Đề tài Nghiên cứu, xây dựng điều chỉnh phân vùng môi trường tiếp nhận khí thải và nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Tác giả: Ths. Cáp Trương Quốc Hiếu (GVHD), Trần Thanh Quang (SVTH) Loại tài liệu: Báo cáo NCKH + Bài báo NCKH Sơ lược: Nghiên cứu, xây dựng điều chỉnh phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai để: - Đáp ứng yêu cầu thực hiện các văn bản của pháp luật nhằm ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường; - Giải quyết cơ bản tình trạng suy thoái môi trường tại các khu công nghiệp, khu đô thị và nông thôn trong tỉnh; - Từng bước cải thiện chất lượng môi trường; - Phục vụ cho công tác nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động quản lý môi trường, làm cơ sở cho các chương trình phòng ngừa và kiểm soát chặt chẽ để không xảy ra các hiện tượng ô nhiễm cho môi trường cục bộ ở khu vực đô thị, công nghiệp, nông thôn.

pdf65 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1987 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu, xây dựng điều chỉnh phân vùng môi trường tiếp nhận khí thải và nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm lượng DO trung bình năm 2004 và 2008 chưa đạt tiêu chuẩn cho phép, hàm lượng DO năm 2005 đến 2007 đạt tiêu chuẩn cho phép. - Hàm lượng BOD5 giai đoạn 05năm 2004 – 2008: hàm lượng BOD5 trung bình 05 năm đều xấp xỉ và vượt nhẹ so với tiêu chuẩn cho phép. Trong đó, hàm lượng BOD5 trung bình năm 2005 và 2006 có giá trí cao hơn 3 năm còn lại. - Hàm lượng COD giai đoạn 05 năm 2004 – 2008: chỉ có hàm lượng COD trung bình năm 2006 và năm 2008 đạt tiêu chuẩn cho phép, các năm còn lại hàm lượng COD trung bình đều vượt nhẹ so với tiêu chuẩn cho phép. * Diễn biến các chất dinh dưỡng: - Hàm lượng Amonia: N-NH3 giai đoạn 05 năm 2004 – 2008: hàm lượng N- NH3 trung bình từ năm 2004 đến năm 2008 đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Trong đó, 2 năm (2004, 2005) hàm lượng N- NH3 trung bình rất cao, vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép, 3 năm còn lại (2006, 2007, 2008) hàm lượng N-NH3 có chiều hướng tăng dần từ năm 2006 đến 2008. - Hàm lượng nitrit N-NO2 giai đoạn 05 năm 2004 – 2008: năm 2007 hàm lượng N-NO2 trung bình vượt tiêu chuẩn cho phép, 4 năm còn lại hàm lượng N-NO2 đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Biểu đồ 2.5: Diễn biến hàm lượng DO Hồ Trị An từ năm 2004 - 2008 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ quan trắc năm 2008) Biểu đồ 2.6: Diễn biến hàm lượng COD Hồ Trị An từ năm 2004 - 2008 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ quan trắc năm 2008) Diễn biến hàm lượng DO từ năm 2004-2008 5,8 6,5 6,1 6,2 5,7 5,2 5,4 5,6 5,8 6 6,2 6,4 6,6 2004 2005 2006 2007 2008 mg/L DO TCVN 5942:1995, cột A Diễn biến hàm lượng COD từ năm 2004-2008 11 10 8 12 9 0 2 4 6 8 10 12 14 2004 2005 2006 2007 2008 mg/L COD TCVN 5942:1995, cột A 29 - Hàm lượng nitrat N-NO3 giai đoạn 05 năm 2004 – 2008: hàm lượng N-NO3 trung bình tại các vị trí quan trắc trên hồ Trị An đều có hàm lượng N-NO3 đạt tiêu chuẩn cho phép. * Diễn biến tổng chất rắn lơ lững (TSS) giai đoạn 05 năm 2004 – 2008: trong 2 năm (2004, 2006) hàm lượng TSS trung bình đạt tiêu chuẩn cho phép, 3 năm còn lại hàm lượng TSS trung bình đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng TSS có chiều hướng tăng dần từ năm 2006 đến 2008. * Diễn biến sắt: Hàm lượng Fe trung bình tăng dần từ năm 2004 đến năm 2008 (hàm lượng Fe trung bình 05 năm dao động từ 0,94 mg/l đến 2,42 mg/l). * Diễn biến Coliform: Hàm lượng Coliform từ năm 2004 – 2008 trung bình dao động từ 372 – 2.888 MPN/100ml và có xu hướng tăng dần nhưng vẫn đạt tiêu chuẩn cho phép. * Diễn biến các chất nguy hại: - Các năm 2004, 2005, 2006, 2008 các thông số kim loại nặng, phenol, CN-, thuốc bảo vệ thực vật đều đạt tiêu chuẩn cho phép. - Trong năm 2007 đã phát hiện hàm lượng phenol vượt tiêu chuẩn cho phép. Biểu đồ 2.7: Diễn biến hàm lượng BOD5 Hồ Trị An từ năm 2004 - 2008 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ quan trắc năm 2008) Biểu đồ 2.8:Diễn biến hàm lượng TSS Hồ Trị An từ năm 2004 - 2008 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ quan trắc năm 2008) Diễn biến hàm lượng BOD5 từ năm 2004-2008 4 5 5 4 4 0 1 2 3 4 5 6 2004 2005 2006 2007 2008 mg/L BOD5 TCVN 5942:1995, cột A Diễn biến hàm lượng TSS từ năm 2004-2008 17 25 15 30 37 0 5 10 15 20 25 30 35 40 2004 2005 2006 2007 2008 mg/L TSS TCVN 5942:1995, cột A 30 2.2. Môi trường không khí các khu công nghiệp 2.2.1. Khu công nghiệp Biên Hòa 1 - Diễn biến nồng độ bụi trung bình từ năm 2004-2008 dao động từ 0,09-0,26 mg/m3, đều đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép, chỉ có năm 2005 nồng độ vượt nhẹ so với tiêu chuẩn cho phép. Nguyên nhân do ngay tại thời điểm quan trắc năm 2005 vận tốc gió dao động lớn 0,3-5,7 m/s, nhiệt độ trung bình 33,9 oC, độ ẩm 66,3 %, các điều kiện khí tượng trên làm gia tăng lượng bụi trong không khí, các năm còn lại điều kiện khí tượng đều giảm. - Nồng độ bụi năm 2008 so với năm 2004 tăng 2,9 lần, giảm nhẹ so với năm 2006-2007, giảm 1,4 lần so với năm 2005. - Diễn biến các thông số SO2, NO2 và CO từ năm 2004-2008 tương đối tốt, với nồng độ đều có chiều hướng giảm dần. - Đặc biệt nồng độ CO giảm mạnh, từ năm 2004-2008 dao động trong khoảng 1,86- 39,4 mg/m3 , năm 2008 giảm 21 lần so với năm 2004, giảm 8,8 lần so với năm 2005, giảm 11 lần so với năm 2006 và giảm 1,6 lần so với năm 2007. 2.2.2. Khu công nghiệp Biên Hòa 2 - Kết quả quan trắc từ năm 2004-2008, nồng độ bụi dao động từ 0,09-0,33 mg/m3, chỉ có năm 2007 nồng độ vượt nhẹ so với tiêu chuẩn Biểu đồ 2.9: Biểu đồ biểu diễn nồng độ bụi tại KCN Biên Hòa 1 từ năm 2004 - 2008 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ quan trắc năm 2008) Biểu đồ 2.10: Biểu đồ biểu diễn nồng độ bụi tại KCN Biên Hòa 2 từ năm 2004 - 2008 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ quan trắc năm 2008) Biểu đồ biểu diễn nồng độ bụi tại KCN Biên Hòa 1 từ năm 2004-2008 0,09 0,36 0,25 0,28 0,26 0,00 0,10 0,20 0,30 0,40 0,50 2004 2005 2006 2007 2008 Năm Mg/m3 Bụi TCVN 5937:2005 Biểu đồ biểu diễn nồng độ bụi tại KCN Biên Hòa 2 từ năm 2004-2008 0,16 0,20 0,09 0,33 0,22 0,00 0,10 0,20 0,30 0,40 0,50 2004 2005 2006 2007 2008 Năm Mg/m3 Bụi TCVN 5937:2005 31 Biểu đồ biểu diễn nồng độ bụi tại KCN Amata từ năm 2004-2008 0,09 0,12 0,08 0,05 0,00 0,10 0,20 0,30 0,40 0,50 2004 2005 2006 2007 2008 Năm Bụi TCVN 5937:2005 môi trường cho phép, nguyên nhân do ngay tại thời điểm quan trắc năm 2007 các điều kiện khí tượng về vận tốc gió, nhiệt độ, độ ẩm đều cao, phần nào ảnh hưởng đến kết quả quan trắc. - Nồng độ bụi năm 2008 tuy có giảm 1,5 lần so với năm 2007, nhưng vẫn tăng so với năm 2004-2006. - Kết quả quan trắc nồng độ SO2, NO2 và CO từ năm 2004-2008 có chiều hướng tốt, với diễn biến nồng độ giảm dần. Đặc biệt là nồng độ CO giảm mạnh, nồng độ CO năm 2008 so với năm 2004 giảm 9,4 lần, so với năm 2005 giảm 3,2 lần, so với năm 2006 giảm 1,3 lần, giảm 1,9 lần so với năm 2007. 