Có ý nghĩa sâu sắc trong nền kinh tế hàng hoá . Gửi tiền tiết kiệm cũng là hình thức “ Tiền đẻ ra tiền “ và có sinh lời nên nhà nước đã nhiều lần thay đối lãi suất huy động để thu hút tiền ngoài lưu thông, giải quyết cơ bản nạn thiếu vốn và tiền mặt cung ứng cho nền kinh tế . Sự thành đạt trong việc tạo lập nguồn vốn đã góp phần cứu nền tài chính Quốc Gia không bị khủng hoảng, đẩy lùi lạm phát từ 774.7% (1986) xuống còn 3.5% (1997) , giữ vững sức mua của đồng tiền nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng vơí tốc độ tăng trưởng GDP từ 6% (1991) lên 9% (1997) . Những năm gần đây nguồn vốn huy động tăng chậm hơn các năm trước đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng vốn đầu tư cho lền kinh tế theo hướng CNH- HĐH đất nước . Vấn đề đặt ra là phải nhìn thẳng vào sự thật để tìm nguyên nhân trong chiến lược huy động vốn nhất là vốn trung và dài hạn nhằm tránh tình trạng là ngân hàng thừa vốn ( ngắn hạn) không biết đầu tư vào đâu, trong khi các doanh nghiệp thiếu vốn ( dài hạn ) để đầu tư mở rộng sản xuất thì không biết hỏi ai mà vay .
Như vậy, vốn là nguyên liệu “ Đầu vào” là hoạt động thường xuyên liên tục của hệ thống NHTM. Muốn hoạt động tốt thì hệ thống ngân hành phải có nguyên liệu mà “Tiền là thứ nguyên liệu chính để tạo ra sản phẩm của ngân hàng, một thứ nguyên liệu độc tôn không thể thay thế ” . Do đó , để đảm bảo cho ngân hàng thực hiện tốt các nghiệp vụ của mình là nghiệp vụ Nợ, nghiệp vụ Có và nghiệp vụ trung gian thì các ngân hàng phải tìm cách nhằm huy động vốn một cách có hiệu quả .
26 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nguồn vốn kinh doanh và vấn đề tao lập vốn kinh doanh của Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời nói đầu
Vốn là chìa khoá của mọi quá trình phát triển kinh tế xã hội, nguần vón là nguyên liệu “ đầu vào”, là hoạt động thường xuyên liên tục của hệ thống NHTM. Các NH chỉ có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh một khi ngân hàng thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ huy động vốn của mình .
Một nền kinh tế vận hành và phát triển đều phải dựa trên cơ sở các yếu tố sản xuất bao gồm : Lao động, vốn, đất đai. Ngoài ra là công nghệ và quản lý, trong đó vốn là một yếu tố cực kỳ quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội . Vốn ở đây bao gồm : Tiền tệ, vật tư, kỹ thuật , tri thức khoa học... Nhưng trong cơ chế thị trường các quan hệ kinh tế được tiền tệ hoá thì tiền tệ thực sự trở thành nguần vốn quan trọng nhất, bao trùm nhất và linh hoạt nhất .
Đối với nước ta, để đưa đất nước vượt qua tình trạng một nước nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng và an ninh, tạo điều kiện để cho đất nước phát triển nhanh hơn vào đầu thế kỷ XXI, thúc đẩy sự phát triển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá lại càng cần có một khối lượng vốn lớn .
Mặt khác, với tình hình kinh tế nước ta đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu á làm cho hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài đang gặp khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế đang có dấu hiệu chững lại thì việc tăng cường khai thác nội lực từ bên trong là một giải pháp hết sức cần thiết và cấp bách để tiếp tục giữ vững được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đã đạt được trong nhiều năm qua .
Từ thực tế nền kinh tế nước ta và sự quan trọng và cần thiết của nguồn vốn đối với qúa trình phát triển kinh tế của đất nước mà em đã chọn đề tài này . Em hy vọng khi nghiên cứu xong đề tài này, em xẽ rút ra được nhiều bài học bổ ích tạo điều kiện để em hiểu sâu hơn được vấn đề . Trong quá trình nghiên cứu do trình độ có hạn nên em xin được nêu lên những vấn đề cơ bản, phần nào còn thiếu sót em mong thầy chỉ bảo thêm .
em xin chân thành cảm ơn thầy nhiều .
phần I . Nguồn vốn và vấn đề huy động vốn của NHTM Việt Nam hiện nay :
Vài nét về Ngân Hàng Thương Mại :
Ngân Hàng Thương Mại (Commercial Bank ) là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng . Vì vậy, nó liên quan đến tất cả các ngành, các mặt của đời sốnga kinh tế xã hội . Do vậy Ngân Hàng Thương Mại có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội . Hiệu quả kinh doang của NHTM đạt được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của các Doanh Nghiệp vay vốn ngân hàng . Ngân hàng không trực tiếp sinh ra lợi nhuận mà thông qua các doanh nghiệp bằng hình thức “ Giá của quyền sử dụng vốn” mà giá ( lãi suất ) ở đây được thu đủ và đều đặn nếu doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả . Ngược lại, nếu doanh nghiệp bị thua lỗ thì ngân hàng sẽ không thu được lãi mà vốn cũng có nguy cơ hao hụt . Như vậy hiệu quả tài sản có của ngân hàng sẽ không đạt được theo ý muốn. Đứng trên góc độ tín dụng đó là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội . Hoạt động của NHTM dựa trên các nghiệp vụ :
Nghiệp vụ nợ
Nghiệp vụ có
Nghiệp vụ trung gian
Trong đó nghiệp vụ nợ giữ vai trò rất quan trọng phục vụ cho Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước.
Tầm quan trọng của nguồn vốn và vấn đề đòi hỏi về vốn NH:
Vốn NH là số tiền nhờ đó những tài sản có của một NH vượt quá những tài sản nợ của nó . Vốn NH được NH giữ như là một cái đệm phòng ngừa sự sụt mạnh tạm thời giá trị cả những tài sản có, nếu không có cái đệm ấy thì có thể khiến NH này vỡ nợ và không kinh doanh được nữa .
Ví dụ : vốn của NH là 10% tài sản có của nó, thì khi NH trải qua các vụ vỡ nợ đối với những món tiền cho vay của nó làm cho giá trị tài sản có của nó giảm đi 5% thì NH này vẫn có khả năng duy trì kinh doanh . Một NH cũng duy trì vốn NH để làm yên lòng các khách hàng vay tiền và những người gửi tiền rằng nó khó có thể vỡ nợ . Như vậy, NH này có thể thu được nhiều vón hơn từ những người gửi tiền và thực hiện được nhiều nghiệp vụ cho vay hơn .
Tuy nhiên, một NH không muốn duy trì quá nhiều vốn : ví dụ nếu một NH thu được một khoản lợi nhuận ròng 1000000$ đối với tổng tài sản có của nó 100000000$ và có vồn NH bằng 10% tài sản có của nó ( 10000000$ ) khi đó các cổ đông của nó sẽ thu được lời tức 10% đối với vốn cổ phần ( 1000000$/ 10000000$=10%) . Cũng với thu nhập này, nếu vốn NH là 5% tổng tài sản có của nó ( 5 triệu USD) thì lợi tức trên cổ phần là 20% . Những người quản lý NH phải cân nhắc giữa phí tổn của việc có một cái đệm nhỏ hơn về vốn NH này đổi lại các lời tức cao hơn của vốn cổ phần mà NH nhận được khi vốn NH nhỏ hơn . Mặc dầu một NH muốn duy một số Vốn NH nào đó, nó sẽ không muốn duy trì nhiều đến mức nó phải duy trì bởi vì nó không phải gánh chịu toàn bộ phí tổn khi nó vỡ nợ . Sự mong uốn của các cơ quan điều hành ngăn ngừa các vụ vỡ nợ NH đã dẫn đến việc các cơ quan này định rõ các đòi hỏi tối thieẻu đối với vốn NH . Số vốn NH tối thiểu hiện nay được quy định là 3% tổng tài sản Có của NH ( Đối với những NH mạnh nhất ) nhưng là 6% đối với những NH khác . ở Mỹ, vốn NH tối thiểu đã được định rõ bằng một tỷ lệ % cố định trên tổng tài sản có của NH . Cơ quan kiểm tra tiền đã đưa thêm một đòi hỏi bổ sung về vồn trên cơ sở rủi ro . Các tiêu chuẩn vốn tối thiểu được gắn với những hoạt động ngoài bản quyết toán của NH .
