Đề tài Những biện pháp cơ bản nhằm hạ giá thành sản phẩm tại xí nghiệp xây lắp điện – Công ty điện lực I

Trong các doanh nghiệp xây lắp, công tác hạ giá thành sản phẩm có vai trò rất quan trọng, nó liên quan trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Giá thành sản phẩm xây lắp hạ sẽ giúp các xí nghiệp có nhiều khả năng thắng thầu các công trình đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động. Chính vì vậy, trong công tác quản lý sản xuất, các nhà quản trị luôn coi công tác hạ giá thành sản phẩm là mục tiêu cũng như là nhiệm vụ cần được thực hiện một cách thường xuyên và có hiệu quả. Trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp được sự giúp đỡ của các cô chú trong Xí nghiệp và thầy giaó hướng dẫn em đã cố gắng nỗ lực hết sức để thu thập tài liệu, số liệu, tham khảo tài liệu, kết hợp lý thuyết đã được học tại trường và các tài liệu của Xí nghiệp để phân tích đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và thực hiện công tác giá thành trong thời gian qua. Từ đó đưa ra một số biện pháp cơ bản nhằm hạ giá thành xây lắp công trình của Xí nghiệp. Với mong muốn bằng những kiến thức đã được học ở trường sẽ đóng góp được một phần nhỏ bé của mình cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Xí nghiệp trong thời gian tới.

doc74 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 873 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những biện pháp cơ bản nhằm hạ giá thành sản phẩm tại xí nghiệp xây lắp điện – Công ty điện lực I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cạnh những công trình chỉ thi công một vài tháng là song còn có những công trình thực hiện thi công kéo dài từ quí này sang quí khác thậm chí có những công trình thi công trong nhiều năm ( số công trình là ít ), những công trình này ngay từ khi bắt đầu thi công xí nghiệp phải có một khoản chi phí cho việc chuẩn bị công trường ( kho tàng, dụng cụ thi công, lán trại cho công nhân... ) những khoản này không có khối lượng công tác xây lắp thực hiện tương đương. Chuyển sang những năm hoạt động sau, khối lượng công tác thực hiện nhiều hơn trước nhưng trong năm chỉ suất hiện một số khoản chi có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện khối lượng công tác phát sinh, do vậy làm chi phí khác giảm rất nhiều so với dự toán. Bảng 14 Tình hình hạ chi phí khác trong 3 năm qua. Đơn vị: nghìn đồng TT Năm Dự toán Thực tế DZCPK TCPK (%) 1 2002 6089432 3836342 -2253090 62,99 2 2001 5065786 3409274 -1656512 67,30 3 2002 5947632 5976040 -1971592 66,85 ( Nguồn: Phòng tài chính kế toán-Báo cáo quyết toán tài chính năm ) Tóm lại với bộ máy quản lý tinh giảm, gọn nhẹ tại xí nghiệp và công trường, cùng với các chế độ quản lý thưởng, phạt nghiêm minh nên khoản chi phí này xí nghiệp cần tận dụng khai thác. Đây là bộ phận ảnh hưởng lớn trong chính sách tăng cường công tác hạ giá thành của xí nghiệp. Điều này là việc cần làm và xí nghiệp hoàn toàn thực hiện được. 3. Đánh giá về tình hình hạ giá thành xây lắp của xí nghiệp 3.1. Đánh giá chung. ở phần trên qua phân tích chúng ta đã đánh giá được mức độ hoàn thành các khoản mục chi phí như: Chi phí vật liệu, chi phí nhân công, máy thi công và chi phí khác của 4 công trình tiêu biểu của xí nghiệp cũng như việc đánh giá một cách khái quát hơn tình hình này qua 3 năm liên tiếp gần đây. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành nhằm xác định tình hình tiết kiệm chi phí hạ giá thành xây lắp. Ta dùng chỉ tiêu sau: Bảng 15 Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của 4 công trình Đơn vị: đồng TT Tên công trình Dự toán Thực tế DZ T(% ) 1 Đưa điện về xã Giao An 795.055.244 768.380.816 -26674428 96,65 2 Xâydựng TBA110/35/22kV 1098.873.623 1.070.548.494 -28325129 97,42 3 ĐZ 35kV và TBA Yên Bình 820.895.767 805.756.566 -15.139.201 98,15 4 C.T lưới điện xã Việt Thành 925.955.314 918.118.323 -7.836.991 99,15 ( Nguồn: Phòng tài chính kế toán ) Bảng 16 Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của 3 năm Đơn vị: 1000 đ TT Năm Dự toán Thực tế DZ T(% ) 1 2002 24.567.447 22.251.443 -2.316.004 90,57 2 2001 29.683.012 27.889.363 -1.793.649 93,96 3 2000 49.772.790 49.240.224 -532.566 98,93 ( Nguồn: Phòng tài chính kế toán ) Nhìn chung xí nghiệp đã có những biện pháp hữu hiệu và hoàn thành tốt kế hoạch giá thành xây lắp. Tuy nhiên cần cố gắng hơn nữa để tiếp tục hạ giá thành sản phẩm và đảm bảo về mặt chất lượng và tiến độ công trình. 3.2. Những ưu điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của xí nghiệp . Là một xí nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc thù mọi kế hoạch sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào Công ty Điện lực 1 và Bộ chủ quản, có những ưu thế trong lắp đặt, sữa chữa, xây dựng các công trình điện, tuy vậy, Xí Nghiệp Xây Lắp Điện cũng phải phấn đấu để khẳng định ưu thế của mình trong công ty. Đồng nghĩa với điều đó là để xí nghiệp phát triển vững mạnh thì việc làm cần thiết và tất yếu là phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm mà trên đã giao cho và xí nghiệp bỏ ra. Vì vậy, công tác quản lý giá thành có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình đi lên của xí nghiệp. ý thức được điều đó, công tác hạ giá thành xây lắp là một trong những công tác quan trọng hàng đầu của Xí Nghiệp Xây Lắp Điện. Qua phân tích trên ta thấy được xí nghiệp thực hiện rất tốt công tác này và đạt được một số thành tựu đáng kể. Tổng sản lượng hoàn thành hàng năm tăng Một vài năm trở lại đây do uy tín với công ty nên số lượng hạng mục được giao thầu từ trên công ty xuống ngày càng nhiều. Bên cạnh đó với đội ngũ cán bộ có kiến thức và năng lực, chịu khó tìm kiếm những hợp đồng có nguồn vốn khách hàng làm doanh thu các năm liên tục tăng (năm 2000 gần 26 tỷ, năm 2001 gần 40 tỷ, năm 2002 đạt trên 51 tỷ). Tổng giá trị xây lắp hoàn thành hàng năm tăng ( năm 2000 là 44,7 tỷ, năm 2001 là 51,4 tỷ, năm 2002 lên 60,1 tỷ). Chất lượng công trình và tiến độ công trình ngày càng được đảm bảo. Xí nghiệp xây lắp điện tuy rằng chưa có phòng KCS nhưng tất cả các nguyên vật liệu được mua về đều được qua kiểm tra và có chứng nhận về chất lượng. Bên cạnh đó phòng kỹ thuật thường xuyên gửi cán bộ kỹ thuật đến các công trình kiểm tra giám sát quá trình thi công nên tiến độ thi công luôn được đảm bảo về chất lượng cũng như thời gian. Xây dựng được mô hình quản lý và hạch toán khoa học. Các phòng ban được xắp xếp, bố trí phù hợp khoa học vừa đảm bảo tính gọn nhẹ, vừa đảm bảo tính hiệu quả tránh tình trạng chồng chéo chức năng vừa đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa các phòng ban được hiệu quả. Cán bộ của các phòng ban ngày càng được nâng cao về trình độ và năng lực đáp ứng nhu cầu về chỉ đạo và kiểm tra giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh toàn xí nghiệp. Trong năm 2002 vừa qua, ban máy tính của xí nghiệp đã liên tục mở các lớp bồi dưỡng tin học nghiệp vụ văn phòng, hướng dẫn các cán bộ thuộc các phòng ban cách sử dụng mạng nội bộ( LAN). Với những cố gắng trên xí nghiệp đã tiếp kiệm được nhiều khoản chi phí gián tiếp góp phần vào việc hạ giá thành sản phẩm xây lắp. Đời sống người lao động ngày càng được cải thiện. Một ưu điểm nữa của xí nghiệp tuy lợi nhuận thu được là không cao nhưng xí nghiệp luôn chú trọng nâng cao mức sống của người lao động thông qua việc nâng cao thu nhập cho người lao động. Năm 2000 thu nhập bình quân là 801.000đ/tháng. năm 2002 tăng 1.258.000đ/ tháng. ngoài ra xí nghiệp cũng cho xây dựng nhiều công trình phục vụ cho cán bộ công nhân viên sinh hoạt thể thao như sân golf, sân cầu lông 3..3. Những hạn chế của hoạt động sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm Sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình thi công còn lãng phí. Như đã phân tích ở phần trên tuy chi phí nguyên vật liệu thực tế thấp hơn dự toán nhưng khoản chi phí này vẫn cao dẫn đến giá thành sản phẩm còn cao, chưa đáp ứng được mục tiêu dành thắng lợi trong cạnh tranh của xí nghiệp trong điều kiện kinh tế có nhiều biến động như hiện nay. Nguyên nhân là việc sử dụng và quản lý nguyên vật liệu chưa thật chặt chẽ( địa bàn thi công của một số công trình chưa tập trung nên vấn đề thất thoát nguyên vật liệu trong quá trình thi công diễn ra thường xuyên có trường hợp thất thoát với khối lượng lớn do mất cắp), các định mức kinh tế kỹ thuật còn thiếu chính xác khoa học khi dự toán không bám sát vào tình hình giá cả thị trường, các hệ số tiết kiệm chi phí đầu vào của bộ xây dựng ban hành cũng chưa phù hợp với nhiều công trình( mức tiết kiệm nguyên vật liệu là 1%, tiết kiệm nhân công 5% tiết kiệm máy thi công là 5%). Tất cả các nguyên nhân trên đã làm tăng chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm giảm lợi nhuận của xí nghiệp. Tóm lại nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng nguyên vật liệu còn lãng phí là do: Định mức kinh tế kỹ thuật còn thiếu chính xác khoa học Công tác quản lý nguyên vật liệu còn thiếu chặt chẽ Chi phí nhân công còn cao Theo phân tích trên ta thấy chi phí nhân công thực tế lớn hơn chi phí dự kiến. Nguyên nhân là do việc bố trí lao động chưa hợp lý và trình độ tay nghề lao động chưa cao. Mặt khác do một số chính sách sử dụng lao động của nhà nước nên việc giải quyết việc làm cho người lao động còn nhiều khó khăn luôn tạo sức ép với xí nghiệp. Một số lao động không có năng lực làm việc nhưng thuộc lao động trong biên chế nên không thể sa thải. Hiện nay xí nghiệp chỉ tận dụng được khoảng 75% năng lực lao động hiện có. Mặt khác do khả năng tài chính đê đầu tư cho việc mua sắm máy móc thiết bị phương tiện phục vụ thi công còn hạn chế nên khối lượng công việc còn sử dụng lao động thủ công còn lớn. Nguyên nhân chính của chi phí nhân công cao là do bố trí lao động không hợp lý không đúng người đúng việc. Ví dụ trường hợp bố trí thợ điện bậc cao( V, VI) vào những công việc đơn giản như lắp đặt đường dây, công tơ trong khi công việc này thợ bậc II cũng có thể phụ trách. Vậy nguyên nhân chủ quan của chi phí nhân công cao là: Bố trí lao động không hợp lý, không biết sử dụng lao động địa phương Máy móc thiết bị phục vụ cho thi công còn sơ sài thiếu thốn( xem bảng số liệu). Nguyên nhân khách quan: do chính sách lao động, tiền lương của Nhà nước. Bảng 17: Bảng kê máy móc thiết bị tính đến ngày 1/1/2001 Đơn vị : đồng Tên TSCĐ Năm sd Số lượng Nguyên giá Giá trị còn lại Máy khoan cần K 125 1989 1 11.109.696 - Máy cắt đột liên hợp 1987 1 12.210.472 - Máy đột dập 1989 1 9.081.600 619.052 Máy tiện T 616 1989 1 12.455.000 - Máy khoan bê tông cầm tay 1991 1 17.996.536 - Bộ dụng cụ thi công Pháp 11/1997 1 195.186.333 44.730.199 Máy trộn bê tông 1998 1 12.455.040 - Bộ ép cốt thuỷ lực 11/1998 1 22.997.000 20.514.203 Đầu ép cốt thuỷ lực 14325 mm Hàn Quốc 8/2000 1 8.690.760 8.433.838 Bơm thuỷ lực hoạt động bằng tay 8/2000 1 7.795.008 4.763.304 Máy trộn bê tông 6/1996 1 5.000.000 2.502.804 Tó 3 chân dài 12 m (105*6) 12/2000 1 7.600.000 7.600.000 Tổng cộng: 322.577.445 89.163.400 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Bảng 18: Bảng kê phương tiện vận tải tính đến ngày 1/1/2001 Đơn vị : đồng Tên phương tiện Năm sd Nước sx Số lượng Nguyên giá GTCL Xe cateer 2 tấn 1989 Nhật 1 44.928.000 - Cẩu ZIL 130 KCZ 561 K 1989 Liên Xô 1 120.841.344 - Cẩu IFA ADK 70 7 tấn 1989 Đức 1 224.796.998 - ô tô ISUZU 2 tấn 1989 Nhật 1 59.904.000 - Xe ô tô TRADER 4 tấn 10/1998 Việt Nam 1 318.214.000 245.554.604 Xe ô tô tải tự cẩu FORD TRADER 1 520.330.667 510.695.067 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Chi phí chung còn nhiều lãng phí : Trên thực tế điều kiện cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt nên tổng sản lượng hoàn thành của xí nghiệp tuy có tăng doanh thu có lớn nhưng tốc độ tăng này đã bắt đầu có xu hướng chững lại. Trong khi đó xí nghiệp lại có bộ máy quản lý cồng kềnh với tỷ trọng lao động gián tiếp/ lao động trực tiếp lớn (năm 2000 là 21,87%: năm 2001 là 20,15% ; năm 2002 là 19,37%) đồng thời thu nhập bình quân của lao động phòng ban cao hơn thu nhập trung bình của toàn xí nghiệp đã dẫn đến tăng chi phí gián tiếp, tăng giá thành sản phẩm. Do hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường, thông tin luôn cần được cập nhật nên những chi phí về điện thoại báo chí, tài liệu nghiên cứu ngày càng lớnĐây là một đòi hỏi tất yếu. Song trong thực tế do ý thức, cũng như kỷ luật của xí nghiệp chưa cao nên nhiều cán bộ nhân viên đã lợi dụng việc xí nghiệp không quản lý chi phí cho những hoạt động này để làm việc riêng không phục vụ cho công ty gây nên tình trạng lãng phí lớn. Các khoản công tác phí, chi phí hội họp, chi phí làm việc với bên A còn quá lớn ảnh hưởng rất nhiều đến giá thành sản phẩm. phần II Một số biện pháp cơ bản phấn đấu hạ giá thành sản phẩm ở xí nghiệp xây lắp điện. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt, phải tìm mọi cách thức để dành được lợi thế cạnh tranh. Hạ giá thành sản phẩn là một trong nhữngbiện pháp hữu hiệu để dành được lợi thế. Vì vậy, việc hạ giá thành phải quan tâm hàng đầu, nó quyết định sự phát triển của xí nghiệp. Để hạ giá thành xây lắp công trình đòi hỏi xí nghiệp phải áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp, có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều bộ phận, nhiều mặt trong toàn bộ hoạt động của xí nghiệp. Qua thời gian nghiên cứu thực tập tại xí nghiệp, dựa trên những tình hình đã phân tích ở trên em xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp cơ bản, phù hợp và có tính khả thi nhất đối với xí nghiệp nhằm góp phần hạ giá thành sản phẩm xây lắp. 1.Biện pháp 1: Giảm chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm Mục đích của biện pháp Chi phí nhân công chiếm tỷ trọng khoảng trên dưới 10% tổng chi phí trong khoản mục giá thành.Do vậy giảm chi phí nhân công có ý nghĩa rất lớn trong công tác hạ giá thành sản phẩm. Tại Xí nghiệp xây lắp Điện có nhiều nguyên nhân làm cho chi phí nhân công cao vượt quá dự toán nhưng nguyên nhân có ảnh hưởng lớn nhất là việc bố trí lao động không hợp lý, không khai thác tối đa được lợi thế của việc sử dụng lao động địa phương. Vậy để giảm chi phí nhân công xí nghiệp phải bố trí lao động một cách hợp lý đồng thời sử dụng nguồn lao động tại chỗ. Vậy để đạt được mục đích cuối cùng là hạ giá thành sản phẩm xây lắp xí nghiệp cần phải tiến hành đồng thời các biện pháp giảm các khoản mục chi phí, đặc biệt là chi phí nhân công. Nội dung của biện pháp Hoạt động sản xuất kinh doanh các công trình điện gồm nhiều công việc khác nhau, công việc đơn giản lao động thủ công có thể đảm nhiệm được (đào chân cột, kéo dây, cáp... ) và công việc phức tạp do lao động kỹ thuật của các đội trong xí nghiệp đảm nhận ( như lắp đặt máy biến áp, tram biến áp ... ). Với việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh, các quy trình quản lý mới, khối lượng công việc phức tạp ngày càng tăng. Do đó, yêu cầu về đội ngũ lao động cũng trở nên khắt khe hơn. Qua phân tích ở phần trên chúng ta thấy chi phí nhân công vẫn là vấn đề cấp bách của xí nghiệp trong công tác phấn đấu hạ giá thành. Bởi lẽ, đa phần các công trình mà xí nghiệp đã hoàn thành chi phí nhân công thực tế đã vượt quá dự toán. Để giảm được chi phí nhân công xí nghiệp cần chú ý đến những nội dung sau: -Lập biểu đồ nhân lực hợp lý trước khi tiến hành thi công công trình. Từ đó, xác định khối lượng lao động cần thiết, xem xét khả năng và nhu cầu lao động của xí nghiệp, biết được tình hình thừa thiếu để kịp thời điều tiết. -Bố trí lao động đúng tay nghề và máy móc tránh sự chồng chéo và bất hợp lý. Đối với, những công việc yêu cầu kỹ thuật cao đảm nhận. Ngược lại , đối với những công việc đơn giản khác thì lao động bậc thấp hoặc lao động phổ thông có thể đảm nhận được, chính vì thế việc thuê lao động ở địa phương để làm những việc đơn giản sẽ đem lại lợi ích cho xí nghiệp. Như đã biết, quỹ tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất chịu ảnh hưởng của một số nhân tố: Khối lượng và cơ cấu khối lượng công tác thực hiện; lượng lao động hao phí ( xác định theo giờ công hoăch ngày công ) để thực hiện một đơn vị khối lượng công tác, mức đơn giá tiền lương theo thời gian lao động hao phí (giờ công hoặc ngày công ). Khối lượng và cơ cấu khối lượng công tác xây lắp là do yêu cầu kỹ thuật của công trình, do thiết kế quy định. Nếu khối lượng công tác nhỏ có cơ cấu không phức tạp thì không yêu cầu nhiều công nhân có trình độ tay nghề cao, máy móc hiện đại và nhược lại phải do thợ lành nghề đảm nhận. Lượng lao động hao phí để thực hiện một đơn vị khối lượng là năng suất lao động thì do trình độ tay nghề công nhân, mức đọ cơ giới hoá và trình độ tổ chức phối hợp lao động quy định. Nếu biết kết hợp hài hoà yêu cầu công việc, trình độ tay nghề và trang bị máy móc sẽ tạo được năng suất lao động cao làm giảm nhân công trong giá thành xây lắp. Mức đơn giá tiền lương theo thời gian lao động phụ thuộc vào tay nghề bậc thợ công nhân. Vì vậy, bố trí đúng việc, đúng người sẽ góp phần làm giảm giá thành công trình xây lắp. Do địa bàn hoạt động của xí nghiệp là khá rộng, các công trình mà xí nghiệp thực hiện nằm giải rác ở các tỉnh do vậy, việc sử dụng lao động địa phương sẽ giảm rất nhiều chi phí ( chi phí đi lại, ăn ở ... ). Bên cạnh việc sử dụng lao động ngoài còn có tác dụng nâng cao trình độ chuyên môn trong xây lắp của đội ngũ công nhân. Mỗi công nhân chuyên về một nghề sẽ hiểu rõ hơn về công việc của mình làm, tăng năng suất lao động đồng thời phát huy được sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong lao động sản xuất giúp xí nghiệp giảm được giá thành . Việc bố trí lao động hợp lý, tăng cường sử dụng lao động tại địa phương là một công việc hết sức cần thiết để hạ giá thành mà điều này càng có ý nghĩa hơn khi nhà nước có sự thay đổi chính sách tiền lương. Từ ngày 1/1/2003 chính phủ đã có quyết định và đưa vào áp dụng mức lương cơ bản là 290000 đồng. Tăng 38,1% so với trước, do vậy chi phí nhân công tăng tương đối lớn vì vậy đòi hỏi xí nghiệp phải sử dụng lao động một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Hiệu quả của biện pháp Để thấy được hiệu quả to lớn của biện pháp này đem lại trong công tác hạ giá thành xây lắp, ta nghiên cứu tình hình sử dụng lao động ở công trường cấp điện cho xã Tiền Phong và cụm công nghiệp xã Tiền Phong huyện Mê Linh -Tỉnh Vĩnh Phúc. Bảng 19: Bố trí lao động tại công trường cấp điện xã Tiền Phong Đơn vị:Người TT Loại thợ Tổng số Bậc Ê 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc ³ 6 1 Thợ điện 24 5 7 8 4 2 Thợ hàn+Cơ khí 10 1 3 4 2 3 Thợ nề 4 2 2 0 0 4 Thợ thép 5 2 2 1 0 5 Thợ bê tông 7 3 3 1 0 6 Thợ vận hành 3 0 1 2 0 7 Thợ khác 10 5 3 2 0 ( Phòng kỹ thuật ) Với mỗi công trình khác nhau sẽ có kết cấu lao động phù hợp để nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí nhân công trong giá thành. Đây là công trình được thực hiện vào năm 2002 do đội 11 phụ trách, bên cạnh đội 11 còn có đội 8 và đội 9 trợ giúp. Trong công trình này xí nghiệp đã sử dụng lao động lành nghề và lao động gián tiếp trong số lao động trong danh sách, ngoài ra xí nghiệp còn thuê 14 lao động. Mức lương bình quân của lao động trong danh sách của xí nghiệp năm 2002 là 1191000 đồng / tháng còn lương trả cho lao động thuê ngoài là 30000 đồng/ ngày. Công trình này được thi công trong tháng 4, ta có bảng tính chi phí nhân công như sau: Số tiền mà xí nghiệp phải trả cho lao động trong danh sách là: 49 x 1191000 x 4 = 2334356000. ( đồng ). Số tiền xí nghiệp phải tyar cho lao động thuê bên ngaòi là: 14 x 30000 x 26 x 4 = 43680000 ( đồng ). ( Giả sử mỗi tháng xí nghiệp làm 26 công ) Bảng20: Chi phí nhân công thực hiện công trình xây dựng cấp điện (xã Tiền Phong và cụm công nghiệp Tiền Phong Mê Linh-Vĩnh Phúc) Loại lao động Số người Mức trả Chi phí nhân công trong 4 tháng thi công Lao động trong danh sách 49 1191000.