Đề tài Những giải pháp chủ yếu để áp dụng chính sách thuế quan thích hợp thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Cần điều chỉnh lại theo hướng đơn giản hoá cơ cấu thuế quan, sử dụng thuế hải quan thay thế dần dần các hạn chế định lượng hàng nhập khẩu. Xác lập biểu thuế NK theo mục tiêu tiến bộ chương trình cắt giảm thuế của AFTA, từ nay đến năm 2008 áp dụng đối với các loại hàng NK từ các nước thành viên ASEAN. Từng bước hạ mức thuế NK đối với hầu hết các loại hàng NK, kể cả hàng tiêu dùng theo những thời điểm thích hợp với tiến độ “hoà nhập” vào thương mại khu vực và quốc tế của nền kinh tế nước ta. Mặt khác, giảm thuế NK còn có ý nghĩa lớn đối với hàng buôn lậu qua biên giới. Để không còn thuế NK quá cao như hiện nay, trong cải cách toàn diện và đồng bộ hệ thống chính sách thuế, cần đánh thêm thuế doanh thu (hoặc VAT) vào hàng NK. Riêng đối với những mặt hàng NK (cần hạn chế) tiêu dùng như: rượu, bia, thuốc lá. thì cần đánh thêm thuế tiêu thụ đặc biệt, cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Trên cơ sở dó có thể giảm bớt số lượng thuế suất thuế NK từ 28 mức hiện nay xuống còn 6 mức. Thuế suất thuế NK cần được thiết kế theo nguyên tắc: Xác định một mức thuế NK tối thiểu để đánh vào tất cả các mặt hàng NK. Từ đó, những mặt hàng trong nước đã sản xuất được hoặc những mặt hàng cần hạn chế NK thì phải chịu mức thuế cao hơn thuế tối thiểu và chênh lệch giữa các mức thuế nên ở mức 10% (thể hiện khoảng cách các cấp bảo hộ hàng sản xuất trong nước). Như vậy, giả thiết ta xác định được mức thuế tối thiểu là 10% thì NK sẽ có 6 thuế suất là: 10%, 20% , 30%, 40%, 50%, 60%.

doc48 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp chủ yếu để áp dụng chính sách thuế quan thích hợp thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a có thể nhận thấy ba điểm quan trọng: Một là: Khi có thuế quan thì phúc lợi xã hội sẽ trở nên ít hơn so với tự do mậu dịch. Đó là D2 nằm trên đường bàng quan thấp hơn so với D1. Hai là: Phúc lợi giảm là kết quả của hai tác động: (a) Nền kinh tế không còn sản xuất ở điểm có thể tối đa hoá giá trị thu nhập theo giá thế giới. Đường ràng buộc ngân sách đi qua Q2 nằm trên đường ràng buộc đi qua Q1 (b). Người tiêu dùng sẽ không chọn điểm phúc lợi cao nhất trên đường ràng buộc ngân sách; họ sẽ không chuyển lên đường bàng quan tiếp xúc với đường ràng buộc ngân sách thực của nền kinh tế. Cả (a) và (b) đều là kết quả của việc các nhà sản xuất và tiêu dùng trong nước đều phải chịu những mức giá khác so với mức giá thế giới. Tổn thất về phúc lợi là do sản xuất không có hiệu quả (a), là phần cân bằng chung tương ứng của tổn thất do lệch lạc trong sản xuất và tổn thất về phúc lợi do tiêu dùng không hiệu quả (b), là phần tương ứng của tổn thất do lệch lạc trong tiêu thụ.Ba là: Thuế quan làm thu hẹp buôn bán. Sau khi có thuế quan XK và NK đều giảm. 2.Thuế quan trong một nước lớn Thuế quan làm cho đất nước buôn bán ít hơn trong bất kỳ điều kiện mậu dịch được đặt ra nào, vì vậy đường chào hàng của nó dịch chuyển vào. Tuy vậy, điều này hàm ý rằng, điều kiện mậu dịch phải được cải thiện. Cái lợi có từ điều kiện buôn bán được cải thiện có thể bù cho tổn thất từ sự lệch lạc trong sản xuất và tiêu thụ, đều làm giảm phúc lợi ở bất kỳ điều kiện mậu dịch xác định nào. Nhập khẩu thực phẩm nội địa DF - QF NKTP Nước ngoài QF* - D*F . độ dốc =(P*M / P*F)2 M1 M2 3 1 F độ dốc =(P*M/P*F)1 2 0 Xuất khẩu hàng công nghiệp nội địa QM- DM Nhập khẩu hàng công nghiệp nước ngoài D*M - Q*M Chúng ta xét hai nước: Nội địa là nước XK hàng công nghiệp và NK thực phẩm và bạn hàng buôn bán của họ là nước ngoài. Trong biểu đồ 1- 4b đường chào hàng của nước ngoài là OF, đường chào hàng nội địa khi không có thuế quan là OM1. Cân bằng trong tự do buôn bán được xác định bởi giao điểm của OF và OM1, ở điểm 1, với giá tương đối của hàng công nghiệp trên thị trường thế giới (P*M / P*F)1. Bây giờ hãy giả định rằng nội địa đưa ra một loại thuế quan. Đầu tiên chúng ta đặt câu hỏi, nếu như không có thay đổi trong điều kiện mậu dịch thì thương mại sẽ thay đổi như thế nào? Chúng ta đã biết câu trả lời từ phân tích trường hợp nước nhỏ; ở mức giá được ấn định ở thế giới, thuế quan làm giảm cả NK lẫn XK. Vì vậy nếu như giá tương đối của hàng công nghiệp trên thế giới vẫn ở mức (P*M / P*F)1, chào hàng của nội địa sẽ chuyển từ điểm 1 sang điểm 2. Nói một cách chung hơn, nếu như nội địa đặt ra thuế quan toàn bộ đường chào hàng của nó sẽ giãn ra thành OM2, đi qua điểm 2. Những thay đổi này trong đường chào hàng của nội địa sẽ làm thay đổi điều kiện mậu dịch cân bằng. Trong biểu đồ 1- 4b, cân bằng mới là ở điểm 3, với giá tương đối của hàng công nghiệp là (P*M / P*F)2 > (P*M / P*F)1 Như vậy, thuế quan cải thiện điều kiện mậu dịch của nội địa. 3. Đánh giá mức bảo hộ của thuế quan Một loại thuế đánh vào hàng NK làm tăng giá hàng hoá do các nhà sản xuất trong nước làm ra. Tác động này thường là mục tiêu cơ bản của thuế nhằm bảo vệ các ngành sản xuất trong nước tránh khỏi mức giá thấp, kết quả tất yếu do cạnh tranh trong nhập khẩu. Khi phân tích chính sách ngoại thương trong thực tiễn, cần phải xem xét một loại thuế hay một chính sách ngoại thương khác cuối cùng có mức bảo hộ đến đâu. Khi cố gắng tránh toàn mức bảo hộ dường như đơn giảm này sẽ xuất hiện hai vấn đề. Thứ nhất, nếu như giả định về một nước nhỏ không sát thực tế, một phần tác động của thuế quan làm giảm giá XK ở nước ngoài hơn là làm tăng giá trong nước và tác động của chính sách ngoại thương đối với giá XK của nước ngoài đôi khi khá có ý nghĩa. Thứ hai, các loại thuế có thể có tác động rất khác nhau đối với các giai đoạn sản xuất khác nhau của một sản phẩm. Mức bảo hộ thực tế được tính bởi: t- aiti F = 1-ai Trong đó: t: Thuế quan đánh vào hàng hoá hoàn chỉnh ti: Thuế quan đánh vào hàng hoá trung gian ai: Tỷ lệ giữa sản phẩm trung gian với giá trị sản phẩm cuối cùng khi chưa có thuế quan. III- Chi phí và lợi ích của thuế quan. Thặng dư của người tiêu dùng và người sản xuất. Thặng dư của người tiêu dùng khi mua hàng do sự chênh lệch về giá thực tế phải trả giá và người đó sẵn sàng trả. Ví dụ: nếu như một người sẵn sàng trả 8 đôla cho một giạ lúa mì, nhưng giá thực tế chỉ có 3 đôla, thặng dư tiêu dùng có được từ việc mua hàng sẽ là 5 đô la. Có thể xác định thặng dư của người tiêu dùng từ đường cầu của thị trường (biểu đồ 1-3). Ví dụ, hãy cho rằng giá cao nhất mà ở mức đó người tiêu dùng sẽ mua 10 đơn vị hàng hoá là 10 đôla. Lúc đó đơn vị hàng hoá thứ 10 phải có giá trị 10 đôla đối với người tiêu dùng. Nếu như