I. Bàn về nguồn vốn cuả NHTM Việt Nam :
Muốn kinh doanh thì phải có vốn . Để giải quyết vấn đề này chúng ta cần thực hiện bằng cách phát triển và mở rộng các loại thị trường như : Thị trường đối hoái, thị trường liên ngân hàng, thị trường chứng khoáng nhằm tăng khả năng huy động vốn cho các ngân hàng thương mại . Hệ thống NHTM cổ phần ở nước ta hiện nay chưa đủ mạnh, thời gian kinh nghiệm hoạt động chưa nhiều, nguồn vốn hoạt động phần nhiều dựa vào vốn huy động tiết kiệm của dân cư phải trả lãi cao là chủ yếu do đó thời gian tới có thẻ gặp nhiều khó khăn trng công tác huy động vốn nhất là những vụ rò rỉ thông tin gần đây về những sai phạm trong hoạt động tín dụng bảo lãnh của một vài NHTM cổ phần càng chưa thể giải toả mối hoài nghi của công chúng về thực trạng tài chính của hệ thống này .
1. Thực trạng huy động vốn trong những năm qua :
Trong những năm qua công tác huy động vốn của NHTM còn đơn điệu và kém hiệu quả, chưa có tác dụng thúc đẩy kinh doanh cuả NH :
Đơn điệu ở chỗ : chỉ có loại tiền gửi không kỳ hạn và loại tiền gưỉ có kỳ hạn đối với các đơn vị tổ chức kinh tế và dân cư chủ yếu là nội tệ : Việt Nam Đồng . Những năm qua lãi suất của loại tiền gửi này đều cao hơn lãi suất cho vay. Từ tháng 6-1992 đến nay mới chuyển sang cơ chế lãi suất dương, tuy nhiên lãi suất chưa linh hoạt nên chưa khuyến khích được khách hàng gửi nhiều tiền vào ngân hàng .
Về mặt cơ cấu nguần vốn : Tiền gửi tiết kiệm chiếm 50-60% ( những năm trước đấy chiếm 70-80% ) trong khi đó tiền gửi của các tổ chức kinh tế chỉ chiếm tỉ trọng 30-40% nên đã tạo ra sự khó khăn trong kinh doanh, thậm chí kinh doanh bị lỗ . Nhiều chi nhánh NH không dám huy động tiền gửi tiết kiệm vì sợ bị lỗ .
Do tình trạng như vậy nên nguồn vốn của NHTM không đủ đáp ứng với nhu cầu của người vay . Thời gian gần đây các NHTM có những hình thức huy động mới để thu hút thêm nhiều tền nhàn rỗi từ các dơn vị tổ chức kinh tế và dân cư .
2. Các hình thức huy động tiền gửi:
a. Các hình thức huy động tiền gửi của dân cư :
Theo điều tra ban đầu của các nghành chức năng, cách đây 5 năm vốn trong dân cư khoảng 100.000 tỷ đồng, gần đây một số chuyên gia kinh tế cho rằng vốn nhàn rối trong dân cư còn lớn hơn nhiều, có thể gấp 2 lần nhưng chưa có chính sách “ bùng nổ” nên kết quả đưa lại chưa cao . Khi các NHTMQD hoặc kho bạc Nhà nước nâng lãi suất thì vốn huy động được lại nâng lên nhưng vẫn là tiền gửi ngắn hạn còn tiền gửi dài hạn đang ở phía trước vì người có tiền đang chờ lãi suất cao hơn so với lãi suất hiện hành . Vừa qua NHĐT& PT Việt Nam đã phát hành trái phiếu 1, 2, 3 và 5 năm chỉ trongvòng 25 ngày đã thu hút 1000 tỷ đồng bình quân một ngày huy động 40 tỷ đồng . Trong đó 45% thời hạn 1 năm và 55% thời hạn từ 2 năm đến 5 năm. Điều này cho thấy tiến nhàn rỗi trong dân cư còn nhiều, cần có biện pháp hữu hiệu thu hút nguồn vốn này . Từ cuối năm 1992 các NHTM đã phát hành kỳ phiếu NH có mục đích với lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm nhằm hấp dẫn người gửi do đó đã thu hút đựơc nguồn vốn lớn . Mặt khác, huy động tiền gửi tiết kiệm, xây dựng nhà ở, đây là loại tiết kiệm nhằm giúp đỡ người dân sớm có nhà để rút ngắn thời gian chờ đợi đủ vốn, góp phần thực hiện chính sách về nhà ở của Đảng và Nhà nước .Do vậy cũng đã khuyến khích được phần nào người dân gửi tiền vào NH .
Theo số liệu thống kê, tình hình huy động và cho vay vốn của các NHTM thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua như sau :
Bảng tổng hợp huy động và cho vay của các NHTM thành phố Đà Nẵng đến 31/7/2000 :
Đơn vị tính : tỷ đồng
1/1/1997
31/7/2000
tăng giảm
NHQD
NHCP
NHQD
NHCP
1. Nguồn vốn
1297
172
2203
411
1145
* Tiền gửi tổ chức kinh tế
* Tiền gửi tiết kiệm dân cư
757
540
42
130
844
1359
149
262
194
951
2. Sư dụng vốn
1978
338
2497
387
568
* Dư nợ ngắn hạn
* Dự nợ trung và dài hạn
* Nợ quá hạn và nợ khoanh
1305
673
91
295
43
7
1794
703
237
307
80
13
507
67
152
Từ bảng trên ta thấy nguồn vốn kỳ sau có tăng hơn so với kỳ trước đặc biệt là tiền gửi dân cư , nhưng cơ cấu các nguồn tạo lập vẫn chưa có sự cân đối cần thiết . Quan trọng hơn cả chính là sự tăng trưởng các loại nguồn vốn chưa thật sự đáp ứng được như mong đợi so với khả năng của nó . Nguyên nhân dễ nhận thấy nhất là chúng ta chưa có một mức lãi suất và hình thức huy động thật sự hấp dẫn để đủ thách thức và khơi dậy sự “khát khao tiền lời” trong nhân dân. Một mặt các NHTM chưa thực sự quan tâm đúng mức đến các lĩnh vực tiếp thị, tuyên truyền, khuyến mại, mở rộng mạng lưới, tạo nhiều tiện ích cần thiết...nên có một số người dân còn e ngại khi đến ngân hàng .
b. Các hình thức huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế :
Hiện nay có hai loại tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn, do lãi suất tiền gửi có kỳ hạn thấp nên các đơn vị kinh tế không quan tâm đến việc gửi tiền . Một số đơn vị dùng tiền nhàn rỗi của mình cho các đơn vị vay với lãi suất cao hơn lãi suất gửi vào ngân hàng . Có những chi nhánh NH 100% tiền gửi của các đơn vị kinh tế thuộc loại không kỳ hạn. Thực tế của nhiều NHTM hiện nay nếu lãi suất đầu vào của tiền gửi cao hơn lãi suất quy định NH vẫn có thể kinh doanh có lãi vì lãi suất bình quân đầu ra cao hơn nhiều hơn so với lãi suất bình quân đầu vào. Trong điều kiện như vậy, một số NHTM đã có những bàn bạc với đơn vị, tổ chức kinh tế để ký hợp đồng gửi tiền vào tài khoản tiền gửi có kỳ hạn và NH trả lãi xuất cao hơn lãi suất hiện hành trong điều kiện NH đảm bảo kinh doanh có lãi .
Ví dụ : lãi xuất tiền gửi có kỳ hạn 3 tháng theo quy định là 0.8%/ tháng, NH ký hợp đồng với đơn vị trả lãi suất từ 1-2%/tháng trong khi đó lãi suất cho vay bình quân là 2%/ tháng .
