Đề tài Ngôn ngữ tiếng Trung, Sử động pháp và Ý động pháp trong tác phẩm Luận ngữ

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU PHẦN I GIỚI THUYẾT CHUNG 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích đề tài 3. Phương pháp nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Giới thiệu về tác phẩm Luận ngữ 4.2. Giới thuyết về ngữ pháp văn ngôn 4.2.1. Giới thuyết về sử động pháp, ý động pháp 4.2.2. Lưu ý về sự hoạt dụng của tính từ PHẦN II CÁC HÌNH THỨC SỬ ĐỘNG VÀ Ý ĐỘNG TRONG LUẬN NGỮ 1. Sử động pháp 1.1. Sử động của động từ 1.2. Sử động của tính từ 1.3. Sử động của danh từ 2. Ý động pháp 2.1. Ý động của tính từ 2.2. Ý động của danh từ 3. Những lưu ý 3.1. Về ý động và sử động của tính từ 3.2. Về ý động của danh từ và ý động của tính từ 3.3. Về hiện tương hình dung từ chuyển làm động từ KẾT LUẬN LỜI NÓI ĐẦU Tiếp cận một tác phẩm văn học trước hết bắt đầu từ dặc điểm ngôn ngữ của tác phẩm đó. Ngôn ngữ không phải là sự liên kết ngẫu nhiên, hỗn độn. Ngôn ngữ là sự sắp xếp có cơ sở, có trật tự nhằm truyền đạt thông tin. Tiếng Hán cổ đại cũng là một ngôn ngữ như vậy! Người làm công tác nghiên cứu hay người học tập Hán văn, ngoài những hiểu biết của mình về văn hoá - xã hội còn phải nắm chắc từ ngữ, âm vực, cú pháp (Nghĩa là còn rất cần một số vốn vững chắc về ngữ pháp) Hán cổ. Ngữ pháp Hán cổ (ngữ pháp văn ngôn), câu và chữ đều rất linh hoạt. Nếu làm được việc ấy thì việc đọc đúng, hiểu đúng từ, cụm từ, câu nói trong tác phẩm Hán cổ không có gì quá khó khăn. Có thể nói, ngữ pháp văn ngôn chính là chìa khoá giúp ta đi sâu vào nội dung các tác phẩm Hán văn xưa một cách khoa học và đảm bảo tính chính xác. Với phạm vi một niên luận, chúng tôi chỉ đề cập một phần nhỏ, song hết sức đặc trưng của ngữ pháp văn ngôn là hai hiện tượng Sử động pháp và Ý động pháp trong tác phẩm Luận ngữ. Niên luận này là bước đầu tập sự làm quen với những thao tác nghiên cứu khoa học; Đồng thời nhằm củng cố kiến thức, đặt nền móng cho quá trình tích luỹ vốn tri thức Hán cổ.

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1915 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ngôn ngữ tiếng Trung, Sử động pháp và Ý động pháp trong tác phẩm Luận ngữ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngôn ngữ tiếng Trung, Sử động pháp và Ý động pháp trong tác phẩm Luận ngữ LỜI NÓI ĐẦU Tiếp cận một tác phẩm văn học trước hết bắt đầu từ dặc điểm ngôn ngữ của tác phẩm đó. Ngôn ngữ không phải là sự liên kết ngẫu nhiên, hỗn độn. Ngôn ngữ là sự sắp xếp có cơ sở, có trật tự nhằm truyền đạt thông tin. Tiếng Hán cổ đại cũng là một ngôn ngữ như vậy! Người làm công tác nghiên cứu hay người học tập Hán văn, ngoài những hiểu biết của mình về văn hoá - xã hội còn phải nắm chắc từ ngữ, âm vực, cú pháp (Nghĩa là còn rất cần một số vốn vững chắc về ngữ pháp) Hán cổ. Ngữ pháp Hán cổ (ngữ pháp văn ngôn), câu và chữ đều rất linh hoạt. Nếu làm được việc ấy thì việc đọc đúng, hiểu đúng từ, cụm từ, câu nói trong tác phẩm Hán cổ không có gì quá khó khăn. Có thể nói, ngữ pháp văn ngôn chính là chìa khoá giúp ta đi sâu vào nội dung các tác phẩm Hán văn xưa một cách khoa học và đảm bảo tính chính xác. Với phạm vi một niên luận, chúng tôi chỉ đề cập một phần nhỏ, song hết sức đặc trưng của ngữ pháp văn ngôn là hai hiện tượng Sử động pháp và Ý động pháp trong tác phẩm Luận ngữ. Niên luận này là bước đầu tập sự làm quen với những thao tác nghiên cứu khoa học; Đồng thời nhằm củng cố kiến thức, đặt nền móng cho quá trình tích luỹ vốn tri thức Hán cổ. PHẦN I GIỚI THUYẾT CHUNG 1. Lý do chọn đề tài Về tư tưởng, Luận ngữ là tác phẩm kinh điển của Nho gia. Trên bình diện ngôn ngữ, Luận ngữ là điển hình về câu, chữ cho các tác phẩm văn ngôn. Vì vậy, người làm chọn Luận Ngữ là đối tượng để khảo sát. Trong ngữ pháp văn ngôn, sử động – ý động là những hiện tượng rất điển hình. Song đây cũng là hai trong số những hiện tượng ngữ pháp khiến người học lẫn người nghiên cứu các tác phẩm Hán cổ có nhiều khó khăn khi gặp. Tìm hiểu về sử động - ý động là mong muốn