Đề tài Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba- Kiến nghị nhằm thực hiện tốt nghiệp vụ theo nghị định 15/2003/NĐ-CP của Chính phủ tại PJICO giai đoạn 1998-2002

Đây là hai mắt xích nối liền nhau và cũng rất quan trọng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Công tác giám định tốt, chính xác thì việc giải quyết bồi thường cho người tai nạn mới nhanh gọn, kịp thời nâng cao uy tín và hiệu quả kinh doanh cho công ty. Việc nâng cao chất lượng của khâu giám định bồi thường chính là nâng cao chất lượng của sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh. Từ trước đến nay PJICO luôn luôn được xem là công ty giải quyết bồi thường nhanh gọn, uy tín. Tuy nhiên như phân tích tỷ lệ bồi thường trung bình trên 60% như trong thời gian qua như vậy là quá cao so với thị trường. Mặc dù hàng năm công ty đều trích chi phí để đề phòng hạn chế tổn thất mà bồi thường vẫn cao là điều cần phải xem xét lại. Nghị định 15/2003/NĐ-CP của Chính phủ ra đời và có hiệu lực, số người tham gia bảo hiểm TNDS tăng lên một cách đột biến. Trước ngày 15/3/2003 công ty vẫn bán bảo hiểm với mức phí thấp như trước đây (64.000 đồng mức trách nhiệm 12 triệu đồng/người,30 triệu đồng/tài sản, 10 triệu đồng cho người lái và người ngồi sau; 54.000 đồng mức trách nhiệm 12 triệu đồng/người,30 triệu đồng/tài sản, triệu đồng cho người lái và người ngồi sau). Nếu không mua bảo hiểm tai nạn lái xe và người ngồi thì mức phí chỉ là 54.000 đồng và 44.000 đồng.

doc83 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba- Kiến nghị nhằm thực hiện tốt nghiệp vụ theo nghị định 15/2003/NĐ-CP của Chính phủ tại PJICO giai đoạn 1998-2002, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh phí để thực hiện công tác đề phòng và hạn chế tổn thất. Tình hình chi đề phòng hạn chế tổn thất nghiệp vụ của PJICO giai đoạn 1998- 2002 như sau: Bảng9: Tình hình chi đề phòng hạn chế tổn thất của PJICO 1998 –2002 Chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 2000 2001 2002 Doanh thu phí bảo hiểm TNDS Trđ 6.058 6.793 9.731 15.605 22.424 Chi đề phòng hạn chế tổn thất Trđ 179,4 147,4 219,93 358,92 504,52 Tỷ lệ chi % 2,96 2,17 2,26 2,30 2,25 Nguồn: Phòng tổng hợp PJICO Chi đề phòng hạn chế tổn thất trong giai đoạn này nhìn chung là tăng. Trong đó năm chi cao nhất là năm 2002 với 504,52 triệu đồng chiếm tỷ lệ 2,25%. Năm 2002 số tiền chi đề phòng hạn chế tổn thất là lớn nhất tuy nhiên tỷ lệ chi đề phòng hạn chế tổn thất năm cao nhất là năm 1998 như vậy năm 2002 hoạt động của công ty về nghiệp vụ khá ổn định và hợp lý. Năm 1999 là năm có số tiền chi đề phòng hạn chế tổn thất thấp nhất: 147,4 triệu chiếm 2,17%, đây là tỷ lệ thấp nhất trong giai đoạn này. Như vậy chi phí bỏ ra để thực hiện công tác đề phòng hạn chế tổn thất của công ty là khá hợp lý và cân đối. Năm 1998 số tiền đã chi là: 179,4 triệu đồng, chiếm 2,96% Năm 2000 chi đề phòng hạn chế tổn thất là: 219,93 triệu chiếm 2,26% so với doanh thu Năm 2001 chi 358,92 triệu chiếm 2,3% so với doanh thu. Mặc dù công ty luôn chú trọng đến công tác đề phòng và hạn chế tổn thất, tuy nhiên trong giai đoạn vừa qua hoạt động kiểm soát tổn thất của công ty chưa thực sự hiệu quả, thể hiện ở chỗ số vụ tai nạn có giảm nhưng mức độ thiệt hại của mỗi vụ có xe hướng tăng lên. Như vậy trong thời gian hoạt động sắp tới của công ty cần phải chú trọng hơn trong khâu đề phòng và hạn chế tổn thất, phải làm sao cho số vụ tổn thất phải giảm tỷ lệ với số tiền công ty đã chi ra trong hoạt động này. 3. Công tác giám định và bồi thường. Đây là công tác dịch vụ sau bán hàng của công ty, sản phẩm bảo hiểm mà người tiêu dùng thực sự nhìn thấy nằm trong giai đoạn này, vì vậy nó có tác động rất lớn đến uy tín của công ty. Giám định kịp thời chính xác giúp cho việc bồi thường đúng, đủ, kịp thời những thiệt hại của người tham gia và của bên thứ ba. Những thiệt hại về người, tài sản và mức độ lỗi của các bên rất phức tạp, khó xác định , do đó khi có thông báo tai nạn xảy ra, các giám định viên của công ty phải kịp thời tới ngay hiện trường để thu thập chứng cứ có liên quan đến vụ tai nạn và phối hợp với cảnh sát giao thông để xác định nguyên nhân cũng như mức độ lỗi của các bên trong vụ tai nạn. Cán bộ giám định đánh giá mức độ thiệt hại và lỗi của các bên, việc xác định này là rất khó, cán bộ giám định phải có trình độ, có chuyên môn, có kiến thức tổng hợp để tiến hành giám định chính xác, đảm bảo công bằng cho các bên, nâng cao uy tín cho công ty. Ngoài ra để tiến hành giám định một cách công minh, chính xác, đảm bảo bằng cho các bên, cán bộ giám định phải là những người có tư cách đạo đức tốt, tận tụy với công việc, tôn trọng khách hàng. Công ty thực hiện tốt khâu chọn lựa nhân viên giám định sẽ hạn chế được một khoản rất lớn số tiền bị trục lợi cả từ phía khách hàng cũng như từ nhân viên giám định. Để tạo điều kiện cho công tác giám định tốt, công ty đã không ngừng đầu tư trang thiết bị hiện đại như: Máy ảnh, thước đo, phương tiện đi lại, liên lạc… Ngoài ra công ty cũng đã phối hợp với cơ quan chức năng, phòng CSGT để xác định mức độ lỗi khi có tai nạ xảy ra, tạo nên sự phối hợp chặt chẽ và khách quan trong khâu giám định, tạo lòng tin cho khách hàng, giúp cho quá trình bồi thường nhanh gọn tiết kiệm , tạo tâm lý thoải mái tin cậy lẫn nhau. Công ty thường tiến hành giám định chấm dứt trong năm, tuy nhiên có nhiều vụ phức tạp chưa thể kết luận được thì công ty chuyển sang để năm sau mới giải quyết. Về khâu bồi thường: Đây là công việc cuối cùng của một hợp đồng bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Cùng với khâu giám định nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hiệu quả kinh doanh của công ty. Khâu bồi thường của PJICO nhìn chung là tốt, trong quá trình tiếp nhận hồ sơ từ phía khách hàng, cán bộ nhân viên của công ty luôn hướng dẫn khách hàng hoàn tất thủ tục hồ sơ theo đúng quy định với thái độ tận tình cởi mở. Ngày trả tiền bồi thường luôn được công ty ấn định chính xác, rõ ràng cụ thể, công ty luôn chủ động liên lạc với khách hàng nhằm giảm những chi phí nhất định cho khách hàng, thậm chí công ty còn cử cán bộ bồi thường đến bồi thường trực tiếp cho người tham gia. Tình hình chi bồi thường của PJICO giai đoạn 1998 – 2002 như sau: Bảng 10: Chi bồi thường BHTNDS của chủ xe đối với người thứ ba Chỉ tiêu đơn vị 1998 1999 2000 2001 2002 Phí bảo hiểm Ô tô Xe máy Trđ 6058 5573,36 484,64 6793 6236,6 556,4 9731 9053,8 677,2 15605 13900,74 1704,26 22424 19975,36 2448,64 STBT Ô tô Xe máy Trđ 4325 3860 465 4599 4477 122 6728 6623 105 10617 10441 176 15046,5 13889,5 1157 Tỷ lệ BT Ô tô Xe máy % 71,39 69,26 95,95 67,7 71,76 21,93 69,14 73,15 15,56 