Đề tài Nhận thức của phụ nữ bán hàng rong về trách nhiệm và quyền lợi của mình khi lên Hà Nội kiếm sống

Mục lục Phần I : Những vấn đề chung. I/ Sơ qua lịch sử nghiên cứu vấn đề II/ Lý do chọn đề tài III/mục đích nghiên cứu IV/ Nội dung nghiên cứu V/Đối tượng nghiên cứu VI/Phương pháp nghiên cứu VII/Địa bàn nghiên cứu VIII/Giả thiết nghiên cứu Phần II: Cơ sở lý luận và nghiên cứu thực tiễn của đề tài I/ Cơ sở lý luận cử đề tài 1. Phụ nữ bán hàng rong 2. Trách nhiệm của phụ nữ bán hàng rong 3. Quyền lợi của phụ nữ bán hàng rong 4. Khái niệm nhận thức trong tâm lý học. Phần III: Điều tra và phân tích kết quả của điều tra I/Điều tra: 1. Cơ cấu mẫu điều tra 2. Tổ chức điều tra và nội dung điều tra II/Phân tích kết quả điều tra 1. Thực trạng phụ nữ nông thôn bán hàng rong ở Hà Nội 2. Nhận thức của phụ nữ ngoại tỉnh về trách nhiệm 3. Nhận thức của phụ nữ ngoại tỉnh về quyền lợi. Phần IV : Kết luận và kiến nghị I/ Kết luận II/Kiến nghị Phần V: Phụ lục I/Tài liệu tham khỏa II/Phiếu điều tra III/Giải thích số liệu và bảng số liệu.

doc48 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2141 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhận thức của phụ nữ bán hàng rong về trách nhiệm và quyền lợi của mình khi lên Hà Nội kiếm sống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sở trường hoặc theo sự phân công xã hội. Nghề nghiệp là nghề nói chung, kế sinh nhai (trích từ điển tiếng việt thông dụng _NXB GD) Như vậy nghề nghiệp là danh từ chỉ chung các hình thức lao động trong xã hội theo sự phân công lao động mà con người sử dụng sức lao động của mình để tạo ra sản phẩm vật chất và sản phẩm tinh thần cho các cá nhân và xã hội. Còn thông qua việc hành nghề để duy trì và phát triển cuộc sống cá nhân, gia đình đồng thời góp phần tạo sự phát triển cho xã hội. Mỗi công việc đòi hỏi năng lực, kỹ năng, kỹ xảo, trình độ chuyên môn khác nhau : + Mức độ 1: Là những công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, họ phải hoàn thành những chương trình đào tạo căn bản, chuyên sâu, có hệ thống của một nghành nghề cụ thể như : bác sĩ, kỹ sư, nhà khoa học.. vv + Mức độ 2: Đòi hỏi kỹ năng năng, kỹ xảo tay nghề cao như thợ mộc, thợ rèn, thợ may, thợ cắt tóc... vv + Mức độ 3 :Là những nghề đòi hỏi rất ít hoặc gần như không có năng lực kỹ năng, kỹ xảo hay trình độ chuyên môn. đó là những nghề như : buôn bán. Trong buôn bán cũng phân ra nhiều cấp bậc, tùy vào số lượng vốn, nặt hàng và số năm trong nghề sẽ đòi hỏi những kỹ năng bán hàng tương ứng. Như vậy bán hàng rong cũng được xem là một nghề, đó là nghề buôn bán. Nhưng với đồng vốn ít ỏi, mặt hàng nhỏ bé, bán theo thời vụ nên được xếp vào công việc đòi hỏi chuyên môn và đào tạo rất thấp, do đó để gia nhập vào nghề này là một điều hết sức dễ dàng. Họ không cần gì nhiều chỉ cần “một chiếc đòn gánh, một đôi vai khỏe mạnh, cặp chân dẻo dai, đặc biệt nhu cầu kiếm tiền bức thiết là đủ ” Mặt khác, trong những năm gần đây, ở nước ta, dưới tác động của cơ chế đổi mới, nền kinh tế nhiều thành phần phát triển đã tạo điều kiện cho nhiều ngành nghề mới hình thành, mở ra cho dân lao động nhiều cơ hội di chuyển, lập nghiệp và tìm kiếm việc làm. Như đã đề cập, hiện tượng người lao động di cư từ nông thôn ra thành thị, từ vùng kinh tế kém phát triển đến phát triển đã trở thành quen thuộc và phổ biến ở nước ta. Hiện tượng người phụ nữ nông thôn phải rời bỏ gia đình để đi làm ăn xa không còn là điều mới lạ. họ đã có mặt ở nhiều nghành nghề của thành phố và như một tất yếu, công việc duy nhất ohù hợp với họ là nghề bán hàng rong. Như đã đề cập, đây là một nghề không có nhiều những đòi hỏi cao về mặt chuyên môn và nghiệp vụ. Ngược lại nó chỉ cần một đôi vai khỏe, cặp chân tốt và nhu cầu kiếm tiền bức thiết. Những điều đó thì người phụ nữ nông thôn Việt nam không bao giờ thiếu. Nếu việc họ hành nghề này là một tất yếu. Việc những người phụ nữ này gia nhập vào nền kinh tế thị trường một cách tất yếu và ngẫu nhiên vô hình chung đã ít nhiều làm thay đổi bức tranh đô thị trong thời kỳ mới _ thời kỳ mở của, đặc biệt là thủ đô Hà Nội. Nếu như trước đây khi phác họa một góc phố nhỏ của chốn hà thành đô hội, người họa sĩư không quên vẽ những quán cốc nhỏ lẻ ở bên đường. Thì nay, người ta lại phải phác họa thêm vào đó chân dung người phụ nới đòn gánh trên vai, hoặc chiếc xe thồ lỉnh kỉnh hàng hóa. Đó là những người phụ nữ ngoại tỉnh lang thang bán hàng rong trên các đường phố Hà Nội. Họ đã có những đóng góp gì cho sự phát triển kinh tế _ xã hội _ cộng đồng gia đình ? Ban quản lý môi trường và đô thị nhìn nhận như thế nào về họ? Điều quan trọng là chính bản thân những người phụ nữ bán hàng rong này nhận thức như thế nào về trách nhiệm và quyền lợi của họ khi lang thang bán hàng rong trên cá đường phố Hà Nội. Cần phải có những nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này để bổ sung cho những giải pháp, chính sách hỗ trợ nhóm xã hội “dễ bị tổn thương này ”. 2. Trách nhiệm của phụ nữ bán hàng rong : Trách nhiệm là những điều phải làm, phải gánh vác hoặc nhận lấy về mình. Là ý thức đầy đủ phận sự của mình. Đó là sự bắt buộc về đạo lý hoặc trí tuệ. (trích từ điển tiếng việt _ NXB khoa học xã hội ) Trong xã hội, những yêu cầu về trách nhiệm là một tất yếu. Nó góp phần đảm bảo an ninh, trật tự xã hội. Trách nhiệm được hiểu rộng ra là các quy tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội mang tính bătý buộc. Nó được nhà nước ban hàng trên cơ sở xây dụng những văn bản pháp luật. Mặt khác, trách nhiệm nhìn từ góc độ là các quy tắc chẩn mực xã hội, nó còn mang tính tự nghuyện, tự giác. Nó là ý thức của mỗi người về bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, những yêu cầu, quy định về trách nhiệm của các thành phần kinh tế tham gia hết sức quan trọng. Nó nhằm góp phần đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng đồng thời nâng cao uy tín cho nhà sản xuất kinh doanh. Buôn bán là một nghề đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao của người bán hàng nói riêng và người sản xuất hàng hóa nói chung. Đối với công việc bán hàng rong _ một công việc đã được xem là một nghề và là một nhề khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Nhưng cho đến bây giờ vẫn chưa có những văn bản chính thức quy định những trách nhiệm cụ thể cho những người tham gia vào nghề này. Mặt khác, Việt Nam vốn dĩ là một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu mang đậm căn tính tiểu nông từ bao đời nay. Nên