Đề tài Những biến đổi của hôn nhân thep từng giai đoạn và xu hướng của hôn nhân trong thời đại hiện nay

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 0 I. NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA HÔN NHÂN THEO TỪNG GIAI ĐOẠN 0 1. Quan niệm về hôn nhân cổ truyền 0 2. Các tục lệ trong hôn nhân cổ truyền 3 3. Quan hệ và ứng xử giữa vợ chồng. 13 4. Một số tục lệ hôn nhân của dân tộc thiểu số. 15 II. XU HƯỚNG CỦA HÔN NHÂN TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY 19 III. ‎ NGHĨA CỦA HÔN NHÂN 22 MỤC LỤC 28 LỜI MỞ ĐẦU Hôn nhân được xem là một sự kiện trọng đại trong cuộc đời một con người. Nó đánh dấu sự gắn kết giữa hai con người khác giới cả về vật chất, tinh thần lẫn thể xác. Khái niệm hôn nhân lại được định nghĩa rất khác nhau. Với những người theo phái tự nhiên và phái phân tâm học định nghĩa hôn nhân như sau: Hôn nhân là một hiện tượng tự nhiên. Đó là sự liên kết giữa hai con người khác giới với nhau thành một gia đình để giữ chức năng duy trì nòi giống. Còn những người theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lại cho rằng: Hôn nhân trước hết là một quy chế xã hội và sau đó mới là một hiện tượng sinh học, hiện tượng tự nhiên. Đây là một sự thật đã tồn tại suốt mấy ngàn năm qua tất cả các nước trên thế giới. Từ sự định định nghĩa trên ta thấy rằng, sự liên kết giữa nam và nữ để thành vợ thành chồng, thành gia đình là một nhu cầu xã hội, tiếp đến mới là nhu cầu sinh học. Hay nói một cách khác, hôn nhân không phải do trời cho mà nó xuất hiện và hình thành trong quá trình phát triển của loài người, và nó cũng biến đổi theo sự văn minh của con người. Và ở dù bất cứ xã hội nào thì hôn nhân cũng là một mối quan hệ được xã hội thừa nhận giữa hai người khác giới. Do sự biến đổi của hôn nhân gắn liền với sự biến đổi của văn minh xã hội nên hôn nhân của loài người đã trải qua những hình thức khác nhau. Buổi đầu sơ khai là chế độ quần hôn, sau đó là hôn nhân mẫu hệ - một người phụ nữ có thể kết hôn với nhiều người đàn ông. Và tiếp đó là hôn nhân phụ hệ, đa thê. Một người đàn ông có thể làm chồng của nhiều người phụ nữ. Đó là hôn nhân bất bình đẳng, mua bán, cưỡng ép Cuối cùng ngày nay là gia đình bình quyền, tự nguyện, một vợ một chồng. I. NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA HÔN NHÂN THEO TỪNG GIAI ĐOẠN 1. Quan niệm về hôn nhân cổ truyền

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những biến đổi của hôn nhân thep từng giai đoạn và xu hướng của hôn nhân trong thời đại hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uẩn này được đúc kết lại trong quan niệm “Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống”. Hợp tuổi là tiêu chuẩn quan trọng thứ hai trong việc kén rể, chọn dâu của các cụ ngày trước. Việc xem tuổi ở đây không phải là sự chênh lệch tuổi tác giữa hai người mà quan trọng là tuổi cầm tinh con gì ở mỗi người tính theo hệ can chi của âm lịch. Ngoài ra, người ta còn so tuổi theo nguyên lý âm dương, ngũ hành, tức là “mệnh” của hai người. Vì ai cũng cho rằng hợp tuổi nhau thì gia đình mới hoà thuận, thậm chí việc này có ảnh hưởng đến cả đường con cái, tính mạng của nhau. Trên là hai tiêu chuẩn chung đối với nhà trai lẫn nhà gái. Nhưng trên thực tế người ta chỉ tuân thủ chặt chẽ và đầy đủ với việc chọn dâu, còn trong việc kén rể thì tiêu chuẩn trên thường được nới lỏng hơn và cũng chỉ diễn ra ở các gia đình nhà gái tương đối thân thế. Trong xã hội Việt Nam xưa, mối lái trở thành một nghề được mọi người chấp nhận. Có nơi mối là người “khéo ăn khéo nói” được các gia đình nhờ cậy, và nhiều người đã sống bằng nghề đó. Nhà gái đòi hỏi gì, nhà trai “mặc cả” lại, đều thông qua người mối. Trước khi làm lễ cưới, nhà gái có quyền thách cưới với nhà trai. Những thứ nhà gái thường đòi là “trầu, rượu, chè, cau, bánh trái, gạo, lơn, đồ trang sức, y phục cô dâu và cả tiền nữa”. Nhiều khi nhà trai còn thông qua người mối hoặc “viết thư hỏi xem nha gái ăn những lễ vật như thế nào? Nhà gái muốn những thứ gì thì viết thư trả lời nhà trai. Nhà trai liệu có thể lo được thì mới chọn ngày lành tháng tốt đính ước ngày cưới với nhà gái. Nếu nhà gái lấy lễ nặng quá thì nhà trai xin bớt đi ít nhiều. Nhà gái không nghe thì hoãn ước lại”. Nếu không thách cưới là “cho không” con gái, là không có giá trị, bị dư luận xã hội coi thường. Ngoài phong tục thách cưới, còn có phong tục nộp cheo làng. Hương ước quy định rõ hai mức cheo: Nếu gả con gái cho người trong làng phải nộp một phần thì gả con cho người làng khác phải nộp gấp rưỡi, gấp đôi. Trong các sách kể về phong tục, ngoài tiền ra, có làng con bắt nhà có con gái đi lấy chồng phải nộp bằng hiện vạt như gạch để lát đường, bát sứ, mâm đồng, trầu cau, sỏ lợn… lệ nộp cheo là sự báo cáo công khai, chính thức của hai bên gia đình với làng xóm, và ngược lại là lễ nghi để làng bày tỏ sự chấp thuận, công nhận cuộc hôn nhân đó. Theo Toàn Ánh trong sách “Nếp cũ làng xóm Việt Nam” thì “chưa nộp cheo, làng chưa cấp phát theo, việc cưới xin chưa hoàn thất” Ca dao xưa đã từng tổng kết. “Có cưới mà chẳng có cheo. Dẫu rằng có giết mười heo cũng hoài”. Tục nộp cheo, ngoài những ý nghĩa trên phải chăng đây là tàn dư của hôn nhân thời xa xưa của nhân loại đó là tàn dư của chế độ mẫu hệ. 2. Các tục lệ trong hôn nhân cổ truyền Tục lệ hôn nhân truyền thống của người Việt tương đối thống nhất về các lễ nghi cơ bản. Đa số người Việt tổ chức hôn lễ với 3 nghi lễ chính: Một, lễ chạm ngõ (gồ nạp thái, vấn danh), hai, lễ ăn hỏi (gồm nạp cát và thỉnh kì) , ba, lễ cưới (gồm lễ nạp tệ và thân nghinh). 2.1. Lê dạm ngõ. Lễ dạm ngõ bỏ rào được tiến hành khi bước tìm hiểu đã được thực hiện. Bước tìm hiều chủ yếu của nhà trai thường do mối lai, do giới thiệu, hoặc cha mẹ chú rể thực hiện lễ dạm chỉ được tiến hành sau khi đã có sự ưng ý của nhà trai và cô dâu tương lai rồi. Kết quả của lễ dạm hỏi chủ yếu phụ thuộc vào ý kiến của nhà gái. Lễ dạm ngõ vừa mang ý nghĩa là sự ra mắt chính thức giữa hai gia đình, vừa có ý nghĩa thông báo cho dân làng biết là cô gái đã có người tìm hiểu rồi. Lễ dạm ngõ không có thời gian cố định mà được thực hiện quanh nắm, chỉ tránh những tháng kiên và tháng xấu. Người ta làm lễ dạm, ăn hỏi trước ba, bốn tháng là phổ biến. Trước khi làm lễ dạm ngõ nhà trai nhờ mai mối thông báo cho nhà gái biết. Nếu nhà gái đồng ý thì nhận lời, nếu nhà gái chưa đồng ý thì bà mối phải đi lại đôi ba lần nữa. Sau khi được nhà gái thuận ý, nhà trai chọn ngày xúc tiến việc dạm ngõ. Phía nhà trai gồm có ồng (bà) mối, bố mẹ chú rể, nếu có ông nội thì ông đi thay bố mẹ. Phía nhà gái ngoài bố mẹ còn mời thêm một số người anh em gần gũi trong họ tộc. Trong lễ này chú rể tương lai không đi