hiểu đúng bản chất vấn đề, qua đó củng cố ngữ pháp Hán cổ phục vụ công việc dịch thuật. Hơn hết, người chọn đề tài này muốn được tìm hiểu sâu hơn và chính xác hơn nội dung tư tưởng của Khổng tử cũng như của Nho gia trong Luận ngữ. 2. Mục đích đề tài Sử động pháp – Ý động pháp được tìm hiểu với một số mục địch sau: - Nắm được tỷ lệ câu có sử dụng sử động – ý động so với các dạng câu trong Luận ngữ. - Hiểu đúng bản chất của câu sử động, câu ý động. - Hiểu tác dụng của việc dùng những hiiện tượng đó trong văn ngôn. - Hiểu nội dung tư tưởng của Khổng tử đi đến hiểu đúng tác phẩm… 3. Phương pháp nghiên cứu - Chủ yếu là phương pháp thống kê : Đọc toàn bộ tác phẩm, tìm và xác định chính xác những câu có các hiện tượng trên. - Giới thuyết về sử động, ý động. Căn cứ vào đó để phân ra các loại hình cụ thể. áp dụng vào tác phẩm Luận ngữ. - Dịch và xếp các câu có sử động, ý động theo từng loại hình.Phân tích và rút ra kết luận. - Tổng kết : Loại hình nào chiếm tỉ lệ bao nhiêu; So sánh với một số tác phẩm khác. Rút ra kết luận về mục đích, ý nghĩa và tác dụng của việc sử dụng các hiện tượng trên trong Luận ngữ cũng như trong văn ngôn nói chung. 4. Phạm vi nghiên cứu - Tác phẩm Luận ngữ - Tham khảo một số sách ngữ pháp và tác phẩm chữ Hán Trung Quốc và Việt Nam. 4.1. Giới thiệu về tác phẩm Luận ngữ Luận ngữ là một trong những tác phẩm kinh điển của Nho gia ra đời vào thời Xuân Thu Chiến Quốc(722-480TCN) còn lưu truyền đến ngày nay. Theo cách hiểu của các học giả xưa thì “Luận” có nghĩa là bàn luận;”Ngữ” là lời nói.Theo đó Luận ngữ là tác phẩm ghi lại những lời nói, lời bàn của Khổng tử với các môn đồ; hay học trò ghi lại lời nói của thầy với mình , với nguời khác , cũng có khi là của học trò với học trò .Do đặc điểm này mà ngôn ngữ trong tác phẩm mang đậm chất văn ngôn. Và các hiện tượng ngữ pháp trở thành mẫu mực. Luận ngữ hội tụ một cách phong phú tư tưởng của Nho gia , không vấn đề gì là không được bàn ở đây: Từ tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ đến đạo vua-tôi, cha-con, vợ-chồng; Từ Nhân, Lễ, nghĩa, Trí, Tín đến Trung, thứ, Thành; Từ đạo của người quân tử đến cách sống của kẻ tiểu nhân…Tất cả đều được đề cập tới một câch rất hệ thống. Bên cạnh đó, những sinh hoạt thường ngày của ông tổ Nho gia-Khổng tử cũng được nói đến đầy đủ nhất : lúc dạy học, khi ngồi nhàn, lúc vào triều, khi tiếp đãi các sứ thần ; rồi thái độ với người xung quanh, người bất hạnh, người tàn tật ; hay cách ăn ở, đi lại, cách xét người và tấm lòng khoan dung với học trò... Song, hơn hết là đức thương dân, là tư tưởng lấy dân làm gốc. Toàn bộ tác phẩm Luận ngữ gồm 20 thiên với gần 500 lượt nói, chủ yếu là lời Khổng tử. Người đời sau đã tìm thấy trong đó hàng trăm câu châm ngôn bởi tính thâm thuý và tinh thần nhân bản vốn có. Luận ngữ thực sự là niềm tự hào của người dân Trung Quốc, là thánh kinh của người Trung Hoa. Với giá trị nhiều mặt như vậy, Luận ngữ đã thu hút không ít sự quan tâm của các học giả nhiều quốc gia.Riêng là một sinh viên Hán Nôm bước đầu tìm hiểu một tác phẩm lớn một cách khoa học, người làm đề tài chỉ xin đề cập đến một đặc điểm rất cơ bản của ngữ pháp văn ngôn là : ý nghĩa sử động và ý nghĩa ý động được sử dụng trong Luận ngữ, làm bước mở đầu cho việc đi sâu vào tác phẩm sau này. 4.2. Giới thuyết về ngữ pháp văn ngôn Văn ngôn là ngôn ngữ viết dựa trên khẩu ngữ tiếng Hán thời Tiên Tần( 221-207TCN) mà các văn bản của các trào lưu triết học (Nho gia, Pháp gia, Đạo gia…) thường xuyên sử dụng để truyền bá tư tưởng của mình như. Các tác phẩm tiêu biểu là : Kinh Thi, Kinh Thư, Luận Ngữ, Mạnh Tử, Trang Tử… Trên cơ sở xác định rõ khái niệm ngữ pháp văn ngôn, giới Hán ngữ học đã bắt tay vào việc tìm hiểu và xây dựng bộ khung cho ngữ pháp Hán cổ, đồng thời chỉ ra đây là hướng đi cơ bản, chủ yếu của ngành Hán học. Quả thực, nhà nghiên cứu hay bất kỳ người học Hán Nôm nào khi làm việc với các tác phẩm cổ văn đều phải sử dụng đến nó. Ngữ pháp văn ngôn là công cụ và sách về ngữ pháp văn ngôn là công cụ không thể thiếu. Cơ sở để đi vào từng lĩnh vực cụ thể của ngữ pháp văn ngôn là từ ngữ. Từ là đơn vị của ngôn ngữ có ý nghĩa biểu đạt ý niệm. Một chữ có thể là một từ song cũng có thể không phải là một từ. Có nhiều cách phân loại từ. Dựa vào tích chất ý nghĩa, quan hệ kết hợp giữa từ với từ (hình thái), vị trí và tác dụng của từ trong câu (chức năng), người ta chia vốn từ thành mười loại : Danh từ, Đại từ, Động từ, Hình dung từ, Phó từ… Hay căn cứ vào số lượng chữ để chia ra từ đơn âm ( một chữ ), từ đa âm (nhiều chữ). Trong kho từ vựng tiếng Hán thì từ đơn âm chiếm ưu thế. Do dặc điểm trên mà cách dùng của từ trong tiếng Hán cổ rất linh hoạt, quan hệ của nó trong nội bộ câu cũng rất đa chiều. Niên luận này không có điều kiện để khảo sát hết các phương diện của từ. Bởi vậy, người viết chỉ xin được đề cập đến một khía cạnh nhỏ song cũng rất đáng quan tâm là: từ với cách dùng sử động, ý động và những lưu ý của nó. 4.2.1. Giới thuyết về sử động pháp, ý động pháp Sử động và ý động được nêu ra lần đầu tiên năm 1922 trong tác phẩm” Quốc văn pháp thảo sáng” của tác giả Trần Thừa Trạch. Cách dùng sử động và ý động rất thường thấy trong Hán ngữ cổ đại.Thực chất, sử động và ý động là sự hoạt dụng (dùng linh hoạt) của từ tác động vào tân ngữ kế sau nó. * Sử động pháp Trong câu động từ vị ngữ nói chung, tân ngữ là đối tượng chi phối của động từ, nhưng trong câu sử động, quan hệ giữa động từ và tân ngữ không phải là quan hệ chi phối thông thường mà hàm chứa ý nghĩa “Khiến cho ai, cái gì trở nên thế nào, ra sao”. Có thể tóm lược theo mô hình sau: Động từ + Tân ngữ = (sử)Tân ngữ + Động từ a) Sử động của động từ. VD : 項 伯 殺 人, 臣 活 之. (Hạng Bá sát nhân, thần hoạt chi). Hạng Bá giết người, thần làm cho kẻ ấy sống lại. Chuyển sang sử động: 項 伯 殺 人, 臣使之活. Hạng Bá sát nhân, thần sử chi hoạt. b) Sử động của danh từ. Danh từ biến thành động từ : VD : 先 生 之 恩, 生 死 而 肉 骨 也. Tiên sinh chi ân, sinh tử hi nhục cốt giã. (Ơn của tiên sinh khác gì làm cho người chết sống lại, làm cho xương được mọc thịt ra). Chuyển sang sử động : 先 生 之 恩, 使 死 生 而 使 骨力量肉 也. Tiên sinh chi ân, sử tử sinh nhi sử cốt nhục giã! c) Sử động của tính từ : Tính từ biến thành động từ. VD : 春 风 又 粶 江 南 岸. Xuân phong hựu lục giang nam ngạn. (Gió xuân lại làm cho bờ nam sông Trường giang xanh tốt). Chuyển sang sử động :春 风 又使 江 南 岸 粶. Xuân phong hựu sử giang nam ngạn lục! * Ý nghĩa ý động Trong câu động từ vị ngữ, quan hệ ý nghĩa giữa động từ và tính từ có nghĩa là “ Cho tân ngữ là thế nào”. Động từ + Tân ngữ = (Dĩ) tân ngữ (vi) a)Ý động của danh từ : VD : 無 金 王 爾音. (Kinh thi – TIÓu nh·) Vô kim ngọc nhĩ âm. (Chớ có cho tiếng của người là vàng ngọc). Chuyển sang ý động: 無以爾音為 金 王 Vô dĩ nhĩ âm vi kim ngọc. b)Ý động của tính từ. Tính từ chuyển làm động từ. VD : 孔子 登 东 山 而 小 鲁, 登 泰 山 而 小 天 下. (Mạnh Tử) Khổng Tử đăng Đông sơn nhi tiểu Lỗ, đăng Thái Sơn nhi tiểu thiên hạ. ( Khổng Tử lên núi Đông Sơn thì thấy nước Lỗ nhỏ bé, lên núi Thái Sơn thì thấy thiên hạ tầm thường) Chuyển sang ý động: 孔子 登 东 山 而 以 鲁為 小, 登 泰 山 而 以 天 下 為 小. Khổng Tử đăng Đông sơn nhi dĩ Lỗ vi tiểu, đăng Thái Sơn nhi dĩ thiên hạ vi tiểu. 4.2.2. Lưu ý về sự hoạt dụng của tính từ Khi bàn về ngữ pháp Hán cổ, một số nhà nghiên cứu cho rằng: Không nên tách hiện tượng chuyển loại của tính từ ra làm một cách dùng độc lập, bởi hiện tượng này đã có trong sử động và ý động.Tuy nhiên, vẫn có một số khác xếp hẳn hiện tượng chuyển loại này ra làm một hình thức riêng. Xét trong tác phẩm luận ngữ, do đặc điểm của văn ngôn, người viết xin mạn phép được dành hẳn một mục riêng(ở phần lưu ý)để bàn về vấn đề này. PHẦN II CÁC HÌNH THỨC SỬ ĐỘNG VÀ Ý ĐỘNG TRONG LUẬN NGỮ 1. Sử động pháp 1.1. Sử động của động từ 1. 子貢曰:「如有博施於民而能濟眾,何如?可謂仁乎?」 子曰:「何事於仁!必也聖乎!堯舜其猶病諸!夫仁者,己欲立而立人,己欲達而達人。能近取譬,可謂仁之方也已。」 (雍也) Phiên âm: Tử Cống viết : Như hữu bác thi ư dân nhi năng tế chúng, hà như ? Khả vị nhân hồ? Tử viết : Hà sự ư nhân?Tất dã thánh hồ ?Nghiêu Thuấn kì do bệnh chư.Phù nhân giả, kỉ dục lập nhi lập nhân, kỉ dục đạt nhi đạt nhân.Năng cận thủ thí , khả vị nhân chi phương giã dĩ. Dịch nghĩa : Thầy Tử Cống hỏi rằng : Nếu như có người ban ơn rộng rãi cho dân, lại có thể cứu giúp mọi người thì thế nào?Có thể gọi là người nhân được chăng? Khổng Tử nói :Sao lại chỉ nói đến nhân thôi, tất phải gọi là thánh mới đúng chứ?Vua Nghiêu vua Thuấn còn lo không theo kịp.Ôi!Người nhân là người muốn gây dựng điều gì cho mình thì cũng gây dựng cho người điều đó, muốn mình thông đạt ra sao cũng khiến người được thông đạt như vậy.Khéo lấy bản thân mình làm mục tiêu so sánh, khá gọi là phương pháp tốt để thực hiện điều nhân. 己欲立而使人立,己欲達而使人達 (Mình muốn gây dựng cũng làm cho người được gây dựng, mình muốn thông đạt cũng làm cho người được thông đạt). 孔子曰:「求!君子疾夫舍曰『欲之』而必為之辭。丘也,聞有國有家者,不患寡而患不均,不患貧而患不安;蓋均無貧,和無寡,安無傾。夫如是,故遠人不服,則修文德以來之。既來之,則安之… (李氏) Phiên âm: Khổng Tử viết : Cầu!Quân tử tật phù xả viết dục chi, nhi tất vi chi từ.Khâu giã văn hữu quốc hữu gia giả, bất hoạn quả nhi hoạn bất quân, bất hoạn bần nhi hoạn bất an.Cái quân vô bần, hoà vô quả, an vô khuynh.Phù như thị, cố viễn nhân bất phục, tắc tu văn đức dĩ lai chi.Kí lại chi, tắc an chi… Dịch nghĩa : Khổng Tử nói : Anh Cầu!Người quân tử ghét thói che giấu lòng ham muốn mà phải nói là việc phải làm.Khâu ta từng nghe rằng vua chư hầu và quan đại phu chẳng lo chuyện tài sản ít ỏi, mà lo chia không đều;chẳng lo dân nghèo mà chỉ lo dân không được yên ổn.Của chia đều thì dân không nghèo, dân hoà hợp thì của không ít, dân yên ổn thì nước không nghiêng đổ.Ôi!Nếu như thế mà người xa không phục thì phải sửa sang đức tốt để làm cho người ta đến với mình, và khi người ta đã tới thì giúp cho họ được yên ổn… 則修文德以使之來 (Để khiến cho người ta đến với mình). Tổng kết về hiện tượng sử động của động từ. Đây là hiện tượng xuất hiện không nhiều trong tác phẩm.Nếu so với số lượng câu ở cả hai mươi thiên thì nó chiếm một tỉ lệ khá khiêm tốn.Có thể giải thích điều này bằng chính nội dung của tác phẩm: Luận ngữ là tác phẩm kinh điển triết học.Nếu đối chiếu với Mạnh Tử(một trong Tứ thư)và sau này là Sử ký thì thấy rằng: Mạnh Tử: Loại hình này hầu như không có. Sử ký: Nhiều hơn hẳn. Như vậy có thể thấy, sử động của động từ được sử dụng nhiều ở các văn bản kinh điển lịch sử(hay nói chính xác hơn là ở những tác phẩm mà nhân vật và hành động của nhân vật là chủ yếu và được đặc biệt đề cao). Việc sử dụng loại hình này đem lại những hiệu quả nhất định.Thử lấy một ví dụ: “Kỉ dục lập nhi lập nhân, kỉ dục đạt nhi đạt nhân”. Nếu dịch xuôi động từ một cách thông thường, có thể hiểu câu này là : Mình muốn gây dựng thì gây dựng người, mình muốn thông đạt thì thông đạt người.Có thể thấy nghĩa của câu không rõ ràng mà lại rất dễ gây hiểu lầm.Nhưng nếu chuyển thành : “Kỉ dục lập nhi sử nhân lập, kỉ dục đạt nhi sử nhân đạt” Và hiểu là : Mình muốn gây dựng và cũng làm cho người khác được gây dựng, mình muốn đựoc thông đạt và cũng làm cho người khác được thông đạt, thì sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Thông thường, việc sử dụng động từ trong sử động có thể hiểu là việc chuyển động từ ngoại động(động từ mang tân ngữ)sang động từ nội động(động từ không mang tân ngữ).Điều này cho phép điển hình hoá hành động ngay với cả những hành động không có động tác cụ thể.Bởi vậy, hành động được dặc biệt nhấn mạnh. Thứ đến, đối tượng của hành động cũng được nhấn mạnh, hầu hết là biến đối tượng thành kẻ chủ động.Riêng trong Luận ngữ, hiện tượng này còn cho phép xác định được người nói(Vì câu trong Luận ngữ cơ bản là khuyết chủ ngữ). 1.2. Sử động của tính từ 1. 有子曰:「信近於義,言可複也。恭近於禮,遠恥辱也。因不失其親,亦可宗也。 (學而) Phiên âm: Hữu tử viết:Tín cận ư nghĩa, ngôn khả phục giã.Cung cận ư lễ, viễn sỉ nhục giã.Nhân bất thất kỳ thân, diệc khả tông giã. Dịch nghĩa: Thầy Hữu Tử nói rằng: Tin theo đạo nghĩa, lời nói mới có thể đúng được.Giữ cung kính hợp với lễ thì tránh xa được điều sỉ nhục.Thân cận với người, không bỏ mặc kẻ thân thuộc, cũng đáng tôn trọng vậy. 使恥辱遠也 (Khiến cho điều sỉ nhục tránh xa mình). 2.樊遲問知。 子曰:「務民之義,敬鬼神而遠之,可謂知矣。」 問仁。 曰:「仁者先難而後獲,可謂仁矣。 (雍也) Phiên âm : Phàn Trì vấn trí.Tử viết : Vụ dân chi nghĩa, kính quỉ thần nhi viễn chi, khả vị trí hĩ.Vấn nhân.Viết: Nhân giả tiên nan nhi hậu hoạch, khả vị nhân hĩ. Dịch nghĩa: Phàn Trì hỏi về người trí. Khổng tử nói: Chuyên vào việc nghĩa để giúp dân, kính trọng quỉ thần nhưng tránh xa.Như thế có thể gọi là người trí được rồi. Hỏi về nhân. Ngài nói: Người nhân làm việc khó khăn trước, kêt quả thu lượm sau.Như vậy gọi là nhân. 敬鬼神而使之遠 (Kính trọng quỉ thần nhưng tránh xa ra). 3.子適衛,冉有僕。 子曰:「庶矣哉!」 冉有曰:「既庶矣,又何加焉?」 曰:「富之。」 曰:「既富矣,又何加焉?」 曰:「教之。 (子路) Phiên âm : Tử thích Vệ, Nhiễm Hữu bộc. Tử viết : Thứ hĩ tai! Nhiễm Hữu viết : Kí độ hĩ, hựu hà gia yên? Viết : Phú chi. Viết: Kí phú hĩ, hựu hà gia yên? Viết: Giáo chi. Dịch nghĩa : Khổng Tử sang nước Vệ, Nhiễm Hữu đánh xe ra hầu. Khổng tử nói: Đông đúc thay! Nhiễm Hữu hỏi: Dân đã đông nên làm thêm điều gì? Đáp:Giúp cho dân giàu. Hỏi:Dân đã giàu có, nên thêm điều gí? Đáp:Dạy dỗ họ. 使之富 (Làm cho họ được giàu có) 4.曾子有疾,孟敬子問之。曾子言曰:「鳥之將死,其鳴也哀;人之將死,其言也善。君子所貴乎道者三:動容貌,斯遠暴慢矣;正顏色,斯近信笑;出辭氣,斯遠鄙倍矣。籩豆之事,則有司存。 (泰伯) Phiên âm: Tăng tử hữu tật, Mạnh Kính tử vấn chi.Tăng tử ngôn viết: Biểu chi tuơng tử, kì minh giã ai.Nhân chi tương tử, kì ngôn giã thiện.Quan tử sở quí hồ đạo giả tam:Động dung mạo, tư viễn bạo mạn hĩ;Chính nhan sắc, tư cận tín hĩ;Xuất từ khí, tư viễn bĩ bội hĩ.Biên đậu chi sự, tắc hữu tư tồn. Dịch nghĩa: Thầy Tăng tử ốm nặng, Mạnh Kính tử tới thăm.Tăng tử nói:Con chim sắp chết, tiếng kêu của nó bi ai.Con người sắp chết, nói lời tốt lành.Chỗ quí giá của người quân tử ở đạo lí có ba điều:Vẻ mặt lúc hành động thì tránh xa chỗ hung bạo và khinh nhờn;Giữ sắc mặt nghiêm chỉnh thì ở gần chỗ thành tín;Lời nói phát ra, tránh xa sự thô lỗ và trái lẽ.Còn như việc cúng tế đã có quan tư hữu trông coi. 使顏色正 (Làm cho sắc mặt được nghiêm chỉnh). 5. 孔子曰:「求!君子疾夫舍曰『欲之』而必為之辭。丘也,聞有國有家者,不患寡而患不均,不患貧而患不安;蓋均無貧,和無寡,安無傾。夫如是,故遠人不服,則修文德以來之。既來之,則安之… (李氏) Phiên âm: Khổng tử viết : Cầu!Quân tử tật phù xả viết dục chi, nhi tất vi chi từ.Khâu giã văn hữu quốc hữu gia giả, bất hoạn quả nhi hoạn bất quân, bất hoạn bần nhi hoạn bất an.Cái quân vô bần, hoà vô quả, an vô khuynh.Phù như thị, cố viễn nhân bất phục, tắc tu văn đức dĩ lai chi.Kí lại chi, tắc an chi… Dịch nghĩa : Khổng tử nói : Anh Cầu!Người quân tử ghét thói che giấu lòng ham muốn mà phải nói là việc phải làm.Khâu ta từng nghe rằng vua chư hầu và quan đại phu chẳng lo chuyện tài sản ít ỏi, mà lo chia không đều;chẳng lo dân nghèo mà chỉ lo dân không được yên ổn.Của chia đều thì dân không nghèo, dân hoà hợp thì của không ít, dân yên ổn thì nước không nghiêng đổ.Ôi!Nếu như thế mà người xa không phục thì phải sửa sang đức tốt để làm cho người ta đến với mình, và khi người ta đã tới thì giúp cho họ được yên ổn… 使之安 (Làm cho họ được yên ổn). Tổng kết về hiện tượng sử động của tính từ Đây là loại hình có thể gặp nhiều nhất so với hai loại hình khác của sử động từ.Đồng thời cũng là loại hình khiến cho người đọc gặp nhiều khó khăn nhất.Bởi câu sử động của tính từ đặc biệt ngắn gọn. Ví dụ : Phú chi. Nếu không xác định được ngữ pháp của câu thì sẽ rất khó trong lúc dịch.Có thể đơn giản hoá loại hình này khi gặp như sau: Sau tính từ thông thường là tân ngữ(Thưòng là “Chi”, cũng có khi khuyết tân ngữ nhưng ít).Do vậy, trong loại câu này, tính từ được dùng với chức năng là động từ.Có thể chuyển câu trên như sau: “Sử chi phú” và được dịch là: Làm cho họ được giàu có. Hình thức này không chỉ được sử dụng nhiều trong luận ngữ mà ở Mạnh Tử cũng thường xuyên xuất hiện.Về cơ bản, nó có tác dụng nhấn mạnh sắc thái, ý nghĩa và tính chất của hành động.Trong Mạnh Tử, loại hình này được sử dụng để nhấn mạnh chủ thể hành động nhiều hơn. Tuy nhiên, việc phân biệt tính từ ở hiện tượng sử động hay tính từ được chuyển trực tiếp sang động từ hiện còn chưa rõ ràng và gây nhiều tranh cãi.Song, ở hình thức nào thì nghĩa của câu về cơ bản là không thay đổi. 1.3. Sử động của danh từ Trong Luận ngữ, không tồn tại hình thức này. Tiểu kết về hiện tượng sử động trong Luận ngữ. Nhìn chung, sử động trong luận ngữ không nhiều, song những câu có sử dụng hiện tượng này đều mang tính điển hình.Với việc đưa tân ngữ lên trước động từ, chủ thể của hành động được nhấn mạnh.Cho đến Luận ngữ, hình thức ngữ pháp này đã được hoàn thiện và bắt đầu phổ biến. 2. Ý động pháp 2.1. Ý động của tính từ 子曰:「不仁者,不可以久處約,不可以長處樂。