Tại chi nhánh NHCT Hải Phòng đến cuối 1992 số dư tài khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 65250 triệu đồng, trong đó chỉ có 5500 triệu đồng là số dư tiền gửi có kỳ hạn . Năm 1993 cân đối giữa đầu vào và đầu ra, NHCT Hải Phòng thực hiện biện pháp trên ký hợp đồng với một số đơn vị kinh tế . Đến cuối năm 1993 tổng số dư tiền gưỉ của các tổ chức kinh tế là 89100 triệu đồng trong đó số dư tiền gửi có kỳ hạn là 32600 triệu đồng và đến 31/3/1994 tổng số dư tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng lên là 112650 triệu đồng, trong đó số dư tiền gửi có kỳ hạn là 49530 triệu đồng.
Biện pháp này chỉ áp dụng đối với các đơn vị kinh tế có doanh thu lớn và mang tính tạm thời trước mắt .
Cũng từ bảng tổng kết của NHTM Đà Nẵng ta thấy : nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế tuy có tăng nhưng mức tăng trong gần 3 năm là chưa tương xứng và số tuyệt đối hiện có cũng không sao so với tiềm năng sẵn có . Nguyên nhân là hầu hết các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu vẫn dựa vào vốn vay từ NH . Vốn tích luỹ chẳng được là bao và chỉ tập trung vào một số ít doanh nghiệp làm ăn có lãi như : Bưu điện, Điện lực... mặt khác, NHTM cũng chưa có phương sách hiệu quả hoặc việc triển khai các kế hoạch thu hút tiề gửi nhàn rỗi từ doanh nghiệp còn mang tính chiếu lệ, cầm chừng, chất lượng dịch vụ có cải thiện nhưng chưa đấp ứng được các yêu cầu thanh toán.
3.Hình thành và phát triển một số hình thức huy động vốn :
Như trên đã nêu, huy động vốn là một hoạt động chủ yếu của NHTM . Do đó cần có những hình thức thích hợp để huy động, chẳng hạn :
1. Công tác huy động vốn của NHTM phải luôn luôn sống động, phù hợp với từng hoàn cảnh và điều kiện cụ thể . Người “ bán vốn” là các tổ chức kinh tế và dân cư ( kể cả tổ chức và cá nhân nước ngoài ), người “ mua vốn” là các NHTM, cùng có lợi thông qua giá cả là lãi suất ngân hàng trả cho người bán .
2. Tiếp tục phát triển, mở rộng các loại tài khoản tiền gửi cổ truyền đã và đang thực hiện và mở rộng thêm các loại tiền gửi khác, bao gồm :
2.1. Tài khoản séc :
Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, thủ tục như tiền gửi tiết kiệm . Thay việc cấp một quyển sổ gửi tiền, ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng một tập séc . Khi chi tiền, khách hàng xé một tờ trong tập séc và điền vào các khoảng trống , các chi tiết về số tiền và người thụ hưởng . Hình thức tiền gửi séc này có lợi cho người gửi nên sẽ hấp dẫn đối với họ vì :
Tài khoản này có thể chuyển đổi thành 100% tiền mặt bất cứ lúc nào
An toàn, không sợ mất cắp, mất trộm .
Muốn chi bao nhiều thì phát séc đúng với số tiền đó .
Thu được khoản tiền lãi
Có thể trả tiền bằng séc cho các nơi xa (chỉ cần viết thư kèm theo séc )
Nếu ngân hàng tăng cường quản lý tiền mặt thì có nhiều khoản chi buộc phải thanh toán bằng séc .
Do đó, mọi người dân và các doanh nghiệp đều mở tài khoản séc tại các ngân hàng và gửi hầu hết tiền mặt của mình vào đó . Vì vậy , ngân hàng sẽ thu được khối lượng vốn lớn mà trả lãi suất thấp
2.2. Tài khoản vãng lai : Đây cũng là một tài khoản séc dùng cho các tổ chức kinh tế nhưng nó khác với tài khoản séc ở chỗ ngân hàng và tổ chức kinh tế đồng ý thoả thuận với nhau về cách tính vãng lai của tài khoản . Tài khoản séc không có tính vãng lai, khách gưỉ tiền phải có số dư “ Có “ và chỉ được rút tiền trong phạm vi số dư đó . Nếu phát hành quá số dư đó là vi phạm về nguyên tắc quản lý, sẽ bị sử lý tuỳ theo mức độ vi phạm . Trong tài khoản vãng lai, tổ chức kinh tế có thể có số dư “Có” nhưng cũng có thể chi vượt quá số dư đó . Số vượt quá này được đôi bên ấn định đến một ngạch tối đa nào đó đôi bên đều có lợi : Thu được bao nhiêu tiền, tổ chức kinh tế đều nộp hết vào ngân hàng để giảm số tiền thiếu phải chịu lãi . Trong trường hợp cần tiền tổ chức kinh tế phát hành séc đến ngạch tối đa mà ngân hàng cho phép . Tài khoản vãng lai có hai đặc điểm chủ yếu là : Ngân hàng và đơn vị thoả thuận tính vãng lai, tài khoản có thể có số dư “ Có” , có thể có số dư “ Nợ “ . Số dư “ Nợ” được quy định đến một hạn ngạch tối đa, quá hạn ngạch này các séc của đơn vị sẽ coi là vi phạm phát hành quá số dư . Các khoản thu vào tài khoản vãng lai phải rõ ràng như : Tiền mặt, séc chứ không phải là hàng hoá, nhà cửa hay của cải khác .
Lãi suất trong tài khoản vãng lai gồm lãi suất mà đơn vị phải trả cho ngân hàng ( nếu tài khoản có số dư Nợ ) và lãi suất ngân hàng trả cho đơn vị ( nếu tài khoản có số dư Có ) . Như vậy, tài khoản vãng lai là một thủ tục vừa gửi tiền vừa vay tiền rất có lợi cho doanh nghiệp cũng như cho ngân hàng . Một NHTM chỉ cần có một số doanh nghiệp lớn ký tài khoản vãng lai cộng với việc huy động bằng các hình thức khác là có thể có đủ nguồn vốn để kinh doanh có lãi .
2.3. Để các tài khoản tiền gửi hoạt động nhanh chóng, tiện lợi cần phải đổi mới công nghệ ngân hàng, tiếp cận nhanh, mạnh với kinh tế hiện đại , từng bước quốc tế hoá hoạt động ngân hàng .
Công nghệ ngân hàng không chỉ máy móc đơn thuần mà trước tiên là cơ chế thanh toán trong nội bộ các ngân hàng giữa các chi nhánh trong một NHTM, giữa các NHTM và NHNN . Đồng thời sử dụng tin học để thực hiện quản lý mặt nghiệp vụ trong đó có quản lý kế toán và thanh toán . Bên cạnh đó, cách điều hành và sử dụng nguồn vốn như thế nào cũng có tác dụng mạnh đến việc tăng hay giảm nguồn vốn tùy các tài khoản tiền gửi .
Nguồn vốn hình thành để cho vay trung, dài hạn của NHTM:
Vốn để NHTM cho vay trung và dài hạn hiện nay hình thành từ một số nghành chủ yếu sau :
Từ vốn tự có của các NHTM, TCTD
từ vốn huy động của các thành phần kinh tế
Từ vốn của Bộ Tài Chính chuyển sang
Từ vốn nước ngoài
Đối với nguồn vốn tự có của NHTM :
Vốn tự có là một trong những nguồn hình thành để các NHTM cho vay trung và dài hạn . Đây là nguồn vốn ổn định và an toàn nhất nhưng lại quá nhỏ bé so với nhu cầu vay vốn của toàn bộ nền kinh tế .
