Đề tài Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của xi măng Việt Nam trong giai đoạn 2001- 2010

Năng suất lao động của các doanh nghiệp trong ngành xi măng Việt Nam nói chung còn thấp. Các doanh nghiệp cần phải làm việc nỗ lực hơn và phải thương xuyên cải tiến hoạt động của mình bằng cách nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng để nhằm đạt tới trình độ tốt nhất. + Chiến lược của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp trong ngành xi măng Việt Nam cần phải cân nhắc lại các kinh doanh của mình và phát triển các quan điểm kinh doanh mới cả trong nước cũng như quốc tế. Họ phải xem xét mục tiêu chiến lược của mình và chuyển từ việc tập trung từ lợi thế so sánh dựa vào chi phí lao động thấp sang lợi thế cạnh tranh dựa vào cả yếu tố chi phí thấp và cả các sản phẩm và quy trình độc đáo của mình. Những vị thế cạnh tranh có tính khác biệt hơn cần được tạo ra, đó là việc tập trung đưa lại giá trị gia tăng cho khách hàng. Các doanh nghiệp trong ngành xi măng phải xây dựng được nhãn hiệu riêng của mình. tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và khiểm soát được các kênh phân phối. Tuy nhiên, những giải pháp trên đây không thể thực hiện một sớm một chiều, trong khi xu thế hội nhập đang đến gần, do đó, trước mắt hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp xi măng nước ta cần phải: Một là: có chiến lược về thị trường tiêu thụ xi măng một cách có hiệu quả. Muốn vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp xi măng phải điều tra, khảo sát nhu cầu về khả năng xi măng hiện có trong nước, trong khối ASEAN và trong khu vực cũng như toàn thế giới. Đồng thời phải dự báo được nhu cầu về xi măng đến 2010 và 2020. Trên cơ sở về chiến lược thị trường tiêu thụ xi măng để có những biện pháp về kinh tế, kỹ thuật nhằm tăng lượng xi măng tiêu thụ ở mỗi thị trường. Hầu hết các doanh nghiệp xi măng trong nước nhất là các doanh nghiệp xi măng lò đứng chưa có được một thị trường tiêu thụ xi măng ổn định và chiếm thị phần lớn. Thậm chí, có doanh nghiệp chỉ tiêu thụ loanh quang trong địa bàn một tỉnh, thành phố, thiếu sự phối hợp và liên kết thị trường để nâng thị phần xi măng tiêu thụ trên những thị trường rộng lớn hoặc hình thành phương thức tổng đại lý tiêu thụ.

doc80 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của xi măng Việt Nam trong giai đoạn 2001- 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụng lợi thế so sánh của mình, tăng trưởng kinh tế, nhờ vậy trở nên ổn định và bền vững hơn, nguồn lực được phân bổ có hiệu quả hơn. Tuy nhiên hội nhập cũng làm tăng tình trạng phụ thuộc lẫn nhau, đặt ra những thách thức gay gắt. Đối với ngành xi măng nước ta trong thời gian tới, xu hướng hội nhập đã tạo ra nhiều cơ hội, tuy nhiên thách thức cũng không phải là nhỏ đối với ngành sản xuất này. 1. Cơ hội đối với sản xuất xi măng trong thời gian tới Trong thời gian tới cơ hội dành cho ngành xi măng nước ta phát triển đó là: Thứ nhất: Với việc đang có đầu tư lớn và những dự án có liên quan đến cơ sở hạ tầng, nhu cầu lớn về xi măng trong nước sẽ được duy trì trong giai đoạn 2001-2010. Đối với các nước đang phát triển như nước ta hiện nay, ngành xi măng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đô thị hoá. Nó cung cấp sản phẩm để xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sá, giao thông, bến cảng... Và khi nền kinh tế càng phát triển khả năng xây dựng càng tăng làm cho ngành công nghiệp xi măng càng phát triển. Điều này cũng có nghĩa là nhu cầu sử dụng xi măng càng lớn, tạo cơ hội cho ngành sản xuất xi măng phát triển. Đối với Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung, khối lượng xi măng dùng để xây dựng các nhà ở và các công trình văn hoá, nghệ thuật hàng năm rất lớn. Việc xây dựng các nhà cao tầng ngày càng phổ biến ở các nước. Do vậy, việc bảo đảm chất lượng công trình thì khối lượng và chất lượng xi măng dùng cho từng công trình ngày càng cao. Mặt khác, khi nền kinh tế xã hội phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao thì nhu cầu thưởng thức văn hoá nghệ thuật hàng năm rất lớn đòi hỏi việc xây dựng các công trình văn hoá nghệ thuật, khu du lịch, công viên, nơi giải trí... ngày càng tăng. Thứ hai: ASEAN đang là một thị trường lớn mạnh, hiện có tiềm năng về xuất khẩu. Vì vậy, ngành công nghiệp xi măng Việt Nam có cơ hội thể hiện tính cạnh tranh về chất lượng và giá cả. Trong thời gian tới, cân đối cung - cầu của các nước trong khu vực ASEAN có khả năng thừa một khối lượng xi măng tương đối lớn do khả năng sản xuất của một số nước như Inđonesia, Thái Lan rất lớn và sản phẩm xuất khẩu của họ đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Trong khi đó một số nước trong khu vực ASEAN trong thời gian tới đang có nhu cầu rất lớn về xi măng và mức sản xuất không đáp ứng được như Singopore (nhập khẩu 100% xi măng), Brunei, Myanma, Lào, Campuchia. Do đó, ngành công nghiệp xi măng nước ta có cơ hội để xuất khẩu sang các nước trong khu vực nếu sản phẩm xi măng của ta có tính cạnh tranh về chất lượng và giá cả. Thứ ba: Việc phát triển các tổ chức cơ bản sẽ trở nên cần thiết và là điều không thể tránh khỏi khi ngành xi măng chứng tỏ sự mở rộng tăng trưởng mạnh. Đặc biệt trong các lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực đào tạo, kỹ thuật và tư vấn quản lý, tiêu chuẩn hoá học và ô nhiễm môt trường... 2. Thách thức đối với sản xuất xi măng trong thời gian tới Trong thời gian tới, cơ hội luôn đi liền với thách thức và khó khăn. Thách thức lớn nhất đối với ngành công nghiệp xi măng trong thời gian tới là : Một là: Tác động của môi trường có thể là vấn đề bị chỉ trích nếu việc mở rộng ngành này trong 10 năm tới không được tiến hành với mối quan tâm thích đáng đến môi trường. Hai là: Các nhà máy xi măng sản xuất lò đứng có thể bị mất dần trước tác động của thị trường tự do, trừ khi chúng có lợi thế riêng về vị trí. Ba là: Việc tham gia của các nhà cung cấp nước ngoài vào thị trường xi măng trong nước có thể xảy ra khi Việt Nam thực hiện đầy đủ lịch trình giảm thuế nhập khẩu theo hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) trong vài năm tới sẽ là một thách thức lớn nhất đối với ngành công nghiệp xi măng nước ta. Nhận thức đầy đủ những cơ hội và thách thức của ngành công nghiệp xi măng trong thời gian tới là rất quan trọng, là cơ sở chỉ đạo, định hướng cho các hoạt động của ngành trong thời gian tới. II. quan điểm và Định hướng phát triển của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 1. Quan điểm phát triển của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam Ngành công nghiệp xi măng Việt Nam trong giai đoạn tới, chắc chắn sẽ phải đón nhận những khó khăn thách thức mới. Trước yêu cầu ngày càng cao và càng sâu rộng của nhiệm vụ đầu tư xây