仁者安仁,知者利仁。」 (里仁) Phiên âm: Tử viết: Bất nhân giả bất khả dĩ cửu xử ước, bất khả dĩ trường xử lạc.Nhân giả an nhân, trí giả lợi nhân. Dịch nghĩa: Khổng Tử nói rằng: Kẻ bất nhân không thể chịu cảnh nghèo túng lâu dài, cũng không thể hưởng lạc thú lâu dài.Người nhân an vui với điều nhân, người trí lợi với điều nhân. 仁者以仁為安,知者以仁為利 (người nhân lấy điều nhân làm vui, người trí lấy điều nhân làm lợi). 2. 子曰:「士志於道,而恥惡衣惡食者,未足與議也!」 (里仁) Phiên âm: Tử viết: Sĩ chí ư đạo, nhi sỉ ác y ác thực giả, vị túc dữ nghị giã. Dịch nghĩa: Khổng tử nói: Kẻ sĩ để chí vào đạo lý mà còn xấu hổ vì áo xấu, cơm thô thì chưa đủ để cùng bàn luận. 而以惡衣惡食者為恥 (Coi áo xấu, cơm thô là điều đáng xấu hổ) 3. 子曰:「巧言、令色、足恭,左丘明恥之,丘亦恥之。匿怨而友其人,左丘明恥之,丘亦恥之。」 (公冶長) Phiên âm: Tử viết: Xảo ngôn, lệnh sắc, túc cung, Tả Khâu Minh sỉ chi, Khâu diệc sỉ chi.Nặc oán nhi hựu ký nhân, Tả Khâu Minh sỉ chi, Khâu diệc sỉ chi. Dịch nghĩa: Khổng tử nói: Nói khéo, giả bộ hiền lành, cung kính quá đáng Tả Khâu Minh hổ thẹn vì điều ấy, Khâu này cũng hổ thẹn vì điều ấy.Giấu lòng oán hận để kết bạn với người, ông Tả Khâu Minh hổ thẹn vì điều ấy, Khâu này cũng hổ thẹn vì điều ấy. 左丘明以之為恥,丘亦以之為恥 (ông Tả Khâu Minh coi điều ấy là đáng hổ thẹn, Khâu này cũng coi điều ấy là đáng hổ thẹn). 4.樊遲問知。 子曰:「務民之義,敬鬼神而遠之,可謂知矣。」 問仁。 曰:「仁者先難而後獲,可謂仁矣。 (雍也) Phiên âm: Phàn Trì vấn trí. Tử viết : Vụ dân chi nghĩa, kính quỉ thần nhi viễn chi, khả vị trí hĩ. Vấn nhân. Viết: Nhân giả tiên nan nhi hậu hoạch, khả vị nhân hĩ. Dịch nghĩa: Phàn Trì hỏi về người trí. Khổng tử nói: Chuyên vào việc nghĩa để giúp dân, kính trọng quỉ thần nhưng tránh xa.Như thế có thể gọi là người trí được rồi. Hỏi về nhân. Ngài nói: Người nhân làm việc khó khăn trước, kêt quả thu lượm sau.Như vậy gọi là nhân. 敬鬼神而以之為遠 (Kính trọng quỷ thần nhưng nhận thấy quỷ thần là xa) Tổng kết về hiện tượng ý động của tính từ Cũng giống như sử động của tính từ, ý động của tính từ chiếm tỉ lệ nhiều hơn cả. Ý động mang đặc trưng của văn ngôn(Ta coi…, Ta cho…).Bởi vậy, không chỉ trong Luận ngữ mà ở Mạnh tử và cả Sử ký, hiện tượng này cũng được sử dụng khá phổ biến(đặc biệt là Mạnh tử). Nhìn chung, loại hình này thường sử dụng các tính từ tâm lý như:”sỉ”(xấu hổ), ”nhục”(nhục nhã)…hay các tính từ phương vị như:”viễn”(xa), ”cận”(gần)…ý động của tính từ mang cách nhìn chủ quan của người phát ngôn.Chẳng hạn: (Ông Tả Khâu Minh cho điều ấy là xấu hổ, Khâu này cũng coi điều ấy là đáng xấu hổ). Như vậy, ý nghĩa ý động đặc biệt nhân mạnh vai trò của người nói! 2.2. Ý động của danh từ 1. 齊景公問政於孔子。 孔子對曰:「君君;臣臣;父父;子子。」 公曰:「善哉!信如君不君,臣不臣,父不父,子不子,雖有粟,吾得而食諸?」 (顏淵) Phiên âm: Tề Cảnh công vấn chính ư Khổng tử. Khổng tử đối viết: Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử. Công viết:Thiện tai!Tín như quân bất quân, thần bất thần, phụ bất phụ, tử bất tử, tuy hữu túc ngô đắc nhi thục chư? Dịch nghĩa: Tề Cảnh công hỏi Khổng tử về chính trị. Khổng Tử nói: Vua ra vua, thần ra thần, cha ra cha, con ra con. Nhà vua nói: Tốt thay!Nếu vua chẳng ra vua, thần chẳng ra thần, cha chẳng ra cha, con chẳng ra con, thì dẫu có thóc lúa đầy, ta có thể ngồi mà ăn được chăng? 以君為君;以臣為臣;以父為父;以子為子 (Coi vua là vua, thần là thần, cha là cha, con là con). Một vài nhận xét về ý động của danh từ Ý động của danh từ không nhiều.Đây là một trong những loại hình rất đặc biệt vì hai danh từ đi liền nhau nhưng chức năng hoàn toàn khác nhau.Danh từ sau làm tân ngữ, danh từ trước làm động từ.Nếu không nắm rõ đặc điểm này thì sẽ không xác định được các thành phần câu. Ý động của danh từ vừa có tác dụng nhấn mạnh tân ngữ vừa có tác dụng nhấn mạnh động từ và kết quả theo cách nhìn của chủ thể. Tiểu kết về hiện tượng ý động pháp. Ý động pháp trong luận ngữ không nhiều, song về cơ bản là đầy đủ các loại hình.Do vậy rất thuận lợi để người học và người làm có cái nhìn tổng thể hiện tượng này.Nhìn chung, ý động không hoàn toàn khác biệt với sử động.