Trong suốt 9 năm hoạt động, vượt qua bao thăng trầm, tới nay, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc tế (IFC) đã không ngừng lớn mạnh, tạo dựng uy tín, thương hiệu và chỗ đứng của mình trên thương trường. Tuy nhiên, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, ngày càng có nhiều công ty kiểm toán ra đời và yêu cầu của khách hàng ngày một cao hơn, Ban lãnh đạo Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc tế (IFC) cũng như toàn thể cán bộ, nhân viên trong Công ty cần phải tiếp tục nỗ lực, cố gắng hơn nữa, phát huy những điểm mạnh và khắc phục những tồn tại, yếu kém để duy trì và phát triển lớn mạnh.
Sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Th.s Đinh Thế Hùng cùng Ban lãnh đạo và các anh chị nhân viên Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc tế (IFC) đã giúp em hoàn thành bài Báo cáo thực tập tổng hợp của mình. Do kinh nghiệm còn thiếu nên bài Báo cáo của em còn nhiều sai sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cùng các anh chị để em hoàn thiện bài.
60 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1881 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện hoạt động của Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc tế (IFC), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạo khó khăn cho đội ngũ kế toán viên chưa có điều kiện nắm bắt, vận dụng thành thạo các chuẩn mực kế toán cũng như các quy định hiện hành khác về kế toán. IFC đã xây dựng một đội ngũ chuyên gia kế toán có nhiều năm kinh nghiệm, có hiểu biết sâu sắc về hệ thống chế độ, chuẩn mực kế toán Việt Nam, thực hiện các dịch vụ về kế toán cho các DN thuộc mọi loại hình kinh tế, trợ giúp KH xây dựng hệ thống kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý đặc thù ngành của DN và quy định của Chế độ kế toán Việt Nam. Các dịch vụ kế toán IFC cung cấp gồm: Hướng dẫn, cập nhật, thực hiện ghi chép sổ sách kế toán, hạch toán kế toán, lập các Báo cáo tài chính, Báo cáo thuế, thiết kế, tổ chức hệ thống kế toán, xử lý thông tin kế toán…
Dịch vụ đào tạo: IFC thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo về kế toán, tài chính, kiểm toán, quản trị DN, thuế… tại các DN và địa phương nhằm cập nhật kiến thức cũng như cung cấp thông tin hữu ích cho các DN thuộc mọi loại hình kinh tế do đội ngũ chuyên gia gồm những người có nhiều năm kinh nghiệm trong quá trình làm việc cũng như giảng dạy, nghiên cứu, thực hành kế toán, kiểm toán ở Việt Nam phối hợp với các chuyên gia nước ngoài thực hiện. Các dịch vụ đào tạo gồm: Đào tạo, hướng dẫn áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế; tổ chức các khóa đào tạo, cập nhật các luật thuế tại Việt Nam, đào tạo, hướng dẫn áp dụng chế độ kế toán DN đối với mọi loại hình DN…
1.2.3. Đặc điểm khách hàng và thị trường
Khách hàng của IFC rất đa dạng, từ các Tổng Công ty Nhà nước lớn nhất Việt Nam, tới các DN có vốn đầu tư nước ngoài… hoạt động trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau như: Năng lượng, giao thông, xây dựng, công nghệ thông tin, môi trường. Công ty đã và đang tiến hành kiếm toán và cung cấp các dịch vụ tư vấn cho các dự án được tài trợ bởi các cơ quan tín dụng quốc tế và các tổ chức từ thiện, như Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Plan, các dự án của Đại sứ quán Nhật Bản và Đan Mạch, ICCO,…
Một số khách hàng tiêu biểu của loại hình dịch vụ Kiểm toán Báo cáo Tài chính:
Các công ty niêm yết trên Thị trường chứng khoán: Công ty CP Sông Đà Thăng Long, Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, Công ty CP Dược phẩm OPC,...
DN có vốn đầu tư nước ngoài: Công ty TNHH điện tử Daewoo Hanel, Công ty TNHH Seiko Việt Nam, Công ty TNHH Viglacera Glasskote, Công ty TNHH PSG Asia,…
Tổng công ty và DN Nhà nước: Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 1, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam, Cảng Việt Trì, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng Công ty XNK Xây dựng Việt Nam,…
Các Công ty cổ phần chưa niêm yết và các công ty TNHH: Công ty CP Xuất nhập khẩu Viglacera, Công ty CP Xây lắp điện 1, Công ty cổ phần Pacific Airlines, Công ty CP Vật liệu xây dựng Hà Nội, Công ty CP Nhiêu liệu bay Petrolimex,…
Các dự án: Dự án khảo sát và đánh giá tác động của bom mìn vật nổ (VVAF tài trợ), Các dự án của Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam (MCNV),…
Một số khách hàng tiêu biểu của các dịch vụ liên quan:
Quyết toán công trình xây dựng cơ bản: Tổng Công ty thương mại Hà Nội, Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam,…
Tư vấn: Dự án cấp nước và vệ sinh môi trường Bắc Giang, Dự án Đóng mới Toa xe Đường sắt,…
Xác định giá trị DN: Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Thép Việt Nam, Tổng Công ty Điện tử và Tin học Việt Nam,…
Đào tạo: Công ty Eurowindow, Công ty TNHH Ford Việt Nam, Công ty TNHH NESTLE, Hệ thống thông tin FPT, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
(Chi tiết xem phụ lục 2: Một số khách hàng tiêu biểu của IFC)
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc tế IFC
1.3.1. Tổ chức bộ máy của Công ty
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc tế IFC
Tổng Giám đốc
Phó Tổng Giám đốc 1
Phó Tổng Giám đốc 2
Phó Tổng Giám đốc 3
Phó Tổng Giám đốc 4
Giám đốc chuyên môn (kiểm toán, tư vấn, thuế, đào tạo và xây dựng cơ bản)
Phòng hành chính tổng hợp
Phòng kế toán tài chính
Phòng kiểm toán NV 1, 2, 3
Phòng tư vấn thuế, tài chính
Phòng đào tạo
Phòng kiểm toán đầu tư XDCB
IFC tổ chức bộ máy theo mô hình trực tuyến chức năng. Bộ máy quản lý được tổ chức hết sức đơn giản và gọn nhẹ nhằm mục tiêu chỉ đạo hiệu quả về mặt điều hành và về mặt chuyên môn nghiệp vụ, tránh chồng chéo chức năng, và tốn kém chi phí quản lý.
1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Ban giám đốc:
Đứng đầu Ban giám đốc là Tổng giám đốc Khúc Đình Dũng, là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Tổng giám đốc là người đứng đầu chỉ đạo một số mặt về công tác có tính chiến lược, góp phần thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt hoạt động kinh doanh của Công ty. Tổng giám đốc có quyền quản lý điều hành các nguồn lực của Công ty, xây dựng kế hoạch hàng năm, phương án huy động vốn đầu tư, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, công bố các báo cáo tài chính của Công ty. Tổng giám đốc có vai trò quyết định trong việc mở rộng quy mô hoạt động cả về chiều rộng, chiều sâu, sắp xếp cơ cấu tổ chức phù hợp với hoạt động chuyên môn theo từng thời kỳ nhằm quản lý sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản, năng lực tài chính của IFC. Tổng giám đốc luôn luôn chăm lo, chú trọng cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần cho cán bộ công nhân viên Công ty, coi trọng đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, đội ngũ cán bộ quản lý. Những năm qua, tổng giám đốc đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập mới chi nhánh, văn phòng đại diện, văn phòng nghiệp vụ, bổ nhiệm cán bộ quản lý theo quy định của điều lệ tổ chức và hoạt động, góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển của IFC.