nó đánh giá ít hơn, họ sẽ không mua đơn vị này; nếu như nó đáng giá nhiều hơn, họ sẽ sẵn sàng mua ngay cả khi giá cao hơn. Bây giờ cho rằng để làm cho người tiêu dùng mua 11 đơn vị hàng hoá giá sẽ phải giảm xuống 9 đôla. Lúc này đơn vị thứ 11 chỉ đáng giá 9 đôla đối với người tiêu dùng. Biểu đồ 1- 3a: xác định thặng dư của người tiêu dùng từ cầu. Thặng dư của người tiêu dùng từ mỗi đơn vị được bán ra là chênh lệch thực tế và giá mà người tiêu dùng sẵn sàng trả. Giá P 11 10 9 9 Q số lượng Q Biểu đồ 1- 3b: Thặng dư của người tiêu dùng biểu diễn băng hình học. Thặng dư của người tiêu dùng tương ứng với diện tích khu vực dưới đường cầu và bên trên mức giá. Giá P a P1 b P2 Q1 Q2 Số lượng Q Hãy cho rằng giá là 9 đô la. Lúc này người tiêu dùng chỉ sẵn sàng mua đến hàng hoá thứ 11 và sẽ không có thặng dư từ việc mua đơn vị hàng hoá này. Họ sẵn sàng trả 10 đô la cho đơn vị hàng hoá thứ 10 và nhận được 1 đô la thặng dư tiêu dùng từ đơn vị đó. Họ sẽ sẵn sàng trả 11 đô la cho đơn vị thứ 9; Nếu như vậy, họ sẽ có 3 đô la thặng dư tiêu dùng từ đơn vị này.v.v... Khái quát hoá từ ví dụ này, nếu như P là giá của một hàng hoá và Q là số lượng được yêu cầu ở mức giá này, thì thặng dư của người tiêu dùng sẽ được tính theo cách trừ đi P nhân với Q từ diện tích miền bên dưới đường cầu tính đến điểm Q (Biểu đồ 1- 3b). Nếu như giá là P1, số lượng cầu là Q1 và thặng dư của người tiêu dùng được đo bằng diện tích có vùng tên là a. Nếu như giá là P2 số lượng cầu tăng lên Q2và thặng dư của người tiêu dùng sẽ tăng lên bằng diện tích a cộng với diện tích bổ sung b. Thặng dư của người sản xuất cũng là một khái niệm tương tự. Một nhà sản xuất sẵn sàng bán hàng với giá là 2 đô la như lại bán được giá là 5 đô la sẽ có thặng dư sản xuất là 3 đô la. Cách thức dùng để biểu diễn thặng dư của người tiêu dùng từ đường cầu có thể được sử dụng để xác định thặng dư của người sản xuất từ đường cung. Nếu P là giá và Q là số lượng được cung cấp từ mức giá này, thì thặng dư của người sản xuất là P nhân với Q trừ đi diện tích khu vực nằm dưới đường cung tính tới Q (biểu đồ 1- 3c). Nếu như giá là P1 , số lượng được cung cấp sẽ là Q1 và thặng dư của người sản xuất sẽ được đo bằng diện tích c. Nếu như giá tăng lên P2 số lượng cung cấp Q2 và thặng dư của người sản xuất sẽ tăng lên bằng c cộng với diện tích bổ sung d. Giá P S P2 P1 Q1 Q2 Số lượng Q Biểu đồ 1- 3c: Thặng dư của người sản xuất biểu diễn bằng hình học. Thặng dư của người sản xuất bằng diện tích miền bên trên đường cung và bên dưới mức giá. Đo lường chi phí và lợi ích. Biểu đồ 1- 3d: Minh hoạ chi phí và lợi ích của một loại thuế quan đối với nước nhập khẩu. Thuế quan nâng giá trong nước từ Pw lên PT nhưng làm giảm giá xuất khẩu của nước ngoài từ Pw xuống PK. Sản xuất trong nước tăng từ S1 lên S2, trong khi tiêu thụ trong nước giảm từ D1 xuống D2. Chi phí và lợi ích đối với các nhóm khác nhau có thể thể hiện bằng tổng diện tích của 5 vùng, được gọi là a, b, c, d, e. Trước hết hãy xét cái lợi ích đối với nhà sản xuất trong nước. Họ nhân giá cao hơn và vì vậy có thặng dư sản xuất lớn hơn. Nhớ lại 1- 3c, cái lợi của họ có thể đo được bởi a, đó là mức tăng trong chênh lệch giữa P ´ Q và diện tích miền bên dưới đường cung. Những người tiêu dùng trong nước cũng phải đối diện với một mức giá cao hơn và vì vậy sẽ bị thiệt. Liên hệ với 1- 3b thua thiệt của người tiêu dùng trong nước bằng tổng a + b + c + d, đó là mức giảm trong chênh lệch giữa diện tích bên dưới đường cầu và P x Q. ở đây còn có nhân vật thứ ba: Đó là Chính phủ, Chính phủ được lợi từ việc thu thuế NK. Doanh thu thuế bằng tỷ lệ thuế quan t nhân với số lượng nhập khẩu QT = D2 - S2 . Do t = PT - PK thu nhập của Chính phủ tương ứng với c + e. Biểu đồ 1- 3d. Chi phí và lợi ích của một loại thuế quan. Chi phí và lợi ích của một loại thuế quan đối với những nhóm người khác nhau có thể hiện bằng các tổng của năm diện tích a, b, c, d, và e. P S PT a b c d Pw e D PK S1 S2 D2 D1 Q Sự mất mát của khách hàng = S(a + b + c + d) Cái được của người sản xuất = (a) Nguồn lợi về thu nhập của Chính phủ (c + e) Do những cái lợi và mất mát này được phân bổ vào những người khác nhau, nên việc đánh giá chi phí lợi ích tổng thể của một loại thuế quan phụ thuộc vào việc đánh giá như thế nào giá trị lợi ích tính bằng đồng đô la đối với mỗi nhóm. Ví dụ, nếu mỗi lợi ích của người sản xuất chủ yếu dồn vào những người chủ sở hữu giàu có, trong khi người tiêu dùng lại là những người nghèo thì người ta sẽ nhìn nhận về thuế quan theo một cách khác so với khi hàng hoá là một thứ xa sỉ được mua sắm bởi những người giàu và được sản xuất ra bởi những công nhân có mức lương thấp. Vai trò của Chính phủ tạo nên sự mơ hồ nhiều hơn: Liệu Chính phủ có sử dụng thu nhập của mình để cung cấp tài chính cho các ngành dịch vụ công cộng quan trọng hay lại lãng phí nó vào những chi tiêu quá mức của mình ? Bất chấp những vấn đề này, các phân tích về chính sách ngoại thương thường cố gắng tính toán các tác động ròng của một loại thuế đối với phúc lợi của một quốc gia bằng cách giả định rằng ở mức biên thì giá trị lợi ích hay tổn thất đối với mỗi nhóm cũng là giá trị của xã hội. Lúc này, hãy xem xét tác động ròng của một loại thuế quan đối với phúc lợi. Chi phí ròng của một loại thuế quan là: Tổn thất của người mua- nguồn lợi của người sản xuất- thu nhập của Chính phủ hay thay thế các khái niệm này bằng các diện tích trong biểu đồ 1- 3d. (a + b + c + d)- a- (c + e) = b + d - e. ở đây sẽ có hai “tam giác” mà diện tích của chúng để đo lường tổn thất và một hình “chữ nhật” mà diện tích của nó dùng để đo lường khoản lời đền bù. Một cách có ích để giải thích các khoản lợi và các tổn thất là như sau: Các tam giác thể hiện sự mất mát cho tổn thất hiệu năng hiện do thuế quan làm sai lạc những khuyến khích, trong khi hình chữ nhật tiêu biểu cho nguồn lợi ngoại thương xuất hiện do thuế quan làm giảm hàng XK của nước ngoài. Nếu như nước đó không có khả năng tác động đến giá của thế giới (trường hợp nước nhỏ), miền e, tiêu biểu cho các khoản lợi ngoại thương, sẽ mất đi và rõ ràng là thuế quan sẽ làm giảm phúc lợi. Nó làm lệch lạc những khuyến khích đối với cả những người sản xuất lẫn người tiêu dùng bằng cách thức đẩy họ hành động như thế hàng NK đắt hơn thực tế. Chi phí về một đơn vị hàng tiêu dùng có thêm đối với nền kinh tế là gia của một đơn vị hàng NK có thêm, nhưng do thuế quan trong nước nâng giá cao hơn so với mức giá thế giới, những người tiêu dùng sẽ cắt giảm tiêu dùng của họ đến một mức giá mà tại đó đơn vị biên sẽ tạo ra phúc lợi cho họ bằng với giá nội địa bao gồm cả thuế. Giá trị của một đơn vị sản xuất có thêm đối với nền kinh tế là giá trị hàng NK mà nền kinh tế đó tiết kiệm được, nhưng các nhà trong nước sẽ mở rộng đến mức mà tại đó chí phí biên ngang bằng với giá bao gồm cả thuế. Do vậy, trong nước nền kinh tế sẽ sản xuất ra các đơn vị hàng hoá mà nó có thể mua với giá rẻ hơn ở nước ngoài. Biểu đồ 1- 3e. Các tác động phúc lợi thật của một loại thuế quan. Giá P S PT b d Pw PK e D Nhập khẩu Sản lượng Q Tổn thất hiệu nang = S(b + d) Các khoản lãi ngoại thương = S(e) Các tác động phúc lợi ròng của một loại thuế quan sẽ được tóm tắt ở biểu đồ 1- 3e. Các tác động tiêu cực được thể hiện bằng hai tam giác b và d. Tam giác thứ nhất (b) là tổn thất do sự lệch lạc trong sản xuất, do việc thuế quan làm cho các nhà sản xuất trong nước sản xuất quá nhiều loại hàng hoá này. Hình tam giác thứ hai (d) là tổn thất do sự lệch lạc trong tiêu dùng kết quả của việc thuế quan làm cho người tiêu dùng mua quá ít hàng. Đổi lại với những tổn thất này là các khoản lợi ngoại thương được thể hiện bằng hình chữ nhật (e), kết quả của việc thuế quan làm giảm giá XK của nước ngoài. Chương II Thực trạng chính sách thuế quan hiện hành của Việt nam I. Nội dung chủ yếu của chính sách thuế quan hiện hành Cơ cấu thuế quan XK, NK chính thức của Việt nam bao gồm khoảng 3200 loại thuế. Mức thuế thấp nhất là 0% và cao nhất là 150%, giữa hai mức này có khoảng 100 mức ở giữa. Trong đó thuế XK ở Việt nam cao nhất là 45% (áp dụng đối với hàng phế liệu kim loại màu), 35% (phế liệu kim loại đen), 0% đối với các mặt hàng nông sản (gạo, ngô, cà phê, đào lộn hột, ớt, tiêu, điều), 1% áp dụng đối với: cá, mực, mủ cao su tự nhiên... , 3% với tôm, cua tươi; 4% đối với dầu thô; 5% đối với đá quý. Tổng là có 11 mức thuế suất tính trên giá FOB. Đối với thuế nhập khẩu có khoảng 28 thuế suất danh nghĩa khác nhau tính theo giá CIF. Mức thuế cao nhất áp dụng cho ô tô, đồ uống và các hàng sa sỉ khác, cụ thể: 150% áp dụng với: bia, rượu mạnh, ô tô < 5 chỗ; 100% đối với ô tô từ 5 đến 24 chỗ; xe máy, máy thu hình từ 40 đến 50%. Còn thuế quan đánh vào các nguyên liệu thô, các thiết bị cơ bản và các sản phẩm trung gian nói chung thấp hơn nhiều, ví dụ như 0% đối với: thiết bị dụng cụ y tế; 5% đối với dầu ăn; 8% đối với sơn chống rỉ... Trên một nửa thuế quan thuộc các hạng mục sau và điều đó có nghĩa là thuế quan trung bình tương đối thấp. II. Đánh giá chính sách thuế quan hiện hành. Ưu điểm và những hạn chế. Luật thuế xuất nhập khẩu của Nhà nước ta ban hành năm 1987, đã được sửa đổi và bổ sung nhiều lần. Trong quá trình thực hiện luật thuế xuất nhập khẩu đã phát huy được tác dụng tích cực trong việc bảo hộ sản xuất trong nước hướng dẫn người tiêu dùng và đạt kết quả khá cao trong việc tăng thu ngân sách cho Nhà nước. So với tổng thu thuế thì thuế xuất nhập khẩu chiếm tỷ lệ 10,4% năm 1991; 11,8% năm 1992; 19% năm 1993 và 26,4% năm 1994. Điều đó chứng tỏ, thuế quan hiện hành về cơ bản đã phù hợp với yêu cầu đổi mới và thực trạng nền kinh tế nước ta trong những năm vừa qua cho nên đã phát huy được tác dụng tích cực của nó. Tuy nhiên, tình hình kinh tế xã hội luôn thay đổi, đồng thời trước yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2000 theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đặc biệt xu thế thương mại hoá toàn cầu và khu vực, nhất là trong bối cảnh Việt nam đã gia nhập ASEAN thì thuế quan hiện hành đã bộc lộ rõ một số tồn tại sau: - Thuế xuất nhập khẩu còn bao gồm cả thuế doanh thu và thuế tiêu thụ đặc biệt nên thuế suất cao. Tuy có thuận tiên là thu tập trung, nhưng không phù hợp với thông lệ quốc tế, dễ bị hạn chế hàng nước ngoài NK vào Việt nam. -Thuế NK có quá nhiều thuế suất (28 thuế suất từ 0% đến 15%) tuy bảo hộ đến từng nhóm doanh nghiệp trong nước, nhưng lại làm cho biểu thuế quá phức tạp, khó thực hiện đúng, hạn chế tính tập trung, hạn chế doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị mới. -Thuế nhập khẩu nhìn chung còn quá cao (có nhiều loại hàng có mức thuế suất 50-150%) đã là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng buôn lậu, nhập lậu qua biên giới và cửa khẩu. - Ngoài thuế xuất nhập khẩu còn có phụ thu đối với những mặt hàng có tỉ suất lợi nhuận cao, tuy có tạo nguồn quỹ bình ổn giá nhưng lại gây phức tạp, không phù hợp với thông lệ quốc tế. Bên cạnh một số mặt hàng nhập khẩu chịu thuế suất cao, thì diện không thu thuế, miễn giảm thuế, diện mặt hàng có thuết suất 0%-2% còn rất nhiều, dẫn đến bất hợp lý, sơ hở, không bao quát hết nguồn thu cho ngân sách, không khuyến khích sản xuất trong nước. - Biểu thuế NK quy định theo khung thuế suất, tạo điều kiện cho việc quy định thuế suất cụ thể, linh hoạt, nhưng lại dẫn đến thiếu ổn định, làm cho doanh nghiệp thiếu yên tâm đầu tư phát triển sản xuất. - Diện thu thế XK còn rộng, 60 nhóm mặt hàng với 10 thuế suất từ 1% đến 45% chưa góp phần khuyến khích đẩy mạnh XK. - Việc kết hợp mục tiêu tạo nguồn thu cho ngân sách với việc giải quyết nhiều chính sách kinh tế- xã hội khác nhau đã làm cho chính sách thuế xuất nhập khẩu trở nên phức tạp do có nhiều thuế suất, nhiều ngoại tệ, nhiều trường hợp miễn giảm không đảm bảo được tính tập trung, công bằng của thuế, gây khó khăn cho công tác quản lý thu thuế và tạo khe hở tránh thuế, trốn thuế cho người nộp thuế. Chính sách thuế quan hiện hành cho thấy thuế quan bình quân gia quyền thấp (khoảng 19% năm 1995 và khoảng 16% năm 1996) cho thấy hàng rào buôn bán của Việt nam không cao lắm so với hàng rào buôn bán ở các nước đang phát triển khác ở Châu á. Tuy nhiên chính sách thuế xuất nhập khẩu luôn luôn bị bổ sung sửa đổi theo thực tế tình hình nên thiếu ổn định, chắp vá, gây khó khăn cho việc theo dõi thực hiện và gây tâm lý thiếu an tâm trong sản xuất kinh doanh nói chung, cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng. Hội nhập vào AFTA của ngành thuế Việt nam. Kể từ 1/1/1996, Việt nam tham giá AFTA và được phép kéo dài thời hạn hoàn thành việc giảm thuế quan còn 0- 5% trong 3 năm, tức là vào năm 2006. Bước đầu tiên của Việt nam sẽ là giảm mức thuế đối với 15 loại mặt hàng trong danh mục giảm thuế nhanh của SEPT. Tiếp đó, sẽ phải sắp xếp lại hệ thống đối với 2800 mặt hàng trong phạm vi AFTA. Danh mục những sản phẩm thuộc diện TEL sẽ giảm dàn trong 5 năm, từ đầu tháng 1 năm 1999 đến cuối tháng 1 năm 2003. Nông sản chưa chế biến thuộc TEL cũng sẽ dần dần được đưa vào danh mục trong giai đoạn từ đầu tháng 1 năm 2000 đến cuối tháng 1 năm 2006. Ngoài ra, Việt nam cũng đã chấp nhận điều kiện tối huệ quốc (MFN) cho ASEAN với mức thuế thấp nhất có thể. Mặc dù đang áp dụng mức thuế hiện hành cao hơn nhiều so với nước ASEAN khác. Nhưng Việt nam dự định sẽ giảm thuế đối với hầu hết các mặt hàng NK từ ASEAN xuống mức dưới 60%. Tuy nhiên, mức thuế đối với các sản phẩm như thuốc lá và rượu, bia dường như vẫn sẽ giữ ở mức 120- 150%. Việt nam cũng sẽ áp dụng cách đối xử quốc gia đối với hàng NK của các nước ASEAN dưới dạng thuế doanh thu và thuế đối với hàng xa sỉ, định tỷ giá hối đoái và các biện pháp khác, sẽ làm rõ các quy chế mậu dịch hiện còn phức tạp của mình và sẽ cung cấp thông tin xác đáng để tạo một môi trường thương mại công khai hơn. Tại cuộc họp lần thứ VIII của Hội đồng AFTA, ngày 10/12/1995 tại Băng Cốc, Bộ trưởng tài chính Việt nam đã đệ trình các danh mục hàng hoá chính thức để thực hiện CEPT. Các danh mục đó là danh mục loại trừ hoàn toàn, loại trừ tạm thời các mặt hàng nông sản nhạy cảm chưa chế biến và danh mục cắt giảm thuế quan. Các danh mục này xây dựng phù hợp với quy định của Hiệp định CEPT và phù hợp với đặc điểm kinh tế- xã hội Việt nam, tuân thủ các nguyên tắc đã được uỷ ban thường vụ quốc hội đề ra. Danh mục loại trừ hoàn toàn bao gồm các mặt hàng liên quan đến an ninh quốc gia, động vật, thực vật, ảnh hưởng đến sức khoẻ, cuộc sống của con người, đến giá trị văn hoá, lịch sử, khảo cổ như các loại vũ khí khí tài, quân sự các mặt hàng đã qua sử dụng, các loại dược phẩm và hoá chất độc hại, thuốc lá, xì gà, các loại đồ cổ, xe ô tô dưới 5 chỗ ngồi, các mặt hàng chiến lược như xăng, dầu (trừ dầu thô Việt nam đang XK...). Danh mục loại trừ tạm thời gồm 1168 nhóm mặt hàng, chiếm khoảng 36% tổng số các mặt hàng trong biểu thuế, mà chủ yếu là các mặt hàng hiện có thuế suất trên 20% và một số mặt hàng tuy có thuế suất thấp hơn 20% nhưng đang được áp dụng phi thuế hoặc nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Danh mục cắt giảm thuế Việt nam gồm 1628 nhóm mặt hàng, chiếm 50,51% tổng số các mặt hàng trong biểu thuế NK và chủ yếu là các mặt hàng hiện đang có thuế suất trong khoảng 0%- 20% mà Việt nam chủ yếu là XK. Mặc dầu danh mục cắt giảm thuế của Việt nam chiếm tỷ lệ thấp so với các nước thành viên khác khi họ bắt đầu thực hiện chương trình CEPT, nhưng đây là biện pháp an toàn nhất để Việt nam có thời gian nghiên cứu, rút kinh nghiệm. Để thực hiện đúng cam kết của Chính phủ Việt nam với ASEAN ngày 1/1/1996, tại Hội nghị Bộ trưởng kinh tế các nước ASEAN ở Ôsaka, Việt nam đã đệ trình danh mục hàng hoá tham gia chương trình CEPT 1996. Danh mục này gồm 857 nhóm mặt hàng, chủ yếu là hàng hoá đang có mức thuế xuất nhập khẩu từ 0%- 5% tức là các mặt hàng đã đạt mức thuế cuối cùng của chương trình CEPT, nên trên thực tế là không giảm thuế NK. Chương III Những giải pháp để áp dụng thuế quan thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam I. Quan đểm cơ bản khi đưa ra chính sách thuế quan mới. Trước hết cần nhận thức rằng việc đưa ra chính sách thuế mới (cải cách thuế) là công việc rất phức tạp và khó khăn. Đặc biệt là thuế XNK động chạm đến chẳng những lợi ích quốc gia, doanh nghiệp và dân cư trong nước mà còn động chạm đến quyền lợi của bạn hàng nước ngoài. Việt nam đã tham gia ASEAN, đã ký kết nhiều hiệp định song phương với nhiều quốc gia, khu vực. Những yếu tố đó cần được xem xét khi cải cách hệ thống thuế của Việt nam hiện nay. Do vậy cải cách hệ thống thuế XNK cần được thực hiện với quan điểm sau: 1. Thuế XK, NK phải bảo đảm thúc đẩy sản xuất phát triển, bảo hộ chính đáng sản xuất nội địa, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước Để thực hiện mục tiêu này đòi hỏi khi ban hành một sắc thuế quan cần quy định rõ đối tượng nộp thuế, đối tượng tính thuế, biểu thuế, hệ thống thuế suất phân biệt, các chế độ giảm- miễn thuế. Các quy định này xét bề ngoài là sự cưỡng chế, nhưng thực chất là nhằm điều chỉnh những quan hệ kinh tế- xã hội nhất định. Việc phân biệt thuế suất đối với từng sản phẩm XK, NK, nhưng quy định ưu đãi đối với một số mặt hàng, ngành hàng... tự nó góp phần điều chỉnh việc bỏ vốn đầu tư vào sản xuất hàng XK hay thay thế hàng NK mà không cần dùng bất cứ công cụ hành chính hay bất kỳ áp lực kinh tế nào của Nhà nước. Chúng ta đều thừa nhận tính hợp lý của lý thuyết lợi thế tương đối trong buôn bán quốc tế. Nó giải thích vì sao các nước lại buôn bán với nhau và lợi ích mà các nước buôn bán bắt nguồn từ đâu . ở một thời điểm đặc biệt, sẽ dễ chứng minh được là mậu dịch tự do sẽ tối đa hoá lợi nhuận có thể rút ra từ các nguồn tài nguyên hiện có. Chẳng hạn, nếu một loại ô tô cỡ nhỏ trị giá 10 nghìn USD ở Nhật, trong khi cùng loại đó ở Việt nam lại trị giá 15 nghìn USD. Rõ ràng là Việt nam sẽ có lợi hơn nếu mua ô tô con từ Nhật hơn là tự sản xuất lấy trong nước. Tuy nhiên, đây chỉ là một quan điểm “tĩnh” mà thôi. Không nên cực đoan cho rằng lợi thế tương đối là cố định; Các nước có thể kiếm được (hoặc mất đi) một lợi thế tương đối trong việc sản xuất ra một loại hàng hoá hay dịch vụ riêng lẻ. Một chính sách khôn khéo của Nhà nước có thể ảnh hưởng tới quá trình đó. Trở lại tình huống trên, nếu Việt nam cứ NK ô tô con từ Nhật thì Việt nam không bao giờ học được cách sản xuất ô tô. Như thế tại sao các nhà kinh tế, ít ra là những người cổ vũ cho tự do buôn bán lại cho rằng mậu dịch tự do lại rất tốt, mậu dịch tự do là tuyệt hảo ? Trong thực tiễn, không phải Chính phủ nào cũng theo lời khuyến nghị của các nhà kinh tế nói trên. Chúng ta xem xét tình huống giả sử sản xuất trong nước thay thế NK ô tô con qua thời gian. USD Y 15000 C C1 10000P P1 Biểu đồ 3- 1a: Trường hợp nhập khẩu Trong biểu đồ, trục X chỉ thời gian bằng số năm trục Y là chi phí cho mỗi xe ô tô tính bằng đô la Mỹ (USD). P là giá cả thế giới qua thời gian, giả thiết là ở mức 10 nghìn USD. Nếu các doanh nghiệp Việt nam muốn nhập khẩu ô tô họ có thể nhập ở mức giá 10 ngàn USD từ Nhật hoặc Mỹ. Đường cc1 biểu thị cho chi phí sản xuất mỗi ô tô tại Việt nam. Tình huống trong biểu đồ 3-1a chi phí sản xuất ô tô tại Việt nam bắt đầu ở mức 15 ngàn USD và vẫn còn cao hơn mức giá nhập khẩu 10 ngàn USD, thậm chí cả 10 năm sau đó. Trong tình huống này, Việt nam cần nhập ô tô thay vì cố sản xuất ra chúng. Bởi vì 10 năm sau, nếu có sản xuất ô tô con thì chi phí vẫn còn cao hơn mức giá ngoại quốc. Trong thời gian đó, một lượng tài nguyên (trên đồ thị là diện tích cc1pp1 ) lẽ ra được dùng vào các ngành sản xuất khác trong nền kinh tế sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Một tình huống khác được mô tả trong biểu đồ 3-1b. Nước ta học được cách