Đề tài Những đặc điểm tâm lí của trẻ ấu nhi

Mục lục I. Lý do và mục đích chọn đề tài II. Nội dung của đề tài Vị trí và ý nghĩa của tuổi ấu nhi trong quá trình phát triển tâm lý con người Những đặc điểm tâm lý ở tuổi ấu nhi 2.2.1 Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo 2.2.2 Sự phát triển ngôn ngữ 2.2.3 Sự phát triển tư duy trực quan hành động 2.2.4 Sự xuất hiện tự ý thức và nguyện vọng độc lập 2.2.5 Sự tiến triển tình cảm và xã hội 2.3. Bài học sư phạm- những phương pháp giáo dục Giúp trẻ phát triển tâm lý 2.3.1. Giáo dục trẻ ấu nhi thông qua thế giới đồ vật 2.3.2. Các biện pháp giáo dục cảm xúc- tình cảm cho trẻ 2.3.3. Các biện pháp giúp trẻ phát triển sự tự ý thức 2.3.4. Các cách giải quyết khủng hoảng của lứa tuổi lên 3

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 14286 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những đặc điểm tâm lí của trẻ ấu nhi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảm nhận và tương tác, bên trong và bên ngoài, chiếu sâu và chiều rộng. Trong chừng mực của vấn đề giáo dục thanh thiếu niên và thiếu nhi, các nhà sư phạm và giáo dục cũng sẽ không thể nào bỏ qua không thể tìm hiểu khoa tâm lí học đặc biệt đối với từng lứa tuổi các em. Với mỗi chúng ta cũng nên đối chiếu lại chính kinh nghiệm thời thơ ấu và niên thiếu của mình, những gì mình đã gánh chịu thiệt thòi, cũng như những gì mình đã may mắn được nhận. Bản thân mỗi chúng ta là một đứa trẻ nhỏ, vậy đừn biến các em nhỏ trở thành “ những ông cụ non”, “ các bà thánh nhỏ” nghĩa là bắt các em rập khuôn theo về tâm lí theo kiểu người lớn, điều mà ngầy xưa chúng ta đã bực bội khó chịu và âm thầm đề kháng. Trong thực tế, ở độ tuổi này, các em vẫn hoàn toàn nằm trong vòng tay chăm sóc và giáo dục của bố mẹ và các anh chị trong gia đình các em, trong bài viết này, người viết xin nghiên cứu giai đoạn này để có thể hiểu đựơc diễn biến tâm lí các cháu. Nơi mỗi một con người luôn có sự phát triển liên tục từ độ tuổi này sang độ tuổi khác, cací trước làm tiền đề cho cái sau kế thừa và phát triển. Nội dung đề tài 2.1. Vị trí và ý nghĩa của tuổi ấu nhi trong quá trình phát triển tâm lí con người. Lứa tuổi ấu nhi, là thời kì đứa bé bắt đầu thôi nôi và lẫm chẫm những bước đi đầu đời, đưa tay sờ nắm bất cứ vật gì trong tầm tay, dõ mắt khám phá những khung cảnh xa hơn và hoàn toàn mới lạ, phạm vi tiếp xúc với người khác cũng rọng hơn chứ không chỉ dừng lại nơi vòng tay người mẹ. do vậy cần chuẩn bị cho bé một không gian và môi trường an toàn, thoang đãng , không ô nhiễm về tiếng ộng và khi thở, có nhiều đồ vật tròn trĩnh, dễ thuơng, nhiều màu sắc hài hòa, hấp dẫn. bầu khong khí chung quanh phải trìu mến, yêu thương, hanh phúc. Đây là thời kì của những giác động mở ra cho các em những tiếp xúc vật chất và những tương quan nhân vị, chủ yếu dựa vào ngũ giác ( nhìn, nghe, ngửi, nếm, sờ) vượt trội hơn hẳn giai đoạn bé nằm trong nôi hoặc ẵm ngửa trên tay người lớn, thời kì này là nền tảng hết sức quan trọng cho tương lai. Hiểu được tâm lí của trể ấu nhi sẽ giúp chúng ta chăm sóc các trẻ nhỏ tốt hơn và xây dựng được những biện pháp giáo dục hiệu quả có tác động trực tiếp đến sự hình thành nhân cách của các bé sau này.Các giai đoạn phát triển trong tâm lí thanh thiếu niên được phân chia: Từ 0-1 tuổi: Hoạt động giao lưu cảm xúc trực tiếp với người lớn, trước hết là mẹ chiếm vị trí hàn đầu, quyết định sự hình thành và nhân cách của trẻ. Đó là hoạt động chủ đạo đầu tiên trong cuộc đời con người. Đây là giai đoạn cộng sinhvề mối quan hệ tình cảm giửa trẻ và người mẹ, tiếp theo sau thời kì cộng sinh về cơ thể. Từ 2-3 tuổi là thời kì vườn trẻ: Thời kì này xảy ra quá trình trẻ tiếp thu mạnh mẽ những thao tác công cụ- đối tượng, những tri thức thực tiễn đựơc hình thành. Hoạt động với đối tượng do xã hội tạo ra dần dần chiếm vị trí chủ đạo ở lứa tuổi này. Từ 4-6 tuổi: Hoạt động trò chơi chiếm vị trí chủ đạo. Ở đây nhờ trò chơi đóng vai, đứa trẻ mô phỏng lại trong trò chơi những mối quan hệ con người với con người cùng với những chuẩn mực xã hội mà nó tiếp thu được trong cuộc sống. Nhờ đó nó dần dần phát triển nhân cách của mình với tư cách là một thành viên của xã hội. Từ 6-7 tuổi: Hoạt động học tập nhằm chiếm lĩnh những hệ thống tri thức , những phương thức hoạt động chiếm vị trí chủ đạo. Đây là giai đoạn mà trí tuệ của trẻ phát triển rất thuận lợi. Từ 11-12 đến 14-15 tuổi: Ở giai đoạn này xuất hiện và phát triển một loạt hoạt động đặc biệt nhằm thiết lập các mối quan hệ trẻ em thiếu niên với nhau, dựa trên sự tin cậy, những sở thích , hứng thú, tình cảm bạn bè với nhau. Quan hệ giữa cá nhân với nhóm, với tập thể đựoc hình thành. Hoạt động giáo dục nhằm thiết lập và vận hành các mối quan hệ cá nhân thân tình chiếm vị trí chủ đạo ở lứa tuổi này. Từ 15-17 tuổi: Hoạt động học tập có định hướng nghề nghiệp để chuẩn bị bước vào đời là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi này. Những hoạt động chủ đạo ở từng giai đoạn không vận hành một cách trơ trọi mà nó còn liên quan đến những hoạt động đã được hình thành ở giai đoạn trước. Những hoạt động chủ đạo ở giai đoạn trước chính là cơ sở, điều kiện của những hoạt động chủ đạo được hình thành sau.Trong quá trình phát triển tâm lí con người, tuổi ấu nhi có vai trò đặc biệt quan trọng: Trẻ em có xúc cảm rất sớm “những phức cảm mừng rỡ” là biểu hiện của những cảm xúc xuất hiện đầu tiên trong cuộc đời đứa trẻ. Tất cả những cái đó diễn ra vào giai đoạn phát triển sớm nhất của đứa trẻ nghĩa là vào lứa tuổi ấu nhi. Lứa tuổi ấu nhi choán một thời kì không dài lắm trong quá trình phát triển của đứa trẻ, nó kéo dài trong khoảng hai năm. Nhưng biết bao nhiêu là những điều kì diệu đã diễn ra trong khoảng thời gian này! Trong suốt cả cuộc đời con người không hề có thời kì nào mà sự thay đổi lại diễn ra nhanh chóng và triệt để như vậy. Chỉ cần nói rằng trong thời kì này đứa trẻ bắt đầu biết đi, trọng lượng của não tăng lên hai lần, trọng lượng thân thể tăng lên ba lần và chiều cao tăng gấp rưỡi. Trong tuổi ấu nhi đã diễn ra “ quá trình trở thành người” thực sự của đứa trẻ: nó bắt đầu biết tri giác, biết ghi nhớ, biết suy nghĩ; nó đã có những tình cảm khá nhiều vẻ, đã hiểu lời nói của những người xung quanh và nó đã bắt đầu bập bẹ những tiến nói đầu tiên. Như chúng ta đã biết nếu một đứa trẻ không được tiếp xúc bình thường với mọi người thì khả năng trở thành người chẳng những không xuất hiện mà còn bị triệt tiêu vĩnh viễn trong lứa tuổi ngây thơ nghĩa là vào khoảng đứa trẻ từ hai đến bốn năm. Những trường hợp mà các em nhỏ được “giáo dục” bởi những động vật hoang dã đã chứng minh cho điều này. Những trẻ em như vậy vẫn chỉ là “ động vật”. Đứa trẻ cần con người dẫn dắt nó vào thế giới loài người. Đứa trẻ mới sinh ra không biết gì hết, nếu như những người lớn không bắt tay vào những biện pháp cần thiết để chăm sóc nó, để làm cho nó dễ dàng chuyển sang những điều kiện mới thì cuộc sống của nó sẽ lâm vào tình trạng nguy hiểm. Chính vào giai đoạn “ biết bao điều kì diệu xảy ra này” - mà tuổi ấu nhi chiếm vị trí hết sức quan trọng, nó quyết định sự “ trở thành người của đứa trẻ. 2.2. Những đặc điểm tâm lý ở lứa tuổi ấu nhi. 2.2.1. Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo. Sự phát triển những hành động với đối tượng là thành tựu đầu tiên rõ rệt ở lứa tuổi này. Trong khi hành động với đối tượng, trẻ không chỉ lĩnh hội những phương thức hành động của các công cụ, các đối tượng mà còn lĩnh hội chức năng của chúng. Ví dụ: đứa trẻ tập ăn bằng thìa, uống bằng cốc… rồi dần dần lĩnh hội được ý nghĩa của các đồ vật đó theo kiểu người. Trong khi lĩnh hội những hành động sử dụng các đồ vật sinh hoạt hằng ngày, đồng thời trẻ cũng lĩnh hội được những qui tắc hành vi xã hội. Một em bé khi giận dỗi có thể ném cái cốc nước xuống sàn, nhưng bằng kinh nghiệm của mình ( thông qua thái độ của người lớn) dần dần nó nhận ra đó là một hành vi không đúng, không phù hợp với qui tắc sử dụng đồ vật và lần sau, “ nhỡ” có làm như vây, nó tỏ ra sợ hãi khi nhìn vào mặt người lớn. Những qui tắc ứng xử xã hội sẽ được hình thành dần dần như vậy. Suốt thời kì vườn trẻ (tuổi ấu nhi), hoạt động, hành động với đồ vật luôn luôn giữ vai trò chủ đạo. Trẻ hướng vào thế giới đồ vật do con người tạo ra để tìm hiểu, khám phá chúng theo hướng: “ Đây là cái gì? Có thể làm gì với cái này? Làm thế nào?”… Lúc này trẻ luôn luôn tìm hiểu, khám phá để xem cần phải hành động với các đồ vật xung quanh thế nào. Do đó khi gặp một đồ vật bất kì nào trẻ cũng muốn hành động với nó. Đó là những hành vi tích cực giúp cho sự phát triển tâm lý của trẻ. Tuy nhiên trong vô số đồ vật mà trẻ muốn hành động với chúng, có rất nhiều đồ vật dễ bị hư hỏng( như cốc dễ bị vỡ, sách dễ bị rách…) hoặc gây nguy hiểm( dao dễ làm đứt tay). Tình hình này dẫn đến mâu thuẫn giữa tính tích cực hoạt đọng của trẻ với sự “ bảo vệ ” cấm đoán của người lớn. do đó đồ chơi ra đời là để giải quyết mâu thuẫn này. Rẻ không hành động với đồ vật thật thì hành động với đồ chơi( là mô hình của đồ vật thật). Đối với mỗi loại đồ chơi hay đồ vật thật, trẻ đều cố gắng tìm kiếm một phương thức hành động tương ứng. Sự tiếp xúc với thế giới xung quanh ngày càng rộng thì phương thức hành động với đồ vật cũng ngày càng phong phú. Trong số những hành động với đồ vật mà trẻ nắm vững được ở lứa tuổi ấu nhi thì những hành động thiết lập các mối tương quan và những hành động công cụ là những hành động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sự phất triển của trẻ hơn cả. Hành động thiết lập các mối tương quan: Đó là những hành động đưa hai hoặc nhiều đối tượng( hoặc các bộ phận của chúng ) vào những mối tương quan nhất định. Chẳng hạn hành động chồng các khối gỗ từ to đến nhỏ thành hình tháp, hoạt động lắp rắp các đồ chơi, lồng những con búp bê đồng dạng vào nhau… Muốn thiết lập được mối tương quan trẻ phải tính đến thuộc tính của đối tượng và ý nghĩa của những thuộc tính ấy trong một trật tự nhất định nào đó. Nhờ hành động thiết lập mối tương quan mà các chức năng tâm lí như tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy được phát triển mạnh đặc biệt là tư duy trực quan hành động. Hành động thiết lập các mối tương quan giữa các đối tượng, những thuộc tính, chức năng của nó, ý nghĩa của nó... được bộc lộ trước hết nhờ ảnh hưởng giáo dục và dạy học của người lớn. Ngay trong tuổi hài nhi, trẻ đã bắt đầu thực hiện các hành động với đồ vật như tháo ra, lắp vàp, đậy lại. Tuy nhiên, các hành động này có đặc điểm là khi tiến hành, trẻ hài nhi chưa biết đến các thuộc tính của đồ vật, chưa biết chọn đồ vật theo hình dáng và kích thước sắp xếp chúng theo một trật tự nhát định. Ngựoc lại, những hành động thiết lập mói tương quan mà trẻ bắt đầu lĩnh hội ở tuổi ấu nhi đòi hỏi phải tính đến những thuộc tính của đối tượng. Chẳng hạn để xếp được hình tháp cho đúng, trẻ cần phải chuý ý đến tương quan về độ lớn của các khối gỗ, phải biết xếp khối gỗ to nhất ở dưới cùng, rồi chồng lên lần lượt những khối gỗ nhỏ dần. Hành động với đồ chơi lắp ghép cũng thế, trẻ càn phải biết thuộc tính của đồ chơi. dây là những hành đọng khá phức tạp đối với trẻ ấu nhi, bởi vì những hành động này phải được điều chỉnh bằng chính kết quả thu được. Nhưng trẻ lại chưa thể tự mình tạo ra kêt qua đó, nhất là ở trong thời kì đầu, trẻ rất khó đạt tới kết quả này, chung thưòng sắp xếp lung tung. Ngưòi lớn cần phải giúp trẻ đạt tới kết quả đúng bằng cách làm mẫu cho trẻ và giúp trẻ thực hiện cách hành động để trẻ dần nắm được hành động đó, dần dần trẻ hiểu ra rằng với những đồ vật khác nhau cần phải hành động theo những mức độ mang tính tự do khác nhau. Chẳng hạn, việc xâu hạt vào dây, lồng các con búp bê..., những việc hành động tương dối tự do hơn (ít chặt chẽ hơn) so với việc cầm búa để gõ, cầm bút chì để vẽ. Chính điều này hình thành ở trẻ tâm thế đi tìm trong mỗi hành động- công cụ một chức năng đặc biệt của nó. Hành động công cụ: là hành động trong đó một đồ vật nào đó được sử dụng như một công cụ để tác động lên các đồ vật khác. Chẳng hạn dùng thìa để xúc cơm, dùng dao để thái rau... Ở tuổi ấu nhi trẻ mới học cách sử dụng một số công cụ sơ đẳng nhất như thìa, cốc, bút chì,...Tuy vậy, những cái đó cũng đã có ý nghĩa rất lớn với sự phát triển tâm lí vì, bất kì một công cụ nào cũng có một cấu tạo và cách dùng nhất định: cách thức dùng là do xã hội qui định và cấu tạo công cụ là do chức năng của nó qui định. Việc sử dụng công cụ đòi hỏi phải thay đổi những động tác của bàn tay, làm cho bàn tay phải phục tùng cấu tạo của công cụ. Ví dụ: muốn ăn cơm bằng thìa đứa trẻ phải biết cầm đúng vào cán thìa, xoay cho thìa nằm ngửa thì mới xúc được cơm trong bát, từ bát đưa thẳng thìa lên mồm rồi mới cho vào mồm. Có nghĩa là động tác của tay phải được thay đổi sao cho phù hợp với cấu tạo của thìa. Điều này đuợc người lớn dạy bảo theo kiểu làm mẫu, hướng dẫn một cách cụ thể, nhiều lần. nhờ đó trẻ dần dần nắm được nguyên tắc của việc sử dụng công cụ mà loài người đã “ghi vào” trong đó. Hành động công cụ mà trẻ nắm đựoc ở lứa tuổi ấu nhi chưa phải là hoàn toàn thành thạo, còn phải tiếp tục hoàn thiện thêm, song điều quan trọng là ở chỗ trrẻ nắm đựơc chính nguyên tắc của việc sử dụng công cụ, một trong nhũng nguyên tắc hoạt động cơ bản của con người. 