Đề tài Những giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới và phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở vùng ĐBSH
Đất nước ta đang trong công cuộc đổi mới chuyển nền kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo con đường XHCN. Vùng Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng chiến lược trong công cuộc phát triển. Ở đây tập trung nhiều ngành công nghiệp quan trọng của đất nước. Với điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội thuận lợi nên vùng này có nền nông nghiệp phát triển. Nó cung cấp một nguồn lương thực, thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng và công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, thời gian qua do quá tập trung vào phát triển ngành công nghiệp mà sự đầu tư vào nông nghiệp có phần giảm sút chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Vì vậy, để có thể thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển Đảng và Nhà nước ta ban hành nhiều chính sách giúp cho hợp tác xã nông nghiệp đổi mới phù hợp với tình hình kinh tế thị trường hiện nay. - Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng phát triển và quá trình đổi mới hợp tác xã ở vùng Đồng bằng sông Hồng cùng với một số mô hình hợp tác xã sau khi chuyển đổi và thành lập mới ở Hà Tây, Hưng Yên, Hà Nội. Chuyên đề đã rút ra được những thành công và không thành công trong quá trình thực hiện luật của hợp tác xã. Qua đây có thể có một số kiến nghị sau: - Coi trọng chuyển đổi và phát triển hợp tác xã nông nghiệp không nên vì chạy theo thành tích mà chuyển đổi một cách bừa bãi trái với luật hợp tác xã. - Tập trung xử lý các hợp tác xã không còn khả năng hoạt động nên cho sớm giải thể theo nguyện vọng, để thành lập những hợp tác xã mới. - Rà soát số hợp tác xã đã nhận đăng ký kinh doanh để giúp đỡ các hợp tác xã nông nghiệp đã làm sai này phải sửa đổi theo đúng luật. Đối với các hợp tác xã đã làm thủ tục nhưng chưa nhận đăng ký kinh doanh cần phải giúp đỡ và hướng dẫn nhanh các thủ tục. - Tuyên truyền rộng rãi đường lối chính sách của Đảng, luật hợp tác xã để mọi người dân hiểu được tác dụng của nó đối với hợp tác xã, lợi ích từ hợp tác xã đem lại cho họ. - Tổ chức tham gia trao đổi kinh nghiệm giữa các hợp tác xã nông nghiệp, xây dựng mối quan hệ hợp tác, hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau. - Tổ chức ở cấp tỉnh các cuộc toạ đàm, đối thoại giữa cán bộ hợp tác xã đã chuyển đổi với cán bộ thuộc các ngành như: ngân hàng, tài chính, nông nghiệp, thương nghiệp để cùng tháo gỡ các khó khăn vướng mắc cụ thể ở từng địa phương.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV596.doc