đ/tháng 233.436.000 Lao động thuê ngoài 14 30000.đ/ngày 4.368.000 Tổng cộng 63 277.116.000 Nếu xí nghiệp không thuê nhân công bên ngoài thì chi phí nhân công mà xí nghiệp phải thanh toán là: 63 x 1191000 x 4 = 300132000 ( đồng ). Vậy với việc sử dụng lao động bên ngoài xí nghiệp đã tiết kiệm được: 300132000 - ( 233436000 + 4368000 ) = 23016 ( đồng ). Do đó, xí nghiệp phải phát huy tốt việc bố trí và tận dụng lao động địa phương để giảm bớt chi phí. Nhưng một vấn đề mà xí nghiệp cần quan tâm khi sử dụng lao động bên ngoài là: Để thực hiện thi công các công trình điện đòi hỏi trình độ chuyên môn cao nên khi thuê ngoài cần phải có kiểm tra sát hạch để đảm bảo chất lượng công trình và những yêu cầu về kỹ thuật và tiến độ thi công. 2.Biện pháp2: Sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu Mục đích của biện pháp Trong bất kỳ doanh nghiệp nào việc sử dụng hợp lý và tiết kiện nguyên vật liệu đều phải dựa trên cơ sở phân tích một cách khoa học tình hình sử dụng nguyên vật liệu và đặc điểm sản phẩm của doanh nghiệp mình, đưa ra kế hoạch và biện pháp thu mua, cấp phát nguyên vật liệu phù hợp và linh hoạt. Với những ngành sản xuất khác tỷ trọng nguyên vật liệu trong giá thành là khác nhau, đối với sản phẩm xây dựng khoản mục chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn ( 70-80% ) nên việc tiết kiệm hay lãng phí vật liệu có ảnh hưởng rất lớn đối với nhiệm vụ giá thành xây lắp, hạ giá thành công trình hoàn thành. Để tiết kiệm nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng cần cải tiến kết cấu sản phẩm, cải tiến phương phát công nghệ, sử dụng tổng hợp nhiên liệu, sử dụng nguyên liệu thay thế, lợi dụng triệt để phế liệu... Để giảm giảm được chi phí vật liệu cần nỗ lực phấn đấu trên tất cả các mặt, các khâu Nội dung của biện pháp Để thực hiện biện pháp này xí nghiệp cần phải xác định được những công việc chủ yếu ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến chi phí nguyên vật liệu. Dưới đây là những công việc mà xí nghiệp cần làm đẻ thực hiện biện pháp này: Xác định hợp lý nguồn cung ứng Trong quá trình lập dự toán cần xác phải định được nguồn cung ứng vật liệu trên cơ sở mà nhà nước ban hành và phù hợp với thực tế của xí nghiệp. Phải xây dựng được một hệ thống định mức tiên tiến, tỷ lệ tiết kiệm và hạ giá thành trong thi công. Việc cung ứng vật liệu cho công trình có thể do xí nghiệp làm việc với bên cung ứng hoặc có thể để các đội tự lo sau đó thanh quyết toán với xí nghiệp hoặc có công trình bên A cung ứng vật liệu. Vấn để quan trọng nhất của việc cung ứng vật liệu là chọn nguồn cung cấp tạo mối quan hệ lâu dài để được hưởng những ưu đãi về giá, về thời hạn thanh toán. Trong trường hợp mua vật liệu ở xa công trình cần xem xét đến chi phí vận chuyển. Bởi vì lúc đó chi phí vận chuyển sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tổng giá thành vật liệu. Do giá thành vật liệu bao gồm cả chi phí vận chuyển bốc dỡ nên xí nghiệp phải xác định nơi mua sao cho tổng chi phí là nhỏ nhất. Nếu có thể xí nghiệp hãy sử dụng vật liệu ở những nguồn gần công trình để tiết kiệm chi phí vận chuyển. Đối với việc xây dựng lắp đặt, sửa chữa các công trình điện vật liệu thường dùng là sứ, dây cáp, cột bê tông... những loại này trong nước sản suất rất tốt. Do vậy không nhất thiết phải dùng hàng ngoại làm tăng chi phí vật liệu và dẫn đến tăng giá thành sản phẩm. Hiện nay tại xí nghiệp không dự trữ các loại vật liệu chủ yếu do điều kiện kho bãi có hạn chế và để giảm chi phí bảo quản... Tuy nhiên để giảm giá thành vật liệu xí nghiệp nên đặt mua khối lượng lớn nguyên vật liệu thường dùng ở mức bình quân hàng năm. Việc này sẽ giúp xí nghiệp tiết kiệm được chi phí thông qua hưởng triết khấu, chủ động về nguyên vật liệu nhưng không mất khoản chi phí dự trữ. ở các công trình, xí nghiệp sử dung nhiều loại vật liệu khác nhau như dây nhôm lõi thép, cáp điều khiển 10K, đây điện lõi đồng, sứ chuỗi thuỷ tinh PCB, dây cáp AC... với số lượng lớn. Ví dụ như cáp APC với số lượng bình quân cho công tác lắp đặt trực tiếp của xí nghiệp hàng năm hkông kể bên A cung cấp là 480 tấn. Do địa bàn của các công trình mà xí nghiệp thực hiện là khác nhau nên việc cung ứng tất phức tạp. Tuy nhiên, nguồn cung ứng thường xuyên mà xí nghiệp sử dụng vẫn là cáp ngầm PBC của nhà máy cơ khí Yên Viên và xí nghiệp thiết bị điện hoặc nhà máy thép ở Thái Nguyên. Để thực hiện xí nghiệp nên tăng cường giảm chi phí nguyên vật liệu bằng cách giảm chi phí vận chuyển. Đây cũng là phương án tối ưu nhất trong chi phí vật liệu. Bằng cách nếu nguồn cung ứng xa địa bàn thi công thì vận chuyển vật liệu phải đủ chuyến, những vật liệu mà sử dụng với khối lượng nhỏ khi vận chuyển có thể vận chuyển kết hợp nhiều loại vật liệu hoặc xí nghiệp tự vận chuyển Bên cạnh đó phòng vật tư hoặc phòng kế hoạch phải tổ chức một bộ phận (có thể chỉ là một , hai người) chuyên chách theo dõi giá cả vật tư hàng ngày trên các báo tạp chí của ban vật giá chính phủ phát hành cũng như các quy định của Bộ Xây dựng, Bộ Công nghiệp. Hiện nay xí nghiệp theo dõi giá cả vật liệu trên các báo , tạp chí qua đơn giao hàng trực tiếpchưa có biện háp theo dõi toàn bộ thị trưòng, chưa bao quát được tình hình cụ thể của thị trường. Theo em xí nghiệp nên theo dõi những thông tin về thị trường vật tư cũng như các thông tin khác trên mạng, qua đây xí nghiệp có thể tìm hiểu được mọi thông tin cần thiết trong và ngoài nước. Bởi buôn bán thông tin qua mạng đã trở thành phổ biến trong các Doanh nghiệp hiện nay. Có một điều là xí nghiệp nên làm là đàm phán với bên A tốt để cả hai bên đều có lợi hoặc đem lại lợi ích cho mình mà không ảnh hưởng đến họ. Ví dụ như trường hợp tại một công trình ở Vĩnh Phúc xí nghiệp thực hiện năm 2002. Ban đầu, bên A bắt buộc xí nghiệp phải sử cột ly tâm của công ty bê tông Chèm với giá ( cả chi phí vận chuyển ) là 1900000 đồng/ cột trong khi xí nghiệp có thể xí nghiệp có thể mua các loại cột này tại Bắc Giang( cả chi phí vận chuyển) là 1820000 đồng/cột. ở đây có sự chênh lệch lớn về giá. Nhận thức được vấn đề đó xí nghiệp đã cử đội trưởng đội 11 đàm phán, thoả thuận lại với bên A, do khi thay đổi như vậy chất lượng công trình không ảnh hưởng nên bên A đã đồng ý sử dụng cột ly tâm mua tại Bắc Giang. Đây là công trình đưa điện về xã đoạn đường thi công dài, sử dụng rất nhiều cột li tâm mỗi cột tiết kiệm dược 80000 