Giúp việc cho Tổng giám đốc là 2 Phó Tổng giám đốc, có nhiệm vụ tư vấn cho Tổng giám đốc trong điều hành hoạt động Công ty cũng như tham gia điều hành trực tiếp một số lĩnh vực theo sự phân công, ủy quyền của Tổng giám đốc. Hai phó tổng giám đốc hiện nay của IFC là ông Phạm Tiến Dũng và ông Trịnh Thanh Hưng. Một phó tổng giám đốc phụ trách kiểm toán báo cáo tài chính cho các nghiệp vụ có vốn đầu tư nước ngoài và các DN khác, và một phó tổng giám đốc phụ trách kiểm toán quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản và xác định giá trị DN. Đây là những chuyên gia trong các lĩnh vực kiểm toán, tư vấn, thuế, tư vấn quản lý, đào tạo nhân sự…
Các phòng nghiệp vụ:
Phòng nghiệp vụ được tổ chức theo mô hình gòm Trưởng phòng, phó phòng, các Kiểm toán viên và các trợ lý kiểm toán. Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về mọi hoạt động trong phòng như: phân công công việc cho các nhân viên trong phòng, theo dõi tiến độ công việc do cấp trên đề ra…
Hiện nay công ty có 3 trưởng phòng là: Nguyễn Nam Cường, Nguyễn Thanh Hoa và Nguyễn Như Phương và 3 phó phòng là Hoàng Văn Phúc, Lê Thanh Đăng và Trần Thiện Thanh.
Phòng Kiểm toán nghiệp vụ 1: có chức năng đảm nhận thực hiện kiểm toán DN hoạt động trong lĩnh vực hàng không, vận tải, thương mại và khách sạn, ngoài ra phòng còn cung cấp dịch vụ kê toán, định giá tài sản, tư vấn thuế, tư vấn nguồn nhân lực.
Phòng kiểm toán nghiệp vụ 2: có chức năng đảm nhận thực hiện kiểm toán DN, công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, bưu điện, tài chính ngân hàng, DN có vốn đầu tư nước ngoài FDI
Phòng kiểm toán nghiệp vụ 3: có chức năng đảm nhận thực hiện kiểm toán DN hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, các đơn vị hành chính công và kiểm toán báo cáo quyết toán các dự án.
Phòng kiểm toán XDCB: có chức năng đảm nhận thực hiện kiểm toán DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
Phòng tư vấn tài chính, thuế: thực hiện dịch vụ tư vấn thuế theo kỳ, tư vấn tuân thủ các quy định về thuế, tư vấn đầu tư, định giá tài sản, xác định giá trị DN, tư vấn cổ phần hóa, chia tách DN, tư vấn lập phương án vay vốn ngân hàng và huy động vốn,…
Các phòng ban được phân chia căn cứ theo các loại hình DN khách hàng, hoặc phân chia theo khu vực thực hiện cuộc kiểm toán, tuy nhiên luôn có sự phối kết hợp để hỗ trợ nhau thực hiện công việc một cách tốt nhất. Ví dụ: nhân viên bộ phận tư vấn ngoài việc thực hiện chức năng tư vấn còn thực hiện việc trợ giúp cho bộ phận kiểm toán theo yêu cầu của chủ nhiệm kiểm toán.
- Phòng đào tạo: đạo tạo nhân viên công ty và cung cấp dịch vụ đào tạo tới KH. Các lĩnh vực đạo tạo chủ yếu là: đào tạo ACCA, kế toán, kiểm toán, quản trị doanh nghiệp, thuế…
- Phßng tµi chÝnh kÕ to¸n : Cã chøc n¨ng gióp Tæng gi¸m ®èc ®iÒu hµnh vÒ lÜnh vùc thèng kª , tæng hîp c¸c nghiÖp vô kinh tÕ ph¸t sinh lªn b¸o c¸o tµi chÝnh , qu¶n lý tiÒn vèn , sö dông vèn ®óng môc ®Ých . Cã nhiÖm vô kiÓm tra , gi¸m s¸t vÒ c¸c ho¹t ®éng kinh tÕ tµi chÝnh cña tÊt c¶ c¸c bé phËn trong C«ng ty . Ghi chÐp vµ thu thËp sè liÖu , trªn c¬ së ®ã gióp Tæng gi¸m ®èc trong viÖc ph©n tÝch c¸c ho¹t ®éng kinh tÕ , tÝnh to¸n hiÖu qu¶ c¸c ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh cña C«ng ty . §ång thêi lµ kiÓm so¸t viªn kinh tÕ tµi chÝnh cña Nhµ níc t¹i C«ng ty .
- Phòng Hành chính tổng hợp: thực hiện các công việc nhằm phục vụ cho hoạt động của Công ty được diễn ra trôi chảy.
1.3.3. Nhân viên của IFC
Tài sản lớn nhất của Công ty là con người. IFC là một môi trường chuyên nghiệp, năng động có tốc độ tăng trưởng nhanh với những con người dày dạn kinh nghiệm và nhiều ý tưởng sáng tạo. IFC tự hào về khả năng thu hút nguồn nhân lực được đào tạo tốt, tài năng trên nhiều lĩnh vực. Nhờ đó đã tạo ra môi trường làm việc với kỹ thuật đa dạng.
Hiện IFC có khoảng hơn 105 nhân viên. Hầu hết các thành viên chủ chốt của Công ty đều có bằng thạc sỹ, MBA của các học viện danh tiếng trên thế giới hoặc các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế (như ACCA). IFC tự hào đã tập hợp được một đội ngũ vững mạnh gồm hơn 100 con người năng động sáng tạo cùng cam kết vì sự thành công của khách hàng và của Công ty.
Nhiều thành viên của IFC đã tham gia các khoá đào tạo quốc tế tại Ireland, Singapore, Thái Lan, cũng như các khoá đào tạo của các hãng kiểm toán hàng đầu thế giới như Deloitte Touche Tohmatsu, KPMG, E&Y, PwC…
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFC)
2.1 Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán:
Việc tổ chức, sắp xếp nhân sự được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán.
Sơ đồ 2.1: Tổ chức nhân sự kiểm toán
Ban giám đốc phụ trách
Chuyên gia thuế, pháp lý, thông tin, công nghệ
Thành viên Ban giám đốc soát xét chất lượng kiểm toán và rủi ro kiểm toán
Chủ nhiệm kiểm toán phụ trách
KTV chính 1
Trợ lý KTV
KTV chính 3
Trợ lý KTV
KTV chính 2
Trợ lý KTV
Tổ chức nhân sự một cuộc kiểm toán tại IFC dựa vào qui mô cuộc kiểm toán, vị trí địa lý của KH, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của kiểm toán viên. Nhân sự một cuộc kiểm toán có thể có sự hỗ trợ giữa các phòng nghiệp vụ, bao gồm: một trưởng nhóm kiểm toán – Trưởng hoặc phó phòng nghiệp vụ kiểm toán, 3 kiểm toán viên, 2 trợ lý kiểm toán. Thông thường đối với các KH truyền thống, KTV đã thực hiện năm trước sẽ tiếp tục đảm nhiệm do đã có kinh nghiệm kiểm toán tại KH đó. Với KH cũ, hợp đồng sẽ được chuyển về các phòng nghiệp vụ thích hợp.
Trưởng nhóm là người điều hành, chỉ đạo, phân công công việc, theo dõi việc thực hiện công việc của các thành viên trong nhóm. Các thành viên còn lại thực hiện công việc theo sự chỉ đạo của trưởng nhóm.
2.2 Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán
2.2.1. Phương pháp kiểm toán
IFC hiện tại đang áp dụng phương pháp kiểm toán chuẩn IAM (Ifc Audit Methodology) được xây dựng trên cơ sở các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Quốc tế, cũng như tham khảo công nghệ của những hãng kiểm toán lớn mà nhân viên của chúng tôi đã từng làm việc. IAM dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro. Với những những công cụ trợ giúp kỹ thuật hiện có, IAM sẽ nhận diện được các rủi ro tiềm ẩn và tăng cường hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng trong suốt quá trình kiểm toán.
2.2.2 Quy trình kiểm toán
Nhìn chung, quy trình kiểm toán của IFC bao gồm các nội dung công việc sau:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán
Tổ chức các cuộc tiếp xúc với các thành viên chủ chốt của Khách hàng;
Thu thập các thông tin chung về Khách hàng;
Xác định phạm vi công việc và kế hoạch kiểm toán tổng thể;
Tổ chức thảo luận sơ bộ với Khách hàng;
Soát xét sơ bộ các Báo cáo tài chính, các ghi chép kế toán và tài liệu của Khách hàng;
Thành lập nhóm kiểm toán và phân công riêng công việc cho từng thành viên;
Phác thảo kế hoạch kiểm toán chi tiết;
Thảo luận kế hoạch kiểm toán với Ban Giám đốc và giới thiệu nhóm kiểm toán với Ban Giám đốc Khách hàng.
