Đề tài Những biện phát hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hoá của công ty xuất nhập khẩu hợp tác quốc tế Coalimex

Có 3 loại vũ khí cạnh tranh đó là cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm cạnh trạnh bằng giá cả và cạnh tranh bằng dịch vụ là Công ty chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu giá cả hành phập tuỳ thuộc vào nguồn gốn hành hoá bởi vậy cạnh tranh về chất lượng không phải vũ khí của Coalimex. Về giá cả, thông tin về giá cả hành phập luôn được thông bảo đầu đủ nên Coalimex có thể sử dụng lợi thế về thông tin bạn hành uy tín để hạ giá thành sản phẩm nhưng một mỡnh giỏ cả thụi chưa đủ - Công ty cần phải sử dụng vũ khí cạnh tranh đặc biệt đó là dịch vụ bao gồm dịch vụ trước khi giao, trong khi giao dịch vụ là các phương tiện vận chuyển bốc đỡ có thể vừa đáp ứng nhu cầu của Công ty vừa làm dịch vụ tự hoạch taons, kinh doanh bảo đảm là cơ sở kinh doanh có lói.

doc58 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những biện phát hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hoá của công ty xuất nhập khẩu hợp tác quốc tế Coalimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệc cho giám đốc thực thi các nhiệm vụ về vẫn thư lưu trừ hồ sơ cùng các phòng ban tiếp các đoàn khách đén đàm phán và kết hợp với phòng kế hoạch tài chính quản lý các tài sản như nhà cửa phương tiện vận tải....Tham gia các hoạt động có tính chất dịch vụ để nâng cao đời sống của CBCNV làm các thủ tục cần thiết để các đoàn khách (kể cả xuất cảnh và nhập cảnh) ra vào Việt Nam lý kết hợp đồng và thực hiện các hợp đồng kinh tế đó trên cơ sở Nhà nước cho phép. Quá trình hoạt động kinh doanh và bộ máy tổ chức của Công ty được khái quát qua sơ đồ sau: Ban giĂm ¢ìc Khìi kinh doanh Khìi qu¶n l Phßng xuÍt khỈu Phßng nhỊp khỈu C.B.D.A. ®Ìu t­ Phßng hp t¸c lao ®ĩng Phßng hp t¸c lao ®ĩng Phßng hp t¸c lao ®ĩng Phßng hp t¸c lao ®ĩng Chi nh¸nh qu¶n ninh Chi nh¸nh Hơ chÝ minh 3. Tình hình phát triển của Công ty qua một số năm : Trong những năm gần đây cùng với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ tập quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, Công ty đã tự vươn lên và chiếm vị trí vững chắc trên thị trường. Để chứng minh cho điều này chúng ta cùng tìm hiểu một số chỉ tiêu kinh tế sau : Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Chênh lệch Tỷ Lệ 1. Doanh thu tiêu thụ + XNK ủy thác + Cung ứng vật tư + Các dịch vụ khác + Các khoản phải trừ thuế XNK 14633178085 1464815111 8520019400 4648373574 960139833 29609993748 8608439164 18717733221 2283821363 1586355926 79782276 1497681663 7143624053 10197743821 2364552211 626261091 79782276 200% 578% 219% 49% 105% 2. Doanh thu thuần 13673038205 27956218546 14283180296 204% 3. Gv. HB 7960953808 16657160648 5714206840 209% 4. Lãi gộp 5712084442 11834694898 6122610456 207% 5. Chí phí bán hàng 3028/501586 7447148869 4418647283 246% 6. Chi phí quản lý DN 3777981018 3762843426 -15074586 99,8% 7. Lãi thuần HĐKD -1904335162 58702603 1153037759 105% 8. Lãi thuần HĐTC 1803497572 1272569958 -529927614 70,6% 9. Lợi tức thuần 372700300 191479260 -181211040 51,48% 10. Tổng lợi tức 108162710 1522551828 440689111 141% Lãi gộp DT thuần 41,78% 42,33% 0,55% Tổng CF/DTT 49,77% 44,24% -5,53% Nộp NSNN 4170832995 6171565849 2000732854 147,99 B1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các chỉ tiêu kinh tế lựa chọn. Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu của Công ty năm 2000 tăng so với năm 1999 về lượng là 14.976.815.663 đ, về tỷ lệ là 202,3% sự tăng lên đột biến của doanh thu là do : - Xuât khẩu uỷ thác và chênh lệnh XNK uỷ thác than tăng lên nhanh về lượng là 7.143.624.053 đ về tỷ lệ là 587 %. Đi sâu vào tìm hiểu ta thấy xt mua than của các đơn vị sau khi được tổng công ty cho phép để xuất khẩu số tiền thu được do chênh lệch giữa giá than xuất khẩu và giá mua được tính vào doanh thu xuất khẩu nên doanh thu thật 587%. - Cung ứng vật tư 2000 : trị giá hàng kim ngạch nhập khẩu về bán cho các đơn vị sản xuất lớn nên doanh thu về hàng cung ứng đã tăng lên so với năm 1999 về lượng là 10.197.743.821, về tỷ lệ 119,4%. Về tỷ lệ lãi gộp năm sau cao hơn năm trước, cụ thể là năm 2000 tỷ lệ lãi gộp tăng só với nă 1999 là 0,55%. Điều này chính tỏ Công ty có sự bố trí sắp xếp hợp lý trong kinh doanh , khai thác trên tiềm năng thị trường giảm chi phí lưu thông, tăng lợi nhuận. Cụ thể trong năm 2000 để thu được 100đ doanh thu Công ty phải bỏ ra 44,24 đồng chi phí so với năm 1999 thì Công ty đã tiết kiệm được 5,53 đồng về chi phí. Về tình hình thực hiện nghĩa với ngân sách Nhà nước Công ty luôn nghiêm chỉnh chấp hành và đóng góp cho Ngân sách Nhà nước , năm 2000 Công ty nộp Ngân sách Nhà nước 6.171.565.849 đ tăng so với năm 1999 về mức là 2.000.723.854 về tỷ lệ 47,99 %. Kết quả trên đã khẳng định sự khôn khéo trong kinh doanh của Công ty đã nhanh chóng nắm bắt và chiếm lĩnh được thị trường thu được lợi nhuận cao. Từ việc kinh doanh có hiệu quả đã cải thiện được đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty. B2. Tình hình thu nhập của công nhân viên. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Chênh lệch Tỷ Lệ 1. Tổng quỹ lương 2. Tiền thưởng 3. Tổng thu nhập 4. Tiền lương bình quân 5. Thu nhập bình quân 1973432000 3475000 1976907000 1339000 1393666 2775000000 2775000000 1850000 1850000 801568000 798093000 511000 456334 140,6 140,3 138,2 132,74 Từ số liệu bảng trên ta thấy quỹ lương của Công ty tăng rõ rệt năm 2000 tăng về lượng là 801.586.000 đ, ứng với tỷ lệ 40,6% so với năm 1999. Với mức thu nhập tương đối ổn đinh như trên Công ty đã bảo đảm được đời sống của cán bộ công nhân viên giúp họ yên tâm trong công tác phát huy trí tuệ của mình kinh doanh nhằm mang lại lợi ích cho Công ty. Về cơ cấu của Công ty, với đặc điểm là kinh doanh nhà xuất khẩu uỷ thác nếu tỷ lệ vốn lưu động chiếm khá cao. Nguồn vốn lưu động này giúp Công ty có ưu thế trong việc thanh toán nhanh. Qua bảng 3 nhìn vào số liệu ta thấy nguồn vốn của Công ty hầu như không biến động, về vốn cố định năm 2000 tăng 101,75% vố lưu động tăng 114,2% và tổng nguồn vốn 106,84%. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Tỷ lệ %...... Tổng nguồn vốn - Vốn cố định + Ngân sách cấp + Tự bổ sung - Vốn lưu động + Ngân sách cấp + Tự bổ sung 15278739880 15278823444 2054998 7368910685 7908857761 3755391539 415366168 16324462243 15546713165 38054998 6478404656 9030253511 4855391593 4174861918 106,84 101,75 1652 87,9 114,2 129,29 100,52 B3: Chỉ tiêu về vốn của Công ty. 4 - Một số phương hướng kinh doanh của Công ty trong thời gian tời. * Với khả năng có sở vật chất hiện có công ty đã xây dựng những kế hoạch phát triển trong tương lai. - Về quy mô sản xuất Công ty tăng cường đẩy mạng công tác xuất khẩu than như của các nước khác chuyển sang mua hàng khác đang dùng than của các nước khác chuyển sang mua than Việt Nam duy trì quan hệ với khách hàng thường xuyên của Công ty. -Về nhập khẩu chuẩn bị tất hồ sơ để đấu thầu và để tham gia các đợt đấu thầu do Công ty tổ chức để trúng thầu nhập khẩu giá trị lớn và kinh doanh kể cả đấu thầu ngoài ngành than để nhập khẩu uỷ thác và kinh doanh kể cả đấu thầu ngoài ngành. Đẩy mạnh kinh doanh đa ngành như kinh doanh khách sạn, kinh doanh xuất khẩu lao động, kinh doanh vật tư hàng hoá trong nước và các hoạt động khác để tăng doanh thu. Xúc tiên nhanh việc triển khai thực hiện các dự án liên doanh thanh lập nhà máy sản xuất nước đá sạch. - Về doanh thu và lãi Công ty cố gắng phấn đấu tăng doanh thu mỗi năm từ 10 - 15%. - Về đời sống của CBCNV bảo đảm công ăn việc làm ổn định. Có kế hoạch đào tạo nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty trong tương lai. - Về vốn và tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách: Công ty duy trì và bổ sung nguồn vốn kinh doanh cho phù hợp với quy mô của doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách. II. Thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hoá của COALIMEX 1. Thực tạng hoạt động về nhập khẩu phục vụ ngành than. Là một nước rất giàu tài nghuyên thiên nhiên phục vụ cho các ngành công nghiệp và nhiều ứng dụng khác trong đó thanh đóng vai trò không nhỏ trong việc sản xuất và xuất khẩu. Vậy những thiết bị vật tư có từ thị trường nào. Qua các bảng giá chào hàng của các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới, Công ty đã có trong tay một số thị trường nhập rất đáng tin cậy. Năm Nước Kim gạch nhập khẩu 1998 1999 2000 9 tháng đầu năm 2001 1) Nhật 2) Úc 3) Đức 4) Thụy Điển 5) Singapo 6) Hàn Quốc 7) Thái Lan 8,1 3,6 4,5 2,3 6,4 6,7 3,4 9,6 3,9 4,7 2,8 7,1 7,7 4,2 9,8 4,0 4,7 3,0 7,5 8,2 4,8 7,2 3,5 4,9 3,1 4,6 5,7 2,5 Bảng 4 trình bày kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường cụ thể trong một số năm vừa qua. Qua bảng 4 một điều dễ thấy là hầu hết các kim ngạch đều gia tăng tuỳ với góc độ khác nhau. Với các nước Nhật, Hàn quốc, Singapo, Thai lan tốc độ gia tăng tương đối đều đặn. Đối với các nước úc, Đức, Thụy điển, đây là các nước Châu âu nên ở cách xa đối với nước ta và hàng hoá của các nước này giá cả cao, đi lại xa xôi, khó khăn nên chi phí cho một sản phẩm là rất cao bởi vậy rất ít doanh nghiệp dám sử dụng. Tại thị trường Nhật bản: Công ty đã đặt mối quan hệ với thị trường này từ năm 1984 nhưng trước năm 1994, kim ngạch song phương chỉ ở con số vài trăm ngàn đến hơn một triệu USD. Một phần chính là do lệnh cấm vận đối với Việt Nam chưa được xoá bỏ. Sau năm 1995, hàng loạt các tập đoàn lớn của Nhật bản đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Kim ngạch nhập khẩu của COALIMEX tăng nhanh chóng do thị hiếu của người tiêu dùng ưa chuộng hàng Nhật bản và các Công ty bạn hàng của COALIMEX muốn hiện đại hoá các máy móc thiết bị. Con số kim ngạch này luôn chiếm 28 - 35% tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty. Thị trường Hàn quốc và Singapo: Là hai thị trường lớn sau Nhật bản cũng là hai quốc gia có nhiều tập đoàn kinh tế đầu tư vào Việt Nam. Hai quốc gia này chỉ vào Việt Nam và hợp tác với COALIMEX từ năm 1997. Nhưng kim ngạch đã tăng tương đối nhanh với lợi thế máy móc thiết bị rẻ hơn Nhật bản và bảo đảm chất lượng ngang hàng với Nhật bản... Thị trường 3 nước Châu âu (úc, Thuỵ điển, Đức): tuy có rất nhiều tập đoàn kinh tế lớn, giá cả hàng hoá của các nước này cũng rất hợp lý nhưng do vị trí địa lý không thuận lợi nên chi phí cho một thiết bị là rất lớn bởi vậy các Công ty trong nước không dám đầu tư để mua và chất lượng của các hàng hoá này cũng chỉ ngang với Nhật bản hay Hàn quốc. Nên Công ty chỉ nhập những mặt hàng mà các tập đoàn khác sản xuất kém chất lượng hơn. * Sự biến động về gía cả hàng nhập khẩu. Giá cả hàng nhập khẩu bao giờ cũng là yếu điểm quan tâm hàng đầu của mọi công ty cần nhập khẩu. Thực tế cho thấy giá các mặt hàng luôn luôn biến động mà tác động chính là do tỷ giá hối đoái của ngoại tệ, sản phẩm của công ty đang được tiêu thụ trong nước và thế giới. Mặt hàng 1998 1999 2000 9 tháng đầu năm 2001 Máy xúc Máy ủi Xan gạt đường Ô tô tải trung xa Cần cẩu Phụ tùng thiết bị 80 56 75 60 78 10 82 66 79 65 80 11 78 59 77 63 79 9 76,5 57 75,1 62,6 77,8 8 Bảng 5 : Giá thiết bị máy móc (ngàn USD/ chiếc). Giá các máy móc thiết bị có xu hướng tăng năm 1999-2000 là do các tập đoàn lớn vào Việt nam và cạnh tranh nhau về chất lượng cũng như uy tín. Nhưng đến năm 2001 giá các máy móc thiết bị có giảm đặc biệt lý do là từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của các nước trong khu vực cũng như các nước trên toàn thế giới làm tỷ giá của ngoại tệ mạnh tăng làm cho giá của các máy móc thiết bị giảm để các tập đoàn thu ngoại tệ về Bù vào chống thâm thụt ngân sách và giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán của các tập đòan này. * Về kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng. Bảng 16 đưa ra kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu là : - Máy xúc trong đó có máy xúc có trọng tải 8 tấn và máy xúc trọng tải 12 tấn. - Máy ủi bao gồm máy ủi có trọng tải 5,5 tấn và 8,5 tấn. - Máy xan gạt đường. - Ôtô tải trung xa bao gồm xe trọng tải 5,5 tấn đến 17,5 tấn. - Cần cẩu. - Phụ tùng thiết bị và một số máy móc để phục vụ cho xây dựng của các công ty ngoài ngành. Mặt hàng Kịm gạch nhập khẩu 1998 1999 2000 9 năm 2001 SL TG SL TG SL TG SL TG Chiếc Chiếc Chiếc Chiếc Máy xúc Máy ủy Xan gạt đường Ô tô tải trung xa Cần cẩu Phụ tùng TB và máy móc khác 15 30 100 120 200 182 1,2 1,68 7,5 7,2 15,6 1,82 50 70 110 100 130 511 4,1 4,62 8,69 6,5 10,4 5,69 100 80 120 120 90 231 7,8 4,72 9,24 7,56 7,11 2,09 110 85 100 90 30 145 8,415 4,845 7,51 5,634 2,334 1,162 Bảng 6 : Kim ngạch nhập theo mặt hàng và trị giá của nó. * Máy xúc : Kim ngạch máy xúc tuy không nhiều nhất nhưng nó tăng trưởng đều và liên tục lý do rất đơn giản vì máy xúc này ứng dụng được nhiều ngành như xúc đất, cát ..... bởi vậy máy xúc tăng từ 2,9 triệu (1999) lên 3,7 triệu USD 2000 và 9 tháng đầu năm 2001 tăng 0,615 triệu USD. Cần cẩu : lượng cần cẩu nhập vào Việt nam nhiều do những năm này nước ta phát triển về xây dựng hạ tầng cơ sở nhưng đến năm 2000 nó giảm hẳn vì lý do có nhiều