việc đi lên xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần còn gặp nhiều khó khăn do những ảnh hưởng từ phía tâm lý người sản xuất, người tiêu dùng Chúng ta bị chi phối bởi tâm lý sản xuất nhỏ _một sản phẩm còn rơi rớt từ thời phong kiến của hệ tư tưởng nho giáo. Nó kìm hãm sự nghiệp của công cuộc công nghiệp hóa_ hiện đại hóa đến sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. Một trong những biểu hiện của tâm lý sản xuất nhỏ là nhận thức về trách nhiệm và lối suy nghĩ về trách nhiệm trong sản xuất và kinh doanh còn giản đơn, đại khái, phiến diện thiếu hệ thống, thiếu tính lôgích. Chính vì vậy chúng ta thường gặp khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu, nâng cao uy tín. Điều nay đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế thị trường, giảm sức cạnh tranh của kinh tế nước ta trên trường quốc tế. Trong khi đó chúngta biết rằng để phát triển một nền kinh tế thị trường sôi động, có sức cạnh tranh cao thì phải luôn luôn nâng cao uy tín, xây dựng thương hiệu. Một trong những điều kiện để tạo dựng uy tín làcó ý thức trách nhiệm. Trong các cơ sở kinh tế, doanh nghiệp vấn đề nhận thức về trách nhiệm còn nhiều hạn chế. Như vậy, liệu những người phụ nữ bán hàng rong khi tham gia vào thị trường lao động buôn bán, kiếm sống nhỏ lể ở các đô thị như bây giờ sẽ nhận thức như thế nào về trách nhiệm của họ. Những người phụ nữ bán hàng rong nằm trong khu vực kinh tế phi kết cấu (phi chính thức ) là những cá nhân kinh doanh lặt vặt, không đăng ký chính thức nên vấn đề nhận thức về trách nhiệm đối với họ càng mong manh. Hầu như chưa có một văn bản chính thức nào quy định trách nhiệm của họ đối với mặt hàng mà họ buôn bán. Do cơ chế quản lý lỏng lẻo hay do tính chất hình thức buôn bán của họ quy định ?. Phải chăng vấn đề trách nhiệm chỉ dừng lại ở ý thức tự giác, ý thức đạo đức của họ mà thôi. Trách nhiệm đặt ra cho những người phụ nữ ngoại tỉnh lang thang bán hàng rong trên các đường phố Hà Nội không chỉ dừng lại ở trách nhiệm đối với người tiêu dùng (trách nhiệm đối với chất lượng hàng hóa, nhãn mác ) mà ở một phương diện rộng hơn, đề tài này sẽ bàn đến là nhận thức về trách nhiệm của phụ nữ ngoại tỉnh lang thang bán hàng rong đối với bản thân, gia đình, xã hội cộng đồng và mỹ quan đô thị.... v.v.. 3. Quyền lợi : Quyền là cái mà pháp luật, xã hội, phong tục hay lẽ phải cho phép hưởng thụ, vận động thi hành.. vv và khi khi thiếu có thể yêu cầu để được có, nếu bị tước đoạt có thể đồi hỏi hoặc giành lại. Nó còn là sức mạnh để vận dụng khi thực hiện chức năng trong một lĩnh vực nhất định. Quyền lợi là quền được hưởng nhứng lợi ích về mặt vật chất, tinh thần chính trị xã hội mà người khác không được xâm phạm đến. (từ điển tiếng việt thông dụng _ NXB GD) Quyền phụ nữ : Vấn đề nữ quyền đựoc đặt ra từ lâu trong các xã hội mà các điều kiện trọng nam, kinh nữ được xác lập từ lâu đời. Đến thế kỷ XX các yêu sách về quyền người phụ nữ được phát triển mạnh mẽ. Nhưng chỉ đến thế kỷ XXI với những biến đổi về kinh tế _ xã hội và tư tưởng đảm bảo cho phong trào nữ quyền được xác lập. + Loại yêu sách đầu tiên mà phụ nữ đạt được là tranh thue được bình đẳng về quyền lợi. +Loại yêu sách thứ hai : bình đẳng về nghề nghiệp. Những biến đổi về kinh tế, đặc biệt là dịch vụ và các kết quả về kinh tế, văn hóa, tư tưởng đã tạo điều kiện cho một số bước tiến như : + Thi hành nguyên tắc nam nữ bình đẳng đối với việc làm và nhận phụ nữ vào làm những việc có truyền thống không sử dụng lao động nữ. + Áp dụng nguyên tắc lao động ngang nhau, tiền lương ngang nhau. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn chưa có sự bình đẳng thực sự giữa nam nữ. dẫu đã có những cải tạo về cơ cấu trong hệ thống sản xuất ở các thành thị và nông thôn. Nhưng sự phân công lao động vẫn thể hiện rõ sự phục tùng của phụ nữ trong sản xuất. Đó là những việc thuộc về nam và nữnhưng phụ nữ vẫn phải nhận những việc mà nam giới không làm. Ngay cả trong lĩnh vực tạo ra những công việc hoàn toàn mới thì vẫn có những dạng công việc nới của phụ nữ. Tình thình này thể hiện rõ ở các quá trình quan hệ tư bản. Phụ nữ là lao động rẻ nhất, phù hợp với những công việc đơn điệu, tẻ nhạt với tiền công lao động thấp hơn do vị trí thấp trên thị trường lao động. Beri Sunnơ đưa ra khái niệm “xã hội hậu dịch vự” _ là một xã hội hoàn toàn khác với xã hội trước. Nó là một thời đại “đứt quảng” , “đánh dấu thời công nghiệp kết thúc” các nước phát triển bây giờ đang ở thời đại “hậu công nghiệp”. Và giai đoạn này rất ngắn. Sau đó sẽ chuyển sang một bước tiến mới đó là “xã hội hậu dịch vụ”. Trong xã hội này khuynh hướng lao động sẽ chuyển từ lao động sản xuất sang lao động dịch vụ, máy móc sẽ thay thế cho con người nhiều mặt, công nghiệp mới phát triển dẫn đến đổi mới trong xã hội. Sunnơ đã phân loại 5 nghành nghề như sau : 1 ) Tìm kiếm và khai thác thiên nhiên 2) chế tạo và kiến trúc 3) Dịch vự kỹ thuật hữu hình 4) Xử lý thông tin 5) Dịch vụ hoặc sản xuất tại gia đình và nhóm gia đình “ xã hội hậu dịch vụ ”sẽ phân phối lại lao động, áp dụng chuẩn mực một đời làm việc là 35 năm chú không phải 50 năm như bây giừo. Để thích ứngvới hiện thực xã hội đó công nghệ kỹ thuật sẽ thay thế cho lao đọng tưng len. Do đó, giá trị kinh tế và giá trị xã hội của lao động nội trợ được coi trọng.. Sunnơ xếp lao động này vào nghành nghề thứ 5 và vai trò của phụ nữ trong nghành nghề này đứng vai trò quan trọng. Như vậy trong khái niệm “xã hội hậu dịch vụ ” của Sunnơ đã một lần nữa khẳng định vai trò hết sức quan trọng của phụ nữ trong thời đại mới. Họ là lực lượng tham gia chủ yếu trong “xã hội hậu dịch vụ” Sunnơ đã một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của người phụ nữ trong “xã hội hậu dịch vụ ” đặc biệt trong nghành nghề thứ 5 “dịch vụ sản xuất gia đình và nhóm gia đình”. Có thể xem nghề bán hàng rong của những người phụ nữ ngoại tỉnh lên thành phố là một bộ phận của nghành nghề thứ 5 này. Sự tiện lợi hứu ích của loại hình này ngàycàng được nhiều người dân thành thị đánh giá cao. Nhờ có những người bán hàng rong mà người dân có thể mua hàng theo nhu cầu ngay cả ở nhà, cơ quan hay bất cứ nơi nào “tiện ghé chân ”. Vì vậy, công cuộc kiếm sống của người dân bán hàng rong ngày càng trở nên gay gắt. Đồng thời nó sẽ góp phần nâng cao vài trò và quyền lợi của người phụ nữ trong nền kinh tế thị trường nói chung và ngay trong chính gia đình của họ nói riêng. Xem xét khía cạnh giới về vấn đề lao động nữ với những người bán