Giai đoạn 2: Thu thập và tổng hợp thông tin
Thu thập toàn bộ các tài liệu và thông tin cần thiết cho việc kiểm toán;
Trao đổi với Khách hàng các tài liệu cần lập hoặc thu thập;
Phê chuẩn kế hoạch kiểm toán chi tiết.
Giai đoạn 3: Thực hiện kiểm toán
Công việc kiểm toán sẽ bao gồm, nhưng không giới hạn, các công việc sau:
Kiểm tra tính tuân thủ hệ thống kiểm soát nội bộ của Khách hàng với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến động của Khách hàng hiện hành;
Kiểm tra, soát xét việc ghi chép kế toán và sổ sách kế toán của Khách hàng;
Kiểm tra, soát xét Báo cáo tài chính;
Soát xét các thủ tục thanh toán, các cam kết khác về tín dụng và thanh toán;
Soát xét kiểm soát các thủ tục đấu giá, mua sắm tài sản mới và thanh toán cho các khoản đầu tư dở dang;
Phân tích tình hình biến động về vốn của Khách hàng trong kỳ;
Gửi thư xác nhận đối với các tài khoản ngân hàng, đầu tư, phải thu và phải trả;
Quan sát thực tế đối với các tài sản cố định chủ yếu của Khách hàng và kiểm tra việc phản ánh các tài sản đó tại ngày lập Bảng cân đối kế toán;
Đánh giá tính đúng đắn của Hệ thống kiếm soát nội bộ của Khách hàng trong việc quản lý tiền mặt, hàng tồn kho, tài sản cố định để khẳng định tính hiện hữu, sở hữu, và giá trị của tiền mặt, tài sản cố định và hàng tồn kho tại ngày kết thúc kỳ kế toán;
Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, hiệu quả kinh doanh và khả năng tài chính của Khách hàng;
Thực hiện các thủ tục kiểm toán khác hoặc các thủ tục thay thế cần thiết trong từng trường hợp cụ thể.
Giai đoạn 4: Chuẩn bị và phát hành Báo cáo Kiểm toán
Tổng hợp kết quả kiểm toán;
Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán;
Chuẩn bị dự thảo Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý;
Gửi các Báo cáo dự thảo cho Ban Giám đốc Khách hàng;
Thảo luận kết quả kiểm toán với Ban Giám đốc Khách hàng;
Hoàn chỉnh và phát hành chính thức Báo cáo Kiểm toán, Thư quản lý.
2.3 Đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán
Khi thùc hiÖn kiÓm to¸n, c¸c kiÓm to¸n viªn sÏ thùc hiÖn trªn m¸y vi tÝnh nhê vµo viÖc sö dông phÇn mÒm kiÓm to¸n. Tuy nhiªn sau khi thùc hiÖn trªn m¸y tÝnh vµ thu ®îc kÕt qu¶ th× hå s¬ vµ c¸c giÊy tê lµm viÖc nµy sÏ ®îc in ra giÊy vµ lu tr÷ vµo tõng file ®éc lËp theo từng đối tượng KH. Hồ sơ bao gồm tất cả các công việc mà KTV thực hiện từ lập kế hoạch đến kết thúc cuộc kiểm toán. TÊt c¶ c¸c giÊy tê lµm viÖc, b»ng chøng kiÓm to¸n sÏ ®îc lu gi÷ trong file nµy, ®ã lµ c¬ së ®Ó c«ng ty ®a ra ý kiÕn kiÓm to¸n. Mỗi phòng nghiệp vụ kiểm toán đều có nơi lưu trữ hồ sơ về KH của mình, chi tiết theo các giấy tờ làm việc. Tríc ®©y c«ng ty ®¸nh sè thø tù cho c¸c bíc c«ng viÖc thùc hiÖn b»ng c¸ch sö dông c¸c ch÷ c¸i A,B,C,D,E,F,G,H nhng tõ n¨m 2008 viÖc ®¸nh sè thø tù ®îc thay ®æi b»ng c¸ch sö dông c¸c sè tõ 1000 cho ®Õn 8000
TT
ChØ môc
T/C
1
LËp kÕ ho¹ch
1000
2
B¸o c¸o tµi chÝnh
2000
3
Qu¶n lý cuéc kiÓm to¸n
3000
4
HÖ thèng kiÓm so¸t néi bé
4000
5
KiÓm tra chi tiÕt tµi s¶n
5000
6
KiÓm tra chi tiÕt c«ng nî
6000
7
Nguån vèn
7000
8
B¸o c¸o l·i lç
8000
Cụ thể các nhóm chỉ mục như sau:
1000 – Lập kế hoạch kiểm toán: gồm giấy tờ liên quan đến kế hoạch giao dịch với KH, đánh giá rủi ro kiểm toán, môi trường kiểm soát, hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán, tìm hiểu hoạt động kinh doanh của KH, tìm hiểu hoạt động, chu trình kế toán, đánh giá sơ bộ số liệu trên BCTC, xác định mức độ trọng yếu, tổng hợp việc đánh giá rủi ro, lập kế hoạch kiểm toán sơ bộ cho các tài khoản.
2000 – Báo cáo tài chính: gồm những giấy tờ
Thư từ trao đổi với KH: thư quản lý, hồi đáp của KH về thư quản lý, tổng hợp các vấn đề cần đặt ra trong thư quản lý.
BCTC: BCTC được tham chiếu tới các giấy tờ làm việc khác, bảm kiểm tra, soát xét thông tin trên BCTC, tổng hợp các ghi chú trên BCTC…
Tổng hợp, kết thúc kỳ kiểm toán: Bản soát xét trước khi phát hành BCTC, phân tích BCTC sau kiểm toán, bản tổng hợp kết quả kiểm toán, bảng tổng hợp sai soát phát hiện được trong khi kiểm toán, thư giải trình của Ban giám đốc, xem xét tình liên tục hoạt động, soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ.
Báo cáo khác
3000 – Quản lý cuộc kiểm toán: gồm các giấy tờ:
Trong quá trình giao dịch với KH: biên bản họp trong quá trình kiểm toán, biên bản họp trước khi phát hành BCTC, đánh giá của KH về dịch vụ cung cấp.
Thời gian và nhân lực thực hiện cuộc kiểm toán: kế hoạch và thời gian thực hiện cuộc kiểm tóa, giao dịch trong nội bộ hãng, giao dịch với hãng kiểm toán khác, giao dịch và tư vấn từ các công ty tư vấn.
Biên bản họp Hội đồng quản trị và Ban giám đốc của KH.
Các giao dịch khác
4000 – Hệ thống kiểm soát nội bộ: gồm những giấy tờ:
Kết luận về Hệ thống kiểm soát nội bộ.
Các khu vực có rủi ro chi tiết trong Hệ thống kiểm soát nội bộ.
Hệ thống kiểm soát trong các chu trình kinh doanh
Hệ thống kiểm soát trên máy vi tính
5000 – Kiểm tra chi tiết tài sản
5100 – Tiền và các khoản tương đương tiền
5200 – Đầu tư ngắn hạn
5300 – Các khoản phải thu
5400 – Hàng tồn kho
5500 – Chi phí trả trước và tài sản lưu động khác
5600 – Tài sản cố định hữu hình
5700 – Tài sản cố định vô hình
6000 – Kiểm tra chi tiết nợ phải trả
6100 – Nợ ngắn hạn
6200 – Chi phí phải trả
6300 – Nợ dài hạn
6400 – Thuế
6500 – Phải trả khác
7000 – Nguồn vốn chủ sở hữu
8000 – Báo cáo lãi lỗ
8100 – Doanh thu
8200 – Giá vốn hàng bán
8300 – Chi phí hoạt động
8400 – Thu nhập khác
8500 – Chi phí khác
Các giấy tờ làm việc thuộc nhóm từ 1000 đến 4000 là các công việc tổng quát do Ban giám đốc và Chủ nhiệm kiểm toán thực hiện, từ 5000 đến 8000 là các công việc do KTV thực hiện kiểm tra chi tiết đối với từng khoản mục.
2.4 Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc tế (IFC)
Việc kiểm soát chất lượng của IFC luôn tồn tại ở tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán để đảm bảo công việc kiểm toán được thực hiện với
Hội đồng thành viên kiểm soát chất lượng bao gồm các BOD, Mana ger, Senior kiểm soát chất lượng của mọi cuộc kiểm toán bằng việc đưa ra một bảng câu hỏi. Những câu hỏi được dùng như: Các form đã được lập và lưu file một cách đầy đủ chưa, bảng đánh giá nhân viên có được lập và lưu file không, thành viên Ban giám đốc phụ trách dịch vụ KH đã soát xét các phần hành được đánh giá là có rủi ro cao trong hồ sơ chưa, hợp đồng kinh tế có được lưu file không, thư quản lý có được lập theo đúng thời gian yêu cầu của thành viên ban giám đốc, đã hoàn thành và lưu hồ sơ chưa…IFC có một bộ phận chuyên trách thực hiện kiểm tra kế hoạch trước khi thực hiện kiểm toán.
IFC kiểm soát quy trình thực hiện thông qua các file dữ liệu, giấy tờ làm việc của KTV, phỏng vấn KTV về việc thực hiện công việc. Trước khi bắt đầu cuộc kiểm toán, ban giám đốc trực tiếp đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát với từng KH, từ đó đưa ra mức rủi ro kiểm toán, rủi ro phát hiện mong muốn. Trong cuộc kiểm toán, trưởng nhóm sẽ phân công và kiểm tra công việc của tất cả thành viên trong nhóm, soát xét lại công việc xem có vấn đề gì không.
Chất lượng nhân viên là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc kiểm toán. Hàng năm công ty đều tổ chức những cuộc thi tuyển chọn nhân viên gắt gao, tiến hành kiểm tra chất lượng đội ngũ nhân viên định kỳ hoặc đột xuất, và thực hiện training để đảm bảo nhân viên của IFC có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, đạo đức, đáp ứng tốt yêu cầu của công việc.
IFC đang duy trì chính sách và chương trình đào tạo nội bộ riêng biệt, tất cả nhằm đảm bảo chất lượng các dịch vụ mà Công ty cung cấp. Nhân viên của IFC được tham gia các chương trình phát triển nghề nghiệp, bao gồm có giáo dục nghề nghiệp, chương trình ACCA, kỹ năng quản lý và cập nhật những thay đổi trong các quy định về kế toán, kiểm toán, thuế và các văn bản pháp luật khác. Sự kết hợp này cho phép nhân viên của Công ty có khả năng tư vấn cho khách hàng ở mọi lĩnh vực hoạt động.
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFC)
3.1 Nhận xét về hoạt động của Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc tế (IFC)
3.1.1 Ưu điểm
a) Về kết quả đạt được:
Dịch vụ của IFC cung cấp luôn nhận được sự tin cậy và đánh giá cao từ phía khách hàng. Với đội ngũ cán bộ lãnh đạo và nhân viên trẻ, năng động, chuyên nghiệp, được đào tạo chuyên sâu về kế toán, kiểm toán, tài chính, thuế… Công ty đã xây dựng được một hình ảnh uy tín, hiệu quả trong KH. IFC đang ngày một phát triển vững mạnh, doanh thu, thu nhập liên tục tăng trưởng cao qua các năm cùng sự công nhận của các doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế là dấu hiệu cho thấy sự phát triển lớn mạnh hơn nữa của Công ty trong tương lãi
b) Về đặc điểm tổ chức quản lý
Bộ máy quản lý được tổ chức hết sức đơn giản và gọn nhẹ. Các phòng ban được bố trí hợp lý theo chức năng, nhiệm vụ từng phòng nhằm mục tiêu chỉ đạo hiệu quả về mặt điều hành và về mặt chuyên môn nghiệp vụ, tránh chồng chéo chức năng, và tốn kém chi phí quản lý. Sự chuyên môn hóa cao kết hợp với phân công công việc linh hoạt giúp các nhân viên có thể dễ dàng hợp tác, hỗ trợ nhau, phát huy những điểm mạnh về kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm của mình để cùng thực hiện công việc một cách hiệu quả, tốt nhất.
Mối quan hệ giữa các nhân viên rất tốt, môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, gần gũi. Công ty thường xuyên tổ chức những buổi liên hoan để nhân viên hiểu nhau và thắt chặt tình cảm, sự gắn bó với Công ty.
c) Về tổ chức đoàn kiểm toán:
Tổ chức nhân sự của một cuộc kiểm toán tương đối hợp lý và linh hoạt. Các phòng ban khác nhau vẫn có thể được sắp xếp vào một nhóm để hỗ trợ nhau, thực hiện công việc một cách tốt nhất. Công ty không cố định nhóm kiểm toán mà sắp xếp công việc dựa trên khả năng, trình độ, vị trí và lịch rỗi của nhân viên để lịch làm việc của nhân viên không bị gián đoạn, chồng chéo.
d) Về tổ chức công tác kiểm toán
Các bước công việc của một của kiểm toán được xây dựng đầy đủ, tuân thủ theo đúng các quy định trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Các nhân viên Công ty luôn ý thức và tuân thủ theo những quy định của công ty để đảm bảo một cuộc kiểm toán được tiến hành đầy đủ, hợp lý các bước công việc, đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán cũng như thời gian, tiến độ, chi phí cho công việc. Công ty đã có một hệ thống phần mềm kế toán cho riêng mình, từ việc học hỏi phần mềm kế toán của các Công ty kiểm toán lớn. Việc sử dụng phần mềm kế toán giúp các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán của Công ty làm việc dễ dàng, nhanh chóng và đạt được hiệu quả cao hơn.
e) Về tổ chức hồ sơ kiểm toán
Hệ thống hồ sơ kiểm toán được xây dựng và lưu trữ khoa học. Cách sắp xếp các phần, các tham chiếu dễ nhớ, dễ thực hiện, dễ kiểm tra.
f) Về kiểm soát chất lượng kiểm toán:
Các dịch vụ của IFC ngày càng được nâng cao chất lượng, khẳng định được ưu thế của mình. Nhờ vậy là do công ty có đội ngũ Ban giám đốc, Chủ nhiệm kiểm toán điều hành và quản lý tốt. Đây là những người giàu kinh nghiệm trong công tác quản lý, cũng như chuyên môn, có tầm nhìn và kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực, có đạo đức và uy tín lớn trong nhân viên. Bên cạnh đó còn có một đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, tác phong làm việc chuyên nghiệp và nghiêm túc, để lại một ấn tượng đẹp về hình ảnh của IFC trong KH. Công tác tuyển dụng và training được thực hiện rất tốt. Nhân viên hài lòng với những khóa đào tạo thường niên của công ty, và việc công ty luôn tạo điều kiện tốt nhất để nhân viên được học thêm các chứng chỉ CPA, ACCA, MBA… giúp nâng cao trình độ và khả năng thăng tiến. Công tác lập kế hoạch được tiến hành rất chặt chẽ. IFC cũng thực hiện phân công, phân cấp kiểm soát khoa học và rõ ràng
g) Nguyên nhân của những kết quả đạt được:
Nguyên nhân chủ quan là sự nỗ lực của Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên Công ty, sự tích cực hợp tác và học hỏi kinh nghiệm với các công ty kiểm toán trong và ngoài nước
Nguyên nhân khách quan là do nền kinh tế phát triển, nhu cầu của thị trường ngày một gia tăng cùng với sự giúp đỡ và hỗ trợ tận tình của VACPA.
