Đề tài Nhà ở chung cư 9 tầng Mễ Trì Hạ lô OCT1 khu đô thị mới Mễ Trì Hạ thành phố Hà Nội
Thông qua tài liệu khảo sát địa chất, căn cứ vào tải trọng công trình (Do nhà chịu tải trọng đứng và ngang rất lớn) có thể thấy rằng phương án móng nông không có tính khả thi nên dự kiến dùng phương án móng sâu (móng cọc). Nên giải pháp kết cấu móng hợp lý nhất là dùng móng cọc bê tông cốt thép được ép bằng kích thuỷ lực Thép móng dùng loại AI và AII, thi công đài móng đổ bê tông toàn khối tại chỗ.
6 trang |
Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 829 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nhà ở chung cư 9 tầng Mễ Trì Hạ lô OCT1 khu đô thị mới Mễ Trì Hạ thành phố Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I
Kiến Trúc
( 10% )
Giáo viên hướng dẫn : GVC – KS Lương Anh Tuấn
Sinh viên thực hiện : Phan Văn Mạnh – Lớp XD 1002
Nhiệm vụ : - Tìm hiểu thiết kế kiến trúc
- Vẽ các bản vẽ kiến trúc
Bản vẽ :
- Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng
- Bản vẽ chi tiết thang
I. Giới thiệu về kiến trúc:
I. Giới thiệu về kiến trúc
Công trình với quy mô 9 tầng mang tên “nhà ở chung cư 9 tầng Mễ trì hạ”, vị trí xây dựng tại Lô OCT1 khu đô thị mới Mễ Trì Hạ thành phố Hà Nội, do vậy nó sẽ đóng góp một vai trò hết sức quan trọng cho không gian đô thị cũng như cảnh quan kiến trúc của thành phố Hà Nội. Khu đất xây dựng có tổng diện tích khoảng 1128,6(m2), diện tích xây dựng khoảng 620(m2), tổng diện tích sàn là 5500(m2).
Vị trí xây dựng hết sức thuận lợi cho việc đặt trụ sở, văn phòng thương mại cũng như thuận lợi cho việc sinh hoạt nhân dân. Việc xây dựng công trình là phù hợp với nhu cầu về nơi làm việc và giải quyết một phần về nhu cầu nhà ở phục vụ công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án của Thành Phố. Công trình góp phần tạo nét mới trong sự phát triển chung của Thành Phố.
Các chức năng của các tầng được phân ra hết sức hợp lý và rõ ràng:
+Tầng 1 : bố trí các phòng kỹ thuật, cửa hàng dịch vụ,
+Tầng 2 á 9 bố trí các căn hộ.
+Trên mái là nơi bố trí các bể nước mái.
Về cấp độ công trình được xếp loại “nhà cao tầng loại I” (cao dưới 50m).
Công trình được nghiên cứu để bố trí mặt bằng tổng thể, mặt đứng có một sự cân xứng nghiêm túc.
II. Tìm hiểu các giải pháp thiết kế công trình :
Giải pháp mặt bằng:
- Mặt bằng công trình là hình chữ nhật ( chiều rộng 18.4m ; chiều dài 33,5m) do đó đơn giản và rất gọn.Các tầng được bố trí các phòng dịch vụ, , các căn hộ một cách hợp lý thuận tiện cho công việc và sinh hoạt.
Hệ thống lõi cứng được bố trí ở giữa đảm bảo cho công trình có độ đối xứng cần thiết, hạn chế được biến dạng do xoắn gây ra do trọng tâm hình học trùng với tâm cứng của công trình.
Tầng 1:
- Toàn bộ các công trình phục vụ ngôi nhà như:
- Các quầy dịch vụ
- Ga ra để ôtô, xe máy cho các hộ gia đình và cho khách tới thăm.
- Phòng sinh hoạt công cộng sử dụng để họp tổ dân phố, sinh hoạt công cộng của cư dân trong khu nhà.
- Các phòng kỹ thuật phụ trợ: Phòng điều khiển điện, trạm biến thế, máy phát điện dự phòng, phòng máy bơm, phòng lấy rác.
Tầng 2- 9:
- Bao gồm các căn hộ phục vụ sinh hoạt gia đình. Các căn hộ được bố trí không gian khép kín, độc lập và tiện nghi cho sinh hoạt gia đình. Các căn hộ được chia làm 5 loại là căn hộ loại 1, 2, 3,4,5.
- Căn hộ 1,2,4,5: Rộng 100 m2. Bao gồm 1 phòng khách, 3 phòng ngủ, 1 phòng ăn và bếp, 2 nhà vệ sinh,1 lôgia không gian nghỉ ngơi, thư giãn tốt nhất sau một ngày học tập, làm việc. Ngoài ra, khu bếp kết hợp phòng ăn cũng được ưu tiên tiếp xúc với bên ngoài thông qua 1 lô gia phơi. Việc đủ ánh sáng, thông thoáng sẽ đảm bảo vệ sinh cho khu vực bếp núc cũng như toàn căn hộ. Phòng khách, kết hợp làm nơi sinh hoạt chung của cả gia đình được bố trí tại trung tâm căn hộ ngay lối cửa ra vào. Phòng khách và phòng ngủ sát hành lang chung sẽ được thiết kế cửa sổ trên cao để thông thoáng ra hành lang. Trong mỗi căn hộ đều ưu tiên các phòng ngủ được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng tự nhiên . Giải pháp thiết kế mặt bằng này thuận tiện cho việc sinh hoạt và trang trí nội thất phù hợp với mục đích sử dụng của từng phòng.
