Trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, thông tin đang ngày càng trở thành một nguồn lực quan trọng cơ bản cho sự phát triển. Yêu cầu phát triển và quản lý nền kinh tế hàng hoá trong cơ chế thị trường, mở cửa với nước ngoài đang đặt ra những đòi hỏi cao hơn rất nhiều đối với những gì mà các cơ quan thông tin nước ta đã và đang đáp ứng.
Vì vậy, vấn đề hoàn thiện cũng như phát triển nguồn lực thông tin kinh tế tại mỗi cơ quan thông tin-thư viện là điều cần quan tâm và mất nhiều thời gian, công sức. Bên cạnh sự đi lên của khoa học và công nghệ chúng ta cũng cần phải có sự tăng trưởng về mặt kinh tế; đó mới đáp ứng những đòi hỏi mà xã hội đang đặt ra. Nhu cầu tăng trưởng kinh tế, tránh tụt hậu đã là mục đích để nguồn lực thông tin kinh tế tại Trung tâm Thông tin-Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia khẳng định vai trò của mình trong việc góp phần đẩy nhanh đời sống xã hội.
49 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1028 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nguồn tin kinh tế tại trung tâm thông tin tư liệu khoa học và công nghệ quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đầu", thực hiện quyền chủ động sản xuất, kinh doanh, vai trò của các nhà kinh tế doanh nghiệp ngày càng có vai trò quan trọng. Do đó, vấn đề cung cấp đầy đủ thông tin kinh tế cho họ có ý nghĩa rất tích cực, là tiền đề tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, kinh tế, kinh doanh.
Nắm được điều này, với vị trí là cơ quan đầu ngành cả nước về khoa học và công nghệ Trung tâm TTTLKH & CNQG đã không ngừng bổ sung và nâng cao chất lượng nguồn tin kinh tế để phục vụ đắc lực cho quá trình hội nhập kinh tế Việt Nam với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. So với những năm trước đây, thì hiện nay nguồn tin kinh tế của Trung tâm TTTLKH & CNQG vừa phát triển cả về chiều sâu lẫn khối lượng. Các tài liệu về lĩnh vực kinh tế có nội dung liên quan đến việc phát triển kinh tế-xã hội đều được cơ quan đặc biệt chú trọng. Với đặc điểm người dùng tin ở đây hầu hết là những người có trình độ chuyên môn cao-thường là cán bộ lãnh đạo quản lý, nghiên cứu nên cung cấp tài liệu cho họ được xem là vấn đề đáng quan tâm. Sở dĩ như vậy là vì người dùng tin chính là một bộ phận quan trọng không thể tách rời của bất kỳ hệ thống thông tin nào. Đây là yếu tố tương tác hai chiều với các đơn vị thông tin. Người dùng tin vừa là đối tượng phục vụ, vừa là khách hàng, là người tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ của cơ quan đồng thời là người thể hiện cụ thể nhu cầu tin của các cá nhân, tập thể, nhóm. Người dùng tin còn là người đóng góp vào quá trình sản xuất "nguyên liệu thông tin " cho hoạt động của các cơ quan thông tin-tư liệu. Sau khi nhận được các sản phẩm và dịch vụ thông tin theo yêu cầu, người dùng tin tham gia vào hầu hết các công đoạn của hoạt động thông tin như: đánh giá nguồn tin, giúp đỡ, lựa chọn và bổ sung tài liệu, hiệu chỉnh các hoạt động thông tin. Người dùng tin được cung cấp những sản phẩm và dịch vụ thông tin có chất lượng sẽ tạo ra nguồn tin có giá trị. Và với các nguồn tin có giá trị ấy, các cơ quan thông tin lại tạo ra những sản phẩm thông tin có chất lượng cao hơn. Có thể nói người dùng tin đóng vai trò quan trọng giúp cho một cơ quan thông tin-thư viện hoạt động. Do thế, để phục vụ nhu cầu tin đông đảo bạn đọc từ cán bộ lãnh đạo quản lí, doanh nghiệp đến các hộ gia đình sản xuất vừa và nhỏ, nguồn tin kinh tế tại Trung tâm có nội dung rất phong phú với tính chuyên ngành sâu trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, sản xuất. Mặc dù không phải là cơ quan thông tin chuyên ngành về lĩnh vục kinh tế, nhưng Trung tâm đã không ngừng cố gắng xây dựng nguồn tin kinh tế ngày càng lớn mạnh, cơ bản đáp ứng nhu cầu tin cho người dùng tin.
Nguồn tin kinh tế ở đây, chủ yếu bao quát ở những khía cạnh sau
Tài liệu về kinh tế xã hội
Đây là những tài liệu phản ánh tất cả mọi mặt nền kinh tế trong thời gian qua và cả định hướng phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới của đất nước. Đồng thời, nó cũng đưa ra dự báo thiết thực về xu thế phát triển kinh tế trong nước đối với kinh tế khu vực và thế giới để từ đó các nhà lãnh đạo, quản lí đề ra chiến lược sao cho kinh tế phát triển hài hòa trong xã hội hiên đại.
Các tài liệu này chủ yếu phục vụ cho nhà lãnh đạo, quản lí. Bởi vì họ chính là những người đề ra chiến lược, sách lược phát triển kinh đất nước. Họ cần có các thông tin về tình hình chung ở lĩnh vực sản xuất, trao đổi, tiêu dùng trong nước cũng như các nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng tới nền kinh tế quốc dân. Việc đề ra các chính sách hợp lí sẽ kích thích phát triển kinh tế, việc giải quyết có hiệu quả các căn bệnh của kinh tế thị trường, việc ban hành các luật lệ, thể chế cho các hoạt động kinh tế và nhiều hoạt động do nhà nước thực hiện đều dựa trên những thông tin đầy đủ, tin cậy và thích hợp. Khi có được cái nhìn toàn cảnh về kinh tế xã hội ở đất nước mình, người cán bộ quản lí sẽ nắm bắt tình hình, xu hướng vận động của nền kinh tế, từ đó hoạch định các hướng phát triển của mỗi ngành cũng như cân đối giữa các ngành kinh tế có lợi nhất cho quốc gia. Nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, hoạt động kinh tế đang được đẩy mạnh, sự liên kết hợp tác ở các khu vực đang là nét nổi bật của nền kinh tế thị trường hiện đại thì các tài liệu này sẽ như một sơ đồ kinh tế để Chính phủ chọn hướng đi đúng đắn cho nền kinh tế nước nhà.
Tài liệu về kinh doanh- thương mại
Cung cấp tên các mặt hàng, sản phẩm và cả thị trường tiêu thụ các sản phẩm đó . Bên cạnh đó, tài liệu đưa ra những cách kinh doanh, buôn bán sao cho người kinh doanh có được lợi nhuận cao. Nó cũng là nguồn tài liệu đặc biệt quý giá đối với những người có ý tưởng và mới bước vào nghề kinh doanh. Bởi đây sẽ là cẩm nang thương mại trong lĩnh vực kinh tế giúp cho các quan hệ ngày càng được thông suốt.
Tài liệu về kinh tế nông- lâm- ngư nghiệp
Là những tài liệu đưa ra tất cả thông tin về tình hình sản xuất cho người làm trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp cũng như phương pháp làm kinh tế đạt hiệu quả cao ở mỗi lĩnh vực ấy giúp người dân tiếp cận dễ dàng. Đây là mảng tài liệu mang tính chất truyền thống. Vì nước ta là một nước thuần nông trong đó gần 80% dân số sống bằng nông nghiệp. Do vậy, muốn phát triển nền kinh tế nước nhà ta phải dựa trên cơ sở những cái đã có sẵn và muốn đáp ứng tốt hơn nhu cầu tin cho người dùng tin thì việc trước tiên Trung tâm đã xây dựng một khối lượng khá lớn tài liệu về các ngành này. Theo như E.O.Heady- một chuyên gia về kinh tế nông nghiệp Anh nhận xét: "Kinh tế nông nghiệp là nền kinh tế ứng dụng vào nông nghiệp với kiểu phân tích cơ bản.". Chính các thông tin về kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp đã hình thành một quan niệm giữa người thống kê và người nghiên cứu kỹ thuật. Như vậy, nguồn tài liệu này không chỉ liên quan đến người sản xuất mà còn được các nhà nghiên cứu kỹ thuật, thống kê đưa ra những bài toán thực tiễn góp phần vào việc nâng cao chất lượng cũng như giá thành sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế lớn.