đồng /cột nên tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu, hạ giá thành sảm phẩm. Cấp phát kịp thời sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình thi công xây lắp Vật liệu của xí nghiệp có khối lượng lưu kho không lớn lý do là nguồn cung ứng dồi dào, dễ kiếm. Vấn đề bảo quản vật liệu không ảnh hưởng nhiều đến giá thành, nên chúng ta không bàn nhiều đến vấn đề bảo quản nguồn vật liệu mà đi vào vấn đề sử dụng vật liệu như thế nào để giảm chi phí do hư hỏng mất mát. Việc cấp phát nguyên vật liệu phải được thực hiện có tính toán cấp đúng lúc, đầy đủ, tránh tình trạng cấp pháp quá sớm phải bảo quản trông coi tại chân công trình hay cấp quá muộn là chậm tiến độ, cấp thừa thãi không đủ chủng loại kích cỡ. Đồng thời phải có chính sách xử phạt nghiêm minh đối với những cá nhân, đội thi công lãng phí vật liệu, quy trách nhiệm bồi thường bằng tiền đồng thời với phạt cảnh cáo, khiển trách với những người vi phạm khi sử dụng nguyên vật liệu. Có chế độ khen thưởng cá nhân có thành tích trong tiết kiệm nguyên vật liệu. Do các công trình của xí nghiệp nằm rải rác ở khắp nơi nhu cầu sử dụng vật liệu là thường xuyên nên xí nghiệp không tổ chức kho vật liệu chung mà giao cho các đội thi công trực tiếp quản lý. Do vậy việc theo dõi vật tư xuất dùng ở nhiều công trình rất phức tạp. Để tạo điều kiện cho việc cấp phát vật tư nhanh chóng và kịp thời góp phần tăng tiến độ hoàn thành thi công công trình hạng mục công trình đồng thời góp phần kiểm tra được tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất thì xí nghiệp nên sử dụng “phiếu xuất vật tư theo định mức” theo dõi được lượng vật tư xuất kho để điều chỉnh kịp thời cho phù hợp. Tóm lại bằng mọi biện pháp thích hợp xí nghiệp hãy thực hiện tích cực hơn nữa để đưa mục tiêu hạ giá thành trở thành hiện thực đem lại lợi ích cho xí nghiệp và tăng cường vị thế cạnh tranh trên thị trường. Hiệu quả của biện pháp Ví dụ để thực hiện 1 công trình ở Hà Nội cách nhà máy Yên Viên 20 km, cách Thái Nguyên 90 km khối lượng sử dụng vào công trình là 3,5 tấn cáp. Tại nhà máy cơ khí Yên Viên giá 1 kg cáp APC giá 95000 đ Tại Thái nguyên giá 1 kg cáp APC là 94700 đ Chi phí vận chuyển là 3000đ/ tấn/km Nếu mua tại Yên Viên tổng chi phí là: 95000 x 3500 +3,5 x 3000 x 20 = 332.710.000 (đ) Nếu mua tại Thái Nguyên tổng chi phí là: 94700 x 3500 + 3,5 x 3000 x 90 =338.695.000( Đ) Như vậy với công trình này ta nên mua cáp tại nhà máy Yên Viên sẽ tiết kiệm được 5.985.000 đ do tiết kiệm được chi phí vận chuyển. 3.Giải pháp 3: Sử dụng một cách hiệu quả máy móc thiết bị, phương tiện vận tải của xí nghiệp Mục đích của biện pháp Máy móc thiết bị là nhân tố không thể thiếu trong quá trình thi công xây dựng các công trình. Máy móc thiết bị hiện đại, chất lượng các công trình thi công càng cao, hơn nữa còn tiết kiệm được 1 lượng lớn sức lao động. Do vậy góp phần giảm chi phí, ha giá thành sản phẩm xây lắp. Do tính chất công việc xây dựng, máy móc thiết bị thực hiện công trình thường công kềnh khó di chuyển, mặt khác các công trình trải dài trên nhiều vùng, miền. Nên khi tiuến hành thi công xí nghiệp cần xem xét để cân đối giữa việc sử dụng máy móc thiết bị của xí nghiệp với máy móc thiết bị thuê ngoài với mục đích cuối cùng là giảm đến mức tối đa chi phí máy. Nội dung của biện pháp Trước thực trạng máy móc thiết bị phương tiện vận tải lạc hậu, xí nghiệp đã phải áp dụng hình thức thuê ngoài để đáp ứng công việc thi công xây lắp. Lượng máy móc thiết bị và phương tiện vận tải của xí nghiệp phần lớn được đưa vào sử dụng từ khi được thành lập nên hầu hết đã khấu hao hết, năng lực sản xuất lạc hậu, qua nhiều lần sửa chữa bảo dưỡng nhưng công xuất cũng chỉ đạt 60 % công suất thiết kế. Trong bốn khoản mục chi phí thì khoản mục chi phí máy thi công có tỷ trọng thấp nhất, có công trình không đến 1% tổng chi phí giá thành. Nhưng không vì lý do đó mà xí nghiệp không quan tâm đến vấn đề quản lý và sử dụng máy. Vì việc sử dụng máy thi công tốt, hiệu quả sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí nhân công cũng như đẩy nhanh tiến độ thi công. Do đặc điểm sản phẩm của xí nghiệp là những trạm điện, đường dây điệnnên việc sử dụng máy trong thi công chủ yếu là cẩu chuyên dùng, các máy móc thiết bị khác như: máy trộn bê tông máy ép thuỷ lưc ít được sử dụng( nếu có sử dụng thì chi phí này là không đáng kể). Hiện tại xí nghiệp có hai cẩu chuyên dùng trong khi cùng một lúc xí nghiệp thi công nhiều công trình tại các địa điểm khác nhau nên không đảm bảo cho nhu cầu sử dụng cẩu của các đội. Xí Nghiệp nên có phương án cụ thể cho những công trình lớn cần nhiều máy móc thiết bị thì ngoài sử dụng thiết bị của mình thì thuê ngoài để đạt tiến độ. Nhưng những công trình nhỏ, chi phí vận hành lớn thì Xí Nghiệp nên thuê ngoài đồng thời có thể dùng máy móc của mình cho đơn vị ngoài thuê. Có như vậy mới sử dụng hết công suất máy một cách hữu hiệu đồng thời có thể mang lại thu nhập từ việc cho thuê máy. Mặt khác, Xí Nghiệp cũng nên thành lập một tổ quản lý máy móc thiết bị để theo dõi tình hình sử dụng máy, có nhiệm vụ bảo trì, bảo dưỡng máy móc trong quá trình thi công. Các đội thi công lập kế hoạch thi công để sử dụng máy một cách tối đa. Đến hàng tháng, hàng quý, tổ quản lý máy móc thiết bị có báo cáo cụ thể tình hình biến động và sử dụng máy của mỗi đội. Từ đó lập kế hoạch đầu tư có hiệu quả nhất cho hệ thống máy móc thiết bị. Tuy giảm chi phí khoản mục máy thi công trong giá thành sản phẩm nhưng hầu hết máy móc thiết bị của Xí Nghiệp từ trước 1990, được sữa chữa nhiều công suet tối đa chỉ đạt 60 - 70% công suất thiết kế và chi phí sữa chữa, bảo quản lớn. Vì vậy, trong thời gian tới Xí Nghiệp nên đầu tư mua sắm một số máy móc thiết bị công nghệ mới đặc biệt là cẩu chuyên dùng. Hiện nay giá cẩu IFA 5 tấn khoảng 200 triệu đồng. Cẩu HUYNDAI khoảng 320 triệu. Với chí phí đầu tư mua sắm cẩu mới không phải là quá cao so với khả năng tài chính của xí nghiệp đồng thời lại giúpp xí nghiệp chủ động trong thi công, nâng cao chất lượng và tiến độ thi công các công trình. Hiệu quả của biện pháp: Việc sử dụng cẩu của xí nghiệp rẻ hơn rất nhiều so với giá thuê ngoài. Giá 1 ca cẩu (6h ) là 680000 đ/ca trong khi giá thuê ngoài thường trên 1 triệu đồng. Do vậy, xí nghiệp cần phải căn cứ vào địa điểm thi công của công trình để quyết định nên đi thuê hay sử dụng câủ của xí nghiệp. Những công trình xa, nhu cầu sử dụng ít thì xí nghiệp nên thuê ngoài sẽ tiết kiệm được chi phí hơn. Ví dụ công trình CQT cho khu Hội Hợp, thị xã Vĩnh Yên(Vĩnh Phúc) thực hiện thi công