cùng, còn cô gái thì phải có mặt ở nhà để phục vụ trà nước và cho nhà trai xem mặt, vật lễ mà nhà trai mang theo gồm 1 chai rượu, môt ít chề, trầu cau (có thể thâm thuốc lá, kẹo bánh). Đồ lễ thường đựng trong mâm đồng (sau này có thuê quả) phủ vải điều cho một cô cháu gái chưa lập gia đình bê theo. Khi đến nhà gái, nhà trai trrao lễ vật để nhà gái đặt lên giường thờ (ban thờ) cúng và thông báo với tổ tiên. Nội dung trao đổi chính trong lễ dạm ngõ chủ yếu là phía nhà trai thông báo muốn hỏi cô gái và muốn làm thông gia. Nhà trai muốn biết ý kiến của nhà gái. Thông thường nhà gái chưa trả lời ngay mà thường khéo léo là để hỏi ý kiến của con gái đã. Cuộc trao đổi dần dần chuyển sang các chủ đề khác. Sau khi trao đổi với nhà gái khoảng một tiếng, nhà trai xin phép về và mong nhận được tin sớm của nhà gái. Sau khoảng hai, ba ngày bà mối lại sang nhà gái để biết ý kiến chính thức của nhà gái. 2.2. lễ hỏi ( dạm hỏi). Sau khi được sự đồng ý của nhà gái, nhà trai tiến hành lễ ăn hỏi. Đây được coi là lễ chính thức thông báo cho dân làng biết người con gái đã có nơi có chốn. Sau lễ này con trai, con gái được coi như dâu rể của hai gia đình và hai gia đình, hai họ trở thành thông gia. Thời gian tổ chức lễ ăn hỏi thuộc vào nhà trai. Lễ ăn hỏi thường phải xem ngày giờ tốt nên nhà trai không tự ý chọn được mà phải nhờ thầy xem cho. Lễ ăn hỏi thường tập trung vào tháng 8 âm lịch đến đầu mùa xuân năm tới. Lễ ăn hỏi thường vào ban ngày và cũng chọn giờ tốt. Khi đã chuẩn bị được những lễ vật cần thiết và chọn được thời gian thích hợp, gia đình nhà trai nhờ mai mối đến thưachuyện với nhà gái. Người mai mối thảo luận với nhà gái về các khoản lễ vật cần thiết phải mang tới nhà gái. Đồ lễ này nhà trai phải đáp ứng đủ theo đề nghị của nhà gái, phần trầu cau đủ biểu họ nội, ngoại, bạn hữu. Các vật lễ mang sang nhà gái thông thường gồm có: cau, giầu, vỏ, chè, bánh cốm, bánh xuxê (phu thê), rượu. Cau 200 quả trở lên, phải nguyên buồng, đều quả và có cuống râu dài. Bánh cốm và bánh phu thê mỗi thứ 100 chiếc và được trang trí. Trầu được mang ước chừng đủ dùng với số cau. Chè khô 1 kg, rượu 2 chai, mứt sen từ 2à 3 kg. Đây là các lễ vật đối với những gia đình khá giả còn những gia đình nghèo thì lễ cật chủ yếu là cau, trầu không, chè, rượu với số lượng ít. Các đồ lễ mang sang nhà gái được đựng trong các mâm đồng mới, trên có phủ vải đỏ. Thành phần đoàn ăn hỏi nhà trai có Bố (mẹ), bà (ông) mỗi họ hàng nội ngoại. Nêu ông nội chú rể còn sống thì ông đi thay cho bố mẹ. Họ nội phải có ông trưởng họ và bác của chú rể. Những người mang đồ lễ sang nhà gái là các thanh nữ con cháu trong họ nội. Đoàn đi ăn hỏi mặc khăn xếp, áo the dài. Trong lễ ăn hỏi bắt buộc phải có chú rể đi cùng và là lần đầu ra mắt gia đình và họ hàng bên vợ. Nhà gái không phải chuẩn bị gì mà chỉ cử người ra đón nhà trai. Phải cử người cùng vai vế để tiếp đón nhà trai. Cô dâu chỉ ăn mặc gọn gàng hơn ngày thừơng. Trước lúc nhà trai tổ chức lễ ăn hỏi, thường phải cúng giatiền và lễ ở nhà thờ họ. Thường là cúng một mâm. Đến giờ để chọn đoàn nhà trai xuất hành. Đi đầu là các ông bà cao tuổi trong họ hàng, tiếp theo là chàng rể và đoàn mang lễ vật. Khi đến nhà gái người dẫn đầu (ông nội, trưởng họ) dâng lễ vật ăn hỏi cho nhà gái. Nhà gái cử người tương đương ra nhận đồ lễ để bày lên ban thờ. Bố cô dâu thắp hương khấn lễ thông báo với tổ tiên. Nội dung chủ yếu diễn ra trong lễ ăn hỏi là gia đình nhà trai chính thức đặt vấn đề với nhà gái và nhà gái chấp nhận con rể và thông gia. Nếu lễ hỏi gần với lễ cưới thì hai bên bàn đến ngày cưới. Lễ ăn hỏi kéo dài khoảng 30 phút đến 1 giờ. Cô dâu tương lai phải đun nước và mang nước đi mời mọi người, còn chú rể thì ngồi yên một chỗ. Sau khi được phép mới được xuống bếp cùng cô dâu. Trước khi đoàn nhà trai ra về có tục “lại quả cho nhà trai. Nhà gái chia 1 phần số lễ vật cho nhà trai mang về. Đối với cau khi chia phải xé chứ không được cắt. Phần vật lễ còn lại nhà gái dùng chi cho họ hàng. Chia bánh, cau, chè… phải chia số chẵn. Cau phải chia số chẵn và phải chia mỗi nơi từ 4 quả cao, 4 lá trầu trở lên. Việc chia bánh trái, cau, chè có ý nghĩa nhà gái muốn báo tin cho họ hàng bạn bề biết là con gái mình đã đính hôn. 2.3. Tục lệ trong thời gian từ lễ ăn hỏi đến lễ cưới. Trước đây, sau lễ ăn hỏi không tổ chức lễ cưới ngay, mà ít nhất phải từ 3 tháng, bình thường là một năm và nhiều là 3 năm. Sau lễ hỏi, theo quan niệm xưa trai gái gần như đã thành vợ chồng chính thức, hai gia đình trở thành thông gia, vì thế họ phải thực hiện các nghĩa vụ như khi đã thành gia thất. Sau lễ ăn hỏi chảngể phải thường xuyên thăm hỏi gia đình bên vợ, săn sóc khi người già đau ốm, giúp việc khi có việc. Bổn phẩn đầu tiên của chàng rể là phải “sêu tết”, “sêu” nghĩa là mùa nào thức ấy, chàng rể phải mang lễ vật sang biếu cha mẹ vợ chưa cưới. Vào những dịp tết chàng rẻ cũng phải đến tết bố mẹ vợ. Trong thời gian này nếu gia đình vợ có tang thì phải để tang như rể bình thường. Trong các dịp lễ giỗ chàng rể cũng phải đem lễ vật cúng sang nhà gái để bày tỏ lòng thương yêu vợ cũng như ý thức, bổn phận và chứng tỏ trình độ gia giáo của mình. Cô dâu cũng phải sang nhà trai khi nhà trai có công việc lớn. Gia đình nhà trai có tang, cô dâu cũng phải để tang như con dâu bình thường. Sau lễ ăn hỏi, các cặp vị hôn phu, hôn thê cũng không được phép gặp nhau, trừ trường hợp đặc biệt lắm đôi bên cha mẹ mới cho phép. Đối với tục lệ hôn nhân của người Việt cổ truyền thì sau lễ ăn hỏi đại đa số sẽ thành vợ chồng, tuy vậy, cũng có trường hợp bỏ nhau. 2.4. Lễ xin cưới. Sau khi đã lựa chọn được ngày cưới vừa ý, nhà trai tiến hành lễ xin cưới. Lễ này được tổ chức ở nhà gái với mục đích là thông báo việc nhà trai đã chọn được ngày cưới vừa ý, đề nghị nhà gái cho phép tổ chức đám cưới. Ngoài mục đích trên quan trọng hơn là thảo luận với nhà gái về số sính lễ (thách cưới). Lễ xin cưới được tổ chức trước khi cưới ít nhất là nửa tháng trở lên. Đoàn nhẩti đi xin cưới gồm có người mai mối và bố mẹ chú rể. Nhà gái có bố mẹ, ông bà và họ hàng. Nội dung của lễ xin cưới ngoài việc bàn và thống nhất ngày giờ đưađón dâu thì việc quan trọng hơn cả là thảo luận số sính lễ mà nhà gái yêu cầu. Nghĩa là biết được nhà gái “thách cưới” như thế nào. Các khoản thách cưới (đồ sính lễ) của nhà gái gồm: cỗ bàn, vật lễ dùng trong đám cưới: (cau, trầu, vỏ, chè, các loại bánh, thuốc lá), trang phục cho cô dâu (quần áo, chăn màn, đồ trang sức…). So với nhà trai cỗ bàn nhà gái ít hơn. Tục ở đây khi cưới con gái đầu lòng và con gái út, thì mới tổ chức cỗ bàn mời làng xóm, còn cưới con gái thứ chỉ mời anh em họ hàng. Hình thức phổ biến là nhà gái yêu cầu nhà trai một số mâm