tập đoàn kinh tế khác liên doanh với Việt nam. Thiết bị phụ tùng, tăng giảm không ngừng do nhu cầu thay thế một phần bị hư hỏng mà trong nước không thể gia công hay sản xuất được Ôtô tải trung xa : nhu cầu về vận tải đang tăng rất mạnh nhưng vì mạng lưới giao thông không cho phép nên xe được nhập vào tăng giảm không đáng kể. Máy ủi : Đây là một loại máy móc được ứng dụng nhiều nhất trên mọi lĩnh vực nhất là muốn có một mặt bằng ở địa hình đồi núi nên máy ủi tăng rất đều đặn, tăng 2,94 năm 1999 và tăng 0,1 triệu USD năm 2000 : 9 tháng đầu năm 2001 tăng 0,125 triệu USD. 2. Nghiệp vụ nhập khẩu được thực hiện tại COALIMEX. - Thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu và giảm chi phí trong quá trình này là biện pháp quan trọng để tăng lợi nhuận là một công ty XNK công tác này được thực hiện tương đối quy mô và có hiệu quả. - COALIMEX cũng như nhiều công ty có giấy phép nhập khẩu trực tiếp khác vừa nhập để phục vụ cho ngành than vừa nhập uỷ thác cho các đơn vị thành viên và bạn hàng các hình thức nhập đối lưu ít được sử dụng vì chưa có bạn hàng lâu dài, không ký các hợp đồng dài hạn phần lớn do thị trường Việt nam và thế giới không ổn định về giá cả và nhu cầu nên sử dụng hình thức này gây nhiều chi phí cho thoả thuận thay đổi khi biến động thị trường và không mang lại lợi ích cho cả hai bên. Hai hình thức nhập chính mà công ty áp dụng là nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác. Đối với nhập trực tiếp nhân viên phòng xuất nhập khẩu của công ty tự lựa chọn bạn hàng, mặt hàng qua các bán chào hàng quyết định mua ký hợp đồng và thực hiện hợp đồng nhập khẩu. a. Nhập khẩu uỷ thác. - Nhân viên phòng xuất nhập khẩu sau khi nhận hợp đồng hoặc yêu cầu nhập uỷ thác sẽ trên cơ sở và khả năng tiềm lực của công ty mà quyết định. - Có nên ký hợp đồng hay không. - Phòng nhập khẩu có trách nhiệm liên lạc với bên nước ngoài để thoả thuận và nhận hàng, chở hàng đến cho người uỷ thác. Thông thường ngoài chi phí vận chuyển, bốc dỡ, ngoại quan thuế nhập khẩu ..... mà bên uỷ thác phải thanh toán cho công ty chi phí uỷ thác công ty thường lấy vào khoảng từ 0,5 - 2% trên toàn bộ giá trị hợp đồng. Các công ty thường uỷ thác cho COALIMEX nhập uỷ thác có thể kể đến như : Công ty khai thác đá Quảng Ninh, công ty Cầu đường giao thông đô thị .... Than mỏ Mai Châu Hoà Bình. Hoạt động nhập uỷ thác của công ty tương đối nhộn nhịp trị giá các hợp đồng uỷ thác thường chiếm vào khoảng 35-45% so với tổng giá trị hợp đồng ký kết của công ty hàng năm. b. Cơ sở giao hàng thường sử dụng tại COALIMEX. Cũng như những công ty XNK khác ở Việt nam COALIMEX thường chỉ sử dụng các cơ sở giao hàng thông dụng là CIF hoặc CFR, FCA... Hầu như giá FOB không được sử dụng bởi có thể đơn giản chỉ là thói quen hoặc gặp một vài khó khăn khi ký hợp đồng thuê tàu. Tại COALIMEX giá CIF xuất hiện nhiều hơn trong các hợp đồng giá FCA thường chỉ xuất hiện ở Công ty than Quảng Ninh. Một lý giải khác COALIMEX có hai chi nhánh ở Quảng Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh đây là hai cửa ngõ của Việt Nam về đường biển ngoài ra công ty còn có một trung tâm dịch vụ vận tải đóng trụ sở ở dưới Hải Phòng chuyên trách việc nhận hàng làm các thủ tục nhập hàng qua cửa khẩu thủ tục Hải quan và vận chuyển đến nới quy định theo hợp đồng uỷ thác hoặc lưu kho bãi của công ty Hải phòng chở bán hàng. Đồng thời có trách nhiệm nhận tàu đưa hàng lên tàu, sắp xếp theo yêu cầu của hợp đồng xuất khẩu hàng hoá. Cùng cơ quan kho cảng kiểm tra hàng hoá, phát hiện sai lệnh đối với hợp đồng đại diện cùng các bên có liên quan và cơ quan có thẩm quyền lập biên bản nhằm hoàn chỉnh thủ tục sau này nếu có khiếu nại. c. Đàm phán ký kết. Ở COALIMEX bộ phận chuẩn bị dự án đầu tư bộ phận này nghiên cứu thị trường không chỉ thông qua kinh nghiệm của các cán bộ XNK để lựa chọn bạn hàng quyết định giá cả. Thông thường hợp đồng nhập khẩu được ký kết theo phương thức bên nước ngoài gửi bản chào hàng hoặc chào hàng qua điện thoại thấy khi đã thoả thuận được giá cả và các điều kiện khác bên nước ngoài sẽ Fax hợp đồng mẫu đã ký sẵn sàng nếu thấy hợp đồng này có thể chấp nhận được không cần sửa chữa công ty sẽ ký một bên coi như hợp đồng đã được ký kết kể từ ngày nhận được FAX đó. Việc thực hiện hợp đồng được tiến hành như hợp đồng thông thường. Hình thức ký hợp đồng qua đàm phán trực tiếp thường sử dụng những thương vụ khó khăn hoặc có giá trị lớn, các dây truyền hiện đại việc đàm phán trực tiếp mới diễn ra. Người đi đàm phán được báo lại cho phó giám đốc hay giám đốc . Những thương vụ đặc biệt thì có thể đích thân phó giám đốc hay giám đốc đi đàm phán. d) Hoạt động thanh toán hợp đồng nhập khẩu. Thanh toán hợp đồng nhập khẩu tại COALIMEX thường được áp dụng thực hiện thông qua hình thức L/C, loại L/C Urrolocable L/C hoặc Urrolocable Unitrỏutóáuos L/C. Thông thường sau khi ký hợp đồng trong thời gian mở L/C phòng XNK sẽ chuyển hợp đồng và các phụ lục hợp đồng , các chứng từ có liên quan đến phòng kế toán tài phụ, phòng này có trách nhiệm lập đơn xin mở L/C gửi đến Ngân hàng (VIET COMBANK Hà Nội - đối với văn phòng 49 Quang Trung Hà Nội và VIET COMBANK Thành phố Hồ Chí Minh - đối với văn phòng) theo dõi việc mở L/C và đôn đốc đảm bảo L/C được mở và thông báo cho bên nước ngoài trong thời hạn mở L/C. Phòng XNK kiểm tra L/C, nhanh chóng thông báo cho phóng kế toán tài vụ hoặc liên lạc thẳng với Ngân hàng khi hai bên có thoả thuận kéo dài thời hạn giao hàng hoặc có sửa đổi gì trong L/C đã mở. Đối với các hợp đồng uỷ thác tuỳ theo quy định của hợp đồng nơi mà Công ty yêu cầu bên uỷ thác mở L/C với giá trị theo hợp đồng hoặc Công ty tự mở L/C và chi phí mở L/C cũng như trị giá hợp đồng bên uỷ thác phải trả. Thông thường bên uỷ thác sẽ mở L/C Công ty , nhân viên phòng XNK chỉ theo dõi đôn đốc cho bên uỷ thác mở đúng thời hạn ghi trong hợp đồng phòng tài phụ kế toán sẽ thanh toán mọi chi phí với bên uỷ thác. 5. Kinh doanh hàng sau khi nhập khẩu. Hàng hoá sau khi nhập khẩu tức là sau khi cập cảng sẽ được gửi đến cho Công ty uỷ thác nếu là hợp đồng uỷ thác. Đối với hợp đồng trực tiếp trung tâm dịch vụ vận tải sẽ nhạn và lưu kho tại Hải Phòng hoặc vận chuyển lên Hà Nội, mọi chi tiết về hàng hoá chuyển về phòng kinh doanh nội địa sẽ tìm kiếm bạn hàng, nghiên cứu thị trường trong nước quyết định giá cả đàm phán ký kết hợp đồng bán hàng, thông thường chỉ áp dụng đối với hàng nhập là Ôtô Trung xa, các loại máy móc thiết bị phụ tùng quan trọng chỉ nhập về khi đã có hợp đồng mua hàng trong nước. Khi ký kết hợp bán hàng phòng kinh doanh nội địa hoặc theo phương tiện vận chuyển đến cho khách hàng hoặc tự khách hàng thuê phương tiện vận chuyển. III - THÀNH TỰU Đà ĐẠT ĐƯỢC VÀ NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI. 1. Thành tựu đã đạt được của Công ty. a) Xây dựng mạng lưới bạn hàng rộng khắp. Là Công ty XNK về thiết bị vật tư ngành than, có thể nói là rất lớn so với toàn ngành trong cả nước, tuy kinh nghiệm của Công ty chưa nhiều nhưng Công ty đã tạo cho mình bạn hàng trong và ngoài nước kéo dài từ Bắc vào Nam, trên các thị trường khu vực đặc biệt khu vực Đông Nam Á. Cùng với một số các đại lý chi nhánh và trung tâm dịch vụ, một hệ thống kho trạm của hãng tại thành phố lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, Hải phòng ... Công ty đã đặt mối quan hệ lau dài với cac tập đoàn kinh tế hàng đầu Thế giới như LUCKY GOLD STAR (Hàn Quốc); HUYNH (Hàn Quốc), INSUZU ( Nhật Bản), NAKIA (Nhật Bản), DAIHATSU (Nhật Bản), SCANIA (Thụy Điển) ... hợp tacd với các tập đoàn hàng đầu này điều kiện thuận lợi đầu tiên là cán bộ kinh doanh của COALIMEX được làm quen với phương thức làm việc của các Công ty đã quốc gia quan sát học tập kinh nghiệm kinh doanh. Thứ hai là Công ty có thể lợi dụng danh tiếng của bạn hàng củng cố vị trí của mình trên trường quốc té, nhờ uy tín của bạn hàng mà có thể hàng hoá nhanh chóng được tiêu thụ nhanh hơn, thuận lợi hơn, đồng thời có thể sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của các Công ty này trọng vận chuyển lưu kho bãi, lợi dụng khả năng tài chính để đàm phán trả chậm hoặc kỳ kết các hình thức tín dụng nhập khẩu. b) Xây dựng một hệ thống cửa hàng và đại lý trong cả nước. Cửa hàng lớn trực thuộc Công ty là xí nghiệp hoá chất mỏ, xí nghiệp vật tư vận tải, xí nghiệp thu mua và phục hồi vật tư thiết bị, chi nhánh COALIMEX Quảng Ninh, COALIMEX thành phố Hồ Chí Minh. Các cửa hàng này là nơi giới thiệu tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu, là nơi lý tưởng để thực hiện các thí nghiệm thị trường, nhân viên bán hàng sẽ là người thu thập các đánh giá nhận xét, thái độ khách hàng với sản phẩm, bởi vậy có thể nói hệ thống cửa hàng chính là cầu nối giữa khách hàng với Công ty. * Có một mạng lưới khách hàng từ Bắc vào Nam Tuy hoạt động trên thị trường rất ít nhưng COALIMEX đã xây dựng cho mình mạng lưới khách hàng trong cả nước. Với quan điểm khách hàng là thượng đế, dịch vụ tận cơ sở sản xuất để nhanh chóng tiêu hàng nhập khẩu, tránh đọng vốn, đẩy nhanh tốc độ quay vòng thu lợi nhuận qua nhiều lần quay vòng vốn nên hiện nay khi hàng nhập khẩu cập cảng lập tức được chuẩn bị ký hợp đồng được xuống cơ sở sản xuất, cửa hàng kinh doanh thiết bị phụ tùn và các sản phẩm sản xuất từ than, vật tư phục vụ chuyên ngành mỏ như (thuốc nổ ...). Có đủ tư cách đại diện cho ngành than Việt Nam và Thế giới nhưng thực tế nó cũng mở rộng bản thân mối quan hệ của Công ty đem lại cho Công ty các bạn hàng lớn từ các nước. Mặt khác trên tư cách này Công ty có thể thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, xác định xu hướng ngành mỏ Việt Nam và Thế giới, nắm bắt chính xác thông tin này cho phép Công ty sớm xây dựng bản thân một chiến lược nhập khẩu đúng đắn trước khi các Công ty cùng ngành có được đầy đủ các thông tin về thị trường. c) Đội ngũ cán bộ có năng lực và chuyên môn cao. Công ty đã đào tạo và tuyển chọn được một đội ngũ cán bộ có năng lực , có trình độ chuyên môn được đào tạo chính quy từ các trường đại học lớn với chuyên ngành XNK và tài chính theo nguồn tư liệu thì Công ty hiện nay COALIMEX có 80% cán bộ có trình độ đại học chính quy dài hạn, 20% đã có bằng hay đang theo hoc các lớp tại chức. Nhìn vào đội hình cán bộ ta thấy Công ty đã sớm trẻ hoá CBCNV, khai thác năng lực làm việc của các cán bộ này. * Hệ thống kho trạm và cơ sở vật chất có hệ thống. Trong hơn 10 năm hoạt động COALIMEX đã xây dựng cho mình một cơ sở vật chất có hệ thống. Ngoài 2 chi nhành đặt tại 2 thành phố Hạ Long và thành phố Hồ Chí Minh COALIMEX cũng xây dựng cho mình một số xí nghiệp trực thuộc Công ty chuyên kinh doanh các sản phẩm phục vụ và chế biến từ than. Vừa kinh doanh các sản phẩm trong nước vừa kinh doanh các sản phẩm nhập khẩu mục đích để tối đa hoá lợi nhuận, giảm giá thành sản phẩm. Với quan điểm chuyên môn hoá Công ty đang quản lý xí nghiệp vận tải và mỏ vẫn phòng ở Hải Phòng, mục đích là làm các thủ tục Hải Quan và nhận hàng nhập khẩu cho tất cả các đơn vị trực thuộc Công ty ở phía Bắc vận chuyển hàng hoá từ Hỉa phòng cho các bạn hàng có hợp đồng nhập khẩu uỷ thác hoặc lưu kho phần hàng chưa sử dụng. Nhờ chuyên môn hoá nên xí nghiệp vận tải có thể thực hiện các nghiệp vụ và thủ tục gọn nhẹ, nhanh chóng kết hợp chuyên môn về mặt hàng phục vụ cho khai thác mỏ và sản phẩm chế biến từ than xí nghiệp này có phương thức vận chuyển và bảo quản hàng hoá an toàn nhanh chóng đảm bảo hàng hoá được cung cấp đúng đư và kịp thời nâng cấp ưu tín, khuyếch trương tài sản vồ hình của Công ty mà nhờ đó Công ty ký được các hợp đồng chớp được các thời cơ kinh doanh đem lại lợi nhuận cao. Ngoài ra Công ty còn xây dựng hệ thoongs kho ở Hà nội, quảng ning thành phố Hồ Chí Minh để đảm bảo lưu kho các loại hàng hoá. 2. Tồn tại và nguyên nhân. Bên cạnh thành trực đã đạt được nhưng do những nguyên nhân khách quan, chủ quan coalimex vẫn đang còn nhiều khó khăn và tồn tại cần khắc phụ mới có thể đứng vững trên thị trường nhập khẩu của Việt Nam cũng như toàn Châu Á. a) Nguyên nhân khách quan. Tồn tại trong thị trường nhiều biến động không những về kinh tế và cả vè hệ thống pháp luật nên Công ty không tránh khỏi sự tác động từ bên ngoài. Để có thể đứng vững trong hành loạt những biến động khách quan liên tục (sự tăng lăng đoạn tiền tệ trên toàn thế giới) này coalimexx chỉ còn một biện pháp duy nhất là nghiên cứu dự đoán và tự mình biến động theo sự biến đổi của môi trường chỉ như vậy mới hạn chế ảnh hướng này đến mức tối thiểu. * Về thị trường trong nước. Thị trường trong nước là nơi tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu thị trường hay chính xác hơn là khách hàng sẽ là người quết định sự thành bại của Công ty, thị trường mà ở trên đó khách hàng và túi tiền của họ chi phối các quy luật kinh tế thị trường thị trường tiêu thụ mặt hàng nhập khẩu uỷ thác hết sức phức tạp trước năm 1998 chỉ có một số ít doanh nghiệp xnk trực tiếp nếu hầu hết các Công ty khác phải mua hoặc uỷ thác nhập nhưng cho đến này hàng loạt các Công ty bạn hàng trước đây của Công ty được cấp giấy phe[s nhập khẩu nên coalimex mất đi một khối lượng bạn hàng lớn, các Công ty khai