Đề tài Nguyên nhân của hiện tượng ly hôn ở phường Đồng Xuân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: 9 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 9 1. Các lý thuyết liên quan 9 1.1. Lý thuyết trao đổi xã hội 9 1.2. Lý thuyết xung đột 11 1.3. Lý thuyết về sai lệch xã hội 13 2. Các khái niệm công cụ 15 2.1. Hôn nhân 15 2.2. Kết hôn 17 2.3. Ly hôn 17 2.4. Gia đình 18 2.5. Ly hôn dưới góc độ tiếp cận XHH 19 CHƯƠNG 2: 20 THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN LY HÔN 20 1. Thực trạng ly hôn ở quận Hoàn Kiếm 20 1.1. Thực trạng chung 20 1.1.1. Quy mô 20 1.1.2. Tính chất 24 1.2. Thực trạng ly hôn ở phương Đồng Xuân 25 2. Một số nguyên nhân ly hôn (qua khảo sát) 30 2.1. Ngoại tình 30 2.1.1. Do vợ chồng thường xuyên phải xa nhau: (4 trường hợp) 31 2.1.2. Không hoà hợp về tình dục: (1 trường hợp) 31 2.1.3. Không hợp về lối sống, quan niệm sống: (3 trường hợp) 32 2.2. Tính cách không hợp 33 2.3. Sự ích kỷ của vợ hoặc chồng hay là thiếu văn hoá trong ứng xử vợ chồng 34 2.4. Bạo lực trong gia đình 35 2.5. Một số nguyên nhân khác 38 3. Hậu quả của ly hôn 39 3.1. Hậu quả pháp lý 39 3.1.1. Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng 39 3.1.2. Quan hệ cấp dưỡng 40 3.1.3. Quan hệ con cái 40 3.1.4. Quan hệ tài sản 41 3.2. Hậu quả cá nhân và xã hội của ly hôn 42 3.2.1. Mặt tích cực 42 3.2.2. Mặt tiêu cực 43 4. Dự báo xu hướng biến đổi của kết hôn và ly hôn 46 4.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hôn nhân trong tương lai 46 4.2. Dự báo tương lai của kết hôn và ly hôn 48 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 51 1. Kết luận 51 2. Khuyến Nghị 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2638 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nguyên nhân của hiện tượng ly hôn ở phường Đồng Xuân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơn chỉ là hệ quả của hàng loạt những xung đột trong quan hệ vợ - chồng trước đó, hoặc nó được nêu ra chỉ để che đậy cho những nguyên nhân tế nhị bên trong. Chẳng hạn ngoại tình có thể là kết quả của sự không hợp tính cách, mâu thuẫn gia đình, không hợp về sinh lý; đánh đập ngược đãi vì rượu chè, cờ bạc, vì có người thứ 3. Mỗi nguyên nhân được nêu lên ẩn chứa hàng bao nguyên nhân khác đằng sau mà chỉ người trong cuộc mới hiểu hết được. Song song với nó không chỉ là số vụ ly hôn tăng mà tỷ lệ phụ nữ đứng đơn cũng ngày một tăng. Bảng 2.1.7: Tỷ lệ đứng đơn của phường Đồng Xuân năm 2005 Số vụ % Nam 6 32 Nữ 8 42 Đơn chung 5 26 Tổng số 19 100 ( nguồn: UBND phường Đồng Xuân) Tỷ lệ đơn vợ tăng cao đã phản ánh tình hình chung của nhiều địa phương trên cả nước mà phường Đồng Xuân chỉ là một đơn vị nghiên cứu nhỏ. Thực tế này chứng tỏ sự độc lập hơn của phụ nữ hay đó là chỉ báo cho việc phụ nữ bị áp bức nhiều hơn khiến họ phải tự từ bỏ hôn nhân? Bởi phụ nữ vẫn luôn coi hôn nhân - gia đình là điều thiêng liêng, vì chồng con mà hy sinh mọi quyền lợi riêng của mình. Hiếm có phụ nữ nào lại muốn thay đổi hay từ bỏ hôn nhân, trừ khi họ bị dồn vào bước đường cùng. Số vụ ly hôn do nữ đứng đơn ơ phường Đồng Xuân tang không nhiều từ 5 vụ (2004) lê 8 vụ (2005) nhưng tỷ lệ lại tăng rất lớn, từ 28% (2004) lên 42% (2005). Qua những con số trên cho thấy tỷ lệ phụ nữ đứng đơn tăng phải chăng cũng là biểu hiện cho hiện tượng ngày càng coi nhẹ hôn nhân của phụ nữ. Họ dễ dàng từ bỏ cuộc hôn nhân không làm họ được hạnh phúc để tìm đến với cuộc hôn nhân khác tương xứng hơn. Ly hôn như một sự xé rào tiêu cực của phụ nữ. Lối sống vị kỷ, thực dụng, trong trường hợp này được che đậy dưới tấm bình phong của sự bình đẳng, giải phóng phụ nữ trong ly hôn. Qua khảo sát trên địa bàn nghiên cứu chúng tôi thấy rằng, lứa tuổi ly hôn nhiều nhất hiện nay là tử 35 - 50 tuổi. Hay là độ tuổi “ tam thập nhi lập”, “tứ thập bát” hoặc “ngũ thập tri mệnh” là độ tuổi mà mọi suy nghĩ, tính cách, nghề nghiệp đã tương đối ổn định. Họ đã có sự từng trải để chiêm nghiệm lại người bạn đời của mình. Đây cũng là độ tuổi thành đạt nhất trong sự nghiệp, nếu quá mải mê theo đuổi sự nghiệp thì sẽ khó giữ được hạnh phúc gia đình. Đây còn là độ tuổi hồi xuân, có nhu cầu đặc biệt về mọi mặt, sung mãn về thể lực và trí tuệ. Nếu gia đình không đáp ứng được những nhu cầu này thì sẽ nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến ly hôn. Còn lứa tuổi dưới 35 và trên 51 thì ít hơn bởi với những người lớn tuổi, họ không muốn con cái nhìn vào mình hay không muốn bị dư luận đánh giá, đối với những người ít tuổi thì họ không có đủ tự tin khi đưa ra những quyết định “trọng đại” như vậy. Qua nghiên cứu 10 trường hợp ly hôn ở phường Đồng Xuân đã cho thấy các vụ ly hôn chủ yếu rơi vào các hộ gia đình buôn bán khá giả. Bởi khi có đầy đủ tiền họ đã nảy sinh nhiều suy nghĩ đi ngược với giá trị đạo đức của mình và từ đó nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến ly hôn. Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ly hôn, những nguyên nhân được nêu ra dưới đây không chỉ đơn thuần dựa vào số liệu thống kê của TAND quận Hoàn Kiếm và UBND phường Đồng Xuân cung cấp. Bởi như đã nói ở trên, nguyên nhân dẫn đến ly hôn không tồn tại duy nhất và độc lập mà có quan hệ đan chéo với nhau, là hệ quả của nhau, ẩn chứa trong nhau. Vì thế, luận văn chủ yếu là dựa vào nghiên cứu các trường hợp ly hôn tại phường Đồng Xuân, kết hợp với sự quan sát và phân tích của tác giả. 2. Một số nguyên nhân ly hôn (qua khảo sát) 2.1. Ngoại tình Không ai trên thế giới này lại muốn mãi như con ngựa rong ruổi dặm trường chẳng chốn nương thân. Xét đến cùng, ai cũng muốn có cuộc sống gia đình êm ấm, hạnh phúc và thành đạt. Gia đình chính là bến đợi điểm dừng, ốc đảo bình yên cho mỗi người sau bao lo toan cuộc sống. Nhưng dường như ngày càng có nhiều kẻ muốn từ bỏ ốc dảo bình yên của mình để đến với kẻ thứ 3. Trong cuộc ly hôn, ly thân hiện nay, nguyên nhân ngoại tình chiếm tỷ lệ không nhỏ . Câu hỏi đặt ra là liệu việc ngoại tình của vợ hoặc chồng là nguyên nhân dẫn đến ly hôn hiện nay là bằng chứng của cuộc sống chồng -vợ không hạnh phúc, là những xung đột trong gia đình? Thông thường khi nói đến ngoại tình là người ta hay nói câu “ chán cơm thèm phở”, mặc dù thực hư bên trong thế nào mà họ lại ngoại tình.Với tư cách là người nghiên cứu chúng ta không phê phán, không cổ vũ, biểu lộ cho bất kỳ hành vi ngoại tình nào mà cần xem nó như một hiện tượng xã hội vì thế cần được xem xét một cách khách quan và đa chiều. Các nhà XHH, tâm lý học đã đưa ra nhiều cách giải thích khác nhau về hiện tượng ngoại tình. Có người cho đó là nhu cầu tình dục của con người muốn hướng đến sự đa dạng. Có người cho là do bản tính lăng nhăng, chuộng của