2.2.2. Sự phát triển ngôn ngữ. Song song với hoạt động công cụ, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em ở lứa tuổi này là một thành tựu nổi bật. Hứng thú của trẻ ngày càng tăng với hoạt động đồ vật, ngày càng kích thích trẻ hướng tới ngưòi lớn, mở rộng sự giao tiếp với người lớn. Tuổi ấu nhi là thời kì nhạy cảm đối với sự phát triển ngôn ngữ, là thời kì lĩnh hội ngôn ngữ diễn ra đặc biệt có hiệu quả “ thỏ thẻ như trẻ lên 3”. Cuối năm thứ nhất trẻ có khoảng 30-40 từ, năm thứ hai có khoản 300 từ và lên 3 tuổi trẻ có khoảng 1500 từ. Lúc đầu, việc thông hiểu ngôn ngữ gắn với tình huống: tình huống cụ thể + lời nói = tín hiệu hành động. Sau dần trẻ hiểu được lời nói không phụ thuộc vào tình huống nữa. Giai đoạn này bắt đầu thời kì “ phát cảm ngôn ngữ” và xuất hiện “ ngôn ngữ tự trị” các em thường ít chú ý tới ý nghĩa của những lời nói mà chú ý nhiều hơn đến giọng nói mà qua đó những lời được phát ra. Sự xuất hiện của lời nói là một mốc phát triển mới về chất rất quan trọng của tâm lý đứa trẻ. Lời nói trước hết tạo điều kiện cho nhu cầu tiếp xúc tích cực với người lớn của đứa trẻ. Hơn nữa, sự phát triển khả năng nói làm phong phú thêm nhu cầu nhận thức của đứa trẻ, làm phát triển tư duy của nó và có liên quan mật thiết với tính chất của những kết luận còn ấu trĩ của nó. Những lời nói đầu tiên của đứa trẻ thường có đặc điểm là có nhiều nghĩa. Nói cách khác, đứa trẻ thường gọi tên những sự vật hoàn toàn khác nhau bằng cùng một lời nói. Đến cuối năm thứ hai, đứa trẻ đã có thể hiểu được những câu chuyện đơn giản. Nhưng đứa trẻ hai tuổi vẫn còn duy trì lời nói có nhiều nghĩa. Trẻ nhận ra mối liên quan có thực giữa những đồ vật và những từ đứng sau nó(định danh cho nó). Khả năng gắn từ với đối tượng và hành động mà nó biểu thị được hình thành từng bước theo hai hướng chính: một mặt trẻ hoàn thiện sự thông hiểu lời nói của người lớn, một mặt khác hình thành ngôn ngữ tích cực của riêng mình. Hầu hết các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ của trẻ em ở lứa tuổi này đã khẳng định: trình độ ngôn ngữ của trẻ em phụ thuộc chủ yếu vào sự dạy bảo của người lớn. Càng thoả mãn yêu cầu giao tiếp của trẻ bao nhiêu, ngôn ngữ của trẻ càng phát triển phong phú, đa dạng bấy nhiêu và ngược lại. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trong lứa tuổi này có nét đặc trưng là mang tính “ vô định hình”. Sự biểu hiện của nó là trẻ diễn đạt lời nói của mình theo cách riêng không giống với người lớn. Ví dụ: “ măm” là ăn, “ xịt” là thịt, trẻ thường dùng câu rút gọn để diễn tả: lúc đầu là câu một âm tiết, rôi 2,3 âm tiết : trật tự các âm tiết có khi không sắp xếp theo thứ tự như: măm ( mẹ cho ăn), bế mẹ ( mẹ bế con). Tình trạng ngôn ngữ như thế này sẽ nhanh chống được khắc phục nếu trẻ đựơc ở trong môi trường giao tiếp thường xuyên và được sự dạy dỗ đúng hướng của người lớn. Khi 3 tuổi ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh cả về khối lượng từ và cấu trúc ngữ pháp: trẻ nói khá thạo câu đơn. Cuối 3 tuổi trẻ nói đựoc câu phức như “ Ai hư không được đi chơi”, “ Tại chị ấy lấy của con, con mới khóc”. Trẻ lĩnh hội nghĩa của từ sẽ sâu sắc hơn khi trẻ lĩnh hội được phương thức sử dụng đồ vật. Trẻ nắm được từ chỉ đồ vật mang ý nghĩa khái quát mang theo chức năng ( thìa) hoặc từ chỉ hành động mang ý nghĩa khái quát theo mục đích ( khều) chủ yếu là thông qua hoạt động với đồ vật. Sự phát triển ngôn ngữ mạnh ở thời kì này làm cho các phẩm chất tâm lí khác như tri giác, trí nhớ, tư duy của trẻ có những thay đổi về chất. 2..2.3. Sự phát triển tư duy trực quan hành động. Loại tư duy này gắn với sự phát triển của hoạt động đồ vật. Ở tuổi ấu nhi, tri giác của trẻ tinh vi và đầy đủ dần chính là nhờ trẻ được hoạt động với đồ vật nhất là hành động công cụ và hành động thiết lập các mối tương quan. Trong khi hành động với một đồ vật nào đó để lĩnh hội phương thức sư dụng nó thì đồng thời cũng tri giác được kích thước và hình dạng của nó. Khi đứa trẻ học thực hiện hành động thiết lập những mối tương quan, nó cần phải lựa chọn và liên kết các đối tượng hay các phân của chúng cho phù hợp với hình dạng, độ lớn, màu sắc, xếp chúng vào mối tương quan nhất định trong không gian, thì trẻ cũng nhận ra được ác vị trí, phương hưóng và trình tự sắp xép của ác đồ vật. Như vạy, trẻ đã hình thành được những hành động tri giác mới đó là những hành động định hướng bên ngoài, tạo tiền đề để thiết lập những hành động định hướng bên trong sau này .Từ sự đối chiếu, so sánh những thuộc tính của các đối tượng bằng các hành động định hướng bên ngoài, trẻ chuyển sang so sánh đối chiếu các thuộc tính của các đồ vật bằng mắt. Một kiểu hành động tri giác mới được hình thành, chúng định hướng bằng mắt trong khi hành động với đồ vật. Tuy nhiên, trẻ đồng nhất các dấu hiệu của đối tượng thật và hình ảnh của chúng. Hành động định hướng bằng mắt cho phép trẻ tích luỹ được khá nhiều biểu tượng về các biểu tượng trong hiện thực và được ghi lại trong kí ức, biến thành các mẫu để so sánh với các đồ vật khác trong khi tri giác chúng. Bên cạnh tri giác bằng mắt ở tuổi ấu nhi, sự tri giác bằng tai cũng phát triển mạnh mẽ. Hoạt động cơ bản của trẻ gắn liền với tri giác âm thanh là sự giao tiếp ngôn ngữ. Thông thường ở tuổi thứ hai, tri giác được tất cả âm vị của tiếng mẹ đẻ. Cuối tuổi hài nhi ở nhiều trẻ đã xuất hiện những hành động có thể coi đó là mầm mống của tư duy, trẻ biết sử dụng mối liên hệ giữa đối tượng để đạt tới mục đích chẳng hạn lấy rổ để đựng đồ, nhưng việc này chỉ xuất hiện trong tình huống đơn giản và quen thuộc . Điều quan trọng là trẻ học được những hành động xác lập mối quan hệ giữa đồ vật để giải quyết một nhiệm vụ thực tiễn nào đó. Việc chuyển từ những mối liên hệ có sẵn hay những mối liên hệ do người lớn chỉ ra sang biết xác lập những mối liên hệ mới giữa các đối tượng là mức độ quan trọng đối với sự phát triển tư duy của trẻ.. Những biểu hiện tư duy của nó đang gắn rất chặt với hành động trong những tình huống cụ thể. Tư duy này có được là do trẻ hành động trực tiếp với đối tượng dưới sự giúp đỡ của người lớn. Chẳng hạn để thực hiện động tác lấy quả cam đựng trong rổ, đứa trẻ sẽ kéo cái rổ đến gần và lấy quả cam. Nếu quả cam