ý động là cách nhìn chủ quan của người nói hay người viết về một vấn đề nào đó mà thôi. 3. Những lưu ý 3.1. Về ý động và sử động của tính từ Sự phân biệt về sử động và ý động của tính từ khá tinh tế.Có thể dẫn ra đây một ví dụ rất điển hình trong luận ngữ. Chẳng hạn câu: “Kính quỉ thần nhi viễn chi” Nếu chuyển sang sử động, sẽ là: “Kính quỉ thần nhi sử chi viễn” (Kính quỉ thần nhưng cách xa quỉ thần) Nếu chuyển sang ý động: “Kính quỉ thần dĩ chi vi viễn” (Kính quỷ thần nhưng nhận thấy quỷ thần là xa xôi). Trong trường hợp này có thể hiểu là: - Sử động của tính từ thì tính từ tác động vào tân ngữ khiến nó như thế nào. - Ý dộng của tính từ thì ngụ ý một sự nhận định(đánh giá) của chủ ngữ với tân ngữ.Do vậy, ý động mang tính chủ quan. 3.2. Về ý động của danh từ và ý động của tính từ Mặc dù không dễ nhầm lẫn như trường hợp trên, song cũng có thể nhận thấy sự khác biệt giũa hai loại hình này thể hiện qua các ví dụ như sau: - Ý động của tính từ là xem tân ngữ như thế nào?Ví dụ:Ông Tả Khâu Minh cho điều ấy là đáng xấu hổ. - Sử động của danh từ là xem tân ngữ là cái gì?(Rất tiếc là trong Luận ngữ lại không thấy xuất hiện loại hình này). 3.3. Về hiện tương hình dung từ chuyển làm động từ 1. 子曰:「君子不重,則不威;學則不固。主忠信。無友不如己者。過,則勿憚改。」 (學而) Phiên âm: Tử viết: Quân tử bất trọng tắc bất uy, học tắc bất cố.Chủ tung tín.Vô hựu như ký giả, quá tắc vật đạn cải. Dịch nghĩa: Khổng tử nói:Người quân tử không trang trọng thì không uy nghiêm, sụ học không bền vững.Làm chủ điều trung tín, không kết bạn với người không như mình, có lỗi không ngại sửa . 2.子張問「崇德,辨惑。」 子曰:「主忠信,徒義崇德也。愛之欲其生,惡之欲其死;既欲其生又欲其死,是惑也!」 (顏淵) Phiên âm: Tử Trương vấn sùng đức, biện hoặc. Tử viết:Chủ trung tín, tòng nghĩa, sùng đức giã.Ái chi dục kỳ sinh, ố chi dục kỳ tử.Ký dục kỳ sinh, hựu dục kỳ tử, thị hoặc giã. Dịch nghĩa: Tử Trương hỏi về việc tu dưỡng đạo đức và phân biệt điều nhầm lẫn. Khổng tử nói:Chủ yếu giữ trung tín và làm theo việc nghĩa, đó là cách tu dưỡng đạo đức vậy.Yêu ai, muốn cho người đó sống;ghét ai muốn cho người đó chết.Đã muốn cho sống lại muốn cho chết là chuyện nhầm lẫn vậy. 主忠信 主(tÝnh tõ): Chuyên chủ => 主(động từ):làm chủ. 3. 子曰:「弟子,入則孝,出則弟,謹而信,凡愛眾,而親仁。行有餘力,則以學文 (學而) Phiên âm: Tử viết: Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ, cẩn nhi tín, phiếm ái chúng nhi thân nhân.Hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn. Dịch nghiã: Khổng tử nói rằng: Các đệ tử khi vào thì phải hiếu với cha mẹ, khi ra ngoài thì phải kính nhường người lớn tuổi.Làm việc phải cẩn thận và giữ chữ tín, thương yêu mọi người và gần gũi với người thân.Làm những việc đó có dư sức thì mới nói đến chuyện học văn chương. 而親仁 親(tính từ): thân thiết =>親(động từ): Thân với, ở gần… 4. 子曰:「君子恥其言而過其行。」 (憲問) Phiên âm: Tử viết: Quân tử sỉ kỳ ngôn nhi quá kỳ hành. Dịch nghĩa: Khổng tử nói: Người quân tử rụt rè ở lời nói mà gắng gỏi ở việc làm. 恥其言而過其行 恥(tính từ): xấu hổ => 恥(động từ):dè chừng… 5. 子路問「君子」。 子曰:「修己以敬。」 曰:「如斯而已乎?」 曰:「修己以安人。」 曰:「如斯而已乎?」 曰:「修己以安百姓。修己以安百姓,堯舜其猶病諸。」 (憲問) Phiên âm: Tử Lộ vấn quân tử. Tử viết: Tu kỷ dĩ kính. Viết: Như tư nhi dĩ hồ? Viết: Tu kỷ dĩ an nhân. Viết: Như tu nhi dĩ hồ? Viết: Tu kỷ dĩ an bách tính, Nghiêu, thuấn kỳ do tật chư. Dịch nghĩa: Tử Lộ hỏi về người quân tử. Khổng tử nói rằng: Sửa mình để nên người kính cẩn. Hỏi: Có vậy thôi ư? Đáp: Sửa mình để làm yên mọi người. Hỏi: Có vậy thôi ư? Đáp:Sửa mình để làm yên trăm hộ.Việc đó dẫu vua Nghiêu, vua Thuấn cũng lo chưa làm trọn. 修己以安百姓 安(tính từ): yên ổn =>安(động từ): làm yên ổn. 6. 子貢問曰:「孔文子何以謂之『文』也?」 子曰:「敏而好學,不恥下問,是以謂之『文』也。」 (公冶長) Phiên âm: Tử Cống viết: Khổng Văn tử hà vị chi Văn giã? Tử viết: Mẫn nhi hiếu học, bất xỉ hạ vấn, thị dĩ vị chi Văn giã. Dịch nghĩa: Tử Cống hỏi: Vì sao ông Khổng Văn tử lại được đặt tên thuỵ là Văn? Khổng tử trả lời: Minh mẫn lại ham học, không lấy làm hổ thẹn khi hỏi người dưới.Vì thế ông ấy được đặt tên thuỵ là Văn. 