1. Quản lý chất lượng trong doanh nghiệp - PTS. Nguyễn Kim Định - Nhà xuất bản thống kê - 1998.
2. Quản lý chất lượng trong doanh nghiệp - PTS. Đặng Minh Trang - Nhà xuất bản giáo dục - 1999.
3. TQM - ISO 9000 - GS. Nguyễn Quang Toản - Nhà xuất bản thống kê - 1996.
4. Quản lý chất lượng đồng bộ - John Oaland - Nhà xuất bản thống kê - 1998.
5. Phiên bản ISO 9000: 2000, ISO 9001: 2000.
90 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những biện pháp để duy trì và phát triển việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9002 ở Công ty da giầy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và thử nghiệm.
Kiểm soát thiết bị kiểm tra đo lường và thử nghiệm.
Trạng thái kiểm tra và thử nghiệm.
Kiểm soát sản phẩm không phù hợp.
Hành động khắc phục và phòng ngừa.
Giải quyết khiếu nại của KH.
Xếp dỡ, lưu kho, bao gói, bảo quản và giao hàng.
Kiểm soát hồ sơ chất lượng.
Đánh giá chất lượng nội bộ.
Tuyển dụng lao động.
Đào tạo.
Dịch vụ (không áp dụng).
Kỹ thuật thống kê.
HS – TT 01.
HS – TT 02.
HS – TT 03A.
HS – TT 03B.
Không áp dụng.
HS – TT 05.
HS – TT 06.
HS – TT 07.
HS – TT 08.
HS – TT 09.
HS – TT 10.
HS – TT 11.
HS – TT 12.
HS – TT 13.
HS – TT 14A.
HS – TT 14B.
HS – TT 15.
HS – TT 16.
HS – TT 17.
HS – TT 18A.
HS – TT 18B.
Không áp dụng.
HS – TT 20
c. Tiến trình đánh giá và chứng nhận.
Trước khi bên thứ ba đến đánh giá để cấp giấy chứng nhận thì công ty phải tiến hành đánh giá nội bộ. Đây là công việc rất quan trọng trong hệ thống ISO 9000, công ty có thể định kỳ đánh giá chất lượng của hệ thống mà không cần mời tổ chức đánh giá chính thức.
Mục đích của đánh giá nội bộ là khi phát hiện sự không phù hợp, cần tiến hành các hành động khắc phục. Hành động khắc phục yêu cầu điều tra nguyên nhân, xem xét hành động và kiểm soát nhằm đảm bảo ràng hành động cần thiết được thực hiện. Đánh giá nội bộ cũng đòi hỏi rằng hành động cần thiết được thực hiện có hiệu lực.
Quá trình đánh giá chất lượng nội bộ của Công ty da giầy Hà Nội gồm những bước sau:
Bảng 13: Quá trình đánh giá chất lượng nội bộ của công ty.
Yêu cầu đánh giá nội bộ
Lập lịch trình đánh giá, lập đoàn đánh giá
giá
Lập kế hoạch đánh giá
Thông báo cho bên được đánh giá
Họp khai mạc
Tiến hành đánh giá
Họp kết thúc
Báo cáo đánh giá
Yêu cầu hành động khắc phục
Lập kế hoạch hành động khắc phục
Kiểm tra xác nhận
Kết thúc hồ sơ
Sau khi kết thúc đánh giá nội bộ và có những hành động khắc phục thì công ty sẽ tiến hành đánh giá để xin cấp chứng nhận bởi các chuyên gia đánh giá bên ngoài. Quá trình này trải qua hai giai đoạn là đánh giá sơ bộ giúp cho công ty thấy được những tồn tại để kịp thời chỉnh đốn và đánh giá chính thức gồm đánh giá hồ sơ và đánh giá việc thực hiện. Việc đánh giá của bên thứ ba nhằm đạt được sự khách quan, sự thừa nhận về hệ thống chất lượng của công ty.
Công ty cần xem xét các yếu tố như uy tín, chất lượng, dịch vụ và giá cả của bên đánh giá, đồng thời phải phụ thuộc vào bản chất kinh doanh và năng lực tài chính của công ty để lựa chọn bên đánh giá cho phù hợp. Công ty da giầy Hà Nội đã chọn tập đoàn SGS để tiến hành đánh giá và cấp chứng nhận cho công ty.
Với mạng lưới hơn 1200 văn phòng và trên 140 phòng thí nghiệm trên khắp toàn cầu, tập đoàn SGS hiện nay đang là một trong những đơn vị hàng đầu thế giới trong việc kiểm định và cấp giấy chứng nhận chất lượng và làm dịch vụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tại Việt nam, tập đoàn SGS đã có mặt hơn 10 năm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ với sự tham gia của công ty SGS Việt nam, một thành viên của tập đoàn. Thông qua nhiều dịch vụ cấp giấy chứng nhận có uy tín quốc tế, SGS cấp giấy chứng nhận theo các tiêu chuẩn hệ thống chất lượng ISO 9000, ISO 14000, QS 9000, SA 8000, dây chuyền giám hộ, dấu CE...Đối với các ngành như dệt, may, mặc, giầy dép... SGS Việt nam cung cấp các dịch vụ như trợ giúp khai thác, đánh giá sản phẩm mẫu, giám định tiền sản xuất, kiểm tra trong quá trình sản xuất, cung cấp chứng nhận.
Sau khi đánh giá với những chứng cứ khách quan về sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9002 thì tổ chức SGS đã cấp giấy chứng nhận phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9002 cho công ty vào ngày 24/10/2000. Giấy chứng nhận này có giá trị 3 năm với điều kiện là hệ thống chất lượng của công ty phải tiếp tục đạt yêu cầu.
Hệ thống chất lượng của công ty vẫn phải được duy trì và cải tiến sau khi đã được cấp chứng nhận. Công ty thường xuyên tổ chức đánh giá nội bộ để làm cơ sở cho việc đánh giá, giám sát của tổ chức SGS với thời gian 6 tháng/lần và lần đánh giá, giám sát đầu tiên vào ngày 24/4/2001. Mục tiêu đánh giá lần này là xem hệ thống chất lượng có còn được tôn trọng hay không.
d. Chi phí cho quá trình xây dựng và áp dụng ISO 9002 ở Công ty da giầy Hà Nội.
Khi lãnh đạo công ty quyết định lựa chọn hệ thống ISO 9002 để áp dụng thì những người trong QMR đã tự nghiên cứu và viết các thủ tục theo yêu cầu của ISO 9002, sau đó mới mời chuyên gia về tư vấn, đào tạo trên cái mình đã làm, do đó, chi phí cho tư vấn, giảng dạy đã giảm đáng kể. Bên cạnh khoản chi phí này, công ty còn phải đầu tư cho máy móc thiết bị và dụng cụ quản lý để quá trình xây dựng và áp dụng được thuận lợi và nhanh chóng thành công hơn, các khoản chi phí cụ thể như sau:
Nội dung
Tổng chi phí (đ)
Nguồn vốn ngân sách (đ)
Nguồn vốn khác (đ)
1. Chi phí cho tư vấn, đào tạo, đánh giá và cấp chứng nhận.
2. Chi phí cho tu sửa, xây dựng nhà xưởng.
3. Chi phí cho đầu tư máy móc thiết bị.
4. Chi phí cho đầu tư dụng cụ quản lý.
154.000.000
290.692.727
1.797.993.058
131.498.845
19.250.000
282.046.205
134.692.000
290.692.727
1.515.946.727
131.498.845
Bảng 14: Chi phí cho quá trình xây dựng HTQLCL ISO 9002 ở Công ty da giầy Hà Nội
Qua bảng chi phí ta thấy công ty đầu tư cho máy móc thiết bị rất lớn, việc tập trung đầu tư này rất quan trọng và cần thiết vì cơ sở hạ tầng có vững chắc và đồng bộ thì hoạt động mới phát huy được hiệu quả. Hơn nữa, việc đầu tư này không phải chỉ cho thực hiện việc xây dựng hệ thống chất lượng ISO 9002 mà còn là để đáp ứng yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh mà công ty đề ra. Công ty muốn mở rộng và tăng năng lực sản xuất nhưng máy móc thiết bị đã khấu hao nhiều nên tất yếu phải đầu tư cho trang thiết bị. Còn khách hàng đỏi hỏi chất lượng ngày càng cao do đó phải đầu tư chiều sâu vào công nghệ. Việc thực hiện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty là hai hoạt động đan xen, hỗ trợ cho nhau cùng đưa công ty tiến lên phát triển vững mạnh và toàn diện.