Tài liệu về kinh tế công nghiệp
Loại tài liệu này thực sự được Trung tâm chú trọng phát triển từ những năm 90 khi mà Đảng và nhà nước ta có chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Một mặt, chúng ta vẫn sản xuất nông nghiệp nhưng mặt khác chúng ta có chính sách phát triển ưu tiên các ngành công nghiệp. Các nước tư bản chủ nghĩa hầu như đã qua nền kinh tế công nghiệp. Do đó, trong nền kinh tế thị trường hiện đại- nền kinh tế hậu công nghiệp này, các tài liệu về kinh tế công nghiệp rất quan trọng đối với nước ta. Nó giúp chúng ta đi kịp với sự phát triển chung của toàn thế giới mà không lạc hậu rất là trong những ngành sản xuất công nghệ cao: điện tử, phần mềm máy tính, các ngành tự động hóa... Theo các nhà kinh tế, kinh tế công nghiệp liên quan đến hoạt động sản xuất như thế nào để hài hòa với nhu cầu phát triển của xã hội và phục vụ cho vấn đề cơ khí hóa có hiệu quả.
Tài liệu về kinh tế thị trường
Bao gồm những tài liệu được cập nhật thường xuyên về thông tin thị trường trong và ngoài nước. Đó là những tin tức, thông báo về tình hình thị trường. Các thông tin này là sự phản ánh tình hình thị trường, là sự truyền đi, phản hồi của tình hình thị trường. Đây cũng là hình thức mà giới trung gian thị thị trường liên kết các chủ thể hoạt động kinh tế với nhau. Nhờ nó mà nhiều doanh nghiệp biết rõ khách hàng là ai, họ cần hàng hóa nào, bao nhiêu, ở đâu, đáp ứng được cầu trên thị trường chưa?... Qua đó, doanh nghiệp và người sản xuất sẽ tìm lợi thế cạnh tranh của họ làm cho hoạt động trao đổi trên thị trường trở nên thông suốt giúp hoạt đông sản xuất phù hợp với nhu cầu tiêu dùng xã hội, tạo sự hiểu biết và thích ứng lẫn nhau giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, giữa người bán với người mua tránh tình trạng "cung không đáp ứng cầu" hay "cầu vượt quá cung" .
Tài liệu về tài chính, tiền tệ
Thông báo các tin tức về sự biến đổi giá cả của tiền tệ để từ đó nhà quản lí kinh tế và doanh nghiệp có chiến lược điều chỉnh việc lưu thông tiền trong nước nhằm tránh lạm phát. Vấn đề ngân sách, tài chính của mỗi quốc gia là một yếu tố đánh giá mức độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó. Nguồn ngân sách dồi dào sẽ là cơ sở để nhà nuớc đưa ra các dự án tăng cường phát triển kinh tế. Tuy nhiên, sự biến động giá trị của ngoại tệ cũng là một hình thức biểu hiện của nền kinh tế. Do đó thông tin về tài chính-tiền tệ góp phần đưa cho các nhà quản lý, kinh doanh, sản xuất biết được múc độ phát triển kinh tế của đất nước đến đâu để có chiến lược ứng phó kịp thời.
Các tài liệu về những loại thông tin kinh tế khác
Nguồn lao động, giá cả, dân số, môi trường, quản lý kinh tế ... Đây là những tài liệu chiếm lượng không đáng kể trong kho tài liệu của Trung tâm TTTLKH & CNQG. Nhưng nó cũng góp phần hoàn thiện nguồn tin kinh tế ở đây. Thiếu các tài liệu này thì hoạt động kinh tế trở nên khó khăn và kém linh hoạt. Mỗi yếu tố về: lao động, giá cả, môi trường đều có ảnh hưởng trực tiếp đến việc doanh nghiệp đó sản xuất cái gì? Như thế nào? Ai là người trực tiếp sản xuất ? Và nó cũng là yếu tố để Chính phủ quan tâm trước khi đưa ra quyết định phát triển kinh tế.
Thế cho nên, phạm vi phản ánh của thông tin kinh tế trong Trung tâm TTTLKH & CNQG là tổng thể nền kinh tế thị trường. Thông qua nguồn tin này, cá nhân, doanh nghiệp hoặc nhà nước xây dựng các chương trình, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, định hướng hoạt động kinh tế lâu dài, bố trí các nội dung theo chương trình kế hoạch; người này có thể tận dụng kết quả của người khác để tiến lên, "đứng lên vai" người khác mà đi. Chính nhờ nó mà tiết kiệm được sức lực, tiền của đầu tư cho nghiên cứu-phát huy tốt chức năng cung cấp thông tin, cung cấp tư liệu sẽ có ỹ nghĩa lớn đối với công tác nghiên cứu khoa học kinh tế. Rộng hơn, thông tin kinh tế giúp con người triết học phát triển thành con người kinh tế-xã hội.
2.3.2 Loại hình tài liệu kinh tế tại Trung tâm Thông tin-Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Một trong những yếu tố góp phần quan trọng vào sự phát triển của một Trung tâm thông tin thư viện là nguồn lực thông tin của Trung tâm ấy. Người ta có thể đánh giá sự phát triển của một cơ quan thông tin thư viện thông qua việc nhìn tổng quát vốn tài liệu ở chính đó. Trong thời đại ngày nay và trong hoạt động thông tin-tư liệu-thư viện việc xây dựng các nguồn lực thông tin, việc kiểm soát, quản lý chia sẻ và sử dụng chúng một cách rộng rãi, có hiệu quả là điều vô cùng quan trọng. Việc tham khảo bắt kịp các thông tin từ nhiều nơi và sử dụng ngay nguồn tin sẵn có tại chỗ được các cơ quan thông tin thư viện rất coi trọng.
Mặc dù mới hoạt động 14 năm nhưng nguồn tài liệu của Trung tâm Thông tin-Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia đã được xây dựng từ trước đó vào những năm 50. Với vị trí là cơ quan Thông tin-Tư liệu-Khoa học đầu ngành cả nước về khoa học và công nghệ nên số lượng tài liệu khoa học kỹ thuật ở đây chiếm tới 20%. Trong tống số 20% này, lượng tài liệu về thông tin kinh tế ở mức còn hạn chế.
2.3.2.1 Sách
Đây là nguồn lực thông tin khá lớn của Trung tâm. Bởi sách là một vật mang tin truyền thống lâu đời mà cơ quan thông tin-thư viện nào khi mới ra đời cũng thông thể thiếu nó trong vốn tư liệu. Trong số các vật mang tin hiện nay thì sách được coi là vật mang tin chủ yếu, dễ sử dụng. Từ xa xưa, sách vai trò vô cùng to lớn. Đó chính là nguồn, là phương tiện truyền bá kiến thức nhân loại với nhiều dữ kiện, thông tin, hình minh hoạ sinh động. Với hơn 220.000 đầu sách ở Trung tâm tài liệu về kinh tế có 1103, chiếm 5%. So với một số lĩnh vực khác như y tế, thủy sản, quản lý kỹ thuật thì 5% không phải là nhỏ. Ta có thể thấy điều này khi thống kê một số lĩnh vực ở mục lục sách của Trung tâm.
Bảng 1: Thống kê một số sách chuyên ngành ở Trung tâm
Lĩnh vực
Năm
Toán
Cơ học
Sinh học
Năng lượng
Kinh tế
Tin học
Vật lý
2002
18
1
16
1
5
28
2
2003
24
11
37
7
15
3
27
Trong đó, 392 sách Tiếng Việt, còn lại là sách La Tinh, sách Nga Văn. Hàng năm trung tâm cũng đặt mua từ nước ngoài khối lượng không nhỏ sách kinh tế để làm giàu nguồn tin này bằng kinh phí do nhà nước cấp. Tuy nhiên, sách kinh tế được mua không đồng đều giữa các năm nên nó cũng ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách phát triển nguồn tin.