cỗ, số lượng tuỳ thuộc họ hàng nhà gái đông hay ít. Tất cả số mâm được quy thành tiền và nhà trai mang tiền đến để nhà gái chuẩn bị. Một hình thức khác là nhà gái thách cưới bằng số lượng cụ thể gạo nếp, thịt lợn, bún, rượu, các loại gia vị. Số lượng cau nhà gái yêu cầu trong lễ cưới thường là 500 quả trở lên. Cau cưới phải đẹp, liền buồng không cắt rời… Buông cau đều quả, quả cau phải có dâu, càng dài càng tốt. Việc đi mua cau cho đám cưới thường phải kén chọn người và do nữ đảm nhiệm. Chè khoảng 2 kg. Các loại bánh phải đủ để biếu mỗi gia đình tỏng làng 1 chiếc. Đồ sính lễ cô dâu gồm quần áo, chăn màn, nón, khăn, giày dép, nhẫn, khuyên tai và dây xà tích bằng bạc (riêng đồ trang sức chỉ người nhà khá giả mới có). Các đồ sính lễ cô dâu thường do nhà gái sắm sửa, nhà trai phải chi tiền. Ngoài các lễ vật thách cưới trên, nhà gái còn yêu cầu nhà trai chuẩn bị cho 3 lễ mặn để cúng tổ tiên: Lễ mặn cúng tại nhà thờ ông cậu (1 thủ lợn, 1 mâm xôi, 1 chai rượu), được nhà trai mang sang vào buổi sáng ngày cưới và chiều hôm để ông cậu phải mời anh em họ hàng cùng hưởng lễ. Lễ mặn lễ tại nhà tộc trưởng bên vợ (gà, rượu). Lễ mặn lễ gia tiên tại nhà gái (gà, rượu). Các lễ tại nhà tộc trưởng và gia tiên nhà gái được nhà trai mang sang từ chiều hôm trước ngày cưới. Ngoài các lễ vật ở đây có tục phải thách cưới thêm tiền mặt. Bình thường từ 100 đồng tiền cũ, nhưng nhà nghèo cũng phải có ít nhất 15 - 20 đồng. 2.5. Lễ dẫn cưới (lễ nạp tài). Sau khi được nhà gái chấp thuận ngày giờ cưới và yêu cầu thách cưới, nhà trai tiến hành chuẩn bị đồ sính lễ để làm lễ xin cưới. Tuỳ theo yêu cầu của nhà gái mà việc dẫn cỗ cưới có thể bằng tiền mặt hay hiện vật. Ccác đồ sính lễ do nhà gái tự mua sắm là trang phục cho cô dâu, riêng nhẫn, hoa tai, xà tích thì nhà trai chuẩn bị và do mẹ chồng mang sang khi đi xin dâu cùng bà mối. Trước lễ cưới 2 à 3 ngày, nhà trai tiến hành làm lễ xin dâu và bao giờ cũng đi buổi sáng. Đoàn đi xin cưới gồm mẹ chàng rể, bà mối và một số bà con họ hàng. Trước khi đi dẫn cưới (nạp tài), nhà trai làm lễ cáo gia tiên. Đến nhà gái, cá thứ nếp, lợn, bún, rượu được nhà trai bày ở sân, còn cau, tràu, bánh và tiền được đưa vào nhà đặt lên bàn thờ để trình báo tổ tiên nhà gái. Mẹ chồng thưa chuyện và bàn giao đồ lẽ. Nhà gái nhận và kiểm tra số lượng và chất lượng. Các thứ gạo, thịt, rượu… được nhà gái dùng làm cỗ bàn mời họ hàng làng xóm. .. Bánh cốm, bánh dầy được biếu cùng trầu cau cho họ hàng, dân làng tượng trưng cho thiếp mới vưới. 2.6. Lệ nộp cheo. Lệ này được nhà gái tiến hành nhưng phí tổn do nhà trai chịu, cheo chủ yếu nộp bằng tiền, có nơi nộp bằng mâm đồng hay bằng gạch để lát đường làng. Tiền nộp cheo, ghi vào sổ, làng trao cho đương sự tờ phái lai (biên lai) ghi số tiền “lan nhai”. 2.7. Lễ cưới. Đám cưới được tổ chức cả phía nhà trai và nhà gái. Tuy nhiên, đám cưới ở nhà trai bao giờ cũng là chính. Về hình thức và lễ thức có sự khác biệt giữa tục lệ cưới của nhà trai và nhà gái. - Các tục lệ liên quan đến chuẩn bị cho đám cưới. Công việc chuẩn bị cho lễ cưới có sự tham gia của họ tộc, bạn bè bằng hữu và láng giềng gần. Ngoài việc chuẩn bị lễ vật cho lễ dẫn cưới (nạp tài) nhà trai còn làm những công việc sau: + Chuẩn bị giường chiếu và phòng tân hôn: phòng tân hôn, phòng là một gian đầu hòi nhà được sửa sang và quét vôi mới cho sáng sủa. Phòng của vợ chồng mới cưới thường không có trang trí gì thêm. Riêng nhà giàu có thêm lọ hoa, gương soi, chữ song hỷ, hay tranh ảnh. Giường cưới phải đóng mới, được đóng bằng tre đực, không bị sâu ở thân, cây phải nguyên ngọn, được chặt và ngâm kỹ dưới ao để tránh mối mọt và bền hơn. Việc đóng giường phải kén chọn người đóng. Giường cưới chỉ dùng đinh tre. Ngày phát mộc phải chọn và khi lắp giường cũng chọn ngày giờ tốt. Chiếu rải giường phải là chiếu mới và phải mua cả đôi. Khi rải chiếu lần đầu cũng phải kén chọn người. Lễ rải chiếu thường làm trong ngày cưới. Chiếu được rải làm sao hai mặt trái úp vào nhau. + Tục mời cưới: Trước ngày cưới khoảng vài ngày, nhà trai phải mời họ hàng và dân làng đến dự cưới. Khi đi mời gia đình nhà trai mang theo 1 quả cau, 1 lá trầu đến từng gia đình để mới đến ăn cưới. Ăn cỗ cưới nhà gài thì đa số là các bà đi dự, còn tiệc cưới tại nhàt rai thì đàn ông đi là chính. Riêng trẻ em không mời nhưng chúng tự đến và có cỗ đơn giản giành cho chúng. + Chuẩn bị trang phục cưới cho chú rể: Gồm hai áo the dài (1 trắng, 1 đen), quần trắng, khăn xếp, đi giầy ký long (nhà nghèo đi guốc mộc). Trang phục phải mới hoàn toàn. + Dựng rạp, chuẩn bị phòng cưới: Cưới hỏi tại gia nên trước ngày cưới một hôm phải dựng rạp, rạp dựng bằng tre, che bằng vải hay phên, bàn ghế thường đi mượn của hàng xóm. Ngày dựng rạp nhà trai thường ăn từ 10 - 15 mâm. + Chuẩn bị cỗ bàn: cỗ bàn to hay bé, nhiều hay ít tuỳ thuộc vào dòng tộc đó lớn hay bé, nhưng không thể không có. Cỗ chỉ khác nhau về số lượng nhưng rất giống nhau về cách bài trí và số lượng các món. Mỗi mâm thường có các món: thịt mỡ luộc, thịt nạc, lòng dồi, thịt nướng, tiết canh, chả nướng, canh, xôi, rượu. Ngày xưa chỉ nhà giàu mới có giò, chả, thịt gà. Riêng mâm phù dâu, phù rể thì có thêm các loại bánh để họ mang về làm quà cho gia đình. Việc mua sắm, chuẩn bị cỗ cưới do một người chỉ đạo và cỗ được chuẩn bị vào đêm hôm trước. Cỗ nhà gái cũng không khác gì cỗ nhà trai, chỉ khác là số lượng ít hơn. + Ăn cỗ và mừng cưới. Cỗ bàn được mời ăn vào buổi sáng ngày cưới. Cỗ thường xếp 4 người theo vai vế. Việc mừng cưới có thể mừng tối hôm trước hoặc sáng ngày ăn cỗ. Đa số là mừng bằng tiền, số lượng nhiều hay ít là tuỳ mối quan hệ với gia chủ. Tiền mưng do một hai người được họ hàng cử ra nhận. Tiền mừng được ghi vào một cuốn sổ để sau này gia chủ dựa vào đó để “trả nợ”. Nhà gái có mời khách ăn cỗ nhưng không được nhận tiền mừng. - Lễ cưới ở nhà trai. Lễ cưới chính thức được tổ chức vào buổi chiều, lễ tục diễn ra như sau: + Lễ xin dâu: Buổi sáng trước lúc đón dâu bà mẹ chồng cùng với bà mối và một vài bà, vài cô trong họ hàng sang nhà gái làm lễ xin dâu. Đoàn đi mang 1 cơi trầu, trong xếp đủ 12 miếng trầu cánh phượng, 12 miếng cau cánh tiên đến lễ nhà cô dấu. Sau khi trò chuyện và đưa dẫn trầu cau theo lệ mẹ chồng và đoàn xin dâu trở về nhà trước khi đoàn đón dâu nhà trai xuất phát. + Lễ đón rước dâu: Đoàn gồm có bố chú rể chú bác và một số người cao tuổi trong nội tộc. Những người đi đón dâu ăn mặc đẹp, sang trọng. Dẫn đầu đoàn là một ông cầm hương và đồng thời cũng là chủ hôn. Người ta thường mời “Cụ từ” (là người được làng cử ra để coi sóc việc thờ tự ở đình) đảm nhiệm. Ông cầm hương mặc áo dài đỏ, quần tơ tằm vàng. Tiếp theo ông cầm hương là một bà bưng một khay “trầu