Đề tài Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn iso 14001:2010 cho công ty cổ phần dược phẩm Ampharco

LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình phát triển không ngừng của xã hội, loài người đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong các lĩnh vực kinh tế xã hội với một trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại, nhưng đồng thời cũng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho môi trường sinh thái. Sự ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, suy giảm tài nguyên, sự thay đổi khí hậu toàn cầu là hậu quả trực tiếp, gián tiếp của tác động do các dự án, chính sách không thân thiện với môi trường gây ra. Ngày nay, việc quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và chống ô nhiễm đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Do đó, việc áp dụng các bộ tiêu chuẩn quốc tế về môi trường như ISO 14001 sẽ giúp chúng ta hội nhập trong nền kinh tế khu vực và thế giới một cách dễ dàng và nhanh chóng. Ngành dược là một trong những ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế của nước ta hiện nay và là một mặt hàng thiết yếu với nhu cầu ngày càng cao của người dân. Nhưng trong quá trình sản xuất, do đặc tính công nghệ và trang thiết bị nên thường sinh ra nhiều chất thải rắn, nước thải và các yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe của người công nhân. Do đó, cùng với xu thế phát triển ISO 14001 ngày càng tăng nhanh và nắm bắt được tình hình trên, Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Ampharco (Công ty CPDP Ampharco) đã tiến hành “nghiên cứu xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009” (hay còn gọi là TCVN ISO 14001: 2010, viết tắt là ISO 14001:2010) sẽ giúp cán bộ, công nhân viên nhà máy có ý thức hơn về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, khi áp dụng hệ thống quản lý môi trường hữu hiệu, nhà máy sẽ giảm tối thiểu chi phí hoạt động và tăng cường tối đa hóa lợi nhuận, đáp ứng các yêu cầu nội bộ, hạn chế rủi ro và cải thiện môi trường. Chương 1: MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, việc bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu chứ không chỉ là việc riêng của một quốc gia nào. Nhiều nước trên thế giới đã yêu cầu sản phẩm muốn nhập khẩu phải có “nhãn xanh” ISO 14001. Bên cạnh một số điều kiện khác, ISO 14001 đã trở thành giấy thông hành quan trọng để doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới. Hơn thế nữa, đất nước chúng ta đã từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới nên tính cạnh tranh của mỗi công ty ngày càng phải được nâng cao. Đây chính là phương pháp duy nhất để các doanh nghiệp Việt Nam có thể cùng hội nhập và phát triển. Một trong những yếu tố cạnh tranh cần quan tâm hiện nay đó là việc chứng tỏ cho khách hàng và các bên hữu quan thấy được sự quan tâm đến môi trường của doanh nghiệp; cụ thể là các kết quả hoạt động môi trường tốt thông qua việc kiểm soát ảnh hưởng môi trường do các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của mình, mà hệ thống quản lý môi trường là bằng chứng rõ ràng và dễ thấy nhất. Khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, mức sống của người dân đang nâng cao thì nhu cầu về việc sử dụng các loại thuốc tốt, có uy tín ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Đáp ứng nhu cầu này, trên thị trường đã có rất nhiều loại thuốc trong nước lẫn nước ngoài cạnh tranh với nhau, và Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Ampharco cũng không nằm ngoài quỹ đạo chung đó. Công ty đang trên bước đường tự khẳng định mình, khẳng định vị thế trong nước, trong khu vực và trên thế giới. Để thực hiện tốt đồng thời cả mục tiêu kinh tế và mục tiêu môi trường, cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, được thực hiện trong điều kiện đảm bảo môi trường; đồng thời nâng cao tính cạnh tranh trong thị trường khu vực và thế giới thì việc xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT) theo tiêu chuẩn ISO 14001 là điều vô cùng cần thiết và cần làm ngay. Vì vậy, việc nghiên cứu thực thi HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Ampharco là điều hết sức thiết thực, và đó cũng chính là lý do em chọn đề tài này. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài tập trung giải quyết các mục tiêu cụ thể sau: - Nghiên cứu các yêu cầu và cơ sở cần thiết cho việc xây dựng mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 cho công ty. - Phân tích và đánh giá khả năng áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2010 tại công ty. Từ đó, xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 tại Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Ampharco. 1.3 Nội dung nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài được thực hiện với các nội dung sau: - Giới thiệu tóm lược về HTQLMT ISO 14001; - Tìm hiểu hiện trạng và năng lực quản lý môi trường tại công ty.; - Xây dựng những qui trình xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa tại công ty; và - Hướng dẫn các bước xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 cho công ty. 1.4 Phương pháp nghiên cứu 1.4.1 Phương pháp luận Trong nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay, cùng với quá trình mở cửa và hội nhập, sự cạnh tranh trên thương trường diễn ra gay gắt và quyết liệt. Với sức ép của người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm, mà còn chú trọng đến chất lượng môi trường trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ, thì việc nghiên cứu áp dụng hệ thống môi trường cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Ampharco nói riêng là điều cần thiết. Ngành Dược là một ngành rất được xã hội quan tâm do đặc tính an toàn trong sử dụng của nó. Chính vì vậy, việc chọn HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 (ngoài tiêu chuẩn ISO 9001, GMP, GSP) là một lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp dược sản xuất thuốc. Nghiên cứu xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Ampharco là phải nắm bắt, hiểu rõ về HTQLMT, các yêu cầu trong điều khoản của ISO 14001:2010; tình hình hoạt động thực tế cũng như hiện trạng và khả năng giải quyết các vấn đề về môi trường của Công ty. Để làm được điều này, xem xét môi trường ban đầu và đánh giá khả năng áp dụng là một việc làm cần thiết đối với Ban Giám Đốc công ty nhằm định hướng đúng và lên kế hoạch cung cấp nguồn lực cũng như tài chính cho quá trình áp dụng. Đề tài sử dụng phương pháp luận về nhận dạng, đánh giá và phân loại các khía cạnh môi trường và tác động của chúng. Từ các khía cạnh môi trường có ý nghĩa, đề xuất các mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường là những thành tố rất quan trọng khi áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010. 1.4.2 Phương pháp thực tế Thu thập và phân tích các tài liệu về ISO 14001 và những vấn đề liên quan. Ngoài ra, còn tìm hiểu về các qui định, tiêu chuẩn của Nhà nước về HTQLMT. Từ đó đưa ra một quy định cụ thể, phù hợp chuẩn bị cho cho việc xây dựng và thực thi ISO 14001 áp dụng cho công ty, nhằm đạt dược các yêu cầu của tiêu chuẩn. 1.4.2.1 Phương pháp điều tra phỏng vấn Tiến hành điều tra phỏng vấn theo dạng trực tiếp, các câu hỏi phỏng vấn được chuẩn bị trước theo mục đích của thông tin cần nắm bắt, xen vào đó là các câu hỏi nảy sinh trong quá trình phỏng vấn không được chuẩn bị trước. Đối tượng phỏng vấn: - Ban lãnh đạo - Phòng kỹ thuật - Phòng hành chính nhân sự - Phân xưởng sản xuất - Phòng quản lý chất lượng - Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT 1.4.2.2 Phương pháp thống kê Thu thập các thông tin về hoạt động và môi trường của công ty: - Quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức. - Tình hình kinh doanh, nhân sự và tình hình tài chính. - Quy trình công nghệ sản xuất thuốc – hoàn tất. - Tình hình quản lý môi trường thực tế tại công ty. - Lượng nguyên liệu đầu vào, chất thải rắn, chất thải nguy hại, nước thải. - Kết quả quan trắc môi trường. Tình hình thực thi hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 trên thế giới và ở Việt Nam trong các năm qua. 1.4.2.3 Phương pháp phân tích tổng hợp Phương pháp tổng hợp là phương pháp được sử dụng rộng rãi và thường xuyên trong các ngành nghiên cứu khoa học. Phân tích là phương pháp chia tổng thể hay chia một số vấn đề phức tạp thành những phần đơn giản hơn để nghiên cứu, giải quyết Tổng hợp là phương pháp liên kết, thống nhất lại các bộ phận, các yếu tố đã được phân tích, khái quát hóa vấn đề trong sự nhận thức tổng thể. 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.5.1 Đối tượng nghiên cứu - Các vấn đề môi trường phát sinh từ hoạt động sản xuất, hỗ trợ sản xuất của Công ty. - Tiêu chuẩn ISO 14001:2010 Hệ thống quản lý môi trường – Các quy định và hướng dẫn sử dụng. 1.5.2 Phạm vi nghiên cứu Do thời gian thực hiện đề tài hạn chế nên không thể nghiên cứu thực hiện việc áp dụng HTQLMT theo ISO 14001:2010 cho toàn bộ các sản phẩm của Công ty, mà chỉ tập trung áp dụng cho một số sản phẩm. Hệ thống quản lý môi trường xây dựng tập trung cho khâu sơ chế, bào chế, đóng gói, nhập kho. 1.6 Giới hạn đề tài - Đề tài chỉ đưa ra các bước cần thực hiện trong quá trình xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 và xây dựng các thủ tục quan trọng chứ không xây dựng toàn bộ hệ thống tài liệu cho công ty. - Các mục tiêu và chỉ tiêu, chương trình môi trường mà đề tài đưa ra là đề xuất ban đầu cho công ty nên chưa tính toán chi phí thực hiện. 1.7 Cấu trúc của đồ án Toàn bộ nội dung chính của đề tài được chia thành 7 chương như sau: - Chương 1: Mở đầu – đưa ra lý do chọn đề tài, nội dung và phương pháp nghiên cứu. - Chương 2: Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14001 - giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14001 và tình hình áp dụng hiện nay. - Chương 3: Tổng quan về Công ty Cổ phần Dược phẩm Ampharco – giới thiệu về Công ty CPDP Ampharco và hiện trạng môi trường của công ty. - Chương 4: Khả năng áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 tại Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Ampharco – đánh giá khả năng áp dụng HTQLMT của công ty theo các điều khoản - Chương 5: Xác định khía cạnh môi trường của Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Ampharco – dựa vào hiện trạng môi trường của công ty để xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa. - Chương 6: Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2010 tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Ampharco – sau khi đã xác định được khía cạnh môi trường có ý nghĩa và dựa vào tiêu chuẩn ISO 14001: 2010 để xây dựng HTQLMT cho công ty. - Chương 7: Kết luận và kiến nghị - đưa ra các kết luận và kiến nghị về việc xây dựng HTQLMT ở công ty CPDP Ampharco.

