Qua thời gian thực tập tại NHNo & PTNT Huyện Nguyên Bình đã giúp bản thân thấy được phần nào sự cố gắng hết mình của các cô chú cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng. Mọi người đã làm việc với tinh thần trách nhiêm cao để đạt được những thành tựu đáng kể góp phần mang lại lợi ích kinh tế xã hội trong địa bàn Huyện. Góp phần to lớn vào công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
49 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiệp vụ kế toán ngân hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nguyên bình tỉnh Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăn của uỷ ban dân tộc miền núi tại thông tư số 41/UB-TT ngày 08 tháng 11 năm 1998 và Quyết định 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 07 năm 1998 của Thủ Tướng Chính Phủ thì toàn huyện có:
15 xã khu Vực III
3 xã khu vực II
2 Thị trấn
Kinh tế chủ yếu của huyện nhà là trồng lúa, ngô, chăn nuôi nhỏ, cây công nghiệp có giá trị kinh tế chưa có thu nhập lớn. Mặc dù huyện nhà có đề ra phương hướng mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng như mô hình cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, Kinh tế trang trại, chăn nuôi đại gia súc nhưng chỉ là điểm khởi đầu chưa có hiệu quả cao. Bởi vậy thu ngân sách huyện hàng năm đạt1.102 triệu đáp ứng đủ 20% chưa đủ trang trải mà phải xin trợ cấp ngân sách của Tỉnh.Từ những vấn đề trên nên một phần cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngành cũng như của ngân hàng huyện .
2. Hệ thống tổ chức.
NHNo&PTNT Huyện Nguyên Bình là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, trực thuộc NHNo & PTNT Tỉnh Cao Bằng, hoạt động theo quy định của pháp luật về một NHTM ; chịu sự quản lý điều hành của NHNo&PTNT Tỉnh Cao Bằng về tổ chức và hoạt động. Cơ cấu tổ chức bộ máy của chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Nguyên Bình được xác định bao gồm:
2.1 Chức năng của 1 số phòng ban.
* Giám đốc (GĐ)
GĐ giữ trách nhiệm điều hành chung các mặt hoạt động.
_ Nhận vốn, nguồn lực tài nguyên, tài sản do nhà nước giao để quản lý sử dụng theo mục tiêu nhiệm vụ cấp trên giao, bảo toàn và phát triển vốn theo đúng quy định.
_ Xây dựng và phát triển chiến lược dài hạn hàng tháng, hàng năm của NH. Các phương án kinh doanh về đề án tổ chức quản lí của NH trình cấp trên có thẩm quyền.
_ Tổ chức điều hành NH có hiệu quả thực hiện nhiệm vụ bổ nhiệm khen thưởng cán bộ.
* Phó giám đốc (PGĐ): là người đứng thứ 2 sau giám đốc có trách nhiệm giúp cho GĐ chỉ huy điều hành chức năng quản trị và nhiệm vụ nhưng ở mức độ sâu hơn cụ thể hơn theo phân công uỷ quyền của GĐ. Thực hiện chức năng quản lý các phòng ban nhằm tạo ra các điều kiện tốt nhất.
* Phòng tín dụng: Điều hành các hoạt động kinh doanh của NH thực hiện kiểm tra giám sát và đề ra các KHKD trong từng thời kì.
Phòng KTNQ: Có nhiệm vụ sử lí các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng` ngày.
* Phòng kiểm soát nội bộ.
2.2 Sơ đồ tổ chức của NHNo&PTNT Huỵện Nguyên Bình – Cao Bằng.
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng tín dụng
Phòng kế toán ngân quỹ
Ngân hàng cấp III tĩnh túc
Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Nguyên Bình trong những năm gần đây.
Trong những năm qua hoạt động của NHNo&PTNT Hhuyện Nguyên Bình – Cao Bằng tiếp tục phát triển ổn định. Năm 2004, nguồn vốn huy động trên địa bàn Huyện Nguyên Bình đạt 23.000 triệu đồng tính đến ngày 31/12/2004, tăng so với năm 2003 là 4.557 triệu đồng.
Kết quả kinh doanh:
(đơn vị: triệu đồng)
TT
Chỉ tiêu kinh doanh
2004
2005
6 tháng 2006
1
Tổng nguồn vốn huy động
23.000
31.243
41.374
_
Tốc độ tăng trưởng (tỉ lệ)
24%
36%
32.4%
_
Thực hiện số kế hoạch
100%
97%
120%
2
Tổng dư nợ cho vay
15.879
21.929
24.797
_
Tốc độ tăng trưởng
17%
38.1%
13.%
_
Thực hiện so với KH
100%
102%
108%
3
Nợ quá hạn
0.012%
0.46%
1.32%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh trong các năm 2004,2005, 6 tháng2006)
3. Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2006:
3.1. Công tác huy động nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn ước đến 30/06/2006 là 41.374 triệu đồng, tăng so với cùng kỳ năm trước 4.875 triệu đồng tốc độ tăng 13,36%. Tăng so với đầu năm 9.713 triệu đồng, tốc độ tăng 30,68%. Đạt 99,7% chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao. Bình quân nguồn vốn một cán bộ là 2.299 triệu.
*Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế:
- Tiền gửi dân cư 22.743triệu, chiếm 55% tổng nguồn vốn.Tăng so với đầu năm 5.870 Triệu đồng chiếm tỷ lệ 25,81%.
- Tiền gửi TCTD 529 triệu, chiếm 1,1,28% tổng nguồn vốn, tăng so với đầu năm 482triệu đồng.
- Tiền gửi uỷ thác đầu tư: 412 triệu đồng, chiếm 1% tổng nguồn, không tăng so đầu năm.
* Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian:
- Tiền gửi không kỳ hạn 18.929 triệu đồng, tăng 4.208 triệu đồng so đầu năm, chiếm tỷ trọng 45,75% .
- Tiền gửi kỳ hạn dưới một năm 2.951 triệu đồng, tăng 1.263 triệu đồng so đầu năm, chiếm tỷ trọng 7,13% tổng nguồn.
- Tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng:19.494 triệu đồng, tăng 4.657 triệu đồng so đầu năm.
3.2 Dư nợ:
24.797 triệu đồng, tăng 2.865 triệu so với đầu năm. Bình quân dư nợ 1 cán bộ: 1.378 triệu đồng.
* Cơ cấu dư nợ phân theo loại cho vay:
- Dư nợ cho vay ngắn hạn: 3.064 triệu đồng, chiếm 12,36%/ tổng dư nợ.
- Dư nợ cho vay trung dài hạn: 21.733 triệu đồng, chiếm 87,64%/ tổng dư nợ
* Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế:
Dư nợ cho vay hộ sản xuất: 22.332 triệu đồng, chếm tỷ lệ 90,06%/ tổng dư nợ.
- Nợ quá hạn: chiếm 1,32%/ tổng dư nợ.
PHẦN II: NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TẠI NHNO&PTNT HUYỆN NGUYÊN BÌNH
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN
I. Đối tượng của kế toán ngân hàng.
1. Khái niệm:
Kế toán Ngân hàng là một phương pháp kế toán kinh tế nó dùng để ghi chép phản ánh bằng con số về các hoạt động nguồn vốn, sử dụng vốn cũng như kết quả hoạt động của các đơn vị Ngân hàng trên cơ sở đó hình thành lên một hệ thống thông tin kinh tế để phục vụ cho quá trình quản lí kiểm tra nhằm đảm bảo an toàn tài sản.
Đối tượng của KTNH là vốn (hay tài sản) cũng như sự vận động của nó trong quá trình thực hiện các mặt nghiệp vụ của Ngân hàng.
2. Đặc điểm của KTNH.
Một số đặc điểm của KTNH:
_ Kế toán NH mang tính tổng hợp.
_ Kế toán NH kết hợp đồng thời giữa giao dịch KH với sử kí nghiệp vụ và kế toán vào các TK thích hợp.
_ Kế toán NH phản ánh chính sác kịp thời rât cao.
_ Khối lượng nghiệp vụ và khối lượng chứng từ rất lớn và việc luân chuyển chứng từ rất phức tạp.
_ Kế toán Ngân hàng dùng tiền tệ làm thước đo để hạch toán là chủ yếu.
Hoạt động của KTNH không đơn thuần chỉ ghi chép các nghiệp vụ kế toán phát sinh mà còn giải quyết đồng thời các nghiệp vụ đó.