III. Đánh giá chung về quá trình xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9002 tại Công ty da giầy Hà Nội.
1. Những kết quả ban đầu sau áp dụng ISO 9002.
a. Kết quả về nâng cao chất lượng sản phẩm.
Hiệu quả quản lý chất lượng trước hết được biểu hiện thông qua kết quả về chất lượng và nâng cao chất lượng của toàn bộ hệ thống. Sau một năm xây dựng và áp dụng HTQLCL ISO 9002, nhờ có sự nỗ lực của ban lãnh đạo và các phòng ban, xí nghiệp, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng sản phẩm của Công ty da giầy Hà Nội đã được người tiêu dùng đánh giá là có chất lượng cao, đảm bảo yêu cầu về thời hạn, đã được thị trường trong nước và quốc chấp nhận, tin dùng.
b. Kết quả về tiêu thụ, mở rộng thị trường.
Cùng với việc công ty đã nhanh chóng thích nghi, chuyển hướng kịp trong sản xuất kinh doanh, biết đầu tư đúng hướng, thì công tác quản lý chất lượng, phát huy được nội lực, năng lực sáng tạo và tư tưởng đoàn kết nhất trí cao của tập thể cán bộ công nhân viên đã góp phần không nhỏ vào thành công trong việc duy trì và đảm bảo chất lượng sản phẩm của công ty. Để từ đó công ty luôn hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra, dần dần thực hiện nguyên tắc sản xuất gắn với thị trường. Nhờ sự cố gắng đó, công ty đã có một thị trường tương đối ổn định và ngày càng mở rộng ra thị trường quốc tế. Để hiểu rõ hơn, ta có thể so sánh tình hình xuất nhập khẩu giầy của công ty trong năm 2000 (sau khi được cấp chứng nhận) với tình hình xuất nhập khẩu năm 1999 (trước khi được cấp giấy chứng nhận) như sau:
Bảng 15: Tình hình xuất nhập khẩu giầy Công ty da giầy Hà Nội Hà Nội trước và sau khi áp dụng ISO 9002.
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Tỉ lệ (%)
Số lượng (đôi)
Giá trị (USD)
Số lượng (đôi)
Giá trị (USD)
4/2
5/3
1
2
3
4
5
6
7
Tổng giá trị XNK
Giầy vải
Giầy da
Tổng kim ngạch XK theo từng nước.
A. Giầy vải.
Đức
Thụy sỹ
Hungary
Pháp
Hà Lan
ý
Bỉ
Anh
B. Giầy da
Thụy Điển
Anh
New Zeland
úc
3. Tổng kim ngạch NK
231488
228363
3125
189362
189362
98571
67920
22871
450323
430948
19375
368950
368950
246843
69958
52149
269000
628181
581495
109686
564566
518495
148518
179125
10000
85160
51500
10280
12648
21264
46071
4008
38964
1572
1527
1105170
783067
322103
3924870
3772767
340329
1433000
10300
1808704
90125
23699
13280
53330
152103
44621
48812
1886
56784
907250
271
255
3510
298
274
245
182
1662
1064
1023
337
Qua bảng số liệu ta thấy số lượng khách hàng năm 2000 tăng đáng kể so với năm 1999. Nếu như năm 1999 công ty chỉ có 3 khách hàng quốc tế cho sản phẩm giầy vải và giầy da chủ yếu là gia công thì năm 2000, công ty đã có 11 khách hàng nước ngoài cho cả giầy vải và giầy da.
Tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 2000 tăng 2,71 lần so với năm 1999 về mặt số lượng, tương đương với 2,45 lần về mặt giá trị.
Tổng kim ngạch xuất khẩu theo từng nước năm 2000 tăng 2,98 lần về mặt số lượng, tương đương với 10,64 lần về mặt giá trị so với năm 1999.
Tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 3,37 lần về mặt giá trị so với năm 1999.
Kết quả thực tế đạt được này đã khẳng định rằng công ty đang từng bước thích nghi với cơ chế mới, đồng thời hệ thống QLCL ISO 9002 mà công ty áp dụng đang phát huy tác dụng một cách rõ rệt.
c. Kết quả về kiểm tra, kiểm soát quá trình.
Nhờ có hệ thống kiểm tra chặt chẽ, xuyên suốt từ đầu vào đến đầu ra của quá trình sản xuất mà công ty đã hạn chế được rất nhiều trục trặc từ nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất, giảm tỉ lệ sai hỏng, đồng thời đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng có chất lượng cao.
Khi bắt đầu xây dựng và áp dụng HTQLCL ISO 9002 thì các hoạt động sản xuất của công ty chưa bắt nhịp được với tinh thần của hệ thống này, việc kiểm tra, kiểm soát quá trình sản xuất chưa được chính xác và khoa học hơn nữa công nhân lao động chưa có tinh thần tự giác do đó sản phẩm làm ra bị mắc phải là trên 30 dạng lỗi với tổng số lỗi là 1252 lỗi đối với quá trình sản xuất giầy vải, cụ thể trong bảng 16.
Bảng 16: Bảng tích lỗi quá trình sản xuất giầy vải – năm 2000
Stt
Dạng lỗi
Tổng lỗi
Stt
Dạng lỗi
Tổng lỗi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
Gò lệch
Tẩy hụt bong vải
Viền khác màu
Lộ cao su
Thiếu keo
Rách
Hỏng viền
Lỏng chỉ gót
Chưa chín
Tẩy bẩn
Vệ sinh công nghiệp
Méo mũi
Khoá mất hoa
Không may pho gót
Gò nhầm tem mang trong
Lồi bím ngoài
Ngược viền
Viền vàng bím
Không lưỡi gà
9
207
3
93
32
97
8
224
3
149
49
8
30
4
23
1
1
3
1
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
Hỏng bím
Tẩy hỏng
Lộ mút tẩy
Nhăn tẩy
May lên tem
Hỏng khoá
Tây không ni số
Hỏng đế
Hở chân gò
ố vàng
Bong tẩy
Rây mực lên mũ vải
Nhăn pho gót
May sửa hỏng
Xờm tẩy
Pho gót bẩn
Không quay gót
Lệch gót
Rây keo 502
2
12
89
54
19
2
1
2
45
49
6
5
1
4
5
7
1
1
2
Tổng lỗi
1252
Bảng 17: Biểu đồ tích lỗi (Năm 2000)
Sau khi được cấp giấy chứng nhận vào ngày 24/10/2000 thì các quá trình sản xuất bắt đầu đi vào nề nếp, lúc này mọi công nhân đã được đào tạo và nghe giảng về kiến thức ISO 9000, về những lợi ích sẽ đạt được và trách nhiệm phải làm khi thực hiện ISO 9002. Từ việc thay đổi nhận thức của công nhân lao động và quá trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ hơn cho nên vào đầu năm 2001 các dạng lỗi đã giảm đáng kể, chỉ còn lại 13 dạng lỗi với tổng số lỗi là 347 đối với quá trình sản xuất giầy vải, số liệu cụ thể như sau:
Stt
Dạng lỗi
Tổng lỗi
Stt
Dạng lỗi
Tổng lỗi
1
2
3
4
5
6
7
Hỏng viền
Phồng bọt
ố vàng
Hỏng đế
Rách
Ngược quai cài
Nhả đế
17
10
40
58
186
1
9
8
9
10
11
12
13
Không lại mũi chỉ
Không pho mũ
Pho gót hỏng
Keo cao
Hỏng khoá
Ngấm keo
1
1
7
11
4
2
Tổng lỗi
347
Bảng 18: Tích lỗi quá trình sản xuất giầy vải đầu năm 2001
Bảng 19: Biểu đồ tích lỗi (Đầu năm 2001)
Như vậy, thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát quá trình thường xuyên, công tác quản lý chất lượng ở công ty đã tác động đến nhận thức của công nhân về vấn đề chất lượng làm cho họ thấy được đó là yếu tố quan trọng, trực tiếp ảnh hưởng đến lợi ích của họ. Chính vì vậy, công ty đã hạn chế được phần nào ảnh hưởng đến chất lượng.
d. Các kết quả về tài chính.