Bảng2: Số sách kinh tế bổ sung hàng năm
Năm
Tổng số
Sách kinh tế
2000
2050
55
2001
2900
102
2002
3934
400
2003
2250
13
Dựa vào bảng trên ta thấy có nhiều biến động. Đó chính là số lượng sách kinh tế được nhập hàng năm không đồng đều. Nguyên nhân chủ yếu đó chính là do giá tiền các loại sách cần mua ngày càng tăng trong khi nguồn kinh phí được cấp vẫn giữ nguyên. Các sách kinh tế này được phân bố cho một số phòng ban để phục vụ việc tìm tin của độc giả đến Trung tâm. Số ít, Trung tâm lưu vào kho dự trữ. Tại đây cũng có sự phân hoá cụ thể từng ngôn ngữ trong một lĩnh vực riêng.
Bảng 3: Sách kinh tế phân theo ngôn ngữ trong kho dự trữ
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
Tiếng La Tinh
Tiếng Nga
Số lượng
33
20
1
Các loại sách kinh tế được viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Trong đó tài liệu viết bằng tiếng Anh có trữ lượng khá phổ biến khoảng 37%. Nguồn lực bổ sung chủ yếu thông qua các cuộc trao đổi, biếu tặng hoặc qua các đơn đặt hàng quốc tế, qua mạng. Trung bình mỗi tháng có khoảng 42 tài liệu về kinh tế được mua. Trong đó số lượng sách 30 cuốn, số còn lại là tạp chí. Những năm qua, kho đọc sách của Trung tâm phục vụ rất có hiệu quả tài liệu kinh tế cho các cán bộ nghiên cứu, giảng dạy và cả sinh viên nhất là sinh viên Trường Đại học kinh tế quốc dân.
Các sách kinh tế được phân hoá cụ thể:
. Sách kinh tế- xã hội.
. Sách về kinh tế thương mại.
. Sách về kinh tế doanh nghiệp.
. Sách về kinh tế vùng.
. Sách về thông tin kinh tế.
. Một số loại sách kinh tế khác.
Ngoài ra, ở Trung tâm Thông tin-Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia còn có số lượng ít các sách tra cứu kinh tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng tin tiếp cận tài liệu đạt chất lượng cao.
2.3.2.2 Tạp chí
Trung tâm Thông tin-Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia rất chú trọng đến việc bổ sung tạp chí. Vì vậy mà khối lượng tài liệu tăng lên trông thấy. Loại hình tài liệu này đã đáp ứng đáng kể nhu cầu tin cho người dùng tin.
Số lượng tạp chí về kinh tế ở đây có 2153 đơn vị với hơn 40 tên được cập nhật thường xuyên, bằng 2% trong tổng số 6300 tên tạp chí. Trong đó, 37 tên tạp chí được đông đảo bạn đọc sử dụng và tìm đọc: Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí thương mại giá cả, Thương nghiệp thị trường Việt Nam, Kinh tế và phát triển Việt nam, Business, Investment review, The ASEAN Economic...
Bảng 4: Số lượng tạp chí kinh tế ở Trung tâm TTTLKH&CNQG
Năm
Tổng số đơn vị tạp chí
Số đơn vị tạp chí kinh tế
1999
8500
1620
2000
6900
1780
2001
8500
1870
2002
10200
2153
Các tạp chí ở đây chủ yếu được viết và xuất bản trong nước. Ngoài ra còn có tạp chí viết bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga; số lượng chiếm gần 50%. Chúng ta có thể thấy điều này khi khảo sát riêng kho dự trữ của Trung tâm.
Bảng 5: Sách kinh tế phân theo ngôn ngữ tại kho dự trữ
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
Tiếng La Tinh
Tiếng Nga
Số lượng
29
38
4
Sở dĩ có điều này là vì người dùng tin đến đọc tạp chí ở Trung tâm có trình độ ngoại ngữ còn hạn chế. Thông tin kinh tế lại là những thông tin cần phải cập nhật hàng ngày để nắm bắt xu thế phát triển của thế giới. Thế nên muốn phục vụ nhanh chóng những thông tin đó cho bạn đọc, Trung tâm Thông tin-Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia đã không ngừng cung cấp các tạp chí về kinh tế bằng Tiếng Việt. Bên cạnh đó, vốn tạp chí ở kho mở tại đây cũng ngày càng được gia tăng theo cấp số cộng. Mỗi năm, có hơn 500 tạp chí được mua hoặc trao đổi từ Anh và Mỹ. Bởi xu thế hội nhập, toàn cầu hoá đã làm cho quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, Việt nam với các nước trên thế giới trở nên thân thiện hơn, nhất là trong lĩnh vực chính trị-kinh tế. Từ đó, mối quan hệ trao đổi tài liệu của ta với Mỹ cũng như các nước khác được đảm bảo chất lượng, số lượng. Mặc dầu vậy, việc trao đổi ở đây còn có hạn chế: một số tạp chí kinh tế được đặt mua theo định kỳ chưa cập nhật hoặc đến chậm do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Tạp chí về lĩnh vực kinh tế chủ yếu chứa đựng những thông tin:
+ Giá cả thị trường.
+ Thương mại dịch vụ.
+Quản lý kinh tế.
+ Kinh tế khu vực và thế giới.
+ Kinh tế Việt Nam.
2.3.2.3 Cơ sở dữ liệu
Hiện nay, sự ra đời và khai thác mạng Internet đã làm cho nhu cầu tin của con người tăng lên rất nhanh. Vì thế, nguồn tin kinh tế không chỉ được lưu trên các vật mang tin truyền thống như: sách, tạp chí mà còn được xây dựng thành những cơ sở dữ liệu rồi đưa lên mạng, giúp cho người dùng tin có thể truy cập và tìm thông tin một cách nhanh chóng, dễ dàng.
Nguồn cơ sở dữ liệu ở Trung tâm rất phong phú, đủ các lĩnh vực bao quát. Nhờ có sự đầu tư lớn nên hàng năm cơ quan đều mua một số cơ sở dữ liệu từ nước ngoài: Chemical abtrast, Dialog Odisc Pascal... Bên cạnh đó cũng có những cơ sở dữ liệu do chính Trung tâm Thông tin-Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia xây dựng: Kết quả nghiên cứu, DETAI, STD,BOOK... Tất cả nguồn cơ sở dữ liệu quý giá này luôn được cập nhật để cung cấp một cách đầy đủ thông tin đến từng độc giả. Trong đó cũng có những cơ sở dữ liệu không chỉ hàm chứa lượng thông tin khoa học công nghệ mà còn giúp người dùng tin khai thác, tìm hiểu nguồn thông tin kinh tế. Gồm có:
Cơ sở dữ liệu sách: Với 1946 biểu ghi
Cơ sở dữ liệu tạo chí: 28 biểu ghi
Cơ sở dữ liệu tiếng nước ngoài: 19 biểu ghi
Cơ sở dữ liệu Proquest lưu hơn 700 tên tạp chí hàng đầu thế giới, với tốc độ cập nhật 1500 bài tạp chí kinh tế/ ngày của trên 100 nước. Nguồn thông tin kinh tế ở cơ sở dữ liệu này rất phong phú và có độ chính xác cao: AACE International Transaction, ASEAN Economic Bulletin, ASHRAE Journal... PROQUEST là cơ sở dữ liệu về kinh tế Trung tâm Thông tin-Tư liệu Khoa học Công nghệ Quốc gia liên kết với nước ngoài để truy cập.