doc111 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3192 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn iso 14001:2010 cho công ty cổ phần dược phẩm Ampharco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểm tra các khía cạnh môi trường tiềm tàng Khía cạnh môi trường Có/Không Ghi chú Nguồn Tác động Nước từ mạng cấp nước X Sản xuất, sinh hoạt Tác động đến hệ thực vật Ô nhiễm đất Hiệu ứng nhà kính Nước ngầm (giếng khơi, giếng ngầm/giếng phun) Cạn kiệt tài nguyên Ô nhiểm đất, nước Nước mặt (sông, hồ, biển,..) Nước khác (mưa,…) Nhiên liệu khí Nhiên liệu lỏng X Hoạt động sản xuất Cạn kiệt tài nguyên Ô nhiễm không khí, đất Mưa acid Hiệu ứng nhà kính Điện năng X Hoạt động công ty Cạn kiệt tài nguyên Chất lượng cuộc sống Ô nhiễm không khí Mưa acid Hiệu ứng nhà kính Năng lượng khác (địa nhiệt,..) X Sản xuất, nấu ăn Tác động đến hệ động thực vật Ô nhiễm đất Chất lượng cuộc sống Các chất độc hại X Bao nylon, dầu nhớt từ máy móc,.. Ảnh hưởng đến sức khỏe Chất lượng cuộc sống Ô nhiễm không khí, đất, nước Tác động đến hệ động thực vật Các tài nguyên khác (giấy, nhựa,..) X Hoạt động công ty Cạn kiệt tài nguyên Tác động đến hệ động thực vật Sức khỏe con người Amiăng X Nồi hơi Ảnh hưởng sức khỏe Ô nhiễm không khí, đất, nước Trường điện từ X Điện thoại nội bộ, máy vi tính Ảnh hưởng sức khỏe Chất lượng cuộc sống Phát thải khí trực tiếp ra ngoài thông qua ống khói X Lò hơi cung cấp hơi Ô nhiễm không khí Hiệu ứng nhà kính Mưa acid Phát thải khí phân tán (hơi nước, bụi hiện diện trong không khí ngoài trời và không thoát qua ống khói và không được dẫn bằng kênh dẫn) X Hoạt động sản xuất Ảnh hưởng sức khỏe Ô nhiễm không khí Chất lượng cuộc sống Phát thải nhiệt X Máy lạnh, máy sấy, lò hơi,… Nguy cơ cháy nổ Ảnh hưởng sức khỏe Nóng lên toàn cầu Mùi X Bã dược liệu, rác sinh hoạt Ảnh hưởng sức khỏe Ô nhiễm không khí Các chất hữu cơ gây khó chịu, hoặc mầm bệnh X Bã dược liệu, rác sinh hoạt Ảnh hưởng sức khỏe Ô nhiễm không khí Bức xạ ion hóa X Máy in, máy fax, máy photo, máy vi tính,… Tác động đến hệ động thực vật Sức khỏe con người Chất thải rắn X Sinh hoạt, nấu nướng Ô nhiễm dất, nước, không khí Sử dụng đất Ảnh hưởng sức khỏe Rác đặc biệt không độc hại X Bã dược liệu Có thể làm phân bón Rác đặc biệt có độc hại Rác có thể tái sử dụng X Bã dược liệu làm phân hữu cơ Tiếng ồn X Hoạt động sản xuất (từ máy móc, thiết bị,...) Ảnh hưởng thính giác, chất lượng lao động Nước thải được thải ra nước mặt X Hoạt động công ty Ô nhiễm nguồn nước, đất Nước thải được thải ra hệ thống cống X Hoạt động công ty Ô nhiễm nguồn nước, đất Nước thải được thải ra nước ngầm Các chất phá hủy tầng ozon X Tủ lạnh, máy lạnh Phá hủy tầng ozon Ảnh hưởng sức khỏe Các rung động X Máy móc Chất lượng cuộc sống Các xáo động Mâu thuẫn với mục tiêu sử dụng và/hoặc các giới hạn về pháp quy Xáo động về cảnh quan (tác động về cảnh quan làm thay đổi công tác đào đắp phong cảnh, khu vực công trường hở,…) Sự xáo động đối với mạng lưới cung cấp và phân phối (nước, ga, thông tin liên lạc,…) Xáo động đối với hệ thảo mộc, động vật X Hoạt động công ty Tác động đến hệ động thực vật Những thay đổi đối với dòng giao thông (kẹt xe, phát thải khí,…) Tình trạng ngạc nhiên thoảng qua Khởi động và dừng các hệ thống (máy điều hòa, các cầu dao tổng,…) X Hoạt động của công ty Nguy cơ cháy nổ, bất thường Ảnh hưởng sức khỏe Rủi ro cháy nổ (bồn chứa và thiết bị áp lực, các chất và vật liệu cháy nổ,…) Hỏa hoạn Ô nhiễm đất do việc chôn lấp các chất độc hại Ô nhiễm nước do việc chôn lấp các chất độc hại Các chất ô nhiễm từ các bể chứa, các kho chứa ngầm ngấm vào đất Các hoạt động vệ sinh định kỳ X Lau rửa máy móc, thiết bị Ô nhiểm nước Các phát thải khí độc X Ống khói Ô nhiễm không khí Ảnh hưởng sức khỏe Hư hỏng các hệ thống, đường ống X Hoạt động công ty Ảnh hưởng môi trường 5.5 Qui trình xác định khía cạnh môi trường Bắt đầu Xác định vị trí Phê duyệt Xác định hoạt động, sản phẩm và dịch vụ Kiểm tra Xác định khía cạnh và tác động môi trường Kiểm tra Đánh giá mức độ quan phòng Đăng ký khía cạnh môi trường có ý nghĩa Kết thúc Đầy đủ Đầy đủ Không đầy đủ Không đầy đủ Hình 5.1: Quy trình xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa 5.6 Đánh giá mức độ tác động môi trường Cán bộ môi trường xác định các yếu tố liên quan các khía cạnh môi trường và tiến hành đánh giá mức độ tác động theo phương pháp sau: Y Các yếu tố Trọng số α Xem xét khía cạnh Đánh giá (điểm) A Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác (PL) 3 - Không thỏa mãn - Thỏa mãn nhưng có khả năng tiềm ẩn vượt - Thỏa mãn 3 2 1 B Ảnh hưởng sức khỏe con người 2 - Ảnh hưởng rất lớn - Ảnh hưởng ít - Không ảnh hưởng 3 2 1 C Quy mô tác động 2 - Toàn cầu - Toàn quốc gia, khu vực - Cục bộ 3 2 1 D Khả năng phát sinh sự cố, tình trạng khẩn cấp 2 - Phát sinh sự cố khẩn cấp. - Có khả năng phát sinh sự cố. - Không có khả năng phát sinh sự cố 3 2 1 E Khối lượng chất thải độc hại khó xử lý 2 - Ít hơn 100 kg/tháng - Ít hơn 50 kg/tháng - Ít hơn 1 kg/tháng 3 2 1 F Khả năng kiểm soát ô nhiễm 2 - Không kiểm soát được - Có kiểm soát nhưng chưa chặt chẽ - Kiểm soát triệt để, giảm tối thiểu 3 2 1 G Phàn nàn bên ngoài 1 - Có 2 vụ phàn nàn trở lên trong 1 năm - Có 1 vụ phàn nàn trong 1 năm - Không có phàn nàn nào 3 2 1 H Mức độ tiêu hao tài nguyên 1 - Tiêu hao tài nguyên đáng kể - Tiêu hao nhưng không đáng kể - Không tiêu hao tài nguyên 3 2 1 Trong đó: a = 3: các yếu tố đặc biệt quan trọng cần quan tâm a = 2: các yếu tố quan trọng a = 1: các yếu tố chưa quan trọng Xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa: Tùy theo từng mức độ cụ thể, ta sẽ xác định ý nghĩa của khía cạnh môi trường theo công thức sau: K = ∑(Yi*αi) Trong đó: Yi: Các yếu tố thứ i α: Trọng số Vậy, dựa vào ý nghĩa môi trường của KCMT đang xem xét, ta có thể xác định được KCMT có ý nghĩa đáng kể, tiềm năng hay không đáng kể. Nếu K ≥ 25 điểm : Khía cạnh có ý nghĩa đáng kể Nếu 20 < K < 25 điểm : Khía cạnh có ý nghĩa tiềm năng, cần có kế hoạch kiểm soát Nếu K ≤ 20 điểm : Khía cạnh không đáng kể Ví dụ: Trong hoạt động chế biến thức ăn, thức ăn dư thừa, dầu mỡ....thường tạo ra nhiều chất thải hữu cơ gây ô nhiễm đến môi trường đất. Do đó: Về yếu tố yêu cầu pháp luật thì công ty chưa đáp ứng đúng theo qui định hiện hành nên thang điểm đánh giá là 3 => K1 = 3*3 = 9. Các phế phẩm, các khí sinh ra từ các hoạt động này có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người nên thang điểm đánh giá là 3 => K2 = 3*2 = 6. Chỉ gây ảnh hưởng trong khu vực nên thang điểm đánh giá là 2 => K3 = 2*2 = 4. Hiện cũng chưa có phát sinh sự cố nên thang điểm đánh giá là 1 => K4 = 1*2 = 2. Không có khối lượng chất thải độc hại khó xử lý. Công ty có phân loại các chất thải và việc kiểm soát chúng triệt để nên thang điểm đánh già là 1 => K5=1*2=2. Không có phàn nàn nào từ bên ngoài nên thang điểm đánh giá là 1 => K6 = 1*1 = 1. Có tiêu hao tài nguyên điện, nước nhưng không đáng kể nên thang đánh giá là 2 => K7 = 2*1 = 2. Vậy tổng cộng các khía cạnh môi trường K = ∑Ki = 26. Với K = 26 thì đây chính là khía cạnh môi trường có ý nghĩa. Các hoạt động khác được đánh giá tương tự như trên, từ đó ta có được bảng khía cạnh môi trường tại khu nhà ăn, khuôn viên (Bảng 5.2), tại