Năm 1996, thống đốc NHNN đã quyết định nâng mức vốn pháp định của các NHTMQD là : NHN0& PTNT là 2200 tỷ đồng, các NHTMQD khác là 1000 tỷ . Trong nghị định 82/1998/NĐ-CP ngày 3/10/1998 của Chính Phủ cũng đã xác định mức vốn này cho các NHQD, còn các NHTM cổ phần vốn pháp định cao nhất cũng chỉ ở mức 70 tỷ đồng . Như vậy so với nhu cầu vốn để phát triển nền kinh tế hiện nay thì vốn tự có của các NHTM chỉ cung ứng được khoảng 1% . Nhưng đây là con số danh nghĩa, thực tế tỉ lệ này thấp hơn nhiều vì cho đến nay các NHTMQD vẫn chưa được ngân sách cấp đủ vốn hoạt đọng như quy định và vốn tự có của các NH đâu phải chỉ tập trung cho toàn bộ trung và dài hạn mà còn phải đảm bảo các chức năng hoạt động khác của NH, trong đó riêng việc mua sắm tài sản cố định đã có thể chiếm tối đa mức cho phép là 50% mức vốn tự có .
Cũng có những giải pháp được nêu để các NHTM có thể tăng nguồn vốn tự có như :
Chuyển đủ phần lợi nhuận vào vốn tự có sau khi đã trích lập các quỹ . Một giải pháp khác là phải đánh giá lại tài sản thực có của các NHTM vì giá trị này rất lớn . Chỉ tính một NHTM quốc doanh ở TP Hồ Chí Minh đã có hàng chục chi nhánh, giá trị tài sản một chi nhánh cũng đến mấy chục tỷ đồng . Tuy nhiên, Chính Phủ cũng cần xem xét lại vốn pháp định của loại hình kinh doanh này để nâng nó lên một mức tương ứng, đồng thời tăng cường uy tín và tạo điều kiện thuận lợi cho NHTM hoạt động nhất là trong lĩnh vực tín dụng .
Nguồn vốn huy động :
Việc sử dụng vốn huy động đúng chức năng, mục đích sẽ đảm bảo an toàn cho NH trong thanh toán . Nhưng tỷ trọng vốn huy động trung và dài hạn trong tổng nguồn vốn huy động trong các NHTM rất thấp . Số liệu các năm qua ( từ năm 1995-1998 ) cho thấy tỉ trọng này ở các NHTMQD chỉ chiếm tối đa trên dưới 10% tổng vốn huy động và có những NHTM không có chủ trương huy động vốn trung và dài hạn . Vì vậy, nếu chỉ đơn thuần sử dụng nguồn huy động trung, dài hạn để cho vay trung, dài hạn thì doanh số cho vay là rất thấp . Nhận thấy bức xúc này nên Thống Đốc NHN0 đã có chỉ thị số 12/CT/ NH1 cho phép các NHTM sử dụng 20% vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn . Điều đó chứng tỏ đã có sự vận dụng linh hoạt giữa vốn huy động ngắn hạn và trung, dài hạn . Tuy nhiên, việc vận dụng này phải hết sức cẩn thận, không được tuỳ tiện nâng tỷ trọng sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn để đảm bảo tính thanh khoản của NH .
Có một số giải pháp cho nguồn vốn này là :
* Tạo sự an tâm đối với người gửi tiền :
ở hầu hết các nước Châu Âu đều có quy định bảo đảm tiền gửi như ở Đức và các nước Bắc Âu mức bảo đảm là 30.000$ . ở Pháp là 80.000$, ở Việt Nam các NHTM bắt đầu chú ý đến độ an toàn bằng cách mua bảo hiểm tiền gửi nhưng chưa phổ biến và chua có những quy địng công khai về số tiền được bảo đảm .
* Định mức lãi suất tiền gửi trung và dài hạn hợp lý để kích thích dân cư
Ngoài rủi ro lớn nhất mà khách hàng lo sợ là ngân hàng phá sản thì với mức lãi suất thấp sẽ không bù đắp được sự mất giá của khoản tiền gửi nhất là khi gửi dài hạn . Vì vậy, lãi suất huy động phải lớn hơn tỉ lệ lạm phát và lãi suất tiền gửi trung, dài hạn lớn hơn ngắn hạn . Do đó cần có sự cân đối giữa lãi suất tiền gửi ngắn hạn và lãi suất tiền gửi trung, dài hạn để tạo một khoảng cách thiết thực giữa hai loại lãi suất này .
* Các NHTM nên có chủ trương huy động vốn trung, dài hạn thường xuyên, liên tục
Để tăng nhanh doanh số huy động trung, dài hạn các NHTM cần có chủ trương và đa dạng háo các laọi hình huy động với mức lãi suất phù hợp . Bên cạnh đó cần thiết nập một thị trường trái phiếu dài hạn linh hoạt . Các NHTM cần chiết khấu, mua lại hoặc bán lại các trái phiếu dài hạn cho dân cư.
Nguồn vốn từ Bộ Tài Chính chuyển sang :
Hàng năm, các địa phương đựoc phân bổ một số vốn trung, dài hạn cho các công trình phục vụ các mục tiêu quốc kế dân sinh . Nguồn vốn này sẽ được Bộ Tài Chính và Quỹ Hỗ Trợ Đầu Tư chuyển sang NHĐT hoặc các NHTMQD khác để cho các đối tượng này vay với lãi suất ưu đãi . Hoặc có những dự án thuộc danh mục chính phủ chỉ định nhưng NH sẽ đầu tư toàn bộ. Các dự án này cũng được vay trung, dài hạn với mức lãi suất ưu đãi, Bộ Tài Chính sẽ chuyển tiền đễ cấp bù phần chênh lệch giưã lãi suất cho vay trung, dài hạn của NH là lãi suất ưu đãi để NH không bị lỗ trong kinh doanh. Nguồn vốn của NH từ Bộ Tài Chính chuyển sang sẽ góp phần đáng kể để tăng cường doanh số cho vay trung, dài hạn nhưng nó vẫn còn nhược điểm là rót chậm.
Vốn nước ngoài :
* Vốn uỷ thác tài trợ phát triển :
Nguồn vốn này rất đa dạng, phong phú với đặc điểm là lãi suất thấp và thời gian trả nợ dài ( 30-40 năm ) . Trong đó nguồn vốn ODA to lớn và quan trọng nhất, đây là nguồn tài trợ phát triển chính thức của hơn 20 quốc gia trên thế giới giúp Việt Nam từ 1993 . Thường vốn tài trợ gồm 3 khoản : một khoản tài trợ không hoàn lại, một khoản cho vay lãi suất thấp ( 0.75-1.5%/ năm ) và một thời gian ngắn hạn ( thời gian từ lúc vay đến lúc bắt đầu trả nợ lãi suất coi như bằng 0 ) . Nhưng đại lý sẽ trộn 3 khoản trên để có một lãi suất hoà đồng cộng với phí của NH để cho các DN vay lại .
* Nguồn vốn vay ở nước ngoài :
Các NHTM Việt Nam hiện có quan hệ đại lý và thanh toán rộng rãi với các NH thế giới nên nghiệp vụ này tiến hành rất thuận lợi . Lãi suất vay sẽ là lãi suất trên thị trường tiền tệ thế giới ( 6.3-6.5%/ năm ) . Nhưng cần bàn về nguồn vốn này : Khi vay thì các NHTM và các DN Việt Nam phải chấp hành một hạn mức tín dụng do nước ngoài quy định . Hạn mức này phải được Chính Phủ hoặc NHN0 Việt Nam bảo lãnh, Theo NĐ90/CP thìmức bảo lãnh vay vốn nước ngoài cho một tổ chức tín dụng không quá 6 lần vốn tự có của tổ chức đó nhưng hạn mức trên phải trừ đi số dư nợ chưa trả đến thời điểm vay mới .