trăm” đúng 100 miếng để sang cũng lễ bên nhà gái… Bà mang trầu trăm cũng được chọn. Trầu này sau khi lễ bái ở nhà gái được mang về để cho đôi vợ chồng mới cưới ăn. Chú rể đi đón vợ ăn mặc đẹp, áo the 2 lớp, quần trắng, khăn đóng, đi giày ký long. Phù rể thường cử 5 người trở lên, họ ăn mặc giống chú rể. Chú rể và phù rể thường đi cuối đoàn đón dâu. Trước khi lên đường, chủ nhân cáo gia tiên và cáo thổ công. Con trai cúi đầu xin vâng, lạy tạ hai lạy rồi lui ra… Giờ xuất hành đi đón dâu, phải là giờ hoàng đạo (giờ tốt). Trước lúc đi nhà trai đốt 1 bánh pháo để cầu mong cho cuộc rước dâu tốt đẹp và để thông báo cho mọi người. Trước lúc ra khỏi ngõ, nhà trai thường nhờ một người ra đón ngõ nhằm cầu mong cho cuộc rước may mắn. Người này cũng được chọn. Khi đoàn đón dâu đi ra một người trong đoàn kêu lên “gặp may mắn rôi”. Sau đó nhà trai mới xuất hành đi đón dâu. Trên đường đi nhà trai cho một người đàn ông trong họ mang theo gạo, muối đi đầu cùng với ông cầm hương. Vừa đi ông ta vừa ném muối và gạo ra tứ phía để cho ma quỉ không quấy nhiễu. + Tục chăng dây, đóng cổng làng, cổng ngõ. Nhà trai phải chịu tục này khi lấy vợ làng khác do một số người bên làng nhà gái tổ chức, đó là “Chăng dây đón đường” và “đóng cửa làng”. Còn đối với những đám trai làng lấy gái làng thì có tục chăng dây ngõ hay đóng cổng vào nhà gái. Hình thức phổ biến là trên đường dẫn vào ngõ nhà gái, người ta để một chiếc bàn nhỏ có để một lo hoa và có một sợi chỉ chăng ngang đường. Khi đoàn nhà trai đến, người ta đốt một bánh pháo để ngụ ý chào nhà trai và đợi ý tứ nhà trai. Bố chú rể phải có lời xin và đưa một ít tiền mừng xin phép cởi dây. + nghi lê rước dâu bên nhà gái: Đúng giờ đã chọn, nhà gái mời nhà trai vào nhà. Nhà trai đặt đồ lễ lên bàn thờ và ông cầm hương thắp hương làm lễ gia tiền bên nhà gái. Người chủ bên có lời thưa gửi đối với họ nhà gái. Chú rể phải vào làm lễ gia tiền nhà vợ. Sau đó, chú rể được nhà gái dẫn đến làm lễ ở nàh thờ họ và ở nhà ông cậu. Các đồ lễ bái ở đây đã được nhà trai mang sang từ trước. Sau khi lễ xong hai nơi này, chú rể quay trở về nhà vợ. Lúc này cô dâu và phù dâu từ trong nhà đi ra gặp chú rể. Cô dâu mặc áo dài mớ ba mớ bẩy, thắt lưng xanh hoặc điều, đầu búi, chít khăn, đeo hoa tai, nhẫn bằng vàng và một xà tích bằng bạc, chân đi dép cánh cong bằng da trâu. Cô dâu chú rể cùng vào làm lễ gia tiên theo thể thức chú rể “bái gối” và cô dâu “ngồi vẹt” lễ gia tiên xong, cô dâu chú rể ra lễ mừng bố mẹ. Khi chàng rể lễ mừng, bố mẹ vợ cho tiền các phù rể nhận hộ tiền mừng cho chú rể. Bái yết gia tiên xong, nhà gái làm “lễ mệnh” căn dặn con phép về làm dâu nhà chồng. Cô dâu quỳ xuống đón nhận và nhấp một tí rượu mà cha đưa cho, rồi lạy tạ bố mẹ và các bậc bề trên. Mọi người chúc mừng cô dâu và ai có tiền thì mừng cho cô dâu. Sau khi cô dâu, chú rể làm đủ mọi nghi thức, nhà gái mời nhà trai uống nước ăn trrầu và hai họ chúc trọng cho cô dâu chú rể những điều tốt lành. Đến giờ tốt thì người chủ hôn xin nhà gái cho rước dâu. Nhà gái bưng trầu mời mọi người. Một người khác đi thắp bó hương trao cho ông cầm hương và ông trịnh trọng tuyên bố nhận dâu và kết thông gia. Nói xong ông đi ra người không được ngoái lại. Bố mẹ cô dâu không được đưa con về nhà chồng. + lễ rước và đón dâu: Đoàn đón và rước dâu có thêm họ hàng và bạn bè hàng xóm nhà gái. Các cô phù dâu thường ít nhất là 5 người, trang phục như cô dâu. Cô dâu thường đội nón thúng quai thao để che mặt khi đi đường. Đoàn rước đi dầu vẫn là ông cầm hương, tiếp đến là bà bê trầu và sau đó là đoàn nhà trai và nhà gái, cô dâu và phù dâu đi sau cùng và không đi cùng chú rể. + Lễ cưới bên nhà tra: Khi đoàn đón rước dâu về gần đến nhà, một người trong đoàn đi về trước để thông báo với gia đình. Nhà trai chờ đoàn đón dâu và tới ngõ thì đốt một tràng pháo. Trước lúc đoàn đón dâu vào cổng, mẹ chồng mang bình vôi tránh sang nhà hàng xóm. Sau khi đoàn rước dâu đã yên vị, mẹ chồng mới lặng lẽ trở về đặt bình vôi vào chỗ cũ và ra tiếp chuyện. Ngay giữa cửa chính nhà trai đặt một bếp than củi, cô dâu phải bước qua để vào nhà. Sau khi bố chú rể đại diện nhà trai đón đoàn rước dâu về, cô dâu, chú rể làm lễ gia tiên. Sau đó lễ lậy mừng bố mẹ chồng. Cô dâu quỳ lạy hai lạy sau đó bố mẹ chồng tặng cho cô dâu món quà. Tại đây cô dâu chú rể cũng lạy mừng các vị bề trên nhà chồng và họ cũng tặng quà cho cô dâu, chú rể. Sau đó mấy chị em họ nhà chồng dẫn cô dâu đi lễ nhà thờ họ, các phù dâu cùng đi theo. Sau đó, cô dâu trở lại nhà chồng để làm lễ “tơ hồng”. Lễ tế tơ hồng thường tế ngoài trời phía trước sân nhà. Bàn tế được thiết lập ngay sau khi đoàn đón dâu vào nhà gồm có: hương án, bát hương bài vị, 2 cây nên và 1 mâm cỗ giống như cỗ ăn buổi sáng, 1 chủ tế tơ hồng là ông cầm hương, ông khấn trước sau đó cô dâu lễ ngồi, chú rể lễ quỳ. Cô dâu chú rể đứng hàng ngang trên chiếu trước hương án, lạy 4 lạy rồi quỳ. Hai bên hương án có 2 người chấp sự, một người đọc văn tế, 1 người rót rượu, lễ mừng chủ tế 1 tuần rượu. Văn tế viết triên giấy hồng điều, đọc xong dìm vào chậu nước để sẵn trước hương án. Khi văn tế tơ hồng xong chú rể và cô dâu mỗi người 4 lễ. 2 người cùng uống chung 1 ly rượu (được đặt trên bàn thờ tế tơ hồng). Sau đó mỗi người ăn một miếng trầu, têm chung một quả cau và một lá trầu. Lễ tơ hồng chỉ diễn ra trong 15 - 30 phút. Sau lễ cưới nhà trai mời cơm nhà gái, các mâm cỗ giống như cỗ ăn buổi sáng, riêng mâm của phù dâu và phù rể có thêm một đĩa bánh dày (bánh cốm). Lễ cưới kết thúc sau bữa cơm này. + Lễ nhập phòng: bái yết gia tiên xong, chào bố mẹ chồng, họ hàng nội, cô dâu và chú rể được ông cầm hương dẫn vào buồng cưới. Lúc này một bà có đủ “phúc, lộc, thọ” được mời đến để rải chiếu. Mâm cỗ cúng trong lễ tơ hồng được bê vào đặt giữa giường. Ông cầm hương đốt hương và rót một chén rượu san đều vào 2 chén đưa cho cô dâu và chú rể. Sau đó ông lui ra và khép cửa buồng lại. Người vợ đứng phía Đông, người chồng đứng phía Tây vái chéo nhau, cùng nhấp rượi, rồi cùng ăn mâm cỗ trong lễ tơ hồng. 2.8. Mâm cơm dành cho bố mẹ chồng. Ngay ngày hôm sau, nàng dâu phải làm một mâm cơm dành riêng cho bố mẹ chồng. Nàng mời bố mẹ chồng vào mâm nàng đứng trước mặt lạy chào 2 lạy, rồi phải hầu rươj hầu cơm chu đáo. Bao giờ được mẹ chồng bảo cho lui mới lạy tạ để ra ngoài. 