2.2.3. Khu công nghiệp AMATA - Kết quả quan trắc cho thấy nồng độ bụi trung bình từ năm 2004-2008 đều đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép, ngoại trừ nồng độ bụi năm 2006 vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép 2 lần. Năm 2008 nồng độ bụi giảm 9,3 lần so với năm 2006, giảm nhẹ so với các năm 2004, 2005, 2007. Nồng độ CO giảm 11,5 lần so với năm 2004, giảm nhẹ so với các năm 2005-2007. - Nồng độ các thông số SO2, NO2, CO từ năm 2004-2008 có diễn biến theo chiều hướng tốt, với nồng độ đều thấp và đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép. Biểu đồ 2.11: Biểu đồ biểu diễn nồng độ bụi tại KCN AMATA từ năm 2004 - 2008 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ quan trắc năm 2008) 32 2.2.4. Khu công nghiệp Loteco - Nồng độ các thông số bụi, SO2 , NO2 và CO từ năm 2004-2008 có diễn biến theo chiều hướng tốt dần. Đặc biệt nồng độ CO giảm mạnh, năm 2008 giảm so với năm 2004 là 11 lần, giảm 4,2 lần so với các năm 2005, giảm 1,5 lần so với năm 2006 và giảm nhẹ so với năm 2007. 2.2.5. Khu công nghiệp Tam Phước - Kết quả cho thấy nồng độ bụi từ năm 2005-2008 đều đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép, ngoại trừ nồng độ năm 2006 vượt tiêu chuẩn 1,4 lần. Nguyên nhân do điều kiện khí tượng hướng gió, vận tốc gió, nhiệt độ, độ ẩm phần nào ảnh hưởng đến kết quả quan trắc, ngay tại thời điểm thu mẫu năm 2006. - Nồng độ năm 2008 giảm 2,3 lần so với năm 2005, giảm 3,2 lần so với năm 2006, giảm 1,6 lần so với năm 2007. - Nồng độ SO2 và NO2 và CO từ năm 2005-2008 có diễn biến theo chiều hướng tốt, với nồng độ giảm dần. 2.2.6. Khu công nghiệp Sông Mây - Kết quả quan trắc từ năm 2004-2008 các thông số bụi, SO2, NO2 và CO đều có diễn biến theo chiều hướng tốt, với nồng độ giảm dần. Đặc biệt là nồng độ CO giảm mạnh, giảm từ 8,7-1,6 lần từ năm 2004-2008. Biểu đồ 2.12: Biểu đồ biểu diễn nồng độ bụi tại KCN Loteco từ năm 2004 - 2008 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ quan trắc năm 2008) Biểu đồ 2.13: Biểu đồ biểu diễn nồng độ bụi tại KCN Sông Mây từ năm 2004 - 2008 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ quan trắc năm 2008) Biểu đồ biểu diễn nồng độ CO tại KCN Loteco từ năm 2004-200835,08 13,29 4,84 2,60 3,19 0 5 10 15 20 25 30 35 2004 2005 2006 2007 2008 Năm Mg/m3 CO TCVN 5937:2005 Biểu đồ biểu diễn nồng độ CO tại KCN Sông Mây từ năm 2004-2008 15,46 7,47 4,52 2,92 1,78 0 5 10 15 20 25 30 35 2004 2005 2006 2007 2008 Năm Mg/m3 CO TCVN 5937:2005 33 2.2.7. khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 – Lộc Khang - Nồng độ bụi, và CO từ năm 2007 và 2008 đều đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép, tuy nhiên kết quả cho thấy năm 2008 có chiều hướng tăng nhẹ so với năm 2007, nhưng đều đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép. - Nồng độ SO2, NO2 có chiều hướng giảm nhẹ so với năm 2007 và đều đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép. 2.2.8. Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 - Nồng độ các thông số môi trường đặc trưng năm 2008 đều giảm so với các năm từ 2005-2007. Đặc biệt nồng độ CO năm 2008 giảm mạnh, giảm 23 lần so với năm 2005, giảm 2,5 lần so với năm 2006 và giảm 16,7 lần so với năm 2007. 2.2.9. Khu công nghiệp Nhơn Trạch 5 - Kết quả quan trắc từ năm 2005-2008 cho thấy nồng độ bụi đều đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép, ngoại trừ nồng độ bụi năm 2007 vượt nhẹ so với tiêu chuẩn môi trường cho phép. - Nồng độ các thông số SO2, NO2, và CO từ năm 2005-2008 có diễn biến theo chiều hướng tốt và đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép. Biểu đồ 2.14: Biểu đồ biểu diễn nồng độ bụi tại KCN Nhơn Trạch 3 từ năm 2005 - 2008 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ quan trắc năm 2008) Biểu đồ 2.15: Biểu đồ biểu diễn nồng độ bụi tại KCN Nhơn Trạch 5 từ năm 2005 - 2008 Biểu đồ biểu diễn nồng độ bụi tại KCN Nhơn Trạch 5 từ năm 2005-2008 0,10 0,16 0,33 0,15 0,00 0,10 0,20 0,30 0,40 0,50 2005 2006 2007 2008 Năm Mg/m3 Bụi TCVN 5937:2005 Biểu đồ biểu diễn nồng độ CO tại KCN Nhơn Trạch 3 từ năm 2005-2008 27,24 3,00 19,60 1,17 0 5 10 15 20 25 30 35 2005 2006 2007 2008 Năm Mg/m3 CO TCVN 5937:2005 34 2.2.10. Khu công nghiệp Định Quán - Kết quả quan trắc từ năm 2005-2008 cho thấy diễn biến nồng độ các thông số môi trường đặc trưng có chiều hướng tốt, với nồng độ bụi, SO2, NO2 và CO đều giảm dần. Nguyên nhân do KCN Định Quán hiện có rất ít dự án hoạt động, các điều kiện như lưu lượng xe ra vào KCN, lượng phát thải các nhà máy … ít làm ảnh hưởng môi trường không khí tại khu vực này. 2.2.11. Khu công nghiệp Ông Kèo - Chất lượng không khí KCN Ông Kèo năm 2008 có chiều hướng tốt hơn so với năm 2005, với nồng độ các thông số đặc trưng bụi, SO2, NO2, CO năm 2008 đều giảm. Nguyên nhân do ngay tại thời điểm quan trắc năm 2008, các điều kiện về khí tượng như hướng gió, vận tốc gió, nhiệt độ, độ ẩm đều thấp hơn so với năm 2005, phần nào làm giảm lượng bụi tại khu vực này so với năm 2005. 