hàng rong, ta thấy do kiếm được tiền đem về chi tiêu trong gia đình nên họ không còn đơn thuần là người nội trợ nữa, họ là lực lượng lao động chính. Họ đã có quyền tham gia thảo luận cùng chồng mua sắm cái này, cái kia. Có “quyền” tổ chức sản xuất, bố trí công việc đến mua sắm vật tư, nông cụ phục vụ sản xuất và cả phương hướng giáo dụccon cái trong gia đình. Thay cho tiếng nói tuyệt đối trong gia đình như trước đây, bây giờ là quyết định chung của cả hai người trong công việc. Xem xét từ khía cạnh xã hội : người lao động nữ khi tham gia vào thị trường bán rong họ cần được hưởng những chính sách hỗ trợ nào từ phía nhà nước. Nhà nước cần có những can thiệp chính đáng nào nhằm đảm bảo quyền lợi cho họ _ một bộ phận không nhỏ trong xã hội _ nhóm xã hội dễ bị tổn thương. Điều quan trọng hơn cả mà đề tài này muốn đề cập đến là những người phụ nữ ngoại tỉnh nhận thức như thế nào về quyền lợi của họ. Khi ra Hà Nội kiếm sống, ngoài nhu cầu kiếm tiền họ có bao giờ tự ý thức được rằng mình cũng có những quyền lợi chính đáng cần được pháp luật và nhà nước bảo vệ hay không ?. Những người phụ nữ này có bao giờ đấu tranh đòi hỏi quyền lợi cho bản thân hay không ?Và việc họ lang thang bán hàng rong luôn bị công an đuổi là đúng hay sai? trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này chúng tôi muốn tìm hiểu xem nhận thức về quyền lợi của mình ở mức độ nào ? họ có kiến nghị gì cho bản thân? 4. Khái niệm nhận thức trong tâm lý học: Nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh tái hiện hiện thực vào trong tư duy. (Trích từ điển tiếng việt thông dụng _ NXBGD) Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người (nhận thức, tình cảm, hành động). Nó có quan hệ chặt chẽ với các mặt kia. Nhận thức là một quá trình, ở con người quá trình này thường gắn với một mục đích nhất định nên nhận thức của con người là một hoặt động đặc trưng nổi bật nhất của hoạt động nhận thức phản ánh hiện thực khách quan. Nhận thức là một trong những nhu cầu của phụ nữ bán hàng rong. Nhu cầu nhận thức được thực tại khách quan, giúp con người thoát khỏi sự chi phối bên ngoài, đồng thời giúp họ hiểu biết, nhìn nhận được bản thân, tự thỏa mãn các nhu cầu của bản thân. Căn cứ vào tính chất phản ánh của hoặt động nhận thức có thể chia quá trình này thành 2 giai đoạn lớn : nhận thúc cảm tính (gồm cảm giác và tri giác) và nhận thức lý tính (tư duy và tưởng tượng). Hai giai đoạn này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu, sơ đẳng trong toàn bộ hoặt động nhận thức của con người. Đặc điểm chủ yếu của nhận thức cảm tính là là chỉ phản ánh những thuộc tính bên ngoài, cụ thể của sản xuất và hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan con người. (Tâm lý học đại cương _ Nguyễn Công Uẩn _ NXB ĐHQGHN) Cảm giác là hình thức đầu tiên mà qua đó mối liên hệ tâm lý của cơ thể với môi trường được thiết lập. Tri giác là một mức độ mới của nhận thức cảm tính, nó không phải là tổng thể các thuộc tính riêng lẻ mà là sự phản ánh sự vật, hiện tượng nói chung trong tổng hòa các thuộc tính của nó. Người phụ nữ bán hàng rong tri giác về công việc của mình khá đơn giản. Nhận thức của những người phụ nữ ngoại tỉnh bán hàng rong về công việc của họ lúc đầu là nhận thức cảm tính. một số người thấy việc ra hà Nội kiếm sống của những người khác trong làng là sự tất yếu cần thiết cho cuộc sống khó khăn nhưng chỉ dừng lại ở mức độ biết tới mà không thực hiện. vì vậy những năm 90 chỉ có một số lượng rất nhỏ phụ nữ nông thôn bán hàng rong ở Hà Nội. Ở mức độ cao hơn (nhận thức lý tính ), những biểu hiện về việc ra đô thị đã thay đổi. Họ thấy được lợi ích của công việc đó và bắt đầu nhận biết được có thẻ tồn tại và phát triển bằng “nghề” này hay để có thu nhập cao hơn cần phải kiếm sống ở đo thị và họ dắt nhau ra Hà Nội ngày càng nhiều. Khi bắt đầu bước vào “nghề “ họ đã có cảm giác cần phải có trách nhiệm với nghề. Họ nhận thức được rằng để có thể kiếm sống bằng nghề này họ phải có trách nhiệm với nghề nghiệp, nghĩa là họ phải có bán hàng có chất lượng. Mặt khác, việc phải xa nhà theo thời vụ như thế này cũng là một trở ngại cho việc chăm sóc gia đình và thực hiện thiên chức làm vợ làm mẹ của mình bị hạn chế. Vấn đề nhận thức của họ không chỉ dừng lại ở trách nhiệm, quyền lợi trong côngviệc mà còn là trách nhiệm với bản thân, gia đình con cái, cộng đồng xã hội. Nếu trong nhận thức cảm tính người phụ nữ này thấy ham muốn với công việc bán hàng rong thì ở nhận thức lý tính có sự tham gia của tư duy và sự trải nghiệm sẽ giúp họ đi từ nhân thức vấn đề đến việc thực hiện, hành động và đạt hiệu quả cao trong hoặt động. Phần thứ ba : Điều tra và phân tích kết quả điều tra : I / Điều tra : 1) cơ cấu mẫu điều tra : Để thực hiện mục itêu nghiên cứu của đề tài nghiên cứu khoa học tôi đã tiến hành điều tra bằng anket 100 phụ nữ bán hàng rong trên địa bàn hà Nội. Tôi chọn các mẫu điều tra một cách ngẫu nhiên trên các phố : Nguyễn Trãi _ Trường Chinh_ Cầu Giấy _Nguyễn Chí Thanh_ Láng... Trong 100 mẫu nghiên cứu tuổi thấp nhất là 17 tuổi, cao nhất là 57 tuổi. số người có gia đình là 85. 9% ;số người chưa có gia đình là: 12. 9%, số người ly hôn, ly thân là 1. 2% Về trình độ văn hóa, những người được hỏi tập trung vào cấp 2 và không có ai có trình độ Đại Học. Dưới đây là bảng chi tiết về cơ cấu mẫu điều tra. Bảng 1 : cơ cấu mẫu điều tra Tuổi học vấn gia đình >26 26_50 >50 cấp I cấp II cấp III có chưa ly hôn 29. 4% 68. 2% 2. 4% 31. 8% 54. 1% 14. 1 85. 9% 12. 9% 1. 2% quê quán số con nghề của chồng Hưng Yên Nam Định Hà Tây chưa có 1-3 >3 làm ruộng thợ xây nghề khác 28. 2% 18. 8% 22. 4% 16. 5% 63. 5% 10% 45. 9% 9. 4% 28. 2% 2. Tổ chức điều tra và nội dung điều tra: 2. 1 Tổ chức điều tra: Chúng tôi tiến hành điều tra qua 3 giai đoạn: * Điều tra thử : điều tra 5 phiếu. *Điều tra chính thức : Sau khi tiến hành điều tra thử 5 phiếu chúng tôi chính thức bổ sung, sửa đổi và điều tra trên diện rộng nhằm tìm ra cách thức đánh giá, nhận thức về trách nhiệm và quyền lợi của những người phụ nữ ngoại tỉnh khi ra Hà Nội bán hàng rong ở Hà Nội. Bảng hỏi được xây dựng trên cơ sở lý luận của vấn đề được nghiên cứu để tìm ra nhận thức về trách nhiệm và quyền lợi của người phụ nữ nông thôn lên Hà Nội kiếm sống. Bằng phương pháp đọc, xử lý số liệu SPSS và phân tích tài liệu. Sau khi điều tra thử 5 phiếu chúng tôi đã chỉnh lý bổ sung, sửa đổi và điều tra ở diện rộng nhằm tìm ra nhận thức, cách thúc đánh giá chung của phụ nữ bán hàng rong về trách nhiệm và quyền lợi của mình khi ra Hà Nội kiếm sống. 2. 