nằm ở gầm bàn, trẻ phải dùng que để khều cho quả cam đến gần để lấy... Trẻ tuổi ấu nhi sử dụng loại tư duy trực quan hành động để “nghiên cứu” những mối quan hệ của thế giới khách quan. Nhờ đó trẻ dần dần xác lập được những mối quan hệ, liên hệ giữa sự vật, hiện tượng. Hành động công cụ và hành động thiết lập những mối tương quan không chỉ giúp trẻ giải quyết những nhiệm vụ cụ thể mà mặt khác đó chính là con đường để trẻ nắm được hoạt động của tư duy. Trong hành động thực tiễn với đối tượng trẻ khám phá ra rằng những đối tượng khác nhau có thể sử dụng bằng cách thức giống nhau. Ví dụ: cái gậy có thể khều quả cam ở gầm giường để lấy, cũng có thể giơ lên cao để chọc quả chuối, có thể lăn quả bóng từ góc này đến góc khác...Vậy là xuất hiện tính khái quát ban đầu của công cụ, của kinh nghiệm hành động. Đây chính là điều cực kì quan trọng của sự phát triển tư duy, vì như các nhà tâm lý học hiên đại đã khẳng định: trình độ tư duy của con nguời đều bắt đầu từ những hành động thực tiễn , vật chất ban đầu. Bằng kinh nghiẹm hoạt động của mình, dưới sự dạy dỗ củ người lớn, tư duy của trẻ em ở lứa tuổi này dần dần được gắn thông nhất với ngôn ngữ. Điền này thể hiện rõ ở chỗ vào lứa tuổi 3 tuổi, ngôn ngữ của người lớn có thể thúc đẩy sự phát triển tư duy hành động trực quan của trẻ. Ví dụ: trẻ đang loay hoay kéo một cái hộp qua những thanh ngang trên đầu giường, người mẹ nói: “ Con quay ngược lại mà kéo”, đứa trẻ sẽ thực hiện hành động tương ứng và bài toán được giải. Một hiẹn tượng khác cũng quan sát thấy ở trẻ là ở thời kì này trẻ có thể vừa hành động vừa nói thành lời. Nhưng luc đầu 2 quá trnhf đó còn độc lập chưa ăn nhậ vào với nhau. Chỉ ở lứa tuổi sau, 2 quá trình này mới thống nhất lại để hành động trí tuệ gắn với ngôn ngữ. 2.2.4. Sự xuất hiện tự ý thức và nguyện vọng độc lập. Vào cuối tuổi vườn trẻ xuất hiện một mâu thuẫn giữa trẻ em và người lớn: người lớn vẫn tiếp tục coi đứa trẻ hoàn toàn phụ thuộc về mình, bị mình điều khiển và chỉ huy trong khi đứa trẻ bắt đầu phát triển tính độc lâp, bắt đầu muốn tách mình ra khỏi người lớn. đây là một mâu thuẫn tích cực, chứng tỏ sự trưởng thành của trẻ em mà sự giải quyết nó đưa mức phát triển của trẻ em lên cao hơn. Rõ ràng đứa trẻ lên 3 do đã tích luỹ được một số kinh nghiệm về phương thức hành động, do sự phát triển mạnh về ngôn ngữ, nó đã có thể hành động một cách độc lập hơn, đã bắt đầu biết tự phục vụ. Thời điểm quan trọng nhất trong sự phát triển của trẻ là lúc trẻ bắt đầu ý thức được rằng mình là một con người riêng biệt, khác với những người xung quanh. Khi bước vào tuổi ấu nhi, trẻ chưa tách rời tình cảm và ý muốn mình khỏi hoàn cảnh bên ngòai. Trẻ còn ở tình trạng chưa xác định được bản thân mình. Hành động và vận động của trẻ thường xuyên biến đổi vì thế giới nội tâm còn chưa xác định. Trẻ nói với mình như là nói với người khác. Sự đồng nhất mình với người khác như vậy bộc lộ ra trong lời nói của trẻ, đặc biệt là trong cách xưng hô, nhiều đứa trẻ tự xưng tên của mình như người khác gọi. Gần cuối ấu nhi trẻ mới nhận ra cái “ tôi” của mình, và do đó khi xưng hô trẻ mới nhận biết mình là ngôi thứ nhất. Chỉ đến khi 3 tuổi trẻ mới nhận ra tên gọi của mình là gắn liền với bản thân mình. Do vậy, đứa trẻ bảo vệc tên riêng và tỏ ra bực mình nếu bị gọi bằng tên khác. Ý thức bản thân là nguồn gốc làm nảy sinh những ý muốn và hành động phân biệt mình với người khác, từ trạng thái hoà mình vào những người khác, trẻ chuyển sang tự khẳng định mình trong thế giới xung quanh, có nhiều lúc trẻ muốn thử sức với các đồ vật, cố gắng thực hiện các hành động với đồ vật và chú ý sự thay đổi mà nó tạo ra( chẳng hạn trẻ cầm búa đóng đinh, cầm xẻng xúc đất...). Tất cả những thay đổi ấy khiến trẻ lần đầu tiên nhận ra sức mạnh nơi bản thân mình và nhận thấy mình là một chủ thể. Cũng trong thời gian này trẻ tiếp tục tìm hiểu cơ thể của mình. Sự quan tâm của trẻ đối với bản thân mình rất giống sự quan tâm của nó với sự vật bên ngoài, những hành động tự tìm hiểu như vậy mang lại cho trẻ những tri thức và kinh nghiệm đã hình thành nên sự tự ý thức, ở tuổi lên 3 thường phát hiện ra mình qua việc tự soi gương Bước cao hơn của sự tự ý thức là trẻ tự nhận xét đánh gía được mình. Mọi việc trẻ làm đều có thể chia thành “ngoan” hay “hư”. Khi trẻ làm một việc gì được ngưòi lớn xung quanh tán thưởng thì trẻ thường làm đi làm lại nhiều lần để được khen và nó lại rất khổ tâm khi mọi người không bằng lòng. Sự khen ngợi, tán thưởng của người xung quanh là nguồn cổ vũ quan trọng giúp trẻ hình thành tình cảm tự hào, tự khẳng định mình. Nhu cầu đó dẫn đến sự phát triển tinh thần tự trọng và có tác dụng làm cho hành vi của trẻ trở nên tốt đẹp. Nguyện vọng độc lập: Khi trẻ tách mình ra khỏi người khác và có ý thức về những khả năng của mình thì đồng thời cũng xuất hiện một thái độ mới với người lớn. Trẻ bắt đầu so sánh mình với một người lớn, muốn giống người lớn, và làm những việc như người lớn, muốn độc lập và tự chủ. Điều đó thể hiện nguyện vọng độc lập của trẻ, lúc này trẻ có khả năng tự mình thực hiện những hành động với đồ vật, không cần sự giúp đỡ của người khác, có thể tự phục vụ trong những trường hợp đơn giản, nó bắt đầu “ bướng” (để em tự làm lấy).Trẻ lên ba thường hay nói “Con tự xúc cơm”, “Con tự rửa tay”...không muốn người lớn can thiệp vào những việc đó. Tính độc lập xuất hiện ở trẻ, nhu cầu muốn khẳng định hành động độc lập là rất lớn, để khẳng định mình. Nhu cầu tự khẳng định là một động lực mạnh mẽ, thúc đẩy trẻ bước sang một giai đoạn phát triển mới và đây là dấu hiệu của trưởng thành rất đáng mừng. Nhưng cùng với nó lại xuẩt hiện tính bướng bỉnh do muốn làm theo ý mình, tự mình làm tất cả. Nhiều nhà tâm lý học gọi đây là “thời kì khủng hoảng của lứa tuổi lên 3” Chính hoạt động vui chơi là nơi trẻ thể hiện tốt nhất tính độc lập của mình và là nơi thoả mãn được nhu cầu tự khẳng định. 2.2.5. Sự phát triển tình cảm và xã hội Cảm xúc xuất hiện rất sớm, thậm chí ngay cả ở trẻ mới đẻ. Cười, khóc, ọ ẹ đều là tín hiệu hành vi mà trẻ sơ sinh thể nghiệm cảm xúc. Sự hiện diện của cảm xúc khác nhau có lợi cho trẻ sơ sinh, nó giúp chúng giao tiếp với người chăm sóc, cảm xúc báo tín hiệu cho người chăm sóc biết tẻ đang dễ chịu hay khó chịu(đau) và vì vậy cảm xúc giúp trẻ tương tác xã hội với người chăm sóc. Trong hai năm đầu đời, những cảm xúc khác nhau xuất hiện ở trẻ tại những thời điểm khác nhau. Khi mới sinh, trẻ có khả năng thể hiện nhuẽng cảm xúc như sự quan tâm, sự khổ sở, sự ghét bỏ và sự toại nguyện. Những cảm xúc cơ bản khác như giận dữ, buồn rầu, vui vẻ, kinh ngac và sợ hãi xuất hiện ở độ tuổi từ hai tháng rưỡi đến bảy tháng. Những cảm xúc cơ bản trên đựoc các nhà tâm lí học phát triển coi là bẩm sinh. Bắt đầu từ hơn một tuổi, trẻ thể hiện nhũng cảm xúc phối hợp ( thư cấp) như ngượng ngập, xấu hổ, mặc cảm, đố kỵ và tự hào: một em bé trong giai đoạn này sẽ hay biểu lộ sự hờn giận hay đố kỵ nếu như mẹ của em bé không bé nó mà lại bế đứa trẻ khác. Những cảm xúc này được gọi là cảm xúc tự ý thức vì nó chứa đựng một sự hài lòng hay một sự day dứt nào đó về bản thân. Michale Lewis- nàh tâm lí học tin rằng sự ngượng ngùng- cảm xúc tự ý thức đơn giản nhất – không xuất hiện cho đến khi trẻ có thể nhận ra bản than minh trong gương hay trong ảnh. tương tự, những cảm xúc tự đánh giá bản than như xấu hổ , mặc cảm hay tự hào chỉ hinh thành trên cơ sở tự ý thức và sự hiểu biết về nguyên tắc ứng xử chuẩn mực cũng như biết đánh giá ứng xử của bản thân. Bắt đầu từ 1 tuổi, trẻ mới thật sự biết trạng thái tình cảm của chúng, tức là khi chúng bắt đầu phát triển nhận thức bản thân. Vì vậy cảm xúc không chỉ có liên quan đến thế giới của trẻ ( do đó liên quan đến phát triển xã hội chủa trẻ) mà còn liên quan đến các bình diện then chốt khác trong phát triển của trẻ sơ sinh, đến sự phát triển nhận thức của trẻ. Trẻ sơ sinh học cách thể hiện cảm xúc nhờ phản ứng đồng tình hay không đồng tình của bố mẹ và những người xung quanh. Khi lớn hơn một chút trẻ cũng có khả năng nhận biết và cảm xúc của người lớn để tự đièu chỉnh hành vi của nó trong những tình huống khác nhau. Ví dụ, khi thấy anh chị chơi đùa với con chó của nhà thì trẻ hiểu rằn con vật này có thể là bạn chứ không phải là con vật dữ tợn, khi thấy mẹ lo lắng thì nó hiểu con dao mà nó đang cầm có lẽ là vật nên tránh xa. Nhiều nhà nghiên cứu cho thấy trê ở độ tuổi ấu nhi thường chỉ thể hiện những cảm xúc tự đánh giá khi có người lớn theo dõi và kiểm soát hành vi của chúng. Điều này cho thấy hình thành cảm xúc của trẻ phụ thuộc vào khen chê của người lớn. Mỗi một nền văn hóa có một hệ thống chuẩn mưc thể hiện cảm xúc – trong đó quy định rõ những cảm xúc nào nên thể hiện và những cảm xúc nào không nên – và sự thể hiện cảm xúc của trẻ ngay từ những ngày đầu đã chịu ảnh hưởng của văn hóa thong qua giao tiếp với những người xung quanh. Điều chỉnh cảm xúc: Để học cách thể hiện cảm xúc, trẻ phải tạo dựng những chiến lược điều chỉnh và kiểm soát cảm xúc, trẻ sơ sinh thì cọ quậy hoặc khóc nếu có một kích thích khó chịu tấc động, 1 tuổi, trẻ có thể lăn khỏi vật kích thích , hay là tìm cách di chuyển khỏi người hoặc sự vật làm nó khó chịu, từ 18- 24 tháng tuổi, trẻ tìm cách kiểm sóat hành động của người hay vật làm nó khó chịu và chúng che chắn sự thất vọng hoặc bực mình của bản than bằng cách nói chuyện với người chăm sóc, chơi đồ chơi hoặc giải trí. Trẻ nhíu mày hoặc mím môi khi chúng cố gắng kìm nén sự tức giận hoặc nỗi buồn. Nhận biết cảm xúc: Khả năng nhận biết cảm xúc của trẻ rõ rệt hơn lúc mới sinh vào khoảng 8 hay 10 tháng tuổi, lúc này trẻ thường kiểm tra cảm xúc của bố mẹ trong những tình huống không rõ ràng và sủ dụng những thông tin này để điều chỉnh ứng xử của bản thân. Vào cuối năm thứ nhất, trẻ có thể lại gần và chơi những đồ chơi lạ nếu người lạ đứng cạnh đồ chơi đang mỉm cười nhưng lạị tìm cách tránh xa đồ vât nếu ngừơi lạ đứng cạnh đó có vẻ mặt đáng sợ. Giọng nói chứa đựng cảm xúc của người lớn dường như cũng chuyển giao thông tin đối với trẻ 12 tháng tuổi và đôi khi giọng nói còn chứa đựng nhiều thông tin hơn nét mặt. Một số nhà nghiên cứu cho rằng trẻ coi những thông tin qua giọng nói là mệnh lệnh kiểu “ đừng động vào”. Nhưng cuối năm thứ 2, trẻ thường ngước nhìn người nói chuyện với nó sau khi nó đánh giá vật hoặc tình huống lạ. Khi đạt 18 hoặc 24 tháng tuổi, trẻ bắt đầu nói về cảm xúc. Những câu chuyên trong gia đình xung quanh những trải nghiệm xúc cảm, tình cảm sẽ giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn về tình cảm của bản thân và của người khác. Theo Judu Dunn, trẻ 3 tuổi càng thảo luận nhiều về những trải nghiệm cảm xúc với những thành viên trong gia đình thì chúng càng nhận biết rõ về cảm xúc và tình cảm của người khác và càng nhanh chóng giải quyết êm dịu những tranh cãi đối với bạn cùng tuổi ở vườn trẻ. Trong giai đoạn này,trẻ có tình cảm đặc biệt với người chăm sóc nó, những người quen thân, gắn bó với chúng. Những cảm xúc thứ cấp ( ngượng ngùng, buồn rầu, xấu hổ, giận dữ, tự hào ) đã hình thành ngay cuối năm thứ 2, và những biểu hiện của những cảm xúc này được trẻ thể hiện rõ ràng vào năm 3 tuổi, khi trẻ đã có thể tự đánh giá trình diễn tác vụ của mình. Khi trình diễn thành công 1 tác vụ, trẻ tỏ ra vui sướng và tự hào; khi trình diễn thất bại một tác vụ không khó thì trẻ tỏ ra xấu hổ hoặc buồn. Bố mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến những trải nghiệm và thể hiện cảm xúc tự đánh giá của trẻ, trẻ tỏ ra tự hào( khi thành công trong việc sắp hình ) hoặc xấu hổ ( khi thất bại ), nhưng mức độ tự hào và xấu hổ của trẻ phụ thuộc rất lớn vào thái độ của bố mẹ. Bố mẹ nào có thái độ tiêu cực ( thể hiện ở chỗ đặc biệt không hài lòng với thất bại của con) thường có con xấu hổ, nhiều khi thất bại và ít khi thành công và ngược lại. Thêm vào đó, trẻ chỉ thể hiện cảm xúc này khi biết người lớn quan sát chúng. Vì vậy có thể nói là trẻ tự đánh giá bản thân dựa vào sự đánh giá của những người xung quanh. Khi trẻ được 3 tuổi, trẻ bắt đầu bộc lộ khả năng che giấu cảm xúc thật của mình,tuy còn rất hạn chế. Michael Lewis đã thấy rằng trẻ 3 tuổi có thể nói dối, tuy có thể hiện một chút khổ sở. Ví dụ trẻ nói là không nhìn trộm đồ chơi khi bị cấm, trong khi thực tế là nó có nhìn. Trong trường hợp này trẻ có khả năng che giấu tình cảm thật của bản thân đủ tốt để một người lạ không thể phân tách nó khỏi những người bạn nói thật. Càng lớn,trẻ càng thành thục hơn trong việc che giấu cảm xúc thật và thể hiện ngoài mặt những cảm xúc khác hẳn và chúng chưa hoàn toàn làm chủ được cách thể hiện cảm xúc thật, chúng thể hiện cảm xúc thật một cách rất thoải mái. 2.3. Bài học sư phạm- những phương pháp giáo dục giúp trẻ phát triển tâm lý. 2.3.1. Giáo dục trẻ ấu nhi thông qua thế giới đồ vật. Giáo dục là tác động có mục đích và hệ thống của người làm công việc giáo dục vào ý thức và hành vi của trẻ em để hình thành cho trẻ em thế giới quan điểm, kĩ năng và thói quen nhất định và tất nhiên mọi sự vật