chế tạo ô tô loại nhỏ và chi phí của chúng ta giảm mạnh. Vào năm thứ hai Việt nam đã có thể sản xuất ô tô con với chi phí 8 ngàn USD/chiếc, nghĩa là thấp hơn 200 USD/chiếc so với giá nhập khẩu. Trong trường hợp này cần khuyến khích sản xuất trong nước, mặc dù chi phí bước đầu đang còn cao hơn giá NK. Nhìn theo quan điểm động, lợi ích của việc sản xuất trong nước rất lớn hơn rất nhiều so với sự chênh lệch giữa chi phí sản xuất trong nước với giá NK, trong một vài năm đầu đi vào sản xuất. Do đó lợi ích thu được của việc sản xuất trong nước có thể hoàn toàn bù đắp lại việc Việt nam phải gánh chịu chi phí cao lúc ban đầu. Biểu đồ 3-1b: Trường hợp sản xuất trong nước. Y 15000 C 10000 P R P1 C1 2 4 6 8 10 X năm Thực tiễn có thể không giống những gì đã xảy ra như đã mô tả trong tình huống trên.Trái lại, việc sản xuất ô tô con trong nước có thể cân nhắc thận trọng hơn. Bởi vì trong 5 năm đầu chi phí sản xuất vẫn cao hơn giá NK. Các doanh nghiệp chỉ bắt đầu có chút ít lãi sau 5 năm. Vấn đề là có đang để mất tài nguyên ở quy mô CPR (trong biểu đồ 3-1c) trong 5 năm đầu để sau đó thu lợi nhuận hay không? Câu trả lời còn phụ thuộc vào xã hội và doanh nghiệp đánh giá như thế nào đối với lợi ích trước mắt và lâu dài. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, việc sản xuất sản phẩm gì phần lớn phụ thuộc vào nhà lập kế hoạch Trung ương đề ra. Còn trong nền kinh tế thị trường những quyết định cơ bản về sản xuất, đầu tư, mua và bán... đều do các xí nghiệp định đoạt. Biểu đồ 3-1c: Trường hợp lựa chọn có tác động của thuế quan Y 15000 C T1 T R1 P P1 R C1 5 10 X năm Vậy các xí nghiệp sẽ phản ứng ra sao với các tình huống khác nhau trên? Nếu như không có sự can thiệp của Nhà nước như: Không đánh thuế XK, NK, không bù lỗ hay trợ cấp thì trong trường hợp 1, không một doanh nghiệp nào lại đầu tư vào sản xuất ô tô con trong nước. Bởi vì, họ không đủ sức giảm chi phí để cạnh tranh với hàng NK. Còn trong tình huống thứ 2, dù không có sự bảo hộ của thuế quan bù lỗ hay trợ cấp, doanh nghiệp vẫn sẽ đầu tư vào sản xuất ô tô con. Bởi lẽ, các khoản lỗ sẽ không kéo dài quá lâu và không quá lớn. Lợi nhuận sau đó lớn hơn nhiều so với khoản lỗ lúc ban đầu. Như vậy, cả trong hai trường hợp hình như không cần sự can thiệp đặc biệt của Nhà nước. Chỉ vì, muốn thu lợi nhuận tối đa cho bản thân, các doanh nghiệp sẽ làm điều mà một nhà vạch kế hoạch Trung ương tài giỏi cũng muốn làm. Bây giờ ta xét lại trường hợp thứ 3. Nếu nền kinh tế có định hướng về tương lai sẽ nên đầu tư vào sản xuất ô tô con trong nước, vì lợi nhuận quá lớn sau một số năm hoạt động. Tuy nhiên đối với doanh nghiệp sản xuất ô tô có thể không có được các nguồn tài chính để chịu đựng 5 năm thua lỗ nhằm đạt được, giả sử 10 năm sau có lãi. Trong trường hợp này để hỗ trợ cho nhà sản xuất ô tô con trong nước Nhà nước có thể đánh thuế 50% đối với ô tô con NK trong vòng 5 năm với đường biểu diễn giá cả mới TT1 khoản lỗ của doanh nghiệp giảm đi (chỉ còn CTR1) chứ không phải toàn bộ CPR như trước đây và lợi nhuận doanh nghiệp sẽ gia tăng (R1RT1 và RC1P1). Cần lưu ý rằng các chi phí đối với xã hội CPR vẫn nguyên như cũ, song chi phí tư nhân đối với doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất ô tô con trong nước đã trở thành nhỏ hơn CTR1 nhờ vào thuế quan của Nhà nước. Như vậy, một mức thuế đánh vào hàng hoá XNK có tác động rất lớn với việc sản xuất một loại sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước thay thế cho việc NK trước đó và tạo điều kiện cho việc XK một khi nó cạnh tranh được cả trên thị trường nước ngoài. 2. Tạo nguồn thu dồi dào cho ngân sách. Cho dù người ta bàn cãi nhiều về thuế song bất cứ ai cũng phải công nhận thuế bao giờ cũng là khoản thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước. Trong những nước mà hệ thống thuế chưa phát triển thuế XNK gần như được xem là một nguồn thu quan trọng trong ngân sách của Chính phủ. Ví dụ: ấn Độ 28,5%, Philíppin 24%,Thái Lan 23%, MaLaiXia 17%, Đài Loan 14%. Trong khi đó các nước giàu có: Mỹ 1,4%, Anh 0,07%, Canađa 1,7%, Pháp 0,03%. ở Việt nam do mở rộng hoạt động ngoại thương nên nguồn thu từ thuế XNK cũng tăng lên qua các năm và đóng góp phần đáng kể vào ngân sách. Để giữ đúng vai trò là nguồn thu dồi dào trong ngân sách của Chính phủ thì phải chú ý đến hai vấn đề có tính nguyên lý sau: Một là, về phương diện người chịu thuế thuế suất cần phải hạ làm sao để người chịu thuế bớt cảm thấy ghánh nặng của thuế. Hai là, đối với Nhà nước thuế suất phải đem đến một năng suất thu tối đa mà không cản trở, thậm chí còn kích thích sự phát triển kinh tế- xã hội. Thuế không giết thuế mà trái lại thuế phải nuôi thuế. Thoạt nhìn tưởng hai nguyên tắc này mâu thuẫn nhau. Để phân định cẩn thận, hãy xem xét đến những lập luận của phái trọng cung- xuất hiện những năm 80 của thế kỷ XX- mà ArthurLaffer là người lãnh đạo lập luận rằng tác động của thuế được biểu thị theo “đường cong Laffer” sau: Thuế suất 100% C 50% A B 0 S thu thuế Đường cong Laffer cho thấy: Khi thuế suất bằng 0% ngân sách Nhà nước không thu được đồng nào. Khi thuế suất là 100% không ai dại gì kinh doanh, nên thu nhập về thuế cũng bằng 0. Thế thì điều gì sẽ xảy ra trong khoảng thuế suất từ 0- 100%. Theo Laffer, khi thuế suất tăng lên bắt đầu từ 0% thì tổng thu thuế tăng theo. Đến một điểm nào đó doanh nghiệp cảm thấy càng nỗ lực làm việc càng tạo nhiều sản phẩm thì càng bị thu thuế nhiều hơn, doanh nghiệp bắt đầu “chán nản”, tiết kiệm ít đi hoặc chuyển sang hoạt động kinh tế ngầm, khiến tổng thu thuế về ngân sách giảm xuống. Trên đây ta bàn đến mối quan hệ giữa thuế suất và tổng thu thuế nói chung. Đối với từng nhóm mặt hàng từng loại doanh nghiệp áp dụng thuế suất cụ thể như thế nào tuỳ thuộc vào chính sách của Nhà nước. Tuy nhiên chính sách thuế của Nhà nước cũng không thể bỏ qua ý niệm công bằng xã hội. Trong nền kinh tế thị trường nhiều khi quan điểm công bằng vượt trên quan điểm tăng thu ngân sách Nhà nước bằng thuế. Vì thế, không thể dùng chung một thuế suất cho mọi nhóm mặt hàng XNK, mọi loại doanh nghiệp sản xuất, mà phải căn cứ cụ thể vào điều kiện kinh tế, điều kiện sản xuất trong và ngoài nước để định ra các mức thuế suất khác nhau cho phù hợp. Cải cách thuế XNK cần hướng tới hiệu quả của thuế. Kinh nghiệm khắp thế giới chứng minh rằng : Thuế có hiệu quả là hệ thống thuế gây ra ngánh nặng thuế khoá tốt nhất để tăng được số thu cần thiết, trong đó ngánh nặng thuế khoá được đo bằng sự tổn thất của phúc lợi chung, vượt hay lớn hơn số thuế mà Chính phủ thu được. Đồ thị dưới đây cho