2 Nội dung điều tra : Để tìm hiểu nhận thức của phụ nữ bán hàng rong về trách nhiệm và quyền lợi của bản thân mình khi lên Hà Nội kiếm sống chúng tôi quan tâm tới những vấn đề sau: * Thực trạng của phụ nữ bán hàng rong trên Hà Nội qua các chỉ báo : _Quê quán, tuổi, trình độ học vấn, tình trạng gia đình, số con, nghề của chồng (nếu có ) của người phụ nữ nông thôn bán hàng rong ở Hà Nội. * Nhận thức của phụ nữ bán hàng rong về trách nhiệm của mình khi lên Hà Nội kiếm sống. Chúng tôi xem xét các vấn đề sau : _Trách nhiệm với gia đình : + Ai là người thay thế họ làm các công việc gia đình khi họ phải ra đây kiếm sống ? +Mức độ chu đáo của họ có khiến chị yên tâm hay không? +Tiền họ gửi về chủ yếu được dùng vào những việc gì ? +Mức độ về thăm gia đình _ Trách nhiệm đối với xã hội : + Họ nhận thức như thế nào về vai trò và lợi ích công việc của họ đối với cuộc sống của người dân Hà Nội: họ có cảm thấy công việc của họ cần thiết cho người dân Hà Nội hay không ?, vì sao ? +Họ nhận thức như thế nào về việc công việc của họ có gây cản trở giao thông và làm mất mĩ quan đường phố ? + Quan hệ của họ với ban quản lý chợ, công an khu vực như thế nào ? _ Trách nhiệm đối với bản thân: + Mỗi ngày họ chi tiêu cho việc ăn uống của bản thân là bao nhiêu ? + Họ có đăng ký tạm trú khi thuê trọ hay không ? * Nhận thức của người phụ nữ bán hàng rong về quyền lợi của họ khi lên Hà Nội bán rong : _ Quyền lợi về kinh tế : vốn có được là do đâu? số tiền kiếm được chi tiêu vào việc gì? các vật dụng sinh hoạt trong nhà trọ gồm những gì? chị đánh giá như thế nào về điều kiện sinh hoặt của nhà trọ? _ Quyền cá nhân cơ bản: có đăng ký tạm trú không? có hài lòng với công việc hiện tại của mình không? khi ra bán hàng rong nhận được sự giúp đỡ từ đâu? chị có cảm thấy an toàn không? công việc bán hàng rong ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? khi bị bệnh chị có đến bệnh viện không? 2. 3 Những khó khăn trong quá trình tổ chức điều tra: Trong quá trình tổ chức điều tra chúng tôi gặp phải những khó khăn như sau: thời gian tiếp xúc với khách thể rất khó, chỉ có thể gặp vào tầm họ nghỉ trưa. Những thời gian khác họ bận bán hàng. Do văn hóa của chị em rát hạn chế nên không thể đi nhanh vào vấn đề một cách chuẩn xác. II. Phân tích kết quả điều tra : * Thực trạng của phụ nữ nông thôn bán hàng rong trên Hà Nội: Để nghiên cứu hiện trạng phụ nữ nông thôn bán hàng rong chúng tôi đã cố gắng đưa ra các câu hỏi về quê quán, số con, độ tuổi, nghề nghiệp của chồng. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những vấn đề này nhằm có những phác họa cơ bản về những gánh nặng từ phía gia đình đối với những ngwoif phụ nữ bán hàng rong từ đó đi sâu vào tìm hiểu nhận thức của họ đối với trách nhiệm và quyền lợi bản thân khi phải xa gia đình “tha phương cầu thực”. Qua điều tra 100 mẫu nghiên cứu ngẫu nhiên trên địa bàn hà Nội chúng tôi thấy họ đến từ khắp các vùng miền khác nhau. Tỷ lệ chênh lệch giữa các vùng không đáng kể, tuy nhiên chiến nhiều nhất vẫn là dân Hưng Yên (28. 2%), còn lại là các tỉnh khác (xem bảng 2). Bảng 2: Quê quán của những người phụ nữ bán hàng rong ở Hà Nội stt quê quán số người chọn % 1 Thanh hoá 3 3. 5 2 Hưng yên 24 28. 2 3 Hà tây 19 22. 4 4 Thái bình 4 4. 7 5 Bắc ninh 1 1. 2 6 Nam định 16 18. 8 7 Hải dương 4 4. 7 8 Hà nam 5 5. 9 9 phú thọ 2 2. 4 10 Thái nguyên 1 1. 2 11 Vĩnh phúc 3 3. 5 12 Gia lâm 1 1. 2 13 Bắc giang 1 1. 2 14 Hải hưng 1 1. 2 15 tổng 85 100. 0 Phần lớn phụ nữ bán hàng rong trong độ tuổi từ 26- 50 tuổi (68. 2 %), dưới 26 tuổi chiếm rất ít (29. 4 %). Trong số 100 phụ nữ được điều tra có tới 85. 9% phụ nữ đã có chồng. hầu hết đều có con rất đông. Số con của họ di chuyển từ 1-5, trong đó số người có 5 con chiếm tỉ lệ 7. 1%, đông nhất là người có 2 con 30. 6 %. Đièu này cho thấy thực tế người phụ nữ nông thôn Việt nam vẫn là nạn nhân của các hủ tục phong kiến, mặc dù kinh tế gia đình nghèo khó nhưng họ vẫn phải đẻ nhiều con, chính điều này đã buộc họ phải xa gia đình, tha phương cầu thực. (xem bảng 3) Bảng 3: khoảng tuổi của người được phỏng vấn STT khoảng tuổi số người % 1 Dưới 26 tuoi 25 29. 4 2 từ 26- 50 tuoi 58 68. 2 3 trên 50 tuoi 2 2. 4 Tổng 85 100. 0 Có 45. 9 % chị em có chồng làm ruộng đơn thuần. Mà như chúng ta biết chỉ với mấy sào ruộng thì người nông dân không đủ trang trải các chi phí trong gia đình vì vậy lẽ tất yếu phải có một người đi làm ăn kiếm sống tăng thu nhập cho gia đình. Và thực tế đáng buồn là trách nhiệm này lại đổ xuống đầu phái yếu chứ không phải do các “đức lang quân” gánh vác_ những người xưa nay vẫn được xem là trụ cột gia đình. Trong phạm vi nghiên cứu của đè tài này không đủ thông tin để lý giải được điều này, tuy nhiên đó là một thực tế cần xem xét. (xem bảng 4) Bảng 4 : nghề nghiệp của chồng STT nghề nghiệp số người % 1 không chọn 14 16. 5 2 làm ruộng 39 45. 9 3 thợ xây 8 9. 4 4 nghề khác 24 28. 2 5 tổng 85 100 _ Trình độ văn hóa của những người phự nữ bán hàng rong : Qua bảng trên ta thấy những người phụ nữ bán hàng rong có trình độ văn hóa thấp, chỉ có 14. 1 % người có trình độ văn hóa cấp 3. Điều này cũng dễ hiểu bởi nếu những người có trình độ chuyên môn cao thì không phải đi bán rong _một công việc long đong, cực nhọc, “tay làm hàm nhai_ tay quai miệng trễ ” (xem bảng 5 ) Bảng 5 :khoảng học vấn của người được phỏng vấn STT trình độ số người % 1 cap 1 27 31. 8 2 cap 2 46 54. 1 3 cap 3 12 14. 1 Tổng 85 100. 0 * Nhận thức của phụ nữ bán hàng rong về trách nhiệm của mình khi lên Hà Nội kiếm sống. Chúng tôi xem xét các vấn đề sau : _Trách nhiệm với gia đình : + Ai là người thay thế họ làm các công việc gia đình khi họ phải ra đây kiếm sống ? Bảng 6: Người thay thế chị em phụ nữ làm nhưng công việc trong gia đình Người thay thế số người tỷ lệ % Mẹ chồng 49 24. 6 mẹ đẻ 60 30. 2 chồng 56 28. 1 Con 22 11. 1 người khác 12 6. 0 tổng Nhìn vào bảng trên ta thấy : người thay thế họ cham sóc gia đình chiếm tỷ lệ lớn nhất vẫn là mẹ đẻ 30. 2 %, trong khi đó tỷ lệ chồng thay thế mình làm các công việc gia dình chỉ chiếm một số rất khiêm tốn 11. 1%, trong khi đó có đến 45. 