* Ngay hạn mức tín dụng được cấp: các NHTM Việt Nam vẫn chưa sử dụng hết để cho vay lại ( Sử dụng 60-70% ) vì theo yêu cầu của nước ngoài và quy định trong nước, NHN0 Việt Nam phải kiểm soát, quản lý các khoản này vì vậy các hồ sơ vay đều phải qua NHN0 Việt Nam xét duyệt . Đây chính là khâu gây ách tắc vì thời gian duyệt rất lâu ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất kinh doanh của khách hàng làm họ nản lòng huỷ bỏ các hợp đồng xin vay dug lãi suất rất hấp dẫn .
phần II. Hai mặt của vấn đề huy động vốn trong nước và vay nợ nước ngoài :
Hai mặt của vấn đề tạo vốn là huy động vốn trong nước và vay vốn nước ngoài . Mỗi hình thức đi vay đều chứa đựng nội dung bên trong của nó, không phân tích và dự báo những gì xảy ra vốn có của nền kinh tế thị trường thì tất yếu sẽ gặp khó khăn . Chúng ta biết rằng vốn nội tại có đặc thù riêng mà vốn vay nước ngoài không thể có được là sự ổn định, thường xuyên và bền vững, chi phí ít mà không để lại hậu quả . Phát huy cao độ khả năng nội tại trong nền kinh tế phải bắt nguồn người dân, vay trong dân và nâng cao thu nhập cho dân bằng chính sách lãi suất kích thích lợi ích vật chất lãi suất đúng đắn thì việc huy động vốn nội tại sẽ “ bùng nổ” . Các NHTM, TCTD có trách nhiệm tạo nập vốn ngắn hạn để cung ứng cho các thành phần kinh tế theo cung cầu vốn trên thị trường . Đã là NH thì không thể thiếu vốn được, nếu hiện tượng này xảy ra thì các NH mất khả năng thanh toán và có nguy cơ phá sản . Huy động vốn ngắn hạn 3 tháng, 6 tháng, 1 năm không thể cho vay trung, dài hạn 2,3 hoặc 5 năm bởi vì nó cũng là một yếu tố dẫn đến nợ quá hạn gia tăng của các NHTM . Trong xã hội, người có tiền,có vàng đang còn “cất giữ” nằm rải rác khắp mọi nơi nếu huy động được thì vững chắc, ổn định, bền vững và tất nhiên không có hiệu quả . Khi nền kinh tế phát triển cao theo cơ chế thị trường, trình độ dân trí đã được nâng lên tạo cho con người làm việc gì cũng tính toán để sinh lời . Tâm lý người có tiền vẫn “say” gửi thời hạn ngắn vì một lệ thường tình là lãi suất huy động của NHTM, Kho bạc NN thay đổi lãi luôn, nếu gửi dài hạn thì có lãi suất thấp khi có lãi suất cao thì thiệt thòi, trả lãi trước, nhiều người dùng thẻ tiết kiệm, kỳ phiếu ở các NHTM khác sắp đến hạn làm thế chấp để vay rồi gửi vào NHĐT&PTcó lãi suất cao. Trong đời sống đời thường, lãi suất huy động cao có sức hút hấp dẫn đối với người có tiền nên trong chỉ 25 ngày NHĐT&PT phát hành kỳ phiếu đã thu hút trên 1000 tỷ đồng . Trong chính sách huy động vốn cũng cần phải linh hoạt tháo gỡ khó khăn cho người gửi có biến cố trong cuộc sống thì họ cần được rút trước thơì hạn thì cũng nên trả lãi theo số ngày đã gửi . Làm được như vậy thì việc huy động vốn nội tại sẽ chắc chắn thu hút đựoc 70-80% số vốn đang còn trôi nổi ngoài xã hội vào quỹ đạo của nền kinh tế và có nhiều lợi ích .
Một số nước trong khu vực trước đây được mệnh danh là “ Những con rồng Châu á” thì đến nay những con rồng đó đang “ quằn quại “ trong cơn khủng hoảng tiền tệ . Vay nước ngoài là cần thiết không riêng gì Việt Nam, nước giầu cũng đi vay không riêng gì nước nghèo, chậm phát triển song phải tính toán hậu quả kinh tế chứ không phải vay tràn lan, tuỳ tiện .
Vốn vay nước ngoài lãi suất thấp khoảng 8%/ năm nhưng suy cho cùng tốn kém vô hình lại nhiều hơn như phí thẩm định, khảo sát, thăm dò, hội thảo, chuyên gia...vốn vay nước ngoài không bền vững nhưng thiếu nó thì không xong . Trong sự nghiệp phát triển kinh tế và xây dựng đất nước theo hướng CNH - HĐH, thiếu nguồn vốn này là bế tắc và làm chậm tốc độ phát triển của cả một quá trình .
Như vậy, nếu nguồn vốn huy động trong nước ngày cành nhiều tỉ lệ vay nước ngoài giảm đi một cách hợp lý là tiết kiệm ngoại tệ cho nước nhà . Theo số liệu công bố gần đây thì đến cuối năm 1997 nợ nước ngoài là 10.153 triệu USD với lãi suất vay 8%/ năm thì số lãi trả bằng ngoại tệ không phải là nhỏ trên 812 triệu USD . Nếu như vốn vay nước ngoài giảm đi, vốn nội lực tăng nên thì số tiền lãi ngoại tệ phải giảm đi như vậy có tốt hơn không .
Phần III. Biện pháp:
Góp phần làm rõ nguyên nhân thừa vốn trong các NHTM hiện nay
Quý 2 năm 1996 , NHNN đã nới rộng han mức tín dụng (HMTD) và không áp dụng HMTD đối với cho vay thu mua lương thực, mua hàng xuất khẩu nhưng các NHTM vẫn không có khả năng tiêu thụ hết vốn. Nhiều ngân hàng chỉ sử dụng 60-70% số vốn nội tệ, ngoại tệ đã huy động được. Điều gì đã khiến các NHTM không khai thông được đầu ra? Có tiếp cận với các doanh nghiệp mới thấy được tâm tư người vay có nhiều uẩn khúc.
Nhu cầu bức xúc hiện nay của các doanh nghiệp không phải là vốn ngắn hạn mà là vốn trung, dài hạn để thay thế những máy móc, thiết bị đã lạc hậu, đổi mới công nghệ phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Yêu cầu này các NHTM không đáp ứng được vì họ không có đủ nguồn vốn tương ứng. Họ không dám mạo hiểm sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn vượt quá tỉ lệ cho phép.
Điều kiện vay vốn của các NHTM đặt ra quá khe khắt, trong khi hành lang pháp lý còn thiếu và chưa đồng bộ. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không dễ gì lập được một bộ hồ sơ vay có tài sản thế chấp theo đúng yêu cầu của ngân hàng để được vay vốn trong nước hoặc ngân hàng bảo lãnh vay vốn nước ngoài .
Loại trừ những trường hợp lừa đảo, trong thực tế , số doang nghiệp làm ăn thua lỗ không sòng phẳng trong quan hệ tín dụng có chiều hướng phát triển . Nợ qúa hạn gia tăng, khó thu hồi . Trong điều kiện ấy, các doanh nghiệp chủ trương xiết nợ . Có giám đốc NHTM phát biểu “ Thà cho vay ít mà chắc, còn hơn cho vay nhiều mà lúc nào cũng nơm nớp lo sợ rủi ro” .
Lãi suất cho vay tuy đã giảm nhưng so với tỉ suất lợi nhuận xí nghiệp thì vẫn còn cao, chưa khuyến khích người vay . Ngoài lãi suất ghi trên khế ước, các đơn vị vay vốn còn chịu thêm các khoản lãi suất “Bất thành văn” cho nên lãi suất đã giảm mà cũng như không . Đấy là chưa kể những phí tổn về ăn đợi, nằm chờ, đi lại nhiều lần để hoàn chỉnh thủ tục, hồ sơ . Những phí tổn này không thể tính toán bằng tiền .
Hàng tiêu dùng nhập tràn lan, hàng chốn lậu thuế nhiều đã chèn ép hàng sản xuất trong nước . Tỉ giá tiền Việt Nam cao hơn so với giá trị thực tế ( so với USD ) đã làm hạn chế hàng xuất khẩu, sản xuất hàng xuất khẩu càng nhiều càng lỗ .