ta biết ngánh nặng của thuế như thế nào? Biểu đồ 3- 2a: Hàng hoá A không nhạy cảm với cung- cầu. Biểu đồ 3- 2b: Hàng hoá B nhạy cảm với cung- cầu. (3- 2a) (3- 2b) Pat S(có thuế) Pbt i S(có thuế) c MC=MR= S Pb g h MC= MR= S Pa d e D1 D2 0 0 (3-2a) Qat Qa Qbt Qb (3-2b) Khi có mức thuế suất là t đối với cả hai mặt hàng. Điểm cân bằng mới của mặt hàng A, là C (Pat, Qat), củamặt hàng B là i (Pbt,Qbt). Đối với mặt hàng A, tổng số thu thuế của Chính phủ là hình chữ nhật PatCdPa. Tổng số mất mát của người tiêu dùng do thuế gây ra được biểu thị trong hình thang PatCePa. Hiệu số giữa phần người tiêu dùng phải trả thêm và số mà Chính phủ thu được là gánh nặng của thuế. Đối với mặt hàng A là tam giác cde, còn mặt hàng B là tam giác ihg. Như vậy, với mức thuế suất bằng nhau, ngánh nặng của thuế lớn hơn khi chúng ta đánh thuế vào các mặt hàng có độ nhạy cảm về cung cầu cao hơn. Kết luận thu được ở đây là, chính sách thuế XNK có hiệu quả không đòi hỏi sự thống nhất về mức thuế suất, cũng như tính trung bình của thuế, mà phải có các mức thuế khác nhau đối với các loại hàng hoá khác nhau. Một cách tiếp cận khác đối với hệ thống thuế quan có hệ quả là xác định tỷ lệ bảo hộ hiệu quả chứ không phải là thuế suất doanh nghiệp dành cho các hàng hoá, khu vực khác nhau của nền kinh tế mà ta đã trình bày ở phần 3 mục II, chương I. ở đây ta chỉ xét ví dụ sau: Trường hợp bảo hộ hiệu quả của thuế nhập khẩu xe máy nguyên chiếc và linh kiện CKD của Việt nam. - Theo quyết định số 208/TTg ngày 28/5/1994 của Chính phủ thì nhập khẩu xe máy Dream II nguyên chiếc là 50% và linh kiện Ckddeer lắp ráp xe Dream II là 45%. - Ngày 17/11/1994, được sự đồng ý của Chính phủ, Bộ tài chính ra Quyết định số 1138/TC-TCT điều chỉnh mức thuế XNK xe Dream II nguyên chiếc là 60% và linh kiện lắp ráp xe Dream II là 58%. Giá tính thuế tối thiểu của xe Dream II là 1600 USD và linh kiện lắp ráp xe Dream II là 1450 USD. Từ T- ai ti EPR = ai 1450 ai = = 0,906 1600 Trường hợp 1: 50%- 0,906 ´ 45% EPR1 = = 0,98 hay 98% 0,906 Trường hợp 2: 60%- 0,906 ´ 58% EPR2 = = 0,79 hay 79% 0,906 Vậy tỷ lệ bảo hộ hiệu của thuế NK lắp ráp xe máy trong hai thời điểm trên như thế nào? Như vậy cả hai thời điểm tỷ lệ bảo hộ NK công nghiệp lắp ráp xe máy Dream II đều cao hơn tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa. Hơn nữa lần điều chính tháng 11/1995 làm cho tỷ lệ bảo hộ thấp hơn. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi không chỉ là thuế suất, mà phải là những biện pháp kinh tế cơ bản và động bộ khác. Mục tiêu chủ yếu thúc đẩy sự cạnh tranh của hàng hoá trong môi trường thị trường trong nước và thế giới có năng suất và hiệu quả. Người tiêu dùng với thu nhập cố định không mong mỏi gì hơn là mua được hàng hoá rẻ, chất lượng tốt. Hệ thống thuế XNK phải kích thích sản xuất phát triển và thu hút vốn đầu tư. Thuế cần đơn giản để mọi người hiểu được nghĩa vụ của mình. Thuế chồng lên thuế là một yếu tố làm tăng giá thành, làm giảm tính cạnh tranh của hàng sản xuất trong nước. 4. Thúc đẩy nền kinh tế nước ta từng bước hoà nhập với nền kinh tế khu vực và thị trường thế giới. Toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế đang là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế hiện đại. Nhận thức được xu hướng phát triển khách quan đó, Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt nam lần thứ VII đã khẳng định: Kinh tế hàng hoá phát triển đòi hỏi phải tiếp tục khắc phục tình trạng tự cung tự cấp, chia cắt, khép kín. Các đơn vị cơ sở, các ngành các địa phương cho đến toàn bộ nền kinh tế phải phát huy lợi thế tương đối, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và đời sống, hướng mạnh về XK thay thế NK bằng những mặt hàng trong nước sản xuất cớ hiệu quả. Mở rộng đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền bình đẳng cùng có lợi, thu hút các nguồn lực bên ngoài để phát huy mạnh mẽ các lợi thế và nguồn lực bên trong. Chính sách ngoại thương nói chung và chính sách thuế XNK nói riêng phải phục vụ cho việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta với nước ngoài. Chính sách thuế quan của một nước có thể dựa trên cơ sở tự định và trên cơ sở thương lượng. Muốn có nhiều bạn hàng thuế của ta không thể chỉ là tự định, mà phải phần lớn trên cơ sở đàm phán thương lượng - song phương hoặc đa phương- đi đến sự thoả thuận cùng có lợi cho các bên buôn bán. Hiện nay Việt nam đã là thành viên của ASEAN và đang xúc tiến trở thành thành viên của tổ chức GATT/WTO. Muốn hội nhập với nền kinh tế và thị trường thế giới hệ thống thuế quan của Việt nam cần từng bước cải cách cho phù hợp với quy định của GATT/WTO và khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Với mục đích cơ bản là xây dựng một hệ thống kinh tế mở, đưa thươngmại quốc tế vào một cơ sở đảm bảo về mặt pháp lý nhằm tạo môi trường thương mại quốc tế tự do, góp phần vào việc phát triển nền kinh tế toàn cầu, trong 50 năm qua (1948- 1998) GATT và nay là GATT/WTO thực hiện những mục tiêu có tính nguyên tắc cơ bản sau: - Giảm cơ bản thuế quan và các rào cản thương mại khác. - Không phân biệt đối xử và có đi có lại- Bảo hộ mậu dịch bằng công cụ thuế quan. - Thiết lập một cơ sở ổn định cho mậu dịch thế giới. - Khyến khích cạnh tranh công bằng. - Thừa nhận quyền “khước từ” khi có lý do rõ ràng. - Thừa nhận các dàn xếp mậu dịch khu vực. Bộ trưởng thương mại các nước ASEAN đã ký “Hiệp định về chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung” gọi tắt là CEPT để thành lập và đưa vào hoạt động khu vực mâu dịch tự do ASEAN (AFTA). Mục tiêu của chương trình CEPT là tất cả các nước thành viên ASEAN sẽ cắt giảm thuế NK đáng vào hàng hoá NK được sản xuất tại bất kỳ quốc gia thành viên nào xuống còn từ 0%- 5% và loại bỏ các hạn chế định lượng cũng như các hàng rào phi thuế quan khác trong vòng 10 năm kể từ 1/1/1993. Nhưng luật chơi mà GATT (1947) và GATT (1994) cũng như các nước ASEAN đề ra rất nhiều. Đó là những quy định và mục tiêu mà Việt nam không thể bỏ qua khi đưa ra chính sách thuế quan mới nhằm cải cách hệ thống thuế quan cũ ở lần này. 5. Đảm bảo thực hiện các nguyên tắc thuế. Thuế XK, NK là một bộ phận của chính sách thuế nói chung của Nhà nước. Vì vậy, một số nguyên tắc chung sau đây thường được chú ý tới khi thiết lập thuế XNK: - Thuế phải công bằng. - Thuế phải rõ ràng. - Thu thuế cần thuận tiên cho người đóng thuế. - Chi phí hành thu phải thấp nhất. Việc thực hiện các nguyên tắc này đôi khi mâu thuẫn nhau, buộc Nhà nước phải lựa chọn: hoặc là nguyên tắc này hoặc là nguyên tắc kia. Việc lựa chọn hoàn toàn