9 % người chồng ở nhà làm ruộng. Đây cùng là điều dễ lý giải vì hầu hết người có thể thay thế các chị em phải là phụ nữ, tuy nhiên thực tế này, phải chăng một lần nữa đã khẳng định trách nhiệm của người phụ nữ đối với gia đình quá nặng nề, họ không nững phải chu toàn nghĩa vụ của mình đối với chồng con bằng cách nhờ mẹ đẻ thay mình chăm sóc gia đình khi mình vằng nhà, mà họ còng phải chịu trách nhiệm kiếm tiền về nuôi sống gia đình, chấp nhận cuộc sống long đong vất vả của kẻ tha phương cầu thực. Phải chăng họ đã nhận về mình quá nhiều trách nhiệm do bản tính lo lắng, chịu thương chịu khó truyền thống của người phụ nữ Việt nam nói chung và người phụ nữ nông thôn nói riêng. Vấn đề nhận thức về trách nhiệm như thế này còn nhiều bất cập. Cần phải có những điều chỉnh thích đáng nhằm đảm bảo quyền lợi cho người phụ nữ trong thời đại mới. + Mức độ chu đáo của họ có khiến chị yên tâm hay không? Trong 100 người được hỏi thì có 80 % người trả lời họ hoàn toàn yên tâm về sự chu đáo khi người thay thế của họ là mẹ đẻ, mẹ chồng, chồng, chỉ có một số ít người trả lời không yên tâm lắm 20% khi người thay thế họ là con. Vì đối với họ con cái bao giờ cung còn nhỏ dại, chưa thể đảm đương được công việc gia đình, nhưng vì hoàn cảnh kinh tế họ vẫn phải xa nhà kiếm sống. Sự nhận thức của họ về trách nhiệm đối với gia đình như thế là rất cao. +Tiền họ gửi về chủ yếu được dùng vào những việc gì ? Bảng 7: Mức chi cho gia đình (ở quê) STT mức chi tiêu số người % 1 không chọn 2 2. 4 2 Dưới 300. 000đ 15 17. 6 3 Từ 300. 000-500. 000đ 52 61. 2 4 >500. 000-700. 000đ 15 17. 6 5 >700. 000-1000. 000đ 1 1. 2 Tổng 85 100. 0 Dựa vào bảng trên ta thấy ssố tiền cao nhất mà một người phụ nữ đi bán hàng rong trên Hà Nội có thẻ gửi về cho gia đình (ngoài những khoản chi tiêu cho bản thân) là 700. 000_1000. 000. Tuy nhiên con số này chiếm một tỷ lệ rất ít, chỉ có 1. 2 %. Còn phần lớn họ gửi về cho gia đình trung bình một tháng là 300. 000_500. 000, tỷ lệ này chiếm đến 61. 2 %, đây một là một khoản tiền còn khiêm tốn so với mức chi tiêu như hiện nay. Nhưng đó lại là một thực tế, công việc bán hàng rong tuy vất vả nhưng lại chẳng lời lãi được bao nhiêu. Qua đây ta thấy người phụ nữ đã phải chắt bóc từng đồng để gửi về cho gia đình, yư thức trách nhiệm của họ đối với gia dình, con cái rất cao. Bảng 8 : Đánh giá vè mức chi cho gia đình (ở quê) STT đánh giá số người % 1 không chọn 3 3. 5 2 ít 24 28. 2 3 Trung bình 40 47. 1 4 Nhiều 18 21. 2 Tổng 85 100. 0 Tuy nhiên, họ không đề cao giá trị của mình, Khi được hỏi chị đấnh giá như thế nào về số tiền mà chị gửi về thì có 47. 1 % cho rằng đó là khoản tiền trung bình. Như vậy nhận thức về bản thân họ rất khiêm tốn, không quá đề cao vai trò và giá trị của mình trong gia đình, dù đã phải lăn lộn, vất vả kiếm sống. stt việc được chi số người % 1 ăn uống cho gia đình 57 18. 6 2 tiền học cho con 64 20. 9 3 nuôi dưỡng cha mẹ 32 10. 5 4 đồng áng, chăn nuôi 38 12. 4 5 mua sắm đồ đặc 33 10. 8 6 sử chửa nhà của 13 4. 2 7 làm vốn bán hàng 33 10. 8 8 chi cho bản thân 36 11. 8 9 tổng 306 100. 0 Nhìn vào bảng trên ta thấy số tiền mà họ kiếm được chi rất ít cho bản thân, phần lớn được chi vào tiền học cho con (20. 9 %) còn lại là ăn uống trong gia đình, chăm sóc cha mẹ và mua sắm đồ đạc. Qua bảng chi tiêu này còn cho ta thấy một điều rằng họ biết rất rõ tiền mình kiếm về phục vụ cho những mục đích gì, họ có trách nhiệm trong việc quản lý, chi tiêu chứ không phải gưỉ tiền một cách bừa bãi. Đặc biệt tiền của họ kiếm về được dùng vào một mục đích hết sức quan trọng đó là chi tiền học cho con. Chứng tỏ những người phụ nữ này dù đi làm ăn xa nhưng vẫn sát sao việc gia đình, chăm lo con cái. + Mức độ về thăm gia đình : Bảng 9 : Mức độ thường xuyên về thăm gia đình STT mức độ số người % 1 không trả lời 5 5. 9 2 Có 63 74. 1 3 Không 17 20. 0 4 Tổng 85 100. 0 Đa số những người phụ nữ này thường xuyên về thăm gia đình(74. 1%) Vì theo họ, những người thay họ chăm sóc gia đình không thể quan xuyến được toàn bộ và ngoài công việc ra họ còn phải đảm nhận trách nhiệm to lớn đối với gia đình và các mối quan hệ ở quê. Trong số 74. 1% này có đến 67% là người Hà Tây có thể đạp xe và người thay thế trong gia đình của họ là chồng (45%) nên lẽ tất yếu là họ phải về quê thường xuyên. Còn 20. 0% còn lại trả lời không thường xuyên về. Khi được hỏi vì sao thì họ trả lời vì quê ở xa, mỗi lần về lại rất tốn kém nên chỉ có thể về nhà vào những dịp lễ tết, hoặc ngày mùa, còn chủ yếu là gửi tiền về quê. _ Trách nhiệm đối với xã hội : + Họ nhận thức như thế nào về vai trò và lợi ích công việc của họ đối với cuộc sống của người dân Hà Nội: họ có cảm thấy công việc của họ cần thiết cho người dân Hà Nội hay không ? vì sao ? Bảng 10: Công việc bán hàng có cần thiết đối với người HN STT mức độ só người tỷ lệ% 1 Rất cần thiết 8 9. 4 2 Cần thiết 66 77. 6 3 Không cần thiết 11 12. 9 Tổng 85 100. 0 Như vậy người phụ nữ bán hàng rong bắt đầu đã nhận ra được vai trò và lợi ích công việc của mình. Họ đánh giá một cách đúng đắn tầm quan trọng của việc bán hàng rong. Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều người dân ngoại tỉnh đổ xô vào Hà Nội kiếm sống. +Họ nhận thức như thế nào về việc công việc của họ có gây cản trở giao thông và làm mất mĩ quan đường phố ? Bảng 11: Công việc gây cản trở giao thông và mỹ quan STT đánh giá số người tỷ lê% 1 không trả lời 1 1. 2 2 Có 42 49. 4 3 Không 40 47. 1 4 Không biết 2 2. 4 Tổng 85 100. 0 Nhìn vào bảng 11 ta thấy mức độ nhận thức về trách nhiệm đối với xã hội _ cộng đồng còn hạn chế. Có gần một nửa (47. 1%) không nhận thức được rằng công việc của họ gây ảnh hưởng lớn đối với môi ttrường và mĩ quan đô thị. Phần lớn những người này trả lời rằng : họ chỉ bán trong ngõ, hàng hóa của họ gọn nhẹ, không làm ảnh hưởng đến ai. Số còn lại nhận thức được một cách đúng đắn và đầy đủ trách nhiệm của mình (49. 4%). Họ nhận thấy rằng việc bán hàng như thế này là rất gây ảnh hưởng, nó cản trở giao thông, làm mất mỹ quan đường phố, nhưng vì tính chất công việc, vì không có tiền vào chợ nên đành phải chấp nhận chứ khiông làm gì khác được. _ Trách nhiệm đối với bản thân: Câu 20: Có đi khám bệnh stt đánh giá số người tỷ lệ% 1 Có 26 30. 6 2 Không 59 69. 4 3 Tổng 85 100. 0 Sức khỏe là vốn quý của con người, nhưng dường như đối với những người phụ nữ này_ những người mà cuộc sống quá vất vả khó khăn đã làm cho họ không còn có thời gian và điều kiện kinh tế để có thể chăm lo bản thân một cách đúng mực. Có đến 69. 4% người cho rằng khi bị bệnh họ không bao giờ đến bệnh viện hay các trạm y tế gần nhà để khám chưa, mà biện pháp chủ yếu của họ là tự mua thuốc hoặc mua lá về xông. Và khi được hỏi tại sao thì hầu có đến 99% trong số 69. 