_ Số liệu của KTNH cung cấp những thông tin kinh tế quan trọng, giúp cho việc chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh của NH và góp phần phục vụ lãnh đạo chỉ đạo các hoạt đông tài chính quốc gia.
_ Do NH thực hiện vai trò trung gian tín dụng, trung gian thanh toán trong NKT, NH tập trung một khối lượng tiền tệ lớn của quốc gia và biến đổi nhanh nên cần phải đảm bảo hạch toán cập nhật, kiểm tra thường xuyên cân đối TK hàng ngày.
_ Do đặc điểm chức năng nhiệm vụ của KTNH nên suốt quá trình tổ chức hạch toán từ khâu đầu huy động vốn tiền tệ đến khâu sử dụng vốn của NH hoàn toàn tồn tại dưới hình thức tiền tệ nên KTNH dùng thước đo tiền tệ chủ yếu.
II. Chứng từ KTNH và sự luân chuyển chứng từ KTNH.
1. Khái niệm:
Chứng từ KTNH là giấy tờ, vật mang tin (băn từ, đĩa từ, thẻ thanh toán…) chứng minh một nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành, làm căn cứ để ghi sổ sách kế toán và lập báo cáo tài chính trong các đơn vị NH.
Đặc điểm:
_ Kế toán NH có hệ thống chứng từ riêng, NH ban hành hệ thống chứng từ kế toán riêng cho phù hợp hoạt động nghiệp vụ của mình và được tổng cục thống kê bộ tài chính chấp thuận và có đầy đủ các yếu tố theo chuẩn mực chứng từ kế toán của nhà nước.
_ Chứng từ KTNH có khối lượng lớn và luân chuyển phức tạp.
_ Chứng từ KTNH do KH và NH lập trong đó phần lớn là các chứng từ do KH lập và nộp vào NH.
_ Đại bộ phận chứng từ KTNH là chứng từ gốc kiêm chứng từ ghi sổ.
2. ý nghĩa của chứng từ KTNH.
Là một hình thức phản ánh một cách trung thực khách quan, đầy đủ kịp thời các hoạt động kinh tế tài chính đồng thời là những loại giấy tờ có tính pháp lí cao nên chứng từ kế toán NH có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức công tác kế toán cũng như công tác quản lý.
_ Chứng từ ké toán là căn cứ pháp lý để tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị KTNH.
_ Chứng từ kế toán là cách hữu hiệu để dảm bảo an toàn tài sản của NH cũng như tài sản của KH gửi tại NH.
_ Chứng từ KTNH góp phần tăng cường độ hạch toán kinh tế, quản lý tài chính trong nội bộ NH cũng như toàn bộ NKT.
_ Là nguồn thông tin, công tác kế toán cung cấp các thông tin kế toán.
3. Luân chuyển chứng từ KTNH
3.1. Khái niệm:
Luân chuyển chứng từ KTNH là trật tự các giai đoạn mà chứng từ phải trải qua kể từ khi chứng từ phát sinh đến khi hoàn thành hạch toán và chưng từ được đóng thành tập để lưu trữ.
3.2. Quy trình luân chuyển chứng từ
* Luân chuyển chứng từ thu tiền mặt.
_ Khách hàng nộp giấy nộp tiền cho thanh toán viên giữ tài khoản của mình để kiểm soát sơ bộ nhưng chua ghi sổ.
_ KH nộp tiền cho thanh toán viên để kiểm đếm.
_ Thanh toán viên chuyển giấy nộp tiền cho kiểm soát tiền mặt
_ Kiểm soát viên vào nhật kí.
_ Kiểm soát viên kiểm soát lại lần nữa rồi chuyển sang cho thanh toán viên ghi có cho tài khoản của người nộp tiền.
_ Khi vào sổ thanh toán thanh toán viên chuyển giây nộp tiền cho bộ phận tập chung chứng từ.
_ Cuối ngày thanh toán viên tự lên nhật kí chứng từ, sau đó đưa vào khâu lưu trữ bảo quản chứng từ.
* Luân chuyển chứng từ chi tiền mặt.
_ KH nộp chứng từ chi cho thanh toán viên.
_ Thanh toán viên kiểm soát nhập dữ liệu vào may tính hoặc vào sổ chi tiết.
_ Thanh toán viên chuyển chứng từ chi cho kiểm soát để kiểm soát chứng từ chi tiền mặt
_ Kiểm soát nhập dữ liệu vào máy tính hoặc vào sổ nhật kí quỹ, đồng thời chuyển chứng từ chi cho kế toán viên.
_ kế toán chi tiền cho KH theo đúng chứng từ chi.
_ Kế toán chuyển chứng từ cho KT tổng hợp vao cuối ngày.
* Luân chuyển chứng từ chuyển khoản cùng NH
_ KH nộp chứng từ cho thanh toán viên.
_ Thanh toán viên kiểm soát nhập dữ liệu vào máy hoặc vào sổ
_ TTV chuyển chứng từ cho kiểm soát để kiểm soát.
_ Chứng từ cần có chũ kí của GĐ thì chuyển cho GĐ ký duyệt
_ Kiểm soát chuyển chứng từ cho TTV
_ TTV chuyển chứng từ cho kế toán tổng hợp.
III. Thủ tục mở và tất toán TKNH.
1. Thủ tục mở TK
Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế mở TKTG tại NH phải nộp cho NH các giâý tờ sau:
1.1 Đối với khách hàng là pháp nhân.
_ Bản sao quyết định thành lập đơn vị của các cấp có thẩm quyền có dấu công chứng, hoặc giấy phép kinh doanh do cấp có thẩm quyền cấp.
_ Giấy quyết đinh bổ nhiệm thủ trưởng.
_ Mẫu chữ kí để giao dịch với NH nơi mở tài khoản.
_ Giấy đăng ký mở TK do chủ TK ký tên đóng dấu.
_ Bản sao giấy phép kinh doanh do trọng tài kinh tế cấp.
1.2 Đối với KH là thể nhân.
_ Có CMND.
_ Đơn xin mở TK
_ Mẫu chữ ký
2. Tất toán TK
Tất toán TK (đóng TK) tức là TK của KH không còn sử dụng được nữa. khi đó NH tất toán TK của KH trong những trường hợp sau:
_ Theo yêu cầu của chủ TK
_ Khi nội dung của TK đã được thay đổi và chuyển sang nội dung sử dụng khác
_ Khi doanh nghiệp giải thể hay sát nhập
_ Khi có lệnh của toà án
_ TK sử dụng đã hết số dư không còn sử dụng được nữa, khi ngừng hoạt động chủ TK làm giây đề nghị tất toán TK. Đến thời điểm tất toán TK nếu TK còn số dư thì phải đối chiếu khớp đúng giữa KH và NH. Số dư sẽ được chủ TK lĩnh về hoặc lập chứng từ để chuyển sang TK mới.
Công tác tài chính của NHNo&PTNT Huyện Nguyên Bình năm 2006
Trong 6 tháng đầu Năm 2006, NHNo&PTNT Huyện Nguyên Bình đã tăng cường chỉ đạo sát sao các Phòng ban thực hiện tốt công tác khoán tài chính đến từng nhóm và người lao động, có chính sách đơn giá tiền lương phù hợp, áp dụng cơ chế lãi xuất huy động vốn và cho vay uyển chuyển, kịp thời phù hợp với thực tế, nhằm tăng năng lực tài chính toàn Huyện. Mặt khác, đẩy mạnh thu lãi mặt bằng, lãi đọng,... Huyện đã thực hiện đạt kế hoạch, cụ thể như sau:
+ Tổng doanh thu 6 tháng năm 2006 đạt1.745 triệu đồng.
+ Tổng chi:1.385 triệu đồng.
+ Hệ số lương làm ra: 0,649, không làm đủ hệ số lương quy định.
+ Lãi suất bình quân đầu vào: 0,482%/tháng
+ Lãi suất bình quân đầu ra: 0,885%/tháng
+ Chênh lệch lãi suất đầu ra- đầu vào: 0,403%
CHƯƠNG 2 : KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ THU – CHI TIỀN MẶT
TẠI NHNO&PTNT HUYỆN NGUYÊN BÌNH
I. Chứng từ dùng trong nghiệp vụ thu- chi tiền mặt.
1. Chứng từ sử dụng gồm:
_ Giấy nộp tiền.
_ Phiếu thu.
_ Sếc lĩnh tiền mặt.
_ Phiếu chi.
_ Giấy lĩnh tiền mặt.