2.9. Lễ lại mặt. Hai ngày sau lễ cưới, vợ chồng đưa nhau về thăm cha mẹ vợ, lễ vật gồm 1 mâm xôi, 1 thủ lợn, 1 chai rượu và cau trầu. Đi cùng có bố mẹ chồng, 1 vài người con cháu trong gia đình đi để mang lễ vật. Bố mẹ nhận lễ thắp hương cúng tổ tiên. Nhà gái làm cỗ sẵn mời nhà trai. 3. Quan hệ và ứng xử giữa vợ chồng. Sau khi lấy xu hướngồng, một phụ nữ về sống bên gia đình chồng phong tục phổ biến ở nhiều nơi là ngay sau khi cưới, người phụ nữ phải mang tên chồng. Điều đó phần nào khẳng định sự phụ thuộc của người phụ nữ đối với chồng. Người vợ không được chê chồng, tự ý bỏ chồng hoặc bỏ về nhà mẹ đẻ; vợ phải phục tùng chồng, không được chửi, đánh, làm sai ý của chồng; tiền của làm ra phải để cho chồng quyết định, dù vợ có làm ra thì cũng không được khinh chồng. Dân gian đã từng tổng kết: “Tai tay không chẳng ăn mày vợ Gái trăm vạn cũng thể nhờ chồng”. Nghĩa vụ chung thuỷ của vợ chhồng đã được quy định rõ trong luật nước và được hỗ trợ bằng phong tục. Nếu chẳng may người vợ gian dâm thì phong tục không dung, pháp luật trường trị nặng. Quy định trong một số lệ làng cho phép người chồng có thể làm điều sỉ nhcụ vợ nếu bắt được vợ gian dâm. Sự chung thuỷ còn được quy định ở việc để tang chồng chưa hết 3 năm, người phụ nữa chưa được quyền tái giá. Nhìn chung hôn nhân cổ truyền của người Việt Nam là chế độ hôn nhân phụ quyền gia trưởng với vai trò quyết định chính là nam giới. Sau khi đã là vợ chồng, quyền hành trong gia đình vẫn nằm phần lớn trong tay người chồng. Người phụ nữ ít có được quyền quyết định những vấn đề trọng đại liên quan đến gia đình, họ hàng, dòng tộc. Điều này mang đậm tính chất phong kiến “Trọng nam khinh nữ”. Qua các tục lệ hôn nhân cổ truyền của người Việt cho thấy vị trí quan trọng của hôn nhân trong nghi lễ này vòng đời nói riêng và đời sống văn hoá của làng xã người Việt hàng ngàn năm qua. Hôn nhân của người Việt xưa mang đậm tính chất phong kiến, chịu ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo và các lễ giáo phong kiến của Trung Quốc. Tuy nhiên, nó chủ yếu ảnh hưởng tới vùng thị thành và tầng lớp trên, còn vùng nông thôn và tầng lớp bình dân vẫn giữ được nét truyền thống và chính điều đó đã làm lên phong tục tập quán, nếp sống, là biểu trưng của bản sắc dân tộc, giá trị truyền thống văn hoá của người Việt. 4. Một số tục lệ hôn nhân của dân tộc thiểu số. 4.1. Dân tộc Khơ-mú. Dân tộc Khơ-mú ở Nghệ An cư trú tại các huyện vùng cao Kỳ sơn, Con Cuông, Tương Dương, Quế Phong có số dân trên 30 ngàn người với nhiều tên gọi khác nhau như Tày, Hay, Kho, Pu Thênh, Dinh, Xá, Lào Cang, Việt Cang, Căm Huội. Đồng bào ở nhà sàn, ăn xôi, có điệu hát “Tơm” và tục ở rể. Tục ở rể của người Khơ mú Kỳ Sơn chỉ kéo dài trong vòng 10 ngày à 1 tháng. Trong thời gian đó, chàng trai mang dao đến nhà cô gái làm đủ mọi việc như phát nương, dọn rẫy, chặt củi… để chứng minh cho cha mẹ nàng biết sức khoẻ, sưm cần mẫm của mình (sau khi được sự thuận tình của cha mẹ). Sau một thời gian gia đình nhà tra mang trầu cau sang nhà gái xin “đi lại”. Lễ lậy gồm 2 chai rượu trắng và một cơi trầu gắn trên sáp ong. Lễ xin đi lại chỉ có đôi bạn và họ hàng của hai gia đình. Nhà trai bưng cơi trầu dâng lên bàn thờ và đọc lời chương (ông vua của người Khơ mú). dạy từ thuở xưa sau đó đặt cơi trầu xuống chờ cho nhà gái đáp lại lời chương. Từ đây, hai bên chính thức trở thành thông gia. Sau lần gặp gỡ này là đến lễ ăn hỏi chính thức. Lễ vật nhà trai mang đến dâng cho nhà gái gồm: 4 vò rượu cần, 2 chiếc túi màu trắng và đồ trong đó đựng một đôi váy, một đôi áo, một đôi khuyên tai, 1 đôi vòng, 4 chai rượu, 2 bó trầu cau. Nhà gái phải giữ những lễ vật này để làm tin. Nếu nhầgí bực bội thì nhà trai được quyền phạt gấp đôi số lễ vật đó. Dự lễ đám hỏi có họ hàng hai bên, bạn bè của đôi bạn trẻ. Ông mối thay mặt cho nhà trai đọc lời chương khuyên hai trẻ sau này phải biết yêu thường đùm bọc nhau, hai gia đình phải khang khít hơn nữa. Sau đó, họ cùng nhau uống rượu, ăn cỗ, hát tỏm chúc tụng rôm rả. Lần nộp lễ thứ 3 của nhà trai là vào dịp đám dưới… Người Khơ mú có câu “Phong tục là 12, tập quán là 24” để chỉ lượng chum rượu cần mà hai họ phải chuẩn bị trong ngày cưới của con. Mỗi gia đình phải chuẩn bị 2 con lơn từ 40 - 60 kg (có gia đình còn chuẩn bị con lơn con khoàng 15 kg để cúng). Người Khơ Mú tổ chức đám cưới vào ban đêm, mời rượu lúc 8 - 9 h; 10 - 12h thì ăn cỗ và chọn giờ tốt mới rước dâu. Bà mối sẽ cầm tay và dắt cô dâu về. Cô dâu mang theo của hồi môn (Khrương păn) trong ngày cưới. 4.2. Dân tộc Dao. Người Dao ở Sơn Tang thuộc dòng Dao đỏ, hiện sống tập trung ở vùng suối Quyền - huyện Văn Chấn và các chòm xóm của họ nằm rải rác tại các vùng Lục Yên, Văn Yên, Yên Bình … thuộc tỉnh Yên Bái. Do điều kiện sống, tục cưới vợ của người Dao ở đây rất phức tạp, kéo dài trong vài ba ngày đến cả tuòân, nhưng lại ít tốn kém và rườm rà như những đám cưới ở các dân tộc khác. Tục đặt trầu - dạm ngõ: Đôi trai gái ưng thuận nhau, bố mẹ nhà trai chọn ngày sang nhà gái dạm - đặt trầu, gồm 6 miếng trầu được xếp vào 1 gói mang sang nhà gái. Đến nhà gái, nhẩti đặt lời “ông bà có tin cậy và ưng ý xin ghé làm theo một tý nương với ông bà”. Nói rồi đặt trầu vào 2 bát, mỗi bát 7 miếng và đặt lên bàn thờ. Nếu gia đình nhà gái ưng thuận thì đến ngày thứ 3 sẽ mang trả lại trầu và nói “Nương không thuận, không biết ông bà có đồng ý khồng? Ưng đát xấu thì làm”. Gia đình nhà trai nhận lại trầu, coi như hai bên đầu đã bằng lòng. Dam hỏi: Sau khi đã bàn bạc kĩ, nhẩt i têm 6 miéng trầu, chuẩn bị một phong bì trong đó có 2 hào bạc trắng, buộc 2 sợi chỉ đỏ 8 đen trên phong bì rồi mang đến nhà gái dạm hỏi: “Ông bà ta giúp cho, xin ca hơn! Xin để cho và đường cho ai nữa” Hai đồng bặc trắng tượng trưng cho xương cốt. Sau ngày sau, nhà gái mang trả lễ nhà trai. Nhà trai nhận lại hai hào bạc trắng, tức là nhận xương cốt” sống gửi thân, chết gửi xương”. Nhà gái mừng vui và tin tưởng vào 18 nhà trai. Lễ xin cưới: Có cả ông Mõ (ông mai mối) cùng đi. Lễ gồm 24 miếng trầu được làm thành 12 gói, mỗi gói 2 miếng, 1 miếng bôi vôi và 1 miếng không bôi vôi, 2 quả trứng gà và 2 đồng tiền kẽm. Đến nhà gái, trứng được xào lên rồi cho vào bát buộc 2 đồng tiền kẽm vào đầu đũa rồi gác lên bát trứng. Đó là tục xin cưới lâu đời của người Dao Sơn Tang . Gia đình nhà gái đặt giá, thách cưới. Do nhu cầu cuộc sống con trai cưới vợ phải ở rể 3 năm, nên việc thách cưới cũng rất đơn giản, chỉ đòi 1 ít tiền, 1 ít gạo và con lợn khoảng 50 kg. Như vậy việc xin cưới đã xong. Hai bên thoả thuận ngày cưới và rước dâu. Đám cưới diễn ra trong 3 ngày: 2 ngày ở nhà gái, 1 ngày rước dâu về nhà trai. Đám cưới: Việc chuẩn bị cho đám cưới, do mỗi bên tự lo liệu lấy. Trước ngày cưới, gia đình nhà tra tổ chức bữa cơm thân mặt gọi là “lấy trai”, gồm 10 người con trai, tính cả cô dâu - chú rể là đủ 12 người. Bữa cơm đó được chọn ngày giờ và phân công các việc cho ngày hôm sau. Giờ được chọn là khoảng từ 18h - 19h. Vì đi vào giờ này đỡ xấu hổ hơn. Đoàn nàh trai đến cổng nhà gái phải gọi to để bố mẹ nhà gái đi tránh mặt con rể. Con rể vào nhà