2.2.12. Khu công nghiệp Long Thành - Kết quả quan trắc nồng độ bụi trung bình từ năm 2005-2008 đều đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép, ngoại trừ nồng độ năm 2006 vượt 1,4 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Nồng độ năm 2008 giảm 2,5 lần so với năm 2005, giảm 3,5 lần so với năm 2006 và giảm 2 lần so với năm 2007. - Nồng độ các thông số SO2, NO2 và CO từ năm 2005-2008 có chiều hướng giảm dần và đều đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép. Biểu đồ 2.16: Biểu đồ biểu diễn nồng độ bụi tại KCN Long Thành từ năm 2005 - 2008 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ quan trắc năm 2008) Biểu đồ biểu diễn nồng độ bụi tại KCN Long Thành từ năm 2005-2008 0,30 0,42 0,25 0,12 0,00 0,10 0,20 0,30 0,40 0,50 2005 2006 2007 2008 Năm Mg/m3 Bụi TCVN 5937:2005 35 2.2.13. Khu công nghiệp Gò Dầu - Kết quả quan trắc từ năm 2004-2008 nồng độ bụi trung bình đều đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép, nồng độ năm 2008 có biểu hiện tăng nhẹ so với các năm khác. - Nồng độ SO2 và NO2 và CO từ năm 2004-2008 có diễn biến theo chiều hướng giảm nhẹ. 2.2.14. Khu công nghiệp Nhơn Trạch 1 - Kết quả quan trắc từ năm 2004-2008 các thông số bụi, CO, SO2, NO2 đều đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép, và có chiều hướng tốt dần. Riêng nồng độ CO giảm mạnh từ năm 2004 đến năm 2008, nồng độ năm 2008 giảm 22,7 lần so với năm 2004, giảm 3,7 lần so với năm 2005, giảm 2,3 lần so với năm 2006, giảm 7 lần so với năm 2007. Biểu đồ 2.17: Biểu đồ biểu diễn nồng độ bụi tại KCN Gò Dầu từ năm 2004 - 2008 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ quan trắc năm 2008) Biểu đồ 2.18: Biểu đồ biểu diễn nồng độ CO tại KCN Nhơn Trạch 1 từ năm 2004 - 2008 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ quan trắc năm 2008) Biểu đồ biểu diễn nồng độ CO tại KCN Nhơn Trạch 1 từ năm 2004-2008 31,50 5,12 3,12 9,84 1,39 0 5 10 15 20 25 30 35 2004 2005 2006 2007 2008 Năm Mg/m3 CO TCVN 5937:2005 Biểu đồ biểu diễn nồng độ bụi tại KCN Gò Dầu từ năm 2004-2008 0,23 0,20 0,17 0,16 0,23 0,00 0,10 0,20 0,30 0,40 0,50 2004 2005 2006 2007 2008 Năm Mg/m3 Bụi TCVN 5937:2005 36 2.2.15. Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Kết quả quan trắc các thông số môi trường đặc trưng bụi, CO, SO2 và NO2 từ năm 2005-2008 có chiều hướng tốt, với nồng độ giảm dần và đều đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép. 2.2.16. Khu công nghiệp Hố Nai - Kết quả quan trắc từ năm 2004-2008, nồng độ các thông số bụi, SO2 và NO2 có chiều hướng giảm dần. Riêng nồng độ CO giảm mạnh, giảm 28 lần so với năm 2004, giảm 4 lần so với năm 2005, giảm 13 lần so với năm 2006 và so với năm 2007 giảm 2,5 lần. 2.2.17. Khu công nghiệp Bàu Xéo - Nồng độ trung bình các thông số bụi, CO, SO2 và NO2 từ năm 2005-2008 đều đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép. Tuy nhiên nồng độ năm 2008 giảm nhẹ so với năm 2005 nhưng lại tăng 2,3 lần so với năm 2007. 2.2.18. Khu công nghiệp Thạnh Phú - Nồng độ trung bình các thông số bụi, CO, SO2 và NO2 từ năm 2005-2008 đều đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép. Nồng độ bụi năm 2008 có biểu hiện tăng nhẹ so với các năm khác. 2.2.19. Khu công nghiệp An Phước - Nhìn chung qua kết quả quan trắc từ năm 2005-2008 chất lượng không khí tại khu công nghiệp An Phước có diễn biến tốt, với nồng độ trung bình các thông số môi trường đặc trưng bụi, SO2, NO2 và CO đều đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép. 2.2.20. Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 – Nhơn Phú - So với năm 2007 nồng độ bụi và CO năm 2008 giảm mạnh, bụi giảm 4,2 lần, CO giảm 3,9 lần. Nồng độ SO2 và NO2 giảm nhẹ so với năm 2007. Biểu đồ 2.19: Biểu đồ biểu diễn nồng độ bụi tại KCN Bàu Xéo từ năm 2006 - 2008 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ quan trắc năm 2008) Biểu đồ biểu diễn nồng độ bụi tại KCN Bàu Xéo từ năm 2004-2008 0,27 0,10 0,23 0,00 0,10 0,20 0,30 0,40 0,50 2005 2007 2008 Năm Mg/m3 Bụi TCVN 5937:2005 37 2.2.21. Khu công nghiệp Nhơn Trạch 6 - So với kết quả quan trắc năm 2007, nồng độ các thông số môi trường đặc trưng bụi, SO2, NO2 và CO năm 2008 có chiều hướng tốt dần với nồng độ đều giảm nhẹ. 2.2.22. Khu công nghiệp Vinatex Tân Tạo - Diễn biến nồng độ các thông số bụi, SO2, NO2 và CO từ năm 2005-2008 có chiều hướng tốt với nồng độ giảm dần và đều đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép. Đặc biệt nồng độ CO năm 2008 giảm mạnh so với năm 2006 21,6 lần, giảm 5,5 lần so với năm 2005, giảm 2,2 lần so với năm 2007. 2.2.23. Khu công nghiệp Xuân Lộc - Chất lượng không khí tại khu vực khu công nghiệp Xuân Lộc có diễn biến theo chiều hướng tốt từ năm 2005-2008. So với năm 2005 và 2007 nồng độ bụi, SO2, NO2 và CO năm 2008 có xu hướng giảm dần. Đặc biệt nồng độ CO năm 2008 giảm 7,52 lần so với năm 2005, giảm 2,2 lần so với năm 2007. Biểu đồ 2.20: Biểu đồ biểu diễn nồng độ bụi tại KCN Nhơn Trạch 6 từ năm 2007 - 2008 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ quan trắc năm 2008) Biểu đồ 2.21: Biểu đồ biểu diễn nồng độ CO tại KCN Xuân Lộc từ năm 2006 - 2008 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ quan trắc năm 2008) Biểu đồ biểu diễn nồng độ bụi tại KCN Nhơn Trạch 6 từ năm 2007-2008 0,154 0,038 0,00 0,10 0,20 0,30 0,40 0,50 2007 2008 Năm Mg/m3 Bụi TCVN 5937:2005 Biểu đồ biểu diễn nồng độ CO tại KCN Xuân Lộc từ năm 2005-2008 9,40 2,80 1,25 0 5 10 15 20 25 30 35 2005 2007 2008 Năm Mg/m3 CO TCVN 5937:2005 38 2.3. Kết Luận ™ Nước mặt Qua các kết quả tìm hiểu cho thấy chất lượng nước mặt qua các năm có biểu hiện suy giảm, môi trường nước chủ yếu bị ô nhiễm do các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, Fe tổng, TSS và coliform đều có nồng độ vượt tiêu chuẩn cho phép. - Sông Đồng Nai: các lưu vực đã bị ô nhiễm do các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng, Fe tổng, TSS và Coliform. Ô nhiễm do Fe tổng và TSS xảy ra vào mùa mưa. Nguyên nhân do các hoạt động nuôi cá bè trên sông Đồng Nai, nước thải đô thị (Thành phố Biên Hòa), KCN và các công ty chưa xử lý đạt tiêu chuẩn thải vào. - Sông Thị Vải chất lượng môi trường nước sông Thị Vải vẫn còn bị ô nhiễm nghiêm trọng Hiện tượng phú dưỡng hóa đang xảy ra, phổ biến là ô nhiễm vi sinh và ô nhiễm hữu cơ cao. Tuy nhiên, sông Thị Vải trong thời gian gần đây có mức độ ô nhiễm nguồn nước sông đã được phần nào cải thiện thông qua hàm lượng chỉ thị các chất thải hữu cơ và vi sinh đã giảm đáng kể. Thông số BOD5 sau lũ lụt đã giảm 11,6%; Thông số COD đã giảm 13,9%; Thông số N-NH3 đã giảm 24,8% và Hàm lượng vi khuẩn Coliform đã giảm 41,8%. - Sông La Ngà: môi trường nước sông các khu vực quan trắc đã bị ô nhiễm do các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng, Fe tổng, Coliform. Một số khu vực còn bị ô nhiễm do TSS. Trong các dạng ô nhiễm này, ô nhiễm do các chất hữu cơ xuất hiện nhiều nhất và có xu hướng giảm dần về phía hạ lưu- Sông Buông: môi trường nước các khu vực quan trắc đã bị ô nhiễm do các chất dinh dưỡng, Fe tổng