dựng đất nước, với sự bùng nổ, phát triển cả về số lượng và chất lượng của các tổ chức sản xuất kinh doanh xây dựng đất nước, ngành xi măng đã thực sự bước vào thời kỳ cạnh tranh để tồn tại trong cơ chế thị trường và đòi hỏi phải có sự chuyển mình và hoà nhập vào giai đoạn phát triển mới. Tiếp bước trên con đường phát triển này, theo tôi, ngành sản xuất xi măng phát triển phải dựa trên những quan điểm sau: Một là, phát triển phải lấy mục tiêu hiệu quả làm mục tiêu cao nhất, kết hợp hài hoà giữa hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Hiệu quả kinh tế là phải đảm bảo chất lượng xi măng theo tiêu chuẩn Việt Nam và giá thành hợp lý, phải luôn gắn chặt với quy luật thị trường. Hiệu quả xã hội tạo điều kiện thu hút được nguồn lao động, đảm bảo đời sống cho nhân dân, tiết kiệm đất đai, tài nhuyên thiên nhiên, nguồn nước, bảo vệ di tích lịch sử, cảnh quan, vệ sinh công nghiệp, chống ô nhiễm môi trường. Hai là, tất cả các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam phải tích cực dùng các biện pháp để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để có đủ sức cạnh tranh trên thị trường, chủ động tham gia hội nhập thành công. Ngoài hai quan điểm trên, để phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt nam trong thời gian tới, cần có các quan điểm cụ thể mà Bộ Xây dựng đã đề gia trong quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt nam giai đoan 1997 - 2010 (đã được điều chỉnh năm 2000), bao gồm nhữnh quan điểm cụ thể sau: + Về công nghệ: Đảm bảo tính tiên tiến và hiện đại về trình độ kỹ thuật sản xuất mà được đặc trưng bằng các chỉ tiêu chi tốn nguyên liệu, năng lượng vật tư sản xuất, mức độ tự động hoá điều khiển quá trình tự động hoá sản xuất kinh doanh và đảm bảo các chỉ tiêu bảo vệ môi trường đạt tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế, tiến tới phổ cập mác xi măng PC 40 theo phương pháp thử và tiêu chuẩn của ISO 679-1989(E). + Về quy mô công suất: Cần coi trọng quy mô lớn và quy mô vừa để đảm bảo hiệu quả kinh tế đầu tư nhưng đồng thời cần củng cố và nâng cấp trình độ công nghệ cho một số cơ sở xi măng lò đứng quy mô nhỏ (4-8 vạn tấn/năm) để khai thác năng lực sản xuất và những lợi thế nhất định của chúng trong một giai đoạn nhất định về nguyên liệu và thị trường tiêu thụ tại chỗ, nhất là các tỉnh miền núi, trung du và Tây nguyên. + Về điều kiện đầu tư và chọn lựa địa điểm xây dựng nhà máy. Để khắc phục những nhược điểm đã rút kinh nghiệm về thực hiện chuẩn bị đầu tư trong kế hoạch 1991-1995 và kế hoạch 1996-2000 từ nay đến năm 2010 khi lựa chọn các dự án đầu tư vào kế hoạch thực hiện đầu tư cần phải được xem xét kỹ lưỡng các điều kiện sau đây: Thứ nhất, điều kiện về khả năng tiêu thụ của thị trường trong nước và khu vực. Đây là điều kiện quyết định cho việc lựa chọn quy mô công suất phù hợp. Vì vậy khả năng tiêu thụ của thị trường đến đâu thì tiêu thụ đến đấy, dĩ nhiên có xem xét đến khả năng xuất khẩu sản phẩm bằng đường biển có cảng nước sâu cho tàu một vạn tấn trở lên. Thứ hai, điều kiện về trữ lượng và chất lượng các nguyên liệu (đá vôi, đất sét và các phụ gia) có xem xét đến vấn đề bảo vệ quốc phòng an ninh và các di tích văn hoá, lịch sử, tránh sự đánh giá sơ sài về chất lượng nguyên liệu như xi măng Văn Xá - Huế. Thứ ba, điều kiện về cơ sở hạ tầng mà chủ yếu là các vấn đề cấp điện nước, giao thông vận tải, vật tư đầu vào xuất khẩu sản phẩm đầu ra, ưu tiên cho các địa điểm có cảng biển tàu trọng tải 5000 tấn trở lên, sau đó mới đến các địa điểm có cảng sông xà lan 400 tấn trở lên và có thông với cảng biển tàu 5000 tấn. Các địa điểm có ga đường sắt Bắc - Nam và cảng sông nhưng không có cảng biển hoặc có thông với với cảng biển nhưng với tàu trọng tải dưới 5000 tấn được xếp hạng ưu tiên thứ 3. Còn các địa điểm nằm trên trục đường sắt và đường bộ Bắc - Nam chỉ có thể xem xét ở gần thị trường lớn(xi măng Bút Sơn, trừ những nhà máy đã đầu tư từ trước năm 1990 như xi măng Bỉm Sơn). + Về khả năng huy động vốn cũng là điều kiện quyết định cho việc triển khai thực hiện dự án đầu tư nên phải được xi măng xét kỹ tránh tình trạng kéo dài thời gian thi công thực hiện công trình. Các chủ đầu tư ngoài Tổng công ty xi măng Việt Nam trước khi tìm được nguồn vốn vay của nước ngoài và vốn vay tín dụng, kế hoạch trong nước phải có khả năng huy động ít nhất 10% tổng vốn đầu tư không kể giá trị đất đai, tài nguyên. Đối với chủ đầu tư là Tổng công ty xi măng Việt Nam thì phải có khả năng tích luỹ được ít nhất là 18-20% tổng mức vốn đầu tư trước khi tìm các nguồn vốn vay trong nước và ngoài nước. Đối với các dự án liên doanh với nước ngoài thì tỷ lệ vốn pháp định các bên liên doanh trong nước phải đạt 50% nhằm bình đẳng về quyền điều hành sản xuất kinh doanh và bảo vệ chủ quyền của Nhà nước. Điều kiện cuối cùng là các chủ đầu tư phải có cán bộ và kỹ sư đủ kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm ngành nghề cần thiết để đảm bảo quản lý, điều hành thực hiện tốt dự án, đúng pháp luật quy định của Nhà nước, đúng kế hoạch thời gian và tổng vốn đầu tư được duyệt để đảm bảo vận hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra còn có các quan điểm khác như các quan điểm về chính trị, đó là: Phát triển kinh tế là kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng. Phân công hợp lý và kết hợp hài hoà giữa công nghiệp Trung ương và công nghiệp địa phương, giữa quy mô lớn, vừa và nhỏ, liên doanh kết hợp chặt chẽ giữa các nhà máy xi măng lớn và các trạm nghiền Clinker đã được xây dựng để tranh trùng lặp và lãng phí đầu tư. Trong các phương án sản xuất sản phẩm chú ý tăng dần tỷ lệ xuất khẩu xi măng rời (đạt 50% vào năm 2001 và lớn hơn vào các năm tiếp theo) bằng tàu thủy chuyên dùng toa tàu Sitec và ô tô Sitec để giảm chi phí bao bì vận tải nhằm hạ giá thành xi măng, tạo điều kiện thuận lợi cho sức cạnh tranh với xi măng của các nước tong khu vực và đẩy mạnh công nghiệp hoá quá trình thi công xây dựng. Trên đây là toàn bộ các quan điểm về phát triển ngành công nghiệp sản xuất xi măng của Việt Nam. Thực hiện tốt theo các quan điểm này trong thời gian tới sẽ giúp cho ngành xi măng nước ta phát triển ổn định, đạt hiệu quả kinh tế, xã hội cao từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của xi măng Việt Nam trên thị trường. 