nộp tiền lễ cưới và trầu cau. Cả gia đình nhà gái đi lánh mặt để gia đình nàh trai vào nhà làm lễ. Làm xong lễ, chú rể được gọi vào buồng cô dâu trước. Ông Mê lấy 1 bát nước gọi là bát nước đoàn tụ đưa cho cô dâu, chú rể, mỗi người uống một tí, uống xong cô dâu đi lánh mặt. Ông Mơ cùng một người khác mặc quần áo cúng đứng trước bàn thờ vừa cúng, vừa múa (múa xúc tôn giả), tức là múa chào anh em ,họ hàng, cô dì chú bác trong gia tiên nhà gái, rồi ra thay quần áo nghỉ ăn cơm. Ăn cơm xong, cô dâu - chú rể được gọi đến trước bàn thờ quỳ lạy, chú rể lạy chào bố mẹ, chú bác rồi chào gia tiên bên ngoại. Tất cả mọi việc đã hết ngày thứ 2. Sáng ngày thứ 3 - ngày rước dâu. Chú rể và cô dâu được gọi vào xếp hàng theo thứ tự cùng với đoàn nhà trai. Đoàn có bố, mẹ và ông Mơ đi trước, cô dâu, chú rể và những người còn lại đưa dâu về nhà trai. Gần đến ngõ nhà trai, ông Nờ làm phép (hoá mây) rồi đưa cho cô dâu, chú rể một cái quạt để che mặt, quan niệm rằng che mặt đỡ xấu hổ. Rồi cứ thế đi thẳng vào trong nhà là xong. Vào nhà cô dâu quỳ, chú rể lạy theo thứ tự gia đình rồi cùng nhau đi chức rượu mọi người tỏng nhà và những người dự đám. Rượu xong là ăn uống và đám cưới kết thúc. Lễ lại mặt và ở rể 3 năm: 3 ngày sau, đôi vợ chồng về lại mặt nhà gái. Trước ngày đi, gia đình đã mổ lợn vf để lại cái thủ, khi chú rể về mới phá thủ lợn để tiếp đãi con. Lễ cưới vào cuối năm thì 3, 4 ngày sau, đôi vợ chồng trẻ lại quay về nhà trai ở một tuần, rồi lại sang nhà gái 1 tuần, chô đến hết ngày 7, tháng riêng âm lịch mới đi ở rể. Cứ 1 năm ở rể, lại 1 năm về cho hết 3 năm thì đôi vợ chồng trẻ mới xin về gia đình bên trai. Phong tục này, hiện nay vẫn còn lưu giữ trong từng gia đình của người Dao ở Sơn Tang. II. XU HƯỚNG CỦA HÔN NHÂN TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY Sự phát triển của xã hội gắn liền với sự biến đổi của hôn nhân. Cũng như các hiện tượng khác. Trong tiến trình lịch sử của dân tộc, hôn nhân của người Việt cũng đã có nhiều biến đổi. Nhìn chung sự thay đổi lớn nhất so với trước là nhiều “hủ tục” cổ truyền đã được bãi bỏ, nhiều tục lệ được cải tạo, với xu hướng phục hồi trở lại hình thức cưới xin truyền thống trong môi trường văn hoá mới, xã hội mới và dân trí cao. Các tập tục hôn nhân mới tiếp tục hình thành trên nền tảng, sự kết hợp giữa tinh thần dân tộc và tính thời đại. Hôn nhân gnày nay có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, theo chiều hướng “nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Hôn nhân bây giờ không còn là việc riêng của cá nhân, gia đình, dòng họ, làng xã, mà được Đảng và Nhà nước đặc biệt quạ tâm, với chính sách : cải tạo tập tục hôn nhân cũ cho phù hợp với xã hội mới và xây dựng chế độ hôn nhân mới văn minh, tiến bộ. Xu hướng hôn nhân ngày nay được biểu hiện ở một số khía cạnh như sau: Nếu như trước kìa khi muốn dựng vợ gả chồng nhẩti thường phải đáp ứng theo sự thách cưới của nhà gái, nộp cheo mới lấy được vợ, thì này một cuộc hôn nhân hợp pháp chỉ cần được nhà nước cấp giấy kết hôn là đủ, còn các tục lệ khác thì không bắt buộc. Một sự kết hôn không có giấy đăng kí kết hôn thì vi phạm pháp luật và bị ngăn cấm. Nam nữ tự do tìm hiểu lẫn nhau, nếu thấy hợp thì họ sẽ củng cố thêm tình yêu của mình. Cha mẹ không cấm đoán con cái đi tìm hiểu bạn đời tương lai. tự do hôn nhân thay thế cho quyết định của cha mẹ, họ hàng theo quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đây”. Có những trường hợp bị cha mẹ “ép duyên” thì họ đấu tranh và có sự giúp đỡ của đoàn thể nên cha mẹ không thể cấm đoán được. Mặc dù nếu hai người nam và nữ cảm thấy hợp nhau thì họ có thể tiến tới hôn nhân, nhưng các chuẩn mực chọn dâu, kén rể… một phần nào đó vẫn là yếu tố quyết định cho một đám cưới. Đó là khi lựa chọn bạn đời thì cả hai bên đều muốn chọn những gia đình có “lý lịch tốt” hay có hoàn cảnh hợp với nhau. Nhưng dù nam hay nữ thì những tiêu chuẩn cơ bản như: gia thế, nghề nghiệp, tính cách… phải được đảm bảo. Việc đưa ra các tiêu chuẩn không phải là mục đích “kén cá chọn canh” mà chính là lựa chọn một người tương xứng với mình. Một người mình thực sự mong muốn là nền tảng của một gia đình hạnh phúc. Quan hệ hôn nhân ngày càng được mở rộng hơn. Quan niệm “lấy chồng khó giữa làng còn hơn lầy chồng sang thiên hạ” hầu như không còn tồn tại trong tư tưởng của nam nữ thanh niên ngày nay. Thêm vào đó là sự xuất hiện trào lưu kết hôn với người ngoại quốc. Thường thì dâu Việt rể Trung Quốc, Đài Loan… với nguyên nhân chủ yếu là sự tự nguyện của tình yêu, kinh tế khó khăn, bán người… Kết quả của kiểu hôn nhân này có nhiều điều đáng nói. Về mặt tích cực là đứa trẻ sinh ra, có thể tiếp xúc, hoà đồng với hai nền văn hoá khác nhau, hai ngôn ngữ khác nhau… Ngược lại việc kết hôn với người ngoại quốc cũng là hình thức che đậy cho một loại tệ nạn xã hội: bán phụ nữ qua biên giới. Đây là một hình thức khá phổ biến ở các tỉnh biên giới và Nam Bộ. Kết quả của những người phụ nữ này bị bóc lột sức lao động. đánh đập dã man, lấy một người đàn ông bằng tuổi ông mình, nhiều khi còn mất mạng do không đủ sức chịu đựng. Con cái thì bơ vơ không nơi nương tự, không được giáo dục đến nơi đến chốn… Và có thể trở thành trẻ bụi đời. Ngày xưa quan niệm chữ trinh, tiết hạnh của người phụ nữ rất khắt khe. Đã có rất nhiều hình thức trừng phạt với người phụ nữ khi vi phạm quan niệm như: cạo trọc đầu bôi vôi hay bỏ rọ trôi sông. Thời nay: quan niệm đó không còn khắt khẽ nữa và thanh niên ít quan tâm . Để chứng minh cho sự thay đổi này là sự xuất hiện trào lưu “sống thử” của một bộ phận thanh niên. Đặc biệt là thành phần thanh niên từ các tỉnh lẻ xa nhà, lên thành phố ăn học, kiếm việc làm… họ sống với nhau như đã trở thành vợ chồng của nhau. Và họ có thể chấm dứt nếu cảm thấy không còn hợp nhau nữa. So với hôn nhân truyền thống, các nghi lễ của một đám cưới cũng có sự thay đổi lớn trong thời đại ngày nay, nhưng vẫn dựa trên nền tảng của các nghi lễ hôn nhân truyền thống. Xu hướng đối với trong thời đại ngày nay là xoá bỏ những tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan; đơn giản hoá các tục lệ không thể bãi bỏ được. Trang phục cô dâu, chú rể ngày càng được âu hoá. Chú rể thường com lê, vét-tông. Nữ thi váy cưới dài quét đất. Trong đám cưới có thiếp mời, trao nhẫn, tiệc đứng… lễ xin cưới và dẫn cưới cũng như truyền thống nhưng riêng vật thì ít hơn. Sau đám cưới thường có tuần trăng mật cho tân cô dâu và chú rể. Đám cưới là một sự kiện trọng đại, lành mạnh cho hai người, là sự cảm ơn cha mẹ, nhưng trong thời đại ngày nay, lại xuất hiện một tư tưởng tiêu cực. Đó là người ta đã lợi dụng vào đám cưới và cho đó là một dịp để họ có cơ hội khoe khoang của ải, uy