2. Tài khoản sử dụng
_ Tài khoản tiền mặt 1011 :phản ánh số hiện có và tình hình biến động tại quỹ nghiệp vụ của NH
_ Và các tài khoản khác (1012; 1019…).
II. Kế toán nghiệp vụ thu tiền mặt.
Quy trình luân chuyển chứng từ:
Theo quy trình luân chuyển chứng từ thu tiền mặt.
_ KH nộp giấy nộp tiền cho thanh toán viên giữ Tk của mình để kiểm soát sơ bộ, nhưng chưa ghi sổ.
_ KH kê từng loại tiền nộp ra phiếu.
_ KH nộp tiền luôn cho thanh toán viên kiểm đếm.
_ Thanh toán viên ghi có cho TK người nộp tiền.
_ TTV vào sổ giữ chứng từ .
Bút toán hạch toán thu tiền mặt của KH:
Nợ TK: Tiền mặt tại đơn vị
CóTK: Tiền gửi KH
VD: Ngày 30/06/2006 tại NHNo&PTNT Huyện Nguyên Bình phát sinh nghiệp vụ:
Bà Bùi Thị Bê tới NH gửi tiền loại tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng với số tiền là: 10.000.000 đ.
Kế toán hướng dẫn KH viết giấy gửi tiền đăng kí chữ kí, sau đó kế toán kiểm tra lại nếu đúng sẽ nhập vào máy tính đăng kí số sổ KH. Tiếp đến chuyển chứng từ đến kiểm soát trước quỹ, thanh toán viên yêu cầu KH kê từng loại tiền ra phiếu. Thanh toán viên kiểm đếm tiền. Sau đó kế toán viên ghi có cho TK người nộp tiền và hạch toán:
Nợ TK: 101101: 10.000.000đ ( TGTK có kỳ hạn dưới 12 Tháng)
Có TK: 423201: 10.000.000đ
VD: Anh Hoàng văn An tới NH gửi tiền loại tiết kiệm bậc thang 24 tháng, với số tiền là: 15.000.000 đ.
Hạch toán: Nợ TK 101101 : 15.000.000 đ
Có TK 423802 : 15.000.000 đ (TGTK bậc thang 24 tháng trở lên)
II. Kế toán chi tiền mặt.
Quy trình chung:
Khi KH có nhu cầu rút tiền mặt tại NH khách hàng phải viết giấy rút tiền mặt gửi tới thanh toán viên giữ TK tiền gửi của mình. Sau khi kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của chứng từ, kế toán hạch toán vào máy tính ghi sổ bút toán, kiểm soát viên kiểm tra lại chuyển cho thanh toán viên để chi trả cho KH.
_ Nguyên tắc luân chuyển : thu tiền trước, ghi sổ sau.
Hạch toán:
Nợ TK: thích hợp
Có TK: Tiền mặt tại đơn vị
VD: Ngày 01/04/2006 tại NHNo&PTNT Huyện Nguyên Bình phát sinh nghiệp vụ: Anh Hoàng văn Nhất đến NH nộp giấy lĩnh tiền mặt để rút tiền từ TK của mình với số tiền là: 20.000.000 đ.
Kế toán hướng dẫn KH làm thủ tục lĩnh tiền mặt và hạch toán:
Nợ TK: 433201 : 20.000.000 đ
Có TK: 101101 : 20.000.000 đ
_ Đối với KH đến lĩnh tiền tiết kiệm KH viết giấy lĩnh tiền tiết kiệm, kế toán đối chiếu mẫu chữ kí của KH, nếu hợp pháp hợp lệ kế toán hạch toán vào máy, ghi số bút toán và trả tiền cho KH.
III. Kết thúc nghiệp vụ thu_ chi tiền mặt
Thủ quỹ vào nhật kí quỹ, trả chứng từ cho bộ phận kiểm soát viên để kiểm soát một lần nũa các yếu tố trên chứng từ, chuyển sang cho bộ phận kế toán chi tiết tổng hợp hạch toán lên nhật kí chứng từ.
Để đảm bảo khớp đúng số liệu thu chi tồn quỹ tiền mặt cuối ngày khi kết thúc giao dịch với KH phải tiến hành đối chiếu số liệu kế toán và bộ phận ngân quỹ. Khi đối chiếu phải đảm bảo:
_ Tổng thu trên nhật kí quỹ của kế toán (bên nợ 1011) phải bằng tổng thu tiền mặt trên sổ quỹ do thủ quỹ quản lí.
_ Tổng chi trên nhật kí quỹ của kế toán (bên có 1011) phải bằng tổng chi tiền mặt trên sổ quỹ do thủ quỹ quản lí.
_ Dư nợ tiền mặt (tồn quỹ cuối ngày) của kế toán phải bằng tồn quỹ trên sổ quỹ tiền mặt.
VD: Ngày 06/07/2006 tại NHNo&PTNT Huyện Nguyên Bình có nghiệp vụ kế toán phát sinh như sau: Ông Nguyễn Đức Thông nộp tiền mặt vào NH số tiền 24.000.000 đ với nội dung: _ Trả nợ vay ngắn hạn 14.000.000 đ
_ Số còn lại chuyển đi NHNo Bắc Ninh
Kế toán hạch toán: Nợ TK 1011 : 24.000.000 đ
. Có TK 2111: KH Thông 14.000.000 đ
Có TK 5111 : 10.000.000 đ
CHƯƠNG 3
KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
TẠI NHNO & PTNT HNGUYÊN BÌNH
I. Những vấn đề chung về thanh toán không dùng tiền mặt.
1. Khái niệm.
Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán không trực tiếp, dùng tiền mặt trong quan hệ chi trả lẫn nhau mà thực hiện bằng cách trích chuyển tiền từ TK từ người phải trả sang TK của người thụ hưởng mà tại các tổ chức TD hoặc bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò chung gian của các tổ chức TD.
2. nguyên tắc.
Các bên tham gia thanh toán đều phải mở TK tại NH theo đúng chế độ mở và sử dụng TK của NH và thực hiện thanh toán thông qua TK tiền gửi tại NH theo chế độ thanh toán hiện hành của NH.
+ Đối với người chi trả phải chuẩn bị đầy đủ số dư trên TK để đáp ứng nhu cầu thanh toán kịp thời và đầy đủ khi xuất hiện yêu cầu thanh toán.
+ Đối với người thụ hưởng phải có trách nhiệm giao đủ hàng hoá dịch vụ cho người chi trả đúng với giá trị mà người chi trả chuyển vào TK của người thụ hưởng.
+ Đối với NH chỉ trích tiền từ TK của người chi trả khi có lệnh của người chi trả hoặc có quyết định của toà án. NH có trách nhiệm hướng dẫn KH nắm được chế độ thanh toán, hạch toán luân chuyển chứng từ một cách nhanh chóng chính xác, an toàn tài sản. Nếu NH chậm trễ gây thiệt hại cho KH trong quá trình thanh toán thì
_ Séc ( Séc chuyển khoản, séc bảo chi) NH phải chịu phạt để bồi thường cho KH.
3. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
_ Uỷ nhiệm chi (UNC)
_ Uỷ nhiệm thu (UNT)
_ Thẻ thanh toán
_ Một số hình thức khác
II. Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Huyện Nguyên Bình
1. thanh toán séc
1.1. Séc lĩnh tiền mặt
Khi kế toán nhận được tờ séc lĩnh tiền mặt của KH, kế toán kiểm tra nội dung của tờ séc kiểm tra mẫu chữ kí của KH, kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp, kiểm tra số dư trên TK. Nếu đủ điều kiện tiến hành cho KH làm thủ tục, kế toán hạch toán vào máy tính chuyển cho kiểm soát viên kiểm soát lại, kiểm soát thâý hợp lệ chuyển cho thanh toán viên để thanh toán cho KH.
Hạch toán: Nợ TK: tiền gửi KH
Có TK: tiền mặt tại quỹ
1.2 Séc bảo chi
Séc bảo chi là tờ séc chuyển khoản nhưng được đơn vị thanh toán đảm bảo chi trả cho tờ séc trên cơ sở số tiền mà người phát hành séc đã lưu kí tại NH.
Tại NHNo&PTNT Huyện Nguyên Bình hình thức thanh toán bằng séc bảo chi là rất ít. Do NH đang áp dụng phương thức chuyển tiền diện tử, thuận tiện hơn.
