Đề tài Nguồn vốn ODA với công tác xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam

Các dự án sử dụng vốn ODA cần tập trung nhiều hơn để hỗ trợ cho người nghèo , dân tộc ít người, nhóm yếu thế trong xã hội như nhằm cải thiện chất lượng và khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản và nguồn lực cơ bản của người nghèo, đặc biệt là chăm sóc sức khoẻ ban đầu, giáo dục tiểu học, sức khoẻ sinh sản, nước sạch, vệ sinh dinh dưỡng, nhà ở Cụ thể trong thời gian tới nguồn vốn ODA cần tập trung vào một số công việc chủ yếu sau: Thứ nhất, Trợ giúp nhân đạo thường xuyên đối với người nghèo, người không có sức lao động và không nơi nương tựa. Trong đó, chú trọng các hình thức trợ giúp bằng hiện vật đối với các đối tượng rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở cả nông thôn và một số thành phố.

doc92 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nguồn vốn ODA với công tác xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảng 13: Danh mục chương trình, dự án ODA trong nông nghiệp Đơn vị tính: Triệu USD Tên chương trình, dự án Thời hạn Nhà tài trợ Tổng vốn Đa dạng hoá nông nghiệp 1998 – 2004 WB 66.85 Tín dụng phục hồi 1996 – 2002 JBIC 243.16 Chương trình CN sau thu hoạch 1997 – 1999 Đan Mạch 20.50 Chương trình quản lý sâu hại TH 2000 – 2005 Đan Mạch 1.70 Nghiên cứu nước ngầm ĐB SCL 1996 – 2000 Hà Lan 5.09 Hỗ trợ cho ngành NN cạnh tranh 1999 – 2000 FAO 0.22 Bảo hiểm nông nghiệp 1999 – 2000 FAO 0.70 Đa dạng hoá thu nhập nông thôn 2002 – 2008 IFAD 22.00 Khôi phục cơ sở hạ tầng nghề cá 1996 – 2002 ADB 36.89 Bảo vệ rừng và phát triển nông thôn 1998 – 2004 WB 26.66 Thuỷ lợi ĐB Sông Cửu Long 1999 - 2005 WB 101.80 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Chưa có những đánh giá cụ thể về tác động của các dự án ODA trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn nhưng có thể đánh giá một cách sơ bộ hiệu quả mà những dự án này có thể mang lại như sau: Thứ nhất, giúp người dân thay đổi cung cách sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá với năng suất và chất lượng cao. Thứ hai, giúp việc bảo vệ tài nguyên rừng đồng thời tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người dân ở những khu vực có dự án. Thứ ba, Hỗ trợ phát triển ngành thuỷ sản bằng việc đầu tư vốn cho nuôi trồng những loại thuỷ sản có giá trị cao, nâng cao năng lực đánh bắt thuỷ sản của người dân vùng biển. Từ đó, giúp người dân có công ăn việc làm và tăng thu nhập. Thứ tư, Hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ sản xuất hiện đại giúp tăng năng suất lao động trong nông nghiệp. Từ đó làm tăng giá trị của các sản phẩm nông nghiệp và tăng thu nhập cho người dân. Thứ năm, Hỗ trợ các hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Thứ sáu, Mở rộng và nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính, tín dụng cho người nghèo, tạo cơ hội cho người nghèo có vốn sản xuất kinh doanh để thoát nghèo. Thứ bảy, với các chương trình đầu tư cho thuỷ lợi, phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi, cây trồng, dự án bảo hiểm trong nông nghiệp… giúp phòng chống và giảm nhẹ thiên tai để hạn chế thiệt hại và tổn thương cho người nghèo. Trong những năm qua, với nhiều chương trình, dự án hỗ trợ trên nhiều lĩnh vực, thực hiện rộng khắp ở các địa phương của nhiều nhà tài trợ khác nhau đã giúp cho nhiều vùng nghèo, xã nghèo, hộ nghèo và người nghèo thoát nghèo. Trên phương diện vĩ mô, các chương trình, dự án ODA trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo trên diện rộng. 3. Hỗ trợ phát triển công nghiệp nhằm tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người nghèo Phát triển mạnh công nghiệp sẽ đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nhất là người nghèo ở thành thị và nông thôn. Các dự án ODA trong công nghiệp được thực hiện đã tập trung vào nhiều ngành khác nhau, kết hợp hợp lý giữa phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, ngành công nghệ cao với việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ và sử dụng nhiều lao động để thu hút lao động , tạo việc làm. Đồng thời cũng đầu tư vào việc phát triển, hiện đại hoá các ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn như: hoá chất, phân bón, bao bì…Bên cạnh đó các dự án công nghiệp sử dụng vốn ODA cũng chú trọng vào các ngành sản xuất công cụ, máy móc hiện đại phục vụ sản xuất nông nghiệp như: máy kéo nhỏ, máy chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, máy phun thuốc trừ sâu, máy tưới nước v.v. Hiệu quả mà các dự án ODA trong công nghiệp mang lại là rất lớn như: Thứ nhất, tạo ra hàng vạn chỗ làm việc phù hợp cho lao động ở các vùng đô thị và nông thôn giúp họ có việc làm và thu nhập ổn định như các ngành dệt may, vận tải, các ngành tiểu thủ công nghiệp ở đô thị và các ngành nghề truyền thống ở các làng nghề… Thứ hai, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động như phát triển công nghiệp vi sinh nhằm chuyển sang sản xuất sạch, bảo đảm không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người lao động cũng như người tiêu dùng; xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm và bảo đảm an toàn trong lao động… Bên cạnh đó, việc phát triển công nghiệp cơ khí và các ngành công nghiệp chế biến giúp người sản xuất nông nghiệp tăng năng suất lao động và tăng giá trị của các sản phẩm nông nghiệp. Bảng 14: Một số chương trình, dự án ODA trong công nghiệp Đơn vị tính: Triệu USD Tên chương trình, dự án Thời hạn Nhà tài trợ Tổng vốn Mở rộng nhà máy dệt Nam Định 1996 Trung Quốc 5.10 Nhà máy phân bón Hà Bắc 1996 Trung Quốc 1.95 Dự án dây chuyền chè Nghệ An 1997 ấn Độ 0.98 Mở rộng nhà máy giấy Bãi Bằng Thuỵ Điển 13.75 Nhà máy sợi công ty dệt Thắng Lợi ấn Độ 1.48 Nâng cấp nhà máy cà phê Biên Hoà 1998 – 2000 Đan Mạch 3.00 Nhà máy chè 14 tỉnh miền Bắc 1997 – 2003 Pháp 33.60 Phát triển cây Bông 1999 – 2003 Pháp 9.50 Phát triển cao su ở Tây Nguyên 2001 – 2010 Pháp 35.08 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư 4. Hỗ trợ phát triển nền giáo dục công bằng và chất lượng cho người nghèo Chính phủ Việt Nam đang hết sức nỗ lực và rất chú trọng đến việc nâng cao chất lượng trong giáo dục cho người nghèo và các nhóm người yếu thế trong xã hội, coi đó là một trọng tâm của quá trình phát triển và mang tính quyết định đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo. Để thực hiện tốt mục tiêu trên, bên cạnh việc đầu tư từ ngân sách nhà nước thì Việt Nam cũng rất coi trọng sự giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế. Trong những năm qua đã có rất nhiều chương trình, dự án trong giáo dục được đầu tư bằng nguồn vốn ODA, trong đó chủ yếu là các dự