3.1.2 Tồn tại
a) Về kết quả hoạt động:
Tuy kết quả hoạt động luôn khả quan nhưng IFC vẫn chưa đứng được và top những công ty kiểm toán hàng đầu Việt Nam, Công ty cần tiếp tục cố gắng và nỗ lực hơn nữa để đạt được mục tiêu của mình. Bên cạnh đó Công ty cần chú ý kiểm soát chi phí đi đôi với đảm bảo chất lượng dịch vụ.
b) Về tổ chức quản lý:
Công ty vẫn chưa tiếp thu được những kỹ thuật quản lý hiện đại. Sự chuyên môn hóa trong các phòng ban vẫn còn chưa cao. Nhân viên có thể thực hiện kiểm toán các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: tài chính, bảo hiểm, sản xuất, xây dựng cơ bản, chứng khoán… Điều này làm cho nhân viên không đạt được sự hiểu biết sâu sắc và cần thiết trong một ngành nghề, gây ảnh hưởng đến thời gian thực hiện và chất lượng cuộc kiểm toán. Công ty cũng không linh động sử dụng những chuyên gia bên ngoài để bù đắp cho sự thiếu hụt những kiến thức về nhân viên trong lĩnh vực hoạt động trong doanh nghiệp KH.
Việc bố trí vị trí và nhân sự giữa trụ sở chính của công ty tại Hà Nội và văn phòng ở các tỉnh chưa hợp lý và chưa đạt được hiệu quả. Các chi nhánh của Công ty: Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, Chi nhánh Hải Phòng, Văn phòng đại diện tại Hải Dương, Văn phòng đại diện tại Nghệ An, Văn phòng đại diện tại Vĩnh Phúc, đều tập trung chủ yếu tại miền Bắc, trong khi KH của Công ty ngày càng nhiều và dải khắp ba miền. Thêm vào đó, các Chi nhánh, Văn phòng đại diện có số lượng nhân viên rất ít. Điều này khiến với những job kiểm toán tại miền trong, công ty luôn phải cử nhân viên tại trụ sở chính Hà Nội đi xuống các tỉnh, dẫn tới chi phí, thời gian thực hiện kiểm toán tăng.
Toàn bộ cán bộ công nhân viên của IFC đã chuyển về văn phòng của ACAGroup. Việc tăng sô lượng nhân viên, máy tính, hồ sơ giấy tờ… khiến văn phòng của công ty rất chật chội, nhất là thời gian ngoài mùa kiểm toán, gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của nhân viên.
c) Về tổ chức kiểm toán:
Nhân sự được bố trí tương đối hợp lý, tuy nhiên vào mùa kiểm toán, việc sắp xếp nhân sự gặp khó khăn, khiến công việc của nhân viên nhiều và chồng chéo, không đảm bảo được chất lượng của công việc. Thêm vào đó, nhân viên không làm việc trong một nhóm cố định, người làm việc cùng luôn thay đổi cũng gây khó khăn trong việc hiểu và cộng tác tốt và hỗ trợ nhau trong công việc.
Trong mỗi cuộc kiểm toán, với các khách hàng khác nhau lại có những chương trình kiểm toán khác nhau. Điều này gây phức tạp và mất nhiều thời gian của cuộc kiểm toán.
d) Về tổ chức hồ sơ kiểm toán:
Do diện tích văn phòng hẹp và số lượng hồ sơ ngày một gia tăng, nếu Công ty khổng nhanh chóng giải quyết vấn đề văn phòng thì việc lưu trữ hồ sơ sẽ trở nên lộn xộn do không còn nơi để, khiến việc tìm kiếm hồ sơ khó khăn, ảnh hưởng tới công việc của kiểm toán viên và việc kiểm soát chất lượng.
e) Về kiểm soát chất lượng kiểm toán
Do khâu tuyển dụng được tiến hành rất kỹ càng và vấn đề chất lượng nhân viên được tuyển vào là ưu tiên hàng đầu, Công ty đang đứng trước vấn đề thiếu nhân lực. Tuy đang hơp nhất, những KH của IFC vẫn chỉ do IFC đảm nhận. Đặc biệt là mùa kiểm toán, việc thiếu hụt này khiến nhân viên của Công ty luôn phải chịu áp lực về tiến độ hoàn thành công việc, thực hiện các job kiểm toán chồng chéo nhau. Job kiểm toán này chưa hoàn thành xong hồ sơ và lập Báo cáo đã phải đi Job mới. Công việc luôn dồn dập, nhân viên luôn phải mang việc về nhà và thời gian nghỉ ngơi liên tục bị rút ngắn, ảnh hưởng tới chất lượng của công việc, làm giảm sự nhiệt tình, tâm huyết của nhân viên với Công ty và nghề Kiểm toán. Vấn đề này cũng đã khiến cho IFC phải bỏ một số hợp đồng không thể ký kêt do không sắp xếp được nhân sự thực hiện, không đàm phán được việc lùi thời gian thực hiện với khách hàng, làm giảm hình ảnh và lợi nhuận của Công ty.
f) Nguyên nhân của những tồn tại
Nguyên nhân chủ quan là do IFC vẫn còn kém nhanh nhẹn trong việc học hỏi kinh nghiệm, mở rộng mối quan hệ hợp tác, đối tác. Chưa tích cực khắc phục những vấn đề còn tồn đọng.
Nguyên nhân khách quan là do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Công ty, sự cạnh tranh ngày một gay gắt và yêu cầu ngày một cao của KH.
3.2 Giải pháp đề xuất để hoàn thiện hoạt động tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc tế (IFC)
Công ty cần kiểm soát chi phí kiểm toán chặt chẽ hơn.
Cần tích cực học hỏi, tiếp thu được những kỹ thuật quản lý hiện đại. Chuyên môn hóa trong các phòng ban. Công ty cũng nên chú ý sử dụng những chuyên gia bên ngoài nếu cần thiết.
Tăng cường nhân sự tại các chi nhánh cả về chất lượng và số lượng.
Việc hợp nhất làm tăng số lượng nhân viên, phương tiện, trang thiết bị, giấy tờ hồ sơ kiểm toán. Cần thuê địa điểm mới rộng rãi hơn.
Tích cực sắp xếp nhân viên các phòng ban làm việc cùng để hỗ trợ nhau kết hợp với việc chú ý cố định nhóm kiểm toán.
Công ty cũng cần thiếp lập một chương trình kiểm toán chung để áp dụng cho mỗi nhóm khách hàng khác nhau. Ví dụ như chương trình kiểm toán cho nhóm khách hàng là các ngân hàng, nhóm khách hàng là Tổng công ty và Doanh nghiệp Nhà nước, nhóm các công ty xây dựng, nhóm công ty chứng khoán, nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty cổ phần chưa niêm yết và các công ty trách nhiệm hữu hạn, các dự án, các công trình xây dựng cơ bản. Việc này vừa tránh phải lập cho mỗi một khách hàng một chương trình kiểm toán mà vẫn đảm bảo xây dựng được chương trình hợp lý, phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
Cần có sự phối kết hợp hơn nữa giữa IFC và IFC – ACAGroup trong việc thực hiện công việc, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn.
Cần tăng cường tuyển dụng thêm nhân viên để đáp ứng sự phát triển, lớn mạnh không ngừng của Công ty. Việc tiến hành đào tạo kỹ càng sẽ khiến chất lượng nhân viên tuyển dụng vào được đảm bảo.
Công việc hợp nhất sắp sửa hoàn thành, Công ty cần duy trì tốt đẹp mối quan hệ với các khách hàng cũ, thông báo kịp thời cho khách hàng về những thay đổi của Công ty trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Trong suốt 9 năm hoạt động, vượt qua bao thăng trầm, tới nay, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc tế (IFC) đã không ngừng lớn mạnh, tạo dựng uy tín, thương hiệu và chỗ đứng của mình trên thương trường. Tuy nhiên, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, ngày càng có nhiều công ty kiểm toán ra đời và yêu cầu của khách hàng ngày một cao hơn, Ban lãnh đạo Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc tế (IFC) cũng như toàn thể cán bộ, nhân viên trong Công ty cần phải tiếp tục nỗ lực, cố gắng hơn nữa, phát huy những điểm mạnh và khắc phục những tồn tại, yếu kém để duy trì và phát triển lớn mạnh.
Sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Th.s Đinh Thế Hùng cùng Ban lãnh đạo và các anh chị nhân viên Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc tế (IFC) đã giúp em hoàn thành bài Báo cáo thực tập tổng hợp của mình. Do kinh nghiệm còn thiếu nên bài Báo cáo của em còn nhiều sai sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cùng các anh chị để em hoàn thiện bài.
Em xin chân thành cảm ơn!
PHỤ LỤC
Phụ lục1: Một số thành viên chủ chốt của IFC
a) Ông Lê Xuân Thắng – CPA - Nguyên Tổng Giám đốc
Ông Lê Xụân Thắng gia nhập IFC năm 2004 với cương vị là Tổng Giám đốc. Trong hơn năm năm qua, ông đã có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng và phát triển IFC trở thành công ty kiểm toán và tư vấn cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp có chất lượng cao và đa đạng hóa các dịch vụ. Ông cùng các thành viên Ban Giám đốc khác cũng rất thành công trong việc thu hút các chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm về làm việc tại IFC. Hiện tại IFC có hơn 100 nhân viên, trong đó có 08 người có có chứng chỉ kiểm toán viên quốc gia (CPA) và phần lớn trong số họ đến từ các công ty kiểm toán hàng đầu thế giới tại Việt Nam.
Trước đó, Ông Thắng là Trưởng phòng, chủ nhiệm kiểm toán phòng Đào tạo và Phát triển kinh doanh của Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO), thành viên hãng Deloitte Touche Tohmatsu từ năm 2000 đến năm 2004; kiểm toán viên chính và trợ lý kiểm toán viên từ năm 1995-1999. Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán, trong đó có hơn 9 năm kinh nghiệm tại một trong bốn công ty kiểm toán lớn nhất thế giới (Big Four), Ông Thắng rất thành công trong việc cung cấp các dịch vụ kiểm toán và tư vấn cho các khách hàng là các Tổng Công ty lớn và các dự án quốc tế. Đặc biệt, Ông Thắng là người trực tiếp phụ trách hoặc tham gia hầu hết các hợp đồng kiểm toán và tư vấn cho các ngân hàng và tổ chức tài chính, các công ty bảo hiểm và các công ty chứng khoán.
Năm 1997, Ông là một trong số ít kiểm toán viên ưu tú được cử đi tham gia khóa đào tạo về kế toán, kiểm toán Quốc tế tại Ireland do Cộng đồng Châu Âu-Dự án EURO-TAPVIET tài trợ trong 3 tháng. Ông Thắng hoàn thành kỳ thi cấp chứng chỉ kiểm toán viên Quốc gia (CPA) năm 1997 và được cấp chứng chỉ kiểm toán viên Quốc gia năm 1999. Ngoài ra Ông còn tham gia nhiều khóa đào tạo quốc tế do Deloitte Touche Tohmatsu tổ chức hàng năm tại Thái Lan, Singapore, Malaysia. Ông cũng là thành viên trong nhóm soạn thảo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Hiện nay Ông đang tham gia chương trình đào tạo của Hội Kế toán viên công chứng Anh (ACCA) tổ chức tại Việt Nam.
Theo định hướng phát triển của IFC, IFC và Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn Tài chính (ACA Group) đã thống nhất hợp nhất để tạo ra một liên doanh là Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn Tài chính (tên viết tắt là IFC-ACA Group), theo đó, Ông Thắng được bầu vào vị trí Tổng Giám đốc của Công ty IFC-ACA Group. Với cương vị này, Ban lãnh đạo IFC, ACA Group và IFC-ACA Group hy vọng Ông Thắng sẽ tiếp tục phát huy khả năng và kinh nghiệm của mình để đưa IFC và IFC-ACA Group lên tầm cao mới.
b) Ông Khúc Đình Dũng - CPA - Tổng Giám đốc
Ông Dũng được bổ nhiệm là Tổng Giám đốc IFC từ cuối tháng 10/2009. Trước đó, Ông Dũng là Phó Tổng Giám đốc của IFC từ tháng 7/2007 đến tháng 10/2009. Trước khi làm việc cho Công ty IFC, Ông Dũng là Giám đốc Công ty hợp danh Kiểm toán và Tư vấn tài chính kế toán Việt Nam (VAFC), và trước đó là Kiểm toán viên chính của Công ty Kiểm toán Việt Nam, thành viên hãng Deloitte Touche Tohmatsu (VACO-DTT). Trong 7 năm làm việc tại VACO-DTT và VAFC, Ông Dũng đã từng tham gia và phụ trách các cuộc kiểm toán cho các khách hàng là các công ty đa quốc gia, các dự án do quốc tế tài trợ và các Tổng Công ty lớn của Việt Nam.
Ông được tham gia nhiều khóa đào tạo về kiểm toán và kế toán quốc tế do VACO và Deloitte Touche Tohmatsu và đã hoàn thành kỳ thi kiểm toán viên quốc gia và được cấp chứng chỉ kiểm toán viên Quốc gia (CPA) năm 2004.
Bắt đầu làm việc với IFC từ tháng 7/2007, ông Dũng hiện nay là Phó Tổng Giám đốc phụ trách các khách hàng thuộc khối đầu tư nước ngoài, các Tổng Công ty và các dự án quốc tế tại IFC.
c) Ông Phạm Tiến Dũng – CPA - Phó Tổng Giám đốc
Ông Dũng có một nền tảng chuyên môn và kinh nghiệm thực tế tốt Ông Dũng đã là Phó Giám đốc của Công ty Hợp danh Kiểm toán và Tư vấn Tài chính kế toán Việt Nam, kiểm toán viên chính của Công ty Kiểm toán Việt Nam, thành viên Hãng Deloitte Touche Tohmatsu (VACO-DTT). Trong thời gian làm việc tại VACO-DTT, Ông đã hơn 6 năm kinh nghiệm làm việc về việc cung cấp các dịch vụ kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính và đào tạo. Với các kinh nghiệm thực tế từ việc thực hiện các hợp đồng tài chính và kế toán, Ông Dũng đang giữ vai trò hàng đầu trong lĩnh vực đang phát triển rất nhanh của công ty chúng tôi. Đó là lĩnh vực dich vụ tài chính doanh nghiệp, tư vấn quản lý, xác định giá trị doanh nghiệp….
Ông Dũng đã tham gia nhiều khóa đào tạo về kiểm toán và kế toán do VACO, Deloitte Touche Tohmatsu và Bộ Tài chính tổ chức
d) Ông Trịnh Thanh Hưng – MBA - Phó Tổng Giám đốc
Ông Hưng có một nền tảng chuyên môn và kinh nghiệm thực tế tốt, Ông đã là Phó Giám đốc của Công ty Hợp danh Kiểm toán và Tư vấn Tài chính kế toán Việt Nam, Kiểm toán viên chính của Công ty Kiểm toán Việt Nam, thành viên Hãng Deloitte Touche Tohmatsu (VACO-DTT). Trong thời gian làm việc tại VACO-DTT, Ông đã hơn 7 năm kinh nghiệm làm việc về việc cung cấp các dịch vụ kiểm toán, kế toán và tư vấn tài chính. Với các kinh nghiệm thực tế từ việc thực hiện các hợp đồng kiểm toán và tư vấn, Ông Hưng đang giữ vai trò hàng đầu trong lĩnh vực hoạt động cung cấp dịch vụ của công ty chúng tôi. Đó là lĩnh vực dịch vụ kiểm toán, tư vấn thuế, tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn quản lý.
Ông Hưng đã tham gia nhiều khóa đào tạo về kiểm toán và kế toán do VACO, Deloitte Touche Tohmatsu và Bộ Tài chính tổ chức
e) Ông Nguyễn Nam Cường - Chủ nhiệm kiểm toán
Ông Cường gia nhập IFC từ năm 2008. Trước đó, ông Cường đã làm việc tại Công ty Kiểm toán Deloitte Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2008. Với hơn 5 năm làm việc tại Phòng Dịch vụ quốc tế với khách hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các dự án quốc tế tài trợ, ông Cường đã rất thành công trong vai trò là kiểm toán viên chính cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài lớn, các Tổng Công ty nhà nước và các dự án quốc tế. Đặc biệt, ông Cường có rất nhiều kinh nghiệm trong kiểm toán các công ty bảo hiểm, các tổ chức tài chính. Hiện nay, ông Cường đang tham gia khóa học ACCA.