不恥下問 恥(tính từ):Xấu hổ =>恥(động từ): lấy làm xấu hổ. 7.子張曰:「何謂惠而不費?」 子曰:「因民之所利而利之,斯不亦惠而不費乎? (堯曰) Phiên âm: Tử Trương viết: Hà vị huệ nhi bất phí? Tử viết: Nhân dân chi sở lợinhi lợi chi, tư bất diệc huệ nhi bất phí hồ? Dịch nghĩa: Tử trương hỏi: Sao lại nói làm ơn cho dân mà không để lãng phí? Khổng tử trả lời: Dựa vào nguồn lợi của dân mà làm lợi cho dân, vậy chẳng phải là làm ơn cho dân mà không để lãng phí ư? 因民之所利而利之 利(tính từ):lợi lộc =>利(động từ): làm lợi 8.子貢問「政」。子曰:「足食,足兵,民信之矣。」 (顏淵) Phiên âm: Tử Cống vấn chính . Tử viết: Túc thực, túc binh dân tín chi hĩ… Dịch nghĩa: Tử Cống hỏi về chính trị. Khổng tử nói: Có đầy đủ lương thực, có binh lực dồi dào, được dân tin cậy… 足食,足兵 足(tính từ): đầy đủ => 足(động từ): có đầy đủ. Nhận xét chung: Thực chất, nếu đi sâu nghiên cứu về hiện tượng này thì có thể khai thác vấn đề ở rất nhiều khía cạnh.Trong đó, có thể chia theo vị trí của tính từ trong câu, theo nhóm tính từ hoăc theo quan hệ với các thành phần khác.Song vì điều kiện có hạn, nên luận trình xin đề cập tới vấn đề này như những lưu ý cần thiết của hai nội dung chính đã bàn ở trên và mong có thể gợi mở thêm điều gì cho những người đang quan tâm. Như đã giới thiệu, hiện tượng tính từ chuyển làm động từ trong Luận ngữ là một trong những vấn đề hiện đang còn nhiều ý kiến khác nhau.Tuy nhiên, nếu cứ cho đây cũng là một trong những hiện tượng ngữ pháp cần lưu ý thì thấy rằng tỉ lệ câu thuộc loại hình này trong tác phẩm tương đối lớn. Về hiện tượng này, cơ bản tồn tại hai cách hiểu: Một số cho rằng việc sử dụng tính từ như động từ vốn đã ở trong sử động và ý động.Có thể dẫn ra ví dụ để chứng minh như sau: Trong câu”Chủ trung tín.Vô hựu bất như kỉ giả”, thì “chủ trung tín”được hiểu là”Dĩ trung tín vi chủ”(lấy trung tín làm chủ). Một số khác cho rằng, cũng câu trên nhưng tính từ “chủ”được chuyển trực tiếp sang làm động từ và có thể dịch là: Làm chủ điều trung tín. Thực ra, hiểu theo cách nào thì về cơ bản nghĩa của câu không thay đổi.Song mức độ nhấn mạnh ở mỗi cách hiểu có phần không giống nhau. Người viết nhận thấy rằng: Luận ngữ là tác phẩm văn ngôn tiêu biểu(Ngôn ngữ nói chiếm phần lớn)nên việc tiếp nhận cũng rất linh hoạt.Do vậy, việc chuyển loại của tính từ sang động từ cũng giống như hầu hết các hiện tượng chuyển loại của từ khác.Trên thực tế, một số từ vừa là tính từ vừa làm danh từ, bởi vậy không thể hiểu một cách cứng nhắc theo bất kỳ hướng nào.Chẳng hạn từ “thân” trong câu”phiếm ái chúng nhi thân nhân” thì rõ ràng đây là hiện tượng tính từ chuyển làm động từ rất thường gặp trong các văn bản cổ. Người viết vì khả năng có hạn cũng chỉ xin nêu ra đây vấn đề với hi vọng có thể sẽ nhận được nhiều ý kiến góp ý để phục vụ mục đích chính là hiểu sâu sắc về tác phẩm. KẾT LUẬN Trải qua hàng nghìn năm, đến nay Luận ngữ vẫn là một trong những tác phẩm kinh điển tiêu biểu của hiện tượng “Văn-Sử-Triết” bất phân, không chỉ với người Trung Hoa mà với cả nền văn hoá phương Đông có bề dày truyền thống. Trên phương diện văn học, đóng góp của tác phẩm về tư tưởng và các góc độ ngữ pháp là vô cùng to lớn. Trong đó, người đọc có thể tìm thấy những điển hình của ngữ pháp văn ngôn như: Câu đảo trang, hiện tượng chuyển loại của từ, hư từ… Sử động và ý động là hai hiện tượng ngữ pháp từ trước đến nay vẫn gây nhiều khó khăn cho người học và người nghiên cứu Hán văn.Trong Luận ngữ, hai hiện tượng này xuất hiện không nhiều, song cũng đủ thấy được tính chuẩn mực của nó.Thiết nghĩ, người tìm hiểu và học tập Luận ngữ không thể không nhắc tới hiện tượng này. Với dung lượng của một niên luận như niên luận này, người viết không có tham vọng đi sâu hết tất cả các khía cạnh của vấn đề được nêu ra. Bởi vậy người làm niên luận chỉ mong đây là bước đi tiếp theo quan trọng để hiểu tác phẩm. Song hơn hết, với niên luận này hi vọng người học Hán văn có thể giải quyết một phần nào đó khó khăn khi gặp những hiện tượng ngữ pháp tương tự như thế này trong Văn ngôn. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNN18.doc
Tài liệu liên quan