4% này trả lời rằng đến viện rất tốn kém, mà cũng chẳng mấy khi bị ốm nặng. Như vậy rõ ràng họ chưa nhận thức được một cách đầy đủ trách nhiệm đối với chính bản thân mình. Hay nói đúng hơn họ đã hi sinh quên mình, họ chắt bóp từng đồng để gửi về cho gia đình, lo cho con cái. còn chi tiêu cho bản thân thì hết sức dè sẻn, tiết kiệm, thậm chí coi thường bệnh tật và sức khỏe. + Họ có đăng ký tạm trú khi thuê trọ hay không ? Bảng 12: Chi có đăng ký tạm trú stt đăng ký tạm trú số người tỷ lệ% 1 0 5 5. 9 2 Có 49 57. 6 3 Không 31 36. 5 Tổng 85 100. 0 Bảng 12 cho ta thấy 57. 6% số người được hỏi là có đăng ký tạm trú. Đây là một con số đang mừng cho ban quản lý đô thị. Như vậy tình trạng sống lang thang, vô tổ chức của số người nhập cư tự do vào nội thành đã được giảm đi rất nhiều so với trước đây. Qua kết quả này cho thấy phần nào các chị em đã nhận thức được tầm quan trọng của việc đăng ký tạm trú. Điều này sẽ góp phần ổn định cuộc sống của họ tại Hà Nội, đồng thời nâng cao mức độ an toàn cho họ trong những ngày tháng tha phương cầu thực nơi đấy khách quê người. Mặt khác nó còn là điều kiện cho các nhà chức trách dễ dàng hơn trong việc kiểm soát những người nhập cư. * Nhận thức của người phụ nữ bán hàng rong về quyền lợi của họ khi lên Hà Nội bán rong : _ Quyền lợi về kinh tế : + vốn có được là do đâu? Bảng 14: Ngồn vốn của các chị em phụ nữ bán hàng rong STT nguồn vốn số người tỷ lệ % 1 vốn tự có 42 46. 2 2 Chủ hàng cấp vốn 26 28. 8 3 Vay ngân hàng 1 1. 1 4 Vay người thân, họ hàng 13 14. 3 5 Vay bạn bè/cùng nghề 9 9. 9 6 tổng 91 100. 0 Như vậy nguồn vốn chính thức mà chị em có được là do bản thân tự có (46. 2%). Một số thì do chủ hàng cấp vốn (28. 8%), còn lại là họ hàng và bạn cùng nghề. Số người nhận được sự trợ giúp của nhà nước là rất ít chỉ có 1. 1% người được vay vốn ngân hàng. Trong khi đó hiện nay ở nước ta có rất nhiều chính sách trợ cấp người nghèo, có nhiều chương trình, dự án của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ được đưa ra nhằm hổ trợ cho chị em phụ nữ. Vậy mà, cũng trong diện đó, số những chị em phải lang thang kiếm sống ở các đô thị Hà Nội lại hầu như không nhận được sự trợ cấp nào từ phía nhà nước hay bất kỳ một tổ chức nào. Vấn đề quyền lợi của họ chưa được đảm bảo một cách thiết thực. Mặt khác các chị em cũng chưa thật sự mạnh dạn, chưa nhận thức được đầy đủ các quyền lợi của mình từ phiá nhà nước nên chưa có đơn vay vốn hay một thủ tực nào đó tương tự để nhận được sự trợ giúp. _ Quyền cá nhân cơ bản: +Nhà trọ: chúng tôi quan tâm đến số người trọ trong một nhà ?, tiện nghi nhà trọ?, quan hệ với chủ nhà trọ. Các vật dụng sinh hoạt trong nhà trọ gồm những gì? chị đánh giá như thế nào về điều kiện sinh hoặt của nhà trọ? Bảng 13: Số người cùng ở trọ STT khoảng số người cùng trọ số người chọn tỷ lệ% 0 5 5. 9 Dưới 5 người 25 29. 4 Từ 5-10 người 24 28. 2 Từ 11-15 người 20 23. 5 Từ 16-20 người 9 10. 6 Trên 20 người 2 2. 4 Tổng 85 100. 0 Bảng 14: Các vật dụng sinh hoạt trong nhà trọ STT các vật dụng số người tỷ lệ% 1 Phản/chiếu 67 20. 6 2 Giường 29 8. 9 3 Chăn, màn 75 23. 0 4 Xô. chậu 64 19. 6 5 Quạt 38 11. 7 6 Bếp nấu 32 9. 8 7 Tủ 6 1. 8 8 Đài 5 1. 5 9 Tivi 10 3. 1 10 tổng 100. 0 Qua bảng trên ta thấy, những người phụ nữ họ phải sống tập trung rất nhiều người lại với nhau, chủ yếu là 5 người thuê một phòng (29. 4%), thậm chí có đến 20 chị em cùng thuê một phòng trọ, tuy nhiên số này rất ít (2. 4%), ngoài ra một số lượng không nhỏ phải sống 11-15 người trong một phòng trọ. Các vật dụng trong nhà trọ thì hết sức thiếu thốn, thậm chí đài và tivi vẫn là điều xa xỉ, chỉ có mọt số lượng rất it ỏi chị em có đài (1. 5%) và tivi (3. 1%), số người đựoc nằm giường cũng rát ít (8. 9%), còn chủ yếu là họ phải ngủ ở phản, chiếu (20. 6%). Điều này chứng tỏ cuộc sống của những người phụ nữ bán hàng rong hết sức chật vật, trong cùng một phòng trọ mà họ phải sống đông người như thế, tiện nghi sinh hoặt thiếu thốn, thì các điều kiện sống cá nhân của họ chỉ được đảm bảo ở mức tối thiểu, hết sức khiẹm tốn, họ phải hi sinh những quyền lợi cơ bản, tối thiểu. Trong điều kiện xã hội ngày nay, khi mà Đảng và nhà nước đang có chính sách nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân bằng cácchính sách hỗ trợ như xóa nhà tranh tre, dột nát... Thì liệu đã có chính sách, chương trình hỗ trợ nào quan tâm đến đời sống của những người phụ nữ này hay chưa? Bảng 15: Đánh giá về điều kiện sinh hoạt nhà trọ STT sự đánh giá số người tỷ lệ % 1 không trả lời 6 7. 1 2 Tốt 10 11. 8 3 Bình thường 55 64. 7 4 Xấu 14 16. 5 Tổng 85 100. 0 Tuy vậy, với những người phụ nữ này, họ lại cho điều kiện sinh hoạt như thế là bình thường (64. 7%). Một số rất ít đánh giá điều kiện sinh hợt như vậy là xấu(16. 5%), trong số này 90% người phải sống tập trung trên 10 người trong một phòng trọ với diện tích 15_20 m2, và họ chỉ có những vật dụng tối thiểu như nằm bằng phản, chiếu, không có bếp nấu, quạt và một số tiện nghi khác. Họ chấp nhận mà không kêu ca hay phàn nàn gì. Nhận thức về quền lợi đối với bản thân của họ thật sự giản đơn. + Mức độ hài lòng với công việc hiện tại của mình Bảng 16:Mức độ hài lòng với công việc STT mức độ số người tỷ lệ% 1 Rất hài lòng 5 5. 9 2 Hài lòng 30 35. 3 3 Không hài lòng 36 42. 4 4 Khó trả lời 14 16. 5 Tổng 85 100. 0 Qua bảng 16 cho ta thấy, có đến 42. 4% người trả lời không hài lòng với công việc hiện tại của mình. Vì họ phải “ đi nhiều vất vả mà thu nhập thấp, không đỡ đần được cho gia đình”. Một số người trả lời : “Mình không có trình độ, nghề nghiệp gì mới phải đi làm như thế này chứ có nghề đi làm nhà nước vẫn hơn” có nghĩa là việc đi bán hàng rong là bất đắc dĩ. Mặt khác, cuộc sống bấp bênh, không ổn định lao động cực nhọc, là những lý do chính khiến phần lớn các chị em không hài lòng với công việc hiện tại của mình. Bên cạnh đó có 35. 4% trả lời hài lòng với công việc hiện tại của mình vì công việc này tuy vất vả nhưng giúp họ có thêm thu nhập dỡ đần cho gia đình. Bà K tâm sự “Đi nhiều mệtmà có thêm tiền chi tiêu cho gia đình chứ ở quê không nhìn thấyđồng tiền”. Một số chị em cảm thấy khó trả lời (16. 5%). Nghĩa là họ không đánh giá được mức độ hài lòng của mình, nhận thức của họ về công việc còn hết sức hạn chế. +Khi ra bán hàng rong nhận được sự giúp đỡ từ đâu? Bảng 17: Những người đã giúp đỡ phụ nữ bán hàng rong theo đánh giá của họ stt người giúp đỡ số người tỷ lệ % 1 họ hàng 20 13. 8 2 bạn bè 38 26. 2 3 người cùng làng 41 28. 3 4 người cùng ở trọ 30 20. 7 5 quần chúng địa phương 1 0. 7 6 chủ nhà trọ 15 10. 