2. Định hướng phát triển của ngành công nghiệp xi măng Việt nam giai đoạn 2001 - 2010 Xuất phát từ quan điểm trên, định hướng phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt nam giai đoạn 2001 - 2010 là: + Tiếp tục duy trì sản xuất để đạt chất lượng cao nhất, nhằm đáp ứng nhu cầu xi măng của nền kinh tế, thoả mãn nhu cầu xi măng cho xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của cả nước, góp phần tích cực vào bình ổn thị trường đồng thời dành một phần xi măng để xuất khẩu nhằm cân đối ngoại tệ cho trả nợ và tái sản xuất mở rộng trong các năm sau, từng bước đưa ngành xi măng trở thành một ngành công nghiệp mạnh có công nghệ hiện đại ngang bằng với các nước trong khu vực, góp phần tăng trưởng GDP và thực hiện thắng lợi đường lối công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế đất nước. + Đa dạng hoá về chủng loại xi măng trong sản xuất thoả mãn cho các nhu cầu xây dựng, bao gồm: Xi măng Pooclăng thông dụng (OPC). Xi măng Pooclăng pha phụ gia puzơlan (PPC). Xi măng hỗn hợp (BPC). Xi măng đặc biệt các loại (SPC) bao gồm xi măng mác cao, xi măng kền sunfat, xi măng đóng rắn nhanh, xi măng alumin, xi măng ít toả nhiệt, xi măng bơm trám giếng khoan dầu khí, xi măng giãn nở... Xi măng trắng và xi măng màu (CPC). Tỷ lệ tiêu dùng các loại xi măng đặc biệt và xi măng màu chiếm khoảng 15% của tổng sản lượng. +Tăng cường các mặt quản lý, thực hiện triệt để tiết kiệm, chốnh tham nhũng, chống lãng phí... nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh cũng như trong đầu tư xây dựng cơ bản để đủ sức cạnh tranh trên thị trường. III. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của xi măng Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010 Qua việc đánh giá khả năng cạnh tranh của xi măng Việt Nam cho thấy: Xi măng Việt Nam có khả năng cạnh tranh khi hội nhập. Nhưng khả năng cạnh tranh đó không cao và rất dễ bị các đối thủ nước ngoài tiêu diệt vì họ có tiềm lực về tài chính, kinh nghiệm cạnh tranh... Vì thế để ngành công nghiệp xi măng Việt Nam tồn tại và phát triển, chủ động tham gia hội nhập thành công thì phải nâng cao khả năng cạnh tranh bằng một số giải pháp chủ yếu sau: 1. Giải pháp về tài nguyên Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 phải nâng cấp chất lượng điều tra đánh giá và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên. Hiện trạng của kết quả khảo sát và tìm kiếm nguyên liệu chưa đạt yêu cầu cho việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi, vì vậy tăng cường và nâng cấp chất lượng khảo sát thăm dò và tìm kiếm thêm nguồn tài nguyên, phụ gia cho phát triển công nghiệp xi măng là hết sức cần thiết để Nhà nước có dự liệu chính xác và tin cậy cao trong việc xem xét quyết định đầu tư. Với các mỏ nguyên liệu của nhà máy hiện có, cần phải có một chương trình sử dụng nguyên liệu một cách có hiệu quả, tận dụng tài nguyên, tránh lãng phí trong khai thác và sử dụng bằng các biện pháp công nghệ tiên tiến để ổn định chất lượng nguyên liệu đầu vào. 2. Giải pháp về huy động vốn đầu tư Có thể nói, tất cả các thành phần kinh tế muốn tồn tại và phát triển đều phải cần có vốn đầu tư. Vốn là xương sống, là mạch máu của tất cả các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam. Đặc điểm đầu tư phát triển của ngành công nghiệp xi măng đòi hỏi số vốn lớn. Tùy theo quy mô công suất của nhà máy (bằng công nghệ phương pháp không hiện đại) giá đầu tư cho công suất 1 triệu tấn xi măng /năm có thể giao động từ 160-200 triệu USD, trong đó tỷ lệ vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng bao gồm đường sắt và đường bộ vào nhà máy, bến cảng, kho trung chuyển hoặc trạm phân phối tiêu thụ xi măng ở bên ngoài nhà máy; nước cho sản xuất và sinh hoạt... có thể chiếm tới 6-15% tổng vốn đầu tư. Để phát triển ngành công nghiệp xi măng đã khai thác và huy động mọi nguồn vốn như vốn tích luỹ của ngành, vốn vay tín dụng trong nước và ngoài nước, vốn huy động cổ phần, cổ phiếu... Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 với mục tiêu phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng và hạ giá thành để sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao khi hội nhập thì phải cần một khối lượng vốn đầu tư lớn. Do đó, chúng ta phải tích cực huy động từ tất cả các nguồn. Tuy nhiên trong thời gian qua việc các doanh nghiệp trong ngành xi măng phải sử dụng nguồn vốn vay tín dụng trong nước và ngoài nước lớn, dẫn đến chi phí trả lãi suất chiếm phần lớn trong gia thành sản phẩm. Vì vậy trong thời gian tới để nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua việc giảm giá thành, thì việc huy động vốn cho sản xuất xi măng tập trung vào một số biện pháp sau: Thứ nhất: Tăng nguồn huy động từ các nguồn vốn sau: Nguồn vốn tích lũy; nguồn vốn pháp định; nguồn vốn huy động cổ phần, cổ phiếu; nguồn vốn ODA. + Nguồn vốn tích luỹ của Tổng công ty xi măng Việt Nam và của các công ty xi măng địa phương từ vốn khấu hao tài sản cố định, phần lợi nhuận sau khi đã làm nghĩa vụ Nhà nước. Trong giai đoạn 1996-2000 (kể cả công ty xi măng địa phương) đáp ứng được khoảng 18-20% tổng nhu cầu vốn đầu tư. Riêng Tổng công ty xi măng Việt Nam có khả năng huy động trong kế hoạch 2001-2005 tăng lên gấp rưỡi. Biện pháp là phải khấu hao nhanh phần tài sản cố định và tăng dần tỷ lệ trích lợi nhuận của Tổng công ty và các công ty xi măng địa phương. + Nguồn vốn pháp định của các công ty liên doanh nước ngoài trong giai đoạn 1996-2000 khoảng 200 triệu USD của 3 công ty liên doanh là Nghi Sơn, Phú Sơn và Hoàn Cầu. Nguồn này trong kế hoạch 2001-2005 có 6 dự án liên doanh (Thanh Hà, Thạch Mỹ, Tà Thiết, Hải Long, Quang Hanh và Chifon2) với tổng phần vốn góp pháp định của bên nước ngoài cần góp là 223,5 triệu USD chiếm khoảng 10% tổng nhu cầu vốn về đầu tư. Để huy động được nguồn vốn này thì các công ty xi măng Việt Nam nên mua máy móc thiết bị của các công ty liên doanh theo phương thức trả chậm. + Nguồn vốn huy động cổ phần, cổ phiếu của cán bộ công nhân trong ngành. Nguồn này trong giai đoạn từ 1996 -2000 không đáng kể. Những trong giai đoạn 2001-2010 sẽ được tăng lên do chủ trương lớn của Nhà nước về cổ phần hoá doanh nghiệp. Huy động nguồn vốn bằng cách phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, đẩy mạnh cổ phần hoá, đầu tư mới tài sản cố định cũ của Nhà nước và tạo được sự tin tưởng của nhân dân bỏ tiền ra mua cổ phiêú và cổ phần đầu tư công nghiệp xi măng. + Nguồn vốn ODA: Nguồn vốn từ quỹ hỗ trợ phát triển chính thức ODA đối với ngành xi măng Việt Nam mấy năm trở lại đây đang mở ra một triển vọng lớn về vốn đầu tư. Tuy nhiên với nguồn vốn ODA thì điều quan trọng lại là môi trường đầu tư có thuận lợi hay không, bất cứ một sự tài trợ nào cũng chứa đựng những điều kiện nhất định. Đứng trước những thách thức này ngành phải tìm cách so sánh giữa cái mình nhận được với cái mà mình phải trả, làm thế nào để không ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia. Ngành công nghiệp xi măng phải chủ động tham gia các công việc của cộng đồng quốc tế và khu vực nhằm gây niềm tin của Việt Nam đối với các tổ chức, các cá nhân nước ngoài. Quan hệ tất cả các nước, tổ chức quốc tế có chính sách ngoại giao mềm dẻo thể hiện lập trường quan điểm cảu Việt Nam muốn được hợp tác với các nước trong khu vực. Chuẩn bị khẩn trương và nghiêm túc để tiếp nhận ODA. Hiện nay với các nguồn vốn ODA thì chúng ta phải có vốn để tiếp nhận gọi là vốn đối ứng. Chủ động xây dựng dự án ODA đề các dự án đó có tính khả thi có thể vay được vốn. Trong thời gian tới ưu tiên thu hút vốn để phát triển ngành công nghiệp xi măng từ các nguồn nói trên, sau đó thiếu bao nhiêu mới huy động từ nguồn vốn vay tín dụng. Hai là: Để thực hiện tốt kế hoạch phát triển ngành xi măng Việt Nam thời kỳ 2001-2010 đề nghị Chính Phủ có cơ chế tạo nguồn vốn hỗ trợ phát triển phần cơ sở hạ tầng cho các dự án xi măng từ nguồn ODA hoặc Nhà nước đầu tư bằng nguồn ngân sách phần cơ sở hạ tầng của dự án, suất đầu tư sẽ được hạ thấp hơn hiện nay, ngành xi măng mới có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực và có thể xuất khẩu không bị lỗ. Ba là: Đối với các công ty liên doanh, đề nghị Chính Phủ cho phép Tổng công ty xi măng Việt Nam được góp vốn bằng phí tài nguyên. 