xung quanh đều có tác động giáo dục đối với trẻ em, nhưng những tác động này mang tính chất tự phát và người giáo dục phải xác định mục đích giáo dục để xây dựng nên một “ công trình giáo dục”, cụ thể. “ Công trình giáo dục” phải phù hợp từng đối tượng, lứa tuổi, giới tính…, phải hiểu đối tượng giáo dục một cách sâu sắc. Trong công việc giáo dục, các bậc cha mẹ trước hết phải chú ý tới tâm lý của đứa trẻ, hoạt động tâm lý dựa trên cơ sở các quá trình sinh lý. Lứa tuổi ấu nhi, tâm lý là sản phẩm của bộ não và bậc giáo dục phải nắm vững được những quy luật của sinh lý trong hoạt động của não để tác động một cách hiệu quả tới đứa trẻ. Khác với thú vật, trẻ em lớn lên phải biết: Sử dụng nhiều công cụ, máy móc của xã hội Sử dụng ngôn ngữ và tiếp nhận một vốn văn hóa phong phú Biết kiềm chế ham muốn của mình, sinh hoạt trong khuôn khổ, kỉ luật, nề nếp của xã hội Xác định được vị trí của bản thân giữa mọi người và xác định nhân cách riêng biệt của mình Có thể nói, trong quá trình hình thành những chức năng và khả năng ( để thành người), trong cả một thời gian dài và tuổi càng bé thì tác dụng của trò chơi trong cuộc sống của trẻ em có tính chất quyết định. Khi bước vào tuổi ấu nhi, mối quan hệ giữa trẻ với thế giới đồ vật được thay đổi, đồ vật lúc này đối với trẻ không phải chỉ là cái để nghịch, để chơi mà còn chứa đựng trong đó một chức năng nhất định và có một phương thức sử dụng tương ứng. Ví dụ : cái thìa dùng để xúc cơm và có cách cầm thìa nhất định, với sự hướng dẫn của người lớn, đứa trẻ hướng hoạt động của mình vào việc nắm cách sử dụng đồ vật. Cứ như vậy, nó lĩnh hội được những kinh nghiệm lịch sử, xã hội được củng cố vào trong các đồ vật. Nhờ hoạt động đối với đồ vật mà trí tuệ trẻ em phát triển mạnh và nó dần lĩnh hội được những quy tắc, hành vi trong xã hội. Chẳng hạn, khi hờn dỗi, trẻ có thể ném đồ chơi xuống sàn nhưng rồi nó tỏ ra sợ hãi khi nhìn vào mặt người lớn, vì nó biết làm như vậy là vi phạm quy tắc sử dụng đồ vật. Thái độ của người lớn lúc này, đồng tình hay phản đối, là hết sức quan trọng để củng cố việc nắm vững quy tắc hành vi xã hội cho trẻ. Đối với mỗi loại đồ chơi hay đồ vật thật, trẻ đều cố gắng tìm kiếm một phương thức hành động tương ứng, và trong số những hành động với đồ vật mà trẻ nắm được ở lứa tuổi ấu nhi thì những hành động thiết lập các mối tương quan và những hành động công cụ là những hành động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sự phát triển của trẻ hơn cả. Như chúng ta đã xét ở phần 2.2.1, những hành động thiết lập mối tương quan mà trẻ bắt đầu lĩnh hội ở tuổi ấu nhi đòi hỏi phải tính đến những thuộc tính của đối tượng. Lắp ghép đồ chơi thì phải chọn các bộ phận sao cho giống nhau hay phù hợp nhau để xếp lại theo một trật tự hay kiểu cách nhất định để tạo thành một chỉnh thể. Những hành động này khá phức tạp đối với trẻ ấu nhi và chúng thường sắp xếp lung tung. Người lớn cần phải giúp trẻ đạt tới kết quả bằng cách làm mẫu cho trẻ và giúp trẻ thực hiện cách hành động để dần dần trẻ nắm được hành động đó. Sự lĩnh hội của trẻ ở những hành động này phụ thuộc vào phương pháp dạy dỗ. Nếu người lớn chỉ làm mẫu trước mắt trẻ nhiều lần thì trẻ ghi nhớ vị trí của các đối tượng trong tương quan nhất định. Nếu người lớn để trẻ làm và lưu ý sửa các chỗ sai cho trẻ thì sau đó trẻ sẽ hành động theo lối làm thử. Cách tốt nhất là dạy trẻ nhìn bằng mắt để chọ các đối tượng thích hợp theo một thế giới quan nhất định rồi tổ chức các hành động thiết lập các tương quan cho đúng. Chỉ bằng cách này mới giúp trẻ nắm được phương thức hành động đúng, thực hiện trong các điều kiện khác nhau. Người lớn cần làm mẫu cho trẻ lúc đầu, không nên để trẻ hành động một cách tùy tiện theo phương thức “ thử và có lỗi” một cách ngẫu nhiên, chẳng khác gì hành động của loài khỉ. Học được phương thức hành động như thế tẻ có thể vận dụng vào một hoàn cảnh đòi hỏi một phương thức hành động tuơng ứng phức tạp hơn. Trong giai đoạn tuổi ấu nhi, hoạt động công cụ có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển của trẻ. Việc sử dụng công cụ đòi hỏi thay đổi hoàn toàn động tác của tay, làm cho bàn tay phải phục tùng cấu tạo của công cụ. Dùng thìa để xúc cơm khác với dùng tay bốc cơm vào mồm, sự thay đổi này chỉ diễn ra nếu trẻ biết chú ý đến mối quan hệ giữa công cụ và đối tượng mà hoạt động hướng tới nhưng đây không phải là việc dễ dàng đối với trẻ, vì trước đó trẻ mới chỉ biết hành động bằng tay trực tiếp nên đối tượng ( bốc cơm bằng tay) chứ không thông qua một công cụ nào. Trẻ chỉ nắm được hành động công cụ một cách đúng đắn khi có sự hướng dẫn hệ thống của người lớn. Người lớn làm mẫu cho trẻ, hướng dẫn sự vận động bàn tay của trẻ sao cho phù hợp với công cụ và luôn nhắc nhở trẻ chú ý đến kết quả. Cứ như vậy trẻ sẽ lĩnh hội được những hành động công cụ cần cho cuộc sống hàng ngày : dùng thìa để xúc cơm, cốc để uống nước, bút để vẽ trên giấy… Thông qua thế giới đồ vật, trẻ dần phát triển về tư duy, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, nguyên tắc của việc sử dụng công cụ… Nhưng những hiểu biết hay sự phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào sự giáo dục của người lớn. Thái độ, phương thức hướng dẫn của người lớn tác động trực tiếp đến đứa trẻ. Người lớn phải luôn luôn làm mẫu, hướng dẫn trẻ theo nguyên tắc đúng đắn thì trẻ mới lĩnh hội được. Thái độ phải luôn luôn nhẹ nhàng, thân mật nhưng cũng phải nghiêm khắc khi trẻ có hành động sai. Phương pháo giáo dục của người lớn tạo cho trẻ những kĩ năng sử dụng đồ vật, những quy tắc hành vi xã hội, nhân cách của trẻ dần dần được hình thành. 