khu hành chính kỹ thuật (bảng 5.3), tại phân xưởng I (Bảng 5.4), tại phân xưởng II (Bảng 5.5), tại phân xưởng III (Bảng 5.6). Bảng5.2: Xác định khía cạnh môi trường ở khu nhà ăn, khuôn viên Khu Hoạt động Khía cạnh Tác động Đánh giá mức độ tác động Kết quả Kết luận A *3 B*2 C *2 D *2 E*2 F *2 G *1 H *1 Tổng cộng Chưa ý nghĩa Có ý nghĩa Khu nhà ăn, khuôn viên Sử dụng điện Tiêu thụ điện Bất thường Cạn kiệt tài nguyên Ảnh hưởng sức khỏe Thay đổi dòng chảy Mưa acid Hiệu ứng nhà kính 3 4 6 4 2 1 4 24 Tiềm năng Sử dụng nước Tiêu thụ nước Cạn kiệt tài nguyên Ô nhiễm nước, đất Tác động đến hệ động thực vật 3 4 4 4 2 1 4 22 Tiềm năng Dụng cụ nấu nướng, ăn uống (sành, sứ, nhựa,…) Chất thải rắn (vô cơ) Ô nhiễm đất 3 4 4 2 2 1 2 18 X Phế phẩm từ các hoạt động chế biến thức ăn, thức ăn dư thừa, dầu mỡ từ các hoạt động nấu nướng, rác vườn (cành, lá,…) Chất thải hữu cơ Ô nhiễm đất 9 6 4 2 2 1 2 26 X Đèn neon, pin sau khi sử dụng Chất thải độc hại Ô nhiễm đất, ảnh hưởng sức khỏe 3 6 2 4 2 4 1 2 24 Tiềm năng Hoạt động nấu nướng Phát thải nhiệt Nguy cơ cháy nổ Ảnh hưởng sức khỏe Nóng lên toàn cầu 3 4 6 4 2 1 1 21 Tiềm năng Vệ sinh tẩy rửa, nước thải từ hoạt động nấu nướng Nước thải Ô nhiễm không khí, nước, đất Ảnh hưởng sức khỏe Tác động lên hệ động thực vật 3 4 6 2 2 1 2 20 Tiềm năng Sử dụng nhiên liệu (gas, than,…) Tiêu thụ nhiên liệu Khói Nổ bình Cạn kiệt tài nguyên Ô nhiễm không khí Nguy cơ cháy nổ Hiệu ứng nhà kính 3 4 6 4 2 1 2 22 Tiềm năng Sử dụng phân bón Tiêu thụ phân bón Ô nhiễm không khí, đất, nước Ảnh hưởng sức khỏe Tác động lên hệ động thực vật 3 4 4 2 2 1 1 17 X Bảng 5.3: Xác định khía cạnh môi trường ở khu hành chính, kỹ thuật Khu Hoạt động Khía cạnh Tác động Đánh giá mức độ tác động Kết quả Kết luận A *3 B*2 C *2 D *2 E*2 F *2 G *1 H *1 Tổng cộng Chưa ý nghĩa Có ý nghĩa Khu hành chính, kỹ thuật Sử dụng điện Tiêu thụ điện Chập điện Cạn kiệt tài nguyên Ảnh hưởng sức khỏe Thay đổi dòng chảy Mưa acid Hiệu ứng nhà kính 3 4 6 4 2 1 2 22 Tiềm năng Sử dụng nước Tiêu thụ nước Cạn kiệt tài nguyên Ô nhiễm nước, đất Tác động đến hệ động thực vật 3 4 4 4 2 1 2 20 Tiềm năng Sử dụng giấy Tiêu thụ giấy Cạn kiệt tài nguyên Ô nhiễm môi trường Mất cân bằng sinh thái 3 4 4 2 2 1 2 18 X Dụng cụ văn phòng sau sử dụng (bút, giấy, báo, kim bấm, kẹp giấy,…) Chất thải rắn Ô nhiễm đất 3 4 2 2 2 1 1 15 X Thải bỏ đèn neon, pin, mực in, máy photo, …sau khi sử dụng Chất thải độc hại Ô nhiễm đất Ảnh hưởng sức khỏe 3 4 2 4 4 4 1 1 23 Tiềm năng Sử dụng máy in, máy fax, máy photo, máy vi tính Bức xạ ion hóa Ảnh hưởng sức khỏe Ảnh hưởng điện trường xung quanh Ảnh hưởng chất lượng không khí 3 4 2 4 4 1 2 20 Tiềm năng Sử dụng tủ lạnh, máy lạnh Phát sinh khí CFC Phát sinh nhiệt Phá hủy tầng Ozon Ảnh hưởng sức khỏe Hiệu ứng nhà kính Nóng lên toàn cầu 3 4 6 4 2 2 1 1 23 Tiềm năng Vận chuyển hàng hóa Phát sinh nhiệt, bụi Nguy cơ cháy nổ Ảnh hưởng sức khỏe Ô nhiễm không khí 3 4 2 4 4 2 1 2 22 Tiềm năng Sử dụng điện thoại nội bộ, máy vi tính Điện từ trường Ảnh hưởng sức khỏe Ảnh hưởng điện trường xung quanh 3 4 2 4 2 1 1 17 X Kho lưu giữ thành phẩm Nguy cơ cháy nổ Ô nhiễm môi trường Ảnh hưởng sức khỏe 3 4 4 4 2 1 1 19 X Bảng 5.4: Xác định khía cạnh môi trường ở Phân xưởng I Khu Hoạt động Khía cạnh Tác động Đánh giá mức độ tác động Kết quả Kết luận A *3 B*2 C *2 D *2 E*2 F *2 G *1 H *1 Tổng cộng Chưa ý nghĩa Có ý nghĩa Phân xưởng I Sử dụng điện Tiêu thụ điện Chập điện Cạn kiệt tài nguyên Ảnh hưởng sức khỏe Thay đổi dòng chảy Mưa acid Hiệu ứng nhà kính 6 4 6 4 2 1 2 25 X Sử dụng nước Tiêu thụ nước Cạn kiệt tài nguyên Ô nhiễm nước, đất Tác động đến hệ động thực vật 3 4 4 4 2 1 4 22 Tiềm năng Sử dụng nhiên liệu (gas, than,…) Tiêu thụ nhiên liệu Cạn kiệt tài nguyên Ô nhiễm không khí Nguy cơ cháy nổ Hiệu ứng nhà kính 3 4 6 4 2 1 4 24 Tiềm năng Sử dụng dược liệu Tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên Cạn kiệt tài nguyên Tác động đến hệ động thực vật Mất cân bằng sinh thái 3 4 4 2 2 1 2 18 X Lò hơi, nồi nấu thuốc, tủ sấy,… Phát thải nhiệt Ảnh hưởng sức khỏe Nguy cơ cháy nổ Nóng lên toàn cầu Tác động đến hệ động thực vật 3 4 6 4 2 1 2 22 Tiềm năng Lò hơi Phát thải khí, hơi Ô nhiễm không khí Hiệu ứng nhà kính Ảnh hưởng sức khỏe Nguy cơ cháy nổ 3 4 6 4 2 1 2 22 Tiềm năng Sử dụng máy móc (máy sao, máy rửa,..) Tiếng ồn Ảnh hưởng thính giác Ảnh hưởng chất lượng lao động, cuộc sống 9 6 2 4 2 1 2 26 X Chạy máy phát điện Rung động Ảnh hưởng sức khỏe, chất lượng lao động 3 4 2 2 2 1 2 16 X Sử dụng thủy tinh, kim loại, sành sứ,.. Chất thải vô cơ Ô nhiểm đất 3 4 2 2 2 1 2 16 X Xác bã dược liệu Chất thải hữu cơ Mùi Mầm bệnh Ô nhiễm đất, nước, không khí Ảnh hưởng sức khỏe con người và sinh vât 6 4 4 2 2 1 2 21 Tiềm năng Bao nilon, máy biến áp Chất thải nguy hại Ảnh hưởng sức khỏe Ô nhiễm đất 3 4 2 2 4 2 1 4 22 Tiềm năng Nước sau khi rửa dược liệu Nước thải Ô nhiễm đất, nước Ảnh hưởng sức khỏe con người và sinh vật 9 6 4 4 2 1 2 28 X Nghiền thuốc thành bột Bụi Dị ứng, ảnh hưởng khứu giác 6 4 2 2 2 1 2 19 X Sử dụng điện thoại nội bộ Điện từ trường Ảnh hưởng sức khỏe Ảnh hưởng điện trường xung quanh 3 4 4 2 2 1 2 18 X Bảng 5.5: Xác định khía cạnh môi trường ở Phân xưởng II Khu Hoạt động Khía cạnh Tác động Đánh giá mức độ tác động Kết quả Kết luận A *3 B*2 C *2 D *2 E*2 F *2 G *1 H *1 Tổng cộng Chưa ý nghĩa Có ý nghĩa Phân xưởng II Sử dụng điện Tiêu thụ điện Chập điện Cạn kiệt tài nguyên Ảnh hưởng sức khỏe Thay đổi dòng chảy Mưa acid Hiệu ứng nhà kính 3 4 6 4 2 1 4 24 Tiềm năng Sử dụng nước Tiêu thụ nước Cạn kiệt tài nguyên Ô nhiễm nước, đất Tác động đến hệ động thực vật 3 4 4 2 2 1 2 18 X Sử dụng máy móc, thiết bị sản xuất Tiếng ồn Ảnh hưởng thính giác, chất lượng lao động, cuộc sống 6 4 2 4 2 1 2 21 Tiềm năng Sử dụng thủy tinh, kim loại, … Chất thải vô cơ Ô nhiễm đất 3 4 2 2 2 1 2 16 X Bao bilon, bao bì nhôm phức hợp, dầu nhớt từ máy móc Chất thải nguy hại Ảnh hưởng sức khỏe Ô nhiễm đất 3 2 2 2 4 2 1 2 20 Tiềm năng Máy lạnh Phát sinh khí CFC Phát sinh nhiệt Phá hủy tầng ozon Hiệu ứng nhà kính Ảnh hưởng sức khỏe Nóng lên toàn cầu 3 4 6 2 2 2 1 2 21 Tiềm năng Máy móc, thiết bị Phát sinh nhiệt Ảnh hưởng sức khỏe Nguy cơ cháy nổ Nóng lên toàn cầu 3 4 6 4 2 1 2 22 Tiềm năng Sử dụng điện thoại nội bộ Điện từ trường Ảnh hưởng sức khỏe Ảnh hưởng điện trường xung quanh 3 4 2 4 2 1 2 18 X Bảng 5.6: Xác định khía cạnh môi trường ở Phân xưởng III Khu Hoạt động Khía cạnh Tác động Đánh giá mức độ tác động Kết quả Kết luận A *3 B*2 C *2 D *2 E*2 F *2 G *1 H *1 Tổng cộng Chưa ý nghĩa Có ý nghĩa Phân xưởng III Sử dụng điện Tiêu thụ điện Chập điện Cạn kiệt tài nguyên Ảnh hưởng sức khỏe Thay đổi dòng chảy Mưa acid Hiệu ứng nhà kính 3 4 6 4 2 1 4 24 Tiềm năng Sử dụng nước Tiêu thụ nước Cạn kiệt tài nguyên Ô nhiễm nước, đất Tác động đến hệ động thực vật 3 4 4 4 2 1 4 22 Tiềm năng Sử dụng tài nguyên Tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên Cạn kiệt tài nguyên Ô nhiễm môi trường Mất cân bằng sinh thái 3 4 2 2 2 1 4 18 X Sử dụng thủy tinh, kim loại Chất thải vô cơ Ô nhiễm đất 3 4 2 2 2 1 2 16 X Bao bì nhôm phức hợp, đèn neon sau khi sử dụng Chất thải nguy hại Ảnh hưởng sức khỏe Ô nhiễm đất 3 4 2 2 4 4 1 2 22 Tiềm năng Đóng gói Bụi Dị ứng, ảnh hưởng