từ tháng 7 đến tháng 9, do đòi hỏi tiến độ thi công thấp nên xí nghiệp đã thuê thêm 1 cẩu chuyên dùng loại 5 tấn. Bên cho thuê đưa ra giá thuê như sau: thuê theo ca 1144000/ ca( theo quy định của Bộ Xây Dựng). Nếu thuê theo thời gian thì giá thuê là 17 triệu cộng với chi phí vận hành 300000đ/ca. Gọi X là số ca máy cần vận hành trong thời gian thuê khoán. Ta có phương trình: 1144000 X = 17000000 + 300000 X X = 20,14 Vậy nếu số ca máy trong thời gian xí nghiệp cần sử dụng lớn hơn 20,14 ca thì nên thuê theo hình thức thuê khoán theo thời gian để tiết kiệm chi phí. ở công trình này xí nghiệp cần sử dụng 23 ca máy nên xí nghiệp sẽ thuê theo hình thức thuê khoán theo thời gian sẽ tiết kiệm được một khoản là: 1144000 x 23 – 17000000 – 300000 x 23 =2412000 (đ) Qua phân tích tình hình thực hiện chi phí máy thi công của Xí Nghiệp ở phần II chúng ta thấy được trong khoản mục này Xí Nghiệp đã giảm được một khoản chi phí đáng kể bằng cách lựa chọn giữa thuê ngoài hay sử dụng máy của đơn vị mình. Xí Nghiệp đã làm rất tốt ở khâu này, có chẳng còn tồn tại ở chi phí vận hành máy. Xí Nghiệp cần khoán cụ thể và kiểm tra thường xuyên, tránh tình trạng nâng số ca máy sử dụng lên để lấy thêm chi phí nhiên liệu trong máy thi công. 4. Biện pháp 4: Giảm các khoản lãng phí trong chi phí chung Mục đích của biện pháp Hiện tại, khoản mục chi phí chung của xí nghiệp đang được sử dụng còn lãng phí có nhiều khoản mục chi chưa được rõ ràng, bất hợp lý. Đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, nên nếu xí nghiệp có những định mức, kế hoạch chi tiêu hợp lý sẽ tiết kiệm được một khoản tiền lớn và hạ được giá thành sản phẩm. Nội dung của biện pháp Đây là một trong những khoản chi phí mà trong kế hoạch hạ giá thành xây lắp Xí Nghiệp đã giảm được rất lớn, có thể nói là cao nhất về tỷ lệ % hạ các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Dù năm nào Xí Nghiệp Xây Lắp Điện cũng giảm được một khoản rất lớn nhưng trong kế hoạch giá thành, Xí Nghiệp xem giảm chi phí chung là vấn đề mấu chốt trong hạ thấp giá thành. Xí Nghiệp rất thành công trong kế hoạch này. Trong các khoản mục chi phí trong giá thành xây lắp tại Xí Nghiệp Xây Lắp Điện: chi phí vật liệu là khoản chi phí khó giảm nhất, tiếp đó là chi phí nhân công và chi phí máy thi công cũng là những khoản chi phí không dễ dàng hạ thấp đối với một ngành đặc thù như ngành điện. Ban lãnh đạo Xí Nghiệp xét thấy giảm chi phí chung là hoàn toàn thực hiện được do đó đã áp dụng những biện pháp hữu hiệu để giảm khoản chi phí này. Bên cạnh việc thực hiện chính sách khoán toàn Xí Nghiệp. Đối với công tác phí và giao dịch phí là khoản hay gia tăng bất thường nhất. Vì vậy, để giảm chi phí chung Xí Nghiệp khoán chi phí văn phòng phẩm cho từng phòng, hàng tháng không được vượt quá khoản chi phí đó. Chi phí giao dịch, điện thoại cũng được khoán một cách chặt chẽ tránh gọi không đúng công việc gây lãng phí. Chẳng hạn trưởng phòng tài vụ được khoán mỗi tháng tiền điện thoại là 500.000 đồng, nếu gọi quá ngoài số đó cá nhân phải tự bỏ tiền túi ra. Chi phí đi lại cũng là một khoản chi phí không nhỏ. Xí Nghiệp quy định đối với trưởng phòng trở lên đi công tác được dùng xe của cơ quan, nhưng thực tế thì nếu những chuyến công tác nhiều người đi thì mới dùng xe của Xí Nghiệp còn nếu ít người thì cá nhân đó đi xe ngoài sau đó về thanh toán với Xí Nghiệp. Làm như thế này Xí Nghiệp giảm được khoản chi phí rất lớn trong chi phí chung. Hiệu quả của biện pháp Thực tế chuyến công tác của trưởng phòng kỹ thuật tới thành phố Hồ Chí Minh vào đầu năm 2002 là một ví dụ. Nếu đi bằng xe con của xí nghiệp mỗi ngày phải chi 350000đ tiền xăng dầu, lệ phí giao thông cộng thêm tiền ăn ở của trưởng phòng và lái xe là 250000 đ tổng cộng mỗi ngày xí nghiệp phải chi ra 600000đ. Với 7 ngày công tác tổng chi phí bỏ ra sẽ là 4.200.000 đ( nhưng thực tế chỉ có 3 ngày làm việc). Nếu đi bằng phương tiện máy bay chi phí cho một vé khứ hồi là 2.500.000 đ cộng với chi phí đi lại và ăn ở tại thành phố Hồ Chí Minh trong 3 ngày là 1.200.000 đ. Tổng cộng chi phí bỏ ra cho chuyến đi công tác này là 3.700.000 đ. Như vậy so sánh hai phương án trên ta thấy phương án 2 tiết kiệm hơn( giảm 500.000đ). Ngoài ra việc đi lại bằng máy bay sẽ đảm bảo về mặt thời gian hơn. Và thực tế cho thấy Xí Nghiệp đã giảm được khoản chi phí chung khá lớn trong những năm qua. Xí Nghiệp phải phấn đấu giảm chi phí hội họp, chi phí khảo sát thực địa và những khoản chi phí làm việc với bên A. Đây là những khoản chi phí nhiều lúc trở nên không rõ ràng, dễ dẫn đến thất thoát. Xí Nghiệp cần có kế hoách khoán cụ thể cho từng đội, ngoài các khoản chi phí trên thì chi phí khác cho mỗi công trình của mỗi đội là bao nhiêu. Con số này phải cụ thể và sau khi tổ đội trình để quyết toán thì cần phải đối chiếu chứng thực rõ ràng, những khoản nào không rõ ràng phải yêu cầu xác định lại. Không để xẩy ra tình trạng làm gia tăng chi phí gián tiếp, đặc biệt là gia tăng không đúng. 5. Biện pháp 5: Lựa chọn phương pháp, tiến độ thi công hợp lý Mục đích của biện pháp Việc xác định phương pháp thi công và xây dựng kế hoạch tiến độ thi công là một công việc rất quan trọng trong ngành xây dựng. Kế hoạch tiến độ thi công giúp các đơn vị thi công xác định cụ thể các bước công việc cung như thời gian để thực hiện từng bước công việc, là căn cứ để đánh giá tiến độ thi công. Nếu bản kế hoạch này quá dài gây rất nhiều lãng phí cả về lao động và máy móc thiết bị. Ngược lại, nếu bản kế hoạch được xây dựng với thời gian thực hiện quá ngắn thì sẽ không đảm bảo chất lượng công trình, gây sức ép với công nhân. Cùng một công trình, nhưng các phương pháp thi công khác nhau sẽ có những khoản chi phí khác nhau. Xí Nghiệp nào có phương pháp thi công tối ưu sẽ có giá thành hạ. Nội dung biện pháp Việc lựa chọn phương pháp thi công phải đảm bảo khi tiến hành thi công sẽ mang lại chi phí thấp nhất so với các phương án khác nhau như: thời gian hoàn thành công trình nhanh nhất, chi phí bảo quản vật tư thấp nhất,... Vì vậy, trong khi thi công phải lường hết được những nguyên nhân làm cho tiến độ thi công bị gián đoạn. Có nhiều nguyên nhân làm cho quá trình thi công bị ngừng trệ, tuy vậy thường tập trung vào một số nguyên nhân sau đây: Do thời tiết: thi công phần lớn được thực hiện ngoài trời , do đó tự nhiên sẽ có tác động trực tiếp tới tiến độ thi công,tới việc vận chuyển vật tư thiết bị. Do thiếu vật tư thi công: quá trình cung cấp bị gián đoạn hoặc chậm lại những cản trở này thường xuất hiện khi bên A yêu cầu cung cấp vật