Ông đã được tham gia nhiều khóa đào tạo về kiểm toán và kế toán quốc tế do hãng kiểm toán quốc tế Deloitte Touche Tohmatsu tổ chức. Gia nhập IFC từ năm 2008, ông Cường là là chủ nhiệm kiểm toán phụ trách những khách hàng là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty cổ phần và các dự án quốc tế.
f) Bà Nguyễn Thanh Hoa – CPA - Chủ nhiệm kiểm toán
Bà Hoa có một nền tảng chuyên môn và kinh nghiệm thực tế tốt. Bà Hoa đã là Chủ nhiệm kiểm toán của Công ty Hợp danh Kiểm toán và Tư vấn Tài chính kế toán Việt Nam. Trước đó, Bà Hoa là kiểm toán viên chính của Công ty Kiểm toán Việt Nam, thành viên Hãng Deloitte Touche Tohmatsu (VACO-DTT) từ năm 2002 đến năm 2006. Trong thời gian làm việc tại VACO-DTT, Bà Hoa đã hơn 6 năm kinh nghiệm làm việc về việc cung cấp các dịch vụ kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính và đào tạo. Với các kinh nghiệm thực tế từ việc thực hiện các hợp đồng kiểm toán và tư vấn, Bà Hoa đang giữ vai trò hàng đầu trong lĩnh vực kiểm toán các doanh nghiệp nhà nước, các công ty cổ phần và các dự án quốc tế tài trợ,….
Bà Hoa đã tham gia nhiều khóa đào tạo về kiểm toán và kế toán do VACO, Deloitte Touche Tohmatsu và Bộ Tài chính tổ chức
g) Ông Nguyễn Thái Ngọc - Phó GĐ Chi nhánh HCM
Ông Ngọc gia nhập IFC từ năm 2008. Trước đó, ông Cường đã làm việc tại Công ty Kiểm toán Deloitte Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2008. Với hơn 5 năm làm việc tại Phòng Dịch vụ quốc tế với khách hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các dự án quốc tế tài trợ, ông Ngọc đã rất thành công trong vai trò là kiểm toán viên chính cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài lớn, các Tổng Công ty nhà nước và các dự án quốc tế. Hiện nay, ông Ngọc đang tham gia khóa học ACCA.
Ông đã được tham gia nhiều khóa đào tạo về kiểm toán và kế toán quốc tế do hãng kiểm toán quốc tế Deloitte Touche Tohmatsu tổ chức.
Gia nhập IFC từ năm 2008, ông Ngọc là Phó giám đốc Chi nhánh Hồ Chí Minh phụ trách những khách hàng là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty cổ phần và các dự án quốc tế .
Phụ lục 2: Một số khách hàng tiêu biểu của IFC
Loại hình dịch vụ
Khách hàng
Kiểm toán Báo cáo tài chính
Các công ty niêm yết trên Thị trường chứng khoán
Công ty CP Sông Đà Thăng Long (mã STL)
Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP Hồ Chí Minh (mã CII)
Công ty CP Dược phẩm OPC (mã OPC)
Công ty CP Đầu tư 577 (mã NBB)
Công ty CP Cơ khí điện Lữ Gia (mã LGC)
Công ty CP Cao su Hòa Bình (mã HRC)
Công ty CP sản xuất và kinh doanh kim khí (mã KKC)
Công ty CP Hợp tác lao động nước ngoài (mã ILC)
Công ty CP thương mại dịch vụ xi măng Hải Phòng (mã HCT)
Công ty CP Thiết bị bưu điện (mã POT)
Công ty CP Lilama 69-2 (mã L92)
Công ty CP Xây dựng dầu khí Nghệ An (mã PVA)
Công ty CP Vận tải xăng dầu VIPCO (mã VIP)
Công ty CP Sữa Hà Nội (mã HNM)
…………
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Công ty TNHH Kyniosha Việt Nam
Công ty TNHH liên doanh Vinaconex-Taisei (Vinata)
Công ty TNHH vận tải Quốc tế Việt Nhật
Công ty TNHH điện tử Daewoo Hanel
Công ty cổ phần Bao bì NM Việt Nam
Công ty TNHH Dong Yun Plate Making Miền Bắc
Công ty LD chế tạo thiết bị điện Miền Bắc
Công ty CP Tập đoàn IGS Việt Nam
Công ty TNHH Cosmowood
Công ty TNHH Macromax
Công ty TNHH Topsonic
Công ty TNHH Sino-rich
Công ty TNHH Aplex
Công ty TNHH Federeluxe
Công ty TNHH công nghiệp Oriental Sports Việt Nam
Công ty TNHH Hinsitsu Screen Việt Nam
Công ty TNHH Seiko Việt Nam
Công ty TNHH Sees Vina
Công ty TNHH SSK Việt Nam
Công ty TNHH PSG Asia
Công ty CP xây dựng chịu lửa Burwitz
Công ty Ming San Stone
Công ty TNHH tư vấn đầu tư Daewoo Kim
Công ty TNHH PIC Việt Nam
Công ty TNHH Nano Tech
Công ty liên doanh Vietrido Daihatsu
Công ty TNHH Hall Brothers International
Công ty TNHH LW Engineering Việt Nam
Công ty Thép VSC-POSCO
Công ty TNHH Global Sourcenet
Công ty TNHH World Mould Tech
Công ty TNHH Viglacera Glasskote
Công ty Liên doanh Quốc tế ABC
Công ty TNHH Công nghệ Mitac Precision Việt Nam
Công ty Vietnam DragonJet
Công ty Vietnam Freyssinet
………..
Tổng công ty và Doanh nghiệp Nhà nước
Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro)
Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 1
Tổng Công ty đường sắt Việt Nam
Công ty Quản lý đường sắt Hà Hải
Công ty Quản lý đường sắt Hà Ninh
Công ty Quản lý đường sắt Hà Thái
Công ty Thông tin tín hiệu đường sắt Hà Nội
Công ty TNHH Đầu tư Phát triển nông nghiệp Hà Nội
Công ty đảm bảo an toàn hàng hải II
Cảng Việt Trì
Công ty Lệ Ninh
Công ty MDF Gia Lai
Côgn ty khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải
Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 495
Công ty Đầu tư và Xấy dựng công trình thủy lợi số 24
Công ty Cầu 11 Thăng Long
Công ty Dịch vụ In thương mại Ngân hàng NNVN
Cụm cảng hàng không Miền Trung
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam
Tổng Công ty XDCT GT 5 (CIENCO 5)
Tổng Công ty XDCT GT 8 (CIENCO 8)
Tổng Công ty Cà phê Việt Nam
Tổng Công ty Thủy sản Hạ Long
Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long
Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam
Tổng Công ty Đường sắt Việt nam
Tổng Công ty Chè Việt Nam
Tổng Công ty XNK Xây dựng Việt Nam
……
Các Công ty cổ phần chưa niêm yết và các công ty TNHH
Công ty CP xuất nhập khẩu Hà Anh
Công ty CP Xuất nhập khẩu Viglacera
Công ty CP Xây lắp điện 1
Công ty CP Xi măng dầu khí 12-9
Công ty CP Xi măng Hữu Nghị
Công ty CP tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh
Công ty CP Đầu tư Lạc Hồng
Công ty CP Bê tông xây dựng Hà Nội
Công ty CP Xây dựng số 2
Công ty CP thi công cơ giới xây lắp
Công ty CP Phát triển kỹ thuật xây dựng
Công ty CP Xây dựng 16 - Vinaconex
Công ty CP Licogi 19
Công ty CP Vận tải hóa dầu VP
Công ty CP Cảng Cửa Cấm Hải Phòng
Công ty CP Cảng Vật Cách
Công ty cổ phần Pacific Airlines
Công ty CP thiết kế và tư vấn xây dựng hàng không
Công ty CP cơ giới và xây dựng Thăng Long
Công ty CP Cơ khí xây dựng công trình 623
Công ty CP xây dựng công trình giao thông 710
Công ty CP tư vấn thiết kế GTVT phía nam