Đối với các NHTM, con đường giải phóng vốn nhanh nhất, nhiều nhất là con đường cho vay . Nhưng nhiều vướng mắc của người vay chưa được giải quyết nên vốn của các ngân hàng chưa dược khai thông . Các NHTM đã tính chuyện đa dạng hoá sử dụng vốn : Mua tín phiếu kho bạc,m chuển vốn về nông thôn cho các NHTM cổ phần nông thôn, các quỹ tín dụng nhân dân “ xài đỡ” , hùn vốn liên doanh liên kết với bên ngoài... Nhưng suy đi tính lại, nếu không gặp mạo hiểm, rủi ro thì cũng bị các chế tài hiện hành cấm đoán . Chỉ còn mỗi một con đường hợp pháp là gửi tiền thừa vào NHNN hưởng lãi suất 0.1%/ tháng . Nếu đi theo con đường này chắc chắn các NHTM sẽ đi vào “ mạt nộ” bởi vì lãi suất huy động cao gấp 9, 10 lần lãi suất tiền gửi NHNN .
Được biết trong mấy tháng đầu năm, tại TP Hồ Chí Minh đã có 5 NHTM CP và 4 chi nhánh NHTM QD bị lỗ vốn . Những NH khác thì lợi nhuận thu được thua kém cùng kỳ trước rất nhiều .
Từ những nguyên nhân chủ quan, khách quan gây ứ đọng vốn trong các NHTM, đòi hỏi phải có ngay những giải pháp cả về lý luận và thực tiễn để cứu vãn tình hình .
Về mặt lý luận, nguồn vốn tiết kiệm chảyvào NH là một phần lượng tiền có sẵn trong lưu thông . Thông qua huy động vốn, các NHTMN tập trung những khoản tiền lẻ tẻ, nhàn rỗi không sinh lời trong dân cư thành nguồn vốn to lớn, thông qua tín dụng phục vụ nền kinh tế tăng trưởng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá . Như vậy, tiền gửi tiết kiệm là những yếu tố lành mạnh . Trong điều kiện nền kinh tế đang thiếu thốn, tiền gửi tiết kiệm với mức lãi suất hợp lý, huy động được càng nhiều càng tốt, không vì lý do gì mà sợ nguồn vốn này chảy vào NH .
Trong tổng số nguồn vốn huy động mà nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỉ trọng 1/3 là điều không đáng khuyến khích . Trong tình hình hầu hết các doanh nghiệp đều thiếu vốn, phải vay ngân hàng khá lớn mà trong quá trình luôn chuyển vốn, vốn lưu động của các doang nghiệp lại đọng nhiều trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng , là điều bất lợi cho sản xuất kinh doanh, NH không nên dùng đòn bảy lãi suất để huy động vào NH.
Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội mà NH huy động được đem cho vay nền kinh tế, tuy có làm tăng trưởng khối lượng tín dụng, nhưng không làm tăng lượng tiền cung ứng ( lượng tiền trong lưu thông ), cóa nghĩa là lượng tăng trưởng tín dụng không do nguồn vốn phát hành của NHNN bù đắp . Các doanh nghiệp được các NH cho vay vốn tuy có làm tăng khối lượng tiền gửi thanh toán- loại tiền gửi có khả năng “tạo tiền” . Nhưng ở nước ta, hình thức thanh toán bằng tiền mặt còn phổ biến nên bội số nhân tiền của tiền gửi thanh toán trong hệ thống các NHTM chưa cao . Theo tính toán của các nhà kinh tế chỉ 2% . Do đó bội số nhân tiền không thể làm cho tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế tăng nên quá mức làm ảnh hưởng đến mục tiêu kiềm chế lạm phát . Trong tình hình ấy, thiết nghĩ NHNN chưa nên sử dụng công cụ hạn mức tín dụng một cách quá chặt đối với các NHTM như đã thực thi trong Quý 1/1996.
Kinh nghiệm vượt qua khó khăn của một chi nhánh NHTM:
Có thể nói trong khoảng thời gian từ giữa năm 1996 đến nay, các NHTM đã gặp phải những khó khăn chưa từng có mà đỉnh điểm vào cuối năm 1997 đầu năm 1998. Khi đó nhiều NHTM rơi vào tình trạng khủng khoảng trên mọi phương diện, trong đó khủng khoảng lòng tin là đáng lo ngại nhất.
Là một chi nhánh NHTM mới được nâng cấp về mặt tổ chức từ đầu năm 1995, NHCT khu vực Bến Thuỷ ( Nghệ An ) cũng không tránh khỏi thực trạng đó. Thậm chí có những tồn tại, khó khăn cụ thể không dễ vượt qua. Đó là tỉ trọng nợ quá hạn trên sổ sách hơn 30% tổng dư nợ (con số thực về nợ không thu được lãi trên 50% tổng dư nợ), kinh doanh thua lỗ kéo dài, liên tục, niềm tin với khách hàng bị giảm sút trong khi thị trường đủ điều kiện để kinh doanh tiền tệ lại eo hẹp dẫn đến tâm lý, tư tưởng của một số cán bộ, đảng viên, công nhân viên bị ảnh hưởng dao động do nợ nần, do thu nhập giảm thấp, hoạt động của đảng bộ và các đoàn thể yếu kém`,mang tính hình thức .
Nhưng NHCT Bến Thuỷ( Nghệ An ) đã vượt qua được khó khăn đó và đạt được một số kết quả, đặc biệt là nguồn vốn huy động tại chỗ.
Mặc dù nằm ở địa bàn không mấy thuận lợi, dân cư chủ yếu là công nhân, thợ thủ công, buôn bán nhỏ nên thu nhập thấp, tích luỹ ít ỏi. Nhưng với việc bố trí, sắp xếp lại lao động, đổi mới phong cách thái độ, phục vụ tốt và với các hình thức huy động phong phú, đặc biệt đã áp dụng thành công nghiệp vụ quỹ tiết kiệm gắn với dịch vụ thanh toán chuyển tiền, nên đã tạo sức hút khá lớn lượng khách hàng đến giao dịch. Nguồn vốn huy động tăng nhanh qua các năm, nếu như năm 1998 đạt xấp xỉ 90 tỷ đồng thì đến năm 1999 đạt 170 tỷ đồng và đến nay đạt 190 tỷ đồng.
Đối với việc sử dụng vốn, xác định đây là nghiệp vụ quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả kinh doanh của toàn đon vị, nên đồng thời với kiên quyết xử lý, thu hồi nợ khê đọng thì yêu cầu tăng trưởng nhanh và dịch chuyển cơ cấu dư nợ một cách hợp lý, an toàn được coi là hàng đầu. Khối lượng tín dụng tăng nhanh, an toàn, hợp lý. Nếu như đầu năm 1998 dư nợ là 116 tỷ đồng thì năm 1999 tăng lên 251 tỷ đồng, đến nay đạt 315 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh: Năm 1997 thua lỗ 2,3 tỷ đồng thì năm 1998 giảm còn 870 triệu đồng và năm 1999 có lãi trên 1,5 tỷ đồng (là đơn vị duy nhất trong hệ thống NHCTVN chuyển từ kinh doanh lỗ sang kinh doanh có lãi), 9 tháng đầu năm 2000 có lãi trên 3 tỷ đồng.
Về hoạt động của Đảng bộ và các Đoàn thể khác có bước phát triển mạnh mẽ, kể cả chất lượng, nội dung, hình thức. Năm 1997, Đảng bộ xếp loại yếu kém, năm 1998 và 1999 được công nhận Đảng bộ trong sạch, dũng mạnh và được chọn làm Đại hội điểm trên 107 đơn vị thuộc Đảng bộ các DNNN tỉnh Nghệ An.
Qua đó rút ra được những bài học kinh nghiệm sau:
Một là: Chủ động xác định chiến lược, phương châm hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích kỹ những khó khăn, thuận lợi, thời cơ, thách thức của hoàn cảnh cụ thể cũng như dự đoán những vấn đề mới có thể nảy sinh.
Hai là: đổi mới tổ chức bộ máy lãnh đạo đi đôi với đổi mới, tăng cường công tác quản trị điều hành bằng việc xây dựng và thực hiện nghiêm túc, có kỷ luật, có kỷ cương, quy chế điều hành xuyên suốt từ Giám đốc đến Ban lãnh đạo, các phòng ban nghiệp vụ và đến tận người lao động.