Hạch toán:
Nợ TK: Tiền gửi của người mua
Có TK: Đảm bảo thanh toán séc bảo chi
1.3 Séc chuyển khoản
Là loại séc do chủ tài khoản phát hành trên cơ sở số dư TK tiền gửi thanh toán của mình mở tại NH để thanh toán với người thụ hưởng.
Séc chuyển khoản được sử dụng để thanh toán giữa các KH mở TK tại cùng một NH và thanh toán giữa hai NH khác nhau trên cùng địa bàn.
TH1 : Cùng NH Nợ TK 4211 Người phát hành
Có TK 4211 Người thụ hưởng
TH2: Khi hai NH khác nhau
Nợ TK 4211 Người phát hành
Có TK 5012 Người thụ hưởng
2. Hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi (UNC) chuyển tiền.
2.1 Khái niệm
Uỷ nhiệm chi là lệnh của chủ TK lập theo mẫu in sẵn của NH nơI đơn vị mở TK để trích TK của đơn vị mình trả cho người thụ hưởng.
2.2 Phạm vi thanh toán
_ Hai đơn vị mở TK cùng một NH
_ Hai đơn vị mở TK tại NH khác nhau nhưng cùng hệ thống
_ Hai đơn vị mở TK tại hai NH khác nhau, khác hệ thống, cùng địa bàn và tham gia thanh toán bù trừ.
_ Hai đơn vị mở TK tại hai NH khác nhau, khác hệ thống, khác địa bàn, không tham gia thanh toán tại NH.
2.3 Uỷ nhiệm chi chuyển tiền
_ Hai đơn vị mở TK tại một NH: Người mua lập 3 liên UNC gửi tới NH phục vụ mình đề nghị trích tiền gửi để chuyển cho người bán, thanh toán viên giữ TK tiền gửi của người mua sau khi kiểm soát đủ điều kiện sẽ hạch toán:
Nợ TK 4211 Người mua
Có TK 4211 Người bán
_ Hai đơn vị khác nhau cùng hệ thống
+ Tại NH phục vụ người chi trả: Người mua lập hai liên UNC gửi tới NH phục vụ mình kế toán giữ TK của người mua sau khi kiểm tra các liên UNC nếu đủ điều kiện hạch toán:
Nợ TK: 4211 Người mua
Có TK: 5191 Thanh toán vốn
+ Tại NH phục vụ người thụ hưởng: Nhận được giấy chuyển tiền đến qua thanh toán viên NHNo&PTNT nơI người thhụ hưởng kiểm tra nếu thấy đúng KH mở TK tại NH mình sẽ hạch toán:
Nợ TK: 5191 Thanh toán vốn
Có TK: 4211 Người bán
2.4. Uỷ nhiệm chi chuyển tiền dưới dạng SEC chuyển tiền cầm tay.
Nếu KH có nhu cầu chuyển tiền tham gia trực tiếp vào việc luân chuyển chứng từ giữa hai NH thì có thể sử dụng séc chuyển tiền cầm tay, KH sẽ dùng UNC để yêu cầu NH phục vụ mình phát hành một tờ séc chuyển tiền cầm tay thường có hai bản: một bản chính và một bản sao.
_ Phạm vi thanh toán: chỉ thanh toán trong phạm vi hai NH cùng hệ thống.
_ Khi có nhu cầu chuyển tiền bằng séc chuyển tiền KH phảI nộp vào NH hai liên UNC để trích TK tiền gửi hoặc hai liên giấy nộp tiền, giấy nộp ngân phiếu thanh toán.
_ Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của KH nếu đủ điều kiện sẽ trực tiếp chuyển tiền, kí hiệu mật mã trên séc, kí tên và đóng dấu NH.
Hạch toán: Nợ TK: 4211 KH
Có TK: 4271 séc chuyển tiền KH
3. Thanh toán thư tín dụng.
Hiện nay tại NHNo&PTNT Huyện Nguyên Bình KH tham gia nhu cầu sử dụng thể thức thanh toán thư tín dụng rất ít. Do thanh toán bằng thư TD không thuận tiện, vì thử tục rườm rà, luân chuyển nhiều. Khách hàng muốn mở thư TD phải lập giấy mở thư TD, yêu cầu NH phục vụ mình, trích TK của đơn vịn mình để lưu kí vào một TK riêng thanh toán một lần cho một người hưởng. Do đó không thuận tiện dẫn đến KH không lựa chọn thể thức thanh toán này.
4. Thanh toán bằng thẻ.
NHNo& PTNT huyện Nguyên Bình – Cao Bằng chưa có máy rút tiền tự động nên nghiệp vụ này chưa có phát sinh.
CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NHNO&PTNT HUYỆN NGUYÊN BÌNH
I. Khái niệm kế toán cho vay.
1. Khái niệm.
Kế toán cho vay là một công việc ghi chép phản ánh một cách đầy đủ chính xác khoản cho vay, thu nợ, theo dõi dư nợ thuộc nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Trên cơ sở đó cung cấp thông tin phục vụ lãnh dạo chỉ đạo, quản lí tín dụng đạt kết quả cao và bảo vệ an toàn tài sản của Ngân hàng.
Trong toàn bộ nghiệp vụ thì nghiệp vụ kế toán có vị trí quan trọng vì nó quản lí một bộ phận tài sản rất lớn của mỗi Ngân hàng cho KH vay.
2. Vai trò.
Tạo điều kiện cho các đơn vị tổ chức kinh tế nhận và hoàn trả vốn vay một cách nhanh chóng kịp thời qua đó phát triển sản xuất thúc đẩy lưu thông hàng hoá.
Tổ chức tín dụng căn cứ vào số liệu của kế toán cho vay để phân tích phạm vi hướng đầu tư , hiệu quả đầu tư của mình.
Tổ chức tín dụng nắm được tình hình tài chính kinh doanh của KH qua đó có định hướng khuyến khích và hạn chế đối với từng đối tượng KH cụ thể.
II. Chứng từ và tài khoản sử dụng trong kế toán cho vay.
1. Chứng từ dùng trong kế toán cho vay.
Chứng từ dùng trong kế toán cho vay có hai loại: Chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
1.1 Chứng từ gốc
Chứng từ gốc bao gồm các giấy tờ sau:
_ Giấy đề nghị vay vốn.
_ Hợp đồng tín dụng.
_ Các giấy tờ khác theo quy định của chế độ cho vay thu nợ, gia hạn nợ…
1.2 Chứng từ ghi sổ.
_ Nếu cho vay bằng tiền mặt thì dùng giấy lĩnh tiền mặt.
_ Nếu cho vay bằng chuyển khoản thì sử dụng các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt như uỷ nhiệm chi.
_ Nếu NH chủ động trích tài khoản tiền gửi của người vay để thu nợ, thu lãI thì phảI dùng giấy chuyển khoản và bảng kê lãi hàng tháng.
2. Tài khoản sử dụng trong kế toán cho vay.
_ Tài khoản cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
_ Tài khoản nợ quá hạn.
_ Các tài khoản ngoại bảng: lãi cho vay chưa thu được, tài sản thế chấp của KH.
III. Nghiệp vụ kế toán cho vay
1. Giai đoạn cho vay.
1.1 Kiểm soát và sử lí chứng từ
Thanh toán viên giữ TK cho vay của người vay tiếp nhận các chứng từ của bộ phận tín dụng chuyển sang như giấy đề nghị vay vốn, hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ… Tiến hành kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ, sau đó trả lại người vay mỗi loại giấy tờ một bản, các bản còn lại lưu trong tủ hồ sơ vay vốn cùng một số chứng từ khác.
Thanh toán viên giữ TK của người vay trực tiếp bảo quản hồ sơ cho vay trong tủ lưu. Trong trường hợp khoản vay chỉ giải ngân có một lần thì giấy nhận nợ lập một lần cùng hợp đồng tín dụng, nếu khoản vay phải giải ngân nhiều lần thì mỗi lần nhận tiền phải làm giấy nhận nợ từng lần.
1.2 Giải ngân và theo dõi kì hạn nợ.
Sau khi hoàn thành thử tục giấy tờ vay vốn và được cán bộ tín dụng xem xét, hội đồng thẩm định thẩm định, giám đốc NH duyệt cho vay, người vay lập chứng từ kế toán để nhận tiền vay.
Khi nhận được chứng từ, kế toán bắt đâu giải ngân, thanh toán viên kiểm tra lại một lần nữa các yếu tố để đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ. Vì đây là những chứng từ có tính pháp lí về TK tiền vay và người vay chính thức nhận nợ vơí Ngân hàng.