lạ, ham sắc, khao khát phiêu lưu. Xét trên thực tế, có trường hợp ngoại tình do điều kiện khách quan tác động, hoặc do mối quan hệ hôn nhân bất bình thường giữa hai vợ chồng. Qua thực tế phỏng vấn các trường hợp ly hôn ở Phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, trong hai năm 2004 - 2005 có 8 trường hợp do ngoại tình, tác giả có những nguyên nhân dẫn đến ngoại tình sau: 2.1.1. Do vợ chồng thường xuyên phải xa nhau: (4 trường hợp) Có ai đó đã nói: sự xa cách đối với tình yêu như gió với lửa, nó làm tắt tình yêu yếu ớt và thổi bùng tình yêu mãnh liệt thì khoảng cách không gian và thời gian này nhiều khi trở thành kẻ đồng phạm, xa vợ, xa chồng, tiếp xúc với nhiều người, trong khi đầy ắp nhu cầu tình cảm, một chỗ dựa tinh thần, nếu như không có niềm tin vững chắc ở người bạn đời, không có bản lĩnh vững vàng trước cán dỗ ngọt ngào, thì kể cả kẻ đi và người ở lại đều có thể tìm đến vòng tay người khác, bù đắp nỗi trống trải, cô đơn của mình. Trong xã hội hiện nay, việc đi công tác, lao động, học tập... xa nhà là điều khó tránh khỏi. Chúng ta không thể giữ gìn tổ ấm bằng cách không đi xa nhà, từ chối mọi tiếp xúc với xung quanh, mà cái quan trọng là luôn biết trân trọng hạnh phúc mà mình đang có, biết kìm chế bản thân trước sức lôi cuốn của người “không thuộc về mình”. 2.1.2. Không hoà hợp về tình dục: (1 trường hợp) Tình yêu, tình cảm vợ chồng muốn bền chặt phải có sự hoà hợp giữa trí tuệ và xác thịt. Vợ chồng “Trọng nhau vì nghĩa, mến nhau vì tài” nhưng để yêu nhau sống trọn đời bên nhau, sinh con đẻ cái thì phải có quan hệ tình dục. Tình dục cũng là chất keo gắn chặt chẽ hơn hai tâm hồn, hai cơ thể. Quan hệ này không chỉ giúp cho vợ chồng cân bằng tâm sinh lý mà còn cách để vợ chồng thể hiện tình yêu, sự quan tâm đến nhau. Vợ chồng sống cùng nhau mà không có quan hệ tình dục thì chẳng khác nào hai người láng giềng, hai thế giới riêng biệt trong một mái nhà. Nhưng nếu quá coi trọng tình dục mà không chú ý tình cảm của người bạn đời thì dễ gây tổn thương nhau, mất đi nét văn hoá trong quan hệ vợ chồng. Vì bản giao hưởng tình yêu, chỉ ngân vang khi hai người đồng điệu. Không hòa hợp về tình dục có hai dạng chính: do một trong hai người bất lực hoặc không có nhu cầu về tình dục. Nguyên nhân khác là do một người có nhu cầu về tình dục quá lớn khiến người kia không đáp ứng được. Với đặc điểm văn hoá Phương Đông, tình dục không phải là vấn đề có thể bàn luận công khai và vì thế khó có thể “chỉ mặt đặt tên” chính xác tỷ lệ ngoại tình do không hoà hợp về tình dục. 2.1.3. Không hợp về lối sống, quan niệm sống: (3 trường hợp) Đối với những gia đình mà vợ và chồng đều hiểu và thông cảm cho nhau những khó khăn trong cuộc sống thì họ cảm thấy thật yên tâm, khi trở về gia đình. Đối với cặp vợ chồng mà lối sống, quan điểm sống khác nhau, không chia sẻ với nhau niềm vui, tình cảm, chỉ quan tâm đến thế giới riêng thì mỗi người sẽ cảm thấy cô đơn trong chính ngôi nhà của mình. Hai người bạn đời không trở thành bạn của nhau mà chỉ là những kẻ ở đời cùng nhau mà thôi. Khó mà liệt kê đầy đủ mọi trạng thái của việc không hợp nhau về lối sống, quan điểm bởi nó vừa phong phú, đa dạng, vừa có thể gọi một cách chính xác. Chỉ có sống cùng nhau, người ta mới cảm nhận được đầy đủ sự bức bối khó chịu khi sống với những người mà lời nói, hành động đều làm ta ức chế. Trong những trường hợp này, ngoại tình là khó tránh khỏi nếu mỗi người không sớm nhận thức và điều chỉnh lối sống của mình. Cái sai lầm của nhiều cặp vợ chồng hiện nay là họ dần quên chăm sóc bản thân, nuôi dưỡng tình yêu sau khi kết hôn. Đừng nên nghĩ rằng mọi tình yêu ngoài khuôn khổ đều là thói trăng hoa, giả dối, nhiều khi đó là tình yêu chân thật ,bắt nguồn từ hai trái tim cùng rung động. Đứng trên quan điểm XHH, nguyên nhân dẫn đến ngoại tình, đến ly hôn thực chất là do sự sai lệch trong nhận thức về đời sống vợ chồng, sự xung đột về giá trị chuẩn mực, về vị thế, vai trò, sự mất cân bằng trong giá trị trao đổi giữa vợ chồng. Các trường hợp được nghiên cứu tại phường Đồng Xuân đã phần nào đó phá được điều này: Trường hợp 1: Nữ 41 tuổi, buôn bán, lý do chồng ngoại tình. Chị rất có tài buôn bán, phẩm chất tốt, luôn lo lắng cho chồng con, vun đắp cho mái ấm gia đình mình. Nhưng chị đã quá mải mê với công việc kiếm tiền của mình mà không để ý đến sự thờ ơ của chồng bấy lâu nay. Đây chính là lý do khiến cho chồng chị đi theo người khác. Ngoại tình là hành vi đi ngược lại truyền thống dân tộc, bị xã hội lên án. Nhưng chúng ta nghĩ gì khi tỷ lệ ly hôn có yếu tố ngoại tình không ngừng gia tăng và tỷ lệ ngoại tình trên thực tế lớn hơn nhiều so với con số chúng ta có thể kiểm soát được? Phải chăng, vì luật pháp tuy cấm ngoại tình nhưng lại xử lý chưa nghiêm và chưa đủ sức với tới mọi sắc thái của ngoại tình? 2.2. Tính cách không hợp Thực tế không hợp nhau về tính cách được đưa ra nhiều nhất để làm lý do xin ly hôn. Nó che đậy đằng sau nhiều nguyên nhân khác như ngoại tình, mâu thẫu tình dục. Trong phần này, tác giả chỉ phân tích những trường hợp mà nguyên nhân thật sự tan vỡ gia đình là do không hợp nhau về tính cách, sự điều chỉnh không tốt giữa hai vợ chồng, là những đợt sóng ngầm gặm nhấm hạnh phúc vợ - chồng. Trường hợp 2: Nữ 39 tuổi, buôn bán, ly hôn 2004, do tính cách hai vợ chồng không hợp nhau. Cả hai anh chị đều mới chỉ tốt nghiệp hết PTTH và đi theo con đường buon bán ở chợ Đồng Xuân (gia đình hai bên đều khá giả-họ cung cấp cho anh chị vốn kinh doanh). Cũng chính vì sự vội vàng khi kết hôn, họ đã phải ly hôn khi đã có một người con gái. Bởi từ yêu đến lấy nhau là cả một quá trình không đơn giản, khi yêu chị tưởng là sẽ hợp (vì anh ăn chơi lắm). Đến khi lấy về, bằng sự dịu dàng của người phụ nữ chị cũng không làm thay đổi được anh. Và cuối cùng chị đã ly hôn mặc dù chị còn ở tuổi rất trẻ. Xung đột về giá trị ở đây là do thực chất của sự ly hôn, người chồng ở đây tỏ ra bảo thủ và không hiểu vợ. Anh giữ nguyên tính gia trưởng và muốn áp đặt lối sống của mình cho vợ trong khi vợ anh có lối sống hoàn toàn khác. Chính từ những tưởng bình đẳng, tự tin vào trình độ, khả năng của mình, chị cảm thấy không đơn thuần là không hợp nhau về cách sống, mà còn thấy bị xúc phạm, bị thiếu tôn trọng khi chồng ghen tuông, đánh đập chị. Là người phụ nữ có học, có hiểu biết, có khả năng kinh tế, chị không chịu được sự đè nén, sự sở hữu tiêu cực đó của người chồng và chủ động đưa đơn ly hôn. Sự tan vỡ gia đình hiên nay còn do người chồng gia trưởng, độc đoán. Họ vẫn luôn cho rằng vai trò người vợ trong gia đình là phục tùng, chăm sóc chồng, không được tranh luận với chồng, công việc của vợ, sở thích của vợ là thứ yếu vì nó