68,03 75,11 10,33 67,10s 69,53 47,25 Nguồn: Phòng bồi thường PJICO Nhìn vào bảng trên cho thấy số tiền bồi thường tăng lên từ năm 1998 đến năm 2002. Năm 1998 là năm có số tiền bồi thường thấp nhất là: 4.325 triệu đồng, năm 2002 bồi thường cao nhất với số tiền 15.046,5 triệu đồng. Tuy nhiên tỷ lệ bồi thường cao nhất là năm 1998 với tỷ lệ71,39%, trong đó xe máy 95,95 %, ô tô 69,26%, năm 2002 là năm có tỷ lệ bồi thường thấp nhất (67,1%), trong đó, tỷ lệ bồi thường ô tô là 69,53%, xe máy 47,25%. Sở dĩ có sự trái ngược như vậy là do: - Năm 1998 công ty mới đi vào hoạt động được ba năm , kinh nghiệm hoạt động ít, chi phí đề phòng hạn chế tổn thất thấp nhất, số vụ tai nạn xảy ra lớn nhất trong giai đoạn này với 617 vụ. - Năm 2002 kinh nghiệm hoạt động của công ty đã có nhiều thay đổi, doanh thu phí lớn, công ty đã đầu tư trang bị cho công tác đề phòng và hạn chế tổn thất, thực hiện tốt khâu tuyên truyền quảng cáo làm giảm tối đa số vụ tai nạn. Mặt khác năm 2002 Nhà nước đã ban hành các nghị định về trật tự an toàn giao thông đường bộ, quy định xử phạt tài chính đối với người điều khiển xe cơ giới vi phạm an toàn giao thông do đó số vụ tổn thất cũng giảm bớt, làm cho tỷ lệ bồi thường cũng giảm đi đáng kể. Mặc dù trên thực tế số vụ tai nạn trên cả nước ngày càng tăng, nhất là năm 2002 có 18.876 vụ tai nạn giao thông đường bộ làm chết 8.604 người, bị thương 21.288 người , tuy nhiên số vụ tai nạn thuộc trách nhiệm của PJICO có xu hướng giảm chứng tỏ hiệu quả hoạt động của công ty đã có hiệu quả. - ý thức trách nhiệm của người điều khiển phương tiện cơ giới ngày càng cao, số người tham gia học luật giao thông và học thi lấy chứng chỉ lái xe ngày càng nhiều, điều này đã góp phần làm giảm số vụ tai nạn. Số tiền bồi thường bình quân trong 5 năm là 8.263,1 triệu, với tỷ lệ bồi thường bình quân là 68,16%. Đây là một tỷ lệ bồi thường cao so với thị trường bảo hiểm. Bồi thường với tỷ lệ cao là điều khách hàng mong đợi, còn với công ty đây không phải là hoạt động có hiệu quả, bởi lẽ hàng năm công ty đã trích ra khá nhiều chi phí để thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất. Do đó trong khâu bồi thường công ty cần phải xem xét lại để giảm số tiền bồi thường và tỷ lệ bồi thường xuống. So với Bảo Việt Hà Nội tỷ lệ bồi thường của Bảo Việt bình quân trong năm năm qua chỉ có 47,9% trong đó ô tô 58%, xe máy 8.35%. Như vậy hoạt động trong cùng thời kỳ nhưng đối thủ cạnh tranh của công ty có tỷ lệ bồi thường thấp hơn rất nhiều PJICO chứng tỏ trong khâu giám định và bồi thường của họ hoạt động tốt hơn nhiều PJICO, công ty phải tạo ra được một phương pháp mới trong khâu bồi thường để làm giảm số tiền bồi thường và tỷ lệ bồi thường xuống xấp xỉ với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm . Đặc thù của bảo hiểm xe cơ giới nói chung và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới nói riêng là rất dễ bị trục lợi . Trục lợi bảo hiểm có thể xuất phát từ khách hàng, từ nhân viên giám định, nhân viên đại lý bỏ hiểm, hoặc cũng có thể từ chính nhân viên của công ty. Nếu bị trục lợi hậu quả để lại sẽ rất nghiêm trọng, bởi lẽ công ty sẽ mất một khoản chi phí rất lớn do chi bồi thường sai, hoặc chi tìm nguyên nhân và đối tượng trục lợi. Vì vậy công ty phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, tìm mọi cách để phát hiện các vụ nghi ngờ có trục lợi. Trong giai đoạn 1998 – 2002 PJICO vẫn tồn tại các vụ trục lợi. Bảng 11: Tình hình trục lợi bảo hiểm TNDS giai đoạn 1998 – 2002. Chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng số vụ khiếu nại Vụ 3.888 3.601 2.215 2.282 3.190 Số vụ nghi ngờ Vụ 168 166 120 140 163 Tổng STBT TRĐ 4.325 4.599 6.728 10.617 15.046,5 Số tiền bị trục lợi TRĐ 371,085 424,947 1.116,848 917,309 1677 Tỷ lệ số tiền bị trục lợi % 8,58 9,24 10,66 8,64 11,15 Nguồn : phòng bồi thường PJICO Số vụ khiếu nại và số vụ nghi ngờ có xu hướng giảm trong giai đoạn 1998 – 2000, nhưng đến năm 2002 lại tăng lên với 3196 vụ khiếu nại và 163 vụ nghi ngờ. Do đó số tiền bị trục lợi trong năm này là lớn nhất 1677 triệu đồng . Năm 1999 số tiền bị trục lợi là 424,947 triệu, với tỷ lệ bị trục lợi là 9,24% tăng 5,862 triệu so với năm 1998. Năm 2000 số tiền bị trục lợi lên 1.116,848 triệu tỷ lệ trục lợi 10,66% tăng 691,901 triệu đồng Năm 2001 bị trục lợi 917,309 triệu chiếm 8,64% số tiền bồi thường và đã giảm 199,539 triệu so với năm 2000 . Tình hình tội phạm bảo hiểm ngày càng tinh vi, và chúng luôn tìm mọi cách để có thể trục lợi bảo hiểm làm lợi riêng cho bản thân vì vậy công ty cần phải xây dựng, đào tạo và tuyển dụng thật tốt cán bộ nhân viên công ty, cán bộ giám định. Cần xử lý nghiêm minh những cán bộ có ý định trục lợi bảo hiểm hoặc tiếp tay cho hành vi trục lợi. 4. Dịch vụ khách hàng Hầu hết các công ty bảo hiểm luôn chú trọng tất cả mọi khâu, dịch vụ khách hàng cũng rất quan trọng, bởi lẽ nó mang lại uy tín cho công ty. Đây là công việc sau bán hàng, có tác dụng khuyến khích khách hàng tham gia bảo hiểm và tái tục bảo hiểm tại công ty. Hàng năm PJICO luôn có hội nghị khách hàng để cho khách hàng gặp gỡ, trao đổi với nhau, tạo niềm tin, tạo ra sự gắn bó thân mật giữa công ty với người tham gia, thu hút lôi kéo khách hàng về phía mình. Với nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 công ty không tiến hành hỗ trợ riêng lẻ, hay tổ chức hội nghị khách hàng mua bảo hiểm TNDS, đây là nghiệp vụ bắt buộc nên công ty chỉ tiến hành giảm giá cho khách hàng tham gia bảo hiểm với số lượng lớn, thường xuyên tái tục tại công ty. iii. Kết quả và hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bh TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại pjico (1998- 2002) Kết quả kinh doanh là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả của quá trình thực hiện nghiệp vụ từ khâu khai thác đến khâu bồi thường, nó có ý nghĩa thiết thực đối với việc mở rộng và hoàn thiện nghiệp vụ. Khi kết quả kinh doanh khả quan, thu lại lợi nhuận sẽ tạo điều kiện cho công ty triển khai một cách sâu rộng và duy trì sự ổn định trong kinh doanh trong nghiệp vụ đó. Kết quả kinh doanh của một nghiệp vụ được thể hiện chủ yêu trên hai chỉ tiêu là doanh thu và lợi nhuận. Trong đó chỉ tiêu lợi nhuận là thước đo hữu hiệu nhất kết quả kinh doanh. Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi Trong đó doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới là toàn bộ số tiền công ty thu được từ các chủ xe. Tổng chi phí cho nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới bao gồm các khoản chi bỏ ra để phục sự cho nghiệp vụ: Chi bồi thường: Đây là khoản chi chủ yếu của các công ty bảo hiểm thường chiếm khoảng 73%. Chi quản lý: 14% Chi hoa hồng Chi đề phòng và hạn chế tổn thất Chi khác Để thấy được kết quả rõ hơn xem số liệu ở bảng sau: Bảng12 : Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh nghiệp vụ BHTNDS. Chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 2000 2001 2002 DT kế hoạch Trđ 4.639 6.067 8.896 12.238 21.335 DT thực hiện Trđ 6.058 6.793 9.731 15.605 22.424 Tỷ lệ hoàn thành KH % 130,6 112 109,4 127,51 105,1 Chi BT Trđ 4.325 4.599 6.728 10.617 15.046,5 Chi ĐP HC TT Trđ 176,183 144,622 216,063 330,268 300,327 Chi hoa hồng Trđ 181,74 203,79 291,93 468,15 1.121,2 Tỷ lệ hoa hồng % 3 3 3 3 5 Chi khác (quản lý, khác) Trđ 1.015 1.220,02 1.810,94 2.724,6 3.646,14 Tỷ lệ chi % 16,8 17,9 18,6 17,5 16,3 Tổng chi Trđ 5.698 6.167 9.047 14.140 20.114 Lợi nhuận (p) Trđ 365 626 684 1.465 2.310 Mức tăng tuyệt đối Trđ - 261 58 781 845 Tốc độ tăng trưởng p % - 71,5 9,3 114,2 57,7 Hd=DT/CP Tr/Tr 1,063 1,102 1,076 1,104 1,115 Hl=LN/CP Tr/Tr 0,063 0,102 0,076 0,104 0,115 Nguồn: Phòng tổng hợp PJICO Trong giai đoạn 1998–2002, hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm TNDS ở công ty luôn có kết qủa khả quan, nghiệp vụ triển khai luôn mang lại lợi nhuận cho công ty, chứng tỏ công ty triển khai nghiệp vụ có chất lượng. Nhìn một cách tổng quát nhất bảng trên cho thấy doanh thu phí năm 1998 là thấp nhất (6058 Triệu) hoàn thành kế hoạch với tỷ lệ 130,6%, năm 2002 cao nhất 22.424 triệu, hoàn thành kế hoạch với tỷ lệ105,1%. Tổng chi phí bỏ ra để hoạt động kinh doanh năm 1998 thấp nhất (569,243 triệu) năm 2002 cao nhất đạt 20.114 triệu, chi phí kinh doanh tăng dần từ năm 1998 đến 2002, do đó lợi nhuận cũng tăng dần, cụ thể: Năm 1998 lợi nhuận thấp nhất đạt 365 triệu đồng. Năm 1999 mặc dù lợi nhuận mang lại chưa phải là cao tuy nhiên đã có bước tăng trưởng nhất định với số tiền 625 triệu đồng, tăng 71,5% so với 57,7% so với năm 1998. Năm 2000 tốc độ tăng lợi nhuận chững lại ở mức 9,3% so với năm 1999. Năm 2001 lợi nhuận đạt 1465 triệu, tăng trưởng nhảy vọt 114,2% so với năm 2000 Năm 2002 lợi nhuận đạt 5.395,57 triệu đồng lớn nhất trong giai đoạn này, tuy nhiên tốc độ tăng lợi nhuận chỉ đạt 57,7% so với năm 2001. Biến động lợi nhuận của công ty trong giai đoạn này là do: Bản thân doanh thu nghiệp vụ trong từng năm biến động, số vụ tổn thất có xu hướng giảm, tốc độ tăng của chi phí có xu hướng giảm. Tốc độ tăng về doanh thu luôn lớn hơn tốc độ tăng của chi phí do đó tốc độ tăng của lợi nhuận có xu hướng tăng lên. Do sự nỗ lực nhiệt tình của cán bộ nhân viên toàn công ty từ khâu khai thác đến khâu bồi thường làm cho kết quả ngày càng tiến bộ. Như vậy trong giai đoạn 1998 –2002 hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm TNSD của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 đã mang lại kết quả đang mừng. Kết quả này đã tạo ra một nền tảng vững chắc, sự hứng khởi cho cán bộ nhân viên toàn công ty phấn đấu thực hiện tốt hơn nữa nghiệp vụ này trong thời gian tới. Sử dụng chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh để so sánh kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó. Để đánh giá hoạt động năm nào tối ưu nhất sử dụng chỉ tiêu này. Nhìn vào bảng cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh có xu hướng tăng dần từ năm 1998 đến năm 2002, trong đó năm hoạt động có hiệu quả nhất và tối ưu nhất là năm 2002 với một đồng chi phí bỏ ra thu được 1,115 đồng doanh thu và 0,115 đồng lợi nhuận. Năm 1998 hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp nhất với một đồng chi phí bỏ ra, thu lại được 1,063 đồng doanh thu và 0,063 đồng lợi nhuận. Năm 1999 hiệu quả kinh doanh theo doanh thu là 1,102 theo lợi nhuận là 0,102 . Năm 2000 hiệu quả kinh doanh theo doanh thu đạt được là 1,076, theo lợi nhuận là 0,076. Năm 2001 một đồng chi phí bỏ ra thu được 1,104 đồng doanh thu và 0,104 đồng lợi nhuận. Nâng cao hiệu quả kinh doanh là mối quan tâm lớn nhất của mọi chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Tăng thu giảm chi một cách hợp lý và có kế hoạch nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngoài các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế chúng ta còn đề cập đến các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả về mặt xã hội. Mặc dù chỉ tiêu này không biểu hiện cụ thể bằng con số thống kê, nhưng nghiệp vụ này đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc đảm bảo an toàn xã hội, khắc phục khó khăn về vật chất, tinh thần cho chủ xe và người thứ 3 sau khi xảy ra tai nạn. Đây chính là hiệu quả lớn nhất mà nghiệp vụ đã đạt được trong quá trình triển khai. Công ty cần phải duy trì và nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh trong thời gian hoạt động tới. IV. Các vấn đề vướng mắc liên quan đến việc thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ 3 theo nghị định 15/2003/nđ-cp của chính phủ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển chung của toàn xã hội. Ngay từ khi nghiệp vụ được triển khai ở các công ty bảo hiểm, nghiệp vụ này đã được triển khai dưới hình thức bắt buộc theo quy định của Nhà nước. Văn bản pháp chế đầu tiên quy định về tính bắt buộc trong nghiệp vụ này là nghị định số 30/HĐBT, tuy nhiên nhận thức của người dân nói chung và của người điều khiển xe cơ giới nói riêng chưa cao, tính pháp chế không có hiệu quả. Nghị định số 115/1997/NĐ- CP ra đời thay thế cho Nghị định số 30/ HĐBT, tuy nhiên cũng không khả quan hơn Nghị định cũ, tính pháp chế trong nghị định 115/1997/NĐ- CP chỉ có hiệu lực khi nguời dân đăng kí xe mới. Khi đăng kí xe mới bắt buộc chủ phương tiện phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ ba, nhưng khi hết hạn hiệu lực bảo hiểm chủ xe không tái tục. Do đó nghị định này ra đời vẫn chưa có biện pháp mạnh để xử lý người điều khiển phương tiện xe cơ giới khi không có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba. Khi xảy ra tai nạn gây ra nhiều vấn đề nan giải cho cả phía gia đình nạn nhân cũng như cơ quan chức năng nơi xảy ra tai nạn. Ngày 19/02/2003 Chính phủ đã ban hành nghị định mới, nghị định số 15/2003/NĐ- CP chương V điều 25 quy định xử phạt hành chính về vi phạm luật lệ an toàn giao thông đường bộ đối với người điều khiển phương tiện xe cơ giới không có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Ngay từ khi mới ra đời, nghị định này đã được tuyên truyền và phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các tờ rơi, biển quảng cáo, áp phích đến với mọi người dân nói chung và người điều khiển xe cơ giới nói riêng. Cho đến thời điểm này đã có khoảng 80% người điều khiển phương tiện cơ giới biết đến nghị định và quy định xử phạt của Chính phủ. Vì vậy đại đa số những người đã biết về nghị định