3 7 tổng 145 100. 0 Như vậy, khi ra bán hàng rong ở HàNội, người phụ nữ không hoàn toàn cô độc, họ đã biết tạp trung lại với nhau cùng nhau chia sẻ khó khăn, giúp đỡ nhau trong cuộc sốn. Bằng chững là có rất nhiều nhị em nhận được sự giúp đỡ từ phía bạn bè (26. 2%), người cùng làng (28. 3%), người cùng trọ (20. 7%). Điều đáng buồn là rất ít người nhận được sự giúp đỡ tù phía những người dân địa phương (0. 7%) và các chủ nhà trọ (10. 3%). những con số này quá ít ỏi. Phải chăng nhận thức của những người dân địa phương và các chủ nhà trọ về những người phụ nữ này còn hết sức phiến diện. Họ còn có cái nhìn coi thường và khinh ghét nên chưa có sự giúp đỡ chính đáng. Cần phải có những chính sách hỗ trợ để giúp những người phụ nữ này có cuộc sống hòa đồng hơn với người dân Hà Nội. tạo sự giúp đỡ, quan tâm lẫn nhau trong xã hội. +Chị có cảm thấy an toàn không? Bảng 18: Chị có cảm thấy an toàn khi bán hàng ở HN STT mức độ an toàn số người tỷ lề % 1 không trả lời 1 1. 2 2 Rất an toàn 3 3. 5 3 An toàn 36 42. 4 4 Không an toàn 44 51. 8 Tổng 84 98. 8 Qua bảng điều tra ta thấy hơn nửa phụ nữ tự đánh giá mức độ an toàn khi lên HàNội bán hàng là không (51. 8%). Hầu hết tất cả những người được hỏi đều trả lời rằng họ luôn bị công an đuổi, nghiện ngập, thanh niên xấu cướp giật. Như vậy rõ ràng một trong những nguyên nhân gây nên sự mất an toàn của những người phụ nữ bán rong là từ phía nhà nước _ bị công an đuổi cần phải có một sự can thiệp chính đáng từ phía nhà nước nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho những người phụ nữ này. Rõ ràng nghề bán hàng rong được công nhận là một nghề, một nghề mà xã hội không cấm. Thế nhưng khi hành nghề họ lại bị công an đuổi. Hiện tại chưa có những khu phố dành riêng cho những người bán rong vào những giời nhất định. Côngviệc của họ vẫn diễn ra theo kiểu chạy trốn. Lén lút đe dọa sự an toàn của họ. Mặc dù không có gì phạm pháp. Đây là một bất cập cần được các cấp chính quyền xem xét và giải quyết nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho những người phụ nữ này. + Công việc bán hàng rong ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe Câu 19: Công việc bán hàng ảnh hưởng đên sức khoẻ STT mức độ đánh giá số người tỷ lệ% 1 Rất ảnh hưởng 24 28. 2 2 ảnh hưởng 46 54. 1 3 Không ảnh hưởng 15 17. 6 Tổng 85 100. 0 Công việc bán hàng rong là một nghề vất vả như chúng ta đã biết, lẽ tất yếu nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của những người “hành nghề”. 54. 1% chị em nhận thức rất rõ về điều này. Tuy nhiên họ vẫn phải làm vì nhu cầu kinh tế. Có đến 28. 2% chị em cho rằng công việc này không chỉ ảnh hưởng mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của họ. họ phải thức khuya, dây sớm để chuẩ bị hàng, hàng ngày họ phải đi hàng mấy chục cây số vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Khi được hỏi tại sao vất vả thế mà chị không chuyển nghề thì họ đều trả lời là : “ không thể làm gì khác được để ra tiền. Nghề này tuy vất vả nhưng đồng vốn ít mà cũng tạm gọi là kiếm được có đồng ra, đồng vào, tăng thêm thu nhập cho gia đình nên phải chịu khó”. Trước khi sang phần kết luận tôi xin được có vài lời: đây một đề tài tôi rất tâm huyết. Trong quá trình rải phiếu, phỏng vấn những người phụ nữ bán hàng rong tôi thực sự thấy ái ngại và thương cảm cho cuộc sống bấp bênh vất vả của họ. Trong những câu trả lời hết sức chân thành, giải dị, những lời tâm sự về hoàn cảnh của các chị làm tôi thực sự xúc động. Giá như có thể làm được một cái gì đó có ý nghĩa, có khả năng làm cho cuộc sống của họ có thể đỡ vất vả hơn. Nhưng với phạm vi nhỏ bé của đề tài nghiên cứu khoa học này tôi chỉ sơ lược được một phần rất nhỏ những cảm nhận, đánh giá nhận thức của họ về cuộc sống nói chung và về trách nhiệm và quyền lợi nói riêng. Và chưa thể có một cái nhìn khái quát, đầy đủ về cuộc sống cũng như chưa có được một bức tranh khái quát về chân dung của những người phụ nữ này. Nếu có điều kiện trong những đề tài lớn hơn tôi sẽ cố gắng đi sâu hơn nữa về thực tiễn cuộc sống của những người bán hàng rong, tìm hiểu những mong muốn, nguyện vọng, nhu cầu về đời sống vật chất và tình cảm của “nhóm xã hội dễ bị tổn thương này”. Phần thứ 4 Kết luận và kiến nghị Quá trình đổi mới kinh tế _xã hội đang diễn ra hết sức sôi động trên địa bàn nông thôn _ nơi cư trú trên 12 triệu hộ gia đình. Chúng ta vui mừng biết rằng 80% người người dân nông thôn tự nhận thức được cuộc sống của họ đã khá lên trong giai đoạn chuyển đổi (theo nghiên cứu của Hoàng Hải báo lao động xã hội số 2/98). Mặc dù vậy, xã hội nông thôn nước ta vẫn phải gặp không ít thách thức về kinh tế. Nổi cộm hơn cả là bộ phận khá lớn lao động nông thôn còn thiếu việc làm, thu nhập thấp, đời sống còn hết sứ khó khăn. Đây là môtỵ trong những nguyên nhân cơ bản khiến người nông dân ra Hà nội kiếm sống trong đó có không ít những phụ nữ đi bán rong. Nghiên cứu 100 phụ nữ nông thôn bán hàng rong ở Hà Nội đã giúp chúng tôi có những kết Luận và kiến nghị sau: I/Kết luận: 1. nghiên cứu nhận thức của phụ nữ bán bàn rong về trách nhiệm và quyền lợi khi họ lang thang kiếm sống trên các đường phố Hà Nội là một vấn đề có ý nghĩ thực tiễn và ý nghĩa xã hội. 1. 1 về mặt lý luận: Đóng góp phát triển lý thuyết về khái niệm nhận thức và di dân trong tâm lý học nói chung và tâm lý học quản trị kinh doanh nói riêng. Thực hiện nghiên cứu này chúng tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về khái niệm, đặc điểm, cấu trúc, chức năng của nhận thức trên bình diện tâm lý học. 1. 