Cơ sở dữ liệu EBSCO: cung cấp các cơ sở dữ liệu thư mục, toàn văn được xây dựng một cách đầy đủ nhất trên toàn thế giới. EBSCO dẫn đầu thế giới trong việc cung cấp các thông tin khoa học và công nghệ nổi bật, thông tin trong các lĩnh vực về sinh học, hoá học, y học, kinh tế,. trên thế giới. Hiện nay, cơ sở dữ liệu này có hơn 282.000 tiêu đề khác nhau với khoảng 1800 đầu tên tạp chí bao gồm các bản in và điện tử được kết nối trên 60 nhà xuất bản. Thông tin kinh tế từ EBSCO được cung cấp nhanh, đầy đủ và chính xác nhất. Hơn 3650 bản tin thương mại, trong đó 300 bản tin kinh tế được truy cập từ năm 1922. Nguồn thông tin hồi cố này rất có giá trị. Để từ đó các nhà quản lý, lãnh đạo kinh tế đánh giá quá trình phát riển kinh tế thế giới cũng như đúc rút kinh nghiệm cho đất nước mình.
Cơ sở dữ liệu trực tuyến SCIENCEDIRECT: là cơ sở dữ liệu tạp chí khoa học của nhà xuất bản Elsevier được tung ra thị trường vào năm 1999 và ngày nay đã trở thành một trong những cơ sở dữ liệu trực tuyến toàn văn lớn nhất thế giới cung cấp các tài liệu khoa học, kỹ thuật và y học. ScienceDirect là nguồn thông tin thiết yếu của hàng triệu nhà khoa học trên thế giới.
ScienceDirect bao quát toàn văn trên 1800 tạp chí hàng đầu thế giới, trên 4 triệu bài và trên 59 triệu bản tóm tắt thuộc mọi lĩnh vực khoa học. Trong đó, Trong đó kinh doanh, khoa học kinh tế... cũng được cơ sở dữ liệu này bao quát chiếm khoảng 20% trong tổng số các tạp chí hàng đầu thế giới.
Cơ sở dữ liệu ABI/INFORM là cơ sở dữ liệu điện tử toàn văn thuộc lĩnh vực quản trị kinh doanh cho phép truy cập trực tiếp thông tin toàn văn của trên 700 tên tạp chí hàng đầu thế giới, 55708 tên tài liệu về kinh tế, 75 bài báo và 402 bài về thông tin kinh tế.
Cơ sở dữ liệu PASCAL: là cơ sở dữ liệu đa ngành của Pháp về khoa học và công nghệ, được cập nhật từ năm 1987, do Viện Thông tin Khoa học Kỹ thuật thuộc Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Pháp sản xuất. Cơ sở dữ liệu này bao quát khoảng 450.000 biểu ghi mới mỗi năm với 14 triệu biểu ghi, theo 5.000 chủ đề từng kỳ và được cập nhật hàng ngày. Trong đó tài liệu kinh tế có 55.638 biểu ghi
2.3.2.4 Tài liệu xám
Bên cạnh các tài liệu công bố, Trung tâm Thông tin-Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia còn lưu trữ một số lượng khá lớn tài liệu không công bố hay còn gọi là “ tài liệu xám”. Loại tài liệu này có ý nghĩa quan trọng: nội dung thông tin vô cùng quý giá và không thể có được qua các tài liệu công bố. Nó là trợ giúp đắc lực cho các nhà quản lý, nghiên cứu khoa học tiết kiệm thời gian, kinh phí.
Nguồn tài liệu này khá đa dạng và phong phú, phản ánh những kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, bao gồm:
+ Các tài liệu hội nghị, hội thảo, chuyên đề khoa học.
+ Các báo cáo tổng kết đề tài, nghiệm thu đề tài khoa học.
+ Các kết quả nghiên cứu khoa học của các chương trình, đề tài, đề án,dự án.
+ Các luận văn tiến sĩ, thạc sĩ.
Dù được ghi lại dưới hình thức này hay hình thức khác thì các kết quả nghiên cứu đều là sản phẩm của quá trình đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ. Sản phẩm của khoa học là một trong những nguồn thông tin quan trọng không những đối với nghiên cứu khoa học triển khai công nghệ mà còn đối với công tác đào tạo, thiết kế các công trình lớn, quy hoạch phát triển vùng, lãnh thổ và phạm vi lớn hơn nữa. Các kết quả này được công bố dưới nhiều dạng tài liệu khác nhau như: Các bái báo, tạp chí, tuyển tập, kỷ yếu. Nhưng không phải tất cả đều được công bố rộng rãi. Cho đến bây giờ tổng số tài liệu xám trong kho kết quả nghiên cứu có hơn 11.500 tài liệu, nguồn tài liệu kinh tế chiếm 20%. Nguồn tài liệu xám này cũng được Trung tâm tổ chức phục vụ rộng rãi bạn đọc trong cả nước với phương châm phổ biến kiến thức khoa học cho mọi người nhất là tầng lớp tri thức, khoa học. Hàng năm có trên dưới 200 đề tài được đăng ký và bảo quản ở Trung tâm. Tuy nhiên số lượng bạn đọc chưa nhiều nên vấn đề khai thác và cập nhật những thông tin kinh tế còn rất hạn chế, mà chủ yếu là cán bộ ở Viện kinh tế( ước tính 10-15%/năm).
Bảng 6: Số lượng bạn đọc tài liệu kinh tế tại kho nghiên cứu kết quả khoa học tại Trung tâm TTTLKH&CNQG.
Năm
Tổng số bạn đọc
Bạn đọc tài liệu kinh tế
1994
70
8
1995
271
10
1996
145
3
1997
181
6
1998
250
6
1999
190
5
2000
157
11
2001
124
8
2002
183
5
2003
189
17
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do bạn đọc chưa biết nhiều về sự có mặt và phương thức phục vụ của kho tài liệu xám này. Nên vấn đề khai thác kho tài liệu xám chưa ở mức tối ưu.
Nguồn vốn tài liệu về kinh tế nói riêng, về khoa học công nghệ nói chung là do các nhà nghiên cứu khoa học trong nước cung cấp. Số lượng tuy không nhiều nhưng đây chính là nguồn tài liệu có giá trị cần xây dựng chính sách bảo vệ tốt nhất.
2.3.2.5 Tổng luận, tổng quan
Đây là loại tài liệu cần có sự đầu tư, tổng hợp và phân tích kỹ lưỡng những thông tin bên ngoài. Điều này nó đòi hỏi người biên soạn phải có trình độ nghiệp vụ vững vàng cũng như chuyên môn giỏi. Tổng quan, tổng luận được viết từ năm 1987. Nguồn thông tin chủ yếu lấy ra để biên soạn tổng luận, tổng quan hầu như lấy từ nước ngoài thông qua mạng Internet hoặc có thể tham khảo tài liệu ở thư viện của Trung tâm.
Đối tượng phục vụ chủ yếu của dạng tài liệu này chính là những nhà cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp vi mô, vĩ mô mà họ trực tiếp ra quyết định hoặc là những người nghiên cứu, chuyên gia khoa học công nghệ. Cho nên, tổng luận, tổng quan bao quát toàn bộ tình hình kinh tế trong nước và thế giới. Từ đó dự báo về phát triển kinh tế, khoa học công nghệ của các nước, khối nước, khu vực. Trung tâm Thông tin-Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia còn xây dựng bản tin tổng luận với trên 20 tên tài liệu từ các nước. ở đây, nguồn thông tin kinh tế rất được chú trọng nhất là tổng luận khoa học kỹ thuật kinh tế để phục vụ cho cán bộ lãnh đạo, quản lý trung ương trong việc soạn thảo các kế hoạch, xây dựng đường lối chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia. Tổng luận về kinh tế chiếm gần 50%, được cập nhật 3-6 tháng/lần. nguồn tin có thể lấy từ thư viện, nước ngoài hoặc trên mạng để đảm bảo tính mới cho các tài liệu kinh tế.