thác mỏ còn đang là bạn hàng chủ yếu của Công ty trong khi đó sự cạnh tranh gawy gắt giữa coalimex và các Công ty nhập khẩu vật tư thiết bị khác để tranh giành phần khách hàng ít ỏi này ngày càng gây khó khăn hơn cho Công ty. Đối với kinh doanh máy móc thiết bị cho kinh doanh trong tình trạng thiếu vốn là mạo hiểm kinh doanh loại hàng này đòi hỏi vốn lớn, khó tiêu thụ mặt khác máy móc thiết bị này đòi hỏi kỹ thuật cao. Cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ nguyên liệu trong nước là nỗi quan tâm lờ lững của coalimex. Cạnh tranh với công cụ đắc dụng là giá cả luôn được các Công ty kinh doanh than và thiết bị vật tư về than quan tâm. Vì hầu hết các Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp không có chuyên môn về ngành than và vật tư thiết bị về than, nên khi các Công ty này nhập phương tiện máy móc về mà không tính toán được biến động thị trường trong và ngoài nước nhu cầu trong nước luôn có biến động khi đã ồ ạt nhập hàng loạt contianer thiết bị máy móc về có dấu hiệu ứ động do quá dư cung hoặc do giá thị trường nước ngoài giám đột ngột. Công ty này vội vàng hạ giá để bán nhanh chóng thu hồi vốn phá giá thị trường trong nước gây tồn đọng và thiệt hại cho Công ty. * Thị trường nước ngoài : Thị trường châu Á Thái Bình Dương cũng như thị trường Châu Âu với các chính sách phát triển kinh tế năng động của các chính phủ tạo ra cho thị trường một môi trường ổn định về pháp luật cùng chiến luwowc hướng về xuất khẩu tạo điều kiện cho COALIMEX xâm nhập thị trường nhập khẩu các nước này. Nhưng điểm cần lưu ý khi kinh doanh trên thị trường này phần lớn các tập đoàn kinh tế ở đây đều chịu dưới sự quản lý hoặc chịu sự ảnh hưởng nhiều của các tập đoàn kinh tế ở Âu Mỹ là những nền kinh tế luôn có nhiều biến động thay đổi theo chu kỳ. Các ngành khai thác mỏ Việt Nam với máy móc khai thác phụ thuộc 100 % vào dây chuyền dụng cụ khai thác nước ngoài nên mới chỉ cần biến đổi rất nhỏ về chính trị hay pháp luật đã làm cho giá cả hàng nhập khẩu thay đổi . Trên thị trường nước ngoài cạnh tranh buôn bán không phải là không mạnh mẽ, về mặt lý thuyết điều này có lợi cho COALIMEX nhưng thực tế trong nhiều trường hợp các Công ty nước ngoài cùng hợp tác nâng giá trên cơ sở hiểu bieet hạn chế thị trường Việt Nam. Hơn nữa một sự cạnh tranh trên thị trường nước ngoài sẽ tạo ra sẹ lộn sộn về giá cả gây những biến động bất ngờ cũng không có lợi cho Việt Nam. * Các chính sách của chính phủ : Kinh doanh ngành hàng là tài nguyên thiên nhiên của đất nước nhưng thiết bị dùng để khai thác là nhập khẩu, nhưng do xu thế chung và quan điểm khuyến khích nhập khẩu để phát huy vai trò của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Hơn thế nữa hành lang luật pháp Việt Nam chưa ổn định sự hoàn thiện đang được từng ngày cũng ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty. Chính sách của nhà nước hiện nay ảnh hưởng bất lợi cho hoạt động kinh doanh của Công ty là : * Nhà nước với quan điểm tự do kinh doanh đã cho phép hàng loạt các doanh nghiệp XNK trực tiếp, đặc biệt giấy phép XNK tổng hợp cấp ra mà không nhận thức được rằng đối với các mặt hàng cần có trình độ chuyên môn máy móc, thiết bị ngành than không phải bất cứ Công ty nào nhập khẩu cũng đem lại lợi nhuận cao. Thực tế cho thây nhiều Công ty nhập khẩu tổng hợp do quá chạy theo lợi nhuận thì chênh lệch giá cả mà nhập khẩu những hàng hoá kém phẩm chất, sai số liệu về kỹ thuật đã làm thiệt hại cho Công ty và thiệt hai cho lợi ích xã hội, ngoại tệ mạnh đã không dùng đúng chỗ và kém hiệu quả. Ví dụ: Sự thiếu rõ ràng trong nghị định 89 CP và các thông tư hướng dẫn kèm theo (849/TM) hướng dẫn về bỏ giấy phép chuyến. Nghị định này là một bước giảm bớt đi các thủ tục phiền hà tốn nhiều thời gian cho doanh nghiệp, mỗi lần nhập khẩu trước đây, nhưng nó cũng gây ra rất nhiều tranh cãi. Cụ thể ở COALIMEX có nhiều lô hàng không thuộc ngành kinh doanh của Công ty nhưng Công ty cần nhập khẩu để trang bị bổ xung nhưng cả vụ XNK, Bộ Thương Mại và phòng cấp giấy phép đầu không nhận thuộc phạm vi giải quyết của mình. Quy định không chặt chẽ này gây rắc rối kéo dài thời gian buộc cán bộ Công ty đi lại nhiều lần, hạn chế hiệu quả công tác. Các nghị định của chính phủ thay đổi liên tục làm cho các mặt hàng đang được nhập khẩu trở thành bị cấm nhập khẩu cũng gây rắc rối cho các Công ty XNK và làm giá cả hàng hoá đó tăng vọt dễ làm lũng đoạn thị trường. b) Những tồn tại chủ quan. * Vốn kinh doanh nhập khẩu còn hạn hẹp. Như đã phân tích ở trên vốn kinh doanh của Công ty đến năm 2000 mới có 16.342.462.243 VND, trong đó vốn lưu động là 9.030.253.511 VNĐ chiếm khoảng 56,5% tổng nguồn vốn . Một Công ty mà vốn tập trung vào kinh doanh trong khí đó phần vốn lưu động chỉ chiếm 1 nửa, như vậy vốn cố định của Công ty quá nhiều. Để đem lại lợi nhuận cao có cơ cấu vốn lưu động phải chiếm từ 65-70%. Mặt khác vừa để hiện đại hoá, vừa nhập khẩu được các lô hàng có quy mô lớn, mở rộng thị trường trong và ngoài nước đòi hỏi một nguồn vốn lớn mà không chỉ nguồn vốn ngân sách là có đủ. Theo đánh giá của Công ty cần có khoảng 300-330 tỷ VNĐ muốn vay Ngân hàng hay bất cứ một tổ chức tài chính nào cần phải có vốn thế chấp hoặc cầm cố nhưng toàn bộ vốn cố định và vốn lưu động của Công ty cũng chỉ bằng 1/2 số vốn đó. Cũng như các Công ty khác của Việt Nam thiếu vốn kinh doanh khiến COALIMEX không thực hiện được các thương vụ lớn, không dám quyết đoán trong kinh doanh. Hiện nay COALIMEX đang phải chịu trả cho ngân hàng và các tổ chức tài chính khác khoảng hơn 1 tỷ VNĐ/Năm. Bên cạnh đó Công ty vẫn chưa có các biện pháp quản lý vốn và hạch toán một cách chặt chẽ. * Công tác thu thập và xử lý thông tin chưa có hiệu quả. Mặc dù ý thức được vai trò và tầm quan trọng của thông tin nhưng công tác thu thập và xử lý thông tin ở COALIMEX chưa được tổ chức có hệ thống , công việc này chỉ được thực hiện qua các nhân viên XNK và phòng chuẩn bị dự án qua các bản chào hàng khác nhau của các bạn hàng nước ngoài hoặc một vài Công ty kinh doanh nghành than. Thông tin chỉ được nghiên cứu tại bàn qua một vài nguồn thông tin hạn chế mặc dù những thuận lợi của Công ty đã phân tích ở trên cho phép cán bộ Công ty thu thập được những nguồn thông tin mà ít doanh nghiệp nào biết được. Mặt khác khi thông tin được thu thập không đến được người điều hành, các thông tin thường tản mạn, dừng lại ở phạm vi hẹp nên chưa được sử dụng có hiệu quả đem lại lợi ích cho kinh doanh. Các mặt hàng nhập khẩu tuy được mở rộng nhưng chưa được phát triển theo đúng khả năng có thể, các loại máy