phụ thuộc vào sở thích của chồng. Họ không biết đến sự thay đổi rõ rệt về địa vị, vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Cuộc sống vợ-chồng không phải là ngày hè nắng vàng rực rỡ, không một gợn mây mà có đủ bình minh và hoàng hôn, ngày và đêm, dông bão và bình yên. Biết thích ứng sẽ vượt qua được tất cả thử thách để càng củng cố hơn cho sự bền chặt cả hôn nhân. Nếu chỉ nghĩ đến bản thân, tự cho mình là hoàn hoả nhất, đổ lỗi cho bên kia, cuộc hôn nhân sẽ đổ vỡ ngay khi gặp làn gió nhẹ. 2.3. Sự ích kỷ của vợ hoặc chồng hay là thiếu văn hoá trong ứng xử vợ chồng Trong thời gian tìm hiểu,đàn ông và phụ nữ đều có ý thức tự làm đẹp mình trong mắt người yêu. Với đàn ông đó là nam tính, lòng cương trực, nghị lực, rộng lượng và tâm lý. Với phụ nữ đó là sự dịu dàng, tế nhị, khéo léo và quyến rũ... Họ luôn cố gắng vươn lên để phù hợp với mong muốn của người yêu hoặc tự điều chỉnh mình sao cho mọi sở thích, quan điểm của họ được lọt vào “mắt xanh”. Khi kết hôn và chung sống, với những cặp vợ chồng nhận thức được giá trị hôn nhân hạnh phúc, họ vẫn ý thức thực hiện mình và giữ gìn tình yêu, hôn nhân. Nhưng không ít trường hợp sự bắt đầu sống chung lại là sự kết thúc của một tình yêu lãng mạn, đẹp đẽ để bắt đầu của những yếu tố rạn nứt. Khi kết hôn, mỗi cá nhân đều ý thức người kia đã thuộc về mình. Hai trường hợp có thể xảy ra, thứ nhất: họ cảm thấy không cần phải thể hiện sự quan tâm tới bạn đời như trước, thứ hai, nhưng tính cách xấu mà khi yêu nhau không được bộc lộ hoặc đã che dấu thì nay trong cuộc sống hàng ngày, sớm muộn nó cũng được thể hiện. Điều này dẫn đến sự đổ vỡ không ít thì nhiều kỳ vọng, hình ảnh về người bạn đời của bên kia. Thực tế điều tra, tác giả thấy nguyên nhân ly hôn do tính ích kỷ hay thiếu văn hoá trong ứng xử là có và điều này đặt ra tiếng chuông cảnh tỉnh về văn hoá ứng xử vợ-chồng hiện nay. Trường hợp 3: Nam 52 tuổi, lái xe, ly hôn 2005. Anh đi suốt ngày suốt tháng, thỉnh thoảng mới ở nhà, chị ở nhà chăm sóc con cái, vun vắn cho gia đình. Nhưng mỗi khi đi xa về anh chỉ luôn mắng mỏ mẹ con chị, không quan tâm đến bọn trẻ (tiền anh không đưa cho chị). Nừu nói anh thì anh còn đánh chị thêm. Nhưng đến giờ, khi đã ly hôn, anh vẫn cảm thấy rất ân hận vì mình là một người chồng, người cha không tốt. Ly hôn trong trường hợp này là kết quả sự sai lệch trong nhận thức về giá trị, đạo đức, lương tâm, vai trò người cha, người chồng. Trong quan hệ với vợ, có thể coi đây là kết quả của sự xung đột trách nhiệm. Anh ta cho rằng vợ con chính là gánh nặng cần trút bỏ để rảnh đường sự nghiệp cho mình. Một nhận thức hoàn toàn lệch lạc.Với người vợ, chị cũng có sự xung đột giữa vai trò người chồng chị mong muốn (sự cảm thông, chia sẻ của chồng với mình trong việc chăm sóc con, công việc gia đình) với vai trò thực tế của chồng (vô trách nhiệm, tàn nhẫn và ích kỷ). Đây là những trường hợp điển hình của sự vô trách nhiệm,ích kỷ,thiếu văn hoá ứng xử vợ-chồng dẫn đến ly hôn. Trong mẫu nghiên cứu các trường hợp này ít nhiều đều diễn ra, có thể nó xuất hiện đồng thời hoặc trước hoặc sau các xung đột khác (ở một số trường hợp khác). 2.4. Bạo lực trong gia đình Trong thập niên vừa qua vấn đề bạo lực được đặt trong lĩnh vực quyền con người của phụ nữ. Thông qua nhiều diễn đàn quốc tế khác nhau, bạo lực trong gia đình ngày càng được nhìn nhận như một trở ngại đối với sự bình đẳng, là sự vi phạm không thể chấp nhận đối với nhân phẩm con người. Chương trình hành động của Hội phụ nữ ở Bắc Kinh cho rằng “bạo lực chống lại phụ nữ là biểu hiện của các quan hệ quyền lực không bình đẳng về mặt lịch sử giữa nam giới và nữ giới, đều đã dẫn đến sự thống trị và phân biệt đối xử của nam giới đối với phụ nữ và ngăn cản sự tiến bộ về mọi mặt của phụ nữ”. Trong các nghiên cứu về bạo lực, người ta thường chỉ ra 4 nguyên nhân của nạn bạo lực trong gia đình: các vấn đề kinh tế, học vấn và tàn dư của chế độ phong kiến mà theo đó người ta trọng nam khinh nữ, các thói quen văn hoá và xã hội như uống rượu, cờ bạc, ngoại tình ghen tuông, những lĩnh vực dẫn đến tranh cãi vợ-chồng như việc không có con trai, sự phức tạp trong quan hệ dâu con-nhà chồng. Như vậy, nạn bạo lực không đứng độc lập mà có quan hệ nhân quả với hàng loạt các yếu tố khác, nó có thể là nguyên nhân, hoặc là kết quả của những xung đột trên. Gặp nhiều nhất trong các trường hợp phụ nữ chịu bạo lực là ngược đãi về thân thể và lời nói, ngược đãi về tình cảm và ngược đãi liên quan đến tình dục. Trường hợp 4: nữ, 51 tuổi, văn hoá 10/12, công nhân, ly hôn 2005: Chị người Thái Bình, nghỉ học đi làm công nhân ở Hà Nội, anh người Hà Nội làm công ty giầy vải Thượng Đình, hai người quen biết nhau khi chị 28 tuổi. Thực tế hai người chưa đủ thời gian để hiểu nhau nhưng do gia đình thúc ép, chị nghĩ tuổi mình đã khá cao, con gái chỉ có thì. Hơn nữa anh ấy lại có nhà ở Hà Nội lấy anh sẽ không phải lo về vấn đề nhà ở. Còn tính cách bây giờ chưa hợp nhau nhưng sống với nhau chị sẽ cảm hoá được anh ấy... Sau một năm khi cưới chị sinh con gái anh tỏ ra thờ ơ lãnh đạm, sau đó chị sinh con trai, thái độ của anh cũng không hề chuyển biến. Anh không có trách nhiệm gì với vợ con, làm được bao nhiêu tiền đều đem đi uống rượu. Gánh nặng gia đình đè lên đôi vai chị. Mâu thuẫn ngày càng trầm trọng khi quan điểm của hai người dạy con cũng khác nhau, chị quan tâm chăm sóc con cái, anh mặc chúng sống ra sao thì ra. Anh làm ra nhiều tiền hơn chị nhưng không đủ cho gia đình, chị sống như người dưng nước lã, khi chị nói thì anh lại đánh chị. Đây là mâu thuẫn chính và luôn lặp lại. Có lần uống rượu say về nhà đánh chị gây thương tích ở đầu chị phải khâu 4 mũi. Chị nói với anh: “Tôi và anh không thể chung sống thế này mãi được. Một là, nếu anh muốn gia đình yên ổn thì anh phải bỏ rượu, nếu không anh và tôi chia tay...”Anh bảo chị ly dị thì ly dị tao đếch sợ. Chỉ vì thương các con chị đã cố chịu đựng nhưng rồi việc đến sẽ phải đến, anh chị ra toà ly dị. Nguyên nhân của ly hôn là do chồng uống rượu, đánh chửi vợ con, vô trách nhiệm với gia đình. Còn đối với người vợ, chị là nạn nhân cho thói nghiện rượu và đánh chửi vợ của anh. Nhưng xét đến cùng, chị là nạn nhân của chính sự nhận thức lệch lạc của mình về hôn nhân. Chị lấy anh vì những suy tính, vì sự thúc ép, không vì tình yêu, sự hoà hợp. Những suy nghĩ kiểu như: “ông bà ta ngày xưa có tìm hiểu gì đâu mà vẫn sống với nhau đến đầu bạc răng long đấy thôi” vẫn còn nhiều và nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự chọn lựa bạn đời, cũnh như hạnh phúc sau này. Phụ nữ không chỉ chịu sự đánh đập ngược đãi về thân thể, mà họ còn chiu đựng sự bạo lực trong quan hệ tình dục từ phía người chồng. Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, khi mà sức sống vật chất, tinh thần của nhân dân đang trong tường bước được cải thiện, địa vị phụ nữ đang ngày càng được nâng cao, việc tồn tại một số lượng lớn phụ nữ ly hôn vì lý do chồng đánh đập ngược đãi là một câu hỏi lớn cho các nhà hoạt động vì phong trào giải phóng phụ nữ. Liệu đây có phải là biểu hiện cho sự xung đột giữ giá trị truyền thống và giá trị hiện đại trong việc thực hiện vai trò của chồng, vợ trong gia đình, biểu hiện cho những sai lệch về nhận thức về vai trò của mỗi người trong gia đình và xã hội? Khắc phục nạn bạo lực trong gia đình, giảm bớt nguy cơ ly hôn là vấn đề cần thiết. Theo các nhà nghiên cứu, điểm xuất phát là phải giúp cộng đồng xã hội ý thức được tính tiêu cực của việc giải quyết bằng bạo lực và giúp họ hiểu bạo lực tồn tại khá phổ biến trong gia đình : Thứ 1: các nhà làm luật cần được nâng cao nhận thức về bạo lực như biểu hiện cho bình đẳng về giới và và dai lệch xã hội để tạo ra môi trường thể chế thuận lợi cho việc đấu tranh chống bạo lực trong gia đình Thứ 2: chỉ có một số ít phụ nữ dám lên án bạo lực và đòi ly hôn khi sức chịu dựngquá giới hạn, còn lại, phụ nữ chịu đựng nạn bạo lực một cách im lặng. Vì thế, nâng cao nhận thức của nhân dân qua PTTTĐC về quyền phụ nữ, quyền con người, bình đẳng về giới, là biện pháp tích cực. Thứ 3: năng cao tri thức, kỹ năng tư vấn và hiểu biết về giới, các tổ chức đoàn thể địa phương như Hội phụ nữ, tổ hoà giải. Có sự kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, đoàn thể, TW địa phương để theo dõi sát mức độ phổ biến và xu hướng của bạo lực để có biện pháp cần thiết. Thứ 4: mỗi cá nhân ,đặc biệt là phụ nữ, cần được giáo dục để nhận thức đúng về hôn nhân, có sự lựa chọn bạn đời chín chắn, kỹ càng. Thái độ nghiêm túc trong tình yêu, trong hôn nhân, sẽ giúp mỗi cá nhân ít mắc sai lầm khi kết hôn. 2.5. Một số nguyên nhân khác Ngoài những nguyên nhân kể trên, thì kinh tế khó khăn, mâu thuẫn gia đình, chênh lệch về trình độ, sắc đẹp, đánh bạc, nghiện ngập, tù đầy cũng dẫn đến sự đổ vỡ hôn nhân. Mặc dù, thực tế có những cặp vợ chồng sống hạnh phúc, êm ấm trong cảnh nghèo khó, cùng chia sẻ với nhau mọi khó khăn vất vả trong cuộc sống thì nhiều khi nghèovào đằng cửa trước, hạnh phúc nhảy qua cửa sổ. Sự khó khăn kinh tế là nguyên nhân sâu xa cho xung đột trong cuộc sống nhiều gia đình. Trường hợp 5: nữ 43 tuổi, văn hoá 7/10 công nhân vệ sinh: Tôi và anh ấy đều cùng đơn vị nên quen nhau, yêu nhau và quyết định kết hôn, mặc dù gia đình chồng không đồng ý vì cô quá xấu. Sau khi cưới một năm cô làm ở công ty vệ sinh, chú vẫn là bộ đội. Hai vợ chồng đều nghèo, sau một năm cô sinh bé gái, chú càng thất vọng vì chú muốn có con trai (chú là trưởng mà). Đến lần thứ hai cô lại sinh tiếp một bé gái nữa, chú càng không để ý quan tâm hay có trách nhiệm gì, mâu thuẫn ngày càng lớn và chú tuyên bố lấy cô chỉ vì thương hại, cuộc sống vợ chồng như kẻ thù của nhau và cô xuất hiện ý nghĩ ly hôn vì chồng không còn yêu cô, gia đình nhà chồng thì ghét cô vì cô xấu, lại sinh toàn gái. Nhưng để quyết định đi đến ly hôn phải hai năm sau mới thành thực vì cô vẫn muốn hàn gắn bất đồng, vẫn yêu thương chồng, tôn trọng chồng... Nhưng do sự tác động khích bác của bạn bè, xã hội nên chú không thay đổi. Nguyên nhân ly hôn của hai vợ chồng là do sự chênh lệch về trình độ, nghề nghiệp, sắc đẹp và do sinh con gái. Nếu chị sinh con trai, mọi chuyện có thể rẽ sang ngả khác, mặc dù chị kiếm được nhiều tiền nhưng dưới sự đánh giá của mọi người đây là nghề thấp kém . Nói cho cùng nhiều đôi ly hôn là do hoàn cảnh tạo nên ,chứ thực chất bên trong họ vẫn yêu nhau, nhưng chỉ vì hoàn cảnh đưa đẩy mà khiến cho tình cảm vợ chồng rạn nứt. Đây âu cũng là một điều khó tránh khỏi trong cuộc sống gia đình. Vì không ai “nắm tay từ sáng đến tối bao giờ cả”. 3. Hậu quả của ly hôn 3.1. Hậu quả pháp lý 3.1.1. Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng Khi hai người nam nữ kết hôn với nhua thì quan hệ nhân thân được hình thành. Đây là mối quan hệ thiêng liêng, bao gồm cả quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với nhau. Song nếu mục đích hôn nhân không đạt được, tình trạng trầm trọng của đời sống chung kéo dài, hai người ly hôn. Khi bản án ly hôn hay quyết định công nhận thuận tình ly hôn được tuyên bố, các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng không còn nữa. Hai vợ chồng ý thức rất rõ điều này và khi xin ly hôn cũng là để chấm đứt quan hệ này. Nghĩa vụ, chung thuỷ, thương yêu quý trọng, chăm sóc... không còn nữa có thể tự chọn cho mình bạn đời mới mà không ai có quyền ngăn cấm. Trong các vụ ly hôn hiện nay gồm có ba trường hợp xảy ra : Trường hợp 1: hai vợ chồng ý thức được sự chấm dứt có tính hiệu lực pháp luật và tuân thỉ đúng những quy định của pháp luật. Hai vợ chồng có thể trở thành bạn, hoặc có thể không gặp lại nhau tuỳ vào mức độ quan hệ và họ tự do bắt đầu cuộc sống mới của mình. Trường hợp 2: sau ly hôn người chồng vẫn đeo bám, phá rối, quấy nhiều người vợ, gây khó khăn cho vợ trong cuộc sống... Tóm lại, họ vẫn tự do cho mình cái quyền can thiệp vào cuộc sống của vợ, vẫn bản tính ích kỷ, gia trưởng, thiếu văn hoá. Trường hợp 3: sau khi ly hôn, hai vợ chồng đoàn tụ với nhau, có thể đăng ký kết hôn hoặc không đăng ký kết hôn lại. 3.1.2. Quan hệ cấp dưỡng Trong quan hệ vợ chồng, quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng được quyết định tự nguyện trong từng gia đình tuỳ thuộc vào hoàn cảnh là của vợ chồng. Việc cấp dưõng là nhằm đảm bảo cho sự tồn tại của gia đình, đồng thời cũng thể hiện tình yêu, sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. khi ly hôn quan hệ cấp dưỡng vẫn tồn tại. Đây không chỉ là nghĩa vụ về đạo đức mà còn là nghĩa vụ pháp lý. Điều 43 đoạn luật hôn nhân và gia đình quy định: khi ly hôn, nếu bên túng thiếu yêu cầu cấp dưỡng cho người kia do các đương sự không yêu cầu không khiếu kiện hoặc nhờ toà án can thiệp. 