3. Giải pháp về đổi mới công nghệ sản xuất xi măng Muốn cho xi măng của mình sản xuất ra chiếm được ưu thế cạnh tranh trên thương trường các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xi măng phải có các biện pháp tổng hợp để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm với giá thành và chi phí lưu thông rẻ nhất, thoã mãn nhu cầu của khách hàng. Một trong những biện pháp quan trọng có tính chất quyết định để giải quyết vấn đề trên đó là đầu tư công nghệ mới mang tính hiện đại, tiên tiến vào dây chuyền sản xuất và kinh doanh xi măng ở nước ta. Vấn đề đầu tư công nghệ mới vào ngành xi măng Việt Nam đang là một nhu cầu có tính cấp thiết, có tính khách quan để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường cũng như trong khu vực. Trong thời gian tới để đổi mới công nghệ thì ngành công nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam phải chú ý đến các vấn đề sau: 3.1. Lựa chọn nguồn công nghệ vận dụng Thị trường nguồn xi măng thế giới luôn phong phú, đa dạng công nghệ sản xuất xi măng có thể có thể có từ các nước phát triển Châu Âu, Châu á cũng có thể đến ngay từ các nước đang phát triển. Để có được công nghệ tốt phù hợp với tình trạng phát triển chung của ngành trên cơ sở tương thích với những năng lực công nghệ đã tích luỹ được và tình hình phát triển chung của ngành, công nghệ sản xuất xi măng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay phải được chọn lọc từ các nguồn sau: - Nguồn ngoại sinh: Những công nghệ sản xuất xi măng tiên tiến, hiện đại trên thế giới chủ yếu tập trung ở một số hãng, tập đoàn lớn ở các quốc gia phát triển Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ. Tại những quốc gia có năng lực trình độ công nghệ mới có chất lượng. Xuất phát từ năng lực công nghệ, tình hình phát triển chung của ngành công nghiệp xi măng mới trên thế giới và hoàn toàn tránh việc sử dụng công nghệ trung gian có trình độ chưa cao của các nước đang phát triển như Trung Quốc, Thái Lan ngay cả khi nguồn công nghệ này được cung cấp với giá rẻ. - Nguồn công nghệ nội sinh: Từ việc khai thác công nghệ hiện đại của ngành trong thời gian hơn 15 năm qua, đến nay ngành công nghiệp xi măng Việt Nam ít nhiều đã có sự hấp thụ chuyển hoá có hiệu quả một phần công nghệ mới ngoại sinh trước đây thành nội lực. Để phát huy và sử dụng nội lực này cần sớm tổ chức nhận định giá toàn diện mức độ phát triển của công nghệ nội sinh, từ đó xác định được khả năng cung cấp công nghệ nội sinh kết hợp cùng với công nghiệp mới. Đây là nguồn công nghệ hoàn toàn có điều kiện để phát triển và sẽ nhanh chóng đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực khi được khai thác kịp thời. Từ hai nguồn công nghiệp trên, công nghiệp xi măng phải lựa chọn nguồn công nghiệp mới cho các nhà máy xi măng mới. Đối với các công trình Việt Nam tự đầu tư : trong tương lai hàng chục nhà máy xi măng hiện đại sẽ được xây dựng trên đất nước, việc quyết định sử dụng công nghiệp nào, với trình độ đến đâu, phương thức chuyển giao công nghiệp luôn cần được làm rõ vì nói chung cứ theo chu kỳ khoảng 10 năm trình độ công nghiệp thế giới lại có những bước tiến rõ nét. Trong các công trình do Việt Nam tự đầu tư này nói chung phải kể đến các công trình xi măng do các địa phương tự đầu tư. Đối với các địa phương nói chung hiện nay có tình trạng phổ biến là lực lượng cán bộ kỹ thuật thường ít về số lượng, hạn chế về trình độ, cán bộ kinh tế và thương mại cũng trong trình độ tương tự, Ngân sách nhà nước hạn hẹp cho đầu tư phát triển nên nếu tự làm một mình thì khó có đủ trình độ đánh giá tiếp nhận công nghệ mới nên có thể xảy ra tình trạng chịu nhiều thua thiệt trong quá trình mua sắm thiết bị, dịch vụ và sẽ dẫn đến những thiệt hại về mặt kinh tế lâu dài. Để hỗ trợ các địa phương tăng cường việc đảm bảo lựa chọn được công nghệ mới thực sự thích hợp so với điều kiện Việt Nam thì một mặt Tổng công ty xi măng Việt Nam nên chủ động tích cực cử đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên ngành tham gia ngay trong quá trình hình thành các dự án xi măng lớn của địa phương. Mặt khác đối với các địa phương cần thiết lập quan hệ liên kết kinh tế chặt chẽ với Tổng công ty xi măng Việt Nam để nhận được sự hỗ trợ giải quyết những vấn đề then chốt về công nghệ cho các dự án xi măng của công nghiệp quốc gia và càng cần được quan tâm hết sức kỹ lưỡng, thận trọng để đạt được công nghệ có hiệu quả và đóng góp lâu dài hiệu quả đó cho nền kinh tế quốc dân. Đối với các công trình liên doanh với nước ngoài: Các đối tác với liên doanh thường sẵn sàng cung cấp các phần cứng công nghệ có chất lượng thấp, giá đắt, các phần mềm công nghệ thường được phía đối tác không muốn chuyển giao và chuyển giao hạn chế. Vì vậy, cần chọn lựa những cán bộ Việt Nam có năng lực trình độ tiếp thu công nghệ, trung thành với lợi ích của phía Việt Nam, đặc biệt chú trọng loại trừ việc đưa công nghệ lạc hậu vào liên doanh ngay từ quá trình chuẩn bị đầu tư của các dự án liên doanh để hạn chế và loại trừ sự thua thiệt kinh tế lâu dài. Mặt khác những cán bộ này nhanh chóng tiếp thu khai thác các kiến thức công nghệ tiên tiến trong quá trình sản xuất và hướng dẫn các cán bộ khác của phía Việt Nam rút ngắn thời gian tìm hiểu, tiếp thu và khai thác công nghệ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Những cơ sở này đòi hỏi phải được trang bị những trang thiết bị hiện đại (phần cứng của công nghệ) để đảm bảo hạ giá thành sản phẩm sản xuất và an toàn môi trường sinh hoạt. Đối với các công trình sản xuất xi măng xây dựng mới có công suất lớn, công nghệ hiện đại thì đặc biệt là các thành phần thuộc phần mềm công nghệ phải được hết sức quan tâm khai thác ứng dụng vì muốn khai thác có hiệu quả công nghệ mới trong thời gian ngắn nhất (từ khi có công nghệ mới) thì phần mềm công nghệ cần phải được chủ động và tranh thủ đưa ra tìm hiểu trước càng sớm càng tốt. 3.2. Tạo sự quan tâm thích đáng đối nới công tác nghiên cứu ứng dụng phát triển công nghệ sản xuất xi măng Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sản xuất xi măng sẽ là một động lực cơ bản ứng dụng công nghệ mới vào phát triển sản xuất nhằm đưa các lý thuyết công nghệ mới vào thực tiễn, tạo thêm khả năng phát triển ổn định, bền vững cho ngành. Cần lập một viện nghiên cứu chuyên ngành đáp ứng nhu cầu nghiên cứu ứng dụng nhằm tiếp thu và ứng dụng công nghệ mới, thành lập các trung tâm thiết kế theo từng chuyên ngành, thúc đẩy công tác thiết kế ứng dụng. Muốn đổi mới công nghệ ngày càng hiện đại thì không thể không nói đến công tác nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ mới. Việc tổ chức nghiên cứu khoa học sẽ là động lực cốt lõi trong phát triển kinh tế, điều hành sản xuất kinh doanh. Nếu tổ chức thực hiện tốt thì đây sẽ là cầu nối đưa lý thuyết vào ứng dụng trong thực tiễn nhằm tạo động lực phát triển sản xuất mang lại hiệu quả cao. Một số nhiệm vụ cần thực hiện: - Nghiên cứu sản xuất một số chủng loại vật liệu chịu lửa xây xát lò, phối hợp đặc điểm nguyên nhiên liệu của Việt Nam nhằm kéo dài thời gian làm việc của lò nung, tận dụng được nguyên liệu sản xuất vật liệu chịu lửa trong nước tiến tới hoàn toàn không nhập gạch chịu lửa từ nước ngoài để tiết kiệm chi phí sản xuất. - Nghiên cứu xác định các tỷ lệ pha chế hỗn hợp nguyên liệu tối ưu cho quá trình nung luyện để giảm tiêu hao nhiên liệu. - Nghiên cứu các khả năng kỹ thuật khai thác để tăng khả năng đồng nhất nguyên liệu sơ bộ ngay từ mỏ khai thác. - Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật chống hiện tượng vón cục, đóng tảng của bột liệu và xi măng bột trong các thể loại silô chứa. Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hạ giá thành của sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay khả năng làm chủ công nghệ mới của ngành xi măng chưa vươn tới mức làm chủ hoàn toàn. Cần phải có con người được trang bị đầy đủ tri thức cả về chiều sâu và chiều rộng trong các lĩnh vực chuyên môn, quản lý để có năng lực tiếp thu một cách sáng tạo và có hiệu quả những thành tựu khoa học công nghệ của thế giới và áp dụng phù hợp vào điều kiện và hoàn cảnh Việt Nam 4. Giải pháp đào tạo cán bộ, công nhân Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng đã chỉ rõ rằng: "tri thức con người là động lực chủ yếu, là nhân tố quyết định thắng lợi đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế của nước nhà “. Nếu không có đầu tư tri thức về chiều sâu và chiều rộng thì không thể tiếp thu được một cách chắc chắn và sáng tạo những thành tựu khoa học công nghệ của thế giới thích hợp với hoàn cảnh và điều kiện theo từng thời kỳ phát triển của nước ta. Khả năng cung cấp nguồn lao động của nước ta khá lớn, tuy nhiên trong đội ngũ lao động hiện có của ngành công nghiệp xi măng chưa đồng bộ về ngành nghề, khấp khểnh về trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và số lao động giản đơn chưa có tay nghề đang chiếm tỷ lệ khá lớn. Với một đội ngũ lao động như vậy thì ngành công nghiệp xi măng Việt Nam chưa thể có năng suất lao động cao và giá thành hạ tương đương với giá xi măng của một số nước trong khu vực. Hiện nay, không những ở các nhà máy xi măng địa phương mà ngay cả các nhà máy xi măng công suất lớn của TW cũng còn thiếu kỹ sư tự động hoá và máy móc điều khiển các quá trình sản xuất. kỹ sư và công nhân cơ khí thiết bị tay nghề cao, thậm chí thiếu cả kỹ sư mỏ địa chất có trình độ và kinh nghiệm nắm bắt kỹ thuật công nghệ hiện đại khai thác mỏ nguyên liệu, kỹ sư lập trình điều khiển vận hành thiết bị, xử lý nguyên liệu. Vì vậy ngoài việc lập kế hoạch đào tạo và tuyển nhân sự từ các trường đại học trong nước, ngành công nghiệp xi măng cần có kế hoạch đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ tại các nước có công nghệ xi măng tiên tiến. Mặt khác phải có các biện pháp đào tạo lại và bổ túc chuyên môn tại chỗ cho đội ngũ cán bộ công nhân đã có. Biện pháp là cần thành lập trường hoặc trung tâm đào tạo chuyên ngành. Lực lượng cán bộ giảng dạy có thể khai thác đội ngũ giảng viên còn dư thừa của các trường đại học kỹ thuật, kinh tế...nhưng cũng cần có một số cán bộ giảng dạy từ số người trưởng thành từ thực tế trong ngành làm nòng cốt để phụ trách các môn thực hành và thực nghiệm những vấn đề cụ thể về công nghệ sản xuất, vận hành máy móc thiết bị hiện đại, điều hành sản xuất kinh doanh. Số học viên phải qua thi cử tuyển chọn, chương trình và thời gian của mỗi khoá học phải được ấn định thích hợp với từng loại đối tượng học viên. Nội dung của chương trình đào tạo cần có soạn thảo những vấn đề cơ bản cần thiết và phải được bổ sung, thay thế để đáp ứng được nhu cầu thực tế của ngành nhưng vẫn phải phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Bảng 15 : thống kê nhu cầu kỹ sư và công nhân kỹ thuật Ngành, nghề, kỹ sư, cán bộ Đơn vị tính Nhu cầu các năm 2001 2005 2010 Kỹ sư các loại 1650 2270 3200 Kỹ sư công nghệ và mỏ Người 500 700 1000 Kỹ sư cơ khí thiết bị - 500 700 1000 Kỹ sư điện - Tự động hoá - 200 300 400 Kỹ sư tin học - 150 200 300 Kỹ sư kinh tế - 250 300 400 Luật sư - 50 70 100 Công nhân kỹ thuật - 15000 17000 20000 Công nhân kỹ thuật bậc cao - 7500 8500 10000 Công nhân kỹ thuật khác - 7500 8500 10000 (Nguồn : Vụ Công nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao trong ngành xi măng là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao năng suất lao động, từ đó giảm chi phí tiền lương và tiền công trong giá thành sản phẩm. 5. Giải pháp về đầu tư đồng bộ phương tiện vận tải nội địa và hàng hải Miền Bắc có lợi thế về nguồn nguyên liệu nên trong quy hoạch đầu tư phát triển sẽ chiếm 75% năng lực sản xuất xi măng của cả nước. Trong khi đó, sức tiêu thụ chỉ chiếm khoảng 45% tổng nhu cầu tiêu thụ cả nước. Luồng vận tải chính sẽ là luồng từ miền Bắc vào miền Trung, miền Nam và một phần xuất khẩu ra nước ngoài. Nhu cầu vận tải xi măng rất lớn, để đáp ứng nhanh chóng cần thiết phải đầu tư đồng bộ các loại hình vận tải và hạ tầng cơ sở liên quan theo hướng tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao năng lực bốc dỡ và vận chuyển đạt hiệu quả kinh tế cao. Với mục tiêu đó cần phấn đấu phát triển khả năng bốc dỡ và vận chuyển xi măng dời lên 50 -70% và từng bước phát triển đến 80% như ở các nước tiên tiến. Các công việc cụ thể cần được phối hợp với các Bộ ngành thực hiện là: - Phát triển hệ thống cảng xuất hàng đường biển - Phát triển hệ thống phân phối tiếp nhận - Phát triển phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ 5.1. Phát triển hệ thống cảng xuất hàng đường biển Không kể các cảng biển của các dự án đang triển khai như Chifon (Hải