ủi, xan gạt, xúc lại luôn chiếm tỷ trọng lớn trong khối lượng hàng hoá nhập. * Các hình thức nhập khẩu chưa đa dạng: Hai hình thức chủ yếu là nhập uỷ thác và nhập trực tiếp, nhưng từ sau năm 1975 uỷ thác này càng chiếm phần lớn kim ngạch nhập khẩu (70-80%). Nhập khẩu tự doanh không những đem lại cho phòng kinh doanh (mới mở tháng 12-2001) mở rộng thị trường trong nước. Nhập khẩu uỷ thác mặc dù vẫn phải ký kết hợp đồng nhưng chỉ được hưởng (0,5 - 2%) giá trị hợp đồng nhập khẩu. Vì vậy mặc dù kim ngạch cao nhưng thực tế doanh thu lại thấp. Chương III NHỮNG BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY HỢP TÁC QUỐC TẾ. I - PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ NÓI CHUNG VÀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CÙA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI.. 1. Sau khi trở thành thành viên của các nước trong khối ASEAN và qua các đại hội Đảng VI và VII chính phủ Việt Nam đã có những thay đổi trong nền kinh tế nói chung và kinh doanh thương mại Quốc tế nói riêng, trong các nghị quyết 11,13 của chính phủ là đa dạng hoá các loại hình nhập khẩu hiện đại và các hàng hoá mà trong nước không sản xuất được. Để bắt kịp với sự phát triển đến chóng mặt của các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng như toàn Thế giới. Mặt khác, chính phủ cho nhập khẩu để sản xuất và tái xuất khẩu các mặt hàng thiết yếu, tạo công ăn việc làm cho người dân, nâng cao chi thức tính sáng tạo học hỏi trong công việc, nhập khẩu hàng hoá còn tạo ra sự cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và khai thác được những tài nguyên thiên nhiên mà mình sẵn có như than, quặng ... Theo như báo cáo tổng hợp kim ngạch XNK của Việt Nam năm 1999 là trong đó nhập khẩu chiếm và tổng kim ngạch nhập khẩu Việt Nam năm 2000 là . Trong 9 tháng đầu năm 2001 kim ngạch nhập khẩu chiếm dự kiến đến năm 2003 tổng kim ngạch XNK của Việt Nam là . Trong đó kim ngạch xuất khẩu sẽ lớn hơn kim ngạch nhập khẩu . Đây là một định hướng đúng đắn của chính phủ ta. Mục tiêu của nhập khẩu là nhập dây chuyền sản xuất khai thác hiện đại đẻ sản xuất trong nước và tái xuất khẩu, ngoài ra chính phủ ta cũng quan tâm đến xuất khẩu than vì đây là một tài nguyên thiên nhiên sẵn có và nó tạo nguồn lực cho đất nước. Hiện nay Việt Nam đang là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 Thế giới. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm là 28% (chưa kể xuất khẩu tại chỗ) Dự kiến đến năm 2003 sản phẩm xuất khẩu đã qua chế biến chiếm 80% trong đó chế biến sâu và tinh 50%.. Tổng kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 24% trong cơ cấu nhập khẩu dự kiến máy móc thiết bị và phụ tùng chiếm 39%. Nguyên nhiên vật liệt chiếm 52% và hàng tiêu dùng chiếm 9%. Vậy mục đích của chính sách nước ta về nhập khẩu là : - Nhập khẩu chủ yếu là vật tư phục vụ cho sản xuất hay tiêu dùng thiết yếu mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu. - Nhập khẩu thiết bị toàn bộ dây truyền sản xuất máy móc tiên tiến hiện đại đổi mới công nghệ, ưu tiên nhập khẩu kỹ thuật công nghệ để sản xuất và chế biến hàng hoá xuất khẩu. 2. Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh của COALIMEX trong những năm tới. Theo bảng kim ngạch nhập khẩu của Công ty là 35 Triệu USD trong năm 1998 và năm 1999 là 40 triệu USSD, năm 2000 là 42 triệu USD, 9 tháng đầu năm 2001 là 31,5 Triệu USD trong đó nhập khẩu uỷ thác chiếm 70-80% tổng kim ngạch nhập khẩu. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường và thực hiện phương thức đa dạng hoá các ngành nghề Công ty có nhập khẩu thêm một số phụ tùng xe máy của Nhật Bản và Thái Lan để kinh doanh trong nước, ngoài ra Công ty còn nhận đấu thầu một số công trình xây dựng nhỏ và xây một số khách sạn ở Hà Nội, Quảng Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Công ty còn hợp tác quốc tế để đưa lao động sang các thị trường nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản ... Trong năm 2001 theo kế hoạch đã phê duyệt Công ty sẽ phấn đấu đạt 45 triệu USD, hiện nay đã 9 tháng mà Công ty đã đạt 30 Triệu USD. Hướng tới năm 2003 và để bước vào thế kỷ 21 một cách vững chắc từ 2001 - 2002 Công ty bắt đầu chương trình cổ phần hoá, đây là một giải pháp đúng đắn mang sắc thái vĩ mô cho toàn Công ty. II - NHỮNG BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA CÔNG TY. 1. Thu hút sử dụng vốn có hiệu quả. Như đề cập ở trên COALIMEX cũng như nhiều Công ty khác. Sau cơ chế bao cấp kinh doanh trong tình trạng nợ dây dưa khó đòi, trong khi vốn kinh doanh của Công ty nhỏ và không chớp được cơ hội, thiếu vồn cũng khiến cho Công ty hai năm (2000 - 2001) chủ yếu là nhập khẩu uỷ thác chiếm 75% tổng số. Có phương châm tích luỹ lâu dài nhưng xem ra giải pháp này chỉ là tạm thời không phù hợp với tình thế trong tương lai. Nên trước mắt Công ty tiếp tục nhập khẩu uỷ thác nhưng chú trọng thực hiện một vài biện pháp sau : * Sử dụng nguồn vốn ODA : Trong bối cảnh Thế giới mới trong vị thế mới của Việt Nam trên thị trường. Việt Nam đang nổi lên như một hiện tượng phát triển kinh tế thần kỳ, với tiềm năng sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động dồi dào. Việt Nam đang được các quốc gia giầu có cũng như các tổ chức tài chính đầu tư và hỗ trợ vốn. Riêng hội nghị các nước ủng hộ Việt Nam họp tại Pari tháng 11-1996 đã kêu gọi được 1,9 tỷ USD. Trong đó Đài Loan là nước đầu tư ODA phải nhập khẩu máy móc thiết bị từ các nước tài trợ vốn theo giá trị vốn vay tương ứng. Để thực hiện được điều này COALIMEX phải xây dựng các dự án khả thi liên doanh với nước ngoài. * Trên cơ sở doanh nghiệp nhập khẩu máy móc thiết bị phụ tùng trong thực hiện các hợp đồng lớn, doanh nghiệp có thể xin giảm lãi vay ngân hàng. Nghĩa là được sử dụng lãi vay ưu đãi khi ký kết hợp đồng lớn. * Một hình thức khác hay được dùng trong XNK là tín dụng hàng hoá. Để làm được điều này doanh nghiệp phải xây dựng được mối quan hệ tốt với bạn hàng, phương thức này có ưu điểm khắc phục được tình trạng thiếu vốn của đơn vị. Nhưng doanh nghiệp cũng cần phải chú ý đến giá cả hàng hoá sẽ tăng do áp dụng phương thức này. * Sử dụng vốn một cách có hiệu quả cũng là một cách thức làm gia tăng vốn kinh doanh. Công ty cũng cần có các biện pháp quản lý vốn chặt chẽ giao vốn cho từng Công ty trực thuộc và yêu cầu các đơn vị này hạch toán một cách chi tiết và đầy đủ, các đơn vị chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình bằng nghiên cứu trên thực tế. Công ty có thể quy định chỉ được thực hiện hợp đồng có quy định mức giới hạn về hạn ngạch tối thiểu vì