2.3.2. Các biện pháp giáo dục cảm xúc, tình cảm cho trẻ Như chúng ta đều biết, trong suốt thời kỳ thơ ấu, cảm xúc đóng vai trò hang đầu đối với đứa trẻ. Đứa trẻ sau này sẽ xử thế như thế nào, điều đó phần lớn phụ thuộc vào tình trạng cảm xúc hiện tại của nó : nó có vừa lòng cái mà ngày nay người ta đang yêu cầu nó làm hay không. Thí dụ như, không nên bắt buộc trẻ từ 2 đến 2,5 tuổi phải làm một công việc mà nó không ưa thích trong khoảng thời gian quá từ 1 đến 2 phút, mà ngược lại có thể yêu cầu nó làm một công việc mà nó ưa thích trong khoảng thời gian 15 đến 20 phút. Trong trường hợp đầu, sự căng thẳng về tâm lý và thần kinh của đứa trẻ sẽ lớn hơn rất nhiều so với trường hợp 2. Ngoài ra, cần phải nhớ rằng những cảm xúc mà đứa trẻ đã trải qua trong thời thơ ấu sẽ có ảnh hưởng lớn lao đến toàn bộ cuộc đời của nó. Đối với một đứa trẻ, nếu có thể truyền đạt kiến thức, phát triển ngôn ngữ, hình thành hàng loạt các kĩ xảo… thì không nên củng cố tất cả những cái đó mà không củng cố cảm xúc. Nếu không có những tình cảm vững chắc, những cảm xúc được vun đắp một cách đúng đắn thì tất cả những cái gì tiếp thu được sẽ chỉ là những điều vô ích, chỉ là “ mớ vốn chết”. Trẻ trong giai đoạn này mang đặc tính là thiếu ổn định về tình cảm và thay đổi tâm trạng rất nhanh. Thí dụ một đứa bé khóc mếu đòi mẹ cho bút chì màu mới và trong khi mẹ đi tìm bút chì, nó nhìn thấy một con búp bê, liền ôm búp bê đi chơi và quên khuấy mất yêu cầu cũ của mình. Trong giai đọan này giáo dục cảm xúc – tình cảm cho trẻ là hết sức cần thiết. Gia đình là môi trường đầu tiên trong sự giáo dục cảm xúc cho trẻ. Bố mẹ phải kiên nhẫn đối xử với trẻ, không nên cáu gắt mà yêu thương, quan tâm, thong cảm với trẻ. Nếu không trẻ dễ trở nên lãnh đạm, không chan hòa và không có những đáp ứng xã hội dưong tính. Nếu tình trạng stress kéo dài thì trẻ dễ xuất hiện chứng suy dinh dưỡng. Để có thể khắc phục được tình trạng này thì cả gia đình phải trị liệu tâm lý hoặc phải cách ly trẻ khỏi những môi trường tạo ra stress. Tạo cho trẻ môi trường giao tiếp tốt để trẻ phát triển ngôn ngữ : gia đình, bạn bè cùng trang lứa. Trẻ rất hay bắt chước : động tác, hành vi ứng xử của người lớn, vì vậy người lớn phải làm mẫu những hành vi tốt, tạo tình cảm tốt đẹp cho trẻ, cho trẻ giao tiếp với bạn đồng lứa, cho trẻ gia nhập vào trò chơi và trò chơi này dạy chúng những điều cần biết để tạo nên quan hệ giữa chúng khi trưởng thành. Các bậc cha mẹ lúc nào cũng hết long với các con nhưng đôi khi họ đã vượt quá giới hạn, cần phải yêu cầu đứa trẻ như thế nào để nó cũng chú ý đến những nguyện vọng của người khác, để nó có thói quen thấy rằng những đồ vật quý giá không phải chỉ dành cho nó mà còn dành cho cả những người khác nữa : “ một em bé được cho đồ ăn ngon sẽ sẵn sàng cho đồ ăn ngon cho các thành viên trong gia đình”, như vậy em bé đó đã học được một nề nếp tốt đẹp. Trong thời kì này, bạn không thể dạy được cho một đứa trẻ phải hành động như thế nào trong mọi trường hợp của cuộc sống. Nhưng nếu bạn dạy cho nó trở thành một con người giàu tình cảm và có nhiều ấn tượng thì nó sẽ biết suy nghĩ và tìm ra được cách giải quyết đúng. Trong gia đình, cha mẹ cần phải đặc biệt quan tâm đến thành viên mới, phải dạy dỗ những đứa con lớn tuổi việc chăm sóc em nhỏ. Cần phải dành cho đứa trẻ chỗ đứng của một thành viên nhỏ trong tập thể gia đình. Cần phải xây dựng phong cách đối xử trong gia đình cho đứa trẻ ngay từ khi còn nhỏ để nó có tinh thần trách nhiệm về hành vi của mình trước tập thể gia đình – một tập thể đầu tiên của nó. Phải luôn luôn thúc đẩy đứa trẻ tìm ra nguyên nhân những thất bại của nó và biện pháp sửa chữa những thất bại đó, các bậc cha mẹ cần phải khéo léo khuyến khích đứa trẻ khi nó tỏ ra cố gắng sửa chữa những sai lầm đã phạm phải và nghiêm khắc chê trách thái độ hờ hững đối với những lầm lỗi của nó. Cần phải làm cho đứa trẻ cảm thấy rằng mọi người đang mong đợi nó có những hành vi tốt đẹp và tất cả mọi người cùng chia sẻ niềm vui cũng như thất bại của nó. Đặc biệt người mẹ trong gia đình luôn giữ vai trò chính trong việc giáo dục con cái. Việc giáo dục con cái phụ thuộc khá nhiều vào sức chịu đựng và tính kiên trì, tự chủ của người mẹ, đó không phải là một công việc đơn giản và nhẹ nhàng. Người mẹ không nên xây dựng công việc giáo dục trên cơ sở tình yêu mù quáng đối với các con, phải biết hạn chế những yêu cầu, đòi hỏi của trẻ, phải có thái độ nghiêm khắc nếu trẻ mắc sai lầm… Để đứa trẻ có được những cảm xúc, tình cảm tốt đẹp thì gia đình là yếu tố quan trọng: trẻ em đã tích lũy được những kinh nghiệm đạo đức ngay từ khi còn rất nhỏ: quan hệ hữu nghị, quan hệ yêu thương, sự giúp đỡ và quan tâm thành thật lẫn nhau giữa các thành viên… 2.3.3. Các biện pháp giúp trẻ phát triển sự tự ý thức Môi trường đầu tiên của việc hình thành “cái tôi” ban đầu ở trẻ em là gia đình. Gia đình là thiết chế đầu tiên và là một trong những thiết chế quan trọng tham gia vào quá trình xã hội hóa cá nhân. Hình ảnh “cái tôi” ban đầu được hình thành thông qua vai giới và vai xã hội trong gia đình. Khi gần 2 tuổi, trẻ bắt đầu nhận dạng bản thân là trai hay là gái bằng cách nội tâm hóa những gì mà người xung quanh nói với nó. Nhưng trẻ không thật sự biết tại sao nó lại là trai hay là gái. Cuối năm thứ nhất trẻ có thể phân biệt nam và nữ khi xem ảnh ( nữ có tóc dài ) và gắn được giọng nói nam và nữ với ảnh nam và nữ trong test về tri giác. Trong độ tuổi từ 2 đến 3, trẻ nhận biết người khác là trai hay gái thông qua quần áo, kiểu tóc. Chúng sử dụng đúng những từ như cô, chú, cậu bé, cô bé. Việc nhận biết giới cũng thể hiện ở việc trẻ chọn chơi với những trẻ cùng giới : bé gái 2 tuổi đã biết chọn chơi với bạn gái, bé trai 3 tuổi cũng bắt đầu chọn chơi với bạn trai. Bố mẹ và những người xung quanh đối xử với trẻ theo giới tính của nó và mong đợi ở trẻ những ứng xử phù hợp với quan niệm về giới của họ. Trẻ phải hiểu và nhập tâm rằng mình là trai hay gái, phải biết mình được khuyến khích chơi những trò chơi nào, ứng xử nào sẽ tạo được sự đồng tình của bố mẹ và những người xung quanh. Trẻ học cách tự nhận ra xã hội của mình thông qua giao tiếp với bố mẹ và anh chị em. Với bố mẹ, nó là cục cưng bé bỏng, với anh chị nó là đồ ích kỉ nhưng đồng thời cũng là đối tượng để ban ơn, dạy dỗ, với em bé nó vừa là người bảo vệ, che chở, vừa là đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở nhận biết vai giới và vai xã hội ban đầu, “cái tôi” nhiều mặt và phức tạp được hình thành. Giao tiếp trong gia đình sẽ gọt giũa “cái tôi” ban đầu ấy nhằm chuẩn bị cho trẻ bước vào cuộc sống mới, gia nhập nhóm mới. Ở giai đoạn nảy trẻ thường “ bắt chước”, bắt chước thái độ đối với bản than mình từ góc độ của người khác, trẻ nói với mình như nói chuyện với người khác. Vì vậy chúng ta luôn luôn tạo ra những hành động, thái độ đúng đắn, tôt đẹp để trẻ hành động theo. Chúng ta phải tôn trọng tên riêng của trẻ: Thường xuyên khuyến khích ngôn ngữ trẻ bằng cách gọi tên riêng của trẻ để tạo cho trẻ ý thức được sự tồn tại tên của bản than mình. Giai đoạn này trẻ đã biét đồng nhất bản than mình với người cùng tên mình ( chú ý đến với nguời cùng tên hoặc các nhân vật cùng tên), vì vậy phải hướng trẻ đến những nhân vật tốt đẹp, tìm những tính cách tốt đẹp của những người cùng tên để trẻ hướng đến, gắn cho nhân vật những đức tính mà người lớn mong muốn. Điều đó khiến