Do thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng và đầu tư chiều sâu có trọng điểm nên sau khi áp dụng hệ thống QLCL ISO 9002 Công ty da giầy Hà Nội đã tiết kiệm được mức chi phí khoảng 300 triệu/năm. Đồng thời tỉ lệ hàng bị trả lại cũng giảm đáng kể, nếu như năm 1997 tỉ lệ này khoảng 20% thì đến cuối năm 2000 tỉ lệ này giảm còn khoảng 0,68%.
Năng lực sản xuất tăng, thị trường tiêu thụ mở rộng, chất lượng sản phẩm được đảm bảo và ổn định, đó chính là những lý do làm tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty. Cùng với đó, thu nhập của công nhân viên và người lao động cũng được tăng lên, đồng thời các khoản nộp vào ngân sách nhà nước cũng tăng đáng kể.
Chỉ tiêu
Đơn vị
1998
1999
2000
Tỉ lệ (%)
1
2
3
4
5
4/3
5/4
Tổng doanh thu
Nộp ngân sách
TNBQ
Tr. đ
Tr. đ
1000 đ
3761
120
300
12000
302
400
25000
850
550
319
252
133,33
208
281
137,5
Bảng 20: Một số chỉ tiêu tài chính của công ty
Mặc dù với mức tăng của thu nhập bình quân của cán bộ, công nhân chưa cao nhưng rất ổn định do đó đã tạo được sự yên tâm và tinh thần làm việc hăng say của người lao động.
Tóm lại, những kết quả mà công ty đã đạt được ở trên, ngoài sự đóng góp của việc xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 thì còn có sự nỗ lực của tất cả các mặt, tất cả các hoạt động trong công ty đem lại. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả này, công ty còn có một số khó khăn tồn tại. Những tồn tại này là gì? và nó ảnh hưởng tới sự phát triển của công ty như thế nào?
2. Những khó khăn tồn tại trong việc áp dụng HTQLCL ISO 9002 ở Công ty da giầy Hà Nội.
Ngoài những thành tựu to lớn đã đạt được, trong quá trình xây dựng và áp dụng HTQLCL theo ISO 9002 của công ty vẫn còn một số tồn tại ảnh hưởng không ít tới chất lượng hoạt động của công ty nói riêng và sự phát triển của công ty nói chung.
Là một doanh nghiệp nhà nước với số lượng cán bộ công nhân viên tương đối đông, vừa xây dựng vừa áp dụng thực hiện hệ thống QLCL ISO 9002 trong một khoảng thời gian rất ngắn cho nên trong quá trình triển khai còn nhiều sai sót, khiếm khuyết, cần tiếp tục được khắc phục cho hoàn chỉnh.
Hệ thống văn bản, thủ tục đã được xây dựng đầy đủ nhưng còn năng nhiều về hình thức, xây dựng ra như bắt buộc đối phó còn thực tế áp dụng chưa cao. Nghĩa là việc tuân thủ tuyệt đối theo các thủ tục đã xây dựng của hệ thống chất lượng là chưa đạt yêu cầu. Trong quá trình áp dụng, do sơ ý hay cố ý, nhiều trường hợp đã không tuân thủ đúng như yêu cầu của các thủ tục nên hiệu quả không cao, trách nhiệm không rõ ràng.
Chưa tính được chi phí chất lượng. Do đó, chưa thấy được những thiệt hại do vi phạm chất lượng gây nên một cách cụ thể. Mới chỉ bước đầu tính được tỉ lệ sản phẩm sai hỏng. Chất lượng sản phẩm tuy được cải tiến nâng cao nhưng nhiều sản phẩm vẫn chưa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Đã tổ chức các lớp đào tạo về ISO 9000, nhưng sự cập nhật còn thấp, còn quá nhiều quan điểm nghi ngờ về hiệu quả của việc áp dụng. Vì công việc này mang lại hiệu quả trong dài hạn nếu chỉ nhìn nhận dưới góc độ hẹp, xem xét về trước mắt họ sẽ không thấy được hiệu quả to lớn của việc áp dụng hệ thống chất lượng này.
Hệ thống các công cụ thống kê chưa được sử dụng rộng rãi trong quản lý chất lượng. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng tỉ lệ sản phẩm hỏng cao.
Công ty vẫn còn nhiều khó khăn về tài chính trong việc áp dụng HTQLCL ISO 9002 cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhu cầu đòi hỏi về vốn, công nghệ thường xuyên được đặt ra.
Trung tâm kỹ thuật mẫu đã được đầu tư song vẫn còn sơ sài. Hiện nay, TTKT – M mới chỉ làm nhiệm vụ sao chép, chế thử mẫu chứ chưa thiết kế hoàn chỉnh được. Nhu cầu đầu tư cho TTKT – M vẫn đang tiếp tục đặt ra. Công ty cần phân bổ nguồn vốn đầu tư để nâng cấp, trang bị hơn nữa cho phòng này để có khả năng chế thử cao hơn, tạo ra những mẫu mã, kiểu dáng phong phú, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và tiến đến xu hướng là tự thiết kế những mẫu mã mới, từ đó phát triển áp dụng ISO 9001 tạo ra một bước tiến mới cho Công ty da giầy Hà Nội.
Việc đánh giá nội bộ không được làm thường xuyên đã tạo điều kiện cho các phòng ban lơ là với các yêu cầu đặt ra trong hệ thống quản lý chất lượng.
Chưa quán triệt được tư tưởng quản lý chất lượng đồng bộ. Trong nhận thức của nhiều người vẫn còn mang tư tưởng cho rằng muốn có chất lượng cao thì phải tăng cường kiểm tra chất lượng và do đó, người ta coi trọng kiểm tra hơn. Thực chất cho thấy, công ty cũng đã đồng nhất quản lý chất lượng với kiểm tra chất lượng sản phẩm, đảm bảo chất lượng thông qua kiểm tra, nhưng nếu chỉ nhấn mạnh kiểm tra chất lượng sản phẩm thì chưa đủ, đó chỉ là biện pháp khắc phục chứ không phải là phòng ngừa. Chất lượng sản phẩm mặc dù là mục tiêu cần đạt đến của công ty nhưng để đạt được điều này mà chỉ dừng ở lại ở quản lý chất lượng sản phẩm thì không hiệu quả mà nó phải được trải qua một quá trình gồm nhiều khâu, mỗi khâu đều tác động tới chất lượng sản phẩm. Vì vậy kiểm tra sản phẩm là kiểm tra những gì đã xảy ra rồi, nó không có tác dụng phòng ngừa và cải tiến chất lượng, do đó sẽ làm tăng thêm chi phí cho việc sửa chữa và khắc phục.
Tóm lại, từ việc xem xét thực tế các đặc điểm, các mặt hoạt động của Công ty da giầy Hà Nội, cũng như nhìn nhận lại quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9002 của công ty tôi nhận thấy rằng:
Việc áp dụng HTQLCL theo ISO 9002 tại công ty là thực sự cần thiết, là hướng đi đúng đắn mà lãnh đạo công ty lựa chọn và dốc sức cùng toàn bộ công nhân viên để xây dựng. Đồng thời với những thuận lợi hiện có và đội ngũ cán bộ lãnh đạo có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng quản lý tốt và tận tình với công việc, công ty có đầy đủ khả năng để áp dụng thành công mô hình đảm bảo chất lượng ISO 9002.