và Coliform. Trong đó, ô nhiễm do Coliform là nhiều nhất về mức độ và về tỷ lệ xuất hiện. Qua kết quả các năm quan trắc cho thấy ô nhiễm do Coliform gặp ngày càng nhiều. Các dạng ô nhiễm khác đều không thay đổi hoặc có xu hướng giảm. - Các hồ: + Hồ Trị An: chất lượng môi trường nước hồ Trị An vẫn đạt yêu cầu cấp nước sinh hoạt theo TCVN 5942: 2005, cột A. Tuy nhiên, chất lượng nước hồ chịu tác động mạnh của việc nuôi cá bè và Công ty men thực phẩm Mauri La Ngà, công ty cổ phần mía đường La Ngà và các hoạt động khác ở khu vực xung quanh hồ. 39 + Hồ Cầu Mới 1 (tuyến 5) và hồ Cầu Mới 2 (tuyến 6): khu vực hai hồ này đã bị ô nhiễm do các tác nhân: các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng, Fe tổng, Coliform. Trong các dạng ô nhiễm trên, ô nhiễm do các chất dinh dưỡng (N-NH3) là nhiều nhất về mức độ cũng như về tỷ lệ xuất hiện. Ô nhiễm do Coliform chỉ xuất hiện với tỷ lệ thấp. + Các hồ khác như hồ Sông Mây, hồ Thanh Niên, hồ Núi Le, hồ Đa Tôn, hồ Long Ẩn, hồ Gia Ui có chất lượng nước sử dụng nước với mục đích cấp nước sinh hoạt đã bị ô nhiễm do các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng, TSS, Fe tổng và Coliform. + Đối với các hồ sử dụng nước với mục đích bảo vệ đời sống thuỷ sinh (hồ Đa Tôn, hồ Long Ẩn) cũng đã bị ô nhiễm do TSS và Coliform. Tuy nhiên, ô nhiễm hai dạng này chỉ xuất hiện với tỷ lệ thấp. ™ Không khí Chất lượng không khí trên địa bàn tỉnh qua các năm biểu hiện ô nhiễm cục bộ một vài nơi tại các thời điểm khác nhau, chủ yếu là ô nhiễm bụi, CO với nồng độ tăng cao vào các tháng mùa khô và giảm dần vào các tháng mùa mưa. Nồng độ SO2 và CO2 vẫn nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép. . Nhìn chung chất lượng không khí tại khu vực các khu công nghiệp từ năm 2004-2008 được cải thiện theo chiều hướng tốt, với nồng độ các thông số môi trường đặc trưng bụi, CO, SO2 và NO2 đều giảm. 40 Chương 3 HIỆN TRẠNG PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI VÀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI Trước thực trạng suy giảm chất lượng môi trường và ô nhiễm cục bộ tại các KCN, KDC và để áp dụng Luật Bảo vệ môi trường, các TCVN, QCVN trên địa bản tỉnh Đồng Nai. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã ra Quyết định số 65/2007/QĐ- UBND ngày 11 tháng 12 năm 2007 về việc phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai dựa trên cơ sở Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường và theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại tờ trình số 887/TTr- ngày 20 tháng 11 năm 2007. Phân vùng môi trường này dành cho hai đối tượng chính môi trường nước mặt và không khí. Trong đó, phân vùng môi trường tiếp nhận nước dựa trên hai hình thái dòng chảy động và tĩnh tương ứng với sông, suối và hồ. 41 3.1. Phân vùng môi trường các nguồn nước mặt để tiếp nhận các nguồn nước thải công nghiệp[4] 3.1.1. Phân vùng môi trường các sông, suối Bảng 3.1: Bảng phân vùng môi trường các sông, suối STT Tên sông, suối, rạch Lưu lượng dòng chảy Qtb (m3/s) Tiêu chuẩn áp dụng TCVN 5945:2005 1 Sông Đồng Nai (Đoạn từ Nam Cát Tiên đến xã Ngọc Định) 346,86 A 2 Sông Đồng Nai (Đoạn từ nhà máy thủy điện Trị An đến dưới hợp lưu cù lao Ba Xê với khoảng cách 500m) 770,65 A 3 Sông Đồng Nai (Đoạn từ dưới hợp lưu cù lao Ba Xê với khoảng cách 500m đến hạ lưu sông Đồng Nai) >770 A 2 Sông La Ngà 186,00 A 3 Sông Bé (đoạn qua tỉnh Đồng Nai) 255,47 A 42 4 Sông Thao 7,07 B 5 Sông Ray (đoạn qua tỉnh Đồng Nai) 14,41 B 6 Suối Gia Ui (thượng nguồn sông Dinh) 5,90 B 7 Suối Cả (thượng nguồn sông Thị Vải) 11,79 B 8 Sông Buông >200 B 9 Sông Thị Vải 243 B 10 Sông Đồng Hưu 1,49 B 11 Sông Lòng Tàu 43,11 B 12 Suối Nước Trong 4,66 B (Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai “Quyết định 65/2007/QĐ-UBND”) 43 3.1.2. Phân vùng môi trường hồ Bảng 3.2: Bảng phân vùng môi trường các hồ STT Tên hồ Địa điểm (thành phố, thị xã/huyện) Dung tích V(106.m3) Tiêu chuẩn áp dụng TCVN 5945:2005 1 Hồ Trị An Định Quán, Tân Phú, Vĩnh Cửu 2.765 A 2 Hồ Đa Tôn Tân Phú 19,0 B 3 Hồ Bà Hào Vĩnh Cửu 2,8 B 4 Hồ Mo Nang Vĩnh Cửu 1,0 B 5 Hồ Núi Le Xuân Lộc 3,5 A 6 Hồ Gia Ui Xuân Lộc 10,8 A 7 Hồ Suối Vọng Cẩm Mỹ 4,0 B 8 Hồ Suối Đôi 3 Cẩm Mỹ 12,0 B 9 Hồ Sông Mây Trảng Bom 14,8 A 10 Hồ Bà Long Trảng Bom 1,2 B 11 Hồ Suối Dầm Trảng Bom 1,2 B 12 Hồ Cầu Mới - Tuyến V - Tuyến VI Cẩm Mỹ và Long Thành 9,0 21,0 A A (Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai “Quyết định 65/2007/QĐ-UBND”) 44 3.1.3. Các quy định liên quan 3.1.3.1. Công thức tính nồng độ tối đa cho phép các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp[2] Nồng độ tối đa cho phép các chất ô nhiễm trong nước thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải ra các khu vực nước được tính như sau: Cmax = C x Kq x Kf Cmax là nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiễm trong nước thải của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải ra các vực nước, tính bằng miligam trên lít nước thải (mg/l); C là giá trị nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiễm quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945:2005; Kq là hệ số lưu lượng/ dung tích nguồn tiếp nhận nước thải;. Kf là hệ số theo lưu lượng nguồn thải. 3.1.3.2. Giá trị hệ số Kq [2] ™ Giá trị hệ số Kq đối với nguồn tiếp nhận nước thải là sông được quy định tại Bảng 3.3 dưới đây. Bảng 3.3: Giá trị hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của sông tiếp nhận nguồn nước thải Lưu lượng dòng chảy của sông tiếp nhận nguồn nước thải Đơn vị tính: mét khối/giây (m3 /s) Giá trị hệ số Kq Q ≤ 50 0,9 50 < Q ≤ 200 1 Q > 200 1,1 45 Q là lưu lượng dòng chảy của sông tiếp nhận nguồn nước thải. Giá trị Q được tính theo giá trị trung bình 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia). Trường hợp các kênh, rạch, suối nhỏ không có số liệu về lưu lượng thì giá trị Kq = 0,9. ™ Giá trị hệ số Kq đối với nguồn tiếp nhận nước thải là hồ được quy định tại Bảng 3.4 dưới đây. Bảng 3.4: Giá trị hệ số Kq ứng với dung tích hồ tiếp nhận nguồn nước thải Dung tích hồ sơ tiếp nhận nguồn nước thải Đơn vị tính: Triệu mét khối (106m3) Giá trị hệ số Kq V ≤ 10 0,6 10 < V ≤ 100 0,8 V > 100 1,0 V là dung tích hồ tiếp nhận nguồn nước thải. Giá trị V được tính theo giá trị trung bình 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia). 