Hình thức giải ngân bằng tiền mặt.
Hạch toán:
Nợ TK: cho vay/KH
Có TK: 1011
VD: Ngày08/07/2006 Bà Nông Thị Tươi đến NH xin vay ngắn hạn với số tiền là 8.000.000 đ, để mua xe máy. Sau khi làm thủ tục vay tiền được NH chấp nhận cho vay và tiến hành giải ngân bằng tiền mặt theo yêu cầu của KH.
Kế toán cho vay kiểm tra, kiểm soát chứng từ sau đó hạch toán.
Nợ TK: 211101 : 8.000.000 đ
Có TK: 101101 : 8.000.000 đ
Hạch toán xong kế toán in phiếu chi và chi tiền cho KH
2. Giai đoạn thu nợ gốc và lãi.
Đến hạn trả nợ người vay chủ động nộp tiền mặt hay trích TK tiền gửi cho KH. Nếu người vay không chủ động trả nợ NH trong khi TK của ngươi vay có đủ điều kiện để trả nợ thì KTNH chủ động lập phiếu chuyển khoản trích TK tiền gửi của người vay để thu nợ.
Kế toán thu nợ được áp dụng hai hình thức:
_ Thu nợ một lần theo kì hạn nợ: áp dụng thu nợ cho vay từng lần.
_ Thu nợ theo kế hoạch (theo định kì) : áp dụng thu nợ cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay phục vụ đời sống.
2.1 Kế toán thu nợ bằng tiền mặt.
Khách hàng mang số tiền và sổ đến NH kế toán lấy sổ lưu thu cho KH, kế toán hạch toán ghi sổ và yêu cầu KH lập bảng kê loại tiền rôi tiến hành thu theo chứng từ.
Hạch toán: Nợ TK 1011
Có TK cho vay KH
2.2 Kế toán thu nợ bằng chuyển khoản.
Khi có quyết định giải ngân người vay lập uỷ nhiệm chi, giấy nộp tiền… chuyển tiền đưa cho kế toán viên. Kế giải ngân bằng chuyển khoản cho KH. Căn cứ vào số tiền trên phiếu và số tiền vay để bù trừ cho KH, nếu phiếu phải thêm vào Tk tiền gửi:
Nợ TK: Tiền gửi KH
Có TK: cho vay
_ Nếu KH có TK nhập ngoại bảng thì phải xuất ngoại bảng cho KH.
2.3 Thu lãi.
Lãi cho vay là nguồn thu chính trong tổng thu nhập của mỗi NH thương mại. vì vậy kế toán cho vay phải theo dõi sát sao đối với từng khoản vay của KH sao cho đầy đủ , kịp thời và đủ.
Có hai cách tính lãi:
Thu lãi khi thu nợ gốc: Theo công thức.
Số tiền lãi = Số nợ gốc x Thời hạn x Lãi suất.
Thu lãi theo phương pháp tích số:
Số tiền lãi = Số dư bình quân (tháng) x Lãi suất (tháng)
Kế toán cho vay dựa vào bảng kê lãi chi tiết để thu. Và hạch toán
Nợ TK: 1011
Có TK: Thu lãi KH
VD: Ngày 05/08/2006 NHNo&PTNT Huyện Nguyên Bình có nghiệp vụ kế toán phát sinh như sau: Ông Nông Ngọc Hải nộp vào NH 80.000.000đ. Để trả nợ vay ngắn hạn với lãi suất 1.18%.
Hach toán: Nợ TK: 101101 : 80.000.000 đ
Có TK: 211101 : 80.000.000 đ
Thu lãi:
Số tiền lãi = 80.000.000 x 45 x 1,18% = 1.416.000 đ
30
Hạch toán: Nợ TK: 101101 : 1.416.000 đ
Có TK: 701001 : 1.416.000 đ
VD: Cùng ngày tại NHNo&PTNT. Chị Tô Hồng Dung đến trả nợ vay trung hạn bằng TK tại NH.
Kế toán hạch toán: Nợ K: 101101 : 770.800 đ
Có TK: 212101 : 500.000 đ
Có Tk: 702002 : 270.800 đ
3. Chuyển nợ quá hạn
Đến hạn trả nợ mà người vay không có khả năng trả nợ, không được gia hạn nợ, người vay không hoàn thành kế hoạch trả nợ trong kì đối với cho vay theo hạn mức thì hôm sau, kế toán lập phiếu chuyển khoản sang TK nợ quá hạn đến 180 ngày, và hạch toán:
Nợ TK: Nợ quá hạn đến 180 ngày
Có TK : Cho vay
Khi chuyển sang nợ quá hạn đến 180 ngày cán bộ TDNH thông báo cho KH vay.Trường hợp sau 180 ngày người vay không có tiền trả nợ thì kế toán lập phiếu chuyển sang TK nợ quá hạn đến 360 ngày và báo cho KH biết.
Hạch toán:
Nợ TK: Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày
Có TK: Nợ quá hạn đến 180 ngày
Nếu để chuyển sang nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, khi có quyết định của GĐ chuyển sang nợ khó đòi.
Hạch toán: Nợ TK: Nợ khó đòi
Có TK: Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
Các hồ sơ nợ quá hạn, nợ khó đòi được lưu riêng.
CHƯƠNG 5: THANH TOÁN GIỮA CÁC NGÂN HÀNG
I. Khái niệm và ý nghĩa.
1. Khái niệm.
Thanh toán giữa các Ngân hàng là nghiệp vụ thanh toán vốn giữa các Ngân hàng trong cùng hệ thống để đáp ứng yêu cầu thanh toán không dùng tiền mặt và điều chuyển vốn trong nền kinh tế.
2. ý nghĩa.
Góp phần phục vụ sản xuất lưu thông hàng hoá phát triển. Thanh toán giữa các Ngân hàng làm cho quá trình thanh toán vốn nhanh, chính xác từ đó giúp cho các doanh nghiệp, cá nhân thu hồi vốn nhanh, đầy đủ tiếp tục chu kì kinh doanh tiếp theo.
Nâng cao uy tín làm trung gian thanh toán trong nền kinh tế.
Góp phần tăng cường vốn cho NH, tiết kiệm chi phí lưu thông vì trong quá trình thanh toán ngươi mua không phải mang lượng tiền mặt lớn cho người bán mà chỉ thực hiện thông qua bút toán chuyển tiền phục vụ người mua sang NH phục vụ người bán để thanh toán.
Các phương tiện thanh toán qua lại giữa các NH:
_ Thanh toán điện tử, (hay chuyển tiền điện tử)
_ Thanh toán bù trừ
_ Thanh toán Tk tiền gửi tại NHNo.
II. Thanh toán điện tử
1. Khái niệm
Là phương thức thanh toán ứng dụng tin học máy tính điện tử để chuyển tiền từ Ngân hàng chuyển tiền đến NH chấp nhận trả tiền.
Đây là phương thức thanh toán hiện đại, đáp ứng kịp thời nhu cầu của KH.
Các TK sử dụng trong thanh toán chuyển tiền điện tử:
_ TK chuyển tiền đi: 513101
_ TK chuyển tiền đến: 503201
2. Quy trình thanh toán điện tử
2.1 Tại NH phát sinh nghiệp vụ
Khách hàng nộp chứng từ vào NH, thanh toán viên kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ. Kiểm soát số dư TK của KH nếu là lệnh chi. Nếu đử điều kiện thanh toán, kế toán viên chuyển hoá chứng từ giấy thành chứng từ điện tử theo hình thức thanh toán trên chứng từ có sẵn sau đó sẽ in ra giấy.
Kế toán hạch toán:
Lệnh chuyển có:
Nợ TK: thích hợp
Có TK: 519101 Chuyển tiền đi
Lệnh chuyển nợ:
_ Khi gửi lệnh chuyển nợ đi: Nợ TK: Chuyển tiền đi
Có TK: Trung gian chờ thanh toán
_ Khi nhận được lệnh thông báo chấp nhận lệnh chuyển nợ
Nợ TK: Trung gian chờ thanh toán
Có TK: Thích hợp (101101, 421101…)
2.2 Tại NH nhận lệnh chuyển tiền
Khi nhận được lệnh chuyển tiền từ trung tâm thanh toán, kiểm soát viên sẽ sử dụng mật mã và chương trình máy tính để tính và kiểm tra chữ kí điện tử của trung tâm thanh toán, kí hiệu mật, hình thức nội dung của chứng từ. Sau khi đã xác nhận tính đúng đắn của lệnh chuyển tiền sẽ chuyển cho kế toán chuyển tiền.