thực hiện các hợp đồng nhỏ sẽ làm tăng chi phí trên một đồng doanh thu. Mặt khác, nên hạch toán các kết quả lỗ lãi đưa ra giải pháp và rút kinh nghiệm cho cán bộ. 2. Quan tâm nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước. * Thị trường nước ngoài (Quốc tế) Là một Công ty nhập khẩu các thiết bị về ngành khai thác mỏ Công ty quan hệ với rất nhiều Công ty nổi tiếng trên Thế giới có văn phòng đại diện ở Việt Nam. Trong nền kinh tế thị trường giá cả việc mua bán phụ thuộc vào sự biến động giá cả cung cầu trên thị trường bới vậy nghiên cứu đối tác kinh doanh là nghiên cứu về vố, cơ sở vật chất kỹ thuật, uy tín của họ và quan trọng hơn là phải xác định được xu hướng biến động về giá cả. Trong thời gian tới phải nắm bắt kịp thời về thông tin về các nhà máy sản xuất máy móc mới hiện đại, chu kỳ bảo dưỡng sửa chữa tình hình sản xuất kinh doanh của các tập đoàn lớn. Nhanh chóng nắm bắt thông tin về chính sách kinh doanh của các chính phủ, xuất khẩu máy móc và nhập khẩu. Đơn cử một ví dụ về sử lý thông tin : việc khủng hoảng tiền tệ các nước trong khu vực Châu Á vừa qua đã làm kim ngạch XNK của nước ta chững lại, các tập đoàn lớn trên Thế giới xảy ra các cuộc đình công liên tục như HyunhĐai (Hàn Quốc) ... đã ảnh hưởng rất lớn đến kim ngạch nhập khẩu của Công ty nhưng do nắm bắt được thông tin kịp thời nên Công ty không rơi vào tình trạng chỗ thừa, chỗ thiếu. * Thị trường trong nước. Việc nắm bắt tình hình kinh tế xã hội cũng như cơ sở vật chất, luật pháp bạn hàng trong nước được cán bộ Công ty tìm hiểu rất kỹ lưỡng. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ tập trung đến giá cả, nhưng chưa nghiên cứu đếm dung lượng thị trường, những nhu cầu thực sự của thị trường nội địa, chu kỳ biến động của máy móc thiết bị. Dựa trên sự hình thành các doanh nghiệp mới nhu cầu về tiêu dùng máy móc thiết bị và sản phẩm của than cho các ngành công nghiệp, khối lượng các Công ty khai thác được xác định mức cầu tiềm năng để lập kế hoạch nhập khẩu hàng. Nghiên cứu nhu cầu trong nước COALIMEX phải nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của mình. Đánh giá ưu nhược điểm của bản thân và của đối thủ, khắc phục những nhược điểm còn tồn tại, biết lợi dụng những khó khăn của đối thủ để tấn công dành thắng lợi. 3. Lựa chọn vũ khí cạnh tranh. Thương trường là chiến trường, một doanh nghiệp để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này buộc phải thích nghi và tham gia vào cuộc chạy đua không có đích cuối cùng. Cạnh tranh cũng như thị trường là con dao hai lưỡi, một mặt nó là động lực, là niềm phấn kích thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bằng cách buộc doanh nghiệp phải tự xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh, phát huy mọi tiềm lực, quản lý có hiệu quả các hoạt động kinh doanh. Mặt khác, tham gia cạnh tranh cũng là một hành động tự sát bởi cùng một quá trình cạnh tranh một số doanh nghiệp bị đào thải phải rút lui khỏi thị trường nhường chỗ cho doanh nghiệp mới trong môi trường cạnh tranh nhộn nhịp này để tránh quá trình đào thải và sự đào thải và sự đào thải doanh nghiệp phải nắm vững và sử dụng có hiệu quả các vũ khí cạnh tranh. Có 3 loại vũ khí cạnh tranh đó là cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm cạnh trạnh bằng giá cả và cạnh tranh bằng dịch vụ là Công ty chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu giá cả hành phập tuỳ thuộc vào nguồn gốn hành hoá bởi vậy cạnh tranh về chất lượng không phải vũ khí của Coalimex. Về giá cả, thông tin về giá cả hành phập luôn được thông bảo đầu đủ nên Coalimex có thể sử dụng lợi thế về thông tin bạn hành uy tín để hạ giá thành sản phẩm nhưng một mình giá cả thôi chưa đủ - Công ty cần phải sử dụng vũ khí cạnh tranh đặc biệt đó là dịch vụ bao gồm dịch vụ trước khi giao, trong khi giao dịch vụ là các phương tiện vận chuyển bốc đỡ có thể vừa đáp ứng nhu cầu của Công ty vừa làm dịch vụ tự hoạch taons, kinh doanh bảo đảm là cơ sở kinh doanh có lãi. Ngoài 3 công cụ cạnh tranh chủ yếu ngày nay các doanh nghiệp còn cạnh tranh với nhau bằng tốc độ và sự mạo hiểm như. - Thời gian cần thiết cho việc đưa ra quyết định. - Tốc độ đề xuất phát minh dáng kiến. - Tốc độ giao dịch công việc bàn hàng - Tốc độ lưu thông tiền vốn. - Để quyết định mạo hiểm trong kinh doanh và giành chiến thắng Công ty phải rèn luyện cho cán bộ của mình có các phẩm chất biết phân tích, tổng hợp đánh giá phán đoán, chớp thời cơ và có lòng từ tin. - Có 3 phương pháp sử dụng với đối thủ cạnh tranh mà Công ty có thể tham khảo. * Phương pháp cạnh tranh, là phương pháp tính toán tất cả các khả năng yếu tổ, các thủ đoạn để tạo lợi thế cho Công ty trên thị trường bao gồm các biện pháp về công nghệ kinh tế, hành chính, tâm lý xã hội. * Phương pháp thương lượng. Đó là việc thoả thuận giữa các doanh nghiệp để chia sẻ thị trường 1 cách ôn hoà. * Phương pháp né tránh. Đây là cách rút lại khỏi cạnh tranh bằng việc tìm ra một thị trường khác ta hơn it hiệu quả hơn để đem hành tới bán thậm chí phải từ bỏ mặt hàng đó. 4 - Mở rộng quan hệ với bạn hàng với khách hàng. Trong cơ chế thị trường thu hút và hợp tác với bạn hàng và khách hàng là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp điều cốt yếu là tạo ra hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng thông qua việc giữ chữ tín lên hàng đầu - quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong thương vụ khó khăn tôn trọng lợi ích của 2 bên không vì lợi ích trước mắt mà phá vỡ mối quan hệ truyền thống. * Tìm hiểu mở rộng mối quan hệ với khách hàng mới bạn hàng mới trong đó đi lên của xã hội dẫm chân tại chỗ một rr là sự khắc nghiệt của nó ngày càng cướp đi các bạn hàng truyền thống của doanh nghiệp là sự tụt hậu. Để phát triển doanh nghiệp không chỉ bó hẹp hoạt động của mình tại một thị trường mà phải luôn luôn tìm các đối tác tin cậy để phát triển và tồn tại. Đối với Coalimex hoạt động nhập khẩu luồn cần tìm các đối tác tìn cậy, chào gài cả hợp lý, chất lượng bảo đảm. đặc biệt là tình hiònh kinh doanh của bên đối tác như vốn, tài chính, sự tin cậy của các đại lý. * Tổ chức và quản lý cán bộ phát huy nhân tố một con người có đủ vốn, đủ cán bộ có năng lực, có bạn hàng nhưng hoạt động nhập khẩu chỉ hiệu quả khi tổ chức quản lý tốt, có thể nói tổ chức và quản lý xương sống quyết định sự thành công của mọi hoạt động kinh doanh Coalimex là doanh nghiệp tồn tại từ thời bao cấp nên không thể ngay lập tức bị loại bỏ bởi vậy trong công tác tổ chức quản lý kinh doanh. Theo tôi nên phan ra là khoán cho rõ ràng. - Phân công quy định rõ ràng phạm vi hoạt động và trách nhiệm của từng phong ban trách hoạt động chồng chéo kém hiệu quả kết chặt chẽ hoạt động của các phòng ban với nhau trành tình trạng cụ thể mọi phòng bàn đều phải trở thành một bộ phận của hệ thống Công ty hoạt động với mục địch vì lợi nhuận, khách hàng vì chiến lược mục tiêu và sự phát triển cường thịnh của Công ty . - Quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ : thị trường luôn luôn biến đổi đòi hỏi người cán bộ kinh doanh phải năng động luôn biết vương lên và thay đổi phù hợp tiến hành công tác đào tạo hàng loạit và liên tục cho cán bộ trong điều kiện kinh doanh khắc nghiệt này mà không thể vì lý do chi phí quá lớn. Để có đội ngũ cán bộ hoàn chỉnh công ty phải biết khuyến khích và đòi hòi đội ngũ cán bộ phải cố gắng học hỏi không chỉ về kiến thức, ngoại ngữ mà cả kiến thức xã hội 5. Hoàn thiện các nghiệp vụ nhập khẩu. Nghiệp vụ nhập khẩu là công việc hàng ngày thường xuyên của nhân viên phòng XNK nên nhiều khi suy nghĩ hoàn thiện hơn công tác này chua được đặt vấn đề một cách nghiêm chỉnh thực hiện tốt nghiệp vụ nhập khẩu là 70% thành công của thương vụ kinh doanh. * Đa dạng hoá các hình thức nhập khẩu. Đối với mọi công ty kinh doanh nhập khẩu Việt Nam noi schung là COALIMEX nói riêng hai hình thức nhập chủ yếu là trực tiếp và uỷ thác nhưng cùng sự hợp tác lâu dài và các bạn hàng thì truyền thông đa dạng hoá hình thức nhập khẩu sẽ là cơ sở cho Công ty mở rộng thị trường giải quyết được những khó khăn đặc biệt là khó khăn về vốn. Các hình thức nhập khẩu mới sẽ tạo ra một đội ngũ cán bộ XNK am hiểu về chuyên môn nâng cao năng lực trình độ của cán bộ. Một hình thức nhập khẩu mà COALIMEX nên lưu tâm là nhập liên doanh, hình thức này diễn ra giữa công ty và các kinh doanh hàng nhập khẩu hoặc giữa COALMEXX với Công ty nước ngoài mà tốt nhất là Công ty xuất khẩu đây là hình thức giúp công ty giải quyết khó khăn về vốn nhưng quan trọng hơn là bảo đảm chất lượng và tiến độ giao hàng vì quan trọng hơn nó bảo đảm chất lượng và tiến độ giao hàng kết quả công đoạn này gắn liền với lợi ích bên xuất khẩu hơn nữa hợp tác với công ty nước ngoài có uy tiến sẽ là bàn đạp cho Công ty xâm nhập vào thị trường nước đó đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. * Chặt chẽ hơn trong các điều khoản hợp đông. - Các hợp đồng nhập khẩu của Công ty chủ yếu được lập theo hình thức bên nước ngoài lập và giữ cho bên công tu xem xét và ký vào hợp đồng theo các thoả thuận mà hai bên đã thông qua. Hình thức này đối với các thoả thuận mà hai bên đã thông qua. Hình thức này đối với các công ty tin tưởng thì có thể được nhưng đối với các Công ty mới nhưng lắt léo trong hợp đồng có thể làm cho công ty chịu thiệt thòi khi các hợp đồng này gặp khó khăn phải có sự can thiệp của luật pháp. Bởi vậy Công ty phải dùng cán bộ của mình giỏi ảnh ngũ thông thạo lập và kiểm tra các hợp đồng. Các điều khoản hợp đồng cần phải được chú ý tính chặt chẽ và đúng pháp luật. *Khuyến khích động nhập khẩu uý thác. Là công ty XNK nhưng nhập khẩu uỷ thác nên coi là biện pháp tạm thời trong giai đoạn hiện nay để vẫn tiếp tục giữ vị trí trên thị trường nước ngoài cán bộ có việc làm giữ vị trí trên thị trường chờ kiếm tìm các giải pháp về vốn để có thể tự doanh thu lợi nhuận cao hơn. Bởi vậy chiến lược NK uỷ thác của COALIMEX vẫn được coi là rất quan trọng trong kim ngạch nhập khẩu 1 vài năm tới. Hiện nay có rất nhiều công ty có giấy phép XNK trực tiếp và nhập uỷ thác bởi vậy thị trường nhận uỷ thác đang có sự cạnh tranh để ngày càng nhận dược nhiều các hợp đồng uỷ thác đang có sự cạnh tranh để ngày càng nhận được nhiều các hợp đồng uỷ thác nhập COALIMEX - Uy tín của Công ty. - Lệ phí tính theo giá trị hợp đồng xê dịch - Dịch vụ vạn chuyển bốc dỡ giá cả hợp lý mà công ty đang áp dụng chủ yếu là 1 việc sử dụng hình thức này đảm bảo quyền lợi cho người mua nhưng đòi hỏi Công ty phải trả ngay tiền trong điều kiện thiếu vốn kinh doanh trầm trọng bởi vậy mở rộng các hình thức thanh toán là 1 phương thức tạo vốn. Đồng thời giúp cán bộ nắm vững các biện pháp thanh toán từ đó có thể áp dụng kinh doanh cho từng hợp đồng. Sự linh hoạt này có thể giảm được chi phí của ngân hàng tận dụng được sự biến động của tỷ giá, lợi dụng vốn kinh doanh phương án kinh doanh có hiệu quả đặc biệt là các hợp đồng lớn công ty nên sử dụng các loại 1/c 60 và 90 day s hoặc hình thức trả bằng cuống phiếu thời hạn 1 năm hoặc dài hơn mặc dù giá hơi cao nhưng Công ty lợi dụng được vốn và có hàng để kinh doanh khi có các cơn sốt giá đột ngột. KẾT LUẬN Để nhanh chóng công nghiệp hoá và hiện địa hoá đất nước trong thể tiến công như vũ bão của cách mạng khoa học Công nghệ kỹ thuật để bước vào thế ký 21. Để thực sự đua Việt Nam trở thành 1 bộ phận của tổng thể thế giwosi thông nhất nhập khẩu Việt Nam đang gánh trên đôi vai non nớt của mình 1 trách nhiệm nặng nề. Là một Công ty chuyên nhập khẩu các máy móc thiết bị để khai thác mỏ và các sản phẩm được chế biến từ than và xuất khẩu thong Công ty đã biết dựa vào tiềm năng về thiên nhiên và vị trí của đất nước để tạo ra lợi nhuận bằng sự nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ của Công ty bằng chiến lược kinh doanh đúng đắn cho đến nay COALIMEX đã đạt được những thành tuỵ nhất định trong để có thể đứng vững trên thị trường nhập khẩu vật tư thiết bị ngành than trong nước thì Công ty phải nỗ lực hơn nữa. Từ nghiên cứu tình hình thực tiễn của công ty tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kinh tế nhập khẩu máy móc thiết bị ngành tha. Hy vọng đây sẽ là những biện pháp tích cực mà Công ty có thể áp dụng trong thực tiễn trên con đường vươn tới mục tiêu trở thành 1 Công ty cổ phẩn mà là 1 tập đoàn thương mại không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Có được những thành công nhất định của chuyên đề này là nhờ sự giúp đỡ tận tình của ban giám đốc và toàn thể cán bộ phòng nhập COALIMEX những kiến thức chuyên môn và thực trạng của Công ty giúp tôi có những nhận xét đánh giá gợi mở những biện pháp hữu hiệu. Ỏ đây tôi cũng mong muons bầy tỏ lòng biết ơn chân thành tới rất cả các thầy cô giáo của khoa thương mại trường đại học kinh tế quốc dân và đặc biệt là GS PTS Hoàng minh Đường đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành bản chuyên đề này. Tuy nhiên do những hạn chế về thời gian và kinh nghiệm nên bản chuyên đề này khó tránh khỏi những sai sót nhất định. Kính mong được sự góp ý của thầy cô và những ai quan tâm tới vấn đề này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0363.doc
Tài liệu liên quan