sức khỏe Ô nhiễm không khí 6 4 2 2 2 1 2 19 X Sử dụng điện thoại nội bộ Điện từ trường Ảnh hưởng sức khỏe Ảnh hưởng điện trường xung quanh 3 4 4 2 2 1 2 18 X Cất giữ thành phẩm Nguy cơ cháy nổ Ô nhiễm không khí, nước, đất Ảnh hưởng sức khỏe Tác động lên hệ động thực vật 3 4 4 4 2 1 1 19 X Tổng hợp các khía cạnh môi trường có ý nghĩa theo mức độ giảm dần Khu vực Hoạt động Khía cạnh Ký hiệu khía cạnh Tác động Kết quả Phân xưởng I Nước sau khi rửa dược liệu Nước thải T1 Ô nhiễm đất, nước Ảnh hưởng sức khỏe, con người và sinh vật 28 Phân xưởng I Sử dụng máy móc (máy sao, máy rửa,..) Tiếng ồn, bụi T2 Ảnh hưởng thính giác Ảnh hưởng chất lượng lao động, cuộc sống 26 Khu nhà ăn, khuôn viên Phế phẩm từ các hoạt động chế biến thức ăn, dầu ăn,.. Chất thải hữu cơ T3 Ô nhiễm đất 26 Phân xưởng I Sử dụng điện Tiêu thụ điện Chập điện T4 Cạn kiệt tài nguyên Ảnh hưởng sức khỏe Thay đổi doàng chảy Mưa acid Hiệu ứng nhà kính 25 Vậy, các khía cạnh môi trường có ý nghĩa chiếm 8.5%, các khía cạnh chưa có ý nghĩa chiếm 37.5%, còn lại 54% là các khía cạnh tiềm năng có thể ảnh hưởng đến môi trường trong một thời gian và cần phải được kiểm soát chặt chẽ. Nhưng do hạn chế thời gian làm đồ án nên đề tài chỉ đề cập đến việc xây dựng HTQLMT theo ISO 14001:2010 dựa trên các khía cạnh môi trường có ý nghĩa đã được xác định ở trên. Các quá trình xây dựng sẽ được trình bày trong chương 6. Chương 6: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẦM AMPHARCO 6.1 Các yêu cầu chung Công ty CPDP Ampharco phải thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục HTQLMT theo các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN ISO 14001:2010 và xác định cách thức đáp ứng các yêu cầu đó. Lúc mới bắt đầu triển khai HTQLMT, công ty nên giới hạn phạm vi hoạt động của HTQLMT trong hoặc sát bên vùng đất thuộc chủ quyền của công ty. Phạm vi của HTQLMT của công ty bao gồm: Tất cả các hoạt động sản xuất, hỗ trợ sản xuất trong vùng đất thuộc chủ quyền công ty (các hoạt động sản xuất, hành chính, bảo trì thiết bị). Các vấn đề nước thải, khí thải, rác thải sau khi đã ra khỏi phạm vi địa lý của công ty được yêu cầu kiểm soát bởi quy định pháp luật về môi trường. Yêu cầu của các bên hữu quan. 6.2 Chính sách môi trường Ban lãnh đạo cao nhất cần phải xác định chính sách môi trường của công ty, trong phạm vi đã được xác định của HTQLMT ở trên. 6.2.1 Nội dung Công ty CPDP Ampharco chuyên cung cấp các loại thuốc chữa bệnh, thuốc bổ, thực phẩm chức năng,…Với phương châm “Giữ gìn cuộc sống quí giá”, công ty đã đề ra mục tiêu là không ngừng phát triển để cố gắng phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, tăng lợi nhuận và luôn quan tâm đến môi trường. Chúng tôi mong rằng khách hàng sử dụng sản phẩm của chúng tôi sẽ luôn an tâm về sức khỏe của mình và luôn thành đạt, vì vậy chúng tôi cam kết: Tuân theo các yêu cầu pháp luật về môi trường của nước Việt Nam, các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn TCVN ISO 14001:2010 và các yêu cầu khác của các bên liên quan. Giảm lượng nước thải sinh ra trong quá trình sản xuất làm ô nhiễm môi trường bằng việc sử dụng các phương pháp có lợi về kinh tế. Sử dụng năng lượng và tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả. Đào tạo và huấn luyện có hệ thống cho tất cả các nhân viên trong công ty tuân theo yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường. Quản lý an toàn các hóa chất độc hại. Học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với các công ty bạn trong việc quản lý môi trường. Giải quyết các vấn đề môi trường ở công ty và không ngừng thực hiện việc cải tiến liên tục về môi trường bằng cách sử dụng nguyên tắc phòng chống ô nhiễm. Giảm đến mức thấp nhất các tác động môi trường do các hoạt động, sản phẩm của công ty tạo ra. Phương châm, chính sách, mục tiêu và chương trình quản lý môi trường cần phải được truyền đạt thông qua các văn bản liên quan đến môi trường cho toàn bộ nhân viên, sao cho thấu hiểu và tuân thủ tất cả các quy định đã được thống nhất. Phương châm chính sách môi trường sẽ được cập nhật một cách rộng rãi trong và ngoài công ty thông qua mạng internet sao cho những bên liên quan cần thiết có thể truy cập một cách dễ dàng. 6.2.2 Thực hiện 1. Chính sách môi trường được lập thành văn bản. 2. Thực hiện, duy trì và thông tin liên lạc tới các nhân viên và các bên liên quan bằng cách: Phổ biến chính sách môi trường cho nhân viên, các bên liên quan mới. Phổ biến lại chính sách môi trường trong các cuộc họp với nhân viên hoặc các bên liên quan. Đưa chính sách môi trường lên các bảng thông báo, các biểu ngữ hoặc dạng thẻ đính kèm phía sau thẻ nhân viên. Cung cấp thông tin về chính sách môi trường trên các bảng tin của công nhân. Đưa chính sách môi trường vào hợp đồng làm việc. 3. Công bố rộng rãi chính sách môi trường ra cộng đồng bằng cách đưa chính sách môi trường vào báo cáo cho các bên liên quan, tài liệu quảng bá của công ty, trên trang web của công ty. 6.2.3 Kiểm tra Sau một thời gian thực hiện, nhân viên môi trường của công ty tiến hành đánh giá thực trạng về chính sách môi trường (xác định theo biểu mẫu các câu hỏi đánh giá trong Bảng4.1, điều 4.2) Sau khi hoàn thành đánh giá thực trạng, nhân viên môi trường trình kết quả phân tích cho Ban lãnh đạo xem xét, cập nhật thêm các yếu tố để cải tiến nội dung của chính sách cho phù hợp hơn. 6.3 Lập kế hoạch 6.3.1 Thủ tục xác định khía cạnh môi trường đáng kể 6.3.1.1 Mục đích: Xem chi tiết chương 5, mục 5.1 6.3.1.2 Phạm vi áp dụng Tất cả khía cạnh môi trường có liên quan đến các hoạt động và các khu vực trong công ty ở điều kiện bình thường, bất thường và tình huống khẩn cấp. 6.3.1.3 Các định nghĩa Điều kiện bình thường: điều kiện làm việc tự nhiên, thường xuyên, liên tục. Điều kiện bất thường: điều kiện làm việc định kỳ không liên tục, đột xuất hay ngoài dự kiến nhưng không khẩn cấp về môi trường như các hoạt động bảo trì, sự cố hư hỏng máy móc,… Điều kiện khẩn cấp: điều kiện rủi ro, nguy hiểm ngoài mong muốn như cháy nổ, rò rỉ, tràn đổ hóa chất, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và con người. 6.3.1.4 Trách nhiệm và quyền hạn Trưởng ban ISO cùng các trưởng bộ phận: Xác định đánh giá chọn lọc các khía cạnh môi trường đáng kể (KCMTĐK) trong từng đơn vị. Thường xuyên cập nhật và đánh giá lại khi phát hiện khía cạnh môi trường mới hay khi có sự thay đổi trong sản xuất hay dự án mới. Ban lãnh đạo công ty, đại diện môi trường, cùng ban môi trường xác lập chỉ tiêu cụ thể cho từng KCMTĐK cần ưu tiên, lập kế hoạch kiểm soát nếu cần. Các bộ phận thiết lập các hướng dẫn công việc để kiểm soát KCMTĐK đó. Thông báo cho tất cả nhân viên trong bộ phận biết để thực hiện. 6.3.1.5 Thủ tục A. Nhận dạng các khía cạnh môi trường Các khía cạnh môi trường có thể thêm vào hay bớt ra tùy thuộc vào thay đổi về sản xuất, quy trình hoạt động. Định kỳ kiểm tra các khía cạnh môi trường (KCMT) tiềm tàng, thường xuyên rà soát, phân tích để cập nhật và nhận dạng các KCMT mới nếu có. B. Đánh giá các khía cạnh môi trường: xem phần chương 5, mục 5.5 C. Ghi nhận kết quả và báo cáo cho lãnh đạo Các bảng kết quả sẽ được ghi nhận lại và báo cáo cho Ban giám đốc. 6.3.2 Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác Công ty phải thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục xác định yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác nhằm xác định và tiếp cận với các yêu cầu tương ứng về pháp luật và các yêu cầu khác mà công ty phải tuân thủ có liên quan đến các khía cạnh môi trường của tổ chức; xác định cách áp dụng những yêu cầu này như thế nào với khía cạnh môi trường của công ty. Danh mục văn bản pháp luật và các yêu cầu khác (Xem chi tiết phụ lục C). Quy trình đáp ứng yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác: Phân phối các bộ phận liên quan Cập nhật các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác Xác định các yêu cầu Hướng dẫn các bộ phận thực hiện Thu thập phản hồi từ các bộ phận liên quan Đánh giá phản hồi và đáp ứng yêu cầu nội bộ Đánh giá sự tuân thủ yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác Lưu hồ sơ Tuân thủ Không tuân thủ Hình 6.1: Quy trình đáp ứng yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác Diễn giải quy trình trên Stt Công việc Trách nhiệm Nhiệm vụ Tài liệu 1 Xác định yêu cầu Các bộ phận phụ trách môi trường - Xem xét các yêu cầu mới. - Xác định những yêu cầu cần áp dụng và in ra bảng cứng các yêu cầu pháp luật có thể áp dụng cho công ty Tài liệu về các yêu cầu pháp luật phải tuân thủ. 2 Cập nhật các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác Các bộ phụ trách môi trường - Hàng tháng cập nhật những thay đổi về luật lệ từ cơ quan có thẩm quyển hoặc thông qua website. - Hàng năm xem xét lại yêu cầu môi trường của công ty. Tài liệu cập nhật được. 3 Phân phối các bộ phận liên quan Các bộ phụ trách môi trường - Đóng tập các yêu cầu này và phân phối đến các phòng ban, cá nhân liên quan. Tài liệu ban hành về yêu cầu. 4 Hướng dẫn các bộ phận thực hiện Các bộ phụ trách môi trường - Tổ chức họp hướng dẫn các bộ phận thực hiện. Hồ sơ về biên bản cuộc họp. 5 Phản hồi từ các phòng ban Phụ trách các phòng ban liên quan - Thông báo cho các bộ phận môi trường về việc xem xét của họ về các luật có thể áp dụng. Tài liệu phản hồi. 6 Đánh giá phản hồi và đáp ứng các yêu cầu Các bộ phụ trách môi trường, phụ trách các phòng ban liên quan - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yêu cầu mới. - Xây dựng chương trình để thực hiện yêu cầu này. Hồ sơ đánh giá và xây dựng chương trình. 7 Đánh giá sự tuân thủ yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác, lưu hồ sơ Đại diện ban lãnh đạo về môi trường - 6 tháng đánh giá sự tuân thủ yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác, lưu hồ sơ. - Lưu hồ sơ đánh giá. Hồ sơ đánh giá. 6.3.3 Xác định các mục tiêu, chỉ tiêu, xây dựng chương trình quản lý môi trường Để xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường, công ty cần phải dựa vào 4 bước: Bước 1: Thiết lập các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường Dựa vào Bảng danh sách các KCMT đáng kể và CSMT của công ty, phòng môi trường sẽ thiết lập các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường thích hợp cho các KCMT đáng kể, sau đó chuyển cho Ban lãnh đạo phê duyệt: Nếu đồng ý: triển khai chương trình môi trường tương ứng. Nếu không đồng ý: xác định lại các mục tiêu và chỉ tiêu cho phù hợp. Bước 2: Xây dựng chương trình môi trường Phòng môi trường xây dựng một hoặc nhiều chương trình môi trường để đạt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra bao gồm 3 nội dung chính: trách nhiệm thực hiện, phương pháp/phương tiện hỗ trợ để thực hiện, thời gian hoàn thành. Tuy nhiên, công ty không thể thực hiện tất cả các mục tiêu, chỉ tiêu nên cần phải tổ chức một cuộc họp, trong đó Giám đốc làm chủ trì cuộc họp và quyết định tính ưu tiên trong quá trình thực hiện. Bước 3: Triển khai thực hiện Phòng môi trường sẽ triển khai cho các phòng ban có liên quan và chỉ định nhân viên thực hiện. Đồng thời, Phòng môi trường sẽ xem xét định kỳ trong mỗi tháng. Bước 4: Lưu tài liệu, hồ sơ Bảng 6.1: Chương trình quản lý môi trường tại Công ty CPDP Ampharco Ký hiệu KCMT có ý nghĩa Mục tiêu Chỉ tiêu Người/Bộ phận thực hiện Phương pháp thực hiện Thời gian thực hiện T1 Tiết kiệm nước Giảm lượng nước sử dụng NTMT + nhà thầu - Tưới cây bằng nước thải sau khi xử lý. - Thường xuyên kiểm tra các vòi nước, tránh để nước bị rò rỉ Từ tháng 05/2012 đến tháng 10/2012 T1 Xây dựng hệ thống xử lý nước thải Xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho phân xưởng I NV môi trường + nhà thầu + bộ phận bảo trì Xây dựng hệ thống xử lý bằng phương pháp sinh học hiếu khí Từ tháng 05/2012 đến tháng 10/2012 T2 Giảm tiếng ồn Giảm tiếng ồn ở phân xưởng I và II Cán bộ, công nhân Lắp đặt các thiết bị cách âm Từ tháng 05/2012 đến tháng 08/2012 T2 Giảm thiểu bụi Giảm bụi sinh ra trong quá trình trộn, xay và nghiền NVMT + nhà thầu Xây dựng hệ thống hút bụi Từ tháng 05/2012 đến tháng 10/2012 T3 Kiểm soát và quản lý chất thải Kiểm soát và quản lý chất thải toàn công ty NVMT + nhà thầu + công nhân viên - Đặt các bảng hướng dẫn phân loại rác tại nơi đặt thùng rác. - Xây dựng khu chứa rác theo tiêu chuẩn vệ sinh. - Đặt thêm sọt đựng rác văn phòng. - Thu gom toàn bộ rác thải nguy hại (bóng đèn,..) bán phế liệu Từ tháng 05/2012 đến tháng 10/2012 T3 Cải thiện môi trường nhà ăn Chống nóng cho nhà ăn NVMT + bộ phận bảo trì Lắp thêm một số quạt công nghiệp Làm ngay T4 Tiết kiệm điện Giảm 10% lượng điện sử dụng ở phân xưởng I Toàn thể công nhân và cán bộ Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên Tắt máy lạnh khi phòng được thông gió tự nhiên Các bóng đèn luôn sạch, không bám bụi Từ tháng 10/2011 đến tháng 4/2012 6.4 Thực hiện và điều hành 6.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn Ban lãnh đạo phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các nguồn lực cần thiết cho việc thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến HTQLMT. Các nguồn lực bao gồm nhân lực và các kỹ năng chuyên môn hóa, cơ sở hạ tầng của tổ chức, công nghệ và nguồn tài chính. Cơ cấu, trách nhiệm và quyền hạn của Công ty CPDP Ampharco cần được thông tin rộng rãi trong công ty bằng cách: Đưa ảnh, tên và trách nhiệm của người thực hiện HTQLMT lên bản tin công ty. Thông báo vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của những người thực hiện HTQLMT tại các cuộc họp cho mọi người biết. Xây dựng và thực hiện chiến dịch nâng cao nhận thức HTQLMT cho lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo cấp trung, chuyên viên môi trường và công nhân tại dây chuyền sản xuất. Xây dựng hệ thống trực tuyến tiếp nhận sơ đồ cơ cấu và trách nhiệm của HTQLMT. Cung cấp thông tin về cơ cấu và trách nhiệm của HTQLMT trên bản tin của công nhân. Hội đồng quản trị - Chịu trách nhiệm tổng quát về HTQLMT. - Lập chiến lược về môi trường Ban giám đốc - Chịu trách nhiệm tổng quát về HTQLMT. Phụ trách hoạt động môi trường - Chịu trách nhiệm thực hiện và duy trì HTQLMT của toàn công ty. Phụ trách kế toán - Chịu trách nhiệm tài chính. - Hỗ trợ các nhân viên phòng nhân sự. - Hỗ trợ bộ phận xưởng sản xuất. Phụ trách phòng hành chính nhân sự - Chịu trách nhiệm hành chính nhân sự. - Chịu trách nhiệm cung cấp các văn bản pháp luật về môi trường. - Phụ trách y tê, bảo vệ và phòng cháy chữa cháy. - Chịu trách nhiệm