- Căn hộ 3: Rộng 80 m2. Bao gồm 1 phòng khách, 2 phòng ngủ, 1 phòng ăn và bếp, 1 lô gia, 2 vệ sinh
Mỗi căn hộ được thiết kế với dây chuyền sử dụng bao gồm: phòng khách - phòng ngủ - phòng bếp - khu vệ sinh. Các phòng với công năng sử dụng riêng biệt được liên kết với nhau thông qua tiền sảnh của các căn hộ.
2) Giải pháp mặt đứng.
- Về mặt đứng, công trình được phát triển lên cao một cách liên tục và đơn điệu: không có sự thay đổi đột ngột nhà theo chiều cao do đó không gây ra những biên độ dao động lớn tập trung ở đó. Tuy nhiên công trình vẫn tạo ra được một sự cân đối cần thiết. Việc tổ chức hình khối công trình đơn giản, rõ ràng . Sự lặp lại của các tầng tạo bởi các ban công, cửa sổ suốt từ tầng 2á9 tạo lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho công trình. Các mặt đứng của công trình có các ban công nhô ra, các ban công này được phát triển từ dưới lên trên tạo cho công trình bớt đi sự đơn điệu về mặt kiến trúc. Phần mái có tum nhô cao, nhưng chưa phải là sự đánh dấu của kết thúc mà có vẻ như công trình sẽ còn phát triển cao lớn hơn.
3) Giải pháp về giao thông.
- Bao gồm giải pháp về giao thông theo phương đứng và theo phương ngang trong mỗi tầng.
- Theo phương đứng: công trình được bố trí ba cầu thang bộ và hai cầu thang máy, đảm bảo nhu cầu đi lại cho sinh hoạt hàng ngày và đáp ứng nhu cầu thoát người khi có sự cố xảy ra.
- Theo phương ngang: bao gồm sảnh tầng và hành lang dẫn tới các phòng.
Việc bố trí sảnh và thang máy ở giữa công trình đảm bảo cho việc đi lại theo phương ngang đến các phòng ban là nhỏ nhất .
Việc bố trí cầu thang ở hai đầu công trình đảm bảo cho việc đi lại theo phương ngang là nhỏ nhất, đồng thời đảm bảo được khả năng thoát hiểm cao nhất khi có sự cố xảy ra
4) Giải pháp chiếu sáng, thông gió cho công trình.
- Kết hợp chiếu tự nhiên và nhân tạo. Các phòng đều có cửa sổ để tiếp nhận ánh sáng bên ngoài , toàn bộ cửa sổ được lắp khung nhôm kính nên phía trong nhà thường luôn luôn có đầy đủ ánh sáng tự nhiên . Ngoài ra các hành lang cầu thang được bố trí lấy ánh sáng nhân tạo , có các đèn trần phục vụ ánh sáng. Sử dụng hệ thống điều hoà trung tâm đặt ở tầng một có các đường ống kỹ thuật nằm cạnh với lồng thang máy dẫn đi các tầng. Từ vị trí cạnh thang máy có các đường ống dẫn đi tới các phòng, hệ thống này nằm trong các lớp trần giả bằng xốp nhẹ dẫn qua các phòng.
- Hà Nội nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên đòi hỏi công trình phải đảm bảo thông gió cũng như nhiệt độ trong các phòng ổn định quanh năm. Thông hơi thoáng gió là yêu cầu vệ sinh đảm bảo sức khoẻ cho công việc và nghỉ ngơi được thoải mái nhanh chóng phục hồi sức khoẻ sau những giờ làm việc căng thẳng.
- Về quy hoạch xung quanh trồng hệ thống cây xanh để dẫn gió , che nắng, chắn bụi , chống ồn. Về thiết kế thì các phòng ngủ , sinh hoạt , làm việc được đón gió trực tiếp và tổ chức lỗ cửa hành lang.
5) Thông tin liên lạc.
Liên lạc với bên ngoài từ công trình được thực hiện bằng các hình thức thông thường là: Điện thoại, Fax, Internet, vô tuyến vv.. Trong công trình bố trí hệ thống điện thoại với dây dẫn được bố trí trong các hộp kỹ thuật, dẫn tới các phòng theo các đường ống chứa đây điện nằm dưới các lớp trần giả.
6) Giải pháp về cây xanh.
Để tạo cho công trình mang dáng vẻ hài hoà, chúng không đơn thuần là một khối bê tông cốt thép, xung quanh công trình được bố trí trồng cây xanh vừa tạo dáng vẻ kiến trúc, vừa tạo ra môi trường trong xanh xung quanh công trình.
7) Giải pháp về cấp điện.