thế gia đình, đòi nợ, trả nợ… đồng thời xuất hiện một tâm lý giở khóc, giở cười. Đó là người ta cảm thấy sợ hãi, lúng túng khi có giấy mời đi ăn cưới đặc biệt là vào mùa cưới với sự dồn dập của các thiếp cưới. Ngày nay, các cặp vợ chồng trẻ tỏ ra có quan hệ bình đẳng hơn, các thế hệ trước trong vai trò gia đình, họ ngày càng muốn tồn tại độc lập và thích sống tự do hơn, dân chủ hơn. Tuy nhiên tự do hơn nhưng mâu thuẫn lại nhiều hơn. Kết cấu gia đình lỏng lẻo hơn, các vụ li hôn liên tục tăng nhanh. Đồng thơi ngoại tình cũng là một hiện tượng tiêu cực khá phổ biến với nền kinh tế thị trường, hôn nhân của người Việt cũng có những thay đổi theo xu thế của thời đại. Đó là sự trở lại có chọn lọc các quan niệm và các tục lệ hôn nhân truyền thống kết hợp với những yếu tố tiến bộ của luật hôn nhân và gia đình. Đồng thời là sự du nhập một cách thiếu lựa chọn của các tục lệ hôn nhân mới được du nhập từ các vùng miền khác nhau, trong và ngoài nước theo hinh thức “lai căng” chưa phù hợp với thực tế của từng vùng miền, địa phương. Với trình độ dân trí ngày càng được nâng cao và công tác tuyên truyền vận động giáo dục của đoàn thể, chính quyền và Nhà nước, nhận thức trong nhân dân đã có nhiều biến đổi, không những chỉ có lớp trẻ mà thậm chí cả người già cũng đã nhận thức được những tục lệ lạc hậu, tiêu cực, những mặt chưa phù hợp cả trong quan niệm và tục lệ hôn nhân trước đây. Những tục lệ thôn nhân qua thời gian đã có những biến đổi trong đời sống người Việt. Đối với Nhà nước là đang tìm kiếm một mô hình đám cưới mới lành mạnh, tiên tiến, hiện đại vừa đậm đà bản sắc dân tộc. Nghĩa là một hôn lễ phải bảo lưu và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc nhưng đồng thời phải phù hợp với điều kiện kinh tế của từng gia đình, tránh xa sự xa hoa lãng phí để tránh khỏi một hậu quả xấu là sau mỗi đám cưới là những món nợ chồng chất. III. ‎ NGHĨA CỦA HÔN NHÂN Hôn nhân là một quá trình, là bước ngoặt tạo ra sự biến đổi cơ bản cho hai người nam và nữ từ tình bnạ, tình đồng nghiệp… đến tình vợ chồng; từ hoàn toàn tự do cá nhân sang ít tự do cá nhân mà là sự tự do trong khuôn khổ của gia đình, làm theo pháp luật, theo bổn phận trách nhiệm và lương tâm, theo chức năng mới của vợ và chồng. Hôn nhân thường xuất phát từ tình yêu, từ sự tự nguyện gắn liền cuộc đời của hai người khác giới. Dù tình yêu có đạt tới đỉnh cao thì quan hệ giữa nam và nữ vẫn là quan hệ tình cảm riêng tư có tính chất bạn bè, không bị ràng buộc lẫn nhau. Nhưng khi đã thành hôn nhân thì tình yêu sẽ trở nên sâu sắc hơn, nhưng quan hệ riêng tư của hai bên sẽ giảm đi và thay vào đó là những ý thức trách nhiệm của cả hai bên đối với nhau. Họ cùng có một mục đích, trách nhiệm và bổn phận. Đó là củng cố kinh tế gia đình, giáo dục con cái, phụng dưỡng cha mẹ. Hôn nhân có tầm quan trọng rất lớn trong sự tồn vong của loài người với chức năng duy trì nòi giống. Vì đó là cung cụ thiêng liêng và duy nhất để duy trì nòi giống và phát triển nguồn nhân lực cho xã hội, đặc biệt là cho người trồng lúa nước. Sự thiếu hình thức hôn nhân sẽ gắn liền với sự sinh sản và giáo dục, trẻ bị hỗn loạn, xã hội rối ren tiêu cực. Như ta đã biết, làng xã hội Việt Nam có đặc tính là cộng đồng, mọi việc liên quan đến cá nhân cũng liên quan đến cả cộng đồng. Do đó, hôn nhân của người Việt không đơn thuần là việc hai người lấy nhau mà đó còn là sự kiện của hai họ. Mặc dù đó là việc của hai người khác giới nhưng lại kéo theo việc xác lập quan hệ giữa hai gia tộc. Do đó: “Lấy vợ kén tông Lấy chồng kén giống”. là một công việc vô cùng quan trọng. Hôn nhân không những là sự kiện trọng đại trong cuộc đời của hai người mà còn là của dòng họ, gia tộc, làng xã… Vì vậy, nó đòi hỏi mỗi chúng ta phải hành động một cách có suy nghĩ, thận trọng và có văn hoá. Điều đó kéo theo việc giáo dục cho các vị thành niên về những vấn đề cơ bản để chuẩn bị cho gản than là hết sức cần thiết. Với sự ra đời của chế độ xã hội chủ nghĩa, sự tiêu diệt chế độ thực dân phong kiến chế độ hôn nhân của người Việt mới thực sự biến đổi cơ bản. Trước năm 1954 chế độ hôn nhân của người Việt cũng có thay đổi, nhưng nó diễn ra một cách chậm chạp. Các tục lệ truyền thống vẫn được thực hiện với sự tiếp thu thêm các tục lệ của văn minh phương Tây (thông qua chủ nghĩa thực dân Pháp). Nhưng từ sau 1954 trở đi, tục lệ hôn nhân có sự thay đổi lớn so với trước với nhiều “hủ tục” cổ truyền bị bãi bỏ, nhiều tục lệ bị cải tạo. Chế độ hôn nhân mang tính chất xã hội chủ nghĩa được thiết lập và trở thành tục lệ hôn nhân chính thống. Việc cải tạo tập tục hôn nhân cũ cho phù hợp với xã hội mới và xây dựng chế độ hôn nhân mới văn minh, tiến bộ là một mục tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Sự biến đổi của hôn nhân sau 1945 được thể hiện ở hai khía cạnh: Trong quan niệm hôn nhân. Những thay đổi về nghi lễ hôn nhân Các tục cưới xin trong thời kỳ này. Đầu tiên, chúng ta tìm hiểu về sự biến đổi tỏng quan niệm hôn nhân. Thời kì này, những thay đổi trên phương diện pháp lý trong hôn nhân được thể hiện rõ. Nếu như tính pháp lý cơ bản và cao nhất ở trong hôn nhân truyền thống là sự thừa nhận của cộng đồng, luật tục thông qua “cheo cưới” và “đám cưới”. Việc kết hôn hoặc từ hôn (li dị) chỉ thông qua gia đình, họ tộc và lệ làng. Chế độ hôn nhân bị ràng buộc nặng nề bởi lệ làng và dư luận xã hội; thì từ sau năm 1954 và đặc biệt là từ sau khi ban bố luật hôn nhân và gia đình (1960). Nhà nước đã can thiệp trực tiếp vào quan hệ hôn nhân trên cả hai bình diện “quan niệm và các nghi thức, nghi lễ”. Chế độ hôn nhân từ đây đã được pháp lý hoá và thể chế hoá. Việc thừa nhận kết hôn hay li dị phải thông qua luật pháp Nhà nước và do đại diện của chính quyền các cấp thực hiện. Một cuộc hôn nhân hợp pháp chỉ cần được Nhà nước cấp giấy kết hôn là đủ, các thủ tục khác không bắt buộc. Nếu khi lấy vợ lấy chồng mà không được Nhà nước cấp giấy chứng nhận kết hôn thì cuộc hôn nhân đó có thể bị ngăn cấm, thậm chí bị huỷ bỏ. Những ai cố tình vi phạm thì bị xử lý theo pháp luật. Sự thay đổi trên phương diện pháp lý trong hôn nhân không chỉ là sự khác biệt cơ bản giữa hôn nhân truyền thống với hôn nhân mới, bảo vệ quyền lợi cho nam nữ, mà còn là những nhân tố quan trọng làm biến đổi tục lệ hôn nhân ở Việt Nam nói chung. Vai trò quyết định trong hôn nhân cũng khá quan trọng. “Nam và nữ tự do tìm hiểu” “tự do hôn nhân” thay thế cho vai trò quyết định của bố mẹ họ hàng theo quan niệm “bố mẹ đặt đâu con ngồi đây”. Ngoài ra, các chuẩn mực kén chọn “dâu rể” theo “môn đăng hộ đối” hợp tuổi và hợp duyên số không còn nặng nề và thậm chí nhiều gia đình ít quan tâm. Quan niệm “đũa mốc chòi mâm son” không còn. Việc ít quan