Kế toán chuyển tiền in LCT ra chứng từ, kiểm soát lại các yếu tố của lệnh, kí vào chứng từ chuyển cho kế toán giao dịch. Kế toán giao dịch căn cứ vào lệnh chuyển tiền để xác định nội dung thanh toán cho KH, kiểm soát số dư trên TK của KH nếu là lệnh chuyển nợ. Kế toán chuyển tiền sẽ lập đủ yêu cầu xác nhận thông qua kiểm soát viên để truyền cho NH khởi tạo. Khi nhận được xác nhận mới trả tiền cho KH.
Hạch toán:
* Lệnh chuyển có (LCC): Nợ TK : chuyển tiền đến
Có TK: thích hợp
* Lệnh chuyển nợ (LCN): Nợ TK: thích hợp
( KH có đử khả năng thanh toán Có TK: chuyển tiền đến.
Gửi thông báo chấp nhận thanh toán chuyển cho NH khởi tạo.
VD: Ngày 26/08/2005 tại NHNo&PTNT Huyện Nguyên Bình phát sinh nghiệp vụ sau: Nhận được lệnh chuyển tiền đến từ NHNo&PTNT Thái Nguyên. Người nhận tiền là Anh Đặng văn phong có TK tại NHNo&PTNT huyện Nguyên Bình chuyển tiền điện tử số tiền là 50.000.000đ.
Sau khi sử lí các thao tác của chuyển tiền điện tử kế toán hạch toán:
_ Nhận lệnh: Nợ TK: 513201 : 50.000.000đ
Có TK: 519999: 50.000.000đ
_ Thanh toán:
Nợ TK: 519999: 50.000.000đ
Có TK: 421101: 50.000.000đ
CHƯƠNG 6: NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI TỆ
TẠI NHNO & PTNT HUYỆN NGUYÊN BÌNH
I. Kế toán kinh doanh ngoại tệ
Hình thức kinh doanh ngoại tệ.
Ngân hàng nông nghiệp huyện Nguyên Bình là một huyện miền núi , giao thông đi lại khó khăn nên hình thức kinh doanh ngoại tệ là chưa có phát sinh.
CHƯƠNG 7
KẾ TOÁN THU NHẬP CHI PHÍ KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ TÀI SẢN CỦA NHNO & PTNT HUYỆN NGUYÊN BÌNH.
I. Kế toán thu nhập, chi phí, kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Nguyên Bình.
1. Kế toán thu nhập.
1.1 Tài khoản
TK loại 7: Phản ánh các khoản thu nhập của NH trong kỳ hạch toán các thu nhập phát sinh luôn được hạch toán, vào bên có, cuối kỳ kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh. Trong kỳ luôn dư có đối với các khoản thu nhập từng hoạt động mua bán, chứng khoán, vàng bạc, ngoại tệ chỉ hạch toán phần tăng giảm giá bán và giá mua. Đối với các khoản thu nhập từ bán thanh lý tài sản cố định, công cụ lao động phản ánh tổng số tiền thu được.
1.2 Các chứng từ sử dụng.
_ Giấy nộp tiền
_ Phiếu thu
_ Uỷ nhiệm thu
_ Phiếu chuyển khoản
_ Phiếu thu kiêm hoá đơn
1.3 Hạch toán
Nợ TK: Thích hợp
CÓ TK: Thu nhập
2. Kế toán chi phí
2.1 Tài khoản
TK loại 8: Khi có chi phí hạch toán vào bên nợ.
2.2 Chứng từ sử dụng
_ Uỷ nhiệm chi
_ Phiếu chuyển khoản
2.3 Hạch toán
Nợ TK: Chi phí
CÓ TK: Thích hợp
3. Kê toán xác định kết quả kinh doanh (KQKD)
KQKD = Tổng TM – Tổng chi phí
Tài khoản sử dụng:
_ Quy định khi hạch toán: phảI đảm bảo rõ ràng, rành mạch và theo đúng quy định của chế độ tài chính hiện hành.
_ PhảI hạch toán chi tiết KQKD của từng niên độ kế toán năm trước, năm nay. Theo dõi chi tiết theo từng nội dung phân phối.
II. Nghiệp vụ hạch toán tài sản cố định tại NHNo&PTNT Huyện nguyên Bình.
1. Mua sắm tài sản cố định (TSCĐ)
* Tiêu chuẩn
_ Nguyên giá phải được xác định một cách chắc chắn đáng tin cậy.
_ Chắc chắn thu được lợi ích từ việc sử dụng tài sản này.
_ Giá trị đạt được bằng giá trị tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.
1.1 Trường hợp NH tự mua sắm
_ Nhận được thông báo quyết toán, nhập TSCĐ:
NợTK: TSCĐ
CóTK: Tạm ứng
_ Nhận được chuyển nguồn mua sắm TSCĐ từ NHNO &PTNT tỉnh:
NợTK: 519101
CóTK: 519109.01 - Điều chuyển nguồn mua sắm TSCĐ
1.2 Trường hợp nhận TSCĐ do NHNo&PTNT tỉnh mua, chuyển giao cho chi nhánh
_ Căn cứ giấy báo nợ và thông báo nhập TSCĐ, hạch toán:
Nợ TK: TSCĐ
Có TK: 519101
_ Nhận được báo có chuyển nguồn, hạch toán:
Nợ TK: 519101
Có TK: 519109.01
2. Khấu hao,thanh lý TSCĐ
_ Nhận được chuyển tiền có nguồn khấu hao từ chi nhánh cấp III
Nợ TK: 519121 Chi nhánh chuyển nguồn
Có TK: 519129 Chi nhánh chuyển nguồn
_ Đồng thời: căn cứ số khấu hao đã trích vào chi phí trong quí toàn chi nhánh cấp II, hạch toán và chuyển nguồn khấu hao về NHNo&PTNT tỉnh:
Nợ TK: 519109.01
Có TK: 519101
III. Nghiệp vụ hạch toán công cụ lao động
1. Mua công cụ lao động sử dụng ngay nhập kho
_ Khi mua về: Nợ TK: 3110 Giá trị thực
Nợ TK: 3632 VAT đầu vào
Có TK: Thích hợp
_ Nếu mua bằng tiền mặt thì bộ phận quản trị làm giấy xin tạm ứng số tiền mặt để đi mua CCLĐ. Được giám đốc duyệt kế toán nộp phiếu chi tạm ứng cho người đi mua.
Nợ TK: 3719
Có TK: 1011
_ Khi mua về kế toán lập phiếu chuyển khoản để hạch toán vào TK CCLĐ đang dùng và tất toán TK phải thu đồng thời chờ phân bổ chi phí:
(1) Nợ TK: 3110 (2) Nợ TK: 8640
Có TK: 3719 Có TK: 3120
_ Nếu số tiền tạm ứng mua CCLĐ lớn hơn số tiền chi mua CCLĐ, căn cứ phiếu thu kế toán hạch toán số tiền nộp vào:
Nợ TK: 1011 Số tiền thừa
Có TK: 3719 Số tiền thừa
_ Nếu số tiền tạm ứng mua CCLĐ nhỏ hơn số tiền mua CCLĐ thì số tiền chi thêm:
Nợ TK: Thích hợp
Có TK: 1011
2. Mua CCLĐ nhập kho sau đó xuất từ kho ra sử dụng
* Mua nhập kho: Nợ TK: 3130 Giá trị thực
Nợ TK: 3632 VAT đầu vào
Có TK: Thích hợp
* Xuất CCLĐ trong kho ra sử dụng
Nợ TK: 3110 Giá trị thực
Có TK: 3130 Giá trị thực
Đồng thời phân bổ chi phí:
Nợ TK: 8640
Có TK: 3120
3. Kế toán thanh lý CCLĐ
_ Xuất CCLĐ ra khỏi sổ theo dõi: Nợ TK: 3120 Giá trị thực
Có TK: 3110 Giá trị thực
_ Thu tiền hoặc chuyển khoản:
Nợ TK: Thích hợp ( giá trị thu hồi)
Có TK: Thích hợp khác
_ Thanh lý CCLĐ không có phế liệu:
NợTK: 3120
Có TK: 3110
PHẦN III
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT HUYỆN NGUYÊN BÌNH
CHƯƠNG 1: NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT HUYỆN NGUYÊN BÌNH
I. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1. Khái niệm
Tín dụng là một phạm trù kinh tế, phản ánh mối quan hệ giao dich giữa hai chủ thể; trong đó một bên chuyển giao một lượng giá trị sang cho bên kia sử dụng trong một thời gian nhất định; đồng thời bên nhận được, phải cam kết trả với một lượng giá trị lớn hơn theo thời hạn đã thoả thuận
TDNH là mối quan hệ tin dụng giữa một bên là Ngân hàng với một bên là các chủ thể khác trong nền kinh tế; trong đó, Ngân hàng đóng vai trò vừa là người đi vay, vừa là người cho vay. Giá (lãi suất) của khoản vay do Ngân hàng ấn định cho khách hàng vay là mức lợi tức mà khách hàng phải trả trong suốt khoảng thời gian tồn tại của khoản vay.
