 Hình 48: Đường thêm chuẩn xác định CIP trong mẫu thuốc nhỏ mắt ED Từ đường thêm chuẩn ở trên ngoại suy trên đồ thị và tính toán từ đường thêm chuẩn ta tính được nồng độ Cx của CIP từ mẫu thuốc SPM lúc đầu thêm vào là: X = |A / B| = 21,37 ppm = 0,39 Tra bảng ta có t(0,95;4) = 2,776 nên X ± t.SXE = 21,37 ± 0,39.2,776 = 21,37 ± 1,08 (ppm) Như vậy nồng độ CIP trong 4,2ml thuốc ban đầu xác định được theo công thức (2) là: So với hàm lượng được nhà sản xuất công bố trên nhãn thuốc là 3mg/ml hay nồng độ 3000 ppm thì quá trình xác định CIP trong mẫu thuốc nhỏ mắt ED mắc sai số về hàm lượng so với kết quả in trên nhãn là: Đánh giá độ thu hồi khi xác định mẫu thuốc lỏng ED bằng phương pháp thêm chuẩn. Tiến hành tương tự như khảo sát của các thuốc rắn ta thu được kết quả: DC A Cx (ppm) Cs (ppm) Cs - Cx H% 0 0,137 21,37 10 0,201 21,37 31,35 9,98 99,83 20 0,260 21,37 40,56 19,19 95,93 30 0,325 21,37 50,69 29,32 97,75 40 0,391 21,37 60,99 39,62 99,05 Bảng 33: Độ thu hồi của quá trình xác định CIP trong mẫu thuốc lỏng ED Vậy độ thu hồi trung bình là: Htb = (å H)/5 = 98,35 3.4 Kiểm chứng các kết quả xác định CIP bằng hai phương pháp Từ quá trình khảo sát trên ta có thể tóm tắt kết quả xác định hàm lượng CIP trong mẫu thuốc bằng hai phương pháp vào bảng sau: Mẫu thuốc Phương pháp Mẫu thuốc rắn SPM Mẫu thuốc rắn Ind Mẫu thuốc lỏng ED mCIP (g) S% H% mCIP (g) S% H% CCIP (ppm) S% H% Điện hóa 0,0172 0,81 98,75 0,0168 0,56 97,79 2981,15 0,63 98,06 Trắc quang 0,0169 0,94 101,05 0,0170 0,62 98,20 3180,00 6,00 98,35 Bảng 34: So sánh kết quả xác định CIP trong các mẫu thuốc bằng 2 phương pháp Như vậy ta thấy kết quả thu được ở hai phương pháp không chênh lệch nhiều, tuy nhiên trong mẫu thuốc lỏng thì phương pháp điện hóa cho sai số nhỏ hơn, điều này do độ hấp thụ quang trong dung dịch bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các ion khác trong dung dịch, do đó để xác định hàm lượng CIP bằng phương pháp trắc quang trong các đối tượng là dung dịch thì cần khảo sát nhiều hơn các yếu tố ảnh hưởng. Sự tương đương nhau giữa kết quả của hai phương pháp trên cho thấy quá trình nghiên cứu và xây dựng qui trình tương đối chính xác, không mắc phải sai số hệ thống. Như vậy đối với quá trình xác định hàm lượng CIP trong mẫu thuốc phương pháp von-ampe hòa tan hấp phụ cho độ nhạy cao hơn (giới hạn phát hiện và định lượng cỡ ppb) điều này là hoàn toàn phù hợp, phương pháp này thích hợp cho việc xác định lượng vết sự đào thải các hoạt chất có tính dược học thông qua mẫu sinh học. 3.5 Hướng phát triển của đề tài. Ứng dụng phương pháp điện hóa đặc biệt là phương pháp von-ampe hòa tan hấp phụ để định lượng hợp chất hữu cơ, đặc biệt là định lượng các loại dược phẩm tuy còn mới mẻ ở nước ta nhưng đã rất phổ biến trên thế giới. Đề tài trên đây là bước mở đầu trong ứng dụng định lượng lại thuốc, chúng tôi mong muốn phương pháp điện hóa nghiên cứu xác định CIP còn mở rộng hơn nữa trong các đối tượng khác như kiểm nghiệm sự bài tiết thuốc qua các mẫu sinh học: nước tiểu, máu … và ứng dụng cho việc xác định họ quinolone – họ kháng sinh liều cao được thay thế nhiều cho các kháng sinh dễ gây “chờn” thuốc. Phương pháp cũng hướng tới việc định lượng được đồng thời nhiều chất trong họ quinolone trong mẫu sinh học, điều này có ý nghĩa trong việc kiểm định lâm sàng và công nghiệp dược. KẾT LUẬN Như vậy trong luận văn này chúng tôi đã giải quyết được các vấn đề: Khảo sát điều kiện tối ưu xác định CIP trong dược phẩm bằng phương pháp von-ampe hòa tan hấp phụ trong nền đệm axetat 0,075M pH = 3,8 với các thông số máy xác định được là: Thế hấp phụ Thời gian cân bằng Tần số Biên độ xung -1,1V 15s 50Hz 0,05V Thời gian hấp phụ Tốc độ khấy Thời gian sục khí Kích cỡ giọt thủy ngân Bước thế 65s 2000rpm 300s 3 0,005V Xây dựng đường chuẩn xác định CIP trong khoảng nồng độ từ 0,01-0,22ppm với giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng cỡ ppb (LOD = 