án viện trợ không hoàn lại. Các dự án ODA hỗ trợ giáo dục đã phần nào tạo điều kiện cho việc tiếp cận giáo dục, đặc biệt là trong việc tiếp cận giáo dục tiểu học và trung học cơ sở cho con em các hộ gia đình sinh sống trong các vùng nông thôn, các vùng nghèo, đồng bào các dân tộc ít người; bảo đảm bình đẳng giới và tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em gái. Nhiều dự án ODA đã đầu tư cho việc tăng cường cơ sở vật chất trong giáo dục thông qua việc xây mới và xây lại các phòng học tranh, tre, nứa lá. Cung cấp đầy đủ trang thiết bị giảng dạy và học tập cho các trường tiểu học và trung học cơ sở. Xây dựng các trường kiên cố và bán kiên cố cho các vùng thường xảy ra thiên tai. Bên cạnh đó, các dự án ODA trong giáo dục được thực hiện đã phần nào góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của các vùng nghèo, xã nghèo, bảo đảm cho con em vùng nghèo có điều kiện thuận lợi tiếp cận với nền giáo dục tiểu học chất lượng cao thông qua việc hỗ trợ tiền học phí, xây dựng các trường học mới và hỗ trợ các công cụ học tập cho học sinh. Đồng thời, có nhiều dự án hỗ trợ và tạo cơ hội cho thanh niên nông thôn học tập và tìm việc làm sau khi tốt nghiệp thông qua việc cung cấp học bổng, hình thành quỹ tìm việc làm… Nhìn chung, các dự án ODA trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện chất lượng giáo dục ở Việt Nam, đặc biệt là các đối tượng thuộc các vùng nghèo, xã nghèo đã có điều kiện tiếp cận với một nền giáo dục đầy đủ và chất lượng hơn. Bảng 15: Một số chương trình, dự án ODA trong giáo dục Đơn vị tính: Triệu USD Tên chương trình, dự án Thời hạn Nhà tài trợ Tổng vốn Giáo dục kỹ thuật dạy nghề 1999 – 2004 ADB 48.99 Phát triển giáo dục THCS 1998 – 2004 ADB 46.02 Đào tạo giáo viên 2000 - 2006 ADB 23.15 Giáo dục tiểu học 1994 – 2002 WB 70.00 Cải tạo cơ sở vật chất cho giáo dục khu vực miền núi phía Bắc 2001 – 2002 JICA 13.00 Thành lập 6 trường ĐH cộng đồng 2000 – 2004 Hà Lan 3.83 Dạy nghề 2000 – 2005 Pháp 15.00 Xây dựng trường học vùng lũ 2000 – 2001 Na Uy 1.50 Hỗ trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo 2000 – 2003 EU 7.60 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư 5. Giúp cải thiện mạng lưới an sinh xã hội Người nghèo, những đối tượng yếu thế trong xã hội là những đối tượng dễ bị tổn thương khi có những thay đổi dù là nhỏ trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, cải thiện chất lượng và khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản của người nghèo như chăm sóc sức khoẻ ban đầu, giáo dục tiểu học, vệ sinh dinh dưỡng , nhà ở, cứu trợ đột xuất v.v. có ý nghĩa hết sức quan trọng để giúp các đối tượng là người nghèo hoặc những người yếu thế trong xã hội có điều kiện tồn tại và hoà nhập với cộng đồng. Đây là những việc làm vừa là trách nhiệm vừa mang tính nhân đạo cao cả. Việc giúp đỡ các đối tượng nghèo và yếu thế trong xã hội không chỉ được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, của toàn dân mà còn nhận được sự hưởng ứng và giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. Thông qua những chương trình, dự án viện trợ như: Trợ giúp nhân đạo đối với người nghèo, người không có sức lao động và không nơi nương tựa; hỗ trợ trẻ em mồ côi, trẻ em lang thang không nơi nương tựa; tạo việc làm cho người nghèo với những việc làm ổn định và thu nhập ngày càng cao; Giúp đỡ người nghèo phòng chống có hiệu quả khi gặp thiên tai, hỗ trợ một phần kinh phí để cải thiện tình trạng nhà ở, tránh bão lụt, giúp người nghèo nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, giải quyết tình trạng môi trường sau thiên tai và giúp họ mau chóng ổn định cuộc sống sau thiên tai. Trong những năm qua, các nhà tài trợ quốc tế cũng đã đã đóng góp một phần quan trọng giúp đỡ người nghèo ở Việt Nam trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ như: chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, các chương trình tiêm chủng mở rộng; Tăng cường các dịch vụ sức khoẻ sinh sản; chương trình phòng chống bệnh sốt rét, phòng chống bệnh truyền nhiễm… tạo điều kiện cho họ cải thiện sức khoẻ, cải thiện cuộc sống và hoà nhập với cộng đồng. Bảng 16: Một số chương trình, dự án chăm sóc sức khoẻ Đơn vị tính: Triệu USD Tên chương trình, dự án Thời hạn Nhà tài trợ Tổng vốn Dân số và sức khoẻ gia đình 1997 – 2003 ADB 38.98 Y tế nông thôn 2001 – 2005 ADB 68.30 Dân số và sức khỏe gia dình 1996 – 2003 WB 50.00 Hỗ trợ phòng chống HIV/AIDS 2000 – 2001 JICA 3.600 Hỗ trợ phòng chống lao 2001 – 2005 Hà Lan 7.400 Phòng chống sốt rét 1995 – 2005 ôxtrâylia 9.600 Tăng cường các dich vụ SKSS 1998 – 2001 UNFPA 11.36 Chăm sóc sức khoẻ ban đầu 1996 – 2000 UNICEF 18.80 Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ 1996 – 2000 UNICEF 2.400 Tiêm chủng mở rộng 1996 – 2001 UNICEF 9.400 Phòng chống bệnh hô hấp 1996 – 2003 UNICEF 4.800 Phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em 1996 – 2004 UNICEF 7.700 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bên cạnh những tác động nêu trên, các chương trình, dự án ODA còn giúp hỗ trợ cho các chương trình về thực hiện bình đẳng giới; chương trình bảo vệ môi trường sống cho người nghèo và hỗ trợ cải cách hành chính, pháp luật… Nghèo đói, sức khoẻ yếu, không được giáo dục đầy đủ, không được tiếp cận với các thông tin về pháp luật v.v. tất cả các yếu tố trên có liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau và tạo thành cái vòng luẩn quẩn. Người nghèo bị cuốn vào trong cái vòng luẩn quẩn ấy và sẽ càng lún sâu vào nghèo đói không bao giờ thoát ra được nếu không có sự giúp đỡ của xã hội, của cộng đồng. Trong công cuộc đấu tranh chống nghèo đói, Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ và trợ giúp rất nhiều từ cộng dồng quốc tế và sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế thông qua những chương trình, dự án ODA hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến xoá đói giảm nghèo. Trên thực tế đã có nhiều dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ của cộng đồng quốc tế đã đi vào thực hiện và đã mang lại những hiệu quả tích cực giúp thúc đẩy công cuộc xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp nhận và sử dụng vốn tài trợ của các nhà tài trợ quốc tế đã có nhiều yếu tố chưa tốt tác động bao gồm cả yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan làm cho hiệu quả sử dụng nguồn vốn này còn chưa đáp ứng được mong muốn của cả phía Việt Nam lẫn phía các nhà tài trợ. IV. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐỄN THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ TRONG THU HÚT, SỬ DỤNG VỐN ODA VÀ BÀI HỌC RÚT RA Có thể đánh giá một cách khách quan rằng, các chương trình, dự án ODA trong những năm qua đã phát huy được những vai trò quan trọng của nó trong công cuộc xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. Song, trong quá trình tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn này vẫn còn một số tồn tại như: Khả năng lập kế hoạch của phía Việt Nam cò yếu; phân bổ vốn thiếu công bằng; triển khai dự án chậm; tỷ lệ giải ngân và tốc độ giải ngân còn chậm. Sau đây là một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến những thành công và tồn tại trong quá trình thu hút và sử dụng ODA trong xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam: 1. Nguyên nhân thành công Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam luôn coi mục tiêu xoá đói giảm nghèo là một mục tiêu cơ bản trong suốt quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển của Việt Nam. Do đó, đã dành nhiều nguồn lực phục vụ cho công cuộc xoá đói giảm nghèo. Thứ hai, Chính phủ luôn coi trọng việc hoàn thiện môi trường pháp lý để quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA; việc chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án ODA của chính phủ kịp thời nên nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án đã được tháo gỡ. Thứ ba, Nghị định 17/2001/NĐ-CP của Chính phủ và các thông tư hướng dẫn đã tạo khuôn khổ pháp lý để tổ chức hệ thống theo dõi và đánh gía chương trình, dự án ODA từ các Bộ, ngành trung ương đến các địa phương và các Ban quản lý dự án nên công tác theo dõi và đánh giá dự án ODA đã có nhiều tiến bộ. Thứ tư, Chính phủ đã phối hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ nhằm tăng cường quản lý ODA, làm hài hoà thủ tục giữa Việt Nam và các nhà tài trợ để thúc đẩy tiến trình thực hiện các dự án. 2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế Thứ nhất, Thời gian lựa chọn dự án, phát triển dự án và thẩm định dự án thường kéo dài, đặc biệt là các thủ tục hành chính từ phía Việt Nam. Thứ hai, trong việc tiếp nhận ODA: Năng lực tiếp nhận ODA mặc dù đã được cải thiện nhiều nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Năng lực tiếp nhận yếu kém không chỉ ở cấp thực hiện dự án mà còn ngay cả ở những cơ quan quản lý. Đối với các cơ quan quản lý, các văn bản mang tính pháp quy điều chỉnh việc tiếp nhận ODA còn chưa kịp thời bổ sung trong thực tiễn tiếp nhận ODA. Đồng thời, các quy định về thẩm định, phê duyệt chưa thống nhất giữa các văn bản, dẫn đến sự khó hiểu cho các cấp thực hiện. Năng lực của các Ban quản lý dự án nhìn chung là chưa đủ mạnh, các ban quản lý dự án hầu hết vẫn mang tính bán chuyên nghiệp đặc biệt là ở các bộ , ngành xã hội như: y tế, giáo dục… Thứ ba, Vấn đề vốn đối ứng mặc dù đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo trong kế hoạch đầu tư phải bảo đảm đủ vốn đối ứng cho các dự án ODA, song trong quá trình thực hiện, hiện tượng thiếu vốn đối ứng vẫn tiếp tục xảy ra. Bên cạnh đó, một số dự án có khối lượng phát sinh so với thiết kế ban đầu, bên tài trợ từ chối không thanh toán phần phát sinh dẫn đến phải sử dụng nguồn vốn trong nước để thanh toán và yêu cầu về vốn đối ứng của một số chương trình viện trợ chẳng những không có ý nghiã như mong muốn mà còn cản trở cho việc thúc đẩy các dự án. Ngoài ra, có địa phương đã cân đối nguồn vốn đối ứng của các dự án ODA cho các dự án khác, gây ra tình trạng thiếu vốn đối ứng ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA. Thứ tư, Quá trình đấu thầu từ khâu chuẩn bị cho đến khâu phê duyệt thường bị kéo dài và làm chậm chễ tiến độ thực hiện dự án. Những vướng mắc làm kéo dài quá trình đấu thầu bao gồm: Hồ sơ đấu thầu chưa được chuẩn bị tốt dẫn đên việc phải tái phê duyệt các tài liệu liên quan trong đấu thầu như kế hoạch đấu thầu, phê duyệt thầu… Sự khác biệt giữa những quy định của ta và của nhà tài trợ trong công tác đấu thầu ( ví dụ khác nhau về khái niệm giá trần của gói thầu trong quy định về đấu thầu của ta và Nhật Bản) Giá bỏ thầu của các công ty Việt Nam quá thấp dẫn đến tình trạng sau khi thắng thầu, thấy lỗ không tiến hành triển khai thực hiện dự án làm chậm tiến độ giải ngân. Thứ năm, những cản trở trong công tác tái định cư, giải phóng mặt bằng do thiếu các chính sách đồng bộ và sự tham gia phối hợp của các địa phương và chủ dự án còn yếu. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân về giải phóng mặt bằng chưa cao và thiếu vốn đối ứng để đền bù và tái định cư làm chậm tiến độ triển khai thực hiện các dự án. Thứ sáu, phần lớn các dự án dành cho các dân tộc thiểu số thường không tính đến các khía cạnh xã hội và văn hoá của họ. Chưa tạo điều kiện để người nghèo trực tiếp tham gia, chưa có sự hướng dẫn đầy đủ cho các đối tượng hưởng lợi từ các chương trình, dự án. Vì vậy, họ tham gia các dự án một cách thụ động và coi các khoản viện trợ như một thứ quà biếu không có giá trị phát triển. Bên cạnh đó, sự thiếu minh bạch về pháp luật, thiếu công khai về thông tin và việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn chưa sát xao dẫn đến sự sai mục đích và không hiệu quả trong sử dụng vốn. Qua việc phân tích thực trạng triển khai thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA có thể rút ra một số điều cần lưu ý sau: 3. Một số bài học rút ra Một điều kiện tiên quyết để triển khai thành công dự án và giải ngân nhanh là phải tranh thủ được sự ủng hộ của người hưởng lợi và nắm bắt được đăc điểm về văn hoá và xã hội của họ đặc biệt là người nghèo và dân tộc thiểu số. Phương pháp tốt nhất để tranh thủ được sự ủng hộ của họ là tạo điều kiện tốt nhất để họ có thể tham gia vào các dự án và thấy được lợi ích trước mắt và lâu dài của việc thực hiện dự án. Trong quá trình triển khai dự án ODA, chủ dự án không những phải tuân thủ đầy đủ các quy định trong nước mà còn phải tuân thủ các quy định của phía nhà tài trợ. Vì vậy việc triển khai các dự án này là rất phức tạp, dự án cần phải được xây dựng, thiết kế cẩn thận để khi đã ký kết hiệp định vay vốn thì có thể triển khai được ngay. Một vấn đề khác là vấn đề vốn đối ứng, vốn đối ứng cho các dự án chiếm một phần nhỏ trong tổng số vốn đầu tư nhưng lại là một phần không thể thiếu nếu muốn triển khai dự án. Do đó, về phía Chính phủ cần tiếp tục ưu tiên bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA. Về phía chủ đầu tư cần quan tâm lập kế hoạch vốn đối ứng chính xác và kịp thời trình các cơ quan tổng hợp xem xét và bố trí đầy đủ. Vấn đề nữa là, các dự án ODA sử dụng vốn nước ngoài nhưng ngân sách nhà nước phải trả lại sau này nên thực chất vẫn là chi tiêu từ ngân sách nhà nước. Vì vậy, các dự án ODA phải được xây dựng phù hợp với kế hoạch phát triển tổng thể của đất nước, của các ngành