đều tìm đến các cơ quan bảo hiểm phi nhân thọ để ký hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Vì vậy trong hai tháng thực hiện nghị định doanh thu phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự mang lại cho các công ty bảo hiểm nói chung và PJICO nói riêng rất lớn. Cho đến thời điểm này chưa có thống kê về số xe tham gia bảo hiểm tại công ty, tuy nhiên một điều có thể khẳng định là chỉ hai tháng thực hiện chiến dịch bán bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo nghị định mới, PJICO đã mang lại doanh thu phí rất lớn và chắc chắn sẽ có một bước nhảy vọt ngoạn mục về tốc độ tăng doanh thu phí so với năm 2002. Như vậy nhìn về bề nổi thì Nghị định 15/2003/NĐ- CP ra đời đã có hiệu quả, người điều khiển phương tiện xe cơ giới chấp hành tốt quy định của Chính phủ. Một thực tế hiện nay là đại đa số người điều khiển phương tiện xe cơ giới đã có giấy chứng nhận bảo hiểm và hiện nay hoạt động của cảnh sát giao thông về việc kiểm tra các loại giấy tờ xe cơ giới rất tích cực. Vì vậy xác suất trốn tránh việc không thực hiện theo Nghị định của Chính phủ là rất thấp, người điều khiển xe có đầy đủ giấy tờ hợp lý như trước đây sẽ phải thực hiện thêm việc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Nhưng nhìn về mặt trái của Nghị định, sẽ có không ít những vấn đề mà chính nhà bảo hiểm cũng sẽ không nhìn thấy được trước mắt. Chưa kể đến phạm vi toàn quốc, mà chỉ xét ở Hà Nội đã thấy số xe máy lưu hành là 2 triệu xe, vì vậy số xe tham gia bảo hiểm theo Nghị định 15/2003/NĐ- CP sẽ rất lớn gây ra những khó khăn trong quản lý nói chung. Từ đó xuất hiện những vướng mắc sau đây: Thực hiện BHTNDS theo nghị định 15/2003/NĐ-CP số lượng xe tham gia tăng lên một cách đột biến làm cho công tác quản lí số xe ô tô cũng như số xe máy tham gia bảo hiểm và công tác quản lí rủi ro của công ty sẽ phức tạp hơn nhiều. Theo UBATQG số vụ tai nạn giao thông có giảm so với cùng kì năm trước điều này sẽ có lợi cho công ty, tuy nhiên theo nghị định 15 của Chính phủ, ban đầu số người tham gia bảo hiểm tăng lên một cách đột biến, công ty phải tuyên truyền giáo dục cho người tham gia bảo hiểm để cho họ hiểu và thấy được trách nhiệm dân sự của mình, để khi hết hạn người tham gia tự nguyện tái tục hợp đồng theo nghĩa vụ. Việc tham gia mua bảo hiểm bắt buộc được thực hiện khá tốt, tuy nhiên khi tai nạn xảy ra thì việc bồi thường của công ty cho khách hàng sẽ như thế nào? Người tham gia bảo hiểm khi mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ yếu là để đối phó với việc kiểm tra của cảnh sát giao thông chứ không nghĩ đến việc được bồi thường. Người tham gia bảo hiểm còn e ngại việc làm hồ sơ đòi bồi thường, bởi lẽ họ sợ chi phí để đòi được tiền bảo hiểm còn lớn hơn số tiền được bồi thường. Như vậy công ty cần thực hiện tốt khâu bồi thường thì nghiệp vụ mới có thể tồn tại lâu dài, uy tín của công ty mới được nâng cao. Bên cạnh những vướng mắc trên, còn một vấn đề mà cả cơ quan có thẩm quyền cũng như các công ty bảo hiểm phải nghĩ đến liệu tính cưỡng chế trong Nghị định sẽ tồn tại được trong bao lâu. Nghị định có mang tính nhất thời như việc ra đời một số quy định khác của Nhà nước. Như quy định đội mũ bảo hiểm bắt buộc cũng chỉ được triển khai rầm rộ trong một thời gian rất ngắn. Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự có thực sự sẽ phát triển bền vững hay không điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ quan có thẩm quyền phối hợp thực hiện với bảo hiểm mà trực tiếp là cảnh sát giao thông. Cảnh sát giao thông phải kiểm tra chặt chẽ hơn nữa đối với người điều khiển xe cơ giới. Trong thời gian vừa qua, nhiều bài báo đã phê bình các công ty bảo hiểm đã tăng phí trước khi có quyết định của chính phủ, điều này sẽ rất bất lợi cho các năm hoạt động tiếp theo, do đó công ty cần phải làm thật tốt khâu bồi thường và dịch vụ khách hàng thì hàng năm người tham gia bảo hiểm mới có thể tự nguyện kí kết hợp đồng cho công ty. Chương III Một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt hiện nghiệp vụ bhtnds của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba theo nghị định 15/2003/nđ-cp của chính phủ tại pjico Nghị định 15 ra đời và có hiệu lực, ngay từ đầu đã có tính cưỡng chế rất mạnh đối với chủ phương tiện xe cơ giới. Tuy nhiên liệu nghị định này có tính pháp chế mạnh như thế nào, trong bao nhiêu lâu. Theo thời gian người điều khiển xe cơ giới có tự nguyện thực hiện nghĩa vụ hay nếu sự kiểm soát của cảnh sát giao thông giảm xuống thì lại trốn tránh làm cho nghị định 15 cũng giống như bao nghị định khác đã ra đời. Mục đích của chương này là đưa ra được một số kiến nghị cho công ty bảo hiểm để nâng cao tính bắt buộc trong nghiệp vụ BHTNDS . Bên cạnh một số kiến nghị thì làm sao phải có những giải pháp để cho quá trình thực hiện theo nghị định không mắc phải một số vướng mắc như đã phân tích- đó là tình trạng tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nhiều làm sao để hạn chế được tối đa số vụ tai nạn dẫn đến công ty sẽ giải quyết tốt khâu bồi thường làm cho nghị định 15 thực sự có hiệu quả. Muốn vậy chúng ta phải xem xét đến những thuận lợi và khó khăn của công ty ảnh hưởng đến việc thực hiện nghiệp vụ. Thuận lợi và khó khăn của công ty Thuận lợi Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đang dành được nhiều thành tựu đáng khích lệ sau hơn 10 năm đổi mới, tỷ lệ tăng trưởng GDP đạt gần 10%, thu nhập đầu người tăng nhanh, số lượng xe cơ giới tham gia lưu thông ngày càng lớn. Theo ước tính nếu GDP tăng trưởng 1% thì số lượng xe cơ giới tăng trưởng từ 1,2%-1,5%. Điều này tạo cơ hội rất lớn cho nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới nói chung và bảo hiểm trách nhiệm dân sự nói riêng phát triển mạnh. Năm 1995 là năm đánh dấu thị trường bảo hiểm bắt đầu được mở rộng, chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước diễn ra mạnh. PJICO được thành lập dười hình thức cổ phần, được sự ủng hộ của các cổ đông tạo ra nhiều mối quen biết khách hàng, làm cho điều kiện khai thác của công ty có nhiều thuận lợi. Công ty rút kinh nghiệm từ các công ty bảo hiểm đi trước để triển khai nghiệp vụ hiệu quả hơn để có được sức cạnh tranh lớn hơn. Khó khăn PJICO thành lập không nhận được sự ưu đãi nào của Nhà nước do đó công ty gặp khó khăn trong việc tuyên truyền quảng cáo sản phẩm bảo hiểm. Nhìn chung nhiều người dân còn chưa biết đến tên công ty nên việc tham gia bảo hiểm của họ cũng hạn chế. Hơn nữa khách hàng đã quen mua bảo hiểm tại Bảo Việt – công ty đã có uy tín lâu năm trên thị trường. Ngoài ra Bảo Việt cùng các cơ quan chức năng kết hợp việc đăng ký xe máy với bán bảo hiểm cho các chủ xe. Do đó PJICO đã mất đi một lượng khách hàng lớn. Cán bộ chuyên nghiệp được đào tạo có chuyên nghành bảo hiểm của công ty còn rất ít nên cũng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động khai thác, giải thích cụ thể khi khách hàng có thắc mắc. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ngày càng xuất hiện nhiều công ty mới, làm cho sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt và quyết liệt. Còn rất nhiều những khó khăn công ty gặp phải nhưng trên đây là những khó khăn điển hình trong việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới với người thứ ba. III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao tính bắt buộc đối với nghiệp vụ BHTNDS theo nghị định 15/ NĐ-CP/2003 Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường, sự dậm chân tại chỗ của bất cứ một tổ chức kinh tế nào cũng đồng nghĩa đối với sự tụt hậu và thất bại. Chính vì vậy để tồn tại và phát triển thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục đổi mới và hoàn thiện mình, tìm ra các biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế và phát huy những mặt mạnh của mình để thích nghi với kinh doanh theo cơ chế thị trường. Trong thời gian học tập và tích lũy kiến thức trên ghế nhà trường cũng như thực tập tìm hiểu thực tế tại phòng bảo hiểm khu vực V, được đi thực tế và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cơ quan giao đó là bán bảo hiểm xe máy bắt buộc theo nghị định 15CP do vậy em cũng nắm bắt được một số vấn đề liên quan đến việc thực hiện theo nghị định mới. Thời gian thực tập vừa là với tư cách người của công ty tiếp cận trực tiếp với khách hàng, đồng thời cũng là một người tham gia bảo hiểm hiểu được những thắc mắc và phản ứng của khách hàng đối với quy định bắt buộc này. Để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ này, đồng thời có những góp ý đối với tình hình của công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị như sau: Về công tác khai thác Đây là điều kiện quyết định đến sự thành công hay thất bại khi triển khai một nghiệp vụ bảo hiểm. Để duy trì và phát huy những kết quả đã đạt được trong những năm qua thì công tác khai thác của công ty cần có sự điều chỉnh: Để tăng cường số lượng đầu xe tham gia bảo hiểm tại công ty cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, quảng cáo, giáo dục một cách sâu rộng, đưa nghị định mới về quy định bắt buộc tham gia bảo hiểm TNDS đến với mọi người dân và người điều khiển xe cơ giới. Nếu nhu cầu tham gia bảo hiểm của khách hàng lớn hơn một năm, hoặc kí hợp đồng với STBH lớn hơn công ty cũng nên linh hoạt đẻ đáp ứng nhu cầu này, công ty cũng nên tính lại phí bảo hiểm và có chế độ khuyến khích cho những khách hàng tham gia bảo hiểm với thời hạn lớn hơn một năm như : Giảm phí, tặng quà… - Do đặc trưng của sản phẩm bảo hiểm là trừu tượng, vô hình nên việc tìm ra cách thức tuyên truyền, quảng cáo tiếp cận khách hàng là rất khó khăn vì vậy cần phải có phương pháp tuyên truyền, quảng cáo hấp dẫn cho người dân để họ biết, hiểu rõ hơn về trách nhiệm và nghĩa vụ công dân của mình và tiếp tục tham gia tái tục hợp đồng bảo hieemr tại công ty. Bằng các cách: in tờ rơi phát cho người điều khiển xe cơ giới, cho người đi đường, nghị định 15CP đã được tóm tắt gọn và phát trên các tuyến xe buýt rất có hiệu quả, công ty cần phát huy. - Cán bộ nhân viên cũng như cán bộ quản lí của công ty còn ít người được đào tạo chuyên ngành bảo hiểm do đó cần phải cố gắng hơn nữa về mặt nghiệp vụ, cần phải học hỏi tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ nghiệp vụ. Công ty cần tạo điều kiện mở các lớp học ngắn hạn giúp cán bộ nhân viên nâng cao trình độ nghiệp vụ, am hiểu sâu sắc các vấn đề chuyên ngành để có thể giải thích cặn kẽ, tỷ mỉ với khách hàng, giữ chân khách hàng truyền thống, lôi kéo được khách hàng mới. Trong tiềm thức người dân, cái tên PJICO nghe còn đang rất xa lạ. Khi nghị định 15CP ra đời và phát huy hiệu lực_là một người trực tiếp đi khai thác bảo hiểm được tiếp xúc với nhiều khách hàng và nhận thấy nhiều người còn e ngại mua bảo hiểm của công ty bởi từ trước đến nay họ chỉ biết danh tiếng của Bảo Việt nên khách hàng từ chối kí hợp đồng với công ty. Xảy ra điều này là do công ty chưa chú trọng khuyếch trương sản phẩm và danh tiếng rộng rãi. Ngày nay công nghệ thông tin, báo chí phát triển rất mạnh mẽ, công ty cần xây dựng và lập kế hoạch chương trình quảng cáo để đưa danh tiếng công ty, đưa sản phẩm của công ty đến với khách hàng một cách rộng rãi hơn. Khi bị khách hàng từ chối kí kết hợp đồng do chưa hiểu biết về công ty, họ e ngại không dám kí hợp đồng của công ty thì nhân viên khai thác nên có thái độ nhã nhặn, vui vẻ và sẵn sàng giới thiệu về công ty, thuyết phục khách hàng_ sao cho từ những người hay nghi ngờ, khó tính nhất cũng hiểu và kí hợp đồng với công ty. Khách hàng là người rất khó tính và có thói quen sử dụng sản phẩm quen thuộc do đó người cán bộ khai thác đặc biệt không nên khinh thường và có thái độ bất cần với khách hàng. Theo nghị định mới – NĐ15/2003/NĐ-CP, quy định xử phạt đối với người điều khiển xe cơ giới thiếu giấy tờ xe trong đó bao gồm cả giấy chứng nhận bảo hiểm TNDS. Nghị định quy định : “ phạt tiền từ 20.000 – 50.000 nếu người điều khiển xe cơ giới quên mang giấy chứng nhận bảo hiểm TNDS; phạt tiền từ 50.000- 100.000 nếu người điều khiển xe cơ giới không có giấy chứng nhận bảo hiểm TNDS”. Quy định xử phạt của Chính phủ đã tạo ra một số lượng khổng lồ người điều khiển xe cơ giới tham gia mua BH mà chủ yếu là các chủ xe máy (bởi lẽ hầu hết xe ôtô thực hiện nghiêm túc trách nhiệm dân sự của mình), tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ từ phía các công ty bảo hiểm do đó công ty đã sử dụng đại lí một cách không có tuyển chọn, các văn phòng của công ty sử dụng ngay cả sinh viên thực tập, nhờ anh em họ hàng, thậm chí còn có cả các chủ cửa hàng hoa quả làm đại lý. Điều này sẽ tạo ra cho công ty có được số lượng xe tham gia rất lớn tuy nhiên việc làm này cũng gây ra không ít trở ngại sau này cho công ty như: + Những người này làm việc chủ yếu vì mục đích hoa hồng, không có kinh nghiệm, trình độ nghiệp vụ, không có trách nhiệm về sau nên có thể vô tình họ sẽ gây ra việc trục lợi như việc ghi lùi ngày để thời hạn bảo hiểm có hiệu lực dài hơn. Có người quen biết bị CSGT tạm giữ xe nhờ ghi lùi ngày bảo hiểm để đỡ bị phạt nhiều – họ sẽ không ngần ngại và sẵn sàng ghi lùi một vài ngày cho khách hàng. + Vì mục tiêu là hoa hồng, họ sẽ thực hiện bán với mức giá thấp. Mặc dù hiện nay Bộ Tài Chính đã quy định tăng mức phí bảo hiểm lên 70.000đ- 80.000(đ) nhưng với mức giá như vậy với nhiều đối tượng khách hàng là