Đặc thù của công ty là sản xuất chính trong lĩnh vực xuất khẩu cho nên công ty xác định thế mạnh của mình là xuất khẩu, bên cạnh đó, công ty vẫn tìm biện pháp để chiếm lĩnh thị trường nội địa, trong tương lai công ty sẽ phát triển sản phẩm giầy da ở khu vực Miền Bắc.
Với sự đầu tư về công sức, thời gian, kinh phí vào việc xây dựng và áp dụng HTQLCL ISO 9002, sau một năm công ty đã nhận được chứng chỉ chứng nhận hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9002. Trách nhiệm của công ty là phải tiếp tục thực hiện theo đúng những qui định mà hệ thống chất lượng được xây dựng đã đề ra, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai sót nhằm tiếp tục giữ được giấy chứng nhận, duy trì và phát triển hệ thống quản lý chất lượng của công ty ngày càng hoàn thiện hơn.
Phần III
Một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển việc áp dụng HTQLCL ISO 9002 ở Công ty da giầy Hà Nội
I. Phương hướng để duy trì và phát triển việc áp dụng HTQLCL ISO 9002 ở Công ty da giầy Hà Nội.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và mở rộng thương mại quốc tế hiện nay đang đặt ra trước mắt công ty những cơ hội và thách thức mới buộc công ty phải có những chiến lược thích hợp để thích ứng kịp thời. Thị trường sẽ mở rộng hơn, đa dạng hơn nhưng cạnh tranh cũng gay gắt hơn, khách hàng ngày càng khó tính hơn với những đòi hỏi cao hơn về chất lượng, giá cả… do đó đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung và Công ty da giầy Hà Nội nói riêng phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời giảm chi phí sản xuất để từ đó giảm giá bán, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Xác định được những khó khăn, thách thức và những cơ hội đó, Công ty da giầy Hà Nội đã xây dựng chiến lược kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tới nhằm đưa công ty tới những vị trí xứng đáng trên thị trường giầy dép quốc tế, trước mắt chiến lược phát triển của công ty trong năm 2001 như sau:
Về thị trường và khách hàng: Trong những năm tới, thị trường xuất khẩu của Công ty da giầy Hà Nội chủ yếu vẫn là khối EU. Ngoài ra, thị trường khu vực cũng là một thị trường mà công ty rất quan tâm, tuy nhiên cũng sẽ khó khăn hơn do giá cả vật tư nguyên liệu và nhân công không chênh lệch nhiều.
Về sản phẩm và chất lượng:
+ Đẹp về mẫu mã, phong phú về chủng loại, hợp thị hiếu người tiêu dùng.
+ Chất lượng đảm bảo đạt tiêu chuẩn ISO 9002 và sản phẩm ngang bằng với các sản phẩm của các nước tiên tiến trên thế giới.
+ Nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên.
+ Phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mọi thành viên trong công ty.
Kế hoạch cụ thể của năm 2001 của công ty như sau:
Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 20 tỉ, tăng 16% so với năm 2000
Doanh thu dự kiến đạt 29 tỉ, tăng 16% so với năm 2000.
Sản phẩm chủ yếu:
+ Giầy vải: Đạt sản lượng 900.000 đôi, tăng 15% so với năm 2000.
+ Giầy da: Đạt sản lượng 50.000 đôi, tăng 15% so với năm 2000.
Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1.335.000 USD tăng 15% so với năm 2000.
Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 1.320.000 USD tăng 15% so với năm 2000.
Các khoản nộp ngân sách nhà nước đạt 1 tỉ đồng, tăng 16% so với năm 2000.
Đầu tư vốn khoản 10 tỉ đồng cho sản xuất để mua bán các loại máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất.
Việc được chứng nhận ISO 9002 là một kết quả quan trọng đối với Công ty da giầy Hà Nội, nó đánh dấu một giai đoạn làm việc với nỗ lực cao. Nó thể hiện uy tín và vị thế của công ty trên thị trường quốc tế và trong nước ngày càng được khẳng định. Tuy nhiên, chứng chỉ ISO 9002 chỉ có hiệu lực trong 3 năm, sau đó sẽ được xem xét, đánh giá và cấp lại nếu vẫn đảm bảo, do đó công ty phải thường xuyên coi biện pháp duy trì là một tất yếu. Đồng thời mở rộng và áp dụng HTQLCL này cho xí nghiệp giầy da trong năm 2001.
Với xu hướng phát triển như hiện nay, trong một tương lai gần đây, Công ty da giầy Hà Nội nên xây dựng mô hình quản lý chất lượng hoàn thiện hơn, đó là TQM – hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ - “tập trung vào chất lượng, dựa vào sự tham gia của các thành viên của nó nhằm đạt được sự thành công lâu dài nhờ việc thoả mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên của tổ chức đó và xã hội”
II. Các biện pháp
1. Biện pháp thứ nhất: Quan tâm và đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục, đào tạo lại và bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên.
Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ công nhân viên là những công việc cơ bản, cái mà Công ty đã thực hiện ngay từ những bước đầu tiên khi tiến hành xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002. Sau khi đã được cấp giấy chứng nhận rồi, công việc đào tạo bồi dưỡng kiến thức về ISO 9002 vẫn rất quan trọng. Nó không chỉ còn là tuyên truyền, đào tạo những kiến thức cơ bản, những hiểu biết chung về ISO 9000 nữa mà là đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao sự hiểu biết chung, khả năng áp dụng sáng tạo, cải tiến và dần dần hoàn thiện hệ thống đã được chứng nhận và mở rộng áp dụng cho toàn Công ty. Tiến sỹ Ishikawa - chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực quản trị chất lượng người Nhật - đã viết “ Quản lý chất lượng bắt đầu từ đào tạo và kết thúc cũng bằng đào tạo”.
Đào tạo chất lượng xuất phát từ chính sách chất lượng và thực hiện theo vòng khép kín sau:
Bảng 21: Chu kỳ đào tạo chất lượng
Chính sách CL
Đào tạo
Kiểm định tính hiệu lực
Đánh giá kết quả
Thực thi và theo dõi
Chương trình và tư liệu
Phân công trách nhiệm
Xác định mục tiêu
Xây dựng tổ chức đào tạo
Nêu nhu cầu đào tạo về CL
Để triển khai, đẩy mạnh đào tạo đảm bảo thực hiện được những mục tiêu đã đề ra thì công ty phải tiến hành:
Công ty phải chủ động xây dựng chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Chiến lược này phải căn cứ vào nhiệm vụ phát triển sản xuất kinh doanh, vào chính sách chất lượng theo đuổi và những đòi hỏi đảm bảo nâng cao chất lượng trong thực hiện nhiệm vụ chiến lược của Công ty.
Đảm bảo sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng, lấy ý kiến của người lao động và những tư tưởng chỉ đạo của ban lãnh đạo trong xây dựng chính sách, mục tiêu, kế hoạch chất lượng.
Dành nguồn tài chính cần thiết và sự quan tâm thực sự của ban lãnh đạo Công ty đến công tác đào tạo.
Phòng kiểm tra chất lượng cần chủ động xây dựng qui trình đào tạo và trình giám đốc phê duyệt, ban hành làm căn cứ cho việc tổ chức thực hiện triển khai hoạt động đào tạo có hiệu quả.
Đa dạng hoá các hình thức, phương pháp đào tạo cho phù hợp với tình hình thực tế của Công ty. Những hình thức đào tạo phải được triển khai phù hợp với từng đối tượng và nội dung yêu cầu đào tạo. Những hình thức chủ yếu là đào tạo tại chỗ, theo kiểu làm cặp, tổ chức các khoá đào tạo tại Công ty, cử người đi học tại các trường, các viện và tham gia hội thảo tập huấn về chất lượng.