Chủ thể tham gia trong quan hệ TDNH là Ngân hàng, các Doanh nghiệp và hộ dân cư. Đối tượng được sử dụng để cho vay ở đây là tiền, nó không chịu sự giới hạn theo hàng hoá, vận động đa phương đa chiều. Đây là đặc điểm khác biệt giữa TDNH với các loại hình tín dụng khác.
2. Đặc trưng của tín dụng
- Tín dụng là sự cung cấp một lượng giá trị dựa trên cơ sở lòng tin
- Tín dụng là sự chuyển nhượng một lượng giá trị có thời hạn .
- Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị, trên nguyên tắc phải hoàn trả cả gốc và lãi.
II. Nghiệp vụ tín dụng tại NHNo & PTNT Huỵen Nguyên Bình.
1. Các phương thức cấp tín dụng chủ yếu của Ngân hàng
a. Cho vay trực tiếp từng lần
b. Cho vay theo hạn mức tín dụng
c. Cho vay luân chuyển
d. Cho vay trả góp
e. Cho vay thấu chi
g. Các phương thức cho vay khác: Mà pháp luật không cấm phù hợp với quy định tại quy chế số 1627/2002/QĐ-NHNN và điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc điểm của khách hàng vay vốn.
2. Các nguyên tắc và điều kiện đảm bảo của tín dụng Ngân hàng
a. Các nguyên tắc tín dụng
Thứ nhất: Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn (gốc) và lãi với thời gian quy định.
Thứ hai: Khách hàng phải cam kết sử dụng vốn đúng mục đích đã thoả thuận với Ngân hàng, đó là những thoả thuận không trái với quy định của pháp luật và các quy định khác của Ngân hàng cấp trên
b. Các điều kiện đảm bảo tín dụng
NH chỉ xem xét cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:
+ Thứ nhất: Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm hành vi dân sự, theo quy định của pháp luật
+ Thứ hai: Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
+ Thứ ba: có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết, cụ thể:
- Có vốn tự có tham gia vào dự án.
- Kinh doanh có hiệu quả: có lãi, trường hợp lỗ thì phải có phương án khả thi khắc phục lỗ, đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. Đối với khách hàng vay vốn nhu cầu đời sống, thì phải có nguồn thu ổn định để trả nợ Ngân hàng.
+ Thứ tư: Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi.
+ Thứ năm: Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam và hướng dẫn của các NHTM và các TCTD.
3. Thể loại cho vay.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Huyện Nguyên Bình, áp dụng ba thể loại cho vay: ngắn hạng, trung hạn, dài hạn. Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống và các dự án đầu tư phát triển.
Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay tối đa đến 12 tháng.
Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn từ 12 đến 60 tháng.
Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn từ 60 tháng trở lên.
4. Thời hạn cho vay.
Ngân hàng và khách hàng thoả thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào:
- Chu kỳ sản xuất kinh doanh
- Thời hạn thu hồi vốn của dự án.
5. Mức cho vay
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nguyên bình – Cao Bằng quyết định mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của KH, giá trị tài sản đảm bảo nợ vay, khả năng hoàn trả nợ của KH, khả năng nguồn vốn của NH.
- Vốn tự có được tính cho nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ hoặc từng lần trong một dự án…
- Khách hàng có tín nhiệm, KH là hộ gia đình sản xuất Nông- Lâm- Ngư nghiệp vay vốn không phải đảm bảo bằng tài sản nên vốn tự có thấp hơn quy định trên giao cho GĐ Ngân hàng quyết định.
6. Hồ sơ vay vốn
Khi có nhu cầu vay vốn khách hàng phải gửi cho NH các giấy tờ sau:
Giấy đề nghị vay vốn.
Tài liệu năng lực pháp luật, năng lực hành vi trách nhiệm dân sự của KH.
Đối với pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh thì phải có: quyết định thành lập, giấy phép kinh doanh, hay giấy phép hành nghề.
Đối với cá nhân hộ gia đình, tổ hợp tác kinh doanh phải có giấy phép kinh doanh, chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu thương trú.
Tài liệu, baó cáo kết quả kinh doanh trong các năm gần đây, báo cáo khả năng tài chính của KH.
Dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống và các tài liệu liên quan khác.
Các giấy tờ về tài sản thế chấp có tính hợp pháp.
7. Quy trình thẩm định:
- Thẩm định tính pháp lý của KH là việc xem xét năng lực pháp luật và năng lực hành vi của họ.
- Thẩm định khả năng tài chính: là khâu quan trọng trong quá trình thẩm định, liên quan trực tiếp đến khả năng thu hồi vốn đầu tư. Vì vậy ngoai việc thẩm định khả năng trả nợ tài chính của dự án phương án vay vốn. Cán bộ thẩm định còn xem xét khả năng tài chính của KH.
- Thẩm định dự án, phương án vay vốn ngắn hạn:
+ Hồ sơ : Cán bộ thẩm đinh căn cứ vào bộ hồ sơ do KH có nhu cầu vay vốn ngắn hạn của KH.
+ Nhận xét tính hợp pháp về mục đích sử dụng vốn vay của KH
+ Xác định khả năng thực hiện dự án, nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ.
Qua thẩm định bộ hồ sơ và tình hình thực tế của KH, cán bộ thẩm định đưa ra các nhận xét sau:
- Tính hợp lý hay không hợp lý của doanh thu dựa trên cơ sở của năng lực sản xuất kinh doanh, công nghệ sản xuất máy móc thiết bị thực tế.
- Thị trường cung cấp nguyên liệu và các yếu tố đầu vào.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm và các nhân tố ảnh hưởng.
- Xác định vốn của KH tham gia vào sản xuất kinh doanh.
- Xác định tổng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của KH.
Mức vốn cho vay
=
Tổng nhu cầu của phương án vốn tự có của khách hàng
-
Vốn huy động khác
8. Quy trình xét duyệt cho vay
- Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với KH có nhu cầu vay vốn, có trách nhiệm hướng dẫn KH lập hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định.
- Trưởng phòng tín dụng hoặc tổ chức tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm làm cán bộ tín dụng cho ý kiến và báo cáo, tái thẩm định và trình giám đốc quyết định.
- Giám đốc NHNo&PTNT huyện Nguyên Bình căn cứ vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay và không cho vay.
+ Nếu cho vay thì cán bộ tín dụng cùng KH lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay.
+ Khoản vay vượt quá mức quyền phán quyết thì được thực hiện theo quy định hiện hành của NHNo&PTNT Việt Nam
+ Nếu không cho vay thì thông báo cho KH biết.
- Hồ sơ khoản vay được chuyển cho kế toán thực hiện nghiệp vu hạch toán kế toán, thanh toán để giải ngân cho KH (nếu cho vay bằng tiền).
9. Thời gian thẩm định cho vay
- Các dự án được quyền phán quyết: Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay trung và dài hạn kể từ khi Ngân hàng nhận được đầy đủ hồ sơ vay hợp lệ, và thông tin cần thiết theo yêu cầu của NHNo Việt Nam. NHNo nơi cho vay phải quyết định và thông báo việc cho vay hay không cho vay đối với KH.
- Các dự án, phương án vượt quyền phán quyết:
Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn, không quá 15 ngày làm việc đối với trung và dài hạn kể từ khi Ngân hàng nhận được đẩy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của KH theo yêu cầu của NHNo&PTNT Việt Nam, Ngân hàng nơi cho vay phải làm đẩy đủ thủ tục trình lên cấp trên. Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối vơi trung và dài hạn kể từ khi nhận đầy đủ hô sơ trình NHNo cấp trên phải thông báo chấp nhận hay không chấp nhận.