2 Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu này nhằm cung cấp thêm những thông tin cần thiết về đời sống tâm lý nói chung và nhận thức nói riêng của phụ nữ bán hàng rong về trách nhiệm và quyền lợi khi lên Hà Nội kiếm sống. Những thông tin này sẽ là cơ sở thiét thực cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp hỗ trợ “nhóm xã hội dễ bị tổn thưong ”này. Đồng thời đã tìm ra những yếu tố tâm lý đã tạo nên nhận thức tích cực, hoài nghi của phụ nữ bán hàng rong về trách nhiệm và quyền hạn của mình trong khi tham gia vào thị trường bán rong trong đô thị. 2. Những người phụ nữ bán hàng rong tuy đến từ nhiều vùng miền khác nhau (Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Vĩnh Phúc, Hà Tây.... ) nhưng họ lên Hà Nội đều với một mục đích chung là kiếm sống, tăng thêm thu nhập cho gia đình trong những ngày nông nhàn. Tuy nhiên với trình độ học vấn thấp, căn tính tiểu nông ăn sâu bám rễ trong tiềm thức của người nông dân từ bao đời nay đã có ảnh hưởng trực tiếp, chi phối nhận thức của người phụ nữ bán hàng rong về trách nhiệm đối với gia đình _cộng đồng _xã hội và quyền lợi của bản thân. 3. Nhìn chung cuộc sống của những người phụ nữ ở nông thôn bán hàng rong ở các đô thị là khó khăn, vất vả, thiếu thốn. Phần đa những người phụ nữ này coi đây là một điều tất yếu. Họ chấp nhận mà không đòi hỏi, kiến nghị hay trông chờ một sự giúp đỡ nào từ phía chính quyền. Nhận thức của họ về quyền lợi của bản thân khi lang thang lên hà Nội kiếm sống còn hết sức giản đơn, nhận thức chỉ dùng lại ở mức độ cảm tính. 4. Nhgười phụ nữ bán hàng rong phần lớn không hài lòng với công việc hiện tại của mìnhvì các chị cho rằng đây là công việc bấp bênh không ổn định vất vả mà thu nhập lại không cao. họ nhận thức được như vậy nhưng họ không giải thích được nguyên nhân dẫn đến điều đó cũng như không có những ý tưởng, giải pháp nào để thay đổi thực tại. Phản ứng của họ là chấp nhận và chịu đựng. 5. Hầu hết những phụ nữ ngoại tỉnh này đều nhận thức được rằng việc họ đi bán rong nư thế này là không an toàn. Họ luôn bị đe dọa từ cả 2 phiá : chính quyền (công an, ban quản lý đô thị.. ) và bọn nghiện ngập, căn bã xã hội, nhưngphản ứng của họ cũng chỉ là tránh xa hoặc chạy trốn. Họ không nhận thức một cách đầy đủ quyền công dân của mình để có những đời hỏi gì từ phái nhà nước. 6. Nhận thức của phụ nữ bán hàng rong về trách nhiệm đối với gia đình và con cái là rất cao, họ nhận thức được rằng: chính hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, con cái không đủ ăn, đủ mặc nên họ phải bươn chãi kiếm sống ở các đô thị. Tuy nhiên, họ lai giao phó việc chăm sóc gia đình trong lúc mình vằng nhà cho mẹ đẻ hoặc mệ chồng là chủ yếu và họ hoàn toàn yên tâm về điều nay. tất nhiên có yên tâm thì họ mới ra đây kiếm sống. Nhưng trước tình trạng các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng hiện nay nhất là ở trẻ em, vị thành niên thì liẹu việc thiếu vắng người mẹ trong gia đình trong một thời gian khá lâu như vậy, phải chăng cũng là một nguyên nhân gây nên sự gia tăng đó. Về điều này người phụ nữ bán rong hoàn toàn chưa nhận thức được hoặc nhận thức một cách nmù mờ, cảm tính. 7. Nhận thức về trách nhiệm đối với bản thân: phần lớn những người phụ nũ này hết sức xem thường việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Khi bị bệnh có đến 90% người được hỏi trả lời rằng không đến khám bác sĩ mà tự mua thuốc về nhà. Điều kiện sinh hoặt thì hết sức chật vật, thiếu thốn, sống tập trung trong một ngôi hà với diện tích hết sức khiêm tốn. 8. Nhận thức về trách nhiệm đối với xã hội. Hầu như họ đều nhận thức được rằng việc họ đi bán rong như thế này là cản trở giao thông và làm mất mĩ quan đường phố. và gây lộn xộn trong công tác quản lý nhập cư. 9. Tóm lại: do ảnh hưởng của tư duy nông dân mà theo Mác đã từng nói rằng “tư duy phản ánh hiện thực khách quan, mà cái hiện thực khách quan của người nông dân là ruộngđất, ruộng đất là phòng thí nghiệm tự nhiên của anh ta ”cho nên tư duy, nhân thức của họ thường chỉ thấy những cái đập vào mắt trực itếp như “cóc kêu thì trời mưa”hay chuồn chuòn bay thấp thì mưa, bay cao thì anắng, bay vừa thì râm. Họ thường không đặt ra và trả lời câu hỏi tại sao “cóc kêu thì trời mưa” nên đành chấp nhận thực tế cảm tính ấy mà thôi. Cũng như vậy, người phụ nữ nông thôn lên Hà Nội bán hàng rong chưa có nhận thức đầy đử về trách nhiệm và quyền lợi của mình. Tất cả chỉ tập trung vào mục đích kiếm tiền,. Nhận thức về quyền lợi thì dường như bị họ “lãng quên” bản thân, hi sinh những quyền lợi căn bản, tối thiểu chỉ mong sao ky cóp thêm đồng tiền cho gia đình. Mặt khác, với mặc cảm tự ti, mình là dân tỉnh lẻ, tha phương cầu thực nên nhận thức về quyền lợi dần bị thui chột. , tâm lý chủ yếu của họ là nhẫn nhục và chịu đựng. Trái lại họ nhận thức về trách nhiệm lại khá đúng đắn, nhất là trách nhiệm với gia đình và cộng đồng, xã hội. Tuy nhiên vì hoàn cảnh, điều kiện không cho phép nên họ không thể thực hiện được trách nhiẹm ấy một cách đầy đủ. Xuất phát từ thực tiễn này nhà nước cần có những chính sách nhằm đảm bảo quyền lưọi chính đáng cho nhóm xã hội dễ bị tổn thương này, đồng thời giúp họ có điều kiện thực hiện các trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội mọt cách đầy đủ. II/ Kiến nghị: 1. Nhóm giải pháp trước mắt : Thứ nhất: Chính quyền địa phương (nơi có những người bán rong đăng ký tạm trú) cần đảm bảo trật tự cho những người phụ nữ bán hàng rong. Mặt khác xúc tiến kiểm tra, xác minh nguồn gốc các đối tượng lao động tự do, yêu cầu họ làm thẻ đăng ký tạm trú để giúp họ đảm bảo lợi ích của người lao động và làm thẻ lao động tại đồn công an nhằm giúp họ ổn định đới sống tại Hà Nội. Mặt khác giúp các cấp chính quyền sàng lọc các đối tượng hình sự ẩn náu trong dân nhập cư. Thứ 2 :Xây dựng các khu chọ nhỏ với giá thuế ưu đãi cho những phụ nũ bán hàng rong, hoặc thiết kế riêng một khu phố bán hàng rog trong những giờ nhất định. Nhưvậy vừa đảm bảo quyền lợi cho họ vừa dảm bảo an ninh xã hội. Có thể xây dựng các khu nhà nhà trọ tập thể tạo điều kiên tập trung nhóm người này lại với nhau để dễ trong công tác quản lý hộ khẩu. Có thể 5 người ở trong một phòng và thu tiền nhà theo tháng. 2. Nhóm giải pháp lâu dài: Hướng vào việc khai thác tiềm năng tạo ra việc làm và thu nhập ở nông thôn. Giúp phụ nữ nông thôn có thể đảm bảo cuộc sống bằng hoặt động lao động ngay trên chính mảnh đất của mình. Nhóm giải pháp này gồm: Thứ Nhất : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ đó chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm hộ thuần nông. Mở rộng các hoạt động phi nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến, nông lâm thủy sảnvà hướng vào xuất khẩu. Khôi phục và phát triển nghành nghề truyền thóng song song với việc dạy nghề. Việc bioến đổi cơ cấu lao động còn giúp chị em nâng cao vai trò giới trong gia đình của mình cũng như nâng cao nhận thức về quyền lợi, giúp chị em ý thức được giá trị của bản thânvà xã hội có cái nhìn tích cực hơn đối với phụ nũ nông thôn. Thứ hai: Tạo điều kiện cho người nông dân vay vốn. Đống thời hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, phổ bién những kinh nghiệm làm ăn, chi tiêu sinh hoạt trong gia đìnhmột cách hợp lý và tiết kiệm. Làm được như vậy mỗi đồng vốn vay với mục đích xóa đói giảm nghèo mới đạt hiệu quả.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTLH (35).doc