phụ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong từng giai đoạn nhất định. Cho nên chúng ta không ngạc nhiên khi thì Nhà nước chú trọng tới nguyên tắc này hơn nguyên tắc kia, khi thì ngược lại. Không thể bỏ qua những nguyên tắc cơ bản trên đây khi cải cách thuế XNK. Mặt khác, như ta đã biết trong hàng loạt khía cạnh, cơ cấu hiện nay của nước ta là ở dạng khác biệt với cơ cấu được chương trình cải cách thuế quan ở các nước trong khu vực hướng tới. Những cải cách này nhằm mục đích hình thành một cơ cấu thuế quan có tác dụng tạo ra sự bảo hộ ở mức thấp dần đối với tất cả các ngành công nghiệp nội địa để cải tiến năng suất cũng như tự do hoá thương mại; với các tỷ lệ thuế hợp lý nhằn tránh những hậu quả kinh tế đang được che giấu không cố ý hoặc bất thường; Và bao gồm những mức thuế tối thiểu hoá những méo mó và tăng thêm sự rõ ràng cho hệ thống, cũng như tạo thuận lợi cho công tác hành chính quản lý thuế quan. Nền kinh tế nước ta đang trở nên mở của hơn và hoà nhập vào cộng đồng thương mại thế giới. Vì vậy, chương trình cải cách thuế quan phải được đưa vào một số nguyên tắc cơ bản sau: - Không gây ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách. - Bảo hộ hợp lý cho nền sản xuất nội địa. Tạo điều kiện khuyến khích việc chuyển giao kỹ thuật, đổi mới công nghệ cho nền sản xuất trong nước. Hoà nhập với các nước khu vực, trước hết là ASEAN, mở rộng thị trường và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. III. Phương hướng và giải pháp chủ yếu. Về thuế nhập khẩu. Cần điều chỉnh lại theo hướng đơn giản hoá cơ cấu thuế quan, sử dụng thuế hải quan thay thế dần dần các hạn chế định lượng hàng nhập khẩu. Xác lập biểu thuế NK theo mục tiêu tiến bộ chương trình cắt giảm thuế của AFTA, từ nay đến năm 2008 áp dụng đối với các loại hàng NK từ các nước thành viên ASEAN. Từng bước hạ mức thuế NK đối với hầu hết các loại hàng NK, kể cả hàng tiêu dùng theo những thời điểm thích hợp với tiến độ “hoà nhập” vào thương mại khu vực và quốc tế của nền kinh tế nước ta. Mặt khác, giảm thuế NK còn có ý nghĩa lớn đối với hàng buôn lậu qua biên giới. Để không còn thuế NK quá cao như hiện nay, trong cải cách toàn diện và đồng bộ hệ thống chính sách thuế, cần đánh thêm thuế doanh thu (hoặc VAT) vào hàng NK. Riêng đối với những mặt hàng NK (cần hạn chế) tiêu dùng như: rượu, bia, thuốc lá... thì cần đánh thêm thuế tiêu thụ đặc biệt, cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Trên cơ sở dó có thể giảm bớt số lượng thuế suất thuế NK từ 28 mức hiện nay xuống còn 6 mức. Thuế suất thuế NK cần được thiết kế theo nguyên tắc: Xác định một mức thuế NK tối thiểu để đánh vào tất cả các mặt hàng NK. Từ đó, những mặt hàng trong nước đã sản xuất được hoặc những mặt hàng cần hạn chế NK thì phải chịu mức thuế cao hơn thuế tối thiểu và chênh lệch giữa các mức thuế nên ở mức 10% (thể hiện khoảng cách các cấp bảo hộ hàng sản xuất trong nước). Như vậy, giả thiết ta xác định được mức thuế tối thiểu là 10% thì NK sẽ có 6 thuế suất là: 10%, 20% , 30%, 40%, 50%, 60%. Vấn đề tiếp theo là việc phân loại để sắp xếp các mặt hàng NK vào các bậc thuế suất. Việc phân loại này cần dựa vào yêu cầu hướng dẫn tiêu dùng và bảo hộ sản xuất trong nước. Đồng thời với việc sửa đổi biểu thuế NK, nên bỏ chế độ phụ thu đối với hàng NK. Việc chia ra các cấp độ bảo hộ như trên là vận dụng kinh nghiệm ở các nước đang phát triển. Cần chú ý là nếu không làm như vậy mà áp dụng mức độ bảo hộ quá nhiều thì sẽ dẫn đến sản xuất trong nước kém hiệu quả, biểu thuế trở nên phức tạp (nhiều thuế suất hoặc thuế suất chênh lệch nhau quá lớn). Việc sửa đổi thuế này phù hợp với cam kết giữa Chính phủ Việt nam với IMF trong chương trình ESAP về việc giảm thuế NK xuống còn 6 mức và mức thuế tối đa cũng chỉ là 6)%. Việc sửa đổi thuế NK như trên, tuy đã thay thế một phần thu thuế NK bằng thu thuế doanh thu (hoặc VAT) và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng cần hướng dẫn tiêu dùng trong, nhưng do mức thuế tối đa chỉ là 60% (trong khi mức thuế tối đa hiện hành là 150%) nên chắc chắn sẽ làm giảm số thu của ngân sách. Để bù đắp số giảm thu này, đồng thời bảo đảm tính công bằng và hạn chế kẽ hở trong quản lý hàng NK, cần thu hẹp diện mặt hàng có thuế suất 0%. Các mặt hàng này sẽ được nghiên cứu cụ thể trên cơ sở tham khảo biểu thuế NK của các nước ASEAN. Trước mắt, có thể áp dụng thuế suất 0% đối với thiết bị toàn bộ, thiết bị công nghệ cao và một số loại phân bón, thuốc trừ sâu, hạt giống phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Cùng với việc thu hẹp diện mặt hàng thuế suất 0% cần giảm bớt diện mặt hàng miễn thuế NK, theo hướng chỉ miễn thuế NK cho một số trường hợp theo thông lệ quốc tế như: hàng tạm nhập tái xuất, hàng quá cảnh, hàng phục vụ ngoại giao đoàn hàng phục vụ cho an ninh, quốc phòng... Ngoài ra vấn đề cơ bản là sửa đổi biểu thuế và thuế suất như nói trên cần sửa đổi các vấn đề khác một cách đồng bộ như: định giá tính thuế, thoái trả thuế, áp dụng nguyên tắc xuất xứ của hàng hoá để thực hiên các Hiệp định song phương hoặc đa phương; các quy trình thủ tục về kiểm tra và quản lý thuế, các hồ sơ, chứng từ thu nộp thuế. Ngoài ra, có thể áp dụng một phương án khác trong việc sửa đổi biểu thuế NK phù hợp với thông lệ quốc tế đó là: Biểu thuế NK có 3 loại thuế suất; thuế suất tiêu chuẩn, thuế suất tạm thời và thuế suất ưu đãi. Thuế suất tiêu chuẩn: Là mức thuế phổ thông để áp dụng đối với hàng NK của các nước không có thoả thuận song phương hoặc đa phương về thuế quan đối với Việt nam. Thuế suất tạm thời: Là loại thuế suất do Chính phủ quy định để áp dụng trong một thời gian nhất dịnh, nhằm bảo hộ sản xuất trong nước bị thiệt hại do tác động của hàng NK. Đó là các trường hợp: hàng của nước ngoài cố tình bán phá giá vào thị trường Việt nam; hàng của nước ngoài áp dụng chính sách trợ giá NK vào Việt nam; do một nước đang có chính sách hạn chế nhập hàng của Việt nam; hàng nước ngoài đang hạn chế xuất khẩu nhưng Việt nam lại cần NK. Thuế suất này có thể cao hơn hoặc thấp hơn thuế suất tiêu chuẩn. Thuế suất ưu đãi: Là loại thuế suất thấp áp dụng đối với từng nước mà Việt nam cần ưu đãi trong quan hệ thương mại, theo nguyên tắc thoả thuận chung (đối với đa phương) hoặc trên cơ sở bình đẳng (đối với song phương). Đối với thuế xuất hàng hoá. Để khuyến khích đẩy mạnh XK, hỗ trợ các ngành sản xuất hàng XK cần từng bước giảm và miễn thuế XK. Trước mắt cần xác lập và điều chỉnh biểu thuế XK đối với các loại hàng xuất sang các nước ASEAN theo mục tiêu tiến độ công trình cắt giảm thuế của