2.3.2.6. Tài liệu điện tử
Thật là thiếu sót nếu ta không kể đến loại hình này. ấn phẩm điện tử bao gồm: bản tin điện tử, tạp chí tóm tắt. Nó đã góp phần làm phong phú cho nguồn tin của Trung tâm – cơ quan luôn đứng ở vị trí tiên phong trong cả nước về hoạt động thông tin-thư viện khoa học và công nghệ. Trong số các bản tin điện tử đó, bản tin kinh tế cũng được chú trọng xây dựng. Chúng ta có thể truy cập được thông qua mạng Vista-mạng do chính cơ quan tạo lập để kết nối với người dùng tin ở bên ngoài. Bản tin này phản ánh mọi mặt về kinh tế trong và ngoài nước với tần suất xuất hiện 1tuần/1số. Những năm đầu thế kỷ 21 này, bản tin điện tử được đánh giá cao cả về nôi dung và phương thức phục vụ. Nó là tiền đề để các nhà khoa học, phân tích kinh tế nghiên cứu.
Bảng 7: Bảng so sánh bản tin kinh tế so với các bản tin điện tử khác
Tên bản
tin
Năm
KH kỹ thuật-kinh tế
Infortera
Môi trường và phát triển bền vững
Tri thức và phát triển
Nông thôn đổi mới
Báo khoa học và kỹ thuật
1999
14
14
14
14
14
14
2001
52
4
24
36
52
48
2002
51
2
24
51
52
51
2003
51
4
24
52
53
50
2004
15
1
7
17
16
14
Tóm lại, bằng nhiều hình thức tồn tại khác nhau của tài liệu, thông tin kinh tế được Trung tâm TTTTLKH & CNQG chú trọng phát triển có chất lượng để đáp ứng tốt cho nhu cầu tin của người dùng tin .
2.4 Đánh giá hiệu quả phục vụ nguồn tin kinh tế cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Trung tâm Thông tin-Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Mấy năm trở lại đây, nền kinh tế nước ta đã có nhiều khởi sắc. Mức độ tăng trưởng không những ổn định mà còn cao so với khu vực trong khi một số nước khác đang trong tình trạng khủng hoảng. Đó không chỉ hoàn toàn dựa vào định hướng chiến lược của Đảng và nhà nước ta mà còn có sự tham gia đắc lực của nguồn tin kinh tế. Nhờ các thông tin kinh tế mà ta mới có thể vận hành nền kinh tế đất nước đến như vậy.
Nếu như phát triển thông tin khoa học và công nghệ là điều cốt lõi thì phát triển nguồn tin kinh tế là việc làm không thể thiếu. Qua nghiên cứu nguồn tin kinh tế tại Trung tâm Thông tin-Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia, chúng ta có thể thấy tổng quát những thế mạnh
Nguồn tin kinh tế đuợc tổ chúc theo một cơ cấu tương đối ổn định. Các tài liệu này phục vụ cho những nhà lãnh đạo, quản lí, các nhà doanh nghiệp và cả cho những người sản xuất trong tất cả lĩnh vực kinh tế.
Nguồn tin kinh tế đa dạng, phong phú có sự chuyên biệt phân từng lĩnh vực giúp người dùng tin tiếp cận sâu đến các vấn đề cụ thể của kinh tế-xã hội.
Bảng 8: Bảng so sánh một số loại hình tài liệu kinh tế ở Trung tâm TTTLKH & CNQG.
Loại hình
Sách
Tạp chí
Cơ sở dữ liệu
Tài liệu xám
Số lượng
1985
2153
59668
2300
Như vậy người dùng tin không chỉ có thể tìm kiếm thông tin về kinh tế mà mình quan tâm trên sách, tạp chí mà họ có thể truy cập ngay vào các cơ sở dữ liệu chỉ bằng một vài thao tác đơn giản. Ngoài ra các tài liệu ở đây cũng được phân theo từng chuyên ngành sâu.
Chính nhờ sự phong phú cả về nội dung lẫn hình thức của nguồn tin kinh tế mà số lượng bạn đọc đến Trung tâm ngày càng nhiều. Tại đây, người dùng tin sẽ tiếp cận đến tùng nhóm chuyên ngành trong lĩnh vực kinh tế mình quan tâm. Điều này càng khẳng định sự phát triển cũng như chỗ đứng của Trung tâm TTTLKH & CNQG trong lòng người dùng tin hiện nay.
Nguồn lực thông tin kinh tế được cập nhật và bổ sung thường xuyên đảm bảo tính mới cho thông tin. Hàng năm số lượng các sách, báo, tạp chí được đặt mua từ nước ngoài có chiều hướng gia tăng trong tất cả lĩnh vực. Nhất là nguồn cơ sở dữ liệu.Trung tâm luôn có chính sách mở rộng và phát triển các cơ sở dữ liệu này.Bởi vì trong xu thế tin học hóa toàn cầu như hiện nay, việc nâng cấp các cơ sở dữ liệu cũng như cập nhật thông tin hàng ngày sẽ là nhân tố hàng đầu để phục vụ người dùng tin được tốt hơn và làm giàu nguồn tin kinh tế ở Trung tâm.
Nguồn tin kinh tế được cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác đã giúp tăng hiệu lực quản lý của Trung tâm, giúp cho các cấp quản lý ra quyết định phản ứng kịp thời với những biến động của nền kinh tế thị trường, góp phần tăng đáng kể hiệu quả các hoạt động cho từng cấp quản lý ứng phó được trước những tác động từ bên ngoài nền kinh tế góp phần vào sự phát triển ổn định của các bộ phận cũng như toàn bộ nền kinh tế nước ta những năm qua.
Việc áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin kinh tế cũng như quá trình tin học hóa công tác thông tin-thư viện đã làm giảm quá trình phục vụ của cán bộ thông tin-thư viện, giúp cho việc tìm tin của bạn đọc diễn ra nhanh hơn. áp dụng phần mềm CDS/ISIS của UNESCO để xây dụng, quản trị và khai thác các cơ sở dữ liệu tư liệu của mình và mạng VISTA của Trung tâm đã góp phần thúc đẩy việc chia sẻ nguồn lực thông tin nói chung, nguồn lực thông tin kinh tế nói riêng.
Hợp tác cùng với các cơ quan thông tin trong và ngoài nước đã làm cho số lượng nguồn tin kinh tế ở Trung tâm TTTLKH&CNQG tăng cả số lượng và chất lượng. Điều này sễ giúp cho người dùng tin không chỉ có cái nhìn tổng quát về kinh tế đất nước mà còn hội nhập với nền kinh tế thế giới góp phần phục vụ cho sự phát triển kinh tế-xã hội trong nước.
Hoạt động thông tin của Trung tâm nói chung, thông tin kinh tế nói riêng trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập so với yêu thông tin to lớn của nền kinh tế hàng hóa, của thị trường trong nước và trên thế giới, của sự phát triển vũ bão của khoa học công nghệ thế giới.
Nguồn kinh phí để có sự bổ sung, phát triển nguồn tin kinh tế còn hạn chế do chưa có sự quan tâm nhiều của nhà nước. Vì vậy, nguồn lực thông tin nói chung và nguồn lực kinh tế nói riêng ở Trung tâm TTTLKH&CNQG tuy có tăng song không đáng kể. Nhất là việc mua một số cơ sở dữ liệu từ nước ngoài vẫn còn hạn chế nên tạo ra sự thiếu hệ thống trong cả kho tư liệu. Số lượng đầu tên sách, tạp chí ngày càng giảm.
Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung tâm TTTLKH &CNQG với các cơ quan thông tin kinh tế trong và ngoài nước đã làm cho quá trình tiếp nhận-xử lý và cung cấp thông tin kinh tế chưa đạt hiệu quả lớn gây tốn kém, lãng phí và trùng lặp nên việc đáp úng nhu cầu thông tin phục vụ cho phát triển và quản lý kinh tế ở các địa phương còn ở mức hạn chế làm giảm khả năng đáng kể khả năng và hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta.
Cán bộ chuyên ngành kinh tế còn thiếu trong Trung tâm TTTLKH&CNQG so với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước hiện nay. Các cán bộ thông tin ở đây chưa phát huy hết năng lực, số lượng cán bộ có trình độ am hiểu sâu sắc, có kỹ năng phân tích và tổng hợp thông tin kinh tế còn hạn chế.