Ba là: xây dựng đội ngũ cán bộ vừa trẻ vừa có năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, có tư cách đạo đức, phẩm chất chính trị tốt, có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Bốn là: đổi mới mạnh mẽ tư duy kinh doanh, tích cực chủ động tìm kiếm khách hàng, dự án có khả thi để cho vay.
Năm là: tranh thủ sự đồng tình giúp đỡ của cấp uỷ và chính quyền địa phương không chỉ trong việc xử lý nợ có vấn đề, nợ quá hạn mà hơn hết là tranh thủ các dự án khả thi để đầu tư cho vay, tạo được niềm tin và sự ủng hộ.
3 . Ngân hàng thương mại với biên pháp khơi tăng nguồn vốn huy động:
Hệ thống NHTMCP nước ta hiẹn nay chưa đủ mạnh, thời gian , kinh nghiệm hoạt động chưa nhiều , nguồn vốn hoạt động phần lớn dựa vào vốn huy động tiết kiệm của dân cư phải trả lãi cao là tất yêú. Do đó thời gian tới có thể gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn. Để thực hện tốt việc huy động vốn thì NHTM cần thực hiện một số biện pháp sau:
3.1. Luôn có cơ chế lãi suất cạnh tranh linh hoạt :
Lãi suất là yếu tố quan trọng giúp NH hấp dẫn được khách hàng đến gửi tiền. Vì người gửi tiền với mục đích chính là sinh lợi sau đó mới đến vấn đề “ an toàn” cũng như các dịch vụ tiện ích mà họ được hưởng. Để thực hiện cơ chế lãi suất huy động cạnh tranh , các NH phải thường xuyên theo dõi thống kê tình hình biến động là lãi suất trên cùng địa bàn hoạt động để có các quyết định điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với mặt bằng lãi suất trên thi trường và đặc điểm riêng của mỗi NH. Tuy nhiên, các NH cũng cần quan tâm đến lãi suất tín phiếu kho bạc vì thực tế kho bạc thường phát hành tín phiếu trả lãi cao hơn lãi suất huy động của các NH do kho bạc có được thuận lợi là không bị khống chế lãi suất “trần “ .
3.2. Đa dạng các kì hạn gửi tiền vơí nhiều múc lãi suất khác nhau:
Các nguồn tiền nhàn rỗi, tiền để dành của dân rất đa dạng. Nếu NH chỉ huy động các kì hạn 3-6-9-12 tháng như hiện nay thì những khoản thời gian nhàn rỗi của đồng tiền không khớp với những kì hạn huy động của NH sẽ không khuyến khích khách hàng gửi tiền.
Ví dụ: Người có tiền nhàn rỗi trong 2 tháng nhưng NH chỉ huy động hạn tối thiểu là 3 tháng, vì vâỵ khách hàng không gửi 1kì hạn được. Mặc dù khách hàng có thể chọn cách gửi không kì hạn nhưng vì lãi suất tiền gửi không kì hạn (LSTGKKH ) thấp (thấp hơn 1/2 lãi suất kì hạn 3 tháng) nên không thuận tiện cho họ.
Đa dạng các kì hạn tiền gửi với các mức lãi suất khác nhau theo nguyên tắc hạn càng dài lãi suất huy động vốn càng cao.
3.3. đa dạng các hình thức lãnh lãi :
Khách hàng đến gửi tiền ở NH vì nhiều mục đích khác nhau. Có người vì mục đích an toàn , có người chủ yếu để lấy lãi... có người gửi tiền để đóng vốn càng ngày càng được sinh sôi nảy nở. Vì thế, họ chọn cách lãnh lãi cuối kì, lãi suất cao hơn lãnh lãi trước và lãi suất hàng tháng... Hiện nay, NH áp dụng 2 hình thức lãnh lãi là lãnh lãi trước và lãnh lãi cuối kì vì theo các NH để đơn giản cho việc huy động vốn, ổn định được vốn hoạt động, trên cơ sở đó các NH để cân đối được kế hoạch huy động và sử dụng vốn. Nếu NH trả lãi hàng tháng cho khách hàng thì phải huy động mới để đắp vào hoặc phải đi vay. Vì thế sẽ rất tích cực nhất là trong những thời điểm khó khăn, vốn huy động không tăng thêm được nữa mặc dù NH đã nhiều lần điều chỉnh lãi suất huy động. Tuy nhiên, mục tiêu của NH hiện giờ là tranh thủ thu hút và khai thác tối đa mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, kể cả với số lượng nhỏ. Do đó cần duy trì hình thức lãnh lãi hàng tháng trong thời gian tới để thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến NH gửi tiền.
3.4. Đảm bảo an toàn tiền gửi :
Bất kì người gửi tiền nào cũng đều mong muốn tiền của mình được an toàn, tức là sẽ nhận lại đủ sồ tiền gửi và lãi của nó theo đúng lãi suất và kì hạn đã thoả thuận. Vì vậy, các NH phải có biện pháp đảm bảo tiền gưỉ an toàn. Biện pháp hữu hiệu nhất là NH phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. Vấn đề hiện nay mới chỉ có hệ thống Quỹ tín dụng thực hiện.
3.5. Khuyến khích bằng các tiện ích vật chất:
Khách hàng gửi tiền vào NH, ngoài việc hưởng lãi thì họ còn quan tâm đến tiện ích mà NH tạo cho họ.
Ví dụ: Khách hàng cần rút vốn trước kì hạn để giải quyết các nhu cầu chi tiêu tài chính nhưng không đuợc NH cho rút hoặc cho ruý nhưng không trả lãi. Điều này sẽ gây tác động lớn đến tâm lý của khách hàng. Hiện nay, để khuyến khích khách hàng gửi tiền, có NH cho phép khách hàng rút vốn trước hạn và trả lãi bằng LSTGKKH. Tuy nhiên cũng có NH không cho phép khách hàng rút vốn trước hạn hoặc cho rút nhưng không trả lãi . Vì vậy mà khách hàng bị thiệt thòi và không khuyến khích được khách hàng gửi tiền dài hạn. Do đó, trong thời gian tới các NH càn áp dụng hình thức như cầm sổ tiết kiệm và cho phép khách hàng chiết khấu , kì phép do các NH phát hành. Các NH cũng có thể từng bước chuyển sang trả lãi bằng LSTG có kì hạn. Cụ thể là: Khách hàng cần rút vốn trước hạn, NH sẻ trả lãi cho khách hàng bằng LSTG CKH của kì hạn nào cao nhất mà khách hàng đã gửi được, cộng với LSTGKKH của số ngày (tháng) lẻ.
Ví dụ: Một khách hàng gửi tiết kiệm 6 tháng, đến tháng thứ 5 xin được rút trước hạn. NH sẽ trả lãi kì hạn 3 tháng cho khách hàng cộng với LSTGKKH 2 tháng. Điều này khắc phục được nhược điểm của quy định trên.
Mặt khác, hiện nay cũng có nhiều NH cung cấp dịch vụ gửi xe miễn phí cho khách hàng cũng như các tặng phẩm vào ngày lễ lớn, tết cổ truyền và ngày thành lập NH.
Tóm lại, biện pháp khuyến khích và cùng với việc đa dạng háo các kì hạn gửi tiền sẽ giúp cho Nh huy động được nhuồn vốn tung, dài hạn.
3.6. Trụ sở khang trang, tác phong giao dịch lịch thiệp, tận tình hướng dẫn khách hàng.
3.7. Định kì quảng cáo và liêm yết công khai, đầy đủ lãi suất, thể lệ gửi tiền tiết kiệm :
Việc quảng cáo có tác dụng gây chú ý cho khách hàng về hình ảnh của NH để họ có sự so sánh và lựa chọn. Mặt khác không phải ai cũng am tường hết mọi thủ tục, thể lệ gửi tiền cũng như các chính sách khuyến khích, ưu đãi mà họ được hưởng.Nhất là đối với những khách hàng có trình độ học vấn chưa cao và với những khách hàng mới lần đầu đến NH gửi tiền. Bảng liêm yết đầy đủ công khai các tiện ích dễ hiểu sẽ tạo cho khách hàng tâm lý thoải mái dễ chịu và không cảm thấy cực nhọc khó khăn về thủ tục gửi tiền. Do đó sẽ thu hút được nhiều người đến gửi tiền ở NH.