Sau khi đào tạo cần phải có kiểm định qua kiểm tra và kết quả thực tế để xem có khác gì so với trước khi đào tạo không? Có thể đánh giá việc đào tạo qua phiếu đánh giá bằng cho điểm các chỉ tiêu, tổ chức, kỹ năng giảng, giá trị cơ bản với điểm 5 là tốt nhất, điểm 1 là kém nhất. Khi tổng hợp các phiếu đánh giá này lại ta sẽ có được kết quả về chất lượng của khoá đào tạo. Nếu chất lượng cao thì sẽ tiếp tục phát huy, nếu chất lượng thấp thì phải thay đổi cách tổ chức và giảng dậy.
Bảng 22: Đánh giá khoá đào tạo
Chỉ tiêu
Điểm số
Tổ chức khoá đào tạo:
Mục tiêu (rõ ràng/ không)
Yêu cầu (thách thức/không)
Truyền thụ (tác dụng/không)
Tài liệu (tốt/không)
Kiểm tra (tác dụng/không)
Mức độ thực hành (tốt/không)
Tổng quát về tổ chức (tốt/không)
Góp ý
........................................................................
Kỹ năng dạy
Thời gian trên lớp (hiệu quả/không)
Bài giảng (tác dụng/không)
Thảo luận (câu đối/không)
ý kiến phản hồi (tác dụng/không)
Phản ứng của các học viên (thường xuyên/không)
Giúp đỡ của giáo viên (thường xuyên/không)
Tổng quát về kỹ thuật giảng (tốt/không)
Góp ý
........................................................................
Giá trị cơ bản
Khoá học đã (tác dụng/không)
ý kiến của giảng viên (thích hợp/không)
Tổng quát về giá trị cơ bản (tốt/không)
Góp ý
........................................................................
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
4
4 4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
5
5
5
5
5
5
5
5
5
5
5
5
5
5
5
5
5
2. Biện pháp thứ 2: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc áp dụng và thực hiện theo các thủ tục của các bộ phận, phát hiện và uốn nắn kịp thời nhằm tăng thêm hiệu lực của hệ thống.
Thường xuyên xem xét, kiểm tra là nguyên tắc thứ 5 của HTQLCL theo ISO 9000.
Hệ thống QLCL theo ISO 9002 mà Công ty đang áp dụng đã đưa ra những thủ tục, tiêu chuẩn, qui định cho các bộ phận trong ftoàn Công ty đã cùng áp dụng. Nhưng để đảm bảo cho các văn bản ấy được thực hiện một cách đầy đủ, đúng như dự kiến thì không thể thiếu được công tác kiểm tra, giám sát.
Ngày nay, với cơ chế cởi mở và thông thoáng, chúng ta luôn hô hào tự giác, phát huy quyền làm chủ cảu người lao động. Tuy nhiên, có lẽ đây là yếu tố thuộc về bản chất con người, đặc biệt là người Việt Nam, vốn chịu ảnh hưởng nhiều của cơ chế quan liêu bao cấp. Đây chính là một yếu điểm chúng cấn khắc phục.
Phương pháp kiểm tra giám sát được thể hiện:
Nội dung về ISO 9002 thường xuyên được đưa vào trong các cuộc họp giao ban của Công ty. Các qui định, trách nhiệm, quyền hạn trong ISO 9002 trở thành các tiêu chuẩn để bình bầu thi đua, xét khen thưởng.
Các cuộc họp thường trực ISO 9002 được tổ chức thường nhật theo đúng lịch trình. Tại các cuộc họp này, mỗi bộ phận phải báo cáo về việc thực hiện ISO 9002, trình bày khó khăn hoặc đề xuất ý kiến, hành động khắc phục và phòng ngừa.
Ban chỉ đạo ISO 9002 phải thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các thủ tục, hướng dẫn công việc,... tại các bộ phận bằng cách kiểm tra trực tiếp hoặc thu thập các thông tin về thực hiện các thủ tục, từ đó rà soát các thủ tục đã được xây dựng với thực tế thực hiện nhằm liên tục hoàn thiện hệ thống các thủ tục.
Khi phát hiện hành động vô ý hay cố ý vi phạm các thủ tục đã xây dựng, cán bộ kiểm tra lập biên bản, so sánh mức độ vi phạm với các qui định về xử phạt để đề xuất các cách thức xử lý gửi lên các bộ phận có thẩm quyền. Đối với vi phạm nhỏ, việc xử lý có thể là cảnh cáo, khiển trách, buộc cam kết sửa đổi. Các vi phạm khác, biện pháp xử lý thông thường là xử phạt hành chính.
Tác dụng của biện pháp này không chỉ ở việc duy trì, hoàn thiện hệ thống QLCL ISO 9002 như đã nêu trên mà hơn thế nữa, nó có tác dụng hết sức tích cực đến chính hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Xây dựng hệ thống QLCL ISO 9002 cũng chính là một nhiệm vụ quan trọng song song với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh có hiệu quả để tồn tại và phát triển Công ty. Hai nhiệm vụ này cơ bản hỗ trợ, đan xen nhau. HTQLCL ISO 9002 được xây dựng thành công đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp cả bên trong lẫn bên ngoài, đó là đảm bảo chất lượng sản phẩm trong hoạt động, tăng lợi nhuận, ổn định đời sống, tăng năng lực sản xuất, tăng uy tín, mở rộng thị trường. Như thế nghĩa là hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đồng thời, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả là cơ sở, nền tảng cho áp dụng thành công, cung cấp mọi nguồn lực cho việc xây dựng, áp dụng.
Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc áp dụng và thực hiện đúng các thủ tục đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Để biện pháp này được thực hiện và thực sự phát huy tác dụng, Công ty cần tạo ra được một hành lang kỷ luật, qui định chặt chẽ. Quán triệt cụ thể trách nhiệm và quyền hạn của cả cán bộ kiểm tra cũng như của từng bộ phận áp dụng các thủ tục.
3. Biện pháp thứ 3: áp dụng các công cụ thống kê vào việc quản lý chất lượng và mở rộng áp dụng ISO 9002 ở Công ty giầy da Hà Nội.
áp dụng các công cụ thống kê vào kiểm soát chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp đã được Shewart khởi xướng và áp dụng tại Mỹ từ những năm 1920. Từ đó đến nay việc sử dụng các công cụ thống kê không ngừng được hoàn thiện, bổ sung và được đưa vào áp dụng tại hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới. Ngày nay, trong QLCL việc sử dụng các công cụ thống kê là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của việc mở rộng và áp dụng ISO 9002 cho toàn doanh nghiệp. Đó là công cụ giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng xác định được những vấn đề về chất lượng, tìm ra nguyên nhân chủ yếu và loại bỏ chúng. Nhờ vào các công cụ thống kê mà các dữ liệu được sắp xếp lại, tìm ra được dạng phân bố để tìm ra biện pháp cụ thể, do đó, giảm thiểu được các nhầm lẫn. Hiện nay, tại các doanh nghiệp áp dụng 7 công cụ thống kê cơ bản là:
Sơ đồ lưu trình.
Sơ đồ xương quá (biểu đồ nhân quả).
Biểu đồ Pareto.
Biểu đồ phân bố mật độ.
Biểu đồ kiểm soát.
Biểu đồ phân tán.
Phiếu kiểm tra chất lượng.
Tại Công ty da giầy Hà Nội, 7 công cụ thống kê này vẫn chưa được áp dụng trong QLCL. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho sản phẩm hỏng và phế phẩm còn tồn tại, vẫn còn có những đơn hàng bị khách hàng trả lại hoặc khiếu nại về chất lượng bởi người công nhân chưa phát hiện ra được nguyên nhân của những biến động của quá trình sản xuất.
Tuy xí nghiệp giầy vải đã áp dụng được và được cấp chứng chỉ ISO 9002 nhưng các công cụ thống kê chưa được biết đến đầy đủ và thấu đáo, còn tại các xí nghiệp khác thì công cụ thống kê không được biết đến. Nhìn chung đa phần công nhân sản xuất không biết cách đọc các biểu đồ kiểm soát, cách dùng các biểu đồ này để tự đánh giá, kiểm soát các thao tác hoạt động của mình.