quá cao do đó những người này sẽ bán theo mức cũ gây ra cạnh tranh với các công ty bảo hiểm khác. Do đó công ty cần phải lưu tâm hơn trong vần đề đại lý. Thiết nghĩ công ty đã có một mạng lưới các chi nhánh, phòng ban và đại lí dày đặc trong toàn quốc, nếu phát huy hết năng lực thực sự của mạng lưới này cũng đạt được kết quả khá tốt. Biết tận dụng người quen, sinh viên thực tập là điều tốt tuy nhiên nên hạn chế việc đưa giấy chứng nhận bảo hiểm cho những người này cấp. Tuyệt đối không được hạ phí nếu đã có quy định mới của Chính phủ. Công ty cần tạo cơ hội để quan hệ tốt hơn với cơ quan chức năng để bán BHTNDS cho số xe đăng kí mới, hiện nay việc này mới chỉ do Bảo Việt độc quyền thực hiện. PJICO nên có đề nghị gửi tới cơ quan chức năng xin phối hợp cùng Bảo Việt để khai thác. Bởi lẽ số lượng khách hàng có xe mới ngày càng tăng, PJICO không tận dụng được điều này sẽ làm giảm mất một lượng rất lớn khách hàng. Thường xuyên phối hợp và có quan hệ với CSGT để CSGT tăng cường kiểm tra, kiểm soát người điều khiển xe cơ giới. Bởi lẽ khách hàng thường có thói quen nếu sau một thời gian nghị định bị quên thì CSGT sẽ kiểm soát lỏng lẻo hơn, khi đó lại tiếp tục trốn mua bảo hiểm TNDS. Hiện nay số lượng người sử dụng xe máy còn rất nhiều người chưa thực hiện nghĩa vụ, vì vậy phối hợp với CSGT để tiến độ và mức độ kiểm tra của CSGT là không có thời gian gián đoạn, khi đó người điều khiển xe sẽ khó có điều kiện trốn hơn. Thiết nghĩ không cần thiết người điều khiển xe cơ giới vi phạm luật giao thông mới được phép kiểm tra giấy tờ, mà CSGT có thể kiểm tra bất ngờ để cho xác suất không thực hiện nghĩa vụ được ít. Như ta biết nhiều chủ xe luôn có quan niệm đi không vi phạm CSGT sẽ không dám bắt hỏi giấy tờ vì thế không cần phải mua bảo hiểm. Và nhiều người như vậy sẽ tăng lên số người trách thực hiện nghĩa vụ dân sự. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất Công tác đề phòng hạn chế tổn thất có một vị trí quan trọng. Nó không những ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình xã hội. Bởi tai nạn giao thông là mối quan tâm nhức nhối của toàn xã hội, tai nạn giao thông xảy ra gây ra những lo lắng, bất ổn trong cuộc sống và kinh doanh, gây ra sự bất ổn về tài chính và thu nhập, làm gián đoạn công việc kinh doanh cũng như sinh hoạt của mọi người. Khi tai nạn xảy ra cả người tham gia bảo hiểm, cơ quan chức năng cũng như công ty bảo hiểm đều bị ảnh hưởng. Vì vậy hạn chế những rủi ro xảy ra hoặc để giảm bớt mức độ thiệt hại do rủi ro gây ra các nhân, xã hội và cả công ty bảo hiểm phải thực hiện công tác đề phòng hạn chế tổn thất. Công ty đã thực hiện khá tốt khâu đề phòng hạn chế tổn thất, để thực hiện tốt hơn nữa em xin đề xuất một số ý kiến sau: Công ty cùng với ngành giao thông vận tải, giao thông công chính quan tâm đến đường sá, cầu cống, thường xuyên tiến hành tu bổ những đoạn đường xuống cấp, thường xuyên cải tạo, nâng cấp xây dựng mới kết cấu hạ tầng giao thông. Đây không phải là việc chính của công ty bảo hiểm, tuy nhiên để giảm được tai nạn, giảm số tiền bồi thường thì công ty nên phối hợp với các cấp, ngành có liên quan để phát triển cơ sở hạ tầng như rải đường bê tông, xây dựng thêm các loại biển báo và lắp đặt các loại đèn báo ở các nút giao thông quan trọng. Những đoạn đường vòng có vực thì cần phải xây dựng đường lánh nạn, rào chắn, bố trí các gương cầu lồi ở những chỗ nguy hiểm. Các đoạn đường khuất nên có phác họa đường phía trước để cảnh báo cho người lái hoặc đưa ra những khoảng tránh để cho lái xe tránh được sự cố xảy ra. Hàng năm PJICO cần tiến hành đánh giá công tác an toàn, tìm ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tai nạn nhằm đề xuất những biện pháp ngăn ngừa những rủi ro này. Phối hợp với cơ quan chức năng tăng cường các hình thức giáo dục pháp luật, đẩy mạnh và mở rộng phong trào “Toàn dân kiềm chế tai nạn giao thông đường bộ” để mọi người dân hưởng ứng và cam kết triệt để thực hiện an toàn giao thông, khi điều khiển phương tiện cơ giới phải đi đúng đường, không phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách…coi vấn đề an toàn giao thông là trách nhiệm là nghĩa vụ làm giảm tai nạn giao thông. Điều này thực hiện tốt sẽ giảm được rất lớn số tiền bồi thường cho công ty. Nghiêm ngặt kiểm định kĩ thuật an toàn xe cơ giới:Công ty cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, tăng cường kiểm tra (định kì và đột xuất) các phương tiện không đưa vào khám định kì, kiên quyết đình chỉ hoạt động các đầu xe không đủ tiêu chuẩn an toàn và những trường hợp không có bằng lái, không đủ tuổi điều khiển xe cơ giới, đồng thời xử lí các hành vi vi phạm đối với các trường hợp xe khách quá tuổi hoạt động theo nghị định 92CP của Chính phủ, các xe vận tải nhỏ không đủ điều kiện hoạt động…công ty cũng nên yêu cầu các điểm cấp bằng lái xe có đào tạo chất lượng… Việc kiểm định là của các cơ quan chức năng có liên quan tuy nhiên điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh của công ty do đó công ty phải phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra xe tham gia bảo hiểm tại PJICO. Hiện nay trên cả nước số lượng cầu, phà rất nhiều và số lượng hư yếu cũng nhiều. Nếu tai nạn xảy ra do nguyên nhân này sẽ gây ra nhiều thiệt hại rất lớn cả về người và tài sản. Do vậy công ty nên đề nghị với Chính phủ, xin kinh phí Nhà nước, hoặc phối hợp với các cấp ngành sửa chữa, nâng cấp cầu, xây dựng cầu vượt… Các cơ quan chức năng cần quán triệt nghị định 36CP của Chính phủ về an toàn giao thông, tích cực xử phạt nghiêm minh đối với việc lấn lề đường buôn bán, họp chợ, tình trạng để nguyên vật liệu, phơi rơm rạ, nông sản, xây dựng nhà, lều, quán trái phép..gây ra tai nạn giao thông nguy hiểm. Công ty nên đề nghị Nhà nước có những văn bản hướng dẫn thực hiện luật giao thông đường bộ. Thường xuyên liên tục tuyên truyền luật giao thông trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng, đưa vào giảng dạy ở các trường học… Chi phí trích hàng năm để đề phòng hạn chế tổn thất còn thấp, công ty cần chú trọng hơn nữa khâu này bởi lẽ chi phí đề phòng hạn chế tổn thất sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều so với số tiền phải bỏ ra để bồi thường thiệt hại, bởi lẽ chi phí này sẽ được phân bổ cho các năm sau nên tính ra một năm là nhỏ, bên cạnh đó cái lợi rất lớn là giảm tai nạn giao thông_cả nhà bảo hiểm và người điều khiển xe cơ giới không mất thời gian, tiền bạc và tinh thần… Hiện nay theo báo cáo của UBATQG số vụ tai nạn có giảm, tuy nhiên trên thực tế cho thấy tai nạn vẫn còn diễn ra phức tạp và nhất là tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm của công ty vẫn còn cao. Bởi vì nhìn