Đó là những biện pháp vi mô nằm trong tầm tay mà các NHTM có thể thực hiện được. Khơi tăng nguồn vốn huy động sẽ giúp các NH đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng đã nêu trong kế hoạch. Tuy nhiên cần phải đạt được hiệu suất sử dụng nguồn vốn huy động một cách hợp lý, tránh tình trạng ứ đọng vốn dẫn đến việc ngừng và hạ lãi suất huy động như đã làm trong thời gian qua. Cơ chế sử dụng vốn có thể thực hiện thông qua thị trtường nội tệ liên NH hoặc vay và giữ trực tiếp giữa các NH với nhau. Ngoài ra còn có thể đầu tư vào tín phiếu kho bạc, kì phiếu hoặc trái phiếu. Làm được như vậy, trong khoảng thời gian từ năm 1998 đến cuối tháng 8/2000 vốn huy động của NHTM Đà Nẵng đều tăng hàng năm. Nhất là từ năm 1997 đến nay, toàn bộ hệ thống NH trên địa bàn thành phố đạt tốc độ tăng trưởng vốn bình quân hàng năm trên 22%. Tiêu biểu là NHCT Đà Nẵng đến cuối tháng 8/2000 huy động vốn tại chỗ đạt 600 tỉ đồng tăng 1,43 lần so với năm 1997 và tăng 3,1 % so với cùng kì năm 1999 NHĐT và Phát triển Thành Phố Đà Nẵng đến cuối tháng 8/2000 huy động đạt 655 tỷ đồng, tăng gấp 1,4 lần năm 1997 và tăng 26,7 % so với cùng kì năm 1999 . NHNN và PT nông thôn Đà Nẵng đến cuối tháng 8/2000 huy động vốn đạt 532 tỉ đồng, tăng gấp 2,31 lần năm 1997 và tăng 12,71 % so với cùng kì năm 1999. Chi nhánh NHNT đạt 518 tỷ đồng vào cuối tháng 8/2000, tăng 1,64 lần năm 1997 và đạt mức tăng trưởng 17,19 % so với cùng kì năm 1999. Các NHTM cổ phần Đà Nẵng CNH xuất nhập khẩu. NHTMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, NH hàng hải, NH Châu á, NH kỹ thương và NH VID PUBLIC góp phần tăng trưởng mức huy động vốn tại chỗ lên 437 tỉ đồng tính đến cuối tháng 8/2000 tăng gấp 1,68 lần năm 1997, đạt mức tăng trưởng vốn huy động 47,134% so với cùng kì năm 1999.
Nguồn vốn huy động tăng đều và ổn định là tiền đề để hệ thống NH Thành Phố Đà Nẵng chủ động cho vay, phấn đấu tăng trưởng tín dụng ngày càng cao, lấy “an toàn và hiệu quả” làm thước đo. Do đó, thời gian qua công tác huy động vốn để đạt mức tăng trưởng vốn huy động ổn định và khá của NH đã thành công. Đến 31/8/2000 vốn huy động của toàn ngành NH Đà Nẵng đạt 2.744 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kì năm 1999, dư nợ cho vay đạt 3.683 tỷ đồng, tăng 25,7 % so với cùng kì năm 1999. Các NH đã khắc phục được tình trạng thừa vốn, có chuyển biến tích cực về cơ cấu đầu tư , khu vực quốc doanh chiếm 82,2%, ngoài quốc doanh chiếm 17,8% tỷ trọng cho vay trung, dài hạn đạt 23,1% so với tổng dư nợ, tăng trên 3% so với cùng kì năm 1999.
kết luận
Qua quá trình nghiên cứu của các NHTM ta thấy được tầm quan trọng của nguồn vốn đối với nền kinh tế, đối với sự phát triển của đất nước : Ngay trong ngạn ngữ Việt Nam cũng có câu :
“ Tiền ở trong nhà tiền chửa
Tiền ra khỏi của tiền đẻ “
Có ý nghĩa sâu sắc trong nền kinh tế hàng hoá . Gửi tiền tiết kiệm cũng là hình thức “ Tiền đẻ ra tiền “ và có sinh lời nên nhà nước đã nhiều lần thay đối lãi suất huy động để thu hút tiền ngoài lưu thông, giải quyết cơ bản nạn thiếu vốn và tiền mặt cung ứng cho nền kinh tế . Sự thành đạt trong việc tạo lập nguồn vốn đã góp phần cứu nền tài chính Quốc Gia không bị khủng hoảng, đẩy lùi lạm phát từ 774.7% (1986) xuống còn 3.5% (1997) , giữ vững sức mua của đồng tiền nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng vơí tốc độ tăng trưởng GDP từ 6% (1991) lên 9% (1997) . Những năm gần đây nguồn vốn huy động tăng chậm hơn các năm trước đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng vốn đầu tư cho lền kinh tế theo hướng CNH- HĐH đất nước . Vấn đề đặt ra là phải nhìn thẳng vào sự thật để tìm nguyên nhân trong chiến lược huy động vốn nhất là vốn trung và dài hạn nhằm tránh tình trạng là ngân hàng thừa vốn ( ngắn hạn) không biết đầu tư vào đâu, trong khi các doanh nghiệp thiếu vốn ( dài hạn ) để đầu tư mở rộng sản xuất thì không biết hỏi ai mà vay .
Như vậy, vốn là nguyên liệu “ Đầu vào” là hoạt động thường xuyên liên tục của hệ thống NHTM. Muốn hoạt động tốt thì hệ thống ngân hành phải có nguyên liệu mà “Tiền là thứ nguyên liệu chính để tạo ra sản phẩm của ngân hàng, một thứ nguyên liệu độc tôn không thể thay thế ” . Do đó , để đảm bảo cho ngân hàng thực hiện tốt các nghiệp vụ của mình là nghiệp vụ Nợ, nghiệp vụ Có và nghiệp vụ trung gian thì các ngân hàng phải tìm cách nhằm huy động vốn một cách có hiệu quả .
Mục lục
Lời nói đầu
phần I: Nguồn vốn và vấn đề huy động vốn của NHTM Việt Nam hiện nay
* Vài nét về NHTM Việt Nam hiện nay
* Tầm quan trọng của nguồn vốn và vấn đề đòi hỏi về vốn ng ân hàng
Bàn về nguồn vốn của NHTM Việt Nam .
1.Thực trạng huy động vốn trong những năm qua
2. Các hình thức huy động tiền gửi của NHTM
a. Các hình thức huy động tiền gửi của dân cư
Các hình thức huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế
3. Hình thành và phát triển một số hình thức huy động vốn
II. Nguồn vốn hình thành để cho vay trung và dài hạn của NHTM
Đối với nguồn vốn tự có của NHTMVN
Vốn vay huy động
Nguồn vốn từ bộ tài chính chuyển sang
Vốn nước ngoài
Phần II. hai mặt của vấn đề huy động vốn trong nước và vay nợ nước ngoài .
phần III. biện pháp
1. Góp phần làm rõ nguyên nhân thừa vốn trong các NHTM hiện nay
2. Kinh nghiệm vượt qua khó khăn của một chi nhánh NHTM
3. NHTM với biện pháp khơi tăng nguồn vốn huy động
3.1 Luôn có cơ chế lãi suất cạnh tranh linh hoạt
3.2 Đa dạng kỳ hạn tiền gửi với nhiều mức lãi suất khác nhau
3.3 Đa dạng các hình thức lãnh lãi
3.4 Đảm bảo an toàn tiền gửi
3.5 Khuyến khích bằng các tiện ích vật chất
3.6 Trụ sở khang trang, phong cách giao dịch lịch thiệp...
3.7 Định kỳ quảng cáo và niêm yết công khai đầy đủ .
Kết luận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35071.doc