Khi vấn đề tự kiểm tra còn bị đánh giá thấp thì chi phí cho các vấn đề tăng cường kiểm tra, tăng số lượng nhân viên kiểm tra chất lượng là còn cao. Trong thời gian qua, Công ty da giầy Hà Nội đã áp dụng những biện pháp để kiểm tra chất lượng sản phẩm, tuy nhiên những biện pháp này vẫn mang tính cá nhân truyền thống nên mất nhiều thời gian, chi phí mà nhiều khi vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây lỗi. Do đó, Công ty phải nhanh chóng triển khai, áp dụng các công cụ thống kê vào quá trình sản xuất.
Việc áp dụng các công cụ thống kê vào trong sản xuất sẽ giúp Công ty hình thành thói quen là “tất cả các quá trình đều được nói bằng các số liêu”. Thông qua các con số này mà người lao động hiểu biết được tình hình hoạt động của mình và chất lượng công việc yêu cầu. Đây chính là một thuận lợi cho Công ty trong việc áp dụng và mở rộng ISO 9002 trong toàn Công ty, bởi vì chủ trương của ISO 9002 là tất cả mọi hoạt động, mọi qui trình đều phải được viết ra. Khi đó mọi người trong Công ty sẽ quen với cách thức làm việc với ISO 9002.
Trước tiên Công ty nên tập trung vào một số công cụ cơ bản như biểu đồ nhân quả, biểu đồ Pareto, biểu đồ kiểm soát. Đây là các biểu đồ giúp cho Công ty xác định được các nguyên nhân tác động lên quá trình, những nguyên nhân chính cần phải giải quyết ngay, quá trình sản xuất có đạt yêu cầu hay không?
Ví dụ đối với việc kiểm soát chất lượng, Công ty nên dùng biểu đồ nhân quả, xác định các yếu tố ảnh hưởng như sau
Con người Máy móc Phương pháp
Kinh Tay nghề Hấp May
Nghiệm Cắt May
ý thức Bồi Pha keo
Sự ham muốn ép Hỗn luyện
Keo Tiếng ồn
Vải Vệ sinh
Cao su Chỉ
Nhiệt độ
Nguyên vật liệu Môi trường
Để việc áp dụng đạt hiệu quả thì các biểu đồ phải được xây dựng thật chi tiết, cụ thể, tránh bỏ sót nguyên nhân dù là nguyên nhân nhỏ. Việc xây dựng đó đòi hỏi phải có sự tham gia của mọi người liên quan. Phải đến tận nơi phân tích và hãy lắng nghe ý kiến của công nhân trực tiếp sản xuất bởi chính họ sẽ là người chịu trách nhiệm về sản phẩm làm ra.
Để đưa công cụ thống kê vào trong doanh nghiệp cho vấn đề quản lý chất lượng, Công ty cần phải tiến hành đào tạo, đào tạo từ đội ngũ kỹ thuật cho đến công nhân sản xuất trực tiếp để họ có khả năng đọc và xây dựng các biểu đồ thống kê. Riêng đối với đội ngũ kỹ thuật còn phải am hiểu về nội dung phương pháp và các yêu cầu trong sử dụng các công cụ thống kê có liên quan đến tất cả mọi người nên Công ty cần phải trang bị kiến thức này cho mọi cán bộ công nhân viên.
4. Biện pháp thứ 4: Thực hiện chính sách khuyến khích vật chất nhằm động viên, thúc đẩy mọi người cùng góp sức xây dựng, duy trì và phát triển hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 nói riêng, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung.
Để khuyến khích việc thiết lập ý thức tự giác về thực hiện áp dụng, duy trì và mở rộng hệ thống quản lý chất lượng đã xây dựng, cũng như tự giác về chất lượng, Công ty đã đề ra một loạt các biện pháp thưởng phạt vật chất. Đây thực sự là biện pháp có hiệu quả. Nó động viên kịp thời các bộ phận, cá nhân làm tốt chất lượng theo các yêu cầu của hệ thống chất lượng. Ngăn chặn ngay các hành động cố ý hay sơ ý vi phạm các yêu cầu.
Trước đây, Công ty đã áp dụng biệp pháp này nhưng việc thưởng, phạt còn chưa nghiêm túc nên tác dụng khuyến khích còn chưa cao. Hệ số xét thưởng của các đơn vị, các bậc thợ như nhau. Vì vậy đã gây tâm lý không tự giác, không có ý thức phấn đấu, ỉ lại, thiếu trách nhiệm,...
Để khắc phục tình trạng này, nhất là từ khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002, để khoản tiền thưởng kích thích người lao động trong sản xuất, trong việc tuân thủ đúng các yêu cầu đã đặt ra của hệ thống, Công ty đã xem xét lại hệ số thưởng phạt dựa vào mức độ quan trọng của từng bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất chất lượng của sản phẩm, đến việc duy trì và mở rộng hệ thống cũng như trách nhiệm của mỗi cấp trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002.
Nội dung tiêu chuẩn bình bầu như sau:
Tiêu chuẩn A, B, C theo tháng:
Loại A:
+ Hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
+ Đảm bảo đủ ngày công chế độ trong tháng (nếu nghỉ ốm, nghỉ không lương 1 ngày đều bị xuống loại). Riêng nghỉ phép 2 ngày trong tháng vẫn đạt loại A.
+ Chấp hành tốt mọi nội qui, qui chế của Công ty, xí nghiệp, ...không vi phạm bất kỳ khuyết điểm nào.
Loại B:
+ Hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
+ Đảm bảo đủ 18 ngày công chế độ trong tháng.
+ Vi phạm một khuyết điểm
+ Những ngày nghỉ phải có lý do chính đáng.
Loại C:
+ Ngày công đạt từ 8 đến dưới 18 công trong tháng.
+ Vi phạm từ 2 khuyết điểm trở lên.
+ Nghỉ 1 ngày không có lý do trở lên.
Tiêu chuẩn bình bầu lao động tiên tiến.
+ Hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
+ Đạt tiêu chuẩn bình bầu loại A đủ 12 tháng/năm.
+ Không vi phạm bất cứ khuyết điểm gì.
+ Được mọi người suy tôn, bình chọn.
Tiêu chuẩn lao động xuất sắc:
+ Đạt tiêu chuẩn lao động tiên tiến trong lao động sản xuất kinh doanh.
+ Có nhiều đóng góp cho mọi hoạt động phong trào.
+ Thực sự gương mẫu được mọi người trong đơn vị ghi nhận.
+ Được mọi người suy tôn, bình chọn.
Tuy nhiên, số lao động tiên tiến không được vượt quá 5% tổng số lao động của đơn vị, số lao động xuất sắc không được vượt quá 40% của số lao động tiên tiến trong đơn vị.
Đối với các đơn vị trực tiếp sản xuất (vào các tháng trái vụ 5, 6, 7, 8) nếu do Công ty, xí nghiệp không bố trí đủ việc làm thì có đủ 18 công trở lên vẫn đạt loại A, đủ 12 công trở lên vẫn đạt loại B, từ 6 đến dưới 12 đạt loại C. Đồng thời vào những tháng trọng điểm chính vụ, nhằm động viên cán bộ công nhân viên hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thì giám đốc Công ty sẽ quyết định điều chỉnh tiền thưởng trách nhiệm cho cán bộ công nhân viên hưởng lương thời gian.
Chính sách khuyến khích vật chất này thực sự có hiệu quả đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nói chung và đối với việc duy trì mở rộng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 nói riêng. Nó khuyến khích mọi người tham gia làm đúng trách nhiệm đã được qui định trong các thủ tục cũng như tuân thủ các yêu cầu đã ghi trong hệ thống và phát huy tính sáng tạo cải tiến, hoàn thiện và mở rộng hệ thống quản lý chất lượng của Công ty.