về thông tin liên lạc, đào tạo. Phụ trách xưởng sản xuất - Chịu trách nhiệm phối hợp với các phòng ban liên quan thực hiện chương trình quản lý môi trường tại xưởng sản xuất. Phụ trách kinh doanh, kế hoạch - Kiểm soát nhà thầu (Chính sách môi trường, thủ tục, quy trình có liên quan) Hình 6.2 : Cơ cấu và trách nhiệm Công ty CPDP Ampharco 6.4.2 Năng lực đào tạo và nhận thức Công ty phải coi yếu tố năng lực, đào tạo và nhận thức là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo xây dựng được HTQLMT vững mạnh. Do đó, công ty có rất nhiều yêu cầu về năng lực, đào tạo và nhận thức cho tất cả các nhân viên mà công việc của họ có tác động đến môi trường và HTQLMT trong toàn công ty. Nhân viên môi trường của công ty có trách nhiệm tiến hành lập kế hoạch đào tạo và biên soạn tài liệu đào tạo về môi trường cho toàn công ty nhằm đáp ứng các yêu cầu pháp luật và của HTQLMT. Nhu cầu đào tạo Kế hoạch đào tạo Trình ban giám đốc duyệt Nội dung đào tạo. Quy trình đào tạo Kết quả đào tạo và lưu hồ sơ Nhân viên Hành chính – nhân sự có trách nhiệm điều phối các chương trình đào tạo và lưu giữ hồ sơ đào tạo của nhân viên công ty. Hình 6.3: Sơ đồ năng lực, đào tạo và nhận thức tại công ty Tài liệu chương trình đào tạo về HTQLMT cho nhân viên của Công ty CPDP Ampharco (xem chi tiết phụ lục D). 6.4.3 Trao đổi thông tin Công ty phải thiết lập, thực hiện và duy trì các thủ tục cho việc thông tin liên lạc về các KCMTĐK và HTQLMT của Công ty CPDP Ampharco nhằm đảm bảo duy trì tính phù hợp, đầy đủ và hiệu quả của HTQLMT. Hệ thống thông tin liên lạc được thiết lập như sau: Thông tin liên lạc nội bộ Nhân viên môi trường của công ty có trách nhiệm thông báo các thông tin về hệ thống HTQLMT cho nhân viên toàn công ty. Các thông tin này bao gồm: chính sách môi trường, các khía cạnh môi trường đáng kể, chương trình quản lý môi trường, sự không phù hợp phát hiện được trong các cuộc đánh giá và kết quả xem xét của lãnh đạo. Thông tin này được thông báo trong báo cáo tiến độ thực hiện HTQLMT hàng năm. Nhân viên môi trường thông tin với phòng Hành chính – Nhân sự về các vấn đề pháp luật và quy định liên quan đến hoạt động của công ty. Nhân viên môi trường thông tin các nhu cầu đào tạo để thiết lập, thực hiện và duy trì HTQLMT cho nhân viên phòng Hành chính – Nhân sự. Duy trì địa chỉ email và số điện thoại nội bộ để tiếp nhận các câu hỏi thông tin và các kênh thông tin liên quan do nhân viên phòng Kinh doanh – Kế hoạch gửi tới. Nhân viên môi trường lập kênh thông tin khi có sự cố khẩn cấp. Thông tin liên lạc bên ngoài Nhân viên phòng Hành chính – Nhân sự thông tin đến nhân viên môi trường các yêu cầu hoặc thông tin bên ngoài về môi trường (thư, điện thoại từ khách hàng, các cơ quan đại diện chính phủ, đại diện báo chí và các bên quan tâm đến các hoạt động môi trường của công ty và cùng với nhân viên môi trường soạn thảo các thư phản hồi). Nhân viên phòng Hành chính – Nhân sự lưu giữ hồ sơ các thông tin đến và các hồ sơ phản hồi thông tin có thể ảnh hưởng tới hình ảnh và hoạt động kinh doanh – sản xuất của công ty. Nhân viên phòng Hành chính – Nhân sự và Nhân viên Môi trường báo cáo thông tin cho Ba giám đốc 1 tháng/1 lần. (Xem chi tiết phụ lục E) 6.4.4 Tài liệu Tài liệu Hệ thống quản lý môi trường của Công ty CPDP Ampharco bao gồm: Bảng 6.2 Tài liệu hệ thống quản lý môi trường Các yếu tố cốt lõi Các tài liệu liên quan đến các yếu tố cốt lõi - Chính sách môi trường - Các khía cạnh môi trường đáng kể. - Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường. - Sổ tay môi trường - Các thủ tục theo các yêu cầu của HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010. - Chương trình đánh giá HTQLMT - Chương trình xem xét của lãnh đạo Các quy trình - Quy trình kiểm soát nguyên vật liệu - Quy trình kiểm soát chất thải - Quy trình kiểm soát nước thải - Quy trình phòng chống sự cố Hướng dẫn công việc - Hướng dẫn kiểm soát nguyên vật liệu - Hướng dẫn kiểm soát chất thải - Hướng dẫn kiểm soát hóa chất - Hướng dẫn phòng chống sự cố 6.4.5 Kiểm soát tài liệu 6.4.5.1 Mục đích Xác định qui trình cho việc kiểm soát, quản lý các tài liệu, hồ sơ của HTQLMT 6.4.5.2 Định nghĩa Tài liệu nội bộ: được công ty soạn thảo nhằm đáp ứng các yêu cầu chung của công ty như sổ tay, thủ tục, hướng dẫn công viêc, biểu mẫu, bản vẽ,..Tài liệu bên ngoài: gồm các tài liệu được cung cấp từ bên ngoài như các quy định, tiêu chuẩn, văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường hay tài liệu do bên hữu quan cung cấp. 6.4.5.3 Trách nhiệm Phòng môi trường cùng các phòng ban khác có sử dụng tài liệu, có trách nhiệm quản lý và kiểm soát hệ thống tài liệu 6.4.5.4 Thực hiện kiểm soát tài liệu Nhân viên môi trường cùng với các phòng ban có liên quan có trách nhiệm xây dựng, duy trì thủ tục và tài liệu được xác định trong mô hình tài liệu của HTQLMT, đồng thời phải đảm bảo: Tài liệu nội bộ: bao gồm Soạn thảo, phê duyệt, ban hành theo quy định, thủ tục. Xác định được vị trí của tài liệu kiểm soát. Tất cả các tài liệu kiểm soát được xem xét ít nhất 1 lần/năm và sửa đổi khi cần thiết. Phiên bản tài liệu hiện hành có sẵn khi cần thiết để quản lý và thực hiện có hiệu quả HTQLMT. Các tài liệu lỗi thời được loại bỏ tránh sử dụng nhầm lẫn. Các báo cáo môi trường định kỳ và các tài liệu lỗi thời về pháp luật và kiến thức chuyên môn được lưu giữ có đóng dấu "lỗi thời” hoặc “tham khảo”. Tài liệu kiểm soát phải dễ đọc. Có ngày tháng soát xét. Được giữ gìn theo thứ tự và lưu lại trong một thời gian qui định là 3 năm. Tài liệu bên ngoài (các văn bản pháp luật) 6.4.6 Kiểm soát điều hành 6.4.6.1 Mục đích Để đảm bảo kiểm soát các KCMT đáng kể và các KCMT quan trọng khác có liên quan đến nhà thầu, để đáp ứng chính sách và mục tiêu môi trường của công ty. 6.4.6.2 Phạm vi áp dụng Áp dụng cho các KCMT đáng kể nằm trong phạm vi chính sách môi trường. 6.4.6.3 Quy trình kiểm soát điều hành HTQLMT Không tốt Chương trình KSĐH Thực hiện kế hoạch KSĐH Xem xét đến kết quả Xác định mục tiêu, đối tượng kiểm soát Lưu hồ sơ Hình 6.4 Quy trình kiểm soát điều hành Bảng 6.3: Diễn giải thực hiện quy trình KSĐH STT Công việc Nhiệm vụ Trách nhiệm Tài liệu 1 Xác định mục tiêu, đối tượng, kiểm soát Xác định mục tiêu, đối tượng, kiểm soát và lập văn bản Nhân viên phòng Hành Chính – Nhân Sự Thủ tục kiểm soát điều hành Kiểm soát bằng các hướng dẫn, các qu định Tài liệu các quy trình, các hướng dẫn công việc Kiểm soát bằng đào tạo thông tin Tài liệu chương trình đào tạo 2 Chương trình KSĐH Kiểm soát bằng cách quy trình, các hướng dẫn đào tạo thông tin Nhân viên HCNS Tài liệu các quy trình, các hướng dẫn công việc Kiểm soát bằng cách thông báo, dán nhãn cảnh báo. Nhân viên MT Tài liệu hướng dẫn công việc Kiểm soát bằng đào tạo thông tin Nhân viên HCSN Tài liệu chương trình đào tạo 3 Thực hiện kế hoạch KSĐH Ban hành các quy trình, các hướng dẫn công việc Nhân viên MT Hồ sơ các quy trình, các hướng dẫn công việc Thực hiện đào tạo thông tin đến các bộ phận liên quan Nhân viên HCNS Thủ tục thông tin liên lạc Bảo đảm thủ tục KSĐH phải được thông tin đến nhà thầu Thủ tục thông tin liên lạc 4 Xem xét kết quả Định ký kiểm tra các kết quả đạt được 1 lần/ 3 tháng Nhân viên MT Thủ tục giám sát và đo So sánh kết quả với kế hoạch đề ra. Nếu không phù hợp thì phải xem xét lại kế hoạch đã đề ra Nhân viên MT Tài liệu mục tiêu, chỉ tiêu 5 Lưu hồ sơ Lưu các tài liệu, hồ sơ, thông báo Nhân viên HCNS Thủ tục kiểm soát hồ sơ 6.4.7 Sự chuẩn bị sẳn sàng và ứng phó với tình trạng khẩn cấp 6.4.7.1 Mục đích Xác định các hành động và trách nhiệm để ứng phó các tình huống khẩn cấp trong công ty nhằm giảm đến mức tối thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. 