Chuyên gia thông tin ít nên việc sử dụng trang thiết bị hiện đại: máy vi tính, máy đọc vi phim... chưa thực sự có hiệu quả. Từ đó, làm cho công tác triển khai các mạng diện rộng, mạng VISTA, sử dụng phần mềm quản trị bị ảnh hưởng gây khó khăn cho người dùng tin khi truy cập vào nguồn tin nói chung. Do đó, vấn đề bảo vệ nguồn tin ở ngưỡng an toàn thông tin quốc gia cũng là mối quan tâm hàng đầu trong việc phát triển lẫn khai thác và sử dụng thông tin ở thời đại ngày nay.
Với những hạn chế trên, nguồn tin kinh tế tại Trung tâm TTTLKH&CNQG chưa đáp ứng được hết nhu cầu thông tin của người dùng tin, đòi hỏi phải có những đổi mới và chính sách phát triển phù hợp nguồn tin này ở những năm tiếp theo để chúng ngày càng phục vụ tốt hơn cho bạn đọc cả nước.
Chương 3
Một số giải pháp phát triển và hoàn thiện nguồn tin kinh tế của Trung tâm Thông tin-Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Việc phân bố nguồn tin kinh tế có hiệu quả là yêu cầu cơ bản của sự phát triển kinh tế. Sự phát triển kinh tế phải tạo điều kiện cho thông tin được lưu thông tự do, tạo môi trường thuận lợi để khai thác các nguồn thông tin còn tiềm ẩn. Ngoài ra, sự phát triển ấy phải có tác động tích cực đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tin tạo cơ sở vật chất cho khai thác nguồn thông tin tiềm năng.
Vì vậy, nguồn lực thông tin kinh tế tại Trung tâm Thông tin-Tư liệu Khoa học và Công nghệ góp phần không nhỏ trong việc hoàn thiện nguồn thông tin quốc gia. Và đây cũng là nguồn tin chủ đạo tạo nên hệ thống thông tin kinh tế hoàn chỉnh, có vai trò to lớn nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật. Nhận thức chung trong xã hội về tầm quan trọng của thông tin kinh tế đã trở nên sâu sắc và đầy đủ hơn. Không một cá nhân nào trong quá trình nâng cao đời sống cho mình lại không cần đến lượng thông tin về kinh tế nhất định. Nguồn thông tin này là nguồn vật vô hình mà thiếu nó nền kinh tế xã hội bị ùn tắc và gián đoạn. Do đó, việc phát triển và hoàn thiện nguồn lực thông tin kinh tế là điều quan tâm lớn không chỉ dừng laị ở cấp toàn cầu, toàn quốc mà ngay cả tại Trung tâm Tông tin-Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia vấn đề này cũng được coi trọng. Bởi nó góp phần thúc đẩy nguồn lực thông tin khoa học công nghệ phát triển; làm cho quá trình chuyển giao công nghệ nhanh hơn.
Xây dựng nâng cao số lượng, chất lượng và hoàn thiện nguồn lực thông tin kinh tế tại Trung tâm- cơ quan đầu ngành của cả nước là yêu cầu rất cấp bách của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hôm nay. Để làm được điều đó, theo tôi cần có một số giải pháp sau đây:
3.1 Đẩy mạnh công tác bổ sung thông tin kinh tế
Công tác bổ sung không chỉ dừng lại ở mức độ quan tâm đến từng loại hình tài liệu mà còn có cả nội dung bên trong đó. Có tài liệu mà nội dung của nó chứa lượng thông tin kinh tế mang tính cấp bách và có tài liệu bạn đọc sử dụng thường xuyên đó sẽ là những tài liệu mà chúng ta cần có chính sách bổ sung hợp lý. Để từ đó, chúng ta có định hướng phát triển mở rộng nguồn thông tin kinh tế phù hợp với nhu cầu tin của người dùng tin và sự phát triển của xã hội.
Đặc biệt trữ lượng loại hình thông tin kinh tế lớn, đa dạng nếu chúng ta không có chính sách bổ sung, phân bổ hợp lý rất dễ dẫn đến tình trạng phát triển không đồng bộ, đồng nhất, thiếu cân đối giữa chúng trong hệ thống thông tin chung. Thời đại ngày nay, người dùng tin không chỉ cập nhật thông tin qua sách báo mà còn qua các cơ sở dữ liệu, qua mạng.
Phát triển thông tin thư viện trong điều kiện một nước đang phát triển còn nghèo, giá xuất bản phẩm trên thế giới ngày một tăng, không thể không tính đến việc phối hợp bổ sung. Quyết định 178/CP của Hội đồng Chính phủ "Về công tác thư viện " đã nhấn mạnh đến việc phải thực hiện phối hợp hoạt động giữa các thư viện, trong đó có việc phối hợp bổ sung. Và chỉ thị 95/CP của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về các công tác thông tin khoa học và công nghệ cũng nhấn mạnh việc phải tổ chức bổ sung sao cho "phù hợp với định hướng phục vụ, tránh trùng lặp, lãng phí.". Bởi vậy, bổ sung tài liệu cần phải đi đôi với việc phân bổ, phát triển cân đối giữa từng loại hình thông tin kinh tế để tránh tình trạng trùng lặp, thiếu thông tin hoặc thông tin chưa chính xác và làm tăng số lượng tài liệu mới.
Việc bổ sung tài liệu kinh tế đuợc thực hiện theo nhiều nguồn và không chỉ dựa vào một nguồn, mỗi nguồn bổ sung đều có những điểm mạnh, điểm yếu của nó. Vì vậy vấn đề bổ sung theo diện liên kết mạng, chia sẻ nguồn lực, trao đổi thông tin, sao nhân bản phải được xem xét, tiến hành với những văn bản, quy chế và các biện pháp cụ thể để sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí hàng năm. Tuy nhiên, đây là vấn đề liên quan đến nhiều thư viện, mỗi thư viện, cơ quan thông tin còn có chức năng và nhiệm vụ riêng của mình nên khó có thể đi đến một quy định chung. Vì vậy, cách tiếp cận thích hợp nhất trong điều kiện hiện nay là phối hợp, hợp tác trên một quan niệm về vốn tài liệu được phản ánh trong các cơ sở dữ liệu của từng đơn vị, nhưng có thể truy cập rộng rãi thông qua máy tính và được khai thác thông qua việc cho mượn tài liệu giũa các thư viện và cơ quan thông tin, hoặc thông qua hình thức sao chụp.
3.2 Cụ thể hoá hướng phát triển nguồn lực thông tin kinh tế
Thông tin kinh tế chỉ là một dạng thông tin cơ bản nhưng ở từng môi trường nó lại có những thông tin cụ thể hơn dựa theo nhu cầu của cộng đồng trong môi trường đó. Và như vậy, để có sự phát triển đầy đủ hơn nữa về thông tin kinh tế, Trung tâm Thông tin-Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia cần có kế hoạch đưa thông tin kinh tế tới từng vùng, từng địa phương, từng cá nhân nhằm cung cấp đầy đủ và tiện lợi nhất thông tin và dịch vụ thông tin phục vụ nhu câù kinh doanh cũng như nhu cầu quản lý kinh tế.
Đối với cấp lãnh đạo, quản lý kinh tế: Cần chú trọng thông tin mang tính chất chuyên môn hoá cao, đa dạng hoá thông tin: thông tin công nghệ, thông tin thương mại, thông tin văn hóa-xã hội, thông tin kinh tế phục vụ cho các cơ quan quản lý kinh tế.
Đối với nhà doanh nghiệp: Thông tin đi sâu vào việc hỗ trợ trực tiếp cho việc thay đổi phương thức hoạt động kinh tế, cung cấp các thông tin về sản phẩm, giá cả, thị trường và dự báo đầu tư để các doanh nghiệp nhận diện được rủi ro về chính sách và kinh doanh liên quan tới mình làm ảnh hưởng tới lợi ích kinh doanh cũng như chiến lược cạnh tranh.