Phòng), Nghi Sơn (Thanh Hoá), Sao Mai (Bình Trị), Hà Tiên (Cát lái - TP Hồ Chí Minh) cần thiết phải đầu tư đồng bộ bao gồm các silo chứa và các trang thiết bị bốc dỡ và vận tải cho các cảng sau: - Tại cảng Cái Lân cần có một bến chuyên dùng để phục vụ xuất xi măng Hoàng Thạch và xây dựng một số cảng riêng đối diện với cảng Cái Lân để phục vụ chung cho các nhà máy xi măng nằm trong khu vực Hoành Bồ (Hoàn Cầu, Hải Long, Làng Bang B) nhằm giảm chi phí duy tu nạo vét luồng tàu hàng năm. Cảng sẽ được trang bị các thiết bị vận tải xi măng rời và các trang thiết bị của kho trung chuyển, công suất 1,5-2 triệu tấn vào năm 2001 và lên 4-9 triệu tấn vào năm 2010. Trong đó phải kể đến việc xây dựng 7 km đường sắt nối với cảng Cái Lân hiện có. - Cảng đầu mối trung chuyển tại Hải Phòng hoặc Đình Vũ để thực hiện việc xuất xi măng cho Hoàng Thạch và Phúc Sơn. - Cảng mới với công suất 1-2 triệu tấn / năm xây dựng ở bờ biển tỉnh Nam Định hoặc Ninh Bình phục vụ cho các nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Bút Sơn và các nhà máy khác trong khu vực vào năm 2005. - Cảng Gianh tại Quảng Bình sẽ có trang thiết bị bốc dỡ và vận tải Clinker với công suất 1,2 triệu tấn vào năm 2003 và 2,5 triệu tấn đến năm 2010. Cảng này đòi hỏi phải được nạo vét và đầu tư các điều kiện phụ trợ mới. Việc vận tải đến cảng có thể bằng xà lan qua sông này. - Cảng Nghi Sơn sẽ được mở rộng xây dựng thêm khu vực thương mại, các trang thiết bị bốc dỡ công suất 1 triệu tấn vào năm 2005 Nếu dự án Quang Hanh được quyết định đầu tư trong kế hoạch 2001-2005 thì việc mở rộng cảng Cửa Ông cũng phải được đầu tư đồng bộ. 5.2. Phát triển hệ thống tiếp nhận - phân phối Chuyển đổi chức năng của một số trạm nghiền Clinker ở gần nguồn phụ gia đã được xây dựng từ các năm trước thành các trạm nghiền phụ gia và tiếp nhận xi măng rời để tăng sản lượng xi măng bằng nguồn Clinker trong nước, giảm nhập khẩu Clinker nước ngoài - Tại khu vực phía Bắc xây dựng hai trạm đầu mối có kỹ thuật hiện đại ở phía Bắc và Nam của Hà Nội và một trạm ở Việt Trì có nhiệm vụ tiếp nhận xi măng rời từ các nhà máy xi măng bằng toa sitec và vận chuyển, phân phối xi măng rời, bao bằng xe tải chuyên dùng cho thị trường Hà Nội, các tỉnh lân cận và các tỉnh trung du mền núi phía Bắc. Mỗi trạm có công suất ban đầu khoảng 50.000 tấn/ năm. - Tại khu vực miền Trung thiết lập hệ thống tiếp nhận phân phối xi măng có kỹ thuật hiện đại và khép kín tại cảng Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Dung Quất cho các tỉnh Nam trung bộ và Tây Nguyên. - Tại miền Nam cần phát triển các đầu mối tiếp nhận cho tất cả các nguồn cung cấp xi măng tại các khu vực tập trung như Hiệp Phước, Vũng Tàu trong đó có: + Trạm nghiền - phân phối xi măng mới của Tổng Công ty xi măng Việt Nam tại Hiệp Phước gần TP Hồ Chí Minh với công suất 1,2 triệu tấn xi măng rời + Trạm nghiền phân phối mới của nhà máy xi măng Vũng Tàu có công suất 1,2 triệu tấn + Trạm nghiền - phân phối xi măng của các công ty xi măng liên doanh Nghi Sơn, Chinfon, Phúc Sơn, Hoàn Cầu, Làng Bang B... 5.3. Phương tiện vận tải sắt,thủy, bộ Chủ động với Bộ giao thông vận tải và các cơ quan chức năng tiến hành nghiên cứu đầu tư phát triển các phương tiện bốc dỡ và chuyên chở đồng bộ cho năng suất cao như toa xe đường sắt, tàu và xà lan đường thủy, ô tô chuyên dụng để chở xi măng rời...các dạng bốc dỡ và vận chuyển xi măng bao đóng kiện dạng pallet, bao lớn. Tóm lại, điều kiện vận tải vật tư đầu vào và sản phẩm đầu ra để phân phối cho các khu vực thị trường nội và xuất khẩu là rất quan trọng, quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh xi măng của các nhà máy đã và đang xây dựng cũng như các dự án xem xét chuẩn bị đầu tư. Vì vậy, đây là một giải pháp đảm bảo hiệu quả cho việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư của quy hoạch phát triển ngành xi măng giai đoạn 1996-2010. Sản xuất kinh doanh xi măng trong cơ chế thị trường cạnh tranh về giá cả và chất lượng bắt buộc các chủ đầu tư cần phải xem xét kỹ các điều kiện vận tải và tính toán chỉ số cước phí vận tải. 6. Giải pháp về phát triển năng lực chế tạo vật tư, thiết bị, phụ tùng Hiện trạng năng lực chế tạo cơ khí của nước ta là phần lớn các nhà máy cơ khí đã quá cũ và lạc hậu về công nghệ nên không đáp ứng yêu cầu về mức độ chính xác, quy mô, kích thước và chất lượng của sản phẩm thiết bị và phụ tùng, đặc biệt là cho các nhà máy xi măng lò quay phương pháp khô công nghệ hiện đại. Sự phát triển của lĩnh vực này là quan trọng để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và thường xuyên của công nghiệp xi măng cũng như giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu. Để phát triển từng bước và có hệ thống lĩnh vực này cần thiết phải thực hiện các công việc sau: - Nghiên cứu để đề nghị xây dựng lại và củng cố các doanh nghiệp chế tạo, sản xuất cơ khí, vật tư thuộc Bộ xây dựng và Bộ công nghiệp để có kế hoạch cụ thể cho chương trình phát triển - Để đảm bảo được khối lượng, chất lượng và quy mô, kích thước thiết bị và phụ tùng cho ngành công nghiệp xi măng và các vật liệu xây dựng khác, ngành công nghiệp xi măng cần phối hợp với ngành cơ khí Việt Nam chọn lựa một số cơ sở cơ khí đã có trang bị bổ sung để đầu tư nâng cấp và phân công chế tạo phụ tùng theo từng loại: phụ tùng kích thước lớn, phụ tùng bi đạn và tấm lót máy nghiền, phụ tùng máy điện, máy đo lường và tự động hoá...Đồng thời, ngành công nghiệp xi măng Việt Nam nên liên doanh với Tổng công ty cơ khí xây dựng và Tổng công ty máy và thiết bị Bộ công nghiệp và một số đợn vị cơ khí của nước ngoài để đầu tư xây dựng một nhà máy cơ khí thiết bị chuyên dụng cho ngành mình. - Tăng cường sự hợp tác với nước ngoài, xây dựng mới hoặc đầu tư cải tạo đổi mới công nghệ thiết bị để đảm bảo mục tiêu đến năm 2005 khoảng 30-40% các phụ tùng dự phòng, vật tư cho sản xuất xi măng như vật liệu chịu lửa, bi đạn...cần thiết phải được chế tạo trong nước và vào năm 2010 toàn bộ phần thiết bị phụ trợ phải được thực hiện trong nước. 7. Giải pháp về hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp + Về hiệu quả hoạt động. Năng suất lao động của các doanh nghiệp trong ngành xi măng Việt Nam nói chung còn thấp. Các doanh nghiệp cần phải làm việc nỗ lực hơn và phải thương xuyên cải tiến hoạt động của mình bằng cách nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng để nhằm đạt tới trình độ tốt nhất. + Chiến lược của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp trong ngành xi măng Việt Nam cần phải cân nhắc lại các kinh doanh của mình và phát triển các quan điểm kinh doanh mới cả trong nước cũng như quốc tế. Họ phải xem xét mục tiêu chiến lược của mình và chuyển từ việc tập trung từ lợi thế so sánh dựa vào chi phí lao động thấp sang lợi thế cạnh tranh dựa vào