Công ty CP tư vấn xây dựng công trình giao thông 7
Công ty CP Constrexim Hồng Hà
Công ty CP Xử lý nền móng và Xây lắp Constrexim
Công ty CP Đầu tư xây dựng và XNK Phục Hưng
Công ty CP Mía đường Nông Cống
Công ty CP thực phẩm Vạn Điểm
Công ty CP sách thiết bị và XD trường học Hà Nội
Công ty CP DIC Đồng Tiến
Công ty CP Thủy điện Nậm Chiến
Công ty CP Thủy điện Quế Phong
Công ty CP đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ
Công ty CP Thủy Tạ
Công ty CP Vật liệu xây dựng Hà Nội
Công ty CP thép Hưng Thịnh
Công ty CP Cosevco 6
Công ty CP Cosevco Lê Hóa
Công ty CP Kinh doanh kim khí Hải Phòng
Công ty CP Phát triển thương mại Hà Nội
Công ty CP thương mại DV vận tải xi măng Hải Phòng
Công ty CP vận tải xi măng Hoàng Thạch
Công ty CP Giầy Hải Dương
Công ty CP Hà Châu OSC
Công ty CP Tuần Châu Hà Tây
Công ty CP Khóa Việt Tiệp
Công ty CP nhựa và bao bì An Phát
Công ty CP xây dựng và tư vấn Bình Lợi
Công ty CP Xăng dầu dầu khí Ninh Bình
Công ty CP Nhiêu liệu bay Petrolimex
Công ty CP Bất động sản Tổng hợp 1
Công ty CP công trình 6
Công ty CP thép Vạn Lợi
Công ty CP thép Thái Bình
Công ty CP Tổng công ty vật tư nông nghiệp Nghệ An
Công ty CP Vật tư nông nghiệp Thừa Thiên Huế
Công ty CP xây dựng công trình giao thông 479
Công ty CP xây dựng công trình 484
Công ty CP xây dựng công trình 475
Công ty CP thương mại đầu tư và xây dựng 424
Công ty CP Hữu nghị Nghệ An
Công ty CP bến xe Nghệ An
Công ty CP thương mại xây lắp Nghệ An
Công ty CP Cầu 12 - Cienco 1
Công ty CP Cầu 14 - Cienco 1
Công ty CP tư vấn đầu tư và xây dựng CTGT 1
Công ty CP Dược Trung Ương Mediplantex
Công ty CP Dược phẩm Hà Nội
Công ty CP Hóa dược Việt Nam
Công ty CP công nghiệp tàu thủy Sông Lô
Công ty CP Du lịch quốc tế Hòn Dấu
Công ty CP sản xuất vật liệu xây dựng Bắc Kạn
Công ty TNHH thương mại Việt Long
Công ty TNHH 1 TV Xổ số kiến thiết Hải Dương
Công ty TNHH 1 TV Xổ số kiến thiết Lào Cai
Công ty TNHH xây dựng công nghiệp Vinashin
Công ty TNHH đầu tư phát triển nông nghiệp Hà Nội
Công ty TNHH quản lý quỹ đầu tư CK Bông Sen
Công ty TNHH Lữ hành Hương Giang Hà Nội
……..
Các dự án
Dự án khảo sát và đánh giá tác động của bom mìn vật nổ (VVAF tài trợ),
Dự án nâng cao sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em tại Hòa Bình và Bắc Kạn (AMDA tài trợ),
Dự án phát triển nông thôn và bảo vệ môi trường có sự tham gia của người dân tại Hòa Bình (do Tổ chức tự nguyện quốc tế Nhật Bản JVC tài trợ)
Các dự án của Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam (MCNV),
Dự án dịch vụ và phát triển hạ tầng quy mô nhỏ (CIDA tài trợ),
Dự án phát triển nông nghiệp miền núi phía Bắc (KASSA tài trợ),
…
Các dịch vụ liên quan
Quyết toán công trình xây dựng cơ bản
Tổng Công ty thủy sản Hạ Long
Tổng Công ty thương mại Hà Nội
Tổng Công ty Đường sông Miền Bắc
Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh
Ban quản lý dự án Biển Đông
Ban quản lý dự án 85
Bưu điện Nghệ An
Bưu điện Long An
Bưu điện Vĩnh Phúc
Bưu điện Thái Nguyên
Bưu điện Hà Giang
Bưu điện Hà Tây
Điện lực Bắc Ninh
Sở Y tế Long An
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Trường Đại học Thái Nguyên
Ngân hàng Công thương Việt Nam
Sở giao thông vận tải Điện Biên
Ban quản lý dự án vận tải Hà Nam
Ban quản lý dự án giao thông Lạng Sơn
Ban quản lý dự án giao thông Nam Định
Ban quản lý dự án giao thông Ninh Bình
Ban quản lý dự án dự án đường sắt
Ban quản lý dự án Biển Đông
Ban quản lý dự án đường sắt khu vực 1
Ban quản lý dự án giao thông Thanh Hóa số 2
BQL DA đầu tư và xây dựng TP Hà Đông
Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội
Công ty CP Thép Thái Bình
Công ty CP kinh doanh phát triển nhà & đô thị Từ Liêm
Công ty TNHH đầu tư và phát triển nhà Hà Nội
Cảng Việt Trì
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ
Khí tượng thủy văn khu vực Việt Bắc
Ngân hàng Nhà nước tỉnh Phú Thọ
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam
……….
Tư vấn
Ban quản lý dự án Nhà máy Xi măng Hải Phòng mới
Dự án cấp nước và vệ sinh môi trường Trà Vinh
Dự án cấp nước và vệ sinh môi trường Bắc Giang
Dự án Đóng mới Toa xe Đường sắt
………..
Xác định giá trị doanh nghiệp
Công ty xây dựng công trình giao thông Việt Lào
Công ty xây dựng công trình giao thông 892
Trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm – TKV
Công ty thiết bị thực phẩm
Công ty Sao Đại Hùng
Công ty Bê tông Thịnh Liệt
Công ty Giấy Ngọc Hà
Công ty Xuất nhập khẩu Lâm nghiệp Sài Gòn
Công ty Chế biến và kinh doanh Lâm đặc sản Hà Tĩnh
Công ty Cà phê Biên Hòa
Công ty Kim khí Hà Nội
Công ty Gạch men sứ Long Hầu
Công ty khóa Việt Nam - Sec
Công ty Xây dựng Công nghiệp Hà Nội
Công ty Công nghệ Thiết kế và Chế biến sản phẩm Lâm nghiệp
Tổng Công ty Điện lực Việt Nam
Tổng Công ty Thép Việt Nam
Tổng Công ty Điện tử và Tin học Việt Nam
……
Đào tạo
Công ty liên doanh Ausnam
Công ty Comvik International Vietnam AB
Công ty TNHH đồ uống đóng chai Crown
Công ty TNHH Deaha
Công ty TNHH Diethelm
Công ty Eurowindow
Công ty TNHH Ford Việt Nam
Công ty TNHH JEBSEN
Công ty thương mại L & K
Công ty TNHH NESTLE
Công ty Cổ phần dịch vụ suất ăn Nội Bài
Công ty xây dựng miền Bắc Việt Nam
Công ty Oracle Việt Nam Pte
Công ty Pepsico Việt Nam
Công ty liên doanh trung tâm Quốc tế
Công ty Uginox Việt Nam
Công ty TNHH Thiết bị và Sản phẩm an toàn Việt Nam
Công ty cổ phần Vision
Hệ thống thông tin FPT
IPM Component - Danida
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
Post Harvest Handling Component – Danida
SeaProdex Đà Nẵng
Sedona Suites Hà Nội
Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam
Trung tâm công nghệ quốc tế Hà Nội
TNT- Viettrans Express
VECO Việt Nam
……
Phụ lục 3: Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh của IFC
Phụ lục 4: Danh sách các kiểm toán viên hành nghề của IFC
Phụ lục 5: Quyết định số 776/QĐ-UBCK ngày 27/11/2008 của Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước về việc chấp thuận IFC được kiểm toán cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Phụ lục 6: Văn bản của ACCA công nhận IFC là tổ chức đào tạo chính thức của ACCA
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25933.doc