Đối với người sản xuất: Truyền tải những thông tin có tác dụng tuyên truyền, phổ biến kiến thức và tiến bộ khoa học kỹ thuật dưới những hình thức phù hợp với trình độ, tập quán người dùng tin. Cần phối hợp chặt chẽ giữa thông tin khoa học công nghệ với các ngành khác: nông nghiệp, ngư nghiệp... để tạo ra sức mạnh, hiệu quả sử dụng nguồn lực thông tin kinh tế. Bên cạnh đó, còn chú trọng phát triển các thông tin hướng vào việc hỗ trợ trực tiếp cho việc thay đổi cơ cấu kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng các hoạt động kinh tế trên cơ sở khai thác tối ưu tiềm năng của địa phương để người sản xuất có biện pháp phát triển kinh tế-xã hội từ chỗ phát triển kinh tế hộ gia đình.
3.3 Tăng cường ngân sách nhà nước và kinh phí của Trung tâm Thông tin-Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia cho kế hoạch phát triển nguồn lực thông tin kinh tế.
Cần có kế hoạch phát triển nguồn lực thông tin kinh tế dựa trên ngân sách nhà nước và kinh phí của Trung tâm trong những năm trước mắt cũng như lâu dài để có phương án phát triển hợp lý phù hợp với xu thế chung của đất nước, khu vực và thế giới; phù hợp với khả năng, trình độ của Trung tâm.
Hàng năm với nguồn kinh phí đầu tư cho sự phát triển tài liệu kinh tế của Trung tâm rất hạn hẹp (khoảng 500triệu) thì việc nâng cao chất lượng, số lượng nguồn thông tin kinh tế là đáng kể. Do đó, kế hoạch phân bổ kinh phí để phát triển tài liệu vẫn là vấn đề quan tâm hàng đầu sao cho hiện tại và cả tương lai nguồn lực thông tin kinh tế ở Trung tâm không chỉ đủ về số lượng mà còn cao về chất lượng.
Tăng cường đa dạng hoá các thông tin kinh tế: thông tin công nghệ, thông tin thương mại, thông tin trong nước, thông tin quốc tế, thông tin kế hoạch, thông tin thống kê, kế toán bảo đảm thông tin chính xác, kịp thời, đúng đối tượng cần tin.
3.4 Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thông tin:
Thông tin ngày càng là món ăn tri thức hàng ngày không thể thiếu được đối với hoạt động sống còn của các nhà lãnh đạo, quản lý, các tổ chức sản xuất, kinh doanh, các nhà khoa học-kỹ thuật... Những dịch vụ phân tích tổng hợp tạo ra nhiều thông tin mơi có chất lượng cao đòi hỏi một đội ngũ cán bộ thông tin trình độ phù hợp, tinh thông nghề nghiệp lẫn chuyên môn.
Trong đội ngũ cán bộ thông tin thư viện hiện nay, hiện tượng đa dạng hóa ngành nghề thông tin thư viện đang diễn ra. Kèm theo nó là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ thông tin còn hạn chế. Mặt khác, cũng như các ngành khác, cán bộ thông tin thư viện ở bất kỳ vị trí nào cũng trưởng thành dần trong quá trình công tác thực tế, làm chủ từng khâu kỹ thuật hay xử lý. Trong điều kiện hiện nay, khi mà các khâu kỹ thuật phần lớn đã được tự động hóa, số hóa thì nổi bật lên là những nhu cầu về chuyên gia có trình độ cao về tổ chức quản trị thông tin, về phần mềm máy tính và đặc biệt là về xử lý, phân tích tổng hợp thông tin, tạo nên sản phẩm mới. Các chuyên gia này đóng một vai trò chủ chốt trong các Trung tâm Thông tin-Tư liệu, các bộ, ngành, địa phương nhất là ở những tổ chức sản xuất, kinh doanh. Họ cần trở thành cố vấn đắc lực cho lãnh đạo.
Tăng cường hợp tác quốc tế để có thêm những nguồn lực thông tin kinh tế đầy đủ, chính xác, để cán bộ thông tin tại Trung tâm Thông tin-Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia có thêm kinh nghiệm học hỏi nhằm nâng cao trình độ xử lý thông tin kinh tế đáp ứng nhu cầu tin ngày càng cao của người dùng tin.
3.5 Tăng cường hợp tác quốc tế
Trong những điều kiện mới, chúng ta cần phải phát triển nguồn tin kinh tế như một thể thống nhất. Không chỉ thông tin kinh tế mà cả thông tin khoa học-kỹ thuật, chính trị-xã hội, sinh thái. Đó là các loại thông tin cần cho công tác quản lí nền kinh tế quốc dân. Vậy để giải quyết nhiệm vụ này, hướng chính cần xúc tiến hợp tác trong và ngoài nước giữa các cơ quan thông tin-thư viện. ở đây, không phải là sự liên kết về tổ chức hay bất kỳ mặt nào. thực chất của hợp tác là một tập hợp hữu hạn các thông tin ban đầu lấy ra nhiều nhất thông tin hữu ích để giải quyết đồng bộ các nhiệm vụ quản lý và nâng cao việc sử dụng đồng bộ dữ liệu của cả hệ thống thông tin.
Tăng cường hợp tác quốc tế sẽ giúp cho nguồn tin kinh tế phản ánh kịp thời những biến động trong nền kinh tế-xã hội, tạo môi trường thuận lợi để phục vụ người dùng tin, đồng thời làm giàu và tăng tính đầyđủ, chính xác cho nguồn tin từ bên trong cơ quan. Song mục đích lớn nhất trong việc tăng cường mối quan hệ hợp tác này sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan thông tin-thư viện chia sẻ nguồn lực kinh tế cho nhau, tránh lãng phí, giúp người cán bộ có thêm kinh nghiệm học hỏi nhằm nâng cao trình độ xử lý thông tin đáp ứng nhu cầu tin ngày càng cao của người dùng tin.
Tuy nhiên, việc ứng dụng ngày càng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào hoạt động thông tin, cũng như việc ứng dụng các hệ thóng thông tin liên lạc mở, kết nối các hệ thống thông tin quốc gia với các hệ thống thông tin quốc tế trong vấn đề hợp tác quốc tế làm tăng nguy cơ đối với an ninh thông tin đối với mỗi quốc gia. Trong số các đe dọa đối với an ninh thông tin trong thời đại hiện nay, thì đe dọa đối với an ninh thông tin kinh tế là lớn nhất. Bởi nó tác động rất lớn đối với hoạt động thông tin của từng cơ quan và cả sự phát triển kinh tế-xã hội của một quốc gia làm cho lợi ích cá nhân không được đảm bảo. Do đó, trong quá trình hợp tác, cơ quan thông tin-thư viện cần có một quan điểm về chính sách thông tin rõ ràng mà trong đó cần đưa ra các biện pháp đảm bảo an ninh thông tin kinh tế cụ thể. Cụ thể:
+ Các cơ quan phải thực hiện chương trình về xây dựng và sử dụng chung nguồn thông tin.
+ Nâng cao trình độ hiểu biết về tin học cho cán bộ thông tin cũng như cho người dân.
+ Phát triển cơ sở hạ tầng không gian thông tin của cơ quan cũng như của quốc gia.
+ Bảo vệ chống nguy cơ chiến tranh thông tin.
+ Chế tạo các thiết bị công nghệ thông tin an toàn, thiết lập hệ thống thông tin liên lạc chuyên dụng.
Việc hợp tác giữa các cơ quan thông tin-thư viện cả trong và ngoài nước là điều kiện thuận lợi để phát triển các nguồn tin nói chung và nguồn thông tin kinh tế nói riêng tại Trung tâm. Nhưng hợp tác trên cơ sở đảm bảo “ngưỡng an toàn thông tin” hợp lý phục vụ cho quá trình phát triển đi lên của nền kinh tế-xã hội.