3.1.3.3. Giá trị hệ số Kf [2] Giá trị hệ số Kf được quy định tại Bảng 3.5 dưới đây. Bảng 3.5: Giá trị hệ số Kf ứng với lưu lượng nguồn nước thải Lưu lượng nguồn nước thải Đơn vị tính: mét khối/ngày đêm (m3/24h) Giá trị hệ số Kf F ≤ 50 1,2 50 < F ≤ 500 1,1 500 < F ≤ 5000 1,0 F > 5000 0,9 46 Để xác định, tính toán được lưu lượng các nguồn xả nước thải công nghiệp cần thông qua các nội dung sau từ doanh nghiệp: - Thông tin về công nghệ máy móc, thiết bị và công nghệ sản xuất; - Tổng lượng nước sử dụng; - Số lượng nguồn phát sinh nước thải công nghiệp; - Các thông số của nguồn xả nước thải; - Đo lưu lượng các nguồn thải; 3.1.3.4. Các quy định kèm theo ™ Đối với nguồn tiếp nhận nước thải công nghiệp là vùng nước biển ven bờ thì giá trị hệ số Kq = 1,2. Đối với nguồn tiếp nhận nước thải công nghiệp là vùng nước ven biển ven bờ dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh; thể thao và giải trí dưới nước thì giá trị hệ số Kq = 1. Trường hợp không có số liệu về dung tích của các hồ nhỏ thì có thể áp dụng hệ số Kq = 0,6. ™ Đối với các sông, suối, hồ không thuộc bảng phân vùng nêu trên nhưng nếu có số liệu về giá trị lưu lượng trung bình hoặc dung tích và mục đích sử dụng nguồn nước thì áp dụng TCVN 5945:2005 và hệ số Kq, Kf tương ứng. ™ Áp dụng TCVN 5945:2005, cột A kèm theo các hệ số Kf, Kq tương ứng đối với nguồn tiếp nhận nước thải là các sông, suối, hồ với mục đích sử dụng nước là “nguồn nước sinh hoạt”. ™ Đối với nguồn tiếp nhận là sông, suối với mục đích sử dụng nước không thuộc “nguồn nước sinh hoạt” nhưng nếu nguồn tiếp nhận nước thải của dụ án đầu tư thuộc đoạn sông, suối dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước hoặc quy hoạch nuôi trồng thủy sản dược Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai phê duyệt thì áp dụng TCVN 5945:2005, cột A kèm theo hệ số Kf, Kq tương ứng. ™ Đối với nguồn tiếp nhận là các hồ với mục đích sử dụng nước không thuộc “nguồn nước sinh hoạt” nhưng dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước hoặc quy hoạch nuôi trồng thủy sản dược Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai phê duyệt thì áp dụng TCVN 5945:2005, cột A kèm theo hệ số Kf, Kq tương ứng. 47 ™ Đối với nguồn tiếp nhận là sông, suối, hồ hiện nay với mục đích sử dụng nước không thuộc “nguồn nước sinh hoạt” nhưng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội được sử dụng làm “nguồn nước sinh hoạt” hoặc dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước hoặc quy hoạch nuôi trồng thủy sản thì áp dụng TCVN 5945:2005, cột A kèm theo hệ số Kf, Kq tương ứng. ™ Đối với các nguồn nước thải công nghiệp xả thải vào các sông, suối, kênh, rạch, hồ nếu xác định nguồn tiếp nhận trực tiếp là hồ Trị An, sông đồng Nai đoạn từ thượng lưu sông Đồng Nai dưới hợp lưu cù lao Ba Xê với khoảng cách 500m thì áp dụng TCVN 5945:2005, cột A kèm theo hệ số Kf, Kq tương ứng. ™ Trong một số trường hợp đặc thù có thể tùy thuộc vào quy mô, tính chất dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, điều kiện cụ thể về nguồn tiếp nhận nước thải và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai sẽ có những quy định riêng. ™ Việc áp dụng phân vùng môi trường các nguồn nước mặt để tiếp nhận các nguồn nước thải công nghiệp có thể được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường địa phương điều chỉnh phù hợp với quá trình phát triển kinh tế xã hội; kế hoạch, chương trình bảo vệ môi trường và quy hoạch sử dụng, khai thác và bảo vệ tài nghuên nước mặt trong từng giai đoạn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 3.2. Phân vùng môi trường không khí để tiếp nhận các nguồn khí thải công nghiệp[4] 3.2.1. Nội dung phân vùng 3.2.1.1. Vùng 1 Áp dụng hệ số vùng Kv = 0,6 gồm: a) Vườn Quốc gia Cát Tiên; Khu Bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu; và các di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa khác được xếp hạng; b) Cơ sở chế biến, kinh doanh, dịch vụ có khoảng cách đến ranh giới các khu vực tại điểm a của vùng 1 dưới hai (02) km. 48 3.2.1.2. Vùng 2 Áp dụng hệ số vùng Kv = 0,8 gồm: a) Nội thành, nội thị các đô thị sau: - Thành phố Biên Hòa; - Thuộc quy hoạch thành phố Nhơn Trạch; - Thị xã Long Khánh gồm các phường: Xuân An, Xuân Trung, Xuân Thanh, Xuân Hòa, Phú Bình, Xuân Bình; - Thị trấn Long Thành thuộc huyện Long Thành; - Thị trấn Trảng Bom thuộc huyện Trảng Bom; - Thị trấn Dầu Giây thuộc huyện Thống Nhất. b) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có khoảng cách đến ranh giới các khu vực tại điểm a của vùng 2 dưới hai (02) km. 3.2.1.3. Vùng 3 Áp dụng hệ số vùng Kv = 1,0 gồm: a) Nội thành, nội thị các đô thị sau: - Thị trấn Vĩnh An thuộc huyện Vĩnh Cửu; - Thị trấn Gia Ray thuộc huyện Xuân Lộc; - Thị trấn Định Quán thuộc huyện Định Quán; - Thị trấn Tân Phú thuộc huyện Tân Phú. b) Vùng ngoại thành, ngoại thị của các đô thị tại điểm a của vùng 2 có khoảng cách đến ranh giới nội thành, nội thị các đô thị này lớn hơn hoặc bằng hai (02) km. c) Các KCN, CCN đã dược cấp có thẩm quyền ra quyết định thành lập hoặc phê duyệt qua hoạch. d) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có khoảng cách đến ranh giới các khu vực tại điểm a, b, c của vùng 3 dưới hai (02) km. 49 3.2.1.4. Vùng 4 Vùng nông thôn, áp dụng hệ số vùng Kv = 1,2 gồm: a) Các xã thuộc các huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, trừ các xã thuộc vùng 5. b) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có khoảng cách đến ranh giới các khu vực tại điểm a của vùng 4 dưới hai (02) km. 3.2.1.5. Vùng 5 Vùng nông thôn miền núi, áp dụng hệ số vùng Kv = 1,4 gồm: - Xã Nam Cát Tiên, Tà Lài, Dak Lua, Phú Lập thuộc huyện Tân Phú; - Xã Phú Tân, Thanh Sơn thuộc huyện Định Quán; - Xã Suối Cao thuộc huyện Xuân Lộc; - Xã Phú Lý, Trị An thuộc huyện Vĩnh Cửu. 3.2.2. Các quy định liên quan 3.2.2.1. Công thức tính nồng độ tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong khí thải công nghiệp[2] Nồng độ tối đa cho phép các chất ô nhiễm trong khí thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải ra môi trường không khí được tính như sau: Cmax = C x Kp x Kv Cmax là nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiễm trong khí thải của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải ra môi trường không khí, tính bằng miligam trên mét khối khí thải ở điều kiện tiêu chuẩn (mg/Nm3); C là giá trị nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiễm quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5939:2005; Kp là hệ số theo lưu lượng nguồn thải; Kv là hệ số vùng, khu vực, nơi có cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ,. 