6.4.7.2 Phạm vi áp dụng: tất cả khu vực trong công ty. 6.4.7.3 Trách nhiệm: phòng cơ điện và đội ứng phó tình huống khẩn cấp có trách nhiệm thực hiện và duy trì thủ tục này. 6.4.7.4 Thực hiện Công ty phải thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục nhằm xác định các tình huống khẩn cấp và các tai nạn tiềm ẩn có thể gây ra những tác động đến môi trường và cách thức đối phó với chúng, Ban giám đốc chịu trách nhiệm xem xét và phê duyệt kế hoạch đáp ứng tình trạng khẩn cấp và chỉ định cán bộ phụ trách đáp úng với tình trạng khẩn cấp và đảm bảo các biện pháp giảm thiểu, đáp ứng và giảm nhẹ đối với tình trạng khẩn cấp thích hợp và hiệu quả. Nhân viên môi trường được phân công chịu trách nhiệm đáp ứng tình trạng khẩn cấp. Do đó, nhân viên môi trường sẽ chịu trách nhiệm thiết lập và duy trì các kế hoạch ứng phó với tình trạng khẩn cấp, điều phối các hoạt động. Bảng 6.4: Bảng trách nhiệm ứng phó tình huống khẩn cấp Tình huống khẩn cấp Khu vực liên quan Hành động cần thực hiện/trách nhiệm Giám sát và kiểm tra Cháy nổ Phân xưởng Bất kỳ nhân viên nào thấy đám cháy có trách nhiệm: - Bấm còi báo động, gọi điện thoại cho đội ứng phó tình huống khẩn cấp của công ty. - Ngắt hết các nguồn phát ra từ tia lửa/nhiệt/điện ở khu vực xảy ra sự cố. - Dùng phương tiện chữa chá tại chỗ như bình chữa cháy CO2 để dập tắt đám cháy. - Đội ứng phó tình huống khẩn cấp lập tức hành động theo những thao tác đã được huấn luyện từ trước. - Liên lạc với sở cứu hỏa nếu không thể dập tắt đám cháy. - Những người không liên quan phải tập trung tại nơi quy định để đảm bảo an toàn. - Phòng môi trường và người quản lý của khu vực có liên quan khắc phục hậu quả sau sự cố. - Người quản lý của khu vực có liên quan ghi nhận diễn biến và hậu quả của sự cố, báo cho phòng môi trường. Kho vật tư, bao bì trung gian Nhà bếp Tràn đổ hóa chất Phòng nghiên cứu - Người phát hiện sự cố lập tức mang dụng cụ bảo hộ lao động. - Hóa chất bột thu hồi lại và các vật dùng để thấm hóa chất lỏng/dầu phải được bỏ vào thùng chứa chất thải nguy hại. - La lớn để kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người xung quanh. - Ngắt hết các nguồn phát ra tia lửa/nhiệt/điện ở khu vực xảy ra sự cố. - Ngăn không cho mọi người tụ họp lại xem hay người không có trách nhiệm vào khu vực xảy ra sự cố. - Tiếp tục dùng vật thấm bỏ lên khu vực tràn đổ cho đến khi hóa chất/dầu không còn lan tràn nữa. Tai nạn lao động Phân xưởng Phòng cơ điện Nhân viên có mặt tại hiện trường áp dụng các biện pháp sơ cấp cứu tạm thời cho nạn nhân. - Nếu thấy nhẹ thì chuyển nạn nhân sang phòng y tế. - Nếu thấy nặng thì chuyển ngay nạn nhân đến bệnh viện gần nhất. Người quản lý khu vực viết báo cáo gửi phòng môi trường 6.5 Kiểm tra và hành động khắc phục 6.5.1 Giám sát và đo Công ty phải thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục để giám sát và đo dựa trên một cơ sở chuẩn mực phù hợp, các đặc tính chủ chốt của quá trình điều hành của công ty có thể phát sinh các tác động đáng kể đến môi trường. Công ty thực hiện giám sát và đo các đặc trưng chủ chốt như sau: Sử dụng nguyên vật liệu Sử dụng năng lượng Chất thải rắn Khí thải Nước thải Hướng dẫn công việc giám sát và đo A. Đối với giám sát và đo bên ngoài thực hiện Nhân viên môi trường chịu trách nhiệm yêu cầu: 1- Xác định các vị trí, các thông số cần giám sát và đo về: Khí thải: yêu cầu được giám sát và đo tại 3 vị trí: (1) trước cổng bảo vệ, (2) trong xưởng sản xuất, (3) ống khói lò hơi theo định kỳ 3 tháng/lần. Nước thải: giám sát và đo tại 2 vị trí: (1) cống thoát nước thải sinh hoạt, (2) hố ga tiếp nhận nước thải theo định kỳ 3 tháng 1 lần. 2- Gửi yêu cầu đo: Nhân viên môi trường chịu trách nhiệm gửi các yêu cầu trên đến các trung tâm phân tích các chỉ tiêu môi trườn có uy tín, các nhà thầu tiếp nhận chất thải có giấy phép. 3- Giám sát thực hiện đo, ghi nhận kết quả: Nhân viên môi trường giám sát các thông số kỹ thuật của thiết bị đo, phương pháp đo, kết quả đo. 4- Đánh giá và khắc phục sự cố: Phát hiện sự không phù hợp, tìm hiểu nguyên nhân sự không phù hợp đó, đề ra biện pháp khắc phục. B. Đối với giám sát và đo nội bộ Trưởng các bộ phận chịu trách nhiệm phân công thực hiện các công việc sau: 1- Xác định các vị trí, hạng mục cần theo dõi, thu thập số liệu và giám sát Đo đạc điện: tất cả các máy, các phòng ban theo hạng mục cần đo (số kw điện tiêu thụ, hệ thống các đường dây điện), thu thập số liệu từ các nhân viên bảo trì bảo dưỡng hàng tháng. Đo đạc nước: tất cả các phòng vệ sinh, các bể nước lưu trữ, đài nước theo hạng mục cần đo (số m3 nước tiêu thụ, hệ thống các đường ống van nước bị rò rỉ), thu thập số liệu từ các nhân viên bảo trì bảo dưỡng hàng tháng. 2- Xác định các phương pháp theo dõi giám sát: Quan sát trực tiếp, kiểm tra. 3- Trách nhiệm: Phân công nhân viên môi trường thu thập tổng kết số liệu và lập báo cáo môi trường định kỳ 1 tháng/lần. 6.5.2 Đánh giá mức độ tuân thủ Công ty phải thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục cho việc đánh giá định kỳ mức độ tuân thủ các yêu cầu thích hợp của pháp luật, đánh giá mức độ tuân thủ các yêu cầu khác mà công ty đã chấp nhận nhằm đảm bảo tính nhất quán với cam kết chính sách môi trường. Bảng 6.5: Đánh giá mức độ được tuân thủ Phương pháp giám sát Người chịu trách nhiệm Tài liệu Đánh giá sự tuân thủ pháp luật và yêu cầu khác 6 tháng/lần Nhân viên môi trường Hồ sơ đánh giá tuân thủ Lập văn bản bất cứ sự không phù hợp nào trong quá trình đánh giá và đưa ra hành động khắc phục Nhân viên môi trường Hồ sơ báo cáo sự không phù hợp và hành động khắc phục phòng ngừa. Báo cáo cho ban giám đốc bất cứ sự không phù hợp có thể ảnh hưởng đến hoạt động của công ty Nhân viên môi trường Hồ sơ báo cáo sự không phù hợp 6.5.3 Sự phù hợp và hành động khắc phục phòng ngừa Công ty phải thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục nhằm giải quyết các điểm không phù hợp tiềm ẩn vào trên thực tế và để tiến hành các hành động khắc phục và phòng ngừa. Phát hiện sự không phù hợp Phân tích nguyên nhân Đề xuất và thực hiện hành động khắc phục Kiểm tra việc thực hiện Kết thúc hành động khắc phục Nhân viên môi trường có trách nhiệm xử lý bất cứ sự không phù hợp nào liên quan đến HTQLMT theo lưu đồ sau: Hình 6.5 – Lưu đồ thực hiện quy trình thực hiện hành động khắc phục phòng ngừa Đánh giá, kiểm tra/xem xét sự phù hợp Phù hợp Không phù hợp Kết thúc xem xét Xem xét, cải tiến Khắc phục, phòng ngừa Hình 6.6 – Lưu đồ hành động khắc phục phòng ngừa 6.5.4 Kiểm soát hồ sơ Công ty phải thiết lập, thực hiện và duy trì các hồ sơ cần thiết lập nhằm chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu trong HTQLMT của công ty và trong Tiêu Chuẩn và thể hiện các kết quả đã đạt được. Các hồ sơ này phải đảm bảo: Dễ đọc, dễ xác định và dễ tìm thấy các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ. Được lưu giữ và bảo quản an toàn, chống hủy hoại, hư hỏng, mất mát. Nhân viên môi trường có trách nhiệm thiết lập và duy trì mô hình tài liệu HTQLMT của công ty. Thời gian lữu giữ hồ sơ như sau: Hồ sơ đào tạo được lưu giữ trong 5 năm. Kết quả đánh giá được lưu giữ trong 3 năm. Hồ sơ xem xét của lãnh đạo được lưu giữ trong 3 năm. Các dữ liệu vận hành như giữ liệu giám sát và đo được lưu giữ trong 5 năm. Hồ sơ bảo dưỡng và hiệu chỉnh thiết bị được lưu giữ trong 5 năm. Hồ sơ kiểm tra được lưu giữ trong 3 năm. Các loại hồ sơ khác được lưu giữ trong 1 năm. 6.5.5 Đánh giá nội bộ Công ty phải tiến hành đánh giá nội bộ HTQLMT vào các thời gian đã được xác định các hành động như sau: Bảng 6.6- Đánh giá nội bộ Phạm vi đánh giá Toàn bộ công ty Mục đích đánh giá - Xác định liệu HTQLMT có hay không? - Cung cấp các thông tin về kết quả đánh giá cho ban lãnh đạo. Tần suất đánh giá Hệ thống quản lý môi trường của công ty được tiến hành đánh giá ít nhất 1 năm/lần. Kết quả đánh giá Kết quả đánh giá HTQLMT được ban giám đốc và nhân viên môi trường xem xét và quyết định xem có cần phải thay đổi phạm vi và tần suất đánh giá. Trách nhiệm và yêu cầu đối với chuyên gia đánh giá Nhân viên môi trường làm chuyên gia đánh giá trong tất cả các cuộc đánh giá HTQLMT. Nhân viên phòng Hành Chánh – Nhân sự có trách nhiệm lập kế hoạch cung cấp các thông tin về kết quả đánh giá cho ban lãnh đạo. Các thành viên của nhóm đánh giá bao gồm trưởng tất cả các bộ phận. 6.6 Xem xét của lãnh đạo Ban giám đốc của công ty phải xem xét lại HTQLMT của công ty định kỳ 1 năm/lần để đảm bảo hệ thống phù hợp, đầy đủ và hiệu quả. Các thông tin sau cần được xem xét: Đầu vào việc xem xét của ban lãnh đạo phải bao gồm: Các kết quả đánh giá nội bộ và đánh giá mức độ tuân thủ với các yêu cầu luật pháp và yêu cầu khác mà tổ chức cam kết. Các thông tin liên lạc từ bên ngoài, kể cả sự than phiền. Kết quả hoạt động về môi trường của tổ chức. Mức độ các mục tiêu và chỉ tiêu đã đạt được. Tình trạng của các hành động khắc phục và phòng ngừa. Các hành động tiếp theo các lần xem xét trước đó của lãnh đạo. Hoàn cảnh thay đổi, bao gồm những phát triển trong yêu cầu về luật pháp và các yêu cầu khác liên quan tới các khía cạnh môi trường của công ty. Các đề xuất cải tiến. Đầu ra của việc xem xét của lãnh đão phải bao gồm các quyết định và hành động liên quan có thể thay đổi chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu môi trường cũng như các yếu tố khác của HTQLMT nhất quán với cam kết liên tục. Chương 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7.1 Kết luận Trong bối cảnh cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang quan tâm sâu sắc đến vấn đề môi trường, việc bảo vệ môi trường đã trở thành nhiệm vụ chung của mọi cá nhân, tổ chức và mọi quốc gia trên thế giới, thì hệ thống quản lý môi trường thực sự là một công cụ hữu hiệu giúp các doanh nghiệp Việt Nam ngăn ngừa ô nhiễm, quản lý môi trường một cách tốt nhất. Ngành Dược là một ngành đang rất được quan tâm và chú trọng bởi nó ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người. Các công ty Dược ở Việt Nam cũng đang từng bước khẳng định hơn về vị trí, uy tín của mình trên thương trường trong và ngoài nước. Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Ampharco cũng không nằm ngoài quỹ đạo chung đó. Đề tài “Nghiên cứu xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 – 2010 cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Ampharco” là một việc làm hết sức cần thiết cho doanh nghiệp trước khi mạnh dạn triển khai áp dụng. Đề tài đã thu được kết quả chính như sau: Khả năng áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2010 tại công ty là rất cao, đạt 85.99%, đồng thời Ban Giám Đốc công ty đã cam kết áp dụng và duy trì tiêu chuẩn bắt đầu từ năm 2012 cho thấy: công ty đã nhìn thấy được tầm quan trọng của hệ thống quản lý môi trường trong giai đoạn toàn cầu hóa. Xác định được 4 khía cạnh môi trường có ý nghĩa tại công ty chiếm 8.5%, 37.5% các khía cạnh môi trường chưa có ý nghĩa, 54% các khía cạnh môi trường tiểm năng. Trong đó 4 khía cạnh môi trường có ý nghĩa cần giải quyết. Từ đó đã đề xuất các mục tiêu, chỉ tiêu và xây dựng chương trình quản lý môi trường. Công ty đã áp dụng ISO 9001:2008 rất thành công nên các công tác như: văn bản hóa, kiểm toán nội bộ, cải tiến và duy trì hệ thống không gây trở ngại nhiều trong công ty. 7.2 Kiến nghị Mặc dù có được những thuận lợi nhất định trong quá trình triển khai áp dụng HTQLMT ISO 14001, công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc và một vài vấn đề chưa thực hiện được. Những khó khăn điển hình như: Vấn đề bảo vệ môi trường còn hạn chế. Chưa có một đội ngũ chuyên gia am hiểu về môi trường của công ty. Việc phân loại chất thải rắn và chất thải nguy hại chưa được thực hiện triệt để. Hệ thống thông tin liên lạc bên ngoài công ty còn hạn chế. Để áp dụng ISO 14001:2010 một cách hiệu quả, đề tài xin đề xuất một số giải pháp sau: Tăng cường hỗ trợ Ban Lãnh Đạo và toàn thể nhân viên công ty trong việc triển khai thực hiện HTQLMT hiệu quả. Kết hợp giữa tuyển thêm hai cán bộ môi trường (có hiểu biết và có chứng chỉ đào tạo ISO 14001) và đào tạo đội ngũ cán bộ về môi trường. Tăng cường hệ thống kiểm toán, đánh giá nội bộ để kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm. Cần quan tâm, thúc đẩy xây dựng hợp lý hệ thống xử lý nước thải, xử lý bụi và tiếng ồn đảm bảo các yêu cầu trong tiêu chuẩn Việt Nam. Phân loại rác tại nguồn một cách triệt để, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, quy chế pháp luật. Ban lãnh đạo công ty cần có biện pháp, chính sách cụ thể để quản lý chặt chẽ các thành phần môi trường (đất, nước, không khí, tiếng ồn,..) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Gái (2005). Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty Cổ Phần Thép Nam Kim, Bình Dương. Luận văn tốt nghiệp Đại học, Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM, TP.HCM. 2. Đặng Tuấn Hào (2002). Chuyên gia đánh giá môi trường. Chương trình đào tạo, TP.HCM. 3. Kim Thúy Ngọc – Trần Nguyệt Ánh – Nguyễn Tùng Lâm (2003). Tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000 – Chứng chỉ hệ thống môi trường. Nhà xuất bản thế giới. 4. Ngô Quang Thái (2006). Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cho Công ty TNHH Chế biến thủy sản Hải Nam. Luận văn tốt nghiệp Đại học, Đại học Nông lâm, TP.HCM. 5. Trần Văn Vinh (2003). Các chính sách pháp luật, tiêu chuẩn môi trường liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội. 6. Tài liệu Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Ampharco. 7. Tiêu chuẩn Việt Nam, TCVN ISO 14001:2005, Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng. 8. Tiêu chuẩn Việt Nam, TCVN ISO 14001:2010, Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng. 9. Nguồn internet htpp://quacert.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5. BAT DAU HOAN THANH.doc
  • doc1. TRANG BIA.doc
  • doc3. loi cam doan.doc
  • doc4.muc luc.doc
  • doc6. phu luc.doc
  • ppt7. ha.ppt
  • docHA Phieu cham DATN.doc
  • docHA Phieu giao de tai.doc
Tài liệu liên quan