cả yếu tố chi phí thấp và cả các sản phẩm và quy trình độc đáo của mình. Những vị thế cạnh tranh có tính khác biệt hơn cần được tạo ra, đó là việc tập trung đưa lại giá trị gia tăng cho khách hàng. Các doanh nghiệp trong ngành xi măng phải xây dựng được nhãn hiệu riêng của mình. tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và khiểm soát được các kênh phân phối. Tuy nhiên, những giải pháp trên đây không thể thực hiện một sớm một chiều, trong khi xu thế hội nhập đang đến gần, do đó, trước mắt hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp xi măng nước ta cần phải: Một là: có chiến lược về thị trường tiêu thụ xi măng một cách có hiệu quả. Muốn vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp xi măng phải điều tra, khảo sát nhu cầu về khả năng xi măng hiện có trong nước, trong khối ASEAN và trong khu vực cũng như toàn thế giới. Đồng thời phải dự báo được nhu cầu về xi măng đến 2010 và 2020. Trên cơ sở về chiến lược thị trường tiêu thụ xi măng để có những biện pháp về kinh tế, kỹ thuật nhằm tăng lượng xi măng tiêu thụ ở mỗi thị trường. Hầu hết các doanh nghiệp xi măng trong nước nhất là các doanh nghiệp xi măng lò đứng chưa có được một thị trường tiêu thụ xi măng ổn định và chiếm thị phần lớn. Thậm chí, có doanh nghiệp chỉ tiêu thụ loanh quang trong địa bàn một tỉnh, thành phố, thiếu sự phối hợp và liên kết thị trường để nâng thị phần xi măng tiêu thụ trên những thị trường rộng lớn hoặc hình thành phương thức tổng đại lý tiêu thụ. Mở rộng thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp trong ngành xi măng, từ đó tăng khả năng sản xuất là một trong những biện pháp quan trọng nhằm giảm chi phí cố định trong giá thành sản phẩm. Hai là: tập trung các biện pháp quản lý và kinh tế để giảm chi phí vật chất đầu vào, rà soát và điều chỉnh các định mức, các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật như tiêu hao vật tư, chi phí bảo dưỡng duy trì và sửa chữa lớn các trang thiết bị cho phù hợp sát với yêu cầu thực tế sản xuất (phần này chiếm phần lớn trong giá thành sản phẩm). Thay thế dần các loại vật tư đắt tiền bằng các loại vật tư rẻ tiền hơn trên cơ sở đầu tư thêm các trang thiết bị công nghệ mới nhằm giảm và tiến tới không dùng dầu để nung luyện Clanker mà dùng 100% than, thay thế dần một số vật tư phụ tùng trong nước có chất lượng nhằm giảm chi phí ngoại tệ và hạn chế rủi ro do sự biến động của tỷ giá ngoại tệ. Trước mắt, tăng dùng bi đạn, phụ tùng thép đúc trong nước sản xuất, tăng tỷ lệ thiết bị phi tiêu chuẩn được chế tạo trong nước trong quá trình đầu tư xây dựng các dây chuyền mới. Coi trọng công tác nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, kéo dài tuổi thọ của các thiết bị và giảm các chi phí vật chất tiêu hao trong quá trình vận hành. Tích cực cải tiến mẫu mã, bao bì và đầu tư công nghệ mới để sản xuất đa dạng các chủng loại sản phẩm, phù hợp với đặc tính xây dựng và thị hiếu người tiêu dùng. Ba là: mỗi doanh nghiệp xi măng cần phải đánh giá một cách nghiêm túc và toàn diện về công nghệ sản xuất và chất lượng xi măng, nhất là tính đồng bộ về công nghệ và việc bảo đảm các tiêu chuẩn nguyên vật liệu, đầu vào để có kế hoạch đầu tư đồng bộ công nghệ, thiết bị đảm bảo nguyên vật liệu đúng tiêu chuẩn và các cơ sở bảo đảm cho quá trình tiêu thụ sản phẩm. Có như vậy, mặt hàng xi măng nước ta mới bảo đảm tiêu chuẩn xi măng quốc tế, đủ sức cạnh tranh về chất lượng với xi măng trong khu vực và trên thế giới. Bốn là: nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn trong kinh doanh, đẩy nhanh vòng quay vốn lưu động, giảm chi phí sử dụng vốn, giảm mức tồn kho, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ bằng cách tiếp tục cải tiến mạng lưới tiêu thụ, hạ chi phí lưu thông, đẩy mạnh khả năng thanh toán để tránh tình trạng chiếm dụng vốn. Sử dụng linh hoạt các nguồn vốn hiện có tạm thời nhàn rỗi để sử dụng vào vốn lưu thông, tăng cường khả năng hỗ trợ vốn tạm thời giữa các công ty thành viên để giảm việc vay vốn ngắn hạn trong sản xuất kinh doanh 8. Giải pháp về chính sách của Nhà nước Để nâng cao khả năng cạnh tranh của công nghiệp xi măng nội địa, một số chính sách vĩ mô sau đây cần nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp: 8.1. Chính sách thương mại Chính sách thương mại đối với ngành xi măng hiện nay còn mang nặng tính bảo hộ mậu dịch (hiện nay nhà nước có chính sách cấm nhập khẩu xi măng). Chính sách này làm giảm áp lực cạnh tranh của xi măng nhập ngoại đối với xi măng nội địa, nó có tác dụng nâng đỡ nhất thời các doanh nghiệp trong nước nhưng nếu duy trì lâu dài sẽ làm giảm áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Do đó, chính sách thương mại cần điều chỉnh theo hướng từng bước dỡ bỏ hàng rào nhập khẩu và khuyến khích xuất khẩu, nghiên cứu giảm thuế suất nhập khẩu. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2006, chính sách của Nhà nước phải giảm dần bảo hộ đối với ngành xi măng, để các doanh nghiệp trong ngành xi măng Việt nam không bị sốc khi chính chức hội nhập, thích ứng nhanh với môi trường canh tranh mới. Đồng thời trong chính sách thương mại cũng cần có các biện pháp cấm cạnh tranh vô chính phủ, bán phá giá hoặc liên minh lũng đoạn thị trường. 8.2. Chính sách quản lý vốn Nên cho phép Tổng Công ty xi măng Việt Nam thực hiện cổ phần hoá một phần các doanh nghiệp trực thuộc để giải quyết bài toán về vốn, khắc phục tình trạng vốn vay quá nhiều, phải trả lãi suất lớn làm giảm khả năng cạnh tranh về giá. 8.3. Chính sách thuế Mức thuế suất nhập khẩu áp dụng cho ngành công nghiệp xi măng là 10% đối với thuế giá trị gia tăng, được đánh giá là mức cao hiện nay. Tại Thái Lan, mức thuế suất này là 7%. Do đó, trong quá trình hội nhập, để nâng cao khả năng cạnh tranh của xi măng Việt Nam, trước mắt nhà nước có thể giảm mức thuế suất xuống còn 7-8%. 