50 3.2.2.2. Giá trị hệ số Kp[2] Giá trị hệ số Kp được quy định tại Bảng 3.6 dưới đây. Bảng 3.6: Giá trị hệ số Kp ứng với lưu lượng nguồn thải của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải vào môi trường không khí Lưu lượng nguồn thải Đơn vị tính: mét khối/giờ (m3/h) Giá trị hệ số Kp P ≤ 20.000 1 20.000 < P ≤ 1.00.000 0,9 P > 100.000 0,8 P là tổng lưu lượng các nguồn khí thải của một cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải vào môi trường không khí. Để xác định, tính toán được lưu lượng các nguồn khí thải công nghiệp cần đề nghị doanh nghiệp cung cấp thông qua các nội dung sau: - Số lượng nguồn phát sinh khí thải - Thông tin về công nghệ máy móc, thiết bị và công nghệ sản xuất; - Loại, khối lượng và chất lượng nhiên liệu tiêu thụ; - Các thông số của nguồn phát thải; - Đo lưu lượng các nguồn phát thải; 3.2.2.3. Các quy định kèm theo ™ Khu công nghiệp, cụm công nghiệp: bao gồm các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch hoặc ban hành quyết định thành lập. ™ Rừng đặc dụng xác định theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 14 tháng 12 năm 2004 gồm: vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học. 51 ™ Di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa dược xếp hạng bao gồm các di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được UNESCO, Thủ tướng Chính phủ hoặc bộ chủ quản ra quyết định thành lập hoặc xếp hạng. ™ Trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ có ranh giới nằm giữa từ 2 vùng trở lên và nhỏ hơn hai (02) km thì áp dụng hệ số khu vực Kv thương ứng ưu tiên lần lượt các vùng 1, 2, 3, 4 và 5 (hệ số Kv thương ứng 0,6; 0,8; 1,0; 1,2 và 1,4). ™ Quy định về việc phân vùng môi trường không khí tiếp nhận các nguồn khí thải công nghiệp có thể được Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai điều chỉnh phù hợp với tính chất, quy mô của từng dự án và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. ™ Đối với thành phần khí thải có tính chất đặc thù theo lĩnh vực/ngành công nghiệp của một số hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có tiêu chuẩn khí thải riêng, được cấp có thẩm quyền ban hành quyết định bắt buộc áp dụng thì áp dụng theo quyết định áp dụng tiêu chuẩn thải đó trên cơ sở có sự kết hợp quy định này./. (Theo quyết định số 65/2007/QĐ-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2007 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai) 52 Chương 4 PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI VÀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI Từ thực tế qua 2 năm áp dụng Quyết định số 65/2007/QĐ-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2007 về việc phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Quyết định 65) cho thấy tính đúng đắn và cần thiết của nó. Tuy nhiên, trước thực trạng nền kinh tế Đồng Nai đang phát triển nhanh theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH-HĐH), hàng loạt KCN, KDC mọc lên nhanh chóng để đáp ứng cho quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, đồng thời các QCVN, TCVN mới lần lượt ra đời khiến cho các phân vùng trong Quyết định 65 ngày càng bộc lộ những thiếu xót. Nhu cấp cấp thiết là cần xây dựng một phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải mới trên cơ sở Quyết định 65 đảm bảo tính đúng đắn và hoàn chỉnh. Vì lý do đó, đề tài phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp năm 2009 ra đời để không chỉ bù khuyết cho Quyết định 65 trong công tác quản lý nhà nước về môi trường mà còn xây dựng theo định hướng đến năm 2020 song song với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên toàn tỉnh Đồng Nai. 53 4.1. Phân vùng môi trường các nguồn nước mặt để tiếp nhận các nguồn nước thải 4.1.1. Phân vùng môi trường các sông, suối Bảng 4.1: Bảng phân vùng môi trường các sông, suối năm 2009-2020 Đến năm 2010 Từ năm 2011 Từ năm 2016 Từ năm 2020 STT Tên sông, suối Lưu lượng dòng chảy Qtb (m3/s) Cột Sông Đồng Nai: - Đoạn từ Nam Cát Tiên đến xã Ngọc Định. 346,86 A A A A - Đoạn từ nhà máy thủy điện Trị An đến dưới hợp lưu cù lao Ba Xê với khoảng cách 500m. 770,65 A A A A - Đoạn từ dưới hợp lưu cù lao Ba Xê với khoảng cách 500m đến dưới hợp lưu rạch Bà Chèo với khoảng cách 500m. >770 B B A A 1 - Đoạn từ dưới hợp lưu rạch Bà Chèo với khoảng cách 500m về phía hạ lưu sông Đồng Nai. >770 B B B A 2 Sông La Ngà 186,00 A A A A 3 Sông Bé (đoạn qua tỉnh Đồng Nai) 255,47 A A A A 54 4 Sông Thao 7,07 A A A A 5 Sông Ray (đoạn qua tỉnh Đồng Nai) 14,41 B A A A 6 Suối Gia Ui (thượng nguồn sông Dinh) 5,90 B B A A 7 Suối Cả (thuộc huyện Long Thành) 11,79 B B A A 8 Sông Buông >200 A A A A 9 Sông Thị Vải 243 B B B A 10 Sông Đồng Hưu 1,49 B B B A 11 Sông Lòng Tàu – Đồng Tranh 43,11 B B B A 12 Suối Nước Trong 4,66 B A A A 55 4.1.2. Phân vùng môi trường các hồ Bảng 4.2: Bảng phân vùng môi trường các hồ năm 2009-2020 Đến năm 2010 Từ năm 2011 Từ năm 2016 Từ năm 2020 STT Tên hồ Địa điểm (thành phố, thị xã/huyện) Dung tích V(106.m3) Cột 1 Hồ Trị An Định Quán, Tân Phú, Vĩnh Cửu 2.765 A A A A 2 Hồ Đa Tôn Tân Phú 19,0 B A A A 3 Hồ Bà Hào Vĩnh Cửu 9,27 B A A A 4 Hồ Mo Nang Vĩnh Cửu 1,0 B A A A 5 Hồ Núi Le Xuân Lộc 3,5 A A A A 6 Hồ Gia Ui Xuân Lộc 10,8 A A A A 7 Hồ Suối Vọng Cẩm Mỹ 4,0 B A A A 8 Hồ Suối Đôi 3 Cẩm Mỹ 1,2 B B A A 9 Hồ Sông Mây Trảng Bom 14,8 A A A A 10 Hồ Thanh Niên Trảng Bom 0,6 B A A A 11 Hồ Bà Long Trảng Bom 1,2 B A A A 12 Hồ Suối Dầm Trảng Bom 1,2 B A A A 13 Hồ Suối Tre Long Khánh 2,416 A A A A 14 Hồ Cầu Mới - Tuyến V - Tuyến VI Cẩm Mỹ và Long Thành 9,0 21,0 A A A A 56 4.1.3. Các quy định liên quan 4.1.3.1. Công thức tính nồng độ tối đa cho phép các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp[2] Nồng độ tối đa cho phép các chất ô nhiễm trong nước thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải ra các khu vực nước được tính như sau: Cmax = C x Kq x Kf Cmax là nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiễm trong nước thải của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải ra các vực nước, tính bằng miligam trên lít nước thải (mg/l); C là giá trị nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiễm quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945:2005; Kq là hệ số lưu lượng/ dung tích nguồn tiếp nhận nước thải;. Kf là hệ số theo lưu lượng nguồn thải. 4.1.3.2. Giá trị hệ số Kq[2] ™ Giá trị hệ số Kq đối với nguồn tiếp nhận nước thải là sông được quy định tại Bảng 5.3 dưới đây. Bảng 4.3: Giá trị hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của sông tiếp nhận nguồn nước thải Lưu lượng dòng chảy của sông tiếp nhận nguồn nước thải Đơn vị tính: mét khối/giây (m3/s) Giá trị hệ số Kq Q ≤ 50 0,9 50 < Q ≤ 200 1 Q > 200 1,1 57 ™ Q là lưu lượng dòng chảy của sông tiếp nhận nguồn nước thải. Giá trị Q được tính theo giá trị trung bình trong 03 năm liên tiếp (số liệu của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia). Trường hợp các kênh, rạch, suối nhỏ không có số liệu về lưu lượng thì giá trị Kq = 0,9. ™ Giá trị hệ số Kq đối với nguồn tiếp nhận nước thải là hồ được quy định tại Bảng 4.4 dưới đây. Bảng 4.4: Giá trị hệ số Kq ứng với dung tích hồ tiếp nhận nguồn nước thải Dung tích hồ sơ tiếp nhận nguồn nước thải Đơn vị tính: Triệu mét khối (106m3) Giá trị hệ số Kq V ≤ 10 0,6 10 < V ≤ 100 0,8 V > 100 1,0 ™ V là dung tích hồ tiếp nhận nguồn nước thải. Giá trị V được tính theo giá trị trung bình trong 03 năm liên tiếp (số liệu của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia). Trường hợp không có số liệu về dung tích của hồ nhỏ thì có thể áp dụng hệ số dung tích nguồn tiếp nhận nước thải Kq = 0,6. 4.1.3.3. Giá trị hệ số Kf[2] Giá trị hệ số Kf được quy định tại Bảng 4.5dưới đây. Bảng 4.5: Giá trị hệ số Kf ứng với lưu lượng nguồn nước thải Lưu lượng nguồn nước thải Đơn vị tính: mét khối/ngày đêm (m3/24h) Giá trị hệ số Kf F ≤ 50 1,2 50 < F ≤ 500 1,1 500 < F ≤ 5000 1,0 F > 5000 0,9 58 Để xác định, tính toán được lưu lượng các nguồn xả nước thải công nghiệp cần thông qua các nội dung sau từ doanh nghiệp: - Thông tin về công nghệ máy móc, thiết bị và công nghệ sản xuất; - Tổng lượng nước sử dụng; - Số lượng nguồn phát sinh nước thải công nghiệp; - Các thông số của nguồn xả nước thải; - Đo lưu lượng các nguồn thải; - Kiểm toán chất thải. 4.1.3.4. Các quy định kèm theo ™ Đối với các sông, suối, hồ không thuộc bảng phân vùng nêu trên nhưng nếu có số liệu về lưu lượng/dung tích trung bình từ ba (03) năm liên tiếp trở lên (nguồn số liệu được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận) và mục đích sử dụng nguồn nước thì áp dụng phân vùng theo hướng dẫn tại quy định này. ™ Cột A được hiểu theo nguyên tắc yêu cầu khắt khe nhất về giá trị các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải trước khi xả thải vào môi trường. Áp dụng cột A bảng phân vùng môi trường các sông, suối và Bảng phân vùng môi trường các hồ quy tương ứng với cột A trong TCVN 5945:2005 và các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải. Ứng với các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải có các ghi khác cột A được hiểu theo nguyên tắc trên. Đồng thời áp dụng cột A đối với trường hợp sau: - Nước thải xả thải vào các nguồn nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt hoặc các mục đích khác có chất lượng nước tương đương cột A1 và A2 trong bảng 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước QCVN 08:2008/BTNMT. Đồng thời áp dụng cột A đối với các trường hợp sau: + Nguồn tiếp nhận nước thải là các sông, suối, hồ với mục đích sử dụng nước là “nguồn nước sinh hoạt” – nguồn có thể cung cấp nước sinh hoạt hoặc nước có thể xử lý thành nước sạch một các kinh tế. 59 + Nguồn tiếp nhận là các sông, suối với mục đích sử dụng nước không thuộc “nguồn nước sinh hoạt” nhưng nếu nguồn tiếp nhận nước thải của dự án đầu tư thuộc đoạn sông, suối dùng cho mục thể thao và giải trí dưới nước hoặc quy hoạch nuôi trồng thủy sản được cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Nguồn tiếp nhận là các hồ với mục đích sử dụng nước không thuộc “nguồn nước sinh hoạt” nhưng dùng cho mục thể thao và giải trí dưới nước hoặc quy hoạch nuôi trồng thủy sản được cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Nguồn tiếp nhận là các sông, suối, hồ hiện nay với mục đích sử dụng nước không thuộc “nguồn nước sinh hoạt” nhưng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận sử dụng làm “nguồn nước sinh hoạt” hoặc dùng cho mục thể thao và giải trí dưới nước hoặc quy hoạch nuôi trồng thủy sản. + Các nguồn nước xả thải vào các sông, suối, kênh, rạch, hồ nếu xác định nguồn tiếp nhận nước thải cuối cùng là hồ Trị An, sông đồng Nai đoạn từ thượng lưu sông Đồng Nai dưới hợp lưu cù lao Ba Xê với khoảng cách 500m đến dưới hợp lưu sông Đồng Nai – rạch Bà Chèo với khoảng cách 500m áp dụng cột A kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. Đoạn từ dưới hợp lưu rạch Bà Chèo – sông Đồng Nai với khoảng cách 500m về phía hạ lưu sông Đồng Nai áp dụng cột A kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020. + Các sông, suối, hồ thuộc tỉnh Đồng Nai sau khi chảy qua địa bàn các tỉnh giáp ranh với tỉnh Đồng Nai có mục đích sử dụng nước là “nguồn nước sinh hoạt”. ™ Áp dụng cột B trong bảng phân vùng môi trường các sông, suối và Bảng phân vùng môi trường các hồ và các nguồn tiếp nhận khác không thuộc đối tượng áp dụng cột A. ™ Trong một số trường hợp đặc thù có thể tùy thuộc vào quy mô, tính chất dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, điều kiện cụ thể về nguồn tiếp nhận nước thải và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai sẽ có những quy định riêng./. 60 4.2. Phân vùng môi trường không khí để tiếp nhận các nguồn khí thải công nghiệp 4.2.1. Nội dung phân vùng Phân vùng môi trường không khí bao gồm 04 vùng như sau: 4.2.1.1. Vùng 1 Áp dụng hệ số vùng Kv = 0,6, bao gồm: a. Vườn Quốc gia Cát Tiên; Khu Bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu; rừng đặc dụng, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa khác được xếp hạng, trong đó: - Rừng đặc dụng xác định theo Luật bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004 gồm: Vườn Quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học. - Di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng bao gồm các di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được UNESCO, thủ tướng chính phủ hoặc bộ chủ quản ra quyết định thành lập và xếp hạng. b. Cơ sở chế biến, kinh doanh và dịch vụ có khoảng cách đến ranh giới các khu vực tại điểm a của vùng 1 dưới hai (02) km. 4.2.1.2. Vùng 2 Áp dụng hệ số Kv = 0,8, bao gồm: a. Nội thành, nội thị các đô thị sau: - Thành phố Biên Hòa; - Thuộc quy hoạch thành phố Nhơn Trạch; - Thị xã Long Khánh gồm các phường: Xuân Trung, Xuân Thanh, Xuân Hòa, Xuân An, Phú Bình, Xuân Bình; - Thị trấn Long Thành thuộc huyện Long Thành; - Thị trấn Trảng Bom thuộc huyện Trảng Bom; b. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có khoàng cách đến ranh giới các khu vực tại điểm a của vùng 2 dưới hai (02) km. 61 4.2.1.3. Vùng 3 Áp dụng hệ số Kv = 1,0 gồm: a. Nội thành, nội thị các đô thị sau: - Thị trấn Vĩnh An thuộc huyện Vĩnh Cửu; - Thị trấn Gia Ray thuộc huyện Xuân Lộc; - Thị trấn Định Quán thuộc huyện Định Quán; - Thị trấn Tân Phú thuộc huyện Tân Phú. b. Vùng ngoại thành, ngoại thị của các đô thị của điểm a của vùng 2 có khoảng cách đến ranh giới nội thành, nội thị các đô thị này lớn hơn hoặc bằng hai (02) km. c. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã được cấp có thẩm quyền ban hành quyết định thành lập hoặc phê duyệt quy hoạch. Trường hợp khu công nghiệp, cụm công nghiệp nằm trong khu vực thuộc vùng 1, vùng 2 nhỏ hơn hai (02) km thì áp dụng hệ số Kv tương ứng của vùng 1 hoặc vùng 2. d. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có khoảng cách đến ranh giới các khu vực tại điểm a, b, c của vùng 3 dưới hai (02) km. 4.2.1.4. Vùng 4 Vùng nông thôn – miền núi áp dụng hệ số Kv = 1,2, bao gồm: Địa bàn các xã thuộc các huyện và thị xã Long Khánh (trừ những địa bàn thuộc các vùng 1, 2 và 3). 62 4.2.2. Các quy định liên quan 4.2.2.1. Công thức tính nồng độ tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong khí thải công nghiệp[2] Nồng độ tối đa cho phép các chất ô nhiễm trong khí thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải ra môi trường không khí được tính như sau: Cmax = C x Kp x Kv Cmax là nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiễm trong khí thải của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải ra môi trường không khí, tính bằng miligam trên mét khối khí thải ở điều kiện tiêu chuẩn (mg/Nm3); C là giá trị nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiễm quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5939:2005; Kp là hệ số theo lưu lượng nguồn thải; Kv là hệ số vùng, khu vực, nơi có cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ,. 4.2.2.2. Giá trị hệ số Kp[2] Giá trị hệ số Kp được quy định tại Bảng 4.6 dưới đây. Bảng 4.6: Giá trị hệ số Kp ứng với lưu lượng nguồn thải của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải vào môi trường không khí Lưu lượng nguồn thải Đơn vị tính: mét khối/giờ (m3/h) Giá trị hệ số Kp P ≤ 20.000 1 20.000 < P ≤ 1.00.000 0,9 P > 100.000 0,8 P là tổng lưu lượng các nguồn khí thải của một cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải vào môi trường không khí. 63 Để xác định, tính toán được lưu lượng các nguồn khí thải công nghiệp cần đề nghị doanh nghiệp cung cấp thông qua các nội dung sau: - Số lượng nguồn phát sinh khí thải - Thông tin về công nghệ máy móc, thiết bị và công nghệ sản xuất; - Loại, khối lượng và chất lượng nhiên liệu tiêu thụ; - Các thông số của nguồn phát thải; - Đo lưu lượng các nguồn phát thải; - Kiểm toán chất thải. 5.2.2.3. Các quy định kèm theo ™ Cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có ranh giới nằm giữa từ 02 vùng trở lên và nhỏ hơn 02 km thì áp dụng khu vực ưu tiên lần lượt theo các vùng 1, 2, 3 và 4 (hệ số Kv tương ứng: 0,6; 0,8; 1,0; 1,2). ™ Trong một số trường hợp đặc thù có thể tùy thuộc vào quy mô, tính chất, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, điều kiện cụ thể về địa điểm thực hiện dự án, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai sẽ có những quy định riêng./. 64 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Đề tài thật sự là một công trình khoa học mang tính chiến lượt vĩ mô cho tỉnh Đồng Nai. Kết quả từ công trình này sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn tỉnh. Dựa trên phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp này các công tác thanh kiểm tra môi trường, thu phí nước thải, áp dụng các tiêu chuẩn thải trên địa bàn tỉnh,… sẽ dễ dàng và thuận tiên hơn. Kết quả đề tài này còn là cơ sở tham vấn qua trọng trong quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh trong tương lai. Định hướng phát triển của kinh tế Đồng Nai là trở thành một tỉnh công nghiệp tiên tiến và bềnh vững về môi trường. Do đó, để thực hiện được kế hoạch trên ngoài việc thu hút đầu tư, đổi mới công nghệ sản xuất thì việc bảo vệ môi trường sống, môi trường lao động, môi trường sinh thái, ...thông qua nội dung đề tài các doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các cơ sở pháp lý về nước thải và khí thải đối với doanh nghiệp mình. Trên cơ sở pháp lý của đề tài và các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường, các doanh nghiệp có thể tự xây dựng cho mình một kế hoạch hành động không chỉ để dảnh bảo an toàn vệ sinh môi trường trong hiện tại mà còn có thể là một kế hoạch dài hơi cho tương lai. Ngoài ra, đề tài còn là tiền đề quan trọng trong việc xây dựng các phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp trên địa bàn các tình khác. Chỉ có kết hợp với phân vùng này các cơ sở pháp lý, quyết định, TCVN, QCVN về môi trường đối với nước thải và khí thải mới trở nên thật sự đúng đắn. 65 KIẾN NGHỊ Do có sự giới hạn về thời gian và kinh phí thực hiện đề tài nên không thể hoàn thiện hết nội dung của một bản phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Tác giả xin kiến nghị một số công trình nghiên cứu và thực hiện tiếp theo công trình này: - Xây dựng phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải chi tiết hơn cho những sông, suối, hồ có lưu lượng/diện tích nhỏ để cụ thế hóa các phân vùng. - Trên cơ sở bản đồ quy hoạch sử dụng đất và các phần mềm GIS tiến hành xây dựng bản đồ phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp. - Kết hợp với các tỉnh/thành lân cận để xây dựng nên phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp khu vực cũng như bản đồ phân vùng cho khu vực. - Tiến tới xây dựng và áp đặt từng quy chuẩn, tiêu chuẩn cho từng đoạn sông suối, hồ và vùng lãnh thổ đặc trưng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfND_BAO_CAO_NCKH.pdf
  • pdfBAI_BAO_NCKH.pdf