Trên đây là những biện pháp cơ bản mà Công ty da giầy Hà Nội cần thực hiện để đảm bảo duy trì, phát triển và tiếp tục mở rộng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9002 đã được xây dựng và áp dụng thành công cách đây 1 năm.
Tất cả các biện pháp đều quan trọng và đòi hỏi phải thực hiện đồng thời. Tuy nhiên, Công ty mới chỉ được cấp giấy chứng nhận sau thời gian ngắn, do vậy các biện pháp này mới chỉ thực hiện ở giai đoạn đầu, có biện pháp đặt ra nhưng còn chưa được thực hiện. Nếu có điều kiện thực hiện đồng thời, nghiêm túc thì chắc chắn sẽ đem lại một mô hình quản lý chất lượng hoàn thiện cho Công ty trong tương lai.
5. Biện pháp thứ 5: Đổi mới công nghệ sản xuất cho các xí nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty
Cần phải khẳng định rằng, các yếu tố về công nghệ có ảnh hưởng rất lớn đến vai trò của quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002. Có nhiều giám đốc muốn triển khai quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 mà không làm được do đội ngũ cán bộ công nhân viên có tay nghề cao, hăng hái làm việc nhưng vẫn không đưa được chất lượng sản phẩm lên cao theo đúng yêu cầu của người tiêu dùng bởi vì công nghệ của công ty đó quá là yếu kém. Do vậy, có những việc chỉ đơn thuần dựa vào sức người và sự nhiệt tình thôi là chưa đủ. Theo các chuyên gia về chất lượng, để nâng cao chất lượng cho toàn doanh nghiệp, các công ty nên đổi mới lại công nghệ hiện có để thoả mãn được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng bởi vì ISO 9002 hướng vào mục tiêu khách hàng.
Trước tiên, chúng ta cần phải xem xét lại hiện trạng công nghệ của công ty Da giầy Hà Nội. Công ty Da giầy Hà Nội là một đơn vị mới chuyển đổi sang sản xuất giầy nên nhìn chung máy móc sản xuất của công ty là mới được đầu tư nhất là các máy móc chuyên dụng, nhà xưởng của công ty vừa được xây mới sau khi xác định rõ công nghệ sản xuất nên phù hợp với công nghệ hiện có của công ty và có khả năng mở rộng được. Tuy nhiên tay nghề của cán bộ công nhân viên là khá thấp, chủ yếu là các công nhân có bậc thợ là 1(60.69%) và bậc 2(32.01%), còn bậc thợ cao hơn là còn khá hiếm. Đây là một nguyên nhân khiến cho việc đổi mới công nghệ không đạt được hiệu quả. Các quy trình công nghệ sản xuất của công còn trong giai đoạn sản xuất thủ công, các phương pháp và công thức thực hiện chưa được hiện đại. Công tác tổ chức điều hoà phối hợp vẫn chưa được coi trọng. Để mở rộng việc áp dụng ISO 9002 trong toàn công ty, công ty Da giầy Hà Nội cần phải có những biện pháp để khắc phục những sai lầm trong công nghệ sản xuất hiện có của công ty để có thể đổi mới được công nghệ hiện đại.
Để có thể đổi mới công nghệ hiện có sang công nghệ tiên tiến nhằm đạt hiệu quả cho việc áp dụng và phát triển ISO 9002, công ty da giầy Hà Nộic cần phải:
- Khai thác triệt để công suất của máy móc trang thiết bị hiện có, chủ động xây dựng có hiệu quả chế độ bảo dưỡng máy móc để có thể đáp ứng được các yêu cầu của công việc đổi mới công nghệ. Mua sắm thêm các máy móc hiện đại tại các bộ phận sản xuất chính nhất là các máy móc chuyên dụng. Công ty cần tiếp tục đầu tư nâng cấp lại nhà xưởng cho phù hợp với công nghệ mới nhất là đối với nhà xưởng của xí nghiệp giầy da.
- Nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân trực tiếp sản xuất để họ có thể đáp ứng được các yêu cầu của công nghệ mới.
- Từng bước hiện đại hoá các quy trình sản xuất. Công ty cần tiếp tục đầu tư cả về con người và kinh phí cho việc nghiên cứu các phương pháp sản xuất hiện đại, tìm ra các bí quyết trong sản xuất và xây dựng được hệ thống thông tin để thu thập các thông tin về công nghệ và khách hàng trên thị trường.
Tổ chức điều hoà phối hợp sự hoạt động của các bộ phận. Hoạt động sản xuất của công ty là một quá trình liên tục và xuyên suốt trong doanh nghiệp. Quá trình đó có liên quan tới tất cả các bộ phận sản xuất và quản lý. Nếu quá trình đó mà bị đứt tại một khâu nào thì hậu quả là rất lớn. Để áp dụng và phát triển thành công ISO 9002 và đổi mới được công nghệ hiện có, công ty Da giầy Hà Nội cần tổ chức điều hoà phối hợp hoạt động của các bộ phận bằng cách xây dựng hệ thống thông tin nội bộ với sự tham gia của tất cả các bộ phận đặc biệt là phải có sự tham gia của ban lãnh đạo để thường xuyên trao đổi các thông tin về chất lượng sản phẩm và giúp chp các bộ phận có thể phát hiện, giải quyết ngay được những sai lầm của bộ phận mình.
Kết luận
Để đưa nền kinh tế vào quĩ đạo chất lượng nói chung, cũng như để đưa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của nước ta vào quĩ đạo chất lượng nói riêng, cần đặc biệt chú ý phát huy 3 nhân tố cơ bản là con người, công nghệ, quản lý chất lượng, đồng thời phải xử lý hài hoà mối quan hệ hữu cơ giữa 3 nhân tố này để có thể tạo nên động lực tổng hợp mạnh mẽ, đưa nước ta thoát khỏi sự trì trệ, yếu kém về chất lượng kéo dài trong nhiều thập niên qua, việc này sẽ mang lại một sức sống mới lành mạnh, đầy sinh lực cho nền kinh tế nhiều thành phần đang khởi sắc của nước ta, giúp ta có điều kiện thuận lợi để đáp ứng một cách kinh tế và kịp thời nhu cầu của xã hội của người tiêu dùng trong nước, cũng như của các thị trường nước ngoài mà ta muốn vươn tới trong tiến trình hội nhập một cách bình đẳng với các nước trên thế giới. Muốn làm được điều này thì các hệ thống quản lý chất lượng phổ biến trên thế giới phải dần dần đi vào nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam.
Đề tài “Những biện pháp để duy trì và phát triển việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9002 ở Công ty da giầy Hà Nội” là một ý kiến nhỏ trong quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 của các doanh nghiệp nói chung và Công ty da giầy Hà Nội nói riêng.
Với các biện pháp nêu trong đề tài, tôi hy vọng là ban lãnh đạo Công ty da giầy Hà Nội sẽ có những giải pháp sáng suốt nhất nhằm tăng cường hiệu lực quản lý, góp phần đảm bảo và cải tiến chất lượng của Công ty nhằm không ngừng nâng cao khả năng để đứng vững và phát triển hơn nữa trên thị trường trong nước và thế giới.
Đây là đề tài tương đối rộng, bản thân tôi còn là một sinh viên, chưa có kinh nghiệm thực tế và còn nhiều hạn chế về kiến thức nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy Nguyễn Đình Phan cùng toàn thể các cô chú trong Công ty da giầy Hà Nội để bài viết của tôi được hoàn thiện hơn nữa.
Tài liệu tham khảo
1. Quản lý chất lượng trong doanh nghiệp - PTS. Nguyễn Kim Định - Nhà xuất bản thống kê - 1998.
2. Quản lý chất lượng trong doanh nghiệp - PTS. Đặng Minh Trang - Nhà xuất bản giáo dục - 1999.
3. TQM - ISO 9000 - GS. Nguyễn Quang Toản - Nhà xuất bản thống kê - 1996.
4. Quản lý chất lượng đồng bộ - John Oaland - Nhà xuất bản thống kê - 1998.
5. Phiên bản ISO 9000: 2000, ISO 9001: 2000.
6. Đổi mới quản lý chất lượng sản phẩm trong thời kỳ mới - Hoàng Mạnh Tuấn - Nhà xuất bản khoa học & kỹ thuật - 1997.