chủ quản và các đơn vị hưởng lợi. Do vậy, để tiếp tục có vốn đầu tư phát triển đất nước và thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo chúng ta cần có các biện pháp mạnh để cạnh tranh thu hút nguồn vốn ODA và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN ODA CHO XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO I. NHỮNG THÁCH THỨC VÀ MỤC TIÊU XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO ĐẾN NĂM 2005 Ở VIỆT NAM 1. Những thách thức đặt ra cho công cuộc xoá đói giảm nghèo Những thành tựu về xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam những năm qua được đánh giá là rất tốt, song chúng ta vẫn còn phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức mới: Một là, Tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao. Theo chuẩn nghèo mới của chương trình quốc gia, mặc dù chuẩn này vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực nhưng đến năm 2002 vẫn còn 14% số hộ nghèo trong tổng số hộ trong cả nước, trong đó phần lớn là những hộ gặp rất nhiều khó khăn để giảm nghèo. Nghèo đói phân bố không đều giữa các vùng, tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng thường xuyên bị thiên tai, vùng đồng bào dân tộc ít người còn khá cao. Đa số người nghèo không có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản. Hai là, Sự chênh lệch thu nhập, mức sống giữa nông thôn và đô thị, giữa miền núi và vùng đồng bằng, giữa các tầng lớp dân cư, giữa vùng giàu và vùng nghèo có xu hướng tiếp tục gia tăng. Chênh lệch cũng có xu hướng gia tăng trong nội bộ vùng, đặc biệt là trong đô thị. Ba là, Những thành tựu xoá đói giảm nghèo đã đạt được còn thiếu tính bền vững, nguy cơ tái nghèo còn lớn. Nguy cơ dễ bị tổn thương của người nghèo trước những rủi ro của cuộc sống (ốm đau, thiên tai, mất mùa, biến động thị trường…) còn lớn. Hệ thống an sinh xã hội chưa phát huy tác dụng ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt nước ta nằm trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai, bão lụt và 80% người nghèo làm việc trong khu vực nông nghiệp có thể dẫn đến nguy cơ tái nghèo đói cao. Mặt khác, có không ít hộ tuy không thuộc diện nghèo đói nhưng mức thu nhập không ổn định nằm giáp ranh chuẩn nghèo đói cũng có nguy cơ tái nghèo. Bên cạnh đó, nghèo đói có mối liên hệ mật thiết với tình trạng suy thoái môi trường. Nghèo đói có thể khiến cho nông dân khai thác quá mức nguồn tài nguyên vốn đã hạn hẹp và càng làm cho nghèo đói trở nên trầm trọng hơn. Bốn là, Nguồn lực trong nước còn hạn hẹp, vừa phải đầu tư lớn cho sự phát triển chung của đất nước vừa phải đầu tư cho xoá đói giảm nghèo, trong khi đó việc khai thác các nguồn lực chưa được nhiều và chưa có hiệu quả. Các nguồn lực cho xoá đói giảm nghèo tuy có tăng lên qua các năm, nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của các địa phương. Địa bàn trọng điểm cần xoá đói giảm nghèo hiện nay là những vùng vao, vùng sâu có nhiều khó khăn, suất đầu tư cao, chi phí lớn nên khó thu hút được đầu tư. Đây thực sự là một thách thức lớn cho công tác xoá đói giảm nghèo trong thời gian tới. Năm là, Lao động dôi dư nhiều, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. Khả năng tạo việc làm và nâng cao năng suất lao dộng của xã hội còn hạn chế, trong khi đó dân số và nguồn lao động vẫn tiếp tục gia tăng làm cho sức ép về việc làm tăng lên, số lao dộng chưa có việc làm còn lớn. Trong khu vực nông thôn tỷ lệ thiếu việc làm còn cao khoảng 26% (tỷ lệ sử dụng thời gian lao động mới đạt trên 74%). Trong khu vực thành thị, do tác động của nhập cư, mất đất sản xuất, đô thị hoá… làm tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng gia tăng trở lại, nhất là trong các đô thị và thành phố lớn. Việc tiếp tục thúc đẩy cải cách nền kinh tế, cải cách doanh nghiệp nhà nước, tự do hoá thương mại đang diễn ra trên quy mô ngày càng rộng sẽ tạo ra những nhân tố mới để tăng trưởng và huy động nguồn lực cho xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên, nếu người nghèo không được tạo cơ hội hoặc không có khả năng tham gia vào quá trình này sẽ làm cho tình trạng thất nghiệp tăng lên và nghèo đói sẽ tăng thêm. Sáu là, Các cơ chế, chính sách xoá đói giảm nghèo và hỗ trợ cho người nghèo tuy đã được triển khai thực hiện, song chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ, chưa rõ ràng, minh bạch ở một số vùng và địa phương, chưa thích ứng với điều kiện cụ thể của từng vùng, từng nhóm người nghèo. Vì vậy, hiệu quả thực hiện chưa cao, chưa tác động mạnh đến người nghèo. Ngoài ra, phụ nữ và trẻ em gái nghèo ở vùng sâu, vùng xa, phụ nữ vùng dân tộc ít ngươi còn ít được hưởng lợi từ chính sách, bị ảnh hưởng tư tưởng hoặc phong tục tập quán lạc hậu và ở nhiều nơi còn là nạn nhân của tội buôn bán phụ nữ và bạo lực gia đình. 2. Một số mục tiêu về xoá đói giảm nghèo đến năm 2005 Mặc dù, có không ít khó khăn, thách thức đang đặt ra cho công cuộc xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam, nhưng Chính phủ Việt Nam vẫn rất quyết tâm và nỗ lực nhằm giảm nhanh tình trạng nghèo đói. Những quyết tâm đó đã được cụ thể hoá bằng các mục tiêu cụ thể. Đó là: Thứ nhất, giảm tỷ lệ hộ nghèo: Đến năm 2005 giảm 2/5 tỷ lệ hộ nghèo so với năm 2000 theo chuẩn của Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo. Thứ hai, Đảm bảo công trình hạ tầng thiết yếu cho người nghèo, cộng đồng nghèo và xã nghèo. Tiếp tục cải tạo, nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các công trình hạ tầng thiết yếu (thuỷ lợi nhỏ, trường học, trạm xá, đường giao thông, điện chiếu sáng…) bảo đảm đến năm 2005 cung cấp cho 80% xã nghèo có các cơ sở hạ tầng thiết yếu. Đến năm 2005 mở rộng điện lưới quốc gia đến trung tâm 900 xã nghèo, bảo đảm 90% số xã có điện, bảo đảm có đường ô tô về các trung tâm xã. Đến năm 2005 phấn đấu 80% dân số thành thị, đặc biệt là ở những khu vực xa đường giao thông chính và 60% dân số ở nông thôn được sử dụng nước sạch. Thứ ba, giải quyết việc làm cho khoảng 1,4 – 1,5 triệu lao động/năm. Nâng tỷ lệ lao động nữ trong tổng số việc làm mới lên 40% vào năm 2005. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 30% vào năm 2005, nâng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn lên 80% vào năm 2005. Giảm tỷ lệ lao động chưa có việc làm ở thành thị xuống khoảng 5,4% trong tổng số lao động trong độ tuổi vào năm 2005. Thứ tư, Củng cố, duy trì và phát huy thành quả phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ, đặc biệt ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Thực hiện phổ cập trung học cơ sở trong cả nước. Cải thiện chất lượng giáo dục ở mọi cấp học và cho mọi đối tượng, đặc biệt chú ý đến học sinh nghèo. Thứ năm, Nâng cao đời sống dân trí, bảo tồn và phát huy những gía trị văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc ít người. Hỗ trợ người dân tộc ít người tham gia nhiều hơn các công việc tại các cơ quan nhà nước. Đảm bảo quyền sử dụng đất cho tập thể và cá nhân ở vùng dân tộc ít người và miền núi. Tiếp tục củng cố và mở rộng các hoạt động y tế , văn hoá, thông tin về cơ sở phục vụ đồng bào dân tộc. Thứ sáu, giảm khả năng dễ bị tổn thương và phát triển mạng lưới an sinh xã hội trợ giúp cho các đối tượng yếu thế và người nghèo; thực hiện bình đẳng giới, tăng quyền cho phụ nữ và bảo đảm quyền cho trẻ em; cung cấp kiến thức về pháp lý cho người nghèo. Để vượt qua được những thách thức và đạt được các mục tiêu về xoá đói giảm nghèo thì một yếu tố quan trọng là phải huy động được nguồn lực phục vụ cho công tác xoá đói giảm nghèo. Theo tính toán bước đầu của các Bộ, ngành liên quan kết hợp với tổ chức tính toán chi phí của một số chuyên gia quốc tế, nhu cầu chi cho một số ngành, lĩnh vực liên quan đến xoá đói giảm nghèo (nông nghiệp và phát triển nông thôn, y tế, giáo dục, đô thị, điện khí hoá, giao thông vận tải, điện khí hoá, lao động và bảo hiểm xã hội và một số chương trình quốc gia) trong 3 năm 2003 – 2005 là khoảng 84 nghìn tỷ đồng. Cụ thể là: Bảng 17: Nhu cầu chi cho mục tiêu liên quan đến xoá đói giảm nghèo Đơn vị : Tỷ đồng 2003 2004 2005 Tổng số Tổng 28330 27870 28275 84475 - Thường xuyên 17280 18001 18719 54002 - Đầu tư 11050 9869 9556 30473 Trong đó: Nông nghiệp 5002 4906 4772 14681 - Thường xuyên 3001 2944 2863 8808 - Đầu tư 2001 1963 1909 5872 Y tế 3752 3835 3971 11558 - Thường xuyên 3276 3348 3384 10008 - Đầu tư 476 487 587 1550 Giáo dục 4520 4555 4589 13664 - Thường xuyên 1778 1813 1847 5438 - Đầu tư 2742 2742 2742 8226 Phát triển đô thị 1500 1500 1500 4500 - Thường xuyên 75 75 75 225 - Đầu tư 1425 1425 1425 4275 Điện lực 1248 261 75 1584 Giao thông VT 3083 2982 2890 8955 - Thường xuyên 925 1041 1175 3141 - Đầu tư 2158 1941 1715 5814 Lao động&BHXH 7255 7731 8272 23229 Các chương trình quốc gia 2000 2100 2205 6305 - Thường xuyên 1000 1050 1103 3153 - Đầu tư 1000 1050 1103 3153 Nguồn: Các Bộ, ngành của Việt Nam và tổ tính toán chi phí quốc tế Trong khi nhu cầu chi cho các mục tiêu xoá đói giảm nghèo là khá lớn mà khả năng thực hiện chi từ ngân sách lại có hạn. Do đó, trong những năm tới nguồn vốn huy động từ bên ngoài (chủ yếu là vốn ODA) vẫn có một ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. Vậy làm thế nào để có thể huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA cho xoá đói giảm nghèo? Sau đây là một số giải pháp cơ bản nhằm huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này: II. GIẢI PHÁP THU HÚT ODA CHO XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Để thu hút được ngày càng nhiều vốn ODA cho công tác xoá đói giảm nghèo trong thời gian tới cần thực hiện đồng thời một số giải pháp sau: 1. Xây dựng chiến lược, chương trình mục tiêu về xoá đói giảm nghèo Trong điều kiện ngày càng có sự cạnh tranh trong việc thu hút vốn ODA và các nhà tài trợ quốc tế đang có xu hướng cắt giảm các nguồn viện trợ thì việc nắm bắt được hướng ưu tiên của các nhà tài trợ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc huy động vốn ODA từ các nhà tài trợ. Hiện nay, đa số các nhà tài trợ trên thế giới chỉ cam kết cho các nước nhận viện trợ ODA khi các nước nhận viện trợ đưa ra được các chương trình, mục tiêu cụ thể có tính khả thi và phù hợp với mục tiêu ưu tiên của các nhà tài trợ. Một trong các mục tiêu ưu tiên hàng đầu của các nhà tài trợ quốc tế hiện nay là xoá đói giảm nghèo cho các nước đang và chậm phát triển như Việt Nam. Trong những năm qua Việt Nam đã xây dựng được một số chương trình mục tiêu mang tầm quốc gia về xoá đói giảm nghèo như: Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo; Chương trình xoá đói giảm nghèo và tạo việc làm; chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn… và những chương trình này đã nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế việc triển khai thực hiện các dự án này còn có nhiều bất cập. Vì vậy, để tiếp tục thực hiện và thực hiện thành công các mục tiêu trên trong thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa các chương trình, dự án và xác định hướng ưu tiên cụ thể để làm cơ sở cho việc huy động vốn từ các nhà tài trợ quốc tế. 2. Hài hoà thủ tục dự án Một trong những nguyên nhân cơ bản làm chậm tiến độ giải ngân các dự án sử dụng vốn ODA dẫn đến sự kém hiệu quả trong các dự án là vấn đề hài hoà thủ tục giữa Việt Nam và các nhà tài trợ. Dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA phải trải qua hai khâu thẩm định. Các quá trình thẩm định và phê duyệt dự án diễn ra từ phía các cơ quan Chính phủ và các nhà tài trợ. Để đảm bảo cho việc phê duyệt dự án được suôn sẻ, cần có sự cải tiến thủ tục và phối hợp của cả hai phía. Thực tế hiện nay cho thấy tiến trình thẩm định và phê duyệt dự án đang còn trục trặc, các văn bản báo cáo nghiên cứu khả thi chuẩn bị thường không đáp ứng yêu cầu do năng lực chuẩn bị báo cáo nghiên cứu khả thi của chủ đầu tư còn hạn chế, dẫn tới sự chậm trễ trong việc trình và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi. Bên cạnh đó, còn thiếu nhất quán giữa nội dung của báo cáo khả thi được phê duyệt và các kết quả thẩm định của nhà tài trợ Do vậy, để các dự án ODA thật sự phát huy được tác dụng của nó, cả hai bên cần nghiên cứu, điều chỉnh để thủ tục thẩm định của hai bên tiến tới đồng bộ, thống nhất và phối hợp nhịp nhàng với nhau cả về nội dung và thời điểm thẩm định của một quy trình thẩm định chung nhưng vẫn là hai lần thẩm định độc lập, khách quan. Trong quy trình thẩm định chung này, nên để thẩm định của nhà tài trợ sau khi có phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của Chính phủ. Đồng thời, để tránh lãng phí thời gian, nên giảm bớt những thủ tục không thật sự cần thiết trong quá trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi. Ngoài ra, chủ đầu tư cần được bố trí vốn chuẩn bị đầu tư để lập trước nghiên cứu tiền khả thi và xúc tiến nghiên cưú khả thi cho các dự án nằm trong danh mục các dự án ưu tiên được sử dụng vốn ODA đã được Chính phủ phê duyệt và nhà tài trợ có cam kết xem xét tài trợ. Về thủ tục đấu thầu, còn nhiều chương trình, dự án sử dụng vốn ODA chưa có sự nhất quán giữa bên Việt Nam và phía nhà tài trợ như: Trình tự tổ chức đấu thầu, việc xác định giá sàn của các gói thầu v.v. Do vậy, để đi đến nhất quán trong việc tổ chức đấu thầu, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án. Trước hết, về phía Việt Nam cần có các văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ về công tác đấu thầu, trong đó cần nêu rõ việc áp dụng đối với các dự án đấu thầu sử dụng nguồn vốn ODA. Đồng thời, cần chú ý đến những quy định từ phía các nhà tài trợ và thông lệ quốc tế trong đấu thầu để có những quy định và điều chỉnh phù hợp. Bên cạnh đó, cần quy định rõ trách nhiệm của các nhà thầu, đặc biệt là các nhà thầu của Việt Nam trong việc thực hiện các dự án ODA khi đã trúng thầu. Bởi lẽ, hiện nay đang xảy ra tình trạng có nhiều nhà thầu Việt Nam khi dự thầu bỏ giá rất thấp và được xét trúng thầu nhưng khi thực hiện thấy lỗ không làm nữa làm cho dự án bị kéo dài thời gian ảnh hưởng rất không tốt đến hiệu quả của các dự án. Hơn thế nữa, chất lượng thực hiện các công trình này nếu có được thực hiện thì cũng không đảm bảo do các nhà thầu làm thiếu, làm ẩu để khỏ bị lỗ. 3. Tăng cường các mối quan hệ phi nhà nước Viện trợ phát triển chính thức bao gồm 3 phương thức: viện trợ không hoàn lại; cho vay với điều kiện ưu đãi; các hiệp định đa phương. Nếu như phần cho vay với điều kiện ưu đãi thường dành cho các dự án nhà nước về xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường… thì phần viện trợ không hoàn lại thường dành cho mục tiêu phát triển con người như: xoá đói giảm nghèo, y tế, giáo dục, bảo tồn văn hoá dân tộc v.v. Trong những lĩnh vực này không chỉ có vai trò của các tổ chức nhà nước mà còn có vai trò của các tổ chức xã hội, đoàn thể, các tổ chức từ thiện và các tổ chức phi Chính phủ. Vì thế, việc mở rộng quan hệ phi nhà nước là một điều kiện quan trọng để tìm kiếm được nhiều hơn các nguồn ODA cũng như các nguồn viện trợ khác. 4. Thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án ODA Khi tiến hành đầu tư hay viện trợ cho một chương trình, dự án nào đấy, điều mà các nhà tài trợ quan tâm nhiều nhất chính là hiệu quả của các chương trình, dự án được thực hiện. Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án của nhà tài trợ cũng là điều kiện tiên quyết để các nhà tài trợ xem xét để tài trợ cho những dự án khác. Do vậy, để có thể huy động được nhiều hơn nữa nguồn vốn ODA chúng ta cần phải đưa ra nhiều biện pháp để thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án đã dược cam kết. Cụ thể là: Thứ nhất, Tạo điều kiện tốt nhất để người hưởng lợi từ các chương trình, dự án tham gia vào các dự án. Trên thực tế, nhiều dự án ODA hỗ trợ cho các mục tiêu xoá đói giảm nghèo, y tế, giáo dục… người hưởng lợi không được hướng dẫn đầy đủ thậm chí không được tham gia vào các dự án nên họ không nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích lâu dài của các chương trình, dự án và dẫn đến sự thất bại hoặc không đạt được kết quả mong muốn của một số chương trình dự án. Thứ hai, Xác định rõ hơn nữa trách nhiệm của từng cơ quan quản lý và của người sử dụng vốn ODA. Thứ ba, Khi xây dựng các hạng mục, các chương trình, dự án ưu tiên sử dụng ODA cần chỉ rõ thứ tự ưu tiên cho từng chương trình, dự án để làm căn cứ vận động vốn ODA. Đồng thời, các nguồn vốn viện trợ cho từng lĩnh vực cần phải phân bổ theo trật tự ưu tiên với cơ cấu cụ thể, phải xác định rõ về vốn đối ứng ngay từ khi bắt đầu dự án. Thứ tư, Tăng cường việc kiểm tra, giám sát và đánh giá việc sử dụng nguồn vốn ODA nhằm tránh sự lãng phí và sử dụng vốn sai mục đích. 5. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về đền bù, giải phóng mặt bằng Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự chậm trễ trong việc triển khai các dự án nói chung và các dự án ODA nói riêng, đó là những cản trở trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng ở những nơi có dự án. Điều này, trước hết xuất phát từ ý thức của người dân nơi có dự án được thực hiện. Phần lớn người dân chưa có ý thức tự giác trong việc nhận đền bù và di dời đến chỗ ở mới, họ thường cho rằng khoản đền bù của nhà nước, hay chủ dự án là chưa thoả đáng và thường dâu dưa, kiện tụng và cố tình không chịu di dời đến nơi ở mới. Trong khi đó, những quy định về đền bù và phóng mặt bằng còn thiếu tính hợp lý và đồng bộ tạo ra những phản ứng tiêu cực từ người dân. Do vậy, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án ODA, bảo đảm tiến độ và hiệu quả của các dự án, nhà nước cần có những quy định rõ ràng và đồng bộ về việc đền bù và giải phóng mặt bằng. Cần phải phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp có liên quan để kiên quyết xử lý những vướng mắc, cản trở trong công tác giải phóng mặt bằng sao cho đảm bảo được lợi ích của những người bị di dơì cũng như lợi ích của chủ dự án và của toàn xã hội. 6. Hoàn thiện cơ chế chính sách về ODA Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản mang tính pháp quy về huy động và sử dụng vốn ODA như: Nghị định số 17/2001/NĐ-CP của Chính phủ về quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức… Để thu hút được nhiều hơn nữa nguồn ngoại lực quý báu này cho công cuộc phát triển đất nước nói chung và công cuộc xoá đói giảm nghèo nói riêng cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa hệ thống cơ chế chính sách liên quan đến thu hút và sử dụng nguồn vốn này. Cụ thể, trong thời gian tới cần làm những việc sau: Thứ nhất, phải tiến hành xây dựng chính sách tổng thể về quản lý, giám sát vay và trả nợ nước ngoài trong mối tương quan chặt chẽ với các chính sách và mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội ở tầm vĩ mô và vi mô. Thứ hai, phải nhanh chóng hoàn chỉnh các chính sách, chế độ về vay và quản lý vay nợ nước ngoài nói chung và nguồn vốn ODA nói riêng. Thứ ba, rà soát lại các định mức, xoá bỏ các định mức lạc hậu, xây dựng các định mức đảm bảo tiên tiến, khoa học phù hợp với thực tiễn và xem xét lại quy trình đấu thầu, xét thầu, giao thầu để giảm sự khác biệt giữa trong và ngoài nước và phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Thứ tư, quản lý vay nợ cần xác định rõ trách nhiệm của người vay và người sử dụng vốn vay, chống ỷ lại vào nhà nước. Đồng thời phải quản lý chất lượng các khoản vay ODA đặc biệt là khâu xây dựng dự án. III. GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN ODA CHO XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Sử dụng nguồn vốn ODA đúng mục đích, đạt được mục tiêu đề ra là mong muốn của cả phía Việt Nam và các nhà tài trợ. Ngay cả khi các nhà tài trợ đã cam kết và ký hiệp định cung cấp ODA cho chúng ta, nếu chúng ta triển khai chậm trễ hoặc sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả thì không những chúng ta không đạt được mục đích mà còn để lại gánh nặng nợ nần và sẽ làm mất lòng tin của các nhà tài trợ. Vì vậy, làm thế nào để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA luôn là câu hỏi cần nhanh chóng tìm ra lời giải đáp. Sau đây xin đưa ra một số giải pháp nhằm sử dụng một cách có hiệu quả nguồn ngoại lực quí báu này cho công cuộc xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. 