tâm đến “môn đăng hộ đối” cũng chứng tỏ quan hệ nam nữ tự do yêu đương, tự do tìm hiểu. Việc “xem tuổi” “hợp duyên số” cũng không còn là tiêu chí bắt buộc. Một số gia đình có “xem tuổi” nhưng không nặng nề, còn đa số ít quan tâm đến hợp tuổi. Việc tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của nam nữ. Trước đây do cha mẹ quyết định nên nam nữ không được chọn và không có cơ hội lựa chọn bạn đời. Sau năm 1954 việc hôn nhân do chính đôi nam nữ tự quyết nên họ mới có tiêu chuẩn để lựa chọn bạn đời cho phù hợp. Đại đa số nam nữ lựa chọn bạn đời theo tiêu chuẩn: gia đình (có lý lịch tốt), chọn vợ (tuổi đời, dung nhan, tính tình, công ăn, việc làm, sức khoẻ, gia phong), chọn chồng (khoẻ mạnh, hiền lành, biết làm ăn). Việc mai mối trong hôn nhân không còn quan trọng. Nếu như trước đây người mai mối là người đóng vai trò chính, quyết định đến sự thành bại của hôn nhân thì hiện nay không còn nữa. Đóng vai trò chính là cô dâu chú rể, ông bà, bố mẹ của hai bên (có sự tham gia của họ hàng). Trường hợp “mối lái” đóng vai trò là người giới thiệu thì thực tế vẫn còn và đôi khi cũng rất quan trọng. Họ vừa là người giới thiệu, vừa là cầu nối cho nam nữ gặp gỡ tìm hiểu lẫn nhau. Hôn nhân chế độ một vợ một chồng đã được thực hiện, chế độ đa thê đã bị hạn chế và bãi bỏ. “Luật hôn nhân và gia đình” qui định chế độ hôn nhân là “chế độ một vợ một chồng”. Nhà nước chỉ thừa nhận và cấp giấy đăng kí kết hôn cho những đôi trai gái chưa vợ chưa chồng, hay những người có vợ có chồng nhưng đã được tự do. Bên cạnh đó, những quan niệm về ế chồng, về trinh tiết, về chửa hoang không còn nặng nề như trước. Tiếp theo đó là những thay đổi về nghi lễ hôn nhân. So với hôn nhân truyền thống các nghi lễ hôn nhân cũng có sự thay đổi lớn trong thời kì này. Xu hướng đổi mới trong thời kì này là “xoá boe những tập tục lạc hậu, mê tín di đoan (hủ tục), đơn giản hoá các tục lệ không thể bãi bỏ được. Xây dựng các tập tục, nghi thức cưới theo đời sống mới”. Những tục lệ hôn nhân cũ bị bãi bỏ từ sau 1954 là tục xem tuổi, so tuổi, tục dam ngõ… Những tập tục cũ được duy trì nhưng đã thay đổi: tục lệ ăn uống cỗ bàn tiết kiệm hơn, trang phục cô dâu, chú rể - phù dâu phù rể ăn mặc “âu phục” gần giống như người dự đám cưới. Trong thời kì này, đám cưới gồm có mấy nghi lễ chính đó là: lễ dạm ngõ - lễ ăn hỏi - lễ cưới. Lễ dạm ngõ (chạm ngõ) được coi là tục lệ không thể bỏ được trong hôn nhân của người Việt. Tuy nhiên, về nghi thức và ý nghĩa ở đây có khác trước. Trong lễ chạm ngõ được tiến hành không cần qua mối lái mà gia đình nhà trai tự lo lấy và có chú rể đi cùng. Lễ chạm ngõ chỉ được tiến hành khi đôi bên trai gái đã đồng ý lấy nhau. Đồ dẫn lễ chỉ là một ít trầu cau, một chai rượu, một ít kẹo bánh. Kể từ sau lễ này, trai gái có thể công khai đi lại tìm hiểu nhau mà không bị hai gia đình ngăn cấm. Lễ ăn hỏi: thồng thường khi được nhà gái đồng ý, sau đó khoảng một tuần đến 10 ngày nhà trai tổ chức ăn hỏi. Đoàn nhà trai ngoài bố, mẹ còn có anh em, chú bác hai họ nội ngoại và trưởng tộc. Lễ ăn hỏi bắt buộc phải có chú rể. Đồ ăn hỏi do nhà trai chuẩn bị: 1 buồng cau (80-100 quả), trầu, 2 chai rượu Quốc doanh, 1-2 tút thuốc lá, bánh kẹo. Nội dung lễ ăn hỏi như trước, chỉ khác là lễ ăn hỏi cùng với lễ xin cưới luôn. Lễ cưới là nghi lễ quan trọng và chính yếu trong đám cưới. Những nghi lễ của lễ cưới là: giường, chiếu vợ chồng, sắm sửa trang phục cô dâu, chú rể, nhà trai làm lễ xin cưới và dẫn cưới; mời họ hàng và khách dự cưới: thủ tục đăng kí kết hôn. Việc tổ chức đám cưới (lễ thành hôn), được tổ chức vào buổi trưa hay buổi chiều của ngày được lựa chọn. Lễ rước dâu của nhà trai cũng làm nghi lễ xin dâu giống như lễ cổ truyền. Phương tiện đón dâu là đi bộ, hoặc đi xe đạp. Một điểm khác với ngày xưa là chú rể đi đón dâu bao giờ cũng có một bó hoa cưới để tặng cô dâu. Nghi thức đi đón dâu cũng giống như trước, chỉ có khác là không phải có đón ngõ lấy may… Khác với trước đây có sự phân biệt giữa đám cưới bình thường và các đám cưới không bình thường, thì bây giờ không có quan niệm ấy nữa. Mọi đám cưới cơ bản có lễ thức giống nhau. Một số đám tổ chức đơn giản hơn. *Sự biến đổi của các tục lệ hôn nhân trong thời kì đổi mới từ năm 1986 đến nay. Trong bối cảnh đất nước đổi mới toàn diện, mạnh mẽ từ cuối thập kỉ 80 cho đến nay, các hiện tượng văn hoá, trong đó có tục lệ hôn nhân cũng đổi mới. - Xu hướng thứ nhất là sự trở lại (phục hồi) có chọn lọc quan niệm và các tục lệ hôn nhân truyền thống kết hợp với những yếu tố tiến bộ của luật hôn nhân và gia đình. - Xu hướng thứ hai là sự từ bỏ một số tục lệ hôn nhân mới được hình thành, phát triển trong thời kì bao cấp (1954 - 1986). - Xu hướng thứ ba là sự du nhập một cách thiếu lựa chọn các tục lệ hôn nhân mới được du nhập từ các vùng khác nhau trong và ngoài nước theo hình thức “lai căng”, chưa phù hợp với thực tế của địa phương. Sự trở lại các tục lệ hôn nhân truyền thống kết hợp với những yếu tố tiến bộ của luật hôn nhân và gia đình, là một xu hướng được bắt đầu từ những năm cuối thập kỉ 80 và đang là xu hướng phát triển trong những năm gần đây. Sự bác bỏ những nghi thức hôn nhân được hình thành trong thời bao cấp. Việc tổ chức tiệc trà, có cả bánh kẹo, hạt dưa, vốn là nghi thức chủ đạo trong đám cưới thời bao cấp. Thức ăn cũng chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp và thường gia đình tự làm lấy. Sự du nhập ở mức độ nào đó các hình thức lai căng. Về mô hình đám cưới đương đại thì có 3 bước chính: lễ dạm, lễ ăn hỏi và lễ cưới. Trang phục cô dâu, chú rể hoàn toàn khác trước. Quần áo đều thuê ở các cửa hiệu, cô dâu có người chuyên nghiệp trang điểm cho. Phương tiện đưa đón rước dâu và tiến hành các nghi thức hoàn toàn khác trước. Phương tiện chủ yếu bây giờ là xe máy, ô tô. Đồ tặng phẩm (mừng cưới) bây giờ chủ yếu mừng bằng tiền. Trước đầy thường có người ngồi nhận tặng phẩm và ghi vào sổ mừng, còn bây giờ tên tuổi dược ghi trên phong bì và tặng phẩm bằng hiện vật. Nhìn chung, tạo nên bước thay đổi trong tục lệ hôn nhân, trước hết là do sự biến đổi cơ bản về kinh tế, xã hội, văn hoá (từ xã hội thực dân phong kiến sang xã hội chủ nghĩa). Và quan trọng hơn là sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước thông qua luật hôn nhân và gia đình. Hôn nhân theo luật pháp qui định của Nhà nước các nghi lễ chỉ mang ý nghĩa văn hoá. Một cuộc hôn nhân dù thực hiện đầy đủ các nghi thức, nghi lễ nhưng nếu không được Nhà nước cấp giấy đăng kí kết hôn đều không được thừa nhận và bị bãi bỏ. Có thể nói đây là điểm khác biệt của bản chất giữa tục lệ hôn nhân cổ truyền với chế độ hôn nhân mới hiện nay. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQTH (10).doc