8.4. Chính sách giá Nói một các tổng quát, mục tiêu của việc đổi mới cơ chế quản lý ngành công nghiệp xi măng là nâng cao hiệu quả kinh tế đích thực của ngành này, thông qua cạnh tranh lành mạnh. Để đạt được mục tiêu đó, phải chăng giải pháp quan trọng mang tính đột phá là xoá bỏ cơ chế định giá bán lẻ chuẩn xi măng hiện hành (mục tiêu của cơ chế định giá bán lẻ chuẩn là không làm cho giá trên trị trường xuống quá thấp để các doanh nghiệp trong ngành xi măng Việt nam không bị thua lỗ), để cho thị trường là yếu tố cơ bản quyết định giá xi măng. Nếu vậy, khi mà cung xi măng lớn hơn cầu, các nhà sản xuất xi măng sẽ được đặt trong trạng thái phải cạnh tranh với nhau bằng cách hạ giá bán, hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao trình độ phục vụ khách hàng, giữ vững tín nhiệm của người tiêu dùng... Khi đó, những hệ quả tất yếu sẽ nẩy sinh là: +Thứ nhất, giá cả xi măng trên thị trường nước ta tất yếu sẽ giảm mạnh so với hiện nay, và thông qua đó, người tiêu dùng xi măng được lợi, lợi ích của quốc gia cũng được bảo đảm. + Thứ hai, do giá cả xi măng giảm, tiến đần tới mức giá thực, ảo ảnh đầu tư sản xuất xi măng thu lợi lớn sẽ bị xóa nhoà, cơn sốt đầu tư xây dựng nhà máy xi măng sẽ chấm dứt. Trong trạng thái đó, mọi người có vốn sẽ buộc phải tính toán kỹ càng mình có những lợi thế nào trong cạnh tranh. Đây chính là tiền đề không thể thiếu để cho ngành công nghiệp xi măng phát triển lành mạnh, có hiệu quả trong những năm tới. Tuy nhiên, nếu xoá bỏ ngay cơ chế định giá bán lẻ chuẩn thì nó cũng dấn đến hệ quả tất yếu là: có những doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh sẽ bị thua lỗ và phá sản do giá giảm. Cũng chính điều này, có thể dẫn đến một số trường hợp độc quyền nhóm trong ngành xi măng. Do đó, trong thời gian từ nay đến năm 2006 nên giảm dần cơ chế định giá bán lẻ chuẩn và đi kèm với nó là mở cửa thị trường để các doanh nghiệp trong ngành xi măng Việt nam thích ứng dần với môi trường cạnh tranh mới và tiến tới xoá bỏ cơ chế định giá bán lẻ vào năm 2006 vì khi đó cơ chế định giá bán lẻ chuẩn không còn phát huy tác dụng đối với sản phẩm nước ngoài. 8.5. Chính sách sản phẩm Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, đối với doanh nghiệp sản xuất xi măng trong nước cạnh tranh sẽ gay gắt và quyết liệt. Một số doanh nghiệp có thể lâm vào cảnh thua lỗ để rồi phá sản, mà chủ yếu lá các cơ sở sản xuất xi măng bằng công nghệ lò đứng, không có lợi thế về địa lý. Nhưng các cơ sở này trước mắt, trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 chưa thể phá bỏ ngay được. Do đó, trong giai đoạn này Nhà nước phải có chính sách tiêu thụ sản phẩm xi măng của các cơ sở sản xuất xi măng lò đứng, bằng những công việc cụ thể sau: +Nhà nước phải có chính sách khuyến khích sử dụng sản phẩm xi măng lò đứng cho các công trình đơn giản, không cần kết cấu bền vững. +Bằng các đơn đặt hàng của Nhà nước để đảm bảo tiêu thụ xi măng cho các đơn vị có khó khăn nhất thời trong kinh doanh. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất xi măng bằng công nghệ lò đứng, sản phẩm không chỉ kém chất lượng, mà sản xuất còn gây ô nhiễm môi trường lớn, không hiệu quả. Do đó, từ năm 2010 trở đi các cơ sở này lần lượt phải xoá bỏ. Trên đây là những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của xi măng trong giai đoạn 2001-2010. Thực hiện đồng bộ những giải pháp nêu trên là cơ hội tốt để các doanh nghiệp trong ngành xi măng có thể tồn tại và phát triển, chủ động hội nhập thành công. Ngoài ra, để tạo sức cạnh tranh của sản phẩm thì cần phải tập trung giải quyết ngày càng tốt hơn những vấn đề sau: Tăng cường tiếp thị, tìm hiểu kỹ các nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng để đáp ứng tốt những nhu cầu mà người tiêu dùng cần. Thường xuyên nghiên cứu rút kinh nghiệm để cải tiến cơ chế, phương thức và tổ chức kinh doanh, có chính sách tạo khả năng thu hút các lực lượng xã hội tham gia hệ thống đại lý của Tổng công ty và toàn ngành, tạo được mối quan hệ chặt chẽ với các khách hàng lớn, các nhà thầu xây dựng nhằm mở rộng thị trường ở các địa bàn. Có kế hoạch cụ thể và chủ động xử lý tốt các nhu cầu vận tải xi măng đến các địa bàn nhất là tổ chức vận tải xi măng từ miền Bắc đi miền Trung và miền Nam. Nắm chắc thông tin thị trường trong nước, mở rộng quan hệ và tìm hiểu thị trường bên ngoài nhất là các nước trong khu vực để trao đổi kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường, chủ động tạo sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các thành viên trong Hiệp hội xi măng Việt Nam, nhằm tạo được sự cạnh tranh lành mạnh trong sản xuất và kinh doanh xi măng. Có các giải pháp xử lý môi trường tốt kết luận Sau nhiều năm tiến hành sản xuất kinh doanh, ngành công nghiệp xi măng Việt Nam rất vinh dự và tự hào trước kết quả đạt được. Gần 20 năm qua kể từ khi thành lập Liên hiệp đến nay, cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân, ngành công nghiệp sản xuất xi măng đã có những bước tiến đáng kể. Song song với việc duy trì, củng cố, mở rộng các nhà máy cũ, ngành xi măng đã sớm đưa các nhà máy mới có quy mô lớn, hiện đại vào sản xuất. Sản lượng xi măng năm sau liên tục cao hơn năm trước, chất lượng xi măng ngày càng tiến bộ rõ rệt. Các chủng loại xi măng ngày càng đa dạng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Yêu cầu của hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đòi hỏi sản phẩm sản xuất ra phải có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đối với sản phẩm xi măng của nước ta hiện nay được đánh giá là có khả năng cạnh tranh khi hội nhập nhưng khả năng cạnh tranh đó không cao và rất dễ bị các đối thủ nước ngoài tiêu diệt vì họ có lợi thế hơn ta về nhiều mặt. Do đó, trong giai đoạn từ nay đến 2010, để đáp ứng yêu cầu hội nhập thì vấn đề cấp bách là phải nâng cao khả năng cạnh tranh của xi măng Việt Nam. Nhận thức được điều đó, từ nay đến năm 2010, ngoài việc bản thân phải tự bươn trải, nỗ lực vươn lên, ngành công nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam cũng rất cần và mong mỏi được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ, đầu tư thích đáng của Nhà nước, sự quan tâm hỗ trợ, ủng hộ của các đơn vị trong và ngoài ngành để xi măng có điều kiện vươn lên thực hiện tốt vai trò sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, chủ động hội nhập thành công. Bài viết trên đây đã nghiên cứu qua thực tế và đề ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của xi măng Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến 2010. Hy vọng rằng khi thực hiện đồng bộ những giải pháp nên trên có thể nâng cao được khả năng cạnh tranh của xi măng Việt Nam, giúp cho các doanh nghiệp trong ngành xi măng Việt nam có thể tồn taị và phát triển trong quá trình hội nhập. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Kinh tế phát triển tập I. 2. Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp Việt Nam. 3. Văn kiện Đại hội VIII của Đảng. 4. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xi măng giai đoạn từ 1997 - 2010 của bộ Xây dựng. 5. Định hướng - Chiến lược và Quy hoạch phát triển và hội nhập quốc tế của Tổng công ty xi măng Việt Nam giai đoạn 2000 - 2005 - 2010. 6. Báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh năm 1999 và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2000. 7. AFCM DATE BANK năm 1997, 1998, 1999. 8. Tạp chí Kinh tế - kế hoạch. 9. Tạp chí Thông tin kinh tế - xã hội. 10. Tạp chí Phát triển kinh tế. 11. Tạp chí Công nghiệp. 12. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế. 13. Tạp chí Thương mại. 14. Tạp chí Xây dựng. 15. Tạp chí Thị trường - giá cả.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docJ0004.doc
Tài liệu liên quan