1. Tăng cường, mở rộng sự tham gia của người nghèo vào các chương trình, dự án. Người nghèo phần lớn là những đối tượng có trình độ học vấn và hiểu biết thấp do không có điều kiện để học hành và cập nhật thông tin. Bên cạnh đó, các đối tượng này thường tập trung ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa hoặc là đồng bào các dân tộc ít người có những phong tục, tập quán và những nét văn hoá rất đa dạng. Trong các dự án ODA về xoá đói giảm nghèo thì họ chính là các đối tượng được hưởng lợi trực tiếp từ các chương trình, dự án đó. Do vậy, khả năng nhận thức và tham gia của người nghèo vào các dự án là điều kiện quan trọng nhất để đem lại thành công cho dự án. Trên thực tế, có rất nhiều các chương trình, dự án dành cho người nghèo có mục đích và động cơ rất tốt nhưng do không nắm được những đặc điểm văn hoá và lối sống của họ nên việc triển khai nhiều dự án còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, trong nhiều chương trình, dự án người được hưởng lợi trực tiếp lại không được trực tiếp tham gia vào dự án, khả năng tiếp cận của họ đối với các dự án còn rất hạn chế trong khi các cơ quan có trách nhiệm thực hiện dự án lại chưa có sự hướng dẫn đầy đủ và khuyến khích họ tham gia vào dự án. Trong nhiều dự án người dân không nhận thức hết được tầm quan trọng và lợi ích lâu dài và thiết thực đối với họ nên nhiều khi các dự án đã trở thành các dự án cứu trợ nhân đạo thuần tuý, không có tính bền vững, lâu dài. Do đó, để các dự án cho người nghèo thật sự có ý nghĩa và có tính bền vững nhất thiết phải tạo điều kiện cho người nghèo chủ động tham gia vào các chương trình, dự án. Muốn vậy, cần phải làm một số việc sau: Thứ nhất, ngay từ khâu xây dựng dự án cần phải tính toán đến các yếu tố về địa lý, phong tục tập quán của các đối tượng được hưởng lợi. Thứ hai, Tuyên truyền , phổ biến cụ thể cho họ biết được những lợi ích trước mắt cũng như lâu dài mà dự án sẽ mang lại cho họ để khuyến khích họ tham gia tích cực vào các dự án. Thứ ba, Mở các lớp tập huấn, hội thảo để người nghèo tham gia và hướng dẫn họ cách làm ăn, cách sử dụng đồng vốn có hiệu quả. 2. Giải quyết vốn đối ứng Vốn đối ứng cho các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA là phần vốn trong nước tham gia trong từng chương trình, dự án ODA được cam kết giữa phía Việt Nam và phía nước ngoài trong các văn kiện, hiệp định dự án, quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền. Các dự án vay vốn của Chính phủ Nhật Bản hoặc Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu á thường yêu cầu vốn đối ứng trong nước chiếm từ 15% đến 30% tổng giá trị dự án; các dự án viện trợ của các tổ chức Liên hợp quốc thường đòi hỏi vốn trong nước khoảng 20% giá trị dự án. Về nguyên tắc, vốn đối ứng của chương trình, dự án thuộc cấp nào thì cấp đó xử lý từ nguồn ngân sách của mình. Trường hợp một số địa phương có vốn đối ứng phát sinh quá lớn, vượt khả năng cân đối thì cần trình Thủ tướng Chính phủ để xin hỗ trợ một phần ngay từ khi lập dự án. Tuy nhiên, thực tế vấn đề vốn đối ứng không phải lúc nào cũng trôi chảy, mà đang là một trong những nguyên nhân gây nên sự chậm trễ trong việc thực hiện dự án. Cơ chế vốn đối ứng khác nhau cho những dự án cùng loại là câu hỏi đang chờ giải đáp. Bên cạnh đó, một số dự án do vốn đầu tư lớn nên càng khó khăn về vốn đối ứng, đặc biệt là đối với các địa phương. Để tháo gỡ những khó khăn về vốn đối ứng, cần quy định cụ thể hơn về cơ chế vốn đối ứng. Đảm bảo vốn đối ứng được cấp đầy đủ và kịp thời theo tiến độ thực hiện dự án, thống nhất cơ chế vốn đối ứng với những dự án cùng loại. Mặt khác, cần tăng cường quản lý và sử dụng vốn đối ứng cho các dự án ODA phù hợp với quy định của Chính phủ và không được sử dụng vốn đối ứng ngoài các mục đích, nội dung của dự án. 3. Sử dụng vốn ODA cho phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo Kết cấu hạ tầng cơ bản (quy mô nhỏ, vừa) đóng góp trực tiếp vào giảm nghèo thông qua các chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, các dịch vụ xã hội cơ bản liên quan đến quá trình tăng trưởng và giảm nghèo. Kết cấu hạ tầng quy mô lớn có vai trò quan trọng vừa có tác động trực tiếp, vừa tác động lan toả thông qua các ảnh hưởng liên kết như di chuyển lao động giữa các vùng, các ngành, liên kết đầu tư, trao đổi thông tin… Tăng cường đầu tư cho kết cấu hạ tầng quy mô lớn sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Năng lực của một số ngành thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng sẽ tăng lên đáng kể như giao thông vận tải, điện lực, thuỷ lợi…giúp khai thác triệt để tiềm năng phát triển của các vùng, bảo đảm gắn phát triển kinh tế với các mục tiêu xã hội và xoá đói giảm nghèo. Tác động của cơ sở hạ tầng trong xoá đói giảm nghèo thông qua tăng trưởng kinh tế thể hiện trực tiếp ở hiệu quả đầu tư; nhờ tăng trưởng kinh tế, tiềm lực kinh tế được nâng cao, tăng nguồn thu ngân sách từ đó tạo ra nguồn vốn đầu tư nhiều hơn cho vùng nghèo, người nghèo thông qua hệ thống phân phối lại thu nhập. Phát triển kết cấu hạ tầng sẽ làm giảm bớt các cách biệt về địa lý và sự chênh lệch giữa các vùng, tăng cường sự giao lưu, trao đổi kinh tế giữa các vùng đặc biệt là các vùng nghèo với các vùng kinh tế phát triển. Đồng thời, phát triển kết cấu hạ tầng cho phép giảm thiểu những tổn thất về thu nhập do biến động sản xuất hoặc thiên tai. Để xây dựng được các công trình hạ tầng quy mô lớn thường đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn mà nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhiều khi không đáp ứng được. Do vậy, vốn ODA là một giải pháp tốt cho vấn đề này. 4. Tập trung vốn ODA hỗ trợ phát triển các ngành, lĩnh vực phục vụ tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo Hiện nay, đa số người nghèo vẫn sống chủ yếu ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, cuộc sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên, việc sản xuất nông nghiệp vẫn chủ yếu mang tính chất tự cung, tự cấp với năng suất và chất lượng thấp do cách suy nghĩ của họ vẫn còn bó hẹp theo lối truyền thống, đồng thời họ cũng không có điều kiện để đầu tư cho việc sản xuất như: con giống, hệ thống thuỷ lợi, phân bón, các phương tiện sản xuất mang tính hiện đại… Bên cạnh đó, sản phẩm của người nông dân sản xuất ra nhiều khi không tìm được thị trường tiêu thụ do không có được thông tin về thị trường, chất lượng sản phẩm sản xuất ra chưa đạt chất lượng cao và chủ yếu vẫn là các sản phẩm thô chưa qua chế biến nên có giá trị rất thấp. Do tập quán canh tác và nhiều yếu tố khác tác động nên lượng thời gian được huy động trong sản xuất nông nghiệp đạt tỷ lệ rất thấp, người nông dân vẫn còn lãng phí rất nhiều thời gian trong khi họ lại không được đào tạo nghề nên cũng rất khó có thể được nhận vào làm việc trong các khu vực khác của nền kinh tế. Vì vậy, huy động vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, phát triển giáo dục đào tạo, đầu tư vào các ngành công nghiệp như: Xây dựng hệ thống thuỷ lợi, đầu tư con giống; xây dựng các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất công cụ lao động; đào tạo nghề cho lao động sẽ giúp người nghèo có thêm nhiều cơ hội để tham gia vào thị trường lao động, nâng cao năng suất lao động, tạo ra được nhiều sản phẩm có chất lượng cao và có giá trị từ đó tăng thu nhập và vươn lên thoát nghèo. 