trẻ tưởng rằng mình cũng có những đức tính ấy nên phấn khởi hẳn lên và trong cuọc sống hằng ngày trẻ luôn cố gắng thể hiện những đức tính đó. Lúc này trẻ đã có khả năng tự mình thực hiện những hành động với đồ vật, không cần sự giúp đỡ của người lớn. Vì vậy, những việc đơn giản mà trẻ ccó khả năng tự phục vụ thì hãy để cho trẻ tự làm , khuyến khích trẻ làm việc, động viên, cổ vũ kết quả trẻ đạt được và ý thức “cái tôi” của trẻ đựơc nâng cao. Cho trẻ tự do giao tiếp với mọi người để nó thỏa mãn được nhu cầu và tự nó chủ động giao tiếp với những người xung quanh bằng ngôn ngữ. Hướng cho trẻ tới những họat động mà trẻ muốn thử sức( xúc đất, đóng đing, tắt bật đèn) để trẻ nhận ra mình là một chủ thể - có thể làm thay đổi các vật xung quanh. Giúp trẻ nhận ra “ giới” của mình và hoạt động theo giới đó. Lúc này, trẻ có thể tự nhân xét đánh giá được mình ( trẻ nge theo lời nhận xét của người lớn ) và sau đó là trẻ tự liên hệ mình với các nhân vật trong truyện mà người lớn đã nhận định cho là tốt hay xấu. Người lớn có thể vận dụng sự liên hệ đó để khuyến khích trẻ làm thao yêu cầu của mình. Người lớn không nên chê trách, thờ ơ đối với đứa trẻ làm cho trẻ đau khổ và buồn nản, người lớn nên khen ngợi trẻ để trẻ cố gắng hết sức đạt được mục đích. Nhu cầu đựơc khen của trẻ được đáp ứng thì trẻ phát triển tinh thần tự trọng và có tác dụng làm cho hành vi của trẻ trở nên tốtđẹp hơn.Người lớn phải kiên trì, nhắc nhở trẻ làm phần việc được giao, không nên nóng vội đối với trẻ. Hướng trẻ vào quỹ thời gian đang tồn tại để trẻ phân biệt được các khoảng cách thời gian, giúp trẻ nhận đuợc đâu là hiện tại, đâu là quá khứ, tương lai ( thể hiện bằng cách kể chuyện), hãy sửa lỗi sai, giải thích cho trẻ khi trẻ nói mơ hồ về thời gian… 2. 3. 4. Các cách giải quyết khủng hoảng của lứa tuổi lên 3 Khi trẻ tách được mình ra khỏi người khác và có ý thức về khả năng của chính mình thì đồng thời cũng xuất hiện một thái độ mới với người lớn, trẻ muốn giống người lớn, muốn được độc lập, tự khẳng định mình… Đây là bước phát triển mới nhưng giai đoạn này trẻ lại xuất hiện tính bướng bỉnh, muốn làm theo ý mình, tự mình làm tất cả, không biết lượng sức mình, muốn làm các việc: lái xe, xây nhà, nấu nướng, mua hàng… Và tất nhiên, người lớn sẽ không thỏa mãn được ý muốn đó, vì thế, cái gọi là “ khủng hoảng trẻ lên 3” xãy ra. Biểu hiện một số đặc điểm trong tính của trẻ: Bướng bỉnh, ích kỉ, hỗn láo… đặc biệt đối với người lớn. Đối với những đứa trẻ đang vào ở tình trạng khủng hoảng, người lớn thường gặp khó khẳn trong quan hệ với trẻ mà trở ngại lớn nhất là tính bướng bỉnh ngang ngạnh của nó. Nếu được giáo dục đúng đắn, nếu người lớn kịp thời nhận thấy những khả năng mới của trẻ và thỏa mãn nhu cầu muốn độc lập tự chủ của nó và tạo ra những hình thức hoạt động mới , những quan hện mới với người lớn thì sự khủng hoản sẽ đựoc rút ngắn và vượt qua một cách nhẹ nhàng. Nếu người lớn còn quá coi thường cuộc khủng hoảng này mà không thay đổi các biện pháp giáo dục cho phù hợp thì sự khủng hoản của tuổi lên ba sẽ kéo dài suốt thời thơ ấu, để lại những dấu vết nặng nề về sau này. Người lớn phải tạo cho trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi, đó là nơi trẻ thể hiện đựơc tốt nhất tính độc lập của mình và là nơi thỏa mãn đựợc nhu cầu tự thể hiện. Người lớn cần nhẹ nhàng, kiên trì, khuyên nhủ trẻ, không nên cáu giận với trẻ, đồng thời cũng phải nghiêm khắc đối với trẻ, không thẻ chiều theo ý thích của trẻ được, làm cho trẻ có cảm giác “ muốn gì đựoc lấy”. Phải biết tôn trọng tính độc lập của trẻ và biết cách hướng dẫn để trẻ tự làm lấy một số việc đơn giản như ự xúc cơm ăn, tự mặc lấyu quần áo, làm một số việc đơn giản để giúp đỡ cha mẹ thì trẻ sẽ biêt vâng lời, tính ương buơng được giảm bớt…. Kết luận “Hãy dạy con ngay từ lúc con còn ẵm ngửa”. Câu cách ngôn dân gian rất thông minh này kêu gọi chúng ta bắt đầu dạy con ngay từ thuở còn thơ, không bỏ phí dù chỉ là một ngày, một giờ, ngay cả là một phút. Tại sao phải dạy sớm như vậy? Bởi vì cơ sở của tính cách sau này, của toàn bộ nhân cách đứa trẻ được xây dựng ngay từ tuổi thơ, đứa trẻ trở thành nhân cách tốt hay không là do sự giáo dục, kèm cặp của gia đình, của các bậc giáo dục định hướng cho các bé ngay từ những ngày đầu tiếp xúc với xã hội. Vì vậy, trong đề tài này, người viết đi sâu vào nghiên cứu những đặc điểm tâm lí trẻ ấu nhi, trên cơ sở phân tích sự phát triển tư duy, ngôn ngữ, ý thức, tình cảm xã hội của trẻ để có thể hiểu thêm về trẻ, chăm sóc trẻ được tốt hơn, đáp ứng những nhu cầu, mong muốn của trẻ, tránh được những sai lầm mà người lớn thường mắc phải: quá chiều chuộng trẻ, hoặc thờ ơ, lạnh nhạt… đối với trẻ. Trong thời kì này, trẻ phát triển mạnh nhất, nhân cách của trẻ bị ảnh hưởng lớn bởi những người xung quanh, thời kì tính “ hiếu động” và “bắt chước” người lớn đang ngự trị mạnh mẽ thì người lớn phải hết sức cẩn trọng trong hành vi của mình, tránh gây tổn thương cho trẻ, để tránh xảy ra mâu thuẫn giữa người lớn và trẻ nhỏ, nhất là trong giai đoạn “ khủng hoảng tuổi lên 3”. Đồng thời, cũng xin đưa ra một số biện pháp giáo dục đối với trẻ trong độ tuổi này, giúp cha mẹ và các bậc giáo dục tìm hiểu thêm, áp dụng trong việc dạy dỗ, giáo dục con em mình. Mục lục Lý do và mục đích chọn đề tài Nội dung của đề tài Vị trí và ý nghĩa của tuổi ấu nhi trong quá trình phát triển tâm lý con người Những đặc điểm tâm lý ở tuổi ấu nhi Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo Sự phát triển ngôn ngữ Sự phát triển tư duy trực quan hành động Sự xuất hiện tự ý thức và nguyện vọng độc lập Sự tiến triển tình cảm và xã hội Bài học sư phạm- những phương pháp giáo dục hiúp trẻ phát triển tâm lý Giáo dục trẻ ấu nhi thông qua thế giới đồ vật Các biện pháp giáo dục cảm xúc- tình cảm cho trẻ Các biện pháp giúp trẻ phát triển sự tự ý thức Các cách giải quyết khủng hoảng của lứa tuổi lên 3 Tài liệu tham khảo: Tâm lý học phát triển- Nguyễn Văn Đồng, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2004. Giáo dục các con trong gia đình- Am Bac- Đi- An, Nxb Kim Đồng-Hà Nội, 1977. Tập bài giảng Tâm lý học lứa tuổi và sư phạm- TS. Đinh Thị Kim Thoa ( chủ biên), Hà Nội. Tâm lý và sinh lý- Thế Trường, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, 1998 Tìm hiểu tâm lý trẻ em- Nguyễn Khắc Viện ( chủ biên), Nxb Phụ nữ Hà Nội, 1983 Tâm lý học phát triển- Vũ thị Nho, Nxb ĐH Quốc gia Hà nội, 1999.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochoainguyen-taml¡hocsp.doc