7. Sổ tay chất lượng, các thủ tục chât lượng và các hồ sơ, tài liệu liên quan đến quản lý chất lượng của công ty Da giầy Hà Nội.
8. Các loại sách báo, tạp chí như: Tạp chí công nghiệp, tạp chí kinh tế Sài Gòn, tạp chí thương mại, tạp chí người tiêu dùng, thời báo kinh tế.
9. Các bài giảng của thầy Trương Đoàn Thể, Hoàng Mạnh Tuấn
10. Đề tài nghiên cứu khoa học:" Những phương thức quản lý chất lượng hàng hoá và dịch vụ đáp ứng được các yêu cầu của người tiêu dùng và của qúa trìng hội nhập trong những năm đầu của thế kỷ XXI ở nước ta"- VINASTAS- 1999
11. Tạp chí TC-ĐL-CL-Số 6/2000
12. Sơ lược về ISO 9000- Khiếu thiện Thuật- NXB Thống kê-2000
Tổng công ty da giầy Việt Nam
Công ty da giầy Hà Nội Bảng 3: Sơ đồ bộ máy Công ty da giầy Hà Nội
Giám đốc
Trung tâm kỹ thuật mẫu
Phòng ISO
Phòng kinh doanh
Phòng XNK
Phòng tài chính kế toán
Phòng tổ chức
Văn phòng
Phòng kế hoạch
Liên doanh Hà Việt - TungShing
P. Giám đốc kinh tế
P. Giám đốc kỹ thuật
XN giầy vải
XN cao su
X
cơ điện
XN giầy da
Trợ lý giám đốc
Stt
Đơn vị
Giới tính
Nhóm tuổi
Dân tộc
Chuyên môn
Trình độ văn hoá
Nam
Nữ
<25
25-35
>35
Kinh
Tày
Thái
CNV
QL
P.thông
T. cấp
ĐH
Sau ĐH
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
+
+
+
+
+
13
+
+
+
+
+
+
Văn phòng
Phòng tổ chức
Bảo vệ
P. kế hoạch
Tổ dịch vụ
P. XNK
P. kinh doanh
P. TC – KT
TTKT – M
Xưởng CK
XN cao su
XN giầy da
Văn phòng
Tổ QC
PX chặt
PX may
PX gò
XN giầy vải
Văn phòng
Tổ QC
PX chặt
PX may
PX gò
PX hoàn tất
9
2
17
6
5
5
5
1
15
27
112
15
7
9
5
34
22
2
17
28
50
14
5
2
1
2
6
1
1
4
21
1
11
10
5
20
90
80
14
26
22
190
97
42
1
2
3
5
2
10
3
93
8
1
25
90
105
2
2
19
190
107
41
3
9
3
5
5
1
3
12
9
17
9
9
3
4
6
24
23
18
20
30
11
10
2
6
5
1
1
3
2
14
16
13
8
2
1
1
3
10
3
2
8
10
4
14
4
18
8
11
6
6
5
36
28
123
24
12
29
95
109
36
28
38
210
141
56
1
1
3
6
5
5
8
2
16
6
10
2
5
3
33
25
114
20
11
27
93
106
29
26
36
203
141
52
6
2
2
2
1
4
1
2
3
3
9
5
1
2
2
8
7
2
3
15
6
4
9
17
2
7
18
20
111
8
12
29
95
114
13
26
38
218
146
54
2
3
2
7
2
1
3
4
1
6
4
6
4
5
16
5
10
10
20
1
1
1
2
2
2
1
Tổng
407
651
709
224
125
1037
11
10
968
90
937
17
99
5
Tổng cộng
1058
1058
1058
1058
1058
Bảng 7: Tình hình lao động trong công ty trong những năm gần đây
Chỉ tiêu
Đơn vị
1998
1999
2000
KH 2001
Tỉ lệ (%)
1999/1998
2000/1999
2001/2000
1
2
3
4
5
6
7
8
9
1. Giá trị SXCN.
2. Tổng doanh thu.
3. Tổng sản lượng.
Da cứng.
Da mềm.
Keo CN.
Giầy vải.
Giầy da.
4. Sản phẩm XK.
Giầy vải.
Giầy da.
5. Giá trị XK.
6. Giá trị NK.
7. Nộp ngân sách.
8. Tổng vốn đầu tư XDCB.
Xây lắp.
Thiết bị.
Tr. đồng
Tr. đồng
Kg
Bia
Kg
1000 đôi
1000 đôi
1000 đôi
1000 đôi
1000USD
1000USD
Tr. đồng
Tr. đồng
Tr. đồng
Tr. đồng
2406
3761
4970
183000
2452
11,25
7618
23
225
120
6200
600
5600
9000
12000
3000
151000
3000
400
5
318
4,5
450,323
269
302
3000
800
2200
17290
25000
785
130
540
110
1178
1150
850
5500
1500
4000
20000
29000
900
150
620
126
1355
1320
1000
10000
3500
6500
440
319
60
83
122
3556
4174
1958
120
252
48
133
39
192
208
246
2600
170
2444
261
427
281
183
187
182
116
116
115
115
115
115
115
115
118
182
233
163
Bảng 11: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
nhận xét của đơn vị thực tập
Công ty Da giầy Hà Nội xác nhận sinh viên: Vũ thị hồng Vân
Lớp: Quản trị chất lượng K39- Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đã thực tập tại công ty
Nhận xét:
Mục lục
Trang
Lời nói đầu 1
Phần I. Những vần đề lý luận chung về ISO 9000:2000 4
I. Lịch sử phát triển QLCL trên thế giới và ở VN. 4
1. Lịch sử phát triển QLCL trên thế giới trong thế kỷ 20 4
2. Lịch sử phát triển quản lý chất lượng ở Việt Nam. 10
3. Bản chất của ISO 9000:2000. 13
4. Những thay đổi chủ yếu của bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000 với bộ tiêu chuẩn ISO 9000:1994. 19
5. Các nguyên tắc của bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000. 19
II. Những điều kiện để các doanh nghiệp công nghệ áp dụng thành công HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9000. 21
1. Các điều kiện về sản xuất kinh doanh. 21
2. Các điều kiện về công nghệ. 22
3. Các điều kiện về nguồn lực. 23
4. Một số điều kiện khác. 24
III. ý nghĩa của việc áp dụng hệ thống chất lượng theo ISO 9000 trong các doanh nghiệp. 25
phần II: Thực trạng xây dựng và áp dụng ISO 9002 ở công ty da giầy Hà Nội 28
I. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Công ty da giầy Hà Nội . 28
1. Quá trình hình thành và phát triển công ty. 28
2. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng đến quản lý chất lượng của Công ty da giầy Hà Nội. 31
3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty da giầy Hà Nội những năm gần đây. 49
III. Quá trình xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9002 ở Công ty da giầy Hà Nội 51
1. Quá trình xây dựng. 51
2. Quá trình thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 ở Công ty da giầy Hà Nội. 54
III. Đánh giá chung về quá trình xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9002 tại Công ty da giầy Hà Nội. 61
1. Những kết quả ban đầu sau áp dụng ISO 9002. 61
2. Những khó khăn tồn tại trong việc áp dụng HTQLCL ISO 9002 ở Công ty da giầy Hà Nội. 67
Phần III. Một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển việc áp dụng HTQLCL ISO 9002 ở Công ty da giầy Hà Nội 70
I. Phương hướng để duy trì và phát triển việc áp dụng HTQLCL ISO 9002 ở Công ty da giầy Hà Nội. 70
II. Các biện pháp 71
1. Biện pháp thứ nhất 71
2. Biện pháp thứ 2 75
3. Biện pháp thứ 3 76
4. Biện pháp thứ 4 78
5. Biện pháp thứ 5 81
Kết luận 83
Tài liệu tham khảo 84
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- E0048.doc