2,6ppb; LOQ=8,6ppb) chứng tỏ phương pháp đạt độ nhạy cao với CIP. Xác định CIP trong mẫu thuốc rắn SPM và Ind, mẫu thuốc lỏng ED cho sai số thấp, độ thu hồi cao, đường thêm chuẩn tuyến tính và giá trị R2 đạt yêu cầu phân tích. Tiến hành kiểm chứng bằng phương pháp trắc quang cho thấy kết quả xác định bằng phương pháp von-ampe hòa tan hấp phụ không sai khác nhiều thậm chí còn cho kết quả xác định CIP trong mẫu lỏng đạt kết quả chính xác hơn vì không bị ảnh hưởng bởi các ion kim loại trong khoảng thế khảo sát. Điều đó chứng tỏ qui trình xây dựng được có tính khoa học cao, cho kết quả gần như tương đương giữa hai cách làm. Kết quả thu được cũng cho thấy qui trình nghiên cứu trong luận văn là phù hợp với những tài liệu và công trình có liên quan đã được công bố trước đó trên thế giới. Như vậy phương pháp điện hóa nói chung và phương pháp von-ampe hòa tan hấp phụ nói riêng một lần nữa lại khẳng định tính hiệu quả trong việc phân tích các lượng nhỏ không chỉ đối với một số lượng lớn các ion kim loại nặng mà cả những hợp chất hữu cơ có hoạt tính sinh học. Đề tài nghiên cứu đóng góp vào việc phân tích định lượng lại CIP trong mẫu thuốc bằng một phương pháp nhanh và chính xác. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt A. K. Bapko, A.T. Pilipenco, Nguyễn Huyến (dịch), 1975, Phân tích trắc quang. Nhà xuất bản giáo dục. Nguyễn Thị Nga, 2009, Nghiên cứu xác định Trimethoprim trong dược phẩm bằng phương pháp von-ampe hòa tan hấp phụ, Luận án tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Nguyễn Thị Thanh Nhàn, 2007, Xác định Cloramphenicol bằng phương pháp cực phổ sóng vuông, Luận án tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Nguyễn Việt Huyến, 1999, Cơ sở các phương pháp phân tích điện hóa học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Phạm Luận, 1997, Chuẩn bị dung dịch trong hóa học phân tích. Tạ Thị Thảo, 2005, Bài giảng chuyên đề thống kê trong hóa phân tích, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Từ Vọng Nghi, Phạm Luận, Trần Chương Huyến, 1990, Một số phương pháp phân tích điện hóa hiện đại, Chương trình hợp tác KHKT Việt Nam – Hà Lan. Vũ Thị Tuyết, 2008, Nghiên cứu xác định Nipheđipin trong dược phẩm bằng phương pháp von-ampe hòa tan catot trên điện cực giọt thủy ngân treo, Luận án tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. http:/ www.thuocbietduoc.com.vn Tài liệu tiếng Anh Abdalla M. Abulkibash, Salah M. Sultan, Ablee M. Al-Olyan, Sheikha M. Al-Ghannam, 2003, Differential electrolysic potentiometric titration method for the determination of ciprofloxacin in drug formulations, Talanta, 61, pp. 239-244. Abdel Fatlah M. El Walily, Sacid F. Belal, Ranias Balery, 1996, Spectrophotometric and spectrofluorimetricestimation of ciprofloxacin and norfloxacin by terary complex formation with eosin and palladium (II), Journal of pharmaceutical and Biomedical Analysis, 14, pp. 561-569. A.M. Beltagi, 2003, Determination of the antibiotic drug pefloxacin in bulk form, tablets and human serum using square wave cathodic adsorptive stripping voltammetry, Journal of pharmaceutical and Biomedical Analysis, 31, pp. 1079-1088. A.M.Y Jaber, A. lounici, 1994, Polarographic behaviour determination of norfloxacin in tablets, Analytica Chimica Acta, 291, pp. 53-64. Anthony J. Scheaffer. MD, 2003, The Expanding Role of Fluoroquinolones. A. Navalân, R-Blanc, L. Reyes, N. Navas, JL Vílchez, 2002, Determination of the antibacterial enrofloxacin by differential pulse adsorptive stripping voltammetry, Analytica Chimica Acta, 454, pp. 83-91. Ali A. Ensaifi, T. Khayamian, M. Taei, 2009, Determination of ultra trace amount of enrofloxacin by adsorptive cathodic stripping voltammetry using copper (II) as an intermediate, Talanta, 78, pp. 942-948. A. Radi, Z. El-Sherif, 2002, Determination of levofloxacin in human urine by absorptive square-wave anodic stripping voltammetry on a glassy