tư. Khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn cho thi công. Do đó, phương án được chọn phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Trong thiết kế tổ chức thi công phải tăng cường cơ giới hoá đồng bộ công tác thi công xây lắp. Điều này sẽ đảm bảo rút ngắn được thời gian thi công và nâng cao chất lượng công trình. Cần phải phân chia theo nhóm công việc giống nhau để tiện cho việc sản xuất chuyên môn hoá. Khi tổ chức thi công phải tạo được điều kiện thi công liên tục trong quá trình thi công. Ngoài ra, trong khi thi công các công việc nên thực hiện theo trình tự sau: Làm phần ngầm trước, phần nổi sau, phần sâu trước phần nông sau, phần chính trước phần phụ sau, công việc có tính chất trình tự phải làm dứt điểm, công việc có tính song song phải bố trí mặt bằng hợp lý, cung ứng vật liệu, máy móc đầy đủ tránh chồng chéo. Việc thi công các hạng mục còn lại không ảnh hưởng đến việc sử dụng sản xuất các hạng mục đã hoàn thành. Trình tự thi công nên điều hoà việc cung ứng điều kiện kỷ thuật với các loại vật tư nhằm sử dụng hợp lý các nguồn vốn, đẩy nhanh tốc độ thi công. Trình tự thi công phải chú ý đến ảnh hưởng thời tiết, dự kiến biện pháp xử lý thi thời tiết xấu. Sau khi xác định được trình tự các bước công việc phải làm của một hạng mục và thời gian hoàn thành của các bước công việc này Xí Nghiệp có thể quản lý thời gian thi công bằng cách sử dụng sơ đồ PERT, từ đó xác định được thời gian thi công hoàn thành sớm nhất và muộn nhất, công việc nào cần quản lý chặt chẽ để không ảnh hưởng tới tiến độ thi công công trình. Tránh được tình trạng kéo dài thời gian thi công một cách không cần thiết. Lựa chọn phương pháp tổ chức thi công hợp lý cho từng công trình sẽ có tác động rất tích cực: tránh ứ đọng vốn, giảm chi phí tiền vay, giảm chi phí nhân công, chi phí bảo quản vật tư - máy móc thiết bị. Đối với bên chủ đầu tư đưa công trình vào sử dụng nhanh hơn. Hiệu quả của biện pháp Có thể minh họa hiệu quả này thông qua việc sử dụng sơ đồ PERT như sau: Bảng 21: Trình tự thi công công trình: trạm biến áp Bảo Hà - Bảo Yên Công việc Trình tự các công việc Thời gian thực hiện bình thường (ngày) Thời gian thực hiện khẩn trương (ngày) Chi phí tăng thêm /1 đơn vị thời gian(tr.đ) Giải phóng mặt bằng, đào đất(a) Bắt đầu 7 6 0,9 Dựng cột(b) Sau a 8 7 0,6 Xây vỏ thô(c) Sau a 4 3 0,5 Hoàn thiện vỏ(d) Sau c 6 4 0,6 Kéo dây(e) Sau b 11 8 0,7 Lắp xà, sứ(f) Sau b 9 7 0,3 Lắp công tơ(g) Sau e 3 2 0,8 Lắp đặt trạm(h) Sau d,f,g 14 13 0,9 Nghiệm thu(i) Sau h 2 1 0,5 (Chi phí gián tiếp tiết kiệm được là 1,4 trđ/ngày) 1 0 0 0 4 15 15 0 5 23 21 2 2 7 7 0 8 42 42 0 3 17 11 6 6 26 26 0 7 40 40 0 a 7 b 8 d 6 g 3 e 11 c 4 f 9 h 14 i 2 Sơ đồ 4: Trình tự các bước công việc Đường găng là đường có tổng thời gian thực hiện các bước công việc là lớn nhất.Vậy trong sơ đồ trên đường găng là: a, b, e, h, i. Có tổng thời gian thực hiện là: 7+8+11+14+2=42 Về quy tắc chỉ có thể rút ngắn thời gian các bước công việc nằm trên đường găng. Vậy ta có các rút ngắn sau: Rút ngắn công việc (b),(i) xuống 1 tháng, chi phí tăng thêm là 1,1 tr.đ Tổng thời gian công trình là: 42-2=40 (ngày) Rút ngắn công việc (e) xuống 2 tháng, chi phí tăng thêm là 1,4 tr.đ Tổng thời gian công trình là: 40-2=38 (ngày) Xuất hiện đường găng mới, vậy khi có 2 đường găng chúng ta phải tiến hành rút ngắn đồng thời.Có 3 cách rút ngắn thời gian thực hiện như sau: Rút ngắn công việc (d) và (e) 1 tháng ,tổng chi phí tăng 1,3 trđ Rút ngắn công việc (e) và (g) 1 tháng ,tổng chi phí tăng 1,5 trđ Rút ngắn công việc (h) 1 tháng , chi phí tăng 0,9 trđ Vậy chọn cách rút ngắn thứ 3 vì chi phí tăng thên là thấp nhất, sau đó tiếp tục rút (d) và (e) xuống 1 tháng nữa thì dừng lại vì tổng chi phí tăng thêm lớn hơn chi phí giám tiếp tiết kiệm được. Tổng thời gian rút ngắn được là: 6(ngày) Tổng chi phí tiết kiệm được là: 6*1,4=8,4 (trđ) Tổng chi phí tăng thêm là: 1,1 + 1,4 + 0,9 + 1,3=4,7 (trđ) Tổng chi phí tiết kiệm được do rút ngắn thời gian thực hiện cacá bước công việc là: 8,4 – 4,7 =3,7 (trđ) 6.Một số kiến nghị đối với công ty và Nhà nước. 6.1 Kiến nghị đối với công ty Xí Nghiệp Xây Lắp Điện là thành viên hạch toán phụ thuộc Công ty Điện lực 1- Tổng Công ty Điện lực. Trong cơ chế thị trường hiện nay công ty đã cho các Xí Nghiệp thành viên chủ động trong việc tìm kiếm các đối tác ngoài đảm nhận các công trình của trên chỉ định, tự chủ trong đấu thầu, sáng tạo trong thi công lắp đặt, quản lý lao động và khai thác thị trường. Mặc dù công ty đã cố gắng tạo điều kiện cho Xí Nghiệp hoạt động tốt, nhưng Xí Nghiệp cũng có những kiến nghị đối với công ty như sau: Là đơn vị trực thuộc nên khi vay vốn Ngân hàng thì phải có sự bảo lãnh của đại diện công ty. Đối với việc này công ty cần có những biện pháp giảm bớt những thủ tục rườm rà để nhanh chóng có vốn đáp ứng nhu cầu công trình. Chi phí tìm việc công ty quy định đối với tất cả các công trình là 2%. Nhưng thực tế nhiều công trình Xí Nghiệp phải chi đến 5- 6%, điều này đã ảnh hưởng tới lợi nhuận của Xí Nghiệp. Vậy công ty nên tăng chi phí tìm việc cho Xí Nghiệp 3% để Xí Nghiệp có nhiều cơ hội hơn trong công tác tìm kiếm việc làm và tham dự thầu. Có nhiều công trình công ty đứng tên tham gia đấu thầu, rồi giao cho Xí Nghiệp thi công. Sau đó Xí Nghiệp phải nộp cho công ty một khoản phụ phí, khoản này được tính vào chi phí chung của công trình. Nhưng nhiều khi chi phí này quá lớn, thường chiếm 30% chi phí chung. Do đó, công ty nên có biện pháp để giảm khoản chi phí này xuống thấp hơn. Công ty nên đầu tư cho Xí Nghiệp một số tài sản cố định nữa để đáp ứng phần nào nhu cầu công việc. 6.2 Kiến nghị đối với Nhà nước - Là một doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước thành lập nhưng nguồn vốn ngân sách cấp và bổ xung là rất nhỏ bé chưa tương xứng với khả năng hiện hành của Xí Nghiệp. Theo chế độ, mỗi doanh nghiệp được đảm bảo tối thiểu 30% vốn lưu động, nhưng do chưa có nguồn để cấp nên không phải doanh nghiệp nào cũng được cấp đầy đủ, trong khi có doanh nghiệp thừa vốn lại rất khó điều đến các doanh nghiệp thiếu vốn. Vì thế nhiều DNNN, mà trong đó, có Xí Nghiệp Xây Lắp Điện đang phải đối phó với tình trạng thiếu vốn lưu động nghiêm trọng. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp thiếu vốn lưu động hoàn toàn không chỉ do ngân sách không đảm bảo được mà cái chính là do các doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhau dẫn đến vốn lưu động trong thanh toán của các doanh nghiệp quay vòng luẩn quẩn nên đã làm cho tình trạng tài chính của các doanh nghiệp phức tạp, nợ nần dây dưa, thiếu vốn lưu động nghiêm trọng. Hiện nay môi trường kinh tế đang trong giai đoạn chuyển tiếp rất không ổn định, NSNN đang mất cân đối và do đó khi cấp vốn Nhà nước cũng xem xét rất kỹ tình hình doanh nghiệp để ra quyết định nên để tăng cao được nguồn vốn chủ sở hữu từ NSNN, Xí Nghiệp phải tìm cách tăng hơn nữa hiệu quả kinh doanh của mình. Nhưng theo nghị định 22/HĐBT ngày 24/1/91 về chế độ thu sử dụng vốn NSNN với các doanh nghiệp Nhà nước, các DNNN có sử dụng NSNN đều phải nộp một khoản thu sử dụng vốn từ 3.6% --> 4.8 % / năm tuỳ theo ngành nghề kinh doanh, số tiền thu sử dụng vốn trên được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng trong điều kiện hiện nay, phần lớn các DNNN đang thiếu vốn kinh doanh trầm trọng, khả năng tích luỹ của DNNN chưa cao, lợi nhuận sau thuế còn ít, nhu cầu bổ sung vốn còn lớn, do vậy không nên thu khoản thu này và thực tế hiện nay, tổng số tiền thu sử dụng vốn ngân sách của các DNNN vào NSNN hàng năm không đáng kể, bỏ khoản thu này DNNN sẽ có thêm điều kiện tự tích luỹ và phát triển vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Có thể nói từ những lý do này, việc bỏ khoản thu sử dụng vốn NSNN là hoàn toàn hợp lý và là một giải pháp cực kỳ quan trọng để góp phần tháo gỡ tình hình thiếu vốn kinh doanh đang diễn ra ở nhiều DNNN hiện nay. Một vấn đề khó khăn không riêng gì Xí Nghiệp Xây Lắp Điện là nhiều công trình tiến độ thi công chậm lại do không giải phóng được mặt bằng thi công. Vì vậy, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong công tác này đề nghị cơ quan Nhà nước cần ban hành một số văn bản có hiệu lực và mang tính cụ thể hơn trong việc giải phóng mặt bằng. Đưa ra các chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho Xí Nghiệp, cho các đội thi công lắp đặt đảm bảo được tiến độ của mình. Từ đó, giúp công tác hạ giá thành xây lắp đạt hiệu quả cao hơn. Kết luận Trong các doanh nghiệp xây lắp, công tác hạ giá thành sản phẩm có vai trò rất quan trọng, nó liên quan trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Giá thành sản phẩm xây lắp hạ sẽ giúp các xí nghiệp có nhiều khả năng thắng thầu các công trình đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động. Chính vì vậy, trong công tác quản lý sản xuất, các nhà quản trị luôn coi công tác hạ giá thành sản phẩm là mục tiêu cũng như là nhiệm vụ cần được thực hiện một cách thường xuyên và có hiệu quả. Trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp được sự giúp đỡ của các cô chú trong Xí nghiệp và thầy giaó hướng dẫn em đã cố gắng nỗ lực hết sức để thu thập tài liệu, số liệu, tham khảo tài liệu, kết hợp lý thuyết đã được học tại trường và các tài liệu của Xí nghiệp để phân tích đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và thực hiện công tác giá thành trong thời gian qua. Từ đó đưa ra một số biện pháp cơ bản nhằm hạ giá thành xây lắp công trình của Xí nghiệp. Với mong muốn bằng những kiến thức đã được học ở trường sẽ đóng góp được một phần nhỏ bé của mình cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Xí nghiệp trong thời gian tới. Những nhận xét đánh giá trên đây của em về thực trạng Xí nghiệp còn mang tính chất chủ quan, cho nên bài viết không tránh khỏi những sai sót nhất định rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cán bộ Xí nghiệp, các thầy cô giáo, các bạn sinh viên trong khoa để một mặt góp phần nâng cao chất lượng luận văn và mặt khác góp phần nâng cao trình độ kiến thức của bản thân em. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn GS. TS Phạm Hữu Huy và các cô chú trong xí nghiệp xây lắp điện đã giúp em trong quá trình thực tập nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề này. Mục lục Lời mở đầu 1 Phần I. Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh và giá thành của xí nghiệp Xây lắp điện trong thời gian qua 3 I. Tổng quan về xí nghiệp Xây lắp điện 3 1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp 3 2. Chức năng, nhiệm vụ của xí nghiệp 4 3. Quy trình thực hiện tác nghiệp để hoàn thành một công trình xây lắp điện 5 4. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu giá thành sản phẩm xây lắp 7 4.1Mô hình tổ chức bộ máy 5 4.1.1. Mô hình tổ chức quản lý 7 4.1.2. Mô hình tổ chức sản xuất 9 4.2. Về cơ sở vật chất kỹ thuật 9 4.3. Về nguyên vật liệu của xí nghiệp 11 4.4. Đội ngũ lao động của xí nghiệp 12 4.5. Về vốn của xí nghiệp 16 4.6. Về thị trường kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp 18 II. Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của xí nghiệp 19 1. Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong 3 năm gần đay 19 2. Phân tích giá thành sản phẩm của xí nghiệp 23 2.1. Cơ cấu giá thành sản phẩm xây lắp 23 2.1.1. Chi phí trực tiếp 24 2.1.2. Chi phí chung 28 2.2. Phân tích phương pháp xây dựng giá thành sản phẩm của xí nghiệp 29 2.3. Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành 32 2.3.1. Tình hình thực hiện chi phí trực tiếp trong giá thành xây lắp 33 2.3.2. Phân tích tình hình sử dụng chi phí chung trong giá thành xây lắp 41 3. Đánh giá về tình hình hạ gia thành xây lắp của xí nghiệp 43 3.1. Đánh giá chung 43 3.2. Những ưu điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của xí nghiệp 45 3.3. Những hạn chế của hoạt động sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm 46 Phần II. Một số biện pháp cơ bản phấn đấu hạ giá thành sản phẩm ở xí nghiệp Xây lắp điện 50 1. Biện pháp 1. Giảm chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm 50 2. Biện pháp 2. Sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu 54 3. Biện pháp 3. Sử dụng một cách hiệu quả máy móc thiết bị, phương tiện vận tải của xí nghiệp 58 4. Biện pháp 4. Giảm các khoản lãng phí trong chi phí chung 61 5. Biện pháp 5. Lựa chọn phương pháp, tiến độ thi công hợp lý 63 6. Một số kiến nghị đối với công ty và Nhà nước 66 6.1. Kiến nghị đối với công ty 66 6.2. Kiến nghị đối với Nhà nước 67 Kết luận 69 Tài liệu tham khảo Giáo trình Kinh tế và kinh doanh xây dựng, ĐHKTQD Giáo trình Kinh tế và tổ chức sản xuất, ĐHKTQD Giáo trình Quản trị kinh doanh, ĐHKTQD Giáo trình Phân tích kinh doanh, ĐHKTQD Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. NGƯT. Vũ Huy Cẩm - NXB Thống kê Hà Nội, 1996 Kinh tế và kinh doanh xây dựng, ĐHXD. Một số luận văn tốt nghiệp khoá 39, 40. Tài liệu của Xí nghiệp xây lắp điện. cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc o0o Nhận xét của giáo viên phản biện Ngày.tháng. năm 2003

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9532.doc
Tài liệu liên quan