tổng quát thì số xe tham gia bảo hiểm trước đây chỉ có khoảng 10% - 20%, hiện nay theo nghị định 15/CP số xe tham gia bảo hiểm đã đạt tới 80%-90% làm cho số vụ tai nạn theo số tương đối có giảm tuy nhiên theo số tuyệt đối vẫn cao. Vì vậy công ty cần phải tăng cường các chi phí để đề phòng và hạn chế tổn thất Công tác giám định - bồi thường Đây là hai mắt xích nối liền nhau và cũng rất quan trọng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Công tác giám định tốt, chính xác thì việc giải quyết bồi thường cho người tai nạn mới nhanh gọn, kịp thời nâng cao uy tín và hiệu quả kinh doanh cho công ty. Việc nâng cao chất lượng của khâu giám định bồi thường chính là nâng cao chất lượng của sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh. Từ trước đến nay PJICO luôn luôn được xem là công ty giải quyết bồi thường nhanh gọn, uy tín. Tuy nhiên như phân tích tỷ lệ bồi thường trung bình trên 60% như trong thời gian qua như vậy là quá cao so với thị trường. Mặc dù hàng năm công ty đều trích chi phí để đề phòng hạn chế tổn thất mà bồi thường vẫn cao là điều cần phải xem xét lại. Nghị định 15/2003/NĐ-CP của Chính phủ ra đời và có hiệu lực, số người tham gia bảo hiểm TNDS tăng lên một cách đột biến. Trước ngày 15/3/2003 công ty vẫn bán bảo hiểm với mức phí thấp như trước đây (64.000 đồng mức trách nhiệm 12 triệu đồng/người,30 triệu đồng/tài sản, 10 triệu đồng cho người lái và người ngồi sau; 54.000 đồng mức trách nhiệm 12 triệu đồng/người,30 triệu đồng/tài sản, triệu đồng cho người lái và người ngồi sau). Nếu không mua bảo hiểm tai nạn lái xe và người ngồi thì mức phí chỉ là 54.000 đồng và 44.000 đồng. Sau ngày 15/3/2003 công ty đã tăng mức phí theo biểu phí của Bộ Tài Chính là 70.000 đồng (mức trách nhiệm 15 triệu đồng/người, 80triệu đồng/tài sản, 10 triệu đồng cho người lái và người ngồi sau). Như vậy là mức phí chỉ tăng lên rất ít (6.000 đồng) nhưng mức trách nhiệm của công ty lại tăng lên rất lớn, hiện nay số xe đưa vào lưu hành ngày càng tăng, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, tình hình tai nạn giao thông ngày càng gia tăng do đó rủi ro thuộc trách nhiệm của công ty sẽ rất lớn. Nghị định ra đời ban đầu đã mang lại cho công ty số lượng xe tham gia bảo hiểm rất lớn nhưng nếu tình hình tai nạn vẫn gia tăng thì hậu quả của việc nghị định ra đời cũng raats phức tạp. Mặt khác nếu khâu bồi thường làm không tốt thì uy tín của công ty sẽ bị sụt giảm một cách đáng kể. Do đó để thực hiện tốt hơn nữa khâu giám định bồi thường trong nghiệp vụ, em xin đóng góp một số ý kiến như sau: Tăng cường chi phí cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất để giảm tối đa số vụ tai nạn giao thông đường bộ. Bởi lẽ trong giai đoạn vừa qua tai nạn tăng lên rất lớn, tỷ lệ bồi thường là khá cao. Hiện nay chủ xe cơ giới tham gia giao thông với phí rất thấp, nhưng mức bồi thường của nhà bảo hiểm khá cao, nhà bảo hiểm bán chung bảo hiểm tai nạn người ngồi và người lái với BHTNDS nên nếu tai nạn xảy ra thì tổn thất cho công ty sẽ rất lớn. Khi nghị định 15CP có hiệu lực, số người mua bảo hiểm TNDS tăng lên rất lớn, nhìn về bề nổi có vẻ như hiệu lực của nghị định là rất tốt, người tham gia bảo hiểm đã rất có ý thức trong việc thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên đằng sau đó là cả một vấn đề: Người tham gia bảo hiểm đa số là tham gia để CSGT không hỏi đến, thực sự người tham gia không nghĩ đến nhận tiền bồi thường, bởi lẽ họ nghi ngại nhiều điều như là khi tai nạn xảy ra chờ cơ quan giám định đến rất mất thời gian, thủ tục làm hồ sơ bồi thường rắc rối, phức tạp, thời gian đòi được tiền bồi thường lâu, chi phí để đòi được có khi lớn hơn số tiền bồi thường đó. Vì vậy để cạnh tranh được với các công ty bảo hiểm khác, lôi kéo và giữ khách hàng tái tục hợp đồng, làm cho khách hàng thấy tin cậy vào công ty, thấy được tham gia bảo hiểm là trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ họ sẽ thực hiện bảo hiểm bắt buộc một cách tự giác và khi đó hiệu lực của Nghị định không vô hiệu hóa sớm như một số quy định trước đây của Nhà Nước. Công ty phải thực hiện tốt khâu bồi thường cho khách hàng, giảm thủ tục hồ sơ rườm rà. Đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty về bộ phận giám định bồi thường cần phải được tuyển chọn và tiến hành sàng lọc kỹ hơn. Tuyển chọn những người hiểu biết về kỹ thuật, nắm vững giá cả thị trường. Ngoài ra nhân viên giám định phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có lập trường, tư tưởng vững vàng, có tính quyết đoán, biết phát hiện và hạn chế trục lợi bảo hiểm. Khi giám định bồi thường cán bộ giám định phải chuẩn bị trước đầy đủ hồ sơ, tài liệu, dụng cụ máy móc, trang thiết bị cần thiết khi được báo có tai nạn thuộc trách nhiệm của công ty là phải kịp thời có mặt. Làm tốt khâu này sẽ tạo được những hình ảnh tốt đẹp về công ty. Cán bộ giám định hướng dẫn cho người thứ ba làm những thủ tục cần thiết với thái độ nhẹ nhàng, thân thiện. Trong quá trình giám định phải có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan an ninh, giám định nhanh chóng ngay sau khi tai nạn xảy ra để tránh cho khách hàng những rắc rối không đáng có cũng như không có cơ hội trục lợi bảo hiểm. Công ty nên phối hợp với khách hàng giải quyết mâu thuẫn với người thứ ba. Khi được thông báo có tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm của công ty cán bộ nhân viên cảu công ty cần có mặt kịp thời để giải quyết mâu thuẫn, làm tốt điều này sẽ nâng cao uy tín cho công ty từ đó khách hàng sẽ tái tục hợp đồng một cách tự nguyện vì họ sẽ thấy được tham gia bảo hiểm là có lợi cho tất cả các bên. Nếu khi tai nạn không thuộc những phạm vi bảo hiểm của công ty, cán bộ nhân viên của công ty không nên có thái độ hờ hững, không có trách nhiệm. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của công ty, bởi lẽ khách hàng luôn luôn có tính nghi ngờ, nhiều khi chính họ kí hợp đồng mua bảo hiểm nhưng lại không hiểu hết các chi tiết, nhất là bảo hiểm TNDS. Hợp đồng chỉ là một tờ giấy chứng nhận ghi thông tin rất ít. Vì vậy cán bộ của công ty phải tìm cách thăm hỏi người bị nạn và giải thích cho gia đình khách hàng về phạm vi được bảo hiểm hay không được bảo hiểm. Đồng thời công ty cũng nên linh hoạt xem xét xem có thể hỗ trợ một phần kinh phí cho khách hàng của mình nhằm khắc phục hậu quả tai nạn, nhằm nâng cao tính nhân đạo, uy tín và hình ảnh của công ty cho khách hàng. Công ty nên in quy tắc bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba để phát cho người tham gia khi kí kết hợp đồng bảo hiểm, bởi như thực tế khách hàng chưa hiểu gì về nghiệp vụ, nhiều người còn có quan niệm mua bảo hiểm xong là có thể đâm va thoải mái, trong mọi trường hợp đều có thể được công ty bồi thường. Công ty có các chi nhánh và văn phòng khắp cả nước, nên theo em trong khâu bồi thường, công ty cũng nên phân cấp cho các văn phòng, chi nhánh được bồi thường. Bởi lẽ khách hàng mua bảo hiểm một nơi khi tai nạn xảy ra lại làm thủ tục nhận tiền bồi thườngmột nơi khác, điều này tạo ra tâm lí e ngại và lo sợ cho khách hàng. Về giấy chứng nhận bảo hiểm: thực tế trong thời gian qua theo em công ty còn có thiếu sót đó là địa chỉ và số điện thoại liên hệ của công ty. Thiết nghĩ đây là những tiêu chí quan trọng để lấy niềm tin của khách hàng thì tại sao không in sẵn số điện thoại và địa chỉ của công ty lên tờ giấy chứng nhận bảo hiểm. Theo quan niệm của cán bộ công ty_đấy không phải là thiếu sót mà là chủ ý của công ty, để khi các phòng ban chi nhánh giao dịch bảo hiểm với khách hàng thì ghi thêm địa chỉ và số điện thoại vào. Nhưng theo em điều này không khả thi vì nhiều khi cán bộ bảo hiểm sẽ không nhớ đến việc này. Và khi đó nếu tai nạn xảy ra thì người tham gia không thể liên lạc được. Số điện thoại và địa chỉ phải được in ngay ở đầu nơi in tên công ty bảo hiểm, bởi lẽ một công ty có tư cách pháp nhân là công ty có trụ sở chính, số điện thoại để giao dịch,làm như vậy mới tạo được uy tín và xây dựng niềm tin của khách hàng. 4.Về công tác phòng chống gian lận bảo hiểm Kiến nghị đối với Nhà nước Trước tiên phải đề cập đến định hướng khắc phục mang tính chất vĩ mô với sự điều tiết của Nhà nước đó là phải làm lành mạnh hóa thị trường bảo hiểm Việt Nam. Hiện nay hệ thống pháp luật về bảo hiểm đã có những bước tiến quan trọng (luật kinh doanh bảo hiểm 2000) nhưng chưa tạo được môi trường pháp lí toàn diện đầy đủ. Vì vậy để làm lành mạnh thị trường Nhà nước phải đưa ra hành lang pháp lí hoàn chỉnh hơn trong việc nâng cao vai trò quản lí của Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Luật bảo hiểm ra đời nhưng chưa đề cập đến trục lợi bảo hiểm, xử lí hành vi trục lợi bảo hiểm. Đối tượng trục lợi bảo hiểm là loại tội phạm rất tinh vi nhưng Nhà nước và xã hội chưa nhìn nhận đó là một loại tội phạm. Vì vậy Nhà nước nên có văn bản quy định tội danh này và phải quy định số tiền trục lợi bao nhiêu thì mức xử phạt như thế nào về hành chính và xử phạt tù. Bộ công an là cơ quan có hoạt động gắn bó mật thiết với cơ quan bảo hiểm nhất, do đó bộ công an phải là người tiên phong trong việc chống trục lợi bảo hiểm. Phương tiện truyền thông, truyền hình, báo chí, mạng máy tính là phương tiện rất hữu hiệu để thông tin và phản ảnh bộc lộ những tên trục lợi bảo hiểm làm lợi riêng cho bản thân. Kiến nghị với PJICO Công ty cần tiếp tục mở rộng tăng cường quan hệ không chỉ với những phòng, chi nhánh của công ty mà phải quan hệ với các công ty bảo hiểm khác, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các cơ quan công an, y tế để phối hợp tìm ra thủ phạm trục lợ bảo hiểm. Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn phòng giám định bồi thường tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiệp vụ, nắm vững các hình thức trục lợi bảo hiểm, xử lí nghiêm minh và thẳng tay sa thải cán bộ tiếp tay cho hành vi gian lận bảo hiểm. Công ty phải quản lí chặt chẽ ấn chỉ, lập hồ sơ theo dõi việc xuất dùng ấn chỉ. ấn chỉ dùng không hết phải nhập lại và ghi đầy đủ. Mỗi phòng phải có một cán bộ quản lí ấn chỉ, số lượng ấn chỉ giao cho đại lí phải hợp lí, đầy đủ. Tuân thủ quy định quyết toán và thanh toán ấn chỉ trong ngày. Khi nhận ấn chỉ từ đại lí phải xem xét thời gian quyết toán và thời gian cấp để chống hiện tượng ghi lùi ngày để trục lợi. 5. Hoàn thiện hệ thống pháp lí Ngay từ khi nghiệp vụ BHTNDS ra đời đã có nhiều văn bản pháp lí của Nhà nước quy định hướng dẫn thi hành. Nhưng theo thời gian các văn bản ấy đều phải thay thế bằng các văn bản khác hoàn chỉnh hơn. Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 ra đời tạo ra nhiều thuận lợi hơn cho kinh doanh bảo hiểm nói chung và nghiệp vụ BHTNDS đối với người thứ ba nói riêng. Tuy nhiên để kinh doanh tốt hơn, Nhà nước cần: Ban hành những văn bản dưới luật hướng dẫn chi tiết thực hiện luật. Nâng cao vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Có các quy định cụ thể chi tiết đưa đến cho người dân một cách dễ hiểu nhất. Gần đây nhất nghị định 15/2003/NĐ-CP ra đời bước đầu đã thấy kết quả khả quan. Tuy nhiên văn bản nào ra đời cũng có hiệu lực thời gian này nhưng thời gian khác lại không hiệu quả. Vì vậy nghị định 15CP, 36CP..cần phải được hoàn thiện thường xuyên, phải áp dụng và đưa đến cho người dân một cách dễ hiểu nhất. Cảnh sát giao thông quy định xử phạt người điều khiển xe cơ giới thiếu giấy chứng nhận bảo hiểm phải thực hiện thường xuyên, triệt để. Thường xuyên phải kiểm tra và xử phạt theo đúng luật không như quy định về đội mũ bảo hiểm xe máy chỉ diễn ra trong thời gian rất gắn và đến bây giờ hầu như không xử phạt.Tuy nhiên để một văn bản có thể tồn tại và có hiệu lực lâu dài thị cả Nhà nước, các cơ quan và mọi người dân đều phải thường xuyên tuân thủ và áp dụng. Kết luận Bảo hiểm là tâm lá chắn cuối cùng về kinh tế trước những hiểm họa xảy ra trong cuộc sống. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là nghiệp vụ có ý nghĩa thiết thực trong việc ổn định tài chính cho người tham gia, đồng thời làm giảm gánh nặng cho cộng đồng, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Để mở rộng và phát huy hơn nữa hiệu quả nghiệp vụ trong điều kiện cạnh tranh hiện nay PJICO cần chủ động sáng tạo, phát huy những thế mạnh của mình, từng bước khẳng định vị thế trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Hi vọng rằng thực hiện theo nghị định 15/2003/nđ-cp của Chính phủ nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới ngày càng phát triển và phát triển một cách bền vững. Với những kết quả đạt được chúng ta tin tưởng rằng trong những năm tiếp theo PJICO sẽ phát huy được nội lực và tiềm năng sẵn có góp phần vào việc hoàn thiện, mở rộng thị trường bảo hiểm Việt Nam. Tài liệu tham khảo 1.Giáo trình kinh tế bảo hiểmTrường Đại học Kinh tế Quốc dân 2.Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm. Trường đại học Kinh tế quốc dân. Tạp chí giao thông vận tải tháng 4/2001, 4/2002, 8/2002 , 12/2002 , Quy tắc bảo hiểm kết hợp xe cơ giới của PJICO Tạp chí bảo hiểm . Giáo trình kinh tế bảo hiểm. Trường ĐHTài Chính Kế Toán. Sách Bảo hiểm nguyên tắc và thực hành- David Bland phướng hướng nhiệm vụ năm 2002 của PJICO. 9. Báo nhân dân số 13/2003 10. Nghị định số 15/2003/NĐ-CP của Chính phủ ra đời ngày 19/2/2003 MụC LụC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docD0007.doc
Tài liệu liên quan