carbon electrode, Talanta, 58, pp. 319-324. Atsuhiro Mizuno, Toshihiko Uematsu, Mitsuy oshi Nakashima, 1994, Simultaneous determination of ofloxacin, norfloxacin and ciprofloxacin in human hair by hight performance liquid chromatography and fluorescence detection, Journal of Chromatography B, 653, pp. 187-193. Fakhr Eldin 0. Suliman, Salah M. Sultan, 1996, Sequential injection technique employed for stoichiometric studies, optimization and quantitative determination of some fluoroquinolone antibiotics complexed with iron(II1) in sulfuric acid media, Talanta , 43, pp. 559-568. Gerong Zhou, Jing hao Pan, 1995, Polarographic and voltammetric behavious of ciprofloxacin and its analytical application, Analytica Chimica Acta, 307, pp. 49-53. Hag Nawaz, Sakandar Rauf, Kalsoom Akhtar, Ahmad M. Khalid, 2006, Electrochemical DNA biosensor for the study of ciprofloxacin – DNA interaction, Analytical Biochemistry, 354, pp. 28 – 34. H. Avsec and Sgomiscek, 1992, A study of the prospects for a ciprofloxacin PVC coated wire ion-selective electrode besed on 4-quinolones, Analytica Chimica Acta, Elsevier Science publishers BV, Amsterdam, pp. 307-309. JP hart, 1986, Polarographic and voltammetric techniques and their application to the determination of vitamin and coenzymes, Trends in analytical chemistry. J. Volke,1983 ,492-Polarographic and voltammetric methods in pharmaceutical chemistry and pharmacology, Bioelectrochemistry and Bioenergetics, 10, pp. 7-23. Lorena Fratini, Elfrides E.S. Schapoval,1996 , Ciprofloxacin determination by visible light spectrophotometry using iron(III)nitrate, International Journal Of Pharmaceutics, 127, pp. 279-282 M. Rizk, F. Belal, F.A. Aly, N.M. El-Enany, 1998, Differential pulse polarographic determination of ofloxacin in pharmaceuticals and biological fluids, Talanta, 46, pp. 83-89. Nagwa Abo, El-Maali, 2004, Voltammetric analysis of drugs, Bioelectrochemistry, 64, pp. 99-107. P.M Bersier, 1983, Application of polarographic and voltammetiy to drug analysis in industry, Journal of pharmaceutical and Biomedical Analysis, 4, pp. 475-490. Predrag Djurdjevic´, Milena Jelikic´ Stankov , Jadranka Odovic, 2000, Study of solution equilibria between iron(III) ion and ciprofloxacin in pure nitrate ionic medium and micellar medium, Polyhedron ,19, pp. 1085–1096 P. Solich, M. Polasek, J. Klimundova, J. Ruzicka, 2003, Sequentical injection technique applied to pharmaceutical analysis, Trends in analytical chemistry, 7, vol.2. Ralf Stahl mann, 2002, Clinical toxicological aspects of fluoroquinolones, Toxicology letters, 127, pp. 269-277. Rodica E. Ionescu, Nicole Jaffrezic-Renault, Laurent Bouffier, Chantal Goudran, Serge Cosnier, Daniel G. Pinacho, M-Pilar Marco, Francisco J. Sanchez-Thomas Healy, Claude Martelet, 2007, Impedimetric immunosensor for the specific label free detection of ciprofloxacin antibiotic, Biosensor and Bioelectronics, 23, pp. 549-555. Samia Mostafa, Mohamed El-Sadek , Esmail Awad Alla, 2002, Spectrophotometric determination of ciprofloxacin, enrofloxacin and pefloxacin through charge transfer complex formation, Journal of Pharmaceutical and Biomedical Analysis, 27 , pp. 133–142. Šebojka Komorsky-Lovri´c, Biljana Nigovi´c, 2004, Identification of 5-aminosalicylic acid, ciprofloxacin and azithromycin by abrasive stripping voltammetry, Journal of Pharmaceutical and Biomedical Analysis 36 , pp. 81–89 Tadashi Ohkubo”, Masakiyo Kudo and Kazunobu Sugawara, 1992, Determination of ofloxacin in human serum by highperformance liquid chromatography with column switching, Journal of Chromatography, 573 , pp. 289-293 Yongnian Ni, Yuerong Wang, Serge Kokot, 2006, Simultaneous determination of three fluoroquinolones by linear sweep stripping voltammetry with the aid of chemometrics, Talanta, 69 , pp. 216–225

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van Thu Thuy.doc
Tài liệu liên quan