5. Đầu tư phát triển mạng lưới an sinh xã hội cho người nghèo và các đối tượng yếu thế. Các dự án sử dụng vốn ODA cần tập trung nhiều hơn để hỗ trợ cho người nghèo , dân tộc ít người, nhóm yếu thế trong xã hội như nhằm cải thiện chất lượng và khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản và nguồn lực cơ bản của người nghèo, đặc biệt là chăm sóc sức khoẻ ban đầu, giáo dục tiểu học, sức khoẻ sinh sản, nước sạch, vệ sinh dinh dưỡng, nhà ở…Cụ thể trong thời gian tới nguồn vốn ODA cần tập trung vào một số công việc chủ yếu sau: Thứ nhất, Trợ giúp nhân đạo thường xuyên đối với người nghèo, người không có sức lao động và không nơi nương tựa. Trong đó, chú trọng các hình thức trợ giúp bằng hiện vật đối với các đối tượng rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở cả nông thôn và một số thành phố. Thứ hai, Giúp đỡ người nghèo phòng chống có hiệu quả khi gặp thiên tai thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao những kiến thức, kinh nghiệm cụ thể về phòng chống thiên tai; hỗ trợ một phần kinh phí để cải thiện tình trạng nhà ở, tránh bão, tránh lụt. Thứ ba, Quy hoạch lại các vùng dân cư, cơ sở hạ tầng sản xuất và xã hội thuận lợi cho việc phòng chống và cứu trợ khi thiên tai xảy ra. Tổ chức chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện cứu trợ để kịp thời, nhanh chóng ứng phó và hạn chế các tác động xấu của thiên tai. Thứ tư, hỗ trợ người tàn tật, người cao tuổi không nơi nương tựa, giúp đỡ trẻ em mồ côi, lang thang…Đồng thời cải thiện khả năng tiếp cận thị trường lao động của người lao động nghèo, nhóm yếu thế trong thị trường lao động, đặc biệt là đối với vấn đề đào tạo; cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động tạo điều kiện nâng cao thu nhập của người nghèo… 6. Xây dựng cơ chế giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự kém hiệu quả trong các dự án ODA về xoá đói giảm nghèo đó là chưa có sự kiểm tra, giám sát đầy đủ và sát xao quá trình thực hiện các dự án. Do vậy, trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả của các dự án, cần tiến hành tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện một cách đầy đủ và chặt chẽ hơn, tránh tình trạng lãng phí, sử dụng sai mục đích và thiếu hiệu quả vốn viện trợ cho công tác xoá đói giảm nghèo. Cụ thể, cần làm một số việc sau: Thứ nhất, Phân công rõ ràng trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương và các cán bộ thực hiện dự án trong việc triển khai thực hiện và giám sát thực hiện các chương trình, dự án ODA. Thứ hai, Tăng cường năng lực bộ máy thực hiện các chương trình, dự án bằng việc phân công trách nhiệm cho các Bộ, ngành, các cấp chính quyền có liên quan theo dõi việc thực hiện dự án. Đồng thời, củng cố mạng lưới và đội ngũ cán bộ làm dự án tại các cấp, đặc biệt là các xã đặc biệt khó khăn; nâng cao trình độ, bố trí cán bộ làm dự án. Thứ ba, Hoàn thiện cơ chế khuyến khích sự tham gia của mọi người dân, tổ chức xã hội trong việc tham gia thực hiện và giám sát dự án. Thứ tư, Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu giám sát, đánh giá hiệu quả cũng như tác động của các chương trình, dự án. Trên đây là một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA cho công tác xoá đói giảm nghèo, nhưng đó mới chỉ là những ý tưởng còn mang tính lý thuyết. Do đó, để nguồn vốn ODA thực sự trở thành chất xúc tác quan trọng thúc đẩy công cuộc xoá đói giảm nghèo rất cần những hành động cụ thể và tích cực hơn nữa của Chính phủ, các nhà tài trợ và của tất cả mọi người dân. KẾT LUẬN Sau 15 năm đổi mới và chuyển đổi, nền kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi cơ bản về các quan hệ kinh tế – xã hội, đưa đến một giai đoạn phát triển mới và trong công cuộc xoá đói giảm nghèo đã giảm tỷ lệ nghèo đói xuống còn 14% năm 2002. Trong lĩnh vực này, Việt Nam đã được biết đến như một tấm gương xuất sắc về sự chuyển đổi thành công từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Cơ chế kinh tế mới đã tạo ra những nhân tố mới cho tăng trưởng kinh tế. Cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã đạt được những kết quả xuất sắc trong xoá đói giảm nghèo. Tính theo chuẩn quốc tế, tỷ lệ nghèo đói chung đã giảm từ trên 70% năm 1990 xuống khoảng 32% vào năm 2000. Về điểm này, Việt Nam đã đạt được mục tiêu phát triển của thiên niên kỷ do quốc tế đặt ra là giảm một nửa tỷ lệ nghèo đói trong giai đoạn 1990 – 2015. Để đạt được những kết quả ấn tượng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, bên cạnh sự nỗ lực và quan tâm đặc biệt của Chính phủ. Công cuộc xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam trong những năm qua đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều quốc gia, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ về nhiều mặt dưới hình thức không hoàn lại và tín dụng ưu đãi. Sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế cho công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam dưới hình thức viện trợ phát triển chính thức đã thật sự trở thành chất xúc tác quan trọng thúc đẩy nhanh công cuộc xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo – Ban chỉ đạo chiến lược của Chính phủ Việt Nam tăng trưởng và giảm nghèo – Ban chỉ đạo chiến lược Chính phủ Giáo trình Kinh tế đầu tư - TS. Từ Quang Phương và TS. Nguyễn Bạch Nguyệt 4. Giáo trình ĐTNN và CGCN – TS. Nguyễn Hồng Minh 5. Nghiên cứu kinh tế số 291 – 8/2002 6. Nghiên cứu kinh tế số 276 – 5/2001 7. Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 42/2000 8. Tạp chí Thương mại số12/2000 Tài liệu từ Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân – Bộ Kế hoạch và Đầu tư 10. Website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 4

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0020.doc
Tài liệu liên quan