3.6. Tin học hoá tài liệu
Trong điều kiện toàn cầu hoá các quá trình kinh tế-xã hội, công nghệ thông tin trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng đến sự phát triển của thế kỷ 21, thúc đẩy con người và xã hội sử dụng tri thức, mở ra những cơ hội to lớn để đạt các mục tiêu tương hỗ lẫn nhau đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, hoà bình và ổn định toàn cầu. Đó là một điều kiện tất yếu khi nhan loại đang bước sang kỷ nguyên văn minh trí tuệ cũng như văn minh tin học, mà thời đại đang cío nhứng biến động kinh tế chính trị lớn. Từ những năm 70, nền kinh tế cổ điển dựa trên những nguồn lực vật chất bắt đầu chuyển sang một nền kinh tế mới dựa trên quyền lực thông tin và tri thức, đây là những nguồn tài nguyên phi vật chất đang dẫn tới một xã hội thông tin như ngày nay. Bối cảnh này đã tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực hoạt động xã hội, môi trường kinh tế và công nghệ, trong đó có hoạt động thông tin-thư viện. Nếu như trước đây, ngành thư viện phát triển ở một thời gian dài hàng trăm năm với những tài liệu và cả việc phục vụ mang tính truyền thống thì những năm nay, ngành này có những bước nhảy vọt đáp ứng các yêu cầu mới của nghiên cứu, sản xuất, quản lý, thị trường Sự ra đời và phổ cập nhanh chóng các loại máy vi tính ngày càng tinh xảo kết hợp với những thành tựu về công nghệ viễn thông đã làm thay đổi sâu sắc hoạt động thông tin cũng như việc đa dạng hoá nguồn tài liệu. Hơn nữa, mạng thông tin điện tử và mạng Internet đang thúc đẩy quá trình lưu thông thông tin nhanh chóng gíp cho việc trao đổi chuyển giao và chia sẻ thông tin trực tiếp với nhau được thuận lợi. Do vậy, Trung tâm cần có một hình thức mới về tổ chức quản trị thông tin sao cho phù hợp mà tin học hoá tài liệu là một yếu tố hàng đầu. Nó tạo điều kiện giúp cho bạn đọc không phải đến Trung tâm ngồi hàng giờ để mượn tài liệu mà họ có thể truy cập trực tiếp vào các cơ sở dữ liệu của Trung tâm thông qua hệ thống quản lý tư liệu tự động, qua mạng điện tử và Internet. Nhất là đối với nguồn tài liệu về kinh tế-biến đổi nhanh chóng, việc tin học hoá tài liệu là điều đáng quan tâm.
Bên cạnh đó,Trung tâm Thông tin-Tư liệu Khoa học và công nghệ Quốc gia có trữ lượng tài liệu về kinh tế khá lớn. Nhưng để bạn đọc trong và ngoài nước biết, khai thác nguồn tài liệu này một cách tối ưu, chúng ta cần đưa tất cả nguồn lực thông tin kinh tế vào cơ sở dữ liệu và hoà mạng. Như vậy, quá trình trao đổi thông tin với các cơ quan thông tin khác trong và ngoài nước được thuận tiện, nhanh chóng góp phần chia sẻ nguồn thông tin kinh tế, phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ở thời kỳ mở cửa.
Có thể nói trong thời đại ngày nay, thông tin của chúng ta chưa được hiệu quả là do có qáu nhiều tin, chứ không phải do thiếu tin. Sự tiến bộ đến chóng mặt của các phương tiện thông tin, của vi điện tử và hệ thống viễn thông đã cho phép thu thập, xử lý, lưu giữ, tạo điều kiện để tiếp cận với khối lượng thông tin khổng lồ. Vấn đề đặt ra là cần khai thác một cách đầy đủ những thông tin cần thiết cho các nhà quản lý kinh tế. Không phải là vấn đề nắm bắt thật nhiều và thật nhanh thông tin kinh tế, mà còn là vấn đề phải tự khắc phục tình trạng “chìm trong thông tin”, nhưng đói về kiến thức, chỉ riêng lĩnh vực cung-cầu trong sản xuất và kinh doanh nói chung, người ta đã phải có những hiểu biết tối thiểu, chính xác về thông tin đến mức nào. Đây là một quá trình đặc biệt phức tạp, đòi hỏi phải có thời gian để thích ứng và kiểm nghiệm.
Phần 3 Kết luận
Trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, thông tin đang ngày càng trở thành một nguồn lực quan trọng cơ bản cho sự phát triển. Yêu cầu phát triển và quản lý nền kinh tế hàng hoá trong cơ chế thị trường, mở cửa với nước ngoài đang đặt ra những đòi hỏi cao hơn rất nhiều đối với những gì mà các cơ quan thông tin nước ta đã và đang đáp ứng.
Vì vậy, vấn đề hoàn thiện cũng như phát triển nguồn lực thông tin kinh tế tại mỗi cơ quan thông tin-thư viện là điều cần quan tâm và mất nhiều thời gian, công sức. Bên cạnh sự đi lên của khoa học và công nghệ chúng ta cũng cần phải có sự tăng trưởng về mặt kinh tế; đó mới đáp ứng những đòi hỏi mà xã hội đang đặt ra. Nhu cầu tăng trưởng kinh tế, tránh tụt hậu đã là mục đích để nguồn lực thông tin kinh tế tại Trung tâm Thông tin-Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia khẳng định vai trò của mình trong việc góp phần đẩy nhanh đời sống xã hội.
Mặc dù có những hạn chế nhất định song không ai có thể phủ nhận tính tích cực của nguồn lực thông tin kinh tế này ở thời đại ngày nay. Do đó, Đảng và nhà nước ta cần có những định hướng, chính sách cụ thể về tăng cường công tác thông tin kinh tế để nguồn lực thông tin kinh tế thực sự trở thành điểm nút đầu tiên cho vấn đề phát triển nguồn lực thông tin ở các cơ quan thông tin cơ sở, góp phần: “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2010 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.” mà văn kiện Đại hội Đảng lần 9 đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Từ việc nghiên cứu nguồn tin kinh tế tại trung tâm TTTL&KHCN quốc gia, em mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau:
Trung tâm cần có chính sách sung và phát triển nguồn tin kinh tế thích hợp, tạo tiền đề cho hoạt động thông tin kinh tế phát triển dựa trên nguồn ngân sách hợp lý.
Tạo mới và đa dạng hoá các sản phẩm thông tin kinh tế, từ đó quảng cáo, giới thiệu các sản phẩm cho khách hàng:
Xuất bản các catalog giới thiệu nguồn tin kinh tế trong và ngoài nước tại Trung tâm
Danh mục các xuất bản quan trọng về thông tin kinh tế trong năm những loại thông tin mà người dùng tin có thể mua được.
Chuẩn hóa và thống nhất hệ thống phân loại các thông tin kinh tế tại trung tâm làm cơ sở cho việc thực hiện chuyên môn hoá, nâng cao chất lượng thông tin kinh tế và hợp tác với các với c°
Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện tại song song với việc đào tạo đội ngũ cán bộ về kiến thức chuyên ngành kinh tế và tin học để đáp ứng đòi hỏi của xã hội hiện đại.
Trao đổi, hợp tác nước ngoài về thông tin. Nhưng cần chú ý bảo đảm an ninh thông tin kinh tế.
Danh mục tài liệu tham khảo
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX.-H: CTQG, 2001.-352 tr.
Thông tin học/ Đoàn Phan Tân.-H:ĐHQG, 2001.-337 tr.
Khoa học và Công nghệ Việt Nam 1996-2000/ Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.-H: BKHCN_MT, 2001.- 178 tr.
Xây dựng thị trường thông tin từ quan điểm phân bố nguồn lực/ Vương Vĩ, Lưu Đan// Tạp chí Thông tin-Tư liệu, 2000, số 1.- Tr 22-25.
Thông tin thương mại phục vụ chuyển giao và đầu tư công nghệ/ Lương Mai Em// Báo cáo hội nghị Khoa học Công nghệ.- H:Trung tâm thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, 2002.
Vai trò của thông tin kinh tế trong việc khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường/ Đường Vĩnh Sường// Kỷ yếu đề tài khoa học cấp bộ.- H: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2000.
Thông tin kinh tế thương mại/ Vũ Văn Nhật (Tập đề cương bài giảng).
Nguồn tin khoa học công nghệ/ Trần Hữu Huỳnh (Tập đề cương bài giảng).x
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0229.doc