Trang thiết bị điện trong công trình được lắp đầy đủ trong các phòng phù hợp với chứ năng sử dụng, đảm bảo kỹ thuật, vận hành an toàn. Trạm điện được đặt ở tầng trệt thông ra phía ngoài công trình đảm bảo yêu cầu về phòng cháy. Dây dẫn điện trong phòng được đặt ngầm trong tường, có lớp vỏ cách điện an toàn. Dây dẫn theo phương đứng được đặt trong các hộp kỹ thuật. Điện cho công trình được lấy từ lưới điện thành phố, ngoài ra để đề phòng mất điện còn bố trí một máy phát điện dự phòng đảm bảo công suất cung cấp cho toàn nhà.
8) Giải pháp về cấp thoát nước.
- Cấp nước: Nguồn nước được lấy từ hệ thống cấp nước thành phố thông qua hệ thống đường ống dẫn xuống các bể chứa đặt ngầm dưới đất, từ đó được bơm lên các bể trên mái. Dung tích của bể(Vằ120m3) được thiết kế trên cơ sở số lượng người sử dụng và lượng dự trữ đề phòng sự cố mất nước có thể xảy ra. Hệ thống đường ống được bố trí chạy ngầm trong các hộp kỹ thuật xuống các tầng và trong tường ngăn đến các phòng chức năng và khu vệ sinh.
- Thoát nước: Bao gồm thoát nước mưa và thoát nước thải sinh hoạt.
- Thoát nước mưa được thực hiện nhờ hệ thống sênô dẫn nước từ ban công và mái theo các đường ống nằm ở góc cột chảy xuống hệ thống thoát nước toàn nhà rồi chảy ra hệ thống thoát nước của thành phố.
Xung quanh nhà có hệ thống rãnh thoát nước có kích thước 380´380´60 cách tường 900 làm nhiệm vụ thoát nước mặt.
Thoát nước thải sinh hoạt: nước thải sinh hoạt từ các khu vệ sinh trên các tầng được dẫn vào các đường ống dấn trong các hộp kỹ thuật dấu trong nhà vệ sinh từ tầng 9 xuống đến tầng trệt, các đường ống dẫn nước thải từ các tầng trên xuống sẽ đi tới hộp kỹ thuật ở đầu nhà với một độ dốc đảm bảo cho việc thoát nước, sau đó nước thải được đưa vào bể xử lý ở dưới rồi từ đây được dẫn ra hệ thống thoát nước chung của thanh phố.
9) Giải pháp phòng hoả.
Để phòng chống hoả hoạn cho công trình trên các tầng đều bố trí họng cứu hoả và các bình cứu hoả cầm tay nhằm nhanh chóng dập tắt đám cháy khi mới bắt đầu.
Về thoát người khi có cháy, công trình có hệ thống giao thông ngang là sảnh tầng có liên hệ thuận tiện với hệ thống giao thông đứng là 2 cầu thang bộ.
10) Giải pháp kết cấu.
Từ đặc điểm của công trình :
+ Có số tầng lớn gồm 9 tầng nổi.
- Cao độ nền tầng 1: 0.4m so với vỉa hè.
- Chiều cao tầng 1: 4.2m
- Chiều cao tầng trung gian: 3.3m
- Tổng chiều cao nhà: 34.8m
- Diện tích nhà: 620m2
+ Bước cột lớn :
- Lưới cột theo phương ngang : bố trí 9 trục (từ 1- 9) khoảng cách giữa các trục (bước cột) là 3900mm đến 5340 mm.
- Theo phương dọc nhà ta bố trí 4 trục (từ A- D) khoảng cách giữa các trục (nhịp) như sau:
+ A- B =8000mm.
+ B- C =2400mm.
+ C- D =8000mm.
Do vậy ta chọn kết cấu khung dầm liên kết theo hai phương tạo ra một hệ khung không gian vững chắc.
Tuy nhiên kết cấu chung chịu tải trọng ngang yếu, mà trong nhà cao tầng tải trọng ngang do gió là rất lớn, do đó hệ chịu lực cơ bản là hệ kết hợp giữa khung và lõi. Trong đó, với tải trọng đứng: khung chịu tải trọng theo diện phân tải của nó, còn tải trọng ngang thì khung và lõi cùng chịu, phân tải truyền cho mỗi cấu kiện là tuỳ thuộc vào độ cứng của chúng.
Vật liệu sử dụng cho công trình: toàn bộ các loại kết cấu dùng bêtông mác 250 (Rn=110 kg/cm2), cốt thép AI cường độ tính toán 2100 kg/cm2, cốt thép AII cường độ tính toán 2800 kg/cm2.
Giải pháp kết cấu móng:
Thông qua tài liệu khảo sát địa chất, căn cứ vào tải trọng công trình (Do nhà chịu tải trọng đứng và ngang rất lớn) có thể thấy rằng phương án móng nông không có tính khả thi nên dự kiến dùng phương án móng sâu (móng cọc). Nên giải pháp kết cấu móng hợp lý nhất là dùng móng cọc bê tông cốt thép được ép bằng kích thuỷ lực Thép móng dùng loại AI và AII, thi công đài móng đổ bê tông toàn khối tại chỗ.