3.1.3. Quan hệ con cái Đây là quan hệ duy nhất ràng buộc hai vợ chồng sau khi ly hôn. Giải quyết vấn đế con cái sau ly hôn là vấn đề trọng tâm của chế định ly hôn vẫn có mọi quyền và nghĩa vụ đối với con cái chung. Khi ly hôn, việc giao con cho ai trông nom, nuôi dưỡng giáo dục phải căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con, không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân của họ còn hay chấm dứt. Mặc dù vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc nuôi dạy con cái, nhưng việc giao con cho ai nuôi phải dựa trên cơ sơ nguyên vọng của con (nếu con từ 9 tuổi trở lên) của cha mẹ và điều kiện kinh tế của từng người. Vai trò của toà án ở đây là quan trọng. Khi quyết định giao cho ai quyền nuôi con, toà án không chỉ dựa vào ý muốn của vợ chồng, vào ý kiến của đứa trẻ, vào ý muốn của người xung quanh về tư cách, sự giáo dục của vợ chồng với con cái bởi “không gì có thể” tác động lên tôm hồn non nớt của trẻ mạnh hơn quyền lực của sự làm gương, còn giữ muôn vàn tấm gương thì không có gì gây ấn tượng sâu sắc và bền chặt bằng sự mẫu mực của bố mẹ (n.Novicop, nhà tâm lý học Nga). Trong nhiều trường hợp, do không điều tra kỹ, toà án đã xử giao cho còn nhỏ cho mẹ nuôi dưỡng (đúng luật) nhưng chưa xét đến phẩm chất, tư cách của người mẹ hoặc bố. 3.1.4. Quan hệ tài sản Giải quyết quan hệ tài sản của vợ chồng là vấn đề phức tạp, chiếm tỷ lệ khiếu kiện và xung đột cao nhất trong các tranh chấp về hậu qủa pháp lý sau ly hôn. Trong các trường hợp ly hôn việc phân chia tài sản trên nguyên tắc: “Tôn trọng sự thoả thuận của hai vợ chồng” Điều 42, hai bên thoả thuận có thể hiểu theo hai nghĩa: Ngay từ đầu vợ chồng thoả thuận không yêu cầu toà án phân chia tài sản. Vì lý do thời gian chung sống còn ít, tài sản chung chưa nhiều... Hai người tự thoả thuận trong quá trình hoà giải của toà án. Nghĩa là toà án chủ động tích cực giúp các đương sự hoà giải bằng cách triệu tập đến toà án, giải thích pháp luật, chính sách cho các đương sự, kết hợp giải quyết những vướng mắc trong tâm tư tình cảm để tạo thoả thuận với nhau mà không cần mở phiên toà xét xử. Nếu hai bạn không tự thoả thuận được thì theo điều 42, khoản b, hôn nhân gia đình 86, tài sản vợ chồng được chia đôi nhưng có xem xét một cách hợp lý đến tình trạng cụ thể của gia đình và công sức của mỗi bên. Vấn đề phân chia tài sản vợ chồng sau ly hôn là việc làm khó khăn phức tạp - sự phân chia thoả đáng hay không phụ thuộc không chỉ vào thái độ hợp tác trung thực của vợ chồng, mà quan trọng là vào trình độ, kinh nghiện, phẩm chất của người cán bộ xét xử. Trình độ cán bộ nói chung chưa đồng đều, cách xét xử theo quan điểm chủ quan chưa thống nhất. Hơn nữa, thực tiễn cuộc sống luôn luôn biến đổi linh hoạt trong khi các quy phạm pháp luật còn xơ cứng, còn nhiều quan điểm chưa phù hợp, chưa nắm bắt kịp những thay đổi cuộc sống. Vì thế sự nhạy cảm và tính thực tiễn khi xây dựng pháp luật nhằm năng cao tính khả thi của các vụ án ly hôn, là yêu cầu luôn luôn được đặt ra hiện nay. Trường hợp 6: nam 60 tuổi, bảo vệ chợ Đồng Xuân, ly hôn 2005 Nói chung tòa xử thế là được, chỉ vì không hợp nhau nữa nên chia tay. Việc phân chia tài sản đối với tôi cũng không nặng nề, miễn sao cả hai bên đều cảm thấy hợp lý là được. Cũng là cùng nhau cóp nhặt trong từng ấy năm mà, mình vẫn còn sức khỏe, chịu khó một chút là ổn thôi. Tuy là chia đôi nhưng tôi vẫn cho cô ấy phần hơn để cô ấy đỡ vất vả sau này. 3.2. Hậu quả cá nhân và xã hội của ly hôn 3.2.1. Mặt tích cực Trong chế độ phong kiến dù phụ nữ phải chịu trăm đắng ngàn cay của sự bị đánh đập, ngược đãi, phụ tình, gia trưởng của kiếp chồng chung, của cái sự “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu” cùng hàng loạt những giáo điều phong kiến cổ hủ khác thì họ vẫn chịu đựng cho tròn câu “trinh nữ bất sự nhị phu”. Lịch sử thành văn và không thành văn đã để lại cho hậu thế bao câu chuyện đau buồn của mảnh đời những người phụ nữ khuê các có, bình dân có, đẹp có, xấu có, tài giỏi có, mộc mạc có, song phải chịu bó buộc cuộc đời vào những cuộc hôn nhân không hạnh phúc, nhưng không thể thoát ra được. Hàng ngàn năm, phụ nữ cam chịu địa vị thấp hèn hơn hẳn đàn ông, đặc biệt trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Cùng là con người, với từng ấy nhu cầu, ham muốn, sức khoẻ, khả năng, nhưng phụ nữ chỉ là vật lệ thuộc, là thứ giải trí, cao hơn là công cụ sinh đẻ nối dõi tông đường cho đàn ông, suốt cuộc đời nội trợ hầu hạ đàn ông để mong được ban chút sủng ái, yêu thương. Sự cam chịu ấy đã từng muốn nổ tung : “… Chém cha cái kiếp lấy chồng chung Kẻ đắp chăn bông kẻ lạng lùng…” Nhưng rồi lại chịu đựng ,bởi số phận họ đã : “…Như chim vào lồng như cá cắn câu Cá cắn câu biết đâu mà gỡ Chim vào lồng biết thủa nào ra…” Chính vì thế khi vấn đề bình đẳng nam nữ, giải phóng phụ nữ được đặt ra, thì việc đầu tiên, quan trọng nhất và bản chất nhất là đem lại sự bình đẳng cho phụ nữ trong hôn nhân và gia đình, bảo đảm quỳên tự do kết hôn và ly hôn. Giải phóng hôn nhân không hạnh phúc là giải phóng con người, nhất là phụ nữ khỏi sự đau đớn về tinh thần, khổ cực về thể xác. Xã hội ngày càng cởi mở, phụ nnữ ngày càng ít phụ thuộc vào đàn ông, quan niệm về tự do, bình đẳng ngày càng phổ biến, ngày càng có nhiều phụ nữ dám quyết định ly hôn. Rất nhiều phụ nữ sau ly hôn tháy cuộc sống dễ chịu hẳn, tự lập hơn, có bước tiến hơn trong nghề nghiệp của mình Hai người lấy nhau vì tình yêu, khi tình yêu không còn thì việc giải phóng nhau, để tìm tình yêu, hạnh phúc khác chính là sự nhân đạo với bạn đời và cũng là nhân đạo với chính mình vì nó giúp bản thân sống thực với sở thích, tình cảm, hạnh phúc của họ. 3.2.2. Mặt tiêu cực Ly hôn là một chấn động lớn trong cuộc đời của mỗi người thường gây tổn thương tâm hồn khó lòng cứu chữa. Ly hôn dù là cần thiết, nhưng sau ly hôn, vợ-chồng đều có thể bị suy sụp cả về sức khoẻ và tinh thần bởi nó là sự kiện đánh dấu chấm hết cho mối quan hệ đã từng gắn bó giữa 2 người trong thời gian dài với bao kỷ niệm buồn vui, hạnh phúc, bất hạnh cùng hàng loạt thói quen sinh hoạt kèm theo. Phụ nữ được coi có sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai hơn nam giới. Nhưng khi ly hôn, sự chịu đựng đã đến tột cùng của giới hạn qua thời gian dài xung đột, mâu thuẫn hoặc bề ngoài họ vẫn tỏ ra chịu đựng, bình thường nhưng bên trong là viết thương lòng khó chữa, là sự day dứt, đau khổ bởi phụ nữ thiên về nội tâm, tình cảm. Với những gia đình ly hôn mà con cái đã lớn, sự vắng mặt của cha hoặc mẹ không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển nhân cách. Với gia đình con còn nhỏ, sự lệch lạc trong nhận thức và hành động khi thiếu cha ở bên là có thể xảy ra. “Mẹ dạy thì con khéo, bố dạy thì con khôn”. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp sau khi ly hôn vợ-chồng vẫn có điều kiện cho con ăn học, chỉ bảo đến nơi đến chốn, nhưng cũng không ít trường hợp lại khác. Sau khi ly hôn họ bộn bề với nhiều công việc hơn, họ phải tính toán hơn với cuộc sống của mình và con trước mắt,dù thiếu đi trụ cột. Dù biết rằng con cái cần được quan tâm đúng cách nhưng trước hoàn cảnh hiện tại họ đành “lực bất tòng tâm”. Mặt khác, phụ nữ sau khi ly hôn còn gặp khó khăn trong quá trình họ tái hôn lại, thực tế này có thể giải thích bằng 4 lý do sau: - Sự can thiệp của chồng cũ vào cuộc sống, khiến người vợ không hoàn toàn cắt đứt được hẳn với chồng. - Sự thất vọng về hôn nhân- gia đình, về đàn ông khiến phụ nữ sợ hãi khi kết hôn,chỉ muốn sống yên ổn một mình,mất lòng tin vào hạnh phúc. - Phụ nữ không tìm thấy đối tượng thích hợp với mình. - Phụ nữ khó tái hôn là do họ hy sinh vì con. Họ không muốn nhìn cảnh “con anh, con tôi, con chúng ta” gây ra bất hoà, khó tránh khỏi trong hôn nhân mới,khiến họ cảm thấy bất hạnh và có nỗi với con hơn. Hy sinh hạnh phúc, chăm lo cho việc học hành của con là điều phổ biến ở phụ nữ sau khi ly hôn. Tuy nhiên không chỉ phụ nữ mới phải chịu những hậu quả tâm lý, tình cảm, thể lực sau ly hôn mà nam giới cũng chịu áp lực không nhỏ. Thông thường người ta chỉ đề cập đến nỗi khổ, sự vất vả của phụ nữ trong việc chống chọi với sự hụt hẫng tình cảm, xoay sở với cuộc sống kinh tế sau ly hôn mà chưa đề cập đến phản ứng tâm lý, tình cảm của đàn ông như thế nào sau ly hôn. Phải thừa nhận, đàn ông có nhiều lợi thế hơn trong việc bắt đầu cuộc sống mới. Họ không phải chịu đựng định kiến xã hội khắt khe. Vì thế sự lựa chọn bạn đời mới, sự tiếp tục thăng tiến, phát triển nghề nghiệp, thu nhập là điều có thể thực hiện. Còn đối với con cái, bất cứ cuộc ly hôn nào cũng có sự tàn phá đối với tâm hồn trẻ thơ, lo lắng buồn đau, mất niềm tin là tâm trạng của những đứa trẻ mà bố mẹ ly hôn. Với những trường hợp trước khi ly hôn, bố mẹ có những xung đột căng thẳng kéo dài thì thế giới quả thật là sụp đổ trong ý thức con trẻ. Các ông bố bà mẹ chỉ chịu ảnh hưởng của những xúc cảm riêng, không cất công chọn lời lẽ để nói với nhau, họ buộc nhau đủ các tội lỗi chết người trước mặt con trẻ. Trước mặt toà, vợ-chồng mù quáng bởi họ căm thù nhau, lăng mạ nhau. Sau ly hôn, đứa trẻ mang trong mình sự mặc cảm về hình ảnh xấu của bố hoặc mẹ, hay ít nhất cũng là sự mặc cảm về sự không toàn vẹn của gia đình. Chúng trở thành những đứa trẻ trầm cảm lạnh lùng, thích gây gổ, phá phách. Tác hại hơn nữa là bố mẹ không quan tâm lo lắng dạy dỗ con cái. Có không ít đứa trẻ mất niềm tin, thù oán bố me, bỏ nhà sống lang thang, đi vào con đường phạm tội. “Chúng đã viết thư đưa cho cả 2 người. Chúng xin ba đừng bỏ mẹ, chúng xin ba mẹ mỗi người nhương nhau một tí, hãy nhìn vào mặt tốt của nhau, đừng chấp nhặt nhau nữa. Song ba nó vẫn quyết định ly hôn. Ba đi theo bồ con chán trường sinh ra hư đốn, nghiện hút, bán hết đồ đạc trong nhà để nghiện hút, mặc dù rất thương mẹ”.(Trường hợp 7, nữ 51 tuổi,Đại Học-dược sỹ cao cấp, ly hôn 2005) Tuy nhiên không phải mọi trường hợp cha mẹ ly hôn, con cái đều đi vào con đường tệ nạn xã hội. Những trường hợp bố mẹ ly hôn một cách có văn hoá, sau khi ly hôn 2 người vẫn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm đối với con, thì đứa trẻ vẫn có điều kiện phát triển nhân cách bình thường, thậm chí chúng còn ngoan ngoãn học giỏi. Có 2 sai lầm cần tránh sau khi ly hôn để đảm bảo đứa trẻ sự phát triển bình thường với những cặp vợ-chồng ly hôn. Thứ 1:sai lầm của những ông bố bà mẹ cảm thấy không thể thích nghi với cuộc sống ly hôn, cố hoà giải, kêu gọi bên kia ở lại, nhận mọi lỗi lầm về phía mình dù mình không có lỗi. Tác động xúc cảm này ảnh hưởng đến đứa trẻ theo cách chúng nghĩ rằng bố hoặc mẹ không yêu người kia nữa và không yêu luôn cả chính nó nữa. Thứ 2: vợ hoặc chồng cố gắng làm cho đứa trẻ hiểu rằng nỗi bất hạnh của gia đình không phải do mình, mà do phía bên kia gây ra, làm cho con hình thành nỗi ác cảm, sự khinh ghét đối với bố hoặc mẹ của mình và mất lòng tin vào chính người thân yêu của mình. 4. Dự báo xu hướng biến đổi của kết hôn và ly hôn 4.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hôn nhân trong tương lai Chúng ta đã đề cập đến những nhân tố xã hội được coi là có ảnh hưởng trực tiếp đến kết hôn-ly hôn trong điều kiện hiện nay, đó là cuộc cách mạng tình dục, phong trào giải phóng phụ nữ, cơ chế thị trường. Những nhân tố này sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến kết hôn và ly hôn trong thời gian tới. Tuy nhiên, bước vào thế kỷ 21, hôn nhân-ly hôn ở Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của những nhân tố KT-XH mới đang hình thành ở Việt Nam. - Cuộc cách mạng khoa học- công nghệ: Nó sẽ tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến thiết chế gia đình về các mặt cấu trúc, chức năng,phân công lao động. Ở Việt Nam hiện nay, tác động của cuộc CMKHCN đương đại đang thẩm thấu vào mọi lĩnh vực XH, trong đó hôn nhân - gia đình, với cả tác động tiêu cực và tích cực. Tuy nhiên, sự tác động chưa sâu sắc và mạnh mẽ vì chúng ta đang ở trong giai đoạn đầu của sự kế thừa, áp dụng thành tựu đó. Chúng ta cũng có sự chọn lọc, biến đổi cho phù hợp với điều kiện KT-XH hiện nay. Bước sang thế kỷ 21, với xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, với chiến lược đặt việc phát triển khoa học - công nghệ lên hành đầu của Nhà nước Việt Nam, CMKH-CN sẽ ảnh hưởng đến xã hội ta, đặc biệt là lĩnh vực hôn nhân - gia đình, đặt đất nước ta trước thách thức giữa giá trị truyền thống và hiện đại, trước yêu cầu bức thiết của chiến lược phát triển bền vững. - Sự phát triển KHKT: Khoa học kỹ thuật có vai trò quan trọng với sự phát triển khoa học nói riêng và của xã hội nói chung. Khoa học có nhiệm vụ dự báo mô hình và cách thích hợp trong giai đoạn tương lai, nhữnh hiện tượng đang diễn ra mà phải đi sâu nghiên cứu, phân tích chúng, tìm ra cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng những chính sách để điều tiết quá trình phát triển, giữ vững định hướng phát triển của từng quốc gia, KHXH và NV, xét đến cùng là nghiên cứu về con người, nghiên cứu mô hình hành vi ứng xử của con người trong các góc độ khác nhau. Con người được đặt vào trung tâm của sự nghiên cứu. Mặc dù nghiên cứu con người được KHXH và NV rất coi trọng, nhưng lại có rất ít nghiên cứu về phụ nữ. Liên hợp quốc đưa ra bức tranh chung về phụ nữ trong thập kỷ vì phụ nữ (1975-1985) như sau: phụ nữ chiếm hơn cả sản lượng nông nghiệp Thế Giới, thế nhưng, phụ nữ chiến 2/3 lực lượng mù chữ của thế giới, phụ nữ làm chủ có 1/10 tài sản thế giới và phụ nữ chiếm 70% trong số1,3 tỷ người nghèo đói của thế giới. Cho đến nay, chúng ta vẫn hiểu rất ít về phụ nữ, các công trình nghiên cứu về phụ nữ không nhiều. Phụ nữ đã tổ chức phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng trên phạm vi thế giới. Bắt đầu từ cuối thế kỷ 19 với phong trào đòi quyền công dân: bỏ phiếu, ứng cử. Sau đại chiến thế giới thứ 2 phong trào đòi quyền bình đẳng trong việc làm, lương, đời sống. Trong giai đoạn từ 1975-1985, Hội phụ nữ thế giới đầu tiên được tổ chức với khẩu hiệu bình đẳng, phát triển, hoà bình, hành động hướng tới đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ nữ. Cùng với sự độc lập, tự chủ về kinh tế của phụ nữ do CMKHCN đem lại, khoa học về giới và phụ nữ học...sẽ góp phần thay đổi cách nhìn, quan điển của mọi người về vấn đề giới, giúp phụ nữ được giải phóng ở trình độ cao hơn về kimh tế, văn hoá, tạo nên sự bình đẳng nam nữ. 4.2. Dự báo tương lai của kết hôn và ly hôn Trên cơ sở phân tích bản chất cuộc khủng hoảng gia đình Phương Tây hiện nay, nhà tương lai học A.Tofler đã đưa ra dự đoán về tương lai của hôn nhân - ly hôn. Sự tan vỡ gia đình hiện nay, theo ông là một bộ phận của cuộc khủng hoảng chung của nền văn minh công nghiệp. Tác giả kết luận, loài người đang đi ra khỏi thời đại gia đình hạt nhân và bước vào một xã hội mới được đánh dấu bằng tính nhiều vẻ trong cuộc sống gia đình. Hộ những người sống độc thân, chiếm 1/5 tổng số các hộ ở Mỹ, hộ những người sống không quan tâm đến thủ tục pháp lý, hộ không có trẻ con, hộ gia đình thiếu bố và mẹ (kết quả của ly hôn), gia đình tổ hợp. Ngoài ra còn có những hình thức gia đình khác: hôn nhân đồng giới, hôn nhân khế ước, cụm gia đình..... Từ góc độ tiếp cận khác, tiến sỹ tâm lý học Hungari Rilagy Vilmos đưa ra dự báo thiết thực về ly hôn, hôn nhân qua phân tích thể chế hôn nhân từ quá khứ, hiện tại, tương lai. Xu hướng quan trọng nhất là hôn nhân ngày càng dân chủ hơn, tức là hôn nhân không còn mang những nét độc quyền, ràng buộc, những điều kiện kèm theo như giai cấp, đẳng cấp, nguồn gốc, địa vị xã hội... dẫn đến cuộc hôn nhân vội vàng thiếu chín chắn của cá nhân chưa trưởng thành về nhân cách. Trong tương lai với sự giáo dục giới tính, giáo dục tình dục đầy đủ và chuẩn bị tốt cho mọi người bước vào đời sống hôn nhân, văn hoá của mối quan hệ gia đình sẽ được nâng cao đáng kể. Các cặp vợ-chồng sẽ điều chỉnh một cách có ý thức các mối quan hệ qua lại giữa họ, họ sẽ có tinh thần trách nhiệm cao khi xây dựng gia đình. Trình độ văn hoá chung được nâng cao cũng sẽ có ý nghĩa quan trọng, bởi chắc chắn những sai lầm thô thiển trong hành vi ứng xử thường dẫn đến ly hôn như hiện nay nhu nghiện rượu, bạo lực thể xác, tinh thần, bóc lột thân xác bạn đời sẽ giảm bớt. Sự thật là người ta có thể đi đến ly hôn với những lý do khá là nhỏ nhặt, những nguyên cớ vụn vặt. Đây là quan điểm dự báo về tương lai của hôn nhân - ly hôn, gia đình Phương Tây theo quan điểm của các nhà nghiên cứu xã hội đó. Xuất phát quan điểm của họ là một nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở nền sản xuất công nghiệp tiến tiến, cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện, hệ thống đảm bảo xã hội khá phong phú, một trình độ dân trí cao đã được CNH-HĐH. Hiện nay xã hội Việt Nam hiện nay tồn tại cả ba nền văn minh: văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp, văn minh hậu công nghiệp. Lý do của tình trạng này là: nền văn minh nông nghiệp vẫn là đặc điểm cơ bản của xã hội việt nam hiện nay. Trong quá trình toàn cầu hoá, chuyển giao công nghệ, những thành tựu mà văn minh phương Tây đạt được truyền bá sang việt nam. Việt Nam được kế thừa tiếp nhận hàng loạt những sản phẩm tuyệt vời của nền công nghiệp hiện đại phù hợp với điều kiện của nền kinh tế xã hội của đất nước. Gia đình việt nam, theo đó, những mô hình hôn nhân tiêu biểu cho từng nền văn minh cùng tồn tại: gia đình mở rộng, gia đình hạt nhân và hiện nay, ở các đô thị đã bắt đầu xuất hiện những hình thức hôn nhân của xã hội hậu công nghiệp như gia đình thử nghiệm, gia đình không kết hôn... Sang thế kỷ 21 với tính quốc tế hoá cao độ nền kinh tế thế giới với với chính sách mở cửa, hội nhập, Việt Nam sẽ kế thừa những thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ. Đồng thời, chiến lược hội nhập nhưng không hoà tan tiếp thu những thành tựu trên cơ sở giữ vững bản sắc dân tộc. Trong thời gian tới, tỷ lệ ly hôn ở việt nam có xu hướng tiếp tục gia tăng. Một mặt nó là sự minh chứng cho sự giải phóng phụ nữ cho việc thể hiện quyền bình đẳng nam nữ trong lĩnh vực hôn nhân - gia đình. Mặt khác, nó là chỉ báo cho khủng hoảng gia đình dưới tác động tiêu cực của các nhân tố xã hội. Như vậy, đánh giá của xã hội về ly hôn có thể sẽ cởi mở hơn trước kia, khi mà người ta coi ly hôn như một hành vi phi đạo đức, phi chuẩn mực ảnh hưởng đến danh dự sự thăng tiến của cá nhân. Trong tương lai, dưới ảnh hưởng của những nhân tố kinh tế xã hội mới, người ta sẽ bình thường hoá hiện tượng ly hôn. Tự kết hôn và tự do ly hôn chủ yếu sẽ là vấn đề của từng cá nhân. Vấn đề là xã hội cần phải bảo đảm cho mỗi cá nhân có quyền tự do ấy và quy định họ sau ly hôn như thế nào cho con người. Vì dù sao con người cũng phải sống một cách có văn hoá, một cách nhân văn, nhân bản, nhân ái . KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Ở Việt Nam hiện nay, quy mô ly hôn có xu hướng gia tăng, mức độ ly hôn diễn ra ở mọi độ tuổi, tập trung nhất là lứa tuổi 31-50, ở mọi trình độ học vấn, nhất là những người có học vấn cao, ở mọi nghề nghiệp, mọi tầng lớp xã hội, nhất là tầng lớp trung lưu. Tỷ lệ phụ nữ đứng đơn xin ly hôn tăng, như một sự khẳng định cho vị thế tăng lên của phụ nữ hoặc biểu hiện của sự bị áp bức đè nén ở mức độ cao đối với họ. Qua nghiên cứu trên địa bàn phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, tình hình ly hôn ở đây cũng rất phức tạp. Số vụ ly hôn ngày càng tăng với những nguyên nhân cũng rất đa dạng. Là địa bàn có môi trường xã hội đa chiều, dân cư chủ yếu sinh sống bằng nghề kinh doanh dịch vụ, buôn bán nhỏ. Đặc thù nghề nghiệp cũng đã ảnh hưởng đến những cuộc hôn nhân. Sự sòng phẳng, lạnh lùng, đầy toan tính cá nhân nhuốm màu cơ chế thị trường đã từng bước xâm nhập vào ngưỡng cửa từng gia đình trong địa bàn phường. Theo số liệu thu thập được của các vụ ly hôn trong 2 năm 2004 - 2005 cũng cho thấy tỷ lệ phụ nữ đứng đơn xin ly hôn ở phường Đồng Xuân cũng có xu hướng tăng lên. Đây là tín hiệu cho thấy sự tự lập của người phụ nữ về nhiều mặt, từ kinh tế, cuộc sống và ngay cả với cuộc hôn nhân của mình. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, vị thế của người phụ nữ đã được nâng cao nhiều mặt, vai trò của người phụ nữ trong gia đình cũng dần ngang bằng với người đàn ông. Họ đã có tiếng nói quan trọng trong gia đình, có thể quyết định những công việc lớn trong gia đình như xây nhà, mua xe, dựng vợ gả chồng cho con cái… Sự thay đổi mạnh mẽ nhất đó là người phụ nữ đã có thể tự quyết đinh số phận của mình. Họ có thể dũng cảm từ bỏ cuộc hôn nhân khi nó không còn đem lại hạnh phúc. Đây có thể nói là một sự tiến bộ không mong muốn của người phụ nữ. Tuy nhiên ẩn chứa đằng sau đó vẫn là nhiều yếu tố bất ổn, sự lỏng lẻo trong kết cấu của gia đình khi mà mỗi thành viên đều có thể dễ dàng tự quyết định số phận của cuộc sống gia đình, vai trò, trách nhiệm của người vợ, người chồng cũng dần bị xem nhẹ, sợi dây liên kết tình cảm giữa vợ - chồng, bố mẹ - con cái ngày càng xa cách, dẫn đến sự bất ổn, khủng hoảng trong cuộc sống gia đình. Một biện pháp giải quyết những vấn đề đó đang có xu hướng gia tăng đó là ly hôn, phá bỏ hạnh phúc mà phải mất nhiều công xây dựng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ly hôn, do tính tình không hợp, bị đánh đập ngược đãi, ngoại tình, mâu thuẫn gia đình, tệ nạn xã hội, chênh lệch về trình độ học vấn, nghề nghiệp, sắc đẹp. Đây chính là những biểu hiện của sự xung đột giới về vai trò, vị thế, chức năng, giá trị dưới tác động của cơ chế thị trường, phong trào giải phóng phụ nữ, cách mạng tình dục, sự chuyển đổi định hướng giá trị ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ly hôn đem lại những hậu quả pháp lý cho cá nhân về mặt quan hệ nhân thân, cấp dưỡng tài sản, con cái. Luật hôn nhân gia đình hiện hành phát huy hiệu lực còn yếu trong việc yêu cầu các bên thực hiện quyền và trách nhiệm của mình sau ly hôn, cũng như chưa có những điều khoản của các bên thực hiện quyết định của Toà án. Đồng thời, ly hôn cũng đem lại những hậu quả về tâm lý con người. Quan hệ con cái: Khi ly hôn, vợ - chồng vẫn có đầy đủ quyền lợi nghĩa vụ với con cái. Tuy nhiên trên thực tế, nghĩa vụ đóng góp nuôi dạy con cái ít có tính thực thi. Một phần là do bên kia quá nghèo không có tiền chu cấp. Phần nữa, Toà án chỉ giám sát được đối tượng là công chức, cònđối tượng dân sự thì pháp luật chưa có biện pháp kiểm soát. Điều này gây ra khó khăn cho việc đảm bảo quyền lợi của phụ nữ,trẻ em sau ly hôn. Vì thế sự kết hợp giữa Toà án và các bên sau ly hôn, Toà án với địa phương nơi cá nhân cư trú là cần thiết để Toà án theo dõi, kiểm tra và xử lý được những trường hợp không thực hiện nghĩa vụ pháp lý và đạo đức của mình. * Chính sách giáo dục: Đây là biện pháp quan trọng,cần được tiến hành trên quy mô toàn xã hội cả trước và sau ly hôn. Trước khi kết hôn, thành viên cần được đảm bảo quyền tự do lựa chọn. Bảo đảm tự do kết hôn một mặt giúp cá nhân hài lòng với sự lựa chọn, không gây cảm giác bị ép buộc, căng thẳng khi chung sống. Mặt khác dễ dẫn đến sự lựa chọn bừa bãi, cảm tính. Các tổ chức đoàn thể nên thành lập trung tâm tư vấn giải quyết những xung đột trong đời sống vợ - chồng về sinh lý, tình cảm, tâm lý, giúp họ lấy lại sự cân bằng trong quan hệ vợ - chồng, tháo gỡ ngòi nổ không đáng xảy ra cho ly hôn. Với cộng đồng xã hội, nhóm xã hội, có vai trò trong việc thể chế hoá chính sách của Nhà nước, điều chỉnh hành vi ứng xử của cá nhân. Vì thế, việc định hướng Dư luận xã hội trong cộng đồng về hôn nhân là cần thiết. * Với cá nhân: - Cần cân nhắc kỹ lưỡng, thận trọng trước khi quyết định kết hôn hoặc ly hôn, tránh những cuộc hôn nhân vội vàng, bồng bột. - Trong quá trình chung sống, mỗi cá nhân phải có ý thức vun đắp tình yêu, sự thông cảm chia sẻ với nhau về nghề nghiệp, sở thích,quan điểm sống để tăng khả năng thích ứng lẫn nhau trong quan hệ vợ - chồng trên cơ sở tình yêu thương lẫn nhau. Phải nâng cao ý thức của mỗi giới về vai trò chức năng, trách nhiệm của mình. Nam giới cần làm quen với mô hình mới của phụ nữ thời hiện đại, nam giới cần tăng cường học hỏi nâng cao trình độ nhận thức để có thể chia sẻ công việc với phụ nữ. Phụ nữ cần có cái nhìn về tình yêu qua con mắt của chính mình. Mặc dù có nhiều phụ nữ đã ý thức được vai trò trách nhiệm của mình trong gia đình và xã hội, nhưng vẫn có không ít phụ nữ coi sự phụ thuộc vào chồng sự hy sinh sự nghiệp của bản thân vì gia đình là điều bình thường. 2. Khuyến Nghị Nghiên cứu trên đã phần nào cho thấy rõ nét những nguyên nhân dẫn đến ly hôn hiện nay:nguyên nhân đó dẫn đến nảy sinh và phát triển đều có lý do của nó.Vì vậy để giảm thiểu ly hôn,hạn chế xuất hiện những nguyên nhân trên theo chúng tôi có một số khuyến nghị: * Về xã hội: - Vấn đề việc làm thu nhập:cần lưu ý đến việc làm thu nhập trong các tầng lớp dân cư, đặc biệt là nhóm gia đình nghèo. - Tiếp tục hoàn thiện văn bản pháp luật liên quan đến hôn nhân và gia đình, đặc biệt văn bản luật định xử lý cá nhân có hành vi bạo lực gia đình. - Phổ biến tuyên truyền về các mẫu hình gia đình văn hoá,hướng đời sống gia đình theo mẫu hình này. * Về phía cá nhân: - Sống lành mạnh, không ngoại tình,không bạo lực gia đình và không nên ứng xử thiếu văn hoá. - Tiếp thu và thay đổi nhận thức về giới,bình đẳng giới,dặc biệt là nam giới. - Luôn tôn trọng ý kiến của nhau,biết cáhh xoa dịu tính căng thẳng trong gia đình. - Quan tâm lẫn nhau,chia sẻ những khó khăn gặp phải . TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo tổng kết phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc năm 2005, phương hướng, nhiệm vị năm 2006. Công ty cổ phần Đồng Xuân (26/11/2005) Báo cáo công tác của TAND quận Hoàn Kiếm năm 2005 và phương hướng nhiệm vụ năm 2006. (16/11/2005) Báo cáo công tác của TAND quận Hoàn Kiếm (1999 - 2004) tại kỳ họp thứ XII hội đồng nhân dân quận Hoàn Kiếm khóa XVI. Báo cáo công tác xét xử của hội thẩm nhân dân quận Hoàn Kiếm (2004 - 2005) Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác và Đảng ta: Bàn về hôn nhân, gia đình, phụ nữ - Viện XHH. Phòng XHH gia đình - phụ nữ, Hà Nội 1985 Nghiên cứu ly hôn - nghiên cứu trường hợp Hà Nội do Viện gia đình và giới tiến hành năm 1998-1999. Thư viện Viện gia đình và giới. Tạp chí Xã hội học.(Số 1,3/1991; số 3/1993; số 4/1994; số 3/1995; số 3/2001) Trung Ương Hội LHPNVN: Báo cáo kết quả dự án “nghiên cứu quyền của phụ nữ trong luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và việc thực hiện quyền trong đó”, tháng 7 /1995. Thư viện Viện gia đình và giới. Trung ương Hội LHPNVN; Báo cáo tổng kết về tình hình ly hôn ở Việt Nam 1997. Thư viện Viện gia đình và giới. Mai Huy Bích: Xã hội học gia đình. Nhà xuất bản Khoa Học xã hội, 2003 Phan Kế Bính: Việt Nam phong tục. Nhà xuất bản Đồng Tháp, 1974. Gunter Endruweit - Chủ biên, Các lý thuyết xã hội học hiện đại, Nxb. Thế giới, 1999. Nguyễn Thị Thanh Tâm. Ly hôn: Nghiên cứu trường hợp Hà Nội. Nhà xuất bản KHXH-Hà Nội 2002 Lê Thị (chủ biên): Gia đình phụ nữ thiếu vắng chồng. Nhà xuất bản Khoa học xã hội,Hà Nội 1996 Phạm Tất Dong - Lê Ngọc Hùng: Xã hội học Đại cương. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội 2001 Tony Bilton, Kenvin Bonnett, Philip Jones, Ken Sheard, Michelle Stanworrth và Andrrew Webster - Nhập môn Xã hội học, (tr. 431- 443), Nxb. Khoa học xã hội, 1993 MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXHH (60).doc
Tài liệu liên quan