10. NHNo huyện Nguyên Bình có trách nhiệm niên yết công khai thời gian tối đa thẩm định cho vay
- Kiểm tra trước khi cho vay
- Kiểm tra trong khi cho vay
- Kiểm tra sau khi cho vay
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT HUYỆN NGUYÊN BÌNH - CAO BẰNG.
I. Những kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHNo&PTNT Huyện Nguyên Bình trong những gần đây
1. Công tác huy động vốn:
Năm 2005, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn Huyện Nguyên Bình đạt 31.243 triệu đồng tính đến ngày 31/12/2005, tăng so với năm 2004 là 8.130 trệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng 35.2% .
Trong hoạt động kinh doanh của một NHTM, nền tảng cơ sở quan trọng đầu tiên là nguồn vốn. Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Nguyên Bình vẫn có thế mạnh về nguồn vốn, đặc biệt là huy động tiết kiệm. Trong những năm qua, chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp để huy động được tối đa nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.
2. Công tác tín dụng
Năm 2005, tổng dư nợ trên địa bàn huyện Nguyên Bình đạt 21.929 triệu đồng;tăng so với đầu năm là 6.050 triệu đồng, tỷ lệ tăng 38,1%.
Căn cứ vào mục tiêu kinh doanh đặt ra từ đầu năm, với những giải pháp chỉ đạo tập trung trên cơ sở đề án chiến lược kinh doanh đã xây dựng , hoạt động đầu tư tín dụng của NHNo&PTNT Huyện Nguyên Bình năm 2005 đạt được một số kết quả tương đối khả quan.
Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Huyện Nguyên Bình
Dư nợ: Năm 2004 15.879triệu đồng, tăng so với năm 2003 là 5.503 triệu đồng, tỷ lệ 28,3%. Năm 2005 dư nợ đạt 21.929triệu , so với năm 2004 tăng 6.050 triệu đồng, tỷ lệ tăng 38.1%.
Qua số liệu trên ta thấy số liệu tuy nhỏ nhưng đã có sự tăng trưởng năm sau cao hơn năm trứơc.
-Nợ quá hạn:
Bảng 1 : Dư nợ quá hạn tại NHNo & PTNT Hhuyện Nguyên Bình(2004-2005).
Đơn vị : (Triệu đồng).
Dư nợ
Năm
Dư nợ QH
Tổng dư nợ
Tỷ lệ NQH(%)
2004
2
15.879
0,012
2005
101
21.929
0,46
6 tháng 2006
327
24.797
1,32
( Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng các năm 2004 – 06/2006)
Năm 2004, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 0,012, năm 2005 chiếm 0,46% và 6 tháng năm 2006 chiếm 1,32% tổng số dư nợ. Sở dĩ nợ quá cao là do một số hộ vay trình độ dân trí thấp vay về sử dụng không đúng mục đích mặc dù cán bộ tín dụng đã làm tốt công tác thẩm định các món xin vay của khách hàng trước khi quyết định cho vay; đồng thời, thường xuyên tổ chức phân tích nợ quá hạn, nợ đến hạn hàng tháng đến từng khách hàng, đưa ra các biện pháp tích cực để thu hồi nợ, nhưng kết quả thu nợ đạt vẵn còn thấp.
* Dư nợ phân theo cơ cấu đầu tư
Bảng 2: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm2004
Năm 2005
6 tháng năm 2006
Dư nợ
Tỷ trọng (%)
Tốc độ tăng (%)
Dư nợ
Tỷ trọng (%)
Tốc độ tăng (%)
Dư nợ
Tỷ trọng (%)
Tốc độ tăng (%)
Ngắn hạn
1.995
12,6
57,2
3.136
14,3
57,1
3.064
12,4
37,3
Trung dài hạn
13.884
87,4
44,7
18.793
85,7
30,9
21.733
87,6
8,4
Tổng dư nợ
15.879
100%
21.929
100%
24.797
100%
(Nguồn báo cáo tín dụng của NHNo&PTNT Huyện Nguyên Bình từ năm 2004- 6/2006)
Từ bảng trên ta thấy qua các năm, dư nợ cho vay các loại không ngừng tăng lên rõ rệt, từ 15.879 triệu đồng năm 2004 đến 21.929 triệu đồng năm 2005; trong đó, dư nợ trung hạn chiếm đa phần và liên tục tăng qua các năm từ 13.884 triệu đồng năm 2004 lên 18.793 triệu đồng năm 2005, tăng 35.4% so với năm 2004, chiếm tỷ trọng 57,1% tổng dư nợ và đến năm 2004 đạt 15.879 triệu đồng tăng 3.503 so với năm 2003, chiếm tỷ trọng 28%. Dư nợ ngắn hạn mặc dù có tăng (năm 2003 là 2.121 triệu đồng, năm 2004 là 1.789 triệu đồng và năm 2005 là 3.136 triệu đồng) nhưng tỷ trọng dư nợ ngắn hạn đang co xu hướng giảm trong 6 tháng cuối năm 2006. vì một số món vay lớn đến hạn và KH không có nhu cầu vay tiếp Điều này gây khó khăn cho NHNo&PTNT Huyện Nguyên Bình tăng dư nợ cho vay trong 6 tháng cuối năm 2006.
Nhận xét:
Toàn chi nhánh đã nắm bắt và chủ động triển khai có bài bản, kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cơ chế nghiệp vụ của ngành. Tăng cường chỉ đạo hoạt đông kinh doanh theo cơ chế thị trường, vận hành có hiệu quả 5 công cụ điều hành là: kế hoạch, lãi suất, tài chính, kiểm tra- kiểm soát và thi đua , thực hiện nghiêm cơ chế khoán tài chính đến đơn vị, nhóm và người lao động. Từ đó, tác động tích cực đến từng cấp Ngân hàng và đội ngũ cán bộ, thường xuyên chăm lo đến kết quả và chất lượng kinh doanh.
Trên cơ sở kế hoạch hoạt động kinh doanh cả năm đã được bảo vệ và giao từ đầu năm, hàng quý tổ chức đánh giá hoạt động kinh doanh, rút ra những mặt được, tồn tại và nguyên nhân để có biện pháp khắc phục, xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp kinh doanh tháng, quý tiếp theo, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, tạo thuận lợi cho Ngân hàng cơ sở thực hiện hoàn thành có chất lượng kinh doanh.
MỘTSỐ KIẾN NGHỊ
I - ĐỐI VỚI NHNO& PTNT HUYỆN NGUYÊN BÌNH
Để nâng cao chất lượng tín dụng trước hết cần quan tâm đến con người. Vì yếu tố con người là trung tâm của mọi vấn đề. Triển khai đào tạo đội ngũ cán bộ hiện có trình độ năng lực thấp, đào tạo và giúp đỡ cán bộ tín dụng có kiến thức cơ bản về cơ chế thi trường, những kiến thức về khoa học kỹ thuật liên quan đến hoạt động NH, bồi dưỡng kiến thức pháp luật; có như vậy cán bộ tín dụng mới có khả năng đánh giá, thẩm định các dự án đầu tư đạt kết quả. Đặc biệt nâng cao trình độ vi tính và ngoại ngữ để làm tốt việc “ giao dịch một của” mà Ngân hàng đang đưa vào triển khai áp dụng.
Tăng cường cơ sở vật chất: máy tính, các phương tiện làm việc cho các chi nhánh, từng bước hiện đại hoá Ngân hàng, góp phần nâng cao vị thế Ngân hàng trên thị trường.
KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tại NHNo & PTNT Huyện Nguyên Bình đã giúp bản thân thấy được phần nào sự cố gắng hết mình của các cô chú cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng. Mọi người đã làm việc với tinh thần trách nhiêm cao để đạt được những thành tựu đáng kể góp phần mang lại lợi ích kinh tế xã hội trong địa bàn Huyện. Góp phần to lớn vào công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường NHNo&PTNT Huyện nguyên bình với phương châm là người cho vay và phục vụ giao dịch cho khách hàng, bằng vị thế của mình đã không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng đầu tư phục vụ khách hàng, áp dụng những hình thức kinh doanh mới. Để chứng tỏ là một tổ chức kinh tế luôn đi đầu trong kinh doanh, xứng đáng với danh hiệu : “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú lãnh đạo trong cơ quan, và các cô chú cán bộ đã hết lòng hướng dẫn giúp đỡ về mặt nghiệp vụ, và củng cố thêm những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường, tác phong công tác của người cán bộ Ngân hàng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0761.doc