AFTA. Trong giai đoạn hiện nay thuế XK hiện hành thu vào 60 nhóm mặt hàng với 10 suất thuế từ 1% đến 45% tuỳ theo mặt hàng. Nên trước mắt biểu thuế XK cần cơ cấu theo các nghành chủ yếu sau: - Tỷ lệ thuế cao nhất đánh vào các nguyên liệu thô, trước hết là khoáng sản, lâm sản quý hiếm và lâm sản sơ chế, các loại dược liệu quý hiếm, đá quý. - Mức thuế thấp hơn đối với các nông- hải sản có thể đưa vào chế biến XK nhằm hạn chế Xk nguyên liệu thô, khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp nông- hải sản hướng về XK. - Mức thuế thấp nhất có thể bằng 0% đối với một số nâng sản hàng hoá ở dạng thô mà nguồn cung ứng trong nước dồi dào hay bị ứ đọng mà giá cả thị trường thế giới đang có xu hướng giảm do cung lớn hơn cầu... nhằm hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất nông sản hàng hóa. Mức thuế thấp và có thể bằng 0% cũng có thể được áp dụng đối với các sản phẩm đã qua chế biến, tính chế (nông phẩm- thực phẩm chế biến khoáng sản chế biến, dược phẩm chế biến). Về nguyên tắc, hình thức đánh thuế như vậy, có thể tăng thêm giá trị gia tăng đối với nguyên liệu XK, từ đó tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho nền kinh tế. Tất nhiên, việc giảm thuế XNK phải giữ ở giới hạn luôn luôn nhỏ hơn giá trị gia tăng mà nền kinh tế nhận được. Mặt khác, việc tăng thuế hay duy trì mức thuế cao đối với các loại nguyên liệu thô, cũng phải tính đến năng lực cạnh tranh và hiệu quả của các nhà máy chế biến trong nước, tránh tình trạng do bảo hộ quá mức dẫn đến tình trạng thủ tiêu cạnh tranh đối với các nhà máy chế biến của Việt nam, từ đó nguy cơ có thể huỷ hại ngành công nghiệp (chế biến) ở nước ta. Trong việc nộp thuế XK nguyên liệu, phụ liệu để sản xuất hàng XK còn bất hợp lý, với biểu thuế từ 30- 45% cho những lô hàng nguyên liệu, phụ liệu để sản xuất hàng XK, trong thời hạn nộp thuế 30 ngày thì cơ sở sản xuất sẽ không đủ vốn tạm ứng nộp thuế, vì khi nguyên liệu về cơ sở phải lo triển khai sản xuất trong thời hạn dài. Nên Nhà nước cần cho các cơ sở sản xuất gia công hàng XK được phép ghi nợ số thuế phải nộp theo thời hạn thực hiện của từng hợp đồng đã được ký kết. Kết luận Hiện nay Việt nam đang trên con đường tiến tới sự hoà nhập ngày càng sâu rộng hơn vào các quá trình kinh tế, xã hội quốc tế và khu vực. Quá trình này tất yếu đòi hỏi phải có sự hoà nhập vào pháp luật và các định chế thương mại quốc tế và khu vực. Tường trình của Chính phủ với những nội dung sửa đổi và bổ sung ba sắc Luật: Thuế doanh thu (DT); thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và thuế nhập khẩu (NK) do Bộ trưởng Bộ Tài chính đọc tại kỳ họp thứ VIII Quốc hội khoá IX, đã được xem như một bước đi tích cực tiếp theo trong tiến trình cải cách hệ thống chính sách thuế của nước ta được khởi xướng từ năm 1989 và đang thực hiện giai đoạn 2. Đồng thời, đây cũng là sự chuẩn bị cần thiết khi mà thời hạn cho việc hoà nhập vào các định chế thương mại của khu vực và quốc tế đã được đặt ra trước mắt, đó là chương trình lưu lại thuế quan có hiệu lực chung (CEFT), khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu của WTO... Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) nhằm mục tiêu chính giảm thuế suất, thuế NK đối với đa số các mặt hàng NK giữa các nước ASEAN. Đồng thời CEPT cũng loại bỏ dần các quy định về hạn ngạch cũng như các hàng rào phi thuế quan khác tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu thương mại, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng xuất , NK trong và ngoài ku vực ASEAN, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các nước trong khu vực. Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện AFTA, trước năm 2003 các nước thành viên sẽ phải tăng tối đa lượng các mặt hàng có mức thuế suất, thuế quan được giảm xuống còn 0%- 5% vào năm 2000, cũng như sẽ mở rộng số lượng sản phẩm có mức thuế quan 0% thống nhất các biểu thuế quan ở mức 8 chữ số HS như hệ thống thuế của ASEAN hiện nay và thực hiện hệ thống thuế của ASEAN hiện nay và thực hiện hệ thống thuế của WTO Do vậy, để có đủ điều kiện cạnh tranh và tham gia các thể chế như AFTA, tổ chức Thương mại quốc tế...,trong khi vẫn đãm bảo được hiệu quả và các lợi ích quốc gia, hệ thống thuế quan nói riêng và hệ thống thuế của Việt nam nói chung cần phải được nhanh chóng tiến hành hoàn thiện.  Tài Liệu Tham Khảo Chính sách thuế trong kế hoạch 5 năm (1996 - 2000) Chính sách thuế trong điều kiện hội nhập của Việt nam Bạch Minh Huyền Quan hệ kinh tế quốc tế: Lý thuyết- chính sách Tô Xuân Dân- Vũ Chí Lộc 4- Hiệp định ưu đãi thuế quan và việc hội nhập ASEAN của ngành thuế Việt nam Nguyễn Đình Vu 5- Bài giãng môn: Kinh tế quốc tế Nguyễn Thường Lạng 6- Quan điểm cơ bản cần quán triệt khi cải cách thuế XNK Bùi Xuân Lưu 7- Sữa đổi luật thuế XNK cho phù hợp với tiến trình Việt nam gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế Quách Đức Pháp 8- Kinh tế học quốc tế: Lý thuyết - Chính sách PauLR.Krugman-Maurice Obstfeld 9- Một số ý kiến đổi mới chính sách thuế XNK để thực hiện chiến lược Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá Trần Chí Thành Mục Lục Trang Lời nói đầu 1 Chương I: Lý luận chung về thuế quan 2 I. Khái niệm- Vai trò của thuế quan 2 Khái niệm 2 Phân loại và vai trò của thuế quan 2 Phân biệt giữa thuế, lệ phí và phí 6 II. Tác động của thuế quan 7 Thuế quan trong một nước nhỏ 8 Thuế quan trong một nước lớn 11 Đánh giá mức bảo hộ của thuế quan 12 III. Chi phí và lợi ích của thuế quan 12 Thặng dư của người tiêu dùng và người sản xuất 12 Đolường chi phí và lợi ích 15 Chương II: Thực trạng chính sách thuế quan hiện hành Của Việt nam 18 I. Nội dung chủ yếu của chính sách thuế quan hiện hành 18 II. Đánh giá chính sách thuế quan hiện hành 18 Ưu điểm và những hạn chế còn tồn tại 18 Hội nhập vào AFTA của ngành thuế Việt nam 20 Chương III: Những giải pháp để áp dụng thuế quan thích hợp thúc đẩy hội nhập KTQT của Việt nam 21 I. Quan điểm cơ bản khi đưa ra chính sách thuế quan mới 21 Thuế XK, NK phải bảo đảm thúc đẩy sãn xuất phát triễn, bảo hộ chính đáng sản xuất nội địa, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước 22 Tạo nguồn thu dồi dào cho ngân sách. 25 Cải cách thuế XNK cần hướng tới hiệu quả thuế. 27 Thúc đẩy nền kinh tế nươc ta từng bước hoà nhập Với nền kinh tế khu vực và thị trường thế giới 29 Đảm bảo thực hiện các nguyên tắc của thuế 30 II. Phương hướng và giải pháp chủ yếu 31 Về thuế nhập khẩu 31 Đối với thuế xuất hàng hoá 33 Kết luận 35

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0033.doc
Tài liệu liên quan